ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
8. Thiết kế hoạt động đóng vai phải đảm bảo tính khả quan và thời gian. Khi tiến hành thiết kế hoạt động đóng vai cho giáo án, GV phải trả lời được câu hỏi HS
các tài liệu liên quan để cung cấp thêm kiến thức cho HS, hé trợ các em trong việc
xây dựng kịch bản và tập diễn để đảm bảo tính khả quan. Thời gian cũng là một yếu tố quan trọng khi tiết học có kết hợp PP đóng vai. GV nên chọn những bài có nội dung ít, ngắn để có nhiều hơn thời gian dành cho đóng vai vì HS còn khá bỡ ngỡ
với PP này.
47
2.3. Quy trình thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp đóng vai
Việc thiết kế giáo án có sử dụng PP đóng vai nhằm tăng cường tính tích cực, sáng tạo, tạo hứng thú học tập cho HS cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
- Muc tiêu là định hướng cơ bản cho mọi hoạt động của thầy và trò, và là cái đích cần đạt được của mỗi tiết học.
- _ Mục tiêu bài học gồm ba thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- _ Mục tiêu cần được lượng hóa với ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng.
Một bước quan trọng không thé thiểu là xác định mục tiêu học tập của đóng vai. Để thiết kế một hoạt động đóng vai tốt, trước tiên GV phải xác định được hoạt
động đóng vai đáp ứng được mục tiêu nào trong những mục tiêu bài học đã đẻ ra
như:
- _ Kiến thức được giảng dạy qua hoạt động đóng vai là gì?
- _ Có nội dung quan trọng nào là trọng tâm của bài học không?
- _ Những kỹ năng gì HS cần phát triển qua hoạt động đóng vai?
- _ Đóng vai được sử dụng để củng cố ý tưởng đã được giới thiệu thông qua bai
giảng hay là để trình bày kiến thức mới?
Ngoài mục tiêu kiến thức, nhiệm vụ chính của đóng vai là hình thành các kỹ năng và thái độ cho HS, điều đó phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục từ năm
2015.
Bước 2: Chọn ra kiến thức cơ bản, trọng tâm
Trọng tâm là những kiến thức cơ bản, là bản chất của sự vật, hiện tượng, có tác dụng liên kết nhiều kiến thức khác. Trọng tâm của bài có thể nằm gọn trong một,
hai mục của bài, nhưng cũng có thể nằm xen kẽ ở tất cả các mục của bài. Xác định đúng trọng tâm, GV sẽ dành nhiêu thời gian để xoáy sâu vào những nội dung quan trọng. từ đó giúp HS định hướng đúng va tập trung chú ý vào những kiến thức cần thiết nhất.
48
Điểm cần chú ý là các kiến thức cơ bản tuy phân bổ vào từng phan, từng mục cụ thể của bài, nhưng chúng có quan hệ với nhau trong một thể thống nhất của nội dung của bai. Vì vậy trong nhiều trường hợp đơn vị kiến thức cơ bản nay là hệ quả, sự tiếp nói hay là tiền dé, cơ sở cho các đơn vị kiến thức cơ bản khác.
Bước 3: Xác định phương pháp và hình thức tô chức dạy học
- - Việc xác định PPDH sao cho đơn giản, phù hợp, giúp HS tự lực ở mức độ
cao nhất để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới đồng thời phù hợp với đối tượng HS.
- _ Việc lựa chọn PPDH căn cứ vào mục tiêu, nội dung cụ thé và đặc điểm của mỗi PP và sự phối hợp giữa chúng. Khi xác định PPDH, GV cần dựa vào các cơ sở
sau đây:
s Mục tiêu dạy học. Mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực hiện bảng một hay một số PPDH thích hợp. Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức
thương có nhiều mức độ. Mỗi mức độ lĩnh hội kiến thức đạt được bằng mỗi PPDH
nhất định.
® Nội dung dạy học. PP là hình thức tự vận động bên trong của nội dung, do
vậy không có một PPDH nào thích hợp với tắt cả nội dung đạy học. Mỗi PPDH chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định, vì vậy khi lựa chọn PPDH phải căn cứ vào
nội dung bài dạy, lớp dạy.
e Các giai đoạn của quá trình nhận thức. Thông thường quá trình nhận thức trải
qua 3 giai đoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai
đoạn học tập tương ứng với những PPDH nhất định. Do vậy PPDH trong khi dạy bai mới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bài thực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thông tin ban đầu sử dụng PPDH khác với giai đoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,...
ô Đối tượng HS: Cần biết HS đó đạt đến trỡnh độ nào về kiến thức, kỳ năng, kỹ xảo, đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập va vốn kiến thức thực tế tích lũy được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dy kiến các PPDH thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của HS trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các
em.
49
se Những điều kiện vật chất của việc day học như: đặc điểm, số lượng HS, tai
liệu và phương tiện, thiết bị day học, các điều kiện vật chất khác....cũng có tác động. nhiều khi rat quan trọng tới việc lựa chọn PPDH.
* Ngoài ra, năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân người GV về day
học cũng cần xem xét đến lựa chọn PPDH. Bởi vì, PPDH ngoài tính chặt chẽ của
hoạt động học đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc, quy tắc, còn mang nặng tỉnh
trực giác của hoạt động dạy chỉ phối bởi tính chủ quan, kính nghiệm của người sử
dụng nó.
% Bên cạnh các PP tích cực đã xác định, giáo án sẽ được kết hợp thêm PP đóng vai. Việc chọn tỉnh huống đóng vai là hết sức quan trọng. Đẻ phát huy tính tích cực của HS, GV nên chọn những tình huống gần gũi, là những kiến thức phổ thông, nền tang,...va dé HS tự suy nghĩ kịch ban, tự giải quyết tinh huỗng ma GV đưa ra. Tinh huống đóng vai có thể là:
- _ Đặt ra câu hỏi mà bài học sau đó sẽ giải quyết (vào bài).
- Trinh bày kiến thức mới.
- _ Tái hiện kiến thức vừa học (củng cế, tổng kết).
- _ Giới thiệu nội dung của tiết học sau...
Các tình huống nên có nhiều cách giải quyết khác nhau nhằm khơi dậy óc
suy nghĩ sáng tạo của HS.
Bước 4: Lựa chọn và chuẩn bị phương tiện day học
GV cần xác định rõ việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết học như: Chuẩn bị
đồ dùng dạy học nào, dụng cụ hóa chất gì, các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi
các bài tập, câu hỏi hoặc các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, số lượng các đề dùng dạy học cần có, thứ tự sử đụng hoặc thực hiện nó. Cần chỉ rõ nhiệm vụ của GV, hay cá nhân, nhóm HS trong việc chuẩn bị này.
Bước 5: Thiết kế các hoạt động của GV và HS trên lớp
GV có thể chia bài học ra thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau.
Mỗi hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thé của bai học, trong mỗi hoạt động có thể gồm các hành động, thao tác cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu
50
dat ra. Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự hợp lí va thời gian cy thé. Giữa các hoạt động nên có sự chuyển y dé bài giảng logic. hap dẫn. Trong một tiết học không nên có quá nhiều hoạt động.
Hoạt động của GV và HS trong một tiết học được chia theo quá trình của tiết học có thẻ được phân thành:
- _ Hoạt động khởi động: Đây là hoạt động mở đầu, nêu mục tiêu của tiết học, kiểm tra bài cũ để nêu vấn để bài mới hoặc những thông tin thời sự, vấn dé trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nội dung bài mới...Có thể sử dụng một tình huống đóng vai để đặt ra van đẻ mà bai học mới sẽ giải quyết.
Ví dụ: Trong bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của Clo”, ta có thể xây dựng tình huống hai nhân vật trò chuyện với nhau vẻ chiếc áo bị đính mau, hai ban để cập đến việc dùng nước Javen dé tây màu bị dính. Rồi đặt ra van dé tại sao người ta lại dùng nước Javen để tẩy trắng? Nhờ phản ứng hóa học nào mà nước Javen có công dụng tẩy trắng? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- _ Tiếp theo là các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của bài học về kién thức, kỹ năng bao gồm:
+ Hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới.
+ Hoạt động cùng có.
+ Hoạt động hình thành kỹ năng.
- _ Cuối cùng là hoạ động kết thúc tiết học, gồm:
+ Hoạt động khái quát hóa, tổng quát hóa nội dung kiến thức đạt được.
+ Hoạt động đánh giá.
+ Ra bài tập về nha, dan dò chuẩn bị cho tiết học sau.
Khi sử dung PP đóng vai, GV can xác định rd PP đóng vai nên được đưa vào thời điểm nào thì phù hợp. Sau đó GV tiến hành viết kịch bản cho hoạt động đóng vai. Để viết được một kịch bản tốt, GV cần đầu tư, đọc nhiều tải liệu về chủ dé đó
để có nguồn kiến thức phong phú để có thé hỗ trợ, hướng dẫn HS trong việc suy
nghĩ kịch bàn và lời thoại. Để kịch bản đóng vai phong phú, hắp dẫn, GV có thể
cung cấp thêm tải liệu, kiến thức cho HS, gợi ý HS đưa những kiến thức đó vào kịch
5I
bản như thé nào cho phù hợp. Kịch bản này chỉ mang tinh chất gợi ý, tham khảo.
Kịch bản có thể có một vai (tự truyện) hoặc hai vai trở lên, các câu thoại cần ngắn
gon, dé hiểu. Kịch bản không nên quá dai.
GV nên chuân bị trước các câu hỏi liên quan đến nội dung vừa đóng vai để
kiểm tra xem các HS ngồi dudi có chú ý quan sat hoạt động đóng vai không? Các
em nhận xét như thé nào về cách xử li của nhân vật đóng vai? Đồng tinh hay phản đối? Các em còn có ý kiến nào khác không?... Sau đó GV chốt lại kiến thức một lần
nữa.
GV có thể cho HS làm một bai kiểm tra nhỏ sau khi tiết học kết thúc, hoặc lồng ghép các câu hỏi liên quan đến hoạt động đóng vai vào bài kiểm tra | tiết dé đánh giá mức độ hiểu và khắc sâu kiến thức của HS.
Bước 6: Dự kiến nội dung ghi bang
GV cần xác định những nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học cần được ghi trên bảng theo logic của vấn đề và HS cần phải tiếp thu được.
Bước 7: Ra bài tập dé HS tự đánh giá và vận dụng tri thức, hướng dẫn học tập ở
nhà
Cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Bam sát mục tiêu bai học.
- _ Đảm bảo kiểm tra được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của tiết học.
- Dam bảo được nhiều HS hiểu bai.
Bước 8; Hoàn thiện giáo án
Kiểm tra và hoàn thiện bai giảng vừa thiết kế:
- Ra soát lại toàn bộ, xem xét tinh logic, tính cân đối giữa các phan.
- _ Đối chiếu với mục tiêu tổng thé và trọng tâm bài học.
- _ Kiểm tra lại các PPDH đã thật sự phù hợp, phát huy tính tích cực của HS, có
PP nảo hay hơn, thích hợp hơn không?
- _ Kiểm tra lại các hoạt động day học đã thiết kế.
- Xem xét cách dùng từ, hình thức trinh bày.
32
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thay cô hướng dan.
- Chinh sửa lần cuối.
+ Một số điểm lưu ý khi thiết kế giáo án
- _ Giáo án không nhất thiết phải có 5 bước lên lớp như trước đây.
- Giáo án mới không nhất thiết phải có kiêm tra bai cũ đầu giờ học, củng cố
cuối giờ mà cần phải linh hoạt đối với từng bài cụ thể.
- Trong khi thiết kế giáo án phải ghi rð các hoạt động cụ thé của GV và HS.
Đây là một phan rất quan trọng. GV soạn can thận các hoạt động nảy sẽ giúp cho hoạt động nghiên cứu, tự lĩnh hội và vận đụng kiến thức mới trong quá trinh học của HS đạt hiệu quả cao nhất.
- Giáo án thiết kế cần phải có hoạt động vào dé và các hoạt động chuyển tiếp
giữa các phân kiến thức.
- GV sử dụng hợp li, có hệ thống các PPDH thích hợp.
- Trong giáo án nhất định phải có phần xác định rõ trọng tâm nội dung kiến thức cần đạt, cách thức vả các hoạt động dé đạt kiến thức đó.
- Hình thức giáo án không có mẫu bắt buộc, không nhất thiết phải qui định
theo hai hay ba cột.
2.4. Một số giáo án có sử dụng phương pháp đóng vai chương trình lớp 10 cơ
bản
Do độ dài khóa luận có giới hạn nên ở đây chúng tôi chỉ trình bảy một số giáo án tiêu biểu thuộc các kiểu bài lên lớp khác nhau.
2.4.1. Giáo án bài hình thành kiến thức mới
2.4.1.1. Giáo án Bai 13: Liên kết cộng hóa trị (tiết 1) (Hình thành khái niệm
hóa học)