Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên (Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn )
- Điều kiện kinh tế xã hội (Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, dân số ).
Thời gian nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2019.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính đất đai.
- Dữ liệu không gian về đất đai: Là các đối tượng có cấu trúc hình học như thửa đất, giao thông, thủy lợi, ranh giới – địa giới.
- Dữ liệu thuộc tính: Là thông tin về chủ sử dụng đất, các thửa đất, thông tin về thửa đất ( loại đất, diện tích, mục đích sử dụng ).
- Quy trình quản lý đất đai cấp xã bao gồm cả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý đất đai
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của xã Kim Sơn; huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
3.4.2 Đánh giá hiện trạng hồ sơ địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Bộ hồ sơ địa chính cấp xã bao gồm:
- Bản đồ địa chính đo năm 1993-1994 gồm 50 tờ bản đồ địa chính, chất lượng tốt;
- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Sổ theo dõi biến động đất đai;
3.4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
3.4.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
- Chỉnh lý biến động đất đai về mục đích sử dụng và hình thửa bản đồ địa chính, biên tập bản đồ địa chính.
Dữ liệu không gian địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả của quá trình đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và các nguồn dữ liệu không gian địa chính khác có liên quan.
3.4.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
- Nhập các thông tin thuộc tính như: tên chủ sử dụng, năm sinh, số CMND, địa chỉ, dân tộc, quốc tịch của chủ sử dụng; thông tin về số thửa, mục đích sử dụng, địa chỉ, thời hạn sử dụng của thửa đất
- Chuyển dữ liệu từ bản đồ để xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính.
- Kết nối dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
3.4.4 Khai thác cơ sở dữ liệu đất đai
Việc cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện dưới các hình thức tra cứu thông tin trực tuyến hoặc theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Thông tin được cung cấp từ cơ sở dữ liệu địa chính dưới dạng giấy hoặc dạng số bao gồm:
- Tạo hồ sơ thửa đất
- Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ
- Quản lý biến động bản đồ
- Tạo hồ sơ địa chính
- Phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất
- Phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Kim Sơn.
- Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinh trong quá trình quản lý đất đai;
- Bản đồ địa chính số 38, 39, 40, 41, 42 được đo đạc từ năm 1993-1994 với tỷ lệ là 1/500.
- Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động.
- Phân tích các tài liệu có liên quan.
3.5.2 Phương pháp phân loại hồ sơ Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:
- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng ) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;
- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới ) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính;
- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;
- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới;
- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.
3.5.3 Phương pháp số hóa bản đồ địa chính
- Sử dụng phần mềm Microstation v8.5 nắn ảnh bản đồ địa chính bằng thanh công cụ: Raster Manager (Warp Raster).
3.5.4 Phương pháp chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ
- Chỉnh lý các biến động liên quan đến hình dạng, kích thước, của thửa đất Cập nhập biến động tách gộp thửa, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Tiến hành kiểm tra hiện trạng, so sánh với thông tin trên các mảnh bản đồ địa chính để xác đinh những đối tượng đã thay đổi cần chỉnh lý, bổ sung, đánh dấu những đối tượng có biến động lên mảnh bản đồ dạng giấy;
Cập nhật biến động trên bản đồ bằng phần mềm Famis: Cập nhật các biến động thửa đất (loại đất) đồng thời cập nhật các thông tin thuộc tính của thửa đất (mục đích sử dụng đất, địa chỉ….).
- Chuẩn hóa các lớp thông tin không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính.
- Chuẩn hóa các lớp thông tin không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số.
- Chuẩn hóa các lớp thông tin không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính.
- Chuyển đổi các lớp thông tin không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính cấp xã.
- Nhập thông tin thuộc tính đối tượng cho mỗi lớp thông tin không gian địa chính từ nội dung bản đồ địa chính.
- Các đối tượng không gian của bản vẽ được kiểm tra xử lý lỗi đường nét bằng các phần mềm MRFclean hoặc MRFFlag
- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;
- Xác minh để bổ sung về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng ) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hoàn thiện hồ sơ địa chính;
- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn sử dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng ) theo kết quả điều tra bổ sung;
- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi không có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:
+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thông tin mục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.
+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.