1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Lễ hội làng Keo ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lễ hội làng Keo ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Tác giả Phạm Mai Hải Phượng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Lõm
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 27,74 MB

Nội dung

Khang định vị trí của ngôi chùa và lễ hội chùa làng trong xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.... Chùa Keo, một trong những ngôi chia cô, nằm ở tiểu vùng L

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM MAI HAI PHƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội — 2021

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM MAI HAI PHƯỢNG

Chuyén nganh: Viét Nam hoc

Mã số : 8310630.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Đình Lâm

Hà Nội — 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn Lễ hội làng Keo ở

xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là kết quả lao động của

chính tác giả.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2021

Tác giả luận văn

Phạm Mai Hải Phượng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tác giả xIn trân trọng cảm ơn sự tậntình hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Đình Lâm, Khoa Việt Nam học vàTiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các quý thầy cô giáo trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tác giả vô cùng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Ban quản lý di

tích chùa Keo, nghè Keo, đình Bằng, đình Dân (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội), Ban quản lý đình Phú Diễn, chùa Phú Diễn (phường PhúDiễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phó Hà Nội), Thư viện trường Đại học Quốcgia Hà Nội, Thư viện trường Đại học Hà Nội, Thư viện Quốc gia Hà Nội,

Phong Văn hóa — Thông tin UBND huyện Gia Lâm, Phòng Văn hóa — Thông tin UBND phường Phú Diễn, đại đức Thích Quảng Thiện — trụ trì chùa Keo,

ông Hoàng Đình Phong, ông Bùi Trọng Thể, ông Nguyễn Văn Thịnh, ông PhíVăn Lâm, ông Đặng Văn Lý đã cung cấp tư liệu, giúp đỡ tác giả trong quátrình điền da viết công trình nghiên cứu này

Mặc dù tác gia đã có nhiều cố gang song thời gian va năng lực có hạnnên luận văn khó tránh khỏi những sai sót Tác giả rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2021

Tác giả luận văn

Phạm Mai Hải Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

082710055 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE LE HỘI LANG KEO 12

1.1 Cơ sở lý luận ¿2 ©5<©2++©E<£EE2EEEEEE2E1E711211211211711 11211 1 xe 12

1.1.1 Khái niệm - + 2111331113 9223331181 11953111 tren, 12

1.1.2 Lý thuyết tiẾp cận St St tk 1211111111111 11 1x re, 14 1.1.3 Các văn bản quy phạm pháp luận về bảo tồn và phát huy lễ hội 171.2 Lễ hội làng Keo trong không gian văn hóa tiểu vùng Bắc Ninh và Hà Nội 19

1.2.1 Vị trí địa lý, không gian văn hóa lễ hội lang Keo trong tiêu vùngvăn hóa Kinh BĂC 2-2 + ©+2E£2E£2EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrree 191.2.2 Yếu tố cơ bản của lễ hội làng Keo 2-2 2252 cs+cscszez 221.2.3 Quy trình tô chức lễ hội làng Keo - 2 2252 s+cszsze2 25Tiểu kết chương Ì ¿2-52 5SSE+SE2EE2E12E15E1E717171211211211211 11111 xe 31

Chương 2 KHÔNG GIAN VA ĐẶC TRƯNG LE HỘI LANG KEO 32

2.1 Thiết chế và không gian lễ hội làng Keo -2- 2-2 5z 52552 32

2.1.1 Chùa ÏK€O Ăn HH HH HH Hà Hà Hà Hà HH rệt 32

2.1.2 Di tích nghè (đền) IKeo 2-2-2 s2E£+E2EE2E22EEeEEerxerxerreee 462.2 Đặc điểm lễ hội làng Keo trong sự gắn kết với các không gian thiêng56

2.2.1 Đặc điểm phan lễ ¿2 2 2+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEExerkrrrree 562.2.2 Đặc điểm phan hộii - 2 -© + ©x+EE+E2E£EEeEEEEEEEEEEerkerkerkrex 57

2.3 Các lớp văn hóa, tín ngưỡng trong lễ hội chùa Keo 59

2.3.1 Lớp văn hóa Phat giáo .- ¿c1 vs sen rey 59 2.3.2 Lớp văn hóa Dao Ø1áO - - - c1 vn ngư, 60 2.3.3 Lớp tín ngưỡng bản Ở|a . - - ¿+ + + v*Eseeseeereerseeree 612.4 So sánh đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng lễ hội làng Keo và lễ hội đìnhlàng Phú Diễn (xã Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) 64

2.4.1 Đối tượng thờ cúng ¿- 2 + +s+Sx+EE2E2EEEEEEEEEEEEEEEerkerkerrrex 64

2.4.2 Các lớp văn hóa, tín ngưỡng trong lễ hội - 65

Trang 6

2.4.3 Những quy định cổ truyền của từng địa phương trong thực hiện lễ hội 66Tiểu kết chương 2 - ¿2 2 ++SE+SE+EE£EE£2EE2EE2E1E21E7171711211211211 2112121 xe 69Chuong 3 VAN DE BAO TON VA PHAT HUY BAN SAC VAN HOA 70

DAN TOC QUA LE HỘI HIỆN NAY -2 scssecssscssscssee 70

3.1 Nhận định chung về hệ giá trị văn hóa, tin ngưỡng truyền thống thông

qua nghiên cứu lễ hội làng Keo 2- ¿25255522252 2E2S££xzzezxezezxers 70

3.1.1 Lễ hội làng Keo — nơi sản sinh, thực hành, bao ton các gia tri vănhóa truyền thong của người dân lang Keo 2-2-2 sec: 703.1.2 Lễ hội làng Keo — không gian giáo dục, trao truyền các giá trị vănhoa, đạo đức “Uống nước nhớ nguồn” của người dân địa phương 723.1.3 Những hủ tục, lạc hậu và những dấu hiệu lai căng, biến dạng vănhóa lễ hội truyền thống trong lễ hội làng Keo hiện nay - 743.2 Vấn đề đặt ra trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

thông qua lễ hội hiện nay từ nghiên cứu lễ hội làng Keo - 78

3.2.1 Khang định vị trí của ngôi chùa và lễ hội chùa làng trong xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc 78 3.2.2 Bao tồn và sàng lọc những giá trị văn hóa tích cực của lễ hội làng Keo 813.3 Một số đề xuất bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trong

lễ hội hiện nay -¿ ¿6-5532 SE 3 E3 1211121211111 2111111111 111111111 T.1xe 82

Tiểu kết chương 3 ceeececcsssescscssessessessesscsessessesscsessessessesecsssesstssesesessesseeseseees 86

„00,90 — Ô 88TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2-5 5° s£ s2 ©s££S< s£ssexsezseesessesee 91

7:00 .— 97

Trang 7

DANH MỤC BANG VIET TAT

TT | Chữ viết tat Nghĩa day đủ

1 BV & PH Bao vé va phat huy

2 | CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chu nghĩa

Trang 8

DANH MỤC SƠ DO

Sơ đồ 1.1: Mặt bằng chùa Keo — Báo Ân Trùng Nghiêm Tự 35

Sơ đồ 1.2: Bài tri tượng trong Cung Pháp Vân — Hậu cung Thượng điện chùa Keo 38

Sơ đồ 1.3: Bài trí tượng trong Tam bảo Chính điện chùa Keo - 40

Sơ đồ 1.4: Bài trí tượng ở Ban thờ Phật Chính điện Tam Bao chùa Keo 42

Sơ đồ 1.5: Mặt bằng nghè Keo 2-2-2 SSSE‡EEEE2EE2E1221221271 212 re 50

Sơ đồ 1.6: Bai trí tượng hậu cung nghè Keo - 2 2 2 s+zs+zxszxrse¿ 53

Sơ đồ 1.7: Chính điện Điện Mau trong khuôn viên nghé Keo 55

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 1.1: Trinh tự đoàn rước hội làng KeO ¿+5 «+55 +++x£+s++eesexss 28

Bảng 2.1: So sánh đối tượng thờ cúng của lễ hội làng Keo và lễ hội đình làng

Bang 2.3: So sánh sự khác biệt của lễ hội làng Keo và lễ hội đình làng Phú Diễn 67

Trang 10

MO DAU

1 Lý do chon đề tài

Nửa đầu thiên niên kỷ thứ hai sau Công nguyên, Phật giáo chính thức

du nhập và phát trién ở Việt Nam Trong buổi đầu này, Phật giáo dựa vào vănhóa bản địa để nhập thế, duy trì và phát triển Một trong những tín ngưỡng bản địa mà Phật giáo hỗn dung, hòa nhập để phát triển là tín ngưỡng thờ nhiên thần — nữ than Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện).

Trung tâm Luy Lâu - Giao Chỉ, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh

Bắc Ninh là một trong những trung tâm định hình và lan tỏa Phật giáo mangđặc trưng của Phật giáo vùng châu thé Bắc bộ và Việt Nam Hệ thông Tứpháp ở tiểu vùng này bao gồm một phần trên đất Gia Lâm, thuộc Bắc Ninh —Kinh Bắc xưa, và Hà Nội ngày nay Nhiều ngôi chùa được xây dựng và pháttriển gắn với các làng ở tiểu vùng văn hóa này.

Những tương đồng và dị biệt của các ngôi chùa thờ Tứ pháp ở tiểuvùng này không chỉ xuất phát từ quá trình truyền đạo gắn với những tên tuôi,nhân vật được thờ cing mà một yếu tố rất quan trọng khác là sự hỗn dung vớivăn hóa, tín ngưỡng bản địa Từ đặc điểm tôn giáo gắn với vị trí địa lý mang đặc điểm riêng đã sản sinh ra lễ hội truyền thống của Phật giáo ở mỗi ngôi chùa trên địa bàn Bắc Ninh và Hà Nội có những đặc trưng khác nhau.

Chùa Keo, một trong những ngôi chia cô, nằm ở tiểu vùng Luy Lâu —

Giao Chỉ xưa, nơi thờ bà Keo — một hóa thân của Pháp Vân, chị cả trong Tứpháp cùng với sự hỗn dung với văn hóa ban địa của làng Keo — đã sinh ra đặctrưng lễ hội mà các chùa ở địa phương khác không có được Ngôi chùa và lễ hộilàng có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong sản sinh, thực hành và bảo tồn nền vănhóa truyền thông của từng địa phương nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung

LỄ hội làng Keo sinh ra từ văn hóa, tín ngưỡng thờ Phật ở một địaphương có tính chất giao thoa văn hóa mạnh mẽ, mang nhiều đặc điểm độcđáo và là đối tượng nghiên cứu điển hình trong tiếp cận ngành Việt Nam học

Trang 11

dé chỉ ra những đặc điểm, đặc trưng riêng biệt dé từ đó cung cấp luận cứ khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnhhiện nay là một nhiệm vụ cấp bách Nói cách khác, tôn giáo và văn hóa sinh

ra lễ hội; lễ hội là một sản phẩm văn hóa mang những đặc trưng riêng biệt gắnvới chủ thé sáng tạo của nó.

Tuy nhiên, ngày nay, nghiên cứu lễ hội làng Keo không chỉ góp phầnnghiên cứu vị trí và vai trò của ngôi chùa, ngôi đình, ngôi đền và lễ hội làngtrong văn hóa làng xã ở một địa phương cụ thể — ở đây là làng Keo - mà còngóp phần chỉ ra những giá tri văn hóa đặc sắc, tiễn bộ, những hủ tục lạc hậu của địa phương cần bảo tồn hoặc loại bỏ để phát huy, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tỉnh thần Nghị quyết Trung

ương 5 Khóa VIII.

Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Lễ hội làng Keo ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” dé viết luận văn thạc sĩ ngành Việt

Nam học.

2 Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung, vị trí của ngôi chùa làng

và lễ hội truyền thống gắn với tín ngưỡng Tứ pháp và lễ hội của các ngôi chùanói riêng đã có không ít các công trình nghiên cứu dưới các góc tiếp cận khácnhau, sử học, triết học, tôn giáo học, văn hóa học Có thể kể tới những côngtrình tiêu biểu như Nguyễn Lang với Lược sử Phật giáo Việt Nam [Nxb Vănhoc, 2001]; Lê Mạnh That với Lich sử Phật giáo Việt Nam [Nxb Tông hợpThành phố Hồ Chí Minh]; Trần Trọng Kim với 3 cuốn Phật luc [Nxb Lê

Thăng, Hà Nội, 1940], Phat học [Nxb Tôn giáo, 2007], Phat giáo [Nxb Tôn

giáo, 2010]; Lich sw Phật giáo Việt Nam [Nxb Khoa học xã hội, 1988] cua

Viện Triết học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam là công trình kinhđiển trình bày về lịch sử Phật giáo Việt Nam

Trang 12

Bên cạnh đó, có thé kế thêm một số bài báo khoa học, luận văn thạc singhiên cứu về tín ngưỡng thờ Man Nương và Tứ pháp dưới góc nhìn của vănhóa tín ngưỡng cũng đã được đề cập trong các công trình như: Chùa Dâu — Tứpháp và hệ thống các chùa Tứ pháp [Nxb Khoa học Xã hội, 2000] của NguyễnMạnh Cường; 130 Pagodas in Ha Noi [Nxb Thể giới, 2003] của Nguyễn Thế Long và Phạm Mai Hùng; Nếp cũ — Tin ngưỡng Việt Nam (Quyên Thượng/Quyền Hạ) [Nxb Trẻ, 2005] của Toan Anh; Tin ngưỡng dân gian Việt Nam[Nxb Văn hóa dân tộc, 2001] của Vũ Ngọc Khánh; Thần, người và đất Việt[Nxb Tri thức, 2017] của Tạ Chí Đại Trường: Lễ hội về Nữ thần của người Việt[Nxb Văn hóa dân tộc, 201 1] của Nguyễn Minh San; "Tín ngưỡng thờ Tứ pháp

ở châu thé Bắc Bộ" (2014) trong Tap chí Van hóa nghệ thuật, số 363, tr.85-88của Nguyễn Thị Thanh Mai; "Tín ngưỡng thờ Tứ pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, sựkết hợp nhuan nhuyễn giữa hai nền văn hóa Đại Việt và An Độ xưa trong Tapchí Giáo dục sô đặc biệt 5/2017, tr.251-255; "Truyền thuyết về Tứ pháp và lễhội cầu mưa ở Hưng Yên" của tác giả Đỗ Thị Mai (Luận văn Thạc sĩ Văn học

năm 2018, trường Đại học Thái Nguyên)

Nghiên cứu về mỗi quan hệ của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cóthé kế đến công trình Phát giáo với văn hóa Việt Nam [Nxb Hà Nội, 1999] đãlàm rõ tác động của Phật giáo đến văn hóa ở 2 khía cạnh: văn hóa hữu hình vàvăn hóa tinh than, có phan lý giải sự hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng

làm nên nét đặc thù của cũng như vai trò của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam.

Trong công trình 7ín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam [Nxb Khoa

học xã hội, 2001] tác giả Ngô Đức Thịnh đã phân tích sự hỗn dung giữa đạo

Phật và đạo Mẫu

Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được các nhànghiên cứu chỉ ra thể hiện ở sự kết hợp giáo lý nhà Phật và triết lý sống củangười Việt, sự kết hợp trong đối tượng thờ cúng và nghỉ lễ thờ cúng, trongkiến trúc hay nghệ thuật trong các ngôi chùa Việt Tuy nhiên nội dung này

chưa được di sâu làm rõ ma chỉ dừng lại ở sự mô tả khái quát.

Trang 13

Nghiên cứu về lễ hội ở Việt Nam, không thé không kê tới những côngtrình nghiên cứu như Lé hội Việt Nam [Nxb Văn hóa thông tin, 2005] củaPGS Lê Trung Vũ và PGS.TS Lê Hồng Lý; Lé hội Thăng Long [Nxb Hà Nội,2001] của PGS Lê Trung Vũ; Tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền Việt Nam [Nxb

Tri thức, 2018] của Ngô Đức Thịnh;

Tuy nhiên, nghiên cứu lễ hội làng Keo (Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội)

một cách toàn diện và chuyên sâu thì cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu Những nghiên cứu về di tích chùa Keo, Kim Sơn, Hà Nội,như trên đã trình bày, chỉ dừng lại ở một số bài viết, bài báo riêng lẻ của trangthông tin điện tử huyện Gia Lâm hoặc các trang du lịch trực tuyến giới thiệuhết sức khái quát chung chung về lễ hội làng Keo, Hà Nội Cho đến nay, chưa

có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu về lễ hội làng Keo dưới gócnhìn của ngành Việt Nam học Do đó, đây là công trình đầu tiên sẽ nghiêncứu đầy đủ, có hệ thống về lễ hội gắn với ngôi làng này

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu trường hợp làng Keo, Gia Lâm, Hà Nội, luận

văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa, giữa

ngôi chùa làng với văn hóa làng; sự hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng

bản địa trong truyền thống và trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại,

nhận định rõ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng của lễ hội từ đó rút ranhững vấn đề trong việc gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung làm rõ các đối tượng nghiên cứu:

- Hạt nhân tạo nên lễ hội làng Keo là chùa Keo, nghè Keo và tập tục

văn hóa làng, tín ngưỡng khu vực làng Keo;

- Diện mạo, đặc điểm và đặc trưng của lễ hội làng Keo;

- Những biến đổi của lễ hội làng Keo và vấn đề bảo tồn, phát huy làng Keo trong bối cảnh hiện nay.

Trang 14

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát lễ hội làngKeo ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, có so sánh với lễ hội đình Phú Diễn(làng Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

- Về thời gian, luận văn sẽ nghiên cứu lễ hội làng Keo 03 năm trở lại đây (từ 2018 đến nay).

- Về nội dung, luận văn sẽ tập trung làm rõ diện mạo, đặc điểm, đặctrưng và nguyên nhân, yếu tố tạo nên nét đặc trưng trong lễ hội làng Keo;những biến đổi trong lễ hội làng Keo và vấn đề đặt ra trong bảo tồn và pháthuy lễ hội làng Keo cũng như bản sắc văn hóa truyền thống hiện nay

5 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tiếp cận

- Luận văn tiếp cận lễ hội làng Keo dưới góc độ của ngành Việt Namhọc, tập trung khảo sát, chỉ ra những đặc trưng và yếu tố tạo nên đặc trưngcủa lễ hội làng Keo

- Tiếp cận liên ngành Văn hóa học và Tôn giáo học để chỉ ra mối tácđộng qua lại giữa niềm tin tôn giáo đối với quá trình thực hành bảo tồn vàphát huy bản sắc lễ hội nói riêng, bản sắc văn hóa truyền thống nói chung;liên ngành Khảo cô học (khảo sát các hiện vật, tượng thờ trong quần thé ditich, ); Sử học (lich sử dân tộc gan với lịch sử địa phương và các quần thể ditích trong lễ hội ); Du lịch học (khảo sát hiện trạng lễ hội và đưa ra những đề

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu điền dã, khảo sát trực tiếp, trong đó tậptrung khảo sát trực tiếp, phỏng vấn sâu người trụ trì chùa, người quản lý nghè

10

Trang 15

và một số cụ cao tuôi người bản địa đang sinh sống tại địa bàn nghiên cứu.Tác giả còn phỏng van sâu và seminar một số chuyên gia dé làm rõ bản chấtcủa đối tượng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày tập trung ở

chương 2 của luận văn.

- Phương pháp phân tích, tong hợp Từ kết quả khảo sát trực tiếp tại địa bàn khảo sát phối hợp với nguồn tài liệu trong thư viện và các nguồn khác, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích nguồn tài liệu dé chứng minh, làm rõ đốitượng cũng như kết quả nghiên cứu

- Phương pháp so sánh đối chiếu Luận văn cũng sử dụng phương pháp này để so sánh lễ hội làng Keo với một số địa phương khác để chỉ ra đặc

trưng của lễ hội của địa phương này.

Như vậy, trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi khảo sát thực địa

là chủ đạo, với các kĩ thuật phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, phỏng vẫn qua

bảng hỏi và ghi âm, chụp hình.

6 Những đóng góp mới của luận văn

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu về lễ hộilàng Keo dưới góc tiếp cận của ngành Việt Nam học Do đó, luận văn sẽ cung cấp luận cứ lý thuyết và thực tiễn cho việc nghiên cứu Việt Nam học cũng góp phần bồ sung hướng tiếp cận đặc trưng một hiện tượng văn hóa cho công tác nghiên cứu, dao tạo và quản lý văn hóa, lễ hội truyền thống

Việt Nam hiện nay.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tải liệu tham khảo và Phụ lục,

luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về lễ hội làng Keo;

Chương 2: Không gian và đặc trưng lễ hội làng Keo;

Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

qua lễ hội hiện nay

11

Trang 16

từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ,

sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời này

quy fụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh ” Lễ hội làhoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo Lýgiải thêm về lễ hội, môi quan hệ giữa tôn giáo và lễ hội: Do nhận thức, ngườixưa rất tin vào trời đất, sông núi, vì thế ở các làng, xã thường có miéu thờ thiên thân, thổ thân, thủy thân, sơn thân Lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội Tôn giáo thông qua

lễ hội làm phương tiện phô trương thanh thể, ngược lại lễ hội thông qua tôn

giáo dé than linh hóa những gì trần tục "

Theo Từ điển Tiếng Việt [74; tr.561] thì: "/2" là những nghỉ thức tiếnhành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có y nghĩa nào đó con

"hội" [74: tr.459] là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theophong tục hoặc nhân dịp đặc biệt Lễ ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào cácnghi thức lễ liên quan đến cầu mùa, cầu nhân khang vật thịnh Có thể nói lễ là một phần đạo — tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và

sự đảm bảo nề nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn Lễ và hội là quan hệ

12

Trang 17

giữa phần đạo và phần đời Lễ và hội đều là cuộc sống thực của con người,được phản ánh thông qua tâm linh cộng đồng.

Như vậy, nếu Lễ là phần Đạo, phần tâm linh thì phần hội là phần Đời,

là khát vọng của mọi thành viên trong cộng đồng nhằm vươn tới những điềutốt dep trong cuộc sống Đến với hội còn là dịp để cộng cảm, cộng mệnh, dé mọi người trở nên bình đăng và gần gũi nhau hơn Đặc biệt là dịp để mỗi người nhận thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn sau những mưu sinh, vất vả củacuộc sống hàng ngày

"Lễ" và "hội" không phải là hai khái niệm tách rời, mà trong thực tế

cuộc sống, đó là một hiện tượng văn hóa xã hội thống nhất, không tách rời.

Trong đó cái "thiêng" là hạt nhân của lễ hội, là sản pham của ý thức xã hội,sản phẩm của chính con người qua cả một quá trình lâu dai tạo nên Cái thiêng dẫu là vô hình, trừu tượng nhưng vẫn hiện hữu qua những hệ thốngbiểu tượng, thực hành các nghỉ lễ thông qua không gian và thời gian cụ thécủa lễ hội Qua đó, con người vẫn cảm nhận và ý thức được sự trừu tượng

ay Thực chất, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và diễntrò, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân Tuynhiên, ban thân cuộc sống không thé thành lễ hội được nếu như chính nókhông thăng hoa, liên kết và quy tụ tạo nên thế giới tâm linh, tư tưởng củacác biéu tượng, vượt lên những điều trần tục Đó là cuộc sống thoát ly thựctại tạm thời, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên dep dé

va hoan hao.

- Tin ngưỡng

Tín ngưỡng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [57; tr.435] là niém tin

tuyệt đối, không chứng minh (không dựa trên các tài liệu khoa học và thực

tiễn) vào sự tôn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên ( than thánh), tin ngưỡng là đặc điểm chủ yếu của ý thức tôn giáo, giữ vị trí trung tâm trong ý

thức đó Cơ sở khách quan của tín ngưỡng là những lực lượng xã hội và tu

13

Trang 18

nhiên thống trị con người Trong ý thức tôn giáo, những lực lượng đó manghình thức siêu nhiên và trở thành đối tượng của tín ngưỡng Vì vậy, tínngưỡng ( niềm tin tôn giáo) độc lập với tri thức khoa học.

Còn theo Từ điền tiếng Việt [74; tr.1009] thì Tin ngưỡng là tin theo một

tôn giáo nào do.

Như vậy, có thể hiểu tín ngưỡng là một hình thức biểu hiện của văn hóa,

ở đây là niềm tin vào sự linh thiêng, sự ngưỡng mộ của con người đối với yếu

tố thiêng Niềm tin vào bề trên linh thiêng tạo nên sức mạnh tỉnh thần vànguôn động lực và niềm tin vào cuộc sống của con người

- Tự pháp

Tứ pháp theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [57; tr.742] là "bốn vị Phật

nữ tính cua sơn môn Dâu: Pháp Van, Pháp Vii, Pháp Lôi, Pháp Điện Pháp

Vân được thờ ở chùa Diên Ứng tức chùa Dâu Pháp Vũ được thờ ở chùa

Thành Đạo tức chùa Đậu Pháp Lôi được thờ ở chùa Phi Tướng tức chùa

Tướng Pháp Điện được thờ ở chùa Trí Quả tức chùa Dàn Các chùa này déutập trung ở khu vực Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Tứ pháp là bốnhiện tượng tự nhiên: mây, mưa, sam, chop trong tin ngưỡng phon thuc duoc Phật hóa Các triéu đại phong kiến thường rước tượng Tứ pháp tam Phật cau

mưa Truyện Man Nương trong Lĩnh Nam chích quai ghi lại sự hình thành

sơn môn Dâu vào cuối thé kỷ II".

Như vậy, Tứ pháp là một hiện tượng hỗn dung tôn giáo rất độc đáo vàpho biến ở vùng châu thổ Bắc bộ, đặc biệt là ở vùng Bắc Ninh và giáp ranh làvùng Gia Lâm mà luận văn này trực tiếp khảo sát, nghiên cứu

1.1.2 Lý thuyết tiếp cận

Di sản văn hóa nói chung, lễ hội làng Keo ở Gia Lâm nói riêng lànhững giá trị tỉnh thần, tư tưởng được cộng đồng làng xã tạo tác, bảo tồn vàphát triển từ đời này qua đời khác gắn với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Trong

nước và quôc tê đã đưa ra nhiêu quan diém, mô hình bao tôn di sản văn hóa

14

Trang 19

nói chung khác nhau, nhằm hướng tới giữ gìn những giá trị tỉnh hoa của vănhóa cộng đồng Tuy nhiên, không có mô hình hay lý thuyết nào được coi làtoàn diện dé áp dung, mà tùy bối cảnh, tính chat dé có những vận dụng phùhợp Trong quá trình nghiên cứu, Gregory J.Ashworth đã tổng kết 03 mô hìnhbảo tồn di sản: bảo tồn nguyên vẹn; bảo tồn trên cơ sở kế thừa; bảo tồn để phát triển, có thể áp dụng với bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lễ hội làng

Keo ở Gia Lâm như sau:

Thứ nhất là quan điểm bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn nguyên gốc) đượccác nhà bảo tàng học ủng hộ và thịnh hành từ những năm 1850, góp phanquan trọng trong công tác bảo tồn nguyên trạng các di tích, các bộ sưu tậphiện vật trưng bày trong các bảo tàng Ở lễ hội làng Keo ở huyện Gia Lâm thìnhất định cần bảo tồn một số giá trị của nó ở dạng nguyên vẹn, trong đó cóvan dé đặc trưng về thần chủ và các lớp văn hóa bản địa — những yếu tố tạo tác đặc sắc văn hóa lễ hội truyền thống này.

Thứ hai là quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa: tác giả GregoryJ.Ashworth cho rằng, không chỉ những đồ tạo tác hay những tòa nhà mà cảcác bộ sưu tập và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa trên cơ sở kế thừa.

Tiêu chí lựa chọn không chỉ phụ thuộc vào chức năng bên trong của di sản mà

còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài của di sản Bảo tồn trên cơ sở kế thừakhông chỉ quan tâm đến hình thức mà còn quan tâm đến cả chức năng của disản Trong trường hợp bảo ton lễ hội truyền thống làng Keo ở huyện Gia Lâmcũng cần dựa trên quan điểm này Chúng ta sẽ lưu giữ những tinh hoa và bổsung những yếu tổ mới dé lễ hội ở đây luôn được tươi mới, vừa truyền thống

nhưng bao chứa được hơi thở của thời đại mới.

Khi nhìn nhận về hai quan điểm bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ

sở kế thừa, mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn khó xác định các yêu tổ nguyên gốc, hay yếu tô phái

sinh và giữ nguyên gôc là những yêu tô nào Quan diém bảo tôn trên cơ sở kê

15

Trang 20

thừa lại gặp khó khăn trong xác định yếu tố nào thực sự cần phải kế thừa, yếu

tố nào không phù hợp trong đời sống và cần được loại bỏ; đồng thời đưa rakhuyến cáo sự loại bỏ ấy có nguy cơ đánh mat những giá trị di sản văn hóa

mà chúng ta chưa thực sự hiểu biết một cách sâu sắc, thấu đáo về bản chất của

di san [33; tr.28].

Thứ ba là quan điểm bao tồn phát triển Bao tồn dé phát triển không đơn thuần là việc tìm những biện pháp dé bảo tồn nguyên ven di sản, mà cóthé xem xét quản lý di san theo một hướng khác Di sản văn hóa luôn tôn tạicùng với sự vận hành của xã hội và di sản văn hóa là một thực thể có sự tácđộng qua lại trong môi trường xã hội Do vậy, cần có những biện pháp bảotồn các gia tri của một di sản văn hóa cu thể, ở đây là di sản lễ hội làng Keo ởhuyện Gia Lâm, một cách hợp lý nham bảo vệ di sản hiệu quả, khai thác vàphát huy di sản đúng mức luôn là vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh

tế — xã hội của địa phương này Mối quan hệ hữu cơ giữa di sản văn hóa vớiphát triển kinh tế - xã hội ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm ngày nay, theo quanđiểm nay, là mỗi quan hệ tương hỗ có tác động qua lại lẫn nhau [33; tr.29]

Quan điểm đặt bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nói chung, lễ hộitruyền thống của làng Keo ở huyện Gia Lâm nói riêng trong mối quan hệ vớiphát triển là không bận tâm đến việc tranh luận nên bảo tồn nguyên vẹn thếnào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà quan trong làm thé nao dé di sản lễ hội này phát huy được giá trị của nó trong đời sống hiện nay Di sản lễ hội làngKeo ở huyện Gia Lâm cũng vậy, nó được định hình và phát triển lâu đời, gắnvới quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vùng Luy Lâu và tín ngưỡngbản địa, luôn vận động tiếp biến trong từng giai đoạn lịch sử Do đó, có thểnói, cả 03 quan điểm học giả Gregory J.Ashworth tổng kết đều phù hợp vớinhững vấn đề bảo tồn di sản lễ hội làng Keo ở huyện Gia Lâm Bởi xét đến cùng, di sản được sinh ra trong mỗi giai đoạn cu thể nó phản ánh ý thức, giá

trị văn hóa đương thời Tuy nhiên, vì găn với bôi cảnh văn hóa cụ thê nên ở

16

Trang 21

những giai đoạn khác nhau, các thế hệ tiếp theo cần bảo tồn, bồi đắp nhữnggiá trị văn hóa mới để mỗi di sản văn hóa nói chung, lễ hội làng Keo ở huyệnGia Lâm nói riêng không ngừng phát triển, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử

mà giá trị truyền thống, những đặc trưng, tinh hoa văn hóa của quá khứ màông cha ta tạo tác luôn được lưu giữ trong cuộc sông hôm nay.

Ngoài tiếp cận các quan điểm về quản lý di sản, luận văn còn phân tích,đánh giá thực tiễn Luận văn còn căn cứ vào những quan điểm mà Đảng vàNhà nước đặt ra trong nội dung được qui định tại điều 54 của Luật Di sản văn

hóa [67].

1.1.3 Các van bản quy phạm pháp luật về bảo ton và phát huy lễ hội

1.1.3.1 Các công ước quốc tế về di sản văn hóa

Một trong những nhiệm vụ quan trọng và nổi bật của UNESCO là duytrì danh sách các di sản thế giới, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, mà lễ hội truyền thống cũng nằm trong phạm vi đó Chính vì vậy,trên bình diện pháp lý UNESCO đã ban hành nhiều công ước về lĩnh vực vănhóa cụ thé:

Ngày 16/11/1972 tại Paris, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Công ước Bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới tại kỳ họp thứ 17 Các DSVH và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại, xuống cấp trong quá trình pháttriển của đời sống xã hội, cho nên việc bảo vệ di sản ở các cấp quốc giathường gặp những khó khăn, thách thức vì việc bảo vệ đòi hỏi rất nhiềuphương tiện khoa học kỹ thuật và nguồn lực kinh tế (Điều 5)[72]

Năm 2003, UNESCO được Đại hội đồng các quốc gia thành viên thông quaCông ước về Bảo vệ DSVH phi vật thẻ, tại phiên hop thứ 32 ở Paris [15; tr.170]

Công ước UNESCO 2003, Việt Nam là quốc gia thứ 22 ký tham gia và

trở thành một trong những thành viên tích cực tham gia quá trình thực hiện

Công ước Việt Nam được tín nhiệm bầu vào Ủy ban Liên chính phủ về bảo

vệ DSVH phi vật thể trong nhiệm kỳ đầu tiên (2006-2010)

17

Trang 22

Công ước BV&PH đa dạng của các biểu đạt văn hóa, được thông quatại phiên họp Đại hội đồng lần thứ 33 của UNESCO vào ngày 20/10/2005, làmột trong những Công ước quan trọng về lĩnh vực văn hóa với những nỗ lựcnhằm thúc đây sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới Đây là công cụpháp lý quốc tế quan trọng để các quốc gia thành viên áp dụng ban hành chính

sách trong các lĩnh vực sản xuất, truyền bá, BV&PH các tài sản văn hóa của

quốc gia dân tộc mình.

Các nguyên tắc chỉ đạo của Công ước 2005 khăng định tại Điều 2:

Việc BV&PH sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa đòi hỏi công nhậnphẩm giá bình dang và tôn trọng tat cả các nền văn hóa bao gồm cả nền văn hóa của những người thuộc các dân tộc bản địa và thiêu số Trong nguyên tắc phát triển bền vững đa dạng văn hóa là một tài sản phong phú cho các cá nhân và xã hội Việc bảo vệ, phát huy da dang văn hóa là một yêu cầu thiết yếu đối với sự phát triển bền vững và lợi ích của các thé hệ hôm nay và mai sau [73; tr.5-6].

Nhận thức được giá tri và tầm quan trọng của Công ước BV&PH sự đadạng của các biểu đạt văn hóa, Việt Nam đã ký phê chuân Công ước 2005 vàongày 07/8/2007 Việt Nam là một trong những quốc gia có trách nhiệm đónggóp thiết thực trong quá trình thực thi Công ước 2005, điều đó được thể hiệnrất rõ khi Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liênChính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO nhiệm ky

(2011-2015).

Lễ hội làng Keo ở huyện Gia Lâm là một di sản văn hóa phi vật thê độcđáo cần được bảo tồn và soi chiếu dưới ánh sáng của các quy định, công ướcquốc tế Day là lý do mà luận văn sử dụng các văn bản này trong công trình nay

1.1.3.2 Các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

Từ khi thành lập Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về vi trí, vai tròvăn hoá luôn nhất quán Từ Đề cương văn hoá năm 1943 đến Nghị quyết số33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ở trong

18

Trang 23

từng giai đoạn cách mạng của Việt Nam, quan điểm và đường lối của Đảng vềvăn hoá nói chung và QL DSVH nói riêng thể hiện rõ trong các văn kiện củaĐảng các khóa VIII, IX, X, XI Đặc biệt, trong Nghị quyết TW 5 khóa VIII vaNghị quyết TW 9 khóa XI, các quan điểm có sự thay đổi uyên chuyền, linh

hoạt phù hợp với thực tiễn

Điều này được thé hiện ở một số văn bản sau:

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001) ban hành Luật Di sản vănhóa, số 28/2001/QH10 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sảnvăn hóa, số 32/2009/QH12;

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010, về Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và luật sửa đổi, bé sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 về công tác dân tộc;Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014, về xét tặng danh hiệu Nghệnhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thé

Luận văn đã vận dụng các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật

và các văn bản dưới luật của Nhà nước ban hành nhăm phân định tổ chứcquản lý bảo tồn, vai trò của các tô chức, cá nhân; đi sản văn hóa phi vật thénói riêng theo Luật Di sản văn hóa và các nghị định, quyết định của Chínhphủ và đề xuất mô hình bảo tồn di sản văn hóa trên cơ sở các quy định về tổchức của Nhà nước dé nghiên cứu, soi chiếu vao quá trình nghiên cứu luận

văn này.

1.2 Lễ hội làng Keo trong không gian văn hóa tiểu vùng Bắc Ninh và Hà Nội1.2.1 Vị trí địa ly, không gian văn hóa lễ hội lang Keo trong tiểu vùng vănhóa Kinh Bắc

Theo cụ P — người trông coi chùa Keo, làng Giao Tat (có tên Nôm làlàng Keo) cùng với 3 làng cô khác là làng Then (Kim Son), làng Chè (Giao

19

Trang 24

Tự) và làng Vui (Linh Quy) hợp thành cụm làng quê cô nổi tiếng, nay là đất thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Ha Nội'.

Giao Tất — mảnh đất mang nhiều dấu ấn, với những danh nhân lịch sử, những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là những giá trỊ văn hóa cô hiện vẫn còn được lưu giữ tại nghè Keo va chùa Keo Trải qua chiềudài lich sử dân tộc, các thế hệ người dân Giao Tat không chỉ tự hào về làngquê khoa bảng mà còn là mảnh dat giàu truyền thống yêu nước và Cách mạngđặc biệt là trong thế kỷ XX với cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dânPháp xâm lược Trong cuộc đương đầu ác liệt với thực dân Pháp, làng Giao Tat hứng chịu những hậu quả nặng nề và to lớn: hơn 200 nóc nhà, 2 ngôi đình

cô là đình Bằng và đình Dân bị Pháp thiêu trụi hoàn toàn Nhiều tắm gương

bộ đội, du kích và nhân dân tham gia bảo vệ xóm làng đã bị thương hoặc anh dũng hi sinh Ghi nhận những đóng góp to lớn của cán bộ và nhân dân địa

phương cho cuộc kháng chiến, thôn Giao Tất đã được Nhà nước phong tặngHuân chương kháng chiến hạng Nhì và 72 huân huy chương cho những người

có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp và nhiều Bằng khen cho các gia đình nuôi giấu cán bộ Cách mạng Ngày 15 tháng 12 năm 2007, UBNDthành phé Hà Nội cũng đã ra quyết định gắn biển di tích Cách mang cho làngGiao Tất đúng vào dip Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thiđua ái quốc (11/06/1948) và hướng tới Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà

Nội (10/10/2010) Tự hào là một trong những cái nôi của văn hóa vùng Kinh

Bắc xưa, càng thêm vẻ vang về truyền thống yêu nước và tinh thần Cáchmạng của quê hương, phan chan hơn khi liên tục được trao tặng Bằng khen,Giấy khen và danh hiệu cao quý "Di tích Cách mang kháng chiến — làng Giao Tat", mỗi cán bộ và người dân địa phương vừa tự hao nhưng cũng thấytrách nhiệm lớn lao Đó là phải nâng cao tinh thần đoàn kết, thi đua dé học

' Tự liệu phỏng van sâu cụ H.D.P (67 tuổi) tại thôn Giao Tắt, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

20

Trang 25

tập, lao động, công tác đạt hiệu quả cao, góp phần xây dựng quê hương GiaoTất ngày một văn minh, giàu mạnh, hiện đại, xứng danh "Làng Cách mạng

của xã anh hùng".

Lang Keo xưa có tên chữ là Cổ Giao thuộc huyện Long Biên quận GiaoChỉ ngày xưa, nay là làng Giao Tất thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm,

thành phố Hà Nội Làng Keo xưa có nghề truyền thống nau keo da trâu và

nghề làm sơn gỗ, đặc biệt là sơn son thếp vàng nên dân làng thường gọi làlàng Keo Trong sách Phong thé Ha Bắc đời Lê (Kinh Bắc phong tho diễnquốc sự) của Trần Văn Giáp có câu: "Nau keo Giao Tat có phần tài năng".Lang Keo còn có nghề làm vàng diép (còn gọi là vàng cả) cũng rất phô biếncho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn, dân gian vùng này có

câu: "Chao Dương, tương Sui, đậu Vụi, ca Han, thóc Dang, vàng Keo".

Đến khi dẹp loạn 12 sứ quân bị dập tắt (cuối năm 967), vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi lập ra triều đại nhà Đinh, thống nhất đất nước Từ đó địa giớicủa hai làng mới chính thức được phân định bằng văn bản Theo khảo sát trựctiếp của tác giả, mãi cho tới ngày nay, nhiều cụ già còn thuộc lòng câu:

"Thượng từ bờ Đó, hạ chí Thạch Kiéu" do cách phân chia địa giới cho nênchùa Keo lại nằm trên phần đất thuộc địa phận làng Chè (Giao Ty) Thé là

câu tục ngữ "Chùa Giao Tat, dat Giao Tự" có nguồn gốc từ đó” Riêng việc

đổi tên làng phải giữ chữ Giao, nghĩa là keo sơn, nhắc nhở sự gắn bó lâu bềnmãi mãi Chùa Keo gắn liền với tên gọi làng Keo

Thời Lý, chùa Keo còn có tên là Linh Tiêu Sơn, do một vị Hàn lâm Đại

học sĩ viết năm Hồng Phúc thứ nhất (1572), nguyên bản chữ Hán và bản dịchQuốc ngữ của Viện Hán Nôm do tiến sĩ Nguyễn Tá Nhi biên dịch năm 1987

W

thì được biết thêm như sau " Sau khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho

chong là Tran Cảnh và sông với vua Tran đã nhiêu năm mà đường con cái

? Tư liệu phỏng van sâu cụ H.Đ.P (67 tuổi) tại thôn Giao Tắt, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

21

Trang 26

vẫn muộn màng, Lý Chiêu Hoàng liên xin với chong được đi thăm thú phongcảnh, lễ Phật cau Kinh ở nhiễu noi Bay giờ nghe nói ở Giao Tự Trang cóchùa Linh Tiêu Son thờ Phật rất linh ứng Chiêu Hoàng lién đến thăm cảnh chùa và vào điện Phật cầu Kinh Trước cửa Phật, Chiêu Hoàng liền xin cắt tóc di tu, gìn giữ trai giới dé mong được hưởng phúc trời."

Như vậy, tư liệu đã cho ta biết thêm hai điều về lịch sử chùa Keo Một

là, tên gọi chùa Keo dưới thời Ly — Tran là Linh Tiêu Sơn Hai là, Lý ChiêuHoàng — vị vua cuối cùng của thời Lý đã từng tu hành ở chùa Keo Ngoài ra,chùa Keo còn là nơi ghi dấu ấn của một nhà sư nổi tiếng thời Lý, đó là vịthiền sư có pháp hiệu là Khánh Hy (1067-1142) Ông thuộc dòng tịnh hạnh, làthé hệ thứ 14 của Thiền phái Ti Ni Da Lưu Chi, sư họ Nguyễn, quê ở làng CổGiao, huyện Long Biên Ông từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng lục rồi Tăng thống — chức vụ cao nhất va được coi là người đứng đầu Phật giáo cả nước thời phong kiến Một vị sư nồi tiếng như thế mà lại là người làngKeo thì việc ông được dân làng đặt bàn thờ ở chùa Keo thì có lẽ cũng là điều dễhiểu Thêm nữa, trong thé pha của những dòng họ Nguyễn ở vùng này cũng ghi

rõ "Tổ là dòng dõi nhiễu đời của Nguyễn Thiện Ngộ, pháp hiệu Khánh Hy vốn

là người làng Keo (Cổ Giao) sống ở đời Lý Nhân Tông (1072-1127) phong chức Tăng lục và ban cho bảo truong Đến đời vua Lý Than Tông (1127-1138) lại được cho vời vào triều dé hỏi việc và còn được phong đến chức T ăng thống

là chức vị cao nhất ở thời Lý chỉ dành phong cho nhà sư".

1.2.2 Yếu tổ cơ bản của lễ hội lang Keo

1.2.2.1 Đối tượng thờ cúng, tôn vinh trong lễ hội làng Keo

Giống như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội làng Keo cũng là mộthình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần, được khởi nguồn và phát triển từ nhữnghoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, ân chứa những tâm tư, nguyện vọngmang tính tâm linh của con người hướng tới các vị thần linh Những giá trị về

văn hóa và cô kêt cộng đông thông qua tôn giáo, tín ngưỡng chính là nên tảng

22

Trang 27

cho sự tồn tai và phát triển bền vững của những lễ hội truyền thống trong suốtchiều dài lịch sử của dân tộc, trải qua một quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài.

Xã hội càng vận động, biến đổi hiện đại bao nhiêu thì áp lực cuộc sống, công

việc dồn lên con TIgười bấy nhiêu Những lúc mỏi mệt như vậy, con người có

xu hướng tìm về những giá trị văn hóa truyền thống, gần gũi với thiên nhiên, gửi gam ước nguyện vào đời sông tâm linh thiêng liêng, phong phú Đời sống tâm linh là sốc rễ vững chắc của mối quan hệ cộng đồng làng xã Hai yếu tố

"thiêng" và "tin" hòa quyện tạo thành sức mạnh gắn kết cả một cộng đồng

Đối tượng thờ cúng thứ nhất của lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn, huyện

Gia Lâm, thành phố Hà Nội là Thanh Hoang làng Đảo Phúc — người có côngphò tá cho Vua chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dân tộc; còn với làng ThánhÔng đã phù hộ nhân dân, đem lại mưa thuận gió hòa, xã hội yên bình và bảo

vệ người dân khỏi thiên tai địch họa Nhân vật được thờ phụng thứ hai là

Pháp Vân Phật tức Bà Keo — em út trong Tứ đại Phật Pháp đất Luy Lâu Bàtuy là em út trong bốn Bà nhưng lại có tên chữ trùng với chị cả Pháp Vân BàKeo theo truyền thuyết được tạo tác từ mảnh gỗ thừa nhưng hóa ra lại là mảnhghép hoàn hảo nhất, được tạo ra dựa trên khát vọng ngàn đời của người dân,chinh phục được tự nhiên và có cuộc song ấm no, yén ôn dưới su che chở của

Mẹ, của Thần Phật Hai vị Thần trong tâm kham của người dân là những nhân

vật thiêng liêng, tôn kính, cùng bảo hộ, che chở cho dân làng Nhờ có công

đức của hai vị mà người dân mới có sức khỏe dồi dao, sự may man, hanhthông và điều kiện tốt dé phát triển kinh tế — văn hóa — xã hội, góp phần vàocông cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước từng ngày

1.2.2.2 Những quy định trong tổ chức lễ hội làng Keo

Theo các cụ cao tuổi trong thôn cho biết, chùa Keo thuộc quyền quản

lý của 6 cụm dân cư là Giao Tất A, Giao Tất B, phố Keo, xóm Đề, xóm Ngồ

Ba, xóm Cừ Keo; là "chùa Giao Tât năm trên đât Giao Tự” nên lúc tham gia

23

Trang 28

tổ chức lễ hội có sự góp mặt của cả thôn Giao Tất và thôn Giao Tự ` Tuy

nhiên, lệ xưa các cụ đã đặt ra quy định nghiêm ngặt: thôn Giao Tự chỉ được

tham dự lễ hội, nhưng không được tham gia vào đoàn rước hội Lệ làng rấtnên nếp, bao nhiêu năm lễ hội diễn ra nhưng không ai trong Ban tô chứccũng như người dân dám làm bắt cứ việc gì gây ảnh hưởng hay xáo trộn cácquy định nay’.

Tiêu chuẩn chọn chủ tế và các thành viên rất quy củ và khắt khe Dochủ tế là người đại điện cho dân làng giao cảm, tiếp xúc với thần linh nên

những người đảm nhận vi trí này phải trải qua quá trình chọn lựa kĩ lưỡng,

thông qua ban chấp hành người cao tuổi trong làng, và được chấp nhận theonhững tiêu chí khắt khe Một điều không thé thiếu, có thé coi là tiên quyết đó

là tắm lòng thành đối với Thành Hoàng làng, lòng tin đối với Phật pháp vàcác vị thần linh, sự nhiệt tình và hết lòng vì toàn thể dân làng mà phục vụ.Ngoài ra còn có những tiêu chí về gia đình cũng như nhân phẩm, đạo đức Trước khi đảm nhiệm vai trò của mình, mỗi cá nhân đều phải trải qua thờigian dài để học tập cách ăn nói, đi đứng sao cho đúng nhạc, phong thái

nghiêm trang đĩnh đạc Mỗi người tham gia vào công việc trọng đại của làng

vừa thay đó là trách nhiệm mà làng giao phó đồng thời lại là một vinh dự mà

không phải ai cũng được đảm nhiệm.

Danh sách 40 trai làng được tham gia rước Kiệu Nhat (Kiệu rước BàKeo) được tuyên chọn kĩ lưỡng, gồm nam thanh niên chưa vợ, không có bụi(nhà không có tang trong vòng 3 năm), chiều cao đồng đều, lực lưỡng Trangphục tham gia rước hội: áo cộc tay cô tròn màu trăng, quần dài trắng, đầu độikhăn xếp den, chân đi tất và giày bata trang, thắt dai lưng màu đỏ Đội sẽ

dành thời gian tham gia tập luyện các hoạt động rước kiệu trong khoảng 2

tháng trước lễ hội”.

3 Tư liệu phỏng vấn sâu cụ H.Đ.P (67 tuôi) tại thôn Giao Tất, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

* Tu liệu phỏng van sâu cụ B.T.T (67 tuôi) tại thôn Giao Tat, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

> Tư liệu phỏng vân sâu cụ B.T.T (67 tuổi) tại thôn Giao Tat, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

24

Trang 29

Tiếp theo là 40 trai Kiệu Nhì (kiệu Thánh Ông - Thành Hoàng làngĐào Phúc) có thể bao gồm nam thanh niên có vợ hoặc chưa vợ, trang phụcgiống trai Kiệu Nhat.

Kiệu Long Mã chạy ngựa gỗ bao gồm 30 nam thanh niên, cũng trong trang phục áo trắng, quần trắng, giày trắng, đeo đai lưng màu đỏ và đầu đội khăn xếp đen Theo sau đội Kiệu Long Mã là 10 nam thanh niên mặc đồ binh lính xưa, áo dài đen, quan trang, đội nón, thắt đai lưng đỏ, tay cầmmũi giáo sắt

Kiệu Ảnh Bác: sau khi Bác mất (1969) bắt đầu từ năm 1981 dân làngbày tỏ lòng thành kính, tôn Bác làm Thánh sống nên đưa ảnh Bác di rước.Đoàn rước ảnh Bác Hồ dẫn đầu bởi 1 vị Cựu chiến binh mặc quân phục, tay

cầm cờ đỏ sao vàng dẫn theo sau 20 nữ sinh mặc áo dài, đội nón lá truyền thống, tay cầm cờ hồng kỳ.”

1.2.3 Quy trình tổ chức lễ hội làng Keo

Dân gian có câu:

"Mong sáu hội Keo Mông bảy hội KhámMông tám hội DâuMông chín đâu đâu kéo về Hội Gióng"

Sáng sớm ngày 6 tháng 4 âm lịch vào khoảng 6 giờ, Ban tổ chức lễ hộilàng Keo và các già lão và nhân dân, người người nhà nhà sắm sửa lễ vậtdâng lên Thành Hoàng ở nghè Keo, sau đó mang lễ vật (lục cúng bao gồm 6thức: hương, hoa, đăng, tra, quả, thực) ra chùa Keo để nhà chùa làm lễ dânglên Bà Keo Trong việc phụng thờ thần thánh, cúng lễ là điều quan trọng Cóthê nói không có cúng lễ, không có thờ phụng Trên phương diện văn hóa, lễvật dâng cúng than linh thé hiện tam lòng của dân làng, dùng những vật phẩm

° Tự liệu phỏng vấn sâu cụ B.T.T (67 tuổi) tại thôn Giao Tắt, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

7 Tư liệu phỏng van sâu cụ H.Đ.P (67 tuổi) tại thôn Giao Tắt, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

25

Trang 30

là kết quả của một năm lao động dưới sự bảo trợ và phù hộ của bề trên dé báocáo và dâng cúng than linh Mặt khác, lễ vật dang cúng cũng thé hiện đượctrình độ va năng lực thấm mỹ của dân làng: văn hóa âm thực, cách bày cé,những món ăn đặc sắc của làng mình, [31; tr.188] Thủ hiệu Kiệu Nhất và

5 trai Kiệu Nhất được chọn để rước áo chầu (áo Nhà Phật) Sau khi Trụ trì chùa Keo là đại đức Thích Quảng Thiện làm lễ xong thì Thủ hiệu Kiệu Nhất

và trai Kiệu Nhất phải tiến hành nghi lễ lau chùi tượng rồi "phong áo nhàPhat" tức là lau rửa sạch sẽ và mặc áo cho tượng Bà Keo [55] Lễ tắm tượngdiễn ra ở ngay noi thờ, cụ thé là trong hậu cung Cung Pháp Vân Việc đượcdiễn ra kín đáo, do 3 trai Kiệu Nhất và Thủ hiệu đảm nhiệm Nước dùng đểtắm tượng là nước tinh khiết, được đựng trong chóe đưa về qua đám rướcnước Sau đó được đồ ra chậu sạch, được thả một số hoa thơm và dùng khăn sạch nhúng nước, vắt kiệt rồi lau tượng Ngày thường tượng Bà Keo được tạc

đã có đủ xiêm y nên chỉ vào ngày lễ hội quan trọng, ngay sau lễ tắm tượng, người ta làm lễ mặc áo, đội mũ cho tượng Bà gọi là "phong áo nhà Phật".

Theo các cụ cao tuổi trong thôn cung cấp”, Thủ hiệu Kiệu Nhat là danh

từ chỉ người cầm trống lệnh điều hành các kiệu, duy trì từ năm 1980 cho tới tận bây giờ Điều đặc biệt khi phỏng vấn Trưởng ban tô chức lễ hội” tác giađược biết là chỉ có duy nhất hai anh em người làng Keo, người anh là NguyễnPhú Lựu (trên 80 tuổi và đã mắt) và người em là Nguyễn Phú Chiến (72 tuổi)được chon làm thủ hiệu mà chưa ai thay thé được Hiện ông Nguyễn PhúChiến đang diu dắt thế hệ tiếp theo là cháu trai ruột Nguyễn Phú Hiển nối bước truyền thống làm thủ hiệu của gia đình Dân làng Keo đồng tình bỏ

Š Tư liệu phỏng vấn sâu cụ B.T.T (67 tuổi) tại thôn Giao Tất, xã Kim Son, huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

? Tư liệu phỏng vấn sâu cụ B.T.T (67 tuổi) và cụ Hoàng Đình Phong (67 tuổi) tại thôn Giao Tắt, xã Kim Son,

huyện Gia Lâm, ngày 21/01/2021.

!° Tự liệu phỏng van sâu cụ B.T.T (67 tuổi) tại thôn Giao Tat, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngày

21/01/2021.

26

Trang 31

phiếu cho gia đình ông Nguyễn Phú Chiến vì dòng họ gia đình ông rất có tâmvới Nhà Phật từ thời phong kiến tới tận bây giờ.

7 giờ, Ban tô chức Lễ hội làng Keo tuyên bố khai mạc Sau màn đốtpháo sáng và đánh trống chiêng khai hội của Đội Trống thôn Giao Tất, BanĐốc hội trao cờ thần cho Tổng cờ Doan gia lão, nhân dân, các cụ thượng va các đồng chí lãnh đạo vào làm lễ nhà đền.

Đội trưởng Đội trống có đôi lời:

"Mong sáu tháng tư hàng năm, là ngày lễ hội làng Keo quê nhà Xinmời quý khách thập phương về đây làm lễ cúng Than, sau van cảnh nghèthăm chốn quê hương — nơi có chúa Tiên, Anh hùng phò mã, được Vua ban ngự tại noi đây Cô Giao xưa nay làng Giao Tat Lớp lớp người tiếp bước cha anh Nguyện gìn giữ bảo ton di sản Dé đời sau tiếp noi đất anh hùng.

Ngàn năm trên đất ông cha Trăm năm có Bác, trồng hoa tiên rong

Cách mạng tháng Tám thành công

Việt Nam độc lập, cờ hồng tung bay

Vang lên tiếng trồng lúc này

Nhớ ơn Đảng, Bác đời đời không quên

Am no hạnh phúc vững bên Giao Tắt vững bước tiễn lên không ngừng "

7 giờ 30, sau các phần lễ, đoàn hành hương sẽ rước áo Phật và rước

Nước từ trong nghè Keo ra chùa Keo.

8 giờ 30, đoàn rước Thánh Ông (Thành Hoang làng) ra đến công chùaKeo đề đón Bà Keo Sau khi phong áo nhà Phật, Trai Kiệu Nhất hân hoan, hòreo rước tượng Bà Keo ra ngự ở bệ đá Đây là nét văn hóa vô cùng đặc sắccủa lễ hội Làng Keo, điều chưa từng có là Thần đi đón Phật, hai bên nghênh đón bang 3 hồi trống sắp (30 phút) Khi ra tới chùa Keo, Đội Trống thôn Giao Tat tiếp tục khai trống va dâng hương hoa lên Bà Keo Thanh Ong (tức Thành

27

Trang 32

Hoàng làng Đào Phúc) đứng chờ ở cổng chùa, Pháp Vân Phật - Bà Keo ngự ở

bệ đá trong sân chùa Sau hồi trống nghênh đón, đoàn rước từ chùa Keo về

làng, lúc này Kiệu Nhì — tức kiệu Thành Hoàng đi trước dẫn đường cho Kiệu

Nhất — kiéu Bà Keo, buổi chiều sau lễ vai vọng về chùa Tổ thi Kiệu Nhất đôi

vị trí lên dẫn đầu đoàn rước đi trước Kiệu Nhì Quá trình hành hội chia làm ba phần chính: phần một là hành hội từ chùa Keo về đình Dân (9h30-10h30 sáng), phần hai là hành hội từ đình Dân về đình Băng (10h30-11h30 sau đónghỉ trưa), phần ba là hành hội từ đình Bằng về chùa Keo (từ 13h30)

1 Đội cờ lễ hội

2 Đoàn múa sư tử

3 Đội trống hội

4 Đội hồng kỳ

5 Doan anh Bac

6 Đội múa sinh tiền

Bảng 1.1: Trình tự đoàn rước hột làng Keo

(Nguồn: Tác giả luận văn)

28

Trang 33

Thứ tự đi của đoàn rước hội là: đội cờ lễ hội (10 cô gái mặc áo dài cam

cờ ngũ sắc), đoàn múa sư tử, đội trong hội, đội hong ky, doan Anh Bác (1Cựu chiến binh cầm cờ đỏ đi trước, theo sau là 20 nữ sinh cam hồng kỳ và 20

nữ sinh khiêng ảnh Bác), đội múa sinh tién (các bà các cô mặc áo dài vàng, đeoman đỏ và that đai lưng đỏ), đội cờ hội, Long Mã, Bát Bửu, kiệu Long Dinh,

đội TẾ nữ quan (mặc áo dài vàng đội man vàng), Kiệu Thanh Hoàng làng, các

cụ tu văn (mặc áo dài xanh), Kiéu Bà Keo, các bà vãi (mặc áo nâu) [5S].

9 giờ 30 sáng dù trời nắng gay gắt hay mưa tầm tã cũng không ngănđược dòng người dé về đình Dân tham dự lễ hội Làm lễ xong tại đình Dân, đoàn tiếp tục rước Phật và Thành Hoàng về đình Bằng.

Hội làng là dịp đặc biệt, gắn kết mọi người và bày tỏ lòng biết ơn đốivới những người có công với đất nước Đặc biệt ở đây, khi được hòa mình vào không khí lễ hội làng Keo, chúng tôi nhận thấy sự tôn kính, trân trọng đối với Đạo Phật ở nước ta, nhất là đối với làng Giao Tắt, thuộc thành cổ Luy Lâu

— một trong những cái nôi của Đạo Phật sớm nhất của nước ta; lòng biết ơnsâu sắc đối với các vị có công với nước, với dân, với làng - ở đây là Thành

Hoàng làng Đào Phúc và phu nhân Tiên Anh công chúa Hội làng thực sự có

ý nghĩa hướng về cội nguồn đối với mỗi người dân trong làng, giúp họ hiểuthêm và tự hào về truyền thống của quê hương mình Qua đây cũng là để giáo dục lòng yêu nước với thế hệ trẻ, gắng sức mình gìn giữ non sông mà cha ông bao đời đã dùng bao xương máu đánh đổi Từ trẻ con cho tới người lớn, giàtrẻ gái trai ai ai cũng đều háo hức và mong thật nhiều lần được chui qua kiệu

Bà Keo Đó là quan niệm và cũng là niềm tin của người dân, mong muốn cónhiều may mắn hơn khi thực hiện điều đó

Buổi chiều 13 giờ đoàn bắt đầu rước từ đình Bằng đến 14 giờ tiếp tụcrước ra đến ngã tư đường 181 Kiệu Phật quay đầu về hướng chùa Tổ Luy Lâu là chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự) ở thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện ThuậnThành, tinh Bắc Ninh — là nơi thờ Phật Mẫu Man Nương, mẹ sinh ra Tứ đại

29

Trang 34

Phật Pháp đất Luy Lâu Trước kia hội rước Bà Keo — Kiệu Phật vào đến chùa

Tổ, hội cùng các Bà khác làm lễ nhưng do có nhiều biến cố của lịch sử nênsau này, kiệu Bà Keo không vào nữa mà chỉ đến ngã tư, quay kiệu hướng vềdat Me mà làm lễ Tại đây, rất đông người dân và khách thập phương chen lẫn

để được một lần chui qua kiệu Phật Người ta tin rằng chui qua kiệu Phật là mọi bệnh tật sẽ tiêu tan, công việc làm ăn buôn bán thuận lợi và gặp nhiều

may mắn trong cuộc sống Trong thé giới tâm linh của mỗi người có tình mau

tử là thiêng liêng nhất, cái đức của con người là biết báo đền công ơn trời biểncủa dang sinh thành mà ở đây thông qua nghỉ lễ vái vọng về chùa Tổ tônnghiêm, xúc động A1 cũng thấy mình trong đó, dé được Mẹ chở che cho cuộcsống an lành Thực hiện xong 3 lễ, kiệu quay về chùa Keo Lúc này KiệuNhất là kiệu Bà Keo đổi lên vị trí dẫn đoàn Về đến cổng chùa, Nhà Thánh - Nhà Phật làm lễ bái biệt, Phật về chùa, Thánh về nghè.

Kiệu Phật ngự tại bệ trước cửa chùa dé rải kiệu trước khi hoàn cung.Moi người chen lấn, xô đây nhau để cướp thừng buộc kiệu Đây là truyềnthong có từ lâu đời được dân gian truyền tai nhau rằng ai lay được mau thừngbuộc kiệu Phật về treo đầu giường sẽ giữ cho mình được sự may mắn, mát mẻ

quanh năm, mọi bệnh tật tiêu tan, làm ăn buôn bán thuận lợi.

Sau cùng các trai Kiệu Nhất giúp tượng Phật Bà Keo hoàn cung lúc 17

giờ và các đoàn làm Lễ Tạ

Ngày 7 tháng 4 âm lịch hàng năm, Ban Tư văn và dân làng tổ chức Tế

lễ ngày Nhị Vị Đồng hóa tại nghè Keo

Buổi chiều 7 tháng 4 thường có khóa Quy y Tam bảo dành cho người dân.Ngày 8 tháng 4 âm lịch tại chùa Keo, buổi chiều 16h trai Kiệu Nhatcùng doan cờ ra chùa cùng đội Tế nữ quan, sau khi trụ tri làm lễ hạ áo, rải áoNhà Phật, sau đó lại rước áo Phật về nghè Keo dé thờ, trao cho quản lý nghèKeo hiện nay là ông Nguyễn Văn Thịnh (sinh năm 1950) đem áo Phật về giặt

giũ cân thận va cat đi.

30

Trang 35

Tối ngày 8 tháng 4 thường tổ chức lễ thí thực, cúng chúng sinh và chia

lộc cho mọi người.

Sau 3 ngày lễ hội đã khép lại nhưng ý nghĩa và những dư âm của nétđẹp văn hóa truyên thông của lễ hội làng Keo vân còn lan tỏa mãi.

Tiểu kết chương 1

Trung tâm Phật giáo Luy Lâu có lịch sử ngàn năm, là một trong sốnhững địa bàn quy tụ rất nhiều công trình chùa, đình, đền gắn liền với văn hóaPhật giáo Việt Nam buổi đầu du nhập cho tới ngày nay Thừa hưởng nhữnggiá trị lịch sử lâu đời ấy, nhân dân vùng Keo thuộc Gia Lâm ngày nay đã xâydựng nên một đời song kinh tế, văn hóa tinh thần phong phú Trước day, cưdân nơi đây lay nghề trồng lúa làm nghề chính, bên cạnh đó cũng có nhiềunghề thủ công truyền thống như làm keo da trâu hay làm vàng diệp, sơn tượng Lịch sử hình thành và xây dựng của mảnh đất này gan liền với lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc Trong quá trình lao động và chiến đấu, nhữngtruyền thuyết, câu chuyện gắn liền với các nhân vật huyền bí được tạo nên.Truyền thuyết về Pháp Vân Phật được địa phương hóa thành Bà Keo, và cảthần tích về Thành Hoàng lang Dao Phúc với chiến công lẫy lừng, cùngnhững câu chuyện về Quận công họ Đỗ đã có công dựng chùa, dựng nghè Keo, hay ông bà Tổ nghề ca trù cũng được thờ tại mảnh đất này Hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội làng Keo nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Than cócông với làng, đây là một hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tinh than,

biêu hiện sâu sac giá trị cộng đông.

31

Trang 36

Chương 2

KHÔNG GIAN VÀ ĐẶC TRƯNG LẺ HỘI LÀNG KEO

2.1 Thiết chế và không gian lễ hội làng Keo

2.1.1 Chùa Keo

Dựa vào truyền thuyết dân gian ở vùng này thì chùa Keo được xây dựng sau chùa Dâu, ma chùa Dâu được xây dung từ thế kỷ thứ XIII, là mộtngôi chùa cô ở đất Luy Lâu Truyền thuyết về sự tích Bà Keo ké lại rằng: cây

gỗ dâu da mà Phật Mẫu Man Nương dùng dải yếm kéo vào sau được đem dé

tạc 4 pho tượng Phật là Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Lũng, Bà Dàn và sau cùng mảnh

gỗ còn thừa mới đem tac tượng Bà Keo Và chùa Keo được dựng lên dé thờ

Bà Keo — em út của 4 Bà từ đó Truyền thuyết sự tích Bà Keo có liên quan mật thiết đến Thiên Phật Thoại được ghi trong Lĩnh Nam chích quái — Truyện Man Nương, câu chuyện ở vùng Keo được kế như đoạn kết của Thiên PhậtThoại về sự hình thành 4 vị Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện

được thờ trong 4 ngôi chùa tương ứng là chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng,

chùa Dàn ở đất Luy Lâu Điều đáng chú ý ở đây là truyền thuyết sự tích Bà

Keo đã được địa phương hóa Pháp Vân Phật thành Bà Keo, làm cho vị Phật

này trở nên gần gũi, thân thiết và dân làng cũng cảm thấy rất đỗi tự hào vì

làng mình cũng có Pháp Vân Phật là Bà Keo.

Chùa Keo có tên chữ là Báo Ân Trùng Nghiêm Tự, được xây dựngcách đây gần một thiên niên kỷ Chùa được tọa lạc trên khu đất có diện tích

trên 10.000m”, được thiết kế theo kiến trúc "nội Công ngoại Quốc", phía trước

là con lộ Thiên Lý (tức đường 181) nay là quốc lộ 17, phía sau là con sôngThiên Đức (tức sông Đuống) nay thuộc phố Chùa Keo, xã Kim Sơn, huyệnGia Lâm, Hà Nội Mặt chùa quay về hướng Nam, cách Tam quan 100m lànghé Keo và chợ Keo ở phía bên kia đường Quốc lộ 17, còn sau lung chia500m là đình Giao Tự ở ngoài đê sông Đuống Căn cứ vào những tắm bia quý

32

Trang 37

hiểm còn lại đang được lưu giữ tai di tích nhất là bia trùng tu "Báo Ân TrùngNghiêm tự bi ký" niên đại Hoằng Định 16 (1615), chúng tôi có thé khangđịnh một cách chắc chắn rang ngôi chùa phải được ra đời trước đó rat lâu, déđến lúc đó các hội chủ sau những năm tháng mới hưng công tu tạo lại mà

dựng lên bia trùng tu, ghi việc sửa sang Được xây dựng từ sớm nhưng trải

qua những bước thăng trầm của lịch sử lại thêm phần khắc nghiệt của thiên nhiên và hơn thế chùa còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của các cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc, chiu sự tàn phá của bom đạn thực dân Pháp, chùa đã

trải qua nhiều lần tôn tạo Năm Tân Hợi, niên hiệu Hoằng Định 12 (1611)khởi công phạt mộc, dựng cột thiêu hương, nhà Tiền đường, Hậuđường Năm Giáp Dần 1614 đúc chuông, năm 1939 xây tháp, năm 1955 sửa Nhà Tỏ, điện Mẫu Truyền thuyết ké răng [71; tr.92]: Ngày xưa khi ở đất

Luy Lâu đã tạc xong 4 pho tượng Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp

Điện, nhưng còn việc tô tượng là chưa xong Nhiều thợ sơn ở các nơi đếnnhận việc nhưng đều không hoàn thành được công việc Bởi vì khi thợ quétsơn lên tượng thì sơn cứ chảy tượt đi mà không bám chắc vào gỗ Các hiệpthợ đã tìm đủ mọi cách nhưng đều vô hiệu, đành lần lượt bỏ về Cho đến một

hôm, có hiệp thợ sơn làng Keo vào xin nhận việc tô tượng Hiệp thợ này làm

việc tận tụy, khéo léo nên chăng bao lâu công việc đã hoàn thành tốt đẹp Dânlàng Luy Lâu rất vui mừng, khen ngợi hiệp thợ sơn làng Keo và làm lễ khánhthành rồi rước Phật vào trong chùa thờ Hiệp thợ làng Keo thấy có một khúc

gỗ dâu nằm lăn lóc ở sân chùa, hỏi ra thì được biết đó là khúc gỗ tạc 4 photượng còn thừa Hiệp thợ làng Keo năn nỉ xin khúc gỗ đó và dân làng LuyLâu cũng thuận tình cho Thế là họ buộc dây để khiêng về Khi đã buộc dây

và đòn khiêng thì có bốn tráng đỉnh ở Luy Lâu xin khiêng thử nhưng khôngnổi Nhưng thật lạ, cũng khúc gỗ đó, hai người thợ làng Keo khiêng lên rấtnhẹ nhàng và cứ thế họ chạy một mạch về đến làng mình Các già lão và dânlàng kéo nhau ra xem, thấy chuyện lạ họ rất vui mừng và đồng lòng đem khúc

33

Trang 38

gỗ ay tac một pho tượng Khi pho tượng tac xong thi thay rất giống pho tượngPháp Vân ở chùa Dâu song chỉ thấp và bé hơn một chút Các già làng Keo vào

Luy Lâu xin đặt tên cho pho tượng Nha sư ở chùa Dâu đặt tên là "Pháp Vân

Phật" Dân làng Luy Lâu có ý không đồng tình vì tượng ở Keo khác ở chỗthấp bé hơn nên có ý yêu cầu đặt tên khác Nhà sư lại bảo "Vì là em nên phải bé" Dân làng Keo phải chịu nhưng vẫn gọi là Bà Keo với ý rằng: Bà là em út của 4 Bà trong Tứ đại Phật Pháp ở đất Luy Lâu, song bà lại được tạc ở làngKeo nên từ đó chùa lập thờ Bà mang tên là chùa Keo Truyền thuyết này cũng

lý giải cho nghi thức vái vọng khi kiệu rước Bà Keo đến ngã tư thì dừng lạivái vọng về chùa Tổ - nơi quê Mẹ Man Nương và các chị gái của Bà tu hànhđắc đạo.

Như vậy, truyền thuyết cho thấy, ngôi chùa và lễ hội làng Keo đã cólịch sử rất lâu đời, gan bó mật thiết với đời sông văn hóa, tâm linh của người

dân nơi đây.

Hiện nay ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cô kính và là một ngôi chùa cổcủa Hà Nội Cảnh chùa rất đẹp, cây cối, ao hồ, đồng lúa bao quanh trong cácvăn tự đã từng ca ngợi Tam bia "Báo An Trùng Nghiêm" đã viết: "Xét về chốn danh lam thì trong thiên hạ nơi nơi có cả Song riêng xứ Kinh Bắc, phú Thuận An, huyện Gia Lâm, xã Giao Tat, Giao Tự thì dẫu xưa vết cũ còn chùa Báo An Trùng Nghiêm thật là đẹp! Phong cảnh đất nước hữu tình Núi sông vấn quanh tả hữu, thôn làng biêng biếc Hoa cỏ ánh tươi một vùng nam bắc,

chùa ở trong đó." [44; tr.93]

34

Trang 39

Tam quan

Sơ đồ 1.1: Mặt bằng chùa Keo - Báo Ân Trùng Nghiêm Tự

(Nguồn: Tác giả thực hiện vẽ trên cơ sở kết quả khảo sát thực địa)

Theo điền da, khảo sát trực tiếp của tác giả tại chùa, hiện nay kiến trúccủa chùa gồm tam quan, sân, tòa Thượng điện, Chính điện tam bảo, tháp Tamphẩm, nhà Tổ, khu vườn tháp mộ sư, hồ nước Chùa được trùng tu nhiềulần nên mang nhiều phong cách pha trộn: Tam quan được xây bằng gạch kiêunghi môn thời Nguyễn, xây đơn giản hơn trước gồm các trụ vuông và đỉnh trụ

là hai bông sen, nghi môn với cửa giữa lớn, hai cửa bên là hai mái giả đường

vòm, bốn mái, bốn góc cong với lá, hoa văn Qua một sân láng xi măng rộng

là tới tòa thượng điện đặt trên nền cao hơn so với mặt sân 1 mét phân ngũ cấp.Tòa thượng điện gồm 7 gian xây kiểu đầu đốc quay trở ra, gồm 4 mái lợpngói mũi hài cô Đầu đốc được gan một đại tự lớn "Báo An Trùng Nghiêm tu"bang chữ Hán Thượng điện được để trống ở ba mặt, xung quanh là hệ thống cánh gỗ kiểu bức bàn, hai gian hậu cung nối dài ở phía sau làm kiểu đầu hồi

bít đốc Bộ vì của Thượng điện được làm theo kiểu chồng rường, các thanh

35

Trang 40

rường cách nhau vừa phải bằng những góc vân lá thay cho đấu kê, đầu cácthanh đường điểm xuyết hoa, một phong cách của thé kỷ XVII Kết cau chùacho ta thấy rất khớp với những điều đã ghi trong văn bia niên hiệu HoằngĐịnh, bốn gian ngoài của tiền đường được tôn cao chạy dài sát tận ba giantrong hậu cung đề làm nơi hành lễ và hội họp Trần của tòa này được lắp ván, hình thức này có ảnh hưởng từ kiến trúc sau này từ Huế, trên những mảng trần đó người ta quan niệm là sự hội tu của nhân tài và thiên tài Trên cùng

là thượng lương và đôi thượng lương là một dau kép theo kiểu dau ba chạc tìlực lên con rường thứ nhất, dưới ván trần có điểm cù lao được cham những

vân mây Lòng nhà Thượng điện rộng, hai hàng cột với 10 cột cái chạy dọc

sát hai bên, chia các gian đều nhau Tại tòa này có những bức đại tự, câu đối

gỗ với những nội dung ca ngợi, đề cao phật pháp, cảnh đẹp cô kính, linh thiêng của ngôi chùa Ở đây có ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đề cùng Nam Tào, Bắc Đầu.

Theo khảo sát trực tiếp của tác giả, tòa Hậu cung Thượng điện (CungPháp Vân) qua một thềm gỗ cao với hai cửa ở hai bên làm cửa ra vào, còntoàn bộ khoang giữa được lắp cánh, ngăn cách Mang cén đốc trước hậu cungđược chạm những hoa văn tinh tế cùng với mảng chạm bên xà là những vân

mây tròn với dáng tòa sen, trên có Đức Phật ngồi thiền, trên đầu Phật là

những vân mây liên tiếp Những nét chạm nồi vừa phải, uyên chuyền, chauchuốt mang day tính nghệ thuật ở những năm dau thế ky XVII Trên bệ thờ

xây cao, rộng kín một gian là nơi bài trí tượng Phật Chính giữa hậu cung là

tượng Pháp Vân (Bà Keo), tượng mang niên đại thế ky XVIII Khi viết về

"Cổ tích của một làng", nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã ghi về chùaKeo như sau: "Trong chùa có một pho tượng rất đáng chú ý Đó là một photượng có vẻ đẹp độc đáo Đôi ban tay không chắp trước ngực mà lại chắp

lệch sang hai bên như đang múa Cả pho tượng khác nào một cô gái trẻ đẹp dang mua bài bông vay" [7l: tr.95] Tượng có khuôn mặt nữ trẻ đẹp thanh

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w