L/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TINH LAM DONG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 33 - 38)

1,1/ Điều kiện tự nhiên:

1.1.1/ Vị trí địa lý:

Lâm Đồng là một tỉnh mién núi nim ở phía nam Tây Nguyên có độ cao

trung bình so với mặt biển từ 800 - 1000m. Nơi cao nhất 1500 - 2000m, nơi thấp nhất 200 - 300m.

Lâm Đồng có tọa độ địa lý từ 11” ~ 13° vĩ Bắc và 107” - 108” độ kinh

đông. Phía Bắc giáp tỉnh Dak Lak; Đông Bắc giáp Binh Thuan, Khánh Hoà, Phía Tây và Tây Nam giáp Đồng Nai và Bình Phước

1.1.2/ Các yếu tố tự nhiên :

- Địa hình : là một hình thể phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo

và do đó gdn liên với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực. Địa hình Lâm Đồng nhìn chung, dang vùng núi, độ cao thay đổi từ 200 - 2,200m.

Xu hướng chính của địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong mối quan hệ giữa địa chất với địa mạo có thể phân chia địa

hình của tỉnh ra các dạng sau:

+ Địa hình thung lũng : gồm các bé mặt bằng phẳng ít đốc có nguồn gốc tích tụ thung lũng giữa núi hoặc các bồn tích sông suối hiện đại. Đất ở đây là các

đất phù sa. dốc tụ hoặc các đất gley thích hợp với cây lúa nước và các loại cây

hàng năm.

+ Địa hình núi thấp đến trung bình là các dai đổi hoặc núi ít dốc (phần lớn

đô dốc dưới 20") và có độ cao thấp hơn 800 - 1.000m, Ở dạng địa hình này phẩn

lớn là các đối núi có nguồn gốc phun trào bazan. Với các đất nâu đỏ hoặc nâu vàng trên bazan, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, chè, cà phê...

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

+ Dia hình núi là các khu vực núi có độ cao trên 800m thường có dốc

manh,

- Đất dai: với diện tích tự nhiên 976.274 ha được phân chia thành 9 nhóm

và 20 tổ đất khác nhau, Nhưng quan trọng nhất là nhóm đất bazan với diện tích trên 200.000 ha, phân bố chủ yếu trên cao nguyên Bảo Lộc- Di Linh và một số

vùng Đức Trọng - Lâm Hà. Nhóm đất này đặc biệt rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt chè và cà phê.

- Khí hậu : nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa can xích đạo, nhưng bị chỉ

phối bởi quy luật đai cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Lâm Đồng có

những nét đặc biệt so với các vùng xunh quanh : mát lạnh quanh năm, mưa

nhiều, mùa khô ngấn, lượng bốc hơi thấp.

Một năm có hai mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ

tháng 11 đến tháng 3. Vùng có lượng mưa lớn nhất là Bảo Lộc- Bảo Lâm với

2.500 ~ 3000 mm/năm. Đây là diéu kiện thuận lợi cho cây chè phát triển (tăng

tốc độ ra lá, tăng lượt hái mâm). Nhiệt độ trung bình ở những nơi có độ cao 800

~ 1000m trở lên là 18 - 20°C, những nơi có độ cao 300 - 500m là 24 - 26°C. Độ

ẩm không khí trung bình 84% năm

- Nguồn nước : nằm trong khu vực địa hình núi cao chia cắt mạnh lượng mưa lớn nên mạng lưới sông suối ở Lâm Đồng khá phong phú.

Nhìn chung nguồn tài nguyên nước ở Lâm Đồng khá phong phú, chất lượng nước tốt có thể đáp ứng nhu cầu tưới nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.

Địa hình, địa mạo khá thuận lợi cho việc xây dựng các hé chứa và đập dâng

ngay trong các khu vực sản xuất nông nghiệp.

Nhận xét chung : diéu kiện tự nhiên Lâm Đồng rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê. Đặc biệt vùng cao nguyên Bảo Lộc- Di Linh có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với diéu kiện sinh thái của cây chè, Bên cạnh yêu cầu về năng suất, chất lượng chè có vai trò rất quan trọng trong quá trình cạnh tranh bán sản phẩm trên thị trường thế giới. Ngoài những tác động của sản xuất tạo năng xuất và phẩm chất chè tốt các điều kiện tự

nhiên là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến phẩm chất chè. Ở Lam Đồng vùng trồng

chè hội tu đủ các điểu kiên thuận lợi quyết định phẩm chất tốt của chè. Cụ thể

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 27

Khóa luận tốt nghiệ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn đô cao trung bình của vùng Bảo Lộc- Di Linh 800 - 1.000m, độ dốc ft... thuận

lợi cho quá trình tích luỹ tanin của cây chè, nền nhiệt độ thích hợp cho quá trình

xúc tiến việc hình thành và tích luỹ tanin. Đây là ưu điểm mà thiên nhiên tạo nên, phục vụ cho việc phát triển kinh tế mà tỉnh Lâm Đồng đã phát huy. Hiện nay, Lam Đồng là tỉnh sản xuất chè lớn nhất ở phía Nam về dién tích và sản

lượng.

1,2/ Điều kiện kinh tế xã hôi :

1.2.1 Nguồn nhân lực :

Theo kết quả tổng diéu tra dan số 31/12/2001 dân số toàn tỉnh Lâm Đồng là 1069,1 ngàn người. Nữ chiếm 50,1 %. Số người ở Nông thôn chiếm 61,4 % so

với dân số toàn tỉnh. Số người ở độ tuổi lao động 492,1 ngàn người (năm 2000)

chiếm 47,5% dân số trung bình. Trong 1069,1 ngàn người trong đó dân tộc kinh

chiếm đa số (trên 75%) có trình độ thâm canh khá cao. Có ý thức tốt về tích luỹ để phát triển kinh tế hộ gia đình, một bộ phận trong dân cư có ý thức tốt về công tác giáo dục và nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh. Dân số đồng bào dân tộc

có khoảng 160.000 người chủ yếu là các dân tộc K"ho, Chill, Churu, Stiêng. Mạ.

Tập quán sinh hoạt, trình độ sản xuất, mặt bằng dân trí của déng bào dân tộc trong những năm gan đây được nâng lên đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn ở

tình trang lạc hậu và thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng của toàn tỉnh.

Lao động xã hội tăng nhanh và mất cân đối với phát triển các ngành thuộc

khu vực II và II nên hàng năm vẫn còn 20 - 25 ngàn người chưa bố trí được

việc làm. Lao động nông nghiệp hiện chiếm 77,4% lao động xã hội.

1.2.2/ Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội :

Một tỉnh có kết cấu hạ tẳng tốt sẽ tạo nên tién để cho kinh tế phát triển.

Là một tỉnh nghèo có nhiều vùng kinh tế mới, mật độ dân số thấp, địa hình bị chia cất, có nhiều khu vực khá hiểm trở nhưng với những cố gắng vượt bậc, đến nay Lâm Đồng đã hình thành mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tắng tuy chưa được như mong muốn nhưng là những cơ sở rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua và trong tương lai.

Ngành sản xuất chè có đặc điểm là liên kết giữa trồng và chế biến mới

tạo ra sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng. Nghĩa là để tổn tại ngành này

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 28

Khóa luận tốt nghỉ GVHD: TS Nguyễn Kim Hồn phải có một mối quan hệ gắn bó giữa nông nghiệp và công nghiệp . Vì vậy, vấn dé cơ sở mà ngành này quan tâm là toàn diện. Cơ sở hạ ting tốt sẽ tao điểu kiện cho ngành phát triển. Lâm Đồng đang từng bước cố gắng hoàn thiện tốt vé cơ sở

ha tang.

Hệ thống giao thông đã hình thành được mang lưới trục đường với tổng

chiểu dài 1718km và 2459 km đường nông thôn. Mật độ đường 0.18km/kmỶ.

I.8km/1000 dân bằng 60% so với mật độ đường toàn quốc. Đã có 135 xã phường, thị trấn trong số 138 xã phường thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã

(3 xa chưa có thuộc huyện Đa Huoai). Trong đó đường nhựa bê tông có 67 xã,

đường đá có 7 xã, đường cấp phố có 44 xã, đường đất có 16 xã. Phần lớn các tuyến đường từ huyện trở lên lưu thông được quanh năm. Ngoài ra còn hệ thống đường quốc lộ nối với các tỉnh phía nam quốc lộ 20, quốc lộ 27 nối với các tỉnh

miền Trung...

Địa bàn Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, vùng nguyên

liệu chè chủ yếu của tỉnh đều có hệ thống đường giao thông tốt đảm bảo việc vận chuyển nguyên liệu chè đến các nhà máy chế biến.

Hệ thống thông tin: Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ

rất nhanh và hiện đại. Đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế ngày càng tăng và phục vu đấc lực nhiệm vụ chính trị kinh tế văn hoá xã hội

của Đảng chính quyển và nhân dân trong tỉnh. Đến nay 100% mạng thông tin nội

bộ đã được số hoá, 100% huyện thị có tuyến viba và tổng đài tự động.

Năng lượng : đến năm 2000 toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia và tinh đang phấn đấu đến 2003 toàn bộ số xã trong tỉnh đều có điện.

.1.2.3/ Đặc điểm nên kinh tế :

Điểm xuất phát của nền kinh tế Lâm Đồng thấp (từ nén sản xuất nông nghiệp tự nhiên). Nhưng trong 10 năm đổi mới đất nước (1987 - 1997) sự phát triển của nền kinh tế Lâm Đồng đã có những bước phát triển đáng kể

- Tốc đô tăng trưởng của nền kinh tế đạt khá. Tốc độ GDP thời kỳ 1995 -

1996 là 12.9% và đã tăng lên 15% trong năm 1996 — 1997. Năm 1997 — 1998 là

6 — 7%, năm 998-1999 là 6%, ndm2000-2001 là 5%.

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 29

Khóa luận tốt ngh GVHD: TS N n Kim Hồn - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tang dan tỉ trọng GDP

của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phát triển tăng theo chiéu sâu.

- Nền kinh tế hang hoá nhiều thành phan tiếp tục phát triển thể hiện sự

tham gia đầu tư của các công ty trách nhiệm hữa hạn trong và ngoài nước gia

lang trong các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Cơ cấu thành

phẩn kinh tế với nhiều hình thức sở hữu cùng tổn tại và đan xen, bước đầu đã bổ xung được nguồn vốn, tăng việc sử dụng nguồn lao động và khai thác tiểm năng

đất đai một cách có hiệu quả.

- Ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển không ổn định, chất

lượng sản phẩm thấp, chưa có khả năng cạnh tranh và đứng vững trén thị trường, khả năng tích luỹ thấp, công nghệ thiết bị lạc hậu.

- Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, việc chuyển giao các tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất còn chậm, riêng trong lĩnh vực sản xuất chè việc áp dụng các quy trình kỹ thuật thâm canh còn hạn chế. Tiếp thu và ứng dụng các giống chè được trồng bằng cành có năng suất, chất lượng cao chưa nhiều do bị hạn chế về

vốn, kỳ thuật... vùng nguyên liệu chưa gắn chặt và tương xứng với công

nghiệp chế biến.

- Giá cả sản phẩm nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày chè, cà phê, dâu tầm không ổn định đã gây xáo trộn trong việc phát triển vùng nguyên liệu, ảnh

hưởng đến thu nhập và đời sống của một bộ phận nhân dân.

Tóm lại : Lâm Đồng là một trong những vùng có điều kiện khí hậu, đất

đai, nguồn lao động thuận lợi cho việc phát triển vùng nguyên liệu chè với quy

mô lớn ở Việt Nam.

Hiện trạng vùng chè Lâm Đồng hiện nay đứng thứ nhất khu vực miễn

Nam và là tỉnh có điện tích chè lớn nhất nước. Tuy vậy chất lượng nguồn nguyên

liệu chè còn thấp, khả năng đầu tư thâm canh chưa đúng mức. Trong những năm qua, việc thay thế các giống chè cành có năng suất cao chất lượng tốt còn chậm phát triển. Để phát huy tiểm năng và hiệu quả sản xuất của ngành sản xuất chè

Lâm Đồng. yêu cầu cần phải có quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên

liệu chè trên cơ sở cải tạo thay thế các giống cũ bằng các giống chè cành có

SVTH: Huỳnh Thị Hồng Nhung Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hồng

nang suất chất lượng tốt phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của

tinh Lam Đồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Tìm hiểu tình hình sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)