1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Truyền thống thả hoa đăng trong lễ hội ở Thái Lan và Việt Nam

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHAYOM NAHORKHAM

TRUYEN THONG THA HOA DANG TRONG LE HỘI Ở

THAI LAN VA VIET NAM

LUẬN VAN THẠC SĨ VIET NAM HOC

Hà Nội - 2017

Trang 2

PHAYOM NAHORKHAM

TRUYEN THONG THA HOA DANG TRONG LE HỘI O

THAI LAN VA VIET NAM

Luan van Thac si chuyén nganh Viét Nam Hoc

Mã số: 60220113

Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Vân Chi

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn “Truyền thống thả hoa đăng tronglễ hội ở Thái Lan và Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không

sao chép ở bất cứ một công trình nào khác Tắt cả mọi tham khảo và trích dẫntrong luận văn đều được chú thích nguồn tư liệu rõ ràng, đầy đủ.

Học viên

Phayom Nahorkham

Trang 4

Lan cua ngài tại Hà Nội năm 2015, ngài đã mở cánh cửa đón nhận những

thông tin về Lễ hội này mà tôi trởng đã phải đóng lại Tôi xin được bày tỏ sự

cảm ơn chân thành tới Ngài.

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học đến khi kết thúc khóa học Cao

học, các thây cô trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt và các bạn người ViệtNam đã giúp đỡ tôi thật nhiêu.

Tôi xin cảm on các thay cô Khoa Việt Nam học đã Cung cấp cho tôinhững kiến thức can thiết để tôi hoàn thành luận văn.

Xin cảm on em Tôn Nụ Na đã giới thiệu cho tôi những tinh cảm ấm áp

của cư dân Huế lúc tôi đến khảo sát, cảm ơn bạn Tran Văn Dũng-phòng quảnlý Di sản văn hóa, Sở văn hóa và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa giúp tôithực hiện phòng vấn, vừa cung cấp cho tôi những tài liệu quan trọng, tặngcho tôi những quyển sách có giá trị Tôi cũng xin được cảm ơn Thượng tọa

Pháp Tông, chủ trì chùa Huyền Không và các sư thay trong các chùa Huyễnkhông, cho tôi có cơ hội được phỏng vấn và khảo sát Cuộc phỏng vấn và

khảo sát này đã mang lại cho tôi những cảm nhận đặc biệt Đó là cảm giácnhư tôi đang ở trong một ngôi chùa ở Thái Lan chứ không phải ở Việt Nam.

Và tôi cũng xin được cảm ơn bac sĩ Hemmawat Kansauwapakkul người đãgiúp tôi quay phim, ghi hình và chụp ảnh trong thời gian khao sát Tôi cũng

muốn dành nhiêu lời cảm ơn cho bạn bè mà tôi không thé nói hết tại đây,những người đưa thêm thông tin và luôn cổ vũ tôi hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt, tôi muốn gửi tới TS Đặng Thị Van Chỉ, người hướng dan

Trang 5

khoa học của tôi sự biết ơn chân thành nhất Trong suốt thời gian hơn 5

tháng tôi làm luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp do quý báu của cô Cô

đã cung cấp cho tôi những kiến thức, những thông tin quan trọng, và đã dànhrất nhiều thời gian hướng dẫn, đọc và góp ý cũng như chính sửa bản thảo

luận văn này.

Cuối cùng, tôi muốn được tưởng nhớ cô giáo Siriwong Hongsawan, côgiáo tiếng Việt dau tiên của tôi, người đã khơi dậy tình yêu đổi với tiếng Việt,

văn hóa và đất nước, con người Việt Nam trong tôi Rất tiếc là đến khi tôi

hoàn thành luận văn thạc sĩ này, cô đã không con ở đây nữa, nhưng tôi tin

rằng từ trên trời cao, cô sẽ nhìn thấy và luôn luôn chúc mừng học trò của cô

như trước đây.

Phayom Nahorkham

Trang 6

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOAN 5c tt ren 1

LOT CAM 0008000880880 20967.1000015 3

1.Lý do chọn đề tài 2c 5c s2 E2 2121127111211 211 21111211211 11111 eee 3

2.Tong quan nghiên cứu -¿- 2 % t+St+kE EEEEEEEEEXEE1211211111111 11111111 re.4

3.Muc ti€ur mghi€m COU na BH 84, Pham vi mghién Ctru nnn ee Ả 8

5.Phương pháp nghiên cứu va các nguồn tư liệu - 2 5 s+c+zczzsz 86.Dự kiến đóng góp của đề tài - 22-55 St St t2 E2 2122121121111 1c 97 Bố cục luận vănn - 2-2 £+E2+EE£EEE2E2E1221271711211271111211211 1121 1.11 9

Chương 1: TRUYEN THONG THA HOA ĐĂNG TRONG LE HOI THÁI LAN 11.1Khái quát về Thái Lan - 2-2-2522 SE£EE£EESEE2EEEEEEEEEEEEEEErrkerkerkrree 11

1.2Một số đặc trưng văn hóa và lễ hội ở Thái Lan 2-5-5555 52 141.2.1 Đặc trưng văn hóa và Lễ hội ở miền Trung Thái Lan - 151.2.2 Đặc trưng văn hóa và Lễ hội của vùng Đông Bắc (hay I-san) 17

1.2.3 Đặc trưng văn hóa và và lễ hội miền Nam -5-©52©52+cccccccce+ 24_—_ 1.2.4 Đặc trưng văn hóa và lễ hội miền Bắc - 5c ©5c©cs+ccccceccee 27

1.3 Lễ hội thả hoa đăng ở Thái Lan 2-5 25 SS+S>xezzxerxzrerxee 29

1.3.1 Nguồn gốc của lễ thả hoa đăng - - +5: 5c ccceccterererererrree 3113.2 Lễ hội thả hoa đăng ở Thái Lan trong lịch sử -5-©55<: 341.3.3 Lễ hội thả hoa đăng hiện Iay - 55c SccSscccEctcterkererererrree 391.3.4 Nghỉ lễ thả hoa đăng trong lễ hội hiện nay -5 5+©52©5sccscc5cc: 40

1.3.5 Một số khác biệt trong Lễ hội thả đèn hoa đăng ở các vùng miền khác nhau 411.3.6 Ý nghĩa của lễ thả đèn hoa đăng Thái Lan -©5-©52©cs+cscccecce+ 42

Chương 2: LE HỘI THA HOA ĐĂNG Ở VIỆT NAM -cs-c+ 452.1 Khái quát về Lich sử và Văn hóa Việt Nam 2-2cs+csccxeccee 45

2.2 Khái quát về Lễ hội ở Việt Nam 2-2-2 2 EEEEEEEErrrrerkerree 49

2.2.1 Sơ lược về Lễ hội Việt Nam trong lịch sử -5 - 49

Trang 7

2.2.2 Một số loại hình Lễ hội ở Việt Nam hiện nay -5-©55-: 51

2.2.3 Một số lễ hội tiêu Did oe ceccecceccecceseeseesseesesseessessessesssssessessesseesesseesees 56

2.3 Tha Hoa đăng trong Lễ hội ở Việt Nam -2- 52-5 SscSzcxczecxczz 66

2.3.1 Tục thả hoa đăng trong Lễ hội Phật giáo 5-55 ccccccccses662.3.2 Tuc thả Hoa dang trong Lễ hội Phật giáo ở Việt Nam 692.3.3 Lễ hội thả hoa đăng ở HuẾ 5c 5S E2 Eteererrey73Chương 3: MOT SO NHẬN XÉT VE TRUYEN THONG THẢ HOA ĐĂNG

TRONG LE HOI Ở THÁI LAN VA VIỆT NAM -©5c+ccsccsrecces 793.1 Lễ hội truyền thống Việt Nam và Thái Lan - sản phẩm của cơ tầng văn

hóa lúa nước và giao thoa văn hóa Trung-Ấn 2-2 2+scxe£xezxersscez 793.2 Lễ hội tha hoa đăng — một lễ hội tiêu biểu cho sự kết hợp giữa văn hóa

của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với văn hóa Phật giáo 82

3.3 Lễ hội thả hoa đăng và sự phản ánh vai trò của dao Phật trong đời

song văn hóa, tín ngưỡng hai nước Thái Lan và Việt NÑam 84

3.4 Lễ hội hoa đăng - sản phẩm đặc trưng của văn hóa du lịch 86

3.5 Sự tương đồng và khác biệt trong lễ hội tha hoa đăng ở Thái Lan va

Việt Nam hiện may oo cece ee eeceeseceeceeessceesecesececeeseeeaeccecseeeseceaececeseeeaeeeneeaees 88

KET LUAN 0 4 91

TÀI LIEU THAM KHAO oooiooccccccccssscsssesssessssssssssecssessssesecssecssessssssesssessusssesesesssecs 94

Trang 8

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Thái Lan là đất nước có nền văn hóa, phong tục tập quán rất đa dạng,được nhiều nước trên thé giới biết đến Những phong tục tập quán, văn hóa đóđược lưu truyền lại từ hàng trăm năm nay, đang càng ngày càng thu hút nhiềusự quan tâm của bạn bè trên khắp thế giới.

Từ năm 2006, tôi bắt đầu làm việc tại Việt Nam, trong suốt thời gian đó

đến nay, tôi luôn gặp nhiều câu hỏi về văn hóa Thai Lan Ban thân tôi đã cố

gang tự nghiên cứu, tìm hiểu và so sánh những nét tương đồng cũng như sự

khác biệt giữa văn hóa Thái Lan và văn hóa Việt Nam, và việc nghiên cứu tìm

hiểu đó có thể nói đã giúp tôi có thêm hiểu biết để có thể giới thiệu và giải

thích về văn hóa hai nước mỗi khi bạn bè hỏi tới.

Tuy nhiên, có một phong tục mà suốt từ năm 2006 đến năm 2014, tôi

luôn cho rằng đây là một loại hình văn hóa chỉ có ở Thái Lan mà không có ở

Việt Nam, đó là phong tục “thả hoa đăng” trong lễ hội, hay còn thường đượcgọi là Lễ hội thả hoa đăng.

Vào năm 2007, năm đầu tiên Hội doanh nhân Thái Lan tổ chức ngàyhội “Thailand Day”, trong đó có cả hội thả hoa đăng nhằm quảng bá tới bạnbè Việt Nam về lễ hội thả hoa đăng này, và trong ngày Hội đó, tôi vinh dựđược làm người dẫn chương trình Dé làm tốt công việc được giao tôi đã cốgăng tìm hiểu các từ ngữ giải thích về lễ hội này bằng tiếng Việt thông quamang internet và bạn bè người Việt Nam, tôi được biết rằng ở Việt Namkhông có lễ hội tương tự Đây là câu trả lời mà tôi đã ghi nhớ mỗi khi trả lời

cho bạn bé người Việt Nam và quốc tế Tuy nhiên, tôi vẫn hoài nghi khôngbiết mình đã thực sự hiểu đúng về Lễ Hội Hoa đăng này hay chưa?

Cho đến năm 2015, đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội có ngài PanyarakPoolthup, lúc đó là ngài đại sứ, đã có sáng kiến tổ chức lễ hội này tại thủ đô

Hà Nội, Việt Nam Trong buổi Lễ hội này, tôi được giao nhiệm vụ là dẫnchương trình tại buổi lễ Tôi đã phải tìm hiểu từ ngữ để giải thích về phan lễhội cho người Việt Nam và khách mời nước ngoài hiểu rõ về phần lễ hội này.

Khi đó, tôi đã có dịp để nghiên cứu thêm một lần nữa về lễ hội và thấy rằng,

Trang 9

có một lễ hội tại Việt Nam cũng tương tự với lễ hội thả hoa đăng của Thái

Lan Từ đó tới nay, tôi luôn mong muốn được nghiên cứu sâu hơn nữa về lễhội này Tôi lại tiếp tục vừa tìm hiểu thông tin thêm từ mạng internet, vừa hỏithông tin thêm từ người dân Việt Nam Phần lớn mọi người thường cho biết lễhội này là lễ hội của người Huế, một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam Bảnthân tôi cũng đã từng đến Huế một lần để trực tiếp tìm hiểu về lễ hội này,nhưng vẫn chưa hiểu sâu, hiểu rõ về ý nghĩa, đặc điểm của lễ hội như tôi

mong muốn Cho đến khi có cơ hội được làm luận văn thạc sĩ, tôi nhận thayđây chính là một cơ hội quý giá dé tôi có thé nghiên cứu, so sánh hai lễ hộinày của Thái Lan và Việt Nam Từ nghiên cứu này, tôi hi vọng có thể mang

đến cho người đọc, những ai quan tâm đến văn hóa Thái Lan và văn hóa Việt

Nam hiểu rõ hơn về Lé hội này từ nội dung, các nghi lễ đến ý nghĩa của lễhội, và từ việc so sánh đối chiếu sự giống và khác nhau giữa hai lễ hội có thé

hiểu thêm về bản sắc văn hóa giữa hai quốc gia cũng như sự giao lưu và tiếpbiến văn hóa ở khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ hội nhập toàn cầu Qua

đó, chúng tôi cũng muốn góp phan gin giữ, kế thừa và quảng bá phong tụcvăn hóa này như là một di sản của nhân loại Đây chính là lý do tôi chọn đềtài nghiên cứu: Truyền thống thả hoa đăng trong lễ hội ở Thái Lan và Việt

vào xã hội thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong lối sông, cách sinh

hoạt của cộng đồng đó Vì vậy truyền thống văn hóa còn được gọi là “cáchthức duy trì và thực hiện cuộc sông của xã hội”.

Mặt khác, truyền thống văn hóa được hình thành từ điều kiện môi

trường xã hội, thiên nhiên, quan điểm, đặc trưng, thị hiếu thê hiện qua niềm

tin của con người vào những đắng thần linh như sức mạnh của trời đất, khí

hậu và những sự việc xảy ra mà con người không thê lí giải được Khi xảy ra

4

Trang 10

thiên tai, con người liền cầu xin vào những gì mà con người nghĩ rằng có thé

giúp mình Khi thiên tai qua đi, con người liền thể hiện lòng biết ơn của mình

đối với những điều đó bằng cách làm các nghi lễ thờ cúng cầu an cho ban

thân theo niềm tin và hiểu biết của mình Khi những hành động đó được phần

lớn cộng đồng người tin theo và thực hiện thì nó trở thành phong tục, và

truyền lại cho các thế hệ sau.

2.1.2 Lễ hội: LỄ hội là thuật ngữ dùng dé chỉ một hoạt động cộng đồng

gồm hai yếu tố Lễ và Hội gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể bỏ đi một yếu

tố nào Người ta thường dùng cặp đôi “lễ hội” với một hàm ý là một loại sinh

hoạt văn hoá mang tính tôn gido/tinh than của một cộng đồng dân cư.

Lễ: Theo từ điển Tiếng Việt, là khái niệm chỉ “nhing nghỉ thức tiến

hành nhằm đánh dấu hoặc ky niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó).Lễ ở đây được hiểu là phép tắc, cung cách ứng xử của người trên, kẻ dưới Lễ

trong phạm vi đề tài này là mang ý nghĩa bao quát về những ý thức ứng xử

của con người với tự nhiên và con người với xã hội và với niềm tin tôn giáotín ngưỡng của họ Lễ vì vậy thường chứa đựng nhiều yếu tố thần bí và cácnghi thức của Lễ luôn toát lên sự cầu mong sự phù hộ độ trì của các dang than

Hội: Theo từ điển Tiếng Việt, là “cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo

người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” Dac điểm của Hội là tập

trung đông người trong một địa điểm để vui chơi Hội nhằm đem lại lợi íchtinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang tính cộng đồng cả tư cáchtổ chức lẫn mục đích của nó Có khi tính cộng đồng đó được mở rộng đến các

làng, bản khác Đây là sự cộng cảm cần thiết về phương diện tâm lý saunhững ngày tháng lao động vất vả với những dồn nén cần được giải toả vàthăng bang trở lại Như vậy, Hội là một cuộc vui với nhiều hoạt động giải trí

công cộng diễn ra tại một thời điểm nhất định nhân kỷ niệm một sự kiện xãhội hay đánh dau sự chuyền mùa của tự nhiên nhằm diễn đạt sự phần khích,

sự hoan hỉ của một cộng đồng khi tham gia nó.

Nếu Lễ là phần đạo thì Hội là phần đời rất thực, là khát vọng của mọi

thành viên trong một cộng đồng nhằm vươn tới những điều tốt đẹp Những

Trang 11

khát vọng của con người được khái quát hoá, nhân cách hoá hoặc lý tưởng

hoá vào những hoạt động rất cụ thé, rất đương thời Bởi vậy, phần Hội baogiờ cũng kéo dai hơn phần Lễ, nó diễn ra rất sôi động cho nên con ngườimuốn tham gia vào Hội dé quên đi những nhọc nhăn vat vả, những tai ương,những bat công trong cuộc sông nhằm hướng tới tương lai có cuộc sống tươi

đẹp hơn.

Ở Việt Nam cũng như ở Thái Lan, các Lễ hội là một bộ phận quan

trọng trong kho tang di sản văn hóa dân tộc, là nơi chứa đựng mọi giá tri và ý

nghĩa văn hóa trên các lĩnh vực văn hóa vật chất, tinh thần và các quan hệ ứng

xử của con người trong tiến trình phát triển của mình Lễ hội truyền thống là

hoạt động văn hóa đặc sắc, nó giữ vai trò to lớn trong đời sống của cộng đồng

các dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước, mởnước của dan tộc Với lich sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm, Thái

Lan và Việt Nam đều là những đất nước có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra

trên mọi lĩnh vực và phản ảnh đời sống, sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân,

cả dân gian và chốn cung đình qua các thời kỳ lịch sử của đất nước và đã trởthành một nét văn hóa đặc sắc trong truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

2.1.3 Thả Hoa đăng và Lễ hội thả hoa đăng

Hoa đăng là đèn có hình hoa.

Thả hoa đăng là nghi lễ thả những chiếc hoa đăng (đèn đã thắp nến)xuống nước trên các dòng sông, hoặc thả lên trời trong các ngày hội lễ lớn củamột số dân tộc ở Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam

Lễ hội thả hoa đăng là những lễ hội mà ở đó người dân thực hiện nghỉlễ thả những chiếc hoa đăng xuống sông hoặc thả cho hoa đăng bay vào

không trung.

2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lễ hội là một bộ phận quan trọng của đời sống văn hóa của nhân loại,

đặc biệt là ở các nước nông nghiệp Vì vậy, cho đến nay đã có khá nhiều công

trình nghiên cứu về lễ hội và văn hóa dân gian.

Nghiên cứu về lễ hội ở Việt Nam nói chung đã có những công trình

như Hội hè đình đám của Toan Anh với Quyển thượng và Quyền ha, do nhà6

Trang 12

xuất bản Nam Chi ấn hành năm 1969 - 1974, nhà xuất bản thành phố Hồ Chi

Minh tái bản năm 1992 Toan Ánh tập trung miêu tả các lễ hội cổ truyền trên

mọi miền đất nước Tôn Thất Bình viết về Lễ hội dân gian đã đưa ra cách

phân loại lễ hội riêng qua việc khảo sát thực địa các lễ hội dân gian Thừa

Thiên Huế.

Ngoài những công trình nghiên cứu về lễ hội ở những bình diện khácnhau nói trên, hàng loạt các công trình chỉ đơn thuần thong kê lễ hội phục vụ

cho việc tra cứu và khách du lịch như: Hội hè Việt Nam do Trương Thìn chu

biên, 60 /Ê hội truyền thống Việt Nam của đồng tác giả Thạch Phuong và Lê

Trung Vũ; Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương công bố cuốn Lich lễ hội

với 387 lễ hội Từ điền lễ hội Việt Nam của Bùi Thiết, Từ điển di tích văn hóa

Việt Nam của Ngô Duc Thọ, Tạp chí Van hóa nghệ thuật biên soạn và cho ra

mắt độc giả cuốn Kho tàng lễ hội cổ truyén Việt Nam với 212 lễ hội của các

vùng văn hóa: Tây Bắc — Việt Bắc, châu thô Bắc Bộ, duyên hải Trung Bộ,

Tây Nguyên va Nam Bộ; Tổng cục du lịch Việt Nam ấn hành sách hướng dandu lich Non nước Việt Nam; Minh Anh - Hải Yến - Mai Ky đã tập hop 25 /é

hội đặc sắc ở Việt Nam; Đoàn Huyền Trang sưu tầm và biên soạn Lễ hội văn

hóa và du lịch Việt Nam Phạm Trình - Trần Minh tập hợp, chọn lọc 322 lễhội cả nước cho ra mắt độc giả cuốn sách Hanh trình lễ hội Việt Nam, trong

đó có 73 lễ hội tiêu biểu của 15 tỉnh trung du và miền núi phía bắc, 70 lễ hội

của 10 tinh vùng đồng băng sông Hong, 57 lễ hội của 6 tinh vùng Bắc TrungBộ, 60 lễ hội của § tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, 22 lễ hội của 5 tỉnh

Tây Nguyên, 40 lễ hội của 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Vệ việc nghiên cứu lễ hội ở Thái Lan phần lớn các công trình cũng đi

sâu vào các lễ hội làng xã, hoặc nghiên cứu về các lễ hội dân gian mà đang

dần mất đi như một cách để lưu giữ, bảo tồn những hoạt động văn hóa củadân tộc như bài nghiên cứu Biểu Diễn Kan Trưm — song ca dân gian của

người Thai-Khmer của PSGTS Phumjit Ruangdej và cộng tác, (2007) nhà

xuất bản văn hóa Thái Lan, Bộ Văn Hóa, hoặc bài nghiên cứu Phong cảnh

văn hóa Việt Nam trong làng xã ở làng Na Jok, phượng Nong Yart, huyện

Muang, tỉnh Nakorn Phanom, (2015) của Methee Piyiyakarnnon, Khoa Kiến

7

Trang 13

Trúc và Nghệ Thuất Narumit, Trường Mahasarakham tuy nhiên nghiên cứunày chỉ nói về sơ qua văn hóa làng xã của cộng động người Việt Nam trong

tỉnh Nakorn Phanom.

Phần lớn việc nghiên cứu liên quan đến Thái Lan và Việt Nam thường

là văn hóa dân gian của Việt kiều ở Thái Lan mà chưa có những nghiên cứuvề lễ hội thả hoa đăng như tôi có ý định nghiên cứu Vì vậy, tôi hầu như phảibắt đầu công việc từ đầu.

3.Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về Lễ hội thả Hoa đăng của Thái Lan

và Việt Nam, từ nguồn gốc, ý nghĩa cho đến các nghỉ lễ trong lễ hội và phong

tục chung quanh lễ hội Để hiểu rõ hơn về Lễ hội thả hoa đăng của hai quốc

gia Thái Lan và Việt Nam, chúng tôi đặt lễ hội này trong khung cảnh chungvề lịch sử, văn hóa và các đặc điểm về văn hóa và lễ hội ở Thái Lan cũng như

Việt Nam Từ việc tìm hiểu Lễ hội thả hoa đăng ở 2 quốc gia, bước đầu chúng

tôi muốn so sánh những nét tương đồng và khác biệt giữa hai lễ hội này và

thử lý giải chúng.

4 Pham vi nghiên cứu

Do khuôn khổ của luận văn chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứutập trung vào lễ hội thả Hoa đăng ở Thái Lan và Việt Nam, về lễ hội thả hoađăng ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á, nếu có chúng tôi xinđược giới thiệu có tính khái quát dé có thé làm rõ hơn xu hướng giao lưu vàtiếp biến văn hóa ở các quốc gia trong khu vực.

