ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học là chương cuỗi cùng, phần câu hỏi ôn tập học kì của chương này chỉ mang tính chit ghi nhớ và lực học của HS
2. Em có thích phương pháp | rắhích | bìnhthường
seeing? [mg] pm | 3s [roa | 3 | L9,
gây khó khăn cho em
Sha rs [new [on] s [sm
103
Em đã trình bay được hiệu bi nghĩ của mình
Đóng vai giúp em tự tin hơn trước lớp Iolo|o)|
tr mhamDDDITDIE:
và kĩ năng trình bay vin :
An vả e9°ĐEE [a|o|s| e [me
mái và vui vẻ hơn
Giúp em nhớ bài lau, khắc sâu kiếnthức | 0 | 0 | 29 | 53 |134| 349 |
Kết quả khảo sát sau thực nghiệm cho thấy PP đóng vai có nhiều tác dụng tích cực trong dạy học. Chiếm điểm số cao nhất là giúp không khí học tập thoải mái, vui vẻ, tiếp theo là giúp HS tự tin và nhớ bài lâu. Vậy PP đóng vai gây được hứng thú
học tập cho HS không chỉ trong các môn xã hội mà còn ở các môn tự nhiên. Khi tổ
chức hoạt động đóng vai, GV đã giúp HS tích cực, chủ động hơn trong học tập, tích
lũy được nhiều kỹ năng xã hội.
Ngoài phát phiếu thăm đò HS sau thực nghiệm, chúng tôi còn tiến hành phỏng van GV hướng dẫn tham gia dự giờ tiết thực nghiệm và các em HS, và đã thu được những phản hồi khá tích cực :
Em Gia Thịnh — học sinh tham gia đóng vai lớp 10A I 1 - trường THPT An Lạc
cho biết: “ Ban đầu em cũng thấy run, không biết mình có thể hiện tốt vai được nhận hay không, em đã cố gắng nhớ lời thoại, và cuối cùng em cũng hoàn thành”.
Còn em Hoàng Tuần tham gia vào hoạt động đóng vai vi “bạn bẻ lôi kéo” tâm sự: “Em rất ngại khi phải điển kịch trước lớp, và em nghĩ mình sẽ ching bao giờ
tham gia vào hoạt động đóng vai. Nhưng khi các bạn đề nghị và lôi kéo em nhận
vai, em không từ chối được và đã tham gia. Em cảm thấy hào hứng va rất vui vi
và suy
104
mình cũng đã đóng góp phan nao vao tiết học hôm nay. Nếu lần sau lớp có hoạt
động đóng vai nữa, nhất định em sẽ tham gia và làm tốt hơn”.
Cô Võ Thị Thu Hà - GV tham gia thực nghiệm (trường THPT An Lạc) cũng
cho biết: “Cac em thay hào hứng hơn, chăm chú hơn vào tiết học, bên cạnh đó các
cm còn được rèn luyện kỹ năng đứng trước đám đông, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ
năng nhận xét đánh giá,...Nội dung thực nghiệm cung cấp cho các em những kiến thức gần gũi với cuộc sống như trong bài Hidrosunfua hay có kết hợp những hình ảnh gần gũi, cụ thể hóa những kiến thức trừu tượng trong bài Cân bằng hóa học, điều đó là rất cần trong Hóa học. Tuy cũng còn nhiều khó khăn cho khâu chuẩn bị
nhưng cô nghĩ PP này sẽ mang lại nhiễu lợi ích tích cực trong giảng dạy”.
Khi được hỏi “em có nhận xét gì về vở kịch?", em Vũ Thúy Vy - HS lớp 10A12 trường THPT An Lạc trả lời rất vui: “Em rat thích a, tuy các bạn diễn còn hơi gượng gạo và ngại nhưng cũng hay. Đây là lần đầu tiên em được học một tiết
Hóa như vậy!”
