Là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phỏ thông từ lớp 1 đến lớp 12, nội dung chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động gi
Trang 1BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HO CHÍ MINH
KHOA TOÁN - TIN HỌC
Nguyễn Anh Khoa
XÂY DỰNG HỆ THÔNG CÁC BÀI TOÁN THỰC TIÊN
LIEN QUAN DEN VAN DE TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TRONG
LUAN VAN TOT NGHIEPChuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng day bộ môn Toán
Thành phố Hỗ Chí Minh, năm 2022
Trang 2BO GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINH
KHOA TOÁN - TIN HỌC
Nguyễn Anh Khoa
LIEN QUAN DEN VAN DE TÀI CHÍNH CÁ NHÂN TRONG DAY HQC CHU DE CAC PHEP TINH TREN TAP HOP SO
TU NHIEN CHO HOC SINH LOP 6
LUAN VAN TOT NGHIEP
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng day bộ môn Toán
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYEN THỊ NGA
Thanh phố Hồ Chi Minh, năm 2022
Trang 3LOI CẢM ON
Trước hết, tôi xin thé hiện lòng biết on chân thành và gửi lời cảm on sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi là TS Nguyễn Thị Nga, giảng viên khoa Toán -
Tin học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM Cô đã luôn tận tình giúp đở và giảng dạy
cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận
văn Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tất cả quý thầy cô khoa Toán - Tín học trong suốt
bồn năm qua đã tận tình giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu và truyền cho tôinhiệt huyết trên con đường trở thành một nhà giáo, đặc biệt là các thầy cô trong tô Lýluận và phương pháp dạy học Toán đã dạy cho tôi những học phần mang tính định
hướng, giúp tôi có kiến thức đề thực hiện luận văn nảy.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư Pham Thành pho Hỗ
Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt bốn năm học và hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến tat cả thành viên trong gia đình, thay
cô va bạn bẻ đã luôn bên cạnh ủng hộ và động viên tinh thần tôi trong suốt chặn
đường học Đại học và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Nguyễn Anh Khoa
Trang 4MỤC LỤC
Lời mở đầu
1 LY do Chon an ẽ ĂĂ 4
2 AC GC Ta PRED GHI sis scsssscasissasaseasasnsasinsassnsanse sassesassesasissaissaanisassinasusesaiieasnanasiiass 5
3.ÌFBami.ViINgRIEB CW siscsissssissssisonsasasssssesssisassssessassasaosevasassaoesaisassaneasaosavaosevseasssoesaies 5
4 Phương pháp nghiên CỨu - - Ăn HH Ho Hàn Họ To nh nu gà 0e 5
5 Cau trúc của luận văn tốt nghiệp ¿- 2-22 ©zz+Yxzxxeccxerrxzvrxecrxerreerrsree 5
Chương 1 Cơ sở lý thuyết
I Một số khái niệm về tải chính cá nhân và giáo dục tài chính (GDTC) ca nhân 6
Í, Tài CHÍNH 601RHfNcaoicsnniogstnissiansritointipnititaititt60:021005011623150230702307208381885885973883880538788587 6 1.1 Tải chính và tai chính cá nhân - - óc HH 4418448444468444354 7
1.2 Hiểu biết tài chính và hiểu biết tài chính cá nhân -2-2- 2255552 7
5 TỪ GĐTC đến GDTC cá BUA oseneainnannnosniiinnnnnnntsiiisnrtititistisssassal 9
3 Van đề tài chính cá nhân trong chương trình giáo dục phô thông (CTGDPT) 113.1 GDTC cá nhân trong CTGDPT ở một số nước trên thế giới -. : 12
3.1.1 Xu hướng (1): GDTC trong chương trình phô thông (CTPT) ở Đức 12
3.1.2 Xu hướng (2): GDTC trong chương trình phô thông (CTPT) ở Mexico 133.1.3 Xu hướng (3): GDTC trong chương trình phô thông (CTPT) ở Y va Anh 14
3.2 GDTC cá nhân trong hệ thông GDPT ở Việt Nam c5-cccccccccee 16
II Bài toán thực tiễn có giả thiết liên quan đến tài chính cá nhân - 17
Wh), B5iiipinniehEn - - 17
1.1 Khái niệm thực tế, thực tiGin ccccccsssscsssssssscssessessessesnessessesnesavsnssnvsnsneeaveneenvenss 17
1.2 Khái niệm bài foán G1 HS vn TT KH TH ng ng Hy cy 17
1.3 Khái niệm bai toán thực tiỄn - 5-5 TS cv cv gEx vs crsvrrrserree 18
2 Bai toán thực tiễn có giả thiết liên quan đến tải chính cá nhân 19
Chương 2 Các phép tính trên tập hợp số tự nhiên trong chương trình và sách
giáo khoa lớp 6
I Chương trình giáo dục phô thông môn Toán 2018 - 2-2-2 20
II Phân tích các bộ sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 6 5c 21
Trang 51 Phân tích SGK Toán lớp 6 bộ “Chan trời sáng tạo)” cccc<eeeeeeeeee 21
2 Phân tích SGK Toán lớp 6 bộ “Cánh diGu” cccccssessesssesssessessesssessvessesseesveseesees 25
3 Phân tích SGK Toán lớp 6 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” 30
Chương 3 Nghiên cứu thực nghiệm
3.1 Giới thiệu thực nghiệm - Sàn HH HH THỌ HH HH Hà HH 34
3.1.1 Đối tượng thực nghiệnm - 2-2-2222 2S 2222222221122 11212222 crkrrree 34
3.1.2 Các bai toán thực nghiệm - HH TH ng g1 0á 34
3-2: PhẩnitÍch tiện BGHIỆN::::::o:ccccociiceoiibiniontiointinsttg12355025401235650356522538855350358583556 37
3.2.1, Các chiến lược học sinh có thé sử dụng trong các bài toán - 373.2.2 Biến didactic trong hai bài toán thực nghiệm - 2-2 c©sZ s2 4I
3.2.3 Dan dựng va phân tích kịch ban hai bài toán thực nghiệm 423:3 Ehfn tích kết quả thực tat tah sass asiscssscussvssscessssascssscasasassssssssssossicasssenisonsssasois 453.3.1 Những ghi nhận tong quan trong quá trình thực nghiệm 45
3.4 Kết luận chung cho thực nghiệm - HH HH HH ưu 59
Kết luận 2-22-2222 E121 311711111111 2117117711111111211211 71.11 1yyE 61
Phu luc
Phiểu học AG pill! (CCH HHÊT], co: con Gi.nn 2n 2 02C 20100200264003640385406184638546560456633568ia) 63
Phiéu hoe tap 1 (0010077 67
BlienlH0e10D(71(6ã11H10Ì eee 70Phiếu học tập 2 (MhOmM) ceccceeccesssessseessessseesseesoessseessecseeessessucssueesseeseeeseessucesneesseese 73
Tải liệu i hart AG ios isssssssssssssssssscsssssssessssaesssscsssoacssonsssecssveanssesssseosssecssseesssessisenssveons 75
Trang 6LOI MỞ DAU
Muôn giữ vững vị thé trên trường quốc tế và bắt kịp xu thé phat triển so với các
nước trên thế giới, nhất la trong tình thé những tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, việc đôi mới giáo dục là tat yeu Chương trình giáodục phổ thông 2018 (GDPT 2018) nhân mạnh mục tiêu “chuyển nền giáo ducnặng về truyện thụ kiến thức sang nên giáo dục phát triển toàn diện ca về phẩm
chất và năng lực ” đề định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có
khả nang đáp ứng tốt các thay đôi của nên kinh tế tri thức Muốn vậy, các hoạt
động giáo dục, đặc biệt việc dạy học các bộ môn phải tuần theo nguyên lí "học đi
đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn” Với đặc thù là môn học có nhiều ứng
dụng trong các ngành khoa học, các lĩnh vực khác nhau của đời sống thực tiến,việc đạy học Toán theo hướng vận dụng toán học vào thực tiễn là một yêu cầuquan trọng trong day học toán ở trường phô thông Thực tiễn vừa la nguồn gốc
động lực, vừa là nơi kiểm nghiệm tính chân lý của mọi khoa học nói chung và toán
học nói riêng.
Là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phỏ thông từ lớp 1 đến lớp 12,
nội dung chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn
hay các môn học, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn học nhằm thực
hiện STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống
xã hội và những van dé cấp thiết có tỉnh toàn cầu (như biến đôi khí hậu, phát triénbên vững, giáo dục tài chính, ) (CTGDPT môn Toán, trang 4) Tích hợp toán
với giáo dục tài chính là một trong những nội dung quan trọng được các nhà quản
lí giáo dục, các chuyên gia biên soạn sách giáo khoa đặc biệt quan tâm bởi tính
đặc thù của môn học va mỗi quan hệ chặt chẽ giữa toán và tài chính Theo GS ĐỗĐức Thai, tông chủ biên chương trình môn Toán : “Mach giáo duc tài chính trongchương trình mon Toán được thực hiện từ lớp 2 đến lớp 12, trong đó tập trungnhiều ở các lớp THCS và THPT Theo đó, chương trình sẽ cung cấp cho học sinh
nhitng hiệu biết và nắng lực tài chính cot lỗi Vi du, học sinh sẽ được tim hiểu về
Trang 7tiền tệ và tài chính, trong đó giới thiệu các khái niệm, phương tiện, công eu cơ bản
trong tài chính và tiền tệ; giá trị sử dụng và giá trị đạo đức của tiên, Chương
trình môn Toán giúp các em tìm hiểu về hệ thong tài chỉnh, các tổ chức cung cấpđịch vụ tài chính; biết đánh giá nguồn tài chính; xác định rủi ro và lợi nhuận liênquan đến tiết kiệm va dau tw Học sinh cũng được giáo duc để biết cách lập kể
hoạch va quản lí tài chính cá nhân hiệu qua”.
Ở lớp 6, một số kiến thức về tài chính được yêu cau tìm hiểu là : làm quen với việc
gửi tiền tiết kiệm và vay vốn ngân hàng : tính lỗ, lãi và dư nợ; thực hành tính lãisuất trong tiên gửi tiết kiệm và vay vốn ; trả số tiền đúng theo hóa đơn hoặc tính
tiền thừa khi mua hàng: thực hành ghi chép thu nhập và chỉ tiêu, cất giữ hóa đơn
trong trường hợp cần sử dụng đến Đây là những van dé hết sức gần gũi với họcsinh vả các em thường xuyên đối mặt trong hiện tại và tương lai Chính vì vậy.việc tích hợp các kiến thức nảy vào một số nội dung bài học trong chương trình
Toán lớp 6 là hết sức cần thiết Chủ đề “Các phép tính trên tập hợp số tự nhiên ”
là một trong những sự lựa chọn thích hợp dé lồng ghép vào một số kiến thức tai
chính vì bài học cung cấp các kiến thức rất cơ bản về bốn phép toán cộng, trừ,
nhân chia Việc vận dụng các phép toán này vào những tính toán đơn giản hằngngày như tính tiền mua dụng cụ học tập, tính tiền thừa khi mua hang, haynhững tính toán đòi hỏi tư duy tốt hơn như tính tiền mua hàng khuyến mãi, sửdụng các dịch vụ thu phí theo khung giá sẽ giúp học sinh thấy được ứng dụng
thực tế của toán học Một trong những biện pháp quan trọng đề góp phần nâng cao
khả nang vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết các van dé tai chính trong thực
tiễn của học sinh là cần tăng cường các bài toán thực tiễn liên quan đến vấn đề tài
chính cá nhân trong dạy học toán, đồng thời biết cách xây dựng, sử dụng chúng
như thé nào dé làm tăng hiệu quả của việc day học tích hop.
Tuy nhiên, qua phân tích thực tế, các bài toán như vậy trong các sách giáo khoaToán 6 như Cánh Diéu, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống còn rathạn chế Với mong muốn giải quyết kịp thời những hạn chế của các sách giáo
Trang 8khoa, đồng thời xây dựng một nguồn tai nguyên về các bài toán thực tién liên quan
đến van dé tài chính cá nhân chất lượng và phong phú, tôi đã lựa chọn nghiên cứu
dé tài khóa luận tốt nghiệp là “Xây dựng hệ thắng các bài toán thực tiễn liên
quan đến van đề tài chính cá nhân trong day học chú đề Các phép toán trên tập
hợp số tự nhiên cho học sinh lớp 6”
Trang 91 Lý do chọn đề tài
Tích hợp toán với giáo dục tài chính là một trong những nội dung quan trọng được
các nha quan lí giáo dục, các chuyên gia biên soạn sách giáo khoa đặc biệt quan
tâm khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phô thông 2018 bởi tính đặc thùcủa môn học và mỗi quan hệ chặt chẽ giữa toán va tài chính Chương trình môn
Toán giúp các em tìm hiểu vẻ hệ thống tài chính, các tô chức cung cấp dịch vụ tài
chính; biết đánh giá nguôn tài chính; xác định rủi ro và lợi nhuận liên quan đến tiếtkiệm và dau tư Theo yêu cầu của chương trình, ở lớp 6 một số kiến thức về taichính được yêu cầu tìm hiểu là : làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm và vay vốn
ngân hàng ; tinh 16, lãi và dư nợ: thực hành tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và
vay vốn ; trả số tiền đúng theo hóa đơn hoặc tính tiền thừa khi mua hàng; thực
hành ghi chép thu nhập và chỉ tiêu, cất giữ hóa đơn trong trường hợp can sử dụngđến Đây là những van dé hết sức gan gũi với học sinh và các em thường xuyên
đối mặt trong hiện tại và tương lai Chính vì vậy, việc tích hợp các kiến thức nảy
vào một số nội dung bai học trong chương trình Toán lớp 6 là hết sức can thiết.Chủ dé “Các phép tính trên tập hợp số tự nhiên” là một trong những sự lựa chọnthích hợp đề lông ghép vào một số kiến thức tài chính vì bài học cung cấp các kiếnthức rất cơ bản về bốn phép toán cộng, trừ, nhân, chia Việc vận dụng các phéptoán nảy vảo những tính toán đơn gián hằng ngày như tính tiền mua dụng cụ học
tập, tính tiền thừa khi mua hang, hay những tính toán đòi hỏi tư duy tốt hơn
như tính tiền mua hàng khuyến mãi, sử dụng các dịch vụ thu phí theo khunggiá, sẽ giúp học sinh thấy được ứng dụng thực tế của toán học Một trongnhững biện pháp quan trọng dé góp phan nâng cao khả năng vận dụng kiến thứcbài học vào giải quyết các van dé tài chính trong thực tiễn của học sinh là cần tăngcường các bài toán thực tiễn liên quan đến vấn đẻ tài chính cá nhân trong dạy học
toán, đồng thời biết cách xây dựng, sử dụng chúng như thé nao dé làm tăng hiệuquả của việc dạy học tích hợp Tuy nhiên, qua phân tích thực tế, các bài toán như
vậy trong các sách giáo khoa Toán 6 như Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nỗi
tri thức với cuộc sông còn rat hạn chế Với mong muôn giải quyết kịp thời những
Trang 10H * , , bì x: ^ a 2 ` a 2 ,
hạn chê của các sách giáo khoa, dong thời xây dựng một nguồn tài nguyên về các
bai toán thực tiễn liên quan đến van đề tai chính cá nhân chất lượng và phong phú,tôi lựa chọn nghiên cứu việc xây dựng một hệ thông các bải toán thực tiễn gan với
van đề tài chính cá nhân trong chủ dé “Cac phép tính trên tập hợp số tự nhiên”.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân tích sự hiện hữu của các bải toán thựctiễn liên quan đến van dé tài chính cá nhân trong chủ dé “Các phép tính trên tậphợp số tự nhiên” ở các sách giáo khoa toán lớp 6 của chương trình 2018 Từ đó
định hướng xây dựng và thực nghiệm hệ thống các bai toán thực tiễn liên quan đến
van dé tài chính cá nhân.
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các bài toán thực tiễn liên quan đến vẫn đẻ tài chính cá
nhân trong day học chủ đề “Cac phép tính trên tập hợp số tự nhiên”
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu thực nghiệm.
5 Cấu trúc của luận văn tốt nghiệp
Chương 1 Cơ sở lý thuyết
Chương 2 Các phép tính trên tập hợp số tự nhiên trong Chương trình
và Sách giáo khoa lớp 6
Chương 3 Nghiên cứu thực nghiệm
Trang 11CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET
1 Một số khái niệm về tài chính cá nhân và giáo dục tài chính cá nhân
1 Tài chính cá nhân
1.1 Tài chính và tài chính cá nhân
Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội
dưới hình thức giá tri, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp
ứng yêu cầu tích lũy và tiêu ding của các chủ thé trong nền kinh tế (Nguyễn Hữu
Tài, 2007).
Tài chính được xem là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu quản lý tiền tệ,
nó áp dụng các nguyên tắc kinh tế đề ra quyết định liên quan đến việc phân bồ tiềntrong những điều kiện không chắc chắn (Fama và Miller)
Một trong những điệm mâu chôt của tài chính là gia trị của tiên tệ theo thời gian Tài chính nhăm vào việc định giá các tài sản dựa vào mức độ rủi ro va lợi
nhuận kỳ vọng của các tài san đó (Dinh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Huệ, 2016)
Như vậy có thê hiéu một cách đơn giản như sau: tai chính 1a một khái niệm
chỉ sự vận động của nguồn tài chính (nguồn vốn) trong nên kinh tế, nó phản ánh
tông hợp các mỗi quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguôn tai chính
thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầukhác nhau của các chú thẻ trong xã hội Người ta thường chia tài chính thành ba
nhóm chính: tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân.
Tài chính cá nhân được hiểu đơn giản là những van dé trong cuộc sống của
một cá nhân liên quan đến tiền, có thé ké đến các hoạt động hằng ngày như mua
sim, đóng tiên học, bỏ ống heo, hay các giải pháp tài chính lâu đài như lập quỹ
hưu trí, tham gia bảo hiểm, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Tất cả những hoạtđộng tài chính đó chung quy nhằm thực hiện những mục tiêu tài chính của một cá
nhân.
Trang 12Theo Dinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Thị Huệ (2016), tai chính cá nhân là
việc quan lý chi tiêu, sử dụng tiền bạc va của cải của các cá thé hoặc hộ gia đình
với các kế hoạch tương lai và một mức độ rủi ro đã lường trước Tai chính cá nhân
cũng là các quyết định tài chính, các hoạt động liên quan tới tài chính bao gồm lậpngân sách, tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, hưu trí và thừa kế Củng quan điểm,
Garman và Forgue (2014, tr.4) khang định rằng: tdi chính cá nhân nghiên cứu vềcác nguồn lực quan trọng của cá nhân và gia đình dé đạt được thành công tài chính;
nó liên quan đến cách chúng ta chỉ tiêu, tiết kiệm, bảo vệ và đầu tư các nguôn lựctải chính.
Một số người thường nghĩ rằng sự thành công tải chính hay sự giàu có của
một cá nhân là đo họ kiếm được nhiều tiền hoặc do thừa kế Trong thực tế, thànhcông tải chính anh hưởng rất nhiều bởi những quyết định tai chính Nếu có sự tính
toán tốt, cùng với việc tranh thủ thời cơ và tận dụng cơ hội, bạn có thể mau chóng
trở nên giàu có Ngược lại, những quyết định sai lam có thé gây ra cho bạn nhiều
ton thất vẻ tai chính, thậm chi là phá sản Việc một cá nhân nắm vững các kiến
thức vẻ tài chính, thường gọi là có hiểu biết tai chính, sẽ góp phần định hướng để
mỗi cá nhân có thé đưa ra những quyết định sáng suốt cho một kế hoạch tài chính
1.2 Hiểu biết tài chính và hiểu biết tài chính cá nhân
Theo Morgan và Trinh (2020) “Hiểu biết về tài chính dang ngày càng trở
nên quan trọng như một mục tiêu chính sách ở nhiều quốc gia.” That vậy, mọi cánhân hằng ngảy phải thực hiện các giao dịch tai chính vi mô như mua sắm, đóng
học phí mua bảo hiểm gửi tiết kiệm, hay những giao dịch tài chính vi mô như vay the chap, đầu tư bat động san, Bên cạnh những lợi nhuận và tính an toàn
tương đối, những giao dich tải chính đó du được thực hiện trực tiếp hay trên nền
tang ứng dụng công nghệ thông tin đều tiềm an những rủi ro không lường trước.Hiéu biết tài chính giúp dự đoán được các rúi ro có thé xảy ra, từ đó đưa ra quyết
định tai chính đúng đắn, gia tăng phúc lợi tài chính Khái niệm về hiéu biết tài
Trang 13chính đã được nhiều tỏ chức uy tín và các nhà nghiên cứu kinh tế dé cập đến, trong
bài viết này đưa ra một số định nghĩa như sau:
Hiểu biết tài chính được định nghĩa là sự hiểu biết về các sự kiện, khái niệm, nguyên tắc và các công cụ công nghệ, là tiền dé dé trở thành một nhà tiêu dùng thông
minh.
(Garman va Forgue, 2014, tr.4).
Hiểu biết tài chính là kha năng sử dung kiến thức va kỹ năng tài chính đẻ quan lý
nguôn lực tải chính một cách hiệu quả Hiểu biết tải chính giúp các cá nhân và hộ gia
đình hoạch định ngân sách dé chi tiêu, tiết kiệm, dé phòng cho những rủi ro và lập kế hoạch tương lai cho cuộc sống.
(Dinh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Huệ, 2016, tr.1)
Hiểu biết tài chính là kiến thức và sự hiểu biết về các khái niệm và rủi ro tài chính,
cũng như các kỹ năng, động lực và sự tự tin dé áp đụng kiến thức và hiểu biết đó nhằm đưa ra các quyết định hiệu quả trong nhiều boi cảnh tài chính, nhằm cai thiện phúc lợi tài chính của cá nhân và xã hội, và cho phép tham gia vào đời sống kinh te.
(OECD, 2013, tr.146)
Hiểu biết tai chính là sự kết hợp của nhận thức về tai chính, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi can thiết để đưa ra các quyết định tai chính đúng đắn và cudi cùng đạt
được phúc lợi tải chính của cá nhân.
(WEP & UNCDF, 2020, tr.3)
Hiểu biết tài chính là khả năng phán đoán thông tin và đưa ra các hành động hiệu quả liên quan đến việc sử dụng vả quản lí tiền bạc trong hiện tại và tương lai Nó bao gồm kha năng hiểu các lựa chon tai chính, lập kế hoạch cho tương lai, chỉ tiêu khôn
ngoan và quản lí các thách thức liên quan đến các sự kiện trong cuộc sống như thất
nghiệp, tiết kiệm cho hưu trí hoặc chi tra học phí cho con cái.
(U.S Government Accountability Office, GAO, 2009, tr.2)
Trang 14Theo nghĩa hẹp hơn, hiệu biết tài chính cá nhân chỉ đề cập đến sự hiểu biết
tải chính vẻ các van dé tài chính cá nhân Theo Lois A Vitt và các cộng sự (2000):
Sự hiểu biết về tài chính cá nhân là khả năng đọc phân tích quản lý và giao tiếp
vẻ các điều kiện tài chính cá nhân ảnh hưởng đến đời sống vật chất Nó bao gồmkhả năng phân biệt các lựa chọn tài chính, thảo luận về tiền bạc và các vẫn đẻ tảichính không có sự rủi ro hoặc bat chấp rủi ro, lập kế hoạch cho tương lai và phản
ứng nhanh chóng với các sự kiện trong cuộc sống ánh hưởng đến các quyết định
tài chính hàng ngày, bao gồm cả các sự kiện trong nên kinh tế nói chung
2 Từ giáo dục tài chính đến giáo dục tài chính cá nhân
Trong hơn một thập kỷ qua, các vấn đề về tải chính và giáo dục tài chính
được nhiều tô chức, doanh nghiệp, nhà giáo dục và các nha hoạch định chính sách
quan tâm do nhận thức xã hội về tâm quan trọng của nó Theo Trần Thanh Thu vàĐào Hồng Nhung (2020) “Gido duc tài chính, nhân tổ được đánh giá là chiếc caunoi giữa bên cung và bên cau của tài chính toàn điện, đóng vai trò then chốt trongviệc nâng cao mức độ am hiểu tài chỉnh quốc gia, thúc day tài chính toàn điện,
dam bảo sự ổn định của thị trường tài chính.” Bàn chất của giáo dục tài chínhđược Bộ trưởng Tài chính Liên bang Nga A Siluanoy (2013) nhân mạnh: “Sir
phát triển kinh té của một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào trình độ tài chính của
quốc gia đó Các chiến lược hiểu biết về tài chính là một yếu to quan trọng trongchính sách của chúng tôi Hiéu biết về tài chính đã trở thành một phan không thétách rời của giáo duc trong thể ky: 21” (dan theo Fabrics và Luburic, 2016)
Tính đến năm 2014, hơn 50 quốc gia ở các mức thu nhập khác nhau đã có
dau hiệu tích cực trong việc thiết kể hoặc thực hiện chiến lược quốc gia vẻ giáo
dục tải chính! (sau đây gọi tắt lả chiến lược quốc gia) và nhiều quốc gia khác đangxem xét phát triển chiến lược này Nhiều chiến lược trong số này dé cập đến việc
giới thiệu giáo dục tải chính trong trường học” và/ hoặc xác định thanh niên như
một nhóm đối tượng cụ thê (OECD, 2014, tr.27).
Trang 15Những vấn dé được dạy vẻ tài chính cá nhân là không hoàn toàn giống
nhau ở các quốc gia Không một tô chức hay nha nghiên cứu nào khăng định một
cách chắc chan những nội dung can thiết khi dạy về tai chính cá nhân Tuy nhiên,
có thẻ hình dung giáo dục tài chính là việc dạy cho người học những kiến thức vẻ
tải chính và kỹ năng áp dụng những kiến thức đó vào việc ra các quyết định tải
chính, đảm bao sự an toàn tài chính Theo Fox và các cộng sự (2005) “Gido duc
tài chính có thé bao gom bất kì chương trình nào liên quan đến kiến thức, thái độ
và/hoặc hành vi của một cá nhân đối với những khái niệm và chủ đề tài chính ”
Tùy theo phạm vi và mục tiêu giáo dục tài chính (Đối tượng giáo dục là ai? Kiếnthức nhắm đến là gì? ) mà nội dung giáo dục tài chính được điều chỉnh cho phủ
hợp Nếu chỉ giới hạn trong phạm vi giáo dục tài chính liên quan đến các van đètải chính cá nhân thi một số tô chức đưa ra các định nghĩa sau đây:
Giáo dục tải chính có thé được định nghĩa lả “qua trình mà người tiêu ding hay nha đầu
tư tải chính nâng cao hiểu biết của họ về các sản phẩm, khái niệm va nui ro tải chính và thông qua thông tin, hướng dẫn hoặc lời khuyên khách quan, phát triển các kỳ năng vả sự tự tin để nhận
thức rõ hơn vẻ rủi ro tải chính va cơ hội, đưa ra những lựa chọn sang suốt, biết nơi can trợ giup va
thực hiện các hanh động hiệu qua khác đẻ cải thiện tình trạng tai chính của họ ~
(OECD, 2005, tr.4}
! Theo OECD/INFE (2012): Chiến lược quốc gia về giáo dục tai chính được xác định là "một
phương pháp tiếp cận được phối hợp toàn quốc đối với giáo dục tải chính bao gồm một khuôn khổ hoặc chương trình được điều chỉnh dé:
* nhận thức được tam quan trọng của giáo dục tài chính - bao gồm việc có thể thông qua luật
pháp - và xác định ý nghĩa và phạm vi của nó ở cắp quốc gia liên quan đến các nhu cầu va
khoảng cách quốc gia đã xác định;
¥ bao gồm sự hợp tác của các bên liên quan khác nhau cũng như việc xác định lãnh đạo quốc
gia hoặc cơ quan / hội đông điều phối;
Trang 16Giáo dục tài chính được cho là cung cắp kiến thức, kỳ năng vả sự tự tin: kiến thức có nghĩa là có
hiểu biết về các vấn đề tai chính cá nhân, kỹ năng có nghĩa lả có thé áp dung kiến thức đó đẻ quản
lý thời gian nghỉ ngơi cá nhân, va tự tin có nghĩa là cảm thấy đủ tự tin để đưa ra các quyết định
liên quan đến tài chính cá nhân của một người.
(Children and Youth Finance International, CYFI, 2016, dẫn theo Fabrics và Luburic, 2016, tr.66}
Tóm lai, giáo dục tài chính cá nhân là quá trình cung cấp và trang bị chomỗi cá nhân những kiến thức về các vấn đẻ tài chính cá nhân đề có sự hiểu biết, cókhả năng đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn trong việc chỉ tiêu, có trách
nhiệm với những quyết định tài chính của mình, tránh hoặc ứng phó tốt với các rủi
ro tài chính Đối với học sinh, cần chuan bị cho các em những kiến thức tài chính
cần thiết cho những hoạt động tài chính điễn ra hằng ngày mà các em thường tiếpxúc va thực hiện như tiết kiệm, mua hang hóa, sử dụng tín dụng, các dịch vụ tảichính ngân hang, mua bảo hiểm dau tư tài chính, ra quyết định tải chính
3 Vấn đề tài chính cá nhân trong chương trình giáo dục phố thông
Các vấn đẻ tai chính cá nhân và giáo dục sự hiểu biết về tài chính cho công
din được rất nhiều quốc gia và tổ chức uy tín trên thé giới quan tâm và trién khai
thực hiện Các chương trình giáo dục tài chính quốc gia dành sự ưu tiên rất lớn chothanh niên, đặc biệt là đối tượng học sinh từ mam non đến phô thông, với mong
muốn trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thé biết cách tự
giải quyết tốt những vấn đề tài chính sau này
Người tiêu đùng nên được giáo dục về các vấn đề kinh tế và tai chính cảng
sớm cảng tốt, bắt đầu từ trường học Các cơ quan chức năng quốc gia nên xem
xét việc dua giáo dục tài chính trở thành một phan bat buộc của chương trình
giáo duc phô thông.
(Commission of the European Communities, 2007, tr.8)
Y thiết lập lộ trình dé đạt được các mục tiêu cụ thé va xác định trước trong một khoảng thời
gian nhất định; va cung cấp những hướng dẫn có thé áp đụng cho các chương trình riêng lẻ
đẻ đóng góp một cách hiệu quả và thích hợp cho chiến lược quốc gia”.
Trang 173.1 Giáo dục tài chính cá nhân trong chương trình giáo dục phổ thông ở một
số nước trên thể giới
Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả Aprea và các cộng sự (2016),
Nguyễn Đăng Tuệ (2017) phân tích về giáo dục tải chính trong chương trình giáodục phô thông ở một số quốc gia trên thé giới, có thé khăng định rằng giáo dục tài
chính là một phần không thê thiếu trong chương trình giáo dục phô thông và ton
tại ít nhất ba quan điểm về vị trí của giáo dục tài chính trong chương trình giáo dụcphỏ thông, đỏ là: (1) xem giáo duc tai chính như là một môn học/ khóa học độc lập
và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông; (2) xem giáo dục tài chínhnhư là một môn học/ khỏa học độc lập nhưng không bắt buộc trong chương trìnhgiáo dục phổ thông mà được khuyến khích đưa vào giảng dạy cho học sinh; (3)
khong xem giáo dục tài chính như là một môn hoc/ khóa học doe lập, được khuyến nghị tích hợp vào những môn học khác trong chương trình giáo dục phố thông.
Phần sau đây trình bày một cách tóm tắt về giáo dục tài chính trong chương trình
giáo duc phổ thông của một số quốc gia đại điện cho các xu hướng.
3.1.1 Xu hướng (1): giáo dục tài chính trong chương trình pho thông ở Đức
Ở Đức, không có một chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính vì một vài
yếu tố chính trị Vì vậy, ở phạm vi toản quốc, giáo dục tài chính chưa được quan
tâm dang ké mặc cho nhiều lợi ích mà nó mang lại Tuy nhiên, vẫn có một sé Íttiểu bang đưa nội dung giáo đục tài chính vào chương trình học cúa một vải khốilớp, thậm chí trở thành một môn học tự chọn bắt buộc với tên gọi “Cac chủ dé về
? Ở Ue: Chiến lược quốc gia tập trung vào ba lĩnh vực giáo dục chính thức va quan trọng: trường học, giáo dục đại học, giáo dục người lớn va cộng đồng Người ta nhận thấy việc lông ghép một
cách hiệu quả giáo duc tài chính vảo trưởng học 14 nên tang của chiến lược, [ ]
Ở Cộng hỏa Séc: Hai nhóm đối tượng chính mà chiến lược quốc gia hướng đến lả học sinh tiểu học, trung học va người lớn.
Ở New Zealand: chiến lược quốc gia hướng tới công dan ở mọi lửa tuổi, bao gồm cả học sinh
đang theo học chương trình giáo dục bắt buộc.
Trang 18nhà và gia đình" cho học sinh khối lớp 7-§ ở các trường trung học của bang
Rhineland-Palatinate hay môn “Kinh tế, nghệ nghiệp và định hướng học thuật" bắt
buộc cho học sinh khối lớp 7-9 ở các trường trung học của bang
Baden-Wirttemberg.
3.1.2 Xu hướng (2): giáo dục tài chính trong chương trình phổ thông ở
Mexico
O Mexico, có ba trụ cột chính trong chiến lược cải thiện giáo dục tài chính
là Tổ chức Phát triển Quốc gia, Chương trình quốc gia phát triên tài chính vàChương trình quốc gia về giáo dục Các chương trình giáo dục tài chính được xâydựng không chỉ bởi các cơ quan của chính phủ, mả còn có sự tham gia của nhiều
tô chức tư nhân khác nhau Ủy ban giáo dục tài chính, được chủ trì bởi Bộ Tài
chính và Tin dụng công, hỗ trợ bởi Uy ban quốc gia về bảo vệ người sử dụng các
dịch vụ tài chính, là cơ quan đưa ra các hướng dan cho các tô chức dé xây dựng
chương trình giáo dục tài chính.
Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục Mexico chính thức đưa giáo dục kinh tế
và tài chính vào các trường với tên gọi “Chương trình Giáo đục Kinh tế và Tài chính” Mục đích của chương trình là dé học sinh phát triên các kỹ năng giúp họ hiểu các quy trình kinh tế và tài chính mà họ trải qua trong cuộc sông hàng ngày,
cũng như cách tham gia vào lĩnh vực sản xuất và cách đưa ra quyết định sáng suốt
về việc sử dụng các nguồn lực tài chính Các mục đích này giúp học sinh học cáchcân nhắc những gi cần tiêu dùng, học cách lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực vacách chịu trách nhiệm đối với phúc lợi kinh tế của xã hội và cá nhân họ De đạt
được những mục đích đó, giáo dục tải chính cơ ban được tích hợp vào chương
trình môn Toán và điều này đã mang lại những cải thiện dang kê trong thanh tích
của học sinh đối với những kiến thức Toán có liên quan đến giáo dục tài chính.
(Aprea va các cộng sự, 2016, tr 297)
Trang 19Ngày nay, giáo dục tài chính ở Mexico bắt đầu từ lớp một và tiếp tục cho
đến lớp chín theo một quá trình cấp tiền Nội dung được đề cập bắt đầu với các
khái niệm rất cơ bản về phân tích so sánh và quản lý các doanh nghiệp nhỏ như
điều hành cửa hàng trường học hoặc quán lý tiền Ở lớp năm, học sinh được làm
quen với hệ thống ngân hang thông qua khái niệm tiền điện tử và ở lớp sáu các
em được làm quen với các khái niệm lợi nhuận và tiết kiệm
(Aprea va các cộng sự, 2016, tr 300)
3.1.3 Xu hướng (3): giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phô thông
ở Ý và ở Anh
Ở Ý, giáo dục tài chính là một phần của chương trình giáo dục phê thông,
là một môn học tự chọn được đẻ xuất và chấp thuận bởi Bộ Giáo dục và được
giảng dạy tại các trường trung học từ năm học 2011-2012, tại các trường tiêu học
từ năm 2013 Các kiến thức về giáo dục tài chính có thê được giảng dạy thành một
khóa học riêng hoặc được tích hợp liên môn trong các môn khoa học xã hội, giáo
dục công đân, các môn về văn hóa hay các môn trong chương trình giảng dạy về
Xã hội và Con người Xem xét một cách tông thẻ thì chương trình giáo dục tài
chính ở Ý được thiết kế nhằm định hướng phát triển và hình thành ở học sinh
những năng lực sau:
v Hiểu va áp dụng các khái niệm kinh tế và tải chính cơ bản liên quan đến
tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và hành vi của người tiêu dùng, người tiết
kiệm và nhà đầu tư;
Y Quản lý hợp lý các nguồn tài chính;
Quản lý đúng ngân sách cá nhân hoặc ngân sách gia đình;
Y Phát trién một hanh vi xã hội tích cực và có trách nhiệm, thích img với các
nên kinh tế mới nôi đang thay đôi nhanh chóng;
*“ Tiêu ding hợp lý và tiết kiệm;
Trang 20Y Hợp tác với những người khác dé giải quyết các van đề có tinh chất kinh
tế và xã hội - cả về lý thuyết và thực tiễn, có thể nảy sinh trong cộng đồng
hoặc trong các nhóm khác nhau mà cá nhân đó thực hiện hoạt động hoặc kinh doanh của minh.
(Aprea và cộng sự 2016, tr.324)
Ở Anh, giáo dục tài chính chưa trở thành một chương trình giáo dục riêng
biệt trong hệ thông giáo dục đào tạo chung của quốc gia nhưng đã được giới thiệu
như một phần trong chương trình giảng dạy quốc gia vẻ nhân cách, xã hội, sứckhỏe và kinh tế (PSHE) vào năm 2000 Chương trình giáo dục tài chính được chiathành 2 nhóm: tir 3-11 tudi là lứa tuôi bat đầu sử dụng tiên va tir 11-19 tuôi là lứatuôi bắt đầu sử dụng được các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân Các nội dung
về tài chính cá nhân được giảng day thông qua bén chủ dé chính la cách quản lý
tiền bạc, trở thành người tiêu dùng thông minh, quản lý rủi ro và cảm xúc liênquan đến van đề tiền bạc, vai trò quan trọng của tiên trong cuộc sông Tài chính cá
nhân được giảng dạy nhiều nhất trong môn Toán hoặc chương trình giáo dục
PSHE vả trong các môn nghiên cứu kinh doanh của trường học.
(Nguyễn Đăng Tuệ 2017, tr.l 15-116)
Hiện nay, xu hướng (3) được thực hiện ở nhiều quốc gia, xem xét tích hợp
giáo dục tải chính vào nhiều môn học khác nhau của chương trình giáo dục phôthông đặc biệt là tích hợp các nội dung tải chính cá nhân vào các chủ đề của môn
Toán Theo Nguyễn Đăng Tuệ (2017), ngoài nước Anh đã đề cập ở trên, chương
trình giáo dục tài chính của Nhật Bản cung cấp các kiến thức tải chính căn bản
lồng ghép vào các môn học chính, trong đó có toán học Theo A Wentzel (2016),một số ít kiến thức về tài chính được đẻ cập đến trong môn Toán trong chương
trình trung học phô thông ở Nam Phi Theo S Stillwell (2016), giáo dục tài chính
được tích hợp trong môn Toán và trở thành môn học bắt buộc ở các trường của xứ
Wale từ năm 2008.
Trang 21Việc kết hợp các xu hướng trên với nhau dé áp dụng cho từng cấp học khác
nhau cũng được xem xét đến Chang hạn như tích hợp xu hướng (1) và (3) ở
Malaysia: các yêu tố giáo dục tài chính cá nhân được tích hợp vào các môn Toán,
tiếng Bahasa và tiếng Anh trong bậc tiêu học, 6 môn học chính của lớp 6 Ở bậc
trung học thì chủ đề giáo dục tải chính trong môn Toán và môn tiếng Bahasa sẽđược tách ra thành môn học riêng và trong môn tiếng Anh sẽ trở thành một chủ de
mới mang tên “Hiểu biết tài chính” (Nguyễn Đăng Tuệ, 2017, tr.120-121)
3.2 Giáo dục tài chính cá nhân trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt
Nam.
Chương trình giáo dục phô thông môn Toán ban hành năm 2018 (sau đây
gọi tắt là CT 2018) tạo “đất sống màu m6” cho các vấn đề tai chính cá nhân và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp toán với giáo dục tài chính Nội dung giáo
dục tải chính được Bộ Giáo dục va Dao tạo (BGD&DT) yêu cầu tích hợp vao
chương trình học của 6 môn: Toán, Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã
hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm Dối với môn Toán, các van đẻ về tài chính
cá nhân xuất hiện xuyên suốt chương trình từ lớp 4 đến hết lớp 12 trong phần Hoạt
động thực hành và trải nghiệm Bên cạnh đó, trong một số chủ đề có các yêu cầu
can đạt về nội dung đòi hỏi áp dụng các kiến thức toán học vảo giải quyết các van
dé tài chính, chang hạn như yêu cầu “Giải quyết được những van đề thực tiên gắn
với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiễn mua sắm, tính lượng hàng mua được
từ số tiền đã có .)” trong chủ đề “Các phép tính với số tự nhiên Phép tinh lũy
thừa với số mũ tự nhiên”, mạch Số và Dai số, chương trình Toán 6 (CT2018,
tr.47) Đặc biệt, trong các chuyên đẻ học tập ở lớp 12 có riêng một chuyên đề đềcập đến tài chính là “Ung dung toán học trong một số van đề liên quan đến tài
chính ”,
Trước khi CT2018 được ban hành, các hoạt động giáo dục tài chính cá nhân
cũng đã được thực hiện tại một số trường tiêu học, trung học bởi một số tô chức
Trang 22Một số chương trình giáo dục tài chính có thé ké đến (Tran Thanh Thu, Đào Hồng
Nhung, 2020, tr.75-76, dẫn theo Phạm Mạnh Hùng, 2017):
Năm 2012, ngân hàng HSBC Việt Nam giới thiệu chương trình giáo dục tải
chính gồm thư viện online với 10 nội dung gồm tài chính cá nhân và tài chính
doanh nghiệp, được thí điểm ở trường tiêu học với tên gọi “Junior Achievement
More than Money”;
Từ năm 2009 đến năm 2013, quỹ Save the Children and Citi Foundation đã
triên khai chương trình thí điểm tại các trường trung học của TP.HCM với sự
tham gia của 3000 học sinh và 300 cha mẹ Nội dung của chương trình la giúp học
sinh biết cách chỉ tiêu, gia trị của tiền theo thời gian, rủi ro vả cách lập kế hoạch
tải chính cá nhân.
H Bài toán thực tiễn có giả thiết liên quan đến tài chính cá nhân
1 Bài toán thực tiễn
1.1 Khái niệm thực tế, thực tiễn
Theo từ điển Tiếng Việt (2003), thực tế là “Tong thé nói chung những gì dang ton
tại, đang điển ra trong tự nhiên và trong xã hội, về mặt có quan hệ đến đời sống
con người ”, thực tiễn là “Những hoạt động của con người, trước hết là lao động san xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự ton tại của xã hội (nói tong
quát) ”
1.2 Khái niệm bài toán
Theo từ điển Petit Robert, bài toán là tat cả những câu hỏi can giái đáp vẻ một kết
quả chưa biết cần tim bắt dau từ một số dữ kiện, hoặc vẻ phương pháp cần khám
phá, mà theo phương pháp này sẽ đạt được kết quả đã biết (dẫn theo Lê Văn Tiến,
2019, tr.146) Theo G Polya (2010), bài toán đặt ra là sự cân thiết phải tìm kiếm
một cách có ý thức phương tiện thích hợp để đạt tới mục dich trông thấy rõ rang nhưng không thể đạt được ngay Giải bài toán là tìm ra phương tiện đó (dẫn theo
Phan Thị Tình, 2015, tr.25) Theo quan niệm của các tác giả L.N.Landa và
Trang 23A.N.Leontiev, bài toán là mục dich đã cho trong những điều kiện nhát định, doi hoi chủ thé (người giải toán) can phải hành động, tim kiếm cái chưa biết trên cơ
sở mối liên quan với cái đã biết (dan theo Phan Thị Tinh, 2015, tr.25)
1.3 Khái niệm bài toán thực tiễn
Tính ứng dụng, gắn kết Toán học với thực tiễn được chú trọng trong chương trình
2018 của môn Toán Các bài toán thực tiễn là một cầu nỗi quan trọng và gan gũi
dé học sinh thay được những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn Trong day
học Toán, các bài toán thực tiến là phương tiện dé giáo viên có thẻ thực hiện dạy
học mô hình hóa và dạy học bằng mô hình hóa Theo Bùi Huy Ngọc (2002), baitoán thực tế là mét bài toán mà trong giá thiết hay kết luận có các nội dung liên
quan đến thực tế (dan theo Phan Thị Tình, 2015, tr.25) Từ những trình bày ve
khái niệm thực tế, thực tiễn, bai toán và bài toán thực tiễn, ta có thé hiểu rằng: bài
todn thực tiên là bài toản mà giả thiết và kết luận của nó có liên quan đến hoạtđộng thực tien của con người, đòi hỏi người giải phải dựa trên các kiến thức đã
biết, kinh nghiệm sống đã có để tim kiếm cách giải quyết từ đó tạo ra các điều
kiện can thiết cho sự ton tại và phát triển của xã hội.
Trong phạm vi trường hoc, những bài toán thực tiền mà giáo viên đặt ra cho học
sinh chỉ mang tính thực tiễn tương đối và người ta thường gọi những bài toán như
vậy là “bai toán phỏng thực tiễn” Tác giá Lê Văn Tiến đã mô tả hai khái niệm
“bai toán thực tiễn” và “bai toán phỏng thực tiến” như sau: bài toán thực tiễn là
bài toán mà các dữ kiện, các biển, các yêu cầu, các câu hỏi, các mỗi quan hệ,
chứa đựng trong bài toán đều là các yếu tổ thực tiên “thực ”: bài toán phỏng thựctiễn là bi toán mà các dit kiện, các biến, các yeu câu, các câu hỏi, các méi quan
hệ, không phải là các yếu tổ của thực tiền “thực " mà chỉ là sự mô phỏng (hayphản chiếu) của thực tiên này (Lê Văn Tiên, 2019, tr.152) Cũng theo tác giả,
trong phạm vi trường học dé tránh phức tạp hóa van dé và không lam xáo trộn tên
gọi thông thường, thuật ngữ “bai toán thực tiễn” được dùng theo nghĩa rộng, tức
để chi cả bài toán thực tiễn va bài toán phỏng thực tiễn
Trang 24khác như Vat lý, Hóa hoc, Sinh học, Địa ly,
2 Bài toán thực tiễn có giả thiết liên quan đến tài chính cá nhân
Dựa trên những khái niệm về bài toán thực tiễn và tài chính cá nhân, chúng
tôi đưa ra khái niệm bài toán thực tiền cỏ giả thiết liền quan đến tài chính cả nhânnhư sau: “Bai foán thực tiên có giả thiết liên quan đến tài chỉnh cá nhân là bàitoản mà giá thiết của nó đặt ra các van dé cơ ban về tài chính, liên quan đến cáchoạt động tài chính diễn ra thường xuyên và liên tục trong cuộc sống của mỗi cá
nhân, đòi hỏi người giải phải có hiểu biết tài chính kết hợp với hiểu biết kiến thức
toản học để tinh toán một số van dé, từ đó đưa ra kết luận cho bài toán, kết luận
đó thê hiện một quyết định tài chính của người giải trong vai người tiêu ding.”
Trong chương 3, chủng tôi xây dựng một hệ thống các bải toán thực tiễn có
giả thiết liên quan đến tài chính cá nhân mà kiến thức toán được dùng để giảiquyết là các phép tính cơ bản trên tập hợp số tự nhiên
Trang 25Chương 2: CÁC PHÉP TÍNH TREN TAP HỢP SO TỰ NHIÊNTRONG CHUONG TRÌNH VÀ SÁCH GIAO KHOA LỚP 6
I Chwong trình giáo dục phố thông môn Toán 2018
Chủ đề “Các phép tính trên tập hợp số tự nhiên” đã xuất hiện theo các mức độ
từ đơn giản đến phức tạp theo nhận thức của học sinh trong chương trình môn
Toán ở bậc tiêu học và xuất hiện một cách day đủ, hệ thống trong chương trình
Toán lớp 6 với các yêu câu cần đạt về mặt nội dung như sau: thực hiện được các
phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên; vận dụng được các tính
chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính
toán; vận dụng được các tính chất của phép tính dé tính nhằm tính nhanh một cách
hợp lí; giải quyết được những van đẻ thực tiễn gắn với việc thực hiện các phép
tinh (vi dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiên đã có, )
Yêu cầu cần đạt giải quyết được những vấn dé thực tién gắn với việc thực hiện
các phép tính (vi dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã
có, ) cùng với hoạt động “tim hiểu một số kiến thức về tài chính" trong Hoạt
động thực hảnh và trái nghiệm ở lớp 6 đã tạo cơ hội các nhà biên soạn sách giáo
khoa cũng như giáo viên trong việc tích hợp các kiến thức tài chính vào toán Đưa
ra các bài toán thực tiễn có liên quan đến tài chính cá nhân và yêu cầu học sinh
giải quyết chúng bằng cách vận dụng các phép tính trên tập hợp số tự nhiên củng
với sự hiểu biết vẻ tài chính cá nhân là một trong những cách thức giúp cho học
sinh đạt được mục tiêu của yêu cầu cần đạt nói trên, đồng thời kết hợp giáo dục tải
chính cho học sinh Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích nội dung bai học “Cac phép
tính trên tập hợp số tự nhiên” được trình bày trong ba bộ sách giáo khoa Toán lớp
6, gồm Cánh diều, Chân trời sáng tao, Kết noi tri thức với cuộc song Chúng tôi sẽ
xem xét sự liên hệ giữa các vấn đẻ tài chính cá nhân với nội đung toán học trongcác bài toán thực tiễn, từ đó định hướng cho việc nghiên cứu xây dựng hệ thongcác bài toán thực tiễn liên quan đến van dé tài chính cá nhân cho chu dé này ở
chương 3.
Trang 26H Phân tích các bộ sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 6
1 Phân tích SGK Toán lớp 6 bộ “Chân trời sáng tao”
Bai 3 “Cac phép tính trong tập hợp số tự nhiên”, chương 1 “Số tự nhiên” phan
"Số và Đại số” trình bày nội dung vẻ các phép tính trong tập hợp so tự nhiên
SGK chủ yếu nhắc lại cho học sinh về phép cộng và phép nhân, phép trừ vàphép chia hết đã được biết đến ở tiêu học, đồng thời giới thiệu đến học sinh cáctính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
SGK nêu rõ:
Phép cộng (+) và phép nhân (x) các số tự nhiên đã được biết đến ở Tiêu học.
(SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo, tập 1 tr.13)
“O Tiêu học ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x 14 các số tự
nhiên, a>b Nếu cỏ số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a — b = x và gọi x lả hiệu của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b lả số trữ.
Tương tự với a, b lả các số tự nhiên, b # 0, nếu cỏ số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a; b = x vả gọi a lả số bj chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho
(SGK Toán 6 Chân trời sang tạo, tap 1, tr.14-15)
- Tinh chat phân phôi của phép nhân đối với phép cộng:
a.(b+c)=a.bta.c
- Tính chat cộng với số 0, nhân với số 1:
Trang 27(SGK Toản 6 Chân trời sang tạo tập 1, tr.14)
Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a.(b-c)=a.b-a.c (b>c)
(SGK Toán 6 Chân trời sang tạo, tập 1, tr.15}
Tên gọi của các số trong phép toán cộng va nhân cũng được nhắc lại thông qua
hoạt động khám phá với nội dung:
Kiểm tra lại kết quả mỗi phép tính sau và chỉ ra trong mỗi phép tính đó số nào được gọi
là số hang, lả tổng, là thửa số 1a tích.
1 890 + 72 645 = 74 535
363 x2 O18 = 732 534
(SGK Toán 6 Chân trời sáng tao, tap 1 tr.13)
Một quy ước về cách lược bỏ dau nhân và kí hiệu dau nhân mới “.” được SGK
giới thiệu như sau:
Trong một tích ma các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thé
không viết dẫu nhân ở giữa các thừa số: đấu “x” trong tích các số cũng có thé thay bằng
(SGK Toán 6 Chân trời sang tạo, tập 1, tr.l3)
Với ba nội dung chính được trình bày, các kiều nhiệm vụ (KNV) được đưa ra
nghiên cứu bao gôm:
KNVI: Tính tông, hiệu, tích, thương các số tự nhiên (gồm ca tính nhanh,
tính hợp lí).
Các bai toán thuộc kiểu nhiệm vụ nảy nhằm kiểm tra khả năng thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân vả chia số tự nhiên ở mức độ co bản (các bai toán tính); khả năng vận dụng các tính chất của phép toán dé tính nhanh (các bai toán tinh nhanh, tính hợp Ii) Kiểu nhiệm vụ nảy giúp đáp ứng yêu câu “Thực biện được các phép tính cộng, trừ,
Trang 28nhân và chia trong tập hợp số tự nhiên” va “Van dụng được các tính chất phép toán dé
tính toán một cách hợp lí" mà chương trình cũng như SGK đề ra.
Kỹ thuật giải KNVI:
+ Sử dụng các phép toán cộng, trừ, nhân và chia các số tự nhiên dé tínhgiá trị của biểu thức
+ Áp dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân đề giải quyết các bàitoán tính nhanh, tính nhầm và tinh hợp lí
Vi dụ minh họa:
Tinh một cách hợp li:
a)2021+2022+2023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029
b) 30.40.50 60
(SGK Toán 6 Chân trời sang tạo, tập 1, tr.15)
KNV2: Sử dung các phép toán cộng, trừ, nhân và chia số tự nhiên dé giải
các bai toán thực tế
Các bai toán tích hợp van dé tải chính (tinh tiền phái trả khi mua hàng, số tiền còn thiếu, số tiền cần phải tiết kiệm); tinh số tudi; tính độ dải đường xích đạo hay tính số
tiếng chuông đồng hò với các yêu cầu tính toán co bản nhằm kiểm tra khả năng vận
dụng các phép toán trên tập số tự nhiên vào giải quyết các van dé thực tiễn Kiểu nhiệm
vụ nay giúp rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học của học sinh, từ đó nhận thấy sự
kết nói giữa toán học với các van đẻ của đời sống, đồng thời đáp ứng yêu cầu “Van
dụng được các phép toán dé giải quyết van đẻ thực tiễn”.
Trang 29* , + ^ ` ^ ` £ Aa 3 eas
+ Sử dung các phép toán cộng, trừ, nhân va chia các sô tự nhiên đê giải
bài toán toán học.
+ Dung kết quả của bài toán toán học dé trả lời cho bài toán thực tiễn: nếu
phù hợp thì kết luận, nếu chưa phù hợp thì xem lại các bước trên để điều
chính.
Ví dụ mình họa:
Một chiếc đồng hồ đánh chuông theo giờ Đúng 8 giờ, nó đánh 8 tiếng “boang"; đúng
9 giờ nó đánh 9 tiếng “boong”, Tử lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng
ngày, nó đánh bao nhiêu tiếng "boong""?
(SGK Toán 6 Chân trời sang tạo, tập 1, tr.15)
Ở khía cạnh xem xét các bài toán thực tiễn có liên quan đến vấn đẻ tài chính cá
nhân, chúng tôi tập trung phân tích 3 bài toán thuộc KNV2.
Bài toán thứ nhất:
An có 100 000 dong dé mua đồ dùng học tập An đã mua Š quyền vở, 6
cải bút bi và 2 cái bút chi Biết rằng mỗi quyền vở có giá 6 000 dong, mỗi
cải bút bi hoặc bút chì có gia 5 000 đồng Hoi An còn lại bao nhiêu tiền?
(SGK Toán 6 Chân trời sáng tao, tap 1 tr.13)
Bai toán được SGK đặt ra với mục tiêu nhắc lại cho học sinh về phép toán cộng,trừ và nhân hai số tự nhiên đã được học ở tiêu học Bang việc thực hiện các tính
toán đơn gián, học sinh có thê trả lời được câu hỏi Tuy nhiên, đó không chỉ 1a tính
toán trên những con số một cách đơn điệu, mà học sinh được tiếp xúc với một hoạt
động tài chính, được làm quen với cách sử dụng tiền, quản lí tiền, cụ thể là tínhtiền mua hàng vả tiền thừa Dù vay, với đòi hỏi cao hơn, một bai toán tương tu,
với số tiền cho trước có định, nhưng giới han lại số lượng hàng hóa can thiết pháimua, sẽ là một tình huồng tích hợp giữa toán và giáo dục tài chính đỏi hỏi sự phân
, ` ° kh ` as &
tích và lựa chon ở hoc sinh giữa cai can mua va cai muôn mua.
Trang 30Bài toán thứ hai có nội dung và yêu cầu tương tự:
Bình được mẹ mua cho 9 quyền vở, 5 cái bút bi và 2 cục tây Giá mỗiquyền vở là 6 500 đồng: giá mỗi cái bút bi là 4 500 đồng: giá mỗi cục tây là
5 000 dong Mẹ Binh đã mua hết bao nhiêu tiền?
(SGK Toán 6 Chân trời sáng tao, tập 1 tr.15)
Bai toán còn lại có nội dung như sau:
Nhóm bạn Lan dự định thực hiện một kế hoạch nhỏ với số tiền cần có là
200 000 đồng Hiện tại các bạn đang có 80 000 đồng Các bạn thực hiện
gây quỹ thêm bằng cách thu lượm và bán giấy vụn, mỗi tháng được 20
000 đồng.
a) So tiên hiện tại các ban còn thiêu là bao nhiều?
b) Số tiền còn thiểu cần phải thực hiện gây quỹ trong may tháng?
(SGK Toán 6 Chân trời sang tạo, tập |, tr.14)
Bằng việc sử dụng hai phép toán trừ và chia hai số tự nhiên, học sinh có thê giải
quyết bài toán Ngữ cảnh của bài toán liên quan đến hoạt động tài chính là tiết
kiệm, gây quỹ, đây là cơ hội dé khai thác các hoạt động giáo dục tài chính liênquan cho học sinh Tuy nhiên, bài toán chỉ dừng lại với yêu cầu tính số tiên còn
thiếu và thời gian gây quỳ, mà chưa dé cập tới ý nghĩa của việc tiết kiệm, các cách
thức ma học sinh có thẻ tiết kiệm tiền, dùng tiền tiết kiệm như thế nao là hợp li,
2 Phân tích SGK Toán lớp 6 bộ “Cánh diều"
SGK chia nội dung các phép tính trong tập hợp số tự nhiên thành hai bài học gồmbài 3 “Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên” và bài 4 “Phép nhân, phép chia các số
tự nhiên” Tương tự như SGK Chân trời sáng tao, các bai học chủ yếu nhắc lại chohọc sinh về các phép tính cộng, trừ, nhân và chia, tuy nhiên cách trình bày có phần
Trang 31cụ thé và chỉ tiết hon Do vậy, chúng tôi chỉ trình bảy một số điểm khác biệt mà
không trình bày lại phan lý thuyết tương tự
a) Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
Hai phép tính cộng và trừ được SGK nhắc lại dưới dang biểu thức toán học
và chỉ ra tên gọi của từng số trong phép toán SGK nêu rõ:
Sáhạng Sốhạng Tổng
(Sách Cánh Diễu, Toán 6, tập 1, tr.15}
pc
Sốbjtừ Sốtrừ Hiệu
(SGK Toán 6 Cánh Diễu, tap 1, tr.16)
Các tính chất của phép cộng được SGK trình bày chỉ tiết dưới dạng bảng
như sau:
Tính chất Phát biêều Kí hiệu
; Khi đối chỗ các số hang trong một
Giao hoán 1A 2 a+b=b+a
tong thi tông không thay doi.
Muon cộng một tong hai số với sé
là một trong những phương thức giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của các biêu
thức, chứ không đơn thuan là ghi nhớ máy móc
Từ tính chất kết hợp của phép toán cộng, SGK lưu ý với học sinh cách tính
tổng ba số tự nhiên như sau:
Trang 32Do tính chat kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thé được tinh theo một
trong hai cách sau:
a~bx~+e=(a+b)+c hoặc a+b +c = a + (b + c}.
(SGK Toán 6 Cánh Diễu, tập 1, tr.15)
b) Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
SGK nhắc lại cho học sinh về phép nhân va phép chia hết các số tự nhiên cùng
với tên gọi của các số trong phép tỉnh như sau:
Cách nhân hai sô tự nhiên với nhau và cách chia hai sô tự nhiên cũng được
SGK hướng dẫn cách làm chi tiết
Tịch này viết lia sang bên trải hai cột so với tích riêng thứ nhất.
32376=———Cộng các tích riêng theo cột doc.
Vậy 152 x 213 = 32 376.
(SGK Toán 6 Cánh Dieu, tập 1, tr.18)
Trang 33QED Tinh 2 795 : 215.
Thông thường, ta dat tính chia như sau:
2795|215 © Ldy 279 chia cho 215 được 1, viết 1;
645 Pa Lây 1 nhân 215 được 215; lầy 279 trừ di 215 được 64, viết 64.
0 © Ha chữ số 5, được 645;
LÂY 645 chia cho 215 được 3, viết 3:
Ly 3 nhân 215 được 645: lấy 645 trừ di 645 được 0, viết 0.
Vậy 2 795 : 215 = 13.
(SGK Toán 6 Cánh Diéu, tập 1, tr.20)
Từ các tinh chat của phép nhân SGK đưa ra chú ý về cách nhân ba số tự nhiên:
Do tinh chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a, b e có thé được tính theo một trong
hai cách sau:
a,b.c=(a,b).choặca.b.c=a.(b.c)
(SGK Toán 6 Cánh Diễu, tập 1, tr 19)
Bên cạnh phép chia hét, phép chia có du được SGK giới thiệu và trình bày như sau:
Cho hai số tự nhién a va b với b # 0 Khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q var
sao chủ a=b q + r, trong đó 0<r<b.
¢ Khir=0 ta có phép chia hết.
¢ Khir #0ta có phép chia có dư Ta nói: a chia cho b được thương là q và số dư
là r Kí hiệu: a : b = q (dư r).
(SGK Toán 6 Cánh Diễu tập 1, tr 20)
Các kiều nhiệm vụ được đặt ra dé nghiên cứu các phép toán cộng, trừ, nhân và
chia số tự nhiên cũng tương tự như SGK Chân trời sáng tạo và có thêm một kiểu
nhiệm vụ mới:
KNV3: Sử dụng máy tính cam tay dé tính tong, hiệu, tích, thương các số
tự nhiên.
Kiều nhiệm vụ nảy rên luyện cho học sinh nang lực sử dụng phương tiện, công cụ học
toán thông qua việc sử dụng máy tính cảm tay,
Trang 34Kỹ thuật giải KNV3:
+ Nhập biểu thức cần tính vào máy tính cam tay
+ Kết quả của biêu thức được hiện thị trên màn hình khi bam phím “=”
Vị dụ minh họa:
319~26+412 (3)(1)(9(-)(2)(6)()(4)()0)) 705
Dùng máy tính cảm tay đẻ tính:
1 234 + $67, 413 — 256, 654 - 450 — 74,
(SGK Toán 6 Cánh Diéu tap 1, tr.17)
Bên cạnh đó, các dạng toán trong KNV1 và KNV2 cũng có thêm, bớt một số dạng
toán, cụ thê:
Trong KNVI có thêm bai toán tìm x khi biết x thỏa mãn một đăng thức
liên quan đến một phép toán bài toán phép chia có dư
Trong KNV2 có thêm các bài toán về chuyển động thăng đều (tính vận
tốc, thời gian, quãng đường), các yan dé sinh học (lượng nước cần bêsung cho cơ thé, số lượng diệp lục trên lá), chăn nuôi (tính lượng thức ăncan dùng)
Có lẽ vì sự xuất hiện của các bải toán thực tiễn ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà bàitoán thực tiễn liên quan đến van dé tài chính cá nhân chỉ có một bài toán liên quan,
đó là bài bài toán vận dụng sau đây:
Me An mua cho An một bộ dong phục bao gồm: áo so mi giá 125 000 đồng, áo khoác
gid 140 000 đông, quần âu giá 160 000 đồng Tính số tiên mẹ An đã mua đồng phục cho An.
Trang 35(SGK Toán 6 Cánh Diễu, tập 1, tr 16)
Bai toán này cũng tương tự như bai toán mà chúng tôi đã phân tích ở SGK Chan
trời sáng tạo, chỉ đừng lại ở việc yêu câu học sinh tính tông số tiền mua hàng, mà
chưa tận dụng cơ hội khai thác các câu hoi, tình huống giúp học sinh biết cách sử
dụng và quản lí tiền, cũng như đặt học sinh vào tình huéng lựa chon giữa việc mua
các món hàng đó ở cửa hàng nảo sẽ có lợi hơn.
3 Phân tích SGK Toán 6 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”
Tương tự như SGK Cánh điều, SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trình bày nội
dung “Các phép tính trên tập hợp số tự nhiên" thành hai bài học “Phép cộng vaphép trừ số tự nhiên” và “Phép nhân và phép chia số tự nhiên” Dưới đây chúngtôi trình bày các điểm khác biệt tiêu biêu so với hai bộ SGK trước đó
(SGK Toán 6 Ket nói tri thức với cuộc song, tap 1 tr.15)
Với hai số tự nhiên a, b đã cho, neu có số tự nhiên ¢ sao cho a= b + c thi ta có phép trừ a
-b=c.
Minh họa phép toán 7 — 4 = 3 trên trục số:
Trang 36Từ hình ảnh minh họa trên trục số, SGK lưu ý với học sinh vẻ điều kiện của hai số
a va b đê phép trừ thực hiện được:
Trong tập hợp Ï\, phép trừ a- b chỉ hựchiện = “bp
được nẻu a = b D' Y? 34 586 T769
Hình 1.8
SGK đưa ra một lưu ý cho việc tính nhanh tông của các số tự nhiên;
Khi cộng nhiều số ta nên nhóm những số hạng có tổng là số chin chục, chan trăm .
(nều có).
(SGK Toán 6 Kết nỗi tri thức với cuộc sông, tập 1, tr.16)
b) Phép nhân và phép chia số tự nhiên
SGK trình bay định nghĩa phép nhân hai số tự nhiên:
Phép nhân hai số tự nhiên a va b cho ta một số tự nhiên gọi là tích của a và b, kí hiệu a
x bhoặc a - b:
a: b=a+~+a+ +a (b số hạng)
(SGK Toán 6 Kết nỗi tri thức với cuộc sống, tap 1 tr.17)
Các kiểu nhiệm vụ được nghiên cứu ở đây bao gồm KNVI và KNV2 với các dangtoán tương tự như hai bộ SGK trước đó, trong đó KNV2 có thêm sự xuất hiện củacác bài toán liên quan đến phép chia có dư, ví dụ như:
Một trường Trung học cơ sở có 997 học sinh tham dự lễ tang kết cudi năm Ban tổ
chức đã chuẩn bị những chiếc ghé băng Š chỗ ngôi Phải có ít nhất bao nhiêu băng như
vậy đẻ tat cả học sinh đều có chỗ ngồi?
(SGK Toán 6 Kết nỗi tri thức với cuộc sông, tập 1, tr.20)
Sau đây chúng tôi xem xét các bai toán thực tiễn liên quan đến van dé tài chính cá
nhân được đề cập đên trong SGK này.
Bài toán thứ nhất:
Mai đi chợ mua cả tím hết 18 000 đồng, ca chua hết 21 000 đồng và rau
cải hết 30 000 đồng Mai đưa cô bán hàng tờ 100 nghìn đồng thì được trả
lại bao nhiêu tien?
Trang 37(SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sông, tập 1, tr 15)
Bài toán thứ hai:
Mẹ em mua một túi 10 kg gạo tam thơm Hai Hậu loại 20 nghìn đồng mot
kilôgam Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hang bao nhiêu tờ giấy bac 50 nghìn đồng đẻ trả tiền gạo?
(SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1, tr 17)
Bài toán thứ ba:
Giá tiền phôtô một trang giấy là 350 đồng Dé phôtô một tài liệu day 250trang thì hết bao nhiêu tiên?
(SGK Toán 6 Kết nói tri thức với cuộc sống, tập 1, tr 18)
Bài toán thứ tư:
Một trường lên kế hoạch thay tất cá các bóng đèn sợi đốt bình thườngbang bóng đèn led cho 32 phòng hoc, mỗi phòng § bóng Nếu mỗi bóng
đèn led có giá 96 000 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền đẻ thay
đủ đèn led cho tất cá phòng học?
(SGK Toán 6 Kết nói tri thức với cuộc sống, tập 1, tr 18}
Ca bốn bài toán nay đều xoay quanh một yêu cầu chung là tính số tiền phải trả khi
mua một món hảng gì đó Như đã phân tích trong các bải toán tương tự ở trên, đã
có sự tích hợp giữa toán học và tài chính, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản
nhất là tính tiền mua hàng, chưa đặt ra các ngữ cảnh cũng như các câu hỏi liên
quan đến các hoạt động tài chính như kiếm tiền, tiết kiệm, chỉ tiêu Vì vậy, chưathé khai thác các yếu tố giáo dục tài chính cá nhân cho học sinh như cách quan lí,
sử dụng tiên, chi tiêu hợp lí, kế hoạch tiết kiệm,
Trang 38Kết luận chương 2
Trên cơ sở phân tích nội dung bải học cùng với các bải toán thực tiễn có liên quan
đến tài chính, chúng tôi thấy rằng các SGK đã đưa ra được các bải toán thực tiễn
có giả thiết liên quan đến tài chính, đã thể hiện được sự quan tâm tích hợp giữa
toán va giáo dục tài chính trong phạm vi bài học của các nhà biên soạn SGK Cac
phép tính trên tập hợp số tự nhiên đã được vận dụng vào việc giải quyết các tìnhhudng thực tiễn có liên quan đến tai chính, nhưng chi mới tập trung vào việc tínhtiên mà chưa khai thác các khía cạnh khác của van dé tài chính nói chung và taichính cá nhân nói riêng Hơn nữa tỷ lệ xuất hiện của các bai toán thực tiễn có liên
quan đến tài chính ở các SGK cũng có sự chênh lệch, điều nảy sẽ gây thiệt thòi
cho học sinh trong việc vận dụng toán học đẻ giải quyết các van dé vẻ tài chínhtrong cuộc sông néu nơi các em học sử dụng SGK có ít các bài toán như vậy Từ
những điều kiện thực tế đó, chúng tôi thấy được tiềm năng của việc xây dựng một
số các bài toán thực tiễn có liên quan đến van dé tai chính cá nhân dé đưa vào khai
thác khi giảng dạy và học tập chủ đề các phép tính trên tập hợp số tự nhiên là rấtlớn Các bai toán này sẻ được chúng tôi xây dựng và thực nghiệm ở chương 3.
Trang 39CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
3.1 Giới thiệu thực nghiệm
3.1.1 Đối tượng thực nghiệmChúng tôi dự kiến thực nghiệm trên học sinh lớp 6 ở một trường THCS ở Thành
phố Hỗ Chí Minh sau khi các em đã học xong chủ dé “Cac phép tính trên tập hợp
số tự nhiên”
3.1.2 Các bài toán thực nghiệmBài toán 1 (Bài toán tính tiền mua hang, tính toán chi tiêu dé tiết kiệm tiền)
Bạn An là người thường xuyên mua hàng online trên các hệ thông Shoppe, Lazada
va Tiki Vi vay, bạn được mẹ nhờ đặt mua giúp một số món hang như sau: 3 tuýp
kem đánh răng closeup hương bạc hà loại 230g/ tuýp, 1 bình nước rửa chén
Sunlight hương chanh 3.8kg, | bịch đường tinh luyện Biên Hòa pure Ikg, | thùng
Phở bò Vifon, 1 chai Dầu ăn Cái Lân 5 lít An đã tìm hiểu giá của các món hàng
trên ở cả ba hệ thống và ghi lại được bang giá như sau (giá tiền của các món hàng
được ghi bên dưới là giá rẻ nhat và ở các nhà cung ứng gan nhà An nhât):
Bảng 1 Bảng giá các sản phẩm ở ba hệ thống
Shoppe Lazada Tiki
Sản phẩm Giá tiền Sản phẩm Giá tiền Sản phẩm Giá tiền
Combo 3 Combo 3 Combo 3
tuýp kem tuýp kem tuýp kem
đánh rằng ã đánh rang 99,000 đồng/ | đánh răng 5
122.000 dong 106.000 dong
closeup closeup binh closeup
hương bạc hà hương bạc hả hương bạc hả
230g 230g 230g
Nước rửa Nước rửa Nước rửa
chén Sunlight chén Sunlight | 92.000 đông / | chén Sunlight | 89.000 đồng/
hương chanh hương chanh bình hương chanh bình
3.8kg 3.&kg 3.&kg
Trang 40Bang 2 Chi phí giao hàng ở ba hệ thống
Nếu người đặt hàng có địa chỉ
cùng tỉnh/ thành với nơi cung
cấp hàng thì đơn hàng có giá
trị trên 99.000 đồng sẽ được
miễn phí giao hàng.
Nếu người đặt hàng có địa chỉ
khác tinh’ thành với nơi cùng
đồng thi ban A chỉ phải trả
Chi phí giao hàng trong nội
đông cho mỗi Skg tiếp theo.
Với dịch vụ giao hàng tiêu
chuẩn:
- Được miễn phí giao hàng:
khi đơn hàng có giá trị từ
- Nếu không thỏa các điều
kiện được miễn phi giao hàng
thì khách hảng phải thanh
toán chi phí như sau:
với các đơn hang giao tại