DANH MỤC CÁC BẢNGBảng Tên bảng TrangSỐ lượng phiêu thăm đò thực trạng Kết quả điêu tra thực trạng đôi với HS Mức độ sử dụng các PP và hình thức tô chức day học Nguyên nhân PP đóng vai ít
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
LOP 10 C0 BẢN
} Trưởng Đá.-+oc Su-Pham |
Người hướng dẫn khoa học: ThS TRINH LÊ HONG PHƯƠNG
Người thực hiện: HUỲNH THỊ MỸ NHUNG
Thành phố Hồ Chí Minh —~ 2014
Trang 2sU+ vue? yr
‹ TY
LỜI CẢM ƠN
Ui tấn si"
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của bản
thân, vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tòi học hỏi cũng như
thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng những lời động viên khuyến khích từ phía
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trịnh Văn Biểu và ThS Trịnh Lê Hồng
Phương đã tận tâm hướng dẫn tôi làm khóa luận, các thầy đã đưa ra những nhận xét,
góp ý quý báu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Võ Thị Thu Hà giáo viên trường THPT
An Lạc quận Binh Tân, TPHCM, thay Tran Hùng Nguyễn Minh giáo viên trường
THPT Đoàn Kết, huyện Tân Phú, tinh Đồng Nai và cô Lê Thị Mỹ Dung giáo viên
trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã hướng dẫn, hỗ trợ tôi
hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè, những người
đã thường xuyên động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận.
Lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu, trong một thời gian ngắn và khảnăng còn hạn chế, khóa luận không thé tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận
được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn.
TP.HCM tháng 4 năm 2014
Huỳnh Thị Mỹ Nhung
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
BTVN CHT
CNTT
CT CTCT
PPDH
QTDH
SGK THCS THPT
Phương pháp dạy họcQuá trình day học
Sách giáo khoa
Trung học cơ sởTrung học phổ thông
Thực nghiệm
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNGBảng Tên bảng Trang
SỐ lượng phiêu thăm đò thực trạng
Kết quả điêu tra thực trạng đôi với HS Mức độ sử dụng các PP và hình thức tô chức day học
Nguyên nhân PP đóng vai ít hoặc không được sử dụng
nghĩa của PP đóng vai trong dạy học hóa học Danh giá của GV về PP đóng vai trong dạy học Danh sách các lớp TN và DC
Bing Phan oi — tra bai Hidrosunfua
ee ed i i i) ~ tao et 0 dd — tra bài Cân băng hóa học
tiêm tra bài Cân b
w
sn tra bai Cân bằng hóa học
= ae 6 đặc trưng điêm kiêm tra bài
Cân bằng hóa học
Kết quả khảo sát HS sau thực nghiệm
Tác dụng của PP đóng vai trong dạy học
EIERBIEBERBEEEEEEEEL w w © co
a ~ ~ >
w ~ ~
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
2.1 | Chuyển dịch cân bằng theo nguyên lý “thùng nước mắm "
' Do thị đường lũy tích điểm kiếm tra bài Hidrosunfua lap
lớp BCI, TNI
Đồ thị đường lũy tích ¿ tiêm tra bài Cân bang hóa học
lớp DC2, TN2 3.7
Trang 61.1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về phương pháp đóng vai 41.1.2 Các bai báo khoa học nghiên cứu về phương pháp đóng vai §
1212006 Ct: ca cá) nO ORDO NDT Nice OORT TEEN 6626024 ed 9
1.22 Phữngg sien dạy Bassi ssoscsaansnsnnscs i siescnsonsnnnsnasbieaniins seca 10
1.2.3 Xu hướng đổi mới phương pháp day học - 2+ cczecccrzze H
1.2.4 Day học theo hướng phát huy tính tích cực của người học 17
DU pc gas sống 27
13) E Khô BÌNH gà 0á 0066610GGã0101444G)40100%6G664)033G2ss 27
1.3.2 Tác dụng của phương pháp đóng vai 222222222 2221222 crccrrre 28
EOS Gi | g, ———==——- 29
BA lan NM cia 2c 2t tan666G242610/000016ã060120i/002ã033860A00i03ã288G1ã3 30
1.3.5 Van dụng phương pháp đóng vai trong day học hóa học 31
1.4 Thực trạng sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy hoc hóa học ở trường
Trang 7TÁM đt đÌN ae ee ee 311.4.2 Đối tượng và phương pháp điều tra 2: 2-22 CEzzctxgccveecccecrre 32425: KÀI quả đ ỒN Riocccc<c06ccC20026ccccoii0L2S0aaii2002i2ả,a62 32
t©4Ä{(ik6x kcwidtiavbuiddfsicecdlgaG&@nudidsdausgsassa 52
2.4.1 Giáo án bài hình thành kiến thức mới + ccccczoee 52
342:0160WN 0N NÀcxeSSSẰSSẰễieễSiSeeeessoee=ese 71
214.3: olla án lãi thangs a ii isis ncaa 76
2.4.4 Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học 81
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHAM sssssccssssssssessssessecsessssnnsesseessnseeesnssnunee 87
3.1 Mục đích thực nghiệm Hee 87
32 “RABE trguag Wingo rghit ceases ctcchlkius celal Scab 87
34 Tiên hinkthye nghite cs SSS 87
SS, TK QU NHI a Bi iscsi onntiieoaeeebeedoiicdasaokicaoio.esee 89
Trang 8FST: St cial XIN ba ssc 6cch u20 26a cau sii 893.5.2 Kết quả định tính 2«+C2+sZCEEEC+A17771124177222224zEE2222ecriree 102
3.6 Những bài học kinh nghigm ccccccssssessssssssvseseseccessssssessereeceesssseeessessnsnseces 105
Je WUE LS ` cá TRHÍP GA NNSRNNSXg 5s s 109KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 55-<<c2cccee De i at 110 TÀTLIẾU THAN KHẢ passa sits it nani 113
PHU LUC
Trang 9MỞ ĐÀU
1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI Nhân loại đang bước vào thế ki XXI, xã hội đang tiến din đến “xã hội học
tập”, con người vừa là mục đích vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế
- xã hội Chính vì vậy mà đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện, hài hoa, cân
đối, đủ cả đức và tài, không những giỏi về trí thức mà còn phải tết về kỹ năng để có
thể tồn tại, phát triển và thích ứng với mọi tình huống trong cuộc sống
Nền giáo dục Việt Nam cũng hưởng ứng nền giáo dục toàn diện, từng bước đổimới vả chuyển từ trang bị kiến thức, kỹ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất
của người học Đổi mới PPDH là nhiệm vụ khá quan trọng trong thé ki XXI và điều
này thể hiện rõ trong Luật Giáo dục năm 2005: “Phuong pháp giáo dục phô thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” Theo đó, GV phải vừa sử dụng linh hoạt, sáng tạo các PP truyền
thống, vừa nghiên cứu và vận dụng các PPDH mới vào quá trình dạy học.
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu vé vấn dé đổi mới PPDH như: dạy học dy án, hợp tác nhóm, blog day học, E-learning đã chuyển hẳn trọng tâm dạy học từ GV sang HS, phát huy tối đa tính tích cực của người học Bên
cạnh đó cũng có nhiều PPDH tích cực mang tính “vừa học, vừa chơi” như: trò chơi
trong đạy học, tham quan học tập, đặc biệt là PP đóng vai Bên cạnh việc dạy
kiến thức, những câu chuyện hay tình huống trong PP đóng vai còn gửi đến các em những bài học về đạo đức và kỹ năng xã hội Từ đó giờ học trở nên hứng thú, thoái mái hơn, giúp HS phát triển trí tưởng tượng, lôi kéo được các em tham gia vào côngcuộc tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức, nang cao chất lượng dạy học Dù đóng vai làmột công cụ giảng day hữu hiệu nhưng PP này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi ở
các trường phô thông Đóng vai được nghiên cứu va vận dụng nhiều ở các bậc Mam
non, Tiểu học và Đại học với các môn học đặc thù như Đạo đức, Giáo dục công
Trang 10dân, tâm ly học Việc áp dung đóng vai vào bậc THPT, nhất là các môn tự nhiêncòn rất hạn chế và không phô biến Trong khi trên thé giới, đóng vai đã được ápdụng vào hầu hết các bộ môn ở các cắp bậc, nên việc nghiên cửu và áp dụng PP
đóng vai vào dạy học ở Việt Nam là hết sức cần thiết
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn dé tài nghiên cứu: “Sử dungphương pháp đóng vai trong dạy học hóa học lớp 10 cơ bản” nhằm phát huy tính
tích cực, sáng tạo và tạo niềm đam mê hóa học cho HS.
2 MỤC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CUU
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu va vận dụng PP đóng vai trong day học Hóa học lớp 10 cơ ban
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và niềm đam mê hóa học cho HS
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu hệ thống lý luận về PPDH và PP đóng vai làm cơ sởnghiên cứu cho đề tài
2.2.2 Khảo sát thực trạng việc sử dụng các PPDH và PP đóng vai trong dạy
học hóa học ở trường THPT
2.2.3 Thiết kế một số giáo án có vận dụng PP đóng vai
2.2.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm
2.2.5 Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế dạy
học
3 KHÁCH THẺ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đạy học môn Hóa học ở trường THPT.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dung PP đóng vai vào day học môn Hóa học lớp 10 cơ bản.
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Nội dung: chương trình Hóa học lớp 10 cơ bản.
4.2 Địa bản nghiên cứu: một số trường THPT ở TPHCM và Đồng Nai
4.3 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014.
Trang 115 GIA THUYET KHOA HỌC
Nếu vận dụng PP đóng vai có tính khoa học và sáng tạo sẽ khơi gợi lòng yêu
thích môn học, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, qua đó góp phan
nâng cao chất lượng đạy học hóa học ở trường THPT.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dé tai.
- Sử dụng phối hợp các PP phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa.
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- PP điều tra, khảo sắt thực tế.
- Phỏng van, trò chuyện, trao đổi với GV ở trường THPT va sinh viên.
- Tìm hiểu, trao đổi ý kiến với các em HS.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phan tích, hệ thống, tổng hợp và rút ra kết luận
6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Dùng các PP thống kê toán học dé xử lý các số liệu, các kết quả điều tra và các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực.
7, ĐÓNG GÓP MỚI CUA ĐÈ TÀI
- _ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đổi mới PPDH ở trường THPT.
- Thiết kế một số giáo án có sử dụng PP đóng vai lớp 10 cơ ban nhằm tạo
hứng thú và phát huy tính tích cực, sáng tạo ở HS.
Trang 12Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhiều PP giáo dục cổ điển chỉ chú trọng đến nhồi nhét kiến thức mà khôngquan tâm đến tâm lý HS Các PP giáo dục hiện đại đang chú ý hơn đến việc làm saocho HS “hoc mà phân khởi như chơi” nhằm tăng hiệu quả của quá trình tiếp thukiến thức Đã có nhiều tác giả viết và nghiên cứu về các PP giáo dục hiện đại, trong
đó có PP đóng vai dé giúp HS say mê va hứng thú hơn với việc học
1.1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về phương pháp đóng vai
Trong những năm gần đây, nhận thấy đóng vai là một công cụ giảng dạy hữu
ich vì nó giúp phát triển ki năng thực hành vả kiến thức chuyên môn, đã cỏ nhiềucông trình khoa học nghiên cứu về PP này Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
về PP đóng vai ở trường THPT, đa số các nghiên cứu tập trung ở các bậc Mam non,Tiểu học và Cao đẳng Đại học Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số công trình
tiêu biểu:
1.1.1.1 Khóa luận tốt nghiệp
1 Khóa luận tết nghiệp: Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ
dé cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong chương trình đổi mới giáo dục mdm non tại
TPHCM của sinh viên Nguyễn Thùy Thu Loan, khoa Giáo dục Mầm non - Đại học
Sư phạm TPHCM (2005).
Tài liệu gồm 72 trang khổ A4, nội dung nghiên cứu gồm 3 phan chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận của để tài nghiên cứu (26 trang).
- _ Chương 2: Khảo sát thực trạng và phân tích kết qua (30 trang)
- _ Chương 3: Phân tích nguyên nhân thực trang (16 trang).
Khóa luận trình bay khá kĩ cơ sở lí luận về tổ chức đóng vai theo chủ dé,nghiên cứu sâu về lịch sử hình thành trò chơi đóng vai ở trẻ mẫu giáo Bên cạnh đótác giả còn dé xuất các biện pháp tổ chức hoạt động đóng vai trong chương trình đổimới của giáo viên mầm non
2 Khóa luận tốt nghiệp: Thứ nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ vàphương pháp đóng vai trong day học môn hóa lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính
Trang 13tích cực của học sinh của sinh viên Nguyễn Thị Khánh Chỉ, khoa Hóa — Đại học Su
phạm TPHCM (2007).
Tài liệu gồm 114 trang khổ A4, nội dung nghiên cứu gồm 3 phan chính:
- Chương |: Cơ sở lý luận của dé tài nghiên cứu (18 trang)
- Chương 2: Thiết kế một số giáo án dạy học có sử dụng PP hợp tác nhóm
nhỏ và PP đóng vai (88 trang).
~ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (8 trang).
Sau khi giới thiệu cơ sở lý luận của van đề nghiên cứu, tác giả đã thiết kế một
số giáo án có sử dụng PP hợp tác nhóm nhỏ và PP đóng vai Các tình huống đóngvai khá gần gũi và để thực hiện trong một tiết học Trong phần thực nghiệm sưphạm, tác giả đã vận dụng vào một số bai cụ thé để tổ chức hoạt động nhóm vàđóng vai Khóa luận đã đưa ra một số kinh nghiệm quý giá ve việc lựa chon nộidung đóng vai, chia nhóm đóng vai, viết kịch bản, chuẩn bị, tổ chức
Tuy nhiên khóa luận chưa trình bày được cách sử dụng đóng vai như thế nào
để phát huy tính tích cực của HS, khóa luận đưa ra một số kịch bản đóng vai và cho
HS diễn theo kịch bản chứ không diễn theo tưởng tượng, cách xử lí tình huống của
HS Khóa luận trình bày ki về PP hợp tác nhóm nhỏ trong khi đó PP đóng vai nội
dung còn khá ít và được nghiên cứu chưa sâu.
3 Khóa luận tốt nghiệp: Van dựng phương pháp đóng vai trong day học môn
Tâm lý học ở Đại học Hải Phòng của sinh viên Dinh Thị Phương Thảo - Đại học
Hải Phòng (2009).
Tài liệu gồm 64 trang khổ A4, nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính:
~ Chương |: Cơ sở lý luận của PP đóng vai (22 trang).
- Chương 2: Thực trạng việc sử dụng PP đóng vai trong dạy học môn tâm lý học ở trường Đại học Hải Phòng (34 trang).
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (8 trang).
Đây là tài liệu trình bảy khá rõ rang về cơ sở lý luận của PP đóng vai như: bảnchat, đặc điểm của PP, nguyén tắc xây dựng kịch bản, nguyên tắc vả quy trình sử
dụng PP.
Trang 14l.I12 Luận văn thạc sĩ giáo dục học
1 Luận văn: Dey học kịch bản van học ở trung học pho thông theo đặc trưng
thé loại của tác giả Trương Kim Thuyên, Trường Dai học Sư phạm — Dai học Thái
Nguyên (2009).
Tài liệu gồm 100 trang khổ A4 nội dung nghiễn cứu gồm 3 phần chính:
- Chương |: Kịch bản văn học và việc day học kịch bản văn học trong nhà
trường (28 trang).
- Chương 2: Dạy học kịch bản văn học “Vinh biệt Cửu Trùng Đài” và “Hồn
Trương Ba, da hàng thịt” ở Trung học phổ thông (42 trang)
- Chương 3: Thiết kế dạy học thể nghiệm (30 trang)
Tuy luận văn nảy thiên về văn học nhiều hơn nhưng đây là tải liệu tham khảothật sự qúy báu về kịch và nghệ thuật sử dụng kịch trong dạy học
2 Luận văn: Sử dung phương pháp tình huống kết hợp phương pháp đóng vai
trong dạy học môn Giáo đục công dân lớp 12 của tác giả Đào Thị Hường, Trường
Đại học Vinh (2011).
Tài liệu gồm 115 trang khổ A4, nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử đụng PP tình huống kết hợp
với PP đóng vai trong dạy học môn GDCD lớp 12 (43 trang).
- Chương 2: Thực nghiệm sư phạm về sử dụng PP tình huống kết hợp với PP
đóng vai trong day học môn GDCD lớp 12 (25 trang).
- Chương 3: Quy trình và điều kiện sử dụng PP tình huống kết hợp với PP
đóng vai trong day học môn GDCD lớp 12 (47 trang).
Luận văn đã có những đóng góp to lớn vào việc đối mới PPDH môn GDCDlớp 12 hiện nay, đã đưa PP đóng vai tiếp xúc và trở nên gần gũi hơn với các em HS.Luận văn còn đề xuất điều kiện sử dụng PP tình huống kết hợp với PP đóng vainhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phát huy tính năng độngsáng tạo, chủ động trong việc chiếm lĩnh trí thức, tạo niềm vui và sự hứng thú trong
học tập của HS.
Trang 151.1.1.3 Luận án tién sĩ giáo duc học
Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai có chủ dé chotrẻ 5 tuổi của sinh viên Cao đẳng sư phạm nhà trẻ mau giáo của tac giả Hoàng Thị
Oanh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1998).
Bồ cục của luận án gồm 3 chương, 12 mục, trong đó có 19 bảng, 4 biểu đồ
Nội dung luận án được trình bày trong 199 trang không tính phụ lục và tải liệu tham khảo.
- Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng té chức trò chơi đóng vai có
chủ đề cho trẻ 5 tuổi của sinh viên Cao đăng sư phạm sư phạm mẫu giáo
- Chương 2: Nội dung PP nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Đây là đề tài đầu tiền nghiên cứu có hệ thống về kỹ năng t6 chức trò chơi đóng
vai có chủ đề cho trẻ 5 tuổi của sinh viên Cao đăng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo theoquan điểm cấu trúc tâm lý hoạt động sư phạm của người GV, Luận án góp phần làmsáng tỏ lý luận về kỹ năng sư phạm của người GV trong việc chăm sóc giáo dục trẻ,góp phần bổ sung cho lý luận tâm lý học sư phạm và tâm lý học phát triển, Luận ánxác định 4 nhóm kỹ năng cơ bản trong hệ thống kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai
có chủ để cho trẻ 5 tuổi: nhận thức, thiết kế, giao tiếp, tô chức thực hiện, làm cơ sởcho việc tìm tòi các biện pháp tác động sư phạm nhằm phát triển kỹ năng này cho
sinh viên Đồng thời nâng cao hiệu quả rèn luyện tay nghề cho sinh viên, góp phầnnâng cao chất lượng dao tạo trong trường sư phạm mam non Các biện pháp nêu ratrong luận án có thể vận dụng trong việc cải tiến nội dung, PP giáo dục nhằm nângcao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mdm non hiện nay.
Đây là một tài liệu quý giá về các kỹ năng tổ chức trò chơi đóng vai dành chosinh viên và GV, đặc biệt cho sinh viên mam non
nhiên các nghiên cứu chưa dé cập nhiều đến PP đóng vai trong dạy học các môn tựnhiên Hầu hết HS cảm nhận các môn tự nhiên rất khô khan, nhức đầu bởi các con
Trang 16số vì vậy việc đưa PP đóng vai vào dạy học các môn tự nhiên, trong đó có môn Hóahọc là hết sức cần thiết.
1.1.2 Các bài báo khoa học nghiên cứu về phương pháp đóng vai
Nhận thấy PP đóng vai là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giáo dục Việt Namcũng như một số nên giáo dục tiên tiễn trên thé giới đã có nhiều bai báo khoa họcnghiên cứu về PP này.
1 Bài viết Thực trang tinh tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong
trò chơi phân vai có chủ dé của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn in trên Tap chí Dai học
Sai Gòn, Quyển số 7 - Tháng 9/2011 Bài báo dé cập đến một trong những phẩm chất tâm lí rất quan trọng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là tính tích cực nhận thức.
Qua nghiên cứu van dé này của trẻ trong trò chơi phân vai có chủ dé cho thấy trẻ
bộc lộ khá rõ tích tích cực nhận thức nhưng chủ yếu chỉ ở mức trung bình Trong
đó, tiêu chí liên quan đến sự yêu thích và thái độ khi chơi đạt mức khá hơn, cònnhững tiêu chí liên quan đến kĩ năng chơi có sự hạn chế
2 Bài viết Hướng dan thực hành: Đóng vai như là một phương pháp giảng dạy
do Lê Thị Ngọc Thương biên dịch từ tài liệu Role Play as a Teaching Method: A
Practical Guide của Dr Kanokwan Manorom and Zoé Pollock, được đăng trên trang web của Viện Nghiên Cứu Giáo Dục - Trường Đại học Sư phạm TPHCM
(2011) Đây là một hướng din được thiết kế như một chỉ dẫn cho GV có nhu cầu sử dụng đóng vai như một công cụ giảng dạy Bài viết đã giới thiệu tằm quan trọng của
đóng vai trong dạy học ở bậc đại học và các giai đoạn thực hiện trong kĩ thuật đóng vai (có bốn giai đoạn là chỉ dẫn, tương tác, diễn đàn và phỏng vắn).
3 Bài viết: Role-Playing in Science Education: An Effective Strategy for
Developing Multiple Perspectives cia hai tác gid Elaine V Howes & Barbara C.
Cruz, University of South Florida in trén Journal of Elementary Science Education
(Tạp chi Khoa học Giáo dục Tiểu học), Vol 21, No 3 (Summer 2009) Bài viết này nghiên cứu chiến lược sử dụng đóng vai trong giáo dục Cao đăng và Đại học Đóngvai có thé sử dung trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, tư van và tâm lí học, khoahọc xã hội, Gần đây các ngành khoa học tự nhiên cũng bắt đầu sử dung đóng vai
Trang 17như một chiến lược giảng dạy Đặc biệt bài viết này quan tâm đến việc sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học hướng dẫn HS của họ đóng vai các nhà khoa học trên thégiới như thế nao.
môn nao hay cap bậc nao, PP đóng vai cũng là một chiến lược giảng dạy hiệu quả trong công cuộc đổi mới giáo dục trên toàn thế giới.
1.2 Một số vấn đề về day học
1.2.1 Quá trình dạy học
1.2.1.1 Khái niệm
Theo tác giá Phan Trọng Ngọ [31]: "QTDH là chuỗi liên tiếp các hành động
day và hành động của người dạy và người học đan xen va tương tác với nhau trong
khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”.
QTDH là một quá trình toàn vẹn gồm 3 thành phần có quan hệ mật thiết với
nhau là: môn học, việc day và việc học.
Theo thuyết kién tạo của tâm lý học dạy học, không phải người dạy mà làngười học trong sự tương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của
QTDH Nội dung học tập cin định hướng vào hứng thú người học vì có thé học hỏi
dễ nhất từ nội dung mà người ta cảm thấy hứng thú hoặc có tính thách thức [13]
Nói một cách ngắn gọn, QTDH là hệ thống những hành động liên tiếp và
thâm nhập vào nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm làm cho
trò phát triển được nhân cách và qua đó đạt được mục đích dạy học.
1.2.1.2 Vai trò của GV trong quá trình day học [13]
Với PPDH tích cực vai trò của GV như một chất xúc tác cho sự phát triểnnăng lực tư duy sáng tạo của HS Thay là người thiết kế, điều khiển dé HS học tậptích cực và tự giác Thầy kích động va khơi đậy hứng thú học tập của trỏ, tổ chức và điều khiển để trò chủ động sáng tạo, tích cực học tập Có thé nhớ đến câu nói bat
ha của William A.Ward: “Chỉ nói thôi là thầy giáo xoang, giảng giải là thầy giáo tốt, minh họa biểu diễn là thay giáo giỏi, gây hứng thú học tập là thầy giáo vĩ dai”.
Trong QTDH GV có 4 vai trò chính:
Trang 18Là người cô vũ: GV nên có thái độ cởi mở, trân trọng những tìm tòi mới mẻ
của HS sự chấp nhận những giải pháp hay sẽ có tác động khuyến khích các em rấtlớn GV chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết, điều đó thúc đây sự phát triển tư duy
sáng tạo của HS.
- La người tổ chức: Lớp học phải trở thành một cộng đồng xã hội trong đó có
sự hợp tác học tập giữa tất cả các thành viên, sao cho mỗi HS phát huy hết năng lực
và sự sáng tạo của minh GV tổ chức cho HS tranh luận, tim tòi, khám phá, tìm ra
chìa khóa dé giải bai toán tri thức Khi đó, GV phải kích thích sự suy nghĩ tiếp nối
nhằm lam cho các em tích cực đào sâu van đề hơn nữa
Là người thiết kế: GV là người thiết kế, xây dựng nội dung giảng dạy, tạo ra
các tình huống để HS tự giác đảm nhận nhiệm vụ học tập Nếu GV thiết kế đượcmột bài lên lớp mà sử dụng khéo léo các câu hỏi, bài tập; đáp ứng được nhu cầuphát triển trí tưởng tượng, óc tỏ mò, sự say mé tim tòi cái mới của HS thi giờ học
đó được xem là thành công.
- La người đánh giá: GV phải có đủ năng lực, đủ trình độ để nhận ra cái độcđáo, đánh giá đúng đắn giá trị thật sự các sản phẩm sáng tạo của HS Trong trườnghợp HS có những ý kiến táo bạo, có những cách giải lạ GV phải bình tĩnh nghiêncứu, thận trọng trao đổi thăng thắn van đề, cuối cùng rút ra kết luận chính xác Sự
đánh giá của GV phái vô tư, khách quan, khoa học.
1.2.2 Phương pháp dạy học
1.2.2.1 Khái niệm
Thuật ngữ phương pháp (PP) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa
là con đường đi đến mục đích Theo đó, PPDH là con đường để đạt mục đích dạy
học PPDH là cách thức hành động của GV và HS trong QTDH Cách thức hành
động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể Cách thức và hình thức
không tách nhau một cách độc lập Sau đây là một số định nghĩa về PPDH:
Theo Nguyễn Ngọc Quang [35]: “PPDH là cách thức làm việc của thay và
của trò (rong sự phối hợp thông nhất và dưới sự chỉ đạo của thây, nhằm làm cho trò
tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục dich dạy học ”.
Trang 19Còn tác giả Dang Vũ Hoạt [33] cho rằng: “PPDH là tổ hợp các cách thức
hoạt động của thay và trò trong quả trình dạy học, được tiễn hành didi vai trò chủ đạo của thay, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy hoc”.
Theo Tran Bá Hoành [22]: “PPDH là con đường, cách thức GV hưởng dẫn,
tỏ chức chi đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt các mục
tiêu dạy hoc’
Theo Phạm Viết Vượng [51]: "Phương pháp day học là tổng hợp các cáchthức hoạt động phỏi hợp của GV và HS trong dé PP dạy chỉ đạo PP học, nhằm
giúp HS chiếm lĩnh hệ thông kiến thức khoa học và hình thành hệ thông kỹ năng kỳ
xảo thực hành sáng tạo.
Từ các định nghĩa trên có thé nêu lên một cách khái quát về khái niệm PPDH:
PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong
những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học
1222 Mội số đặc điểm của PPDH [13]
PPDH là một khái niệm rất phức hợp, có nhiều bình diện, phương diện khác nhau Có thể nêu ra một số đặc điểm của PPDH như sau:
- PPDH định hướng thực hiện mục tiêu dạy học;
- PPDH là sự thống nhất của PP dạy và PP học;
- PPDH thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục;
- PPDH là sự thống nhất của logic nội dung dạy học va logic tâm lý nhận thức;
- PPDH có mặt bên ngoài và bên trong;
- PPDH có mặt khách quan và chủ quan;
- PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học
1.2.3 Xu hướng đỗi mới phương pháp dạy học
1.2.3.1 Sự can thiết phải đổi mới PPDH [6], [39]
a Nhu cầu đổi mới PPDH
Chúng ta đang ở trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền
kinh tế chuyển đổi tir cơ cau kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trưởng Sự thay đổi
Trang 20này đòi hỏi ngành giáo dục cần có đổi mới nhất định để đáp ứng yêu cầu đào tao
nguồn nhãn lực cho một xã hội phát triển
Ngày nay mục đích của việc học là để chuẩn bị cho cuộc sống đa dạng, đa
phương, hòa nhập thé giới Vì vậy thanh niên ý thức được rằng học giỏi trong nhà
trường sẽ hứa hẹn thanh dat trong cuộc đời Phan dau học tập tự lực, có trình độchuyên môn sâu là con đường tốt nhất để mỗi thanh niên đạt tới vị trí kinh tế, xã hội
phù hợp với năng lực của mình Khi đó họ sẽ chủ động lao vào học tập, làm việc
sáng tạo không biết mệt mỏi Với đối tượng học như vậy sẽ đòi hỏi nhà trường thayđổi nhiều vé nội dung PP hình thức tô chức day học các môn học dé có những sảnphẩm đào tạo với chất lượng ngày càng cao, cung cắp cho thị trường lao động đầybién đôi.
Ở nước ta có một thuận lợi lớn mà không phải nước nào cũng có được, đó là
truyền thống hiếu học, là sự gắn bó giữa GV, phụ huynh và HS, đó là dư luận xã hộirat quan tâm và nhạy cảm với các vấn dé của giáo dục
Không chỉ ở nước ta mà trên thế giới xu hướng đổi mới PPDH luôn luôn là
nhu cầu được tiến hành nghiên cứu và đổi mới thường xuyên Bộ ba mới được đưa
ra đó là “thái độ - kỹ năng - kiến thức” đã đảo lộn thứ tự so với bộ ba truyền thốngtrước kia là “kiến thức - kỹ năng - thái độ” Ngoài ra cách học và mục tiêu giáo dục
cũng có nhiều thay đổi, ví dụ như từ học lấy việc tiêu hóa kiến thức làm trung tâm chuyển thành học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi đưỡng thái độ làm trung tâm, từhọc theo kiểu bị áp đặt chuyển thành học theo kiểu thu hút sự tham gia, tương ứng
với lợi ích.
b Ảnh hưởng của công nghệ dạy học và CNTT
Sự phát triển của tư tưởng công nghệ dạy học hiện đại, được sự hỗ trợ của sựphát triển như vũ bão của tin học, của CNTT đã làm nảy sinh những PPDH mới nhưdạy học trên mạng máy tính cùng lúc cho nhiều người nhưng vẫn cá thể hóa Trongmôi trường siêu liên kết của mạng, người học có thể tự học theo ý thích Các thiết bịdạy học hiện đại như chip thêm cánh cho việc thực thi các PPDH của mình hiệu
quả hơn.
Trang 21c Thực trạng sử dụng các PPDH ở nước ta
Trong QTDH, GV chưa sử dụng phối hợp các PPDH đẻ phát huy tính tích cực
của HS, GV chủ yếu dùng PP thuyết trình và diễn giảng Vì thế HS ít được hoạt
động trong các giờ học, hoạt động chính của các em là ngồi nghe giảng và ghi chép
Đôi với môn hóa học, các PPDH được sử dụng trong các gid học chưa thể
hiện được PP nhận thức khoa học bộ môn GV sử đụng thí nghiệm hóa học còn ít, các phương tiện trực quan và các PP kích thích HS tư duy, sáng tạo chưa được sử
dụng nhiều, nhất là các PP rèn luyện kỹ năng mềm.
1.2.3.2, Mục dich của việc đồi mới PPDH [8]
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới
đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, PP, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết
quả của QTDH, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH.
Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy họctruyền thụ một chiều thụ động sang dạy học theo PPDH tích cực nhằm phát huy khả
năng tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, luyện cho HS có khả năng tự học, tỉnh
thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong thực
tiễn.
Việc đổi mới PPDH sẽ tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập của HS HS
say mê tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác, xử lý thông tin, và thôngqua các hoạt động đó HS sẽ hình thành kiến thức, năng lực, phẩm chất.
Việc đổi mới PPDH chú trọng hình thành các năng lực (tự học sáng tạo, hợp
tác, ), dạy PP và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học HS học đẻ đáp ứng
Trang 22những yêu cầu của cuộc sống trong tương lai nên những kiến thức cung cấp cho HS
phải can thiết và bổ ich.
Muốn đổi mới cách học thì phải đối mới cách dạy cách dạy quyết định cách học Tuy nhiên cách học thụ động của HS đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách dạy của thay Do đó GV can được béi dưỡng và phải kiên trì thực hiện theo các PPDH
tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS tử đơn giản đến phức tap, từ thấp
đến cao Trong đôi mới PP phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa thay va trò, phải có sựphối hợp hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò thì QTDH mới có kết
quả.
1.233 Một số xu hướng đổi mới PPDH [4], [12]
Thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử
nghiệm về đổi mới PPDH theo các hướng khác nhau Sau đây là một số xu hướng
đổi mới cơ bản:
1 Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học Chuyển
trọng tâm hoạt động từ GV sang HS, chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm
tòi, khám phá Tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
2 Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho HS phương pháp học
tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời.
3 Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào
cuộc sống thực tế Chuyển từ lối học nặng né về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi
trọng việc vận dụng kiến thức
4 Cá thể hóa việc dạy học Việc dạy học thích ứng với năng lực và điều kiệncủa từng người học ở mức độ từ thấp đến cao Biện pháp: chia nhỏ lớp, dạy học
theo nhóm nhỏ
5 Tăng cường sử đụng thông tin trên mang, sử dụng tôi wu các phương tiện day
học đặc biệt là tin học và CNTT vào đạy học.
Trang 236 Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơnthuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức; sử dụngnhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học
7 Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày cảng cao (theo sự
phát triển của HS, theo cap học bậc học)
8 Dạy học hợp tac.
1.2.3.4, Một số biện pháp đổi mới PPDH [13]
Các biện pháp đổi mới PPDH rất phong phú Sau đây khuyến nghị một sốbiện pháp đổi mới PPDH dành cho GV
- Đổi mới việc thiết kế vả chuẩn bị bai day họcTrong việc thiết kế giáo án, GV cần xác định các mục tiêu dạy học về kiến
thức, kỹ năng một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra, đánh giá được.
Trong việc xác định nội dung dạy học, GV không chỉ chú ý đến các kỹ năngchuyên môn mà còn chú ý những nội dung có thể phát triển các năng lực chungkhác như năng lực PP, năng lực xã hội, năng lực cá thé
Trong việc thiết kế PPDH cần bắt đầu từ bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức tổ chức dạy học phù hợp Từ đó xác định các PPDH cụ thể và thiết
kế hoạt động của GV và HS theo trình tự các tình huống day học nhỏ ở bình điện vi
mô.
Sử dụng CNTT, chẳng hạn sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint là mộtphương hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy học cũng như hoạt động dạy học Tuynhiên “giáo án điện tử” không phải là tat cả của việc đổi mới PPDH
- Cải tiến các PPDH truyền thốngĐổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc
mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm củachúng Tuy nhiên, các PPDH truyén thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bêncạnh các PPDH truyền thong can kết hợp sử dụng các PPDH mới, đặc biệt là những
PP và kỹ thuật day học phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS Ching hạn có thé
Trang 24tăng cường tính tích cực nhận thức của HS trong thuyết trình, đàm thoại theo quan
điểm DHGQVD
- Kết hợp đa dạng các PPDH
Không có một PPDH toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung day
học Mỗi PP và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm va giới hạn sử dụng
riêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng các PP và hình thức dạy học trong toàn bộQTDH là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất
lượng đạy học.
Trong thực tiễn dạy học ở trường THPT hiện nay, nhiều GV đã cải tiến bài lênlớp theo hướng kết hợp thuyết trình của GV với hình thức làm việc nhóm, góp phantích cực hóa hoạt động nhận thức của HS Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đadạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trongbài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm
vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những PP chuyên biệt
như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án Mặt khác, việc bỗ sung
day học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chi cho thấy rõviệc tích cực hóa “bền ngoài” của HS Muốn đảm bảo việc tích cực hóa “bên trong”cần chú ý đến mặt bên trong của PPDH, vận dụng DHGQVD và các PPDH tích cực
khác.
- Vận dụng DHGQVĐ
DHGQVD là quan điểm day học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng
nhận biết và giải quyết vấn đề HS được đặt trong một tình huống có vấn dé, đó làtình huống chira đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vin đề giúp
HS lĩnh hội tri thức, kỳ năng va PP nhận thức DHGQVD là con đường cơ bản đểphát huy tính tích cực nhận thức của HS, có thé áp dụng trong nhiễu hình thức day
học với những mức độ khác nhau của HS.
- Vận dụng đạy học theo tình huống
Dạy học theo tình hudng là một quan điểm day học, trong đó việc day họcđược tổ chức theo một chủ dé phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống
Trang 25và nghé nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo
điều kiện cho HS kiến tạo tri thức theo cá nhân va trong mỗi quan hệ tương tac xã
hội của việc học tập.
1.2.4 Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học
1.2.4.1 Tính tích cực trong học tập [16J [21) [47] [48]
a Khái niệm tính tích cực
Tính tích cực là một thuộc tính quan trọng của nhân cách, được biểu hiện qua
hành động năng nẻ, hăng hái của chủ thể và có ảnh hưởng lớn đến kết quả của công
việc Nó làm cho quá trình học tập, tìm tòi, sáng tạo có tính định hướng cao hơn, từ
đó con người dễ làm chủ và điều khiển hoạt động của mình.
Tính tích cực trong hoạt động liên quan với động cơ Từ động cơ sinh ra hứng
thú - tiền dé của sự tự giác Hứng thú và tự giác lại là hai yếu tố tâm lý cơ bản đểtạo nên tính tích cực Tính tích cực là nguồn gốc của tư duy độc lập Tư duy độc lập
là mam mồng của sáng tạo
Tính tích cực có những đặc trưng sau
- Tác động qua lại.
- Tham gia, hợp tác.
- Tính van để cao của dạy học hay tính liên tục của nhận thức.
Theo GS Hà Thế Ngữ [33] thì tính tích cực hoạt động nhận thức của HS là sự
ý thức được nhiệm vụ học tập từng bộ môn, từng bài nói riêng thông qua việc HS
hăng say học tập, từ đó tự mình ra sức hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự mình khắc
phục khó khăn để nắm tri thức, kỹ năng mới và nắm tải liệu một cách tự giác Với
sự hướng dẫn của GV, HS tự mình nắm bản chất của sự vật, hiện tượng mà tri thức
đó phản ánh, biến tri thức thành vốn riêng của mình, thành một bộ phận kinhnghiệm của cuộc sống của mình, thành một bộ phận của thuộc tính nhân cách
Theo I.U.C Babanxki {2} tính tích cực trong học tập được hiểu là : “Sự phảnánh vai trò tích cực của cá nhân HS trong quá trình học, nhắn mạnh rằng HS là chủthể của quá trình học chứ không phải là đối tượng thụ động Tính tích cực của HSkhông chỉ tập trung vào việc ghi chép, ghi nhớ đơn giản hay thé hiện sự chú ý ma
Trang 26con hướng HS tự lĩnh hội các tri thức mới, tự nghiên cứu các sự kiện, tự rút ra kếtluận va tự khái quát sao cho để hiểu tự cụ thé kiến thức mới nhằm tiếp thu kiến
thức mới”.
Theo Êxipôp [18] và I.F Kharlamop [25]: “Tinh tích cực của HS là trạng thái
hoạt động của HS đặc trưng bởi khát vọng học tập - huy động trí tuệ và nghị lực
trong quá trình nắm vững kiến thức”.
Như vậy ta có thé coi tính tích cực trong học tập la sự tự giác tìm tòi, nắm
vững tri thức, vận dụng nó một cách thành thạo vảo thực tiễn Tích cực hóa hoạtđộng nhận thức tức là chuyên người học từ vị trí thụ động sang chủ động, giúp họ
tìm thấy niềm say mê hứng thú trong học tập Kết quả học tập của HS phụ thuộc rất
nhiều vao tính tích cực hoạt động nhận thức nên việc học tập chỉ có hiệu quả caokhi GV phát huy hết khả năng tích cực sáng tạo của HS
b Vai trò của tính tích cực trong học tập
HS là chủ thể của quá trình học tập vì vậy việc học tập chỉ có kết quả nếu HS
có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo HS chi nim vững tri thức, hình thành cho
mình những kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực tư duy sáng tạo từ đó hình thành
và phát triển nhân cách khi các em tích cực nhận thức, có động cơ, mục đích đúng
trong quá trình học tập Nếu như các em không có nhu cầu học tập, không có động
cơ học tập trong sáng, không cố gắng vươn lên thì không bao giờ có kết quả học tập
tốt Việc học tập của HS chỉ có kết quả cao khi chính các em ý thức được nhiệm vụhọc tập của mình, biết tự chuyển hóa những yêu cầu của xã hội thành nhu cầu họctập của bản thân và cố gắng khắc phục khó khăn vươn tới mục tiêu đã định
Tính tích cực là một trong những điều kiện quan trọng để HS đạt kết quả cao
trong học tập Tính tích cực giúp cho khả năng ghi nhớ của con người tốt hơn, kiến thức có được nhờ quá trình tích cực nhận thức của HS sẽ tồn tại vừng chắc hơn Do
đó tính tích cực sáng tạo trong học tập có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu năm vừng tri thức.
Tính tích cực của HS chính là một động lực của QTDH Với PP giảng dạy chủ
yếu là truyền đạt, thông báo kiến thức, HS bị phụ thuộc vào GV, cách học chủ yếu
Trang 27là nghe, hiểu, ghi nhớ, tái hiện, kết quả học tập sẽ bị hạn chế Nhưng nếu coi dayhọc là hoạt động phối hợp của hai chủ thể, nếu GV biết tô chức, điều khiển quá trình học tập của HS, tạo ra những điều kiện tốt nhất cho các hoạt động sáng tạo thì
HS có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất
c Những biểu hiện của tính tích cực [4]
- Sự hăng hải: Tính tích cực học tập trước hết thể hiện trong việc hăng háitham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập như giơ tay phát biểu ý kiến,xung phong lên bảng: tích cực tim kiểm, xử lý thông tin và vận dụng chúng vàothực tiễn cuộc sống; hăng hái trả lời câu hỏi của GV, bô sung các câu trả lời củabạn Sự hãng hái còn thẻ hiện trong tinh tò mò, phê phán trong tư duy, sự hiếu động,
linh hoạt, sáng tạo trong hành vi,
Khi xem xét sự hãng hái cần chú ý đến mặt tự phát của tính tích cực là nhữngyếu tố tiềm dn bam sinh thể hiện ở trí tò mò hiếu kỳ, hiếu động, linh hoạt và sôi nỗi
trong hành vi ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên cũng có những HS hăng hái là
đo tò mò chứ không phải có động cơ thực sự.
- Sự chuyên cần: Tính tích cực học tập còn thể hiện ở sự huy động với mức độcao các chức năng tâm lý để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức Tính chuyên cần
biểu hiện ở sự gắng sức trong hoạt động học tập như chịu khó học bài, đọc thêm,
làm thêm các bài tập khác; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
- Sự quyết tâm trong học tập: Tính tích cực học tập thể hiện trong việc HS cóquyết tâm nỗ lực vượt qua khó khăn trong học tập không Dé xác định mức độ
quyết tâm cao thắp người ta dựa vào việc trả lời các câu hỏi: Tích cực nhất thời hay
thường xuyên liên tục? Tính tích cực ngày càng tăng hay giảm dan? Có kiên trì vượt
- Sự tự giác: Một đấu hiệu quan trọng của tính tích cực là sự tự giác Đó là
việc quan tâm đến việc học, tự giác học tập không cần ai nhắc nhở; không can sựđộng viên từ bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội); chủ động vận dụng kiến thức, kỹnăng dé giải quyết những van dé mới nảy sinh
THI (EN
iNet
Trang 28- Sự chú ý, say mê trong học tập: Tính tích cực còn thẻ hiện ở việc tập trungchú ý nghe giảng say mê học và làm bài; hay thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽnhững vấn dé chưa đủ rõ Tính tích cực cao sẽ kéo dài thời gian tập trung chú ýtrong học tập
- Kết quả học tập: Tính tích cực học tập phần nào đó được thể hiện trong tínhsâu sắc của các hoạt động trí tuệ và kết quả học tập: HS có ghi nhớ tốt những điều
đã học không? Có thẻ trình bảy lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng của mìnhkhông? Có vận đụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không? Có hoànthành những nhiệm vụ được giao không? Tiếp thu bài giảng có nhanh không? Đây
là đấu hiệu quan trọng, có tính khái quát của tính tích cực nhận thức Chỉ có học tậpmột cách thường xuyên, liên tục, tự giác mới có kết quả học tập tốt
1.2.4.2 Một số biện pháp phát huy tính tích cực của người học [4]
a Chuẩn bị về năng lực
GV có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của
HS Người GV phải biết cách biến yêu cầu của chương trình day học thành nhu cầu nhận thức của HS, bằng cách tạo dựng tình huống nhận thức, đưa HS tới những mâu
thuẫn, chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với HS.
Việc chuẩn bị về năng lực của người GV bao gồm hai thành phần chính là
năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sư phạm Nâng cao năng lực chuyên môn cho người GV hóa học trong đó có các kiến thức chuyên sâu về hóa học, kỹ
năng thí nghiệm, kỹ năng giải bài tập hóa học, kỹ năng nghiên cứu khoa học
Nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV gồm các kỹ năng dạy học, năng lực
sử dụng các PPDH, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học
Ngoài ra để kích thích sự say mê và tích cực học tập, người thầy phải có khả
năng thu hút, thuyết phục HS nghe và làm theo mình Phải tôn trọng ý kiến, cảm
xúc của HS, không nên áp đặt HS theo suy nghĩ của mình Người thầy dạy HS
không chi bằng kién thức, kỹ năng ma còn bằng cả nhân cách của minh Tình cảm
vả mỗi quan hệ thay trò luôn luôn có ảnh hưởng đến chất lượng kết quả học tập
b Sử dụng các PPDH một cách linh hoạt
Trang 29GV phải có sự dau tư thích đáng, không chi ở kiến thức chuyên môn sâu rộng
ma còn có năng lực sử dụng phối hợp các PPDH sao cho có hiệu quả
Dé bai giảng thêm hap dẫn, GV cần đưa vào những thí nghiệm lý thú, nhữngứng dung hóa học trong thực tế, sử dụng những cách so sánh dễ hiểu GV cần cónhững câu chuyện hap dẫn khêu gợi sự suy nghĩ, tim tdi làm cho HS dù lười suy nghĩ cũng phải hoạt động Nếu bài học có tính thời sự, có những tình huống mới lạ, giúp HS giải thích được những hiện tượng tự nhiên và đời sống, thì HS sẽ có thái độ
tích cực trong học tập và yêu thích môn học Cần khai thác đặc thù của PPDH hóa
học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dang, phong phú của HS Thường xuyên sử
lắng nghe và chấp nhận những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo Khuyến khích HS phát
biểu ý kiến, với những HS có sức học yếu không nên chế giéu nat nộ; đối với những
HS khá giỏi, nên tạo điều kiện tối đa để phát triển khả năng tư duy Điều này không những làm cho méi quan hệ thầy trò trở nên tốt dep, cởi mở mà còn tạo nên bau
không khí thoải mái, bình đăng cho lớp học, đây là môi trường phát huy tính tíchcực hoạt động nhận thức của HS rất có hiệu quả
Mặt khác, chính những ý kiến, câu trả lời sai của HS khi được GV nhận xétkết luận, sẽ giúp cả lớp hình thành năng lực tư duy sáng tạo và nắm vững tri thứcsâu sắc hơn
d Tăng thời gian dành cho học sinh hoạt động trong giờ học
- Giảm thuyết trình của GV, tăng đàm thoại giữa thầy và trò, ưu tiên sử dụng
PP đàm thoại nêu van đề Ơrixtic, cho HS được thảo luận, tranh luận
Trang 30- Khi HS tự nghiên cứu SGK tại lớp, cần yêu cầu HS trả lời những câu hỏitông hợp đòi hỏi phải so sánh, khái quát hóa, suy luận; cần nêu những câu hỏi yêu cầu HS phải đầu tư suy nghĩ thêm chứ không chỉ lấy từ SGK.
- GV cần biết xác định đúng và nắm vừng trọng tâm của bài học, giảm bớt thời
giờ dành cho những phan dé và tương đối đơn giản dé có đú thời gian tập trung vào
phần trọng tâm của bài, ưu tiên đành thời giờ cho việc sử dụng thí nghiệm và bài tập
ở những phan trọng tâm.
1.2.4.3 Một số PPDH tích cực can phát triển ở trường Trung học phổ thông
[38]
Day hoc cũng giống như người thợ xây, dé xây lên được một ngôi nha dep,
một sản phẩm trọn vẹn, người thợ đó cần phải có những cách thức thực hiện riêng
biệt, những thao tác cụ thê với những dụng cụ khác nhau Người GV trong QTDHcũng vậy, để chuyển tải được những tri thức tới HS, họ phải sử dụng những PP nhất
định, sao cho QTDH đạt hiệu quả cao Dưới đây là một số PPDH tích cực mà GV
có thé áp dụng vào QTDH
a Phương pháp vin đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là PP trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS
có thé tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS Tinh hội được nội dung bài học
Có 3 loại PP vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: GV đặt câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết vàtrả lời dựa vào trí nhớ mà không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không được xem là
PP có giá trị sư phạm.
- Vấn đáp giải thích - minh họa: GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo
những vi dụ minh họa dé HS dé hiểu, dễ nhớ PP này đặc biệt có hiệu quả khi có sự
hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn.
- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Oxrixtic): GV dùng một hệ thống câu hỏi đượcsắp xếp hợp lý để hướng HS từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, tính quy luậtcủa hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết GV tổ chức sự trao
đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải
Trang 31quyết một van đẻ xác định Trong van đáp tìm tòi, GV giống như người tổ chức sựtìm tdi, còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới Vì vậy, khi kết thúccuộc đảm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá, trưởng thành thêm mộtbước vẻ trình độ tư duy
b Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trưởng, cạnh tranh gaygat thi phát hiện sớm va giải quyết hợp lý những van dé nảy sinh trong thực tien là
một năng lực đắm bảo sự thành công trong cuộc sống Vi vậy, tập dugt cho HS biết
phát hiện, đặt ra và giải quyết những van dé gặp phải trong học tập, trong cuộc sốngcủa cá nhân, không chỉ có ý nghĩa ở tim PPDH mà phải được đặt như một mục
tiêu giáo dục đào tạo.
Cấu trúc một bài học theo PP đặt và giái quyết van đề thường như sau:
+ Đặt vin đề, xây dựng bài toán nhận thức:
- Tạo tình huống có vấn dé.
- Phát hiện, nhận dạng vấn để nảy sinh.
- Phát hiện vấn dé cần giải quyết.
% Giải quyết vấn đẻ đặt ra:
- Đề xuất cách giải quyết
- Thực hiện kế hoạch giải quyết.
% Kết luận:
- Thảo luận kết quả và đánh giá
- Khăng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra
- Phát biểu kết luận
Trong dạy học theo PP đặt va giải quyết van đề, HS vừa nắm được tri thứcmới, vừa năm được PP lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được
Trang 32chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải
quyết hợp lý các van dé nảy sinh.
c Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tùy mục đích, yêucâu của vẫn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, đượcduy tri én định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một
nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
Trong nhóm có thé phân công mỗi người một việc Trong nhóm nhỏ, mỗithành viên đều phái làm việc tích cực, không thé ÿ lại vào một vài người hiểu biết
và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn dé nêu ratrong không khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đónggóp vào kết qua học tập chung của ca lớp
© Phân công trong nhóm.
e Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong
nhóm.
© Cir đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Tổng kết trước lớp:
e Các nhóm lân lượt báo cáo kết quả.
® Thảo luận chung.
© Giáo viên tổng kết, đặt van để cho bài tiếp theo, hoặc van dé tiếp theo
trong bài.
PP hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn,
kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bang cách nói ra
Trang 33những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình vẻ chủ
đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏilẫn nhau chử không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.
Thanh công của bai học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mỗi thànhviên, vì vậy PP này còn được gọi là PP cùng tham gia Tuy nhiên PP này bị hạn chế
bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên
GV phải biết tô chức hợp lý và HS đã khá quen với PP này thì mới có kết quả Cần
nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý
nghĩa quan trọng của PP nảy là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tô chứchoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhómcàng nhiều thì chứng tò PPDH càng đôi mới
d Phương pháp đóng vai
Đóng vai là PP tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong mộttình huống giả định
PP đóng vai có những ưu điểm sau:
- HS được thực hành kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an
toàn trước khi thực hành trong thực tiễn
- Gây hứng thú và chú ý cho HS.
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HS.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo chuẩn mực hành vi đạo đức
và chính trị — xã hội.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vaidiễn
Cách tiến hành có thể như sau:
- GV chia nhóm giao tình hudng đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời
gian chuẩn bị, thời gian đóng vai
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai.
Trang 34- Giáo viên phỏng vấn HS đóng vài:
e Vì sao em lại ứng xử như vậy?
® Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được
cách ứng xử?
- Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phi
hợp? Chua phù hợp ở điểm nao? Vi sao?
- GV kết luận vẻ cách ứng xử cần thiết trong tình hudng
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng:
- Tình huống nên dé mở, không cho trước kịch ban, lời thoại
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của minh trong bài tập đóng vai để khônglạc dé
- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát tham gia.
- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hap dẫn cho trò chơi đóng vai
- GV nêu câu hỏi, vin đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
- Khich lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tết.
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loạitrừ một ý kiến nảo, trừ trường hợp trùng lặp
- Phân loại ý kiến
- Lam sáng tỏ những ý kiến chưa rõ rang và thảo luận sâu từng ý
Trang 354% Trong phạm vi nghiên cứu của dé tai, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
phương pháp đóng vai vì đây là PP mới, có thê phát huy tốt tính tích cực học tập của HS nhưng chưa được nhiều GV phê thông vận dụng.
1.3 Phương pháp đóng vai [4], [12], [13], [24], [52]
1.3.1 Khái niệm
W.Shakespeare đã từng nói : “Toan thé giới là nhà hát Trong nhà hát có đàn
bà, đàn ông Tắt cả đều là diễn viên Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lỗi rời sân khấu
của mình” Quả vậy, trong xã hội mỗi cá nhân đều đảm nhận những vai trò nhất
định Điều này giếng như vai diễn trên sân khấu Cùng một lúc mỗi cá nhân có théđảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau và các vai trò này thường xuyên thay đổi.
Do vậy thuật ngữ đóng vai được sử dụng khá phổ biến Bách khoa toàn thư mở
định nghĩa: “Trò chơi phân vai (Role playing game - RPG) là một nhóm lớn các trò
chơi, trong đó người chơi hóa thân thành các nhân vật trong một hoàn cảnh hư cấu”.Người chơi diễn xuất bằng cách tường thuật bằng lời hay văn bản, hoặc bằng cách
ra quyết định theo một cấu trúc đã được định sẵn để phát triển nhân vật hay một tình
tiết, các hành động của người chơi có thể hoặc không tuân theo một hệ thống các quy định và hướng dẫn Trong khi chơi đóng vai, người chơi phản ánh cuộc sống
xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực vô cùng phong phú Phạm vi tiếp
xúc của người chơi càng rộng, kinh nghiệm càng nhiều thì chủ để đóng vai cing
phong phú { I], [15].
Còn theo từ điển Tiếng Việt, đóng vai có nghĩa là đóng trò, giữ một vai diễn
trong một vớ kịch [52] Như vậy, quá trình đóng vai là sự thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khẩu hoặc màn ảnh bằng các hoạt động nói năng y như thật Khi một chủ dé, một van dé nào đó trong cuộc sống hiện thực được xây dựng thành một
vở kịch thì đó được gọi là kịch bản, nhưng để thể hiện nội dung kịch bản đó ngườidiễn phải đảm nhận sắm vai một nhân vật và biểu dién qua vai diễn đó Quá trình đó
được gọi là đóng vai.
Trang 36Vậy ta có thể định nghĩa :
Đóng vai là PP tổ chức cho HS thực hành “lam thie” một số cách ứng xửnào đó trong một tình huỗng giả định trước mặt tập thể nhóm học tập Đây làphương pháp giảng dạy nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề, việc
“diễn” không phải là phan chính của PP này mà điều quan trọng nhất là sự thảoluận dién ra sau phần diễn ấy [24], [25]
Đóng vai là một PP kích thích tính tích cực, đồng thời đây cũng là một PP đạo
đức mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình hình thành kỹ năng
Trong dạy học đóng vai dùng dé:
- Day các bai học ma nội dung kiến thức gắn với đời sống thực tế, các mục tiêu học tập liên quan đến tình cảm, thái độ, quan điểm.
- Day các kỹ năng nghề nghiệp, những kỹ năng về mối quan hệ giữa người với
người.
- Tim sự gợi ý cho các giải pháp có tính thực tế
- _ Đóng vai còn dùng đẻ trắc nhiệm các PP làm việc theo nhóm hoặc xử lí mộttình huống
1.3.2 Tác dụng của phương pháp đóng vai [31], [50]
- Kích thích óc sáng tạo, tưởng tượng, sự hứng thú và tham gia tích cực của
HS do có tính kịch tính Nhà bác hoc Albert Einstein nói “trí tưởng tượng là quan
trọng hơn kiến thức” Tình huống nên để mở, không cho trước lời thoại, kịch bản,chính đặc tính này của PP đóng vai làm nảy sinh hoan cảnh tưởng tượng HS có thé
tự sáng tạo những gì các em sẽ diễn, điều đó mang lại sự hứng thú cho diễn viêncũng như người xem Phát triển trí tưởng tượng cũng giúp HS tự tin hơn, thấy mình
có khả năng thực hiện được những ước mơ, hoài bão, từ đó có hứng thú học tập
hơn Nếu HS thụ động hoặc gặp khó khăn trong khâu hình thành ý tưởng và lờithoại thì có thể nhờ sự trợ giúp từ GV, nhưng sự trợ giúp đó chỉ mang tính hướng
dẫn.
- Giúp HS tiếp thu bài nhanh và nhớ bai lâu do có sự liên tưởng PP nay vận
dụng được quy luật liên tưởng của trí nhớ Nếu bộ não của HS được lắp đầy với các
Trang 37sự kiện và dữ liệu linh tinh ma không cần bat kì một kết nối nào, não sẽ trở nêngiống một tủ quần áo và các mục được ném vào đó không có trật tự Đóng vai gửiđến HS một câu chuyện ngắn một tình huống tạo ấn tượng sâu sắc trong não, cótrật tự, để được tái hiện lại, ý nảy nhắc nhở ý kia giúp quá trình nhớ lâu hơn
- Giúp HS hình thanh và rén luyện các kỹ nang học tập Dong vai giúp phát
triển các kỳ năng tư duy và phản ứng đối đáp nhanh nhạy hơn Khi xem các bạn củamình diễn, HS ở dưới sẽ phỏng đoán những nội dung, cách xử lí tình huống của
“diễn viên” nên kỹ năng phỏng đoán cũng tốt hơn Những kỹ năng học tập kẻ trên
rất cần trong quá trình giáo dục.
- Lam cho việc học tập gần với cuộc sống đời thưởng, cho người đóng vai có
cơ hội nhận thức được vai trỏ của mình trong cuộc đời thực và việc mình đóng vai
đó hiệu quả như thé nao Kỹ thuật đóng vai cho phép HS áp dụng các khái niệm va
các vấn để đã được học vào một tình huống phản ánh thực tế, từ đó có thẻ thấy đóngvai là một cách tiếp cận thực tế đẻ học.
- Phat triển kỹ năng giao tiếp và diễn đạt bằng ngôn ngữ một cách dễ dàng.
Khi đóng vai, HS học được cách truyền đạt kiến thức theo một cách có ý nghĩa và
có sức thuyết phục Hơn nữa hoạt động này còn khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát của HS, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
- Giúp HS có kỹ năng hòa nhập cuộc sống qua việc đặt mình vào địa vị người
khác để hiểu họ
- _ Tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm
- Tao sinh khí cho lớp học Mỗi giờ học, HS luôn muốn có sự hấp dẫn va thú
vị Sinh khí giúp các em chủ động, hứng khởi hơn trong quá trình học, từ đó kiến
thức đọng lại sẽ sâu sắc hơn Tâm thế của trỏ cần ở “cơ chế mở” đẻ đón thông tin,
và đóng vai chính là PP giúp cơ chế ấy hoạt động trơn tru, hiệu quả.
1.3.3 Quy trình thực hiện [24], [50J, [54]
Đóng vai trong lớp học có thể được thực hiện bằng nhiều cách, có thể gồm yếu
tố trực tuyến hay tương tác mặt đối mặt Trong phạm vi nghiên cứu của dé tài,
Trang 38phải có mục tiêu dạy học rõ rảng.
2 GV chia nhóm, trao đổi thảo luận về thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vaitrên lớp, nêu rd mục dich và các yêu cầu về kĩ thuật cần đạt được
3 Các "diễn viên” suy nghĩ, thảo luận nhóm và diễn thử trong nhóm GV có thé
theo đi, quan sát HS trong suốt quá trình các em điển thử và có những hỗ trợ, canthiệp, định hướng những giải quyết đúng đắn, lồng ghép giáo dục thái độ và đạo
đức cho HS.
4 Các “diễn viên” lên “biểu diễn” trước cả lớp
5 GV chuẩn bị một số câu hỏi khuyến khích HS thảo luận, trao đổi, rút ra kếtluận và những bài học kinh nghiệm cần thiết.
6 Cho HS làm bài kiểm tra ngắn để kiêm tra mức độ nhớ và hiểu bài.
Ở trường phổ thông, thời gian của một tiết học chỉ có 45 phút, không đủ cho
HS chuẩn bị nên các bước 1, 2, 3 không thể thực hiện ngay trong một tiết học nhưquy trình trên mà có thể được thực hiện vào cuối tiết học trước Điều đó đòi hỏi GV
phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo để tránh ảnh hưởng đến các tiết học khác của
HS Và cũng do thời gian có hạn nên không thể có nhiều hơn hai tình huống đóng
vai trong một bài lên lớp.
1.3.4 Hạn chế [24], [50], [54]
- Tến thời gian
- Dễ xa rời thực tế khi đóng “kịch” quá mức
- HS nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thé, tự ti về năng lực, vốn từ ít, khó
thực hiện vai của mình.
- GV và HS có thể gặp khó khăn ở khâu chuẩn bị cho một bài học có sử dụng PP
đóng vai.
Trang 39- Trong quá trình thảo luận, một số thành viên có thể phản ứng tiêu cực hoặc
muốn làm chủ cuộc thảo luận GV can biết dẫn dắt cuộc thảo luận đi vào chiềusâu vấn dé
Khó khăn nhiều như vậy nhưng không phải là không thể vượt qua Những lợi
ích tiềm năng của PP này sẽ nhanh chóng cân nặng hơn những khỏ khăn của giai
đoạn chuẩn bị ban đầu
1.3.5 Van dụng phương pháp đóng vai trong dạy học hóa học [4]
Do PP này ít phô biển ở trường phô thông và cũng là PP tương đối khó đối với
HS nên các tinh huống mà GV phải thiết thực, bổ ích, có liên quan đến bài học và
có mục tiêu dạy học rd ràng Tinh huống đóng vai được xây dựng dựa trên những
kiến thức HS đã có, rõ ràng là GV không thể bắt HS đóng vai về một cái gì đó mà
họ không có kiến thức hoặc kiến thức chưa vững
Dé tiết học đóng vai thành công, GV nên khuyến khích các tình nguyện viên
trong các nhóm chứ không phải phân công hay chỉ định GV phải giúp HS nhận ra
rằng điển xuất không phải là đe dọa mà là sự phản ứng nhanh nhạy trong một tình
hình xác định, là sự khẳng định bản thân trước tập thể lớp
GV có thể gợi ý HS sắm các vai gần gũi với mình như người bán sách - người
mua sách, người bán hàng - người mua hàng, giáo viên — học sinh, bác nông
dân, đến các vai khó hơn như các nhà bảo vệ môi trường, kỹ sư nhà máy xử lý
nước cấp, hay các vai trừu tượng hơn ví dụ như hóa thân thành các nguyên tế hóa
1.4 Thực trạng sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học hóa học ở
trường THPT
1.4.1 Mục đích điều tra
- Tim hiểu thực trang sử dụng các PP dạy học môn Hóa học ở trường phô
thông.
- Tim hiểu thực trạng sử dụng PP đóng vai trong day học môn Hóa học
- Rit ra những kết luận cân thiết va tìm hiểu những biện pháp khắc phục khó
khăn, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PP đóng vai trong dạy học môn Hóa học.
Trang 40PP điêu tra: Dùng phiếu điều tra, phỏng van
1.4.3 Kết quả điều tra1.4.3.1, Kết quả từ phiếu diéu tra đối với HSTổng số phiếu phát ra là 524 phiếu cho học sinh thuộc 3 trường THPT Chúng tôitiễn hành điều tra các nội dung sau:
Bảng 1.2, Kết quả điều tra thực trạng đối với HS