1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức theo tiếp cận Pisa phục vụ dạy học địa lí lớp 11

146 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Nhận Thức Theo Tiếp Cận Pisa Phục Vụ Dạy Học Địa Lí Lớp 11
Tác giả Phạm Hoàng Thảo
Người hướng dẫn TS. Hà Văn Thắng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa Lý
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 46,41 MB

Nội dung

DANH MỤC HÌNH ẢNH- P A Đánh gia của GV về mức độ can thiết của BTNT trong day học Địa lí Đánh giá của GV ve kha năng phát triển năng lực, pham chất _ tN we thông qua việc sử dung BTNT tr

Trang 1

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HO CHÍ MINH

KHOA DIA Li

PHAM HOANG THAO

KHOA LUAN TOT NGHIEP

XÂY DUNG VA SU DUNG BÀI TAP

NHAN THUC THEO TIEP CAN PISA

Chuyên ngành: Lí luận va phương pháp dạy học Dia lí

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÍ

Người thực hiện: Pham Hoang Thao

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Văn Thắng

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong chặng hành trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình, tác giả

nhận được sự giúp đỡ rat lớn đến từ Quý thay cô, bạn bè và các em học sinh

Lời đầu tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giảng

viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm thành phố Hè Chí Minh đã tạo điều kiện

về mọi mặt cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu dé hoản thanhKhóa luận tốt nghiệp của mình Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tácgiả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Hà Văn Thắng — người thầy

đã tận tình hướng dẫn, chi bao tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu của minh

Tác gia xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, t6 chuyên môn Địa lí cùng các

em học sinh lớp 11AB2, 11B3 trường THPT Di An, thành phố Dĩ An, tinh Binh

Dương, tác giả cũng xin trân trong và biết ơn cô Tống Thị Thủy, cô Nguyễn Thị

Vân, cô Nguyễn Thị Xuyên đã nhiệt tinh chi bảo, hỗ trợ trong suốt thời gian nghiên

cứu và thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Dĩ Án.

Lời cuối tac giả xin cảm ơn gia đình, những người ban thân thiết của tập thé

K46.01.DIA.SPA và các khóa của khoa Địa lí đã đồng hành cùng tác giả trong quá

trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hỏ Chi Minh, tháng 04 năm 2024

Sinh viên

Phạm Hoàng Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

MỸ ĐẦU :ụiconecnontiinoittoniidiittitintiiti80101000060002000811080165101883830033308810831008800260 I

BL Sieh cB pan RB ABB iiss ccscccscussseseszsescxsssesacescovagssayscouscsasscaossaoscusscoiscosrosiosszascossosné |

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - 221 22 3221522122211 11x crer 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu - «sọ HH nh ngưng gang gge 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên CỨU c5 < nọ cọ KH TT 0000000000806 119088020 2 2.3 Câu hỏi nghiên cứu o con t H nH n t0 0g3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - -.-cc c-e.c.-

3.2 Phạm vi nghiên CỨU c «cọ HH HH HH HH HH HH H000 100880808.88188963

4 Phương PhAp nghiên CU icsiscesssciisssissasssassscsiscsssncssoasseossoasseasisaciacasanneaeaiarassessseanes 4

4.1 Phương pháp phân tích tông hợp tài liệu -s«- s©cssecsseee 4 4.2 Phương pháp khảo sát, điều tra o-so-sscsssssss5s995s699s695s6950s 4

4.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạï -«5-ss«sssssssseseesrseesrserersee 4

AA; Phương pháp thẳng KẾ ssscsssssssscsssssssasasssssssssnsssonssansssasssausssansssaasssesssscasseassevas: 5

5 Tổng quan nghiên cứu - s2 22 112211 110 1 1110111111001 1 2g 5

ð:1, Tiên tHẾ GIẢ coaseocessooooooo553122534253012036155365338535353253838830383383838553883338353435538385383830880 5

HZ TY ON: HƯỚC asccascsssccsscssonssonssanecsncaoecavencseneceocccncsvaccconcsoecsenssenceoessoadsenceoncsonssenacd 6

6 Cau trúc của khóa luận tốt nghiệp - ceecceeceeceeecnseennneseneeenneeenees § 0i 0019800 0D 00 aẢẢ 9

CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA VIỆC XÂY DỰNG VA

SỬ DỤNG BÀI TẬP NHAN THỨC THEO TIẾP CAN PISA PHUC VỤ DẠY

HOC DIA KH UOP TH ecensnsnaneiaansanoinnnoooayinadngnini andnannganl 9

1.1 Cơ sở lÍ luậnn << << 3Í SH TH TH Họ TH TH 00 8008008800888081850 9

1.1.1 Một số quan điểm day học hiện đại 20 12H 012121 se 9

J2 (Ban tp nhận HÍG::::.::::: ::s:::::::: :-2202220122012321231222122213553552515351235535582ese n8 10

1.1.3 Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International

Student Assessment — PIS.À), óc cSSĂSk22n*22422832256448441424432 5525654 II

1.1.4 So sánh BTNT và BTNT theo tiếp CONÚ h} Tỉ" ốc l6 1.1.5 Đặc điểm tâm sinh lí va trình độ nhận thức của HS lớp lI l6

12 : Cơ 3Õ Hiịf€ LÊN caniiokiioioioikiittG0011G1014030031G36036536035588586353559586886553556586888 17

1.2.1 Chương trình GDPT 2018 môn Dia lÍ - 5 1n S2 17

1.2.2 Cau trúc chương trình Địa lí 1H 2: 22222S22EE£EEZ2EEtEzzzrxzcrzee 19

12:3; Danh 214 'PISA: (ai Viet NGHĨ: 0000000200020002100203002160210661688566885885 201.2.4 Định hướng sử dung BTNT trong xây dựng cau trúc dé ở một số kì thi.21

Trang 5

1.2.5 Thực trạng xây dựng và sử dụng BTNT trong day học Địa lí ở một số

(H0N6 TH TT cìti40(060100400031001)00300451)63100311043114511661033119516059338334633358138591841382355248785 24

TIÊUKETCHƯƠNGI on noeioooeaannaoioe 34

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VA SỬ DỤNG BÀI TAP NHAN THỨC THEO

TIẾP CAN PISA PHỤC VU DAY HỌC DIA LÍ LỚP 11 35

2.1 Nguyên tắc và yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng BTNT theo tiếp

cận PISA phục vu day học Địa lí lớp 1 Í «S55 Sseeeseessrserreerrrrrre 35

2.3.1 BTNT phát triển nang lực đọc hiệu trong day học Địa lí lớp 11 45

2.3.2 BTNT phát triển năng lực toán học trong day học Địa lí lớp 11 63

2.3.3 BTNT phát triển năng lực khoa học trong day học Địa lí lớp 1]1 64

2.4 Định hướng phương pháp kĩ thuật day học tích cực trong việc sử dụng

BINT theo tiếp cận PISA phục vụ day học Địa lí lớp 11 -.s 66

2:4:1 Phuong phap: day hoe Rp ita \ ::22::c:2scacscassseczcezaccesceascezazcaussariscasseassesesed 67

2.4.2 Phương pháp day học theo trạm - cành 69 2.4.3 Kĩ thuật Think — Pair — Share - - - 0Q 11111 SE HH ng sẻ 70

2.5 Vận dung quan điểm kiểm tra, đánh giá hiện đại trong xây dựng và sử

dụng BTNT theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí lớp Í1 ‹ 72

2.5.1 Sử dụng trong kiêm tra đánh giá thường xuyên -. 2-5-5 72 2.5.2 Sử dung trong kiểm tra đánh giá định kì ác on su nnnnci 76

TIỂU KET CHƯƠNG 2 2222222 22222222 2222221111111 80

CHUONG 3 THUC NGHIEM SƯ PHAM cccccsscsssscssesesscssscssescstentssseeseens 81

3.1 Mục dich, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm sư phạm 81

3.1.1 Mục dich thye nghitin scissiiississsisssassoisssssiaasssassossvaassessisaavssaassarsoadssaassoavees 81 3.1.2 Nhiệm Vai HWS MSHIEM 00::ccisccricesassessnetiscssnasinetsscsssondisacinaisnedisadinatinacsses hội

3.1.3 Nguyên tắc thực nghiệm 22-52-2222 2223231 210721022 1122117 17x cze 81

3.2 Phương pháp thực nghiem csssesrsesssereneeensenseensseseeenseesneesnsenseensnennseens 81

3.2.1 Thiết kế thực nghiệm - 2-22 2©©S££E£EEEE£EEEEEE.EEE.EEEcErxcrrrerrvee 81

3.2.2 Lựa chon đôi tượng thực nghiGM ccccccecsssseessesssessesseessessesneenaveanensvens 823.2.3 Do lường va thu thập dữ liệu thực nghiệm 5-55 Sccx<<c<<s 82

3:20, PHAN NCH TỆU!::ioiiti3g5620002511051302355231126112315933505383965328158855855984388585538158835588 82

Trang 6

3.3 Tiến trình tổ chức thực nghiệm se se +seerxeerxeerssersscrse 82 3.3.1 Tổ chức thực nghi€M ccccccssesssesssesssessssesseessessseesveesveesvensvsessseevensenneesnees 82 3.3.2 Đánh giá kết qua sau thực nghiệm 2-2222 + xx+xzevxzc- 86

3.4 Phân tích kết qua thực nghiệm sư phạm và thảo luận 863.4.1 Về kha năng của HS trong việc hoàn thành các dang BTNT §7

3.4.2 Vé mức độ hình thành và phát triển năng lực PISA của HS s9

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2222 22222522112 21121112 112 112111211213 1c ce 95

TÀI LIEU THAM KHẢO 0 2 2211 21 201111002 1111 20 1 y2 97

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Phân phôi năng lực và cap độ tư duy trong môn Dia lí ở kì thi

tốt nghiệp THPT sau năm 2025

Định hướng lựa chọn tài nguyên theo từng thành phân năng

GDP của thé giới và Trung Quốc giai đoạn 2000 — 2020

Cơ cau dan số theo tuôi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2020

ta

Giá trị khoảng cách về mức độ hình thành và phát trién năng

lực PISA

Kết qua bài kiêm tra đánh gia năng lực khoa học vả đọc hiệu

sau thực nghiệm theo tiều chí 3 mức độ

Ket quả thực nghiệm đánh gia năng lực PISA theo thang đo

thành tích

an

s | ø Iel9| |”S | RID thaNo}

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

- P A

Đánh gia của GV về mức độ can thiết của BTNT trong day học Địa lí

Đánh giá của GV ve kha năng phát triển năng lực, pham chất

_ tN

we

thông qua việc sử dung BTNT trong dạy học Dia lí

Đánh giá cua HS về khả năng phát triên năng lực, phâm chat

thông qua việc sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí

1.5 Mức độ sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí của GV

Mức độ HS được học tập bang BTNT trong môn Dia lí Mức độ sử dụng BTNT trong các hoạt động học tập môn Địa

lí của GV Mức độ sử dụng BTNT trong các hoạt động học tập môn Địa

lí của HS

Khó khăn GV gặp phải khi xây dựng và sử dụng BTNT trong day học Địa lí

Khó khăn HS gặp phải khi thực hiện BTNT trong môn Dia lí

Mức độ GV tìm hiệu về BTNT theo tiệp cận PISA trong day

học Địa lí

Khó khăn GV gặp phải khi xây dựng và sử dụng BTNT theo

tiếp cận PISA trong dạy học Địa líChu trình xây dựng BTNT theo tiếp cận PISA phục vụ day học Địa lí

: Tự nhiên khu vực Đông Nam A

Bản đô mật độ dân số và một số đô thị của Nhật Bản năm 2020

Ban đỏ phân bố nông nghiệp của Trung Quốc năm 2020

Tự nhiên Nhật Bản

Số dan và tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc giai đoạn

1990 - 2020 Tranh biềm họa về già hóa dân so

Trang 9

các dạng

Số lượng HS lớp 11B3 đạt được theo các mức độ BTNT ở

Mức độ đạt trung bình BTNT phát triên năng lực khoa học

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT

——— —x ——

Trang 11

MO ĐẦU

1 Lí đo chọn đề tài

Định hướng đôi mới phát triển chương trình GDPT 2018 bảo đảm phát triển

phẩm chất, năng lực người học thông qua các nội dung giáo dục với những kiếnthức, kĩ năng cơ bản, thiết thực va hiện đại Qua các phương pháp hình thức tô

chức giáo dục phát huy tinh chủ động và tiềm năng của mỗi HS (Bộ Giáo dục và Đảo tạo, 2018) Như vậy chương trình GDPT 2018 hướng đến tích cực hóa vai trò của HS trong quá trình thực hiện các hoạt động học tap, đặt HS là trung tâm dé giải

quyết các nhiệm vụ học tập, GV đóng vai trò định hướng, dan đắt dé HS tự lĩnh hội

tri thức mới Quá trình đổi mới này yêu cầu GV cần xây dựng các hoạt động học một cách sinh động, cụ thẻ, dé cao tính tích cực của HS trong việc tham gia vào

chuyển trọng tâm day học theo hướng tiếp cận nội dung sang day học theo hướngtiếp cận năng lực thông qua các công cụ hỗ trợ giảng dạy có thé kê đến BTNT Boi

lẽ, nếu người GV xây dựng được một hệ thống BTNT một cách khoa học, có tính

liên hệ thực tiến, gắn với các nội dung mang tinh thời sự sẽ thu hút HS tìm hiểu,

khơi gợi tính sáng tạo, tính chủ động của HS trong quá trình tham gia "thi công” các

BTNT Tuy nhiên, GV có thé chủ động dé HS tự tim tòi, nghiên cứu dé thiết kế

BTNT trong quá trình học tập sẽ góp phan tăng tính tích cực, tư duy của HS trong các hoạt động học tập, từ đó góp phan hình thành va phát triển năng lực phù hợp.

Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do OECD khởi xướng nhằm

mục tiêu đánh giá năng lực HS cap THPT (từ 15 tuổi) ở các mảng năng lực về đọc

hiểu, toán học, khoa học dựa trên nên tang tri thức, kĩ năng can thiết của HS cho

cuộc sống và những định hướng ở tương lai (Nguyễn Thị Phương Hoa và nnk,

2009) Các bài tập đánh giá của PISA được xây dựng dựa trên các tình huồng thực

tiễn, một số bài tập được đưa ra không chi kiểm tra vẻ khả năng tư duy ma còn nâng

cao khả năng nhận thức, trách nhiệm của HS với các vấn dé chung của xã hội, của

thế giới Bài tập PISA được đánh giá là có khả năng kiểm tra sự phát triển về năng lực đọc hiểu, toán học, khoa học của các HS tham gia vào quá trình đánh giá ở từng

quốc gia BTNT theo tiếp cận PISA thê hiện sự khác biệt rất rõ nét với các dạng bài

tập truyền thống hiện nay đó là giúp HS rèn luyện và phát triển được các năng lực

Trang 12

về đọc hiểu, tính toán, khoa học thông qua việc thực hiện các nội dung bài tập với

sự chủ động, sáng tạo, không bị rap khuôn theo hướng tiếp cận nội dung Bên cạnh

đó việc xây dựng BTNT theo tiếp cận PISA góp phan đánh giá khả nang HS nhìn

nhận các vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách khách quan, sử dụng kiến thức khoahọc dé giải quyết, kích thích tính tư duy độc lập của HS, từ đó có thê hình thành và

phát triên được các năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới giáo

dục hiện nay ở nước ta.

Chương trình Địa lí THPT với mục tiêu là dựa trên nền tảng những kiến thức

cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của

HS, giúp HS hình thành, phát triển năng lực địa lí đồng thời góp phan cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu va năng lực chung (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) Môn Dia lí có rất nhiều nội dung gan gui với đời sóng thực tiễn của HS Đặc biệt môn Dịa lí ở THPT vừa xuất hiện các yeu

tô tự nhiên, kinh tế - xã hội ma các van dé đó luôn có sự thay đôi rất nhanh chong,

HS cần có sự trau dỏi, tìm hiểu liên tục để hiệu rõ các mối liên hệ đề giải quyết các

van dé trong học tập va trong cuộc sống Đặc điểm nay phù hợp với BTNT theo tiếp

cận PISA do có những yếu tố mở, các đạng bài tập với học liệu thực tiến nhằm phát

triển ở HS năng lực vận dụng kiến thức khoa học và đọc hiểu Ngoài ra môn Địa lí

với các yêu tố tính toán liên quan đến nhiệt độ lượng mưa (lớp 10 11, 12), cán cân thương mại, cơ cầu GDP (lớp 11, 12) phù hợp với sự phát triển của khung năng lực

PISA (năng lực toán học) Như vậy cho thấy những ưu thế của việc xây dựng BTNT

theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí GV vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại, công cụ hỗ trợ đạy học phù hợp - BTNT theo tiếp cận PISA là một trong

những lựa chọn mà GV có thé vận dụng để thiết kế các hoạt động học theo hướng

“thay thiết ké - trò thi công” đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới hiện nay

Dựa trên những đặc điểm nỗi bật của chương trình Đánh giá học sinh quốc tế

(PISA) cùng với xu thé đôi mới toàn diện giáo dục nước nha là chú trọng phát triển

nang lực của HS Bên cạnh đó là sự phù hợp của môn Dia lí trong việc xây dung

BTNT theo tiếp cận PISA đã được đề cập ở trên, tác giả quyết định chọn đề tài

“Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức theo tiếp cận PISA phục vụ dạy học Địa lí lớp 11” dé thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng và sử đụng được một số BTNT theo tiếp cận PISA trong dạy học

Địa lí 11 nhằm phát triển năng lực cho HS.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 13

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng

BTNT theo tiếp cận PISA phục vụ day học Địa lí 11;

- Phân tích các nguyên tắc và yêu cầu trong việc xây dựng và sử dụng BTNTtheo tiếp cận PISA phục vụ day học Địa lí lớp 11;

- Xây dựng và sử dụng một số BTNT theo tiếp cận PISA phục vụ day học Địa

lí lớp 11;

- Định hướng một số phương pháp, kĩ thuật đạy học tích cực trong xây dựng

và sử dụng BTNT theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí lớp 11;

- Thực nghiệm sư phạm nhăm đánh giá tính khả thi của việc xây dựng va sử dung BTNT theo tiép can PISA phục vu day học Dia lí lớp 11;

- Đưa ra các kết luận, dé xuất và kiến nghị

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài thực hiện cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

+ 1) Các dạng BTNT theo tiếp cận PISA phục vụ dạy học Dia lí 11 có được xây dựng khả thi và hiệu quả dé áp dụng vào giảng day ở trường phô thông hay

không?

+ 2) BTNT theo tiếp cận PISA trong day học Địa lí 11 góp phan nâng cao tính tích cực, vai trò độc lập và phát triển năng lực cho HS trong các hoạt động học tập đến mức độ nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình day học Địa lí ở trường THPT.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: chu trình thiết kế và tô chức sử dụng BTNT theo tiếp

cận PISA phát triển năng lực khoa học, toán học, đọc hiểu cho HS ở trường THPT.

Các dạng BTNT được xây dựng và sử dụng theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí

11 gồm:

+ Bài tập vận dụng kiến thức khoa học: làm rõ các hiện tượng giải thích

mô tả và đưa ra các dự đoán về các nội dung địa lí.

+ Bài tập tính toán: tập trung vào các nội dung tính toán thuộc chương trình

Địa lí 11 như cán cân thương mai, cơ cấu GDP, tốc độ tăng trưởng,

+ Bài tập đọc hiểu: sử dụng các đoạn thông tin, tranh ảnh, bảng số liệu, biéuđô dé thiết kế các dạng BTNT

- Địa bàn nghiên cứu: tác giả tiễn hành khảo sát về thực trạng sử dụng BTNT trong quá trinh dạy học Dia lí ở một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương, tiễn hành thực nghiệm ở trường THPT Dĩ An, tinh Bình Dương.

Trang 14

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2023 đến tháng 04/2024.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích, tông hợp tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu, với mục đích làm rõ về các cơ sở lí luận của việc

sử dụng BTNT trong day học Địa lí, tác giả sử dụng phương pháp này đẻ thu thập, tông hợp, phân loại, phân tích các tài liệu vé lí thuyết của các nội dung của dé tài nghiên cứu theo các tiêu chi phù hợp Nguồn tải liệu được tiếp cận đa dạng từ nhiều

nguồn trong và ngoài nước với nhiều hình thức khác nhau (bài báo, công trình

nghiên cứu, sách chuyên khảo, tài liệu tập huan, ) Trên cơ sở các tai liệu khoa học thu thập được, tác giả đã tìm hiéu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), việc sử dụng BTNT nói chung và BTNT theo tiếp cận PISA trong đạy học Địa lí,

đặc biệt là quan điểm day học chi phôi đỗi tượng nghiên cứu của khóa luận Bên

cạnh đó, tác gia sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ đặc điểm, cấu trúc,mục tiêu của chương trình Dia lí 11, đặc điểm tâm sinh li, trình độ nhận thức với

mức độ phù hợp đẻ xây dựng và sử dụng BTNT theo tiếp cận PISA Dựa trên cơ sở

phân tích, tác giả đã sử dụng phương pháp tông hợp dé nhìn nhận van đề nghiên cứu

ở các khía cạnh tong quát nhất từ đó có thẻ xây dựng được những tài liệu và những luận cứ khoa học đảm bao tính logic, hoản chỉnh phục vụ cho việc triển khai nghiên

cứu dé tài

4.2 Phương pháp khảo sát, điều tra

Trong quá trình nghiên cứu vả thực hiện khóa luận tác giả sử dụng phương

pháp khảo sát, điều tra cơ sở thực tiễn của đẻ tài cũng như đánh giá trong quá trình

thực nghiệm sư phạm Nhằm thu thập vả phân tích thực trạng của việc sử dụng

BTNT nói chung và BTNT theo tiếp cận PISA nói riêng trong quá trình dạy học Địa

lí, tác giả str dung hình thức điều tra cơ bản (thông qua bang khảo sát với hình thức trực tuyến) được sử dụng đối với các đối tượng là các GV dạy Địa lí và HS lớp 11 bậc THPT Bảng khảo sát được thiết kế dé thu thập các thông tin, phân tích thực

trạng về quá trình dạy và học có sử dụng BTNT theo tiếp cận PISA trong dạy học

Địa lí Dựa vào phương pháp này, tác giả sẽ thu thập được dit liệu vẻ thực trạng day học Địa lí ở trường THPT trong việc sử dụng BTNT nói chung và BTNT theo tiếp cận PISA, từ đó có cơ sở để đưa ra những định hướng, chu trình phù hợp đề thực

hiện dé tai

4.3 Phuong pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dung dé kiểm chứng các lí thuyết

khoa học được đưa ra trong đề tài đó là tác động của BTNT theo tiếp cận PISA đến

sự hình thành và phát triển năng lực của HS trong quá trình day học Địa lí 11.

Trang 15

Hinh thức thực nghiệm được lựa chọn đó là sử dụng BTNT theo tiếp cận PISA

đã được thiết kế trong đề tài để áp dụng vào giảng dạy ở một nhóm đối tượng duy

nhất tại trường THPT trong suốt một chủ dé (nội dung) Địa lí lớp 11 Kết quả thựcnghiệm được tính thông qua việc so sánh kết quả bài kiểm tra ở cuối chủ đề bằngBTNT theo tiếp cận PISA sau khi áp dụng vào giảng dạy ở một chủ đẻ (nội dung)

cụ thé Bên cạnh đó là việc phân tích các bảng kiêm quan sát, hồ sơ học tập trong

suốt quá trình thực nghiệm đẻ kết luận vẻ tính tích cực, vai trỏ độc lập nhận thức và

phát triển năng lực ở nhóm HS thực nghiệm dưới tác động của các biện pháp được

ap dụng.

4.4 Phương pháp thống kê Trong khỏa luận, tác giả sử dụng phương pháp thông kê toán học dé xử lí, phân tích kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng BTNT trong quá trình đạy học Địa

lí ở trường THPT.

Vận dụng phương pháp thông kê với các công cụ thong kê mô ta và thống kê

suy luận để xử lí các chỉ tiêu định lượng, cũng như để phân tích kết quả thực

nghiệm ở 1 nhóm duy nhất trong suốt quá trình thực nghiệm, từ đó có thé rút ra

được những kết luận khoa học có độ tin cậy cao Thực hiện các thống kê mô tả vớicác thông số cơ bản gồm: giá trị trung bình (mean), trung vị (median) Thông quacác thông số cơ bản đó, tác giả tiến hành so sánh đữ liệu qua các bảng kiểm quansát, hồ sơ học tập đồng thời phân tích kết quả bài kiểm tra cudi chủ dé trong quátrình thực nghiệm là BTNT theo tiếp cận PISA Từ đó nhằm kiểm chứng tính khả

thi của khóa luận và góp phan giúp tác giả có cơ sở dé đưa ra kết luận cho đề tài.

5 Tổng quan nghiên cứu

5.1 Trên thế giới

Dẫn theo luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo đục năm 2018 của tác giả Hoảng

Thị Thu trong đề tài “Thiét kế các bài tập nhận thức trong dạy học Địa lí 12 - THPT

theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)” vào những năm 60 của thé ki

XX nhà bác học I Lerner người Nga đã đưa ra quan niệm vi trí BTNT trong dạy

học ở trường phô thông Tác phẩm này chỉ dừng lại ở việc khăng định vị trí, vai trò của BTNT mà chưa đi sâu vào việc hướng dân cách thức, phương pháp sử dụng

trong việc dạy học các bộ môn ở trường phô thông Tác phẩm này đã được hai dịch

giả là Nguyễn Cao Lũy và Văn Chu chuyên ngữ sang tiếng Việt Tác phâm “Bai tậpnhận thức" của nhà bác học I Lerner người Nga đã đặt những nền móng ban đầu về

vai trò, vị trí của BTNT trong day học ở trường phổ thông Từ đó giúp các nha nghiên cứu, GV phô thông vận dụng cơ sở lí luận vao trong việc định hướng nghiên

cứu và xây dựng BTNT phục vụ đạy học.

Trang 16

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) được các nước trong Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) triển khai thực hiện từ những năm cuối thậpniên 90 dựa trên nên tảng của 3 mảng năng lực về đọc hiểu, toán học va khoa học.Diễm nồi bật của PISA là không trực tiếp kiếm tra kiến thức học trong nhà trường

phô thông mà tập trung đánh giá khả năng vận dụng tri thức của HS trong việc giải quyết các tình huồng thực tiễn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2008) Các tiêu

chí đánh giá của PISA đặt ra rất phù hợp với thực tiễn đôi mới giáo dục của ViệtNam hiện nay đó là hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chat cho HS, đặc

biệt là kha năng giải quyết các tình huéng xuất phát từ thực tiễn đời sông.

Nam 2017, OECD đã xuất bản ấn phẩm “PISA 2015 Assessment and

Analytical Framework: Science, Reading, Mathematic, Financial Literacy and

Collaborative Problem Solving, revised edition” với việc xây dựng khung đánh giá

và phân tích các năng lực được PISA triển khai bao gồm khoa học, đọc hiểu, toán học tài chính hợp tác giải quyết vẫn đề trong đó đã phân tích tông quan về các lĩnh

vực cốt lõi mà PISA 2015 hướng tới đặc biệt xây dựng cơ sở lí luận cho khung công

cụ đánh giá năng lực khoa học là lĩnh vực chính (OECD, 2017) Thông qua ấn phẩm

này, GV có thê xây dựng các BTNT dựa theo cau trúc được PISA 2015 đề xuất dé vận dụng vào giáng dạy tại trường phô thông.

Š.2 Trong nước

Vào năm 2009 trên tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, nhóm tác giả Nguyễn

Thị Phương Hoa, Vũ Thị Kim Chi, Nguyễn Thủy Linh đã công bồ bai báo về đề tai

“Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA): Mục đích, tiễn trình thực hiện, cáckết quả chính” nhằm nghiên cửu vẻ mục dich, tiến trình thực hiện và các kết quảchính của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) Bài báo đã khái quát vềkết quả của dự án PISA qua các thời kì và tác động của nó đến hệ thống giáo dụccủa nhiều quốc gia trên thé giới như Phần Lan, Hoa Kỳ, Đức, Hồng Kông, HànQuốc (Nguyễn Thị Phương Hoa và nnk, 2009) Thông qua bai báo, tác giả đã làm rõnhững ưu điểm cũng như một số hạn chế của Chương trình đánh giá học sinh quốc

tế (PISA) đến nên giáo dục của nhiều quốc gia, qua đó giúp các dé tài nghiên cứu về

sau có cái nhìn phô quát nhất về những ưu điểm của PISA dé tiền hanh thực hiện,

áp dụng trong công tác giảng day tại các trường phô thông.

Bài báo “PISA và một quan niệm mới về đánh giá trong giáo dục” được nhóm

tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Diễm Phúc, Nguyễn Thị Thu Hà công bố trên

tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội vào năm 2016 đã nghiên cứu khái quát về Chương

trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) với việc đánh giá năng lực của HS với các

mảng như đọc hiểu, toán học, khoa học, giải quyết vấn đè, tài chính, hợp tác giải

Trang 17

quyết van dé, bên cạnh đó là những nguyên tắc trong đánh giá PISA như mở rộng

về phương thức, nội dung, thang đo về các năng lực (Nguyễn Thị Phương Hoa và

nnk, 2016) Thông qua bài báo này, các nghiên cứu vẻ sau có thê vận dụng những

cơ sở lí luận về Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) vào thực hành xây

dựng các bài tập dạy học phù hợp với định hướng đôi mới giáo dục của nước ta.

Xây dựng BTNT trong dạy học phát triển năng lực theo tiếp cận PISA được

nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó ở lĩnh vực các môn Khoa học tự nhiên vào năm

2017, tác giả Phạm Kim Chung đã công bố bai báo “Van dung day học giải quyết

vấn đề theo tiếp cận PISA trong day học Vật lí ở trường Trung học Phố thông” nhằm nghiên cứu khả năng vận dụng năng lực khoa học theo tiếp cận PISA theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS Bài báo đã chỉ ra khung đánh giá năng lực khoa học trong PISA và các pha trong dạy học giải quyết vẫn đẻ, sau

đó tiễn hành thiết kế tiến trình day học Vật lí theo tiếp cận PISA ở chương Dong

học chất điểm, Vật lí 10 Tác gia đã tiến hành thực nghiệm sư phạm dé kiêm chứng

tính hiệu quả với thiết kế nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, kết quả cho thấy

độ phân tán về điểm số trung bình của lớp đối chứng nhỏ hơn lớp thực nghiệm, cho

thay những đề xuất của tác giả có hiệu qua và khả thi dé áp dụng vào thực tiễn day

học (Phạm Kim Chung, 2017) Thông qua bài báo, góp phần giúp GV ở môn Vật lí

và các bộ môn khác có thê xây dựng tiễn trình day học giải quyết van dé theo hướng tiếp cận PISA nhằm thúc đây sự phát triển khả năng khoa học, tính tích cực, sự

hứng thú trong học tập cho HS.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục năm 2018 của tác giả Hoàng Thị Thu đã

tập trung nghiên cứu dé tài “Thiết kế các bai tập nhận thức trong day học Dia lí 12 THPT theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)” với việc đã làm rõ cơ sở

-lí luận và thực tiễn trong thiết kế BTNT ở quá trình day học ở môn Địa -lí 12 theo

định hướng PISA nhằm mục đích dé nâng cao chất lượng dạy học, đôi mới phương

pháp day học ở trường pho thông Tác gid đã nghiên cứu, xây dựng va dé xuất hệthống BTNT ở phan Dia lí tu nhiên, Dia lí dan cư với các dang: doc hiểu tinh toán,

vận dụng kiến thức khoa học Địa lí vào các tình huống của cuộc sông Tác giả đã tiền hành kiêm nghiệm tính hiệu quả của luận văn bằng việc thực nghiệm sư phạm ở

3 trường THPT trên địa bàn tinh Bắc Ninh với thiết kế nhóm thực nghiệm và nhóm

đối chứng Kết quả thực nghiệm được tác giả xử lí bằng cách thong kê kết quả bai

kiểm tra kiến thức của HS và tiễn hành nhận xét thông qua mặt định lượng và định tính Kết luận của luận văn cho thấy kết qua học tập ở nhóm thực nghiệm luôn cao

hơn nhóm đối chứng, qua đó tác giả dé xuất những ưu điểm, tính kha thi của việc sử

dụng BTNT trong day học Địa lí 12 (Hoàng Thị Thu, 2018) Thông qua luận văn,

Trang 18

đã góp phần tạo cơ sở cho những nghiên cứu vẻ sau liên quan đến BTNT theo tiếp

cận PISA, qua đó giúp các nhà nghiên cứu, GV vận dụng vào giảng dạy ở cấp trường phô thông va trang bị cho sinh viên sư phạm về mảng kiến thức và kĩ năng

xây dựng BTNT theo định hướng PISA.

Khóa luận tốt nghiệp năm 2019 của tác giả Hoang Thị Việt Hà với dé tài *Xây

dựng và sử dụng bài tập trong day học Địa lí 12 ở trường Trung học Phé thông theo định hướng phát triển năng lực” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, thực trạng

của việc xây dựng vả sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí 12 theo định hướng phát

triển năng lực, thông qua đó dé xuất quy trình xây dựng, cách thức sử dụng bài tập

đó Tác giả đã xây dựng các bài tập thuộc chương trình Địa lí lớp 12 và tiến hành thực nghiệm sư phạm với thiết kế nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (Hoàng Thị Việt Hà, 2019) Sau thực nghiệm, tác giả đã kết luận tính khả thi của việc sử

dụng bài tập trong day học Dịa lí 12 sẽ góp phan nâng cao hiệu quả học tập của HS

Khóa luận này cũng đã một lần nữa khang định tinh kha thi, hiệu quả của việc sử dung bài tập trong day học theo định hướng phát triển năng lực và PISA.

Nhìn chung các dé tài, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xây

dựng, nghiên cứu về cơ sở lí luận, van dé của PISA cũng như quá trình thiết kế bai tập trong đạy học theo định hướng PISA Thông qua nghiên cứu tông quan, tác giả nhận thay viéc tiếp can PISA trong việc xây dựng bai tập trong day học Dia lí chưa

được nhiều tác gid quan tâm và thực hiện Đặc biệt là việc xây dựng BTNT theotiếp cận PISA phục vụ day học Dia lí lớp 11 chưa được các tác giả khác thực hiện

Ngoài ra xuất phát từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu BTNT tham khảo làm phong phú

thêm học liệu, tài nguyên phục vụ day học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nềngiáo duc nước ta Trên cơ sở những lí do đó, tác giả đề xuất nghiên cứu “Xây dựng

và sử dụng bài tập nhận thức theo tiếp cận PISA phục vụ dạy học Địa lí lớp11” nhằm góp phan thay đôi phương pháp, cách thức kiểm tra đánh giá trong day

học Địa lí đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục theo định hướng chương trình GDPT

năm 2018.

6 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài các danh mục, phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khóa luận được cau trúc thành 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng bai tập

nhận thức theo tiếp cận PISA phục vụ dạy học Dia lí lớp 11

- Chương 2 Xây đựng và sử dụng bài tập nhận thức theo tiếp cận PISA phục

vu day học Dia lí lớp 11

- Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.

Trang 19

PHAN NỘI DUNG

CHUONG 1 CO SO LI LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC XAY DUNG

VA SU DUNG BAI TAP NHAN THUC THEO TIEP CAN PISA PHUC VU

DAY HỌC DIA Li LỚP 11

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số quan điềm day học hiện đại 1.1.1.1 Dạy học kién tạo

Quan điềm dạy học kiến tạo với tư tưởng nên tảng là đặt vai trò của chủ thể

nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức, trong đó mỗi người học là một quá trình kiến tạo tích cực, tự phản ánh thế giới theo kinh nghiệm riêng của bản thân Theo quan điểm nảy, năng lực của HS là một sản phẩm kiến tạo của từng cá nhân trong quá trình tương tác với nội dung học tập Quan điểm này nhân mạnh nội

dung học tập của HS phải mang tính phức hợp, gắn liền với đời sống thực tiễn; hệ

thống các bài tập, nhiệm vụ học tập hỗ trợ khả năng vận dụng và sáng tạo Xét về

mặt phương pháp, quan điểm day học kiến tạo cho rằng: học tập trong nhóm có ¥

nghĩa quan trọng: học qua sai lâm là điều có ý nghĩa Ngoài ra, mục đích học tập la kiến tạo kiến thức của bản thân, do đó khi đánh giá kết quả học tập không định

hướng chỉ dia vào các san phẩm học tập, mà cần dựa vào những tiền bộ trong quá

trình học tập va tình hudng học tập phức hợp (Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, 2016) Như vậy, dựa trên quan điểm dạy học kiến tạo, BTNT là một trong những

công cụ có thẻ phát huy được công tác độc lập tỉnh sáng tạo và sự tiến bộ của từng

HS trong một chuỗi BTNT được sử dụng trong suốt quá trình dạy học.

1.1.1.2 Dạy học lấy người học làm trung tamQuan điểm day học truyền thong nhắn mạnh vai trò của người thay làm trung

tâm còn quan điểm day học hiện đại chú trọng lấy người học làm trung tâm Quan

điềm này hình thành ở HS sự mạnh dạn, có tính cach, tự tin, biết cách học, biết cách

làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khang định chân li, tạo nên con người rat

thực tế, dẫn đến sự năng động va sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động cuộc sống

Như vậy, thông qua BTNT HS sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, khai thác thông tin

dé giải quyết các bai tap, từ đó hình thành tri thức va năng lực

1.1.1.3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là xu thế phát triển của giáo dụcViệt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Quan điểm này chủ trương giúp HS

không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm; thông qua các hoạt động cụ

thé, sử dụng những tri thức học được dé giải quyết các tình huỗng xuất phat từ thực

tiễn cuộc sống Ngoài ra, day học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ

Trang 20

quan tâm đến các chất liệu (kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà rat chú ý đến cách thức,

phương pháp dạy học (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 2018) Do đó người

GV đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, nêu vẫn dé, giao nhiệm vụ

tô chức hoạt động học tập dé HS tham gia và hình thành, phát triển năng lực, phẩm

chất Như vậy, BTNT là một công cụ hiệu quả giúp GV đóng vai tro thiết kế, HS thi

công dé giải quyết các van đẻ, từ đó huy động, hình thành kiến thức khoa học địa lí.

1.1.2 Bài tập nhận thức1.1.2.1 Quan niệm về BTNT

BINT đã được sử dụng trong quá trình day học do những ưu điểm nôi trội trong việc phát triển tư duy cho HS Trong nhiều tài liệu, BTNT được khái quát theo nhiều hướng khác nhau Theo Hướng dẫn biên soạn và giải bai tập Địa lí 11 của Trần Đức Tuan vào năm 2007, BTNT là một bộ phận cơ bản của hệ thong bai

tập địa lí; hạt nhân của công tác độc lập của HS; các bài toán nhận thức.

Thứ nhất, BTNT lả một bộ phận cơ bản của hệ thống bài tập Địa lí đó là việc

trong quá trình day học, bài tập đóng vai trò rat quan trọng dé phát huy tính tích cực

và độc lập nhận thức cho HS BTNT với mục đích hảng đầu là tạo ra những cơ hội, tình huống day học dé HS phải tư duy, làm việc một cách chủ động tích cực độc

lap, hợp tác với các bạn trong lớp đẻ tiếp thu kiến thức mới, phát triển các thao tác

tư duy và hình thành các nhận thức thé giới quan.

Thứ hai, BTNT là hạt nhân của công tác độc lập của HS vì được coi là đối

tượng nhận thức Vì bên trong mỗi BTNT đều chứa đựng các tinh huống xung đột

mâu thuẫn giữa cái đưa ra và cái cần tìm Ngoài ra, việc tăng cường công tác độc lập của HS trong day học Địa lí la một xu hướng phát triển mạnh mẽ của phương pháp dạy học hiện đại ở nhà trường phô thông.

Thứ ba, BTNT là các bài toán nhận thức đo đều được cấu trúc bao gồm cáicho, cái tim và chương trình giải Trong trường hoc, bài toán vừa là mục đích, vừa

là nội dung, vừa là phương pháp day học rất hiệu qua vì cung cap cho HS kiến thức

và con đường tìm thấy kiến thức đó

Như vậy, BTNT thực chất là công cụ dạy học góp phần giúp HS hình thành và

phát triển tư duy, đây là điểm nỗi bật và khác với các loại bài tập truyền thông chỉ

giúp HS phát triển các kĩ năng chung và bộ môn.

1.1.2.2 Vai trò của BTNT trong day học

Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11 của Trần Đức Tuan vào năm

2007 dé cập BTNT trong day học nói chung va day học Địa lí nói riêng có vai trò là công cụ phương tiện đề tăng cường tính tích cực và độc lập nhận thức của HS:

Thứ nhất, lí luận dạy học hiện đại đã chứng minh trong day học khi HS tích

Trang 21

cực và độc lập trong quá trình nhận thức HS nắm vững tri thức BINT dong vai trò

quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, tăng cường hoạt động độc lập của HS

bởi vì thông qua đó, HS sẽ nắm vững tri thức khoa học dé vận dụng giải quyết cácvan dé mang tính thực tiễn Bên cạnh việc phát trién năng lực Địa lí, BTNT còn gópphần hình thành, phát trién các năng lực chung, phẩm chất thông qua quá trình hợp

tác giải quyết các bai tập, tự bản thân tim ra các cách giải,

Thứ hai, BTNT là một trong những công cụ hiệu quả dé hình thành kiến thức

mới và hoàn thiện kiến thức đã có bởi vì việc HS tích cực, độc lập giải BTNT giúp

HS hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiệntượng vả quá trình địa lí.

Thứ ba, trong qua trình giải BTNT được coi là một hoạt động nhận thức độc

lập của HS, là phương tiện quan trọng đề hình thành thế giới quan khoa học Trong

đó việc tô chức cho HS tích cực, độc lập giải BTNT là con đường hiệu qua dé góp phan hình thành và phát trién nang lực nhận thức thé giới theo quan điểm không

gian — một trong thành phan năng lực được khái quát ở chương trình GDPT 2018môn Địa lí,

Thứ tư, BTNT là công cụ quan trọng dé phát triển tư duy và năng lực thực

hành ở HS vì để giải được các BTNT HS không chỉ cần có kiến thức, kĩ năng mà

còn phiải nắm vững các thao tác trí tuệ (so sánh, phân tích, xác định các môi liên hệ

nhân quả, khái quát héa, )

Cuối cùng BTNT lả công cụ dạy học được sử dụng với nhiều mục đích khác

nhau Lí luận đạy học hiện đại coi việc tô chức cho HS tích cực, độc lập giải BTNT

là một phương pháp dạy học hiện đại, một công cụ dé đôi mới quá trình dạy học Địa

lí ở trường phô thông theo quan điểm lấy HS làm trung tâm và lí thuyết kiến tạo

1.1.3 Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for InternationalStudent Assessment - PISA)

1.1.3.1 Khái quát về PISA

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student

Assessment) viết tắt là PISA được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và

phat trién kinh tế (OECD) vào cuỗi thập niên 90 Khảo sát PISA được thiết kế nhằm

đưa ra đánh giá có chất lượng và đáng tin cậy vẻ hiệu quả của hệ thông giáo dục

(chủ yếu là đánh giá năng lực của HS ở các lĩnh vực đọc hiểu, toán học và khoahọc) với đối tượng là HS ở độ tuôi 15 đây là tuổi sắp kết thúc chương trình giáo dụcbắt buộc ở hau hết các nước thành viên OECD (Cục Quản lí chất lượng Trung tâmđánh giá chất lượng giáo dục)

Trang 22

1.1.3.2 Đặc điểm về PISA Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA theo Tai liệu tập huan PISA

2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực Đọc hiéu của Bộ Giáo dục

và Đào tạo năm 2014 gom các đặc điểm cơ bản:

- Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu Tính đến năm 2018 đã trải qua

7 cuộc khảo sát đánh giá (Phùng Thanh Quang, 2021), ngoài các nước thuộc khối

OECD còn có rất nhiều quốc gia la đối tác của khối OECD đăng ký tham gia:

- PISA được thực hiện thường xuyên theo chu kì (3 năm | lan) tạo điều kiện

cho các quốc gia có thé theo đõi sự tiến bộ của nên giáo dục đổi với việc phan daudat được các mục tiêu giáo dục cơ bản;

- Tính đến thời điểm hiện nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ tập trung đánh giá về năng lực phô thông của HS ở độ tuôi 15 - độ tuôi kết thúc giáo

dục bắt buộc ở hau hết các quốc gia trên thé giới

- PISA chú trọng xem xét va đánh giá một số vấn đề sau:

+ Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, GV và

phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như "Nha trường của

chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuôi trước những thách thức của

cuộc sống của người trưởng thành chưa?", "Phải chăng một số loại hình giảng day

và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?" và "Nhà trường có thê

góp phan cải thiện tương lai của HS có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khănkhông?”.

+ Năng lực phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các

chương trình giáo dục cụ thẻ, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực

của HS trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng pho thông cơ bản vao các tìnhhuống thực tiễn Ngoài ra còn xem xét đánh giá khá năng phân tích, lí giải và truyềnđạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách HS xem xét.điển giải và giải quyết các van đẻ

+ Học tập suốt đời (lifelong learning): HS không thé học tat cả mọi thứ cầnbiết trong nhà trường Dé trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu

quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phô thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học Do vậy PISA sẽ tiễn hành đo

cả năng lực thực hiện của HS về các lĩnh vực đọc hiểu, toán học và khoa học, đồng

thời còn tìm hiéu cả vẻ động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học

tập của HS.

1.1.3.3 Mục đích của PISA

Theo Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành

Trang 23

lĩnh vực Đọc hiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014 mục tiêu tông quát của

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA nhằm kiểm tra các HS khi đến độtuôi kết thúc giai đoạn giáo dục bat buộc đã được chuan bị dé đáp ứng các tháchthức của cuộc song sau nay ở mức độ nao Bên cạnh đó là cung cấp kết quả, số liệumang tính so sánh toàn cầu một cách khách quan về chất lượng mức độ thành công

của chính sách giáo đục ở các quốc gia tham gia Ngoài ra chương trình đánh giá PISA còn hướng vảo các mục đích cụ thé sau:

- Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực đọc hiệu,toán học và khoa học của HS ở độ tuôi 15;

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của HS;

- Nghiên cứu hệ thông các điều kiện giảng dạy - học tập có ảnh hưởng đến kết

quả học tập của HS.

1.1.3.4 Khung đánh giá nắng luc PISA

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA được đánh giá dựa trên 3

khung năng lực chính bao gồm: năng lực đọc hiểu; năng lực toán học; năng lực

khoa học Mỗi kì khảo sát của PISA được đánh giá trên cả 3 năng lực chính nhưng

sẽ có lĩnh vực trọng tâm được lựa chọn quay vòng, bên cạnh đó đánh giá thêm các

năng lực bỗ sung như: năng lực tải chính (năm 2009), năng lực sử dụng máy tính

(năm 2012), nang lực công dân toan cầu (năm 2018)

Bang 1.1, Các lĩnh vực đánh giá của PISA qua các nam Năm Lĩnh vực đánh giá

2000 Đọc hiểu; Toán học; Khoa học

2003 Đọc hiệu; Toán học; Khoa học

2006 - Dọc hiệu; Toán học; Khoa học; Ki năng giải quyết van đề

2009 Đọc hiểu; Toán hoc; Khoa học; Kĩ năng giải quyết van de; Nang lực tài

2018 ' Đọc hiểu; Toán học; Khoa học; Kĩ năng giải quyết van dé; Năng lực tài

chính; Năng lực sử dụng máy tính; Năng lực Công dân toàn cầu

Chú thích: Lĩnh vực được in đậm là lĩnh vực đánh giá chính trong năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014) và (Cục Quản lí chất.

lượng Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục)

Trang 24

1.1.3.5 BTNT theo tiếp cận PISA

* Khai niệm:

Tai liệu tập huấn PISA 2015 và các đạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực

Đọc hiểu của Bộ Giáo dục và Dao tạo năm 2014 cho rằng bài tập được xây dựng

theo tiếp cận PISA nhằm đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức, kĩ năng của

mình dé giải quyết các van dé, tình huống trong học tập và cuộc sống.

* Đặc điểm:

Theo Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các đạng câu hỏi do OECD phát hành

lĩnh vực Đọc hiệu của Bộ Giáo dục và Dao tạo năm 2014, bài thi đánh giá của PISA được thẻ hiện qua một chuỗi các bai tập nhằm đánh giá nang lực phô thông của HS, trong đó mỗi bài tập được cấu trúc bởi 4 phan: phan dan; phan câu hỏi; các phương

án trả lời và phần mã hóa được cụ thé trong bang 1.2.

Bang 1.2 Đặc điểm các phan trong bài thi PISA

Đặc điểm Thường được trình bày dưới dạng chữ, bảng, biều 46, bản đô, nhăm tạo

ngữ cảnh cho các nhiệm vụ của bải tập Phần dẫn được xây dựng dựa trêncác tình huống thực tế, gắn liền với đời sông của HS, phải mang tính xác

thực, khuyến khích đề cập đến các khái niệm, quy trình Khi xây dựng phan dẫn cần chú ý đến trình độ nhận thức của HS, ngôn từ dễ hiéu, trong

sáng dé giúp HS có thé hiểu được ngữ cảnh đặt ra, nội dung phải đạt được

các yêu cầu: gan gũi với HS của các nước, thu hút được sự quan tâm của

HS, có thé đánh giá được các khái niệm và phương pháp khoa học.

- Câu hỏi được đặt ra phải có tính mới, thu hút HS, có thê đánh giá được kiến thức về một nội dung Tất cả các nội dung câu hỏi phải gắn liên với

ngữ cảnh đã được xây dựng.

- Câu hỏi phải rõ rang, không mơ hò, dan đắt dé HS có thé trả lời đúngtrọng tâm.

- Các câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu của HS phải được xây dựng gắn

liền với văn bản đọc hiéu

- Các kiều câu hỏi được sử dụng trong bài tập PISA:

+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nhiều lựa chọn;

+ Câu hỏi Có/Không, Đúng/Sai;

+ Câu hỏi đóng doi hoi trả lời dựa trên các đáp án có sẵn;

+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn:

+ Câu hoi mở doi hoi trả lời dài;

Trang 25

+ Câu hỏi yêu cau vẽ biêu đô, đô thi;

+ Câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận đê thê hiện việc đồng tình hay bác bỏ

một nhận định;

+ Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và rút ra thông tin từ biểu đồ

bảng số liệu, sơ đồ, hình vẽ hay đoạn thông tin để trả lời

Đôi với các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nhiều lựa chọn các

phương án trả lời có đặc điềm:

+ Chỉ duy nhất một phương án trả lời đúng, còn lại là các phương án nhiễu;

+ Không dé cho câu trả lời đúng là quá dai và phức tap còn các phương án nhiều ngắn và quá đơn giản;

+ Các phương án nhiều phải là những mệnh dé hợp lí nhưng không chính

xác so với câu hỏi, nằm trong phạm vi kiến thức, kinh nghiệm mà HS đã

được tiếp cận, có ý nghĩa về mặt khoa học, được đặt ra trong bối cảnh phùhợp.

- Mã hóa phải phù hợp với mục đích câu hỏi đặt ra.

- Có mô tả chính xác, rõ rằng cho mỗi loại mã hóa.

- Bao gồm tat cả các phương án về câu trả lời của HS.

- Các bài thi của PISA không sử dụng thuật ngữ chấm thi mà sử dụngthuật ngữ mã hóa với 3 mức:

+ Mức đầy đủ là mức mà HS có câu trả lời hoàn chỉnh và chính xác ở mỗi câu hỏi:

+ Mức không đạt dùng dé mô tả các câu trả lời không được chấp nhận

hoặc bỏ trồng không trả lời;

+ Mức chưa day đủ cho những câu trả lời thỏa mãn được một phan của

câu hỏi nhưng chưa hoàn chỉnh.

Nguôn: (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014)

Các dạng BTNT theo tiếp cận PISA nhằm đánh giá mức độ vận dụng những

trí thức dé HS giải quyết các van đẻ thực tiễn từ đó hình thành, phát triển năng lực

phô thông (đọc hiểu, toán học, khoa học) Như vậy cho thay mục tiêu ma PISA

hướng tới tiệm cận với sự đôi mới của chương trình GDPT 2018 là hình thành, phát triển năng lực, phâm chất cho HS Do đó sử dụng các dạng BTNT theo tiếp cận PISA có thé tang tính chủ động, độc lập nhận thức của HS trong các hoạt động học tập Xét về mục tiêu, đặc điểm của các dạng BTNT theo tiếp cận PISA là phù hợp

dé triên khai xây dựng và sử dụng trong day học nói chung và môn Dia lí nói riêng.

Trang 26

1.1.4 So sánh BTNT và BTNT theo tiếp cận PISA BTNT và BTNT theo tiếp cận PISA đều là các công cụ góp phần hình thành thé giới quan khoa học đồng thời tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập

cho HS Ngoài ra các dạng BTNT truyền thống thường được sử dụng như trắcnghiệm nhiều lựa chọn, điền khuyết ghép nối, Trong đó BTNT theo tiếp cận

PISA xuất hiện một số dạng mới như Có/Không, Đúng/Sai,

Xét về mức độ nhận thức BTNT truyền thông được xây dựng chủ yêu Ở các

mức nhận biết, thông hiểu BTNT theo tiếp cận PISA chú trọng hơn ở mức vận

dụng tri thức dé giải quyết các van dé trong học tập va cuộc sống Trong đó BTNT theo tiếp cận PISA được xây dựng nhằm đánh giá năng lực của HS sau khi kết thúc cấp 2 (khoảng 15 tuổi) BTNT theo tiếp cận PISA chủ yếu được xây dựng dựa trên các tình huéng thực tiền nhằm giúp HS nhìn nhận, đưa ra hướng giải quyết.

Tác giả vận dụng theo tiếp cận PISA nhằm xây dựng một số BTNT ở các mức

độ giúp HS giải quyết các van dé thực tiễn, từ đó đáp ứng yêu câu đôi mới của

chương trình GDPT 2018.

1.1.5 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 11 1.1.5.1 Đặc điểm tâm sinh lí

HS lớp 11 là độ tuổi có sự chuyển tiếp giữa tuổi thiếu niên và thanh niên

Trong giai đoạn này, HS phát triển sự tự ý thức là một trong những đặc điềm nôi bật nhất của giai đoạn hình thành nhân cách, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của

lứa tuôi thanh niên Ở độ tuôi lớp 11, HS có nhu cau tìm hiểu, tự khang định mục

đích của cuộc sống theo quan điềm riêng và ước mơ của chính cá nhân HS Do đó,

HS có sự quan tâm hơn đến đời sông tâm sinh lí, nhân cách vả năng lực của bản

thân Cũng chính trong giai đoạn này, HS không chỉ tự khăng định cái tôi cá nhân

mà còn nhận thức về vị trí trong xã hội và có sự định hướng đến tương lai.

Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 11 đã dần có sự ôn định nhân cách, tuy nhiên

tư duy chưa có sự ôn định và đang được dan hình thành ở một mức độ cân thiết.

Bên cạnh đó, HS ở độ tuôi này cũng có bước phát triển về năng lực vả phẩm chat

Do đó, GV cần có những hoạt động học không chỉ giúp các em tự tìm tòi về các vấn

dé xung quanh cuộc sống ma con bồi dưỡng về năng lực, phẩm chất và bồi dưỡng

nhân cách dé giúp HS hoàn thiện chính bản thân mình.

1.1.5.2 Trình độ nhận thức

Theo Tâm lí học lứa tuôi và tâm lí học sư phạm xuất bản nim 1998 của Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan các hoạt động học tập của HS lớp 11 đã có sự thay đổi lớn,

trong đó HS đòi hỏi tinh năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều, đồng

thời cần phát triển tư duy lí luận ở HS Mức độ tri giác mục đích đã đạt tới mức rất

Trang 27

cao, quan sát có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn Ở độ tuổi này, ghi nhớ có

chủ định giữa vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ có ý nghĩa ngày một tang rõ rệt Ngoài ra, trong độ tuôi

này sự hình thành thế giới quan đóng vai trò quyết định về hệ thống quan điểm xãhội về tự nhiên, về các nguyên tắc va quy tắc cu xử

Giáo trình: Tâm lí học lứa tuôi và Tâm lí học Sư phạm của nhóm tác giả Bùi Hong Ha, Huỳnh Lâm Anh Chương, Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ cho rằng ở giai

đoạn đầu thanh niên ghi nhớ có chủ định giữa vai trò chủ đạo trong hoạt động trí

tuệ Do đó trong độ tuôi này, HS thường tự giác và chủ động hơn trong việc học của mình, không cần sự nhắc nhở hay thúc ép trong học tập so với độ tuôi thiểu niên.

HS thường tự chủ động tìm hiểu tri thức trước khi đến lớp, chủ động tìm kiếm thông tin va trao đôi với bạn bẻ về các nội dung liên quan đến bài học, chủ động ghi

nhớ, tạo lập và tô chức môi trường học tập một cách hiệu quả nhất,

Trong độ tuổi HS lớp 11, tư duy trừu tượng phát triển mạnh và giữ vai trò

quan trọng trong cau trúc tư duy do sự phát triển mạnh mẽ vẻ cau trúc và chức năng

của não Do đó các phẩm chất tư duy phát trién mạnh như tính độc lập, tính lập

luận, tính phê phan, tính linh hoạt, tính hệ thong, tính khái quát, tính sang tạo Sự

phát triển tư duy lí luận giúp HS có thể giải quyết các yêu cầu học tập ở trường

trung học, làm cơ sở cho sự thành công ở bậc học cao hơn và là một trong những cơ

sở quan trọng để hình thành thé giới quan khoa học Vi thé, GV cần xây đựng cáchoạt động học giúp HS phát trién tư duy bang cách giải quyết các tinh huéng mang

tính thực tế Do đó việc thực hiện các BTNT theo tiếp cận PISA sẽ góp phan giúp

HS phát triển tư duy, tăng tính độc lập dé giải quyết các van dé thực tiễn Đồng thờigiúp HS đưa ra lí lẽ đúng đắn bảo vệ cho quan điểm của bản thân

Như vậy, dựa trên các đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS, GV can sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp dé khơi gợi được năng lực khoa học, sở trường của HS, phát triển kha năng tư duy, hình thanh các năng lực

tự hoc, giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn dé và sáng tạo, phẩm chất Việc sử dụng

BTNT theo tiếp cận PISA là một công cụ, phương tiện hiệu quả dé góp phần hình

thành, phát trién năng lực, phẩm chất cho HS Ngoài ra, thông qua BTNT HS được

tìm tòi, khám phá dé giải quyết các van dé mang tính thực tiễn trong cuộc sông, từ

đó định hướng nghề nghiệp cho HS dé tiến tới các bậc học cao hơn

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Chương trình GDPT 2018 môn Địa lí

Chương trình GDPT tông thê 2018 của Bộ Giáo dục và Đảo tạo với quan điềm đổi mới giáo dục Việt Nam ở giai đoạn hiện nay theo định hướng phát triển năng

Trang 28

lực, pham chất cho HS Trong đó chuyển day học tiếp cận nội dung sang tiếp cận

năng lực giúp HS phát triển toàn điện, khơi gợi tư duy mé và đề cao sự sáng tạo

Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Địa lí năm 2018 (Bộ Giáo dục và

Đào tạo, 2018) bao gồm 5 quan điểm lớn, trong đó việc xây dựng BTNT theo tiếpcận PISA can chú y các van đê:

- Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực HS Chương trình môn Địa li xác định rõ các phâm chất và năng lực có thé hình thanh, phát trién bằng

việc hướng dẫn HS tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực

tiễn Qua đó cho thấy việc xây dựng BTNT theo tiếp cận PISA cần chú ý bám sát nội dung chương trình, đảm bảo sự phát triển về năng lực chung, phẩm chất và đặc

biệt la năng lực đặc thù bộ môn Địa lí.

- Chương trình bảo đảm kết nỗi giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu

định hướng nghề nghiệp Nội dung chương trình được thiết kế bảo đảm tinh gọn, cơ

ban, cập nhật các tri thức khoa hoc, hiện dai của dia lí học, các vấn dé về phát triên

của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương Việc xây dựng BTNT theo tiếp cận

PISA ở lớp 11 cần chú ý có tính kết nối giữa các nội dung ở chương trình Địa lí 10

và mở rộng, liên hệ thực tế tại Việt Nam.

Như vậy trong quá trình xây đựng và sử dụng các dạng BTNT theo tiếp cận

PISA phục vụ dạy học Địa li 11 cần đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất cho

HS, có mỗi liên hệ giữa chương trình các lớp và gắn với thực tiễn.

Mục tiêu chương trình GDPT tông thê môn Địa lí của Bộ Giáo dục và đảo tạo năm 2018 dé cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS đồng thời giúp HS hình thành, phát triển năng lực địa li - một biểu hiện của năng lực khoa học Do đó

việc xây dựng BTNT theo tiếp cận PISA phục vụ dạy học Địa lí cần chú ý việc đápứng mục tiêu của chương trình là phát triển năng lực, phẩm chất cho HS đồng thờităng cường tính sáng tạo, tích cực, chủ động ở HS Ngoài ra qua các hoạt động học

sử dụng BTNT theo tiếp cận PISA góp phan hình thanh, phát triển năng lực chung,

phâm chất ở HS

Dạy học đáp ứng Chương trình GDPT mới phải chú ý tích cực hoá hoạt độngnhận thức của HS, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động luyện tập, thực hành Các

phương pháp day học đẻ cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và phải liên

kết được với những tình huống của cuộc sông và nghề nghiệp GV là người tô chức,

hướng dan hoạt động học tập của HS, tạo không khí học tập tích cực dé HS chủ

động tham gia vào các hoạt động học tập, tao điều kiện dé HS tự phát hiện van đề

và cung cấp những tinh huéng dé HS rèn luyện khả nang tự học Các phương phápday học truyền thông cần được cai tiễn theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo

Trang 29

của HS; đồng thời kết hợp với các phương pháp day học phát huy năng lực HS nhưday học giải quyết van dé, tình hudng, dự án, Các hoạt động học tập của HS tập

trung vào việc khám phá van dé, luyện tap va thực hành Như vay việc sử dung

BINT theo tiếp cận PISA cần kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật day học nhằm

tăng tinh tích cực, chủ động đông thời kích thích tư duy sáng tạo ở HS

Trong quá trình đôi mới toàn diện GDPT, đổi mới đánh giá được coi là động lực, tác động đến các thành tô khác của qua trình day học Đề đánh giá chính xác,

GV phải căn cứ vào các YCCD vẻ phẩm chất và năng lực được quy định trong

chương trình Đối tượng đánh giá là san phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của

HS Việc đánh giá phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định ki theo phương châm vì sự tiến bộ của người học GV cũng cần hướng dẫn HS cách đánh giá và tự đánh giá dé có thé phát huy hoặc khắc phục những ưu, nhược điềm

của mình, góp phân phát triển năng lực bản thân Các công cụ đánh giá cũng cần

được thiết kế đa dang: câu hỏi trắc nghiệm câu hỏi tự luận, BTNT, bảng kiêm,

thang đo, để có được các kết luận chính xác Do đó việc sử dụng BTNT theo tiếp cận PISA trong kiêm tra, đánh giá là cân thiết.

1.2.2.1 Mục tiêu

Chương trình Địa lí 10 cung cấp cho HS nên tang tri thức vẻ các van dé Địa lí

tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội đại cương bước sang lớp 11 HS sẽ được tìm hiểu,

khám phá về một số van dé tự nhiên, kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, khu vực

trên thé giới Thông qua những tri thức được cung cap, HS sẽ giải thích, phân tích

được các hiện tượng, môi quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh

hưởng đến sự phát triển của các quốc gia Ngoài ra HS được tìm hiểu về tác độngcủa một số vấn dé kinh tế - xã hội thé giới đến các nước trong đó có Việt Nam Mụctiêu phô quát của chương trình Địa lí 11 góp phần hình thành và phát triển năng lực,

phẩm chat cho HS, trong đó chú trọng việc giúp HS có thé định hướng được nghề

nghiệp trong tương lai thông qua các hoạt động học kết hợp nhiều phương pháp về

nghiên cứu, làm việc với bản đô, bang số liệu, biểu đồ để giải quyết các van đề

trong cuộc sông

Trang 30

Tuy nhiên theo chương trình GDPT mới, mỗi bộ SGK được xây dựng mở trong việc

sắp xếp số tiết đáp ứng theo các mạch nội dung được quy định trong chương trìnhGDPT môn Địa lí nhằm đáp ứng YCCĐ Phân phối nội dung trong chương trình

GDPT môn Địa lí 11 gồm 2 đơn vị kiến thức cốt lõi gồm: Một số van đẻ về kinh tế

-xã hội thế giới; Địa lí khu vực và quốc gia với 70 tiết và 35 tiết dành cho các

chuyên dé học tập.

Xét về mach nội dung kiến thức cốt lõi, thời gian học tập môn Địa lí 11 đã

tăng gấp đôi so với chương trình cũ, đây là điều kiện để HS được gia tăng trải nghiệm, thực hành, mở rộng liên hệ với thực tiễn (vận dụng tri thức vào các tình huống cụ thé) Chương trình Địa lí 11 mới không phân biệt rõ nội dung lí thuyết và thực hành mà trong từng mạch nội dung đều có lòng ghép các YCCD ve yếu tố thực

hành rất đa dang với nhiều hình thức như vẽ và nhận xét biểu đồ, thu thập tài liệu,

viết báo cáo,

1.2.3 Đánh giá PISA tại Việt Nam

Việt Nam tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA lần đầu

tiên vào năm 2012 và tiếp tục vào các năm 2015, 2018 trong đó kết quả của Việt

Nam được thông kê cụ thê ở bảng 1.3.

Bảng 1.3 Kết quả tham gia đánh giá PISA của Việt Nam qua các năm

©

: Nguồn: Tác giả tong hợp từ (Trung tâm Truyền thông Giáo dục, 2019)

Trải qua 3 chu kì tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA,

Việt Nam đã bước đầu tìm thấy thế mạnh của HS Việt Nam trong báo cáo của PISA

là ở tỉnh thần thái độ tích cực làm bài, tỉ lệ có mặt tham gia cao, tỉ lệ trả lời hết các câu hỏi thuộc nhóm cao nhất thế giới Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận

định các mục tiêu ma Việt Nam tiếp cận với PISA bao gom:

- Thứ nhất, tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục và so sánh trình độ giáo dục

quốc gia với giáo dục quốc tế;

- Thứ hai, được OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo

dục quốc gia và đề xuất những thay đôi về chính sách giáo dục quốc gia;

Trang 31

- Thứ ba, góp phan đôi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo đồng thời

học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật vả

phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy - học, kiêm tra, thi và đánh

giá.

Việc tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA đã góp phần

giúp giáo dục Việt Nam định hình và tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại của thé giới, dap ứng yêu cầu đôi mới giáo dục hiện nay là theo hướng phát triển

năng lực của HS, đây là điều rất cần thiết khi tham gia PISA dé đánh giá năng lực

người học một cách bài bản, khoa học, sử dụng PISA dé soi lại cách day và học của Việt Nam xem đã thực sự đáp ứng được yêu cầu đôi mới và hội nhập quốc tế về

giáo dục.

1.2.4 Định hướng sử dung BTNT trong xây dựng cấu trúc dé ở một số kì thi

1.2.4.1 Cau trúc dé thi tốt nghiệp THPT sau năm 2025

Theo Bộ Giáo dục và Đảo tạo cấu trúc đề thi theo định hướng đánh giả năng

lực phù hợp với Chương trình GDPT 2018 (Trung tâm Truyền thông va Sự kiện,

2023) Dé thi môn Địa lí được xây dựng dựa trên các YCCD trong chương trình, cụ

thé xem hình 1.1.

Môn Địa lí bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm được chia thành 3 phan, trong đó:

- Phan | gồm các câu hỏi ở dang thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4

phương án chọn | đáp án đúng Mỗi câu trả lời đúng thi sinh được 0,25 điểm,

- Phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức câu hỏi Đúng/Sai Mỗi câu hỏi có 4 ý

tại mỗi ý thí sinh lựa chọn Đúng hoặc Sai.

Thí sinh chi lựa chọn chính xác | ý trong | cau hoi sẽ được 0,1 điểm; lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu hỏi được | điểm.

- Phan 3, gồm các câu hỏi ở dạng thức trả lời ngắn Thí sinh tô vào các 6 tương ứng với đáp án của mình Mỗi câu tra lời đúng được được 0,25 điềm.

Bang 1.4 Phân phối năng lực và cấp độ tư duy trong môn Địa lí

ở ki thi tốt nghiệp THPT sau năm 2025

Cấp độ tư duy

Thành

phần Tra —Tra —-TvaNhận | Thông | Vận | Nhận | Thông | Vận Nhận Thông Vận

* * *

Nhận thức |

khoa học

+4

Trang 32

Ghi chú: Các con số trong bảng thê hiện số lượng lệnh hỏi Mỗi câu tại phan I và

phan III là một lệnh hỏi; mỗi ¥ hỏi tại Phan II là một lệnh hỏi.

Nguồn: (Trung tâm Truyền thông và Sự kiện, 2023) Như vậy thông qua dé thi sẽ đánh giá từng thành phan năng lực gắn liền với

đặc thù môn học Các câu hỏi trong dé thi sẽ gắn liền với các bối cảnh có ý nghĩa

(bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).

Qua cau trúc định dạng dé thi tốt nghiệp sau năm 2025 ở bộ môn Dia lí cho

thấy sự thay đổi lớn trong kiểm tra, đánh giá đó là chuyên từ đánh giá nội dung sang

đánh giá năng lực, tư duy của HS Định thức đề mới rất phù hợp với các đạng

BTNT theo tiếp cận PISA đó là câu hỏi Đúng/Sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trả

lời ngắn Đồng thời phù hợp ở việc đánh giá mức điểm có sự phân hóa theo 4 mức ởdạng thức câu hỏi Đúng/Sai Ngoài ra định thức dé thi tốt nghiệp sau năm 2025đánh giá ở HS các năng lực vẻ khoa học, đọc hiểu, toán học phù hợp với BTNTtheo tiếp cận PISA

Như vậy việc GV vận dụng các dang BTNT theo tiếp cận PISA vào trong dạy

học sẽ góp phần giúp HS vừa được rén luyện, học tập, tiệm cận với xu thé thay đôicủa nên giáo dục hiện nay

1.2.4.2 Cau trúc dé thi đánh giá năng lực, tư duy ở một số trường Đại học

Xu thé hiện nay nhiều trường Đại học đã dan sử dụng kết quả của các kì thi

đánh giá năng lực, chuyên biệt đề tuyển sinh Do qua các bai thi này góp phần đánh

giá tông hợp năng lực của HS.

* Đại học Quốc gia Ha Noi

Các trường Dai học thuộc Dai học Quốc gia Ha Nội tô chức kì thi đánh giá

năng lực nhằm phục vụ xét tuyên thí sinh Trong đó thí sinh sẽ thực hiện bài thi bao gồm 3 phan: tư duy định lượng (50 câu hỏi — 75 phúU, tư duy định tính (50 câu hỏi

— 60 phút) và khoa học (50 câu hỏi — 60 phút) Các nội dung kiến thức thuộc

chương trình GDPT, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính: Năng lực giải quyếtvan dé va sáng tạo: năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán,

Trang 33

xử lí dữ liệu; năng lực tìm hiệu, khám pha và ứng dụng khoa học (Nhật Nam, 2024).

* Đại học Quốc gia TP.HCM

Ki thi đánh gia nang lực của Đại học Quốc gia TP.HCM được nhiều HS quan

tâm và dự thi trong suốt nhiều năm nay Cau trúc dé thi bao gồm 120 câu hỏi trắcnghiệm nhiều lựa chọn trong thời gian 150 phút về các lĩnh vực: ngôn ngữ: toánhọc, tư duy logic và phân tích số liệu; giải quyết vấn đề Trong đó môn Địa lí xuất

hiện ở phần giải Dựa vào các thông tin đeợc cang cấp dưới đầy để tra lời các cầu từ 112 đi

Hiển này, Việc Nam là aut troag những điểm đến bắp đẫn về du lịch của khu wee Đồng Nam A.

quyết vấn dé với Nim 2015, du lich Việt Nam đéo 7,943 triệu lượt khách quốc tế, ting gần 1% với năm 2014 Khách

sâu lịch nộo địa đạt $7 triệu bass, tống thu tử khách da lịc đạt 338.000 tỷ đằng,

10 câu trong đó Tai nggyễn đa lịch tự nbién cin Việt Nam tương đổi phong phá và ds dụng, VE địu Eảnh; có

zhiều cảnh quan đẹp như đủi núi, ding bảng, bo ben, bái đảo V3ệt Nam có khoảng 125 bii biến,

HS ^ d tri ơn 200 hang động, cá: đi sin thiên nhiên thể giới như vinh Hạ Long và Vườn quốc ga Phorg Nia

-van dụng tl Kẻ Bảng Ve tời mguyés sind vi! nước ts có hơn 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thién nbién, 8 kha

‹ ` h Gy trừ sinh quyền thé giới

thức ban thân, ket VỀ tải nguyễn du lịch nhẫn vin, tink trên cá mước có 4 vee dĩ tích trong đó cỗ kon 2.600 di tích

Ö dive Nhà xước sip hạng, các ch được công nhận là i sin văn bia th giới như Quin to di ích

hợp đoạn thông Cổ đồ Hol, Phổ có Hội An, Thánh địa Mỹ Son Ngoài ra ode các đi sin văn hỏa phi vật để thể giới

: z ¬ £ hư Nhã nhạc cong đ h Huế, Không gian vẫn bia Công Chaérg Tây Nguyễn

tin để giải quyết (Nguằn: SGK Dia lí lắp 12 và Internet)

: -‹ > # 112 Di sản thiếo nhóễn thế giới tại Việt Nam dope UNESCO eôsg nhận boo glen

các van dé gan A Phố of Hội An và Thinh địa Mỹ Sơn.

rp re x B, Quin đề dé tích Có đô Hod và Vịnh Hạ Leeg.

liên với thực tien Nes uDngsả ota pla ga ong Bie

š D Thánh địa Mỳ Sơn vi Quần thể di tịch Có đô Huế.

(xem hình 1.1), 113 Ti nguyên du lịch Việt Nam được chia thành 2 nhécn chinh lề:

A tii nguyễn địa hình vả tải rguyễn sinh vật _ B, tải nguyên lễ hội vả tì? nguyễn tự nhiên,

C tải nguyễn tự shiên và Ud nguyễn phần văn, D, tế nguyễ nhìn văn vả tải eguyền đã sản.

114 Dựa vào tải doc, hãy cho boất thành phố mado có đến hai di sản được UNESCO công shắn?

A Hạ Long, B Huế C HANS D Hội An.

Hình 1.1 Một số câu hỏi Địa lí mình họa

Nguồn: (Huyên Nguyễn, 2020)

Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM được xây dựng có xu

hướng tiệm cận theo PISA trong đó tập trung vào năng lực khoa học, toán học, đọc

hiểu ở HS.

Ngoài ra một số trường như trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Dại học Bách

khoa Hà Nội, trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng tô chức kì thi đánh giá năng lực chuyên biệt, tư duy riêng với các cầu trúc đề thi tập trung vào đánh giá việc giải

quyết các vấn đề của HS Trong đó các trường sử dụng đa dạng các dạng BTNTnhư trắc nghiệm nhiều lựa chon, câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn dé đánh giá tong

hợp kha năng vận dụng tri thức của HS vào giải quyết các van dé (Nhật Nam,

2024).

Qua việc phân tích cấu trúc dé thi của các ki thi hiện nay cho thay việc chuyên

đổi kiêm tra, đánh giá sang xu thế đánh giá năng lực Điều này phù hợp với mục

tiêu của Chương trình GDPT 2018 Việc vận dụng tiếp cận PISA dé xây dung và sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí cũng góp phân hình thành, phát triển năng lực, phâm chất ở HS.

Trang 34

1.2.5 Thực trạng xây dựng và sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí ở một số

trường THPT

12.5.1 Mục đích khao sát

Tìm biểu thực trạng sử dụng BTNT trong đạy học Địa lí ở trường THPT qua

việc đánh giá các nội dung sau:

- Nhận thức của GV và HS vẻ việc xây dựng và sử dụng BTNT trong đạy học

- Những khó khăn GV gặp phải trong quá trình nghiên cứu, tìm hiệu, xây dựng

và sử dung BTNT, BTNT theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí;

- Khó khăn HS gặp phải khi thực hiện BTNT:

- Mức độ quan tâm của HS đến các dạng BTNT theo tiếp cận PISA trong môn

Dịa li.

Đối tượng khảo sát bao gồm GV đã và đang giảng đạy Địa lí, HS có lựa chọnmôn Địa lí ở trường THPT trên địa bàn TP.HCM, tỉnh Bình Dương.

1.2.5.3 Phương pháp khảo sát

- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (non-probability

sampling) hình thức lay mau tự lựa chon (self-selection (volunteer) sampling) với

đối tượng khảo sat là GV đã va dang giảng day Địa li; HS lớp 11 có lựa chọn mônDia lí ở trường THPT Kết quả khảo sát với khách thể tham gia gồm 51 GV đến từ

một số tinh, thành trên cá nước và 135 HS ở trường THPT chuyên Tran Đại Nghia

(TP.HCM), trường THPT Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

- Về thang đo: Sử dụng thang đánh giá dé xây dựng các mức độ đồng ý của

GV HS cụ thê là thang Likert 5 mức độ (Rất thường xuyên: Thường xuyên: Thinhthoảng; Không thường xuyên; Rất không thường xuyên) với hồi đáp: Số lượng(Johnson & Christensen, 2012).

1.2.5.4 Xứ lí kết quả khảo sát

Mô ta dữ liệu thong kê thông qua độ tập trung thé hiện bằng tham số giá trị

lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn

(SD) So sánh dữ liệu để đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng BTNT, BTNTtheo tiếp cận PISA

Giá trị khoảng cách = (Max — Min)/Š = (5 — 1)/S = 0.8 Như vậy các đoạn giá

Trang 35

trị: từ 1 — 1.79 là Rất không thường xuyên, từ 1.8 - 2.59 là Không thường xuyên, từ

2.6 — 3.39 là Thinh thoảng, từ 3.4 — 4.19 là Thường xuyên và từ 4.2 — 5 là Ratthường xuyên.

1.2.5.5 Kết quả và thảo luận:

* Nhận thức của GV và HS về việc xây dựng và sử dụng BTNT trong dạy hocĐịa lí

Ñ Rất can thiết E1Cần thiết Binh thường f3Không can thiết # Rất không cần thiết

Hình 1.2 Đánh giá của GV về mức độ can thiết của BTNT trong day học Địa lí

Nguồn: Két qua khao sát (n=51)

Kết quả khảo sát ở hình 1.2 cho thấy GV cho rằng việc xây đựng và sử dụngBTNT trong dạy học Địa lí là điều cần thiết Trong đó có 34 GV cho rằng rất cầnthiết (66,7%), cần thiết là đánh giá của 17 GV (33,3%) và không có GV nào lựachọn không can thiết

Chủ động, tích cure hon trong qua trừnh boc tap RAAT, AT

Phát triển các kỉ năng thực hành -RRR ee 4?

Phát trên năng lực tự học

Hình thành phẩm chat: trách nhiệm, chăm chi, trung thực, #246

Phat triên nắng lực giải quyết van đề và sing tạo JŠ@@@@6

|

Phát triển ning lve giao tiếp và bop tác se GV

— >

0 19 20 30 “ 50 60

Hình 1.3 Đánh giá của GV về kha năng phát triển năng lực, phẩm chất thông

qua việc sử dụng BTNT trong dạy học Địa li

Nguồn: Kết quả khảo sát (n=Š1) Việc xây dựng và sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí góp phần hình thành phát triển năng lực, phẩm chat cho HS Qua kết quả khảo sát ở hình 1.3 cho thay

GV cho răng BTNT góp phan giúp HS phát triển được các năng lực, pham chất với

Trang 36

sự đồng ý cao như: năng lực tư duy nhận được sự đồng ý nhiều nhất với 49 GV;phát triển về kĩ năng thực hành, năng lực tự học và HS chủ động, tích cực hơn trong

quá trình học tập cùng được 47 GV đồng ý Điều này có thê lí giải do thông qua

BINT HS phải tự mình suy nghĩ, tư duy dé hoàn thành bài tập một cách tốt nhất

Về nhóm phẩm chất nhận được sự đồng ý thấp hơn của GV với 42 GV Có 38 GV

cho rằng thông qua BTNT HS hình thành, phát triển được năng lực giải quyết van

đề và sáng tạo Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác nhận được sự lựa chọn thấp

nhất với 36 GV Do đó trong quá tô chức hoạt động học có sử dụng BTNT GV cần

đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học (đặc biệt dạy học hợp tác) nhằmgiúp HS hình thành, phát triển năng lực này tốt hơn

Ý kến

Phát triển nâng lực gšã quyết vin đề và sáng tạo |

Phat trăm nang tye tư day

Phin trưểu các kĩ năng thực lyành sae

Phat triển năng lực tựhọc #Š

Phát triển nắng lực gao tiếp và hợp tác BS

Cla động tich cực hon trong qua tránh lưọc tp

Hinh thành phẩm cbát: trách nhiệm, chăm chi trang thực HS

0 20 10 «4 80 100 120 140

Hình 1.4 Đánh giá của HS về kha năng phát triển năng lực, phẩm chất thông

qua việc sử dụng BTNT trong dạy hoc Địa li

Nguồn: Kết qua khảo sát (n=135)Với HS đa số cho rằng việc giải BTNT trong môn Địa lí giúp phát triển nănglực giải quyết van đề va sáng tạo (130 HS); năng lực tư duy (121 HS) Bên cạnh đó

BINT giúp HS phát triên các kĩ năng thực hành với sự đồng ý của 112 HS: năng lực giải quyết vấn dé và sáng tạo, năng lực tự học cùng được 97 HS lựa chọn Qua

đó chứng tỏ BTNT có ưu thể trong việc phát triển về năng lực tư duy cho HS Ngoài

ra về việc hình thành, phát triển phâm chất thông qua BTNT trong môn Địa lí nhận

được sự đồng ý thấp hơn của 73 HS

Đánh giá của GV và HS đều cho thay ring thông qua BTNT có thé hình thành,

phát trién được năng lực tư duy ở mức cao Tuy nhiên về khả năng phát triển năng

lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có sự đối lập trong đánh giá giữa GV ở thấp, HS ở

mức cao Ngoài ra về sự chủ động, tích cực hơn trong học tập khi sử dụng BTNTnhận được sự đồng ý cao ở GV nhưng HS có sự đồng ý thấp Qua đó cho thấy việc

sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí có khả năng giúp HS hình thành, phát triển

năng lực, phâm chất ở mức độ nhất định

Trang 37

* Mite độ sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí

ữl Rất thường xuyên

© Thường xuyên Thịnh thoảng

M Không thường xuyên

© Rat không thường xuyên

Hình 1.5 Mức độ sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí của GV

Nguồn: Kết qua khảo sát (n=51)

Qua kết quả khảo sát ở hình 1.5 cho thấy GV thường xuyên sử dụng BTNT

trong dạy học Địa lí trong đó rất thường xuyên là 30 GV (58.8%), thường xuyên là

15 GV (29,4%) và thỉnh thoảng với 6 GV (11,8%).

Hình 1.6 cho thấy HS đã được tiếp cận thường xuyên với BTNT trong mônĐịa lí trong đó rất thường xuyên với 81 HS (60%), thường xuyên với 30 HS(22.2%) và 24 HS thỉnh thoảng được học tập băng BTNT chiếm 17,8%

@ Rat thường xuyên

@ Thường xuyên

Thinh thoảng Không thường xuyên

© Rat không thường xuyên

Hình 1.6 Mức độ HS được học tập bằng BTNT trong môn Địa li

Nguồn: Kết quả khảo sát (n=135)

Qua kết quả khảo sát về mức độ sử dụng học tập bằng BTNT của GV HS thé

hiện sự phô biến của BTNT trong day và học Địa lí Đặc biệt mức độ sử dụng rấtthường xuyên chiếm tỉ lệ lựa chọn ở mức cao Nhu vậy việc sử dung BTNT vào

trong đạy học Địa lí được nhiều GV chú trọng.

Trang 38

cho HS nên việc giải BTNT giúp các em khắc sâu tri thức, giải thích được các khái

niệm địa lí Kiều BTNT về giải thích các khái niệm địa lí được sử dụng thường

xuyên trong dạy và học ở cả GV và HS.

Bảng PL4.2 (xem phụ lục 4) cho thấy GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan (M=4.76) và điền khuyết (M=4.71) thường xuyên do dé xây dựng, nhiều tài

liệu tham khảo, đặc biệt giúp HS làm quen với đạng đề kiêm tra, thi cử theo cách

thức truyền thông Kiểu câu hỏi Đúng/Sai (M=1.86) và yêu cầu HS ding lập luận đẻ

thê hiện sự đồng tình hay bác bỏ một nhận định (M=1.73) ít được GV sử dụng trong

dạy học Kết quả khảo sát ở HS cho thấy sự phù hợp về các dạng BTNT được GVthường xuyên sử dụng trong đạy học địa lí bao gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan

và điền khuyết Các dạng câu hỏi Đúng/Sai, câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận dé

thể hiện sự đồng tình hay bác bỏ một nhận định ít được HS tiếp cận nhất trong quá

trình học tập.

Qua số liệu ở bảng PL4.1 và bảng PL4.2 có thé khẳng định GV chủ yếu sử

dụng các dạng BTNT truyền thống: trắc nghiệm khách quan, điền khuyết trong dạy

học Qua đó GV cần đa dạng hóa các dạng câu hỏi để xây dựng BTNT nhằm giúp

tiết học trở nên sinh động hơn và góp phan hình thành, phát triển năng lực, phẩm

chất cho HS.

Kiếm tra, đánh gâi 4/2 Hinh thành

địnhki - 4/2 kiểu thức mest

Kises tra, đánh giá aa oa

thường xuyên Í”” Luyện tập

Hình 1.7 Mức dé sử dụng BTNT trong các hoạt động học tập môn Địa lí của GV

Nguồn: Kết quả khảo sát (n=51)

Trang 39

Khửi động

Kiểm tra, đính gti định kì ers ; cae Mình thình

kiến thức nuới

Kiln tra, đánh giá oJ

thường xuyên ¿»¿ — Luyễn lập

Vin dung

~#®—-Clú trị từng phản -e- Trung bind

Hình 1.8 Mức độ sử dụng BTNT trong các hoạt động học tập môn Địa lí của HS

Nguồn: Kết qua khao sát (n=135)

Qua hình 1.7 và 1.8 cho thấy BTNT được GV sử dụng chủ yếu trong các hoạt động hình thành kiến thức mới (M=4.69) và luyện tập (M=4.49) Số liệu khảo sát ở

HS cũng cho thấy hoạt động hình thành kiến thức mới (M=4.13) và luyện tập

(M=3.79) là HS được sử dụng BTNT thường xuyên nhất Điều này dé lí giải do

BTNT giúp HS giải quyết van dé từ đó hình thành tri thức mới đồng thời hệ thong

hóa, khái quát hóa ở hoạt động luyện tập Ngoài ra BTNT được sử dụng trong kiểm

tra, đánh giá định kì ở mức cao.

* Những khó khăn GV gặp phải trong quá trình nghiên cứu, tim hiểu, xây

dung và sử dụng BTNT trong dạy học Địa lí

Ý kiên

Mắt nhưều thin gan trong quả trình xảy đựng 44

Chưa có nhiền ngode ne liện tlyye tiến S

Kiến thức, kinh nghiệm con hạn clẻ

Khó khán trong quá trình: đánh git HS

Khó khin xảy dựng đáp an và hưởng din cham keener ease 27

Cham được tập huim về cách thức xây dựng bai tgp [83936 + Cham có tir liệu thua khảo về xây dựng bài tip nhận thức feu * GV

9 $ lũ l§ » 3 » xs “ as oO.

Hình 1.9 Khó khăn GV gặp phải khi xây dựng và sử dụng BTNT trong dạy học

Địa lí

Nguồn: Kết quả khảo sát (n=51)

Trong quá trình xây dựng và sử dụng BTNT khó khăn GV gặp phải nhiều đó

là tốn thời gian (47 GV); chưa có nhiều ngudn tư liệu thực tiễn (40 GV) Diéu này

có thé lí giải do dé xây dựng BTNT, GV cần đầu tư vẻ thời gian, năng lực đồng thời

Trang 40

tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tư liệu phù hợp Xét về mặt tư liệu tham khảo (5 GV)

và các hoạt động tập huắn (7 GV) đa phần GV không cho rằng đó là khó khăn Điều

này cho thay GV đã được tham gia các buôi tập huấn về xây dựng BTNT trong dạy

học Dịa lí Ngoài ra đa dang các nguồn tham khảo như sách bai tập, sách GV

* Khó khăn HS gặp phải khi thực hiện BTNT

Khó khăn HS gặp phải khi thực hiện BTNT chủ yếu là cần dành nhiều thời

gian (128 HS): khối lượng kiến thức lớn (112 HS) Ngoài ra trong quá trình làm

việc nhóm HS có sự khó khăn trong việc hợp tac với các bạn dé thực hiện BTNT (87 HS) Có 76 HS cho rằng khó khăn đến từ việc BTNT quá khó so với trình độ

(xem hình 1.11) Do đó GV cần chú ý điều chỉnh mức độ khối lượng BTNT nhằmphù hợp với năng lực của từng đối tượng HS, khung thời gian môn học

Cc an danh Khoi lượng Các bạn không Bai tập qua

nhiêu thời gan kiếnthức hợptáctrong khó so với

nhiều quá trìnhlàm trình độ

việc nhóm

=:

Hình 1.10 Khó khăn HS gặp phải khi thực hiện BTNT trong môn Địa lí

Nguồn: Kết qua khảo sát (n=135)

Qua kết qua kháo sát cho thay vẫn còn nhiều khó khăn trong việc xây dựng, sử

dụng BTNT trong quá trình dạy học Địa lí của GV và việc học tập của HS Đây lànhững cơ sở để tác giả xây đựng các đạng BTNT nói chung và theo tiếp cận PISAnói riêng, cách thức sử dụng nhằm giúp GV có nguồn tham khảo khắc phục những

khó khăn còn tồn đọng đặc biệt về mặt thời gian dé đạt được biệu quả day học cao

hơn, đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018

Ngày đăng: 04/02/2025, 17:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN