LỜI MỞ ĐẦUSau khi tiến hành chức năng hoạch định, khi đã xác định được mục tiêu của tổ chức, dự tính những cách thức để đạt được và các nguồn lực cần phải có để đạt được mục tiêucủa tổ c
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 2Hà Nội, tháng 4 năm 2023
2 | 33
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG CHÍNH 5
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1 Khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức 5
2 Cơ cấu tổ chức 5
2.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ cấu tổ chức 5
2.2 Nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức 6
2.3 Một số mô hình cơ cấu tổ chức 6
3 Phân quyền 12
4 Hệ thống tổ chức không chính thức (TCKCT) 13
4.1 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống TCKCT: 13
4.2 Văn hóa tổ chức: 14
II THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG TỔ CHỨC 18
1 Giới thiệu về Vinamilk 18
2 Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức Vinamilk 18
2.1 Đại hội cổ đông 18
2.2 Hội đồng quản trị 19
2.3 Giám đốc, tổng giám đốc công ty 19
2.4 Ban kiểm soát 19
3 Phân tích hình thức phân quyền tại Vinamilk 21
4 Đánh giá việc thực hiện chức năng tổ chức tại tập đoàn Vinamilk 24
4.1 Chức năng tổ chức tại Vinamilk. 24
4.2 Đánh giá thành công trong thực hiện chức năng tổ chức của Vinamilk 29
4.3 Các hạn chế trong thực hiện chức năng tổ chức của Vinamilk 30
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC TẠI VINAMILK 31
1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức tại công ty 31
2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện 31
3 | 33
Trang 4KẾT LUẬN 32
Tài liệu tham khảo 33
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1 Nguyễn Thị Hương Nhài 21D300116
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi tiến hành chức năng hoạch định, khi đã xác định được mục tiêu của tổ chức,
dự tính những cách thức để đạt được và các nguồn lực cần phải có để đạt được mục tiêucủa tổ chức thì doanh nghiệp phải triển khai bước tiếp theo để hiện thực hóa những mụctiêu đã được thiết lập Và chức năng tổ chức sẽ giúp thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy, tổchức công việc và phân quyền Chức năng tổ chức xuất phát từ yêu cầu của hoạch định vànhằm thực hiện chiến lược và kế hoạch đã đặt ra dựa trên cơ sở các nguồn lực hiện có và
có thể huy động để thực hiện mục tiêu tổ chức
Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản trị, và đứng ở vị trí thứ hai trong tiếntrình quản trị nhưng nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức Chứcnăng của nó có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản trị tổ chức, tạo “nềnmóng” cho hoạt động của tổ chức Nền móng đó chính là bộ máy tổ chức bao gồm các cánhân, các đơn vị, các bộ phận có quan hệ, liên hệ với nhau tạo nên một “khung” cho cáchoạt động của tổ chức
Mục đích của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường làm việc thích hợp chomỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy tốt nhất khả năng, năng lực thực hiện các nhiệm vụcủa tổ chức phân công, từ đó tạo nên văn hóa tổ chức - nền tảng của sự hợp tác giữa cácthành viên trong tổ chức để nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức
Để hiểu rõ hơn về chức năng tổ chức trong quản trị doanh nghiệp, nhóm chúng em
đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chức năng tổ chức tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk” Theo như tìm hiểu chúng em được biết, Vinamilk là công ty đã có lịch sử hoạt
động lâu đời tại Việt Nam và là thương hiệu sữa giá trị nhất Việt Nam Do đó, việc lựa chọndoanh nghiệp này để nghiên cứu sẽ mang lại góc nhìn bao quát về hoạt động kiểm soát vàtầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm soát ảnh hưởng như thế nàođến sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp
Nhóm 5 chúng em xin chân thành cảm ơn!
5 | 33
Trang 6NỘI DUNG CHÍNH
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức
Khái niệm: Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những việc
làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhâncũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằmthiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức
Vai trò của chức năng tổ chức:
- Tổ chức là chức năng có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị tổ chức, tạo
“nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng Nền
móng đó chính là bộ máy tổ chức bao gồm các cá nhân, đơn vị, các bộ phận có quan hệ,liên hệ với nhau tạo nên một “khung” cho các hoạt động của tổ chức Chức năng hoạchđịnh, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chức nhất định, nói cách khác,mọi hoạt động quản trị căn bản đều phải được tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực Tổchức nhằm có được cấu trúc tổ chức phù hợp, vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt đượcnhững mục tiêu mà tổ chức đó xác định
- Cho phép sự phối hợp các hoạt động và các nỗ lực giữa các bộ phận và các cấp tốtnhất nhờ cấu trúc tổ chức phù hợp Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí
và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt nhấtnăng lực sở trường của họ
- Thiết lập môi trường bên trong tổ chức - văn hóa tổ chức giữa các thành viênnhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức
2 Cơ cấu tổ chức
2.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ cấu tổ chức
Khái niệm: Cơ cấu tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận khác nhau có mỗiliên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm
vụ, quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã xác địnhcủa tổ chức
Đặc điểm:
- Tính tập trung: Phản ánh mức độ tập trung quyền lực của tổ chức cho các cá nhânhay bộ phận Nếu quyền lực trong tổ chức được tập trung chủ yếu cho một cá nhân hoặcmột bộ phận, tính tập trung của tổ chức là cao và ngược lại
6 | 33
Trang 7- Tính phức tạp: Phản ánh số lượng, các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức Nếu tổchức có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ đan xen, cấu trúc tổ chức có tínhphức tạp cao và ngược lại.
- Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi củamỗi bộ phận và cá nhân thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quychế Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức
2.2 Nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức
a) Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức
Nguyên tắc 1: Tương thích giữa hình thức và chức năng
Nguyên tắc 2: Thống nhất chỉ huy
Nguyên tắc 3: Cân đối
Nguyên tắc 4: Linh hoạt
Nguyên tắc 5: Hiệu quả
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức
Cấu trúc tổ chức có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: Mục tiêu và chiến lượccủa tổ chức; Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; Quy mô của tổ chức; Đặc điểm về kỹthuật, công nghệ của tổ chức; Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị; Môi trườngbên ngoài của tổ chức
2.3 Một số mô hình cơ cấu tổ chức
a) Cơ cấu tổ chức đơn giản:
- Đặc điểm:
+ Quyền hạn tập trung cao vào tay một người
+ Có ít nhất một cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên ít
+ Mọi thông tin tập trung vào người quản trị cao nhất
7 | 33
Trang 8Hình 1 Cơ cấu tổ chức đơn giản
8 | 33
Trang 9+ Chia hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau được tập trung lại một tuyến chức năng.
Hình 2 Cơ cấu tổ chức chức năng
- Ưu điểm:
+ Đơn giản hóa việc đào tạo, huấn luyện
+ Nêu bật vai trò của chức năng chủ yếu
Trang 10+ Cấp quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận.
c) Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm:
- Đặc điểm:
+ Chia tổ chức thành các “nhánh”, mỗi nhánh đảm nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanhtheo nhóm sản phẩm nhất định
+ Mỗi nhánh có thể sử dụng các bộ phận chức năng hoặc chuyên gia để hỗ trợ
Hình 3 Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
- Ưu điểm:
+ Phối hợp tốt giữa các bộ phận
+ Linh hoạt trong việc đa dạng hóa
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho nhà quản trị
+ Trách nhiệm lợi nhuận thuộc về nhà quả trị cấp dưới
+ Chú ý vào tuyến sản phẩm
- Nhược điểm:
+ Cần nhà quản trị tổng hợp
+ Khó kiểm soát
+ Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực
+ Công việc có thể trùng lặp ở các bộ phận khác nhau
d) Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý:
- Đặc điểm:
+ Chia thành các “nhánh”, mỗi nhánh đảm nhận hoạt động của tổ chức thành khu vực địalý
10 | 33
Trang 11+ Mỗi nhà quản trị đại diện ở khu vực chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm, dịch vụ theovùng địa lý cụ thể.
Hình 4 Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý
- Ưu điểm:
+ Các nhà quản trị cấp thấp rõ nhiệm vụ của mình
+ Chú ý điến đặc điểm của thị trường
+ Tận dụng lợi thế vùng, phản ứng thị trường linh hoạt
+ Quan hệ tốt với đại diện địa phương
+ Thiếu văn hóa công ty
e) Cơ cấu tổ chức theo định hướng khách hàng:
Trang 12Hình 5 Cơ cấu tổ chức theo định hướng khách hàng
- Ưu điểm:
+ Tạo sự hiểu biết về khách hàng, phục vụ đối tượng khách hàng khác nhau
+ Toàn bộ hoạt động của tổ chức hướng vào hoạt động bán hàng để đạt được kết quả cuốicùng
Trang 13Hình 6 Cơ cấu tổ chức ma trận
- Ưu điểm:
+ Cho phép tổ chức đạt được đồng thời nhiều mục đích
+ Trách nhiệm của từng bộ phận được phân định rõ
+ Phối hợp giữa các bộ phận
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị
+ Có khả năng ứng phó với sự biến động của môi trường
+ Kết hợp logic các loại cấu trúc tổ chức để khai thác hiệu quả mọi nguồn lực
+ Cấu trúc hỗn hợp có thể tận dụng các ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của cáccấu trúc kết hợp
13 | 33
Trang 14Hình 7 Cơ cấu tổ chức hỗn hợp
- Ưu điểm:
+ Giải quyết được tình huống phức tạp
+ Cho phép chuyên môn hóa một số cấu trúc tổ chức
14 | 33
Trang 15- Quá trình phân quyền gồm 4 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu phân quyền
Bước 2: Tiến hành giao nhiệm vụ
Bước 3: Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao nhiệm vụ
Bước 4: Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ
→ Trong quá trình phân quyền, nhà quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa nhiệm vụ
và quyền hạn phân cho cấp dưới Nếu nhiệm vụ quá nhiều mà quyền hạn ít, dẫn đến cấpdưới làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm Ngược lại, quyền hạn được giao vượt quánhiệm vụ đặt ra thì cấp dưới sẽ lạm dụng quyền hạn, có thể gây ra tổn thất cho tổ chức Vìvậy, xác định ranh giới quyền hạn, nhiệm vụ một cách rõ ràng là biện pháp tốt nhất đảmbảo hiệu quả của phân quyền trong tổ chức
- Các yêu cầu khi phân quyền:
Phải biết rộng rãi với cấp dưới Sự rộng rãi làm cho người được nhận nhiệm vụ mộtcách thoải mái, có như vậy mới phát huy tính chủ động và khả năng tư duy sáng tạo củacấp dưới, tạo cho cấp dưới có cơ hội để tự thể hiện và khẳng định bản thân
Phải biết sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể cả quyền raquyết định Có như vậy, nhà quản trị tránh được hiện tượng “ôm dồn” công việc, ảnhhưởng tới hiệu quả công việc
Phải biết tin tưởng ở cấp dưới Cấp dưới được cấp trên tin tưởng sẽ cố gắng hếtmình với công việc Tuy nhiên, không vì quá tin cấp dưới mà nhà quản trị buông lỏng sựkiểm tra giám sát hoạt động của cấp dưới
Phải biết chấp nhận thất bại của cấp dưới, sẵn sàng chia sẽ những khó khăn thất bạivới họ Làm được như vậy, nhà quản trị sẽ là chỗ dựa tin cậy cho cấp dưới, tạo động lựccho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được phân công
Phải biết cách tổ chức, kiểm tra theo dõi cấp dưới Mặc dù phân quyền cho cấp dướinhưng nhà quản trị không buông lỏng hoạt động kiểm soát Nhà quản trị thực hiện tốtcông việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện nhanh chóng những vấn đề phát sinh cần phải giảiquyết khi cấp dưới thực hiện nhiệm vụ để kịp thời có giải pháp hợp lý để điều chỉnh Mặtkhác, qua kiểm tra, nhà quản trị đánh giá chính xác năng lực và khả năng phát triển của cấpdưới
4 Hệ thống tổ chức không chính thức (TCKCT)
4.1 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống TCKCT:
- Khái niệm:
15 | 33
Trang 16Hệ thống tổ chức không chính thức (hệ thống tổ chức thứ nhất) là hệ thống tổ chứcđược hình thành nhằm xác định vai trò chính thức của các thành viên trong việc thực hiệncác nhiệm vụ để đạt được hình thành nhằm xác định vai trò chính thức của các thành viêntrong việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu Hệ thống tổ chức chính thức baogồm các nhóm chính thức được hình thành trong quá trình thực hiện chức năng tổ chức và
ý muốn chủ quan của nhà quản trị
Hệ thống tổ chức không chính thức (hệ thống tổ chức thứ hai) là hệ thống tổ chứcbao gồm các nhóm và các mối quan hệ không chính thức được hình thành một cách tựphát, tự nguyên, không theo kế hoạch và ý muốn của nhà quản trị
- Đặc điểm:
Hệ thống tổ chức không chính thức có các đặc điểm sau đây:
Một là, mục tiêu hoạt động của tổ chức không chính thức mang tính chất tựphát, do các thành viên trong nhóm tự đề ra; mục tiêu này có thể thay đổilinh hoạt theo nhu cầu của các thành viên trong tổ chức
Hai là, hệ thống tổ chức không chính thức cũng có kỷ luật nhóm, có thủ lĩnhnhóm Trong đó, vai trò của thủ lĩnh nhóm được thể hiện rõ nét trong quátrình điều hành hoạt động của tổ chức
Ba là, trong hệ thống tổ chức không chính thức cũng có hoạt động kiểm soátmang tính xã hội
Bốn là, trong hệ thống tổ chức không chính thức luôn tiềm ẩn những yếu tốchống đối sự đổi mới khi sự đổi mới ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tổchức này
Hệ thống tổ chức không chính thức luôn tồn tại cùng hệ thống tổ chức chính thứclàm cho tổ chức tạo thành một chỉnh thể, tạo nên văn hóa tổ chức mang tính đặc thù Sở dĩ
hệ thống tổ chức không chính thức tồn tại khách quan là do:
Do nhu cầu về hội nhập
Do nhu cầu được bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau
Do nhu cầu về trao đổi thông tin
Trang 17Đó là những biểu hiện bên ngoài của văn hóa tổ chức, nó mang lại hình ảnh riêng,đặc trưng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng Giá trị hữu hìnhđược thể hiện thông qua các yếu tố đặc trưng sau đây:
Kiến trúc của doanh nghiệp: kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện diện
mạo của doanh nghiệp sở hữu nó, là nơi thể hiện đẳng cấp cũng như là niềm tự hào củamỗi doanh nghiệp Nhìn vào kiến trúc xây dựng bên ngoài cũng như bên trong của mộtdoanh nghiệp, khách hàng hay đối tác phần nào cũng có thể đánh giá sơ bộ được nét vănhóa doanh nghiệp ấy Con người luôn có ấn tượng ban đầu khi nhìn vào hình thức bênngoài của sự vật hiện tượng, điều này giải thích tại sao có những doanh nghiệp hấp dẫnkhách hàng hay đối tác ngay lần đầu khi họ đến làm việc tại doanh nghiệp Kiến trúc củadoanh nghiệp bao gồm: kiến trúc ngoại thất (kiến trúc cổng, mặt tiền trụ sở công ty, bố cụccác bộ phận, …) và kiến trúc nội thất công sở (bố trí thiết bị văn phòng, bàn ghế, bố cụckhông gian, đường đi lại, vật dụng trang trí, )
Biểu tượng (Logo) giúp mọi người nhận ra hay nhiều những thứ mà nó biểu thị Nói
cách khác biểu tượng là sự biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong củadoanh nghiệp thông qua các biểu tượng đều được chứa đựng trong các công trình kiếntrúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu Bởi lẽ thông qua những giá trị vật chất cụ thể, hữu hình,các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong chonhững người tiếp nhận theo các cách thức khác nhau Vì vậy, các doanh nghiệp thường sửdụng các biểu tượng tả thực và trừu tượng để thể hiện hệ thống nhận diện thương hiệucủa doanh nghiệp Bằng cách sử dụng một biểu tượng tả thực trong hệ thống nhận diện,các doanh nghiệp này đã tạo một ấn tượng khó quên đối với khách hàng Một biểu tượng
là một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một doanh nghiệp bằngngôn ngữ nghệ thuật phổ thông Các biểu tượng hướng sự chú ý của mọi người vào nhữngđiểm nhấn mà doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, để lại dấu ấn đến đối tượng cần quantâm Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại mang bản sắc văn hóa đặc thù của doanhnghiệp và có khả năng thích nghi trong các nền văn hóa hay ngôn ngữ khác nhau
Khẩu hiệu (Slogan) là một lời văn ngắn gọn để diễn tả cô đọng về một vấn đề nào
đó mà doanh nghiệp muốn thông báo đến cho mọi người hay đơn giản là lấy lại tinh thầnhay phát động phong trào nội bộ Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, khẩu hiệu thường
là những câu gợi nhớ tới lợi ích sản phẩm Khẩu hiệu thường ngắn gọn hay sử dụng cácngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ nhập tâm để cách diễn đạt cô động nhất triết lý kinh doanhcủa doanh nghiệp Nhưng để hiểu được khẩu hiệu đó nói lên điều gì thì phải liên hệ vớibản tuyên bố sứ mệnh của công ty đó
Nghi lễ là một trong những giá trị văn hóa điển hình, bề nổi, phản ánh đời sống sinh
hoạt của doanh nghiệp Đó có thể là các nghi lễ về: tiếp nhận nhân viên mới, thăng chức,phát phần thưởng, tôn vinh, giao lưu văn hóa nghệ thuật, hội họp, sinh hoạt tập thể cuối
17 | 33
Trang 18kỳ; các hoạt động thể dục, thể thao; khai trương cửa hàng mới, ra mắt sản phẩm, dịch vụmới… Chính những hoạt động này góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng củatừng doanh nghiệp, làm phong phú đời sống tinh thần cho các thành viên trong doanhnghiệp
Hình thức sản phẩm: Hình thức biểu hiện bên ngoài của sản phẩm qua cách bài trí
hình ảnh, biểu tượng, logo… trên bìa sản phẩm Nếu hình ảnh, logo, biểu tượng được sắpxếp dễ nhìn, hài hòa về màu sắc sẽ góp phần thu hút sự hứng thú của khách hàng, sựchuyên nghiệp của doanh nghiệp và chất lượng đối với sản phẩm
Trang phục: Trang phục hay đồng phục của các thành viên trong doanh nghiệp thể
hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất, thể hiện một sức mạnh tập thể lớn lao Chỉ cần nhìnvào bộ đồng phục của nhân viên ở một công ty, một đơn vị nào đó người ta có thể nhậndiện ra được bạn là ai, tính chất công việc của bạn ra sao, môi trường làm việc như thếnào… Nói cách khác, trang phục mang thông điệp về khả năng đáp ứng của doanh nghiệpđối với khách hàng, sự tôn trọng với đối tác, tính chuyên nghiệp trong công việc và nétkhác biệt trong cộng đồng
Ứng xử trong doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có văn hóa ứng xử riêng, được cấu
thành bởi mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp Các mối quan hệ trong nội
bộ doanh nghiệp được xây dựng, duy trì và phát triển bền vững tạo ra mối liên kết chặt chẽtrong doanh nghiệp để hình thành văn hóa doanh nghiệp Văn hóa ứng xử trong doanhnghiệp là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình ảnh doanh nghiệp, xây dựngvăn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng, được thể hiện thông qua cách ứng xử giữa cấptrên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xâydựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp
- Các giá trị vô hình:
Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, quan điểm của doanh nghiệp về kinh doanh,
được khái quát thành tôn chỉ, phương châm hành động, chỉ dẫn hoạt động của doanhnghiệp Triết lý doanh nghiệp thiết lập tiếng nói chung, đảm bảo thống nhất về mục tiêuhành động, tạo lực hướng tâm để mọi thành viên trong doanh nghiệp lấy đó làm đích,phấn đấu cho sự thành công của doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp được xem là bướcchuẩn bị đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, là cơ sở phân phối và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực của doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều nội dung khácnhau, biểu hiện rõ nhất là sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp; phương thứchành động; và cách ứng xử doanh nghiệp với môi trường bên ngoài
Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó
con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúccon người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân – cá nhân và quan hệ cá nhân – xã hội
18 | 33