Cóthể nói, cải cách thủ tục hành chính là nội dung quan trọng của nền hành chính nhànước, một giải pháp góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.Nhận thức rõ m
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ KIM SƠN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý nhà nước
Giảng viên hướng dẫn : ThS Hoàng Thị Thúy Vân
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Linh
Mã sinh viên : 1905QLNA036
Hà Nội - 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy bannhân dân xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứucủa cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của ThS Hoàng Thị Thúy Vân Các nội dung tácgiả nghiên cứu bao gồm số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực, được cá nhântác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng Những sốliệu, kết luận trong đề tài chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào Tôi xinchịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp của mình
Tác giả
Nguyễn Khánh Linh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến ThS Hoàng ThịThúy Vân – Khoa Hành Chính học – Học viện Hành chính Quốc gia - người đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận, vàcũng là người truyền đạt những kinh nghiệm quý báu sẽ là hành trang to lớn giúp emvững bước trong tương lai
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy, cô giáo Học việnHành chính Quốc gia đã giảng dạy, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập vànghiên cứu tại trường
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, HàNội đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng có thể.Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự cảm thông
và tận tình chỉ bảo của hội đồng đánh giá, quý thầy cô và toàn thể các bạn
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Nguyễn Khánh Linh
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Bố cục đề tài: 5
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 7
1.1 Một số quan điểm về cải cách thủ tục hành chính 7
1.1.1 Quan điểm về thủ tục hành chính 7
1.1.2 Quan niệm về cải cách thủ tục hành chính 7
1.2 Đặc điểm, vai trò, nội dung cải cách thủ tục hành chính 8
1.2.1 Đặc điểm cải cách thủ tục hành chính 8
1.2.2 Vai trò cải cách thủ tục hành chính 11
1.2.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính 16
1.3.1 Yếu tố khách quan 17
1.3.2 Yếu tố chủ quan 17
Tiểu kết chương 1 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND XÃ KIM SƠN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20
2.1 Khái quát chung về UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 20
Trang 62.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế- xã hội tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 20 2.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 22 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 24 2.1.4 Cơ chế hoạt động của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội 24 2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 24 2.2.1 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 25 2.2.2 Cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 2 2.2.3 Đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 5 2.3 Đánh giá chung công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 55 2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 56 2.3.2 Những hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND
xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 58 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 60 Tiểu kết chương 2 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND XÃ KIM SƠN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 63
3.1 Phương hướng cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 63
Trang 73.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại
UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 64
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách thủ tục hành chính đến người dân, doanh nghiệp 64
3.2.2 Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đến giải quyết thủ tục hành chính 64
3.2.3 Giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính 65
3.2.4 Tạo dựng văn hóa công sở 66
3.2.5 Hoàn thiện, đầu tư trang bị cơ sở vật chất - khoa học kĩ thuật 67
3.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính 67
3.2.7 Triển khai thực hiện dịch vụ công dịch vụ công toàn trình 68
Tiểu kết chương 3 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới, phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế thìĐảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến việc tiến hành cải cách thủ tục hànhchính, nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cóthể nói, cải cách thủ tục hành chính là nội dung quan trọng của nền hành chính nhànước, một giải pháp góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tụchành chính, sự ra đời của Nghị quyết số 30C/NQ-CP của Chính phủ Ban hành Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra 6 nhiệm vụchính trong cải cách bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công và Hiện đại hóa hành chính Năm
2021 tiếp tục là sự ra đời của Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ Ban hànhChương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 Nghịquyết đã đưa ra 6 nhiệm vụ chính trong cải cách bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cáchthủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độcông vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chínhphủ số Nhìn chung, Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ đã có những thay đổinhất định, càng khẳng định sự kịp thời đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong cảicách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Có thể thấy, côngtác cải cách hành chính thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ươngđến địa phương, công tác thực hiện được đảm bảo một cách chủ động, thường xuyêntrên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định Các cơ quan,đơn vị từ trung ương đến địa phương đã tiến hành rà soát, bố trí, sắp xếp lại các đơn vị
sự nghiệp công lập trực thuộc; chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được nângcao; ứng dụng khoa học công nghệ được quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng hiệuquả cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp
Hiện nay, ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Sơn đã và đang tích cực triển khaithực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ trên tinhthần kế thừa Nghị quyết số 30C/NQ-CP giai đoạn từ năm 2011-2020 Bên cạnh những
Trang 9kết quả đạt được như các thủ tục hành chính đều được thực hiện niêm yết, công khaitheo cơ chế một cửa, một cửa liên thông 100% các thủ tục hành chính đều được cungcấp trên Phần mềm dịch vụ công trực tuyến nhằm đem lại lợi ích sử dụng, tiết kiệmthời gian, chi phí đi lại cho cá nhân, tổ chức Về cơ bản, người dân đều hài lòng trongviệc giải quyết các thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn Bên cạnh những kết quả
đó, còn tồn tại một số hạn chế như thủ tục hành chính rườm rà, số hồ sơ chả chậm vẫncòn cao, việc thực hiện Dịch vụ công trực tuyến vẫn còn hạn chế, đội ngũ cán bộ côngchức vẫn còn yếu,
Nắm bắt được tình hình đó, bản thân em đang là sinh viên năm cuối chuyên ngànhQuản lý nhà nước, em muốn áp dụng những kiến thức được học để đưa vào góc nhìnvới đặc thù địa phương để chỉ ra được những điểm còn hạn chế, những khó khăn màUBND xã Kim Sơn đang gặp phải Từ đó, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả, chất lượng cải cách thủ tục hành chính trên chính địa phương mà
em đã và đang sinh sống Vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Cải cách thủ tụchành chính tại ủy ban nhân dân xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” làm
đề tài nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Giáo trình “Thủ tục hành chính” của Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà xuấtbản Khoa học và Kỹ thuật Cuốn giáo trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về thủtục hành chính Tuy nhiên, giáo trình mới chỉ dừng lại ở mức độ lý luận, chưa chỉ ra cụthể các yếu tố cấu thành thủ tục hành chính, cũng chưa nêu rõ nội hàm của cải cách thủtục hành chính
Luận văn thạc sỹ “Thực hiện thủ tục hành chính của UBND phường – qua thực tiễnphường Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” (2016) của tác giả NghiêmXuân Hùng Luận văn gồm 3 chương đã làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục hànhchính, thực hiện thủ tục hành chính Đánh giá được thực trạng thực hiện thủ tục hànhchính, các yếu tố ảnh hưởng đến thủ tục hành chính Từ đó chỉ ra những kết quả, hạnchế, nguyên nhân của những hạn chế, nêu ra quan điểm, giải pháp trong thực hiện thủtục hành chính ở phường Trần Phú
Nghiên cứu khoa học “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Yên Phong,tỉnh Bắc Ninh” (2020) của tác giả Nguyễn Lương Bằng Bài Nghiên cứu gồm 3chương:
Trang 10Chương I: Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hànhchính Tại chương này, tác giả đã khái quát được cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phânloại, vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng về thủ tục hành chính và cải cách thủ tụchành chính.
Chương II: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Yên Phong,tỉnh Bắc Ninh Tác giả đã làm rõ thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính tạiUBND huyện Yên Phong thông qua 6 tiêu chí: Kiếm soát thủ tục hành; Cắt giảm vànâng cao chất lượng thủ tục hành chính; Công khai minh bạch thủ tục hành chính;Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;Quy trình tiếp nhận, xử lý các phản ánh của cá nhân, tổ chức; Mức độ hài lòng củangười dân trong giải quyết thủ tục hành chính Qua đó đánh giá được công tác cải cáchthủ tục hành chính tại UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại UBNDhuyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Ở chương này, tác giả đã làm rõ phương hướng thựchiện và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp trong việc thực hiện cải cách thủ tục hànhchính tại UBND huyện Yên Phong
Ngoài ra, còn các luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học được nghiên cứu liênquan đến lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính như:
Luận văn thạc sỹ “Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liênthông tại UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông” (2017) của tác giả Hồ Bá Bằng.Luận văn thạc sỹ “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Kim Động, tỉnhHưng Yên” (2017) của tác giả Vũ Thị Thanh Hương
Luận văn thạc sỹ “Kiểm soát thủ tục hành chính – Qua thực tiễn huyện Văn Giang,tỉnh Hưng Yên” (2018) của tác giả Đàm Thị Nhung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyệnGia Lâm, thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính.+ Phạm vi thời gian: Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2022
+ Phạm vi không gian: Tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 114.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cải cách thủ tục hành chính để làm rõ được cácvấn đề lý luận, khái quát, cơ bản nhất về cải cách thủ tục hành chính, làm rõ được thựctrạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn
Từ đó, chỉ ra được những kết quả, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đótrong thực trạng cải cách thủ tục hành chính,
Đưa ra được một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiệncải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủtục hành chính tại UBND xã Kim Sơn
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện cải cách thủ tục hànhchính tại UBND xã Kim Sơn
Chỉ ra được một số các ưu điểm, kết quả đạt được trong công tác thực hiện cải cáchTTHC và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc thực hiện cảicách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn
Đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cảicách thủ tục hành chính, có tính áp dụng thực tiễn và khả năng vận dụng cao, đáp ứngnhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được tốt hơn tạiUBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu các văn bảnquy phạm pháp luật, tài liệu đã được công bố và bằng các thao tác tư duy logic để rút
ra các kết luận cần thiết Tác giả áp dụng phương pháp này để thu thập được nhữngthông tin như khái quát cơ sở lý thuyết, thực trạng về cải cách thủ tục hành chính từcác công trình nghiên cứu ở dạng sách xuất bản, đề tài khoa học, luận văn, nghiên cứukhoa học, văn bản quản lý nhà nước, các báo cáo thống kê,…
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để xem xétđánh giá một cách cụ thể thực tế hoạt động cũng như các số liệu báo cáo về cải cáchthủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, đồng thời so sánh với những mục tiêu, tiêuchuẩn được đề ra Theo đó phương pháp này được sử dụng để phân tích cơ sở lý luận,thực tiễn của cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn qua đó làm rõ thực
Trang 12trạng hoạt động để làm cơ sở chỉ ra hạn chế, ưu điểm và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Phương pháp quan sát: Bằng cách trực tiếp theo dõi, giám sát hành vi ứng xử vàghi chép lại các vấn đề có liên quan đến cải cách thủ tục hành chính Tác giả áp dụngphương pháp này để tìm ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, các yếu
tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính tạiUBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để khái quát nhữngphân tích và kết quả thu được của đề tài qua đó là căn cứ để đánh giá công tác cải cáchthủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác này
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng phương pháp thu thậpthông tin thông qua bảng điều tra khảo sát có câu hỏi in sẵn Tác giả sử dụng phươngpháp này thông qua việc triển khai nhiệm vụ trực tiếp tại địa phương (Trực tiếp triểnkhai việc khảo sát ý kiến của người dân, tổ chức về các thủ tục hành chính và mức độhài lòng của người dân, tổ chức trên địa bàn)
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu
có liên quan, các đánh giá, nhận định trong các báo cáo tổng hợp của các cơ quan nhànước về công tác cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính cấp xã
xã Kim Sơn nói riêng và trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước của Việt Namnói chung
Trang 13Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn, huyệnGia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại UBND xãKim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1 Một số quan điểm về cải cách thủ tục hành chính
1.1.1 Quan điểm về thủ tục hành chính
Theo từ điển Tiếng Việt, thủ tục là một danh từ chỉ những công việc cụ thể phảilàm theo một trình tự, trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất chínhthức
Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ “quy định về kiểm soát thủ tục hành chính" định nghĩa thủ tụchành chính như sau: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêucầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết mộtcông việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức"
Trong phạm vi nghiên cứu của Khóa luận, tác giả sử dụng quan niệm về Thủtục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 củaChính phủ để làm cơ sở nghiên cứu
1.1.2 Quan niệm về cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ cấp thiết, khó khăn, lâu dài và thườngxuyên trong sự nghiệp đổi mới nền hành chính nước ta
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính, cải cách là sự thay đổi căn bảntừng phần, từng mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ mà không đụng đến nềntảng của chế độ xã hội hiện hành
Theo từ điển Luật học, cải cách hành chính (CCHC) là một chủ trương, côngcuộc có tính đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước.Cải cách TTHC nhà nước là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính nhà nước.Đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cải cách TTHC đảm bảo tính pháp chế,khoa học và tính thống nhất trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quannhà nước, tránh phát sinh những hệ tiêu cực trong nền hành chính quốc gia
Hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm có quy phạm nội dung và quyphạm hình thức Trong đó, quy phạm hình thức chính là thủ tục hành chính Đó là cácđiều kiện đảm bảo cho việc thực hiện, giải quyết các công việc của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với các cá nhân, tổ chức Thông qua đó, nhà nước thể hiện đúngtrách nhiệm của mình nhằm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hướng
Trang 15tới phục vụ nhân dân tốt hơn.
Bởi vậy, gắn CCHC với cải cách thủ tục hành chính được xem là một nội dungquan trọng trong nhiệm vụ cải cách thể chế hành chính
Trong khuôn khổ đề tài khái niệm cái cách TTHC được hiểu là quá trình liên tụcthực hiện theo định hướng nhất định thay đổi cách thức của cơ quan hành chính nhànước được thực hiện để tiến cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thựchiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, cải cáchcác quy định về các loại thủ tục hành chính, cải cách việc thực hiện giải quyết TTHCcho các cá nhân và tổ chức
1.2 Đặc điểm, vai trò, nội dung cải cách thủ tục hành chính
1.2.1 Đặc điểm cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính có những đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, thủ tục hành chính là các văn bản quy phạm có tính thủ tục nhằm đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn.
Quy phạm là những quy định chặt chẽ, những chuẩn mực thường có tính bắt buộcphải thực hiện thi hành đối với những cá nhân hoặc đối với một nhóm người hay tổchức Quy phạm bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục
Quy phạm thủ tục được hiểu là những quy định khác nhau về trình tự, thủ tục,cách thức tiến hành công việc nhằm thực hiện các quy phạm nội dung Tất cả các cơquan có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều phải tuân thủ theo các trình
tự, quy trình, thủ tục nhất định
Quy phạm nội dung là những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơcấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện các quyền và nghĩa vụhợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội
Hoạt động quản lý được hiểu là các hoạt động áp dụng pháp luật TTHC là trình
tự, thủ tục nhằm áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào đời sống thực tế Vậynên, nếu thiếu các thủ tục hành chính trong đời sống thực tiễn thì quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể tham gia trọng hoạt động quản lý sẽ không được đảm bảo thực hiện.TTHC được coi là nhân tố quan trọng nhằm bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thốngnhất và đúng chức năng, thẩm quyền quản lý của cơ quan hành chính nhà nước
Thứ hai, thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định.
Các cơ quan nhà nước không được tùy ý xây dựng và ban hành các văn bản, các
Trang 16quy định về thủ tục hành chính Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới đượcxây dựng và ban hành các quy định theo đúng thẩm quyền và chức năng của mình.
- Thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Theo điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sungnăm 2020, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết
Theo điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sungnăm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết
- Thẩm quyền của Chính phủ
Theo điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sungnăm 2020, Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định, Nghị quyết
- Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Theo điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sungnăm 2020, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành Quyết định
- Thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Theo điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sungnăm 2020, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ban hành Thông tư
- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố thuộc trung ươngTheo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân quy định, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngđược ban hành Quyết định
Thứ ba, thủ tục hành chính được thực hiện một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.
Hiện nay, ở nước ta các thủ thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất trongphạm vi cả nước, từ trung ương đến từng địa phương và trong tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội
Các TTHC được thực hiện thống nhất về nội dung, thống nhất về cách thức thựchiện, thống nhất về mặt hồ sơ, giấy tờ và thống nhất về văn bản áp dụng
Thứ tư, thủ tục hành chính có tính đa dạng, phức tạp.
Sự đa dạng, phức tạp của TTHC vì mỗi ngành, lĩnh vực đều có đặc điểm riêng từ
Trang 17cơ quan giải quyết và các cá nhân, tổ chức thực hiện Cụ thể như sau:
Hai là, thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc của Nhà nước và công
việc liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân và tổ chức
Đối tượng công việc các thủ tục hành chính giải quyết thường không giống nhau
mà rất phức tạp Với nhiều quan hệ xã hội cũng như các công việc cần giải quyết ngàymột phát sinh nhiều hơn, ngay cả các ngành lĩnh vực cũng hình thành những ngành,lĩnh vực mới Do vậy mà TTHC hiện nay rất đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ, nhiều cấpđộ
Ba là, thủ tục hành chính đa số là những thủ tục liên quan đến hoạt động định
hướng, cho phép trong thực tiễn Trong một số trường hợp đặc biệt, thủ tục hành chínhcòn mang tính cưỡng chế, bắt buộc
Thông thường các biện pháp cưỡng chế trong thực hiện TTHC được áp dụngkhi quyết định của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước không được các đối tượng
là những cá nhân, tổ chức tự giác chấp hành Khi đó, TTHC phải mang tính cưỡng chếnhằm duy trì, ổn định trật tự xã hội
Bốn là, các TTHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành chủ yếu tại văn
phòng của công sở, trụ sở cơ quan nhà nước
Các thủ tục hành chính được thực hiện chủ yếu ở công sở, trụ sở cơ quan nhànước bởi nó gắn liền với công tác văn thư và tổ chức ban hành, quản lý hồ sơ, văn bản,giấy tờ
Năm là, TTHC chịu sự tác động từ thủ tục của các quốc gia trên thế giới và khu
vực
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế, thủ tục hành chính được coi là mộttrong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thu hút đầu tư nước ngoài Các thủtục hành chính giữa các quốc gia đều có sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, đặc biệt là
Trang 18trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, ngoại giao, đầu tư nước ngoài hay quốc phòng,
1.2.2 Vai trò cải cách thủ tục hành chính
Thứ nhất, cải cách TTHC nhằm tăng cường tính thống nhất, pháp lý, hiệu quả,
minh bạch, công bằng trong giải quyết thủ tục hành chính; nhằm loại bỏ những thủ tụcrườm rà, chồng chéo gây khó khăn cho nhân dân
TTHC được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và yêu cầu điều kiện hồ sơ do
cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quy định để giải quyết từng công việc cụthể liên quan đến cá nhân, tổ chức Thực tế hiện nay, các TTHC còn tồn tại một số hạnchế như thủ tục rườm rà, các thủ tục hành chính chồng chéo nhau trong một hoặc một
số lĩnh vực
Thứ hai, cải cách TTHC tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân vào
hoạt động quản lý nhà nước
Cải cách TTHC nhằm phát huy tính dân chủ, tăng cường sự tham gia, giám sátcủa người dân vào công việc quản lý nhà nước nhằm giữ vững bản chất là Nhà nướccủa dân, do dân và vì dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Cải cách thủ tục hành chính suy cho cùng phải xuất phát từ việc đem lại lợi íchhợp pháp cho người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm;lấy sự hài lòng của công dân, doanh nghiệp đến giải quyết công việc là thước đo đánhgiá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trongphạm vi cả nước Giúp người dân thấy được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dântrong tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật, trong mối quan hệ với các cơ quanhành chính; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện TTHC; để người dân, tổ chức,doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời và tạo thuận lợi trong việc liên hệ,giải quyết công việc TTHC được công khai, minh bạch tạo cơ sở cho quá trình thực
Trang 19hiện và đồng thời cũng tăng cường khả năng giám sát thực thi công vụ của nhân dân, tổchức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình Bên cạnh đó, các cấp chính quyền,ngành chức năng cần tăng cường tạo điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệptích cực góp ý, tham gia hoàn thiện TTHC, giám sát cơ quan Nhà nước trong quá trìnhthực hiện.
Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính có vai trò nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức (CBCC) trong hệ thống hành chính nhà nước
Đội ngũ CBCC tại các cơ quan nhà nước luôn phải đề cao tinh thần trách nhiệmcủa bản thân, không thờ ơ, lơ là trước những yêu cầu, bức xúc của cá nhân, doanhnghiệp; tích cực đấu tranh, phòng chống với những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu,phiền hà đối với dân; đảm bảo đúng quy trình giải quyết công việc, lịch hẹn theo đúngquy định; luôn lắng nghe ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân về thái độ phục vụ
để khắp phục kịp thời Mỗi CBCC phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độchuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ để giải quyết các tình huống thực tiễn đa dạng, phứctạp trong mối quan hệ với Nhân dân
Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp
ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức
Chương trình cải cách thủ tục hành chính đẩy mạnh chuyển đổi số tại tất cả cáclĩnh vực CCHC bước đầu đã nhận được sự tích cực tham gia từ phía người dân Trong
đó, người dân và doanh nghiệp bày tỏ phản ánh, kiến nghị về công tác giải quyếtTTHC tại hệ thống của Cổng dịch vụ công quốc gia Chú trọng tuyên truyền để ngườidân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến; khuyến khích người dân,
tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích đểtiết kiệm thời gian và chi phí
Tóm lại, Cải cách thủ tục hành chính là một là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ
thống chính trị nhằm sửa đổi toàn diện các hệ thống hành chính nhà nước, giúp bộ máyhành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn vàđáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới
1.2.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính
1.2.3.1 Thực hiện cơ chế 1 cửa, một cửa liên thông
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày23/4/2018, giải thích từ ngữ cơ chế một cửa như sau:
Trang 201 Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận
hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánhgiá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩmquyền thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này
2 Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phươngthức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trảkết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liênquan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổchức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này
Quy trình thực hiện cơ chế một cửa được quy định được quy định từ Điều 17đến Điều 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính: Điều 17 Nghị định CP;
61/2018/NĐ Bước 2: Chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Điều 18 Nghịđịnh 61/2018/NĐ-CP;
- Bước 3: Giải quyết thủ tục hành chính: Điều 19 Nghị định 61/2018/NĐ-CP;
- Bước 4: Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Điều 20 Nghị định61/2018/NĐ-CP
Thực hiện giải quyết các TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình CCHC
Hoàn thành đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng
3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
1.2.3.2 Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơquan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng
Trang 21Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năngtruy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, chương trìnhdịch vụ công trực tuyến được triển khai theo 4 mức độ:
1 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ cácthông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ 2
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và chophép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêucầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan,
tổ chức cung cấp dịch vụ 3
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và chophép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cungcấp dịch vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thựchiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thựchiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
4 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 vàcho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trảkết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đếnngười sử dụng
Trước đây, dịch vụ công trực tuyến bao gồm 4 mức độ như trên Tuy nhiên,hiện nay Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP, từ ngày 15/8/2022, cơquan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:
- Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ
thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đềuđược thực hiện trên môi trường mạng Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặcqua dịch vụ bưu chính công ích
- Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm
các điều kiện của dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Trang 22Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quátrình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp
tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quannhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng cáctiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủđiện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất,hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hànhnền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân,
tổ chức
1.2.3.3 Đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính
Đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đóng vai trò rất quan trọng, là mộttrong những thước đo chỉ số cải cách hành chính Đối tượng tham gia đánh giá sự hàilòng bao gồm tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính thuộc tráchnhiệm của UBND cấp xã và đã được trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trongnăm đánh giá hoặc năm trước liền kề năm đánh giá
Thực tế hiện nay, sự ra đời của chỉ số SIPAS (Satisfaction index of publicadministrative services) là kết quả mang tính định hướng của việc đo lường sự hài lòngcủa người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
Chỉ số SIPAS là thước đo mang tính khách quan, phản ánh trung thực kết quảđánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thôngqua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công
Phương pháp đánh giá xác định kết quả Chỉ số SIPAS chủ yếu thông qua phiếuđiều tra xã hội học; đối tượng điều tra, khảo sát là người dân, người đại diện cho tổchức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công trongphạm vi thời gian điều tra xã hội học
Chỉ số SIPAS có 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chínhcông, gồm: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; thủ
Trang 23tục hành chính; công chức giải quyết công việc; kết quả cung ứng dịch vụ hành chínhcông và tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị; 22 tiêu chí, áp dụng đo lường
sự hài lòng của người dân, tổ chức
Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp có trách nhiệm hướngdẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủ nội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến khi tiếpnhận hồ sơ hoặc khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân; yêucầu tổ chức, cá nhân nộp Phiếu lấy ý kiến vào thùng, hòm đựng phiếu đặt tại Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả Ngoài ra, còn có thể phát phiếu lấy ý kiến theo cách thức điềutra, theo đó cán bộ điều tra có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủnội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến; thu nhận, tổng hợp Phiếu lấy ý kiến và bàngiao đầy đủ cho công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã để
xử lý, tổng hợp kết quả theo quy định
Khoản 2 Điều 7 Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/05/2017 của Thủ tướng
Chính phủ quy định: “Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân theo quy
định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Quy định này được thực hiện bằng phiếu lấy ý kiến, bảng điện tử hoặc hình thức phù hợp khác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã hoặc kết hợp với đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới, chỉ số cải cách thủ tục hành chính hằng năm”.
Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/07/2017 của Bộ Tư
pháp quy định: “ Hằng năm, căn cứ quy định về các hình thức đánh giá sự hài lòng
của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã và điều kiện, yêu cầu thực tế của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương, UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể hình thức và thời điểm tổ chức đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã” Theo đó, các địa phương chủ động thực
hiện việc đánh giá hài lòng theo hình thức phù hợp với điều kiện của địa phương theocác quy định
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính
Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiềucông đoạn cả về không gian và thời gian Về cơ bản, có một số yếu tố chính tác độngđến công tác cải cách thủ tục hành chính như sau:
Trang 241.3.1 Yếu tố khách quan
- Sự lãnh đạo của Đảng.
Thông qua tất cả các kỳ đại hội của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quantâm đến việc cải cách thủ tục hành chính Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986cho đến nay là Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta vẫn luôn tập trung xây dựng, thực hiệnmột cách hiệu quả, các thủ tục hành chính được đảm bảo tính dân chủ, công bằng,công khai, minh bạch mọi hoạt động trong đời sống xã hội Đảng ta có vai trò to lớntrong việc chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng tổ chức thực hiệnChính phủ điện tử đảm bảo việc phục vụ nhân dân tốt hơn trong công việc giải quyếtthủ tục hành chính Qua đó, có thể thấy yếu tố về lãnh đạo của Đảng có vai trò thenchốt, bước đầu quyết định đến sự đổi mới, sáng tạo của nền hành chính quốc gia, gópphần đưa đất nước ngày càng phát triển bền vững, thịnh vượng
- Sự tham gia, ủng hộ của người dân.
Đây là một yếu tố quan trọng với thành công của cải cách TTHC bởi lẽ ngườidân, doanh nghiệp cũng là một chủ thể trong giải quyết TTHC Chỉ khi người dân,doanh nghiệp nêu ra những ý kiến, đóng góp nhằm sửa đổi hoàn thiện thì các thủ tụchành chính mới tìm ra được những thiếu sót trong thực tiễn
1.3.2 Yếu tố chủ quan
- Năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức.
Con người là yếu tố quan trọng quyết định trong công cuộc cải cách Đặc biệt
là đội ngũ cán bộ công chức – những người mà có thể trực tiếp tham gia vào hoạtđộng giải quyết công việc cho người dân Hoặc trong nhiệm vụ của mình, cán bộcông chức còn có trách nhiệm tham gia xây dựng các văn bản, quy định, tham mưucho cơ quan cấp trên trong quá trình hoạch định, ban hành chính sách
Năng lực thực thi chính sách của các bộ, công chức được thể hiện qua nhiềukhía cạnh như trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh khi thựchiện chính sách, năng lực phân tích, dự báo, lập kế hoạch, Kiến thức, kỹ năng thái độcủa công chức trong thực hiện nhiệm vụ có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, yêucầu mong muốn hợp pháp của người dân có được đáp ứng hay không Nếu côngchức có trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm tốt thì sẽ giải quyết mang lại sựhài long cho người dân Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tình trạng bất cập hạn chế ởmột nhóm đội ngũ công chức vẫn còn có thái độ trong công việc chưa chuẩn mực,
Trang 25chưa đáp ứng được yêu cầu công việc với sự thay đổi tiến bộ của khoa học côngnghệ Vì vậy ảnh hưởng đến hiệu qua trong công cuộc cải cách hành chính nóichung
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chất lượng của hệ thống văn bản làvấn đề quan trọng không chỉ với việc cải cách TTHC mà còn với tất cả các hoạt độngtrong cơ quan hành chính nhà nước Bởi bản chất các hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước là việc cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế Vì vậy,văn bản cần quy định cụ thể rõ ràng, không chồng chéo, trùng lặp và chất lượng củavăn bản mang tính chất chiến lược lâu dài phù hợp với thực tiễn tránh trường hợp liêntục phải thay đổi, bổ sung sẽ làm cho quá trình thực thi, cụ thể hóa các công việc baogồm cả cải cách TTHC được thống nhất, xuyên suốt và hiệu quả
- Yếu tố khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiếp nhận giải quyết và trả kết quảcho người dân đã đem lại những thành tựu nhất định trong cải cách thủ tục hành chính.Qua đó, giảm bớt đi thời gian chờ đợi, tăng số lượng thủ tục hành chính được giảiquyết trước hạn
Khoa học công nghệ là điều kiện quan trọng trong việc xây dựng Chính phủđiện tử và thực hiện Chuyển đổi số quốc gia trong việc giải quyết công việc cho ngườidân Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch
vụ hành chính công
Hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổ chức trong khu vực và quốc tế Vìvậy, chúng ta rất tích cực tham gia vào các hoạt động chung của các tổ chức đó ViệtNam luôn học hỏi kinh nghiệm trong việc cải cách của các quốc gia trên thế giới vàchọn lọc kinh nghiệm phù hợp để áp dụng vào thực tiễn đất nước
Trang 26Tiểu kết chương 1
Hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều các quan điểm khác nhau về TTHC Trongphạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng quan niệm: “Thủ tục hành chính là trình tự,cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩmquyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”.Thủ tục hành chính là cơ sở, điều kiện cần thiết để các cơ quan nhà nước giải quyếtcông việc của công dân và các tổ chức theo quy định pháp luật, bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phản ánh bản chất dân chủ, tính phục vụ, khoa học
và hiện đại của nền hành chính
Gắn với cải cách hành chính, cải cách TTHC là một nội dung quan trọng vàđược đặt trong tổng thể nhiệm vụ cải cách thể chế hành chính Để thực hiện cải cáchTTHC hiệu quả cần tập trung Cải cách trong thực hiện thủ tục hành chính
Trong chương này, khóa luận đã tập trung khái quát những lý luận chung nhất vềthủ tục hành chính cũng như cải cách thủ tục hành chính Qua đó lý giải cơ bản về cáckhái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng tới cải cách thủ tục hành chính đốivới sự phát triển của đất nước
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND
XÃ KIM SƠN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế- xã hội tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Kim Sơn là một xã thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam XãKim Sơn nằm ở hữu ngạn sông Đuống có quốc lộ 17 chạy qua, đất đai chủ yếu là đấtcát pha nhẹ Xã có vị trí giới hạn:
● Phía Bắc giáp sông Đuống, bên kia sông là xã Phù Đổng
● Phía Tây giáp xã Phú Thị và xã Đặng Xá
● Phía Nam giáp xã Dương Quang
● Phía Đông giáp xã Lệ Chi và xã Xuân Lâm (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Xã Kim Sơn có diện tích 6,30 km², dân số năm 2022 là 14.106 người, mật độdân số đạt 2.239 người/km²
Xã Kim Sơn gồm các thôn Kim Sơn, thôn Linh Quy Bắc, thôn Linh Quy Đông,thôn Cừ Keo, thôn Ngổ Ba, thôn Cây Đề, thôn Giao Tất A, thôn Giao Tất B và tổ dânphố đường 181 (Theo nguồn Trang thông tin điện tử UBND xã Kim Sơn)
2.1.1.2 Lịch sử, văn hóa
Huyện Gia Lâm được ví là vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phíaĐông của Thủ đô Hà Nội, giữa nơi giao thoa văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc XãKim Sơn là một xã thuộc huyện Gia Lâm, có hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạngnhư chùa Linh Quy, chùa Keo, Nghè Keo và Đình - Nghè Kim Sơn
Chùa Keo (Báo Ân Trùng Nghiêm Tự) tọa lạc gọn lỏn tại phần đất thôn Giao
Tự nhưng thuộc thôn Giao Tất Chùa thờ Bà Keo (Pháp Vân) Lễ hội chùa Keo hàngnăm diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Tư âm lịch hàng năm
Đình – Nghè Kim Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết địnhxếp hạng di tích Lịch sử và Nghệ thuật năm 1992 Đình làng Kim Sơn thờ 2 vị tướngnhà Đinh là Cao Điền Công và em trai Cao Đỗ Công có công đánh dẹp loạn 12 sứquân và đánh giặc Chiêm Thành Vùng đất Kim Sơn là nơi 2 anh em được Vua ĐinhTiên Hoàng ban thực ấp, lập nghiệp tại đây Lễ hội đình làng Kim Sơn diễn ra vàongày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm
Trang 282.1.1.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội
- Về kinh tế
Xã Kim Sơn là một xã nằm ở phía đông huyện Gia Lâm, giáp ranh với huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Kinh tế của địa phương nhìn chung vẫn có phần kémphát triển hơn so với mặt bằng chung các xã thuộc huyện lân cận Ngành nghề của địaphương khá đa dạng, các ngành nghề thường được phân chia theo lãnh thổ như: thônKim Sơn, thôn Giao Tất, thôn Cừ Keo, thôn Cây Đề, thôn Ngổ Ba gắn với nghề trồngtrọt, chăn nuôi; tổ dân phố đường 181 gắn với nghề thương mại, dịch vụ, Nhằm xóathế độc canh, thuần nông, những năm gần đây xã Kim Sơn đã tập trung chuyển đổi dần
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp; giảm dần
tỷ trọng ngành nông nghiệp để đem lại thu nhập kinh tế tốt hơn cho người dân địaphương
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp nhưng giá trị năngsuất sản lượng luôn tăng trưởng cao Với tinh thần ham học hỏi, tiếp thu khoa họccông nghệ, người nông dân xã Kim Sơn luôn chú trọng tới những giống cây trồng, vậtnuôi cho năng suất cao Bình quân một ha đất canh tác ở Kim Sơn cho thu nhậpkhoảng 41 triệu đồng Bình quân thu nhập đầu người đạt 5 triệu đồng/tháng; số hộnghèo giảm, đến nay chỉ còn 55 hộ, chiếm 2,2%; số hộ khá giàu tăng nhanh
Là vùng đất có tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên tốt, nguồn nhân lực dồi dào,
có trình độ kỹ thuật, lại được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
xã Kim Sơn đã dành được những kết quả đáng phấn khởi Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân tăng 17%/năm; cơ cấu kinh tế với tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm30,8%, thương mại, dịch vụ chiếm 27% và nông nghiệp chiếm 42,2% (theo thông tin
từ UBND huyện Gia Lâm)
- Về xã hội
Kim Sơn ngày nay đã có sự đổi thay tích cực Hơn 90% các trục đường được bêtông hóa, nhựa hóa Theo quy hoạch, trong tương lai sẽ có thêm nhiều tuyến đườngđược xây dựng, mở rộng trên địa bàn xã Kim Sơn theo bản đồ quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2030 của huyện Gia Lâm
Các công trình phúc lợi: Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đều được xây dựngkhang trang kiên cố, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập Trạm y tế xã Kim Sơnđược công nhận chuẩn quốc gia từ năm 2006
Trang 29Có được kết quả đó là do Đảng bộ và nhân dân luôn đoàn kết một lòng, cần cùsáng tạo, vượt khó vươn lên.
2.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Kim Sơn, huyện GiaLâm, thành phố Hà Nội được quy định theo Luật Tổ chức chính quyền địa phươngngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chínhphủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 như sau:
2.1.2.1 Vị trí của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, địa vị pháp lý củaUBND xã được quy định tại khoản 1 Điều 8 như sau:
- UBND do Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành củaHĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dânđịa phương HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Vậy có thểthấy rằng, vị trí pháp lý của UBND thực hiện hai vai trò đó là cơ quan chấp hành củaHĐND và là cơ quan hành chính nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý hành chính nhànước ở địa phương Với quy định này, UBND xã Kim Sơn là cơ quan hành chính nhànước có thẩm quyền chung, thông qua hoạt động chấp hành và điều hành thực hiệnchức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trênđịa bàn xã UBND chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hành chính nhà nước ở địaphương và đảm bảo cho bộ máy hành chính hoạt động thông suốt
2.1.2.2 Chức năng của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Chức năng chính của UBND xã Kim Sơn đó là quản lý hành chính nhà nướctrên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạothực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện Qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhândân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời sống vật chất vàtinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân
Chức năng của UBND xã Kim Sơn được cụ thể như sau:
- Tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật củanhà nước Tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn và phát triển kinh tế địa phương, nắm
Trang 30bắt rõ các tâm tư, nguyện vọng của người dân để nhanh chóng giải quyết hoặc phảnánh lên cấp trên.
- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhànước tại các cơ quan, tổ chức ở Địa phương
- Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch về kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách xãđược Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hằng năm Xây dựng dự toán ngân sách nămsau trình UBND huyện phê duyệt
2.1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ vàquyền hạn của Ủy ban nhân dân xã như sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tạicác khoản 1, 2 và 4 Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chứcthực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hộiđồng nhân dân xã
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chốngtội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũngtrong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộtính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác củacông dân trên địa bàn xã
+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khitrình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốtrực thuộc trung ương phê duyệt Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địabàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợpcần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chươngtrình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền
(Sửa đổi tại Khoản 11 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chínhquyền địa phương sửa đổi 2019)
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủyquyền cho Ủy ban nhân dân xã
Trang 312.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố
Tư pháp, Công chức Địa chính, Chỉ huy Trưởng Quân sự, Trưởng Công an xã
Trong đó, theo số lượng thống kê đến hết tháng 12/2022, UBND xã Kim Sơn có
21 cán bộ công chức:
- 01 Chủ tịch UBND: Nguyễn Viết Thắng
- 02 Phó Chủ tịch: Nguyễn Thị Phi, Bùi Văn Khanh
Tổng UBND Kim Sơn, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội có 21 cán bộ, côngchức Trong đó, cán bộ công chức nam (14 đồng chí), cán bộ công chức nữ (17 đồngchí)
2.1.4 Cơ chế hoạt động của UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
1 UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tậpthể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó chủtịch, Ủy viên UBND Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệmchính Mỗi thành viên UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công
2 Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước cấp trên, sự lãnh đạocủa Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ bannhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong quá trình triển khaithực hiện mọi nhiệm vụ
3 Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúngthẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời và hiệuquả; Theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công táccủa Uỷ ban nhân dân xã
4 Cán bộ, công chức xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp củanhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Uỷ bannhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sởvững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân
2.2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Kim Sơn,
Trang 32huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Căn cứ theo Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ Ban hành Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 Nghị quyết đã đưa ra 6nhiệm vụ chính trong cải cách bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính;Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tàichính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số
Tuy nhiên, UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền trong thực hiện cải cách TTHC.Vậy nên, tại UBND xã Kim Sơn, việc cải cách TTHC được thực hiện như sau:
2.2.1 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đượcthực hiện có hiệu quả tại Bộ phận Một cửa - UBND xã Kim Sơn Hồ sơ thủ tục hànhchính được tiếp nhận – xử lý – trả kết quả theo đúng quy định trên phần mềm Dịch vụcông trực tuyến Phần mềm quy định rõ trình tự xử lý, xác định rõ số ngày giải quyết,trách nhiệm của từng cán bộ trong mỗi khâu xử lý
Sau khi giải quyết xong, công chức thực hiện thao tác hoàn thành trên phầnmềm Phần mềm nhắn tin SMS/ gmail tự động gửi thông báo để các cá nhân, tổ chứcđến nhận kết quả giải quyết TTHC Việc nhắn tin SMS/gmail tạo điều kiện cho tổchức, cá nhân chủ động bố trí, sắp xếp công việc đến nhận kết quả giải quyết TTHC,đặc biệt là đối với những hồ sơ có kết quả sớm, trước hẹn Việc này đã tiết kiệm đượcthời gian, chi phí đi lại cho công dân Đảm bảo công dân khi đến nhận kết quả khôngphải đi lại nhiều lần
Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được bảo đảm về:
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phòng làm việc tại bộ phận: Hiệnnay trụ sở làm việc mới của UBND xã Kim Sơn đã được xây dựng xong, đó là trụ sởkhang trang hơn cùng với phòng làm việc, quang cảnh thoáng đãng, điều đó nhằmgiúp cho các cán bộ, công chức có chỗ làm việc tốt hơn; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao và phục vụ công dân được tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân,
tổ chức đến làm việc Trụ sở nằm trên trục đường chính, điều đó đã tạo điều kiện thuậnlợi làm việc, công tác giữa các cấp, tạo được sự đồng bộ giữa các ngành, kiểm soát của
cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới và đặc biệt là sự giám sát của nhân dân địaphương đối với UBND
Trang 33Về trang thiết bị: Tại bộ phận có đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ, công chức đểgiải quyết công việc như máy in, máy tính, máy scan, máy photo Đặc biệt, để triểnkhai thực hiện Dịch vụ công trực tuyến, UBND xã còn trang bị thêm cho cá nhân, tổchức đến giải quyết TTHC 01 máy in, 01 máy scan để công dân dễ dàng thực hiện nộp
Cán bộ công chức tại Bộ phận Một cửa đều có trình độ chuyên môn từ Đại họctrở lên, trình độ Tin học và Ngoại ngữ cơ bản, có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên.Không chỉ vậy, cán bộ công chức tại bộ phận yêu cầu tổ chức kỷ luật tốt, có thái độphục vụ nhân dân tận tình, chu đáo, lắng nghe những nguyện vọng của nhân dân,không gây sách nhiễu, phiền hà cho công dân, được công dân đến giải quyết các thủtục hành chính tin tưởng
Trưởng Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính là đồngchí Phó Chủ tịch UBND xã, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo điều hành Bộ phậnhàng ngày và ký các hồ sơ giấy tờ, hồ sơ có liên quan
Việc thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đangngày được UBND xã Kim Sơn tập trung chú trọng để nâng cao chất lượng cải cách thủtục hành chính Từ tháng 01 năm 2019 đến hết tháng 12 năm 2022, các thủ tục hànhchính được thực hiện theo cơ chế này có sự gia tăng rõ rệt, đem lại những kết quả nhưsau:
Trang 34BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND XÃ KIM SƠN,
HUYỆN GIA LÂM TỪ THÁNG 01/2019 HẾT THÁNG 12/2022
(Nguồn: UBND xã Kim Sơn)
Số hồ sơ đã giải quyết Số hồ sơ trả lại Số hồ sơ chưa giải quyết Trả
trước hạn
Trả đúng hạn
2020 27 4 21 2 gia hạn thời gianChủ đầu tư xin
Trang 35gian xác minhkéo dài
đủ căn cứ xácminh hồ sơ; tranhchấp đất đai giữacác hộ gia đìnhkhông đượcthống nhất
8 Rút hồsơ 5 Chưa đủhồ sơ
2020 155 0 140 10 tra, xác minh kéoThời gian thẩm
đủ căn cứ xácminh hồ sơ; tranhchấp đất đai giữacác hộ gia đìnhkhông đượcthống nhất
9 đủ/RútChưa
Chưa đủ
hồ sơ
Trang 362022 271 0 227 7
Thời gian thẩmtra, xác minh kéodài; Nhân sựkhông đáp ứng;
Không đủ căn cứxác minh hồ sơ;
tranh chấp đất đaigiữa các hộ giađình không đượcthống nhất
13
Chưa đủ
hồ sơ/
Rút hồsơ
Trang 372021 24 15 7 2 Thời gian xácminh kéo dài 0 0
Trang 38Đến năm 2022 số hồ sơ được tiếp nhận là 15.447 hồ sơ tăng gấp 3.13 lần Số hồ
sơ có sự chuyển biến tăng nhiều lần do năm 2019, UBND xã Kim Sơn mới bắt đầuthực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nên số hồ sơ tiếp nhận còn khá ít
Số hồ sơ trả trước hạn năm 2019 là 1.001 hồ sơ đến năm 2022 là 8.529 hồ sơ,tăng 8.5 lần
Số hồ sơ trả đúng hạn năm 2019 là 3.906 hồ sơ, năm 2022 là 6.872 hồ sơ, tăngtăng 1.76 lần
Có thể thấy, số hồ sơ trả trước hạn và đúng hạn tại UBND xã Kim Sơn đều tăngdần qua các năm Qua đó, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, sự nghiêmtúc, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ CBCC để phục vụ nhân dân tốt hơn Đảm bảo
sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo chất lượng, hiệu quả phục vụ của UBND
Việc gia tăng nhanh chóng các hồ sơ cho thấy sự quan tâm, quyết liệt củaUBND xã Kim Sơn trong việc đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông trong giải quyết TTHC Qua đó, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hànhchính
Nhìn chung, hồ sơ đã được giải quyết cho công dân đều được trả trước hạn vàđúng hạn là chủ yếu, tuy chỉ có một số hồ sơ cần phải xác minh liên quan đến đất đai
và xây dựng thì cần có thời gian xác minh thông tin trong hồ sơ nên dẫn đến tình trạngtrả muộn hồ sơ Không chỉ vậy, tình trạng thiếu nhân sự đặc biệt là trong lĩnh vực đấtđai chỉ có 01 cán bộ công chức giải quyết hồ sơ nên xảy ra tình trạng ứ đọng hồ sơkhông kịp giải quyết, nhất là những năm có số lượng hồ sơ lớn
Trang 392.2.2 Cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Trong những năm gần đây, Nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nóiriêng đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính côngtại các địa phương trên phạm vi cả nước Coi việc cung ứng dịch vụ công trực tuyếntiến tới hiện đại hóa nền hành chính nhà nước là một khâu quan trọng trong thực hiệnchương trình cải cách nền hành chính quốc gia Công dân đến giao dịch tại Bộ phậnMột cửa tại UBND xã Kim Sơn đều được hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trựctuyến; Xây dựng cơ chế ưu tiên giải quyết TTHC đối với các hồ sơ đăng ký trực tuyếnnhằm nâng cao tỷ lệ giao dịch qua mạng của tổ chức và cá nhân
Năm 2019, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND vềtriển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 năm 2019 Với việc triển khai các dịch vụcông trực tuyến, người dân và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian và chiphí đi lại vì họ có thể nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng thông qua những thiết bị đượckết nối với Internet ngay ở nhà hoặc tại văn phòng Việc gửi hồ sơ qua dịch vụ côngtrực tuyến giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu
có kết nối internet; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộphận cán bộ công quyền, hách dịch; tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hànhchính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tincủa cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính… góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế -xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính Thực hiện theo chỉ đạocủa UBND huyện, UBND xã Kim Sơn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thực hiệndịch vụ công tại UBND xã Theo thống kê tại UBND xã Kim Sơn, hiện nay các lĩnhvực được cung cấp trên Dịch vụ công trực tuyến bao gồm:
Trang 40BÁO CÁO TỔNG HỢP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TRÊN PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI UBND XÃ KIM SƠN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ THÁNG 01/2019 ĐẾN
HẾT THÁNG 12/2022
(Nguồn: UBND xã Kim Sơn)
SỐ TTHC
TỔNG SỐ TTHC THỰC HIỆN MỨC
ĐỘ 1
TỔNG SỐ TTHC THỰC HIỆN MỨC ĐỘ 2
TỔNG SỐ TTHC THỰC HIỆN MỨC
ĐỘ 3
TỔNG SỐ TTHC THỰC HIỆN MỨC ĐỘ 4
vụ công trực tuyến
- Có thể thấy, mức độ 4 của dịch vụ công trực tuyến chưa được triển khai thựchiện tại UBND xã Kim Sơn Không riêng tại xã Kim Sơn, 18/22 xã, thị trấn còn lại củahuyện Gia Lâm cũng chỉ dừng lại ở mức độ 3 dịch vụ công trực tuyến Có nhiều