1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Sản Xuất Và Chế Biến Chè Tỉnh Lâm Đồng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 1999 - 2003
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 35,73 MB

Nội dung

Ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng mối liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp trồng và chế biến chè cơ bản được thực hiện nhưng hiệu quả mối quan hệ này chưa cao, Cây chè ở Lâm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

KIRG®A B14 LÝ

xuưn

KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP

Niễn Khóc : 1999 - 2003

Trang 2

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của dé tài 5

3, Giới hạn của dé tài 5

4 Lịch sử nghiên cứu 5

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Những đóng góp của khoá luận 9

7 Kết cấu khoá luận 9

NỘI DUNG

Chương I: Cơ Sở Lý Luận 10

I Khái niệm liên kết (nhất thể hoá) H

2 Vai trò của sự liên kết l1

3 Nội dung và hình thức thể hiện của liên kết công nông nghiệp 13

3.1 Nội dung 133.2 Hình thức thể hiện của liên kết công nông nghiệp 15

3.3 Tinh hình liên kết nông công nghiệp trên thế giới 16

3.4 Kết hợp nông - công nghiệp ở Việt Nam 17

4 Tinh hình chung về ngành sản xuất chè 21

4.1 Tổng quan về sản xuất chè trên thế giới 21

4.2 Sản xuất chè ở Việt Nam 23

4.3 Thi trường chè THỰ —V/IÊ “ 24

Thưởng Aol Mee St ham

ee eo

t® 4(.:-( ee ee |

Trang 3

Chương H : Tình Hình Sản Xuất Và Chế Biến Chè Tỉnh Lâm Đồng

I Khái quát chung về tỉnh Lâm Đồng

I.I Điều kiện tự nhiên

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Nguồn gốc và điều kiện sinh thái cây chè

iv

2.1 Nguồn gốc cây chè Việt Nam 2.2 Điều kiện sinh thái của cây chè 2.3 Giá trị kinh tế của cây chè

3 Tình hình sản xuất và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng

3.1 Vị trí của ngành sản xuất và chế biến chè trong nền

kinh tế tỉnh Lâm Đồng3.2 Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè (1991 - 2001)

3.2.1 Diện tích năng suất sản lượng chè qua các năm

3.2.2 Tình hình sản xuất nguyên liệu chè ở các khu vực

kinh tế 3.2.3 Các giống chè hiện nay đang sản xuất tại Lâm Đồng

3.2.4 Kỹ thuật canh tác chè ở Lâm Đồng

3.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi

3.3 Thực trạng về công nhân chế biến

3.3.1 Kinh tế quốc doanh

3.3.3 Kinh tế ngoài quốc doanh

4 Mối quan hệ giữa trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng

26 26

31

31 32

52

3

Trang 4

4.1.1 Tinh hình sản xuất chè nguyên liệu

4.1.2 Khả năng cung cấp nguyên liệu búp tươi4.2 Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm

4.2.1 Máy móc thiết bị và công nghệ chế biến

4.2.3.Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sư kết hợp trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng4.3.1 Vấn dé đầu tư cho vùng nguyên liệu

4.3.2 Chế biến công nghiệp

Chương IIL: Chính Sách Và Giải Pháp Để Phát Trién Ngành

Vai trò của công ty chè Lâm Đồng với việc củng cố

và xây đựng vùng nguyên liệu

Chính sách, cơ chế phát triển cơ sở ha tầng

Cơ chế chính sách quản lý giống chè

Chính sách cơ chế phát triển ngành công rep chế

73

Trang 5

2.4 Chính sách, cơ chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.5 Cac chính sách công tác nghiên cứu khoa học

8l

83

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hong

LO NOI DAU

Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời Ngày nay mặc dù đã có những

bước phát triển nhảy vọt trong nền kinh tế, đặc biệt là sự cải tiến nâng cao kỹ

thuật trong sản xuất Nhưng chúng ta có thể nói rằng Việt Nam vẫn là một nước

nông nghiệp Vị trí của nông nghiệp trong nên kinh tế quốc dân vẫn rất quan

trọng.

Đặc điểm của nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhiệt đới

với khối lượng nông sản đa dạng và phong phú về cả số lượng lẫn chất lượng.

Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có một số mặt hàng được thị trường thế giới

chấp nhận từ các loại nông sản thực phẩm như : lúa gạo, rau quả đến các loại

nông sản cây công nghiệp : Chè, cà phê, cao su

Chè là một loại thực phẩm, thức uống lý tưởng có nhiều giá trị vé mặt

được liệu, được tiêu dùng trên khắp thế giới Hiện nay chè được trồng ở 30 quốc

gia trên thế giới Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói

giảm nghèo ở các tỉnh trung du miễn núi Ở Lâm Đồng cây chè là cây làm giàu

cho các hộ nông dân Tuy vậy việc phát triển ngành sản xuất chè vẫn còn nhiều

bất cập trong đó có việc thực hiện mối liên kết giữa trồng và chế biến chè Ở

Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng mối liên kết giữa nông nghiệp và

công nghiệp (trồng và chế biến chè) cơ bản được thực hiện nhưng hiệu quả mối

quan hệ này chưa cao,

Cây chè ở Lâm Đồng với lịch sử phát triển trên 70 năm, cây chè đầu tiên

được trồng ở Cầu Đất (Đà Lat) sau đó lan rộng xuống cao nguyên Bảo Lộc - Di

Linh Trãi qua nhiều năm phất triển cây chè đã có những đóng góp đáng kể vào

sự phát triển kinh tế của Lâm Đồng đặc biệt là sau những thời kỳ đổi mới đất

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang I

Trang 7

Khóa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hon

nước 1986 đến nay Hiện nay Lâm Đồng là tỉnh có diện tích và sản lượng chè

lớn nhất nước và chiếm hơn 90% diện tích chè của các tỉnh phía Nam Tuy nhiên

su phát triển đó chưa tương xứng với khả năng và tiểm lực vốn có của tỉnh Vùng

nguyên liệu rộng lớn nhưng chất lượng chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu thị

trường Nhà máy cơ sở chế biến với công nghệ cũ, lạc hậu nên sản phẩm chế

biến chất lượng thấp chưa cạnh tranh được trên thị trường Vấn đề cơ bản là việcthực hiện mối liên kết nông nghiệp công (xjvš) ae ché

Vì vay, chúng tôi đặt mục đích nghiên cứufcủa để tài là : “Tìm hiểu tình

hình sản xuất và chế biến chè của tỉnh Lâm Đồng” (Tìm hiểu mối quan hệ giữa

sản xuất và chế biến chè).

Để thực hiện để tài này ngoài việc vận dụng kiến thức lý thuyết và kinh

nghiệm tích luỹ trong suốt quá trình học tập cũng như tham khảo nhiều tài liệu

sách báo cũng như nhiều thông tin khác, bằng nhiều hình thức khác nhau tôi còn nhận được sự hướng dẫn, động viên giúp đỡ tân tình và tạo mọi diéu kiện thuận lợi từ phía thay hướng dẫn Nguyễn Kim Hồng cùng quý thầy cô trong khoa Địa lý trường Đại hoc Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, cũng như các bạn sinh viên

cùng lớp cùng các cơ quan đoàn thể khác

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm tạ chân thành đối với :

— Thẩy hướng dẫn Nguyễn Kim Hồng cùng quý thầy cô trong khoa

Địa lý trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, và các bạn sinh viên cùng lớp.

— Tác giả các sách báo mà tôi đã được tham khảo

— Phòng nông nghiệp - Sở nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng

- Sở công nghiệp tỉnh Lam Đồng

— Phòng nông nghiệp thị xã Bảo Lộc - Huyện Bảo Lâm ~ Di Linh

- Công ty chè Lâm Đồng

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 2

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

Tuy đã cố gắng hết sức nhưng chấc chấn để tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của thầy

hướng dan, của quý thầy cô trong khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Tp.Hé

Chí Minh và các bạn sinh viên cùng lớp.

Mot lắn nữa tôi xin chân thành cám ơn.

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

MỞ ĐẦU

Ngày nay, địa lý học được xem như là một liên môn, liên ngành Chính vì

thế địa lý học Việt Nam phải phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình.

Để làm được điều đó, đòi hỏi địa lý học phải thực hiện cho được nguyên tắc học

đi đôi với hành, lý luận gắn lién với thực tiễn và nhà trường gắn liên với xã hội.

Nhằm vận dụng những kiến thức đã học được ở trường vào thực tế nềnkinh tế nước ta, tôi quyết định chọn dé tài “Tim hiéu tình hình sản xuất và chế

biến chè ở tỉnh Lâm Đồng " với lý do:

Thứ nhất : Lâm Đông là một trong những vùng có diéu kiện khí hậu, đất

dai , nguồn lao động thuận lợi cho việc phát triển cây chè, phát triển vùng

nguyên liệu chè với quy mô lớn ở Việt Nam Hiện nay, vùng chè Lâm Đồng

đứng thứ nhất khu vực Miễn nam và là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước

Thứ hai : Mặc di là tỉnh có điện tích chè lớn nhất nước nhưng chất lượng

chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn thấp Việc đầu tư khoa học kỹ thuật để thay

thế các giống chè có chất lượng tốt, nang suất cao còn hạn chế.

Thứ ba : Các cơ sở chế biến chè chưa có sự đầu tư thích đáng về vốn, vềgiống để giúp người dan có điểu kiện trồng và chăm sóc cây chè, thúc đẩy sự

phát triển đồng bộ giữa vùng trồng chè và cơ sở chế biến chè Hiện nay, người

trồng chè muốn bán được sản phẩm phải thông qua các tư thương, do vậy họ

thường bị ép giá.

Thứ tự : Qua tìm hiểu, tôi được biết để tài này đang được sự chú ý của

nhiều người đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và từng bước ứng dụng có

hiệu quả vào thực tiễn trồng, chế biến cây chè Tuy nhiên, đối với tôi nghiên

cứu cây chè luôn là một dé tài hấp dẫn và thiết thực.

Ngoài những lý do trên, tôi còn là người con của tỉnh Lâm Đồng, hình ảnh

cây chè luôn in sâu trong tiểm thức Do đó, tôi đã chọn để tài này để nghiên cứunhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển cây chè ở tỉnh Lâm

Đồng.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 4

Trang 10

Khoa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

- Nhân xét đánh giá về tình hình sản xuất và chế biến chè tại Lâm Đồng

- So sánh và đánh giá về mặt kinh tế của việc sản xuất và chế biến chè so

với cà phê.

- Để xuất một số phương hướng nhằm tao sự chuyển biến trong tình hình

sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Dự đoán tình hình sản xuất và chế biến chè ở Lâm Đồng trong tương lai.

3/ Giới hạn để tài :

3.1 Về mặt không gian lãnh thé :Tập trung nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Lâm Đồng Các khu vực sản xuất

Chè là thức uống lí tưởng có nhiều giá trị về mặt dược liệu Hiện nay, chè

là thức uống khá phổ biến không chỉ uống chè đơn thuần mà là chế biến qua cácdang thực phẩm nước uống từ chè Nhu cầu tiêu thụ chè t lệ thuận với tốc độ

phát triển công nghiệp, vì thế chè càng được sử dụng với nhu cầu lớn Tuy nhiên mối liên kết giữa sản xuất và chế biến còn nhiều bất cập.

Xuất phát từ tình hình thực tiến tại Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói

riêng tôi quyết định chọn để tài “Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến chè ở

Lâm Đồng” làm dé tài khoa học tốt nghiệp cử nhân Địa lý trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 5

Trang 11

Khoa luận tốt aghiệ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

Mối quan hệ giữa trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp đã thu hút

nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây nhưng các để tài có

su khác nhau về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Dưới đây có thống

kẻ một số công trình nghiên cứu về liên kết giữa trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp:

- Liên kết nông - công nghiệp trồng và chế biến cao su của tỉnh Déng

Nai (Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Kim Hồng, năm 1983)

- Mối quan hệ giữa trồng và chế biến mía ở các tinh đổng bằng sông Cửu

Long (Luận án phó tiến sĩ của tác giả Phạm Xuân Hậu, 1983)

- Một vài ý kiến nhân xét về mối quan hệ giữa trồng mía và chế biến mía

đường ở các tỉnh phía nam Việt Nam (khóa luận cử nhân của tác giả Trịnh Ngọc

Anh, 1992)

- Tìm hiểu về việc kết hợp giữa trang và chế biến đậu nành ở các tỉnh

đồng bằng sông Cửu Long (khóa luận cử nhân của tác giả Đào Thị Thanh Hiển,

1994)

- Tình hình phân bố và chế biến đậu tương tại Đồng Nai (khoá luận cử

nhân của tác giả Nguyễn Ai Linh, 1999)

- Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến cà phê tỉnh Đấk Lắk (khoá luận

cử nhân của tác giả Phan Thanh Sơn, 2000)

Riêng để tài nghiên cứu về cây chè đã có một số để tài sau đại học của một số tác giả nhưng da phan là nghiên cứu về đặc điểm thích nghỉ của các

giống chè mới ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Vì vậy, tôi chon dé tài :

“Tim hiểu tình hình sản xuất và chế biến chè ở Lâm Đồng "

Š/ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

Địa lý học là một khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn vừa mang

tính cụ thể cuo Do đó, khi nghiên cứu để tài này tôi dựa vào các quan điểm và

phương pháp truyền thống của địa lý học nói chung va địa lý kinh tế xã hội nói

riêng.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 6

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

5.1/ Phương pháp luận :

Trong quá trình nghiên cứu đã vận dụng những quan điểm sau:

5.1./ Quan điểm hệ thống

Tỉnh Lâm Đồng hiện nay thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nó có những

mối liên hệ về sản xuất, kinh tế và xã hội toàn vùng và chịu tác động chi phối

của toàn vùng,

Ngành sản xuất và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng là một phan riêng biệt

trong hệ thống các ngành kinh tế của tỉnh có sự tác động qua lại lẫn nhau với các

ngành kinh tế khác trong hệ thống và nó phát triển theo những quy luật nhất

đình.

Trong sản xuất và chế biến chè lại bao gồm nhiều cấu trúc và hệ thống

nhỏ Các thành phần cấu trúc có liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn

nhau tạo thành hệ thống.

5,1.2/ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ :

Đây là một quan điểm mang tính đặc trưng của địa lý học Các yếu tố tự

nhiên và yếu tố kinh tế xã hội luôn có sự thay đổi và phân hóa theo không gian,

đồng thời các yếu tố này lại đan kết với nhau, có những đặc thù khác nhau Do

đó, khi nghiên cứu những nguồn lực và những lợi thế nhằm phát triển kinh tế —

xã hội tỉnh Lâm Đồng, +ôi xem xét và phân tích tinh Lâm Đồng trong một cơ

cấu xã hội thống nhất nằm trong một chính thể chung của cả nước, giải quyết

mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến chè là một quá trình nghiên cứu giữa sản

xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp trong không gian và thời gian nhất

định, trên cơ sở mối quan hệ đa ngành.

5.1.3/ Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Quan điểm này chú ý đến khía cạnh địa lý lịch sử Việt Nam Các yếu tố

địa lý không chỉ thay đổi theo không gian mà còn biến đổi theo thời gian

Do vậy, để dự báo và giải thích quá trình phát triển kinh tế của tỉnh LâmĐồng trong hiện tại và tương lai cẩn nắm vững quá khứ để hiểu rõ nguồn gốc

phát sinh và phát trển theo thời gian, đồng thời dự báo trong tương lai có tính

chính xác hơn.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 7

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

5.2/ Phương pháp nghiên cứu :

5.2.1/ Phương pháp phân tích thông tin :

Thông tin thu thập được từ các số liệu thống kê, báo cáo và các phương tiện thông tin đại chúng được xắp xếp, phân tích và so sánh các thông tin đã thu

thập được để nhằm đưa ra những số liệu mới nhất, có mức độ chính xác để phục

vụ cho dé tài.

5.2.2/ Phương pháp thực địa :Các số liệu thống kê không thể diễn tả hết thực trang sản xuất và chế biếnchè ở tỉnh Lâm Đồng và lại càng không diễn tả chỉ tiết được thực trạng cụ thể

của từng ngành, từng huyện, từng xã Vì vậy, bằng phương pháp thực địa ở địa

phương về tình hình sản xuất và chế biến chè của người dân đã bổ xung thêm rất

nhiều nguồn tư liệu mà trong số liệu thống kê không thể thông báo hết được.

Qua thực địa tôi đã đưa ra những nhận định và những kết luận chính xác hoặc

thẩm định lại mức tin cậy mà số liệu thống kê đưa ra cho phù hợp thực tiễn.

5.2.3/ Phương pháp bản đô, biểu đồ :

Để cụ thể hoá số liệu cần chứng minh và phản ảnh các kết quả cần nghiên

cứu Tôi đưa ra các bản đổ, biểu đổ sau:

- Bản đồ hiện trạng sản xuất chè.

- Bản đổ quy hoạch và phát triển ngành chè

- Các biểu đỗ 5.2.4/ Phương pháp thống kê :

Từ các tài liệu thống kê thu thập, tôi triệt để khai thác phục vụ cho công

việc nghiên cứu nhằm phản ảnh tình hình phát triển sản xuất chè Lâm Đồng

3.2.5 Phương pháp du báo :

Dự báo xu hướng phát triển của từng ngành, từng vùng là công việc cần

thiết không thể thiếu được của các ngành nghiên cứu địa lý.

Thông qua quá trình nghiên cứu tôi cố gắng đưa ra những dự báo có cơ sở

khoa học về tình hình sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng Từ đó làm cơ

sở đẻ xuất các giải pháp.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 8

Trang 14

Khóa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồ.

6/ Những đóng góp của khóa luận:

- Tìm ra mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến chè ở Lâm Đồng

- Dé xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện sự liên kết công nông nghiệp

trong mối quan hệ này.

7/ Kết cấu khóa luận:

7.1/ Phan: : Mở đầu

7.2 / Phần II : Nội dung (gồm 3 chương) 7.2.1/ChươngI : Cơ sở lý luận

1.2.2/ Chương II : Tình hình sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng

7.2.3/ Chương HI : Chính sách và giải pháp phát triển ngành chè ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010

7.3/ Phần Ill : Kết luận

Phục lục:

Tài liệu tham khảo

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 9

Trang 15

Kháa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

NỘI DUNG

Chương I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nông nghiệp ngày nay được quan niệm là một ngành sản xuất bao gồm 4

phân ngành : trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi ngư nghiệp.

Nông nghiệp có mối quan hệ biện chứng chặt ché với các ngành kinh tế

khác, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp Đến mức nó không thể phát triển

được nếu thiếu ngành này.

Nông nghiệp tiếp nhận của công nghiệp không chỉ tư liệu sản xuất, mà cả những cách tiến hành hợp lý của một xí nghiệp công nghiệp sử dụng mọi phương

pháp và nguyên tắc Công nghiệp có lợi cho sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế

cao nhất Ở mức độ nhất định công nghiệp thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học

kỹ thuật trong nông nghiệp phát triển

Như vậy, lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xuất sắc Trình

độ chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất nâng cao thì các khâu của quá trình sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào nhau tạo nên quy trình kỹ thuật thống nhất.

Điều đó, thể hiện đậm nét trong việc tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp

Ngược lại, nông nghiệp lại cung cấp nguyên liệu cho các ngành công

nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế

biến Nguồn nguyên liệu phong phú và ổn định là một trong những tién để quantrọng nhất cho các ngành công nghiệp trên phát triển Và các ngành công nghiệp

đó có phát triển thì giá trị nông nghiệp mới cao mới kích thích nông nghiệp phát

triển được

Chúng ta, thấy rõ hơn mối quan hệ chặt chế giữa nông nghiệp và công nghiệp khi nhìn vào thực tiễn các nước nông nghiệp lạc hậu Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên tình trạng lẫn quẫn ở các nước này chính

là do mối liên kết giữa công nghiệp và nông nghiệp chưa có hoặc rất yếu kém.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 10

Trang 16

Khéa luận tất nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

Kỷ thuật canh tác lạc hậu thì quy mô sản xuất, năng suất sẵn lượng không thể

cao được Chất lượng nông sản không cao, khả năng xuất khẩu hạn chế

1/ KHÁI NIỆM LIEN KẾT (nhất thể hod):

Liên kết :(nhất thể hoá) bat nguồn từ tiếng la tỉnh Integratio có nghĩa là sự

xích lai gắn nhau, quyện chặt với nhau, thống nhất hữu cơ giữa các xí nghiệp và

các ngành riêng biệt nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau trong những tổng thể

sản xuất tổng thể sản xuất lãnh thổ thống nhất

Theo nghĩa kinh tế của từ liên kết là tập hợp các mối liên hệ thường

xuyên lâu dài và ổn định về sản xuất kỹ thuật và kinh tế giữa các bộ phận tương

đối biệt lập, phụ thuộc lẫn nhau của một chính thể kinh tế nào đó nhằm tối ưu

hoá cấu trúc và bảo đảm cho nó phát triển một cách tổng hợp, cân đối, nhịp

nhàng

Liên kết trong nông nghiệp là quy luật khách quan của sự phát triển lực

lượng sản xuất đưới tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

Nó bắt nguồn từ quá trình phân công lao động sâu sắc từ chuyên môn hoá, tập trung hoá, từ việc mở rộng mối quan hệ hàng hoá giữa các xí nghiệp nông nghiệp với nhau và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác

2/ VAI TRÒ CUA SỰ LIÊN KẾT :

Sự liên kết là quy luật khách quan xuất phát từ sự phát triển ngày càng

cao của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc

Trong nông nghiệp và công nghiệp ngày càng có sự thay đổi về tính chất

đặc điểm và vai trò của nó một cách mạnh mẽ nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật

và sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì quá trình liên kết công

nông nghiệp ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn.

Thứ nhất : Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giảm sức lao

đông của con người, hạn chế chỉ phí sản xuất xuống mức thấp nhất nhưng năng

xuất và hiệu quả kinh tế tối ưu.

Thứ hai : tạo điều kiện thuận lợi giúp nông nghiệp ngày càng giảm sự lệ

thuộc vào các yếu tố tự nhiên nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Đưa

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 11

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hong

sin xuất nông nghiệp ngày càng lai gần với sản xuất công nghiệp Va trở thànhngành sắn xuất hàng hoá hiện đại.

Thứ bạ : Nó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội và cơ cấu sản

phẩm trong nền kinh tế quốc dân ngày càng nhanh chóng theo hướng tích cực giảm dan lao động và tỷ trọng ở khu vực | (nông lâm ngư nghiệp ) tăng dẫn lao

đông khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) và khu vực 3 (dịch vụ).

Xuất phát từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao

động xã hội, nhưng đến lượt mình liên kết công nông nghiệp lại tác đông trở lại

thúc đẩy sự phân công lao động xã hội ngày càng cao để đạt được hiệu quả kinh

tế tối ưu.

2.1/ Vai trò của nông nghiệp :

Nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của con

người : ăn, mặc, 6

Nông nghiệp là ngành sản xuất cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

nhất là công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm và

công nghiệp chế biến.

Kỹ thuật canh tác hợp lý liên kết với các ngành kinh tế khác, nhất là với công nghiệp thì sản xuất nông nghiệp không những sẽ đạt được hiệu quả kinh tế

tối uu mà còn góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái (Ví dụ như trồng va bảo vệ rừng )

Ở các nước tiên tiến, tỷ trọng lao động xã hội và sản phẩm nông nghiệp

trong nền kinh tế quốc dân là thấp nhất và có khuynh hướng tiếp tục giảm (điều

này đồng nghĩa với sự giảm năng suất và sản lượng trong nông nghiệp) Nhưng

trên phạm vi toàn cầu chắc chắn hiện nay và trong tương lai rat xa, nếu không có

sản xuất nông nghiệp thì tất cả các ngành sản xuất khác cũng không thể tổn tại

được xã hội loài người không thể tổn tại được Sản xuất nông nghiệp là cơ sở để

loài người tổn tại và phát triển.

2.2/ Vại trò của công nghiệp :

Công nghiệp đặt nén móng và đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lực

lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Đồng thời, khai sinh ra phương

thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) đặc

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 12

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

trưng cho nền sản xuất lớn bằng máy móc và dây chuyển công nghệ hiện đại lấn

áp áp đảo các phương thức phong kiến trở về trước.

Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành và nhiều hoạt động khác

của đời sống xã hội Việc áp dụng máy móc và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất đã thay thế phần lớn sức lao động cơ bắp của con người mà hiệu

suất lao động vô cùng to lớn Nhờ đó, con người cùng với hoạt động của mình

ngày càng giảm được sự lệ thuộc vào các yếu tố không thuận lợi của tự nhiên.

Công nghiệp còn tiếp nhận các sản phẩm trong nội bộ các ngành công

nghiệp và nhất là các sản phẩm nông nghiệp để rồi đưa vào quá trình sản xuấtmới với quy trình kỹ thuật nông nghiệp để rồi đưa vào quá trình sản xuất với quy

trình kỹ thuật và công nghệ khác cao hơn nhằm cho ra nhiều sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao hơn Góp phần giải quyết vấn để lao động xã hội, đồng thời nâng cao tay nghề, trình độ kỹ năng, kỹ xảo và năng suất lao động của con

người lao động.

3 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN CUA LIÊN KẾT

NÔNG-CÔNG NGHIỆP

3.1/ Nôi dung :

Bản chất của liên kết nông - công nghiệp là tập hợp các ngành các dang

hoạt động tạo nên sự thống nhất về chức năng sản xuất và tiêu thụ nông phẩm cuối cùng trên cơ sở công nghiệp Nó ra đời trên cơ sở xuất hiện nén dai công

nghiệp và trong mối quan hệ nông - công nghiệp này công nghiệp luôn đóng vai trò chủ dao, Liên kết nông - công nghiệp được hoạt động có kế hoạch với chu trình sản xuất tương đối khép kín và hoàn chỉnh.

Nhu vậy : Từ việc khái quát bản chất của liên kết nông - công nghiệp ta

có thể nêu lên được những đặc trưng cơ bản trong hoạt đông liên kết nông —

công nghiệp Trên cơ sở phân tích trình độ tổ chức, chúng ta có thể đánh giá

trình đô liên kết của nông - công nghiệp nói chung

- Mối liên hệ sản xuất : Mối liên hệ này luôn luôn là mối liên hệ hai chiều

về việc trao đổi vật chất thông qua hoạt động của các dạng và các ngành sản

xuất Sản phẩm của ngành này lại là tư liệu, công cụ sản xuất của ngành kia

trong một đây chuyển để tạo ra sản phẩm cho xã hội Ví dụ : Nông nghiệp cung

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 13

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

cấp cho công nghiệp chế biến nguyên liệu nông nghiệp, công nghiệp lại cung

cấp cho nông nghiệp sảm phẩm của mình như máy cày, máy kéo, thuốc trừ sâu,

máy móc chế biến để cuối cùng tạo ra sản phẩm là lương thưc, thực phẩm

cung cấp cho người tiêu dùng Mối liên hệ sản xuất thể hiện rõ nhất trong khâu

cung cấp nguyên liệu, đảm bảo cho quá trình san xuất diễn ra bình thường giữacác cơ sở sản xuất cùng nhau tham gia trong quá trình liên kết

- Mối liên hệ kinh tế : Là mối liên hệ tất yếu của sản xuất Nó thể hiện

mối liên hệ giữa các cơ sở, xí nghiệp của liên hiệp sản xuất thông qua giá thành

sản phẩm Giá thành sản phẩm cơ bản nói lên được chất lượng của sản phẩm

được sản xuất ra Một liên hiệp sản xuất thực hiện được mối liên hệ này, có

nghĩa trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, liên kết nông - công nghiệp đã được thực

hiện ở mức độ cao hơn đã xuất hiện một yêu cầu chung cho từng khâu sản xuấtthông qua giá thành sản phẩm cuối cùng Sự tác động qua lại giữa các khâu sảnxuất đã trở nên rõ ràng hơn Nhưng một liên hiệp sản xuất mới dừng lại ở mốiliên hệ này thì chưa thể gọi là có mối liên kết nông - công nghiệp hoàn chỉnh

Vì chưa đánh giá được chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất của liên hợp

đó.

- Mối liên hệ kỳ thuật : đây là mối liên hệ rất quan trọng trong quá trình

sản xuất sản phẩm Yếu tố kỹ thuật sẽ quyết định tới chất lượng sản phẩm và

nói lên được khả năng sản xuất trong liên hiệp đó Trong từng giai đọan sản xuất khác nhau lại có những mối quan hệ khắng khít trên cơ sở cùng chung một quy trình kỹ thuật thống nhất Khi đã xuất hiện mối liên hệ kỹ thuật trong sản xuất

có nghĩa là tổ hợp sản xuất đó đã thực hiện tương đối đẩy đủ những đặc trưng

của liên kết nông - công nghiệp Vì mối liên hệ này sẽ bất buộc quá trình sản

xuất thực hiện nghiêm túc hai mối quan hệ nêu trên Kỹ thuật sản xuất cang

hiện đại đòi hỏi tiến độ sản xuất ngày càng cao, là cơ sở quan trong nâng cao

hiệu quả kinh tế Như vậy, trong quá trình sản xuất đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ

giữa các khâu sản xuất.

- Mối liên hệ quản lý : Thể hiện ở sự đê ra kế hoạch sản xuất đối với từng

bộ phân sản xuất, nhưng lại phải được đặt trong một sự thống nhất của một liên

hợp thể hiện ở trình độ tổ chức sản xuất, quản lý vé mặt hành chính, phân phối

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 14

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

lưu thông sản phẩm Tổ chức hợp lý việc sử dụng lao động sử dụng ngày công

và phân bố ngày công hợp lý trong sản xuất Mối liên hệ này xuất hiện ở mọi

đơn vị sản xuất , dd đơn vị đó kinh đoanh trên lĩnh vực nào, các mối liên hệ trên đến dau Song hiệu quả của mối liên hệ này lại được đánh giá qua ba mối liên

hệ nêu trên Một đơn vị sản xuất thực hiện tốt mối liên hệ quản lý giữa sản xuất

nông - công nghiệp sẽ cho hiệu quả sản xuất cao.

Như vậy : Qua phân tích chúng tôi thấy liên kết nông - công nghiệp làhình thức sản xuất được 4p dụng phổ biến trong sản xuất chế biến nông san

Nhưng trong thực tế mức độ hoàn thiện của mối liên kết này còn rất khác nhau.

Có mối liên kết đơn giản chỉ thực hiện được một, hai liên hệ sản xuất, cũng có mối liên kết hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả (thực hiện đẩy đủ cả bốn mối liên hệ) Mối liên kết nông - công nghiệp hoàn chỉnh thường xuất hiện ở những

doanh nghiệp sản xuất lớn.

Mặc dù liên kết nông - công nghiệp còn tổn tại nhiều mức độ khác nhau Nhưng

đều có những đặc điểm chung là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên lao động nhưđất đai, công lao động và vốn đầu tư Khối lượng sản phẩm sản xuất ra cao hơn

về số lượng cũng như chất lượng so với những đơn vị không thực hiện được mối liên kết này Đặc biệt sự hao hụt trong sản xuất sẽ giảm, bởi do có kỹ thuật côngnghệ nên có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm phụ có giá trị tiêu dùng mà nếu

không có mối liên hệ này sẽ không thể tận dụng sản xuất được Trên cơ sở đó

nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân và điều quan trọng là rút ngắn được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Với những ưu điểm nổi bật của liên kết nông - công nghiệp, ngày nay hình

thức xản xuất này không chỉ thực hiện trong phạm vi một vùng nhỏ, một quốc gia

mà nó đã được áp dụng đối với nhiều quốc gia trên thế giới với hệ thống máy

móc hiện đại.

3.2/ Hình thức thể hiên của liên kết nông - cá hiệp:

Dựa vào đặc điểm sản xuất cụ thể của từng quốc gia, một số tác giả đãđưa ra các hình thức thể hiện khác nhau :

* Theo tác giả cia Bungari, có những hình thức thé hiện sau đây :

+ Nông trường quốc doanh nhà máy

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 15

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

+ TO hợp nông - công nghiệp (APK)

+ Xi nghiệp liên hợp

+ Tổ hợp khoa học sản xuất (NPK)

+ Xí nghiệp liên hợp hợp tác xã

Như vậy : Dựa vào đặc trưng của liên kết nông — công nghiệp và tên gọi

của các hình thức thể hiện mà các tác giả đã nêu, ta có thể nhìn nhận được mức

độ liên kết nông - công nghiệp trong từng hình thức.

- Nông trường quốc doanh nhà máy : Thể hiện liên kết nông - công

nghiệp ở mức độ chưa cao, Vì dù đã có mối liên hệ sản xuất giữa nông nghiệp

và công nghiệp nhưng mối liên hệ ngoài vùng để tạo giá trị hàng hoá cho sản

phẩm còn thấp

- Tổ hợp nông — công nghiệp, xí nghiệp liên hợp, tổ hợp khoa học sản xuất

: là các hình thức thể hiện mối liên kết nông — công nghiệp hoàn chỉnh vì nó đã

xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình

làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Xí nghiệp liên hợp hợp tác xã : mối liên kết nông - công nghiệp đã

tương đối hoàn thiện, nhưng lãnh thổ sản xuất của hình thức này còn hẹp

*Theo các tác giả Liên Xô (cũ) cỏ 3 hình thức thể hiện :

+ Xí nghiệp nông - công nghiệp.

+ Nhà máy liên hợp nông - công nghiệp.

+ Liên hợp nông — công nghiệp.

Trong 3 hình thức mà các tác giả Liên Xô (cũ) đã nêu ra, ta thấy: Mức độliên kết nông - công nghiệp ở hai hình thức sau là cao hơn vì quy mô sản xuất

và khả năng sản xuất là lớn hơn.

3.3/ Tình hình liên kết nông - công nghiệp trên thế giới :

Quá trình liên kết đã và đang phát triển rộng rãi ở tất cả các nước trên thế

giới Song trình độ và kết quả mang lại rất khác nhau Trong diéu kiện xã hội

chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, cũng như trong điều kiện cụ thể của từng quốc

gia trong cùng một hệ thống chế độ xã hội.

Nhìn chung, ở các nước công nghiệp (Industrial Countries) và các nước

công nghiệp mới (New Industrial Countries), quá trình liên kết rất chặt chẽ và SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 16

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

trình độ liên kết cũng rất cao Ngược lại ở các nước nông nghiệp (Farming Countries) thì quá trình liên kết và trình độ liên kết còn hạn chế (nhiéu nước rất

yếu kém).

3.4/ Kế _ hiệp ở Việt N

3.4.1/ Những tién dé khách quan của sự ra đời liên kết nông - công

nghiệp ở Việt Nam:

Mặc dù đã có những bước nhảy vọt lớn lao trong phát triển kinh tế Đặc

biệt ở sự cải tiến, nâng cao kỹ thuật trong sản xuất, nhưng chúng ta vẫn có thể

nói rằng Việt Nam là một nước nông nghiệp Vị trí của nông nghiệp trong nến

kinh tế quốc dân vẫn là quan trọng Song khác với trước đây, nền nông nghiệplạc hậu đã dan dan được chuyển biến thành một nền nông nghiệp tiên tiến Sản

phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã có một số mặt hàng được thị trường thế giới

chấp nhận Để có được điểu đó các sản phẩm nông nghiệp của ta phải đạt được

tất cả chuẩn về mẫu mã, chất lượng, giá thành Đặc biệt, trong những thập kỷ

gan đây, với một nên kinh tế mở, nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội đểgiao lưu với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến tạo được sự kích thích mạnh

mé cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp Trên đồng ruộng Việt Nam đã

xuất hiện máy cày, bừa, làm cổ, gieo hạt có kỹ thuật tiên tiến vừa tiết kiệm

nhân lực vừa cho năng suất lao động cao Chúng ta cũng đã tạo được su thay đổi,

nâng cao phẩm chất của giống cây trồng, lựa chọn những loại phân bón ít gây

hại nhất cho cây tréng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, để

được sự hỗ trợ về vốn sản xuất, Việt Nam có những dự án do người nước ngoài,

các tổ chức nước ngoài đầu tư như : liên doanh nuôi trồng thuỷ hải sản, liên

doanh trồng cà phê, cao su, chè

Tất cả những việc làm trên đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất

nông nghiệp và công nghiệp Mà trước hết là ở lĩnh vực cung cấp tư liệu sản

xuất phục vụ nông nghiệp, chế biến các sản phẩm nông nghiệp Các nhà máy sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu

trang bị máy móc cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

Như vậy: mục tiêu phát triển xã hội, nâng cao đời sống nhân dân là tiền để

khách quan cho sự hình thành liên kết nông - công nghiệp ở Việt Nam.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 17

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

3.4.2/ Kết hợp nông nghiệp và công nghiệp là một trong những con đường tất yếu để phát triển kinh tế ở nước ta:

Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất vất chất cơ bản của xã hôi Hai ngành đều có một quá trình ra đời, hình thành và phát triển hết sức phong phú Chủ nghĩa tư bản ra đời với tién để vật chất của nó là nền công

nghiệp tư bản chủ nghĩa, thực hiện cuộc cách mạng lớn trong lịch sử và từ đó

hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp tư bản chủ

nghĩa Với những nước có nền kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp lạc hậu,

công nghiệp nhỏ bé thì mối quan hệ này cũng mới trong quá trình định hình và chịu tác động phức tạp nếu có các dự án đầu tư nước ngoài Trước đây, khi phê

phán tính chất hạn chế của chủ nghĩa tư bản, Mác đã dự kiến đến khả năng và

su tất yếu phải kết hợp hai ngành đó lại với nhau đưới chế độ xã hội chủ nghĩa:

“Phuong thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hoàn toàn cất đứt mối liên hệ cũ gắn bó

nông nghiệp với công trường thủ công khi hai ngành này còn ở trong thời kỳ ấu

tri, nhưng đồng thời nó cũng tao ra diéu kiện vật chất cho sự tổng hợp mới cao hơn, nghĩa là sự kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trên cơ sở sự phat triển của mỗi ngành đã đạt được trong thời kỳ hai ngành còn hoàn toàn tách rời

nhau” [A,15].

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác — Lénin, xuất phát từ thực tiễn của đất

nước ta và dưa vào kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Đảng ta

da khẳng định luận điểm có thể và phải kết hợp ngay từ đầu giữa công nghiệp

và nóng nghiệp xã hội chủ nghĩa “Nông nghiệp chỉ có thể tạo ra giá trị thặng

dư, tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội dưới tác động tích cực của công nghiệp trong mối quan hệ không phải chỉ có dựa vào nhau mà là tạo tiền để lẫn nhau,

ràng buộc lẫn nhau trong một cơ cấu kinh tế mới của chủ nghĩa xã hội"

[a.25-trang 9,10].

Nền nông nghiệp dang được công nghiệp hod, hiện đại hoá; sản xuất nông

nghiệp ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn: Các

vùng nông nghiệp chuyên môn hoá được hình thành và phát triển, nguồn sản phẩm xuất khẩu đã góp phần quan trọng trong việc tạo ngoại tệ cho đất nước Những thành quả đáng ghi nhận đó không phải ngẫu nhiên mà có, điều này càng

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 18

Trang 24

Khóa luận tốt na hiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

thể hiện rd vai trò quản lý, chỉ dao của đẳng và nhà nước trong sản xuất Ngoài

ra vẻ kỹ thuật, một diéu không thể thiếu là sự tham gia tích cực của ngành công

nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến và sản xuất máy móc phục vụ

cho sản xuất nông nghiệp Chính sự tác động có hiệu quả của công nghiệp đối với nông nghiệp đã tạo điểu kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Ngược lại để đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ngày càng

được thúc đẩy sản xuất

Vậy là để hình thành và phát triển một nền kinh tế toàn diện, vai trò của

ngành công nghiệp và nông nghiệp déu được thể hiện rõ ràng Đặc biệt trong

nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn hiện nay sự liên kết đó là vô cùng quan trọng.

Ta có thể khẳng định rằng chỉ có thực hiện liên kết nông - công nghiệp đạt tới trình độ cao thì mới đưa nền kính tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp đạt được kết

quả cao.

3.4.3/ Thực trạng về liên kết nông - công nghiệp và các hình thức kết hợp

ở Việt Nam:

Trong điểu kiện của nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi phải có

những hình thức kết hợp mới phù hợp giữa sản xuất nông nghiệp và công

nghiệp.

Trong nông nghiệp có nhiều hình thức sở hữu, nhưng chủ yếu là sở hữu tập thể và tư nhân Riêng đất đai (tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp) vẫn là

sở hữu của nhà nước Trong công nghiệp sở hữu nhà nước là chính, nhưng đồng

thời cũng xuất hiện một số hình thức hỗn hợp, sở hữu của tư bản nước ngoài Vì

vậy, bên cạnh những thuận lợi vốn có khi có cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất

thì cũng có không ít khó khăn do tổn tại những hình thức sở hữu khác nhau.

Ở thập kỷ 80, các công trường sát nhập lại là kết quả của tập trung hoá

sản xuất trong nông nghiệp, 4p trung hoá đất đai, tạo ra quy mô sản xuất với khối lượng lớn Nhưng cũng trong bối cảnh này đòi hỏi sự liên kết với công

nghiệp chê biến và hình thành các xí nghiệp nông - công nghiệp.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung tà Sattar; Su Oger Trang 19

pepe Np xứ ¬ |

— —

ce

Trang 25

Khóa luận tốt nghié, GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

trường quốc doanh trắng cây cao su với các cơ sở chế biến mủ cao su, Các sản

phẩm mủ cao su được sơ chế biến sau đó lại chuyển đến những đơn vị sản xuấtkhác mới chế biến được sản phẩm cao su thành phẩm

Ở vùng nông thôn, các sản phẩm nông nghiệp khá phong phú, song để chế

biến và bảo quản bảo đảm chất lượng còn rất khó khăn, thường xuyên xuất hiện

su mất cân đối giữa nguồn nguyên liệu được cung ứng, công suất và công nghệ

chế biến nhỏ bé, lạc hậu Công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn vẫn ở

giai đoạn chưa phat triển, quy mô còn rất nhỏ bé, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu,

chủ yếu tập trung ở hình thức khai thác tài nguyên Diéu đó dẫn đến sản phẩm

làm ra với mẫu mã, chất lượng kém, giá thành lại cao nên khả năng cạnh tranh

với thị trường thế giới còn thấp.

Bứt ra khỏi thực tế đó, một số doanh nghiệp đã thể hiện được khả năng của mình trong cơ chế kinh tế thị trường Đó là các doanh nghiệp đã thực hiện

rất hiệu quả mối liên kết nông - công nghiệp trong sản xuất Lợi nhuận trongsẵn xuất, kinh doanh tăng, sản phẩm đã có khả năng xuất khẩu Mối liên kết này

rõ nét hơn đối với các doanh nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp như : chè cà phê, cao su, mía các doanh nghiệp chế biến chè, cà phê đã thực hiện

nhiều công đoạn sản xuất để thu được các sản phẩm cuối cùng với chất lượng

cao, đa dang về chủng loại (chè đen, chè xanh, cà phê đen ) trên nguồn nguyên liệu đã lấy từ các đơn vị sản xuất nông nghiệp như công ty chè - cà phê Văn

Hưng (Yên Bái), công ty chè Yên Bái, công ty cà phê Buôn Mê Thuột

Hiệp hội mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá được đánh giá là điểm sáng

trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Doanh nghiệp này đã

tạo được sự tác động tích cực và có hiệu quả của công nghiệp chế biến vào vùng

sain xuất nguyên liệu, tạo ra sự liên kết kinh tế bén vững giữa công nghiệp với nông nghiệp thành thị và nông dân Đây cũng là mô hình thể hiện khá rõ nét vai trò chủ đạo của kính tế quốc doanh trong cơ chế thị trường trên địa bàn nông

thôn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khác với hiệp hội mía đường Lam Sơn, từ khi hình thành đã tập trung vào

nhiệm vụ đầu tiên phải giải quyết là vấn để nguyên liệu mía trên cơ sở tạo động lực kinh tế để kích thích các hộ trong vùng mở rộng diện tích trồng mía, ở Nông

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 20

Trang 26

Kháa luận tốt ugh GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

trường quốc doanh Sông Hậu lại giải quyết vấn để đầu tiên là cơ sở ha ting Từ

khi ra đời nông trường cũng đã rất quan tâm đến sự liên kết giữu khoa học kỹ

thuật và sản xuất, coi trọng tất cả các khâu của quy trình thâm canh Với những

giai pháp và hướng di đúng đắn, sản xuất kinh doanh của nông trường rất phát

triển, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao Mô hình kinh doanh tổng hợp của

nông trường đã tạo tiền để cho một mô hình sản xuất khép kín : “Sản xuất lúa >

chế biến đánh bóng gạo > Xuất khẩu gạo > nhập vật tư nông nghiệp > sản

xuất lúa hang hoá và lúa giống” | trang 86} Có thể nói đây là một mô hình thực

hiện mối liên kết chặc chẽ nông-công -thương trên địa bàn nông thôn.

Nhu vậy: chúng ta thấy rằng mặc dù do thực tế nền kinh tế nước ta còn gặp

nhiều khó khăn Song với khả năng vươn lên, một số đơn vị sản xuất (Những đơn

vị thực hiện bước phát triển tất yếu đối với nền kinh tế của mình) sé làm ăn có lãi, đời sống công nhân, nông dân được cải thiện

Qua hình thức trên thấy rõ trong hình thức liên kết nông - công nghiệp ở nước ta kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế thị trường trên địa

bàn nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá Kết quả là quátrình này thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương, tạo cơ sở để liên kếtnông - công nghiệp trên lãnh thổ

Ngày nay, đất nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hoá nông thôn Do

do các huyện đang cố gắng vươn lên để trở thành các huyện nông - công

nghiệp, các huyện cũng đã có các mối quan hệ cẩn thiết về kinh tế, kỹ thuật, sản

xuất tạo nên sự cân đối trong quá trình phát triển Như vậy : ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay, sự liên kết nông - công nghiệp cũng đã được thể hiện rõ rang Mức độ kết hợp của từng ngành, từng lãnh thổ lại là khác nhau, phụ thuộc vào

nguồn lực phát triển cụ thể Nhưng điều quan trọng là nén kinh tế nước ta đã

xuất hiện sư liên kết nông - công nghiệp, tạo tiền để phát triển một nền sản

xuất hiện dai, trình độ kỹ thuật cao.

4./ Tình hình chung về ngành sản xuất chè :

4.1/ Tổng quan về sản xuất chè trên thếgiới :

Theo FAO sản lượng chè trên thế giới thời điểm 1993 - 1995 vào khoảng

1,97 triệu tấn, dự kiến đến năm 2005 sẽ tăng lên 2,7 triệu tấn, tỷ lệ tăng hàng

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 21

Trang 27

Khoa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

năm vào khoảng 2,8% Đến năm 2005, sản lượng chè Ấn Độ dự kiến đạt 1,02triệu tấn/năm (Tăng khoảng 2,8%/năm so với thời kỳ 1993 — 1995), Srilanka gópphấn chủ yếu đưa sản lượng các nước vùng biển Ấn Độ đạt khoảng 285.000

tấn/năm (tang 1,6%/năm so với thời kỳ 1993 - 1995), các nước sản xuất chè chủ

yếu khác, bao gồm cả trung quốc, Indonesia sẽ tăng sản lượng đáng kể sản

lượng chè tại các quốc gia châu phi tăng cả về năng suất và diện tích gieo trồng.Kenya sé đạt tỉ lệ tăng 2,8%/năm, các nước như Malasia, Tanzinia, Zimbabuecũng được cho là tăng sản lượng chè đáng kể Cũng theo FAO, mức tiêu thụ chè

đen trên thế giới sẽ tăng từ 1,978 triệu tấn năm 1993 - 1995 lên 2,67 triệu tấn

năm 2005, dat tỉ lệ tăng trưởng 2,8%/năm Các nước dang phát triển tiêu thụ

phin lớn chè sản xuất từ 1,41 triệu tấn năm 1993 - 1995 lên 1,95 triệu tấn năm

2005 đạt tỉ lệ tăng hàng năm là 3% Dự kiến đến năm 2005, mức tiêu thụ chè ở

một số nước chủ yếu là ; Ấn độ 832.000 tấn, Pakistan 160.000 tấn, Iran 122.000

tấn, Ai Cập 90.000 tấn Việc giảm thuế nhập khẩu và sự sút giảm giá cả có ảnh

hưởng đến việc tiêu thụ chè ở các nước này Tại các nước phát triển việc tiêuthụ chè tăng ít hơn các nước đang phát triển dự kiến vào khoảng 2,2%/năm, đạt

719.000 tấn vào năm 2005 Nhu cẩu tiêu dùng tại cộng déng châu Âu chỉ tăng

nhẹ, trong khi các nước thuộc Liên Xô (cũ) sẽ gia tăng từ 154.000 tấn năm 1993

~ 1995 lên 250.000 tấn năm 2005, tốc độ tăng đạt 4,5% Nhu cầu chè đóng gói

chất lượng cao tại các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước vùng biển Ban Tích đang tiếp tục gia tăng và được cho là có triển vọng phát

triển nhanh nhất,

Một số dự đoán của FAO cho đến năm 2005, sản xuất và tiêu thụ chè đen trên thế giới có thể cân bằng ở mức 2,7 triệu tấn, với tốc độ tăng trung bình 2,8%/năm Sản phẩm tăng chủ yếu do tăng năng suất vườn cây và hệ suất chế

biến trong khi tiêu thụ tăng chủ yếu do gia tăng dân số và thu nhập Dự đoán

cũng cho là có sự mất cân đối trên thị trường thế giới, với khả năng xuất khẩu vượt quá yêu cầu nhập khẩu lên đến 24.000 tấn vào năm 2005 Sự mất cân đối này chỉ ra rằng giá cả thị trường thế giới có thể chịu áp lực sụt giảm Trong bối

cảnh đó, để mở rộng việc tiêu thụ chè phải thông qua các hoạt động xúc tiến

như tuyên truyển về lợi ích cho sức khoẻ của việc uống chè, nêu các bang

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 22

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

chứng khoa học về tác dụng chữa bệnh của chè một số ý kiến cho là phải coinhản hiệu của chè như là một công cụ xúc tiến thương mại và bảo đảm chất

lượng nhưng mặt khác có xu hướng coi trọng việc sử dụng chè pha sẩn đóng chai chứ không phải nhãn chè.

4.3/ Sản xuất chè ở Việt Nam

Việt nam là một trong những nước sản xuất chè lâu đời Tính đến năm

2001 cả nước có trên 80,000 ha chè, trong đó 70.000ha chè kinh doanh, tập trung

chủ yếu ở 14 tỉnh trung du, miễn núi phía bắc (60%) và Lâm Đồng (25%) Năngxuất chè của ta nói chung còn thấp so với các nước trên thế giới Về giống chè,

có nhiều loại nhưng chủ yếu là giống chè trung du trồng 8 vùng núi thấp và

trung du giống chè Shan trồng phổ biến ở vùng núi và vùng cao Trước năm

2000, cả nước có khoảng 75 cơ sở chế biến công nghiệp với tổng công suất

khoảng 1.200 tấn tươi/ ngày, Ngoài ra còn có hơn 1200 cơ sở chế biến quy mô

nhỏ và hàng chục ngàn lò chế biến thủ công của các hộ gia đình.

Chè đen xuất khẩu được chế biến theo công nghệ OTD cà CTC Thiết bị

OTD đa số là cũ kỹ, tuy vẫn hoạt động nhưng đã bộc lộ nhiều nhược điểm Thiết

bị CTC mới nhập khẩu sau này khá hiện đại, nhưng chưa phát huy hết hiệu quả.Ngoài các cơ sở công nghiệp, có khá nhiéu cơ sở chế biến nhỏ cũng tham giasản xuất chè đen xuất khẩu, nhưng không đảm bảo yêu cẩu về quy trình chế

biến và vệ sinh công nghiệp nên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và uy

tín chè việt nam xuất khẩu

Chè xanh nội tiêu được chế biến theo phương pháp cổ truyén và một phần

theo cộng nghệ của trung quốc, nhìn chung chất lượng không cao Gần đây,thông qua liên doanh hợp tác với nước ngoài, ta có được các dây chuyền thiết bị

và công nghệ chế biến chè xanh của Nhật Bản và đài loan, chủ yếu để xuất

khẩu sang thị trường này.

Mức tiêu thụ chè nội tiêu năm 2000 vào khoảng 24.000 tấn, chủ yếu làchè xanh ; Xuất khẩu 42.000 tấn, chủ yếu là chè đen

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 23

Trang 29

DIỆN TỊCH CHẾ ONO SAN LƯỢỜNG

Trang 30

Khóa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

Một số chỉ tiêu dự kiến của ngành chè cả nước như sau:

Hạng mục - Năm 2000 | NHANG | Năm 2010

Tổng diện tích chè cả nước (ha | 81.692 ' 104000 | 104000 |

Diện tích chè kinh doanh (ha 70.192 92.000

Diện tích chè trồng mới (ha) _ 4550 | 280 | |

Năng suất bình quân (tấn tươi/ha _— an 8 7,5 |

‘San lượng búp tươi (tấn) 297.600 490.000 665.000

-Sản lượng chè khô (tấn) 66.000 108.000 110.000 |

Sản lượng xuất khẩu (tấn) 110.000

Kim ngach xuất khẩu (triệu USD) 200

N; " iệp —

4.3/ Thị trường chè:

4.3.1/ Thị trường thế giới (xuất khẩu):

Khu vực Trung Cận đông là vùng sử dụng chè nhiều nhất, vì khu vực đạo

hổi cấm các thức uống có cồn, ít uống cà phê Với Irag chúng ta đã xuất khẩu

năm cao nhất 6.600 tấn, với Iran chỉ nhấp các loại chè đen cao cấp số lượng

3.000 - 3.500 tấn /năm, giá mức 1400 - 1550 USD/tấn Với Libi và Giocdani

chúng ta đã và đang xuất khẩu các loại chè tốt với bao bì thành phẩm 100 - 500

gr/hộp carton giá từ 1.800 - 1.900 USD/tấn.

Khu vực Châu Âu, chủ yếu là Đông Au đã nhập chè của ta gần 40 năm

nay với các loại chè đen, có năm đến 12.000 tấn, giá 1.200 - 1.450 USD/tấn,

chè xanh từ 2.000 - 3.000 tấn, giá 1800 - 1900 USD/tấn Tây Au, nhất là nước Anh có năm nhập 2.000 tấn

Thị trường Mỹ tiêu thụ các loại chè xanh cao cấp với bao bì đẹp, giá từ 3.000 - 6.000 USD/tấn, chè đen từ 1.150 - 1.550 USD/tấn.

Thị trường Châu Á, như Pakistan, Singapore,Nhật , Đài Loan nhập chè

xanh năm cao nhất 4.000 tấn giá từ 780 - 4.500 USD/tấn

Năm 1999 Việt Nam đã xuất 35000 đến 37000 tấn, vượt so với mục tiêu

5000 - 7000 Năm 1999 là năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu chè Việt Nam tăng

mạnh, chỉ trong vòng 2 năm đã từ hơn ba vạn tấn tăng lên gần bốn van tấn, nâng thị phần chè việt nam từ 1,7% những năm 1995 — 1996 lên 3,2% - 3,4% các năm

1997 — 1998 và hiện nay là 4% Cả nước hiện nay có 102 đầu mối xuất khẩu chè

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 24

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyén Kim Hong

trong đó tổng công ty chè Việt Nam chiến 46.5% về khối lượng (19.740 tấn và67.23% về giá trị trên tổng kim ngạch 50.000.000 USD).

Tỉ trong các thị trường trên tổng số 42.145 tấn chè xuất khẩu được chia ra

như sau :

Châu Á và Trung Cận Đông 36.226 tấn = 85,35% (20 nước) trong đó :

- Iraq : 16,412 tấn, Đài Loan :9071 tấn

-Pakistan ; 2.091 tấn, Singapore : 1.617 tấn

- Nhật Bản : 998 tấn, Hồng Kông : 888 tấn

Châu Âu : 7.044 tấn = 16,54% (13 nước), trong đó :

- Nga : 1.574 tấn, Anh : 889 tấn -Hà Lan : 818 tấn, Đức : 755 tấn Hoa Kỳ, Canada (Bắc Mỹ) 1.161 tấn = 2,57% , trong đó : Canada : 585

tấn, Hoa kỳ : 576 tấn

Nam Mỹ và Châu Úc : 71 tấn

Các nước châu Phi và các khu vực khác 42 tấn.

Thời gian gần đây chúng ta đang có thêm nhiều quốc gia là thị trường mới

như Áo, Bỉ, Luxambourg, Sec, Tây Ban Nha, Yemen, Apganictan, Kenya,

Panama, Paragoay, Úc,Lào

4 3.2/ Thị trường trong nước

Chè tiêu thụ trong nước khoảng 20.000 tấn/năm Chè xanh, chè hương được chế biên theo phương pháp thủ công và bán cơ giới do tư thương kinh doanh là

chính Giá chè nội tiêu không ổn định và thường cao hơn giá chè xuất khẩu Giá

chè nội tiêu thường tăng đột biến vào các dịp tết, lễ.

Thị trường trong nước hiện nay với trên 78 triệu dân theo dự đoán tương lai

sẽ có khoảng 100 triệu dân Bình quân các nước uống chè nhiều như Anh, Mỹ, Nga

là 4,3kg/ngudi/nam Nếu chỉ ước tính bình quân 0,5kg/người/năm thì nhu cẩu chè Việt Nam sẽ là 40.000 - 50.000 tấn/năm Xu thế sử đụng chè nội tiêu hiện nay đồi

hỏi chè chất lượng cao thể hiện ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp,

trung lưu nông thôn, vì thế vấn dé dude đặt ra cho các nhà sản xuất chè nội tiêu là chú ý đến công nghệ và kỹ thuật chế biến nhằm tạo ra sản phẩm chè có chất lượng

cao, đáp ứng như cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 25

Trang 32

ĐNỌđ WY HNEL HNJHO HNYH OG NÿŒ

Trang 33

Khóa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

‹ Chương II 3 :

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN

CHE Ở LAM ĐỒNG

L/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TINH LAM DONG:

1,1/ Điều kiện tự nhiên:

1.1.1/ Vị trí địa lý:

Lâm Đồng là một tỉnh mién núi nim ở phía nam Tây Nguyên có độ cao

trung bình so với mặt biển từ 800 - 1000m Nơi cao nhất 1500 - 2000m, nơi thấp nhất 200 - 300m.

Lâm Đồng có tọa độ địa lý từ 11” ~ 13° vĩ Bắc và 107” - 108” độ kinh

đông Phía Bắc giáp tỉnh Dak Lak; Đông Bắc giáp Binh Thuan, Khánh Hoà, Phía

Tây và Tây Nam giáp Đồng Nai và Bình Phước

1.1.2/ Các yếu tố tự nhiên :

- Địa hình : là một hình thể phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo

và do đó gdn liên với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực Địa hình Lâm Đồng

nhìn chung, dang vùng núi, độ cao thay đổi từ 200 - 2,200m

Xu hướng chính của địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống

Đông Nam Trong mối quan hệ giữa địa chất với địa mạo có thể phân chia địa

+ Địa hình núi thấp đến trung bình là các dai đổi hoặc núi ít dốc (phần lớn

đô dốc dưới 20") và có độ cao thấp hơn 800 - 1.000m, Ở dạng địa hình này phẩn

lớn là các đối núi có nguồn gốc phun trào bazan Với các đất nâu đỏ hoặc nâu

vàng trên bazan, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, chè, cà phê

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 26

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

+ Dia hình núi là các khu vực núi có độ cao trên 800m thường có dốcmanh,

- Đất dai: với diện tích tự nhiên 976.274 ha được phân chia thành 9 nhóm

và 20 tổ đất khác nhau, Nhưng quan trọng nhất là nhóm đất bazan với diện tích

trên 200.000 ha, phân bố chủ yếu trên cao nguyên Bảo Lộc- Di Linh và một số

vùng Đức Trọng - Lâm Hà Nhóm đất này đặc biệt rất thuận lợi cho việc phát

triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt chè và cà phê.

- Khí hậu : nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa can xích đạo, nhưng bị chỉ

phối bởi quy luật đai cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Lâm Đồng có

những nét đặc biệt so với các vùng xunh quanh : mát lạnh quanh năm, mưa

nhiều, mùa khô ngấn, lượng bốc hơi thấp.

Một năm có hai mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ

tháng 11 đến tháng 3 Vùng có lượng mưa lớn nhất là Bảo Lộc- Bảo Lâm với

2.500 ~ 3000 mm/năm Đây là diéu kiện thuận lợi cho cây chè phát triển (tăng

tốc độ ra lá, tăng lượt hái mâm) Nhiệt độ trung bình ở những nơi có độ cao 800

~ 1000m trở lên là 18 - 20°C, những nơi có độ cao 300 - 500m là 24 - 26°C Độ

ẩm không khí trung bình 84% năm

- Nguồn nước : nằm trong khu vực địa hình núi cao chia cắt mạnh lượng

mưa lớn nên mạng lưới sông suối ở Lâm Đồng khá phong phú.

Nhìn chung nguồn tài nguyên nước ở Lâm Đồng khá phong phú, chất

lượng nước tốt có thể đáp ứng nhu cầu tưới nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.Địa hình, địa mạo khá thuận lợi cho việc xây dựng các hé chứa và đập dâng

ngay trong các khu vực sản xuất nông nghiệp.

Nhận xét chung : diéu kiện tự nhiên Lâm Đồng rất thuận lợi cho phát

triển cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê Đặc biệt vùng cao nguyên BảoLộc- Di Linh có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với diéu kiện sinh thái của cây

chè, Bên cạnh yêu cầu về năng suất, chất lượng chè có vai trò rất quan trọng

trong quá trình cạnh tranh bán sản phẩm trên thị trường thế giới Ngoài những

tác động của sản xuất tạo năng xuất và phẩm chất chè tốt các điều kiện tự

nhiên là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến phẩm chất chè Ở Lam Đồng vùng trồng

chè hội tu đủ các điểu kiên thuận lợi quyết định phẩm chất tốt của chè Cụ thể

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 27

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

đô cao trung bình của vùng Bảo Lộc- Di Linh 800 - 1.000m, độ dốc ft thuận

lợi cho quá trình tích luỹ tanin của cây chè, nền nhiệt độ thích hợp cho quá trình

xúc tiến việc hình thành và tích luỹ tanin Đây là ưu điểm mà thiên nhiên tạo nên, phục vụ cho việc phát triển kinh tế mà tỉnh Lâm Đồng đã phát huy Hiện nay, Lam Đồng là tỉnh sản xuất chè lớn nhất ở phía Nam về dién tích và sản

lượng.

1,2/ Điều kiện kinh tế xã hôi :

1.2.1 Nguồn nhân lực :

Theo kết quả tổng diéu tra dan số 31/12/2001 dân số toàn tỉnh Lâm Đồng

là 1069,1 ngàn người Nữ chiếm 50,1 % Số người ở Nông thôn chiếm 61,4 % so

với dân số toàn tỉnh Số người ở độ tuổi lao động 492,1 ngàn người (năm 2000)

chiếm 47,5% dân số trung bình Trong 1069,1 ngàn người trong đó dân tộc kinh

chiếm đa số (trên 75%) có trình độ thâm canh khá cao Có ý thức tốt về tích luỹ

để phát triển kinh tế hộ gia đình, một bộ phận trong dân cư có ý thức tốt về công

tác giáo dục và nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh Dân số đồng bào dân tộc

có khoảng 160.000 người chủ yếu là các dân tộc K"ho, Chill, Churu, Stiêng Mạ.

Tập quán sinh hoạt, trình độ sản xuất, mặt bằng dân trí của déng bào dân tộc trong những năm gan đây được nâng lên đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn ở

tình trang lạc hậu và thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng của toàn tỉnh

Lao động xã hội tăng nhanh và mất cân đối với phát triển các ngành thuộc

khu vực II và II nên hàng năm vẫn còn 20 - 25 ngàn người chưa bố trí đượcviệc làm Lao động nông nghiệp hiện chiếm 77,4% lao động xã hội.

1.2.2/ Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội :

Một tỉnh có kết cấu hạ tẳng tốt sẽ tạo nên tién để cho kinh tế phát triển.

Là một tỉnh nghèo có nhiều vùng kinh tế mới, mật độ dân số thấp, địa hình bịchia cất, có nhiều khu vực khá hiểm trở nhưng với những cố gắng vượt bậc, đếnnay Lâm Đồng đã hình thành mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạtắng tuy chưa được như mong muốn nhưng là những cơ sở rất quan trọng cho việcphát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua và trong tương lai

Ngành sản xuất chè có đặc điểm là liên kết giữa trồng và chế biến mới

tạo ra sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng Nghĩa là để tổn tại ngành này

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 28

Trang 36

Khóa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn

phải có một mối quan hệ gắn bó giữa nông nghiệp và công nghiệp Vì vậy, vấn

dé cơ sở mà ngành này quan tâm là toàn diện Cơ sở hạ ting tốt sẽ tao điểu kiện cho ngành phát triển Lâm Đồng đang từng bước cố gắng hoàn thiện tốt vé cơ sở

ha tang.

Hệ thống giao thông đã hình thành được mang lưới trục đường với tổng

chiểu dài 1718km và 2459 km đường nông thôn Mật độ đường 0.18km/kmỶ.

I.8km/1000 dân bằng 60% so với mật độ đường toàn quốc Đã có 135 xã

phường, thị trấn trong số 138 xã phường thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã

(3 xa chưa có thuộc huyện Đa Huoai) Trong đó đường nhựa bê tông có 67 xã, đường đá có 7 xã, đường cấp phố có 44 xã, đường đất có 16 xã Phần lớn các

tuyến đường từ huyện trở lên lưu thông được quanh năm Ngoài ra còn hệ thốngđường quốc lộ nối với các tỉnh phía nam quốc lộ 20, quốc lộ 27 nối với các tỉnh

miền Trung

Địa bàn Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, vùng nguyên

liệu chè chủ yếu của tỉnh đều có hệ thống đường giao thông tốt đảm bảo việc

vận chuyển nguyên liệu chè đến các nhà máy chế biến.

Hệ thống thông tin: Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ

rất nhanh và hiện đại Đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế

ngày càng tăng và phục vu đấc lực nhiệm vụ chính trị kinh tế văn hoá xã hội

của Đảng chính quyển và nhân dân trong tỉnh Đến nay 100% mạng thông tin nội

bộ đã được số hoá, 100% huyện thị có tuyến viba và tổng đài tự động.

Năng lượng : đến năm 2000 toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia và tinh đang phấn đấu đến 2003 toàn bộ số xã trong tỉnh đều có điện.

.1.2.3/ Đặc điểm nên kinh tế :

Điểm xuất phát của nền kinh tế Lâm Đồng thấp (từ nén sản xuất nôngnghiệp tự nhiên) Nhưng trong 10 năm đổi mới đất nước (1987 - 1997) sự phát

triển của nền kinh tế Lâm Đồng đã có những bước phát triển đáng kể

Tốc đô tăng trưởng của nền kinh tế đạt khá Tốc độ GDP thời kỳ 1995

-1996 là 12.9% và đã tăng lên 15% trong năm -1996 — 1997 Năm 1997 — 1998 là

6 — 7%, năm 998-1999 là 6%, ndm2000-2001 là 5%.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 29

Trang 37

Khóa luận tốt ngh GVHD: TS N n Kim Hồn

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tang dan tỉ trọng GDP

của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ Sản xuất nông nghiệp phát

triển tăng theo chiéu sâu.

- Nền kinh tế hang hoá nhiều thành phan tiếp tục phát triển thể hiện sự

tham gia đầu tư của các công ty trách nhiệm hữa hạn trong và ngoài nước gialang trong các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến Cơ cấu thành

phẩn kinh tế với nhiều hình thức sở hữu cùng tổn tại và đan xen, bước đầu đã bổ

xung được nguồn vốn, tăng việc sử dụng nguồn lao động và khai thác tiểm năng

đất đai một cách có hiệu quả.

- Ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển không ổn định, chất

lượng sản phẩm thấp, chưa có khả năng cạnh tranh và đứng vững trén thị trường,

khả năng tích luỹ thấp, công nghệ thiết bị lạc hậu.

- Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, việc chuyển giao các tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất còn chậm, riêng trong lĩnh vực sản xuất chè việc áp dụng các

quy trình kỹ thuật thâm canh còn hạn chế Tiếp thu và ứng dụng các giống chè

được trồng bằng cành có năng suất, chất lượng cao chưa nhiều do bị hạn chế về vốn, kỳ thuật vùng nguyên liệu chưa gắn chặt và tương xứng với công nghiệp chế biến.

- Giá cả sản phẩm nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày chè, cà phê, dâu

tầm không ổn định đã gây xáo trộn trong việc phát triển vùng nguyên liệu, ảnh

hưởng đến thu nhập và đời sống của một bộ phận nhân dân.

Tóm lại : Lâm Đồng là một trong những vùng có điều kiện khí hậu, đất

đai, nguồn lao động thuận lợi cho việc phát triển vùng nguyên liệu chè với quy

mô lớn ở Việt Nam.

Hiện trạng vùng chè Lâm Đồng hiện nay đứng thứ nhất khu vực miễn

Nam và là tỉnh có điện tích chè lớn nhất nước Tuy vậy chất lượng nguồn nguyên

liệu chè còn thấp, khả năng đầu tư thâm canh chưa đúng mức Trong những năm qua, việc thay thế các giống chè cành có năng suất cao chất lượng tốt còn chậm phát triển Để phát huy tiểm năng và hiệu quả sản xuất của ngành sản xuất chè

Lâm Đồng yêu cầu cần phải có quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên

liệu chè trên cơ sở cải tạo thay thế các giống cũ bằng các giống chè cành có

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 30

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

nang suất chất lượng tốt phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đó là

nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của

tinh Lam Đồng.

2/NGUON GOC VA DIEU KIEN SINH THAI CUA CAY CHE

2.1/ Nguồn gốc cây chè Việt Nam :

Cây chè đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ rất lâu đời

Vào năm 1753, Carl Von Linnaeus - Nhà thực vật nổi tiếng của Thuy Điển, là

tác gid dau tiên trên thế giới xác định tên khoa học cáy chè là Thea Sinensis

Ông đã phân loại chè thành 2 thứ : Thea Bohea (Chè đen) và Thea viridis (chè

xanh): như vậy Ong đã gián tiếp công nhận Trung Quốc là nguyên sản cây chè trên thế giới.

Sau đó, có nhiều nhà khoa học Anh, Hà Lan, Trung Quốc nghiên cứu về

nguồn gốc cây chè với nhiều kết luận, có tác giả cho rằng cây chè có nguồn gốc

từ dãy núi Sadiya ở vùng Assam (An Độ), nhưng có nhiều tác giả Trung Quốc đã đưa ra và phân tích dẫn chứng về nguồn gốc cây chè trên thế giới là từ Trung Quốc Cụ thể là từ Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quãng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam,

Một điều đáng chú ý là khi phân tích nguồn gốc của cây chè trên thế giới,

các nhà khoa học đều có nói vé cây chè việt nam Đặc biệt là hai ý kiến sau

đây:

- Năm 1933, J.J.B Deuss, chuyên viên chè người Hà Lan, nguyên giám

đốc một viện nghiên cứu chè ở Java (Inđônêxia), cố vấn cho các công ty chè

Đông dương thời Pháp thuộc, sau khi đi kháo sát chè cổ Tham Ve tai xã Cao Bồ

(Vị Xuyên — Hà Giang) đã viết về nguồn gốc cây chè trên thế giới Ông đã đưa

ra nhận xét là những nơi mà con người tìm thấy cây chè đều nim cạnh các con

sông lớn như Dương Tử (Trung Quốc), Sông Hồng (Việt Nam), Sông Mêkông

Tất cả những con sông này đều bắt nguồn từ dãy núi phía đông, cao nguyên Tây Tang Do đó người ta cho rằng cây chè có nguồn gốc từ đãy núi này phân tán đi.

- Nam 1976, Viện sĩ thông tấn viện hàn lâm khoa học Liên Xô,

Djemukhate nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè bằng cách phân tích chất SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 31

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyén Kim Hồng

caphein trong chè mọc hoang dại, chè do con người trồng ở khấp nơi trên thế

giới (Tứ Xuyên, Vân Nam) và các vùng chè cổ thụ ở Việt Nam (Suối Giàng,

Lạng Sơn, Nghệ An ) Ông đã kết luận: Cây chè cổ việt nam tổng hợp các

caphein đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam, các chất caphein phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn cây chè Việt Nam Như vậy cây chè Vân Nam tiến hoá

sau cây chè Việt Nam.

Qua những ý kiến trên của các tác giả, ta thấy xét về nguồn gốc của cây

chè còn rất nhiều vấn để chưa thống nhất

“Vấn để cẩn làm sáng tỏ, là những cây chè cổ ở miền núi phía Bắc Việt

Nam do viện si Djimkhate khảo sát và phân tích sinh hoá, những cây chè dại cổ

thụ ở vùng Xip-xoong-pản-nả có phải là những cây chè dại hay là cây chè do

con người trồng trọt lâu đời để lại

Nhưng chè vùng nào có trước, vùng nào có sau, đâu là trung tâm, hay là

cùng một trung tâm khi mà chưa có ranh giới hành chính của con người đặt ra.Lại còn phải xem xét các căn cứ lịch sử, xã hội, văn hoá, thương mại, truyền

thống Đó là những vấn để to lớn và lâu dai cẩn phải giải quyết của các nhà khoa học chè trên thế giới” [A.22 - trang 155]

2.2/ Điều kiện sinh thái của cây chè :

Cũng giống như các loại cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và

phát triển cây chè có những yêu cẩu cụ thể về điểu kiện sống của nó Vì vậy đểcanh tác chè cho năng suất cao, chất lượng tốt ta cin năm vững những yêu cầu

về mặt sinh thái của chúng Như chúng ta đã biết cây chè có nguồn gốc ở vùng

khí hau gió mùa, A nhiệt đới ẩm ướt của Đông Nam A, nhưng qua quá trình sinh

trưởng, phát triển dưới sụ tác động của con người, cây chè đã được trồng rộng rãi

khắp nơi trên thế giới.

Mặc dư, cây chè có thể sinh sống khắp nơi trên thế giới, nhưng vì điểu

kiện sinh thái ở từng nơi là khác nhau, do đó chất lượng nang suất chè do yếu tố điều kiện tự nhiên chỉ phối đã khác nhau Từ đó có những công trình nghiên cứu

và hình thành được những vùng chè chính trên thế giới Qua quá trình trồng chè

trên thế giới cho thấy, cây chè chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều

kiện khí hậu và đất đai như sau :

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 32

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

- Đất đai, địa hình : cin đảm bảo các yêu cầu sau : Đất có độ phản ứng

chua, độ Ph (Kel) từ 4,5-6, tang day Im, nhiều man và giàu chất dinh dưỡng

N,P,K, nhất là chất đạm Kết cấu đất phải tơi, xốp, dốc thoải, giữ nước, nhưng

thoát nước, thuộc loại đất thịt đến thịt nặng Độ cao tăng so với mặt biển làm

tăng chất lượng chè nhưng giảm năng suất

- Điều kiện độ ẩm và lượng mưa : cây chè là loại cây ưu Ẩm, thu hoạch

búp lá non, nên chúng rất cần nước, yêu cầu về nước cho quá trình sinh trưởng

của cây chè là rất quan trọng.

Lượng mưa bình quân trong một năm khoảng 1500mm Phân bố đều trong

các tháng là thích hợp nhất đối với cây chè Đối với thời gian nằm trong thời kỳ

sinh trưởng của cây chè, lượng mưa bình quân phải 100mm/tháng Nếu không

đáp ứng được nhu cầu đó, cây chè sẽ sinh trưởng không tốt

Độ ẩm không khí đối với cây chè cũng rất quan trọng, cây chè cũng yêu

cầu độ ẩm tương đối cao Trong thời kỳ sinh trưởng của cây chè, độ ẩm thích hợpnhất là khoảng 85%.

Thời gian thu hoạch chè cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn bởi lượng mưa và phân

bố lượng mưa trong năm Ở vùng chè Mlanji (Nam Phi) lượng mưa tập trung vào

tháng l1 đến tháng 4, nên sản lượng chè thu hoạch được cao nhất trong năm

cùng tập trung vào thời kỳ này.

Các vùng chè của nước ta nói chung và Lâm Đồng nói riêng có lượng mưa

tương đối phù hợp cho cây chè phát triển (Phú Thọ : 174mm, Hà Giang :

3156mm, Lâm Đồng: 1500mm) Nhưng một số vùng nước ta lượng mưa lại tập trung vào tháng 5 đến tháng 10, do đó cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3.

Vì vây vấn dé tưới nước cho chè trong mùa khô là vô cùng quan trọng.

- Điêu kiện về nhiệt độ và không khí :

Cây chè có yêu cầu | phạm vi nhiệt độ nhất định cho quá trình sinh trưởng

và phát triển Theo nghiên cứu của Kvaraxkhôlia (1990) và Trang Văn Phương

(1956) thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10°C Nhiệt độ trung

bình hàng năm để chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,5°C Chè sinh

trưởng tốt trong phạm vi 15 — 23°C Qua nghiên cứu của trường Dai học Chiết

Giang cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến việc tích luỹ tanin trong chè SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 33

Ngày đăng: 04/02/2025, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS : Phạm Xuân Hậu - TS : Nguyễn Kim Hồng - TS : Đặng VănPhan. Dia lý kinh tế - xã hội Việt Nam (Tập 1) Trường ĐHSP TPHCM1995 Khác
2. TS : Pham Xuân Hậu. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (Tập IDTrường ĐHSP TPHCM 2003 Khác
3. Đỗ Ngọc Quỹ - Nguyễn Kim Phong. Cây chè Việt Nam NXBNông nghiệp Hà nội 1997 Khác
4. Pham S : Cây chè miền Nam Kỹ thuật trồng - chăm sóc chế biến.NXB Nông nghiệp 2001 Khác
5. Sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè Lâm Đồng. NXBNông nghiệp 2002 Khác
7. Niên giám thống kê tỉnh: 1990 - 2000. NXB thống kê Hà NộiB. Luận Van:I. Nguyễn Kim Hồng - Liên kết nông công nghiệp trồng và chế biến cao su tỉnh Đồng Nai (Luận văn thạc sĩ 1983) Khác
2. Pham Xuân Hậu : Mối quan hệ giữa trồng và chế biến mía ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Luận án phó tiến sĩ khoa học Địa lý -Địa chất Hà Nội 1993) Khác
3. Lê Thị Thanh Bình : Thực trạng kết hợp trồng và chế biến chè ởcông ty chè Yên Bái (Luận văn thạc sĩ 2001) Khác
4. Phan Thanh Sơn : Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến cà phêtinh Dak Lắk (Khoá luận cử nhân Địa lý 2000) Khác
1. Dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè Lâm Đồng thờikỳ 1999 — 2010 (Sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng) Khác
2. Dự án phát triển vùng nguyên liệu chè huyện Bảo Lâm thời kỳ1998 - 2010. (Phòng nông nghiệp huyện Bảo Lâm) Khác
3. Dự án phát triển vùng nguyên liệu chè thị xã Bảo Lộc thời kỳ 1999~ 2010. (Phòng nông nghiệp thị xã Bảo Lộc) Khác
4. Dự án phát trién vùng nguyên liệu chè huyện Di Linh thời kỳ 1999~ 2010. (Phòng nông nghiệp huyện Di Linh) Khác
5. Báo cáo rà sát quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnhLâm Đồng đến năm 2010. (Sở nông nghiệp phát triỂn nông thôn LâmĐồng) Khác
6. Hiệu quả kinh tế cây công nghiệp dài ngày ở Lâm Đồng (1995 - Khác
7. Đánh giá trình độ công nghệ - xây dựng giải pháp đổi mới công nghệ ngành sản xuất chè tỉnh Lâm Đồng đến năm 2005 (Sở công nghuâ tỉnh Lâm Đồng) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN