1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh chè tỉnh Lâm Đồng

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiện Trạng Sản Xuất Kinh Doanh Chè Tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh
Người hướng dẫn TS. Đàm Nguyễn Thủy Dương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2004
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 32,74 MB

Nội dung

Đồng thời tao đà phát triển đắc lực cho các vùng chè chuyên canh sản xuất hàng hóa nhằm cung cấp, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.. Người dân Lâm Đồng nhất là thị xã Bảo L

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VA BAO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP.HO CHÍ MINH

Trang 2

Khóa luận là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đánh

dấu bước ngoặt trong đời sinh viên Là dịp áp dụng những kiến thức đãhọc vào tìm hiểu một vấn dé kinh tế - xã hội mà thầy cô đã tận tình

giảng day.

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự giúp dé của thầy cô, đặc

biệt là sự hướng dén tận tình của cô Đàm Nguyễn Thùy Dương từ việc

thiết kế dé cương, cách trình bày, thể hiện bài khóa luận cho logic

Bên cạnh đó, là sự gúp đỡ của các cơ quan trong việc cung cấp tàiliệu hé trợ bài khóa luận

- Sở Nông nghiệp và Phat triển Nông thôn tỉnh Lam Đồng.

- Sở Công nghiệp Lâm Đồng

- Sở Địa chính Khoa học và Môi trường Lâm Đồng.

- Công ty chè Lâm Đồng

- Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam.

Ngoài ra còn có sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của gia dinh vàbạn bè giúp hoàn thành tốt khóa luận

Xin gửi đến quý thầy cô khoa Địa lý, đặc biệt là Cô Đàm Nguyên

Thùy Dương, các cơ quan hành chính và gia đình, bạn bè lời biết on chân

Trang 3

MỤC LỤC

PHI NT NI BÍ NGGUAGG6cG20áS6s040626k,00062exeeo1

Ì\ Đồ ly DL | các su2se 266626062623 244yaoessl

2 Mục đích ~ nhiệm vụ nghiện cứu —phạm ví nghiên cứu của của để tài 3

3 Lịch sử nghiên cứu của để tài - 4

4 Phương pháp luận —phương pháp nghiên ciứu - << eseeesssesse 5

§ Cấu trúc của luận van ẽaa sa a.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

L1, Giới thiệu cây chề ooooosossooksue ọ

1.2 Vai trò — giá trị của cây chè 12

1 3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển và

1 3.1 Yêu cầu về thời tiết — khí hậu - 5 tư 05287242 4-84, 13

15a a a 8W Gs VR IIo ones cerscnccernccasessasssnneennnnnonnsonenvessecnonpaneenies 151.4 Các chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất che 16

l,42: GIÌNG ChÀS——6tcácccCGGGS64ã3kSE2ESlA400434206 E665 17

1.4.3 Kỹ thuật trồng và các biện pháp chăm sóc - Ă 18

1.4.4, Những tiêu chuẩn xuất khẩu chè - Ô.- 22 5 5S de 22

L.5.Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam và thế giới 25

1.5.1 Tình hình sản xuất - xuất khẩu chè của thế giới 5-2 25

Trang 4

1.5.2 Tình hình sản xuất — xuất khẩu chè của Việt Nam 21

CHƯƠNG2 : ĐÁNH GIA BIEN TRẠNG SAN XUẤT

KINH DOANH CHE Ở LAM ĐỒNG 9

2.1 Khái quát về tỉnh Lâm Đồ ng, «s«esxeseosseoeessrssesaeeseesooe 29

2.1,Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh chè ở tỉnh Lâm Đồng 29

11T KRENGLIBEE ————_=-===-=ằä 7 29

3:1:⁄2 Điệu Mều khả WE SẼ ĐÔ Q66 440cc 200 2620021266122 34

2.3.Đáng giá hiện trạng sản xuất kinh doanh chè ở tỉnh Lâm Déng 41

2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đất trồng chè ở Lâm Đồng 4 l2.3.2 Hiện trạng sản xuất-chế biến chè ở Lâm Đồổng 412.3.2.1 Hiện trạng sản xuất chè ở Lâm Đồng 5222 412.3.2.2, Hiện trạng chế biến chè ở Lâm Đồng $22.3.2.3.Hoạt động kinh doanh chè ở Lam Đồng 64

2.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất

chế biến kinh doanh chè ở tỉnh Lâm Đổng, «sao Ế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU NHẰM PHAT TRIEN SAN XUẤT KINH DOANH CHE Ở LAM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 68

3.1.1 Những quan điểm phát triển chủ yết .5c- 55-5555 sccerscee68

3:01 0n 8N NỀN laseeédddiiy«eedrnrsseerreeesnnieesereesosee 683.1.2 Quan điểm sản xuất hàng hóa - 5-5 ng rxrxee 63.1.3 Quan điểm hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội - 12

3.1.4 Quan điểm bảo vệ môi trưỜng -5- cc1116, 2000 sen LE)3.1.2 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh chè

ở Lâm Đồng đến năm 2010 G1118, 73

Trang 5

3.2.1 Phương hướng phát triển chè của cả nước đến nãm 2010 733.1.2.2.Phương hứơng phát triển chè Lâm Đông đến năm 2010 75

3.2 Các giải pháp phát triển chủ yếu nhằm phát triển

sản xuất kinh doanh chè có hiệu quả 70

PHAN IIL KẾT LUẬN — KIẾN NGHỊ, sssszszzzrrrrrrss 84

PHỤ LỤC

TÃIKHIỆUTHAMEERAS°.kiki60i6icdccciccossem

Trang 7

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thùy Dương

PhAn I

Mc pPWau

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang I

Trang 8

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thủy Dương `

1 LY DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chè là cây công nghiệp dài ngày có một vị trí đặc biệt quan trọng trong

nến kinh tế và đời sống của người dân Việt Nam Là cây trồng mang lại hiệu

quả kinh tế rõ rệt, góp phan giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng tramngàn hộ gia đình, điều đó có tác động tích cực trong việc xóa đói — giảm nghèo

~ cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùng cao,sâu xa Đồng thời tao

đà phát triển đắc lực cho các vùng chè chuyên canh sản xuất hàng hóa nhằm

cung cấp, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu Với tổng giá trị sản

lượng hàng năm đem lại trên 100 triệu USD, cây chè đã và đang tiến nhanh gópphan chuyển dich cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, thúc

đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

Vì thế, diện tích và sản lượng chè nước ta trong những năm gần đây ting đáng

Là một tỉnh có rất nhiều tiểm năng về khí hậu, đất đai, thuỷ văn dân cư

và nguồn lao động để phát triển chuyên canh các loại cây công nghiệp lâu năm,

đặc biệt là cây chè Nên Lâm Đồng là tỉnh luôn dẫn đẩu cả nước về diện tích,

sản lượng, năng suất chè Người dân Lâm Đồng (nhất là thị xã Bảo Lộc, huyệnBảo Lâm) có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến chè và các loại

chè ướp hương của tỉnh nổi tiếng và chiếm lĩnh thị trường các tỉnh từ Nam Trung

Bộ trở vào Ngành sản xuất kinh doanh chè đã và đang góp phần làm giàu cho

các hộ sản xuất và có giá trị đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân của tỉnh rất cao, Từ điểu kiện đất đai, khí hậu cộng với kinh nghiệm sản xuất sản xuất đã

đưa năng xuất chè của Lâm Đồng lên rất cao, giá thành sản phẩm lại rẻ tạo ra

thế cạnh tranh hơn hẳn chè các tỉnh khác trong nước

Từ đó cho thấy việc phat triển sản xuất chè ở Lâm Đồng là một vấn dé có

ý nghĩa chiến lược của tỉnh Nếu phát triển một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quảkinh tế cao góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh, cải thiện đời sống cho

người dân, đồng thời giảm bớt khoảng cách phát triển so với các tỉnh khác.

Không chỉ xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên mà riêng bản thân tôi đãđược sinh ra và lớn lên trên vùng đất chè Bảo Lộc nổi tiếng Cây chè đã gắn bó

với tôi từ thud thơ ấu đến ngày nay Là cây trồng không những có ý nghĩa nuôi sống gia đình và bản thân tôi mà góp phan làm giàu thị xã Bảo Lộc qué tôi.

Chính vì lý do đó, tôi đã chọn để tài:“ Đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanhchè ở Lâm Đồng làm để tài khóa luận tốt nghiệp của tôi

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 2

Trang 9

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thủy Dương

Khóa luận chi bước đầu tìm hiểu và đánh giá héu qủa sản xuất kinh

doanh đồng thời đưa ra những phương hướng cùng giải pháp phát triển sản xuấtkinh doanh chè ở Lam Đồng với mong muốn góp một phan nhỏ để ngành này

phát triển ngày càng hiệu quả hơn nữa.

Với trình độ nhận thức còn hạn chế, việc tìm tài liệu còn khó khăn và

nhiều trở ngại trong quá trình nghiên cứu nên bài khóa luận này chắc chắnkhông trách khỏi những khuyết điểm Rất mong nhận được sự thông cảm vàđóng góp ý kiến của quý thấy cô cùng các bạn để bài khóa luận hoàn thiện hơn

3 MỤC ĐÍCH ~ i AI-PHAM VI NGHIÊN CỨU CUA

Để đạt được những mục đích trên cẩn hoàn thành những nhiệm vụ sau :

- Tìm hiểu khái quát những diéu kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của

Tỉnh Lâm Đồng.

- Thu thập số liệu, tài liệu trên báo trí, sách, Internet có liên quan đến

đề tài nghiên cứu.

- Phân tích số liệu, nhận xét và đánh giá hiện trang cùng hiệu qủa sản

xuất kinh doanh chè ở Lâm Đồng.

- Chụp và sưu tầm những hình ảnh minh họa nội dung bài viết

- Trên cơ sở đó,nêu lên những quan điểm và các giải pháp nhằm phát

triển có hiệu quả ngành sản xuất kinh doanh chè.

2.3.Pham vi nghiên cứu của dé tài

2.3.1 Về nội dung.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 3

Trang 10

GVHD : TS Dam Nguyễn Thày Dương

———-Đề tài chỉ tập trung vào việc đánh giá những nguồn lực, những tiểm năng

về tự nhiên, kinh tế — xã hội cho phép Lâm Đồng có thể phát triển sản xuất cây

chè Từ đó, đánh giá hiện trang và kết quả sản xuất kinh doanh chè hiện nay Ở

phấn định hướng cho sự phát triển sản xuất kinh doanh chè đến năm 2010 đã

dưa ra phương hướng chung và những căn cứ để xây dựng phương hướng ấy

ngoài ra còn đưa ra những giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh chè

đạt kết qda cao nhất.

2.3 2 Về không gian

Nghiên cứu hiện trạng sản xuất kinh doanh chè trên phạm vi lãnh thổ

hành chính của Tỉnh Lâm Đồng hiện tại.

doanh chế biến các cây công nghiệp của tỉnh trong đó có chè Tuy nhiên, báo cáo

chỉ thể hiện qua các số liệu, còn phần nhận xét, đánh giá chỉ thực hiện ngắn gọn.

Bên cạnh đó, hàng năm cũng diễn ra Hội nghị toàn thể Hiệp hội Chè Việt

Nam cũng bàn họp về tình hình sản xuất kinh doanh chè của các tỉnh, khu vực

trong đó có Lâm Đồng nhằm nắm tình hình, rút kinh nghiệm, để ra phương pháp

để sản xuất kinh doanh chè có hiệu quả

Ngoài ra, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam cũng có

công trình nghiên cứu để ra kế hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong đó có định hướng phát triển sản xuất kính doanh chè (vùng chè trọng điểm

phía Nam) đến năm 2010.

Khóa luận này hoàn thành trên cơ sở thu thập tài liệu các nguồn trên cùng

với những nhận xét đánh giá của bản thân (dựa vào số liệu từ sở Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, sở Công nghiệp, sở Địa chính tỉnh Lâm Đồng Viện Quyhoạch và Thiết kế nông nghiệp Mién Nam ) để nghiên cứu hiện trang sảnxuất, kinh doanh chè ở tỉnh Lâm Đồng đưới góc độ địa lý

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 4

Trang 11

GVHD: TS Dam Nguyễn Thùy Dương

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

4.1 Phương pháp luận

Dé tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm chủ yếu của địa lý học :quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lịch sử viễn cảnh

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Các đối tượng, hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau trong

một hệ thống nhất định, khi một thành phan của hệ thống bị tác động làm nó

thay đổi phát triển, thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của

hệ thống, đồng thời kéo theo các thành phần khác của hệ thống thay đổi, cudi

cùng làm cho cả hệ thống thay đổi Hệ thống đó lại nằm trong hệ thống cấp caohơn và những thay đổi của có lại kéo theo sự thay đổi của hệ thống cấp cao

Tỉnh Lâm Đồng là một hệ thống kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là một

bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế Việt nam

Ngành sản xuất kinh doanh chè là một ngành riêng nằm trong chiến lược

phát triển cây công nghiệp của tỉnh Việc phát triển sản xuất chè góp phần thúcđẩy quá trình phát triển của ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp chế biến

nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung của tỉnh Lâm Đồng Phát triển ngành này còn có thể tác động, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển như : ngành công nghiệp hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, các hương liệu chế

biến ) ngành công nghiệp cơ khí (máy sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp

chế biến), phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp trong sản xuất chè như ươm

giống, cham sóc ; dịch vụ kinh doanh chè: cửa hàng giới thiệu sản phẩm chè,

nước ưống & giải khát

4.1.2 Quan điểm tổng hợp.

Tất cả các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội không hoạt động tách rời

nhau mà có mối quan hệ hữu cơ với nhau thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển

của nhau Chính vì vậy, bất cứ địa phương nào bên trong lãnh thổ của mình đều

có một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội nhấtđịnh Tất cả các yếu tố này điểu phát triển theo quy luật riêng nhất định vàkhông tổn tại một cách độc lập mà giữa chúng luôn có mối quan hệ tác động qua

lại chat chẽ với nhau, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ lên sự phát triển của

nhau Chính vì mối quan hệ tổng hợp, gắn gũi đó mà khi nghiên cứu, đánh giá

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 5

Trang 12

GVHD: TS Đàm Nguyễn Thùy Dương `

một vất dé về địa lý kinh tế - xã hội dia phương đều phải chú ý và quán triệt quan điểm này.

4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Các yếu tố địa lý không chỉ biết đổi và khác nhau theo không gian mà còn biến đổi theo thời gian Do vậy, quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép ta có

cái nhìn tổng hợp chính xác về quá khứ phát triển, cụ thể ở đây là quá trình sảnxuất kinh doanh chè trước đây của tỉnh Lâm Đồng Từ đó, chúng ta có thể liên

hệ với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại để có thể giải thích, nhận xét, đánh

giá vấn dé dễ dàng Đồng thời định hướng và dự báo tình hình san xuất kinh

doanh chè trong tương lai tốt hơn, được chính xác hơn.

4.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bén vững

Việc sản xuất và chế biến chè có mối liên hệ bén vững với các yếu tố tự

nhiên nói chung và chiu tác động mạnh me( các yếu tố kinh tế xã hội.Khi

nghiên cứu phải chú ýđến những khía cạnh đảm bảo sự phát triển lâu bén của

các yếu tố và của các đối tượng đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố kinh tế xã hội

và môi trường tự nhiên.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thống kê toán học.

La phương pháp rất quan trọng đối với địa lý kinh tế - xã hội Trên cơ sở

các số liệu thống kê sau khi được thu thập người nghiên cứu có thể phân tích so

sánh trong các mối liên hệ giưã các đối tượng địa lý kinh tế, so sánh với các địa phương khác, các vùng khác Tứ đó, rút ra những kết luận có tính quy luật và tìm

được những dấu hiệu bản chất nhất của vấn để nghiên cứu.

4.2.2 Phương pháp tổng hợp.

Trong quá trình sưu tẩm tài liệu cho khóa luận đã tìm được nhiều tài liệu

từ nhiều nguồn khác nhau Không có một tài liệu riêng nào cho vấn để đangnghiên cứu Chính vì vậy, phương pháp tổng hợp giúp bài viết có cấu trúc hợp lý

và hoàn chỉnh hơn từ việc tổng hợp các tài liệu đã sưu tắm được.

4.2.3 Phương pháp biểu đồ - bản đồ

Là phương pháp đặc trưng của địa lý học "các công trình nghiên cứu đều

bất đầu từ ban đổ và kết thúc bằng bản đổ” phương pháp này nhầm minh họa

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 6

Trang 13

GVHD : TS Dam Nguyễn Thùy Dương

một cách rõ rang, cụ thể hơn cho bài viết Trong bài luận đã sử dung các bản đồ

- biểu đồ : biểu đồ hình cột, hình tròn ; bản đổ một số đối tượng có liên quan ;

các sơ đồ.

4.2.4 Phương pháp thực địa.

Cũng là một phương pháp đặc trưng của địa lý học Phương pháp này giúp

người nghiên cứu nắm bắt được tinh hình thực tiễn để đối chiếu với các kiến

thức trên lý thuyết Từ đó có cái nhìn và đánh giá chính xác vấn để nghiên cứu

4.2.5 Phương phúp du báo.

Phương pháp này dự trên nghiên cứu lịch sử của đối tượng mà chuyển

thành quy luật của nó để phát hiện ra ở hiện tại và hướng tới tương lai

Đây là giai đoạn khái quán hóa, hệ thống hóa địa thông tin ở mức cao

nhằm xác định trạng thái trong tương lai của vấn đề.

Thường các dự báo mang tính phức tạp và tính xác suất (đúng ở mức độ

nhất dinh),

Bài luận văn bao gồm ba phẩn chinh:phin mở dau, phần nội dung, phan

kết luận.Trong đó phần nội dung chính có ba chương:

- Chương | : Cơ sơ lý luận.

- Chương lI : Đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh chè ở tỉnh

Lâm Đồng.

- Chương UI : Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát

triển sản xuất kinh doanh chè ở Tỉnh Lâm Đồng.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 14

GVHD: 1S Đàm Nguyễn Thùy Dương

PhAn iI

N6i Dung

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 8

Trang 15

GVHD: TS Đàm Nguyễn Thùy Dương

Chè là cây nhỡ thường xanh, để mọc tự nhiên có thể cao đến 10m La

mọc cách, cuống ngắn, dai, thuôn hình giáo, mép ngoài khía răng đều đặn Hoa

5 cánh, màu trắng, thơm ít ; nhị nhiều, thụ phấn nhờ sâu bọ Quả chín nứt vách,

chứa 2-3 hạt, Hệ rễ cọc ăn sâu xuống đất là mặt biểu thị của tính chịu hạn.

Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của

cây chè là vùng cao nguyên Van Nam Trung Quốc, nơi có diéu kiện khí hậu ẩm

và ấm quanh năm Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây 4000 năm

người Trung Quốc đã biết dùng chè làm được liệu sau đó mới dùng để uống

Năm 1823 R.Bruce phát hiện những cây chè dại lá to ở vùng

Atsam (Ấn Độ) từ đó các học giả người Anh cho rằng quê hương cây chè là ở Ấn

Độ chứ không phải Trung Quốc.

Theo các tài liệu lịch sử, ngay từ năm 805 sau công nguyên, các nhà sư

Nhật Bản tu hành ở chùa Quốc Thanh (Chiết Giang Trung Quốc) khi về nước đã mang hạt gidng chè gieo trồng ở Hạ Huyền (Shigaken, Nhật Bản) Từ đó phát triển nhanh chóng thành nước sản xuất chè lớn trên thế giới.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 9

Trang 16

Đến năm §28 sau công nguyên Triểu Tiên bất đầu có chè, trồng ở núi

Kim La Dao Trí Dị Sơn.

Sau thé ky XVII, chè truyền bá nhanh chóng qua “con đường chè” trên

đất liên và biển Người Đức nhập chè năm 1654 để trồng tai Java và Sumatra

(IndOnéxia), Nam 1780 công ty Dong An Độ của nước Anh đã nhập giống chè từ

Trung Quốc trồng tại Ấn Độ, Bangladét, Srlanca.

Năm 1833, Sa Hoàng nhập chè con từ Trung Quốc trồng tại Crưm trên bờ

biển Den, rồi phát triển sang Gruzia, Azecbaizan, Kratxnôđa Ở Malaixia trồng

năm 1914, những năm 1920 người Anh trồng chè tại Châu Phi như ở Kénia Ugada, Tazania Năm 1950 chè được trồng ở Mali, Ghiné, Pakixtan Ngoài ra ở

Châu Mỹ chè cũng được trồng ở Tukuman — Achentina ; Châu Úc trên đảo

Tatsmania, Quynxlen và Nensơn,

Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện rất khác

nhau từ 30” vĩ nam đến 45” vĩ bắc, Có mặt trên 58 quốc gia ở 5 châu lục.

Còn ở Việt Nam đã trồng và chế biến chè từ xa xưa Theo tài liệu Hán

nom về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn - 1773

(Bô bách khoa tự điển đấu tiên của Việt Nam) từ thời vua Hùng dựng nước các

dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp đã để lại ngày

nay hai vùng chè lớn :

- Vùng chè tươi của các hộ gia đình người kinh ven châu thổ các con

sông, cung cấp chè tươi, chè nụ, chè bạng, trà Huế

- Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tay ) ở miền núi

phía Bắc cung cấp chè mạn, chè chỉ,

Ngay sau khi Pháp chiếm đóng Đông Dương người Pháp đã phát triển chè

một sản phẩm quý của Viễn Đông thành các mặt hàng xuất khẩu sangChâu Âu.

Năm 1890 công ty thương mại Chaffajon đã có dén điển chè sản xuất đầu tiêntrồng 60 ha ở Tinh Cương — Phú Thọ, hiện nay vẫn còn mang danh Chủ Chè

Năm 1918, thành lập trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Hô chuyên

nghiên cứu về phát triển chè

Còn ở Lâm Đồng, cây chè được Pháp trồng từ năm 1927 tại Cầu Đất sau

đó lan rông xuống vùng Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 10

Trang 17

GVHD : 1S Đàm Nguyễn Thùy Dương

Sau năm 1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập

trung : Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc với 13.505 ha chè, hàng

năm sản xuất 6.000 tấn chè khô, chè đen xuất khẩu thị trường Tây Âu London

và Amxtecđam, chè xanh xuất khẩu thị trường Bắc Phi (Angieri, Tuynidi,

Marốc) tiêu thụ ổn định được đánh giá cao về chất lượng không thua kém chè

An Bo, Srilanca và Trung Quốc Trong 30 năm chiến tranh giành độc lập

(1954 - 1975) các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai miền Nam và Bắc

đều bị phá hoại nang nể

Hiện nay, Việt Nam có bảy vùng chè chủ yếu đó là vùng chè Tây Bắc,

vùng chè Việt Bắc — Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ cánh cung Đông Bắc,

Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung và vùng chè Tây Nguyên

- Vùng chè Tây Bắc có các loại đất thích hợp cho trồng chè như đất đỏ vàng, đất đỏ nâu, tầng đất dày, ít độ dốc 25° chè trồng tập trung ở Sơn La và Lai

Châu.

- Vùng chè Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn các loại đất trồng chè chủ yếu là

đất đổi và núi bao gồm các loại đỏ vàng, đất vàng phát triển trên sa thạch vàphiến thạch.Và vùng tập trung nhiều chè đổi công nghiệp chè sừng dân tộc chủ

yếu ở Hà Giang.

- Vùng chè trung du Bắc bộ bao gồm các tỉnh trồng chè nối tiếng như Phú

Thọ, Hoà Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Đây là vùng chè lớn của miền Bắc có

nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chè lâu đời như Vân Lĩnh, Đoan Hùng, Sông

Cầu, Phú Sơn Có Viện nghiên cứu chè Việt Nam ở Phú Hộ.

- Vùng chè cánh cung Đông Bắc có đất đỏ vàng thuận lợi trồng chè nhưvùng đất chè Thái Nguyên Vùng này có chè rừng cổ thụ Mẫu Sơn ở Lạng Sơn

- Vùng chè Bắc Trung Bộ chè được trồng ở Thanh Hóa, Nghệ An Hà

Tĩnh nhưng diện tích không lớn lắm như cũng có trên 10 nhà máy chế biến chèxanh và chè đen xuất khẩu

- Vùng chè duyên hải miễn Trung là vùng chè quan trọng của người Việt

Nam trước hồi Pháp thuộc Chè được trồng trên sườn các dãy núi Trường Sơn

thuộc các Tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đến Quảng Ngãi Ngày nay diện tích

không đáng kể

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 11

Trang 18

GVHD : TS Dam Nguyễn Thùy Dương

- Vùng chè Tây Nguyên: ở đây có các loại đất đỏ vàng diện tích lớn, khí

hậu thuận lợi cho trồng cây chè nhất là cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Déng Và hiện nay Lâm Đồng cũng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước có thị xã Bảo Lộc là "thành phố chè của Việt Nam”.

Nước chè từ xưa đến nay vẫn là thức uống lý tưởng và phổ biến nhất trênthế giới và nó có nhiều giá trị vé dược liệu Hon hợp tanin chứa trong chè có khả

năng giải khát, Uống chè chống được lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp do

chất Catechin của chè có tác dụng làm thông mao mạch Cajein và một số hợp nhất Alcaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn sảng khóai, nâng cao tinh thần làm việc giảm mệt

nhọc khi tỉnh thần căng thẳng

Chè có tác dụng bảo vệ sức khoẻ con người : chữa bệnh đường ruột như

kiết ly, ia chảy, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa mỡ, chống béo phì, chống được sâu

ring và bệnh hôi miệng Trong chè có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, B,, Bo,

B,, PP, K, E, E và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể Gần đây, các hội nghị

Quốc tế về chè và sức khỏe con người tại Calcutta (Ấn Độ 1993) Thượng Hải

¡995 ; Bắc Kinh 1996 ; Shizuokô — Nhat Bản — 1996 ; Dara — 2000 ; Kénia

-2001 đã thông báo tác dụng của trà xanh vé chức năng sinh lý con người, chức

năng phòng ngừa ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa

cao huyết áp và bệnh tiểu đường, ngăn ngừa cholesterol tăng cao, chống lão hóa

do tác dụng chống oxy hóa

Cây chè còn giúp xoá đói giảm nghèo tao ra công ăn việc làm và ổn định

đời sống hàng chục hộ gia đình ở các tỉnh trung du miền núi, cao nguyên nhất là các vùng sâu vùng xa của các đồng bào dân tộc.

Ở một số nước trên thế giới cũng như Việt Nam chè là một trong những

mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2001

của nước ta khoảng 78 triệu USD.

Việc đẩy mạnh trồng chè còn có tác dụng tạo ra một thảm thực vật phủ xanh đất trống, đổi núi trọc xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trà còn có giá trị văn hóa, cho nên trên thế giới và Việt Nam đã hình

thành nền văn hóa trà lâu đời, sinh động, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc

Ở việt Nam, trong giao tiếp, lễ nghi, cưới xin, ma chay, hội hè, đình đám, thờ

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 12

Trang 19

GVHD; TS Dam Nguyễn Thủy Dương

cúng Trà là một thức uống tạo ra cho con người một thé giới tâm linh, một nguồn cám hứng trong sáng tác nghệ thuật.

1.3 CÁC NHÂN TO ANH HUGNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SINH

Các nhân tố có ý nghĩa ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và sinh

trưởng của cây chè là khí hậu thời tiết, đất đai và độ cao - địa hình Chính vì

vậy, muốn cây chè phát triển và cho nang suất cao đòi hỏi nơi sản xuất có các

yêu cầu thích hợp về các điểu kiện sau :

1.3.1 Yêu cầu về khí hậu ~ thời tiết

Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn nhất đến cây chè

Chè phát triển thuận lợi nhất trong điều kiệt :

Để sinh trưởng và phát triển tốt cây chè yêu cấu một phạm vi nhiệt độ

nhất định, Theo kết quả nghiên cứu của Kvaraxkhalia (1950) và Trang Văn

Khương (1956) thì chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10"C Độ nhiệt bình

quan hàng năm để chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12.5 và sinh

trưởng tốt nhất trong khoảng 15 - 25°C, Chế độ nhiệt độ là yếu tế chi phối sự

sinh trưởng búp và quyết định thời gian thu hoạch Ở các vùng chè phía Bắc thời

gian thu hoạch chia các vụ xuân, hè, thu, còn mùa đồng cây chè ngừng sinh

trưởng Ở miénNam (Lâm Đồng và các vùng chè Tây Nguyên) cây chè sinh

trưởng hầu như quanh năm Khoảng cách hái chè ở mùa mưa 5 - 7 ngày tuỳ

giGng chè, mùa khô dài hơn.

Trang 20

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thùy Dương — — —

một số vùng thuộc Tây Nguyên như Pleiku 2072mm/năm Buôn Ma Thuột

I954mm/näm, Bảo Lộc 2816mm/nim Tuy lượng mưa vùng Tây Nguyên lớn

hơn so với một số vùng trồng chè khác ở phía Bắc và duyên hải miễn Trung,

song lượng mưa phân bố không điều mà tập trung nhiều vào thang 5 - 11 cây

chè thiếu nước trong tháng 12 - 4 Với chế độ mưa như vậy ảnh hưởng tới quá

trình sinh trưởng của cây vì vậy cần chú ý các biện pháp ky thuật để han chế sự

rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa đồng thời chống hạn cho chè vào mùa khô.

Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè, khi cung cấp

đú nước cây chè sẽ sinh trưởng tốt, lá to mém, búp non và phẩm chất có su

hướng tăng lên Chè là cây ưa nước nhưng chịu úng rất kém Nếu đất trũng,

thoát nước kém trong mùa mưa chè dé bị ngộ độc và chết rất nhanh Ung nhẹ,

chè sinh trưởng chậm lại, vàng lá, cây cần cdi.

Tưới dặm nước trong mùa khô là biện pháp đem lại hiệu quả lớn để tăng

nang suất và phẩm chất chè (40 ~ 60% vào mùa khô).

1.3.1.3 Anh Sáng.

Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tàn rừng ram, do vay bản chất

của chè là ưa bóng râm Chè được che bóng râm hàm lượng các vật chất có N (cafein, protein ) trong búp chè tăng lên Các chất không chứa N (tanin, ghicid)

lại có chiều hướng giảm.

Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn sinh trưởng phẩm chất chè vì vậy

việc điểu hòa cường độ ánh sáng phù hợp làm tăng năng xuất chè rõ rệt nếu giảm đô chiếu sáng 30% thì sản lượng búp tươi trong năm đầu tăng 34% so với

ánh sáng hoàn toàn tự nhiên không che Tiếp tục giảm độ chiếu sáng xuống 50%

thì năng xuất đạt cao nhất Nhưng giảm ánh sáng xuống nữa thì năng suất giảm.

Vì vậy, việc nghiên cứu các cây che bóng phù hợp là một trong những

biện pháp kỹ thuật có hiệu quả để tăng năng suất và phẩm chất chè.

1.3.1.4 Không khí, giơ.

Hàm lượng CO; trong không khí khoảng 0,03% song chỉ cắn một biến

động nhỏ củng ảnh hưởng lớn đến quang hợp Chè là cây ưa bóng ram, cường độ

quang hợp cũng thay đổi theo nồng độ CO; trong không khí.

Không khí lưu thông tạo thành gió gió và mưa nhẹ có lợi cho sinh trưởng

của chè Gió to không những cây bị tổn thương mà còn phá vỡ cân bằng nước

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 14

Trang 21

GVHD : TS Dam Nguyễn Thùy Dương

của cây Các vùng trồng chè ở độ cao trên 1600m, tốc độ gió lớn nên cần chú ý các biện pháp chống gió cho chè.

1.3.2 Yêu cầu về đất đai.

1.3.2.1, Độ chua.

Chè thích hợp ở độ pH KCl 4,5-5,5, ở độ pH KCI này cây xanh tốt lá xanh bóng, búp pháp triển mạnh Độ pH KCI dưới 3,5 cây còi cọc, lá xanh thim

và có cây chết Độ pH KCI trên 7,5 cây ủ lá vàng Nhìn chung chè ưa đất chua

nhưng không ky vôi, phân tích trong lá chè có 0,5% canxi, đứng nhì sau kali ở

đưới dang tinh thể Oxalat canxi.

1.3.2.2 Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, chế độ nước

Vì chè là cây lâu năm, đời sống kéo dài tới 60 - 70 năm nên bộ rể sâu và rong vì thế chè sống tốt trong suốt quá trình sinh trưởng cắn phải có độ sâu tang đất ít nhất là 80 cm, mực nước ngắm trên Im Về thành phần cơ giới chè ưu loại đất thịt pha cát và đất thịt nhẹ đến thịt nặng Chè là cây ưa nước nhưng chịu úng rất kém nên khi khảo sát chọn đất trồng chè cắn chú ý khu vực thoát nước tốt

lrong moda mưa.

1.3.2.3 Chất mùn và các chất đỉnh dưỡng.

- Chất mùn : chất mùn là chỉ tiêu quan trọng đôi với cây chè, mùn vừa là

nơi cung cấp, dự trữ chất dinh dưỡng cho cây vừa có tác dụng cải thiện cơ cấu

đất, điều hoà chế độ nước, tác động tích cực đến quá trình sinh hóa diễn ra trong

đất Hàm lượng mùn cao có lợi cho năng suất sản phẩm chất chè Hàm lượng

mùn thích hợp cho chè phát triển tốt là từ 2.5% trở lên

- Chất dinh dưỡng : khoảng 17 nguyên tố khác nhau có hàm lượng đáng

kể trong chè Với tuổi thọ cao, thu hoạch liên tục (7 - 10 ngày hái một lắn trong

mùa mưa) cần thiết phải bón phân cho chè Nên kết hợp giữa phân hóa học với

phân hữu cơ và bón phân nhiều lin để tăng hiệu quả.

1.3.3 Yêu cầu về độ cao và địa hình

- DO cao so với mặt biển của đất trồng chè có ảnh hưởng quyết định đến

nang suất và phẩm chất chè Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của

các nước thường có độ cao so với mực nước biển là + 800 m Vùng chè ngon nổi

tiếng ở Ấn Độ trống ở độ cao 2000 m Ở miễn Nam có Cau Đất - Đà Lat ở đô

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 15

Trang 22

GVHD : TS Dam Nguyễn Thùy Duong

cao trên 1500m Chè trồng ở vùng cao có hàm lượng tanin cao hơn, các chất dầu

thơm cũng nhiều hơn và hương vị tốt hơn.

- Địa hình: có ảnh hưởng đến tiểu khí hậu vườn chè, đặc biệt là sự xói

mòn, rửa trôi Da số đất trống chè có độ dốc nhất định ( thường 10-35”) cá biệt

có những vùng khá bằng phẳng như Mộc Châu, Bảo Lộc, Bàu Lam.

1L.4CÁC CHỈ TIÊU CƠ BAN TRONG SAN XUẤT CHE

Muốn trồng chè có năng suất cao, phẩm chất tốt phải bảo đảm một số chỉ

tiêu sau :

1.4.1 Thời vụ

Thời vụ trồng chè thay đổi giữa các vùng trồng có điểu kiện khí hậu khác

nhau Tuy nhiên trước khi trồng trời đã mưa tương đối nhiều, đất đủ ẩm từ

80-85%, không bị ngập dng, và nên trồng vào những ngày ram mát Thông

thường thời vụ trồng chè được trồng vào đầu mùa mưa giảm công tưới tiêu.

Tùy vào loại chè mà thời vụ trồng có khác nhau đôi chút :

- Đối với chè hạt thời vụ ở miễn Bắc là tháng 10-11 còn ở Tây Nguyên là

tháng 5 - 6 để tránh khô hạn khi mới mọc.

- Đối với thời vụ trồng chè cành thì ở miền Bac tháng 12 đến cuối

tháng 2 ( vụ đông xuân) hoặc tháng 8 - 9 (vụ hè thu).

-Mién Adam tai Lâm Đồng từ cuối thing 5 đến tháng 7 dương lịch

Thời vụ thu hoạch chè:

+ Mùa mưa : 5 ngày/lứa.

+ Đầu và cuối mùa mưa : 7 - 10 ngày/lứa.

+ Mùa khô : 12 ngày/1ứa.

Chè phát triển cho nang suất và phẩm chất tốt là nhờ nước nền vào mùakhô can tưới nước cho các vườn chè để thời vụ thu hoặch mỗi lứa số ngày ngắn

dem lại nang suất và hiệu quả kinh tế cao.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 23

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thùy Dương

1.4.2 Giống chè.

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều giống khác nhau Dựa

vào các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh thực và đặc tính sinh hóa chia thành

4 giống chè chính.

- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Chine microphylla) như chè Mẫu Son ở Lang Sơn Đặc điểm giống chè này là cây bụi, thấp, phân cành nhiều, lá nhỏ dày,

nhiều gdn sóng màu xanh đậm Lá dài 3,5 - 6,5 em có 6 - 7 đôi gân lá, rang cưa

nhỏ, búp nhỏ hoa nhiều, năng suất thấp,phẩm chất bình thường, khả năng

chịu rét ở nhiệt độ —12°C đến 15°C, phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc,

Nhật Bản

- Chè Trung Quốc lá to (chine macrophylla) như chè Trung Du ở Phú Thọ, Đặc điểm thân gỗ nhỏ, cao 5m trong điều kiện sinh sống tự nhiên Lá to,

trung bình chiều dài 12 - 15 cm, rộng 5 —7 cm, màu xanh nhạt, bóng Rang cưa

không đồng đều, lá nhọn Năng suất cao, phẩm chất tốt, nguyên sản ở Van Nam,

Tứ Xuyên (Trung Quốc).

- Chè Shan (chè tuyết) thân gỗ cao 6 - 10 m, lá to dai 15 - 18 cm, có màu xanh nhạt, dau lá dài, rang cưa nhỏ và day Tôm chè có nhiều lông tơ trắng min

trông như tuyết nên còn gọi là chè tuyết Lá có 210 đôi gân có khả năng thích

ứng ở diéu kiện ấm, ẩm, địa hình cao Năng suất cao, phẩm chất tốt Nguyên sản

& Vân Nam (Trung Quốc), miền Bắc Mianma Ở Việt Nam có nhiều ở Cao Bổ

(Hà Giang) suối Giang — suối Lộ, Tô Múa - Chổ Léng (Sơn La).

- Chè Atsam (chè Ấn Độ Atsam Manipua) thân gỗ cao tới 17 m, phân

cành thưa, lá dài 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có mau xanh đậm dang láhình bau dục, có trung bình 12 - 15 đôi gân lá Rất ít hoa quả, không chịu được

rét, hạn Năng suất, phẩm chất tốt Trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Van Nam

(Trung Quốc) Ở Việt Nam trồng ở Phú Hộ.

1.4.3 Kỹ thuật trồng và các biện pháp chăm sóc

Do có nhiều giống chè khác nhau, mỗi giống chè có kỹ thuật trồng và các

biện pháp chăm sóc khác nhau Nên ta chỉ xem xét kỹ thuật trồng và biện pháp

chim sóc một giống chè đặc trưng,

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 17

Trang 24

GVHD : TS, Đàm Nguyễn Thùy Duong

1.4.3.1 Kỹ thuật trồng

* Chọn đất và làm đất bón lót.

- Chọn đất : yêu cau chọn đất trồng chè đảm bảo các tiêu chuẩn về độ

dốc < 25", ting đất day > 50cm, độ xốp, độ chua pHKCI = 4 - 5,5 độ

min > 2% và mực nước ngắm trên Im vì chè không chịu được ting.

- Lầm đất : yêu cầu về kỹ thuật làm đất

+ Làm đất sớm, làm đất xong trước thời vụ trồng.

+ Lam sạch cỏ dai, gốc cây mục, đá ngắm

+ Lam đất sâu : chè là cây trồng lâu nam, bộ rễ ăn sâu, rộng dùng cay máy sâu 40 - 45cm, nếu không có máy phải đảo thủ công rãnh sâu 35

~ 40cm.

- Bón lót : mỗi hố trộn 2kg hữu cơ + 100g phân lân rồi lấp một lớp đất

mong.

* Thiết kế hàng chè và mật độ trồng

- Ở những nơi đất bằng phẳng thì thiết kế hàng chè thẳng song song với

đường bình độ chính Những nơi đất dốc thì thiết kế hàng chè cong theo đường bình độ để chống đất bị xói mòn.

- Mật độ trồng : Trong thực tế sản xuất có rất nhiều mật độ trồng khác

nhau phụ thuộc vào giống chè, độ dốc và độ màu mỡ của đất.

+ Nơi đất dốc < 20°

l.4m x 0.7m ~ 10.000 cây /ha 1.5m x 06m ~ 11.000 cây /ha

Trang 25

GVHD : TS Đầm Nguyễn Thùy Dương _

16m x l,0m ~ 6.250 cây /ha

*, Cách trồng

- Cuốc hố : hố sâu 30 x 30 x 30cm

- Chon cây giống : cây con đạt 6 — 10 tháng tuổi, đạt 6 — 8 lá trở lên Cây

cao 25cm trở lên, có 1/3 thân phía gốc đã hóa nâu đỏ, đường kín thân > 30mm,

cây không bị bệnh, dị hình và được luyện nắng | tháng để khi trong không bị táp

lá.

- Trồng cây : Chè được vận chuyển ra lô, mỗi hố | cây và tiến hành trồng

ngay Trồng vào những ngày không mưa, ram mát sẽ có hiệu quả hon,

Dùng cuốc nhỏ xới đất xung quanh hố trộn điều với phân lót, dùng dao rach bỏ túi nilông, tránh bị đứt rễ con, đặt cây nằm ngay ngắn thẳng hàng xuôi theo chiều gió rồi lấp đất chặt xung quanh hố, Lap kin mặt bầu khoảng 2cm và

tạo thành hình lòng chảo xung quanh gốc chè.

1.4.3.2 Các biện pháp chăm sóc.

- Trồng dặm :

Sau khi trồng | - 2 tháng tiến hành kiểm tra cây chết và dặm kịp thời

trong nam trồng và năm đầu kiểm tra cây bệnh, năm tiếp theo dặm ít hơn để cho

vườn chè đồng đều và mau đông đặc.

- Che mat:

Chè rất ưa bóng râm,cây che mát chắn bớt gió cho chè, che bớt nắng

trong mùa khô, tạo điều hòa tiểu khí hau bằng các loại cây mudng đen, keo hoa

vàng Mật độ trồng 12,5m x 20m (2 cây) hoặc 25m x 20m

- Tủ gốc - tưới nước,

Trồng xong phải tủ gốc ngay bằng rơm ra, cỏ tranh, cây chó đẻ, cỏ tế và

các cây họ đậu khác Sau đó mỗi ngày tưới 1- 2 lít nước / cây, khi gặp nắng han

cho cây mau chóng bén rễ.

- Bón phân

Trang 26

GVHD: TS Dam Nguyễn Thùy Dương

Sau khi trồng mới, bón nhử cho chè con với lượng 100kg Urê + 30kg KCI

chia làm 4 lin, khi bón nhử phải bón xa cách gốc > 10cm và các năm sau kiểm

tra cơ bản là :

Chè Ituổi

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm chè Lâm ĐồngPhân hữu cơ và phân lân bón một lan vào đầu mùa mưa tháng 5Phân SA va kali trộn bón 4 - 5 lần / năm, bón cách gốc theo mat tán

+ Bón chè kinh doanh :

e Phân hóa học : liều lượng bón theo từng năng suất thu hái

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 20

Trang 27

Lượng super lân Lượng KCL

Nguân : Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm chè Lâm Đông.

Phân lân bón một lần vào đầu vụ (tháng 5), phân SA và Kali phối trộn

bón 5 fan /năm.

- Bón phân vi lượng : đối với những vùng mưa lớn và tập trung các

nguyên tố vi lượng cần thiết cho chè bị thiếu hụt nghiêm trọng đặc biệt là Mg và

zn Vì vậy, hàng năm cần bổ sung phân vi lượng.

© Bón gốc : phối trộn tỉ lệ 1:1 Mg;SO, và Zn;SO, bón Skg/ha/nim

e Phun trên lá : phối trộn tỉ lệ như trên sau 2 tháng phun một lin sau lứa

hái, ndng độ phun 0,2% (20g / bình 10 lít nước)

© Phân hữu cơ : cách 3 năm bón một lấn phân hữu cơ, với lượng

L8 - 20 tấn/ha, bón một lắn vào đầu mùa mưa

- Phòng trừ sâu bệnh :

+ Sâu bệnh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây chè và làm thiệt hại

đến năng suất nên cần phải phòng ngừa các sâu bệnh và bệnh hại.

+ Sâu hại : bọ xít muỗi, ray xanh, rệp muỗi Bọ hung nâu, mọt đục cảnh,

mối, nhện đỏ, sâu cuốn lá

+ Bệnh hại : bệnh phống lá, bệnh chấm xám, bệnh đốm mắt cua, Cần chú

ý vận dụng tốt biện pháp phòng trừ tổng hợp, làm sạch cỏ dại, phát quan bd lô,

xới đất trong mùa khô, thu hái kỹ búp chè bị sâu bệnh, bón phân cân đối đủlượng và thành phan nhằm làm ting sức để kháng của cây Nếu vườn chè bị sâubénh gay hại nặng thì mới sử dụng thuốc bảo vệ thục vật để phòng trừ, khi sửdụng cẩn lưu ý dùng các loại thuốc thế hệ mới, đúng thuốc làm an toàn môitrường và sức khỏe, dự lượng thuốc thấp nhưng hiệu quả trừ dịch hại cao

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 21

Trang 28

GVHD : TS Dam Nguyễn Thùy Dương — —

- Đến chè kiến thiến cơ bản :(KTCB)

Đốn tạo hình chè con là biện pháp quan trọng nhằm tạo cho cây chè có

bộ khung tán rong, vững vàng cân đối, có nhiều cành lá cơ sở tao năng suất cao.

Đổn lần † : cuối năm KTCBI (tuổi 2) đường kính gốc cây được 2 cm thì

tiến hành đốn ở độ cao 20 cm Nên đốn các trục thân chính, nuôi các cành cấp 1 Không đốn vào những ngày mưa.

Don lần 2 : ở nam KTCB 2 đốn cách mat đất 30 - 35 em.

Don lần 3 : ở năm KTCT 3 đốn cách mặt đất 40 - 45 cm.

Thời vụ đốn : căn cứ vào sinh trưởng của chè, diéu kiện khí hậu, loại hình

đốn giống chè khai năng tưới của nương chè, qui định như sau :

Miền Bắc : tháng 12 - 4 hay 3 - 4.

Nghệ An - Hà Tinh: tháng | - 2.

Lâm Đồng : tháng 5 - 6 hoặc 9 - 10.

- Hái chè tạo tán KTCB.

- Chè đốn lin | : Hai tạo tàn ở độ cao 40 - 45cm so với mặt đất.

- Chè đến lắn 2 : Hái ở độ cao 50 - 55 cm so với mật đất,

Khi hái chè KTCB can coi trọng công tắc tạo tàn : phải nuôi cành bìa, tạo

tàn bằng phẳng.

1.4.4 Những tiêu chuẩn đối với chè xuất khẩu

1.4.4.1 Các dạng chè xuất khẩu

Trên thị trường thế giới hiện nay có 8 loại thông dung : Chè đen, chè

xanh, chè ôlong, chè vàng, chè hương hoa, chè trắng, chè ép bánh và chè hiện

đại (cô đặc, tan nhanh, thé lỏng, vị hoa quả, dược thảo).

- Chè đen

Thuộc loại lên men, chiếm 80 - 90% thị trường thế giới năm 1999 đến

nam 2001 còn 75% do nhu cấu tăng nhanh về chè xanh.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 22

Trang 29

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thày Dương

Ấn Đô, Srilanca, Kênia còn chia ra hai loại : chè đen truyền thống chiếm

49,25% và chè den mảnh chiếm 50,75% tổng lượng chè thế giới năm 1990 Loại

che đen truyền thống lại chia ra chè nguyên lá FOP, OP, P, mảnh F BOP, BOP,

Tổng sản lượng thế giới năm 1989 là 501.700 tấn Năm 1989 trên thế giới

có Š nước sản xuất chè xanh suất khẩu chủ yếu bao gồm Trung Quốc 62,65%,

Nhật Bản 18.04%, [dénéxia 7,37%, Việt Nam 5 58% và Liên Xô cũ 4,38% cộng

lại chiếm 75% với 50 vạn tấn sản xuất chè xanh tập trung hơn chè đen, giá bán

cao hơn, nhu cấu thị trường ngày càng tăng.

Phân loại chè xanh

+ Chè lục sao suốt : chè cúc, chè my, chè móc câu

+ Chè xanh sấy khô bằng hơi nóng + Chè xanh phơi nắng, sấy khô bằng phơi nắng.

+ Chè xanh hấp

- Chè dlong (Oolong tea)

Thuộc loại lên men một nữa, mộ loại chè đặc chủng của Trung Quốc sảnxuất tại Phúc Kiến, Quảng Đông, Đài Loan, bao gồm 5 loại sau :

+ Thủy tiên (Vũ Di, Mân Bắc, Mân Nam, Phụng hoàng thủy tiên)

+ Ôlong (phúc kiến, Quảng Đông, Đài Loan)

+ Thiết quan âm, kỳ chủng.

+ Sắc chủng (An khê sắc chủng, Đài Loan sắc chủng)

+ Bao chúng của Đài Loan.

- Chè trắng hay bạch chè.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 23

Trang 30

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thùy Dương _

Thuộc loại đặc sản của Trung Quốc, chỉ lên men nhe, sản xuất chủ yếu ở

Phúc kiến gồm các loại Bạch hào ngân trâm (white needle); Bạch mẫu đơn

(white peomy); Cống me (Kung mee); Thọ my (chow mee).

- Chè udp hoa.

Gồm có 3 loại : + Chè xanh ướp hoa như các loại hoa nhài, chu lan, bạch lan, quế

Việt Nam có chè mạn ướp hoa sen, chè xanh ướp hoa nhài,sói, ngâu

+ Chè đen ướp hoa hồng, hoa vải.

+ Chè ôlong ướp hoa quế Thiết quan âm ướp hoa thụ lan.

- Chè hiện đại.

Gồm các loại chè hoà tan, chè túi, chè pha sin ở thể lỏng uống ngay như

chè đóng lon hay chai (ôlong, mật ong) Gần đây còn có vị hoa quả (sen, nhài, hồng dâu, cam, chanh ) Loại chè này đang được thị trường ưa chuông nén

nhiều nước đang áp dụng khoa học kỹ thuật để chế biến các loại chè này để

xuất khẩu đáp ứng nhu cau thị trường

Do nhịp điệu đời sống xã hội sôi động khẩn trương, khối lượng chè tái

tăng lên rất nhanh Hiện nay chiếm tỷ trọng ở Anh 50%, Đức và Mỹ 60%, Phan

Lan 70%, Hà Lan 80%, Canada 96% Trên thị trường Nhật Bản nước chè ôlong

đóng lon 1988 tăng lên 300 triệu lon.

1.4.4.2 Chè xuất khẩu phải đạt những tiêu chuẩn sau.

- Chè xuất khẩu đóng thùng gỗ, dán lót giấy thiếc, giấy chống ẩm Độ ẩm

yêu cầu là phải dưới 7,5%.

- Trọng lượng tùy thuộc vào loại chè : từ 10kg đến 20kg hoặc 50kg

- Đô tinh khiết : khô, sạch trên 90%.

Xem xét các tiêu chuẩn thông thường là tiêu chuẩn của Tổ chức chính

phủ về chè của FAO dùng cho tất cả các thị trường trên thế giới.

Tiêu chuẩn chè xuất khẩu tại Việt Nam, các loại chè xuất khẩu phải đạt

tiêu chuẩn của hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) TCVN 1454 - 93.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 24

Trang 31

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thùy Dương

NAM VÀ THE GIỚI.

1.5.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trên thế giới

- Lịch sử tiêu dùng chè trên thế giới lâu đời hơn cà phê cacao Hiện nay

vó 160 quốc gia tiêu dùng chè, chiếm 1/2 dân số thế giới lâu đời hơn cà phê.

cacao,

Chè được trồng trên 30 quốc gia, song nhiều nhất là Ấn Độ, Trung Quốc,

Srlanca, Kénia, Thể Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam, Achentina và lran, các nước

này chiếm trên 90% sản lượng chè thế giới.

Sản lượng chè thế giới trong 20 năm qua (1980 - 2000) không ngừng tăng lên Nam 1980 là 1,86 triệu tấn, đến năm 1990 là 2 54 triệu tấn, năm 1995 là 2,62 triệu tấn và năm 2000 đạt 2,87 triệu tấn Trong vòng 20 năm sản lượng chè

tăng thêm trên ltriệu tấn và xu hướng trong tương lai vã tăng như tốc độ cham

lại tốc độ tăng trưởng 1.2%/nãm

- Sản lượng chè xuất khẩu của thế giới hàng năm khoảng 1,5 triệu tấn

trong đó chủ yếu là chè đen khoảng 1,08 triệu tấn (chiếm 75%) còn lại là chè

xanh, các loại chè đặc sản khác Giá chè thế giới giao động 750 - 5000 USD/tấn tùy vào loại chè và chất lượng cũng như nhu cấu cung cấu thị trường Những năm gắn đây giá chè có sụt giảm đôi chút do cung hiện lớn hơn cầu Năm 2000

tại một số thị trường đấu giá, giá chè một số nước giim 15 - 20% so với năm

1999.

Thị trường xuất khẩu chè thé giới rất sôi động, các thị trường bán đấu giá

chè thế giới trước đây tập trung ở 9 trung tâm là Luân Đôn, Côlômbõ, Jakarta,

Sumatra, Chitagông, Mômbaxa, Limbe và Singapo Luân Đôn là thị trường đấu

giá chè lâu đời nhất, Côlômbô là thị trường bán đấu giá lớn nhất Do lượng chè bán đấu giá ở Luân Đôn ngày một giảm sút, mất dan vị trí tiên phong nên bị đóng cưả năm 1998 Tổ chức ngân hàng Thế giới đã lấy chỉ số thay đổi giá bình

quân của 3 thị trường đấu giá Cancutta, Côlômbô và Mémbaxa là chỉ số toàn

cầu nam 2002 vì 45% tổng lượng chè kính doanh toàn cầu đã được ban ở 3 trung

lam này.

Các nước sản xuất chè đứng đầu thế giới và có ảnh hưởng đến thị trường

chè toàn cấu bao gồm : Năm2001 Trung Quốc 685.000 tấn, Ấn Độ 835.000 tấn,

Srilanca 294.880 tấn, Kénia 260 000 tấn, Id6néxia 158.00 tấn, Nhật Bản 88.000

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 25

Trang 32

GVHD: TS Dam Nguyén Thùy Dương

-tấn, Việt Nam 87,000 -tấn, Achentina 75.000 tấn và Bangladet 52.033 tin, Vào

thế kỷ XIX chè xuất khẩu Trung Quốc đứng đầu thế giới thế kỷ XX Ấn Độ và

Srilanca vượt lên trên Năm 2002 Srilanca chiếm 22,2%, Kênia 20,6%, Trung

Quốc 16% và Ấn Độ 15,4% sản lượng chè xuất khẩu của thé giới.

Hảng 3: Sản lượng chè xuất khẩu của một số nước trên thế giới

Loại chè Năm 2000 Năm 2001

St Chè den | Chè xanh | Tổng số | Chè đen | Chè xanh | Tổng số

9 fags [mm | — [mm frais | — aes

Nguồn : TCT Chè Việt Nam.

Trang 33

22764

14156

30470 24508

20325

24161 13570

1365 3964

Nguồn - TTC chè Việt Nam

1.5.2 Tinh hình sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam

- Sản xuất :

Thời kỳ sau năm 1945 diện tích chè của nướđa còn ít,mới chỉ có 13.500 ha

và hàng năm san xuất được 6.000 tấn chè khô.

Đến nay, điện tích chè nước ta tang nhanh đến năm 2001 là 90.000ha, sản

xuất chế biến được 87.000 tấn chè đứng thứ 8 trong 34 nước sản xuất chè trênthé giơi Chúng ta mới tiêu thụ nội địa đạt 20.000 tấn còn lại là xuất khẩu

- Xuất khẩu :

Tính đến năm 2001 sẵn lượng chè xuất khẩu nước ta là 67.000 tấn, kim

ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD Với sản lượng trên thì Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước xuất khẩu nhiều chè trên thế giới So với năm 1999 thì sản lượng

chè xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2001 cao hơn nhiều, tăng

25.000 tấn và giá trị tăng là 28 triệu USD

Chè Việt Nam được xuất khẩu sang 49 nước khác nhau như các nước

thuộc khu vực Trung Cận Đông như lrắc, Iran ngoài ra là Nga, Mỹ, Nhật, Đài

Loan, Đức, Canada, Hồng Kông Trong đó thị phan xuất khẩu sang 5 nước là

lrắc, Đài Loan, Ấn Độ, Pakixtan và Nga chiếm khoảng 80% tổng lượng chè xuất

khẩu Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là chè đen và chè xanh, các loại chè khác

không đáng kể.

Irde là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam chiếm 30% sảnlượng chè xuất khẩu, nhưng từ khi Mỹ tấn công lrắc thị trường này bị ảnh hưởngrất lớn lrắc là nước nhập chè đen cao cấp của Việt Nam số lượng 3.000 — 3.500

tấn/năm với mức giá 1400 - 1550 USD/tấn Còn Libi và Giocdani thì chúng ta

dang xuất khẩu các mặt chè tốt với bao bì thành phẩm 100 - 500gam /hộpcarton giá 1800 - 1900 USDAdn Còn Pakixtan trước đây nhập 400 - 500 tấn,hiện nay đang trở thành thị trường phát triển mạnh năm 2001 nhập 4000 tấn chủyếu là chè đen Nên có thể nói thị trường Trung Cận Đông là một thị trường lớn

mà chúng ta cần phải tiếp tục duy trì và đẩy mạnh

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 27

Trang 34

GVHD: TS Dam Nguyễn Thùy Dương

Còn đối với khu vực Châu Âu chúng ta xuất khẩu chủ yếu là chè đen qua

Anh Nga, Đức, Hà Lan đạt 12000 tấn/năm với giá 1200 - 1450 USD/tấn, chè xanh 2000 - 3000 tấn với giá 1800 - 1900 USD/tấn.

Khu vực Châu Á phải kể đến Đài Loan chuyên nhập chè xanh có năm đạt

| 3000 tấn với giá 750 - 4500 USD/tấn Nhật Bản 3000 tấn/năm

Gần đây, chúng ta có thêm nhiều ban hàng mới như Áo, Bi, Séc, Tây Ban

Nha, Yemen, Úc, Lào là cơ hội đẩy mạnh ngành sản xuất kinh doanh chè Việt

Nam phát triển mạnh hơn nữa.

Nguồn : Định hướng phát triển chè Việt Nam đến năm 2010 - Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn.

Sản lượng búp tươi

" ———

Sản lượng búp khô

| Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 28

Trang 35

CAY CHE BONG MAT CHO CHE

Trang 36

CHÈ ĐẾN LỨA THU HOẠCH

Trang 37

GVHD : TS Dam Nguyễn Thùy Dương _

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

2 F

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TINH LAM ĐỒNG.

Lâm Đồng là một tỉnh Tây Nguyên được thành lập sau ngày giải phóng

trên cơ sở sát nhập hai Tinh Tuyên Đức và Lâm Đồng cũ gồm thành phố Đà Lạt

và các huyện thị 14° Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh.Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, Da Tẻh Da Huoai và Cát Tiên.

Hiện nay Lâm Đồng là địa bàn sinh sống của trên 35 dân tộc

> * ~*

TINH LAM DONG

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1 Vị trí địa lý

Là một tỉnh miễn núi phía Nam Tây Nguyên trải dài trên cao nguyễn

Lam Viên và Di Linh-Bảo Lộc có diện tích tự nhiên là 9764,8 km2,

Với tọa độ địa lý :11712'-12°15' vĩ Bắc và 107°15' - 108°45" Kinh độ

thuộc dạng đổi núi có hướng thấp đều từ Đông - Bắc xuống Tây Nam Phía Bắc

là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian có nhiều đỉnh núi cao vượt quá

1500 m như BiDoup : 2287m, Lang Bian : 2167 m, Chư You Kao : 2.006 m

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh Trang 29

Trang 38

GVHD : TS Dam Nguyễn Thùy Dương

Phía Đông và Tây có dạng núi thấp (độ cao 500 - 1000 m) Phía Nam là vùng

chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh — Bảo Lộc và bán Bình Nguyên.

Trong mối quan hệ với địa chất - dia mạo có thé phân chia dia hình tinh

ra các dạng sau :

- Địa hình núi : Phân bố ở phía Đông - Đông Bắc và kéo dài thành dải

vòng xuống phía Nam Dạng địa hình này có độ cao trên 1.000 m Đỉnh núi và

sông suối hẹp, sườn núi dốc trên 30°, Thung lũng có dạng chữ V, độ sâu phân cất trung bình 200 - 300 m.

- Địa hình cao nguyên địa hình cao nguyên phân bố thành từng vòm gần

như nổi tiếp nhau tạo thành dải ở gần trung tâm và chạy theo hướng Đông Bắc

-Tây Nam (Phan lớn độ dốc trên 20°) Địa hình này có nguồn gốc phun trào

bazan với các đất nâu đỏ hoặc nâu vàng trên đá bazan.

+ Hai cao nguyên lớn là cao nguyên Lang Bian và cao nguyên Di Linh = Bảo Lộc.

+ Cao nguyên Lang Bian cao 1.600 m xuống thấp 1400 về phía Nam, có

những đỉnh núi cao trên 2000 m Giới hạn của nó về các mặt Tây, Bắc và Đông

là các dãy núi hình cánh cung có độ cao gần 2.000 m

+ Cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc có dạng một thung lũng cổ hướng Đông

- Tay cao từ 1000 m - 800 bị bazan phủ với các núi cao 1100 m - 1.200 m.

Vùng cao nguyên Bảo Lộc, ở độ cao 800 m, phát triển các thung lũng rộng sườn thung lũng lồi và góc đốc, phần chân đỉnh bằng và rộng.

- Địa hình đổi : giáp với miền Đông Nam Bộ là vung đổi Cát Tiên, phankéo dài của cao nguyên Di Linh với bể mặt san bằng được nâng lên yếu Quátrình xâm thực, bào mòn xảy ra mạnh mẽ tạo nên kiểu địa hình đổi cao xâm

thực bào mòn và đặc trưng là các dãy đổi có đỉnh bằng, sườn thoải, kéo dài Đô

chia cắt sâu nhỏ hơn 100 m

- Địa hình thung lũng : gồm các bể mặt bằng phẳng, ít dốc, có nguồn gốc

tích tụ thung lũng giữa núi hoặc các bồi tích sông suối hiện đại Đất ở đây tùy

thuộc vào nguồn gốc mẫu thổ và mức độ bão hòa nước mà được xếp vào cát đầuphù sa, đốc tụ hoặc gley hầu hết thích hợp trồng lúa nước va các lại cây hàng

nam Có 6 thung lũng của các con sông lớn ; Da Dang, Đa Nhim, Đa Queyon,

La Nga, Da Huoai và Da Téch.

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 39

GVHD : TS, Dam Nguyễn Thày Dương

Trong các dạng địa hình trên thì địa hình cao nguyên là thích hợp cho

trồng chè nhất, đặc biệt là cao nguyên Di Linh-Báo Lộc

2.1.1.3 Khí hậu.

Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh chè Cây chè

sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện : nhiệt độ 15 — 20°C tổng nhiệt lương

trong năm khoảng 8000°C, lượng mưa hàng năm 1500 — 2000 mm độ ẩm tương

đối không khí 80 - 85°C.

Lâm Đồng với khí hậu nhiệt đới gió mùa á xích đạo với nhiệt độ trung

bình năm 20 - 22°C, tổng nhiệt đô hoạt động trong năm là trên 8000°C lượng mưa trung bình 2000 - 2200 mm/năm, độ ẩm không khí trên 80%, Với đặc điểm

khí hậu trên rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển Vì vậy, khác vớicác vùng trong chè khác của nước ta, ở Lâm Đồng cây chè sinh trưởng hầu như

quanh năm.

Khí hậu phân thành hai mùa : mùa mưa và mùa khô.

- Vào mùa mưa (từ tháng 4 - 10) lượng mưa tập trung 85 - 90% lượng

mưa cả năm, vào mùa này cây chè sinh trưởng tốt khoảng cách thu hoạch chè là

5 — 7 ngày cho một lứa hái đem lại năng suất cao, phẩm chất chè tốt Chè là cây

ưa nước, tuy nhiên với việc mưa tập trung cũng ảnh hưởng tới cây chè đặc biệt

là các vùng đất trũng thoát nước chè sẽ bị ngập ing dẫn đến ngộ độc sinh trưởng

chậm, vàng lá, cây cần cỗi hoặc chết.

- Vào mùa ha (tháng 11 - 3) lượng mưa chỉ chiếm 7 - 8% lượng mưa cả

năm, độ ẩm không khí dưới 70% rất bất lợi cho chè sinh trưởng, thời gian thu

hoạch chè chậm hơn 10 ~ 15 ngày cho một lứa hái Những tháng điểm mùa khô,

nắng gắt làm cho búp chè bị cháy năng suất, phẩm chất chè kém Vào mùa này

việc chế biến chè gặp khó khăn, nhiều cơ sở, nhà máy phải ngưng sản xuất do

thiếu chè, giá chè tươi thu mua cao Chè chế biến giá thành cao gây khó khăn

cho cạnh trạnh trên thị trường Do vậy, vấn để đặt ra là phải đảm bảo nước tưới

cho cây chè vào mùa khô để không ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh chè,

Trang 40

GVHD : TS Đàm Nguyễn Thùy Dương

———-chiểu đài trên 10km trong phạm vi toàn tỉnh gần 60, mật đô trung bình 0,6

km/kmỶ với độ dốc đáy nhỏ 1% Do đặc điểm địa hình mà hấu hết sông suối ở

đây có lưu vực khá nhỏ và có bậc thểm sông hẹp, sườn đốc và nhiều thác ghénh, dòng chảy mạnh ở thượng nguồn.

Các con sông lớn trong tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai, ba sông chính

tại Lâm Đồng là sông Đa Dang, Da Nhim và La Nga Lưu lượng nước mùa mưa

lớn hơn mùa khô 130 - 150 lần Mực nước sông cũng biến đổi theo mùa, mực nước mùa mưa cao hơn mùa khô từ 2,5 - 5 m Tổng lưu lượng dòng chảy trên

địa bàn tình khoảng 21 tỷ mỶ nước

Ở Lâm Đồng sông ít có giá trị giao thông nhưng lại có tiém năng lớn về

thủy điện vì ở các vị trí chuyển tiếp của các cao nguyên, độ đốc lòng sông tăng

lên và phát triển nhiều thác ghénh.

- Sông Da Nhim sau khi hợp lưu về phía hữu ngạn với suối đa Lang Bian

và tả ngạn với sông Krông Klet, sông Da Nhim chảy về bờ Da Nhim cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160.000 kw).

- Séng La Nga là phụ lưu của sông Đồng Nai, dài 272 km, Lưu vực sông

La Nga có dòng chảy rất phong phú : 401⁄s km2 Sông La Nga cung cấp nước

cho nhà máy thủy điện Hàm Thuận -Đa Mi mới xây dựng xong với công suất

475 MW và sản lượng điện bình quân hàng năm là 1,6 tỷ KW/h.

Hệ thống hồ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng khá nhiều Có các hồ tự nhiên lẫn hé nhân tạo như hồ Đơn Dương cung cấp nước cho nhà máy thủy điện

Đa Nhim, hé Dan Kia - Suối vàng cung cấp nước sinh hoạt cho thành phổ Đà

Lat với công suất 25.000 m'/ngay đêm Bên cạnh đó còn có hổ Xuân Hương,

Than Thở, Tuyển Lâm là những thắng cảnh du lịch, hồ Quảng Hiệp, Pro, Da

Tẻh cũng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung các sông ở Lâm Đồng chủ yếu có giá trị thủy điện còn khai

thác vào sa’n xuất nông nghiệp còn ít ,mà chủ yếu là nguồn nước ao hồ,

suối.Vào mùa khô nông dân thường đào giiếng khai thac nước ngầm để tưới.

* Nguồn nước ngâm :

Theo báo cáo đánh giá kinh tế tài nguyên tự nhiên Lâm Đồng năm 1994, khả năng tưới ngầm trong phạm vi Lâm Đồng như sau :

SVTH : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Ngày đăng: 15/01/2025, 01:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN