1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại khu vực rừng phòng hộ D’ran, tỉnh Lâm Đồng

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Cấu Trúc Và Đa Dạng Loài Cây Gỗ Của Rừng Tự Nhiên Lá Rộng Thường Xanh Trung Bình Tại Khu Vực Rừng Phòng Hộ D’ran, Tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Vũ Xuân Đại
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Cảnh
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 31,78 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại khu vực rừng phòng hộ D’ran, tỉnh Lam Đồng” được thực hiện tại khu vực điển h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

C.1C.4(G.1G.4G.488)88)/38).9).9).9).9).9)

NGUYEN VU XUAN ĐẠI

ĐẶC DIEM CÁU TRÚC VA ĐA DẠNG LOÀI CÂY GO CUA RUNG TỰ NHIÊN LA RONG THƯỜNG XANH

TRUNG BÌNH TẠI KHU VỰC RỪNG

PHÒNG HỘ D’RAN, TINH LAM DONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOCNGANH QUAN LY TAINGUYEN RUNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

0305050503 LOI LO Lo maaan

NGUYEN VU XUAN DAI

DAC DIEM CAU TRUC VA DA DANG LOAI CAY GO

CUA RUNG TU NHIEN LA RONG THUONG XANH

TRUNG BINH TAI KHU VUC RUNG

PHONG HO D’RAN, TINH LAM DONG

Ngành: Quan lý Tài nguyên rừng

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS NGUYEN MINH CANH

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 8/2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả như ngày hôm này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giảng dạy, ủng hộ, động viên và tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cha Mẹ, người đã luôn yêu thương và ủng hộ tôi

vô điều kiện trong suốt những năm tháng học tập.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Minh Cảnh là người đã dành nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy, Cô giáo thuộc Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng và Khoa Lâm nghiệp đã hết lòng giảng dạy, yêu thương, động viên, truyền đạt kiến thức dé tôi có thể thực hiện được đề tài này.

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý rừng phòng hộ Dran, huyện Don Dương, tỉnh Lâm Đồng, các chú, các anh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi công tác ngoài thực địa Xin gửi lời cảm ơn đến anh Truyền, trưởng Trạm bảo vệ rừng Hamasing đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu, định danh loài cây và chọn khu vực nghiên cứu phù hợp.

Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế nên

không tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài Kính mong quý Thầy, Cô giáo và

bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Vũ Xuân Đại

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên lá

rộng thường xanh trung bình tại khu vực rừng phòng hộ D’ran, tỉnh Lam

Đồng” được thực hiện tại khu vực điển hình của trạng thái rừng IIIA, kiểu rừng lárộng thường xanh trung bình thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng

hộ D'ran trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2023 Đề tài dùng phươngpháp nghiên cứu là điều tra thu thập số liệu từ 10 ô tiêu chuẩn tạm thời, diện tích1.000m2 Số liệu thu thập được ghi chép, xử lý và phân tích bằng phần mềmMicrosoft Excel 2010, Primer 6.0 và Statgraphics Centurion XV_I.

(1) Kết quả nghiên cứu cho thấy: tong số loài điều tra được trên 10 OTC đãlập là 53 loài trong tổng số 748 cây Chỉ số IV% của các loài cây có ý nghĩa về mặtsinh thái là 37,16% gồm các loài Dẻ rừng, Xoan đảo, Đỉnh tùng và Dẻ trắng Mật độcủa quan thụ dao động từ 580 — 900 cây/ha; trữ lượng quan thụ dao động 115,93 —194,57 m/ha Số cây tập trung chủ yêu ở nhóm D¡s < 20 cm va lớp H < 10 m Tiếtdiện ngang và trữ lượng tập trung chủ yếu ở nhóm D¡s = 20 — 40 cm va lớp H = 10 —

15 m (2) Hàm mô phỏng cho quy luật phân bố N%/D13 là ham Weibull, về quy luậtphân bố N%/Hy thì hàm mô phỏng được dùng là hàm phân bố chuẩn (3) Về tangcây tái sinh của QXTV, nghiên cứu cho thấy khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt, mật độcây tái sinh bình quân của lâm phần là 9.150 cây/ha trong đó 76,61% là cây khoẻ Tổthành loài cây tái sinh của những loài cây có ý nghĩa về mặt sinh thái là 60,44% (4)Các chỉ số đa dạng như Shannon (H’), Simpson (2), Margalef (d), Pielou (J’) củakhu vực nghiên cứu đều chứng tỏ được mức độ đa dạng sinh học khá tốt Các chỉ số

đa dạng nhìn chung có chiều hướng tăng lên từ OTC 1 đến OTC 10, độ giàu có về

loài cũng đạt giá trị tương đối tốt tại khu vực nghiên cứu

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG Trang tua oo 1 LF! CATING Tl ieecsrcn sare eaerennesse sce nsersennesen seems seeeeeneaneenas sree Ren OR EERIE 1Tht 1 snnngengnHghanggEang01B)GiS/0iS42G000101020 G0G.31003003315050010g10:305.0501613lS10.G04G508G:3.G01G023/8 iii

1.3.2 Đối tượng nghiên CU eececcecccessesssessesssesseessessecseessesseesucssesseesseesessesseesees 3

2 TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 2 5< 2525255 4

2.1 Khái niệm thảm thực vat rừng - 52 2-2322 3 22122222122 Eerrrrrrrrrerrree 42.1.1 Các nghiên cứu thảm thực vật rừng trên thế giới -2- 222252225522: 42.1.2 Các nghiên cứu thảm thực vật rừng tại Việt Nam - 5- 55 5-555552 42.2 Cau trite Ung giá 5

22 Na Roba NBM vesccomemeenenanea nem saneees eae ae RAE ART ES 52.2.2 Các loại cau trúc rừng -2-©2+2222222122212212211211221211211211211 22121 xe 52.2.3 Nghiên cứu cấu trúc rừng tại Việt Nam - 2 ¿+S2+ES2E2E2E22E222122.222e 62.3 Da dang g0 on 82.3.1 Da dạng sinh học trên thé giới - 2: 2¿22222E22E222122512212122212211222 222 e2 823.2 Da dang sink hoe tại Vis Nat cssecssceaeswenecemencenarmemenr eee 10

Trang 6

3 ĐẶC DIEM KHU VỰC, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

LS cằẰằẳằnẳỶỶerrreorerarrearrseesnssẽsrtrtnrtggrgrrrrarroaren 16

SNS 22) 6) Ie 17

3.1.8 Tai NUYS PUD sácegecsg s0 nog111011581914805191G148554G84G13XS8445513558880X46430E41163038088 18

3.2 N6i dung 20:00 1 20

i exeensseesiessrmibeesrerissieinsiassEonhdvorEordidez22ssldlimkizobixbsmioytisdisbtgilkEorosszEo 2032:5 NSO AI TE HIỂT uácsnse nen bạn há tư on 10884H10G8SBBEEHSSSEAEESEAGS)3S4.481203435SHS5U.3SSSE80538362.g01E 203.2.2.1 Thu thập và kế thừa các tài liệu cơ bản -2- 2 2+22+z22E+E2Ezzxzzzcrees 20

3.2.2.2 Điều tra tông quát và xác định đối tượng nghiên cứu - 20

3.2.2.3 Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn - 2-2-2 2+22+2E2EE+2E2EE2EE2zEzzxczvd 20

Be 2 DiS OUT BIRD sansnssussssegtkbsrskgidtissgsoBpdipbqdBtigBagielonEaingSđdgb0c881801008488L0ni-EI02gE.2RJĐEG.E.04410.G10,080 23

3.2.3.1 Nghiên cứu cau trúc tầng cây cao -2s-ccscccecrrerrrerrrrrrrc 23

3.2.3.2 Nghiên cứu cau trúc tầng cây tái sinh 2- 2 222222+22z22Ez2xzzxzzxcred 24

3233 Nghiên cÉn đa dụng loỗi ty 20 aaeaesieeiesiindDidDEniDEhuESg0GGS2200000361000006ES7 25

l KẾT QUÁ NGHIÊN DU k»gesaeeesnenedsdioidBEuE0L0005000430000008300010383030086 274.1 Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với QXTV rừng tại khu vực nghiên cứu 274.1.1 Kết cầu họ và loài thực vật 2 2222222222E22121123221221212212112121 21 Xe 27

A.V.1.1 €6 0à na 27 Ali (CAC LÒ thiG Valecccce- neem ererw eee ee 29

Trang 7

4.1.2 Cấu trúc tổ thar cccccccccccccccccccseccccesesesesesesvevsvsseseseevsvssssssesvevevevsssesteeeveseees 31

AS Efc điểm cầu tre quận ẰNiceeeeeeeseesieeibeeoisiohdicggni0sdk401001001660200016006100.50c 32

4.2.1.Các đặc trưng định lượng tang cây gỗ của trạng thái rừng trung bình 32

I i SN TA gì Ta SE cn arsine antes eaesastorcseaseanncastce OO 4.2.3 Phân bố phan trăm số cây theo cấp đường kính và trữ lượng (N%/D13) 34

4.2.4 Phân bố phan trăm số cây theo cấp chiều cao (N%/Hạụ;) - - 38

4.2.5 Kết cầu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo cấp đường kính D;; 42

4.2.6 Kết cấu mật độ, tiết diện ngang va trữ lượng theo cấp chiều cao Hụn 43

4.3 Đặc điểm cấu trúc tang cây tái sinh 2-22 2¿2222222222E222E222z2xczxree 45 4.3.1 Tổ thành cây tái sinh -2-©22222222222222222222212312212211221221221 2212 ve 46 4.3.2 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao -2¿2¿522z22++2:xz5zszs 47 4.3.3 Phân bố cây tái sinh theo nguồn gỐc -2-22©22+22+22x2zxezzxerr 49 4.3.4 Phân bố cây tái sinh theo chất lượng . -2¿2¿©22z22+22zz2zzz+ 50 4.4 Da dạng loài cây gỗ đối với QXTV tại khu vực nghiên cứu - 51

1.1, Của eh are 51 4.4.2 Tương quan giữa các loài tại khu vực nghiên cứu - - 52

4.4.3 Tương quan giữa các quan xã tại khu vực nghiên cứu - 33

4.4.4 Đường cong ưu thé K — Dominance c.cecssessesseesseesessseeseesseeseestesseeseee 54 3:4.3.:2)6:013U.GÓ GỮA 1681 CRICHESS) csesssscsnanencasuasnnacsunxeannancensuesmananensanaancanancenpases 55 4.4.6 Da dang loài cây gỗ theo cấu trúc quan thụ -2 222222222 56 4.4.6.1 Chỉ số Shanmon-—Weliner (UP \eciccceccaussesecsnsznneversenviesruenciistedmnirtinnerciauans 56 4.4.62 Chi;sð ru thể imrson (1) ascensincencnaesonninsenassarsannscinssenasondaameenecanecniwiansiincis 57 4.4.6.3 Chỉ số phong phú Margalef (d|) -2- 222 52+2z+2E2EE2EE+ZE2EEzzxzzxzzxrzxd 58 2727/85 j4 J137— -/00 00 NNưygygg111 59

A AGS Chi số tưng dome Pela (17) wcsscacscnccrcesvscrnearnsnarcnsrsesncantcantanatanencienners 59 4.4.6.6 Mỗi liên hệ giữa các chỉ số đa dang sinh học Shannon (H’), Simpson (2°)

Wal PYG L OUI LÍ?) exes saassereusases suas a repens tare 0080890530 2GGg543901130/883SẸ8:E 3\G350i0/0i8g:8i0.Qgas3SGEENgG 60

Trang 8

4.5 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật tai BQỌLRPH

D ran 5222222222222222221227112221221212711 22112212 cee ET LUẬN VÀ KIÊN NGHI61

l ð- VN 9 ï 7 KV NGA p4) 5 TA G scene ent dina mana 62

có, 0 ĐI, ma s eee eeree 66

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

IUCN Hiệp hội tổ chức Quốc tế bảo vệ thiên nhiên

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OTC Ô tiêu chuẩn

Bis Duong kinh trung binh (cm).

Hyn Chiều cao vit ngon (m)

Hw Chiéu cao trung bình (1m)

S Số loài

Sk Chỉ số Skewness

R? Hệ số xác định

CV% Hệ số biến động

Trang 10

x Chi bình phương tính.

Sự» Sai số của phương trình hồi quy

P Value Mức ý nghĩa (xác suất)

M Trữ lượng của lâm phần (m°/ha)

IV% Chỉ số quan trọng (Importance Value Index)

ha Đơn vị hecta.

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANGHình 3.1: Vị trí lâm phần Ban QLR phòng hộ D'ran 222 5z52+22zz552 13Hình 3.2: Vị trí lập các ô tiêu chuẩn - 2+ 2+S2SE2E22E2EE2EE2E2212222322322222 x22 13Hình 3.3: Vi trí lập OTC trên Google Earth - - 52222 *+2£+2£+ssseesreerrsees 14Hình 3.4: Hệ thống giao thông trong khu vực lâm phần Ban QLR phòng hộ

D THÍ lotdtrtdioEnDibstiiiiBi0tGMEEISSEDASGEEDGEIIGHINGIEIGSENGRHIGSESSE3LGMGSSGMGGG8SgESGUENGGIGHIEREIGRSEEHE-IBRESSSEtE 18Hình 3.5: Mô tả cách lập ODB điều tra cây tái sinh - 2: 2222222z+22z22zz=22 22Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn số loài xuất hiện trên TUS Họ thực Vâ oessasaeasman 29Hình 4.2: Đồ thị ty lệ tổ thành loài của tang cây cao -2255z52z2cz>s2 31Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn phân bố phan trăm số cây theo cấp đường kính D¡s

(N%/D13) tle khu vue nghién 00) 010100577 35Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn phân bố phan trăm số cây theo cấp đường kính

(Ñ\/0/2a) tet Cae HẠT TT S11 Ott seeenenasssnnsisoibinegiSistosgkIGESSESSGL444G00201920058S84.)0148785/0800000/ 36

Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn phân bố phan trăm số cây theo cấp đường

Keith (NN G/TÌ] Ì on nhung Big 6d t0 4 gụg4HUHNIAG4XHH 1E nee mee ae emrennaeeeere ee eee 37Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn phân bố phần trăm số cây theo cấp chiều cao

(4/HEm) tại khu:ywe:hghiên CUR sss csscaswsass sonnsennennmnnde unewhsinesens aheaeveshonteie G0158 400838 39

Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn phân bố phan trăm số cây theo cấp chiều cao

(N%/Hyn) từ các hàm thử nghiệm - 5 + + 2+ *S*S2E SE 40

Hình 4.8: Đồ thị biểu diễn phân bố phan trăm số cây theo cấp

lưng 6 nẽẽ 41

Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng theo nhóm

OTS TH LẦN sung se nvg ng He nhĩ ngieSSEEGG3013801610305008980S0100SSSUEGDREGISSSVESDSAHHESGĐDIEGTĐ.2S80988 43

Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ theo

TỐP, Astiecseses caesar raceme rm ara ea EERE 44Hình 4.11: Đồ thị tổ thành loài cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu - 46Hình 4.12: Đồ thị phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao . -: : 48

Trang 12

Hình 4.13:

Hình 4.14:

Hình 4.15:

Hình 4.16:

Hình 4.17:

Hình 4.18:

Hình 4.19:

Hình 4.20:

Hình 4.21:

Hình 4.22:

Hình 4.23:

Hình 4.24:

Hình 4.25:

Hình 4.26:

Đồ thi phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc 2 2225225222: 49

Đồ thị phân bố số cây theo phẩm chất -22-©22252z+252z£: 50

Mối quan hệ giữa các loài ở mức tương đồng 40% - 52

Mối quan hệ giữa các loài tai mức tương đồng 60% - 52

Mối quan hệ của các QXTV tại mức tương đồng 55% 53

Mối quan hệ của các QXTV tại mức tương đồng 70% 54

Đồ thị biểu diễn đường cong ưu thế K — Dominance - 55

Đường cong tích luỹ độ giàu có về loài của các ô tiêu chuẩn 55

Đồ thị biểu diễn chỉ số đa dạng sinh hoc Shannon — Weiner (H') 56

Đồ thị biểu diễn chỉ số ưu thế Simpson (A’) tại khu vực nghiên cứu 57

Đồ thị biểu diễn chi số phong phú Margalef (đ) . - 58

Đồ thị biểu diễn chỉ số Caswell (V) 2-©22222+z22++2z+zzzrzzsreex 59 Đồ thị biểu diễn chỉ số tương đồng Pielou (J”) - 60

Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các chỉ số đa dạng Shannon (H'), Simpson (A’) va Piclou 001 dd 61

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANG

BANG TRANGBang 3.1: Hiện trang diện tích rừng theo loại đất rừng và chức năng 19Bảng 4.1: Các họ thực vật bắt gặp tại khu vực nghiên cứu - 27Bang 4.2: Số loài thực vật bat Gap tại khU Vực HEDIS GỨU-a-seeeeseseieinae 29Bảng 4.3: Tỷ lệ tổ thành loài ở tầng cây cao tính theo IV% tại khu vực

fEHIGHI GỮ xi1 12x0618 6s 306145 C00355004615500G23030 GEEIEASSGISEDERSSSEARISBG0311543E01S048.05185:38888 31

Bang 4.4: Cac đặc trưng lâm học tang cây gỗ của trạng thái rừng trung bình 32Bảng 4.5: Độ hỗn giao của loài trong khu vực nghiên cứu -2- + 33Bang 4.6: Phân bố phan trăm số cây theo cấp đường kính (N%/D¡3) và đặc trưngmẫu tại khu vực HSNO IN Ki HlitseavssggoereetsttbdigGEBCBBSUENEDNbiNGgSNGMGS9i(GaDSA3GIGGG3H@iNGEGHEQoiaQtisE 34Bang 4.7: Kết qua mô phỏng về quy luật phân bố N%/D: tại khu vực

PT HIỆH GỨNcsssiseeesosB3B,snoognboauibxglougglgorrdycsiilbogdfu4g881aanigaiisaglzuy2si8Tmxiuziagolzosislilsmteusz-3gmaoslsgi 36Bảng 4.8: Phân bố phan trăm số cây theo cấp chiều cao (N%/Hw,) và đặc trưng

mẫu tại khu vực nghiên cứu - ¿252 S2222S22E£E£SE2E£EE2E2EEE2E2EE2E2EEEEzxrrrrrerrrr 38Bảng 4.9: Kết quả mô phỏng về quy luật phân bố N%/H„ tại khu vực

TSAI GỨ asec ne nen ni kotg E0 bhG040235884188E5EẺS20103 1538ESSAXUSE.GS.SES.HASEHSES.203355 hú ĐSBVSLEIESHGEA4GEBS815SE-1058 40Bảng 4.10: Kết cau mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm

QƯƠNG 01010 Dh eee eee cee ener eee ee 42

Bang 4.11: Kết cau mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp Hụa 44Bảng 4.12: Tổ thành loài cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu - - 46

Bang 4.13: Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao 2 2222z22z22zzzzccez 47

Bảng 4.14: Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc - 2 2©22552+5z2z+2zz2zz>2z 49Bang 4.15: Phân bồ cây tái sinh theo phẩm chắt -22 222 22++22++c5+z£2 50

Bang 4.16: Các chỉ số đa dang sinh học tại khu vực nghiên cứu 51

Trang 14

tính lục địa rõ rệt Khu vực Đông Nam Á mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng âmquanh năm, lượng mưa đồi dào tạo nên các khu rừng nhiệt đới rộng lớn với sự đadạng các hệ sinh thái và sinh vật, thu hút các đề tài nghiên cứu từ khắp mọi nơi.

Là một trong các nước thuộc khu vực Đông Nam A, Việt Nam mang hau hếtcác đặc điểm cơ bản của khu vực, vì vậy mà Việt Nam có sự đa dạng sinh học cao

về các loài động vật và thực vật Trong tự nhiên, có tới 7.500 loài vi sinh vật,16.400 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn, 2.000 loài thuỷ sinh và hơn11.000 loài sinh vật biển Rừng Việt Nam có 8.000 loài thực vật bậc cao, khoảng

800 loài rêu, 600 loài nắm Các nghiên cứu đã tổng hợp đa dạng các loài cây gỗ là

gồm 3.140 loài cây sốc thuộc 119 họ thực vật, trong đó có 8 họ Hạt trần và 110 họ

Hạt kín, có nhiều loài cây quý hiếm thuộc danh mục sách đỏ cần được bảo vệ vàgây giống

Tài nguyên rừng mang lại những giá trị vô cùng to lớn về mọi mặt trong quátrình phát triển đất nước, nhưng sự lạm dụng và khai thác quá mức tải nguyên rừng

đã gây ra những thiệt hai cho môi trường tạo ra biến đổi khí hậu tác động xấu đếnđời sống của con người trên thế giới đặc biệt là khu vực châu Á, nơi chịu tác động

rat lớn của việc biến đôi khí hậu Rừng tự nhiên của nước ta ngày càng suy giảm về

cả diện tích và chất lượng, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1980 — 1997, trung bình mỗi

Trang 15

năm mất đi khoảng 80.000 ha Sau giai đoạn đó, diện tích và độ che phủ rừng của

nước ta đang dan dần phục hồi nhờ các dự án, chính sách và chương trình như:

trồng mới 5 triệu ha rừng, 661, chương trình bảo vệ 9.3 triệu ha rừng hiện có; nhiều

dự án của Nhà nước va nước ngoài như PAM, SIDA, Ngành Lâm nghiệp đangdan được chú trọng hơn trước tình hình biến đối khí hậu khắc nghiệt, do đó các dự

án nghiên cứu khoa học cũng cần được day mạnh dé làm tiền đề phát triển sau này.Ban Quản lý rừng phòng hộ D’ran là một đơn vị quản lý rừng tại huyện DonDuong, tỉnh Lâm Đồng, chịu trách nhiệm quản ly hơn 14.148,7 ha, trong đó có14.074 ha rừng phòng hộ và 74,7 ha rừng sản xuất Là một khu vực có quan thé sinhvật, hệ sinh thái phong phú và đa dạng, nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu khoahọc về đa dạng sinh học và câu trúc rừng tại khu vực này, chưa phát huy được tối đahiệu quả sử dụng rừng cũng như quản lý và bảo vệ rừng Nghiên cứu về đặc điểmcau trúc rừng giúp cho việc tác động vào rừng được hiệu quả hơn, tăng giá trị của

rừng về cả mặt sinh thái và sinh học Đa dạng sinh học thì đóng một vai trò quan

trọng trong việc xác định được các loài cần được tăng cường bảo vệ, giám sát, g1úp

tăng giá trị về đa dạng sinh học của khu rừng Các nghiên cứu đã chứng minh sự liên

hệ giữa cấu trúc rừng, tô thành loài trong khu vực với đa dang sinh học của khu vực

Từ những thực tiễn trên, đề tài khóa luận được thực hiện nhằm mục đích xác

định và đánh giá cấu trúc rừng, đa dạng sinh học của loài cây gỗ, các yếu tố anh

hưởng đến đa dạng sinh học và cấu trúc rừng, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các cấutrúc và đa dạng sinh học của kiểu rừng lá rộng thường xanh trung bình tại BQLRPH

D’ran, xã Lạc Xuân, huyện Don Duong, tỉnh Lam Đồng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Điều tra và xác định cấu trúc tầng cây cao, tầng cây tái sinh của kiểu rừng lárộng thường xanh của rừng phòng hộ tai BQLRPH D’ran.

Xác định tô thành loài tầng cây tái sinh từ đó đánh giá các chỉ tiêu đa dạng

sinh học của kiểu rừng lá rộng thường xanh tại khu vực nghiên cứu

Tìm hiểu mối liên hệ giữa cấu trúc rừng và đa dạng sinh học của các loài cây

g6 của kiểu rừng lá rộng thường xanh tại khu vực nghiên cứu

Trang 16

Kiến nghị một số biện pháp tác động vào rừng hợp lý để nâng cao giá trị vàbảo vệ rừng bền vững.

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài là những loài cây gỗ thuộc kiểu rừng lá rộng thườngxanh tại khu vực quản lý của BQLRPH D'ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2023 đến tháng 9/2023

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu về các loài cây gỗ thuộc kiểu rừng lá rộng thường

xanh trạng thái rừng trung bình (có trữ lượng cây đứng từ 100 — 200 mỶ/ha) theoThông tư số 33/2018/TT — BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Điều tra và thu thập chỉ tiêu cây đứng xuất hiện tại các ô tiêu chuẩn thiết lập trên địabản quan lý của BQLRPH D'ran Do đếm và thu thập số liệu từ những OTC đã lập,không điều tra ngoài khu vực lập ô

Trang 17

Chương 2

TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm thảm thực vật rừng

2.1.1 Các nghiên cứu thảm thực vật rừng trên thế giới

Các nghiên cứu về kiểu thảm thực vật rừng được tiến hành từ khá sớm, phan

chia thảm thực vật vùng nhiệt đới thành những quần hệ khí hậu và quần hệ thé

nhưỡng (A.F.W Schimper, 1898); bang phân loại thảm thực vật rừng kinh điển(Rubel, 1935); nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện (H.G Chamion, 1936)

đã phân chia thảm thực vật lớn theo nhiệt độ: nhiệt đới, ôn đới, á nhiệt đới, núi cao.

Các nghiên cứu đều có tác động đối với phân loại thảm thực vật ở Việt Nam,

thúc đây nghiên cứu thảm thực vật rừng tại Việt Nam phát triển hơn

2.1.2 Các nghiên cứu thảm thực vật rừng tại Việt Nam

Các đặc điểm của rừng như thành phần loài cây, cấu trúc, năng suất, trữ

lượng, sinh khối đều có mối tương quan chặt chẽ và phụ thuộc vào các điều kiện tự

nhiên như dat, nước, khí hậu, đất dai, độ âm, độ dày tầng đất, Xác định thảm thựcvật giúp ta xác định được kiểu rừng của khu vực và ảnh hưởng của các yếu tố sinhthái đến sự phát triển của rừng Từ đó các nghiên cứu khoa học về thảm thực vậtrừng ở Việt Nam được thực hiện ngày càng nhiều

Theo bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới Châu Á đầu tiên của nhàbác học người Pháp, Chevalier, năm 1918 đã đưa ra một bảng phân loại thảm thựcvật rừng Bắc bộ Việt Nam, theo ghi chép rừng ở miền Bắc Việt Nam được chiathành 10 kiểu

Năm 1953, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thực vật củaMaurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các quan thé rừng thưa của

Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil.

Trang 18

Theo bảng phân loại đầu tiên của ngành Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Tổng cục Lâmnghiệp Việt Nam xây dựng năm 1960 về thảm thực vật rừng đã chia rừng trên toànlãnh thé Việt Nam thành 4 loại hình lớn:

Loại 1: Dat đai hoang trọc, trang cỏ và cây bụi, cần phải trồng rừng

Loại 2: Gồm những rừng non mới mọc, cần trồng dặm bồ sung và tỉa thưa.Loại 3: Gồm tất cả các loại rừng bị khai thác mạnh dẫn đến nghèo kiệt, cầnxúc tiến tái sinh, trồng bổ sung và cải tạo

Loại 4: Gồm những rừng nguyên sinh già còn nhiều nguyên liệu, chưa bị pháhoại, cần được bảo vệ và khai thác hợp lý

Năm 1975, tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat, 1975),

Giáo sư Thai Van Trừng đã đưa ra bang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam trên

quan điểm sinh thái, đây được xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở ViệtNam phù hợp trên quan điểm sinh thái tính đến ngày nay

2.2 Cấu trúc rừng

2.2.1 Khái niệm

Cấu trúc rừng là tập hợp các thành phần cấu tạo nên quân thê thực vật rừngtheo không gian và thời gian, được sắp xếp theo một quy luật nhất định và có mốiliên kết mật thiết với nhau

Cấu trúc tang thứ: là sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiềuthang đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thai học, nhu cầu ánh sáng của loài thamgia tổ thành Một số cách phân chia tang tan nhu: tang vuot tan, tang tan chinh, tang

dưới tan, tầng thảm tươi va thực vật ngoại tầng

Trang 19

Cấu trúc tuôi: là cau trúc về mặt thời gian, trạng thái tuôi tác của các loài câytham gia hệ sinh thái rừng, cấu trúc tuổi có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc vềmặt không gian Với mỗi cấp tuổi không gian sinh trưởng sẽ là khác nhau, điều nàyrất quan trọng trong các nghiên cứu về kinh doanh rừng.

Cấu trúc mật độ: phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích, mức độ tác độnggiữa các cá thé trong lâm phan, với mỗi cấp tuổi mật độ của rừng cũng sẽ khác nhau,

đây là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.

Một số chỉ tiêu cấu trúc khác:

Độ tàn che: mức độ che phủ của tán cây rừng.

Độ che phủ: là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh

thô

Độ khép tán: thé hiện sự giao tán giữa các cá thé cây rừng, là chỉ tiêu

dé xác định giai đoạn rừng

Phân bố mật độ theo đường kính: d6 thị và các hàm biểu dién mật độ cây

rừng theo chỉ tiêu đường kính.

Phân bố mật độ theo chiều cao: đồ thị và các hàm biéu dién mật độ cây rừngtheo chỉ tiêu đường kính.

2.2.3 Nghiên cứu cấu trúc rừng tại Việt Nam

Các biện pháp quản lý rừng tự nhiên bền vững nói chung đều cần có các cơ sởkhoa học về khu vực đó, vì thế nên các đề tài nghiên cứu khoa học là cơ sở cho việcđánh giá tổng quát hiện trạng của khu rừng, bước đầu cho việc tác động vào rừng débảo vệ cũng như phục hồi rừng, giữ lợi ích của rừng một cách lâu dài, bền vững Cácnghiên cứu về cấu trúc rừng hay cây đứng là một đề tài nghiên cứu phổ biến và đượcxem là một đề tài nghiên cứu nên tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu về rừng

Đặng Văn Thuyết (Tạp chí KHLN 3/2016, 4469 — 4481) đã nghiên cứu lớpcây gỗ có đường kính 8 cm trở lên của kiểu rừng lá rộng thường xanh ở huyện Bảo

Lâm, tỉnh Lâm Đồng, thu được các kết quả về đặc điểm cấu trúc theo nhóm gỗ và

cấp đường kính như: Trạng thái rừng giàu có mật độ cây đứng 1.024 cây/ha, trong

đó cấp đường kính 8 < Di3 < 15 cm chiếm 61,4%; số cây tai sinh là 5.882 cây/ha,

tập trung ở nhóm gỗ VI chiếm 35,0%; tổng số cây đứng tập trung ở nhóm gỗ V

Trang 20

chiếm 29,2%; tổng tiết diện ngang cây đứng ở nhóm gỗ V chiếm 36,3%; tổng thé

tích dưới cành tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 37,9%; tổng trữ lượng tập trung ở

nhóm gỗ 5 chiếm 38,2%; số cây đứng ở các cấp kính trên 30 cm tập trung ở nhóm

gỗ V chiếm 38,6%; thé tích dưới cành ở các cấp đường kính trên 30 cm tập trung ở

nhóm gỗ V chiếm 41,9% Bài nghiêm cứu là cơ sở cho việc đưa ra các giải phápquản lý rừng bền vững của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở huyện Bảo Lâmthuộc tỉnh Lâm Đồng

Khi nghiên cứu một số đặc điểm hệ thực vật thân gỗ của kiểu rừng lùn tại

Vườn Quốc gia Bidoup — Núi Bà, tinh Lâm Đồng, Nguyễn Văn Hợp đã thu được

kết quả như sau: Hệ thực vật thân gỗ theo đai độ cao của kiểu phụ rừng lùn nơi đâykhá đa dạng và phong phú, cụ thể có tới 98 loài thực vật đã được ghi nhận với 56chi và 32 họ thực vật thuộc hai ngành thực vật là nganh Thông (Pinophyta) vàngành Ngọc Lan (Magnoliaphyta) Trong đó, có 7 loài thực vật nguy cấp quý hiếm

được ghi trong danh lục IUCN (2015), 4 loài trong sách đỏ Việt Nam (2007) và 6

loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP phân bồ tập trung ở đai độ cao 1.600 — 1.800

m và 1.800 — 2.000 m Kết quả của bài nghiên cứu là tải liệu tham khảo và cơ sởkhoa học giúp cho VQG Bidoup — Núi Bà bảo tồn và phát triển tốt hơn nguồn tai

nguyên đặc thù có giá trị trong khu vực nghiên cứu.

Phạm Thị Hạnh, Nguyễn Thị Yến và Phạm Tiến Dũng (Tạp chí Khoa học vàCông nghệ Lâm nghiệp số 1 — 2018) đã thực hiện nghiên cứu đặc điểm cau trúctheo nhóm gỗ và cấp đường kính của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc giaTam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và thu được kết quả số lượng cây theo cấp kính có sựbiến đổi rõ rệt Đối với cấp kính nhỏ từ 6 — 15 cm, mật độ lớn nhất tại trạng tháirừng phục hồi và thấp nhất tại trạng thái rừng rất giàu; đối với cấp kính lớn hơn sựbiến đổi mật độ hoàn toàn ngược lại Cũng tương tự như vậy với tổng tiết điệnngang và trữ lượng, trừ trạng thái rừng rất giàu có trữ lượng ở nhóm 3, 4 khá lớncòn lại các trạng thái khác có thé thay giá trị này đều rất thấp ở các nhóm gỗ 1, 2, 3,

4 Kết quả nghiên cứu này là một trong những cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các

phương án bảo tồn và phát triển rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

Trang 21

Phùng Dinh Trung va cs khi nghiên cứu đặc điểm cau trúc và đa dang sinh họctang cây gỗ rừng phục hồi sau khai thác tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hoá Đồng

Nai, đã ghi nhận trong 30 ô tiêu chuẩn (OTC) điều tra, có 18 6 phân bố N/D tuân theo

luật phân bố Khoảng cách, 6 ô cùng tuân theo phân bố Meyer và Khoảng cách, cònlại 6 ô không rõ quy luật Phân bố có dạng một đỉnh lệch trái hoặc giảm dần

Dang Thị Thu Hà, Tap chí Khoa học & Công nghệ 108(08) tr.141 — 145,

nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc tổ thành và tái sinh trạng thái rừng IIA, IIIB tại xãQuy Ky, huyện Dinh Hoá, tinh Thái Nguyên đã nhận xét thành phần loài cây gỗ

tương đối phong phú, những loài cây chính tham gia vào công thức tô thành chiếm số

lượng ít, có hệ số tô thành thấp, chủ yếu là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinhtế; mật độ tầng cây gỗ thấp biến động từ 318 cây/ha đến 386 cây/ha, tuy nhiên mật độtầng cây tái sinh khá cao từ 6.693 cây/ha đến 7.413 cây/ha; số lượng loài cây tái sinh

từ 21 đến 23 loài, trong đó có 6 — 9 loài tham gia vào công thức tô thành Qua đó tácgiả đã dé cử các giải pháp như: cần tiến hành các giải pháp khoanh nuôi bảo vệ, cảitạo rừng, trồng b6 sung những loài cây mục đích làm giàu rừng; tăng cường công tácquản lý, bảo vệ để làm giảm những tác động tiêu cực của người dân đến rừng

2.3 Đa dạng sinh học

2.3.1 Da dang sinh học trên thế giới

Khái niệm đa dạng sinh học (ĐDSH) được hiểu cơ bản là nghiên cứu về sự

đa dạng và biến đổi của sinh vật sống trên Trái Đất Nguyên nhân chính của sự suygiảm DDSH là do: các kĩ thuật canh tác hiện đại; nạn chat phá rừng; môi trường

sống bị huỷ hoại, từ đó các hoạt động cụ thể cũng như các công ước quốc tế được

đưa ra như một giải pháp dé bảo tồn DDSH Sự da dạng của thực vật đóng một vai

trò vô cùng quan trọng vì những lợi ích mà nó mang lại: cân bằng hệ sinh thái, bảo

vệ lưu vực sông, giảm thiểu xói mòn, điều hoà khí hậu, cung cấp nơi trú ân cho

động vật, tạo nên sự đa dạng ở các lĩnh vực khác.

Engler (1882) đưa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật trên thế giới là

275.000 loài, trong đó thực vật có hoa có 155.000 — 160.000 loài, thực vật không có

hoa 30.000 — 135.000 loài Riêng thực vật có hoa trên thế giới, Van lop (1940) đã

đưa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000 loài Hai vùng giàu có

Trang 22

nhất thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo Malaixia 45.000 loài Hệ thực vậtgiàu liên quan không chỉ có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi mà còn phụ thuộcvào các nhân tổ lịch sử (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thin, 2008)

Baur G N (1962) khi nghiên cứu rừng mưa ở khu vực gần Belem trên sôngAmazon, trên ô tiêu chuẩn diện tích khoảng hai hecta đã thống kê được 36 họ thực vật

và trên ô tiêu chuẩn diện tích hơn bốn hecta ở phía Bắc New South Wales cũng đã ghinhận được sự hiện điện của 31 họ chưa ké dây leo, cây thân cỏ vả thực vật phụ sinh

Trong rừng âm nhiệt đới châu Phi, theo Catinot R (1974) có đến vài trămloài thực vật, còn có trong tô thành thực vật rừng âm nhiệt đới ở Đông Nam Áthường có một nhóm loài ưu thé — nhóm họ Dau, chiếm trên 50% quan thụ (Dantheo Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp Lý Trường Thành, 2020).

Stephen J Murphy, Kara Salpeter va Liza S Comita (2016) đã đưa ra nhậnđịnh về sự da dang Beta của các loài cây thân thảo cao hơn nhiều so với cây thân gỗ

tại một khu rừng nhiệt đới trung tam Panama, hay sự thích nghi của cây thân thao

tốt hơn so với cây thân gỗ tại rừng nhiệt đới

Seraina L Cappelli, Luiz A Domeignoz — Horta, Viviana Loaiza va Anna —

Liisa Laine đã đưa ra các thi nghiệm chứng minh da dạng thực vật có tác động trựctiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp nhờ các quá trình xảy ra dưới lòng đấtthông qua sự đa dạng thực vật ở lớp đất mặt

2.3.2 Đa dạng sinh học tại Việt Nam

Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật: phía Đôngmang các đặc điểm sinh học của dãy Himalaya; phía Nam có các kiểu hệ sinh thái

tương tự với các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của khu vực Đông Nam Á; dãy

Trường Sơn là vùng chuyền tiếp giữa hai kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.Kết hợp sự đa dạng kiêu hệ sinh thái đã khiến cho DDSH tại Việt Nam phát triển, làmột trong 25 điểm nóng về ĐDSH toàn cầu, đứng thứ 16 trên thế giới về độ DDSH

Sự tác động của con người đã khiến rừng tại Việt Nam bị suy giảm mạnh, ảnh

hưởng lớn đến DDSH của các hệ sinh thái rừng

Nghiên cứu: “Đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học tầng cây gỗ rừng phụchồi sau khai thác tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hoá Đồng Nai” của Phùng Đình

Trang 23

Trung và cs, đã sử dụng các chỉ số Simpson, chỉ số đa dạng sinh học loài — kích

thước, thống kê số loài trong OTC để đánh giá mức độ ĐDSH của rừng lá rộng

thường xanh phục hồi sau khai thác giai đoạn 1982 — 1996 tại Khu Bảo tồn Thiênnhiên Văn hoá Đồng Nai

Nhắc đến đa dạng về hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Giáo sư TháiVăn Trừng (1998), chương 6, đã liệt kê các hệ sinh thái thảm thực vật rừng chu yếu

trên Đồng bằng sông Cửu Long khi đang thực hiện một đề tài cấp Nhà nước của

Chương trình 60 — B, Điều tra cơ bản đồng bằng sông Cửu Long từ 1981 — 1984,gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tng phèn và hệ sinh thái rừng 4m

nhiệt đới; mỗi vùng hệ sinh thái đều thực hiện điều tra các nhân tố sinh thái phát

sinh quần thể trong khu vực nghiên cứu như: nhân tố địa ly — địa hình, nhân tố khí

hậu — thuỷ chế, nhân tố địa chất — thé nhưỡng, nhóm nhân tố khu hệ thực vật — độngvật, nhân tố con người; đồng thời nghiên cứu đặc điểm các quần thể thực vật vàdiễn thế, mỗi quan thé mang một đặc điểm khác nhau tạo nên sự đa dạng độc đáotrong từng hệ sinh thái của khu vực nghiên cứu.

Trong “Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinhhọc thực vật” của Lê Quốc Huy (2005) đã nêu ra các khái niệm cũng như các công

thức tính toán các định lượng của đa dạng sinh học như: đa dạng sinh học loài(Shannon and Weiner’s Index), chỉ số ưu thế (Concentration of Dominance — Cd), chỉ

số tương đồng (Index of similarity hay Sorensen’s Index — SI), K — Dominance,

Tạo cơ sở cho các công trình nghiên cứu ĐDSH sau này.

Viên Ngọc Nam và cs (2013) đã nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ của các

ô định vị (ODV) ở Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Bình Thuận bằng cách sử dụng

các số liệu từ ODV xây dựng theo phương pháp của Francisco Dallmeier (1992),

mỗi ô có diện tích một ha (100 m x 100 m) Dùng phần mềm Primer 6 để xử lý sỐ

liệu và tính toán các chỉ số đa dạng như chỉ số ưu thế Simpson (D), chỉ số phong phúloài Margalef (đ), chỉ số đa dạng loài Shannon — Weiner (H'), chỉ số tương đồngPeilou’s (J’), Từ đó tiến hành so sánh và đánh giá mức độ đa dang của khu vực

Kuznetsov A.N, Nguyễn Đăng Hội và Kuznetsova S.P trong nghiên cứu cây

“gỗ” rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam, đã ghi nhận được kết quả 3.140 loài cây gỗ

Trang 24

thuộc 119 họ thực vật tham gia tạo rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam Trong số đó, 10

họ lớn nhất có tới 1.720 loài cùng chi lớn nhất chứa 574 loài Khoảng 330 loài cây gỗtham gia tạo nên phan trên cùng, 2.460 loài tạo phần giữa và 320 loài tạo phan thấp

Lê Thị Thanh Hương, 2015 đã nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc

được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và thu được danh lụcgồm 745 loài cây thuốc thuộc 455 chi, 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có

mạch; danh lục gồm 41 loài cây thuộc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng

ở tỉnh Thái Nguyên, với 22 loài có tiềm năng về trữ lượng và kinh tế; xác định 32

loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn theo Nghị định 32/NĐ-CP (2006), sách đỏViệt Nam (2007) và danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) cùng ban đồ phân bố

điểm của 32 loài cây do, Từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn va phát triển các

loài cây thuốc tại tỉnh Thái Nguyên

Trang 25

Lâm Đồng về việc đổi tên Ban quản lý rừng Công an Đơn Dương thành Ban QLRphòng hộ D'ran trực thuộc UBND huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Ranh giới hành chính:

= Phía Bắc giáp Ban QLR Đầu nguồn Da Nhim, Ban QLRPH Lâm Viên

= Phía Nam giáp lâm phan quan ly Công ty Lâm nghiệp Don Dương

" Phía Đông giáp tinh Ninh Thuận.

= Phía Tây giáp huyện Đức Trọng và thành phố Da Lạt

Khu vực quản lý của Ban quản ly nam ở phía Bắc sông Da Nhim, bao gồm

năm xã, thị tran: D’ran, Lạc Xuân, Lạc Lam, Thanh Mỹ, Đạ Ròn VỊ trí lấy số liệu

thuộc khoảnh 7, tiểu khu 314, chịu sự quản lý của Trạm bảo vệ rừng Hamasing thuộcranh giới hành chính thị tran D’ran, huyện Don Duong, tỉnh Lâm Đồng TBV rừngHamasing quản ly 4 tiểu khu gồm: 312A, 313, 314, 315 thuộc đối tượng rừng phòng

hộ Lâm phần quản lý có ranh giới hành chính: phía Bắc giáp huyện Lạc Dương —Lâm Đồng, phía Đông giáp huyện Ninh Sơn — Ninh Thuận, phía Tây giáp tiêu khu

309 và 310, phía Nam giáp quốc lộ 27

Trang 26

‘Thi tan D'Ran

“Aes

Thi trấn D'Ran “= Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Đất Lắk

Hình 3.2 Vị trí lập các ô tiêu chuẩn

Trang 27

Hình 3.3 Vi trí lập OTC trên Google EarthDia diém nghiên cứu được đánh giá thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanhtrang thái IIA, thuộc tiêu khu 314, lâm phan thuộc quan lý của Trạm bảo vệ rừngHamasing, thị tran D’ran, huyện Don Dương, tỉnh Lam Đồng.

3.1.2 Địa hình

Địa hình của lâm phần Ban QLR phòng hộ D’ran thuộc vùng địa hình núi

trung bình có độ cao từ 900 — 1.300 m, địa hình chia cắt mạnh, tương đối hiểm trở,

có độ dốc lớn (trung bình 259) Phía Bắc và Đông Bắc có những đỉnh núi cao hơn

1.000 m (đỉnh cao nhất là 1.520 m thuộc khu vực giáp ranh tiểu khu 314, 415) Địahình có hướng nghiêng từ Đông Bắc — Tây Nam thoải dần về hướng Đông Nam —Tây Bắc Địa hình lâm phần quản lý của TBV rừng Hamasing có đặc thù vùng caonguyên, bị chia cắt bởi các dòng suối và thác ghénh, phía Đông Bắc là núi cao vàthấp dan về phía Tay Nam, có nơi độ cao tuyệt đối lên đến 1.500 m

3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu mát mẻ quanh năm, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ trung bình năm là 21,5°C, cao nhất là 34,2°C và thấp nhất là 8,4°C,

mùa khô tại đây có tính khô hanh, thực bì khô, rậm dễ bùng phát cháy rừng.

Trang 28

Vào mùa mưa thì lượng mưa bình quân năm là 1.625 mm, cao nhất vào cácthang 8, 9, 10 và thấp nhất vào tháng 2, 3 Mùa mưa thường đến muộn và kết thúcsớm, vào tháng 2, 3 hầu như không có mưa do đó độ âm của 2 tháng luôn ở mứcthấp nhất trong năm.

Hệ thống sông suối ở đây đồ theo hai hướng chính: hướng chảy về Tây Bắc đồ

về sông Đa Nhim, đầu nguồn sông Đồng Nai của hồ thuỷ điện Trị An; hướng chảy

về Đông Nam đồ về tỉnh Ninh Thuận Trong vùng còn có các hồ đập thuỷ lợi phục

vụ tưới tiêu như hồ Đạ Ròn (xã Đạ Ròn), Hồ Tiên (thị trấn Thạnh Mỹ), đập thuỷ

điện Đa Nhim (thị tran D’ran), các suối nước cung cấp nước sinh hoạt cho người

dân Qua đó ta thay được vai trò quan trọng của rừng phòng hộ đầu nguồn của BanQLRPH D’ran là hết sức quan trọng

3.1.4 Dia chất, thé nhưỡng

Lâm phần quản lý của Ban QLRPH D'ran có 3 loại đất chính:

Đất Feralit vàng đỏ giàu mùn trên núi cao phân bố ở độ cao 400 — 800 m sovới mực nước biến, kết hợp với khí hậu âm ướt, lượng mưa cao, độ âm không khícao, kiểu rừng nhiệt đới âm lá rộng thường xanh nên đất có đặc điểm: độ dày củatầng đất kém hơn đất Feralit vùng đồi; sự bất đồng hoá về thành phần cơ giới giữatang đất mặt và tầng dưới thường rõ nét, hạt sét có xu hướng di chuyển xuống do

rửa trôi; hàm lượng mùn tương đối khá ở tầng đất mặt và càng lên cao hàm lượng

mun càng cao và tỷ lệ C/N càng tăng (mun từ 4,0 — 9,5%); đất chua mạnh và có độbão hoà Bazơ cực thấp, ham lượng các chất dinh dưỡng PzOs và KzO đều nghéo,riêng hàm lượng N thì tông số khá giàu

Đất nâu vàng trên phù sa cô là loại đất được hình thành trên sản phẩm phù sa

cô trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới âm với kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lárộng thường xanh, phân bố ở những nơi có độ đốc < 8° (chiếm 90%), với độ dàytang dat > 100 cm (chiếm 70 — 80%) Dat có một số đặc điểm như: độ dốc thoải vàrất thoải; tầng đất dày; đất có thành phần cơ giới sét pha trung bình đến pha nặng;tầng tâm (tầng B) có màu nâu vàng; đất có phản ứng chua, nghèo Cation kiềm, kiềmthổ, độ bão hoà Bazơ thấp (< 30%); hàm lượng mùn trung bình, N tổng số không

Trang 29

cao, tỷ lệ C/N thấp; đất nghèo khoáng chất dinh dưỡng PzOs và K2O dễ tiêu; sau khimắt rừng dé bị xảy ra quá trình đá ong hoá mạnh.

Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Granit, Bazan là loại đất được hình thànhtrên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ Macma trung tính và kiềm Dat có

đặc điểm là: đất có dang địa hình đồi dốc thoải với sườn đốc dai, tạo thành các diện

tích vùng đồi thoải ở cao nguyên với độ cao 500 — 900 m; tang đất rất day với96,8% diện tích đất có độ dày tầng đất > 100 cm; mực nước ngầm khá sâu, trungbình từ 10 — 12 m; đất có phản ứng chua (pH = 4,5 — 5,2)

3.1.5 Dần cư

Thi tran D’ran là một thị tran nhỏ với điện tích 133,3 km? và dân số vào năm

2009 là 15.527 người, mật độ dân số đạt 117 người/km? Toàn thị tran hiện có 16thôn, tô dân phố với hơn 4.000 hộ dân và hơn 14.000 nhân khẩu, dân cư ở đây chủ

yếu là người Bình Định và các dân tộc thiểu số: Chu Ru, Êđê, Tay, Nùng, K’Ho,

Cham, Thôn Hamasing là một trong hai thôn đồng bao dân tộc thiểu số của thịtrấn D'ran, tính đến năm 2020 thôn Hamasing có 255 hộ dân với 1.119 nhân khẩu,

trong đó có 124 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số mà phan lớn là người K’Ho

3.1.6 Kinh tế- xã hội

3.1.6.1 Kinh tế

Các hoạt động nông nghiệp của người dân bao gồm các hoạt động: trồng trọt,làm nương ray, chăn nuôi Hoạt động trồng trọt gồm: sản xuất hoa màu dù đã ứngdụng khoa học công nghệ nhưng do sản xuất tự phát chưa có quy hoạch riêng từngvùng nên giá cả chưa 6n định, phụ thuộc nhiều vào đầu mối tiêu thụ; nương ray làhoạt động kinh tế ồn định và lâu dài, canh tác gồm các loài cây như cà phê, hồng,

bơ, quýt, cây công nghiệp và do tình trạng thiếu đất sản xuất nên trong khu vựcthường xuyên xảy ra lan chiếm đất lâm nghiệp dé làm rẫy Hoạt động chăn nuôi tại

đây thường là chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình do chưa có nguồn vốn phát triển đầu tư

số lượng và chất lượng chăn nuôi

Hoạt động kinh tế lâm nghiệp của khu vực là hoạt động tham gia sản xuấtlâm nghiệp cùng Ban QLRPH D'ran trong các khâu trồng rừng, chăm sóc rừng,khoán quan ly bảo vệ rừng, qua đó tạo ra nguồn thu nhập đáng ké cho người dân góp

Trang 30

phan cải thiện cuộc sống, hạn chế tinh trang phá rừng làm nương ray, khai thác lâmsản trái phép của một bộ phận nhỏ người dân Nhìn chung, khối lượng sản xuất lâmnghiệp vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu việc làm cho các hộ nghèo.

Hoạt động công nghiệp: công nghiệp là các hoạt động sản xuất phục vụ nhu

cầu tại chỗ của người dân như sản xuất sạch, làm đồ mộc dân dụng, may mặc, chế

biến thực phẩm, gia công cơ khí, khai thác cát, đá xây dựng, các hoạt động diễn ratheo mức độ nhỏ lẻ, hộ gia đình.

Thương mại và dịch vụ phát triển theo hướng phục vụ nông nghiệp, hoạt

động buôn bán, trao đôi nông san và vật tư, dụng cụ nông nghiệp phát triển mạnh

cơ sở mức độ 2, xoá mù chữ mức độ 2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

tiếp tục học trung học phổ thông, bồ túc trung học, học nghé đạt 80%

Y tế: Tất cả các xã, thị tran trong vùng dự án gồm 5 xã(thị tran phía Bắc sông

Da Nhim đều có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% Trạm y tế có bác sĩ Tỷ

lệ người dân tham gia đóng Bảo hiểm y tế đến nay đạt 86,89% Tỷ lệ trẻ em dưới 5tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao tính theo tuổi) của toàn huyện đến hếtnăm 2018 còn 19,55%.

Văn hoá: có 5/5 xã, thi tran trong vùng đã có nhà văn hoá, hầu hết các thôndat thôn văn hoá và có nhà văn hoá, khu thé thao

(Nguồn báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc giaxây đựng nông thông mới tại huyện Don Dương.)

Trang 31

100%, ngoài ra các tuyến đường liên xã, liên thôn cũng đã được nâng cấp, sửa chữa,

bê tông hoá đến tận thôn bản theo chương trình nông thôn mới Ngoài các tuyến

quốc lộ, tỉnh lộ chính thì trong lâm phần Ban QLRPH D'ran quản lý cũng có mạng

lưới đường mòn, đường lâm nghiệp tại một số tiêu khu được làm trong quá trình sản

xuất và vận chuyền hàng hoa, đến nay vẫn đang sử dụng và được kết hop dùng

cho việc tuân tra bảo vệ rừng.

HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG KHU VUC LAM PHAN

BAN QLR PHONG HO D'RAN

Diện tích đất có rừng: 12.425,01 haDiện tích rừng tự nhiên: 11.812,66 ha

Diện tích rừng trồng: 612.35 ha

Diện tích đất chưa có rừng: 1.723,69 ha

Trang 32

Diện tích đã trồng rừng:

Diện tích đất chưa có rung, đất khác, mặt nước:

Diện tích đất Nông nghiệp trên đất Lâm nghiệp:

19,91 ha 380,01 ha 1.323,77 haBảng 3.1 Hiện trang diện tích rừng theo loại đất rừng và chức năng

Phân theo chức năng

TT Loại đất loại rừng

Téng (ha) RPH(ha) RSX (ha)

1 Dat cd rimg 12.425,01 12.386,32 38,691.1 Rừng ty nhién 1181266 11.775,66 37,00 1.1.1 Rừng gỗ lá rộng thường xanh 2.985,33 2.984.92 0,41

- Rung giàu 132,61 132,61

- Rung trung bình 2.008,88 2.008,88

- — Rừng nghèo 553,69 553,69

- — Rừng phục hồi 290,15 289,74 0,411.1.2 Rừng lá kim 857815 §54l56 36,59

3 Dat nông nghiệp trên đất lâm nghiệp 132377 129444 29,33

- _ Đất sản xuất nông nghiệp 1323/77 1.294.44 29,33

Tổng cộng 1214870 14.074,00 74,70

Trang 33

3.2 Nội dung nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, tiến hành nghiên cứu các nội dung chínhnhư sau:

Nội dung 1: Kết cau ho và loài cây gỗ

= Két cấu họ thực vat

= Kết cấu loài cây họ

Nội dung 2: Cấu trúc quần thụ

" Các đặc trưng định lượng tang cây gỗ của trạng thái rừng trung bình

= Độ hỗn giao của rừng

= Phân bố phan trăm số cây theo cấp đường kính (N%/D¡ 3)

= Phân bố phan trăm số cây theo cấp chiều cao (N%/Hyn)

= Kết cấu mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng của tang cây gỗ theo cấp

đường kính D)3 của trạng thai rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình.

= Kết cầu mật độ, tiết điện ngang và trữ lượng của tang cây gỗ theo cấpchiều cao Hyn của trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình

Nội dung 3: Cấu trúc cây tái sinh

= Tổ thanh loài cây tai sinh

= Phân bố cây tai sinh theo chiều cao

= Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc

= Phân bó cây tái sinh theo chất lượng

Nội dung 4: Da dạng loài cây gỗ đối với QXTV của trạng thái rừng trungbình thuộc kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh

= Các chỉ số đa dạng sinh học

" Tương quan giữa các loai tại khu vực nghiên cứu.

= Tương quan giữa các quan xã tại khu vực nghiên cứu

= Độ giàu có của loai tại khu vực nghiên cứu.

= Đường cong ưu thé K — Dominance

= Đa dang loài cây gỗ theo cấu trúc quan thụ

Nội dung 5: Từ kết quả nghiên cứu thu được, đề xuất các giải pháp bảo vệ vàphát triển tài nguyên sinh vật tại Ban Quản lý rừng phòng hộ D'ran

Trang 34

3.2.2.1 Thu thập và kế thừa các tài liệu cơ bản

Điều tra các số liệu thu thập được từ khu vực nghiên cứu, bao gồm các đối

tượng: vị trí địa lý, ranh giới, điều kiện tự nhiên, kinh tế — xã hội, các loại bản đồ

Kế thừa các khoá luận, dé tài nghiên cứu có liên quan đến cau trúc và DDSH củacác tác giả trong và ngoài nước.

3.2.2.2 Điều tra tong quát và xác định đối tượng nghiên cứu

Từ các dit liệu đã thu thập và điều tra, tiến hành xác định vị trí lập OTC phùhợp với mục tiêu đã đề ra của đề tài Các ô điều tra phải khái quát được kiểu rừng lárộng thường xanh, trạng thái rừng trung bình tai Ban QLRPH D’ran.

3.2.2.3 Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn

Tiến hành lập OTC:

Dùng máy định vị GPS để xác định vị trí của khu vực nghiên cứu, vi trí cácOTC tiêu chuẩn dự kiến

Dùng la bàn và thước dây để xác định hướng và đo đếm kích thước OTC

Lập 10 OTC, diện tích mỗi 6 là 1.000 m? (25 m x 40 m), đại diện cho đặc

điểm sinh trưởng của trạng thái rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu

Phương pháp điều tra trong nghiên cứu cấu trúc rừng:

(1)Điều tra cây gỗ lớn:

Tiến hành định danh loài cây và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây

26 có đường kính Di 3 > 6 em, loài nào chưa xác định được thì ghi rõ kí hiệu spl,sp2 thu thập tiêu bản, chụp hình, mô tả lá, vỏ cây dé dé đàng nhận biết Các chỉtiêu cần đo đếm đối với tang cây gỗ lớn gồm:

Đường kính thân cây (D3, cm) được đo bằng thước day tại vi trí 1,3 m

(ngang ngực) với sai số tôi đa là 0,5 cm

Trang 35

Chiều cao vút ngọn (Hạn, m) do bằng cách đo chiều cao một số cây (5 — 10cây) trong OTC bằng thước đo cao Blume — Leiss, sau đó mục trắc chiều cao nhữngcây còn lại, chiều cao vút ngọn được tính từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây,sai số cho phép là + 0,5 — 1,0 m.

Đánh giá phẩm chat cây: phẩm chất cây chia thành 3 loại A, B, C tương ứng:

= Loại A: Cây thang, phát triển tốt, tán cây đều, cân đối, không có hiệntượng sạm bọng, sâu bệnh, gãy ngọn, hai thân, rỗng ruột

= Loại B: Thân cây cong, phát triển trung bình, tán mat cân đối, không cóhiện tượng sạm bọng, sâu bệnh, cây có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏnhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành, hoặc cây đã

trưởng thành có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng

sinh trưởng và giá trị gỗ

= Loại C: Thân cây cong queo, phát triển kém, cụt ngọn, có hơn hai thân,

có hiện tượng sạm bọng, sâu bệnh, khó có khả năng sinh trưởng và phát triển đểđạt đến độ tuổi trưởng thành

Kết quả đo đạc được thống kê đầy đủ vào phiếu điều tra cây gỗ lớn

(2)Điều tra cây tái sinh:

Cây tái sinh là những cây gỗ còn non sống dưới tán rừng từ giai đoạn cây mạ tớikhi chúng tham gia vào tan rừng.

Lập 4 6 dang bản tại vị trí 4 góc của ô tiêu chuẩn 1.000 m2, diện tích mỗi 6 dangban là 25 m? (5 mx 5 m).

Hình 3.3 Mô tả cach lập ODB điều tra cây tái sinh

Trang 36

Các số liệu điều tra cây tái sinh được điền đầy đủ vào phiếu điều tra cây táisinh với các chỉ tiêu:

Tên loài, thống kê tat cả các loài có đường kính D¡s < 6 cm

Chiều cao cây tái sinh được chia thành 4 cấp:

= Cap 1:Hw<1m

= Cap 2:1<Hm<2m

= Cấp3:2<Hw„<3m

" Cap 4: Hy > 3 m

Điều tra nguồn gốc cây tái sinh: Hạt, chi

Đánh giá chất lượng cây tái sinh: Yếu, khoẻ

Đánh giá khái quát quá trình tái sinh đang diễn ra trong ô tiêu chuẩn

(3)Phương pháp điều tra trong nghiên cứu đa dạng thực vật

Trong đề tài, xác định các loài cây trong khu vực nghiên cứu có thuộc Danh

lục sách đỏ thế giới của IUCN 2009 và/hoặc Sách đỏ Việt Nam 2007, những loàithực vật quý hiếm và đặc hữu theo Nghị định 06/2019/NDCP ngày 22 tháng 01 năm

2019 nay là Nghị định 84/2021 của Chính phủ về quan lý thực vật rừng, động vậtrừng nguy cấp, quý hiếm, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài

động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Đối tượng nghiên cứu đa dạng sinh học là

tang cây gỗ lớn trong các OTC 1.000 m? (25 mx 40 m) đã lập

viên hướng dẫn Nguyễn Minh Cảnh

3.2.3.1 Nghiên cứu cấu trúc tầng cây cao

(1) Kết cấu ho và loài cây gỗ của trạng thái rừng trung bình được xác định theophương pháp tính của Giáo sư Thái Văn Trừng (1999) Trong đó, tỷ lệ tổ thành loài

được tính theo công thức:

Trang 37

N%+G%+ F%

3 IV%=

Trong đó: IV% là chỉ số giá trị quan trong của loài I theo %

N% là % theo số cây của loài I trong QXTV

G% là % theo tiết diện ngang của loài I trong QXTV.F% là % theo tần số xuất hiện của loài i trong QXTV.Tính tiết điện ngang của các cây đứng trong OTC theo công thức:

G= 7 De

Tính thể tích thân cây đứng trong OTC theo công thức:

Vat Dix Hy X fis

Khi 0,5 <K < 1 : Rừng có độ hỗn giao cao

(2) Cấu trúc quần thụ theo chiều nằm ngang được phân tích thông qua kết

cầu N, G và M theo nhóm Da (dựa vào kết quả thực dia) và phân bố N%/D13 Theo

chiều đứng, phân tích kết cấu N, G và M theo lớp Hv (dựa vào kết quả thực địa) vàphân bố N%/Hya Ngoài ra, phân tích mức độ đóng góp của nhóm loài ưu thé va

đồng ưu thé trong các nhóm D¡ và lớp Hw Thiết lập đồ thị biểu diễn phân bó sốcây theo cấp đường kính Di, (N%/D133), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N%/H),

sau đó tiến hành thử nghiệm một số hàm phân bố lý thuyết, từ đó so sánh và lựachọn hàm phù hợp Các hàm phân bồ lý thuyết được chọn dé thử nghiệm là các hàmphân bó đa được nhiều tác giả đi trước thử nghiệm cho đối tường rừng tự nhiên:

Trang 38

Phân bố Weibull: là phân bố xác suất cho phép mô phỏng phân bố thực

nghiệm có dạng lệch trái, lệch phải và đối xứng Hàm mật độ có dạng:

y=ƒG)=a.4x te

Trong đó: Tham số a đặc trưng cho độ lệch của phân bó

Tham số À đặc trưng cho độ nhọn của phân bốGiá trị A được ước lượng từ công thức:

Ä=_—7 _

bà fixiTrong đó: x = Yi-— Ymin

Y¡ là tri số giữa tổ I của nhân tố điều tra

Yinin là trị s6 quan sát nhỏ nhất của nhân tổ điều tra

Phân bố khoảng cách: là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt quãng,

dùng dé nắn những phân bố thực nghiệm có dạng hình chữ J, hàm toán học có dang:

y=ƒŒ)=7 với x= 0,y=f(x)=100.d-y7).l-a).a** vớix>]

Trong đó: y = fo/n Với fo là tần số quan sát của tô đầu tiên

n là dung lượng mẫu

Xi = (y¡ — y1)/k, với k là cự ly tổ; y¡ là trị số giữa tổ thứ i

của đại lượng điều tra; yi là trị số giữa tổ thứ nhất củađại lượng điều tra

Phân bố Meyer: là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục, có đạng là:

y=ƒ@)=œe

Trong đó: f(x) là tần số quan sắt

x là đại lượng quan sát.

a và là các tham số của hàm Meyer

Phân bó Normal là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục, nếu x là

biến ngẫu nhiên liên tục và có phân bố chuẩn thì hàm mật độ xác suất có dạng:

-(x-2)”

e 20°

1

y=/®=—=

Trang 39

Trong đó: o là sai số tiêu chuẩn.

i là kỳ vọng tính toán hay giá trị trung bình của mẫu.3.2.3.2 Nghiên cứu cấu trúc tầng cây tái sinh

Mật độ tái sinh là chỉ số biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện

tích và được xác định bằng công thức:

N/ha= 10.000x n

Trong do: S là tổng diện tích các 6 đo đếm cây tái sinh (m?)

n là số lượng cây tái sinh điều tra được

Chất lượng cây tái sinh được tính theo công thức như sau:

NW%= “x100

STrong đó: N% là tỷ lệ % cây tái sinh khoẻ/yếu

n là tổng số cây tái sinh khoé/yéu

S là tổng số cây tái sinh

Nguồn gốc cây tái sinh:

N%=-~x100

Trong đó: N% là cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt hoặc chdi

n là tổng số cây có nguồn gốc từ hạt hoặc chdi

S là tổng số cây tái sinh

Tổ thành cây tái sinh được xác định dựa vào công thức:

Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao:

Thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: Cấp 1: Hụ < 1 m; Cấp 2: 1 <

Hụ < 2m; Cấp 3: 2 < Hy < 3 m; Cấp 4: Hmm > 3 m Vẽ đồ thị biểu diễn phân bố số

lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao

3.2.3.3 Nghiên cứu đa dạng loài cây gỗ

Trang 40

Từ các số liệu thu thập ngoài thực địa, tiến hành xử lý số liệu, phân tích vàđánh giá đa dang dựa vào các chỉ số đa dạng, kiểu phân bố loài, phân tích sự phânnhóm của loài, họ, quần xã trong khu vực nghiên cứu.

Một số các chỉ số đa dang sinh học dùng dé đánh giá:

KN: Chi số ưu thé Simpson

d: Chi số phong phú Margalef

T: Chỉ số tương đồng Peilou

H’: Chi s6 da dang Shannon — Weinner

Công thức dé tính các chỉ số đa dạng trên là:

Chỉ số ưu thế Simpson (1949) đã đề hướng một chỉ số tính độ tập trung(Concentraion) hay tính ưu thé (Dominance) của quan xã Công thức:

ray x0 =0 n,x(n, ¬

Nx(N-(A biến thiên từ 0 đến 1 — 1/S)Trong đó: ni là số lượng cá thé của loài i

N là tổng số cá thể điều tra

S là tổng số loài

Chỉ số đa dạng Shannon — Weinner (H’) được sử dụng dé thể hiện sự da

dạng loài trong một quần xã Công thức:

Ss

H' =->) p, xin p,)

i=l

Trong do: S là số lượng loài

pi = n/N (Tỷ lệ cá thé của loài i so với lượng cá thé toàn

bộ mẫu)

S là tổng số loài và N là tổng số cá thé điều tra

n¡ là số lượng cá thể loài

Trong đó: H’ < 1 thì độ da dang của loài thấp

1 <H’ <2 thì độ đa dạng loài trung bình.

2 <H' <4 thì độ da dạng loài cao.

H’ >4 thì độ đa dạng loài rat cao

Ngày đăng: 29/01/2025, 23:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN