Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại tp hải dương tỉnh hải dương

88 0 0
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại tp hải dương   tỉnh hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuy nhiên việc giao đất còn phân tán nhỏ lẻ, đất đai chưa được khai thác đúng mức, mức độ thâm canh trong nông nghiệp chưa cao.Để công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bà

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TP HẢI DƯƠNG - TỈNH HẢI DƯƠNG

Người thực hiện: LÊ ANH ĐỨC

Giáo viên hướng dẫn: ThS VŨ THỊ XUÂN

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp được xem là khâu quan trọng giúp sinh viên củng cố kiến thức tiếp thu được trên giảng đường và hoàn thiện chương trình đào tạo Đại học Đây cũng là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế nghền ghiệp, kết hợp với các kiến thức đã học trong nhà trườngđể hoàn thiện kỹ năng trong công việc, tích lũy kinh nghiệm làm hành trang phục vụ cho công việc hiện tại và sau khi ra trường.

Được sự giới thiệu của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai và cô Ths Vũ Thị Xuân, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương” Để có được thành quả này em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và đặc biệt là cô Ths Vũ Thị Xuân đã hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận em đã cố gắng nghiên cứu nhưng do sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi còn tồn tại những sai sót và khuyết điểm Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để khóaluận của em được hoàn thiện hơn nữa.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên thực hiện

Lê Anh Đức

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Khái niệm đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và sự cần thiết đánh giá hiện trạng sử dụng đất 4

1.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai 6

1.2.1 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử

1.3.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên thế giới 9

1.3.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam 11

1.3.3 Khái quát hiện trạng sử đất cả nước 12

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

Trang 5

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 16

2.2 Nội dung nghiên cứu 16

2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hải Dương .16 2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai thành phố Hải Dương 16

2.2.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Dương 17

2.2.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất của thành phố Hải Dương 17

2.3 Phương pháp nghiên cứu 17

2.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu 17

2.3.2 Phương pháp so sánh 18

2.3.3 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp số liệu 18

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hải Dương 19

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường .19 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Dương 25

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 33

3.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hải Dương 35

3.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Dương 39

3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 39

3.3.2 Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2015 – 2020 thành phố Hải Dương 45

3.3.3 Đánh giá chung về thực trạng sử dụng đất đai 56

3.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất thành phố

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắtChữ viết đầy đủ

Trang 8

DANH MỤC BẢN

Bảng 1.1 Hiện trạng đất nông nghiệp tại Việt Nam năm 2020 13

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam năm 2020 14

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua một số giai đoạn 26

Bảng 3.2 Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm 32

Bảng 3.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2022 39

Bảng 3.4 Số liệu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 40

Bảng 3.5 Số liệu hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 42

Bảng 3.6 Số liệu hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng 43

Bảng 3.7 Biến động đất đai giai đoạn 2015 – 2020 thành phố Hải Dương 45

Bảng 3.8 Bảng biến động đất đai năm 2020-2022 thành phố Hải Dương 52

Bảng 3.9 Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau khi thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch SDĐ đến năm 2020 thành phố Hải Dương 56 Y

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam năm 2020 12 Hình 1.2 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng tại Việt Nam năm 2020 15 Hình 3.1 Vị trí địa lý TP Hải Dương – Tỉnh Hải Dương 19

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ1.Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên là kết quả của quá trình phong hóa đá hàng triệu năm, tồn tại độc lập với ý thức của con người, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Như vậy, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất của nhiều ngành sản xuất, mà trong đó quan trọng nhất là ngành nông nghiệp, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hóa xã hội Bởi vậy mà từ xa xưa ông cha ta có câu “tấc đất, tấc vàng” Tuy vậy, đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nó cũng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, mà chỉ biến đổi về chất lượng, tức là có thể tốt lên hoặc xấu đi, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sản xuất của con người Nếu được sử dụng hợp lý, đất đai không những không bị thoái hóa mà độ phì nhiêu trong đất ngày càng tăng, cùng với đó là khả năng sinh lợi của đất ngày càng cao.

Tại điều 17 và 18 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” Việc ra đời của Luật Đất đai năm 1993, các luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001, Luật Đất đai năm 2003 và hàng loạt nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật là minh chứng cho tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai Nhưng bên cạnh đó công tác này vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, công tác quản lý chưa đồng bộ, việc sử dụng đất chưa tiết kiệm, không đúng mục đích làm hủy hoại đất và môi trường Do vậy, điều tra hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất là công việc quan trọng không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay.

Trang 11

Ở cấp thành phố, công tác điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đóng vai trò định hướng lớn cho việc sử dụng đất sau này Bao gồm điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; tình hình sử dụng các loại đất; xác định tiềm năng đất đai; thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Và đây cũng là công việc không thể thiếu trong quy hoạch sử dụng đất.

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam Năm 2021, Hải Dương là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 8 về số dân với 1.936.774 người, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,5% GRDP đạt 149.700 tỉ đồng (tương ứng với 6,480 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng (tương ứng với 3.347 USD) Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I), cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng.

Đây là một trong những địa bàn có tiềm năng về phát triển nông lâm kết hợp như nghề rừng, trồng cỏ và chăn nuôi trâu bò Đại bộ phận đất đai ở đây đã được gắn với quyền lợi cụ thể với các chủ thể nên đã đưa vào sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Tuy nhiên việc giao đất còn phân tán nhỏ lẻ, đất đai chưa được khai thác đúng mức, mức độ thâm canh trong nông nghiệp chưa cao.

Để công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Tây Thành đi vào nề nếp, đúng pháp luật, khai thác đúng tiềm năng của

đất một cách có hiệu quả nhất, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng sửdụng đất tại Thành Phố Hải Dương- Tỉnh Hải Dương” để làm chuyên

đề tốt nghiệp của mình

2 Mục đích, yêu cầu

2.1 Mục đích

Trang 12

- Đánh giá biến động đất đai thành phố Hải Dương giai đoạn 2015-2022 Từ đó tìm ra xu thế và nguyên nhân gây ra biến động trong sử dụng đất của thành phố

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Dương.

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất thành phố Hải Dương.

2.2.Yêu cầu

+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, chính xác, đúng hiện trạng và phải đảm bảo tính khách quan để từ đó xác định chính xác và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra xu thế biến động đối với đất đai trong những năm qua.

+ Đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, chủ trương đường lối của thành phố.

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và sự cần thiếtđánh giá hiện trạng sử dụng đất

- Khái niệm đất đai: Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt

trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và bên dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, mặt nước (sông, suối, ao, hồ…), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động - thực vật, trạng thái di cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại như san nền, xây dựng hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…(Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành)

Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên, song cho dù ở thời kỳ nào thì với mỗi quốc gia đất đai luôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đối với mỗi cá nhân, trong những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống thì đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt, là điều kiện đầu tiên và cũng là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào Bởi vậy mà Willam Petty đã nói: “Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”.

Kinh tế, xã hội phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người với đất đai ngày càng trở nên căng thẳng, những sai lầm hoặc có ý thức hoặc vô thức của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường đất, cùng với đó, một số công năng của đất bị suy yếu đi Vấn đề đánh giá đúng hiện trạng và tiềm năng đất đai để tổ chức sử dụng đất theo quan điểm

Trang 14

sinh thái và sử dụng đất bền vững càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: Là quá trình so sánh, đối chiếu, mô tả hiện trạng sử dụng của từng loại đất (đất nông nghiêp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng), để từ đó rút ra kết luận, hay những nhận định về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất, làm cơ sở để đề ra những quyết định sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo sử dụng đất bền vững.

Hiện trạng sử dụng đất của các địa phương được miêu tả theo biểu mẫu quy định thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được phân theo mục đích sử dụng, thành phần kinh tế, và theo đơn vị hành chính cấp dưới.

+ Theo mục đích sử dụng: Cần đánh giá thực trạng của từng quỹ đất Mỗi loại đất cần đánh giá theo diện tích, tỷ lệ phần trăm cơ cấu, so sánh, đối chiếu với toàn vùng hoặc các địa phương có điều kiện tương đồng để từ đó có thể đưa ra các nhận định chính xác.

+ Theo thành phần kinh tế: Cần xác định rõ diện tích và cơ cấu của các đối tượng sử dụng bao gồm hộ gia đình và cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, UBND xã quản lý và các đối tượng sử dụng đất khác.

Ngoài ra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất còn phải phân tích biến động đất đai, đánh giá được tiềm năng đất đai để từ đó xây dựng định hướng sử dụng đất trong 10 – 15 năm tới hoặc xa hơn.

Đất đai thuộc nhóm tài nguyên thiên nhiên hạn chế, song lại không thể thiếu trong mọi ngành sản xuất cũng như đời sống của con người Do vậy, sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý không những tạo đà cho sự phát triển mà còn đảm bảo an ninh, quốc phòng … Hơn nữa, sự gia tăng dân số, cùng với đó là nhu cầu của con người ngày càng cao, áp lực của sự phát triển lên đất đai càng lớn, những tác động có ý thức hoặc vô thức của con người trong quá

Trang 15

trình sử dụng đất, cùng với sự tác động của thiên nhiên làm tài nguyên đất ngày càng suy kiệt.

Như vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất là bộ phận quan trọng của đánh giá tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt quan trọng đối với quy hoạch sử dụng đất nhằm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hay làm cơ sở đưa ra những quyết định cũng như các định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững trong tương lai.

1.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sửdụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai

1.2.1 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sửdụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế kỹ thuật có tính đặc thù, vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, có những đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp, vùng lãnh thổ theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật của Nhà nước và được coi là giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát triển kinh tế xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất định, cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại, tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Trang 16

Quy hoạch sử dụng đất nhận trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa mâu thuẫn đất đai của các ngành, các lĩnh vực, xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng cao Bởi vây, quy hoạch sử dụng đất là một giải pháp nhằm biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho sự phát triển kinh tế trong một giai đoạn nhất định, muốn làm được điều này nhất thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất.

Như vậy, trong điều kiện đất đai có hạn mà nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng thì đánh giá hiện trạng sử dụng đất là công việc không thể thiếu trong công tác quy hoạch sử dụng đất, là cơ sở nền tảng cho một phương án quy hoạch có tính khả thi cao, phù hợp với địa bàn nghiên cứu Bởi vậy mà đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ mật thiết với nhau.

1.2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với công tác quảnlý Nhà nước về đất đai

Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, đất đai luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước Tại điều 17 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” Điều 5 Luật Đất đai quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý về đất đai trên phạm vi cả nước đảm bảo cho đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo đem lại lợi ích lớn nhất cho Nhà nước cũng như người sử dụng đất,

Trang 17

được thể hiện tại điều 6 của Luật đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

Với đặc điểm nước ta là một nước có diện tích không lớn với tổng diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha, song dân số lại cao trên 85 triệu người, nên bình quân diện tích đất đầu người thấp Như vậy, có thể nói Việt Nam là nước đất chật người đông, vấn đề quản lý sử dụng đất còn chưa thật hợp lý, tình trạng đất bị phá hủy hàng ngày vẫn diễn ra, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng vẫn ít được coi trọng, các hiện tượng lấn, chiếm, tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở địa phương Do đó, để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm bắt được thông tin, tư liệu về hiện trạng sử dụng đất, được thực hiện trên cơ sở thống kê đầy đủ và chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng Dựa vào số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, dự báo nhu cầu sử dụng đất, sau đó xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước theo mục đích và đối tượng sử dụng Các kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý đất đai được chặt chẽ ở các địa phương Vì vậy, có thể nói công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

1.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên thế giớivà ở Việt Nam

Trong những thập niên gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ của dân số đã gây nên một áp lực lớn lên đất đai Để giảm thiểu một cách tối đa sự suy thoái tài nguyên đất do sự thiếu trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, đồng thời tạo cơ sở cho định hướng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững trong tương lai Công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện từ rất lâu và ngày càng được chú trọng Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là việc luôn gắn liền với quy hoạch sử dụng

Trang 18

đất Theo FAO, quy hoạch sử dụng đất là khâu kế tiếp của công tác đánh giá đất Do vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất luôn là công việc gắn liền với nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất.

1.3.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên thế giới

Từ nhiều năm trước đây, trên thế giới đặc biệt tại các nước phát triển đã tiến hành đánh giá khả năng sử dụng của đất, tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất và ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất Công tác nghiên cứu về đánh giá đất ngày càng thu hút các nhà khoa học trên thế giới, trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu không thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai Các phương pháp đánh giá đất mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên – kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất.

Có 3 phương pháp đánh giá đất chính:

+ Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán + Đánh giá đất theo phương pháp thông số.

+ Đánh giá đất dựa theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định lượng Thấy rõ tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông – Lương của Liên hợp quốc – FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO – 1976) Tài liệu này đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh

Trang 19

giá đất đai ở nước mình và được công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá đất vào sản xuất nông lâm nghiệp Đến năm 1983 và những năm tiếp theo, đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau:

+ Đánh giá đất cho nông nghiệp nước trời – 1983 + Đánh giá đất cho vùng đất rừng – 1984 + Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới – 1985 + Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả - 1989.

+ Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất – 1992.

Song đề cương và tài liệu hướng dẫn đánh giá đất của FAO chỉ mang tính khái quát toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến hành quy trình đánh giá đất cùng với những gợi ý và ví dụ minh họa giúp cho các nhà khoa học đất ở các nước khác nhau tham khảo Do vậy, tùy điều kiện sinh thái, đất đai và sản xuất của từng nước, họ có thể vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và có kết quả tại nước mình.

Tại Liên Xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất từ lâu đời Việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính, và đánh giá đất được thực hiện theo ba bước:

+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng + Đánh giá khả năng kinh tế của đất + Đánh giá kinh tế của đất.

Anh, Pháp đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày một hoàn thiện Đối với các nước khác: Trung Quốc, Thụy Điển nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất của họ đã được tiến hành tương đối tốt, nhưng mới chỉ dừng lại ở phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.

Trang 20

Hiện nay, công tác đánh giá đất được thực hiện ở hầu hết các quốc gia và trở thành khâu trọng yếu trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện quản lý sử dụng đất bền vững.

1.3.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam

Tại Việt Nam, đây là lĩnh vực còn non trẻ, kinh nghiệm thực tế còn ít, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế Song ngay từ thời kỳ phong kiến, thực dân, để tiến hành thu thuế đất đai, đã có sự phân chia “tứ hạng điền - lục hạng hổ” Sau hòa bình lập lại, ở phía Bắc, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện Nông hóa Thổ nhưỡng rồi sau đó là viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã có những công trình nghiên cứu nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm nghiệp bền vững Chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ cấp quốc gia đến vùng và tỉnh huyện đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có những thông tin đất đai và dữ liệu về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, lâu bền đất sản xuất nông nghiệp.

Các nhà khoa học đất cùng với các nhà quản lý đất trong toàn quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác đánh giá đất tại Việt Nam Gần 10 năm qua, hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO được tiến hành ở cấp từ vùng sinh thái đến tỉnh - thành phố và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai từ Bắc đến Nam Các nhà khoa học đất trên toàn quốc đã hoàn thành nghiên cứu đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (1991 – 1995) Năm 1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã kịp thời tổng kết và vận dụng các kết quả bước đầu của chương

Trang 21

trình đánh giá đất ở Việt Nam để xây dựng tài liệu “Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững” (thời kỳ 1996 – 2000 và 2010).

Những năm cuối thế kỷ XX, các chương trình đánh giá đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đã được thực hiện, kết quả thu được là tài liệu quan trọng và các thông tin có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở.

Trong giai đoạn 2001 – 2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác quốc tế, Viện thổ nhưỡng – Nông hóa đã tập trung nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên hệ phân loại đất tiên tiến trên thế giới như FAO – UNESCO, Soil Taxolomy…

1.3.3 Khái quát hiện trạng sử đất cả nước

-Theo số liệu thống kê trên, tổng diện tích tự nhiên trên cả nước ( tính đến 31/08/2020) là 33123,6 nghìn ha trong đó bao gồm : đất nông nghiệp 27289,4 nghìn ha; đất phi nông nghiệp 3773,8 nghìn ha; đất chưa sử dụng

Trang 22

Hình 1.1 Hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam năm 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020

Trang 23

- Đất nông nghiệp có diện tích 27289,4 nghìn ha chiếm 82,3 % diện tích đất tự nhiên cả nước Các loại đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau:

+ Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong đất nông nghiệp với 45,1% (14940,8 nghìn ha), trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm tỉ lệ lớn

+ Đất trồng cây hàng năm chiếm 20.9% tổng diện tích đất nông nghiệp (6952,1 nghìn ha), trong đó đất lúa có diện tích 4120,5 nghìn ha, đất trồng cây hàng năm khác 2831,6 nghìn ha, đất trồng cây lâu năm 4546,4 nghìn ha.

+ Đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 795,3 nghìn ha chiếm 2,4% diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất muối và đất nông nghiệp khác với diện tích lần lượt là 17,0 và 37,8 nghìn ha chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất nông nghiệp dưới 1%.

- Đất phi nông nghiệp có diện tích 3914,5 nghìn ha chiếm 11,4% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước.

+ Đất chuyên dùng (1998.2 nghìn ha) chiếm tới 50,1% tổng diện tích đất phi

Trang 24

nông nghiệp cả nước, phần lớn là đất có mục đích công cộng (1289.0nghìn ha) + Đất ở (712,7 nghìn ha) chiếm 19,1% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, dù quá trình đô thị hóa ở nước ta những năm gần đây tăng nhanh nhiều khu đô thị, thành phố mới xuất hiện nhưng đất ở đô thị chỉ đạt 185,3 nghìn ha, so với 564,5 nghìn ha đất ở nông thôn.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (987,6 nghìn ha) chiếm 25,2% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa (108,9 nghìn ha) chiếm 2,78% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam năm 2020

Trang 25

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020

Trang 26

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng (7,1 nghìn ha) và đất phi nông nghiệp khác (51,3 nghìn ha) lần lượt chiếm 0,18% và 1,31% tổng diện tích đất phi nông nghiệp cả nước.

Hình 1.2 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng tại Việt Nam năm 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020

- Đất chưa sử dụng có diện tích 2060,4 nghìn ha chiếm 6,3% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng 1679,8 nghìn ha Đất bằng chưa sử dụng có diện tích 212,2 nghìn ha.

Trang 27

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ quỹ đất đai tại Thành phố Hải Dương – TP Hải Dương.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vị không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn thành phố Hải Dương – TP Hải Dương.

- Phạm vị thời gian: Số liệu hiện trạng đất đai thu thập năm 2022, biến động đất đai giai đoạn 2015-2022

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hải Dương

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môitrường: Vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thủy văn nguồn

nước; Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản); Tài nguyên nhân văn; Cảnh quan môi trường

- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội, áp lực của thực trạng pháttriển kinh tế xã hội đối với tài nguyên đất và công tác quản lý tài nguyênđất: Tăng trưởng kinh tế, sự phát triển kinh tế của các ngành kinh tế và tỷ

trọng của các ngành trong GDP; Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng; Thực trạng phân bố, phát triển các đô thị và khu dân cư nông thôn; Đặc điểm dân số, lao động, việc làm và mức sống.

+ Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hải Dương gây áp lực đối với tài nguyên đất và công tác quản lý đất đai.

2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai thành phố Hải Dương

Theo nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai 2013

Trang 28

2.2.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố Hải Dương

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 của thành phố Hải Dương + Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất + Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý - Đánh giá tình hình biến động đất giai đoạn 2015 – 2022 - Đánh giá chung

2.2.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất củathành phố Hải Dương

- Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất của thành phố Hải Dương

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu

Thực hiện điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp: tức ngoài số liệu thu được từ các phòng ban như biểu thống kê đất đai hàng năm, bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các thời kỳ, bản đồ địa chính, bản đồ địa hình… nhằm mục đích thu thập số liệu về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố, sau đó tiến hành điều tra bổ sung số liệu từ thực tế của địa phương.

Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học (NCKH) Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.

- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Nhằm thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thống kê về diện tích các loại đất năm 2022 và những năm liền kề để đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất đai thành phố Hải Dương.

Trang 29

Kết hợp khảo sát thực địa, quan sát trực tiếp kiểm tra độ chính xác của các thông tin thu được, đối soát chỉnh lý biến động vị trí các khoanh đất dựa vào các địa vật rõ nét có sẵn trên bản đồ và trên thực địa.

2.3.2 Phương pháp so sánh

Từ các số liệu đã thu thập được qua các thời kỳ, tiến hành so sánh, đối chiếu tìm ra quy luật biến động.

- Phương pháp xử lý, phân tích so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê toàn bộ diện tích đất của thị trấn theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường, phân nhóm các số liệu điều tra để xử lý, phân tích hiện trạng và so sánh với số liệu các năm trước để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu các loại đất.

2.3.3 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp số liệu

Liệt kê các tài liệu, số liệu có độ chính xác cao, sát với thực tế, lập biểu thống kê cho toàn thành phố.

Sau khi thu thập tài liệu, số liệu tiến hành phân tích, tổng hợp theo yêu cầu và mục đích của đề tài bằng phần mềm Excel.

Trang 30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hải Dương

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh Hải Dương Thành phố có tọa độ địa lý: Từ 20 54’49 đến 20 57’41 oo vĩ độ Bắc và từ 106 15’28 đến 106 21’15 kinh độ Đông Có ranh giới được oo xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Nam Sách;

- Phía Nam giáp huyện Gia Lộc và huyện Tứ Kỳ;

- Phía Đông giáp huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành;

- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng.

Trang 31

Hình 3.1 Vị trí địa lý TP Hải Dương – Tỉnh Hải Dương

Thành phố có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Có hành lang kinh tế quan trọng là hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần với hành lang kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ Hải Dương cách Hà Nội 57 km, Hải Phòng 47 km, cách Hạ Long 80 km và cách Móng Cái 270 km đây là một thuận lợi lớn của tỉnh Hải Dương nói chung và của Thành phố Hải Dương nói riêng xét về mặt trao đổi thương mại với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình và Hưng Yên

Thành phố có hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua; có trên 10 km đường Quốc lộ 5A nối liền các Thành phố Hà Nội - Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; Quốc lộ 37 nối thành phố Hải Dương với tỉnh Quảng Ninh Có hệ thống giao thông đường thuỷ, trong đó sông Thái Bình bao quanh phía Đông và phía Bắc thành phố Nằm ở vị trí địa lý hết sức thuận lợi về giao thông và ở giữa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, thành phố Hải Dương có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kho bãi, trung chuyển và thương mại.

3.1.1.2 Địa hình địa mạo

Địa hình thành phố Hải Dương mang tính chất chung của vùng đồng bằng ven biển nên tương đối bằng phẳng Do quy luật bồi đắp, lắng đọng phù sa sông, biển nên địa hình có kiểu hình lượn sóng với hướng dốc chủ yếu từ Tây sang Đông, độ dốc nhỏ dưới 1%/km, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi Địa hình của thành phố được chia làm 2 dạng chính:

- Vùng ven đê sông Hồng có địa hình thấp trũng, độ cao từ 0,5 – 1 m Khu vực ngoài đê là các bãi bồi có địa hình lượn sóng, thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa lũ.

Trang 32

- Vùng giữa thành phố chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 -2 m, địa hình bằng phẳng xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm.

Nhìn chung, địa hình của thành phố bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt cho phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa, màu và cây ăn quả…vùng thấp trũng phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

3.1.1.3 Khí hậu

Thành phố Hải Dương mang đặc điểm khí hậu đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển Khí hậu của thành phố được chia làm 4 mùa Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của thành phố thành hai mùa chính:

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều Lượng mưa từ 1.100 mm – 1.500 mm, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Khi mùa lũ đến mực nước sông Hồng và sông Trà Lý lên cao, nhất là khi mưa lớn, tập trung, thường gây ngập úng tại các vùng thấp, trũng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Mùa khô: Từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, có khí hậu đặc trưng lạnh, ít mưa Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15 C, lượng mưa ít, đạt 15o – 20% tổng lượng mưa cả năm.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 24 C; Nhiệt độ trung bình caoo nhất là 39 C; Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15 C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối làoo 4oC; Biên độ nhiệt trong ngày nhỏ hơn 10 C; Lượng bức xạ mặt trời trungo bình năm từ 100 kcal/cm ; Tổng tích ôn khoảng 8.300 – 8.5002oC.

- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm từ 1.400 – 1.800 mm Mưa tập

trung vào các tháng 7, 8 ,9 Ngày có lượng mưa cao nhất 200 – 300 mm.

Trang 33

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình trong năm 85 – 95%.

Các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 30%.

- Nắng: Số giờ nắng trong năm 1.600 – 2.700 giờ, thuận lợi cho phát

triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm.

- Gió, bão: Có hai hướng gió thịnh hành là: Gió Đông Nam thổi vào

mùa hạ với tốc độ từ 2 – 4 m/s; Gió Đông Bắc thổi vào mùa đông với tốc độ không lớn nhưng thường gây lạnh đột ngột.

Trung bình mỗi năm có từ 2 – 4 cơn bão đổ bộ vào thành phố kèm theo mưa to và gió lạnh, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt gây ngập úng cho các vùng thấp trũng.

Nhìn chung, khí hậu thành phố Hải Dương với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nắng và bức xạ mặt trời rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện tốt cho thâm canh tăng vụ Tuy nhiên, tính biến động của thời tiết bão, lượng mưa tập trung theo mùa, kết hợp với địa hình thấp trũng gây ra ngập úng ở một số vùng nên cần có biện pháp phòng tránh kịp thời.

3.1.1.4 Thủy văn

Thành phố Hải Dương có 2 con sông lớn chảy qua là sông Thái Bình và sông Sặt nên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của 2 con sông này

Sông Thái Bình chảy qua khu vực thành phố Hải Dương là một đoạn sông cong, lòng sông rộng và khá sâu Hai bên có đê cao khống chế Khi có lũ lớn từ Phả Lại đổ về lượng lũ qua đây thường rút chậm Dòng chảy qua đây nằm trong khu vực ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều kể cả mùa lũ Về mùa cạn trong sông có nước chảy 02 chiều, hàng ngày có 01 lần nước lên cao nhất (đỉnh triều); và 01 lần nước xuống thấp nhất (chân triều) Những ngày

Trang 34

triều mãn có 02 đỉnh, 01 chân hoặc 02 chân 01 đỉnh triều Thủy triều trong những ngày triều cường khá mạnh, khi nước lên có dòng chảy ngược.

Trang 35

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyêna Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất tỉnh Hải Dương tại Quyết định số 4901/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Hải Dương, trên địa bàn thành phố Hải Dương có một số các loại đất chính sau:

- Đất phù sa Glây (Pg): Đất phân bố ở trong đê, địa hình vàn thấp và trũng Đất có phản ứng đất từ rất chua đến kiềm (pHKCl: 3,52 - 7,16) Loại đất này có pHKCl trung bình là 4,79 Đất sử dụng phù hợp cho 2 vụ lúa Nhiều diện tích được cải tạo có thể trồng 2 vụ lúa + màu hoặc trồng hoa.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Đất phân bố ở trong đê, hàng năm không được bồi đắp phù sa nữa, địa hình vàn đến cao Trong các tầng đất sâu, quá trình feralite phát triển mạnh, hình thành tầng loang lổ đỏ vàng Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nặng Đất phù hợp cho 2 vụ lúa + màu đông hoặc chuyên màu, cây ăn quả.

b Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: tại thành phố Hải Dương khá phong phú và đa dạng Trên địa bàn thành phố có 2 con sông lớn chảy qua là sông Thái Bình và sông Sặt nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thuỷ văn của 2 con sông này Ngoài ra, thành phố còn có mạng lưới các ao hồ khá dày đặc, được nối với các sông lớn, nhỏ và các kênh mương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân

- Nguồn nước ngầm: của thành phố có trữ lượng khá so với vùng đồng bằng Bắc bộ Nguồn nước ngầm ở Hải Dương nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng C1<200mg/l Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40-120 m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt Nước ở tầng này có chất lượng trung bình, tổng độ khoáng cao, hàm lượng các ion; Na: 1,64, Cl:

Trang 36

2,19, nước lợ, cần phải có quy trình xử lý chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất và sinh hoạt.

c Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố có mỏ nước khoáng nóng ở phường Thạch Khôi, là nguồn để tạo nên nước khoáng.

Ngoài ra, thành phố chỉ có 02 loại khoáng sản được khai thác, sử dụng đó là cát lòng sông (cát đen) và đất để sản xuất gạch đất nung.

3.1.1.6 Tài nguyên nhân văn

Thành phố Hải Dương là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Đa số đất đai thành phố Hải Dương được hình thành từ thế kỷ XIII (thời Trần) Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và các cuộc chiến tranh tàn phá cho đến nay thành phố Hải Dương, trong thành phố nhiều nơi vẫn còn gìn giữ được các công trình văn hóa như đền Bia, chùa Vạn Phúc, chùa Sếu,… với những đường nét chạm trổ tinh xảo, hoa văn cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử Hòa quyện với các di sản văn hóa hiện vật, các phong tục lễ hội truyền thống là các loại hình văn hóa dân gian đặc trưng độc đáo của vùng đồng bằng sông Hồng như tế cung đình, bơi trải, múa hát cung đình, hát chèo, đi cầu kiều, bắt chạch, kéo lửa nấu cơm cần vẫn được lưu giữ và phát triển.

Thành phố Hải Dương còn là cái nôi của nhiều nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng mà đến nay vẫn còn lưu giữ và phát triển Trên địa bàn thành phố hiện nay có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Người dân Hải Dương có truyền thống đoàn kết, yêu nước đã để lại nhiều chiến công lịch sử, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân Kiến Xương đã đóng góp nhiều sức người sức của cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Ngày nay, trong thời kỳ khôi phục và phát triển, đặc biệt là thời kỳ đổi mới thành phố Hải Dương luôn phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực

Trang 37

tự cường khắc phục mọi khó khăn để vươn lên thực hiện thắng lợi mục tiêu của đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra và tạo tiền đề mới cho thành phố vững bước phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.1.1.7 Cảnh quan môi trường

Thành phố Hải Dương là thành phố có địa hình bằng phẳng, những cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay và các điểm dân cư phân bố hài hòa, cơ sở hạ tầng phát triển mang đậm sắc thái của các làng xã vùng đồng bằng sông Hồng từ hình thái quần cư, kiến trúc nhà ở đến sinh họat trong cộng đồng dân cư Đan xen trong làng xóm có hàng trăm ngôi đền, chùa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ mang đậm dấu ấn kiến trúc của các thời kỳ lịch sử Cùng với các công trình văn hoá phúc lợi, nhà ở, đường làng ngõ xóm được xây dựng lại khang trang, những làng nghề truyền thống, những phong tục tập quán lễ hội…tạo cho thành phố những nét riêng, tiêu biểu của nông thôn mới.

Song sự phát triển của hàng loạt các làng nghề thủ công, các loại khí thải, chất thải hàng ngày vẫn thải ra hệ thống sông ngòi, cùng với việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Trong thời gian tới thành phố cần xây dựng hệ thống chất thải đồng bộ đảm bảo cảnh quan và sức khỏe của con người cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Dương

3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Thành phố Hải Dương là thành phố sản xuất nông nghiệp là chính, trình độ thâm canh cao, lao động dồi dào, các điều kiện tự nhiên thuận lợi Bởi vậy, trong những năm qua, thành phố đã rất chú trọng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, điều này được thể hiện rất rõ trong các đường lối chính sách của Đảng ủy, chính quyền thành phố qua các dự án đầu tư như thực hiện kiên cố hóa kênh mương nội đồng, thực hiện thành công chính sách dồn điền

Trang 38

đổi thửa, đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế trang trại, xây dựng cánh đồng 50 triệu/ ha.

Ngoài ra, thành phố còn có các chính sách cho vay vốn sản xuất đối với các hộ gia đình khó khăn thông qua quỹ xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho các hộ nghèo có vốn sản xuất Bởi vậy, kinh tế của thành phố phát triển mạnh mẽ, xã hội đi vào ổn định, góp phần khắc phục được tình trạng đói nghèo, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thành phố trong thời gian tới.

a Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương và của cả nước, kinh tế của Thành phố Hải Dương cũng có những bước phát triển ổn định Nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 7,23%/năm và có những chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hóa

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua một số giai đoạn

Đơn vị tính : %

Ngành kinh tếNăm 2015Năm 2020Năm 2022

Nhìn chung, nền kinh tế của thành phố Hải Dương đang chuyển dịch theo hướng tích cực Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 62% năm 2015 xuống 50,4% năm 2020, đến năm 2022, ngành này chiếm 45,4% trong tổng GDP toàn tỉnh Cùng với đó tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại tăng từ 20,5% và 17,5% vào năm 2015 lên 29,2% và 26,4% năm 2022.

b Thực trạng phát triển ngành kinh tế * nông nghiệp

Trang 39

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2022 khoảng 4,8% và mặc dù có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, song sản xuất nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế.

- Trồng trọt: Chủ yếu là trồng lúa nước, rau màu và cây ăn quả Năm 2022 diện tích trồng lúa nước toàn thành phố là 11.991,21 ha, năng suất lúa cả năm đạt 116,9 tạ/ha và là thành phố có năng suất lúa cao nhất tỉnh thành phố đã tích cực chuyển giao các tiến bộ về kỹ thuật, thâm canh lúa nước, sử dụng các giống lúa có năng suất cao và khai thác triệt để hệ thống tưới tiêu Cơ cấu giống lúa, cây trồng vụ đông, cây công nghiệp có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng Các loại cây ăn quả và cây rau màu cũng được đầu tư, cho năng suất cao Toàn thành phố hiện nay đã có 37/37 xã, thị trấn xây dựng được 113 cánh đồng 50 triệu/ha/năm.

Công tác khuyến nông và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến và trở thành phong trào như đưa các giống lúa thuần Trung Quốc, lúa lai vào sản xuất; tổ chức các lớp IPM, tập huấn kỹ thuật thâm canh, sử dụng chế phẩm vi lượng, thuốc trừ cỏ, bảo vệ thực vật…Người nông dân đã và đang tiếp cận với công nghệ mới theo xu hướng nền nông nghiệp sạch.

Các mô hình VAC đã được nhân rộng và có nhiều chuyển biến tích cực, cải tạo đất vườn tạp để trồng cây ăn quả, tại các xã ven sông có diện tích vườn rộng đã tích cực chuyển đổi cây trồng, thay các giống cây trồng kém hiệu quả như cam, quýt bằng các giống có hiệu quả kinh tế cao hơn như vải thiều, cây cảnh…

- Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển khá đa dạng Số lượng và chủng loại các loại vật nuôi đều tăng theo từng năm Năm 2022 số lượng đàn trâu bò tăng 18,75% Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 5.467 tấn, tăng 237 tấn so với năm 2007 Đàn lợn con tăng 9,1% so với năm 2015.

Trang 40

Gia cầm bao gồm các loại như gà công nghiệp, ngan Pháp được đưa vào chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao Tổng đàn gia cầm có 1.006.882 con giảm 11,6% do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm.

- Thủy sản: Thành phố Hải Dương có mạng lưới sông ngòi nhỏ, ao hồ, đầm dày đặc nên ngành thủy sản phát triển nhanh chóng, có nhiều mô hình chuyển đổi từ lúa sang nuôi trồng tôm và cá mang lại hiệu quả kinh tế cao Toàn thành phố có 987,86 ha đất nuôi trồng thủy sản, sản lượng đánh bắt đạt 3.042 tấn, tăng so với năm 2007 là 38,57%.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian vừa qua, song thực trạng phát triển ngành nông nghiệp vẫn còn một só mặt khó khăn, hạn chế, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, khả năng chống đỡ thiên tai còn hạn chế; kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp nông thôn còn yếu; tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa rõ nét, công nghiệp chế biến nông sản chậm phát triển; giá cả vật tư nông nghiệp, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu tăng cao hơn phần giá cả nông sản nên tỷ lệ lãi của người nông dân thấp.

* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 22,7%/năm và có xu hướng tăng trong cơ cấu kinh tế của toàn thành phố, chiếm 29,2% trong tổng GDP Năm 2022 giá trị sản xuất đạt 301,938 triệu đồng.

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là kinh tế tư nhân với quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất công nghiệp chưa chú trọng đầu tư công nghệ cao để tạo nên sức bật và khả năng cạnh tranh, giá cả bấp bênh, thiếu thị trường tiêu thụ nên sản xuất không ổn định, tỷ trọng công nghiệp trong GDP còn thấp.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan