1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Xây dựng học liệu điện tử để day học mạch nội dung kiến thức mới trong chương trình sinh học 10

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Học Liệu Điện Tử Để Dạy Học Mạch Nội Dung Kiến Thức Mới Trong Chương Trình Sinh Học 10
Tác giả Trần Đình Khánh Đăng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hằng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sư Phạm Sinh Học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 63,17 MB

Nội dung

Từ tất cả những lí do trên, trong giới hạn của dé tài, “XÂY DỰNG HỌC LIEU ĐIỆN TU ĐỀ DẠY HOC MẠCH NOI DUNG KIÊN THỨC MỚI TRONG CHUONG TRÌNH SINH HỌC 10” được thực hiện với mục đích xây d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO >

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRAN ĐÌNH KHÁNH DANG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HQC

NGANH SU PHAM SINH HOC

THANH PHO HO CHi MINH - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠOTRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRAN DINH KHANH DANG

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DÁN KHOA HỌC

ThS Nguyễn Thị Hằng

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - 2023

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Thể Nguyên Thị Hang — người đã tận tình

hướng dan và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tàikhoá luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyên Ngọc Phương, Cô Trần Thị Minh Định,

Cô Nguyễn Thị Nga đã quan tam và tao điều kiện, cũng như hỗ trợ em về mau vat, hod chat, dung cụ trong quá trình thực hiện khoá luận.

Em xin chân thành cam ơn tập thể Ban Giám hiệu, hội dong sư phạm TrưởngPhổ thông Năng khiểu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vaanh Đoàn Ngọc Anh Duy — Giáo viên Trường Phổ thông Năng khiểu Đại họcQuốc gia Thành phổ Hỗ Chi Minh đã hỗ trợ em trong việc thực nghiệm sư phạm

tại guy trường.

Em xin chân thành cảm ơn tap thể Ban Giám hiệu, hội đông sư phạm TrườngTrung học Phổ thông Hùng Vương Thành phó Hỗ Chí Minh và bạn Tô Châu Nhựt Tiến

— Giáo sinh Trưởng Trung học Phổ thông Hing Vương đã hỗ trợ em trong việc

thực nghiệm sư pham tại quy trưởng.

Em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Ánh Linh, em Lâm Khả Ngân đã

giúp đỡ và hỗ trợ em những lúc khó khăn trong suốt quá trình thực hiện dé tài

Em xin chân thành cảm ơn phòng Di truyền — Tiến hoá, phòng Vi sinh = sinh hoá,

phòng Sinh lí thue vat và văn phòng khoa thuộc khoa Sinh học, trường Đại học Su phạm

thành phá Hồ Chí Minh đã hỗ trợ thiết bị, dụng cụ, hoá chất, cũng nhự nơi nghiên cứu cho đề tài của em.

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trân Đình Khánh Đăng

Trang 4

MỤC LỤC

HH NWGNNN 2s: 26605111610000621022123600111082152/2:2221212414010921012202-2i802441018/10122007313831210023104200 i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT oo cccccsssessssesssveessessseesssesssiensseansneensesenveseoseess vi

DANFIMUC CAG DANG TT TT in vi

DANH MUC CAG HIND sssccsssscissssosssscccoasssccctosioasesoossoasssassasssacsoasrssssvossiesttoasiesctse vii

(05 0): | ah go ng |

1 LÍ DO CHON DE TÀII - 22 22©2zCEESECxeeYAeEvEecvxeevrxecrrecrrrerrrsrrrseee 1

2 ¡09192081600 01950 9 Z

GEA TEAS TING MENU oa casas ansassnccsacoccessnaasscsaaasansansacaancnsasasnnanneannbannecosisioncass 3

4 DOL TƯỢNG VA KHACH THE NGHIÊN CUU.L c ccseccssessssesesstecsneessnesnsicenncee 3

VI To ga na con 3

BJPHIM VINGHIENHCDE na neaanaaaaaaanaonoeaeennoeroen 3

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 22222222 SEE22EEZ2E2222E217E712272117211211 2222 3

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 22-2222 S222222222£2232222222222217211221222e2 4

7.1 Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí thuyết 2-.2¿+2 :x+2zxzcrxzrrrscee 4

PDs MG QD ::cccccociiceoiasioaeoisiipsiii22146214301431105115831021602815561853883088ã8555485403881568550 4

PU Ze INGU QUI G 211124544113513184559315943509451543584818855865384353445845383358358833894318353843534512358ã5851 4

7.1.3 Cách tiễn hành ¿- 5c S322 2S E1 32212117511 1171 111 1111172112171 11 xe 47.2 Phương pháp điều tra s62 1122112211 91 21 111 211211121102110217110112 12g 4

2 Wg NVAUSGQIGIB ốốốỐốỐốỐốỐốỐốốếốẽẽếẽếẽ 4

ieee ool NO HO HP s¡z24555515551505155511173503313155353425130531523452281251715154631581555310251574517551553805557 4

FF 2S Ge Ya Gian ROD ¿222i 552321505202102186221102208241082038998211167014503516197/11211199252158273/ 5

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư pham - S2 St sreierrrrerrreves 5

FBV 0a 2 co 5

Trang 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THUC TIẺN 22-22222222 SEEzc2zzcvEzzrrrscee 7

1.1 TONG QUAN NGHIÊN CUU cccccccscsssesssssssssssvensvessvnssvnsneesversieesseenenensnesees 7

1.1.1 Tình hình nghiên cứu HLĐT trên thé giới -22©s272zZ+ Ví

1.1.2 Tình hình nghiên cứu học liệu điện tử trong nước .e+ §

1.1.3 Nhận xét chung về tông quan nghiên cứu -2- +2 22z£ II

1.2.3 Mắi quan hệ giữa học liệu điện tử và nội dung day học 181.2.4 Một số tiêu chí trong xây dựng học liệu điện tử - 201.2.5 Một số ứng dụng, phần mém thích hợp dé xây dựng học liệu điện tử 2I

1.2.5.1 Xây dựng học liệu số bằng phần mềm Microsoft Powerpoint 21

1.2.5.2 Xây dựng học liệu số bằng phan mềm Canva 5 - 21

Trang 6

1.3.4 Kết quả khảo sáL - c2 2t 0112112 2112110210711 11H 1 100210121 cưng 25

1.3.4.1 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng học liệu điện tử 251.3.4.2 Kết quả khảo sát vai trò của học liệu điện tử trong quá trình dạy học

01905900801 26

1.3.4.3 Kết quả khảo sát vẻ loại học liệu điện tử được sử dụng trong quá

trình day học môn Sinh học - <1 HH HH2 ng nh HH Hy, 27

1.3.4.4 Kết quả khảo sát về ứng dụng học liệu điện tử đối với các nội dung

1.3.4.5 Kết quả khảo sát những nội dung kiến thức nên sử dụng học liệu điện

tử trong quá trình tô chức hoạt động học -2-522©22S222xv2zcvzzcrxcrrrcrrree 29

1.3.4.6 Những khó khăn khi sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Sinh học

"ĐH 30

nhì Et CHUNG 2Ú 1 TH T0 TỶ ÔôÔ0ÔƠn 31

Chương 2 XÂY DUNG HOC LIEU ĐIỆN TỪ SINH HỌC 10, CHƯƠNG TRINH GIÁO DỤC PHO THONG 2018 621 902220021111 111 1122100200211 211 12 re 32

2.1 QUY TRÌNH XÂY DỰNG HOC LIEU DIỆN TỪ NHỮNG NOI DUNG

KIEN THỨC MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 32

2.1.1 Xác định những nội dung kiến thức mới trong Chương trình Sinh học 10 32

a P) as -Ã “ eee “+ a x x ` as

2.1.2 Phân tích nội dung kiên thức mới ứng với yêu câu cân dat và loại nội

GUNG AY NOG cosiiissiiaiiiiniisitiiitiiiii4010111031355160563565858815631885588355895383685868585588558835853358385868 37

Trang 7

2.1.3 Lựa chọn học liệu số phù hợp với loại nội dung day học và yêu cầu cần dat của những nội dung kiến thức mới trong Chương trình Sinh học 2018 42

2.1.4 Lựa chọn phan mem, ứng dụng xây dựng học liệu điện tử 47

2.2 Xây dựng học liệu điện ur những nội dung kiến thức mới s5 53

2.2.1 Xây dựng học liệu điện ur dang Infographic cc-<eeee 54

2.2.2 Xây dựng học liệu điện tử dang Video chen 55

2.2.3 Xây dựng học liệu điện tử dang video biểu diễn thí nghiệm 57

2.2.4 Xây dựng học liệu điện tử dang sơ đỏ hình ảnh -. 52- 555: 58

2.2.5 Xây dựng hoc liệu điện từ dưới dang tập san ee eee 60

Chương 3 THỰC NGHIỆM SU PHẠM cceoeioeineieei 62

3.1 MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM 2-22 S22 S22 1522112531 3215172220 623.2 THỜI GIAN VÀ DIA DIEM THỰC NGHIEM 62

3.2.1 Thời gian thực nghiệm HH HH Hhườ 62

3.2.2 Địa điểm thực nghiệm 2 2= ©s+22SEE22E12 3217232222211211 2122 cze 62

3.3 DOL TƯỢNG THỰC NGHIỆM - 256 2222223221122222 2117272151121 ze2 62

3.4 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 2-©22S2S2SS2SEE224E224122212222222222 222 633:5 KET QUÁ THỰC NGHIỆM -.c co SESeiooooeaooỶai 63

3.5.1 Kết quả thực nghiệm ở trường Hùng Vương - 2-52 63

3.5.2 Kết quả thực nghiệm ở trường Phô thông Năng khiếu 63

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Giao diện chính của phan mém Microsoft Powerpoint - 21Hình 1.2 Giao điện làm việc chính của phan MEM Canva 20 222222 222cc 22

Hình 1.3 Giao diện làm việc chính của phần mềm CapCuL -:: : 23

Hình 1.4 Giao diện làm việc của ứng dung Movie Maker — Video Editor 24

Hình 1.5 Biêu đỗ thé hiện mức độ sử dụng học liệu điện tử của giáo viên 25Hình 1.6 Biêu đô thé hiện vai trò của học liệu điện tử trong quá trình dạy học môn

SINH QC tiinttisit5118616611321105150851351583658815865586555855585353351863598558663923308333859586558535840584538538883 26

Hình 1.7 Biêu đô thê hiện loại học liệu điện tử được sử dụng trong quá trình dạy học

MON Sinh |BQE:isseiscoccoiiioiicisioiioiitiioatG200021202163611365186G8051355519558885358313558592185ã1555355558885 27

Hình 1.8 Biểu đỏ thé hiện ưng dụng học liệu điện tử với các nội dung day học 28 Hình 1.9 Biểu đỏ thé hiện nội dung day học nên sử dụng học liệu điện tử trong quá

trình tô chức hoạt (độNE|HQ::ziniziisiissisaipiitiiiii5110511122111511330013818513855388383868186183158538888 29

Hình 1.10 Biểu đề thé hiện những khó khăn khi sử dụng học liệu điện tử trong dạy

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Học liệu điện tử (HLĐT) là một loại phương tiện trực quan có vai trò quan trọng

trong quá trình tô chức hoạt động học và phát trién phẩm chat, năng lực cho người học

Học liệu điện tử được chứng minh là có tác dụng phục vụ cho việc day và học, hỗ trợngười học trong quá trình tự học, hỗ trợ người học trong quá trình tự học, giúp người học

khắc phục được khoảng cách vẻ thời gian và không gian, có thé sử dụng mọi lúc mọi nơi

tuỳ theo nhu cầu và điều kiện cụ thé của mỗi người (Trịnh Lê Hồng Phương, 2012).

Bên cạnh đó, học liệu điện tử còn có vai trò trong việc hỗ trợ GV tô chức các hoạt

động học ứng dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau như dạy học trực quan,

day học khám phá day học hợp tác nhằm phát triển pham chat va năng lực cho

người học.

Ngày 26 thắng 12 năm 2018, Bộ Giáo duc và Dao tạo đã ban hành Chương trình

giáo dục phô thông môn Sinh học kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT

Chương trình môn Sinh học xác định mục tiêu của chương trình là hình thành và

phát trién ở học sinh (HS) các pham chất và năng lực Bên cạnh phát triển những

năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục tông thể, môn Sinh học

con hướng tới hình thành và phát trién cho HS năng lực sinh học gồm ba thành phan năng lực: nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng kiến thức, kĩ năng

đã học Nhằm đáp ứng mục tiêu va quan điểm xây dựng của Chương trình giáo dụcphé thông môn Sinh học 2018, bên cạnh những diém kế thừa từ chương trình 2006

đã có nhiều nội dung kiến thức mới được bồ sung vao (Dinh Quang Báo và Phan Thị Thanh Hội 2019) Từ đó, nguồn HLĐT dé phục vụ việc day và học đáp ứng những

yêu cầu cần đạt chương trình mới đưa ra là thiết thực trong tình hình hiện tại.

Hiện nay, đưới sự phát trién không ngừng của công nghệ thông tin (CNTT) và truyềnthông trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đã chịu những tác

động không nhỏ Thông qua việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu của CNTT như HLĐT

hay các thiết bị công nghệ hỗ trợ cho dạy học hình thức day và học, kiểm tra,đánh gia và công tác quan lí tại các cơ sở giáo duc và đảo tạo đang được đôi mới mạnh mẽ

Trang 10

theo hướng hiện đại hoá và nâng cao chất lượng Các mô hình đảo tạo trực tuyến

(E — learning) đang ngày càng trở nên rất phô biến đã cho thấy sự đổi mới trong phương

pháp day học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của

HS Mô hình này đã va đang nhanh chóng phát triển với những ưu thể trong việc hỗ trợ GV

và HS trong công tác day và học (Bộ Giáo dục và Đào tao, 2020).

Đặc biệt vừa qua, Dai dich Covid — 19 đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dụckhi HS không thê đến trường học tập nhằm đảm bảo các van dé vẻ sức khoẻ Tuy nhiên,việc học tập của HS cần phải đảm bảo được thực hiện đúng tiến độ vì vậy Bộ Giáo dục và

Dao tạo đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lí và tô chức

đạy học trực tuyến, hướng dẫn nhà trường và GV triển khai các hoạt động học theo các

hình thức: Dạy học trực tuyến, Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp và Dạy học

trực tuyến thay thé day hoc trực tiếp (Bộ Giáo dục và Dao tao, 2021).

Đáp ứng cho mục đích chuyên đôi dạy học trực tiếp sang đạy học trực tuyến,

nguồn HLĐT cung cấp cho việc dạy và học đã trở thành một van đề vô cùng cấp thiết

đối với giáo đục Xây đựng và sử đụng nguồn HLĐT đã trở thành một trong những nhiệm vụ nhằm ứng dụng hiệu quả CNTT và truyền thông vào giáo dục nói chung và

việc đạy học các môn Sinh học nói riêng Việc xây dựng và sử dụng HLĐT trong

dạy học Sinh học là cần thiết để phát triển năng lực và phẩm chất cho người học.

góp phan góp phan thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thẻ hệ trẻ

Từ tất cả những lí do trên, trong giới hạn của dé tài, “XÂY DỰNG HỌC LIEU ĐIỆN TU ĐỀ DẠY HOC MẠCH NOI DUNG KIÊN THỨC MỚI TRONG CHUONG TRÌNH SINH HỌC 10” được thực hiện với mục đích xây dựng và cung cấp nguôn học liệu điện tử đối với những nội dung kiến thức mới trong Chương trình Sinh học lớp 10 nhằm giúp GV có nhiều lựa chọn trong việc tô chức các

hoạt động học đề phát triển năng lực Sinh học, đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

2 MỤC TIEU NGHIÊN CỨU

Biên tập, thiết kế được các HLDT ứng với những nội dung kiến thức mới trongChương trình môn Sinh học lớp 10 nham phát triển năng lực sinh học doi với HS

Trang 11

3 GIA THIET NGHIEN CUU

Nếu xây dựng được HLDT phù hợp sẽ góp phan nâng cao chất lượng dạy học

sinh học, học sinh (HS) sẽ được phat triển năng lực sinh học

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU

5 PHAM VI NGHIÊN CỨU

— Nội dung: Học liệu điện tử ứng với nội dung dạy học thuộc các mạch nội dung

mới trong Chương trình Sinh học 10.

~ Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023

~ Địa điểm:

+ Khảo sắt trực tuyến vẻ thực trạng sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn

Sinh học ở trường THPT với GV đang công tác tại một số tinh, thành phó.

+ Thực nghiệm sư phạm tại hai trường THPT trên địa bàn Thành phó Hồ ChíMinh; mỗi trường chọn 02 lớp: lớp đôi chứng không sử dụng HLĐT được thiết kế;

lớp thực nghiệm được sử dụng HLĐT trong hoạt động học Mỗi trường thực nghiệm

02 tiết

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu tài liệu về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử đụng HLDT trong

dạy học Sinh học.

2 Khảo sát về thực trạng sử dụng HLĐT trong dạy học môn Sinh học ở trường

THPT theo Chương trình Giáo dục phô thông 2018

3 Nghiên cứu các nội dung kiến thức mới trong Chương trình môn Sinh học

lớp 10 (Chương trình 2018) so với Chương trình 2006,

4 Xây dựng HLĐT ứng với nội dung dạy học thuộc các mạch nội dung mới

trong Chương trình Sinh học 10.

Trang 12

5 Xây dựng công cụ đánh giá hiệu qua học tập của HS.

6 Thực nghiệm sư phạm ở hai trường THPT.

7 Xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

§ Viết báo cáo khoá luận tốt nghiệp

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

7.1 Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí thuyết

7.1.1 Mục dich

Thu thập thông tin và tìm hiểu các nguồn tài liệu đưới nhiều hình thức khác

nhau về những van dé liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ đã được dé ra trong

đề tài nghiên cứu

7.L2 Nội dung

— Nghiên cứu tong quan về các nghiên cứu xây dựng và sử dụng HLĐT trong

và ngoài nước.

~ Nghiên cứu các văn bản hành chính (Công văn, nghị quyết ) của Đảng.

Quốc hội và Bộ Giáo dục & Dao tạo (BGD&DT)

— Nghiên cứu lí luận về sử dụng HLĐT nhằm phát trién nang lực sinh học ở HS.

— Nghiên cứu Chương trình giáo dục phố thông môn Sinh học 2018, chương trình

môn Sinh học 2006, sách giáo khoa môn Sinh học lớp 10.

7.1.3 Cách tiễn hành

~ Đọc, tìm kiếm, sưu tầm, tổng hợp các văn bản hành chính, công trình khoa học

~ Chọn lọc và tông hợp các thông tin can thiết, các nội dung có liên quan đến dé tài.7.2 Phương pháp điều tra

7.2.1 Mục dích

Thu thập cơ sở thực tiễn dé xác định sự can thiết trong việc sử dụng HLĐT trongdạy học Sinh học.

7.2.2 Nội dung

Khảo sát các GV đang công tác tại các trường THPT ở một số tỉnh, thành phố

về: Thực trạng sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Sinh học

~ Khảo sát về mức độ sử dụng HLDT trong day học Sinh học 10.

Trang 13

~ Khảo sát về vai trò của HLĐT trong quá trình day học Sinh học 10.

~ Khảo sát về loại HLDT được sử dụng trong quá trình day học Sinh học 10.

~ Khảo sát về khả năng ứng dụng HLĐT doi với các nội dung dạy học

— Khảo sát những nội dung kiến thức trong Chương trình Sinh học 10 nên sử dụng

HLĐT trong quá trình tô chức hoạt động học

— Khảo sát những khó khăn khi sử dụng HLDT trong day học Sinh học 10.

— Thu thập, xử lí kết quả: Thong kê số liệu thô được thực hiện dựa trên bộ thông

kê tự động của Google Forms, kết quả được ghi nhận và lập các biêu đồ tương ứng bằng

ứng dụng Microsoft Excel.

7.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.3.1 Mục đích

Đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng HLĐT trong một số hoạt động học

thuộc những nội dung kiến thức mới theo Chương trình Sinh học 10 Chứng minh

tính chính xác của giá thiết nghiên cứu được đưa ra

7.3.2 Nội dung

Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Hùng Vương và trường Phố Thông

Năng khiếu Dai học Quốc gia Thanh pho Hồ Chí Minh.

Thời lượng: 1 — 2 tiết/trường

Nội dung dạy học được lựa chọn phải ứng với tiền độ dạy học của các trường

thực nghiệm Trong tình hình của de tài, nội dung thực nghiệm được lựa chọn là Chu kì

tế bào

7.3.3 Cách tiễn hành

— Xây dựng hoạt động học có sử dụng HLDT.

Trang 14

~ Thiết kế phiếu khảo sát đánh giá vẻ tính hiệu quả của HLĐT trong việc phát triển

Trang 15

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

1.1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tình hình nghiên cứu HLĐT trên thế giớiTrên thể giới, môi trường học tập điện tử và ứng dụng E — learning vào giáo dục

và đào tạo đã được nghiên cứu từ những năm 90 của thế ki trước Khởi đầu

E - learning được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ ở các khu vực Bắc Mi, Châu Âu.

Sau đó, E - learning lan rộng sang các nước ở khu vực Châu A, đặc biệt là Hàn Quốc

Những năm cuối của thé ki XX, có nhiều nghiên cứu về các phần mềm day học, đảo tạo

dựa trên công nghệ web khoá đào tạo trực tuyến đã được thực hiện Một số hệ thông

đào tạo trực tuyến đầu tiên và điển hình cũng ra đời tại các trường đại học trên thé giới:Đại học Western Governors (Mi), Đại học Glasgow (Anh), Học viện Khan (Mi),

(The history of coding and software, 2019).

Vào năm 1997, Karen Valley đã đưa ra được giải pháp thiết kế các HLĐT Kết qua

đã đưa ra được giải pháp thiết kế các HLDT sao cho phù hợp với nhu cau của người học

qua nghiên cứu về phong cách học tập và cách thiết kế HLDT khác nhau.

Sự hiệu quả và tính ưu việt của sử dụng HLĐT trong các hình thức dạy học từ xa

với sự hỗ trợ của máy tính và mạng internet đã được khăng định trong các nghiên cứu

của (Salmon, 2004), (Brandon, 2006), (Colvin, 2005).

Trong nghiên cứu về thiết kế module kĩ thuật số tương tác trong Sinh hoc, các tác giả đã cho thấy việc học tập có sự tương tác có thê giúp cải thiện việc học tập

của HS khi học các khái niệm Sinh học quan trọng việc thiết kế module học tập

kĩ thuật số tương tác có hiệu quả trong việc đạy học các nội dung phức tạp trong

bài học Sinh học (Pintalitna, 2015).

Năm 2017, Ilze Kazaine đã cho rằng HLĐT là một yếu tố quan trọng nên

cân được đầu tư đủ thời gian dé xây dựng và phát trién trong nghiên cứu về đánh giá chất lượng HLĐT.

Những van dé và giải pháp của việc số hoá trong giáo đục môn Sinh học đã

được trình bày trong nghiên cứu của Sumatokhin và cộng sự (2020) Các tác giả đã

phát triển một khối các nhiệm vụ giáo dục trong day học Sinh học bằng việc sử dụng

Trang 16

các tài nguyên, HLDT Từ đó, nghiền cứu chứng minh được hiệu quả trong việc sử dụng

các HLDT trong dạy học môn Sinh học Số HS có kết quả môn học ở mức độ tối ưu

tăng lên, mức độ phát triển của các hoạt động học tập của HS cũng tăng cao Nghiên cứu

cũng khăng định rằng GV cần sử dụng thành thạo các HLĐT trong các hoạt động học,

đồng thời đưa ra các lĩnh vực day hứa hẹn cho các nghiên cứu tiếp theo như: tác độngcủa số hoá quá trình giáo dục đối với sự phát triển năng lực sáng tạo của HS ở các lứa tudi,hiệu quả của hình thức dạy học từ xa xây dựng hệ thông điều chỉnh thời gian trực tuyến

của HS và trién vọng sử dụng công nghệ thực tế do ( VR) trong dạy học Sinh học.

Hiện nay, với sự ứng dụng CNTT vào dạy học công nghệ thực tế ảo đã được

đưa vào sử dụng như một phương tiện dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

học tập của HS Bằng nghiên cứu của mình, Chuang và cộng sự (2023) đã sử dụng

công nghệ thực tế ảo trong day học chủ dé về cơ thé và các hệ cơ quan trong cơ thê người

Việc ứng dụng này giúp HS có thé dé đàng quan sat các vị trí của cơ quan con người và

hiểu rõ về cách thức hoạt động của các hệ cơ quan trong co thé con người Qua đó

cho thấy được hiệu quả và sự hài lòng đối với cả GV và HS trong Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo khi dạy học môn Sinh học nói chung và chủ dé cơ thê người

nói riêng Đối với GV, công nghệ thực tế ảo là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp

tăng cường sự chú ý và góp phần cải thiện kết quả học tập của HS Còn đối với HS.

công nghệ này giúp HS có sự yêu thích với phương pháp học tập này và có thé dé dang

xem lại bài học mà không cần sự hỗ trợ của GV, từ đó nâng cao năng lực tự học

1.1.2 Tình hình nghiên cứu học liệu điện tử trong nước

Vào năm 1988, ngay sau khi internet được mở tại Việt Nam, Bộ GD&DT đã

xây dựng dé án mạng giáo dục Edu.net dé nối mạng toàn ngành và phát trién dịch vụ

thông tin giáo duc Dé thúc day quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

trong hệ thống, Bộ GD&ĐT đã xây dựng nhiều trang thông tin như:WWW.moet.gov.yn, www.edu.net.vn, trong đó nhiều trang web được xã hội, cán bộ.

GV và HS quan tâm như: trang tuyển sinh, trang thống kê giáo dục, trang công nghệ

E — learning, thư viện giáo trình điện tử và diễn đàn mạng giáo dục có thé coi đây

Trang 17

cũng là một dang tài liệu mở hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động day và học của ngành

giáo dục Việt Nam (Trần Thị Thái Hà & Nguyễn Lê Hà, 2019).

Từ năm 2008, PGS.TS Phó Đức Hoà cho thay cơ sở của việc day học khám phá thông qua trang web học tập qua bài viết “Thiét kế và sử dụng giáo án điện tứ trên

trang web học tập theo hướng day học khám phá” Qua đó, tác giả đã nhận định

trang web học tập sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi day học cùng một nội dung so với

đạy học trên lớp thông thường.

Năm 2017, ThS Phạm Ngọc Son đã ứng dụng công nghệ thông tin trong

dạy học môn Hoá học bằng cách xây dựng trang web học tập môn Hoá học ở

phô thông Từ đó cho thấy hiệu quả tích cực của nguồn tư liệu học tập và giảng dạy

tốt đối với HS và GV ở thời điểm hiện tại góp phần nâng cao hiệu quả dạy và

học môn Hoá học Bên cạnh đó, việc xây dựng trang web học tập cũng khắc phục

được những điểm yếu của việc dạy và học môn Hoá học như đặc thù có nhiều

thí nghiệm, kiến thức trừu tượng,

Năm 2010, TS Trinh Thuy Anh trong bài viết “Bản về việc phát triển kho học liệu điện tử” đã cho trình bày tinh cấp thiết của việc phát trién HLDT nói chung

và học liệu mở nói riêng Từ đây, tác giả xác định mục tiêu, định hướng đề xây dựng

kho HLĐT có hiệu quả cao trong việc sử dụng dạy học.

Năm 2015, tác giả Trần Dương Quốc Hoà đã trình bày vai trò và hình thức

sử đụng của HLĐT trong việc hỗ trợ dạy học Ngoài ra, việc làm rõ một số hình thức

sử dụng HLĐT trong dạy học cũng đặt ra những yêu cầu về mặt thiết kế, xây dựng

loại hình tài liệu này HLDT phải được thiết kế với một cấu trúc, định dang và hình thức phù hợp đáp ứng cao nhất khả nang tương tác lẫn nhau giữa các thành tố:

GV — HS - phương tiện.

Trong năm 2017, tác giả Nguyên Minh Tuấn đã cho thấy nếu học liệu

E - learning được thiết kế, xây dựng phù hợp sẽ có tác động tích cực đến quá trình

tự học, tự bôi dưỡng của GV, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng

CNTT vào dạy học hiệu quả.

Trang 18

Tác giả Nguyễn Minh Tuan và Hồ Huyền Trang (2017) với nghiên cứu

“Thue trạng khai thác, sử dung internet và học liệu điện tử dé học tập của học viên

giáo dục thường xuyên cap Trung học phổ thông” đã đẻ cập đến thực trạng, nhu cầukhai thác, sử dụng internet và HLĐT của học viên giáo dục thường xuyên,

nghiên cứu cho thay học liệu hiện nay chưa đáp ứng, chưa phù hợp với nhu cau của

học viên về cả nội dung, cấu trúc, dang thức, cách tổ chức học liệu, vì vậy đã hạn chế

học viên khai thác dé tự học Kết quả của nghiên cứu này chính là cơ sở dé cácnhà khoa học phát triển HLĐT, đáp ứng nhu cầu người học nói chung và học viên

giáo dục thường xuyên nói riêng.

Năm 2018, Vũ Thanh Dung đã trình bảy các vấn đẻ liên quan để ứng dụng

CNTT trong day học ở nghiên cứu “Mot số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin

trong day học ở trường pho thông đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.Theo tác giả, CNTT là một trợ thủ đắc lực cho GV, là người bạn đồng hành trong

học tập của HS vả còn là người trợ lí không tưởng trong công tác quản lí giáo dục của

các trường phỏ thông Thực trạng ứng dụng CNTT hiện nay còn nhiều điều bất cập như cơ sở vật chất còn hạn chế, GV chưa đổi mới phương pháp giảng dạy theo

hướng tích cực, Nhằm khắc phục những bất cập trên, nghiên cứu đưa ra các

biện pháp thực hiện ứng dụng CNTT như xác định rõ nội dung bôi dưỡng đội ngũ GV

và xây dựng môi trường, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học

Năm 2019, theo Trần Thị Thái Hà và Nguyễn Lê Hà trong nghiên cứu vềphát triên xây dựng môi trường E — learning cho bậc giáo dục phô thông đã chỉ ra

tác động của E — learning đến quá trình học tập của HS, sự thay đôi cần thiết về vai trò của người thầy trong quá trình dạy học cũng như những yêu cầu về đôi mới

phương pháp dạy — học trong môi trường điện từ.

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hang và Nguyễn Thi Trang (2020) đã sử dung

công cụ Vyond dé thiết kế các tình huống trong day học môn Tự nhiên và Xã hộinhằm nâng cao chất lượng giáo dục cấp Tiểu học, đáp ứng được những yêu cầu

ngày càng cao của nên giáo dục nước ta.

Trang 19

1.1.3 Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu

Từ tong quan về các nghiên cứu trong và ngoải nước cho thay việc xây dựng

HLĐT có vai trò rất quan trọng trong giáo đục nói chung và dạy học Sinh học

nói riêng HLĐT được dau tư thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực cho

GV và HS Đối với GV, HLĐT có vai trò là một công cụ giúp bài giảng trở nênsinh động, tăng sự tập trung, tương tác của HS trong quá trình day và học, Đối với HS,HLĐT là một nguồn cung cấp kiến thức giúp cho HS để dàng học tập mọi lúc

mọi nơi, tuỷ theo nhu cau và điều kiện học tập của HS, giúp HS hình thành và phát triển các phâm chat, năng lực cần thiết

HLĐT được phát triển từ rất sớm cùng với sự phát triển của CNTT và ngày càng

được hoàn thiện hơn phục vụ hiệu quả hơn việc dạy và học của GV và HS Hiện nay,

HLĐT ngày càng đa dạng, phục vụ cho nhu cau day và học của HS và GV

Không chỉ dừng lại ở các học liệu như hình ảnh, video, website học tập, thí nghiệm áo

HLĐT ngày càng được phát triên nhờ ứng dụng những thành tựu của CNTT như

công nghệ thực tế ảo Qua đó, ngay cảng nâng cao hiệu quả của giáo dục, đặc biệt là

dạy học Sinh học.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, bat cập trong việc sử đụng HLĐT như

nguôn cung cấp học liệu còn hạn chế, cơ sở vật chất ở một số nhà trường còn chưa

đáp ứng được việc sử dụng công nghệ thông tin trong day học hay ki năng ứng dụng

CNTT của GV còn nhiều hạn chế Dé khắc phục những khó khăn này, việc bồi đưỡng

kĩ nang ứng dụng CNTT ở GY, xây dựng và làm mới cơ sở vật chat nha trường là

những biện pháp hiệu quả.

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2.1 Học liệu điện tử

1.2.1.1 Các khái niệm

a Khái niệm học liệu

Theo thông tư 11/2018/TT-BGDDT: “Hoe liệu là các phương tiện vật chất

lưu giữ mang hoặc phản ánh nội dung học tap, nghiên cứu Học liệu có thé sử dụng

Trang 20

và bô sung để phù hợp với sự vận động và phát triển Vì vậy, các nội dung, hình thức

thê hiện, hình thức truyền tin, của HLDT cũng được cập nhật nhanh chóng và liên tục

(Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phô thông cốt cán môn Sinh học, 2021)

1.2.1.3 Phân loại

Tuy vào các căn cứ khác nhau, người ta có thé chia HLĐT thành các loại khác nhau:

— Can cứ vào cách thức, kĩ thuật tạo HLĐT được chia thành các loại như:

HLĐT đồ hoạ hoạt hình: HLĐT mô phỏng: học liệu số từ văn bản: học liệu số

kiểm tra, đánh giá:

— Căn cứ vào mục tiêu sử dụng HLDT trong các bước tô chức hoạt động học

ở các cơ sở giáo dục phô thông, HLĐT được chia thành hai loại với các hình thức

tương ứng:

+ Loại HLĐT nội dung day học, gồm các dang: hình anh (tĩnh và động) video

bài trình chiều, thí nghiệm ảo

+ Loại HLĐT nội dung kiểm tra đánh giá, gồm các dạng: bài tập câu hỏi

trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiéu khảo sát, (Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phô thông cốt cán môn Sinh học, 2021).

Trong phạm vi đề tài khoá luận tốt nghiệp này, loại học liệu được xây dựng làloại HLĐT nội dung dạy học.

1.2.1.4 Nguyên tắc xây dung học liệu điện tử

Đề xây dựng HLĐT có hiệu quả, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau

(Trịnh Lê Héng Phương, 2012):

Nguyên tắc 1: Dam bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu bài học

- HLĐT cần được xây dựng bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình, giúp

phát triển phẩm chất và năng lực cho người học

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích của nội dung

~ Sản phảm cần đảm bảo tính chính xác và khoa học, nguồn tài liệu tham khảo

đáng tin cậy.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính sư phạm

— Hoc liệu tạo sự hứng thú cho HS khi sử dụng.

Trang 21

~ Sử dụng màu sắc hai hoà, hình ảnh phù hợp

— HLĐT phù hợp với mục đích dạy và học của GV và HS.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính thâm mĩ, khoa học vẻ hình thức trình bày

~ Mau sắc hình nên, phông chit, cỡ chữ cần phù hợp với HS phô thông.

— Cách trình bay học liệu dep, sử dụng nhiều hình anh minh hoa, thu hút sự chú ý

và kha năng hứng thú học tập của HS, nâng cao kha năng lĩnh hội kiến thức của HS

Nguyên tắc 5: Dễ sử dụng trên các thiết bị

— Học liệu được định dang theo tap tin hình ảnh và video, dé dang sử dung,

theo dõi bang mọi thiết bi.

Nguyên tắc 6: Dam bảo tính hiệu qua

— Học liệu đáp ứng được mục tiêu bài học.

~ Giúp HS hiểu bài và hứng thú học tập

1.2.2 Vai trò của học liệu điện tứ

HLĐT là tập hợp các phương tiện trong việc dạy và học Vì vậy, HLĐT là

thành phan của thành tổ thiết bị day học và học liệu Từ đó có thé thay, học liệu số sẽ tác động trực tiếp đến: tat cả các thành tố của quá trình day hoc; người học va xã hội

học tập; quá trình đôi mới và quản lí nhà trường (Tài liệu hướng dan bồi dưỡng

giáo viên phô thông cốt cán môn Sinh học, 2021)

a Tác động đến hình thức dạy họcKhi được kết hợp với việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin.HLDT sẽ hỗ trợ GV và HS có thẻ cùng triển khai hiệu quả các hình thức học tập

trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ day học trực tiếp dạy học

trực tuyến thay thế cho đạy học trực tiếp Như vậy, GV và HS sẽ chủ động trong

việc day và học Trong một số điều kiện, HS không thé đến trường do dịch bệnh thời

tiết cực doan, GV và HS vẫn có thẻ triển khai hiệu quả hình thức day học trực tuyển

thay thế day học trực tiếp GV có thé sử dung mô hình lớp học đảo ngược một cách

hiệu quả bằng cách cho HS báo cáo thảo luận trong giờ học trực tuyến với sự

Trang 22

điều khiển của GV (Tài liệu hướng din bồi duéng giáo viên phổ thông cốt cắn

môn Sinh hoc, 2021).

b Tác động đến mục tiêu dạy học Cần phải xác định rõ mục tiêu dạy học bậc phô thông ở Việt Nam là phát trién

các năng lực và phẩm chất của người học được quy định cụ thể trong Chương trìnhgiáo duc phô thông 2018 (Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phô thông cốt cán

môn Sinh hoc, 2021).

HLĐT sẽ giúp HS không chi phát triển năng lực đặc thù của môn học

(trong phạm vi của dé tài là phát trién năng lực sinh học trong môn Sinh học) mà còn góp phan giúp phát trién năng lực tin học của HS, tạo cho HS thêm cơ hội thích nghỉ

và hội nhập trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Bên cạnh đó,

trong thời đại ngày nay, HS sẽ gặp phải những thách thức khi phải tiếp xúc với

một nguồn dit liệu đồ s6, đa chiều như phải lựa chọn, sàng lọc các kiến thức, dit liệu,

hoạt động phù hợp với mục tiêu học tập của HS Đây là cơ hội cho người học

phát triển phẩm chất trách nhiệm và năng lực tự chủ, tự học được quy định trong

Chương trình tông thể Thêm vào đó, với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà cóứng dụng hiệu qua HLĐT, GV sẽ giúp cho HS có cơ hội chủ động phát triển được

nhiều năng lực chung trong quá trình tự học của mình (Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng

giáo viên phô thông cốt cán môn Sinh học, 2021)

Hiện nay, dé đáp ứng được các YCCD được xây dựng trong Chương trìnhgiáo dục phô thông môn Sinh học cần GV chủ động trong việc sử dụng HLĐT và

CNTT Trong bối cánh một số cơ sở giáo dục không có điều kiện thực hiện các

thí nghiệm thực hành thì việc sử dụng các HLDT như video thí nghiệm hay

thí nghiệm ao là vô cùng cân thiết dé có thể giúp HS đáp ứng mục tiêu mà

Chương trình môn học đã dé ra (Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phé thông

cốt cán môn Sinh học, 2021)

c Tác động đến nội dung day hoc

GV có thé chủ động xây dung HLĐT từ các nội dung day học từ nhiều

nguôn học liệu như học liệu trong SGK, học liệu số tìm kiếm được trên internet

Trang 23

HLDT sẽ giúp các nội dung đó sinh động hon, phù hợp với yêu cau về mục tiêu,

nội dung dạy học và nội dung kiêm tra đánh giá Bên cạnh đó, nguồn HLĐT sẽ là

nguôn cung cấp thông tin vô tận cho HS thông qua việc HS tự lưu trữ để tham khảo

từ các nguồn HLĐT mà GV cung cấp hay HLĐT mà HS tự tìm kiếm được.

nhằm phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu, khám phá và vận dụng (Tài liệu hướng dẫn

boi đường giáo viên phô thông cốt cán môn Sinh học, 2021).

d Tác động tới phương pháp dạy học và kĩ thuật day học

Hiện nay, HS là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và chuyên hoá thành nang lực Dé làm được điều nay, GV cần sử dụng các phương pháp

đạy học (PPDH) tích cực hoá hoạt động của HS Cụ thê trong môn Sinh học, một SỐphương pháp có thê được sử dụng như dạy học trực quan, dạy học khám phá day học

hợp tac,

HLĐT giúp GV có thé chủ động lựa chọn PPDH đề tô chức các hoạt động học

Các loại học liệu như bài trình chiêu, hình anh, video, hình ảnh déng, giúp cho GV

thuận lợi triển khai PPDH trực quan hoặc khám phá Đây là những phương pháp

tích cực và có hiệu quả trong việc dạy học nói chung và đối với môn Sinh học

nói riêng, thay thé cho các phương pháp thuyết trình, điễn giảng HS sẽ được tiếp cận

thế giới tự nhiên một cách “trực quan” hơn và kích thích hấp dan HS hon.

Mỗi loại HLĐT được sử dụng sẽ đóng vai trò khác nhau trong việc hỗ trợ

từng bước triển khai hoạt động của phương pháp day học cụ thé Các HLDTdạng hình anh, video, sơ đồ trực quan, trò chơi tương tac, sẽ đạt hiệu quả cao trong

chuyên giao nhiệm vụ HLĐT dang thí nghiệm áo, văn bản (tài liệu đọc, phiêu học tập, )

sẽ đạt hiệu quả cao trong bước thực hiện nhiệm vụ Các bài trình chiếu sẽ hỗ trợ cho

cả HS và GV trong việc triển khai bước báo cáo, thảo luận Các HLĐT ở loại

kiêm tra, đánh giá có thê được sử dụng hiệu quả trong bước tông kết, đánh giá hay

dùng trong các hoạt động luyện tập và vận dụng Như vậy, có the thay HLĐT sẽ

lam cho việc tỏ chức hoạt động học của GV trở nên hiệu quả hơn và giúp chokhả năng lĩnh hội kiến thức của HS được nâng cao hơn

Trang 24

e Tác động đến phương tiện day học và học liệu

HLĐT chính là thành phan trong thanh tổ phương tiện day học va học liệu.

Có thé thay, HLĐT làm da dạng hoá hiện đại hoá nguồn học liệu Nguồn HLĐT sẽgiúp cho việc đạy và học trở nên hứng thú và hiệu quả hơn (Tài liệu hướng dẫn

bồi dưỡng giáo viên phô thông cốt cán môn Sinh hoc, 2021).

f Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá

Các HLĐT loại nội dung kiểm tra, đánh giá sẽ hỗ trợ đến quá trình kiểm tra,

đánh giá HLĐT tạo điều kiện lựa chọn phương pháp đánh giá trực tiếp hay trực tuyến.Các mục tiêu về năng lực sẽ được hỗ trợ đánh giá thông qua các học liệu số nội dungkiêm tra, đánh giá Ngoài ra, việc kết hợp HLĐT với các thiết bị phù hợp sẽ hỗ trợ

toàn điện đến quá trình này như: hỗ trợ đánh giá các mục tiêu khác nhau, hỗ trợ phương pháp đánh giá hỗ trợ trong việc thiết kế công cụ khảo sát và đánh giá, hỗ trợ

phân tích kết quả khảo sát, kiếm tra (Tài liệu hướng dẫn bôi dưỡng giáo viên

phô thông cốt cán môn Sinh học, 2021).

Trong thời đại hiện nay, việc học tập mọi lúc, mọi nơi là nhu câu đòi hỏi của

xã hội nói chung và mỗi cá nhân nói riêng HLĐT đang phát huy vai trò rất lớn,

là một công cụ giúp người học có thể chủ động tạo ra cơ hội học tập bất cứ lúc nào

và bất cứ khi nào người học mong muốn Với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ

như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh có kết nỗi mạng internet

và được cài phần mềm thích hợp người học có thé tự chủ động khám phá và nam bắt

kiến thức Ngoài ra, hiện nay việc tham gia các lớp hoc, khoá học từ xa do các

tỏ chức, nhà trường hoặc GV đã thiết kế sẵn đang dan trở nên phô biến và phù hợp

ss ` + “A a * +- s ˆ

với hoàn cảnh, mục tiêu học tập của moi cá nhân.

Trang 25

HLĐT giúp cho các dit liệu học tập trở nên "trực quan hoá”, dé đàng trong việc

ghi nhớ, tạo thêm hứng thú học tap, kích thích các ý tưởng hoạt động khám phá va

sáng tạo của người học.

Ngoài ra, các tương tác trong hoạt động học của HS cũng được trở nên đa dạng

như tương tác giữa HS — HS, HS — GV và HS - cộng đồng, tạo cơ hội cho việc

phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở HS (Tai liệu hướng dẫn bồi dudng giáo viên

phô thông cốt cán môn Sinh học, 2021)

1.2.2.3 Tác động đến đổi mới công tác quản li nhà trường

Ở mức độ nhà trường, HLDT và sự kết hợp với các thiết bị công nghệ và

phần mềm giúp cho hợp nhất nghiệp vụ quản lí nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động

day và học của GV, HS Cùng với HLĐT các phan mềm trong quản trị, quản lí

nhà trường và các thiết bị công nghệ được ứng dụng trong trường phô thông hiện nay

bao gồm:

- Xây dung kho/nguôn dữ liệu điện tử, HLDT phục vụ việc dạy hoc, giáo dục

của nha trudng,

~ Trién khai sử dung đa dang hỗ sơ số hoá phục vụ công tác quản Ii, lưu trữ.

~ Triển khai hệ thông quản lí hành chính điện tử liên thông với các cấp quan lígiáo dục.

~ Triên khai hệ thông điểm danh thông minh

~ Triển khai hệ thống giám sát, an ninh trường học; xây dựng hệ thống điều

hành điện tử thông mình phục vụ quản lí, giấm sát, phân tích các thông tin hoạt động

của nha trường.

Như vậy, HLDT nói riêng và việc ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục

là vô cùng can thiết (Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phô thông cốt cánmôn Sinh hoc, 2021).

1.2.3 Moi quan hệ giữa học liệu điện tử và nội dung dạy học

HLĐT vẻ nội dung dạy học gồm nhiều dạng như văn bản, hình ảnh tĩnh/động,

video, sơ đồ trực quan, bản trình chiếu Đối với mỗi nội dung dạy học, cần lựa chọn

dang học liệu số phù hợp để thé hiện.

Trang 26

Theo Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phô thông cốt cán môn Sinh học (Module 2), nội dung dạy học trong môn Sinh học được chia thành bốn loại là:

Cấu trúc, chức năng; Cơ chế sinh lí và các quá trình sinh học; Quy luật và học thuyết;

Kiến thức ứng dụng Dựa vào đặc điểm của mỗi nội dung dạy học, cần lựa chọn

dạng HLĐT phù hợp đẻ thé hiện Bang dưới đây cho thay định hướng lựa chọn dạng

HLDT phù hợp với loại nội dung day học.

Bảng 1.1 Bảng định hướng lựa chọn dạng học liệu điện tử phù hợp nội dung

đạy học trong môn Sinh học

Loại nội dung

Đặc điểm nội dung

Đây là dạng kiến thức tính mô tả các

thành phan cấu tao, cấu trúc và chức năng của các hệ thống sống từ cấp

phân tử — tế bào — cơ thé — quan thê —

hé sinh thai — sinh quyền Các kiến

thức này chỉ mang tính chất mồ tả nên

khi day học cần sử dung phương tiện

trực quan.

Dây là dạng kiến thức vẻ các cơ chế

và quá trình sinh lí xây ra ở các cap

độ tô chức sông, bao gồm các quá

trình cơ bản như trao đôi chât và chuyên hoá năng lượng; sinh trưởng

và phát trién; sinh sản; cam ứng;

đi truyền — biến dj, tiễn hoá;

Đây là các kiến thức ứng dụng hiéu

biết về vật sống trong thực tiễn như

công nghệ sinh học, y học, thựcphẩm, nông nghiép,

Bang dữ liệu

Sơ đỗ trực quan

Trang 27

1.2.4 Một số tiêu chí trong xây dựng học liệu điện tử

Đề HLDT có thể được ứng dụng hiệu quả, khi xây dựng học liệu cần có những

tiêu chí và thông số nhất định sao cho phù hợp và giúp người dùng dé dang sử dung

Bang 1.2 thê hiện các tiêu chí của một số loại HLĐT được xây dựng trong phạm vi

của đề tài

Bảng 1.2 Một số tiêu chí trong xây dựng học liệu điện tử

Loại học liệu điện tử Tiêu chí cụ thể

~ Hình ảnh rõ nét, không kéo dan, mờ.

~ Font chữ trong hình ảnh được sử dung đồng nhất,

cỡ chữ 13 Cần dịch thuật các thuật ngữ tiếng

Hình ảnh nước ngoài ra tiếng Việt.

~ Có trích dẫn nguồn rõ ràng

— Định dạng: JPG, JPEG, PNG.

~ Thời lượng mỗi video không quá dài

~ Video phải có độ phân giải cao, rõ nét các chỉ tiết.

Display size tối thiểu: 1440 x 1080 pixels

~ Có thé chèn lời thuyết minh, nhac nén, phụ dé,

Video chữ giải nghĩa, câu hỏi, nhưng phải phù hợp với

nội dung video và đôi tượng HS.

~ Hình anh, âm thanh được sử dung trong video đượctrích dẫn nguồn rõ ràng

— Định dạng: wmyv, avi, mpeg4 .mp4.

~ Đảm bảo tính chính xác, thẻ hiện nội dung cốt lõi,

tuân thủ bản quyên theo Luật Sở hữu trí tuệ.

— Ngắn gọn, cô dong, súc tích.

Infographic ~ Dam bao tính thâm mi, phù hợp với người học.

~ Khai thác tối đa tính năng của hình ảnh, sơ đồ,

biểu đỏ, đồ thi, mô hình hoa, hạn chế sử dụng

kênh chữ.

— Dinh dang: JPG, JPEG, PNG, PDF.

Trang 28

thiết kế và trình chiều Từ những tư liệu đa phương tiện (video, hình anh,

âm thanh, ) có thé dé dàng thiết kế thành các sản phẩm dưới dang bản trình chiếu

(bài giảng điện tử, bài thuyết trình, viđeo, ) Bên cạnh đó, phần mém cho phép taocác hiệu ứng động tạo các sơ đô, biêu đô bang các công cụ có sẵn trong phan mem.

“ ver! Con Cate Mu ơn mination Ste Den leo tate Vow Qonkep MÁC án Chufnt inet bees KS — - =

ano oh: " |9|B|v

— ord 4 Ort 14

roll

Click to add title

Click to add subtitle

ante 00 te tem Since, wets a= HH 1⁄1 Ms + =o

Hình 1.1 Giao diện chính của phan mềm Microsoft Powerpoint

Phần mèm phù hợp khi sử dụng thiết kế các HLĐT dạng bản trình chiều hoặc video

1.2.5.2 Xây dựng học liệu số bằng phần mềm CanvaCanva là một công cụ thiết kế online với các thao tác đơn giản, nhanh chóng mà

không cần biết nhiều kĩ năng thiết kế như các phần mềm chuyên dụng Adobe Photoshop,

Trang 29

Phần mềm có sẵn nhiều mẫu thiết kế như infographic, biêu đồ tư duy, sơ đô phù hợp cho từng mục dích sử dụng khác nhau.

Phần mềm phù hop ding để biên tập và thiết kế các học liệu ở dang infographic,

hình anh, sơ đồ va cả video đơn giản

1.2.5.3 Xây dựng học liệu so bằng phan mem C apCut

CapCut là phần mềm cho phép chỉnh sửa video miễn phí Phần mềm này cho phép

sử dụng trên nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng

do phần mềm có khả năng hoạt động trên nhiều nên tảng kháng nhau Giao diện làm việc

của CapCut rat thân thiện, dé sử dụng nhưng có thé tạo ra những sản phẩm chuyên nghiệp

và cho phép xuất các video chất lượng cao Các công cụ từ phan mem cho phép cắt,

ghép chinh sửa video một cách dé dàng Bên cạnh đó, phần mềm có tinh năngcho phép chèn thêm âm thanh, hiệu ứng chuyên tiếp phụ dé, giúp cho việc biên tập

các video sinh động và chuyên tải được nội dung can thiết.

Trang 30

2 Ww

Phần mềm CapCut được ứng dụng trong việc biên tap các HLDT dạng video từ

đơn giản đến phức tạp.

1.2.5.4 Xây dựng học liệu điện tr bằng ứng dung Movie Maker — Video Editor

Movie Maker — Video Editor là phan mềm dang tin cậy do Microsoft phát triên

được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows 10 Tuy nhiên, phần mềm có khả năngtương thích cao nên sử dụng được ở tất cả các thiết bị Ứng dụng có giao diện dễ

sử dụng với nhiều công cụ hữu ích cho việc biên tập video Phần mềm có nhiều

công cụ được tích hợp sin giúp cho việc chỉnh sửa video trở nên đơn giản ngay cả

với những người mới bắt dau, phân mềm còn cho phép xuất video với nhiều

định dạng khác nhau phù hợp với nhiều thiết bị khác nhau

Trang 31

Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dung học liệu điện tử của giáo viên

Nhận xét: Kết qua cho thấy, GV sử dụng HLĐT ở mức độ từ 40% — 60%

là cao nhất, chiếm 49% GV sử dụng HLDT ở mức độ từ 60% — 80% là 32% và

từ 80 — 100% là 19% Trong phạm vi của khảo sát này, không có GV sử dụng HLDT

ở mức độ thấp Nhìn chung, HLĐT đang được GV sử dụng ở mức độ thường xuyên tới rất thường xuyên, điều này cho thấy việc ứng dụng HLĐT trong dạy học Sinh học

nói riêng đang được ứng dụng mạnh mẽ và phô biến Day là cơ sở quan trọng détiền hành xây dựng nguồn HLĐT dé hỗ trợ GV trong dạy học

Trang 32

® Rat quan tròng * Quan trong * Binh thưởng

* Khong quan trọng * Không quan tắm

Hình 1.6 Biểu đồ thể hiện vai trò của học liệu điện tử trong quá trình dạy học

môn Sinh học

Nhận xét: Kết quả cho thay 100% GV đánh giá vai trò của HLDT là quan trọng

và rất quan trọng trong quá trình dạy học môn Sinh học Cụ thể, có 20 GV(chiếm khoảng 65%) đánh giá vai trò của HLDT là quan trọng và 11 GV(chiếm khoảng 35%) đánh giá vai trò của HLĐT là rất quan trọng Trong phạm vi

khảo sát này, không có GV đánh giá vai trò của HLDT là bình thường, không

quan trọng và không quan tâm Khảo sát một lần nữa khăng định tầm quan trọng của

HLĐT trong việc dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng Điều này

thé hiện việc xây dựng nguồn HLDT là cần thiết và có vai trò quan trọng trong

quá trình dạy học.

Trang 33

1.3.4.3 Kết qua khảo sát về loại học liệu điện tư được sử dung trong

quá trình dạy học môn Sinh học

Tro chơi tương tác Bi

Blog học tập

Website học tập

Bài trình chiều đa phương tiện

Đô hoa trực quan

E-book Video

Hình 1.7 Biéu đồ thé hiện loại học liệu điện tử được sử dung trong qua trình

day học môn Sinh học

Nhận xét: Các loại học liệu được GV lựa chọn nhiêu nhất là: bài trình chiếu

đa phương tiện (chiếm 100%), video (chiếm 100%), hình anh/so 46 (chiếm 100%) và

đồ hoạ trực quan (chiếm khoảng 93,5%) Điều này là phù hợp vi đây đều là những loại HLĐT thân thiện với GV, có tính chat dé thiết kế và xây dựng, dé sử dụng

và chuyên tải được nhiêu thông tin với hình thức sinh động Bên cạnh đó, khảo sát

cho thấy còn nhiều loại HLĐT chưa được GV biết đến và sử dụng trong quá trìnhday học của mình như blog học tap (0%) E-book (19,4%), Như vậy, cần xây dựng

loại HLĐT giúp GV để dàng sử dụng trong quá trình dạy học của mình

Trang 34

Cau trúc, chức năng Cơ chế sinh liva Học thuyết, qui Kiến thức ứng dụng

qua trình sinh học luật.

Hình 1.8 Biéu đồ thé hiện ưng dụng học liệu điện tử với các nội dung day học

Nhận xét: Các nội dung dạy học được GV lựa chọn sử dụng HLĐT nhiều nhất

là Cơ chế sinh lí và quá trình sinh học (chiếm 100%), cau trúc và chức năng

(chiếm khoảng 90%) và kiến thức ứng dụng (chiếm khoảng 81%) Điều này là hợp lí

vì HLĐT có thé làm cho những nội dung này trở nên sinh động và hap dẫn, hỗ trợ

GV trong quá trình hình thành năng lực sinh học cho HS Như vay, nhu cau tìm nguồn

HLDT của GV về các nội dung trên là rất lớn.

Trang 35

1.3.4.5 Kết qua khảo sát những nội dung kiến thức nên sử dung học liệu

điện tử trong quá trình tổ chức hoạt độn # học

Sinh học va sự phát triên bên ving.

Sinh học trong tương lai.

Mục tiêu vả vai trỏ của môn Sinh

học.

Đôi tượng và các lĩnh vực nghiên

cứu của Sinh học.

~ = — ~ > t = = 30 40

Hình 1.9 Biéu đồ thé hiện nội dung day học nên sử dung học liệu điện tử

trong quá trình tổ chức hoạt động học

Nhận xét: Những nội dung được GV lựa chọn nên sử dụng HLĐT nhiều nhất

là: Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (chiếm 96,8%), Một số ứng dụng

vi sinh vật trong thực tiễn (chiếm 90.3%), Thông tin ở tế bào (chiếm 93,5%) vàQuan hệ giữa các cấp độ tô chức sống (chiếm §7,1%) Điều này là hợp lí vì đây là

những nội dung kiến thức mới, việc sử dụng HLDT sẽ giúp GV dễ dàng trong việc

tô chức hoạt động học hình thành năng lực sinh học cho HS, đáp ứng YCCD

Điều nay cũng thê hiện nhu cau tìm kiếm các HLĐT liên quan đến những nội dung

kiến thức trên là rất lớn

Trang 36

1.3.4.6 Những khó khăn khi sử dung học liệu điện tư trong dạy học Sinh học

HS thụ động, không hợp tác với GV ERE

Trang thiết bị của HS còn hạn chế.

Cơ sở vật chất thiết bị tại nhả trường

i

học liệu điện tử.

Khó tìm nguồn học liệu điện tử tin cậy

và phủ hợp với hoạt động dạy học.

0 5 0 l§ 20 25 30 35

Hình 1.10 Biéu đồ thé hiện những khó khăn khi sử dụng học liệu điện tử

trong dạy học Sinh học

Nhận xét: Những nguyên nhân gây khó khăn khi sử dụng HLĐT trong day học

là: mat nhiều thời gian trong việc thiết kế HLDT, khó tìm nguồn HLDT tin cậy, phù

hợp với hoạt động dạy học và cơ sở vật chất, thiết bị tại nhà trường hoặc cá nhân cònhan chế Từ đây cho thấy, nguồn HLĐT hiện nay còn hạn chế về số lượng vàchất lượng bên cạnh đó việc thiết kế HLĐT đáp ứng được YCCĐ có thé làmtôn nhiêu thời gian và công sức của GV, gây trở ngại cho việc sử đụng HLĐT trong

dạy học Vì vậy, việc xây dựng HLDT đề có thé đáp ứng nhu cầu của GV hiện nay là

rat cần thiết Bên cạnh đó, cơ sở thiết bị cũng cần được cải tiến dé phù hợp với

nhu cầu đạy và học hiện nay.

Trang 37

1.3.5 Nhận xét chung

Từ các kết quả khảo sát có thê thay, HLDT hiện nay đang trở nên phô biến và

đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc day học nói chung và day học môn

Sinh học nói riêng Vì vậy, việc xây dựng nguồn HLĐT nội dung dạy học là vô cùng

quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn đôi mới Chương trình giáo dục phổ thông như

hiện nay Cần lựa chọn những loại HLĐT thân thiện với GV và HS, dé đàng ứng dụngvào hoạt động học nhằm phát trién phẩm chất và năng lực cho học sinh, đáp ứngYCCD của chương trình Đặc biệt cần xây dựng những nội dung kiến thức mới dé

đáp ứng nhu cầu sử dụng HLDT của GV và HS, làm giảm những khó khăn, trở ngại

khi GV không tìm được nguồn học liệu tin cậy hay mat quá nhiều thời gian cho việc

chuẩn bị và thiết kế HLĐT.

Trang 38

Chương 2 XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỪ SINH HỌC 10,

CHUONG TRÌNH GIÁO DUC PHO THONG 2018

2.1 QUY TRINH XÂY DUNG HỌC LIEU ĐIỆN TỬ NHỮNG NOI DUNG KIÊN THỨC MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10

2.1.1 Xác định những nội dung kiến thức mới trong Chương trình Sinh học 10

Chương trình giảo dục phỏ thông môn Sinh học 2018 xác định môn Sinh học là

môn học được lựa chọn, thuộc tô hợp khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục

định hướng nghề nghiệp

Mục tiêu của môn Sinh học là hình thành và phát trién ở HS năng lực Sinh học,

bao gồm: năng lực nhận thức sinh học, năng lực tìm hiểu thé giới sống và năng lựcvận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Bên cạnh đó, môn Sinh học góp phần cùng các

môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và

năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

và sáng tạo, đồng thời cũng có những điểm đổi mới khác biệt nhằm đáp ứng cácmục tiêu của môn học.

Trong bối cảnh của đề tài, đề tài chỉ thực hiện xác định những nội dung

kiến thức mới ở Chương trình môn Sinh học lớp 10 Kết quả được trình bày theo

nội dung bang 2.1.

Bảng 2.1 Những nội dung kiến thức mới trong chương trình môn Sinh học 2018

Mạch nội dung Nội dung chương trình môn Sinh học 2018

= Đôi tượng vả các lĩnh vực nghiên cứu của sinh

Giới thiệu khái quát | học:

Chương trình môn Sinh học — Mục tiêu và vai trò của môn Sinh học.

— Sinh học trong tương lai.

Sinh học và sự phát trién re ; ;

h — Phát triên bên vững mồi trường tự nhiên.

bền vững

Trang 39

— Phát triển xã hội: đạo đức sinh học: kinh tế:

công nghệ.

— Phương pháp nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu và | - Vật liệu, thiết bị.

học tập môn Sinh h

cu = ~ Kĩ năng tiền trình.

Giới thiệu chung về các cap độ

tô chức của thé giới song

- Sinh học tế bào Thông tin ở tế bào.

Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Sinh học vi sinh vật và virus Một số thành tựu ứng dụng vi sinh vật trong thực

tiền.

Một so thành tựu ứng dụng virus trong sản xual.

Lớp 10 là giai đoạn đầu của định hướng nghé nghiệp, vì vậy ở phan mở dauphải bô sung thêm các nội dung như các ngành nghề có liên quan và triên vọng.tương lai của môn Sinh học để giúp HS có cái nhìn tong quát về môn học và

định hướng nghề nghiệp cho bản thân Đề thực hiện được việc đó, chương trình

bộ sung giới thiệu thêm vẻ các nội dung như đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu, vai trò

mục tiêu, các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học Trong đó, đặc biệt

là phương pháp tin sinh học vì đây là phương pháp mới, là công cụ hỗ trợ tìm kiếm

và xử lí các đữ liệu liên quan đến Sinh học hiện đại cụ thé như trình tự gene, prote1n, Điều này phù hợp với quan điểm tiếp cận với xu hướng quốc tế, ứng dụng các

phương pháp nghiên cứu hiện đại trong việc nghiên cứu và học tập môn Sinh học.

Bên cạnh đó, nội dung sinh học và sự phát trién bền vững được bô sung vào chương

trình, thé hiện quan điểm thực hiện giáo dục bên vững Từ đó giúp HS có khả năng

thích ứng và phát triển trong thé giới biến đổi không ngừng và chung sống hài hoà với thiên nhiên, nhằm đưa đến sự phát triển bền vững.

Trang 40

Trong mạch nội dung giới thiệu về các cấp độ của tô chức sông, nội dung

kiến thức mới là mỗi quan hệ giữa các cấp độ t6 chức sống Điều này thẻ hiện

tính logic của Chương trình 2018 vì chương trình được xây dựng dựa trên cách

tiếp cận từ các cấp độ tô chức của thé giới sông, đây cũng chính là sự kế thừa của

Chương trình 2006.

Đối với mạch nội dung về sinh học tế bào, thông tin tế bào được bô sung vào

chương trình Sinh học Thông tin tế bảo là cơ chế truyền tin ở cấp độ tế bào,

là nền tang cho cảm ứng, cân bằng nội môi, hoạt động của các enzyme, hormone,

các cơ chế liên quan đến miễn dich trong cơ thé con người từ đó có thé giải thích

được các cơ chế về một số bệnh tật liên quan đến các hoạt động trên.

Trong mạch nội dung sinh học vi sinh vật, các phương pháp nghiên cứu vi sinhvật được bỏ sung vào chương trình Sinh học lớp 10 vì chương trình đây mạnh tínhthực hành và ứng dụng trong thực tiễn, từ đó phát huy năng lực cho HS Hơn nữa,

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy các nội dung thực hanh được bo sung

vào chương trình giúp HS có co sở dé nghiên cứu, khám phá khoa học

Ngoài ra, các nội dung vẻ ứng dụng và thành tựu của vi sinh vật và virus cũngđược đưa vào mạch nội dung sinh học vi sinh vật vả virus, điều này thé hiệnquan điểm xây dựng chương trình thực biện giáo dục định hướng nghề nghiệp,

nội dung thân thiện với HS, gần gũi với cuộc sống, từ đó HS có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn như vận dụng vi sinh vật trong chế biến thực pham

hằng ngày, biết được tác hại của lạm dụng thuốc kháng sinh và biện pháp phòng tránh

hiện tượng kháng kháng sinh gây nguy hiểm cho bản thân,

Ngoài ra, trong Chương trình Sinh học lớp 10, có một số nội dung đượcđiều chính, sắp xếp lại nhằm đảm bao tính logic của chương trình, các nội dung được

sắp xếp lại được thé hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2 Các nội dung được điều chỉnh Chương trình Sinh học 2018 so với

Chương trình Sinh học 2006

Nội dung chương trình | Nội dung chương trình

môn Sinh học 2018 môn Sinh học 2006

Công nghệ tế bào Chương trình Sinh học lớp 12

Chương trình Sinh học lớp 11 Miễn dịch

Ngày đăng: 01/02/2025, 00:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN