1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn: Tích hợp Tiếng Việt trong sách giáo khoa ngữ văn - thực trạng và giải pháp

137 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tích Hợp Tiếng Việt Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn - Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Tô Hải Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 67,86 MB

Nội dung

1.2 Thành tựu trong nghiên cứu ngôn ngữ học đặt ra những yêu cầu đỗi mới trong việc day học Tiếng Liệt Chương trình được xây dựng trên nên tảng lí luận và thực tiễn, cập nhậtthành tựu ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Tô Hai Ngọc

(46.01.601.084)

TÍCH HỢP TIENG VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

THÀNH PHO HO CHÍ MINH — NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG DAI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Tô Hải Ngọc

(46.01.601.084)

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

ThS Nguyễn Phước Bảo Khôi

THÀNH PHO HO CHÍ MINH — NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Tich hợp tiếng Việt trong sách giáo khoa ngữ

văn - thực trang và giải pháp ” là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi.

Nội dung và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bat cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu

của tôi Mọi kết quả từ các công trình nghiên cứu khác, nếu có, đều đã được chúng tôi trích nguồn rõ ràng.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với những điều đã cam đoan ở trên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 4 nam 2024

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dau tiên, em xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến ThS Nguyễn Phước Bảo Khôi

-người đã luôn bên cạnh định hướng, bảo ban và chỉ dạy em tận tình trong suốt quá

trình thực hiện dé tài Dược đồng hành cùng thay và được thay diu dắt từ những học

phần đầu tiên ở Đại học cho đến khóa luận tốt nghiệp này chính là một niềm vinh dự

và hạnh phúc đỗi với em.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh đã tận tâm day đỗ, truyền đạt tri thức và tạo điều kiện dé em có thé hoàn thành được khóa luận này.

Em xin cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cung

cấp rat nhiều tai liệu bô ich trong qua trình em thực hiện đẻ tai

Dù bản thân em đã nỗ lực hoàn thành đẻ tài, song do kiến thức chuyên môn và khảnăng nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi những khuyết

điểm, thiểu sót Em rất mong nhận được sự góp ý chi bảo từ quý thay cô dé khóa

luận được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thành pho Hỗ Chi Minh, ngày 22 tháng 04 năm 2024

Sinh viên thực hién khoá luận

Tô Hải Ngọc

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT TRONG KHOA LUẬN

Việt đầy đủ Việt tat/ Kí hiệu Dạy học tích hợp DHTH

Văn bản VB

Bộ Giáo dục và Đảo tạo BGD&ĐT

Trang 6

DANH MỤC BANG, HÌNH ANH VÀ SƠ DO

Bang 2.1 Hệ thống kiến thức Tiếng Việt trong CTNV 2006 26

Bảng 2.2 VB sử dụng lam ngữ liệu ở những bai học Tiếng Việt trong SGK

Ngữ văn bộ cơ bản bậc THPT - :-:::- : ::-:::-c::-:c:-c:-: 2 ce-sic 30

Bang 2.3 VB sứ dụng làm ngữ liệu ở những bai học Tiếng Việt trong SGK

Ngữ văn bộ nâng cao bậc THENT : : .( c0 cceieoiese- 33

Bang 2.4 Hệ thông kiến thức Tiếng Việt trong CTNV 2018 39

Bảng 2.5 VB sử dụng làm ngữ liệu ở những bài học Tiếng Việt trong SGK

Ngữ văn Bộ Kết nỗi trí thức với cuộc sông bậc THIPT - 4I

Bang 2.6 Văn ban sử dung làm ngữ liệu ở những bài học Tiếng Việt trong

SGK Ngữ văn bộ Chân trời sáng tạo bậc THPT -.2- 2£ 52

Bang 2.7 VB sử dụng làm ngữ liệu ở những bai học Tiếng Việt trong

SGK Ngữ văn bộ Cánh diều bậc THPT 22 ©2222 Sz22Ez22zzz22Zzzzr- 66

Bang 3.1 Dé xuất bỗ sung câu hỏi về biện pháp tu từ liệt kê 99

Bang 3.2 Phụ luc kiến thức Tiếng Việt lớp 10 22 ccc<+- 101

Bang 3.3 Đánh giá tính cap thiết của các dé xuắt -55-55sScs2 111

Bảng 3.4 Đánh giá tinh khả thi của các đề xuất -c-s2¿ 112

Trang 7

MỤC LỤC

MỜ BẦU ssssssscsssssasssssassssscnssssassssonnsssanassssassssscssssossasssusssssosssscossssanssssanasssanassicess 1

In do chon dé taic c.ccecceccecsescsesessessecsvessessesssesssssessecssesarssesseeeeesneeseseeseavens I

2 Mục dich nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - -««« «<5 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu s5 sc xccxxcExctsrerxrrsxeee 3

4 Giả thuyết khoa học ¿6c 6s S213 21302112212111E11111221e 2111k, 3

ALPEN Pasa a A DS cre ccaaas eras asezscsaxevesessasieraisisssiossssavaveieinisivinnaseuaniens 3

6 Ket cau cla Me ní 4

NÓI IDOI Gississssscsssssssscossssssssssssesesesaczcecsssssssasasesasasesisasarsssenessorassssssaasacarocesasases 5

CHUONG 1: TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU 5

1.1 Các khái niệm liên quan ‹ 446666566666 X6§1000003065 I440334998636 oD

LUD WiC IGP sissssscsssscsssssssasescaisnsavesiscaasessssassouseastseassessiesascoassaasecasanaaeesdseasesenssas 5

1.1.2 PPDH Tiéng WIRE sssssssssssssssssasissassssassasssasssassscasscasseaaveaaveaasssasseazseasssaaveaaces 10

1.2 Day hoc Tiếng Việt bằng phương pháp giao tiẾp 13

Ì2:1IKháiirifmwaibiniglliss:socaotiibiooiiieoitii0i0042iiis4090103311304480448140064)86 13 1.2.3 Ưu điểm va hạn ché ooc cccccccccccccccssceeeccsscseseesscsesscsseeesnceneecsncereecssvesescaneevees l6

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài «5 sseve«ess 17

3JGisinn06 6202606 22i2nả0 ca20n00.102 17

1-352 NSN XEt scsiississssssastsasisasssoasesassoastoasseasseasseaasseassoassencssassassvansvessseaserasevasees 19

TIỂU KET CHUONG 1 — _—— - sesssssussesesensnenens 25

Trang 8

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC TIENG VIỆT TRONG CÁC BỘ SÁCH GIAO

KHOA CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2006 VÀ CHƯƠNG TRÌNH

NGU VAN 2018 Ở BAC TRUNG HỌC PHO THÔNG 26

2.1 Day học Tiếng Việt trong CTNV 2006 — 09960066606565 esses ĐỒ

DAM MIN CSM AY ROC: c-:cáci22600020104000200021112121241395160203566136535348536835345144318ã5388253g8 26

2.1.2 Hệ thống kiến there ccc ccssecssesssessssesseessecssecssecsvessssesuessesesesseseessenneenseeess 26

2.1.3 Phương án tích hợp Văn - Ngữ HH tê 30

2.2 Dạy học Tiếng Việt trong CTNV 2018 -.5-s<cssecssessecssee 38

2:20) Me tiêu Pay Q€‹::-:::-:cc‹cccseciciiissiosgiiast2S110562103150323125136345835155938848868380351026556 38

DS Dye Alsi tage cee ssscscssesrsccssaasssareconteenterecnerssnarssonenrioneaeaeananesias 39

TUMEUR CHƯƠNG 2e aebeeeieibbieteoiiotooeaiatsoooii 82

CHUONG 3: MOT SO DE XUAT DOI VOI NOI DUNG DAY HOC

TIENG VIET TRONG SACH GIAO KHOA NGU VAN THEO DINH

HƯƠNG NẴNG UUW C vircssssscssssscsscscseccrsenmenicaunmnnnnnnnaunas 83

Sil CoG Gb THẾ Gunhganoubiiiliiiiit6161008010168358016014031143880080381148144388 83

3.1.1 Nguyên tắc day học Tiếng Việt theo định hướng phát trién NL 833.1.2 Su thay đôi trong việc xây dựng bài học Ngữ văn 86

3.1.3 Bai tập tình huéng trong day học Tiếng Viét c.cssccsssessseesscesssseeeseesnees 89

3.1.4 Đặc điểm đối tượng HS bậc THPT 22 222EEz2Ez2xz+xxecxzcvzz- 93

Trang 9

mM dled ot ap | ===.- ằ—-.- 95

3.2.1 Nguyên tắc đề xUat oo cccccssesssssssssssvessvesssesssesssrsseesseesveesveesveesvensvseeseneseees 95

522: HƯƠNG (ỒN Ï|::s¿i4::422:1645122:552455411535552356535935556633833894836455933334333983552838438ã332325338 97

3:2:3 PRONG 0 2::::::‹cc:cccosciicsiipsticsii231202115511248125150635558385155835581885559335833885658555 101

3.3 Khao nghiệm tinh cấp thiết và tính kha thi của các đề xuắt 110

3.3.1 Mô tả khảo nghiệm s- 22222112 11C211211 1 17221002101220021102111 cceccee 110

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm c.ccccecseeceescssseseesessecssesessessesseeseeneesseareeeeseeseeees 111

TIẾU KẾT CHƯƠNG 3 qaaggaaaa-aỷii-neaeeetioioitotiootonnnnganaaa 113 KẾT LUẬN gangggagaiaananadoidtdirotditiinigitotittgiöig45039146188603636084 114 TAT EU THA MRA Ga go ga ggggggagaaaaỷyayaayaiỷý.; 117

PHỤ ĐỤC scccecceieseoeeseottoeonitSEG161160011G15616162633861612183364631013616333824830312484383718 123

Trang 10

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tam quan trọng của việc day học Tiếng Việt trong môn Ngit văn

Tiếng Việt chính là công cụ dé HS sử dụng trong quá trình học tập môn Ngữ

văn Dé có thé hiệu và học được môn Ngữ văn thì đầu tiên người học phải biết

sử dụng công cụ là tiếng Việt Vì vậy, việc dạy học téng Việt là điều then chết

dé có thê rèn luyện năng lực Đọc — Viết - Nói — Nghe của học sinh

1.2 Thành tựu trong nghiên cứu ngôn ngữ học đặt ra những yêu cầu đỗi mới

trong việc day học Tiếng Liệt

Chương trình được xây dựng trên nên tảng lí luận và thực tiễn, cập nhậtthành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ học các thời kì; kinh nghiệm xây dựng

chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thé ki XXI đến nay

và xu thé quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn

Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc

gia phát triển; thực tiễn xã hội Đặc biệt, là xu hướng day tiếng theo Ngôn ngữ

học chức năng của M.A.K Halliday và định hướng day tiếng Việt theo phương

lay việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính

xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định

hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thé, sự nhất quán liên tục trong tất cả các

cấp học, lớp học Các kiến thức phô thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn

Trang 11

học được hình thành qua hoạt động đạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục

vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe

1.4 CTGDPT nói chung và CTNV 2018 nói riêng đã gần hoàn thành chặng đường đổi mới từ lớp | đến lớp 12, việc phân tích va phát triển chương trình đòi hỏi cần đánh giá lại những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn triển khai, trong đó có cách thức cài đặt nội dung day học Tiếng Việt trong các bộ SGK phục vụ cho CTNV 2018.

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tích hợp tiếng Việt trong sách

giáo khoa Ngữ văn - thực trạng và giải pháp đề thực hiện nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.I Mục đích nghiên cứu

Khoá luận tập trung khảo sát cách thức cài đặt nội dung dạy học Tiếng

Việt trong các bộ SGK phục vụ cho CTNV 2006 và CTNV 2018 Từ đó, nghiên

cứu đánh giá thực trang của việc tích hợp Văn - Ngữ và nêu một số dé xuất về

cách trình bày nội dung day học tiếng Việt nhằm góp phan tối ưu hoá yêu cầu

phát triển năng lực của CTGDPT 2018 nói chung và CTNV 2018 nói riêng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nêu trên, chúng tôi tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là vấn đề tích hợp tiếng Việt trong

CTNV.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Khoá luận lựa chọn khảo sát cách thức tích hợp đối với kiến thức tiếng Việt

trong các bộ SGK phục vụ cho CTNV 2006 và CTNV 2018.

4 Giả thuyết khoa học

Van dé tích hợp tiếng Việt trong SGK đã được triển khai từ CTNV 2006,đổi mới ở CTNV 2018 nhưng vẫn còn nhiều bat cập Nếu dé xuất được những

phương án khả thi thì có thé tạo nên sự tính hợp nhuan nhuyễn hơn, hiệu qua hơn kiến thức Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn phục vụ cho việc phát trién CTNV

2018 ở giai đoạn sau.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số PP nghiên cứu sau đây:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí Ithuyét

Cách thức thực hiện: Chủ yếu triển khai việc hỏi cứu tư liệu Mục đích:

-Nhăm xác định các cơ sở lý thuyết, các khái niệm then chốt liên quan đến dé tài.

-Tông hợp thông tin những nghiên cứu có liên quan đến đê tài trong và ngoài nước về việc dạy học Tiếng Việt trong trường phô thông về việc tích hợp kiến thức Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn bậc THPT.

-Trén cơ sở các tài liệu thu thập được chúng tôi phân tích, đánh giá va rút ra

những nội dung làm cơ sở lý luận dé triển khai đề tài.

Trang 13

5.2 Phương pháp điều tra giáo dục:

Cách thức: tiễn hành điều tra bằng bảng khảo sát ÿ kiến

Nội dung khảo sát: đánh giá về những nội dung mà đề tài đã đề xuất

Mục đích: thu thập thông tin về đánh giá thực trạng đề thi và tính cấp thiết,

tinh khả thi của những dé xuất

5.3 Phương pháp xử lí thông tin

Chúng tôi sử dụng phần mém SPSS phiên bản 26 (2019) dé phân tích (số hoá) các nội dung khảo nghiệm Từ kết quả phân tích, chúng tôi tiền hành thiết

lập bảng biểu, đồ hình trực quan miêu tả kết quả tính cap thiết, tinh khả thi của

các tiêu chí đã đề xuất.

6 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tông quan nghiên cứu

Tìm hiểu việc dạy học Tiếng Việt bing PP giao tiếp, trình bày những kháiniệm và những nghiên cứu liên quan đến đề tải

Chương 2: Thực trạng tích hợp tiếng Việt trong SGK Ngữ văn

Thống kê và khảo sát hệ thông bài học trong SGK bậc THPT của CTNV

2006 và 2018 dé tìm hiểu về cách thức tích hợp kiến thức Tiếng Việt được các tác giả thực hiện.

Chương 3: Đề xuất phương án tích hợp Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn

Trinh bảy những cơ sở xây dựng phương án, định hướng, minh họa và đánh

giá bước đầu cho những phương án dé xuất

Trang 14

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Tích hợp

LAD Khai niệm

Theo Tir điền tiếng Việt, tích hợp có nghĩa là “/dp ráp, nỗi kết các thành phan

của mot hệ thông theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ ” (Hoàng Phê, 2002,

tr 981) Tích hợp theo quyền Day học tích hợp phát triển NL HS (quyền 1 — Khoa

học tự nhiên) định nghĩa ` Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp.

Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng

mới như là một thé thong nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phân đối

tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những công tinh của các thành phan

ấy Như vậy, tích hợp có hai tinh chat cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định

lan nhau, đó là tính liên kết và tính toàn ven.” (Đỗ Hương Trà, 2015, tr 14).

Về từ nguyên, tích hợp (Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa là

xác lập cái chung, cái toàn thé, cái thong nhất trên cơ sở các bộ phận riêng lẻ, tức 1a

kết hợp các phản, các bộ phận với nhau trong một tông thé Như vậy, tích hợp có thé

hiểu một cách khái quát là sự kết nỗi, cộng hưởng của các đối tượng riêng lẻ có điểm

chung vẻ hệ thong quản lí và chúng kết hợp với nhau dé tạo nên một chính thé thống

nhất, phát triển hơn Việc tích hợp luôn yêu cầu sự đảm bảo kết hợp hai hoa, đồng nhất, không hoạt động riêng lẻ mang tính cá nhân.

1.1.1.2 Phan loại

Xét theo mức độ tích hop, d’Haiinaut (1977), có thê chấp nhận bốn quan điểm khác

nhau đối với các môn học như sau:

* Quan điềm “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội dung của môn học Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.

Trang 15

* Quan điểm “da môn”, trong đó chúng ta dé nghị những tình hudng, những “de tài” có thé được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa 1a theo

những môn học khác nhau Ví dụ, tôi có thể nghiên cứu vấn dé nhà ở theo quan

điểm kiến trúc, theo quan điểm mĩ học, theo quan điểm lịch sử, theo quan điểm nhân chủng học, v.v Theo quan điểm này, những môn học tiếp tục được tiếp

cận một cách riêng rẻ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiêncứu các đề tải Như vậy, các môn học không thực sự được tích hợp

* Quan điềm “liên môn", trong đó chúng ta dé xuất những tình huống chỉ có thé

được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học Vi dụ, cau

hỏi “Tai sao những con voi được bảo vệ?” chỉ có thê giải thích dưới ánh sáng

của nhiều môn học: địa lí, lịch sử, toán học, Ở đây chúng ta nhắn mạnh đến

sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau đê giải quyết một tình huống cho trước: các quá trình học tập sẽ không được dé cập một cách rời rac

mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết

* Quan điểm “xuyén môn”, trong đó chúng ta chủ yêu phát triển những kĩ năng

ma HS có thẻ sử dụng trong tat cả các môn học, trong tất cả các tinh hudng, chăng hạn, nêu một giả thuyết, đọc các thông tin, thông báo thông tin, giải một

bài toán, v.v Những kĩ năng này chúng ta sẽ gọi là những kĩ năng xuyên môn.

Có thê lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dip có những hoạt động chung cho nhiều môn học Hiện nay, van dé cần hay không

can tích hợp các môn học khác nhau không đặt ra nữa Chúng ta biết rằng câu

trả lời là khang định: can phải tích hợp các môn học Những nhu cầu của xã hội chúng ta đòi hỏi chúng ta phái hướng tới một quan điềm liên môn và xuyên môn (Hoàng Văn Vân, 1998, tr 5§,59)

Trong How to integrate the curriculum, Robin Fogarty (2009) đã thống kê các phân

loại tích hợp theo 9 mô hình như sau: mô hình tế bảo, mô hình được kết nói, mô hình

long ghép, mô hình tuần tự, mô hình chia sẻ, mô hình mạng, mô hình xâu chuỗi, mô

hình tích hợp, mô hình đắm chìm

Trang 16

CTNV 2006 xác định có hai hướng tích hợp chủ yếu: tích hợp chiều ngang và tích

hợp chiều đọc

, xà ` ‹ £ a: af * ae ae `

Tích hợp theo chiêu ngang: là gắn ket nội dung day kiên thức với nội dung rèn

kỳ năng, nội dung của các phan Tiếng Viet, Lam văn với nội dung của phan Van

học ” (BGD&DT, 2006, tr 6).

Tích hợp theo chiêu đọc: /a thiết ke những don vị kiên thức, kĩ nắng học sau

bao ham những kien thức và kĩ năng đã học trước nhưng ở mức cao hơn và sâu

hơn theo nguyên tắc dong tâm và phát triển ” (BGD&ĐT, 2006, tr 6).

Trong CTNV 2018, tích hợp được dé cập trong van đề dạy học tiếng Việt: “Kién (hứctiếng Liệt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe.Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi

cấp hoc Mue tiêu của giai đoạn nay là giúp HS sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao

tiệp hiệu qua trong cuộc sống va hoe tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác;

hình thành và phát triển NL văn hoc, một biểu hiện của NL thấm mĩ; đông thời bồi

dưỡng tư tưởng, tình cam dé HS phát triển về tâm hôn, nhân cach.” (BGD&ĐT, 2018,

tr 3 ).

Từ các lý thuyết trên cùng tình hình thực tế giáo dục tại Việt Nam, ta có the phân loạiđưới bốn hình thức tích hợp sau day:

Tích hợp nội môn: nghĩa là nội dung kiến thức thuộc cùng môn học được thiết

kế day kết hợp theo những chủ đẻ, chương, bai cụ thé.

Tích hợp đa môn: các môn học vẫn đạy riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa các môn học bởi các chủ dé hay van đề chung.

Tich hợp liên môn: các môn học có sự liên hợp với nhau và giữa chúng có những

H x * PS a 28% sae £ Ầ Dd as: ssa , xà +

van dé, chủ đê chung, ma việc giải quyét van đề đòi hỏi vận dụng các kiên thức

của nhiều môn học khác nhau

Trang 17

Tích hợp xuyên môn: Bắt đầu giải quyết các van đề xuất phát từ cuộc sống trải nghiệm của HS tương ứng với môn học, từ đó xây dựng một môn học mới khác với môn học truyền thông.

1.4.1.3 Tích hợp trong môn Ngữ văn Dựa vào phạm vi lớp học và quá trình nghiên cứu, việc day học tích hợp trong môn Ngữ văn được triển khai trên hai van đề: tích hợp nội môn và tích hợp liên môn.

Đối với CTNV 2006, vẫn dé tích hợp nội môn - sự tích hợp nội môn trong môn

Ngữ văn - xuất phát từ mỗi quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng của hai lĩnh vực văn

học và ngôn ngữ Đối với môn Ngữ văn, trước đó từng có ba cudn sách riêng biệt choVăn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, nhưng hiện nay các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng

có liên quan được tích hợp trong một cudn sách, thậm chí trong cùng một BH Đồng

thời, ta ghi nhận việc tích hợp nội môn trong việc sử dụng VB đọc hiéu hay phần Lam văn làm ngữ liệu khai thác dạy học Tiếng Việt Tuy nhiên, dù việc tích hợp nội môn

được xem lả bước tiền của CT và SGK hiện hành nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Bên

cạnh đó, CT và SGK hiện hành vẫn chưa được xây dựng theo định hướng phát triển

NL, do đó ma việc tích hợp nội môn trong CT hiện hanh còn đơn gián va chưa cụ thẻ Cùng với quá trình tích hợp nội môn, bản thân môn Ngữ văn cũng phải tham gia vào

quá trình tích hợp liên môn Tuy nhiên, với đặc thù môn Ngữ văn việc tích hợp liên

môn là điều không đơn giản vì rất khó tìm ra mỗi liên thông với nhau ở từng cấp học.

lớp học giữa kiến chuyên môn thuộc môn nay với môn khác, đặc biệt là việc tham

chiều với các môn học thuộc tự nhiên Nhung thực tế, ta nhận thay một số VB có kha

năng tích hợp liên môn với các môn học Khoa học Xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo

dục công đân Nếu đối sánh với môn Lịch sử, Địa li để xác định những bài đọc VB

ít nhiều có liên quan đến nội dung, sự hỗ trợ từ môn học khác Tuy nhiên, có thể thay

sự hiém hoi trong việc đặt van đẻ tích hợp liên môn trong CTNV 2006 Tích hợp liênmôn của hệ thông VB trong SGK Ngữ văn cũng như việc kết nỗi kiến thức giữa các

môn học đã chưa được quan tâm đúng mức Chúng ta cần hiểu được thực trạng này

phân lớn xuất phát từ việc CTGDPT 2006 chưa xác định trục tích hợp xuyên suốt

Trang 18

Điều này cũng mở ra nhiều vấn đẻ tích hợp liên môn mà CT2018 cần quan tâm và giải quyết.

Đối với CTNV 2018, “theo mô hình giáo dục phát triển NL, ngay trong quả trình giáo dục, HS can giải quyết những nhiệm vụ cụ thể gan với đời song thực mà kiến thức, kĩ năng của mỗi môn học truyền thông không thé đáp ứng được Vi vậy, tích hợp là một phan tat yêu của mô hình giáo duc nay.” (Bùi Mạnh Hùng, 2016) Dé

đạt được một CT phát triên NL người học, đảm bảo cấu trúc của CT mới phải được

xây dựng dựa trên các trụ cột chính tương ứng với các NL giao tiếp: đọc, viết, nói và nghe.

Đầu tiên, về thiết kế hệ thống BH, HS được học các loại VB và dé tài khácnhau, theo cách đó, HS có nhiều cơ hội vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng

đọc hiệu vào hoạt động viết, nói và nghe.

Thứ hai, số lượng BH đã giảm để tạo điều kiện cho HS có cơ hội rèn day đủcác NL giao tiếp và kĩ năng trong cùng một BH

Thứ ba, tỉ lệ bài đành cho các kiểu loại VB, số VB nghị luận và VB thông tin

đã được tăng cường đưa vào SGK, thông qua các kiêu VB đó đã giúp các em

rèn ki năng phân tích từ ngữ, qua đó phát triển NL viết

Thứ tư, phân bồ số tiết phù hợp cho các kĩ năng trong mỗi bai, trong một BH phải có đây đủ các hoạt động day học doc, viết, nói và nghe Các hoạt động tích hợp với nhau bằng cách: những gì đã đọc sẽ làm cơ sở cho viết, những

gì đã đọc và viết sẽ làm cơ sở cho nói và nghe.

CTGDPT mới đã định hướng Ngữ văn đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển

NL giao tiếp cho người học Theo cách tiếp cận nay, việc môn Ngữ văn sử dụng một

tỉ lệ nhất định các VB thông tin vẻ các van dé tự nhiên và xã hội đã giúp cho môn học

nay có khả năng kết nối tốt hơn với các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Không chi vay, HS có thê rén được NL đọc hiều, viết, trình bay, thảo luận và biết vận

dụng kiến thức được học trong môn học khác vào quá trình lĩnh hội tri thức Ngữ văn.

Tương tự, CTNV 2018 đã có sự kết nối với phạm vi khoa học xã hội, tuy nhiên vẫn

Trang 19

chưa triệt để Bên cạnh đó, kĩ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ sẽ được hình

thành tương tác giữa môn Ngữ văn va các môn học khác.

1.1.2 PPDH Tiếng Việt

1.1.2.1 Khải niệm

Theo giáo trình Phương pháp day học Tiếng Liệt của Lê A, PPDH Tiếng Việt là một

hệ thống lí thuyết nhằm bao đảm cho việc day và học tiếng Việt đạt kết quả (Lê A,

2007 tr 30)

L.1.2.2 Phan loại Phương pháp thông báo — giải thích

PP thông báo — giải thích (diễn giảng, thuyết trình, thông báo — ghi nhận, giải

thích — minh hoạ) Đây là PP truyền thống, trong đó GV dùng lời nói của mình để

thông báo, giải thích, minh hoạ các tri thức ngôn ngữ mới, HS chỉ cần tập trung lắng nghe và tiếp nhận các tri thức đó.

Phương pháp này có ưu điểm Ia tiết kiệm thời gian vì trong một đơn vị thời gian

ngắn có thé chuyền tải được một lượng thông tin can thiết, cô đọng theo yêu cầu của

chương trình GV làm chủ được thời gian va nội dung bai giảng vi ít có sự can thiệp

của HS GV có thê mở rộng thông tin bằng một số cách vào bài khác nhau (mẫu

chuyện, câu đó, tình huống trong đời sống ) giúp cho HS để dàng lĩnh hội trí thức

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như: Không kiêm soát được kha

năng tiếp nhận của HS, ít có thông tin phản hồi từ phía người học, thực chat là cách

đạy học truyền thụ một chiều

Phương pháp qui nạp

Qui nạp được coi là một PPDH tiếng Việt truyền thong bởi nó phủ hợp với tính chất

thực hành của môn học và phù hợp với khả năng tư duy đơn giản, với nhận thức trực

Trang 20

Bước 2: GV hướng dẫn HS qui nạp các đơn vị kiến thức thành kiến thức cơ bản của

BH (được tóm tat trong mục Ghi nhớ) Trong trường hợp BH có nhiều Ghi nhớ thi

mỗi ghi nhớ được coi là một đơn vị kiến thức cơ bản

Phương pháp vẫn đáp

Van đáp (dam thoại) là PP trong đó GV dat ra những câu hỏi dé HS trả lời hoặc có

thé tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung BH.

Căn cứ vảo tính chất của hoạt động nhận thức, người ta phân biệt ba phương

pháp van đáp: van đáp tái hiện (GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại

những kiến thức đã biết va dựa vào trí nhớ dé trả lời, không cần suy luận Van đáp tái

hiện không được xem là một PP có giá trị sư phạm; nó chỉ là một biện pháp được

ding khi cần đặt môi liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi

cần củng cố kiến thức vừa mới học) vẫn đáp giải thích - mình hoạ (nhằm mục đích

lam sáng tỏ một dé tải nào đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những vi

du minh hoa dé giúp HS dé hiéu, dé nhớ PP nay đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn), vẫn đáp tìm tòi (GV dùng một hệ thông câu hỏi được

sắp xếp hợp lí để hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quiluật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích ham muốn hiểu biết GV tổ chức cho

HS trao đôi ý kiến, tranh luận giữa thay với trò, giữa trò với trò nhằm giải quyếtmột van đẻ nào đó Trong PP này, GV có vai trò 1a người tô chức sự tìm tòi con HS

là chủ thể phát hiện kiến thức mới Vì vậy, HS có niềm vui của sự khám phá và trưởng

thành vẻ tư duy).

h =: i 4£ 2

Phương pháp giải quyết van dé

PP này nhằm hình thành ở HS kha năng tư duy giải quyết van dé, khả năng thíchứng, khả năng hợp tác trong đời sống, đặc biệt trong giao tiếp Khi DHTV theo PPnảy, GV cần phải tạo tỉnh hudng có van dé (dựa trên các thao tác: nêu mục đích hìnhthành kiến thức và kĩ năng mới, nêu nhu cầu cần biết kiến thức hoặc kĩ năng mới củachính HS, nêu dự báo khả năng nắm được kiến thức hoặc kĩ năng mới của HS), đưa

ra trình tự các việc làm dé giải quyết van dé và hoan thành nhiệm vụ BH

Phương pháp thao luận nhom

Trang 21

PP này nhằm hình thành ở HS khả năng giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp miệng; khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ.

Đề thực hiện việc DHTV theo PP này, GV cần chú ý việc tô chức hoạt động nhóm

(nhỏ hoặc lớn) Việc chia nhóm nhỏ hay lớn dựa vào nhiệm vụ ma GV giao cho nhóm,

dựa vào khả năng hoạt động vả hợp tác của HS cũng như khả năng quản lí các hoạt

động của nhóm trưởng, khả năng hợp tác của các thành viên trong nhóm, dựa vàotỉnh chất của câu hỏi thảo luận - yêu cầu nhớ lại, kích thích tư duy tìm tỏi, phát hiện

hay nhận xét, đánh giá PP này thường phát huy tac dụng trong các dang bai tap nhanh, gây không khí sôi nồi vả tao hứng thú học tập cho HS.

Phương pháp luyện tập theo mẫu

Trước hết cần phải hiểu đúng về khái niệm mẫu là mẫu trong VB có thé tri giác đượchay không thê tri giác được Những mẫu này do chính NL sư phạm vốn sống cá nhân

và NL cảm thụ của GV quyết định

Qui trình của PP này là:

Bước 1: GV cung cấp mau và phân tích mẫu

Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát vả làm theo mẫu

Bước 3: GV nhận xét, đánh giá, sửa lỗi trong việc thực hiện mẫu của HS

Bước 4: GV hướng dan HS luyện tập

Bước 5: GV củng cỗ, đặn đò

Phương pháp phần tích ngôn ngữ

PP được sử dụng một cách có hệ thông trong việc xem xét tat ca các mat của

ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tao từ, phong cách với mục đích

lam rõ cầu trúc các kiều ngôn ngữ, hình thức và cách cau tao, ý nghĩa của việc sử

dụng chúng trong kĩ năng nói Các dạng phân tích ngôn ngữ có thê là: quan sát ngôn

ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm ra điểm giống và

khác nhau đề sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định) phân tích ngữ 4m, phân tích

ngữ pháp, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương.

Trang 22

Tuy nhiên, việc tách ra từng PP là đề giải thích rõ nội dung của chúng Trong thực tế

day học các PP thường được sử dụng phối hợp chặt chẽ không có PP vạn năng Điều

quan trọng là phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để lựa chọn PP chophù hợp Các yếu tô liên quan trực tiếp tới lựa chọn PP là nhiệm vụ và mục tiêu day

học, nội dung dạy học, khả năng của HS trình độ GV, điều kiện cơ sở vật chất.

1.2 Dạy học Tiếng Việt bằng phương pháp giao tiếp

thê hiện ở năm khía cạnh như sau:

- NL điễn ngôn (discourse competence): kha năng sắp xép, t6 chức từ ngữ, cấu

trúc dé tạo được một diễn ngôn có tính liên kết va mạch lạc.

- NL ngôn ngữ (linguistic competence): các kiến thức vẻ hệ thông ngôn ngữ, như kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính ta, lam cơ sở đẻ thực

hiện giao tiếp đưới hình thức VB (diễn ngôn) nói cũng như viết

- NL hành động lời nói (actional competence): kha năng biểu đạt ý định bằng hình thái ngôn ngữ thích hợp dựa trên kiến thức về chức nang ngôn ngữ va hành

động lời nói (speech act).

Trang 23

- NL văn hóa-xã hội (socio-cultural competence): khả năng biểu đạt hành động

lời nói một cách phù hợp trong bỗi cảnh văn hóa-xã hội cụ thê.

- NL chiến luge (strategic competence): khả năng đảm phán ngữ nghĩa (negotiation for meaning) dé đạt được sự thông hiểu lẫn nhau khi NL ngôn ngữ

còn thấp và có thê gây khó khăn cho giao tiếp.

Theo Thornbury, “sứ dung các cuộc đổi thoại là một cách hiệu qua dé dạy ngữ

pháp Viée sử dụng các cuộc đối thoại trong giảng day ngữ pháp rất hữu ich vì việc

sứ dung các cuộc đổi thoại thường phù hợp với mong đợi của người hoe về cách ngôn ngữ được sử dung trong thé giới thực: mọi người sử dung ngôn ngữ chủ yếu để noi

chuyện với nhat (1999, tr.6)

Từ những điều trên, có thẻ hình dung bản chất nhiệm vụ của phương pháp giao tiếptrong dạy học tiếng Việt là hình thành cho người học NL ngôn ngữ, NL hành độnglời nói và NL văn hóa-xã hội.

Theo Nguyễn Minh Thuyết (2015, tr 1,8), dạy ngôn ngữ gắn liền với tình huồng

là một bước tiễn mới trên con đường hình thành phương pháp giao tiếp tuy nhiên

việc ảnh hưởng của ngôn ngữ cau trúc đã gây ra nhiều hạn chế, từ đó xuất hiện sự ra

đời của PPDH theo nhiệm vụ (task-based language learning and teaching) Theo Ellis,

nhiệm vụ là một kế hoạch hành động (work plan) có mục đích rõ ràng Ong phân biệt

nhiệm vụ tập trung (focused task) với nhiệm vụ không tập trung (unfocused task).

Nhiệm vụ tập trung là những nhiệm vụ được thiết kế nhằm luyện tập một cấu trúc cụ

thê nào đó Nhiệm vụ không tập trung, ngược lại, là những nhiệm vụ không nhằmluyện tập một cấu trúc cụ thê nào

Ong cũng chỉ rõ những biện pháp có thé ứng dụng PPDH theo nhiệm vụ:

- Các biện pháp tô chức hoạt động tìm kiếm thông tin: điền khuyết thông tin,

thu thập thông tin, chuyển đổi thông tin, xử lí thông tin.

- Các biện pháp tô chức hoạt động tương tác xã hội: trò chơi, đóng vai, thuyết

trình - tranh luận.

Trang 24

Như vậy, dạy học tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy tiếng

dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ Phương

pháp này gắn liền với phương pháp luyện tập theo mẫu Cơ sở của phương pháp giao

tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Nếu ngôn ngữ được coi là phương tiện giao

tiếp thì lời nói được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ Dạy tiếng Việt theo

hướng giao tiếp tức là đạy phát triển lời nói cho từng cá nhân HS Phương pháp giaotiếp coi trọng sự phát triên lời nói, còn những kiến thức lí thuyết thì được nghiên cứu

trên cơ sở phân tích các hiện tượng được đưa ra trong BH Đề thực hiện PP giao tiếp,

phải tạo ra cho HS nhu cau giao tiếp, môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ

và các thao tác giao tiếp Phương pháp giao tiếp được vận dụng cho cả môn TV nóichung, những đặc biệt rõ nét trong các tiết đọc bải viết tập làm văn

1.2.2 Tổ chức day học

Dé dạy học tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp thì GV cần hiểu cách tô chức lớpqua gợi ý về một qui trình gồm ba bước như sau:

Bước 1: Tạo tình huống giao tiếp

Chúng ta biết rằng trước khi đến trường trẻ em sử dụng tiếng mẹ đẻ trước hết là do

nhu cau nhận thức thé giới xung quanh và nhu cầu giao tiếp với với người thân trong gia đình, làng xóm, khối phố Tới trường, HS bắt dau quá trình ý thức hoá việc sử

dụng tiếng mẹ đẻ thông qua việc học môn tiếng Việt nói riêng, các môn học khác nóichung Nói cách khác, các giờ day học tiếng Việt phải được bắt đầu từ những hiệntượng ngôn ngữ quen thuộc, gần gũi: từ những tình huống giao tiếp đơn giản thưởng

gặp trong đời sống hằng ngày để HS có hứng thú, có nhu cầu và có động cơ học tập tốt Muốn vậy, GV phải là người dẫn dắt, gợi mở, nêu tình huống đề HS tự rút ra

những nhận xét và kết luận cần thiết

Bước 2: Hướng dan HS xác lập kiến thức cơ bản của BH

Từ những phân tích nhận xét, đánh giá của HS; GV hướng dẫn học

sinh xác lập những đơn vị kiến thức cơ bản của BH Dé thực hiện tốt bước này, GV

nên chọn những mẫu thích hợp Dựa vào kết quả phân tích, GV hướng dẫn HS xác

Trang 25

lập một đơn vị kiến thức cơ bản đã được đóng khung trong mục Ghi nhớ ở SGK Tuy nhiên, GV cũng cân lưu ý HS phân biệt những cầu thực hiện hành động nói và những câu chỉ có chức năng thông báo chứ không thực hiện hành động nói.

Bước 3: Vận dung trì thức vào việc giải quyết các tình huéng do bài tập và trongđời sống đặt ra

Đây là bước quan trọng mang tính mục đích của giờ dạy học tiếng Việt bởi nó rèn

luyện cho HS NL chuyền hoá tri thức thành các ki năng nói, nghe, viết, đọc Chính

vì tầm quan trọng của nó mà trong CTSGK Ngữ văn, phan tiếng Việt, các bài tập thực

hành luôn chiếm một tỉ trọng cao Công việc đầu tiên là GV hướng dẫn HS giải đápcác bài tập trong SGK, tức là hướng dẫn HS giải quyết các tình huống giao tiếp đã

được ghi lại thành VB.

Tiếp theo, GV phải khuyến khích, động viên HS nêu lên những tình huống có van dé

để cả lớp cùng trao đổi, thảo luận và giải đáp Day là hoạt động phát huy tính chủ

động sáng tạo của HS; đồng thời cũng là “thước do” khả năng lĩnh hội tri thức, mức

độ thành thạo kĩ năng của HS sau mỗi BH Trong công việc này, GV phải chú ý lắng

nghe, gợi mở, tôn trọng những kiến giải của HS, tuyệt đối không làm thay, làm họ

hoặc áp đặt một cách thô bạo.

1.2.3 Ưu điểm và hạn chế

1.2.3.1 Uu điểm

Ưu điểm rõ rệt của quan điểm dạy học tiếng Việt dựa trên quan điểm giao tiếp

chính là chỉ ra được sự cần thiết hình thành va phát triển NL chiến lược và NL văn hóa-xã hội của người học Người học, nhất là trong giai đoạn đầu, thường không có

du vốn tử, vốn ngữ pháp đề diễn đạt ý tưởng của minh và tiếp thu ý kiến người khác

Bên cạnh đó, việc học theo phương pháp cấu trúc đơn thuần cũng không tạo

được cho người học khả năng biểu đạt hành động lời nói một cách phù hợp trong bốicảnh văn hóa-xã hội cụ thé, nhất là khi việc học dién ra ngoai môi trường giao tiếpcủa người ban ngữ CT dạy học mới phải rèn cho họ khắc phục những han chế này,biết cách xoay xO dé dat được sự thong hiểu lẫn nhau với người đối thoại và cách nói

Trang 26

nắng phù hợp với phong tục, tập quan của người ban ngữ Đó không chi là kĩ năng

sử dụng ngôn ngữ ma con là ki năng mềm cân được rén luyện.

1.2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh ưu điểm trên, danh sách NL giao tiếp đo nhóm Celce-Murcia đề xuất

có một nhược điểm khá căn ban là không chú ý đến NL tiếp thụ (giải mã) của nhân vật giao tiếp Qua thực, khi nói đến NL điễn ngôn, các tác giả chỉ dé cập khả năng tạo

được một diễn ngôn có tính liên kết và mạch lạc: khi giải thích về NL lời nói, các tác

giả chi quan tâm đến kha năng biểu đạt ý định bằng hình thái ngôn ngữ thích hợp; và

khi bàn về NL văn hóa-xã hội, chí thấy khả năng biểu đạt hành động lời nói một cách

phù hợp trong bối cảnh văn hóa-xã hội cụ thé Các kĩ năng tiếp thụ VB (diễn ngôn)

như nghe, đọc không được xếp vào bắt cứ NL nào Đồng thời, sự phân biệt NL hành

động lời nói với NL dién ngôn cũng có thé khiển người đọc băn khoăn về sự cần thiết

vả tính thuyết phục của việc này Sự thực thì diễn ngôn là sản phẩm của hành động

lời nói Và kết quả mà hành động lời nói tạo ra - “hình thái ngôn ngữ thích hợp” dé biểu đạt ý định của người nói, như quan niệm của các tác giả - cũng chính là điển

ngôn Cùng với tô chức tình huống giao tiếp cũng gây ra áp lực quản lí lớp của GV,Như vậy, phương pháp giao tiếp được ứng dụng đẻ dạy tiếng Việt không phải là toàn

năng và chỉ phù hợp ở một số đơn vị kiến thức nhất định.

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.1 Các vẫn đề

1.3.1.1 Nghiên cứu về Tiếng Việt trong trường pho thông

Bài báo khoa học Vai ý kiến về chương trình Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn

THPT của Đỗ Thị Hồng Nhung (2008, tr.108) nghiên cứu về những van đề bat cậpcủa CTNV 2006 Tác gia đã chỉ ra những lỗi sai co bản vẻ đáp án trong SGV và việcchưa thống nhất kiến thức giữa SGK cơ bán va nâng cao Tiếp đến, tác giá cũng trình

bay quan diém không thông nhất giữa kiến thức lí thuyết và kiến thức xã hội của HS, khiến cho HS học tiếng Việt theo lối đối phó Dong thời, bai viết cũng dé cập đến

ham lượng kiến thức han lâm trong SGK về tri thức tiếng Việt

Trang 27

Bài viết Tro lại vấn dé giáo dục tiếng Việt trong trường THPT của Hồng Dân

(2008, tr.142) đề cập đến ba tương quan của CTNV 2006:

Mot là chúng ta không có một tô chức và những con người đủ NL và trình độ

mang tính chuyên nghiệp chăm lo nghiên cứu sâu những van dé đặt ra cho

bộ môn Tiếng Việt ở nhà trường phô thông.

Hai là việc chúng ta ứng xử và viết CT và SGK.

Ba là CT không được thiết kế theo lối xuyên suốt từ lớp đầu đến lớp cuối của

bậc phổ thông mà bị cắt thành từng khúc nên đã gây ra thiếu cái nhìn toàn

cục đối với một môn học

Bài viết May ý kiến về phan tiếng Việt trong SGK Ngữ văn THPT của Trần Quyết Thắng (2008, tr.351) cũng đã chi ra những ưu điểm của CT 2006 về tính kế thừa, đôi mới; thực tiễn, phù hợp: khoa học, hệ thống Đông thời tác giả cũng chỉ ra những nhược điểm của việc thiết kế sách giáo khoa vẻ hình thức, bố cục, đặc biệt về nội dung của SGK được dẫn về việc phân bố chương trình chưa hợp, bị tách rời nhau: sắp xếp chưa phù hợp, lô - gic và tri thức tiếng Việt còn “qua ta” chưa chú trọng tinh

huống giao tiếp

Bài viết Nhin lại một số van đề chính tả trong sách giáo khoa hiện nay của Trần Thanh Binh (2008, tr.358) dé cập đến van dé không thông nhất về việc viết tên riêng Việt Nam, đấu câu, tên riêng nước ngoài Đông thời, bài viết có đề cập đến vấn đề viết chính tả không chính xác với kiến thức được học, điều này khả năng xuất phát từ

van dé soạn thảo trên máy tính Qua đó, tác giả dé xuất các cấp ban ngành nên có sự

thông nhất, rút kinh nghiệm về van dé thong nhất chính ta cho toàn bộ sách giáo khoa.

1.2.1.2 Nghiên cứu về day học Tiếng Việt trong trường phổ thông

Bài viết Chương trình Ngữ văn 2018 và van dé đào tạo, boi dưỡng giáo viên

của Đỗ Ngọc Thống (2024, tr.13) dé cập đến sự thay đôi trong thiết kế CT 2006 đến

CT 2018, tiếng Việt sau 2000 từ tiêu học đến THPT đã có bước chuyên biến rõ rệt

trong việc xác định mục tiêu đạy học, tính chất hàn lâm, kinh viện trong nội dung dạy

học Tiếng Việt bước đầu đã được khắc phục Với CTNV 2018, Tiếng Việt chi đóng

Trang 28

vai trò là công cụ nhằm giúp HS đọc, viết, nghe, nói có hiệu quả Kiến thức tiếng Việt không con là mục tiêu của CT, thay vảo đó là yêu cầu sử dụng tiếng Việt vào thực hành các kĩ năng giao tiếp Kiến thức Tiếng Việt được hình thành thông qua các hoạt động đọc, viết, nghe, nói.

1.2.1 3 Nghiên cứu VỀ việc day học Tiếng Viet trong SGK của CTNV 3018

Nghiên cứu Nhin lại mot chặng đường Chương trình giáo dục phổ thông mon Ngữ văn 2018 của Dương Tuan Anh và Nguyễn Văn Thư (2024, tr.32) đã chi ra cụ thể ưu điểm va van dé cần cân nhắc của chương trình Đặc biệt, ưu điểm day tiếng

Việt trong CTNV 2018 được công trình nhắc đến là tính mở trong thiết kế chương

trình, tuy nhiên vấn đề cân nhắc đó là khả năng tích hợp và việc GV thích nghỉ với

CT mới.

Phân 2.3 trong bài viết Phát triển chương trình giáo duc nhà trường môn Ngữ

văn đáp ứng chương trình giáo dục pho thông 2018 của Bùi Minh Đức (2024, tr 263)

dé cập đến quy trình phát triển CT trong nhà trường liên quan đến các nội dung cơ

ban trong dạy Ngữ văn, kế cả dạy Tiếng Việt, đó là:

Nghiên cứu xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt vả nội dung học tập của

CTNV 2018;

Phan tích bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học, giáo dục ở địa phương có tác

động, ảnh hưởng đến việc thực hiện CTNV 2018;

Bám sát kế hoạch giáo dục chung của toàn trường;

Xây dựng CT nhà trường hoặc kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn

1.3.2 'Vhận vét

1.3.2.1 Những thành tựu có thé sứ dụng như là cơ so tiễn hành nghiên cứuTrong các công trình nghiên cứu mà người viết tìm hiểu, thi van đề về tiếng Việt

trong trường phô thông và việc day học Tiếng Việt trong SGK của CTNV 2018 luôn

được nhiều giới nghiên cứu quan tâm Có lẽ, nguyên nhân xuất phát từ việc phạm vi

nghiên cứu rộng, chương trình ton tại nhiều van đề cần sửa đôi nên có sức hút to lớn

Trang 29

đến nhóm nghiên cứu Đặc biệt, là CTNV 2018, những nghiên cứu ở trên đã đượcchúng tôi chat lọc dé pha hợp va đi sát với dé tải Nếu so với thực tế, thi còn rất nhiều

công trình nghiên cứu có giá trị đối với sự đôi mới trong CT2018.

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã có những đóng góp nhất định cho đề tài chúng tôi Chăng hạn, bài nghiên cứu của Trần Quyết Thắng đã nêu rất rõ những

ưu va nhược điểm của SGK của CTNV 2006 cả cơ ban và nâng cao Đồng thời, tác

giả đã có những đề xuất mang tính tham khảo cho Chương 3 của đề tải

Bài viết của Dương Tuan Anh và Nguyễn Văn Thu đã dé cập đến việc tiếng Việt

được thiết kế tích hợp trong kĩ năng Đọc, Viết, Nói va Nghe, từ đó người viết đặt vẫn

đẻ vé tính tích hợp trong dạy Tiếng Việt và quan ngại về việc các bộ SGK thực sựđảm bảo được toàn bộ kiến thức tiếng Việt theo hướng tích hợp đã đề ra

1.3.2.2 Những bài viếu tài liệu mang tinh định hướng quan trọng

Bài viết Tiếng Viet trong CT giáo duc phổ thông sau 2015 của Đỗ Ngọc Thông

(2013, tr 3,4) đã liệt kê những van dé chưa phủ hợp trong CT hiện hành về day học

Ba là nội dung CT Tiếng Việt trong nhà trường phô thông như là môn Ngôn

ngữ học, Việt ngữ học thu nhỏ của các đại học chuyên ngành.

Bốn là việc rèn luyện các kĩ năng tiếng Việt dường như chỉ khoán trắng chomôn tiếng Việt — Văn học; các môn học và các hoạt động giáo dục khác

đường như không có liên quan và không phải chịu trách nhiệm gì.

Trang 30

Năm là PPDH tiếng Việt một thời chủ yếu theo quan điểm cấu trúc tĩnh, gần đây tuy đã thay đôi theo hướng giao tiếp nhưng quán tính của cách dạy cũ

£ x Z £ £ a: ee x ˆ “a ta x

vẫn rất nặng né, các yeu tố đôi mới chưa đông bộ nên hiệu qua vẫn thấp.

Sáu là việc thi cử, kiểm tra — đánh giá còn nhiều hạn chế, bat cập trong việcứng xử với tiếng Việt và cách đánh giá NL tiếng Việt

Từ đó, việc cần xây đựng lại CT là một điều cấp thiết Với CTNV 2018, sẽ theo định

hướng như sau: coi trọng tích hợp và phân hoá, tích hợp cao ở các lớp thấp và phân

hoá dân/ sâu ở các lớp trên (THPT) CT Tiếng Việt — Ngữ văn hiện hành đã thực hiện

theo hướng tích hợp nhưng như trên đã nêu còn chưa triệt dé và nhiều chỗ gượng ép.Qua đó, tác giả dé xuất một số chiến lược dạy học Tiếng Việt như sau:

Phát huy tính chu động tích cực cua người học, với Tiếng Việt quan điểm này cần được quán triệt mạnh mẽ hơn theo tình thần dạy học tiếng Việt cho người bản ngữ, bản thân HS có bản năng/ trực cảm ngôn ngữ và một vốn

ligng khá phong phú về Tiếng Việt, khác han dạy tiếng Việt cho người nước

ngoài Vì thé can khai thác và chủ yêu đưa HS vào các tình huỗng ngôn ngữ

và yêu cầu vận dụng tiếng Việt.

Day học theo nguyên tắc và yêu cầu tích hợp Với quan điểm này, các đơn vị

và hiện tượng Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với các VB ngữ liệu (văn học, cận văn học, không phải VB văn học) khai thác các đơn vị Tiếng Việt đồng thời chính là khai thác giá trị của VB (thông điệp nội dung, giá trị hình thức), làm

sáng tỏ VB; ngược lại giá trị và ý nghĩa của nội dung VB sẽ soi sáng cho vai trò và tác dụng của các yếu tô ngôn ngữ.

Tiếp tực thực hiện tốt day học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp Hình

thành NL giao tiếp tất yếu phải sử dụng PPDH theo quan điểm giao tiếp Linh

hồn của quan điểm này là đưa HS vào các tình huống giao tiếp hàng ngày

trong cuộc song dé str dụng các đơn vi tiếng Việt một cách phù hợp và có

hiệu quả Theo cách đó tiếng Việt sẽ thể hiện được sự giàu có và vẻ đẹp của

Trang 31

nó một cách sinh động, phong phú và biến hoá linh hoạt; chứ không phải là các đơn vị ngôn ngữ chết năm trong một cau trúc cứng nhắc.

Trong bài viết Một cách tiếp cận mới trong việc day học ngữ pháp Tiếng Việt ở

trưởng pho thông, Bùi Mạnh Hùng (2012, tr.33) đã dan ra cơ sở lí thuyết về giáo dục

ngôn ngữ và thực tiễn dạy học ngữ pháp ở Mĩ và một số nước nói tiếng Anh khác làm

cơ sở chứng minh cho van dé day học Tiếng Việt (trong CTNV 2006) tại Việt Namgặp nhiều vấn đề như “tích gộp” nhiều hơn tích hợp những kiến thức hàn lâm gây

có vai trò quyết định đến sự lựa chọn ngôn ngữ Thay vì lấy kiến thức văn học (chủ

yéu là kiến thức văn học sử), tiếng Việt và tập làm văn làm nội dung chính, cầu trúc

của CTNV mới của Việt Nam dự kiến được xây dựng dựa trên các trụ cột chính tương

ứng với các NL giao tiếp: đọc, viết, nói và nghe Dé “thi công” hiệu quả một CT kiểu

này, SGK cần tích hợp triệt đề tat cả kiến thức của môn học vào trung tâm của BH là

VB nhằm giúp HS phát triển khả năng đọc, viết, nói và nghe về nhiều kiểu loại VB

đa dạng, cần thiết cho cuộc sông xung quanh những đẻ tài, chủ điểm phù hợp với

khả năng tiếp nhận, trải nghiệm và hứng thú của người học Qua đó HS được hình

thành và phát triển những phẩm chất mà chúng ta mong đợi Theo cách đó, việc dạyhọc tiếng Việt phải được tích hợp vào quá trình day học VB, giúp HS hiểu được các

phương tiện tiếng Việt đã hoạt động đẻ tạo nghĩa như thé nào trong những VB cụ

thê Từ đây bắt đầu sự gặp gỡ giữa SFL và cách biên soạn SGK Ngữ văn mới của

Việt Nam Cụ thê:

Trang 32

Đáp ứng yêu cau cần đạt trong CT (Achievement Standards): Đây là tiêu

chuân đầu tiên và quan trọng nhất để lựa chọn VB Xét cho củng, các tiêu

chuẩn còn lại cũng góp phần đáp ứng hiệu quả tiêu chuẩn này

Đáp ứng yêu cau về thể loại (Genre): Giúp cho HS phát triển NL đọc hiểu,

chứ không phải nghe giảng và ghi nhớ thông tin, là một trong những mục

tiêu hang đầu của việc đôi mới CT vả SGK lần này.

Có dé tài (Field) phù hợp: Tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm VB có khả năng

giúp HS có những trải nghiệm thú vị và có ý nghĩa về con người và cuộc

song Đây cũng là tiêu chuẩn quan trọng trong việc lựa chọn ngữ liệu chophan đọc hiểu trong các dé thi ở mọi cấp học và lớp học

Có ngôn ngữ phù hợp với kha năng tiến nhận của người học (Mode): VB

đọc phải có những hiện tượng ngôn ngữ thê hiện rõ nét đặc trưng va vẻ đẹp

của tiếng Việt, có độ khó cao hơn một chút so với trình độ của người học,cần có sự hé trợ nhất định của GV đề kích thích hứng thú của HS

Các tiêu chuẩn như thẻ loại, dé tài, ngôn ngữ vẫn thường dat ra lâu nay khi lựa chon tác phẩm va cũng là định hướng khai thác trong các giờ day học Ngữ văn Tuy nhiên,

khi xem xét các yếu tô nảy từ mô hình lý thuyết của Halliday (1998) thì vấn đề sẽ

trở nên sáng rõ hơn.

Xét trên phương điện nội dung dạy học, đạy học tích hợp nội môn đòi hỏi GV

trước hết phải thay được môi liên hệ vả sự tác động qua lại giữa các NL đọc, viết, nói

nghe Bùi Mạnh Hùng (2016, tr44) đã đề xuất: “Thay vi lấy kiến thức văn học (chủ

yếu là kiến thức văn học st), tiếng Kiệt và tập lam văn làm nội dung chính, cấu trúc

của CT mới phải được xáy dung dựa trên các trụ cột chính tương ứng với các NL

giao tiếp: doc, viết, nói và nghe ( ) CT phải thiết kế được các nội dung day học cốtlãi, gầm hai phần chính là kiến thức (văn hoc, tiếng Viét và giao tiếp) và ngữ liệu là

những VB thuộc các kiểu loại khác nhau: VBVH (literary texts), VBNL (persuasive texts), VBTT (informational texts) `.

Trang 33

Quan điểm này đã được thé hiện rõ trong quan điểm xây dựng CT: “Chương

trình được thiết kế theo các mạch chỉnh tương ứng với các kĩ năng doc, viết, nói và

nghe Kiến thức Tiếng Viet và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học doc,

viết, nói và nghe” (BGD&DT, 2018, tr.4).

Dù CT Ngữ văn 2018, đã có những thay đôi nhất định, xem tiếng Việt là công cụ lĩnh hội trí thức Tuy nhiên, vẫn có nhiều bat cập trong quá trình thiết kế SGK Hệ thong

kiến thức tiếng Việt 2018 chúng tôi tạm phân ra lam hai khối kiến thức là Tu từ học

và Lỗi diễn đạt Với phan day Đọc, việc tích hợp tu từ học có thé dé dàng, nhưng

phan Lỗi diễn đạt đường như được dạy độc lập thông qua các ngữ liệu do nhóm biênsoạn tạo lập, từ đó mat đi tính tích hợp mà CT đã đẻ ra Từ những van đề trên, kếthợp với những thống kê, khảo sát về cách tích hợp tri thức tiếng Việt của các bộ SGK

phục vụ cho CTNV 2006 và CTNV 2018, chúng tôi sẽ đưa ra một số dé xuất ở

Chương 3.

Trang 34

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Trên cơ sở tông hợp tài liệu về lí thuyết, chúng tôi đã hệ thông các khái niệm sau:

Dạy học tích hợp là hình thức giáo dục kết nỗi các tri thức có mỗi quan hệ với nhau

trên cùng một hệ thống nhất định Dạy học tích hợp tử lâu đã 1a khái niệm được nhiều

công trình giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu Và chương trình giáo dục Việt

Nam cũng cũng đã có những bước tiến hành nhất định từ chương trình (2006) đến

nay.

Trên tỉnh thần giáo dục của Việt Nam, tích hợp được phân loại: Tích hợp nội môn, đamôn, liên môn và xuyên môn Theo dé tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung khai thác

khái niệm vẻ tích hợp nội môn trong chương trình giáo dục môn Ngữ văn.

Về khả năng tích hợp của tiếng Việt trong chương trình giáo dục Ngữ văn 2006, đã

có khái niệm, định hướng trong chương trình tông thể, đồng thời sách giáo khoa cũng

tiến hành thiết lập Tuy nhiên, vì là khởi đầu cho tinh than tích hợp nên còn anh hưởng

rât nhiêu bởi ngôn ngữ học câu trúc.

Về khả năng tích hợp trong chương trình giáo dục Ngữ văn 2018, định hướng khi viết sách giáo khoa đã cụ thé hơn tiếng Việt được tích trong quá trình dạy ki năng Đọc Viết, Nói và Nghe Từ hệ quả đó, nhìn từ chương trình 2018, tinh than tích hợp trong

day học tiếng Việt có sự anh hưởng từ ngôn ngữ học chức năng (Halliday, 1998)

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liệt kê những nghiên cứu liên quan đến đề tài để từ đóxác định cơ sở đề xuất cho phan thực hiện dé tải

Tóm lại, nội dung Chương 1 nhằm cung các khái niệm làm sáng tö tỉnh thần tích

hợp của chương trình giáo dục Ngữ văn 2006 và 2018 trong đạy học tiếng Việt

theo quan điểm, lý thuyết nào Đồng thời, Chương 1 còn cung cấp các nghiên

cứu để làm cơ sở cho đề xuất ở Chương 3.

Trang 35

CHUONG 2 DẠY HỌC TIENG VIỆT TRONG CÁC BỘ SÁCH

GIÁO KHOA CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2006 VÀ

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018 Ở BẬC TRUNG HỌC PHÓ

THÔNG

2.1 Day học Tiếng Việt trong CTNV 2006

2.1.1 Mục tiêu dạy học

Trong CTNV 2006, mục tiêu (BGD&DT, 2006, tr 4) được xác định là

Môn Ngữ văn cung cấp cho học sinh những kiến thức phô thông, cơ bản, hiện đại, có

tỉnh hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là Tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học

Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuôi và yêu cầu đào tạo nguồn

nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Môn Ngữ văn hình thành và phát triển ở học sinh các NL sử dụng Tiếng Việt

2.1.2 Hệ thống kiến thức

Kiến thức Tiếng Việt trong CTNV 2006 được thông kê qua bảng sau:

Bang 2.1 Hệ thong kiến thức Tiếng Việt trong CTNV 2006

Lớp CT Hệ thông kiến thức Tiếng Việt

1 Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2 Hoạt động giao tiếp: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

3 Một số kiến thức khác

Trang 36

- Khái quát lịch sử Tiêng Việt

- Những yêu cầu vẻ sử dụng Tiếng Việt

4 Củng cô, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành

phép tu tir ân dụ và hoán dụ

1 Phong cách ngôn ngữ

- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2 Hoạt động giao tiếp: Đặc điểm của VB nói và VB viết

3 Một số kiến thức khác

- Khái quát lịch sử Tiếng Việt

- Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt

4 Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học

- Luyện tập về nghĩa của từ

- Luyện tập về biện pháp tu từ

1 Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

2 Hoạt động giao tiếp: Ngữ cảnh

3 Một số kiến thức khác

- Nghĩa của câu

Trang 37

4 Cũng cô, hoàn thiện kiên thức, ki nang đã học

- Thực hành về thành ngữ điển cố

- Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

- Thực hành về sử dung một số kiểu câu trong VB

1 Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Luyện tập về phong cách ngôn ngữ chính luận

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí

2 Hoạt động giao tiếp: Ngữ cảnh

3 Một số kiến thức khác

- Nghĩa của câu

- Đặc điểm loại hình Tiếng Việt

- Từ Hán Việt

- Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

- Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

- Luyện tập về nghĩa của câu

4 Củng có, hoàn thiện kiến thức kĩ năng đã học

- Luyện tập về hiện tượng tách từ

- Luyện tập về tách cầu

Trang 38

- Luyện tập về từ Hán Việt

- Luyện tập về thay đi trật tự các phần của cum từ và các thành

- Luyện tập vẻ cầu nghi van tu từ

1 Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngồn ngữ khoa học

- Phong cách ngồn ngữ hành chính

2 Hoạt động giao tiếp: Tong kết phần Tiếng Việt: hoạt động

giao tiếp bằng ngôn ngữ

3 Một số kiến thức khác

- Luật thơ

- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

4 Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học

- Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

- Thực hành một số phép tu từ cú pháp

- Thực hành hàm ý

1 Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngôn ngữ khoa học

- Luyện tập về phong cách ngôn ngữ khoa học

- Phong cách ngôn ngữ hành chính

- Luyện tập phong cách ngôn ngữ hành chính

Trang 39

2 Hoạt động giao tiếp: Tông kết phân Tiếng Việt: hoạt động

3 Một số kiến thức khác

- Luật thơ và luyện tập.

- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và luyện tập

4 Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học: Luyện tập về

cách sử dụng biện pháp tu từ ân dụ

2.1.3 Phương án tích hop Van - Ngữ

2.1.3.1 Sách giáo khoa cơ bản (bộ chuẩn)

Chúng tôi đã có một thống kê sơ lược như sau về những VB được sử dụng trong BH

của phân môn Tiếng Việt, cụ thé theo các bảng sau:

Bảng 2.2 VB sử dung làm ngữ liệu ở những bài học Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn

bộ cơ bản bậc THPT

Lớp 10

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và | Vợ nhặt (Kim Lân)

ngôn ngữ viết

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Chiến thăng Mtao Mxây

Bắt sau rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

Thực hành phép tu từ ân dụ và | Tương ne (Nguyễn Binh)

Trang 40

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thanh)

Dat nước (Nguyễn Đình Thi)

Lớp II

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá | Tự tink I] (HO Xuân Hương)

Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Thực hành lựa chọn các bộ phận | Chi Phéo (Nam Cao)

trong câu Va chong A Phú (Tô Hoài)

Thực hành một so kiêu câu trong | Chữ người tử từ (Nguyễn Tuân)

Chí Phẻo (Nam Cao)

Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Ngày đăng: 01/02/2025, 01:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Bùi Mạnh Hùng. (2014). “Phde thao chương trinh Ngữ văn theo định hướngphát triển năng lực”. Tạp chi Khoa học Đại học Sư phạm TpHCM, 56, 23-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phde thao chương trinh Ngữ văn theo định hướngphát triển năng lực
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Năm: 2014
21. Bùi Mạnh Hùng. (2016). “Bién soạn SGK theo định hướng phát triển năngluc và tích hợp: từ góc độ môn Ngữ văn”, trong Biên soạn SGK mới theo địnhhướng tích hợp liên môn và phát triển năng lực. Hà Nội: Giáo duc Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bién soạn SGK theo định hướng phát triển năngluc và tích hợp: từ góc độ môn Ngữ văn
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Năm: 2016
46. Nguyễn Thanh Thi. (2014). “Nang lực giao tiếp nhir là kết quả phát triển tong hợp kiến thức và các kĩ năng doc, viết, nói, nghe trong dạy học Ngữ văn".Tap chi Khoa học Đại học Sw phạm TpHCM, 56, 134-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nang lực giao tiếp nhir là kết quả phát triểntong hợp kiến thức và các kĩ năng doc, viết, nói, nghe trong dạy học Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Thi
Năm: 2014
1. Lê A. (2001). Dạy tiếng Việt la day một hoạt động bằng hoạt động. Ngôn ngữ, số 4/2001 Khác
12. Phan Huy Dũng (Chủ biên). (2022). Ngit văn 10 (Bộ Kết noi tri thức với cuộc sống — Tập một). Nhà xuất bản: Giáo đục Việt Nam Khác
13. Phan Huy Dũng (Chu biên). (2022). Ngữ văn 11 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc song ~ Tap mot). Nha xuất bản: Giáo dục Việt Nam Khác
14, Phan Huy Dũng (Chủ biên). (2022). Nei văn 11 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc song — Tap hai). Nha xuất bản: Giáo duc Việt Nam Khác
15. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyên Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Tir điển Giáo duc học. Hà Nội: Từ điền Bách khoa Khác
16. Bùi Mạnh Hùng. (2012). Một cách tiếp cận mới trong việc dạy học ngữ pháp Tiếng Việt ở trường pho thông. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 7) 201 —2012 Khác
17. Bùi Mạnh Hùng. (2013). Chuẩn CT cốt lối của Mỹ và một số liên hệ với việc đổi moi CT Ngữ van ở Kiệt Nam. Tap chi Khoa học (Đại học Sư phạm TP.HCM, số chuyên về Nghiên cứu Giáo dục học). số 4/2013 Khác
20. Bùi Mạnh Hùng. (2015). Xgôn ngữ học chức năng hệ thống: Ung dụng biênsoạn sách giáo khoa Ngữ văn tại Việt Nam Bùi Mạnh Hàng. Hà Nội: Giáo dụcViệt Nam Khác
22. Bùi Mạnh Hùng. (2016). Bién soạn SGK theo định hưởng phat triển năng lựcvà tích hợp: từ góc độ môn Ngữ văn, trong Bién soạn SGK mới theo địnhhướng tích hợp liên môn và phát triển năng lực. Hà Nội: Giáo dục Việt Nam Khác
23. Bùi Mạnh Hùng. (2016). Sách giáo khoa Ngữ văn của Mỹ và một số gơi ý cho việc biên soạn sách giáo khoa Viét Nam. Nghiên cứu theo yêu cầu củaNxb. Giáo dục Việt Nam Khác
24, Phan Trọng Luận (Tông chủ biên). (2017). Xgữ văn 10 (Tập một). Nhà xuấtbản: Bộ giáo dục và đảo tạo Khác
25. Phan Trọng Luận (Tông chủ biên). (2017). Ngữ văn 10 (Tập hai). Nhà xuấtbán: Bộ giáo dục và đảo tạo Khác
26. Phan Trọng Luận (Tông chủ biên). (2018). Ngữ van 1! (Tập mét). Nhà xuấtbán: Bộ giáo dục và đảo tạo Khác
27. Phan Trọng Luận (T ông chủ biên). (2018). Ngữ van 1] (Tap hai). Nhà xuấtban: Bộ giáo dục và đảo tạo Khác
28. Phan Trọng Luận (Tông chủ biên). (2019). Ngữ van 12 (Tập mot). Nha xuấtbản: Bộ giáo dục và đảo tạo Khác
29, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên). (2019). Ngữ văn 12 (Tập hai). Nhà xuấtbản: Bộ giáo dục và đảo tạo Khác
30. Dé Thị Hồng Nhung. (2008). Vai ý kiến về chương trình Tiếng Việt trongSGK Ngữ văn THPT . Ky yếu Hội thảo khoa học giáo duc ngôn ngữ tại Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: Hội ngôn ngữ học Thành phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN