Từ những thực tế đó để có thể làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả phát triển và bảo vệ các giá trị vốn có của huyện Phú Bình cùng với sự phân công của
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Khóa : 64
Giáo viên hướng dẫn : TS QUYỀN THỊ LAN PHƯƠNG
HÀ NỘI – 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tại Học viện, được sự phân công của khoa Tài nguyên và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của thầy TS Quyền Thị Lan Phương em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên”.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều đơn vị và cá nhân Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho em sự giúp đỡ quý báu đó
Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các anh, các chị cán bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Sinh viên
Lưu Tùng Lâm
i
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 3
1.1.1 Cơ sở lý luận của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 3
1.1.2 Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 7
1.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất 8
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới 8
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.2.3 Thực trạng đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên 12
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Đối tượng nghiên cứu 13
2.2 Phạm vi nghiên cứu 13
2.3 Nội dung nghiên cứu 13
2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên 13
2.3.2 Điều tra chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 14
2.3.3 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai 14
2.3.4 Đánh giá tình hình biến động đất đai 14
2.3.5 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 14
ii
Trang 52.4 Phương pháp nghiên cứu 14
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 14
2.4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 14
2.4.3 Phương pháp so sánh, phân tích và đánh giá 15
2.4.4 Phương pháp thống kê 15
2.4.5 Phương pháp minh họa bằng bản đồ 15
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 16
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 27
3.2 Điều tra chỉnh chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 36
3.2.1 Mục đích 36
3.2.2 Yêu cầu 37
3.2.3 Phương pháp 37
3.2.4 Kết quả 37
3.3 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Phú Bình 37
3.3.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai 2013 37
3.3.2 Giai đoạn sau khi có Luật Đất đai năm 2013 đến nay 37
3.4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 42
3.4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 42
3.4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý 45
3.4.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính 48
3.5 Biến động sử dụng đất năm 2015 - 2022 52
3.6 Nhận xét chung 58
3.7 Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2022 58
3.8 Định hướng sử dụng đất giai đoạn 2022 – 2030 60
3.8.1 Đất khu kinh tế 60
3.8.2 Đất đô thị 60
3.8.3 Khu sản xuất nông nghiệp 61
3.8.4 Khu lâm nghiệp 61
iii
Trang 63.8.5 Khu phát triển công nghiệp 61
3.8.6 Khu dân cư nông thôn 62
3.8.7 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn 62
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Biến động diện tích sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 2010 – 2016 11
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 42
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất 45
Bảng 3.3: Hiện trạng theo đối tượng quản lý 47
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính 48
Trang 9MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tại Điều 54 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” Chính vì vậy quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, là yếu tố quyết định sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội.
Để có thể sử dụng đất đai một cách hiệu quả và bền vững cần phải có những định hướng rõ ràng về phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách khoa học và phù hợp với từng địa phương được cụ thể hóa bằng những phương án quy hoạch sử dụng đất dài hạn và kế hoạch sử dụng đất hàng năm Để hoàn thành tốt công tác thành lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần có công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất để nắm bắt được thực trạng và đặc điểm riêng biệt của từng địa phương để từ đó có một cái nhìn chính xác nhất để xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng địa phương trên cả nước.
Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên Phú Bình là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, các ngành nghề, nghề phụ trong huyện khá ít Song cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang có chiều hướng diễn ra nhanh chóng Sự phát triển này đã nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt và nắm bắt kịp thời sự chuyển mình của nhân loại Tuy nhiên chính sự phát triển đô thị hóa đã gây sức ép lớn trong việc sử dụng đất Điều đó đang đưa huyện Phú Bình đứng trước bài toán sử dụng đất như thế nào để đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ, bền vững của Huyện.
1
Trang 10Từ những thực tế đó để có thể làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả phát triển và bảo vệ các giá trị vốn có của huyện Phú Bình cùng với sự phân công của Bộ môn Quy hoạch đất đai - Khoa Tài nguyên và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn tận tình chu đáo
của cô TS Quyền Thị Lan Phương, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giáhiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.”
2 Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích
-Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Phú Bình.
-Xác định những bất cập trong sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Đề xuất sử dụng đất hợp lý hơn cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
2.2 Yêu cầu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, chi tiết , thể hiện đúng hiện trạng sử dụng đất theo mục đích và đối tượng sử dụng.
- Xác định các bất cập trong sử dụng đất có mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Đề xuất giải pháp về sử dụng đất hiệu quả, hợp lý.
- Đề xuất phương pháp, định hướng sử dụng đất một cách đầy đủ, khoa học, hợp lý và hiệu quả để tăng cường công tác quản lý bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
2
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.1.1 Cơ sở lý luận của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.1.1.1 Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Theo FAO (1993): Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt Trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất.
Theo thông tư số 14/2014/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 thì đất đai được
định nghĩa như sau:
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) Từ đó rút ra những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất, làm cơ sở để đề ra những quyết định sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng đất theo hướng bền vững Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ngoài việc đánh giá, phân tích tổng hợp số liệu về tình hình đất theo mục đích sử dụng còn đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và việc sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng cần đánh giá theo thực trạng từng loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) Với mỗi loại cần đánh giá theo diện tích, tỉ lệ phần trăm cơ cấu, so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất theo quy định để thấy được tính hợp lý trong phân bổ quỹ đất ở địa phương Từ đó đưa ra những định hướng sử dụng đất hiệu quả.
3
Trang 12Đánh giá theo đối tượng sử dụng (Hộ gia đình cá nhân, các tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, tổ chức nước ngoài) Đánh giá theo đối tượng quản lý (Cộng đồng dân cư, UBND, tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức khác) Nội dung đánh giá cần xác định rõ diện tích, mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng của từng đối tượng quản lý, sử dụng đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp dưới cần phải xác định tổng diện tích tự nhiên của từng đơn vị, tỉ lệ diện tích so với tổng diện tích đất của các cấp trên cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng loại đất, từng đơn vị hành chính và hiệu quả sử dụng đất của đơn vị đó.
Phân tích tính hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 5 năm gần đây Hiệu quả sử dụng đất đai được phân tích theo các tiêu chí sau:
+ Tỷ lệ sử dụng đất: là tỷ lệ của phần diện tích đất đai được khai thác sử dụng vào mục đích kinh tế khác nhau so với tổng diện tích tự nhiên và được tính
:Diện tích sử dụng của loại đất i
(Đoàn Công Quỳ và cs,2006)1.1.1.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất
4
Trang 13Đất đai là tài nguyên hữu hạn nhưng không thể thiếu được trong ngành sản xuất cũng như trong đời sống con người Việc sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý không những góp phần vào tạo đà cho sự phát triển mà còn đảm bảo an ninh, quốc phòng Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm trong khi dân số thế giới ngày càng tăng Do đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và các loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên Đối với quá trình quy hoạch và sử dụng đất cũng vậy, công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, là cơ sở để đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất hợp lý cho địa phương Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất phương thức sử dụng đất hợp lý Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, cụ thể hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp với việc sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng đất trong tương lai Vì vậy, có thể nói công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất trước các kì quy hoạch, kế hoạch là hết sức cần thiết đối với công tác quản lí và sử dụng đất của địa phương Như vậy, có thể nói đánh giá hiện trạng sử dụng đất là công việc không thể thiếu trong công tác quy hoạch sử dụng đất, cũng như trong công tác quản lý và phương thức sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như trong quy trình quy hoạch sử dụng đất, được quy định tại thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Hiện nay tình hình quản lý và sử dụng đất là một vấn đề nổi cộm trong xã hội, hiện tượng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên đã gây nhiều khó khan cho công tác quản lý đất đai ở địa phương Do đó để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần nắm bắt được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất Các kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ tạo cơ sở cho việc nắm chắc quản lý chặt chẽ quỹ
5
Trang 14đất địa phương Vì vậy có thể nói công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất là bộ phận quan trọng của đánh giá tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt không thể thiếu trong nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong quy trình quy hoạch sử dụng đất, là cơ sở đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất, là cơ sở đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất hợp lý cho địa phương Việc đánh giá chính xác, khách quan, đầy đủ, khoa học hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, chuyên môn đưa ra những phương hướng sử dụng đất phù hợp cho hiện tại và bền vững trong tương lai.
1.1.1.3 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụngđất và quản lý Nhà nước về đất đai
a Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất
Việc sử dụng có hợp lý, hiệu quả, bền vững là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, đòi hỏi phải sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch Để có một phương án quy hoạch hợp lý, có tính khả thi cao thì người lập quy hoạch cần phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm nắm được chính xác đầy đủ tiềm năng và nguồn lực của vùng cũng như hiện trạng sử dụng đất và những biến động trong sử dụng đất Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng sử dụng đất phù hợp với vùng nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bước quan trọng, là cơ sở tiền đề trong việc quy hoạch, định hướng sử dụng đất trong tương lai cho phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất mang tính khả thi nhằm đạt được hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học và có giá trị thực tiễn cho việc đề xuất những định hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả Việc đánh giá chính xác, đầy đủ hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các nhận định chính xác, phù hợp với sử dụng đất hiện tại và có phương hướng sử dụng đất trong tương lai.
6
Trang 15Có thể nói rằng, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau, mang tính nhân quả Đánh giá hiện trạng sử dụng đất chính xác, quá trình phân tích khách quan thì sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng phương án khả thi cao, khai thác nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm từ đó có động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Và ngược lại, nếu việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không sát, số liệu điều tra không chính xác, phân tích tình hình thiếu khách quan sẽ dẫn đến việc xây dựng phương án quy hoạch không có tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai.
b Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lýnhànước về đất đai
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng đất của các ngành ngày càng tăng đã gây áp lực lớn đối với đất đai Hiện nay, tình hình quản lý và sử dụng đất là một vấn đề nổi cộm trong xã hội như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hiện tượng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên đã gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.
Để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm bắt được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ tạo cơ sở cho việc nắm chắc và chính xác các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, giúp cho công tác quản lý đất đai ở địa phương tốt hơn Vì vậy có thể nói công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Dựa vào các nội dung được thực thi trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại một vùng mà các tổ chức, cá nhân khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại vùng đó có thể đưa ra những nhận định chính xác về tình hình sử dụng đất Từ đó đưa ra được những đánh giá chặt chẽ, chính xác hơn về hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu.
1.1.2 Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
7
Trang 16Để giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy định về đánh giá hiện trạng sử dụng đất như:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 - Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực ngày 01//2014).
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2013.
- Nghị định 01/2017 NĐ - CP ngày 06/01/ 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Nghị định số 148/2020/NĐ - CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung mô •t số nghị định, quy định chi tiết thi hành Luâ •t Đất đai;
- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
1.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã dần được thực hiện và ngày càng được chú trọng Nhờ vậy, đã ngăn chặn và giảm thiểu có hiệu quả sự suy thoái tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất bền vững trong tương lai.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất Công tác đánh giá đất ngày càng được quan tâm và trở thành chuyên ngành nghiên cứu không thể thiếu được đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai Sau đây là những nghiên cứu về tình hình quy hoạch sử dụng đất trong đó các nước đều chú trọng tới việc phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
8
Trang 17Các nước Anh, Pháp, Liên Xô (cũ) đã xây dựng cơ sở pháp lý của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh Công tác quy hoạch sử dụng đất của họ rất tốt, do có nền tảng kiến thức sâu và nhất quán Từ năm 1960 việc phân hạng đã được tiến hành theo ba bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng - Đánh giá khả năng của đất - Đánh giá kinh tế đất
Ở Thụy Điển phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lí và sử dụng đất đai là mối quan tâm trung của toàn xã hội Các hoạt động cụ thể về sử dụng đất, đăng kí đất đai, biến động đất đai và thông tin dữ liệu đều được quản lý bởi ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hóa Từ năm 1970 đến nay pháp luật Thụy Điển giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, quy hoạch sử dụng đất…
Tổ chức FAO đã được thành lập đáp ứng nhu cầu thực tế về công tác đánh giá đất nhằm xây dựng quy trình và tiêu chuẩn về đánh giá đất sử dụng đồng bộ trên thế giới Theo FAO thì quy hoạch sử dụng đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất hợp lý nhất đối với các đơn vị đất đai trong vùng, nó chính là kết quả của đánh giá hiện trạng sử dụng đất của vùng đó Phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai được thử nghiệm ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu quả Qua nhiều năm FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể trong công tác đánh giá đất.
Một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan công tác quy hoạch đã phát triển, bộ máy quản lý đất đai trong ngành quản lý khá tốt, song họ chỉ dừng lại ở quy hoạch tổng thể cho các ngành mà không tiến hành quy hoạch ở các cấp nhỏ hơn như ở Việt Nam.
Như vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, đang được quan tâm, chú trọng ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới, nhất là các nước đang phát triển Nó là công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
9
Trang 18Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên đất vô cùng phong phú, việc đánh giá đất đai cũng đã được nhà nước tiến hành sớm, chú trọng.
Từ thế kỷ XV những hiểu biết về đất đai đã được chú trọng và được tổng hợp lại thành ‘dư địa chí’ của Nguyễn Trãi, cùng với các tài liệu khác.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, để thuận lợi cho công tác khai thác tài nguyên thiên nhiên, thực dân Pháp đã có nhiều nghiên cứu như: Công trình nghiên cứu :”Đất Đông Dương” do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1842 ở Hà Nội, công trình nghiên cứu đất ở miền nam Việt Nam do Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam, công trình nghiên cứu: “Vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương” do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1950 ở Sài Gòn.
Thời kỳ sau năm 1975, công tác quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng, chỉ đạo bằng các văn bản pháp luật.
Năm 1988, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được đưa vào sử dụng, trong đó ban hành một số điều về quy hoạch sử dụng đất Thông tư 106 KH/RĐ ngày 15/04/1991 của Tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn về lập quy hoạch sử dụng đất tương đối cụ thể.
Năm 1993 Tổng cục Địa chính đã xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng đất với nội dung chủ yếu đề cập đến khả năng sản xuất thông qua hệ thống thủy lợi Bên cạnh đó Tổng cục Địa chính đã từng bước thực hiện việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất ở nước ta theo cấp lãnh thổ hành chính khác nhau
Năm 1994, Viện quy hoạch và thiết kế bộ nông nghiệp tiến hành đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững là nội dung đề tài ‘‘KT 02-09” do PGS – TS Trần Anh Phong làm chủ tịch năm 1995 thực hiện, nội dung đề tài này được thực hiện dựa trên đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
10
Trang 19Hiện trạng sử dụng đất của các địa phương được mô tả theo mẫu biểu quy định thống nhất cả Bộ Tài Nguyên và Môi trường Hiện trạng sử dụng đất được phân tích theo mục đích sử dụng, theo thành phần kinh tế và theo đơn vị hành chính cấp dưới.
Theo mục đích sử dụng, cần đánh giá thực trạng của từng quỹ đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng) Mỗi loại đất trên cần đánh giá theo diện tích, tỷ lệ phần tram cơ cấu, so sánh đối chiếu với toàn vùng hoặc các địa phương có các điều kiện tương đồng để từ đó nhận định về tính hợp lý phân bố tổng quỹ đất.
Theo thành phần kinh tế, cần xác định rõ diện tích và cơ cấu đất của các đối tượng sử dụng như: hộ gia đình và cá nhân, các tổ chức kinh tế, nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, UBND xã quản lý và các đối tượng khác.
Xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của đất đai với phát triển nền kinh tế - xã hội nên trong hơn 10 năm trong hơn 10 năm trở lại đây vấn đề sử dụng đất thế nào để có hiệu quả cao được nhà nước hết sức quan tâm Qua đó dự báo định hướng để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế, cơ cấu tài nguyên đất sử dụng hợp lý và ngày càng phát huy hiệu quả.
Bảng 1.1: Biến động diện tích sử dụng đất toàn quốc
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016)
Trong giai đoạn 2010 – 2016 tổng diện tích tự nhiên toàn quốc tăng thêm 33,34 ha Nguyên nhân là do quá trình đo đạc lại diện tích giai đoạn này với máy móc, phương tiện hiện đại nên chính xác hơn so với trước kia Với xu hướng chuyển
11
Trang 20mục đích sử dụng đất, diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội nên đến năm 2016, diện tích đất chưa sử dụng trên toàn quốc giảm rất mạnh Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp thì tăng lên một cách đáng kể.
Tóm lại công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam bước đầu đã có những kết quả khả quan song vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc cần phải khắc phục.
1.2.3 Thực trạng đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên
Sử dụng đất đai hợp lý - hiệu quả có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn tuy nhiên tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Thái Nguyên hết sức phức tạp Do vậy việc nghiên cứu và xây dựng tỉnh Thái Nguyên phát triển trong thời gian tới nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy sự sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, phản ánh tình hình sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên một cách đầy đủ.
Hiện tại quỹ đất của tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 353.172 ha, trong đó có 41.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 14,68%, diện tích đất trồng cây lâu năm là 39.197 ha chiếm 14,04%, đất rừng sản xuất là 99.573 ha, chiếm 35,65% Đối với đất phi nông nghiệp có 63.799 ha, chiếm 18,06% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đất phi nông nghiệp là đất phát triển hạ tầng với 26,9%, tương đương 17.161 ha; đất cho hoạt động khoáng sản 3.781 ha chiếm 5,93%.
Như vậy diện tích đất đai của tỉnh tuy không nhiều nhưng tính chất sử dụng đa dạng và khá phức tạp Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chưa xây dựng được hệ thống theo dõi đánh giá và hướng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương còn chưa được quan tâm, chưa tổ chức được bộ máy để triển khai, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa có được tiêu chí thống nhất, chưa có nội dung đánh giá đầy đủ; vì thế chưa có được những kết quả đánh giá sát thực với từng địa phương và thống
12
Trang 21nhất trên toàn tỉnh; ngoài ra hệ thống cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu; quy định mức xử phạt vi phạm còn thấp và việc xác định mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành còn khó khăn Nhìn chung quỹ đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên cơ bản đã được sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội.
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng sử dụng đất năm 2022 trên địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và biến động đất đai từ năm 2015-2022.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được tính từ năm 2015 đến năm 2022.
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Bình – Tỉnh TháiNguyên
2.3.1.1 Điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình - địa chất, khí hậu, thủy văn, nguồn nước
- Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn, tài nguyên rừng.
- Đặc điểm cảnh quan môi trường
2.3.1.2 Điều tra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
- Thực trạng phát triển kinh tế chung
13
Trang 22- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ
- Thực trạng dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội - Giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, năng lượng và bưu chính viễn thông
- Quốc phòng, an ninh
- Hiện trạng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường - Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
- Đánh giá chung về thực trạng điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện: những khó khăn, thuận lợi.
2.3.2 Điều tra chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất2.3.3 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai
- Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 2013 - Giai đoạn sau Luật Đất đai năm 2013
- Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quản lý Nhà nước về đất đai.
2.3.4 Đánh giá tình hình biến động đất đai
- Biến động tổng diện tích tự nhiên
- Phân tích hiệu quả/định mức sử dụng đất - Đánh giá chung hiện trạng sử dụng đất
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
14
Trang 23Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Các nguồn tài liệu, số liệu được thu thập từ cơ quan Nhà nước, phòng tài nguyên và môi trường, phòng Thống kê, các báo cáo tổng kết năm 2022 về thống kê kiểm kê các loại đất Báo cáo thống kê kiểm kê năm 2015, kế hoạch sử dụng đất năm 2022.
Phương pháp điều tra sơ cấp: Thu thập thông tin từ các trang thông tin điện tử, ngoài thực tế của huyện Phú Bình
2.4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Phân nhóm các loại đất theo Thông tư 01/2021/TT-BTNMT về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân nhóm đất theo mục đích quản lý, sử dụng và đánh giá biến động sử dụng các loại đất qua các năm Nhằm phân nhóm các loại đối tượng chỉ tiêu, tỷ lệ % Đề cập đến: Cơ cấu đất đai, diện tích
Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel Kết quả trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
2.4.3 Phương pháp so sánh, phân tích và đánh giá
Phân tích và đánh giá về: điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội môi trường huyện Phú Bình, biến động sử dụng đất huyện Phú Bình trong giai đoạn 2015 - 2022 và hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2022 tìm ra, đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong việc sử dụng đất, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực và hợp lí hơn.
2.4.4 Phương pháp thống kê
Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê nhằm phân nhóm toàn toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, tỷ lệ % Dựa vào dữ liệu thu thập năm 2022 ở huyện từ đó giúp dễ dàng hiểu thông qua các con số cụ thể Phương pháp này đề cập đến các vấn đề: Cơ cấu đất đai, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đánh giá phân tích về diện tích
2.4.5 Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Đây là phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng giai đoạn trước Trên cơ sở dữ liệu thu nhập được tiến hành chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng giai đoạn trước Phương pháp dễ thực hiện, ít tốn kém mà độ chính xác vẫn đảm bảo.
15
Trang 24Các bước tiến hành:
Bước 1: Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của Huyện Phú Bình Bước 2: Sử dụng phần mềm MicroStation V8i để chỉnh lý biến động trên bản đồ hiện trạng thu thập được.
Bước 3: Cho ra kết quả bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2022.
16
Trang 25Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiêna Vị trí địa lý
Huyện Phú Bình nằm ở phía đông nam tỉnh Thái Nguyên, trung tâm sầm uất nhất của huyện là thị trấn Hương Sơn, cách thành phố Thái Nguyên là 26 km về phía đông nam, có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ ;
+ Phía Tây giáp ba thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên ; + Phía Đông giáp hai huyện Tân Yên và Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang ; + Phía Nam giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Phú Bình
17
Trang 26Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hương Sơn (huyện lỵ) và 19 xã: Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương.
Trên địa bàn huyện có những tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua
b Địa hình, địa mạo
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc them cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài Độ cao trung bình so với mặt nước biền là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250m Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiến đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.
c Khí hậu và thủy văn
Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa
18
Trang 27mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1oC – 24,4oC Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9oC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2oC) là 13,7oC Tổng tích ôn hơn 8.000oC Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ Lượng bức xạ 155Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 dến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 – 82% Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.
Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây tròng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.
d Nguồn nước
Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đâp Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580 – 610 m3/s, về mua khô 6,3 – 6,5 m3/s Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp Sông Cầu còn là đường giao thông thủy quan trọng
Phú bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33km được xây dựng từ thời Pháp thuộc Kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xa Đồng Liên, qua xã Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua Ngoài ra Phú Bình còn có hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
19
Trang 283.1.1.2 Các nguồn tài nguyêna Tài nguyên đất đai
Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24138,99 ha, trong đó đất nông nghiệp có 19703,38 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13614,03 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 5511,96 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 507,98 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4433,2 ha (chiếm 18,5 %) và đất chưa sử dụng 2,41 ha (chiếm 0,5%) Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25% Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2022, trong tổng số 13614,03 ha, có 7034.69 ha trồng lúa, 2063,85 ha trồng cây hàng năm khác và 4515.5 ha trồng cây lâu năm Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa, và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện.
Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5 Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.
Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên Toàn bộ diện tích 5511.96 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo.
Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều.
Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều Trong đó đất ở ít thay đổi Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng Diện tích đất chưa
20
Trang 29sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên Điều đó chứng tỏ quĩ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết.
b Tài Nguyên, khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lướng lớn như ở các huyện khác của tỉnh Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện.
c Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 5511,96 ha chiếm 22,8% diện tích tự nhiên Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng bán sơn địa tại các xã Tân Thành, Tân Kim, Bảo Lý, trồng các loại cây công nghiệp như thông, keo, bạch đàn
Rừng Phú Bình cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng hộ môi trường và tạo cảnh quan cho các di tích lịch sử - văn hóa Cùng với các hồ đập dọc các chân núi, rừng đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái.
d Tài nguyên nhân văn
* Tài nguyên di tích lUch sử, cách mạng và văn hWa:
Đất Phú Bình ngày nay là đất huyện Tnông thời nhà Lý Trong lịch sử, huyện Tnông còn có những tên gọi khác là Dương Xá, Tây Nông, Tây Nùng Năm 1466, huyện Tnông là một trong 9 châu, huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên (sau đổi là Ninh Sóc, rồi xứ, trấn Thái Nguyên) Đến thế kỷ XIX, triều Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 tỉnh, tỉnh Thái Nguyên gồm 2 phủ là Phú Bình và Tòng Hóa; huyện Tnông thuộc phủ Phú Bình, có 9 tổng gồm 54 xã, thôn:
Tổng Nhã Lộng có 5 xã: Triều Dương, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Điềm Thụy, Ngọc Long và 2 thôn Ngọc Sơn, Cống Thượng.
Tổng Thượng Đình có 7 xã: Thượng Đình, Quan Trường, Đào Xá, Ninh Sơn, Thuần Lương, Dưỡng Mông, Lạc Dương và 2 thôn Nông Cúng, Đình Kiều.
Tổng Nghĩa Hương có 2 xã: Trang Ôn, Vân Dương và 2 thôn Cầu Đông, Yên Mễ.
21
Trang 30Tổng La Đình có 7 xã: La Đình, Mai Sơn, Kha Nhi, Bằng Cầu, La Sơn, Phương Độ, Úc Sơn và 2 thôn Thượng, Hạ.
Tổng Phao Thành có 6 xã: Phao Thanh, Lương Tạ, Phú Mỹ, Lương Trình, Thanh Lương, Ngô Xá.
Tổng Đức Lân có 4 xã: Đức Lân, Nỗ Dương, Loa Lâu, Lữ Vân và 2 thôn Nội, Ngoại.
Tổng Liên La có 4 xã: Tiên La, Điều Khê, Bạch Thạnh, Vân Đồn Tổng Lý Nhân có 6 xã: Lý Nhân, Đăng Nhân, Kim Lĩnh, Chỉ Mê, Lã An, Cổ Dạ Tổng Bảo Nang có 3 xã: Bảo Nang, Thanh Huống, Triều Dương và phường Thủy Cơ.
Vào cuối thế kỷ XIX, vùng đất ngày nay là xã Hà Châu và xã Nga My được cắt khỏi huyện Hiệp Hòa, phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh để nhập vào huyện Tnông, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1.3 Thực trạng cảnh quan, môi trườnga Cảnh quan
Phú Bình là huyện không có cảnh quan thiên nhiên đẹp và nổi tiếng như một số địa phương khác Tuy nhiên, Phú Bình cũng có những địa danh và cảnh quan đẹp có thể phát triển du lịch sinh thái và các khu nghỉ dưỡng Do rừng tự nhiên không còn nên Phú Bình không còn hệ động thực vật nguyên sinh hay tự nhiên Phú Bình không gặp phải tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như ở một số huyện có công nghiệp khai thác và luyện kim Tuy nhiên do sông Cầu bị ô nhiễm nặng nên nguồn nước tưới lấy từ sông Cầu ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước của các xã có liên quan.
b Hiện trạng môi trường
Kết quả quan trắc môi trường cho thấy nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước thải một số nơi đã bị ô nhiễm cục bộ, nhiều thông số vượt tiêu chuẩn quy định Tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào mương thoát nước chung làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân xung quanh khu vực.
22
Trang 31- Môi trường không khí: Nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí huyện Phú Bình là do các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu xử lý rác thải rắn và giao thông vận tải gây ra.
Huyện có nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề nên gia tăng việc ô nhiễm về bụi, khí thải và tiếng ồn Các cơ sở đã có biện pháp và quan tâm đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất tuy nhiên chỉ mới ở mức độ giảm thiểu, hạn chế gây ô nhiễm môi trường như: Ô nhiễm từ các cơ sở kinh doanh
xăng dầu hoạt động nuôi trồng (nguồn gây ô nhiễm là mùi, khí H2S )
Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí chưa bị ô nhiễm, một số khu vực đã bị ô nhiễm cục bộ, cụ thể là, khu vực trục đường giao thông, khu vực làng nghề Dương Thành, Úc Kỳ
-Môi trường nước: Nguồn nước ngầm của khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như việc sử dụng nước dưới đất bằng giếng khoan phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt Từ kết quả phân tích, cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích của mẫu nước đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép chất lượng nước dưới đất (TCVN 5944-1995); Riêng có chỉ tiêu Mn tại mẫu nước ngầm xã Tân Thành vượt tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần.
- Môi trường đất: Có xu thế xói mòn do thoái hóa, rửa trôi, mất chất hữu cơ, khô hạn, ngập úng, sạt lở đất, mặn hóa, phèn hóa dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi ảnh hưởng đến sản xuất.
Chất lượng đất tại các khu vực khai thác vật liệu xây dựng, các bãi rác thải đang dần bị thoái hoá.
- Chất thải rắn: Sự phát triển về kinh tế cộng với sự gia tăng về dân số đã làm cho lượng rác thải trên địa bàn huyện tăng nhanh trong thời gian qua tạo nguy cơ ô nhiễm môi trường Theo số liệu thống kê của các xã, thị trấn thì mỗi tháng lượng rác thải toàn huyện khoảng 2.677 m , tương đương mỗi năm là 30.121 m Thị trấn33 Hương Sơn và các vùng ven đô thị, KCN, các trục đường giao thông chính, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các khu chợ lượng rác thải hàng ngày lớn và đang trở thành vấn đề bức xúc nhất về môi trường hiện nay.
23
Trang 32- Ô nhiễm môi trường khu công nghiệp và làng nghề: KCN Điềm Thụy, làng nghề Dương Thành đang gây ô nhiễm môi trường, công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn sơ sài, thiếu hiệu quả Khu công nghiệp nhỏ và các làng nghề trên địa bàn huyện cũng có lượng rác và nước thải lớn song chưa được xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường ngoài.
* Nước thải, rác thải sản xuất:
Nước thải và rác thải công nghiệp chủ yếu ở khu vực đô thị, các nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản và thực phẩm với quy mô từ nhỏ đến lớn đã và đang thải ra môi trường các loại chất thải rắn và lỏng, mà hầu hết các loại chất thải này chưa được xử lý, đổ trực tiếp ra các kênh dẫn, ao hồ hoặc nền đất tự nhiên trong vùng Việc thu gom vận chuyển, xử lý rác thải ở một số địa phương còn hạn chế Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu xử lý rác thải rắn Hương Sơn, vùng gần các cơ sở sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp xẩy ra nhiều nhưng chưa được giải quyết kịp thời.
* Nước thải, rác thải sinh hoạt:
Đây là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước mặt, nước dưới đất Nước, rác thải của các khu dân cư, đặc biệt là chất thải bệnh viện, cơ sở y tế chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, cặn vô cơ và vô số các vi khuẩn gây bệnh theo mương, kênh thải ra các dòng mặt rồi ngấm xuống làm biến đổi chất lượng nước
* Hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Người dân sử dụng một lượng lớn phân bón hoá học, phân hữu cơ và các loại hoá chất BVTV để tăng năng suất và bảo vệ cây trồng Hàm lượng dư thừa (khoảng 80% - theo các nghiên cứu trên thế giới) các loại hoá chất đó đã góp phần làm biến đổi chất lượng môi trường đất, nước.
Với tập quán canh tác, sản xuất hiện nay của người dân còn lạc hậu, sử dụng và quản lý thuốc BVTV, phân bón hoá học phục vụ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo an toàn (sử dụng và quản lý thuốc BVTV không đúng quy trình, không bảo đảm an toàn lao động, vứt bỏ bừa bãi chai bao bì đựng thuốc trừ sâu ), tình trạng lạm dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV diễn ra rất phổ biến Vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn chưa được đảm bảo, tập quán cũng như ý thức của người dân
24
Trang 33về vệ sinh chuồng trại chăn nuôi còn hạn chế như xây dựng chuồng trại gần nhà, rác và nước thải chuồng trại không được xử lý hợp vệ sinh và xả vào các nguồn nước gây ô nhiễm môi trường.
* Khai thác nước dưới đất không hợp lý:
Việc khai thác nước dưới đất phổ biến, tại các cơ sở sản xuất, hộ gia đình là nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng tự nhiên, xâm nhập mặn đồng thời góp phần đưa các chất ô nhiễm từ dưới đất lên tầng mặt và ngược lại
* Phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Quá trình phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển của các KCN, TTCN là điều tất yếu, tuy nhiên do việc phát triển chưa hợp lý, thực hiện không nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường Các cơ sở sản xuất trong KCN, TTCN chất thải không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước, đất, không khí và cảnh quan tự nhiên
* Các nghĩa trang, nghĩa địa:
Hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa còn bố trí manh mún, chưa tập trung, nhiều xã chưa có sự bố trí thống nhất về khu vực hung táng, cát táng.
Việc bố trí hệ thống các nghĩa trang, nghĩa địa như hiện nay đã ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực và tạo nên các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất của khu vực.
3.1.1.3 Đánh giá chung* Thuận lợi
- Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh Với sự phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL3 và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Về tài nguyên đất đai của huyện, về cơ bản hiện nay quĩ đất đã được khai thác hết Quĩ đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến huyện rất eo hẹp Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Chất lượng đất nhìn chung xấu,
25
Trang 34nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng tăng năng suất cây trồng hạn chế Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông nghiệp thấp, chỉ khoảng 25 triệu đồng.
- Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho huyện, tỉnh cũng như cho cả nước
- Thế mạnh của Phú Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuy là thế mạnh nhưng khả năng tăng diện tích cho sản xuất nông nghiệp không còn Với xu hướng công nghiệp hóa, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm Ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế Những năm gần đây năng suất lúa tuy có tăng nhưng không nhiều Phú Bình không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như chè, như ở một số huyện khác của tỉnh Là huyện trung du nhưng do quĩ đất hạn hẹp, Phú Bình không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với qui mô lớn.
- Phú Bình có diện tích đất lâm nghiệp và rừng khá lớn Tuy nhiên có thể nói rừng và lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của huyện
- Về khoáng sản, Phú Bình có nguồn đá, cát sỏi sông Cầu đáp ứng cho nhu cầu xây dựng Tuy nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như một số huyện khác của tỉnh Do vậy, huyện không có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim.
- Phú Bình là một huyện Anh hùng có bề dày về lịch sử và văn hoá với một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, là căn cứ ATK2 tiền khởi nghĩa và có nhiều cảnh quan đẹp Nguồn tài nguyên này sẽ giúp Phú Bình có điều kiện phát triển du lịch và qui hoạch các khu nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu cầu của nhân dân trong huyện, tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.
- Một thế mạnh nữa của Phú Bình là người dân địa phương có truyền thống cách mạng, yêu nước, cần cù lao động và ham học hỏi Nhân dân Phú Bình luôn một lòng theo Đảng, nhờ vậy đây là địa phương luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội.
26
Trang 35* Khó khăn
- Xuất phát điểm để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất thấp so với mặt bằng chung toàn quốc.
- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế của huyện Mấy năm gần đây tuy có được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng hệ thống đường giao thông chưa được cải thiện nhiều, còn cần phải có đầu tư lớn mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của huyện Có thể nói phát triển, nâng cấp đường giao thông là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt phá kinh tế của huyện trong những năm tới.
- Phát triển nông nghiệp của huyện vẫn luôn là thách thức đối với Phú Bình Những năm tới, nông nghiệp của huyện vẫn giữ vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu và ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân của huyện Tuy nhiên, nếu chỉ dựa chủ yếu vào nông nghiệp, kinh tế của huyện không thể có bước phát triển bứt phá để cất cánh.
- Phú Bình có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nông nghiệp chiếm đến 78% Điều đó đang đặt ra thách thức đối với huyện trong việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm tại địa phương cho người lao động.
- Là môt huyện trung du, đất không rộng, mật độ dân số cao và biến động cơ học của dân số là âm, đến nay Phú Bình vẫn là huyện nghèo, kinh tế thuần nông, kém phát triển.
- Do là huyện nghèo nên thu nhập của nhân dân thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, sức mua và thị trường nội huyện còn eo hẹp Bởi vậy thị trường nội huyện chưa tạo ra được hấp dẫn cho việc phát triển các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn huyện.
27
Trang 363.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong năm 2022, tình hình kinh tế cả nước có nhiều thách thức mới sau đại dịch Covid-19: Quy mô nền kinh tế còn hạn chế; áp lực lạm phát tang cao; giá xăng dầu; nguyên vật liệu biến động manh, ảnh hướng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực; dịch bệnh, thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; tổ chức đôn đốc, tháo gỡ khó khan, vướng mắc trên nhiều ngành, lĩnh vực Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19, đế nay các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đã hoàn thành hoặc vượt mức so với kế hoạch đề ra Kinh tế của huyện phát triển ổn định; công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường; quốc phòng được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời góp phần đảm bảo ổn định đời sống người dân trên địa bàn huyện.
3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
- Giá trU sản xuất ngành Nông nghiệp: Nhằm hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung, với các cây trồng vật nuôi có lợi thế, tạo thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn, trong giai đoạn này, huyện Phú Bình tập trung xây dựng 8 dự án, ưu tiên phát triển một số sản phẩm có lợi thế, với tổng kinh phí trên 74 tỷ đồng Dự án ưu tiên gồm: Xây dựng và phát triển mạnh thương hiệu Nếp thầu dầu Phú Bình theo tiêu chuẩn hữu cơ; liên kết chuỗi giá trị sản phẩm rau ứng dụng công nghệ cao; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; phát triển gà đồi Phú Bình… Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện đạt gần 4.900 tỷ đồng, tăng 2.400 tỷ đồng so với năm 2021 Trong đó, giá trị các sản phẩm có lợi thế đạt trên 4.000 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng giá trị của ngành Tốc độ phát triển đạt trên 4,3%/năm.
28
Trang 37Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục tăng, chiếm khoảng 60 - 70%; kinh tế hợp tác xã, trang trại phát triển, trên địa bàn huyện hiện có 38 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 18 tổ hợp tác và 255 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 27 trang trại được cấp chứng chỉ VietGAP Huyện đã từng bước hình thành các khu chăn nuôi tập trung gắn với quy hoạch nông thôn mới.
- Giá trU sản xuất ngành công nghiệp: Năm 2020 huyện Phú Bình phấn
đấu giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt trên 19 nghìn tỷ đồng Hết quý I năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt trên 4.500 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch, tăng 2,7% so với cùng kỳ Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.200 tỷ đồng, còn lại là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện có tăng trưởng nhưng vẫn ở mức thấp, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của dịch Covid – 19 dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn, đã tác động đến tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của toàn huyện Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp công nghiệp Đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; quan tâm đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Đi đôi với đó, các HTX, tổ hợp tác, làng nghề sản xuất công nghiệp cũng sẽ được khuyến khích phát triển
Nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với các cây trồng vật nuôi có lợi thế, tạo thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn, trong giai đoạn 2022-2025, huyện Phú Bình tập trung xây dựng 8 dự án, ưu tiên phát triển một số sản phẩm có lợi thế, với tổng kinh phí trên 74 tỷ đồng Dự án ưu tiên gồm: Xây dựng và phát triển mạnh thương hiệu Nếp thầu dầu Phú Bình theo tiêu chuẩn hữu cơ; liên kết chuỗi giá trị sản phẩm rau ứng dụng công nghệ cao; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; phát triển gà đồi Phú Bình… Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện đạt gần 4.900 tỷ
29
Trang 38đồng, tăng 2.400 tỷ đồng so với năm 2021 Trong đó, giá trị các sản phẩm có lợi thế đạt trên 4.000 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng giá trị của ngành Tốc độ phát triển đạt trên 4,3%/năm.
3.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số huyện Phú Bình tính đến cuối năm 2020, dân số của toàn huyện Phú Bình là 146.086 người, với mật độ dân số trung bình là 586 người/km Mật độ dân2 số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km gồm Bàn Đạt, Tân Khánh,Tân Kim và Tân Thành.2
Trong số 146.086 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế Đây vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch Năm 2022 có 2.266 lao động được giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề Phân theo ngành, năm 2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78% tổng số lao động của toàn huyện.
Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn huyện còn nhiều hạn chế Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác Những đặc điểm về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
3.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôna Thực trạng phát triển đô thị
Đối với thị trấn Hương Sơn, huyện dừng ở việc phê duyệt nhiệm vụ và phê duyệt quy hoạch chung theo tiêu chuẩn đô thị loại IV, không lập đề án công nhận đạt đô thị loại IV Xã Điềm Thụy tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thủ tục để phê duyệt xã được công nhận đô thị loại V, không lập đề án trở thành thị trấn Điềm Thụy Đối
30