2/NGUON GOC VA DIEU KIEN SINH THAI CUA CAY CHE
2.2/ Điều kiện sinh thái của cây chè
Cũng giống như các loại cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và
phát triển cây chè có những yêu cẩu cụ thể về điểu kiện sống của nó. Vì vậy để canh tác chè cho năng suất cao, chất lượng tốt ta cin năm vững những yêu cầu
về mặt sinh thái của chúng. Như chúng ta đã biết cây chè có nguồn gốc ở vùng
khí hau gió mùa, A nhiệt đới ẩm ướt của Đông Nam A, nhưng qua quá trình sinh
trưởng, phát triển dưới sụ tác động của con người, cây chè đã được trồng rộng rãi
khắp nơi trên thế giới.
Mặc dư, cây chè có thể sinh sống khắp nơi trên thế giới, nhưng vì điểu
kiện sinh thái ở từng nơi là khác nhau, do đó chất lượng nang suất chè do yếu tố điều kiện tự nhiên chỉ phối đã khác nhau. Từ đó có những công trình nghiên cứu
và hình thành được những vùng chè chính trên thế giới. Qua quá trình trồng chè
trên thế giới cho thấy, cây chè chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện khí hậu và đất đai như sau :
SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng
- Đất đai, địa hình : cin đảm bảo các yêu cầu sau : Đất có độ phản ứng chua, độ Ph (Kel) từ 4,5-6, tang day Im, nhiều man và giàu chất dinh dưỡng
N,P,K, nhất là chất đạm. Kết cấu đất phải tơi, xốp, dốc thoải, giữ nước, nhưng
thoát nước, thuộc loại đất thịt đến thịt nặng. Độ cao tăng so với mặt biển làm
tăng chất lượng chè nhưng giảm năng suất.
- Điều kiện độ ẩm và lượng mưa : cây chè là loại cây ưu Ẩm, thu hoạch búp. lá non, nên chúng rất cần nước, yêu cầu về nước cho quá trình sinh trưởng
của cây chè là rất quan trọng.
Lượng mưa bình quân trong một năm khoảng 1500mm. Phân bố đều trong
các tháng là thích hợp nhất đối với cây chè. Đối với thời gian nằm trong thời kỳ sinh trưởng của cây chè, lượng mưa bình quân phải 100mm/tháng. Nếu không đáp ứng được nhu cầu đó, cây chè sẽ sinh trưởng không tốt.
Độ ẩm không khí đối với cây chè cũng rất quan trọng, cây chè cũng yêu
cầu độ ẩm tương đối cao. Trong thời kỳ sinh trưởng của cây chè, độ ẩm thích hợp
nhất là khoảng 85%.
Thời gian thu hoạch chè cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn bởi lượng mưa và phân
bố lượng mưa trong năm. Ở vùng chè Mlanji (Nam Phi) lượng mưa tập trung vào
tháng l1 đến tháng 4, nên sản lượng chè thu hoạch được cao nhất trong năm
cùng tập trung vào thời kỳ này.
Các vùng chè của nước ta nói chung và Lâm Đồng nói riêng có lượng mưa tương đối phù hợp cho cây chè phát triển (Phú Thọ : 174mm, Hà Giang :
3156mm, Lâm Đồng: 1500mm). Nhưng một số vùng nước ta lượng mưa lại tập trung vào tháng 5 đến tháng 10, do đó cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3.
Vì vây vấn dé tưới nước cho chè trong mùa khô là vô cùng quan trọng.
- Điêu kiện về nhiệt độ và không khí :
Cây chè có yêu cầu | phạm vi nhiệt độ nhất định cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhôlia (1990) và Trang Văn Phương (1956) thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10°C. Nhiệt độ trung bình hàng năm để chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,5°C. Chè sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 — 23°C. Qua nghiên cứu của trường Dai học Chiết
Giang cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến việc tích luỹ tanin trong chè.
SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 33
Khóa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều làm giảm thấp việc tích luỹ tanin. Nhiệt độ
thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù cho chè. Nhiệt độ
cũng là nhân tố chỉ phối sự sinh trưởng và quyết định thời gian thu hoạch trong
nam.
Không khí cũng ảnh hưởng lớn đến sự quang hợp của chè. Chè là loại cây
ưa bóng. Cường độ quang hợp cũng thay đổi theo lượng CO; có trong không khí.
Nếu ham lượng CO; trong không khí tăng lên đến 0,1 — 0,2% thì cường độ quang hợp tăng lên rất rõ rệt. Không khí lưu thông tạo gió ; Gió nhẹ và có mưa rất có lợi cho sư sinh trưởng và phát triển của cây chè ; Gió nhẹ sẽ làm cho nước dễ bốc hơi, nước và chất dinh dưỡng trong đất tiếp tục vận chuyển lên trên. Mặc khác, gió nhẹ co tác dụng là cho CO; phân bố đều có lợi cho quang hợp. Ngược lại gió to không những làm cây bị tổn thương cơ giới (gẫy cành, thân) mà còn
phá vỡ cân bằng nước trong cây. Mức độ thoát hơi nước lớn là nguyên nhân cây
bị héo. Mặt khác gió to, khí khổng sẽ đóng lại, không thể tiến hành quá trình
quang hợp. Ở Việt Nam tác hại của gió không lớn, nhưng nói chung ở những
vùng có gió cẩn trồng rừng vành đai chắn gió cho chè.
- Điều kiện ánh sáng :
Cây chè tiến hành quang hợp và phát triển tốt trong diéu kiện ánh sáng tán xa. Song do yêu cầu về ánh sáng của cây chè cũng thay đổi tuỳ theo tuổi cây
và giống chè. Ở thời kỳ cây con, chè cần ít ánh sáng hơn, cho nên ở vườn ươm
người ta thường che ram để đạt tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh. Giống chè
lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè lá nhỏ. Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng
lớn đến quá trình sinh trưởng và phẩm chất chè. Cho nên điều tiết cường độ ánh sang có thể làm cho năng suất chè tăng lên rõ rệt. Theo kết quả nghiên cứu của
một trại nghiên cứu chè ở Ấn Độ cho thấy : Giảm độ chiếu sáng xuống 30% thì sản lượng chè búp tươi trong năm đầu tăng 34% so với xử lý cường độ chiếu sáng hoàn toàn và giảm độ chiếu sáng xuống 50% thì năng suất đạt cao nhất.
Nhưng nếu tiếp tục giảm cường độ chiếu sáng xuống đưới 50% thì năng suất bắt đầu giảm thấp.
Anh sáng còn có mối quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè. Theo các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô (cũ) thì giống chè Trung Quốc lá nhỏ đã
SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 34
Khóa luận tốt nghiệ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn thích ứng với diéu kiện ngày dài nên trồng ở Gruria (Liên Xô cũ) vẫn ra hoa kết
quả
Như vậy, khi đã nấm được diéu kiện cẩn thiết cho sự phát triển của cây chè, Trong diéu kiện hiện nay chúng ta cũng có thể dùng phương pháp nhân tạo
để tao ra những điểu kiện thuận lợi, tạo năng suất, chất lượng cao cho cây chè,