TÓM TẮTĐề tài “Đánh giá khả năng đối kháng của một số dòng xạ khuẩn đối với nắmRhizoctonia solani Kùhn gây bệnh lỡ cỗ rễ trên cây rau họ thập tự phân lập tại BinhDương”, được tiễn hành n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÓI KHÁNG CỦA MỘT SỐ DONG XA KHUAN DOI VỚI NAM Rhizoctonia solani Kiihn GAY BENH LO CO RE TREN CAY RAU HO THẬP TU PHAN LAP TAI TINH BINH DUONG
SINH VIÊN THỤC HIỆN : TRAN THỊ THANH THUYNGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA 2018 - 2022
Thanh Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2022
Trang 2ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÓI KHÁNG CỦA MỘT SỐ DONG XA KHUAN DOI VỚI NAM Rhizoctonia solani Kũhn GAY BỆNH LO CO RE TREN CAY RAU HO THAP TU PHAN LAP TAI TINH BINH DUONG
Tac giaTRAN THI THANH THUY
Khóa luận viết dé đáp ứng yêu cau cấp bằng kỹ sư
ngành Bảo Vệ Thực Vật
Giáo viên hướng dân
TS NGUYEN VU PHONG
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Vũ Phong Địa điểm nghiên cứu, số liệu và thông
tin trong nghiên cứu là hoàn toan trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước hội đồng về những cam kết này
Tác giả
Trần Thị Thanh Thúy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,giúp đỡ cũng như động viên tinh thần cé gắng nỗ lực của gia đình, quý thầy cô và bạn
bè xung quanh Tôi xin gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô giáo Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi học tập và tận tình truyền đạt kiến thức trong
suốt thời gian học tập tại trường
Xin gửi lời tri ân chân thành đến TS Nguyễn Vũ Phong, chị Trần Thị ThanhHương đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ và tạo mọi điềukiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn bạn Trần Thị Anh Thư cùng với anh chị, bạn bè đã giúp
đỡ, hỗ trợ, động viên và chia sẽ kinh nghiệm giúp tôi vượt qua mọi khó khăn dé hoàn
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá khả năng đối kháng của một số dòng xạ khuẩn đối với nắmRhizoctonia solani Kùhn gây bệnh lỡ cỗ rễ trên cây rau họ thập tự phân lập tại BinhDương”, được tiễn hành nhằm đánh giá được khả năng đối kháng của một số chủng xạkhuẩn đối với nam Rhizoctonia solani gây bệnh lở cỗ rễ trên cây rau họ thập tự phân
lập tại Bình Dương trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng phục vụ
canh tác nông nghiệp an toàn, bền vững
Dựa vào các đặc điểm nuôi cấy và đặc điểm hình thái trên môi trường MEA, 3mẫu nam phân lập được xác định là Rhizoctonia solani Trong đó, mẫu phân lập từ cảixanh hình thành hạch nắm ở 5 ngày sau cấy và 2 mẫu phân lập từ cải ngọt và cải ngồngkhông hình thành hạch nam Kết quả đánh giá tính gây bệnh của nam R solani trên một
số loại rau trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thay cải xanh bị nam xâm nhiễm nhanh
và gây hại nặng hơn cải ngọt và cải ngồng
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, 5 dòng xạ khuẩn có hiệu suất đối kháng đốivới mẫu phân lập CN-BD từ 2,2 đến 52,6%, đối với mẫu phân lập CG-BD 2,7- 42,1%;đối với mẫu phân lập CX-BD đạt 2,7- 45,2% Trong đó BT02 là dòng xạ khuẩn có khanăng đối kháng cao nhất với hiệu suất đối kháng dao động từ 42,1-52,6%
Trong điều kiện nhà lưới, mỗi thí nghiệm được thực hiện 02 lần độc lập với kếtquả tương tự nhau BT02 thé hiện kha năng phòng bệnh 56,6%, tương đương mancozeb56,1% Các chỉ tiêu về trọng lượng, chiều cao cây khi xử lý với BT02 và mancozeb đều
tương đương nhau và lớn hơn nghiệm thức đối chứng dương Trong điều kiện nhà lưới
chủng xạ khuân BT02 thể hiện hiệu quả phòng trừ ở 3 ngày sau phun đạt 62,6% so với
với mancozeb 67,3%; hiệu quả phòng trừ ở 7 ngày sau phun lần lượt đạt 51,4% (B102),
mancozeb (54,7%) Kết quả cho thấy dòng xạ khuẩn BT02 có hiệu lực phòng trừ gầntương đương thuốc diét nam mancozeb
Ở điều kiện ngoài đồng, dòng xạ khuân BT02 có hiệu lực phòng trừ đạt 52,8% ở
3 ngày sau phun, tương đương với mancozeb (56,2%) Sau 7 ngày hiệu lực phòng trừ
của BT02 (45,6%) và mancozeb đạt (51,5%) Chiều cao cây ở các nghiệm thức phun
BT02 (30,3 em), mancozeb (30,3 em); chiều dài rễ ở các nghiệm thức phun BT02 (9,1
Trang 6cm), mancozeb (9,4 cm); trọng lượng tươi ở các nghiệm thức phun BT02 (83,7 g), mancozeb (84,1 g); trọng lượng 6 thí nghiệm tại các nghiệm thức phun BT02, mancozeb
lần lượt đạt 51,6 kg, 52,3 kg
Từ khóa: bệnh lở cổ rễ, Rhizoctonia solani, Streptomyces, hiệu quả đối kháng
Trang 7MỤC LỤC
ẤN CHANM THOMT seeennsoroninoirinshnnnarotnggotrtsrginsinsggingtiogtpSRSN/00730I8100000800001900/003330000B3axzal i
2827 02) D0 0N cannes SIRS SITS BRODIE 1, iiLOM chi i ee ee a a ee eee ee es iiiD4NH MỤC CAG TỪ VIET TAT isccrssmccasessnsssnsnnseamannavesnnnesnccrearsucmeanensnesennenesswnaes viiiDANH MỤC CÁC HÀN eeeeeeeneenenernneebnionnitoheretionnirurtleuetiodprptbnndtrornrotergrrongrsol ixDoce 0S a ccsesensscancs encase moana nnanscakniaasnatil x5) 1Dat VAN AG wecseccsscsesssessssesescsscsssscsessssesessssssesscsessssessssesessssesssscsessssessssesessssssessesessssesssseeesees 1
I0 si 2
TU Eí HưưnggouattartgrrtottidigtttiisttoitgtttilÐfiit0ENi057146061p8D5NG00000100001ã68ã10agngui 2
Ce ee 3Chương 1: TONG QUAN TÀI LIEU 5- 5° 5< ©5252 52s £S££S2£scscscszes 41.1 Giới thiệu về cây rau họ thập tự - «<< 5 cọ TH ngưng 4
OT Min mữa Thiền ret gaangaeeetasrtorttottrtoigphiigogg0TG90005000510000014850G001g05000/011.006/40 41.1.2 Một số bệnh hại chính trên cây họ THÍ tb esp oreemineen cee musanim 51.2 Một số đặc điểm của nam Rhizoctonia solani Kuhn ssccsssscessssesssessessesesessesesseseessees 61.2.1 Vi tri phan loai nam erator ROU ccrcennccccmecarenninnrersmonscunecrceccecanincuntecarins 612.2 Pho kỉ chủ của năm Rhizoctonia polar csenaccscvssmssnannsveesnenssneennnasnmnsnnensnesaes 71.2.3 Dac điểm hình thai của nắm Rhizoctonia SOLAII csssssssssesesssssssssssssssssssssesessessssescees 71.2.4 Đặc điểm sinh hoc của nắm RAIZOCtONIA $ỌđiHi -5< 5-2 5< s©ss©se+ses©se+ses<e 813.5 Đặc điểm sinh lý JBizouionld NGHI sscscaccveanconssncnrneanemercvesserronunennennesenneneseanel 81.2.6 Triệu chứng bệnh do nắm Rhizoctonia solani gây Ta -« c«c-se-«e-cec-<«+ 91.2.7 Quá trình lưu tồn và phát triển của nắm Ưizocfonia soÏani -« scss 91.2.8 Biện pháp phịng trừ bệnh do nắm Rhizoctonia solani gây ra -. -« 10
Jÿ TÙnn ywnnrvƯng | 11IEnns‹ 0 .HĂ 12L3.-1 tim ÏlW naagauagogidiiidRtigtigtiin03G0101G060400a330100ã8402055ã594001G08i800ã008G2:SQgt2taagnẺ 12
1.3.1.3 Bao LỮ sesenebidasiinaiAS4854031555531435555313355.5391156405S54EEKGSE.ESEISEESESSSEE44E954E381488880194888% 13
Trang 81.33] HÍ pide loại wa khuôn chỉ Stepan tet cscncsassnasnnnansnnnsnsansneansensinnaasaxonannsnsnonntns 13 1.3.3 Cơ chế tác động của xạ khuẩn ,ŠS/7@DfOI-JC€8 « e«ccescesreerresteertssresresrrssree 13
1.3.4 Các nghiên cứu về Streptomyces trong kiểm soát sinh học . -« 14
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Thời gian nghien GỨU-¿¿:‹s‹-s‹sszssssszsez<ss<ss2s55<3058s26686643563Đ5650086.98g5020180.60880s8-E6G16108 0g 8m 15 2.2» NOUS TIEHIGHGỮU siptpisriosoilitigax66ogs4000318E-LG108 XILGGGS-433804059533258054G15E583803A 15 2.3 Vat HỆU/ĐhhẲÄỆT:(OÍHssczsssxsssseszcsbonst1S646861661866618856865601685156808EG8561X850205LS8010100852525E0E1008 15 2.3.1 Nguồn nam R SOLAN: c°2s-©e<©5<+ce+EE+EetEEeEEtEertetrxerrerreerxerrsrrserrerrsrre 15 2.3.2 Cae vat Hew nghien CW KHẢO¿sscssssssssstsás6551555866155855666348548G46E216038EãS34G88338558SX855580966 16 2.4, Phương phấp nghiền GỮU sscosessareessecesssseavssesssinsesssevessnsseeiveessvsisverseoeeeesssusedeusivenseses 17 2.4.1 Đánh giá tinh gây bệnh của các MPL nam R solani trên một số loại cải trong điêu kiện phòng thí nghiém 5-5-5 <5 5< 5< 5< S59 E2 E2 83 910303010038 41 1mm 17 2.4.3 Định danh dựa trên phân tích trình tự gen 16S rRNA << «<< «<< <e<s 19 2.4.4 Đánh giá khả năng phòng trừ nam R solani của xạ khuẩn trong điều kiện nhà lưới 19 2.4.4.1 Đánh giá kha năng phòng bệnh do nam R solani của xạ khuẩn - 19
2.4.4.2 Đánh giá khả năng trừ bệnh do nam R solani của xạ khuẩn . 21
2.4.5 Đánh giá kha năng trừ bệnh lở cổ rễ của xạ khuẩn ngoài đồng 22
5:48, Phương pip út: 100 Tine carrsessenancstnnacneemeesiaunneaaavumeamnannanan 23 Chương 3: KET QUA VÀ THẢO LUẬN 25<s<©cse+eseereerrerreerrxee 24 Š.1 Fhầu lần tiêm Wiener we ad soagnaosdiakahidhiEgg 06 80ãi.QiaSci60815300ã3g8486000401604008666ã.80 24 Sled Triệu chững BÊ cnonnstsexsg1 541101585 9536558530589%038SR8SSSSXSSES.SEESSSSRGE3S94850SE803E138S88 24 3.1.2 Tính gây bệnh của các mẫu phân lập nấm trên một số loại rau - - 26
3.2 Khả năng đối kháng với R solani của các chủng xạ khuẩn điều kiện phòng thí nghiệm =— 28
3.3 Định danh dong xạ khuẩn BT02 dựa trên phân tích trình tự gen 16S rRNA 32
3.4 Khả năng phòng trừ nam R solani của xạ khuan điều kiện nhà lưới - 33
3.3.1 Khả năng phòng bệnh của xạ khuan điều kiện nhà lưới -«°- «+ 33
3.3.2 Khả năng trừ bệnh do nam R solani của xạ khuẩn trong điều kiện nhà lưới - 35
3.5 Đánh giá kha năng trừ bệnh lở cổ rễ của xạ khuân ngoài đỒng . - 40 KET LUẬN VA DE NGHỊ - 2 s<©<©s+©+eEkerxerreerxerkerrxerserrerrserrrrsrree 45 Tết MIỆ Nhoueagxahangatirboitgstriista3bstbs8g0/20040850104010g510-300/8810183:GH0101801400108g308g:0vgi00i0nagagi 45
Trang 9BNE 1111 sáasesinbsxig615160061145156165638816461816855583653683355E55456359558ES85E5GE13SE81565355565%56395838158ã886556SSẺ 45
DAT TAU THANH KH D geeeaaeeeaeaaaaereaaadaiaiiinoiabiotuliikuibisoissagsiassi 45
(O_O ' 55
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
cs Cong su
R solani Rhizoctonia solani
MPL Mau phan lap
NSC Ngay sau chung
NSG Ngày sau gieo
NSP Ngày sau phun
GSC Gid sau chung
HSĐK Hiệu suất đối kháng
HLPT Hiệu lực phòng trừ
CX-BD Cải xanh Bình Dương
CN-BD Cải ngọt Bình Dương
CG-BD Cải ngồng Bình Dương
Trang 11DANH MỤC CÁC BANG
Tran
Bang 2.1 Danh sách mẫu nam bệnh phân lập từ các mẫu bệnh thu thập +
Bảng 2.2 Các loại rau được sử dụng trong thí nghiệm - - -++++==+==+s2 16 Bảng 2.3 Đặc điểm của 5 dòng xạ khuẩn thực hiện khảo sát khả năng đối kháng 18
Bảng 2.4 Chu trình nhiệt phản ứng PCT << 5< 2< 2122 22 SE re 29 Bang 3.1 Mức độ gây bệnh của các mẫu nam R solani trên một số loại cải trong điều K(f POT THHUITEHIETTisssssssssrseesbiodeiieensostoidtossgiiltS92438E.SG21.032NgE0G1831.3240388355H323035318107G0038336:8E08 26 Bang 3.2 Đường kính tản nắm MPL CN-BD và HSĐK của 5 dong xạ khuan 28
Bảng 3.3 Đường kính tan nắm MPL CG-BD và HSDK của 5 dong xạ khuẩn 29
Bang 3.4 Đường kính tản nắm MPL CX-BD và HSDK của 5 dòng xạ khuẩn 29
Bang 3.5 Tỉ lệ bệnh, khả năng phòng bệnh của các nghiệm thức 10 ngày sau gieo 33
Bảng 3.6 Chiêu cao cây, chiều dai rễ, trọng lượng tươi, trọng lượng khô cải xanh 10 MUAY IRQ117Đ]E Eocs52665)/558602S508032ã053Ẹb398g2u.[gEESElDBajSG46tiiS8iHiGdSuGGS-GI93002201038piL Saver elserr se Meru wate 34 Bang 3.7 Tỉ lệ bệnh, hiệu lực phòng trừ của các nghiệm thức tại các thời điểm theo (peers er s5 T3 1e 0n ngôn an can na an an sư n non c 36 Bảng 3.8 Chiều cao cây, số lá/cây tại các thời điểm theo dõi -2 5z 37
Bảng 3.9 Chiều dài lá, chiều rộng tại các thời điểm theo dõi - .38
Bảng 3.10 Chiều dài rễ, trọng lượng tươi, trọng lượng ô thí nghiệm của các nghiệm "1 40
Bảng 3.11 Tỉ lệ bệnh, hiệu lực phòng trừ tại các thời điểm theo dõi 41
Bang 3.12 Các chỉ tiêu sinh trưởng cải xanh tại các thời điểm theo dõi 42
Bang 3.13 Chiều dài rễ, trọng lượng tươi và trọng lượng 6 thí nghiệm 42
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Triệu chứng bệnh trên một số loại cây trồng ngoài đồng 24
Hình 3.2 Hình thái tan nam R solani ở 14 ngày sau cấy trên môi trường MEA 25
Hinh 3.3 Hinh dang va kiéu phan nhanh cua soi nam, hach nam Rhizoctonia solani.25 Hình 3.4 Tính gây bệnh do nam R solani trên cải ngọt, cải ngồng, cải xanh trong điều kién phong thi nghiém 01 2]
Hình 3.5 Đường kính tan nam MPL CN-BD, CG-BD, CX-BD va HSDK của 5 dòng a G09 GAESEGRROEEAGENGAEnS0000016 31 Hình 3.6 Cây phân loại dựa trên trình tự 16S-rRNA của dòng xạ khuan BT02 32
Hình 3.7 Cải xanh ở các nghiệm thức 10 ngày sau khi g1eo - 35
Hình 3.8 Cải xanh 14 ngày sau phun xử lý (36 ngày sau g1eo) - 39
Hình 3.9 Cải xanh 10 ngày sau phun xử lý (30 ngày sau g1eo) - 44
Trang 13MỞ DAUĐặt vấn đề
Họ thập tự (Cruciferae) gồm cải bắp, cải xanh, cải ngọt, cải thìa, cải ngồng, súp lơ,
là loại rau được nhiều người Việt ưa thích và sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn
của gia đình Vì thế việc trồng và phát tiền cây rau họ thập tự giúp tăng năng suất, chấtlượng ngày càng được quan tâm hàng đầu
Tỉnh Bình Dương là một trong các tỉnh đang được chú trọng trong việc sản xuất
loại rau này Diện tích trồng rau 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh đạt 1.600 ha, với nhữngđịnh hướng ứng dụng công nghệ cao vao trong sản xuất dé tạo ra các sản phẩm an toàn
ít hoặc không chứa thuốc bảo vệ thực vật theo hướng canh tác hữu cơ, GAP (Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, 2021)
Tuy nhiên chính vì quá trình thâm canh, tăng vụ liên tục trên cùng một diện tích
làm cho nam bệnh trong đất tích lũy ngày một nhiều và rất khó phòng trừ như: bệnhđốm vòng (Alternaria brassicae), bệnh lở cỗ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh đôm lá
(Cercospora brassiciola), bệnh than thư (Collectotrichum higginanum), bệnh sương mai
(Peronospora brassicae), Trong số đó nam R solani gây bệnh lở cỗ rễ là loại gây hạichủ yéu thường gặp ở các vùng trồng rau Việt Nam và các vùng chuyên canh rau ở Bình
Dương.
Theo Gangopdyay và Chakrabati (1982) Rhizoctonia solani gây bệnh lở cô rễ làmột trong những loại bệnh nguy hiểm có phé ký chủ rộng trên 550 loại cây trồng khácnhau và có thê lây lan làm chết hàng loạt trong thời gian ngắn Hiện nay thì chưa có bất
kỳ loại cây trồng nào có khả năng kháng được sự gây hại của loại nam này, Rhizoctoniasolani chủ yêu xâm nhiễm qua đất, hạt giống, tàn dư thực vật (Subrahmanyam và cs,
1980) dưới dang sợi nắm và hạch nam Hach nắm Rhizoctonia solani có thê tồn tại qua
nhiều năm ở tầng đất mặt và là nguồn bệnh sơ cấp của cây trồng ở các vụ sau
Dé bảo vệ năng suất chống lại các loại nam bệnh này thì biện pháp thường xuyên
và hữu hiệu nhất con người sử dụng là thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng cao Mặc dùmang lại hiệu quả tương đối nhanh nhưng nó gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
sức khỏe của người tiêu dùng.
Trang 14Theo xu hướng toàn cầu hiện nay việc áp dụng nông nghiệp hữu cơ sạch, an toànđang được hướng tới và quan tâm hàng đầu với các sản phẩm tốt cho sức khỏe conngười, thân thiện môi trường Việc ứng dụng giải pháp sinh học trong quản lý bệnh hạicây trồng nhất là nhóm nắm bệnh có nguồn gốc từ đất đang được chú ý và khuyến cáo
sử dụng, một trong những giải pháp được thực hiện đó chính là sử dụng các vi sinh vậtđối kháng với các vi sinh vật gây bệnh Trong đó xạ khuẩn là nhóm được nghiên cứu và
ứng dụng rộng rãi do các chất kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn có phổ kháng rộng,một số dong xạ khuẩn có khả năng ức chế một số nắm bệnh như: Xanthomonas oryzae
sp (Hastuti và cộng su, 2012), Phytopthora citricola (Haesler và cộng sự, 2008), Rhizoctonia solani (Sadeghi và cộng sự, 2009) Đặc biệt là các loài thuộc chi
Streptomyces được xem là nguồn sản sinh chất kháng khuẩn nhiều nhất (Qin và ctv,1994; Miyadoh, 2005; Intra, 2011) và gần 80% kháng sinh trên thế giới có nguồn gốc
từ xạ khuẩn (Dhanasekaran, 2012; Lima, 2012) Ngoài ra, xạ khuẩn còn đóng vai tròquan trọng trong việc tạo nên độ phì nhiêu của đất thông qua quá trình chuyển hóa vaphân giải nhiều hợp chất hữu cơ
Xuất phát từ thực tế đó đề tài: “Đánh giá khả năng đối kháng của một số dòng xạkhuẩn đối với nam Rhizoctonia solani Kiihn gây bệnh lỡ cô rễ trên cây rau họ thập tự
phân lập tại Bình Dương” được thực hiện.
Mục tiêu
Đánh giá kha năng đối kháng của một số dòng xạ khuân đối với nam Rhizoctoniasolani Kiihn gây bệnh lở cô rễ cây họ thập tự phân lập tại tinh Bình Dương
Yêu cầu
- Phân lập nam gây bệnh trên cây rau họ thập tự và xác định một số đặc điểm
hình thai của nam Rhizoctonia solani.
- Xác định kha năng đối khang của một số dòng xạ khuẩn đối với nam Rhizoctonia
solani trong phòng thí nghiệm.
- Xác định khả năng phòng trừ bệnh lở cô rễ trên cải xanh của dòng xạ khuân BT02trong điều kiện nhà lưới
- Xác định khả năng trừ bệnh lở cô rễ trên cải xanh của dòng xạ khuẩn BT02 ở điều
kiện ngoai đông.
Trang 15cô rễ trên cải xanh của dòng xạ khuẩn BT02 được thực hiện tại xã Long Khê, huyện CầnĐước, tỉnh Long An Thực hiện 2 lần độc lập đối với các thí nghiệm đánh giá khả năng phòngtrừ bệnh lở cô rễ do nắm R solani của một số dòng xạ khuẩn trong điều kiện nhà lưới và ngoài
đồng
Trang 16Chương 1: TONG QUAN TÀI LIEU
1.1 Giới thiệu về cây rau họ thập tự
1.1.1 Nguồn gốc, Phân loại
Nguồn gốc
Ho cải Brassicaceae là loài thường cây thân thảo, hoa có 4 cánh, đa số dùng dé làm
rau an.
Theo Viện si Vavilop các loại củ cai trang nhiệt đới, cai bac thảo, cải trắng, cải xanh
phát sinh từ Trung Quốc Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, củ cải trắng có nguồn gốc phát sinh
từ Trung tâm Địa Trung Hải (Trần Văn Minh và cs, 2006)
Phân loại
Ho cai Brassicaceae có khoảng 375 chi va 3200 loài Chi Brassica chứa khoảng
100 loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen, củ cải, cải mù tạt.
Số nhiễm sắc thể trong họ cải dao động từ 2n = 8 đến 2n = 256 (Lysak và cộng sự,2005) Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng, màu sắc cácgiống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm: Nhóm cai be (Brassicacampesris L.), Nhóm cải thìa/ cai trang (Brassica chinensis L.), Nhóm cai xanh/cải
cay/cải canh (Brassica juncea L.) (dan theo Nguyễn Thị Loan, 2018)
* Nhóm cai be (Brassica campestris L.)
Nhóm cai be còn gọi là nhóm cai dua (chủ yếu dé muối dua) Nhóm cai này ưa nhiệt
độ thấp, chịu lạnh Nhiệt độ thích hợp 15 - 22°C do đó trồng thích hợp trong vụ Đông Xuân.
Đặc điểm nhóm cải be là có be lá to, dày, lá lớn Năng suất của 1 cây có thê 2 - 4 kg, thờigian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120 - 160 ngày
* Nhóm cải thìa/cải trắng (Brassica chinensis L.)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến
lá hơi tròn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 27°C) nên có thê trồng đượcquanh năm Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30-50 ngày có thể thuhoạch, dé dé giống, có thé trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải xanh chống giáp
vụ rau (Lê Thị Khánh, 2008).
* Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.)
Trang 17Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải nay có khả năng
thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và Thu Đông
Cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ,
lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải cay, dé dé giống
Theo Phạm Thị Minh Tâm (2001), cải xanh là cây thân thảo hằng niên, cao 40-60
cm hoặc có thể cao hơn Là loại rau có vị đắng (thường gọi là cải đắng), lá có màu xanh
đậm hoặc xanh nõn chuối Lá mọc từ gốc, cuống lá hơi tròn và nhỏ, phiến lá nhỏ hẹp, có
răng cưa không đều Hoa mọc thành chùm dạng ngủ, hoa có 4 cánh màu vàng Hạt hình cầu
màu đen trồng phô biến khắp cả nước Cai xanh là loại cây nhanh cho thu hoạch nên có tác
dụng giải quyết giáp vụ rất hiệu quả Rau cải xanh có thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch
là 40-45 ngày.
Về giá trị dược liệu của cây cải xanh, theo Đông y cải xanh có vị cay, tính ôn, có
tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí, Trong cải xanh có chứa nhiều vitamin A,
B, C, K, axit nicotic, caroten, abumin, Theo các chuyên gia dinh dưỡng cải xanh có
thể chữa được bệnh gout, chống lão hoá da cũng như có thé trị được viêm họng (dẫntheo Nguyễn Thị Loan, 2018)
1.1.2 Một số bệnh hại chính trên cây họ thập tự
Bệnh chết rạp cây con (Damping off): do nam Pythium, Phytophthora,
Rhizoctonia, ƒusarium, bệnh xuất hiện phổ biến ở vườn ươm cây con, hại nặng vào
mùa mưa với nhiệt độ thấp Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên thân những nốt nhỏ sau
đó vết bệnh sẽ lan đài theo chiều đài của thân và chu vi thân Làm cho thân cây bị teolại có màu vàng và bị gẫy gục trong khi lá vẫn còn xanh, giai đoạn cây con vừa mọc
khỏi mặt đất và có 1-2 cặp lá thật được đánh giá là thời điểm gây bệnh nặng nhất Đặc
biệt khi âm độ cao, cây bị bệnh mọc 1 lớp sợi nam trắng làm cây chết
Bệnh thối lá rau ăn lá: do nắm Rhizoctonia solani gây ra Thường gây hại nặng
vào mùa mua, vết bệnh tái xanh, xám loang lỗ, thối rách lá, làm cho các lá cải dính vào
nhau, thối nhũn, có hạch nắm màu trắng, nâu trên vết bệnh Giai đoạn cây lớn, lớp vỏgốc thân bị teo thắt lại, Trong điều kiện nóng ẩm vét bệnh loang lỗ bất thường khô vàrách, những lá dưới chạm đất bị thối úng nước
Bệnh sưng rễ thập tự: do nam Plasmodiophora brassicae Wor gây ra, nam xâmnhập qua ré làm rễ sưng to san sùi giống như củ, bề mặt nhẫn, bên trong ruột trắng và
Trang 18cứng, xuất hiện từng đoạn hoặc toàn bộ rễ làm lá vàng úa, héo rũ, cây sinh trưởng chậm,thấp nhỏ, không hình thành bắp Trong điều kiện khô hạn triệu chứng vàng héo lá sẽ xảy
Bệnh lở cỗ rễ: do nắm Rhizoctonia solani gây ra, Bệnh phát triển gây hại nặngtrong mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho nắm phát triển là từ 25- 30°C Thường gây thiệthại năng ở giai đoạn cây con cô thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lávan còn xanh tươi, sau đó mới héo lại Bệnh thường tan công mạnh vào 5-10 ngày saukhi gieo Nắm có khả năng xâm nhiễm trên thân, cành, lá, khi tiếp xúc với đất âm ướt
và điều kiện khí hậu nóng âm
1.2 Một số đặc điểm của nam Rhizoctonia solani Kuhn
1.2.1 Vị trí phân loại nam Rhizoctonia solani
R betae, R brassicarum, R carptae, R dauci, R dichotoma, R dimorpha, R fusca,
R gossypii, R gossypii var aegyptica, R gossypii var anatolica, R lupini,
R macrosclerotia,R melongena, R microslerotia, R napae, R napaeae, R napi,
R potomacensis, R praticola, R rapae, R solani var ambigua, R solani var barassicae, R solani var cedri-deodarae, R solani var cichorii-endiviae, R solani
Trang 19var hortensis, R solani var lycopersicae, R solani vat typical, Sclerotium irregular
va S.oryzicola (Carling va Sumner, 1992).
1.2.2 Phố ki chủ của nam Rhizoctonia solani
Matsumoto T va cs (1932) da diéu tra duoc hon 200 nguồn nam Rhizotonia
solani từ 59 loại cây trồng khác nhau và ở các vùng khác nhau của nhật bản Kết quacho thấy Rhizoctonia solani gây hại hầu hết trên các cây ăn quả
Theo Ogoshi (1987) nam Rhizoctonia solani xâm nhiễm và gây hại trên 35 bộ,
52 họ, 125 giống bao gồm 142 loài từ Cycadopida đến Monocotyledoneae
Van Bruggen A H.C và cs (1986) đã thông báo nam Rhizoctonia solani tan công
hàng trăm cây trồng khác nhau như cai bắp, đậu đỏ, dưa chuột, củ cải đường, cần tay,
cà rốt Ở Việt Nam, Kim và cs (1981) đã ghi nhận đậu nành, bắp, lúa miễn (Shorgumvulgare), mia, và 27 loài cỏ dại khác ở đồng bang sông Cửu Long là kí chủ của nam R
solani.
1.2.3 Đặc điểm hình thái của nam Rhizoctonia solani
Theo Masumoto T và cs (1933) điều kiện tối ưu cho sự phát triển của R solani
là 28 — 31°C, pH từ 5 — 7 Nhiệt độ có anh hưởng lớn đến sự phát triển của nắm.Theo
Thomas (1925), Schultz (1936), Richter và Schneider (1953) các mẫu R solani phân lập
từ các khu vực có nhiệt độ cao, hoặc các mau phân lập từ nha lưới có mức nhiệt độ sống
tối thích cao hơn so với các mẫu R solani từ các vùng lạnh Trong đất, nắm có thể tồn
tại ở nhiệt độ từ 5 — 42°C (Parmeter, 1970), hạch nam tồn tại được trong đất khô va âm
ít nhất được 130 ngày, khi ngâm trong nước nóng ở độ sâu §em sống được 224 ngày
(Takahashi và cs, 1954).
Theo Burgess và cs (2009) nam R solani là nam thuộc nhóm nắm tro, không
có trạng thái hữu tính hoặc trạng thái hữu tính hiếm Ở giai đoạn vô tính nam không
hình thành bảo tử, chỉ hình thành hạch Theo Whitney và Parmeter (1963), Papav1zas
(1965), khi nuôi cấy trong môi trường agar, hạch nam sinh ra từ các mẫu phân lập có
sự khác nhau có hình dang, kích thước và màu sắc Nam R solani tồn tai trong đất đướidạng hạch nắm vai năm nhờ vào lớp mang day bên ngoài Hach nắm được hình thànhnhiều nhất ngoài ánh sáng, trong điều kiện đất khô, hạch nam có thé giảm khả năng xâm
nhiễm và gây hại sau 21 tháng (Vincelli và cs, 1989).
Trang 201.2.4 Đặc điểm sinh học của nắm Rhizoctonia solani
Ở giai đoạn vô tinh, nam phát triển ở dạng sợi, tạo hạch Khuan ty còn non khôngmàu, khi trưởng thành có màu nâu nhạt do sự tích lũy sắc tố nâu (Sneh, 1996), đườngkính khuẩn ty khoảng 5 — 8 um với những vách ngăn không liên tục, chỗ phân nhánhhơi thắt lại, sợi nam phân nhánh tương đối thang góc, có vách ngăn gan nơi phân nhánh
phía ngoài hạch trở nên rỗng (Phạm Minh Sang, 2003).
Ở giai đoạn hữu tinh, nấm sinh ra đảm (basidium) và bao tử đảm (basidiospore).Dam không có vách ngăn, kích thước đảm dao động trong khoảng 10 — 15 x 7,8 jim, trênmỗi đảm có từ 2 — 4 mau đề gan bao tử đảm Bao tử đảm có kích thước 8 — 11 x 6,5 pm cóhình trứng hoặc hình bầu dục, đơn bào Theo Keilier (1996) bào tử đảm không có khả năngtồn tại, nhưng có vai trò lớn trong sự biến đổi di truyền của nam này
1.2.5 Đặc điểm sinh lý Rhizoctonia solani
Theo Parmeter JR ed (1970) nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển củanam Nam có thé tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 5- 42°C, trong đó nắm phát triển mạnhnhất ở 30°C, nhiệt độ tối thiểu là 5- 10°C, nhiệt độ tối đa là 40- 42°C Theo Matsumoto
T và es Nhiệt độ thích hợp nhất với sự phát triển của nam Rhizoctonia solani là 31°C, pH tối thích là 5- 7, tối thiểu là 2 và tối đa là 8
28-Hach nam sinh ra nhiều nhất ngoài ánh sáng và phát triển nhanh khi nhiệt độ môi
trường giảm đột ngột Hach nắm và khuẩn ty có thé sống chịu được với nước nóng 40oC
trong 100 phút Ở nhiệt độ cao, khả năng sống sót của hạch nam giảm va mat đi hoàn
toàn ở nhiệt độ 60°C trong 80 phút (Nguyễn Việt Long, 2001).
Trang 211.2.6 Triệu chứng bệnh do nắm Rhizoctonia solani gây ra
Khả năng gây bệnh trên nhiều ký chủ dưới nhiều dạng khác nhau được xem là
đặc tính của R solani Tùy theo chủng R solani có thé có độc lực với cây vật chủ nay,tuy nhiên lại không có độc lực với vật chủ khác Chúng đã gây ra những thiệt hại đáng
kế trên nhiều loại cây trồng như lúa, thuốc lá, khoai tây, củ cải đường, bông vải, đậunành, đậu đỗ, cải bap, cà rốt, xà lách Chưa có bất kỳ loài cây nào được công bố là miễnnhiễm đối với nắm này mặc dù vẫn có những cây trồng không bị tan công bởi một MPL
nào đó (Agrios, 2015; Burgess và cs, 2009).
Những bộ phận nhiễm bệnh có thé được bao phủ một lớp sợi nam trang, dần dan sợi
nam phat trién day dac, co cum Nam lan truyén trén đồng ruộng nhờ nguồn nước, dụng cụ
lao động, vết thương cơ giới, tàn dư cây bệnh (Papavizas G và cộng sự, 1975)
Nam R solani thường gây bệnh ở phan rễ, thân sát mặt đất, triệu chứng thường
gặp là thối rễ, teo thắt thân Kết quả của quá trình xâm nhiễm làm cho mô cây bệnh
chuyền màu nâu hoặc thối và cây bị đỗ rạp xuống Trong điều kiện thích hợp, triệu
chứng bệnh có thé xuất hiện từ 37 ngày sau khi diễn ra quá trình xâm nhiễm (Lester W
và cộng sự, 2001).
Theo Dao Hang Trang (2007) bệnh lở cổ rễ do nắm Rhizoctonia solani Kuhn gây
ra Biểu hiện của bệnh là thắt cô rễ, thối rễ, thối chân, phần thân sát mặt đất thối mềm.Nam có khả năng xâm nhiễm trên thân, cành, lá, khi tiếp xúc với đất âm ướt và điềukiện khí hậu nóng âm Triệu chứng thay đổi tuỳ thuộc vào thời kỳ xâm nhiễm
1.2.7 Quá trình lưu tồn và phát triển của nắm Rhizoctonia solani
Trong điều kiện nóng 4m, nam phát triển chủ yêu ở dang sợi nắm da bao và tạo
ra hạch nam, hạch nam không đều đặn mau nâu khô, các sợi nam trắng mọc sinh ranhiều nam trên vết bệnh (Lê Lương Té, 2000) Theo Graffer (1993) thời gian tồn tạihạch nắm trong tự nhiên rất biến đổi và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh nhưnhiệt độ, ánh sáng, 4m đồ, hóa chất và các vi sinh vật đối kháng
Theo Võ Thanh Hoàng (1993) ở đất khô hay đất âm, trong phân bò hay trongrơm ra, hạch nam có thể sống ít nhất 4- 21 tháng ở điều kiện ngập 7.5cm, hạch nắm cóthé sống được 8 tháng Nam sinh san bằng hạch nam là trên vết bệnh Hach nam lantruyền chủ yếu nhờ nước Nam có kha năng lan truyền theo 2 chiều: chiều đứng vàngang Sự lan truyền chủ yếu theo chiều đứng là từ be lá lên 14 ban sợi nam Theo chiều
Trang 22ngang chủ yếu từ chồi này sang chồi khác bằng sợi nắm như từ ruộng này sang ruộngkhác bằng hạch nam (Tô Thùy Hương, 1993).
Chu kỳ bệnh bắt đầu từ hạch nắm lưu tồn trên ruộng, tàn dư, từ hạch nam mọc ranhiều sợi nắm xâm nhiễm vào mô, tao ra vết bệnh từ vết bệnh ban đầu sợi mọc dai lan
ra xung quanh từ lá này sang lá khác và hình thành hạch nam thành nhiều đợt trong sinhtrưởngcủa cây, những hạch nam nay sẽ rớt xuống đất lưu tồn lâu dai trở thành nguồnbệnh cho các vụ sau (Lê Lương Té, 2000)
1.2.8 Biện pháp phòng trừ bệnh do nắm Rhizoctonia solani gây ra
Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng: Sau khi thu hoạch hoặc trước khi canh tác cần thu don, tiêuhủy tàn dư thực vật và làm sạch cỏ dại cắt đứt các nguồn lưu tồn và lây lan của nambệnh Tiến hành tiêu hủy các cây trồng đã biéu hiện triệu chứng nhiễm bệnh
Làm dat: Đất trồng rau phải tiêu thoát nước tốt, đất tơi và xốp Khi đất quá 4mđào rãnh quanh luéng rau dé nước thoát xuống mương Biện pháp này sẽ giúp làm chậmquá trình phát triển và lây bệnh nhiễm của mầm bệnh
Về giống: Luân canh cây trồng khác họ Sử dụng giống kháng hoặc các giốngcây trồng có khả năng chống chịu được mầm bệnh Không dùng hạt giống có mầm bệnh(lay ở ruộng có cây bị bệnh) dé gieo trồng Mật độ trồng vừa phải không quá dày détránh bớt 4m độ khi lá giao tán
Luân canh với các loại cây trồng ít bị bệnh như lúa nước đề hạn chế nguồn bệnh
và cải tạo đất
Bon phân hợp lý: bón NPK day đủ, cân đối dé cây sinh trưởng, tăng cường sứcchống bệnh, đặc biệt ở các vùng bạc màu cần bón vôi nhiều, dùng phân chuồng hoaimục dé bón
Biện pháp sinh học:
Xu hướng hiện nay trong canh tác nông nghiệp là áp dụng các biện pháp sinh họcvào quản lý các mầm bệnh gây hại cho cây trồng, thông qua các cơ chế ký sinh trực tiếp,các chất đối kháng được vi sinh vật tiết ra, cạnh tranh dinh dưỡng giúp cây trồng chốnglại mầm bệnh
Một số vi sinh vật được nghiên cứu và sử dụng thành công như tác nhân kiểmsoát sinh học để kiểm soát mầm bệnh như Gliocladium, Bacillus, oniothyrium,
Trang 23Paecilomyces, Phlebiopsis, Pseudomonas, Rhizobium, Serratia, Streptomyces và Trichoderma (Mazzola va cs, 2017; Milan Panth va cs, 2020).
Các hoạt chất thu được từ vi khuẩn B amyloliquefaciens được phát hiện cóhiệu quả để ức chế sự phát triển của sợi nam của một số loại nam gây bệnh như
Alternaria panax, Botrytis cinera, C orbiculare, Penicillium digitatum, P grisea va
S sclerotiorum (Tomprefa va cs, 2018; Smolinska va cs, 2018).
Ngoài các chủng vi khuẩn đối kháng với nam, các kết quả nghiên cứu khác đãghi nhận nam Mycorrhizal cũng có kha năng kiểm soát nam bệnh từ đất đạt hiệu quarất cao, nắm Mycorrhizal tạo phát triển và bao phủ rễ cây, tạo thành thảm nắm và bảo
vệ rễ cây trồng bằng cách tạo ra hàng rào vật lý chống lại sự xâm nhiễm của mam bệnh,
đồng thời cung cấp các chất đối kháng và tăng khả năng hút dinh dưỡng củacây trồng và cạnh tranh dinh dưỡng với mầm bệnh (Smolinska và cs, 2000; Milan
Panth và cs, 2020).
Biện pháp hóa học:
Biện pháp hóa học thường được áp dụng trong việc quản lý nắm bệnh có nguồngốc từ đất, các hoạt chất hóa học thường mang lại hiệu quả kiểm soát mầm bệnh cao.Nhưng các hoạt chất hóa học với mức độ lưu tồn trong đất thời gian dài làm ảnhhưởng đến nguồn dat và sức khỏe của đất bị ảnh hưởng dẫn đến sức khỏe cây trồng
cũng ảnh hưởng theo Ngoài ra, các hoạt chất hóa học cũng gây ô nhiễm môi trường
và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng Tuy nhiên, trong những trường hợp mức
Có thể tìm thấy được xạ khuẩn hoại sinh trong đất, nước và cây ký chủ (Goodfellow and
Williams, 1983; Pandey và cs, 2004).
Xa khuẩn là nhóm vi khuẩn đặc biệt có khuẩn lạc khô va da số có dạng hình
phóng xạ (actino-) nhưng khuẩn thé lại có dang sợi phân nhánh như nắm (myces) Xa
khuân là vi sinh vật có rất ít loài gây hại cho cây trồng Hiện nay, chúng được nghiên
Trang 24cứu và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp (sử dụng trong phòng trừ sinh học)
và nhiều lĩnh vực khác (Phạm Văn Kim, 2000)
Xa khuẩn là nhóm vi sinh vật di dưỡng, chúng thường sử dụng đường, rượu, axithữu cơ, lipit, protein và nhiều hợp chất hữu cơ khác làm nguồn carbon, muối nitrat, muốiamon, uré, aminoaxit, peptone dé làm nguồn nitơ Tuy nhiên, ở các loài hay các chủngkhác nhau thì khả năng hấp thụ các chất cũng khác nhau (Phạm Văn Kim, 2000)
1.3.1.1 Khuẩn lạc
Theo Lê Xuân Phương (2008), thì khuẩn lạc xạ khuẩn thường ran chắc, xù xi, có
thể có dạng da, dạng phấn, dạng nhung, dạng vôi và tùy thuộc vào kích thước bào tử Số
lượng don vị sinh khuẩn lac (CFU — colony — forming unit) xạ khuẩn trong 1 gram đấtthường đạt tới hàng triệu (Nguyễn Lân Dũng và cs, 2002)
Kích thước và hình dạng khuẩn lac có thé thay đôi tùy theo loài và tùy vào điều
kiện nuôi cay như: môi trường, nhiệt độ, am độ, Đường kính của mỗi khuẩn lạc dao
động từ 0,5 — 2 mm nhưng cũng có trường hợp khuẩn lạc đường kính đạt tới 1 cm hoặclớn hơn nữa (Phạm Thị Ngọc Diệp, 2013).
Khuan lạc xạ khuẩn có 3 lớp, lớp vỏ ngoài có dạng sợi bện chặt lại với nhau, lớptrong tương đối xốp hon và lớp giữa có cau trúc tổ ong (Bùi Thị Hà, 2008)
Khuan lạc của xạ khuẩn thường có nhiều màu sắc như: đen, trăng, đỏ, vàng, nâu,xanh, xanh lục, hồng tím, Đặc biệt, màu sắc của khuẩn lạc là một trong những tiêuchuẩn quan trọng dé định danh các loài xạ khuẩn (Đường Hong Dat và cộng sự, 1979).1.3.1.2 Khuẩn ty
Khuẩn ty của xạ khuẩn không có vách ngăn, đường kính khoảng 0.2- 0.5 pm
(Nguyễn Như Thành và cs, 2004) Tùy vào môi trường nuôi cây mà khối lượng khuẩn
ty sẽ khác nhau.
Trên môi trường đặc, hệ sợi của xạ khuẩn phát triển thành 2 loại: một loại cắm
sâu vào môi trường gọi là hệ sợi cơ chất (Khuẩn ty cơ chất) với chức năng hút các chất
dinh dưỡng Một loại phát triển trên bề mặt thạch gọi là hệ sợi khí sinh (Khuân ty khísinh) với chức năng chủ yếu là sinh sản
Cũng có một số loại chi có một loại hệ sợi như các thuộc chi Sporichthya chỉ có
hệ sợi khí sinh (Nguyễn Lân Dũng, 2010) Lúc này hệ sợi khí sinh vừa đảm nhiệm sinh
sản vừa làm nhiệm vụ dinh dưỡng.
Trang 251.3.1.3 Bào tử
Xa khuan sinh san sinh dưỡng bằng bào tử Bào tử được hình thành trên các nhánhphân hoá từ khuan ty khí sinh gọi là cuồng sinh bào tử Đó là cơ quan sinh sản đặc trưngcho xạ khuẩn Hình thái, cuống sinh bào tử và bào tử là các tiêu chuẩn quan trọng nhất trongphân loại xạ khuân (Bùi Thị Hà, 2008) Cuống sinh bào tử ở các loài xạ khuân có kích thước
và hình dạng khác nhau Có loài dài tới 100 — 200 nm, có loài chỉ khoảng 20 — 30 nm Cóloài cấu trúc theo hình lượn sóng, lò xo hay xoắn ốc Sắp xếp của các cuống sinh bao tửcũng khác nhau Chúng có thể sắp xếp theo kiểu mọc đơn, mọc đôi, mọc vòng hoặc từng
chùm.
Bào tử xạ khuân được bao bọc bởi màng mucopolysaccharide giàu protein với độ dày
khoảng 300 — 400 A° chia làm 3 lớp Các lớp này có tác dụng tránh cho bào tử khỏi những tác
động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh Hình dang, kích thước chuỗi bào tử và cấu trúc màng
bào tử là những tính trạng tương đối ôn định và là đặc điểm quan trọng dùng trong phân loại xạ
khuẩn Tuy nhiên, những tính trạng này cũng có thé có những thay đổi nhất định khi nuôi cấytrên môi trường có nguồn gốc nitơ khác nhau (Phạm Thị Ngọc Diệp, 2013)
1.3.2 Vị trí phân loại xạ khuẩn chi Steptomyces
Theo Kim (2003) xạ khuẩn Streptomyces là chỉ lớn nhất của ngànhActinobacteria và thuộc nhánh Streptomycetaceae Có hơn 500 loài vi khuẩnStreptomyces đã được mô tả Streptomyces là vi khuẩn Gram dương, Streptomyces cómặt chủ yếu trong đất và thảm thực vật mục nát Streptomyces sinh bào tử, tạo mùi đặctrưng, là do sự sản sinh geosmin trong quá trình chuyên hóa các chất Streptomyces thuộc
1.3.3 Cơ chế tác động của xạ khuẩn Streptomyces
Theo Kettleson và cs (2013); Supong va cs (2016) các loài Streptomyces có
khả năng tiết ra chất kháng sinh có hoạt tính sinh học có khả năng kiểm soát mầm
Trang 26bệnh Các chất kháng sinh thu được thông qua việc nhân sinh khối lỏng S.yanglinensis có
khả năng ngăn chặn sự phát triển và xâm nhiễm của một số mầm bệnh thực vật (Lyu và cs,
2017) Trong các nghiên cứu về tiềm năng sinh học của Streptomyces đã ghi nhận các chấtchuyền hóa và các chat enzyme Chitina Blasticidin A và Dioctatin A có tác động đối khángvới nam bệnh thực vật (Berg va cs, 2001; Minuto va cs, 2006; Law và cs, 2017; Lyu va cs,2017) Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đã chi ra rang Streptomyces có khả năng phan
hủy carbazole, naphthalene, anthracene, atrazine, ethylbenzene, fluorene, xylen, toluen,
trinitrotoluen, và các chất độc hại khác (Hu va cs, 2012)
1.3.4 Các nghiên cứu về Streptomyces trong kiểm soát sinh học
Các chủng Streptomyces đã được sử dụng rộng rãi trong việc ngăn chặn và
kiểm soát các mam bệnh gây hai cây trồng như: chủng Š hygroscopicus đối khángvới R solani gây bệnh thối rễ cây đậu (Rothrock va Gottlieb, 1984); các chủngStreptomyces spp có kha năng kiểm soát nam Fusarium oxysporum f sp ciceri gây
héo ở đậu xanh (Bashar va Rai, 1994); Fusarium oxysporum f sp cubense gây bệnh
héo trên chuối (Getha va cs, 2005) Một số nghiên cứu khác cũng chứng minhStreptomyces có tiềm năng đối kháng với Fusarium oxysporum trong cả điều kiệnnhà kính và đồng ruộng (Gopalakrishnan và cs, 2011) Theo Singh va cs (2016) đãbáo cáo các chủng S coelicolar, S girseus, S albus, S antibiotics và S champavatii
có khả năng đối khang với nam R solani gây bệnh trên cây cà chua
Ngoài ra, các chủng Streptomyces nội sinh cũng được báo cáo có tiềm năngkiểm soát mầm bệnh rất cao, Streptomyces nội sinh từ cam quýt được phát hiện cóhoạt tính kháng nấm chống lại Fusarium oxysporum, Collelotrichum sublineolum,
Phytophthora parasitica, Guignardia citricarpa, R solani, và Pythium sp (Quecine
và cs, 2008); Sclerotium rolfsii gây bệnh trên cây đậu xanh (Singh and Gaur, 2017).
Theo Vijayabharathi va cs (2018) các chủng Streptomyces nội sinh tiết các enzymechống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển củamam bệnh gây hại cho cây trồng Các enzyme chống oxy hóa như polyphenol
oxidase, catalase, superoxide dismutase, glutathione reductase, phenylalanine
amoniac-lyase, ascorbate peroxidase va guaiacol peroxidase được tim thấy trên lá đậuxanh cùng với xa khuẩn Streptomyces (Vijayabharathi và cs, 2018)
Trang 27Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 05 đến tháng 11 năm 2022, tại trường ĐH NôngLâm TP Hồ Chí Minh và xã Long Khê, huyện Cần Đước, tinh Long An
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Phân lập nam gay bénh trén cay rau ho thap tu va xac dinh mot số đặc điểm
hình thai của nâm Rhizoctonia solani.
- Đánh giá tính gây bệnh của nam R solani trên một số loại cải trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng đối kháng với nam R solani của một số dong xạ khuẩn trong
điều kiện phòng thí nghiệm
- Đánh giá khả năng phòng trừ với nam R solani của dong xạ khuẩn trong điều kiện
thí nghiệm và phân lập tác nhân theo phương pháp của Burgess và cs, (2009) Các mẫu
được bảo quản theo phương pháp quản lý thực vật của Shivas và Beasley, (2005) Mẫubệnh được mã hóa theo cây ký chủ va địa điểm thu mẫu (Bang 2.1)
Bang 2.1 Danh sách mau nam bệnh phân lập từ các mẫu bệnh thu thập
Trang 28Phương pháp phân lập: Các mẫu bệnh có triệu chứng bệnh điển hình được quansát và chọn cân thận, sau đó rửa đưới vòi nước dé loại bỏ các tạp chat và bụi ban Dùngdao đã khử trùng bằng đèn cồn cắt mẫu bệnh thành từng miếng nhỏ (1 — 2 mm) tại phầntiếp giáp giữa mô khỏe và mô bệnh Mẫu bệnh được khử trùng bề mặt bằng cồn 70°trong vòng 30 giây, rửa qua bằng nước cat vô trùng 3 lần và sau đó thắm khô mẫu bệnhbằng giấy thấm vô trùng Dùng kẹp đã khử trùng cấy các mẫu bệnh vào môi trường WA.
Các đĩa được dé ở nhiệt độ 27 + 2°C và quan sát mỗi ngày Khi tản nam phát triển (1 —
2 cm) trên môi trường WA quan sát sợi nam của tản nam có đặc điểm hình thái đặctrưng của nam bệnh tiến hành tách và làm thuần nắm bệnh trên môi trường PGA
Định danh loài nam R solani: dựa vào các đặc điểm về hình thái như màu sắc,đặc điểm tan nam, đặc điểm sợi nam, hình dang và màu sắc hạch nam dựa theo khóa phân
loại của Ogoshi (1975); Sneh (1991); Zheng (2011).
- Phương pháp định danh nam R solani theo màu sắc, đặc điểm phát triển tảnnam, hạch nam: tat cả các mẫu phân lập (MPL) được nuôi cấy trên môi trường MEAtrong điều kiện 12 giờ sáng — 12 giờ tối, sau 7 ngày nuôi cấy ghi nhận các đặc điểm
về tan nam và hạch nam
- Phương pháp định danh nam R solani theo đặc điểm sợi nam: Tat cả các MPLnuôi cấy trên môi trường MEA trong điều kiện 12 giờ sáng — 12 giờ tối, sau 3 ngày nuôicấy tién hành làm tiêu bản dé quan sát đặc điểm sợi nắm dưới kính hiển vi có độ phóng
đại 40X.
2.3.2 Các vật liệu nghiên cứu khác
- Nguồn xạ khuẩn: đo Phòng Sinh học ứng dụng thực vật, Khoa Khoa học Sinh
học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chi Minh cung cấp (5 dòng xạ khuẩn)
- Trang thiết bị: Tủ cấy khử trùng, máy hấp khử trùng bằng hơi nước nóng (121°Ctrong 20 phút), tủ sấy khử trùng (180°C), kính hiển vi quang học Olympus CX31, cân
điện tử, bếp điện, lò viba, dia petri (loại thủy tinh 90 x 15 mm), kẹp, dao cay, đèn cồn
150 mL, giấy báo, cốc thủy tinh (250 mL, 500 mL),
- Các môi trường dinh dưỡng: Môi trường Môi trường PDA (20 gram Dextrose,
20 gram Agar và 200 gram khoai tây, nước cất vừa đủ 1000 ml); Môi trường MEA (20gram Malt extract (mach nha), 20 gram Agar, nước cất vừa đủ 1000 ml); Môi trường
WA (nước cất 1000ml, 20 gram Agar); Môi trường Gause I (20 gram tinh bột tan; 0,5
Trang 29gram MgSO4.7H20; 0,5 gram K2HPO4; 1 gram KNO3; 0,5 gram NaCl; 0,01 gram
FeSO4.7H2O; 20 gram agar, nước cất 1000 ml)
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Đánh giá tinh gây bệnh của các MPL nam R solani trên một số loại cải trongđiều kiện phòng thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành đánh giá trên 3 loại cải ngọt, cải ngồng và cải xanh được thựchiện trong đĩa pétri (90 x 15 mm) theo phương pháp của Keijer và cs (1997) Ba mẫu phânlập (MPL) R solani đại diện cho 2 nhóm nam (nhóm có hạch và nhóm không hạch) được sử
dụng dé đánh giá Môi trường đề thực hiện thí nghiệm là WA, 12 hạt giống của mỗi loại rau
được ủ nứt mầm và đặt trên một đường thang với khoảng cách bằng nhau trên bề mặt thạch
Hai khoanh tản nam (đường kính 4 mm) được đặt giữa các hạt giống, khoanh môi trường
WA được sử dụng đối chứng, 3 lần lặp lại Dùng giấy bạc bọc một nửa đĩa pétri để ngăn ánh
sáng chiêu vào rễ và đặt nghiêng một góc 60° Các đĩa pétri được dé trong phòng thí nghiệm,nhiệt độ 28 + 2°C, 12 giờ sáng, 12 giờ tối
Theo dõi hàng ngày ghi nhận thời gian xuất hiện vết bệnh (ngày), tỉ lệ bệnh (%)được đánh giá 1 lần tại thời điểm 5 ngày sau chủng bệnh theo công thức: TLB (%) = A/B
x 100% Trong đó: A là số cây bị bệnh; B là tổng số cây theo dõi
Cấp bệnh (chỉ số bệnh) là đại lượng đặc trưng cho mức độ bị hại của cây trồng
được chia thành 5 cấp theo Carling và cs, (1999): Cấp 0: không có triệu chứng bệnh
-không gay bệnh; Cấp 1: Trụ hạ diệp hơi mất màu — gây bệnh nhẹ; Cấp 2: Trụ hạ diệp mất
màu và các vết bệnh nhỏ (đường kính <Imm) trên thân, trụ hạ diệp, lá hoặc rễ - gây bệnhnhẹ; Cấp 3: Trụ hạ điệp mat màu và các vết bệnh lớn (đường kính >Imm) trên thân, trụ
hạ diệp, lá hoặc rễ - gây bệnh nặng; Cấp 4: Cây con chết — gây bệnh nặng
Bảng 2.2 Các loại rau được sử dụng trong thí nghiệm
STT Cây trồng Tên khoa học
1 Cải bẹ xanh Brassica juncea
2 Cai ngot Brassica integrifolia
3 Cải ngồng Brassica chinensis var parachinensis
Trang 302.4.2 Đánh giá khả năng đối kháng R solani của một số dòng xạ khuẩn trong điều kiện
phòng thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tô gồm 6 nghiệmthức, tương ứng với 5 dong xạ khuẩn và 1 đối chứng (nấm R solani được nuôi trong đĩa pétrichứa môi trường PDA không xạ khuẩn), mỗi nghiệm thức 03 đĩa pétri, 3 lần lặp lại
Chuẩn bị nguôn xạ khuẩn và nam: xạ khuân và nam được nuôi cấy trên môi trườngPDA 7 ngày sau đó tiến hành thí nghiệm theo phương pháp cấy kép Xa khuan được cấythành hai đường thang song song bằng que cấy vòng trên đĩa pétri chứa 10 ml môi trườngPDA Sử dụng dụng cụ đục lỗ đường kính 4 mm lấy khoanh nam chuyển vào giữa đĩa pétri
đã cấy xạ khuẩn Đĩa pétri được đặt trong điều kiện nhiệt độ phòng và đánh giá khả năng
đối kháng của các dong xạ khuẩn với nam R solani bằng cách đo đường kính tản nam vàtính hiệu suất đối kháng ở thời điểm 24, 48 và 72 giờ sau thí nghiệm Hiệu suất đối kháng(HSDK) được tính toán theo Palanayandi và cs, (2011): Hiệu suất đối kháng (%)=((G1-
G2)/G1) x 100% Trong đó: G1 là đường kính vùng tản nắm ở nghiệm thức đối chứng ;
G2 là đường kính vùng tan nam ở nghiệm thức có xạ khuẩn
Trang 31Bảng 2.3 Đặc điểm của 5 dòng xạ khuẩn thực hiện khảo sát khả năng đối khángSTT Ký hiệu Đặc điểm hình thái Hình ảnh
chat có mau nâu vang.
Khuan lạc có mau trang, tron, dang
3 BT07 phóng xa Khuẩn ty cơ chất có mau
trắng ngà
Khuan lạc màu trang xám, tâm lôi rõ,
4 BT09 — mép dang rang cưa và có viên mau
xám Khuan ty cơ chat màu nâu vàng.
Khuẩn lạc có màu trắng, tròn, dạng
5 BT16 phóng xạ Khuẩn ty cơ chất có màu
trắng ngà
Trang 322.4.3 Định danh dựa trên phan tích trình tự gen 16S rRNA
Dòng xạ khuẩn có hiệu suất đối kháng cao nhất được nuôi cấy trên môi trường R2YElỏng, sau 72 giờ ly tâm ở 4000 rpm trong 10 phút, ở 4°C, thu tế bào DNA tổng số của xạkhuẩn được tách theo phương pháp của Sambrook và Rusell (2001), đoạn gen 16S rRNAđược khuếch dai bằng phương pháp PCR sử dụng cặp primer 27F 5’-
Bién tinh 94 30 giây 35
Bat cap 55 30 giây 35
Kéo dai 72 60 giây 35
Hau kéo dai 72 10 phút |
Sản phâm của phản ứng PCR được kiểm tra bằng phương pháp điện di trên gel
agarose 1% Kích thước của đoạn DNA thu được sau phản ứng PCR được so sánh vớithang DNA chuan (1 Kb Plus DNA ladder Marker) Sản phẩm PCR được tinh sạch, giải
trình tự và so sánh trình tự gen tương ứng trên co sở dữ liệu Genbank nhờ công cu BLAST (www.ncbi.nih.gov).
2.4.4 Đánh giá kha năng phòng trừ nam # solani của xa khuẩn trong điều kiện nha lưới2.4.4.1 Đánh giá khả năng phòng bệnh do nam R solani của xạ khuẩn
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Từ kết quả đánh giá khả năng đối kháng của xạkhuẩn đối với nam R solani trong điều kiện phòng thí nghiệm (2.4.2) Chọn 1 dong xạkhuẩn có khả năng đối khang cao nhất dé thực hiện thí nghiệm đánh giá khả năng phòngbệnh trong điều kiện nhà lưới Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiênđơn yếu tô với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức thực hiện 2 khay, mỗi khay 50 hạt cảixanh, 4 lần lặp lại Thí nghiệm được thực hiện 2 lần độc lập
Các nghiệm thức như sau:
Nghiệm thức 1: hạt không xử lý gieo đất sạch (đói chứng âm)
Nghiệm thức 2: hạt không xử lý gieo đất nhiễm nam bệnh (đối chứng đương)
Trang 33Nghiệm thức 3: hạt xử lý xạ khuân gieo đất nhiễm nắm bệnh.
Nghiệm thức 4: hạt xử lý thuốc trừ bệnh Dithane M45 WP (80% Mancozeb)
Phương pháp thực hiện
Khay hình chữ nhật (68 x 42 x 15 cm) chứa 5 kg giá thé hỗn hợp đất — tro trâu —
xơ dừa được trộn theo tỉ lệ 1 — 1 — 1, khử trùng bằng hơi nước nóng 121°C trong 20 phút.Chung 500 hạch nam ở mỗi khay nhựa (theo từng nghiệm thức) ở độ sâu 1 — 5 cm Các khayđược bao phủ bằng màng nhựa và ủ trong 7 ngày ở nhiệt độ phòng đề thúc đầy sự phát triểncủa mầm bệnh
Chuẩn bị xạ khuẩn: xạ khuẩn được nuôi nhân trong đĩa pétri chứa môi trường
Gause I Sau 7 ngày, tiền hành bơm 5 ml nước cat thanh trùng vào dia, dùng lam (đã thanh
trùng) thu sinh khối, và lọc qua vải lược đã thanh trùng thu được sinh khối xạ khuẩn Phaloãng điều chỉnh mật số 107 cfu/m
Nghiệm thức hạt không xử lý: Hạt cải xanh được khử trùng bề mặt, sau đó đượclàm khô, gieo với độ sâu 1 em vào khay đất theo từng nghiệm thức đối chứng âm, đối
chứng dương.
Nghiệm thức hạt xử lý xạ khuẩn: Hạt cải xanh được khử trùng bề mặt ngâm 30phút trong huyền phù xạ khuẩn mật số 10” CFU/ml, sau đó được làm ráo và gieo với độsâu 1 cm vào đất đã chủng nam
Nghiệm thức hạt xử lý thuốc chứa hoạt chất mancozeb: Hạt cải xanh được khửtrùng bề mặt ngâm 30 phút trong mancozeb với nồng độ 4,167 mg/ml và sau đó được làmráo gieo với độ sâu 1 cm vào đất đã chủng nắm
Chỉ tiêu theo dõi
- Đếm số cây bị bệnh bao gồm các triệu chứng: héo, lá rũ, lở cô rễ, chết rạp ở thờiđiểm 10 ngày sau khi gieo hạt Tỉ lệ bệnh tính theo công thức: TLB (%) = A/B x 100%.Trong đó: A là số cây bị bệnh; B là tổng số cây điều tra
- Khả năng phòng bệnh tính theo công thức (Susilowati va cs, 2011): Khả năngphòng bệnh (%) = [(C* - C/(C - C*)] x 100; Trong đó: C* là số cây khỏe mạnh trongnghiệm thức; C là số cây khỏe mạnh trong đối chứng nhiễm bệnh; C- là số cây khỏemạnh trong đối chứng không bị nhiễm bệnh
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Chiều cao cây (cm) do từ bề mặt giá thé đến chóp lá caonhất của cây; Chiều dài rễ (cm) đo từ cô rễ đến đỉnh sinh trưởng của chop rễ dài nhất
Trang 34- Trọng lượng tươi và trọng lượng khô: Trọng lượng tươi (mg/cây): xác định bằngcách cân khối lượng cây tươi Trọng lượng khô (mg/cây): xác định bằng cách cân sau khi
say ở nhiệt độ 50°C cho đến khi khối lượng không đổi
2.4.4.2 Đánh giá khả năng trừ bệnh do nam R solani của xạ khuẩn
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tô với 3 nghiệmthức (1 nghiệm thức xử lý xa khuẩn, 1 nghiệm thức xử lý thuốc chứa hoạt chất mancozeb,
1 đối chứng phun nước), mỗi nghiệm thức thực hiện 2 khay, mỗi khay trồng 15 cây cảixanh, 4 lần lặp lại Thí nghiệm được thực hiện 2 lần độc lập
Mỗi khay chứa 5 kg giá thé đã được hap khử trùng, tiến hành chủng 500 hạch nam
R solani ở mỗi khay nhựa ở độ sâu 1 — 5 cm Các khay được bao phủ bằng màng nhựa
và ủ trong 7 ngày ở nhiệt độ phòng đề thúc đây sự phát triển của mầm bệnh Hạt cải xanhđược khử trùng bề mặt bằng cách rửa với Ethanol 70% trong 30 giây, tiếp theo ngâm
trong dung dịch Sodium hypochlorite (NaOCl) 1% trong 5 phút Sau đó hạt giống được
rửa lại 3 lần với nước cất vô trùng, sau đó được làm khô, gieo với độ sâu 1 cm vào bầuđất đã khử trùng Tiến hành trồng cây cải xanh 15-20 ngày tuổi (3-4 lá thật) vào khaynhựa đã được chủng nam R solani
Thời điểm xử ly: 1 lần, khi cải xanh đang có bệnh lở cô rễ bắt đầu gây hai với ti
lệ bệnh khoảng 5%.
Chỉ tiêu theo dõi
Đếm số cây bị bệnh bao gồm các triệu chứng: héo, lá rũ, lở cổ rễ, chết Tạp ở các
thời điểm 3, 7 và 14 ngày sau khi phun xử lý và tính theo công thức:
- Ti lệ bệnh tinh theo công thức: TLB (%) = A/B x 100% Trong đó: A là số cây
bị bệnh; B là tổng số cây điều tra
- Hiệu lực phòng trừ tính theo công thức Henderson - Tilton:
E(%) = {1-[(Ta x Cb)/(Tb x Ca)]} x 100
Trong đó: E: Hiệu luc phòng trừ; Ta: Ti lệ bệnh mới phát sinh ở công thức xử lythuốc tại thời điểm sau xử lý; Tb: Tỉ lệ bệnh công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xửlý; Ca: Tỉ lệ bệnh mới phát sinh ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý; Cb: Tỉ lệbệnh ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý
- Diện tích bên dưới đường cong tích lũy bệnh AUDPC (Area Under Disease
Progressive Curve) được tính theo công thức (Cooke, 2006):
Trang 35- Chỉ tiêu về năng suất: Trọng lượng tuoi (g/cây), trọng lượng 6 thí nghiệm (g).
2.4.5 Đánh giá khả năng trừ bệnh lở cỗ rễ của xạ khuẩn ngoài đồng
Thí nghiệm được bồ trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức, 4 lầnlặp lại, trong đó 1 nghiệm thức xử lý xạ khuẩn với mật số 107 cfu/ml, 1 nghiệm thức xử
lý thuốc chứa hoạt chất mancozeb, 1 nghiệm thức đối chứng (phun nước)
- Quy mô thí nghiệm: Mỗi 6 thí nghiệm: 16 m?; Tổng diện tích thí nghiệm: 16 m2
x3x4= 192m?
- Chuẩn bị đất: Cày bừa, xới xáo kỹ đất trồng, phơi ải đất 5-7 ngày Dọn sạch cỏ
dại và các xác thực vật từ vụ trước; làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luéng cao 20 — 25 cm, mat
luống rộng 1,6 m, dai 10 m, san đều mặt phang luống
- Chuan bi cây con: Hat cải xanh được khử trùng bề mặt, sau đó được làm khô vàgieo vào đất Tién hành trồng cây cải xanh 16 ngày tuổi (3-4 lá thật) vào luống với khoảng
cách cây x cây 10 cm, hang x hang 15 cm.
Chăm sóc cây: Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mat Bon phân
khi cây có 2 lá thật (8 — 9 NSG) tiến hành tưới phân hữu cơ, 7-10 ngày tưới 1 lần Phòngtrừ sâu sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh
- Chuẩn bị xạ khuẩn: Các dòng xạ khuẩn được nuôi nhân mật số trong đĩa pétri chứa
môi trường Gause I Sau 7 ngày, tiến hành bơm 5 ml nước cất đã được thanh trùng vào đĩa,
dùng lam (đã thanh trùng) thu sinh khối, và lọc qua vải lược đã thanh trùng thu được sinhkhối xạ khuẩn Tiến hành pha loãng điều chỉnh mật số 107 cfu/ml
-Thời điểm xử lý: 1 lần, khi cải xanh đang có bệnh lở cô rễ bắt đầu gây hại với tỉ
lệ bệnh khoảng 5%.
- Phương pháp điều tra:
+ Theo dõi tỉ lệ bệnh: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi
điểm theo dõi 30 cây
Trang 36+ Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm theo
đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi 3 cây
- Chỉ tiêu theo dõi:
Đếm số cây bị bệnh bao gồm các triệu chứng: héo, lá rũ, lở cô rễ, chết rap ở cácthời điểm 3, 7 và 10 ngày sau khi phun xử lý và tính theo công thức:
- Tỉ lệ bệnh tinh theo công thức: TLB (%) = A/B x 100% Trong đó: A là số cây
bị bệnh; B là tông số cây điều tra
- Hiệu lực phòng trừ tính theo công thức Henderson - Tilton:
E(%) = {1-[(Ta x Cb)/(Tb x Ca)]} x 100
Trong đó: E: Hiệu lực phòng trừ; Ta: Tỉ lệ bệnh mới phát sinh ở công thức xử lý
thuốc tại thời điểm sau xử lý; Tb: Tỉ lệ bệnh công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xử
lý; Ca: Tỉ lệ bệnh mới phát sinh ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý; Cb: Tỉ lệ
bệnh ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý
- Diện tích bên dưới đường cong tích lũy bệnh AUDPC (Area Under Disease
Progressive Curve) được tính theo công thức (Cooke, 2006):
AUDPC=}7;[Œi + Yi + 1)/2]x (Tj + 1 — Tỷ)
Trong đó: n tong số ngày theo dõi, i ngày theo dõi thứ 1, Y¡ tỉ lệ bệnh ngày thứ ¡,Y¡:¡ Tỉ lệ bệnh ngày thứ ¡+1, T:¡ — Tị thời gian giữa 2 lần theo dõi
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Chiều cao cây (cm); Số lá/cây; Chiều dài lá (cm);
Chiều rộng lá (cm); Chiều dai rễ (cm)
- Chỉ tiêu về năng suất: Trọng lượng tươi (g/cay), trọng lượng 6 thí nghiệm (kg).2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel dé tổng hợp số liệu, xử lý thống kê theo
ANOVA, trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SAS 9.4
Trang 37Chương 3: KET QUA VÀ THẢO LUẬN
3.1 Phân lập nắm Rhizoctonia solani
3.1.1 Triệu chứng bệnh
Việc xác định tác nhân gây bệnh là một bước quan trọng và là cơ sở khoa họcđúng dan dé đưa ra biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả
A: Cải ngọt; B: Cai ngồng; C: Cải xanh
Từ các triệu chứng ngoài đồng thân úng, teo tóp lại cây bị ngã nhưng lá vẫn cònxanh, làm cho mô vỏ thối bị thối nâu Tiến hành nhé đem về phòng thí nghiệm sàng lọc,phân lập Và sau đó nuôi cấy trên môi trường MEA trong 14 ngày
Dựa vào đặc điểm nuôi cây và đặc điểm hình thái trên môi trường MEA cho thấy
3 mẫu phân lập đều có sợi nam bung xù mọc có mau nâu nhạt hoặc nâu đậm trên môitrường MEA sau 14 ngày nuôi cấy Mẫu cải xanh trên môi trường MEA ở thời điểm 7ngảy sau nuôi cấy, hạch nam có dang hơi tròn, sợi bung xù tỏa cao lên trên mặt đĩa Sau
14 ngày nuôi cấy hạch nắm có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm Còn 2 mẫu cải ngọt và cảingồng không ghi nhận sự hình thành hạch nắm trên môi trường MEA sau 14 ngày nuôicấy (Hình 3.2)
Từ tất cả mẫu phân lập nam thì được xem dưới kinh hién vi cho thấy sợi nắm
phân nhánh vuông góc gần vách ngăn ngoại biên và hình thành vách ngăn gần điểmphân nhánh, sợi nam thắt eo tại vị trí phân nhánh Tat các mẫu phân lập không có maunối, không có bao tử và không có bó sợi nắm (Hình 3.3)
Trang 38Hình 3.2 Hình thái tan nam ở 14 ngày sau cấy trên môi trường MEA
(A: CN-BD; B: CG-BD; C: CX-BD)
Thắt eo
Hình 3.3 Hình dạng và kiểu phân nhánh của sợi nam, hạch nam
A: Phân nhánh vuông góc và that eo tại vi tri phân nhánh; B: Nhân tế bào sợi nam;
Trang 393.1.2 Tính gây bệnh của các mẫu phân lập nắm trên một số loại rau
Bảng 3.1 Mức độ gây bệnh của các mẫu nam R solani trên một số loại cải trong điều
kiện phòng thí nghiệm
2 Thời gian xuất Số cây Mức độ
Mẫu phân Tên cây : Tỉ lệ bệnh
` hiện vêt bệnh nhiễm gây bệnh lập trồng (%)
CX-BD Cai ngot 2 36 100 4
Cải ngồng B 36 100 4Ghi chú: Số mẫu TN: n= 36; *: đánh giá 1 lần vào thời điểm 5 ngày sau lây nhiễm
Kết quả khảo sát cho thấy cả ba mẫu phân lập đều gây bệnh cho 3 loại rau với thờigian xuất hiện bệnh và cấp độ bệnh khác nhau Hai mẫu nam không hình thành hạch
nam (CN-BD; CG-BD) có thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh sớm 2- 3 ngày sau khi
lây nhiễm, mức độ gây bệnh nặng (cấp 3-cấp 4) cho trụ hạ điệp mất màu, các vét bệnhlớn trên trụ hạ diệp, lá hoặc rễ, hoặc gây chết mầm cây sau 3 ngày Đối với mẫu nam tạohạch (CX-BD) bệnh xuất hiện sau 2 ngày lây nhiễm, gây chết mầm cây sau 3 ngày lâynhiễm (Bảng 3.1, Hình 3.4)
Qua kết qua chọn chủng nam phân lập từ cải xanh ở tỉnh Bình Dương (MPL
CX-BD) thực hiện các thí nghiệm nhà lưới.
Trang 403NSC 5NSC
Cai ngot
Hình 3.4 Tinh gây bệnh do nam R solani trên cải ngọt, cải ngồng, cải xanh điều kiện phòng thí nghiệm
NSC: ngày sau chung.