Qua quan sát, HS các lớp TN tỏ ra hứng thú hơn và tích cực hơn, lớp học trở nên sôi
nỗi. Các em HS được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, thể hiện trước đám đông. Từ sự hào hứng, sôi nổi của tiết học, các em cảm thấy hiểu bài và nhớ bai lâu hơn, nhất là các nội dung đóng vai, dẫn đến điểm số bai
kiểm tra cao hơn so với lớp ĐC.
Vi dụ khi chấm bài kiểm tra 15 phút sau bài Cân bằng hóa học chúng tôi thống kê được có đến 73.75% học sinh ở lớp TN chọn trình bày sự ảnh hưởng của nồng độ và áp suất lên CBHH, hai yếu tế này được để cập trong hoạt động đóng vai. Tuy các em trình bày chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu sót nhưng cũng phần nảo phản ánh
được sự nhớ và hiểu bài. Trong khi đó ở lớp ĐC, hầu hết các em không trình bày được và điểm bài làm cũng tương đối thấp hơn.
105
3.6. Những bài học kinh nghiệm
3.6.1. Kinh nghiệm về việc lựa chọn nội dung đóng vai
Cũng giống như lựa chon van dé trong day học tình hudng, nội dung đóng vai
phải được lựa chọn sao cho phù hợp dé vừa đảm bảo yếu tổ thời gian, vừa phát huy
cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Giáo viên có thé chọn những nội dung sau dé đặt ra tình huống đóng vai:
- Kiến thức gắn với đời sống thực tế, những ứng dụng của các chất mà HS gặp thường ngày. Khi hoạt động đóng vai giải thích được các thắc mắc của các em trong cuộc sống, các em sẽ cảm thấy hứng thú và thêm yêu thích môn học. Đây chính là
những nội dung mà khóa luận khai thác nhiều nhất.
- Những kiến thức mà HS có thể tự nghiên cứu được ví dụ như các em có thể tự tìm hiểu những ứng dụng của đồng vị phóng xạ, oxi, tác hại của khí lưu huỳnh đioxit,...Như vậy, nếu nội dung bai dai, GV có thé giao nhiệm vy cho HS vào tiết trước để các em vẻ nhà nghiên cứu trước, tự đặt ra tình huống đóng vai sau đó biểu diễn trước lớp. Dé tô chức hoạt động đóng vai đạt hiệu quả cao, GV cần linh động
về thời gian, nội dung của bài học và điều kiện của lớp học, không nhất thiết phải tiến hành theo các bước đã nêu ra trong khóa luận, có thể bỏ qua hoặc làm trước một số bước.
Khi đã cho các em làm quen với PP đóng vai rồi, các lần đóng vai sau, GV có
thể nâng dần độ khó của nội dung đóng vai lên, cho các em hóa thân vào các nhân vật trừu tượng, yêu cầu phải lồng ghép thêm giáo dục đạo đức và thái độ, cao hơn
nữa là giáo dục giới tính.
Khi nội dung đóng vai được nâng lên, GV cần hướng dẫn cho HS nên tìm hiểu những nội dung gì, cần lồng ghép giáo dục thái độ như thế nào cho phù hợp,...thậm chí có thể cho các em tham khảo kịch bản GV đã chuẩn bị để các em thuận lợi hơn
trong khâu hình thành ý tưởng và đặt lời thoại.
5.6.2. Kinh nghiệm về việc chia nhóm đóng vai
Khi chia nhóm đóng vai, GV can chú ý đến tình huỗng cần được giải quyết.
Nếu tinh huỗng đơn giản, cần ít diễn viên thì có thé chia lớp thành các nhóm nhỏ có
106
từ 8 đến 10 HS. Nếu tình huỗng khó hơn, phức tạp hon thi có thé chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm. Khi chia nhóm, GV nên chia theo tổ hay theo dãy để thuận lợi cho
việc thảo luận vả điển thử.
Khi mời lên diễn trước lớp, GV nên chọn những nhóm xung phong. Nếu không có HS xung phong, GV có thể chỉ định một nhóm bắt kì. Điều quan trọng là GV phải chọn được HS có khả năng diễn và phù hợp với vai dién dé xác suất thành
công cao nhất.
3.6.3. Kinh nghiệm về viết kịch bản và hướng dẫn học sinh viết kịch bản
- Kịch bản cho hoạt động đóng vai nên do các em HS tự nghĩ ra. Tuy nhiên
không thể thiếu được vai trò của người hướng dẫn để các em không bị lạc đẻ hoặc
không có định hướng. Qua việc thiết kế các giáo án có sử dụng PP đóng vai trong
khóa luận này, và qua đợt thực nghiệm sư phạm vừa rồi, tôi xin đưa ra một số kinh
nghiệm của mình và các GV tham gia TN sau đây:
- Để có được một tình huống hấp dẫn, một kịch bản hay, GV nên đọc nhiều câu chuyện kể, nhiều giai thoại hóa học, thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến hóa học qua báo chí, mạng internet...để kịp thời bổ sung vốn kiến thức và
đồng thời trau dồi kỹ năng viết kịch bản. Còn để tăng tinh hài hước cho hoạt động đóng vai, GV có thể tham khảo các tiểu phẩm, hài kịch trên tivi, internet, tìm và đưa vào những yếu tố gây cười sao cho phù hợp.
- Khi viết kịch bản, GV cần chú ý:
+ Kịch bản phải thể hiện được mục tiêu cần đạt được của một bài học, GV
phải tự trả lời được các câu hỏi: Tác dụng của kịch bản là gì? Ý nghĩa của nó đếi với việc tiếp thu kiến thức của HS?
+ Kịch bản phải ngắn gọn, súc tích nhưng phải chuyển tải được nội dung
bai học, từ ngữ phải trong sáng, giàu hình ảnh, gần gũi với HS, có kết hợp thêm yếu tố hài hước.
- Khi hướng dẫn cho HS viết kịch bản và đặt lời thoại, GV cần chú ý:
+ Đặt ra nhiều câu hỏi để HS suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau, sau đó hướng dẫn HS đi tới hướng giải quyết đúng.
107
+ Trong khi đi đến các nhóm hướng dẫn, GV cần chú y đến những HS nỗi trội hơn để có thé chỉ định các em ấy lên diễn khi không có ai xung phong. Như vậy sẽ đảm bảo được sự thành công của hoạt động đóng vai, bên cạnh đó cũng cần
khuyến khích các HS nhút nhát tham gia vào dé các em tự tin hơn trước lớp.
+ Kịch bản mà GV đưa ra chỉ mang tính tham khảo hoặc định hướng. Nếu HS bề tắc trong việc tạo một kịch bản mới, GV sẽ giúp HS phát triển, mở rộng hoặc thay đôi sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thé, dé giúp phát triển được tư duy và
sáng tạo của HS.
3.6.4. Kinh nghiệm tô chức hoạt động đóng vai
- Trong phần thực nghiệm của khóa luận, khi cho HS thảo luận nội dung đóng
vai bai Hidrosunfua, chúng tôi di hướng nội dung kịch bản của các em theo kịch
bản mẫu, chỉ khác vẻ cách diễn đạt và sắc thái biểu diễn của mỗi nhóm. Do đây là
lần đầu các em tiếp xúc với hoạt động đóng vai một cách tích cực và chủ động như
vậy nên chúng tôi không yêu cầu và đòi hỏi quá cao ở HS. Và do đây cũng là lần đầu dạy thực nghiệm nên để tránh nhừng sai sót khi tổ chức, chúng tôi gợi ý va
hướng các em theo kịch bản mẫu đã chuẩn bị.
- Còn đối với bài Cân bằng hóa học, tình huống mà các em phải vào vai tương đối đơn giản nên GV không cần phải chia nhóm mà chỉ cần mời 2 HS lên. Phổ biến
nội dung đóng vai là 2 thùng nước mắm tâm sự với nhau. Phần chi yếu ở hoạt động
này là GV cùng cả lớp tìm ra giải pháp giúp 2 thùng nước mắm, đồng thời hướng dẫn cả lớp cùng tìm hiểu sự ảnh hưởng của nồng độ và áp suất lên CBHH.
Trước khi các nhóm lên diễn, GV nên tạo bau không khí sinh động cho lớp học bằng một tràng vỗ tay của các em HS ngồi dưới.
- Sau khi biểu diễn xong, nếu nội dung kịch bản đã giải quyết vấn đề rồi thi GV cùng cả lớp xem xét xem cách giải quyết đã đúng chưa? Những kiến thức được đưa ra có chính xác không? Có còn thiểu ý nào không?...Nếu nội dung đóng vai chỉ là nêu ra vấn đẻ, đặt ra thắc mắc thì sau vở kịch GV cùng cả lớp thảo luận dé giải
quyết van dé ấy. Mỗi dạng đóng vai như vậy đều có những ưu và nhược điểm
108
riêng. GV nên linh động, sáng tạo trong việc kết hợp các hình thức đóng vai khác nhau dé tránh sự lặp lại và nhàm chán cho tiết day.
- Sau cùng, GV nên tổng kết lại kiến thức cần đạt được qua hoạt động đóng vai trên là gì, đồng thời biểu đương các em đã tích cực tham gia, động viên khuyến
khích các em còn lại sẽ tham gia vào hoạt động đóng vai lằn sau. Rút kinh nghiệm cho cả lớp dé lần sau đóng vai tốt hon.
- Dé hoàn thành một hoạt động đóng vai, thời gian cần trên lớp trung bình từ 10 đến 15 phút, GV nên chon bài va chọn nội dung đóng vai sao cho các em vẫn nim được nội dung chính của bài, không có nội dung nao bị bỏ qua, và vẫn hứng thú, sôi nỗi với hoạt động đóng vai.
Thành công của hoạt động đóng vai đóng góp quan trọng vào thành công của
tiết học. Do đó GV phải chuẩn bị chu đáo, hạn chế những điều không hay xây ra đến mức thắp nhất.
109
TOM TAT CHUONG 3
Ở chương này chúng tôi đã trình bay quá trình tiến hành thực nghiệm và kết
quả thu được như sau:
- Số bài tiền hành thực nghiệm: 2 bài.
- Số lớp tham gia thực nghiệm: 10 lớp.
- Số HS TN: 216, số HS ĐC: 212.
- Tổng số bài kiểm tra đã cham: 428 bài
% Việc phân tích định lượng kết quả kiểm tra cho thấy kết quả học tập ở lớp TN luôn cao hơn ở lớp DC và kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng
PP đóng vai, đã lồng phép nội dung bài học vào, dé gây ấn tượng dé nhớ, và tạo sự sôi nổi hứng thú cho tiết học lam các em học tập hiệu quả hơn chứ không phải là do
ngẫu nhiên.
* Việc phân tích kết quả định tính cũng cho thấy HS ở lớp thực nghiệm học tập
hứng thú hơn, các em được rèn luyện các kỹ năng xã hội — điều mà giáo dục hiện
nay chưa thực sự quan tâm.
GV tham gia thực nghiệm cũng công nhận PP đóng vai mang lại cho HS nhiều hứng thú, kích thích trí óc tư duy sáng tạo của các em, đồng thời cũng nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm...
Tuy nhiên PP này cũng còn gặp nhiều khó khăn ở trường phổ thông, nhất là các trường có HS học lực trung bình yếu. Thầy cô và các em phải chịu áp lực thi cử nên PP đóng vai sẽ không có tác dụng nhiều đối với những đối tượng HS này.
Đa số HS cũng còn e dé, nhút nhát nên GV thường xuyên phải động viên, giúp đỡ dé các em tự tin hơn khi đứng trước lớp.
Tuy cũng còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi tin những thành quả mà PP đóng vai mang lại sẽ thật sự có ý nghĩa trong giảng dạy, nhất là giáo dục kỹ năng và
thái độ.
110
KET LUẬN VA KIEN NGHỊ 1. Kết luận
Từ mục đích va nhiệm vụ mà dé tai đã dé ra, trong quá trình thực hiện khóa luận chúng tôi đã giải quyết được những van để sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học, đổi mới PPDH và phát huy
tính tích cực của người học.
- Nghiên cứu một số PPDH tích cực ở phố thông, tìm hiểu sâu sắc hơn về cơ sở
lý luận của phương pháp đóng vai.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng PP đóng vai trong bộ môn Hóa học ở 3 trường THPT: An Lạc, Thanh Binh, Đoàn Kết. Kết quả cho thấy hau hết các GV
công tác tại trưởng chưa bao giờ sử dụng PP đóng vai trong dạy học Hóa học, và
HS ở đây được tiếp xúc rất ít với PP đóng vai, nêu có là ở môn Ngữ văn và Giáo
dục công dân.
- Từ đó chúng tôi dé xuất một số nguyên tắc và quy trình thiết kế hoạt động
đóng vai trong dạy học hóa học lớp 10 cơ bản.
- Tiến hành thiết kế một số giáo án có sử dụng PP đóng vai trong hình thành kiến thức mới, tiết ôn tập, luyện tập, thực hành, hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội
dung hóa học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm 2 bài trên 5 cặp lớp với số HS TN là 216, số HS ĐC là 212 ở 3 trường THPT An Lạc, Thanh Bình và Đoàn Kết. Kết quả được trình bay như ở chương 3, kết quả này đã chứng minh tính hiệu quả và khả thi của
PP đóng vai.
Tóm lại có thể nói chúng tôi đã hoản thành được những nhiệm vụ đề tài đưa ra.
Những tình huống đóng vai đã thiết kế tuy không có điều kiện để thực nghiệm hết
nhưng cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo thích thú cho HS, làm
HS thêm yêu thích môn Hóa học.
2. Kiến nghị
Từ những kết quả rút ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin có một số kiến
nghị sau:
2.1. Đối với công tác quản lý
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục kỹ năng thái độ, mà PP đóng vai chính là một trong những PP tốt nhất có thể đảm nhiệm sử
mệnh nảy.
- Cán bộ quản lý chuyên môn các trường phổ thông, các tổ bộ môn cần thường xuyên quan tâm, chỉ đạo GV đổi mới PP, hình thức tổ chức đạy học theo hướng tích
cực hóa hoạt động người học. Dua PP đóng vai không chỉ vào các môn xã hội ma còn vao các môn tự nhiên sao cho phù hợp.
- Các thay cô trong tổ can ngồi lại thống nhất về quy trình và kỹ thuật sử dụng
PP đóng vai trong dạy học.
- Nhà trường phé thông cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng PP đóng vai.
- Tế chức các lớp tập huấn về PPDH tích cực, trong đó có PP đóng vai. Nếu có điều kiện thì các thầy cô nên được tiếp xúc và trao đổi với các biên kịch, đạo diễn hoặc diễn viên để biết rõ hơn vé các nguyên tắc, yêu cau khi xây dựng kịch bản.
2.2. Đắi với cán bộ giảng dạy
- Đối mới PP giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, chú trọng
các PP tự học, tự tìm hiểu, tăng cường các hoạt động thực hành, tránh tâm lý ngại
thay đổi.
- Tăng cường bồi dường chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật tri
thức và PPDH mới.
- Tìm tdi, sáng tạo các tinh huống và kịch bản đóng vai mới để hoạt động đóng vai có nhiều màu sắc, tránh sự nhàm chán của HS.
- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, đa dạng hóa các hình thức tô chức dạy học, giao nhiều nhiệm vụ học tập cho HS.
2.3. Đối với học sinh
- Xác định rð nhiệm vụ, mục tiêu học tập, nhận thức đúng đắn vẻ ý nghĩa của
việc học tập.