5.Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu:

Đề thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp lịch sử đểtìm hiểu nguồn sốc của lễ hội, các phương pháp mô tả, phân tích các nghi lễtrong Lễ hội nhằm giúp người đọc hiểu một cách chân thực về Lễ Hội, đồng

thời sử dụng phương pháp phỏng van và nghiên cứu thực địa dé tìm hiểu về

việc tô chức lễ hội tại các địa phương hiện nay.

5.2 Các nguồn tư liệu

Trang 14

1 Tim hiéu về lịch sử, nguồn gốc, và văn hoá của lễ hội Thả hoa đăng của

Thái Lan và Việt Nam qua nguồn tài liệu sách, trang web, tạp chí, tài liệu xuất

ban, và các hỉnh ảnh, video tìm hiệu được trên trang web va trong quá trình đithực địa

2 Tìm hiều lễ hội thả đèn hoa đăng của Việt Nam qua sách, trang web,tạp chí, tài liệu xuất bản, và đặc biệt là nguồn tư liệu thực địa ở Huế Tôi

chọn Huế là nơi nghiên cứu do Huế là kinh đô cuối cùng của Việt Nam trước

khi bi Pháp thuộc, cho nên các tài liệu, văn hóa hoặc văn nghệ liên quan có

thé còn lại và vẫn còn được lưu giữ trong nhân dân Và đặc biệt, hiện nay Huế

là nơi được nhiều người biết đến có tô chức lễ thả hoa đăng ở Việt Nam.6.Dự kiến đóng góp của đề tài

Giới thiệu và làm rõ lễ Hội thả hoa đăng ở Thái Lan và Việt Nam, bướcđầu so sánh sự giống nhau và khác nhau của Lễ hội này ở hai quốc gia, từ đó

đưa ra những lý giải về hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các

quốc gia trong khu vực.

7 Bồ cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm 3 chương chính

gồm các nội dung sau:

Chương 1: Truyền thống thả hoa đăng trong lễ hội Thái Lan

1.1 Khái quát về Thái Lan

1.2 Một số đặc trưng văn hóa và lễ hội ở Thái Lan

1.3 Lễ hội thả hoa đăng ở Thai Lan

Chương 2: Lễ hội ở Việt Nam và truyền thống thả hoa đăng ở Việt

2.1 Khái quát về lịch sử và văn hóa Việt Nam2.2 Khái quát về Lễ hội ở Việt Nam

2.3 Thả hoa đăng trong Lễ hội ở Việt Nam

Chương 3: Một số nhận xét về lễ hội hoa đăng ở Thái Lan và Việt

3.1 Lễ hội truyền thống Việt Nam và Thái Lan - sản phẩm của cơ

Trang 15

tang văn hóa lúa nước và giao thoa văn hóa Trung-An.

3.2 Lễ hội thả hoa đăng — một lễ hội tiêu biểu cho sự kết hợp giữavăn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với văn hóa Phật

3.3 Lễ hội thả hoa đăng và sự phản ánh vai trò của dao Phật trong

đời sống văn hóa, tín ngưỡng hai nước Thái Lan và Việt Nam3.4 Lễ hội hoa đăng - sản phẩm đặc trưng của văn hóa du lịch

3.5 Sự tương đồng và khác biệt trong lễ hội thả hoa đăng ở Thái Lan

và Việt Nam hiện nay.

10

Trang 16

Chương 1: TRUYEN THONG THA HOA ĐĂNG TRONG LE HỘI

THAI LAN

1.1 Khai quat vé Thai Lan

Thái Lan là một Vuong quốc nằm ở vùng Đông Nam A, phía bắc

giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh

Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman Lãnh hải

Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây

nam giáp với lãnh hải Indonesia và An Độ ở biển Andaman.

Về tên gọi, trong tiếng Việt, tên gọi “Thái Lan” có nguồn gốc từ tiếng

Pháp “Thailande” và tiếng Anh là “Thailand”, tên gọi này thé hiện đúng theo

cách mà người Thái Lan tự gọi mình trong tiếng Thái “prathet Thai” nghĩa là

“đất nước của người Thái” Đây là tên gọi xuất hiện khá muộn, và chỉ được sử

dụng chính thức vào năm 1939 Trước đây, các nước phương Tây và Việt

Nam gọi Thái Lan là Xiêm hoặc Siam, còn trong các cuốn lịch sử của người

Thái, các sử gia Thái Lan thường mô tả lịch sử của mình theo tên của các

vương triều.

Các kết quả nghiên cứu khảo cô học cho thấy, địa bàn cư trú đầu tiên

của người Thái cô là ở vùng tây bắc tỉnh Tứ Xuyên, (Trung Quốc) cách ngàynay khoảng 4,500 năm Sau đó, do sự gia tăng dân số, người Thái đã di cưdần theo hướng đông nam để mở rộng vùng đất canh tác của mình, tức làvùng đất Tứ Xuyên ngày nay, và lấy dòng sông Trường Giang làm phương

hướng mở rộng bờ cõi.

Sự mở rộng lãnh thé của tộc người Thái là nhằm mục đích có thêmvùng đất canh tác phù hợp, sự di cư này diễn ra một cách tự phát, theo nhiềunhóm người, nhóm nào tự lo cho nhóm đó Vì vậy lịch sử của Vương QuốcThái Lan thời kỳ đầu là lich sử của các tiêu quốc, độc lập với nhau Có thé kê

ra một số tiêu quốc như sau:

1 Vương Quốc Lan Xang "(Ai Lao hay Lão Qua) được thành lập bởinhững tộc người Thái do bị quân Mông Cổ xâm chiếm nên đã phải rời bỏ

*_ Nguồn cốc của người Thai

http://www.thaigoodview.com/library/teachershow/bangkok/malaiwan_ c/historym1/unit02_01.html

11

Trang 17

vùng đất của minh di cư xuống phía nam vào khoảng năm 151 TCN Cộngđồng người này còn phải di cư 1 lần nữa vào khoảng những năm 143 SCN.Vương Quốc Ai Lao có thủ đô nằm ở Hun Nam, có vua trị vì Vương quốc

này thường có chiến tranh với Trung Quốc và đến năm 365 thì bị TQ chiếm.

2 Vương Quốc Nan Chao’ (649 - 1259) Sau khi Vương Quốc Ai Laobị mat nền độc lập, một nhóm dân cư đã cùng nhau di cư xuống phía nam vàtách ra thành các cộng đồng cư dân nhỏ là Mông - xúi, Ía - Xe, Lang - Công,

Theng - Xiéng, Xi - Lang va Mung - Xé Các nhóm này sau đó cũng bị Trung

Quốc tấn công và xâm chiếm.

3 Vương quốc Sukhothai (1249-1583) Đến thế kỷ thứ VIII, nhữngngười Thái đã di cư vào khu vực thuộc lãnh thé Thái Lan ngày nay và thànhlập những quốc gia riêng của họ Khi người Thái mới di cư vào khu vực này,thì tại đây đã có các vương quốc của người Khmer năm ở vùng thuộc phía

nam của đồng bằng sông Mê Công tại Thành Ankor, vương quốc của người

Lào và Vương quốc Dharavati của người Môn nam ở vùng đồng bang sôngChaophraya đang rất hưng thịnh Tuy nhiên, khi quyền lực của người Môn và

người Khmer bị suy yếu, người Thái tại Sukhothai thành lập một nhà nước

mới vào năm 1238 Vương quốc này tồn tại đến năm 1358, tức là 120 năm.Trong thời kỳ này nhà nước được tô chức theo mô hình phụ quyền Một ôngvua Sukhothai tên là Vua Ramkhaeng là đã có công mở rộng lãnh thổ về phíaNam và đã tạo ra bảng chữ cái Thái đầu tiên Sukhothai là một nước có vai tròcực kì quan trọng trong lịch sử với vai trò là nhà nước đầu tiên kiên quyết bảovệ nền độc lập và chủ quyền của mình Mặc dù Sukhothai chỉ là một nhà nướcnhỏ ở phía Bắc của Thái Lan, nhưng cũng có sự phát triển đến mức trở thànhtrung tâm thương mại và là nơi đông dân cư nhất, đồng thời đây còn là trung

tâm Phật giáo trong khu vực

4 Tiếp theo là vương quốc Ayuddhaya tôn tai từ năm 1350 đến 1776,

khoảng trên 400 năm Nhà nước Ayuddhaya có những đặc trưng riêng vềmặt tư tưởng và văn hoa, Ayuddhaya chịu ảnh hưởng và tiếp thu cách tổ chức

nhà nước cua Dé chê Ankor Đức Vua được coi là vi chúa tê của mọi thân dân

? Vương quốc Nàn Chao http://taiyai.net/Yurknongsea03.html

12

Trang 18

trong vương quốc Các quí tộc được phân loại và ban tước hiệu tùy theo việc

họ có bao nhiêu đất Vương quốc này bành trướng và gây chiến với những

Vương quốc láng giéng Dinh cao về các hoạt động quân sự là việc cướp phá

thành phố Angkor Thôm của Đề chế Ankor và buộc những người Khmer phải

dời đô về Phnom Penh đồng thời cũng đánh dau bat đầu thời kỳ suy thoái của

Đề chế Ankor Vì lý do có chung biên giới, Ayuddhaya thường xuyên cóchiến tranh với Miến Điện Năm1767, trong lần chiến tranh với Miến Điện,khi bị Miễn Điện thiêu rụi kinh đô, Vương quốc cũng tan rã.

5 Khi vương quốc Ayutthaya sup đồ, một vị tướng người Xiêm tập

hợp những người ủng hộ mình để thành lập một đội quân và đã chiếm lại

được thành phố, nhưng Ayutthaya đã bị tàn phá buộc ông tướng phải dời thủ

đô xuôi theo dòng sông đến Thonburi và lập ra vương quốc Thonburi Tuynhiên, thời đại Thonburi chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và kết thúc

vào năm 1782.

6 Từ năm 1782 đến nay là sự hiện diện của Vương quốcRattanakosin kinh đô tại Bangkok Thiết chế nhà nước của Vương quốc này

được tổ chức theo mô hình nhà nước của Ayutthaya Đây là một quốc gia

quân chủ tuyệt đối và hùng mạnh Vương quốc này có các nước chư hầu nhưCampuchia, Lào, một số vương quốc Mã Lai, và thường xuyên tranh giànhảnh hưởng với Miễn Điện và Việt Nam.

7 Hệ thống vương triều của Thái Lan trải qua sự thay đổi lớn vào năm1932 khi Thái Lan chuyên từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân

chủ lập hiến Tuy nhiên, sau đó, Thái Lan nằm dưới chế độ quân trị suốt

khoảng 60 năm Nền dân chủ của Thái Lan được thành lập sau sự kết thúc của

chế độ độc tài quân sự vào năm 1992.

Hiện nay, Thái Lan là một vương quốc theo chính thể quân chủ lập

hiến có diện tích 513.000 km” (198.000 dim vuông) lớn thứ 50 trên thế giớivà dân số khoảng 67 triệu người, đông thứ 20 trên thế giới Khoảng 75% dân

số Thái Lan là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai,phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các tộcngười khác Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái Thủ đô là Bangkok

13

Trang 19

Thái Lan cũng được coi là quốc gia Phật giáo với tỉ lệ người theo tôngiáo này chiếm 94,6% dân số và là một trong những quốc gia Phật giáo lớnnhất thế giới theo tỉ lệ dân số.

Về mặt kinh tế, Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở

thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch trở thành ngành kinh tế

quan trọng với những địa điểm du lịch nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya,

Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, Koh Sami va có đóng góp lớn cho nên

kinh tế.

Về văn hóa và tín ngưỡng, đạo Phật trở thành quốc giáo sớm và không

có sự canh tranh của tôn giáo khác Đạo Phật ở Thái Lan là Phật giáo tiểu

thừa theo trường phái Ấn Độ và Sri Lanka Đức vua đóng vai trò chính trong

việc phát triển và bảo vệ Phật giáo.

Nhìn chung, bản sắc dân tộc Thái hiện đại được gắn kết bởi 3 yếu tố:

tỉnh thần yêu nước, tư tưởng Phật giáo và ý thức hệ quân chủ, đặc biệt tư

tưởng Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm tới bản sắc văn hóa dân tộc Thái Đólà người dân Thái bắt buộc phải tuân theo đạo Phật và tuân theo những lời dạycủa Phật Đạo Phật không chỉ là tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâmlinh của người Thái mà còn in dấu ấn sâu đậm lên truyền thống văn hóa của

người Thái.

1.2 Một số đặc trưng văn hóa và lễ hội ở Thái Lan

Văn hóa như là hệ thống các giá trị được đề cao trong cộng dong, làcách thức thực hiện, là lối sống và là sự cùng chung sống với nhau của con

người trong mỗi cộng đồng người khác nhau Văn hóa là những gì thể hiện

đặc trưng của cộng đồng hoặc xã hội đó Văn hóa được hình thành từ sự tích

lũy kinh nghiệm, kiến thức của các thế hệ đi trước, được truyền lại cho những

thế hệ sau, và nó phản ánh lên đặc trưng, bản chất của một cộng đồng một

cách rõ nét Trong trường hợp Thái Lan, đặc trưng của văn hóa Thái Lan,

những điều mà chỉ có ở Thái Lan, cả về mặt ngôn ngữ, tính cách của conngười Thái Lan có thé nhận diện đó là hay cười, những cử chỉ ngọt ngào, nhẹnhàng, và tắm lòng nhân hậu hay giúp đỡ lẫn nhau Tuy nhiên, văn hóa của

14

Trang 20

mỗi cộng đồng lại có sự khác biệt riêng, phụ thuộc vao điều kiện môi trường,

địa lí, tài nguyên

Ở Thái Lan, Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến truyền thống văn hóa.Tất cả những ngôi chùa tại Thái Lan đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của Phậtgiáo đối với xã hội Thái Lan, và cho thấy rằng người Thái Lan rất coi trọngviệc gìn giữ và phát triển Phật giáo, họ cũng đã làm những công trình kiếntrúc nghệ thuật tuyệt đẹp dé dùng trong lễ nghỉ tôn giáo từ thời cổ xưa, các lễ

hội truyền thống ở Thái Lan cũng mang nhiều yếu tố Phật giáo.

Văn hóa Thái Lan phân chia thành các vùng văn hóa dựa vào vi trí dia

lí, điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái Cả Thái Lan có 4 vùng văn hóa

gồm các vùng: miền Bắc, miền Đông Bắc, miền Trung và miền Nam (còn

miền Đông thì hợp với việc gộp vào văn hóa của miền Trung) Ở mỗi vùngmiền có nhiều tộc người sinh sống và mỗi tộc người đều có văn hóa, phong

tục tập quán địa phương mang đặc trưng riêng, và có một truyền thống văn

hóa khác nhau tùy theo điều kiện địa lí, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

1.2.1 Đặc trưng văn hóa và Lễ hội ở miền Trung Thái Lan’

Miễn Trung Thái Lan là khu vực có dân cu sinh sống đông đúc nhất,và có số tỉnh thành nhiều hơn so với các khu vực khác Tiếng Thái Lan đượccoi là ngôn ngữ quốc gia trong giao tiếp Do có vị trí địa lí nằm ở đồng bằngsông Chaophraya màu mỡ nên người dân nơi đây có cuộc sống gắn liền vớinông nghiệp, phan lớn người dân sống bằng nghề làm ruộng, các đồ dùng sinh

hoạt tại các địa phương cũng như các vùng nông thôn thường là làm bằng

gốm Tại miền trung có rất nhiều tộc người, như dân tộc Thái Đen, dân tộcKaren, Lào, Thai Phuan, Khơ Me, có đặc trưng với những ngôi nhà truyền

thống bằng gỗ, đặc biệt là những ngôi nhà đặc trưng kiểu Thái tại tỉnh

Phetburi Những người dân ở đây có đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ trong việc

trang trí chùa chiền kiêu Thái Ngoài ra còn có nhiều thợ thủ công giỏi trong

lĩnh vực khác như thợ vàng, thợ điêu khắc các họa tiết trang trí hoa văn Thai,tac tượng.

3 Văn hóa 4 mùa Thai Lan, https://thailand136.wordpress.com/

15

Trang 21

Miền Trung vốn là trung tâm của Thái Lan từ lâu, cộng với vi trí dialí thuận lợi cho việc đi lại giao thương bằng đường thủy trong thời kì trước.

Nên khiến cho vùng này từ xưa đã có rất nhiều dân tộc đến đây giao thương.

Cũng chính vì lẽ đó rất nhiều nền văn hoá của những tộc người khác nhau

cũng có sự giao thoa, tiếp nhận lẫn nhau và có sự điều chỉnh biến nó thành

của mình Người miền Trung tiếp nhận toàn bộ những loại hình biểu diễn của

nước ngoài và những vùng lân cận rồi điều chỉnh lại theo đặc trưng riêng của

miền Trung Các loại hình biểu diễn vì thế đã có sự kế thừa và phát triển

không ngừng, nên một số loại hình đã được phát triển thành khuôn mẫu như

múa là dùng tay, cánh tay, và cả thân mình để múa Một số bài dân ca đã được

phát triển thành loại hình nghệ thuật có nghiêm luật trọn vẹn Miền Trung là

miền có nhiều làn điệu dân ca đặc trưng nhất và được biểu diễn trong rấtnhiều dip, nhiều sự kiện trong cuộc sông hàng ngày.

Dân ca miền Trung chịu ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, công

việc, đời sống sinh hoạt hàng ngày, nghỉ lễ và các lễ hội khác nhau như:

a.) Các bài hát thường hát vào những mùa nước dâng cao như bài

299 66 k

“Plêng rưa”(bài thuyền), “pléng roi pan sả”, “ pléng ram pa khao ^ sản”,

‘pléng na giay”, “pléng Khrung thon”

b.) Các bai hát thường hát vào mùa gặt hái như “pléng kiều khao (gặt

lúa)”, “plêng tên ram căm khiêu”, “pléng chạc” là những bài hát được hat

trong khi gặt lúa.

c) Các bài hát thường được hát vào dịp tết Songkran gồm

đ.) Các bài hát thường được hát vào tat cả các dip nhăm tạo sự vui vẻ

và tăng tinh thần đoàn kết đồng đội, thường được hát cùng nhau khi đang làmviệc hoặc khi có các nghi lễ cầu phúc hoặc khi có các sự kiện vui vẻ Trongđó phải kế đến là những bai hát đối đáp giữa nam và nữ.

Lễ hội cắt lúa: tức là chủ nhà sẽ thông báo cho hàng xóm biết nhà

mình sẽ cắt lúa khi nào, khi tới ngày cắt lúa chủ nhà sẽ phải cắm cờ tại ruộng

của mình dé cho hàng xóm hoặc bạn bè đến cắt lúa cắt đúng ruộng Đồng thời

16

Trang 22

chủ nhà cũng cần chuẩn bị đồ ăn thức uống, rượu, thuốc lá dé chiêu đãi tiếp

đón những người đến giúp Trong khi cắt lua mọi người cũng vừa cắt vừa hat

những bài hát đối đáp nam nữ dé nhằm tạo sự vui vẻ và xua tan đi những mệt

mỏi của công việc gặt lúa.

Lễ hội này đã trở thành truyền thống thể hiện tinh thần dum bọc giúpđỡ lẫn nhau của người nông dân Thái, đồng thời làm tăng thêm tình đoàn kết,

thắt chặt tình làng xóm Chính những hoạt động này đã làm nên nét văn hoá

ca hát đặc trưng của những người làm nông nghiệp.

Lễ hội “đua trâu” là lễ hội liên quan đến nông nghiệp, được truyền lại

từ thời xa xưa cho đến ngày nay với mục đích nhằm dé người dân chuẩn bị đỗlễ đi lễ chùa và cũng là dịp để người dân được nghỉ ngơi thư giãn liên hoancùng nhau sau một mùa vụ làm việc vất vả.

Thông thường, sau mỗi mùa thu hoạch dân làng lại tụ tập nhau lại tổ

chức cuộc thi “đua trâu” với mục đích vui chơi giải trí, để người dân nghỉ

ngơi sau một mùa làm việc vat vả và đồng thời cũng là dé tăng thêm sự gắnbó, tình đoàn kết giữa những người dân trong làng Cuộc thi “đua trâu” này

được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Chôn- bụ - ri Trong lễ hội “đua trâu”, dân

làng ai cũng trang trí con trâu của mình cho thật đẹp, nhằm tạo thêm sắc màu

cho cuộc “đua trâu” Sau này còn có cuộc thi “ hoa khôi trâu” nữa! Ngoài thi

“hoa khôi trâu” ra, còn có lễ cầu nguyện cho trâu nữa!

Lễ hội đua trâu là lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng 11 âm lịchhàng năm Sở dĩ tổ chức vào ngày này vì đây là ngày lễ Phật Dân làng sẽ cho

trâu chở xe chuối, dừa, lá chuối, ngọn dừa đi bán để cho người dân trong

thành phó, thị tran mua về nau một món cháo có tên là : “ Khao ^ Tôm ^Hang” (bánh làm từ nếp sống như bánh trưng), làm lễ dang d6 ăn lên cho nha

sư Vào những ngày lễ mãn hạ, người dân sẽ có thé mua đồ dé làm tiệc chiêu

đãi các nhà sư tại các chùa vào những ngày sát ngày lễ Phật hoặc sát ngày

mãn hạ Ngày nay, lễ hội “đua trâu” đã trở thành lễ hội truyền thống của tỉnh

Chôn - bu - ri, rất nỗi tiếng được người dân Thái khắp cả nước và người nước

ngoài biết đến một cách rong rãi.

12.2 Đặc trưng văn hóa và Lễ hội của vùng Đông Bắc (hay I-san)

17

Trang 23

I-san là từ bao hàm ý nghĩa đầy đủ nhất mà người Thái dùng để gọivùng Đông bắc Đây cũng là vùng có sự đa dạng, phong phú về văn hóa vàphong tục mà mỗi một tỉnh, huyện trong vùng tạo nên Vùng I-san có nhiềudân tộc sống chung với nhau, có những mối liên hệ mật thiết với người dâncủa các nước láng giềng dẫn đến sự giao thoa về văn hóa, phong tục Ví dụngười dân ở các tỉnh biên giới giáp với nước bạn thì văn hóa cũng được tiếpxúc và giao thoa với nhau như: người dân phía Bắc I-san tại các tỉnh như

Nongkhai, Loei, Nakhon Phanom, Mukdahan, Ubonratchathni có sự giao lưu

với nền văn hóa nước bạn Lào Người dân ở phía Nam I-san tại các tinh như

Surin, Buriram, Sisaket, Nakhon Ratchasima có giao lưu với nền văn hóa

Campuchia Hay là sự di cư đến I-san của người Việt Nam trong giai đoạn

chiến tranh cũng tạo ra sự giao lưu về văn hóa giữa người Việt Nam và ngườidân ở nhiều tỉnh phía Bắc I-san, đặc biệt là ở các tỉnh như: Nongkhai,

Udonthani, Nakhon Phanom Vì vậy phong tục của vùng I-san rất đa dạng và

một trong những biểu hiện rõ rệt nhất về tinh đa dang này là lễ hội phóng hỏatiễn Bun Bang Fai, Lễ hội thả thuyền hoa đăng, Lễ hội ma Phi Ta Khốn, Lễ

hội rước lâu dai sáp, Hat dân gian Molam Ngoài ra người dân I-san còn có

những lễ và hội cô truyền rất đặc trưng của minh trong suốt 12 tháng của 1năm theo năm Âm lịch như:

Lễ tháng Giêng ( tháng 12 theo dương lịch) hay còn gọi là Lễ tu thiện,

hành thiện Tháng Giêng là tháng mà các nhà tu hành phải thực hành tu tập,hành thiện tích đức Còn họ hàng, người dân thì làm tích công đức, hành

thiện, nghe những điều răn dạy của các vị sư tăng đang ở trong tháng hànhthiện Người ta hay tổ chức vào ngày mùng | hoặc ngày ram Tuy nhiên, ngày

được lựa chọn nhiều hơn cả là vào ngày rằm.

Lễ tháng 2 ( Tháng 1 đương lich) hay còn gọi là Lễ tế đồng thóc, tế sân

thóc Sân thóc là nơi mà người ta dùng để đập lúa, để hạt thóc rơi ra khỏibông lúa sau đó chất đống lên cho thật cao thì gọi là Tế đống thóc Việc hành

lễ được tổ chức tại sân phơi thóc Người dân tin rằng: nếu người nông dânlàm ruộng muốn có vụ mùa tốt tươi thì cần phải có sân thóc dé nơi làm lễ tế.

Cách thức được thực hiện như sau: chuẩn bị một cái sân để làm lễ, sau đó mời

18

Trang 24

họ hàng anh em đến tham gia buổi lễ Tiếp đến là mời các vị sư đến làm lễ.Khi mọi người đến đông đủ thì họ tập trung lại giúp nhau sắp xếp bục lễ tế.

Sau đó là tụng kinh, niệm phật, cúng dường các chư tăng, nghe chư tăng

giảng giải về Phật pháp Cuối cùng, buổi lễ sẽ kết thúc bằng các tiết mục biểu

diễn vui vẻ.

Lé tháng 3 ( tháng 2 dương lịch) hay còn gọi là Lễ xôi nướng Xôi

nướng là món xôi được năm thành những nắm nhỏ sau đó rắc muối lên, quétmột lớp trứng gà lên rồi nướng trên bếp lửa cho chín thơm Sau khi làm Lễ,

xôi nướng được dâng lên chùa Ngoài ra tháng Ba cũng là một tháng quan

trọng vì còn có một ngày lễ rất lớn của Phật giáo đó là ngày Makha Bucha,

ngày tôn vinh Đức Phật Trong ngày này, các Phật tử sẽ cầu phúc, cúng

dường vào buổi sáng và tham gia nghi lễ thắp nến tại chùa vào buổi tối.

Lễ tháng 4 ( Tháng 3 đương lịch) hay còn gọi Lễ tế Pra Wet Đây là lễ

lớn, tưởng nhớ đến Pra Wet, là người hi sinh tất cả của cải vật chất của mình

cho lợi ich chung của chúng sanh Trong ngày lễ đó, các vị sư sẽ kế về PraWet Các Phật tử sẽ cùng nhau vào chùa, chuẩn bị nơi ăn chốn nghỉ chonhững người đến tham gia Người ta lấy hoa xâu lại thành những chuỗi đểtrang trí địa điểm tô chức Tiếp theo là chuẩn bị cau trầu têm sẵn, cờ dải làmtừ vải hoặc giấy màu, lá cọ, lá nón, xôi nắm, hoa, bỏng gạo đề cúng Ngoài racòn phải chuẩn bị 8 lang hoa kết bang lá chuối, 4 vai đựng nước dé gần chỗ

các vị chư tăng ngồi Trong vại nước có bèo vả một số loại hoa như hoa lộc

vừng, hoa Sal, hoa sen, hoa cúc bạch nhật và lá sen Người dân cùng nặn các

con vật được như con chim, con bò, con trâu, con voi, con ngựa và dat

chúng phía dưới chỗ ngồi của các vị sư Xung quanh chòi làm lễ, được trang

trí bang các loại cờ lớn cắm ở 8 hướng Điều này có ý nghĩa rằng đây là khu

vực an toàn, ma quỷ không thể xâm phạm Dọc theo các cột cờ là cơm nắm,

được đặt trong các giỏ làm từ nan tre va được đặt thêm cả dọc lối đi vào chòi

làm lễ Trên chòi làm lễ, ngoài việc trang trí cho thật đẹp, có một số nơi còn

để các bức hình của Pra Wet ở phía Đông của chòi Ngoài ra còn khoanh mộtô nhỏ dé đựng các đồ như sau: một chiếc bát, một chiếc ô, một chiếc liễn, một

côc nước, hai bộ cà sa Trong buôi lễ, còn có các vị sư kê vê Pra Wet cho

19

Trang 25

người dân nghe Đây được coi là một buỗi lễ thiêng liêng đối với nhữngngười được tham dự, dé từ đó Phật tử noi gương làm Pra Wet điều thiện, tích

công đức, tạo phúc cho kiếp sau.

Lễ hội tháng 5 (tháng 4 dương lịch) hay là Lễ té nước Đây là một lễ

hội truyền thống có từ lâu đời hay còn gọi là Tết Songkran Trước kia, thườngđược tổ chức vào ngày 15 tháng 5 âm lịch, trùng vào thang tư dương lịch.

Trong ngày này, người ta thường tắm cho Phật Người Thái coi Tết Songkran

là tết năm mới và là ngày dé làm phúc Do tháng này là tháng nông nhàn, nên

người dân chọn luôn ngày Songkran là ngày làm phúc lớn trong năm rồi sau

đó sẽ là các hoạt động vui chơi mà người ta gọi là chơi tết Songkran Hiện

nay, Tết Songkran được tổ chức từ ngày 13-15 tháng Tư dương lịch, tức kéo

dài 3 ngày Ngày 13 tháng 4 là ngày bắt đầu, ngày 14 là ngày thứ 2 và ngày15 là ngày kết thúc và cũng là ngày Tết năm mới Tết Songkran được coi là

một lễ hội quan trọng, liên quan đến đời sống tinh thần của người Thái vì nó

được coi như là Tết năm mới, là sự khởi đầu cho một năm Các hoạt độngđược tô chức phần lớn là các hoạt động như tắm tượng Phat, xin lời chúc phúc

từ các vị sư, từ những người lớn tuổi, chơi té nước cho nhau, xây lâu đài bằng

cát ở trong khuôn viên chùa.

Lễ tháng 6 hay còn gọi là Lễ phóng hỏa tiễn Bun Bang Fai Lễ hội này

tập hợp tat cả người dân trong làng dé tổ chức làm hỏa tiễn Hỏa tiễn đượclàm từ diêm tiêu trộn với than đem rang nóng lên, hỗn hợp này được giãnhuyễn đem nhôi thật chặt vào trong lòng 1 đoạn tre Sau đó, người ta khoétlỗ, làm một cái đuôi trang trí thật đẹp cắm vào Lễ rước được tổ chức trước,sau đó người ta đem hỏa tiễn ra chỗ đất trông, châm lửa cho hỏa tiễn bay vútlên trời Đây được coi là một việc làm dé cung tế các vị than, cầu mưa đến dé

có vụ mùa tốt tươi.

Lễ tháng 7 hay còn gọi là Lễ Giết Bọ, đây là tục gội sạch những thứ

ban, sâu bo gay ra mam méng bệnh tật Tuc này được thực hiện ở cả 2 việc đólà làm sạch bên ngoài bao gồm thân thé, quan áo, đồ ăn thức uống chỗ ở, chỗ

sinh hoạt và những thứ ban ở bên trong con người như sự tham lam, lòng đồ

20

Trang 26

Lễ tháng 8 hay là Lễ nhập hạ Đây là khoảng thời gian mà người dân

sẽ đi làm công đức ở chùa đem những vat dụng cúng sư, vì các vi sư sẽ nhậphạ, không được ra khỏi chùa trong một khoảng thời gian là 3 tháng, thường

thì sẽ bat đầu vào ngày mồng một tháng 8 âm lịch.

Lễ tháng 9 hay Lễ rải cơm dưới đất Lễ rải cơm dưới đất được tô chức

vào ngày 14 tháng Chín âm (tức tháng 8 Dương lịch) Người ta lay com, đồ

ăn, cả đồ mặn và đồ ngọt, hoa quả, trầu cau, thuốc lá, mỗi thứ một ít rồi lay lá

chuối gói lại thành những gói nhỏ Sau đó, đặt ở dưới đất đưới những gốc cây

to hoặc ở xung quanh khu vực chùa Đây là giống việc làm phúc cho những

linh hồn người chết Từ đời này qua đời khác, người ta tin rằng vào đêm ngày

14 tháng Chín âm là ngày cửa âm phủ mở Quỷ sứ canh giữ các linh hồn sẽ

tha chúng ra dé cho về thăm họ hang vẫn đang sống ở cõi trần vào đúng mộtđêm duy nhất trong năm Vì vậy, người dân mới cùng nhau chuẩn bị cơm gạo

gói vào lá chuối để cúng những thân, họ hàng anh em đã mắt Trong ngày 13,

họ hàng anh em người mất sẽ chuẩn bị đồ mặn, đồ ngọt, trầu cau, thuốc láchia ra làm 4 phan Phan thứ nhất dé cúng trong nha, phan thứ hai dé phânphát cho người thân, phần thứ 3 là phần cho người đã mất và phần thứ 4 làcúng dường cho các sư Sau khi đã chuẩn bị xong, người dân sẽ về nhà chuẩnbị đồ ăn cho vào bát để cúng dường sư sẽ đi khất thực vào sáng ngày 12 Saukhi cúng dường, mọi người sẽ được nghe các vị sư giảng giải về ý nghĩa của

tục rải cơm dưới đất Các vị sư chúc phúc cho mọi người xong, người dân sẽvề nhà cúng cho những người thân họ hàng đã mat.

Lễ tháng 10 hay còn gọi là Lễ phát bong gạo Đây là lễ dé cho các vịsư, chú tiểu trong chùa bốc thăm dé nhận vật phẩm cúng dường mà người dân

trong làng chuẩn bị Lễ này được tô chức vào ngày ram tháng Mười nên còn

được gọi là Lễ tháng Mười Vào ngày 14 tháng Mười âm, người dân chuẩn bị

thức ăn mặn, ngọt, trầu cau, thuốc lá Đến ngày rằm, người dân đem những đồcúng đường này để vào các bát Khoảng từ 9-10 giờ sáng, các vị sư sẽ gõ vào

thanh gỗ dé tập hợp mọi người Mọi người đem đồ ăn để cùng dường đến,

ngoài ra còn gói đồ ăn vào các gói nhỏ sau đó buộc lại theo cặp, làm bao

nhiêu cặp cũng được nhưng phan lớn mọi người làm 10 cặp dé mang đi đãi

21

Trang 27

ma ở ngoài ruộng của mình Người dân tin răng làm như vậy sẽ khiến macanh ruộng của họ sẽ hài lòng và giúp họ có được vụ mùa bội thu bằng các

canh chừng các con vật hại lúa như: chim, chuột, cua đồng không cho

chúng đến phá lúa Còn phần đồ ăn mang vào cúng trong chùa, người dân sẽviết tên của mình vào giấy, sau đó cuộn tròn lại để trong bát của sư Sau đócác vị sư, chú tiểu sẽ bốc thăm dé nhận bát của người nào thì sẽ cầu nguyện,chúc phúc cho người đó Sau khi nhận phúc từ các vị sư, người dân cũng cầu

khan cho những người thân họ hàng đã mắt của họ.

Lễ tháng 11 hay còn gọi là Lễ ra hạ, được tô chức vào ngày ram tháng

Mười Một âm Là lễ liên quan đến Lễ nhập hạ diễn ra vào tháng 8 khi mà cácvị sư, tiểu tìm chỗ yên tĩnh dé dưỡng dao tâm trong vòng ba tháng Thời gianbắt đầu từ ngày mồng Một tháng Tám âm và kết thúc vào ngày rằm thángMười Một âm Như vậy là kết thúc khoảng thời gian phải ngồi dưỡng tâm của

các vị sư Đề kết thúc khoảng thời gian này, các vi sư tap hợp lại làm lễ ra hạ.

Đây cũng là cơ hội dé các vị sư trong chùa gặp gỡ, nhắc nhở nhau trong việctu tập Đối với người dân, đây là một ngày lễ quan trọng Trong ngày này,

người dân sẽ tập trung ở chùa dé làm lễ cúng đường Buổi chiêu tối thì tập

trung để tụng kinh niệm Phật, nghe sư giảng dạy, thả đèn trời ở sân chùa vàthắp nến cầu may Ở một vài nơi thì còn nặn các lâu dai bang sáp ong dé dângcúng Còn những nơi ở gần khu vực sông nước thì họ sẽ thả những chiếcthuyền hoa đăng dé dâng cúng vị thần sông Sau đó tổ chức đua thuyền để vuichơi, giải trí và dé tăng tình đoàn kết của mọi người tham gia lễ hội.

Lễ tháng chạp hay còn gọi là Lễ dâng vải cà sa Kathina Từ “Kathina”là tiếng Bali có nghĩa là khung gỗ, là một khung làm bằng gỗ Trước kia, nó

giup căng tắm vải cà sa người ta dé khâu thành áo cà sa được thuận tiện hơn.

Việc làm ra một chiếc áo cà sa hay y phục của các vụ sư là việc đem gomnhững miếng vải nhỏ sau đó khâu lại như hình những ô ruộng nhỏ nối liền vớinhau Vì vậy, cần phải dùng khung gỗ dé căng ra thì mới có thé khâu được dé

dàng Sau khi khâu xong thì người dân đem dâng cho các vi sư Việc dâng áo

cà sa chỉ được tô chức duy nhất một lần trong năm, là cơ hội để các Phật tử,

những người theo đạo được làm những việc tích công đức cho mình Vì trong

22

Trang 28

một năm, khi vào mùa mưa, các vi sư sẽ ở trong chùa, không di ra ngoài trong

vòng ba tháng, bắt đầu từ ngày mồng Một tháng Tám âm đến ngày Ram thángMười Một thì kết thúc Đến ngày Rằm tháng Chạp, có khoảng 5 vị sư đại diệncho chùa nhận áo cà sa từ các Phat tử dâng lên dé thay cho những bộ đã cũrách Y phục dâng cho sư yêu cầu bắt buộc phải là áo cà sa hoặc vải trắng.Nếu trong trường hợp người dân cúng dường vải thì các vị sư phải khâu thành

áo ngay trong ngày hôm đó, hoặc là vải trắng thì cũng phải được nhuộm cùng

ngày, vải nay được gọi là vải cà sa Việc đặt vải trước mặt các vi sư mà không

nhắm đến cụ thể là vị nào thì sẽ được các vị sư thống nhất, cử đại diện một vị

đứng ra nhận Lễ dâng áo cà sa được thực hiện ngay sau lễ ra hạ, và đến nay

người dân đạo Phật vẫn lưu truyền và thực hiện.

Vùng Đông Bắc còn có một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc là Hát

dân ca Molam Dân ca Molam là một loại hình nghệ thuật mà nội dung lời

hát được lấy từ các tác phẩm trong văn học để sáng tác Lời hát thường là

những bài thơ có vần điệu và được sáng tác bằng ngôn ngữ I-san Những bàihát Molam như vậy được gọi là những bài Molam cổ, mà sau này Molam đã

ược ứng dụng, phát triển theo nhiều cách thức khác nhau như: Molam Klon

có hát đối đáp nam - nữ; Molam Klon Sing thường kết hợp với các bài hátđồng quê hay các bài hát hiện đại để tạo ra một cuộc cách mạng đối vớiMolam Việc sử dụng các loại nhạc cụ quốc tẾ cũng làm cho Molam vui nhộnhơn, tiết tau vui tươi dé đi vào lòng người hơn; Molam nhóm gồm rat nhiềungười và được phân các vai khác nhau dé thé hiện một câu chuyện Bên cạnh

đó, còn sử dụng rất nhiều các dụng cụ, đạo cụ sân khấu, quần áo, nhạc cụ để

phục vụ cho việc biểu diễn; Molam Phlơn, phát triển từ Molam nhóm có nhịp

độ nhanh hơn, vui hơn Trước khi bước vào biểu diễn chính thức, thườngdùng các loại nhạc cụ đồng quê dé thu hút mọi người tập trung đến xem Tứclà ca sỹ của Molam ra sân khấu hát những bài hát Lukthung (bài hát đồngquê) hoặc một số nhóm Molam lại hát các bài hát nhạc trẻ đang nôi dé thu hút

người đến xem Thậm chí có cả dàn vũ công nhảy múa minh họa, sử dụng các

loại nhạc cụ hiện đại ví dụ như guitar, đàn organ, kèn saxophone, kèn

Trumpet và trống

23

Trang 29

1.2.3 Đặc trưng văn hóa và và lễ hội miền Nam

Miền Nam Thái Lan là khu vực có sự đang đa dạng về văn hóa Người

dân ở vùng này có cuộc sống gắn bó với biển, có đường biên giới giáp với

Malaixia Vi vậy, có rất nhiều phong tục và lễ hội có sự giao thoa văn hóa

khiến vùng này có cả người dân theo đạo Phật, nói tiếng Thái và một bộ phậnngười dân ở các tỉnh Yala, Pattani và Narathiwat theo đạo Hồi, nói tiếngYawi, | thứ tiếng bản địa, gần giống với tiếng Malaixia Trang phục của phụ

nữ miền Nam thường là váy dài đến mắt cá chân, có hoa văn gọi là “Vải batíc” (người dân địa phương gọi là Pa tệ), còn áo bó theo đường nét cơ thê, vạtáo dài để ra ngoài Đàn ông thích mặc xà rông, áo thả vạt ra ngoài Về văn

hóa, điệu múa Manora, Ronggeng, lễ kéo tượng Phật, lễ rước vải lên bảo tháp

xá lợi là những nét văn hóa đặc sắc Lễ - Hội miền Nam Thái lan thườnggan với đời sống của cư dân miền ven biển như:

Lễ thả thuyền là lê hội có từ lâu đời của người dân Orang Laut sống ở

tỉnh Krabi và những tỉnh lân cận Khi đến thời gian quy định, các thành viêntrong cộng đồng và họ hàng anh em sinh sống làm ăn ở những vùng giáp biểnhoặc các đảo nằm trong vùng biển Andaman sẽ quay trở về quê hương củamình dé tham gia budi lễ Vào sáng ngày 13 Âm lịch, người dân sẽ đi đến nơilàm lễ Phụ nữ thì làm bánh, đàn ông thì xây dựng, sửa chữa chỗ ở tạm thời.Budi chiều, cả nam và nữ sẽ tập hợp nhau tại nhà thờ Tổ dé dâng đồ ăn, vậtcúng tế dé làm lễ mời tổ tiên về tham gia lễ thả thuyền.

Sáng ngày hôm sau, tức ngày 14 Âm lịch Một số người đàn ông sẽ đichặt cây dé lấy gỗ làm thuyền Phụ nữ sẽ hát múa trong lúc chờ đợi gỗ đượctrở về Sau đó mọi người sẽ rước gỗ về đến nhà thờ Tổ dé chuẩn bị làm

thuyền “Cá Chắc” Đêm ngày 14, còn có lễ hội ăn mừng thuyền đã hoàn

thành Trong đêm hôm đó, người dân quây vòng tròn quanh thuyền và nhảymúa để dâng lên linh hồn tổ tiên Những người tham gia buổi lễ được chialàm 2 nhóm Một nhóm hat múa theo nhịp trong Rebana, còn một nhóm kháchát múa theo kiểu hiện đại Thầy cúng sẽ làm lễ vào lúc bắt đầu người dân ăn

mừng quanh thuyền, sau đó là vây nước thánh vào lúc nửa đêm, và lại lặp lạinghi lễ vào sáng sớm hôm sau tức ngày 15 Âm lịch Khi thả thuyền phải thả

24

Trang 30

theo hướng gió dé chắc chắn răng thuyền sẽ không quay ngược trở lại vào bờ.Sau đó mọi người ai về nhà nay dé nghỉ ngơi Đến chiều ngày 15, một số danông sẽ đi chặt gỗ và đi kiếm lá cọ lùn dé làm gậy đuôi tà được sử dụng trongbuổi lễ tế vào ban đêm Thay cúng sẽ thực hiện các nghỉ lễ giống như trongbuổi lễ cúng thuyền Cho đến gần sáng, thầy cúng sẽ làm lễ làm phép nước,xem bói đoán vận mệnh và trừ tà ma cho các thành viên tham gia buổi lễ.

Lễ thả thuyền là phong tục được lưu truyền qua nhiều đời, liên quan

đến tín ngưỡng cũng như lối sống của người dân Orang Laut Việc tô chức lễ

tế thuyền cũng là dé trừ tà ma, đưa những linh hồn đó về nơi của họ và cúng

tế những con vật dé cứu nhân độ thế Những người tham gia vào budi lễ cũng

được coi như là đã vượt qua những khổ ải, bệnh tật dé cuộc sống phía trước sẽ

toàn gặp những điều may mắn, hạnh phúc.

Điệu múa Manora là một loại hình nghệ thuật dân gian được lưu

truyền từ đời này qua đời khác và dé phổ biến rộng khắp miền Nam Là loại

hình nghệ thuật bao gồm cả hát và múa Đôi khi, còn biểu diễn theo tình tiếtkể truyện Và một số nơi, còn biéu diễn như môt nghi lễ tín ngưỡng.

Cái nôi hình thành lên loại hình này được giả thuyết cho rằng khởinguồn từ sự thâm nhập của các điệu múa của Ấn độ cô xưa, vào thời Siwichaicụ thé là từ những thương lái Ấn độ Vì vậy, bộ nhạc cụ như: chim chọc,

trồng, sáo của Ấn độ cũng chính là nhạc cụ được sử dụng trong điệu múa

Manora Một số điệu múa Manora cũng rất giỗng với những điệu múa của Ấn

tượng Phật được gọi là thuyền Phật Chiếc xe sẽ được trang trí hình thần rắn

Naga và các tam vải mau đẹp mắt, cây chuôi, cây mía, dừa, hoa tươi ket thành

25

Trang 31

từng chùm treo quanh xe, đằng sau bục dựng tượng Phật có gắn các chuông

nhỏ Bên cạnh tượng là ghế dành cho các vị sư ngồi Tượng Phật được dùng

trong buôi lễ là tượng Phật đứng tay cầm bình bát Đến ngày rằm tháng MườiMột, người dân sẽ tắm cho tượng Phật, thay áo choàng rồi rước tượng lên trênbục Các vị sư sẽ kể chuyện về việc đi tới Dao Lợi (tang thứ 2 của cõi Trời)của Đức Phật Budi sáng sớm ngày mồng Một tháng Mười Một, dân làng sẽchuẩn bị đồ cúng dường Sau đó, người dân sẽ kéo tượng Phật đến vị trí trung

tâm dé thực hiện nghi lễ Có hai sợi dây dài được nối với bục dựng tượng

Phật Một bên dây là nữ giới xếp hàng để kéo, một bên còn lại là nam giới.

Bên cạnh đó là tiếng trống, tiếng chiêng được đánh theo nhịp điệu vui tươi, hồ

hởi Những người còn lại thì nhảy múa hoặc cùng nhau hát hò một cách vui

vẻ Khi đã kéo đến địa điểm, người dân làm lễ rước tượng Phật xuống thuyềnPhật Lễ kéo tượng Phật được thực hiện vào ngày ra hạ, đến sáng ngày mồng

Hai của tháng Mười Một thì lại kéo về chùa.

Phong tục tranh lộc ma là phong tục được thực hiện trong ngày Rămtháng Mười Đây là một lễ cúng cho tổ tiên, những người đã khuất và cảnhững hồn ma không nơi nương tựa Nghỉ lễ dựng giàn giáo dé tranh lộc mađược thực hiện trong ngày mồng Một hoặc ngày Ram của tháng Mười Ngườidựng giàn giáo sẽ đem một phần đồ ăn đem để lên trên giàn giáo Đồ ăn phầnlớn sẽ là đồ ăn mà người thân đã mắt thích ăn, và làm mỗi thứ một ít cùng vớibánh trái, đồ khô sẽ được gói trong lá chuối thành hình tam giác có chóp nhọnhoặc những hình thù khác tùy vào người chuẩn bị Sau khi đã chuẩn bị đồ ănxong, người dân sẽ tập trung ở chùa để cùng nhau dựng giàn giáo Giàn giáo

cao và nối đài tới chòi mà các vị sư ngồi chủ trì buổi lễ Các vị sư sẽ ngồi đọc

tên của người đã mất theo sớ Trước mặt các vị sư, con cháu sẽ rỏ nước cầusiêu cho ma hay cũng chính là tổ tiên của họ Sau khi lễ cúng kết thúc, họ chiađồ ăn ra các phần khác nhau, một phần đồ ăn sẽ dâng lên các vi sư, một phầnkhác thì để cúng ma Ngay sau đó, tất cả già trẻ gái trai và đặc biệt là trẻ nhỏ

sẽ tập trung lại phía dưới giàn giáo hỗ hoi tranh bánh được ném từ trên xuống.

Người dân tin răng việc tranh bánh và đồ ăn đã làm lễ cúng cho ma sẽ tạo

thêm phúc đức cho bản thân mình và gia đình Ngoài ra, họ còn tin rằng,

26

Trang 32

những chiếc bánh này, nếu đem rắc ở trong vườn thì sẽ giúp cây cối tốt tươi,

hoa sai trái ngọt Đặc biệt là loại bánh nến (một loại bánh làm từ bột gạo nếp),

người dân sẽ đem treo lên các cây ăn quả để mùa sau cho nhiều quả Sau đó

những người muốn làm phúc sẽ tung những đồng tiền xu bọc lại trong nhữngbông hoa làm từ ruy băng dé cho mọi người tranh nhau nhặt một cách vui vẻ.

1.2.4 Đặc trưng văn hóa và lễ hội miền Bac

Miền Bắc còn có tên gọi khác là Lanna, là vùng đất có nền văn hóa rất

đa dạng và thu hút không kém gì những vùng khác của Thái lan Miền Bắc có

những đặc điểm địa lý là vùng đồi núi xen kẽ vùng đồng bằng Người dân

sống phân bố đều ở các khu vực và chia ra làm các nhóm tộc người khác

nhau, trong đó có một nhóm có thể gọi là nhóm văn hóa Lanna và các nhóm

dân tộc khác có đời sống và phong tục lâu đời mang nét rất đặc trưng của dân

tộc mình Ngoài những nét đặc trưng của riêng mình, các nhóm còn có những

nét tương đồng với nhau ví dụ giọng nói, các bài hát hay điệu múa dân gian,

cách sinh hoạt theo lối sống của vùng làm nông nghiệp, có chung tín ngưỡng

thờ thần linh và tô tiên hay việc sùng tín Phật giáo nguyên thủy (Theravada).

Người dân miền Bắc thường rất khéo léo đặc biệt là trong các công việc

có tính nghệ thuật ví dụ nghề nặn tượng, điêu khắc gỗ, trạm vàng, trạm bạc

hay ké cả lĩnh vực âm nhạc và biểu diễn như có những ban nhạc gọi là ban

nhạc Salo Trong những ban nhạc này vừa biểu diễn nhạc cụ, vừa hát múa,những điệu múa mà người nghệ sĩ đeo những móng tay dài (gần giống vớiMolam của vùng I-san) Những buổi biểu diễn thường là ké về một câu truyệnnào đó và thường xuất hiện trong các lễ hội Mặc dù ngày nay, việc biểu diễnloại hình dân gian này đã ít dan nhưng vẫn là loại hình được nhiều người yêu

Các lễ hội của miền Bắc có nguồn sốc từ việc pha trộn giữa cuộc sống

đời thường với Phật giáo, tín ngưỡng tin vào ma quỷ đã làm cho lễ hội nơiđây mang những nét rất đặc trưng theo từng thời điểm Người dân miền Bắccó lễ hội gần như ở tất cả mọi tháng trong năm Vì vậy, xin giới thiệu một sốví dụ về phong tục miền Bắc như sau:

Lễ hội Songkran được coi là lễ hội của sự khởi đâu năm mới diễn ra

27

Trang 33

như sau:

Ngày 13 tháng 4 đương lịch hay còn được gọi là ngày Sang-khan-long.

Day được coi là ngày cuối cùng của năm Trong ngày này, người dân sẽ bănsúng hoặc đốt pháo từ sáng sớm để xua đi những thứ xui xẻo Ngày hôm đó

là ngày phải quét dọn nhà cửa và làm vệ sinh chùa.

Ngày 14 tháng 4 hay còn gọi là ngày Nau Buổi sáng, người dân sẽ

chuẩn bị đồ ăn và đồ cúng đường dé làm lễ cho buổi sáng ngày hôm sau Budi

chiều, sẽ lấy cát từ sông đem về trước chùa dé làm những lâu đài cát dé thay

thế cho lượng đất cát của cả một năm dính vào chân của mình mỗi khi đi đến

Ngày 15 tháng 4 hay còn gọi là ngày Pha-ya-văn Là ngày của sự khởi

dau mới và cũng là ngày đi chùa cầu phúc Người dân chuẩn bị cơm gạo demlên chùa, tắm cho tượng Phật và xin lời chúc phúc từ những người lớn tuổi

được kính trọng trong làng.

Ngày 16-17 tháng 4 hay còn gọi là ngày Pakpi hoặc Pakđươn(nghĩa là

ngày đầu năm), là ngày làm lễ trừ tà ma và lễ thần thánh Người dân Lanna tinrằng việc làm những nghỉ lễ “nối mệnh” sẽ giúp bản thân, họ hàng anh em vàdân làng sẽ sống lâu, làm ăn phát đạt và gặp những điều tốt đẹp Nghỉ lễ nốimệnh được chia ra làm 3 loại: nối mệnh người, nối mệnh nhà và nối mệnh

Lễ hội Poy noi hay còn gọi là Lễ tiểu tu Đây là lễ đi tu của người dânmiền Bắc, thường được tổ chức vào tháng 2, tháng 3 hoặc tháng 4 Budi sáng,trong lễ tu sẽ tổ chức ăn mừng rất linh đình Sẽ có đám rước Lukkaeo hay chútiêu mặc trang phục nhiều màu sắc giống hoàng tử Tất Dat Da Theo truyền

thuyết, hoàng tử Tất Đạt Đa đã tử bỏ tất cả để tu hành đến khi đạt giác ngộ Vì

vậy người dân thường dé cho các chú tiểu cưỡi ngựa, cưỡi voi hoặc cưỡi cô

người được tượng trưng cho con ngựa quý của hoàng tử Tất Đạt Đa Hiệnnay, lễ tiểu tu có tiếng tăm nhất là lễ tiểu tu ở tỉnh Mae Hong Son

Lễ hội Yi Peng (rằm tháng Hai) hay còn gọi là lễ hội hoa đăng Người

dân ở vùng phía Nam của miền Bắc thì gọi lễ hội này là “Lễ hội Chong

Priang” hoặc “thả ma trời” Đây là lễ hội rất nổi tiếng ở tỉnh Sukhothay.

28

Trang 34

Ngoài ra trong lễ hội này có có tục thả đèn trời của người dân Lanna tại tỉnh

Chiang Mai Người dân nơi đây tin rằng việc thả những chiếc đèn trời được

làm từ giấy mỏng dán vào khung đèn làm bằng tre sau đó sẽ đốt nến bên trongdé hơi nóng sẽ làm chiếc đèn bay lên trời cũng giống như việc tha đi nhữngđiều xấu xa, đen đủi bay đi thật xa Từ “Yi” trong tiếng Lanna có nghĩa là

tháng Hai hoặc tháng Yi theo lịch của người Lanna là tháng Mười Một dương

lịch Còn từ “Peng” có nghĩa là trăng tròn tức chỉ đêm Ram Người dan Lanna

sẽ bắt đầu lễ hội vào sáng ngày 14 âm Đến đêm ngày 15, sẽ đem hoa đăng đi

thả dọc các bờ sông Lễ hội Yi Peng của người Lanna cũng có những tin

ngưỡng giống lễ hội thả hoa đăng ở các miền khác Mục đích quan trọng nhất

của lễ hội này đó là cầu xin vị thần sông và các vị thần linh, đức Phật trên cao

phù hộ cho cuộc sống của họ Việc t6 chức lễ hội thả hoa đăng theo kiểu củangười Lanna là việc trang trí những chiếc đèn treo trước nhà, làm công chào

nơi tô chức lễ hội của dân làng Ngoài ra người dân sẽ đi lễ chùa, nghe sư

giảng dạy về đạo lý, điều này khác hoàn toàn so với những miền khác khingười dân thường tập trung vào các hoạt động buổi tối, đốt nến, thả đèn hoa

Những phong tục của người dân Lanna trong lễ hội Yi Peng chủ yếu làđi lễ chùa làm công đức để cầu mong những điều tốt lành đến với bản thân vàgia đình hay việc trang trí địa điểm băng các công chào gắn đèn sáng Vàobuổi tối, người dân sẽ cùng nhau đốt nến dé nối vận tốt và xua đuổi những thứxấu xa bằng ánh sáng của nền Số sợi bắc trong ruột nến sẽ bằng đúng số tuổicủa người làm lễ hoặc họ dé chừa ra một ít giấy làm đèn trời để viết ngàytháng năm sinh của mình Khi về đến nhà sẽ dùng để đốt lửa hoặc làm mồi

đốt pháo hoa hoặc thả đèn trời.

1.3 Lễ hội thả hoa đăng ở Thái Lan

Thái Lan là một đất nước có sự đa dạng về địa hình, dân tộc và tôngiáo nên sẽ có những phong tục đặc trưng đại diện cho mỗi một vùng miễn.

Ngoài sự hình thành những phong tục đặc trưng của các vùng miền đã được

đề cập ở các phần trên thì người dân Thái còn có những phong tục hoàng gia

được thưc hiện hàng năm Trong đất nước Thái Lan, vua là người đứng đầu,

29

Trang 35

chủ trì việc thực hiện các phong tục hoàng gia và các nghi lễ này đều đượcghi chép lại trong lịch sử Vào triều đại thứ 5, vua đã soạn một cuốn sách

mang tên “Nghi lễ hoàng gia 12 tháng” khiến cho ngoài những phong tục của

vùng miền ra, Thái Lan vẫn còn những phong tục hoàng gia được lưu truyền

qua nhiều thế hệ Tuy nhiên, hiện nay một số phong tục hoàng gia cũng đãđược xóa bỏ vì có một số phong tục không còn ý nghĩa hoặc không cần thiết

phải thực hiện nữa ví dụ như lễ tế trước khi xuất trận vì hiện nay không cònchiến tranh nữa Nhưng bên cạnh đó, những nghi lễ hoàng gia quan trọng thì

vẫn được lưu giữ và trở thành đặc trưng của Thái Lan đó là: Lễ hoàng gia

tháng 3: Lễ Phật Đản; Lễ hoàng gia tháng 6: Lễ Tịch Điền; Lễ hoàng gia

tháng 8: Lễ công đức, thắp nến dâng Phật, Lễ thay áo choàng cho Tượng Phật

Ngọc; LỄ hoàng gia tháng 11: Lễ hội đua thuyền , Lễ Ra Hạ, Lễ dang áo ca

sa; Lễ hoàng gia tháng 12: Lễ tha hoa đăng.

Hiện nay, Lễ hội thả hoa đăng là một phong tục chung của mọi người

dân ở trên khắp mọi miền đất nước Thái Lan Đây là lễ hội lớn được ngườidân thực hiện qua nhiều thế hệ và đã trở thành một lễ hội nổi tiếng được nhiều

người biết đến, thường được tổ chức vào Ram tháng 12 Âm lịch (lịch của

người Thái) Đây là thời điểm trăng tròn trong tháng và cũng là thời điểmnước ở sông hồ dâng cao Các hoạt động được tô chức trong ngày này thường

là người dân sẽ tập trung nhau lại làm những chiếc đèn hoa với chất liệukhông bị chìm dưới nước có những hình dạng khác nhau như: thuyền hoađăng, đèn hoa làm bằng lá chuối, bè hoa sen Mỗi một loại hoa đăng phụ

thuộc vào sự khéo tay của người làm hoặc thời gian của người làm có ít hay

nhiều Tùy vào mỗi người dân, họ có thê đốt hương, cầu nguyện sau đó đem

tha doc các dòng sông Ngoai ra, trong ngày lễ này người dân còn tổ chức các

chương trình vui chơi, giải trí Lễ hội thả hoa đăng được tổ chức hàng năm vàlà lễ hội lớn của nhiều tỉnh Có một số tỉnh trong ngày này còn tô chức cuộc

thi người đẹp Noppamas, cuộc thi hoa đăng Một số tỉnh còn tổ chức các hoạt

động để giữ gìn những nét đẹp văn hóa Thái như mặc váy truyền thống củaThái trong ngày thả hoa đăng, những nơi khác còn trang trí những chiếc

30

Trang 36

thuyền bằng điện hoặc những chiếc đèn lồng và tha sông dé cúng tế Nữ than

1.3.1 Nguồn gốc của lễ thả hoa đăng

Lễ hội thả hoa đăng đã trở thành Lễ hội chung của người dân Thái Lan

từ lâu, tuy nhiên ở mỗi địa phương LỄ hội thả hoa đăng lại có những ý nghĩa

và nghỉ lễ khác nhau Hiện nay một số địa phương hiện nay vẫn còn lưu giữ

được những truyền thuyết về nguồn gốc lễ hội này.

1.3.1.1 Nguồn gốc Phật giáo

Truyền thuyết dau tiên * ké rang, lễ hội thả hoa đăng có nguồn gốc hình

thành bắt nguồn từ Phật giáo Đó là trước khi đắc đạo, đức Phật đã ngồi thiền

ở dưới gốc cây Bồ đề bên cạnh dòng sông Nene Một hôm, Bà Suchada đã

cho người hầu gái mang cháo gạo ma-thu-pa-ya (loại cơm ngọt nau với mặtong hoặc nước mia) dé vào khay đến dâng cho đức Phật ăn, sau khi đức Phật

ăn xong đã nói một lời thề nguyén rang nếu một ngày nào đó ta đắc đạo trở

thành Phật, thì cái khay này sẽ trôi ngược dòng bằng sức mạnh của lời thề vàphước bảo Chiếc khay đó đã trôi ngược dòng đến tận xoáy nước ở biên rồi bị

chìm xuống trúng phải gốc đuôi của thần ran Naga, người tri vì thé giới củacác loài răn, làm thần tỉnh dậy, thần rắn như nhìn thấy điều gì đó và đã thôngbáo vang khắp nơi răng tại thời điểm này đã xuất hiện một đức Phật rồi Sau

đó tất cả các vị thần tiên đã cùng thần rắn Naga đến diện kiến đức Phật Thầnrắn Naga đã xin đức Phật bước đi dé in lại dấu chân trên bãi cát doc theo bờ

sông Nene dé cho mọi người được đến dé tưởng niệm đức Phật Nguyện vọngnày đã được đức Phật đồng ý Người hầu gái đã mang câu chuyện xảy ra hôm

đó về kế cho bà Suchada nghe, từ đó về sau, cứ tới ngày đó hang năm, ba

Suchada đều mang đồ lễ và hoa dé vào khay mang đến thả trôi theo dong sôngnhằm dé dâng lễ lên cho đức Phat, và cứ như vậy dan dan sau này phát triểnthành tục thả hoa đăng trong lễ hội mà mọi người vẫn thấy ngày nay.

Ngoài ra, về việc đức Phật bước đi dé lại dấu chân Phật này, truyền

thuyết ở một số địa phương” còn kể răng, thần ran Naga đã tau với đức Phật,

“ ngồn cốc của thả đèn hoa đăng, https://www.m-culture.go.th/young/ewt_news.php?nid=369

5 a

Nhu trén.

31

Trang 37

xin đức Phật đến ban phước tại thế giới các loài rắn, sau khi tụng kinh ban

phước xong, thần rắn Naga đã xin được làm một bức tượng Phật dé thờ, đức

Phật đã cầu nguyện va dé lại dấu chân trên bãi cát dọc theo bờ sông Nene.Than ran Naga và toàn thé các Naga tưởng niệm dấu chân của đức Phật nhưlà đại diện thay cho đức Phật Sau này, những phật tử biết được câu chuyệnnay cũng đã tiếp tục làm lễ tưởng niệm dau chân của đức Phật bang cách dé

các đồ lễ và hoa trong một chiếc hoa đăng cho thả trôi theo dòng nước.

Việc thả hoa đăng vào ngày rằm tháng 11 hoặc ngày khai hạ còn được

cho là để liên hoan ăn mừng nhân ngày đức Phật trở về với thế giới người

thường sau 3 tháng an cư kiết hạ trên thiên giới, cũng là thé hiện đức hiểu

kính thăm nom đức mẹ Vào ngày này những thần tiên khác và vô số các đệ

tử nhà Phật đã cùng nhau ra tiếp đón và dâng lễ vật lên đức Phật Cũng trongngày hôm đó, đức Phật đã cho muôn dân được nhìn thấy thiên giới và địangục, nên sau đó mọi người đã cùng nhau thả hoa đăng để nghênh đón đức

Một truyền thuyết khác lại kế rằng việc thả đèn lồng là dé tưởng niệm

tới búi tóc của đức Phật tổ trên thiên giới Theo truyền thuyết đó thì vào ngày

mà đức Phật khai hạ bên bờ sông A Lô Ma, đức Phật đã dùng đoản kiếm cắtbúi tóc của mình thả bay lên trên không và cầu nguyện Thần Indra đã lấy

chỏm tóc đó đựng vào tháp xá lợi va dem đặt vào trong tháp Chulamani (Tên

gọi một ngôi tháp trên thiên giới có chứa đựng búi tóc của Phật tổ) trên thiêngiới Ở vùng Chiang Mai, phía Bắc của Thái Lan có lễ hội thả đèn lồng, hay

còn được gọi là chiếc diều đèn, thả trôi lên trên bầu trời dé tưởng niệm tới búi

tóc của đức Phật tô.

Truyền thuyết của Myanma và Lào, ké rằng vào thời đại vua Dai dé Duc-Vuong, nhà vua muốn xây dựng đủ tám mươi tư nghìn ngôi tháp, nhưng

A-bị những tên quỷ ma vương luôn luôn tìm cách phá phách Nhà vua bèn tìm

đến đức Phật A La Hán, đó là ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm nhờ đức Phật giúp đỡ.Đức phật Tất Đạt Da Cô Đàm liền nhờ thần ran Naga giúp đỡ Than rắn Naga

đồng ý va đã trừng phạt được tất cả những ma vương đó Nhờ đó Dai dé

A-Dục —Vuong đã xây tháp thành công theo đúng như nguyện vọng của mình.

32

Trang 38

Từ đó về sau, cứ đến ngày răm tháng 12 hàng năm, nhà vua lại tổ chức lễ thảhoa đăng đề tưởng nhớ tới công ơn của thần rắn Naga Về truyền thuyết này,một số nơi còn cho răng than rắn Naga chính là ngài Tất Dat Da C6 Dam vốnngự ở xoáy nước ở biển và có phép lực vô biên, nên có thể trừng tri được tấtcả những ma vương đó Và chính vi Tat Dat Da Cô Dam này là vị thần đượcngười dân Myanma và các dân tộc Thái Lan thuộc tỉnh Tây Bắc Thái Lan rất

tôn thờ.

1.3.1.2 Nguồn gốc đạo Hin ẩu

Theo như kinh Veda của Bà La Môn giáo thì lễ thả đèn lồng ngày xưa

là nghi lễ của dao Hin Du, dùng dé tưởng niệm 3 vị thần là Thần Vishnu Than

Shiva Thần Brahma, đây cũng là một loại nghi lễ đi liền với lễ thả hoa đăng.

Trước khi thả hoa đăng thì phải châm lửa trước Theo kinh Veda cô xưa quyđịnh theo thuật chiêm tinh là, giờ châm lửa là thời khắc khi mà mặt trời quay

đến cung Thiên Yết, mặt trăng quay đến cung Kim Ngưu, thì thời khắc đó là

giờ hoàng đạo để châm lửa, khi đã cúng đủ theo số ngày quy định thì mangđèn lồng đó đi thả trôi trên sông nước Sau này các Phật tử thay đó là việc làm

tốt, nên đã có sự điều chỉnh dùng dé tưởng niệm tới dấu chân của đức Phật tổ

và để nghênh đón đức Phật như đã đề cập ở trên, mà phan lớn nghỉ lễ nàyđược tổ chức vào tháng 12 hoặc tháng Yi Peng (Do sự khác biệt giữa lịchLanna cô và lich Thái mà thời gian Yi Peng được t6 chức lại là ngày ramtháng 2 theo lịch cô Lanna ("Yi" co nghĩa là "thứ hai" và "Peng" nghĩa là

"tháng" theo tiếng Lanna)

1.3.1.3 Nguôn gốc tín ngưỡng dân gian

Một truyền thuyết ° ké rằng lễ hội hoa đăng được hình thành từ tínngưỡng cô của người dan Lan Na, đó là trong một trận đại dich bùng phát tạivương quốc Hariphunchai đã có rất nhiều người chết Những người còn sốngsót đã di cư đến vương quốc Thaton và Bago trong khoảng 6 năm Một số

người đã lập gia đình ở đó Sau khi trận đại dịch qua đi, một số người đã quay

trở về quê hương cũ của mình, và hàng năm cứ đến ngày di cư, những ngườidân đó lại chuẩn bị lễ vật, hương nến dé vào trong hoa đăng và cho thả trôi

®Nguồn cốc lễ hội tha hoa đănghttp://www.siam1.net/article-9113 3.html

33

Trang 39

theo dòng nước để tưởng nhớ tới những người thân của mình vẫn còn đangsong tại thành phố Bago Ngày thả hoa đăng đó được thực hiện vào ngày YiPeng hay ngày răm tháng 12 hàng năm, và được gọi là Loi Khamot ( nghĩa làxua đuổi những điều xấu, những điều không may), tuy nhiên lễ hội này khôngđược phan lớn người dân Lan Na thực hiện Tại lễ hội Yi Peng này còn có

nghi thức tụng kinh, hay còn gọi là nghi thức thuyết pháp Mahachat, một bài

thuyết pháp rat dai và nghi lễ châm lửa/ châm đèn Những nghỉ lễ này được

thực hiện một cách phổ biến hơn (Việc thả hoa đăng ở thời Lán Na cô được

gọi là Loi Khamot, từ Khamot được đọc là kha - một, Khamot là tên cua một

loại ma chơi, hay đi kiếm ăn vào ban đêm va có ánh sáng như ánh lửa lap lánh

giống như ma chơi nên đã đặt tên cho việc thả hoa đăng là Loi Khamot, vì thả

hoa đăng cũng là thả một vật có đốt hương, thắp nến sáng, khi thả dưới dòngsông, hoa đăng trôi ra xa chi dé lại ánh sáng lấp lánh như ma Khamot)

Cũng có truyền thuyết “kê lại, ngày xưa, ở miền Bắc Trung Quốc cứ đến

mùa mưa hàng năm là nước lại ngập lụt khiến cho hàng trăm nghìn người dânqua đời nhưng không tìm thấy xác, nên dân chúng đã làm hoa đăng (krathong)trong đó có dé thêm thức ăn và thả trôi theo sông dé cúng những con ma đó.Còn việc thả hoa đăng vào ban đêm, ông đã đưa ra giả thuyết rang, có thé dânchúng muốn can thận hon, làm vào ban đêm tối để thêm phan linh thiêng, vinhững việc làm này đều liên quan đến ma quỷ nên không thé làm qua loađược Hơn nữa ma quỷ cũng không thích xuất hiện vào ban ngày Việc đốtnến, hương cũng là dé thắp sáng đường tiễn ma quỷ về được thuận lợi hon.

Trong tiếng Trung, dùng từ Pang — chúi — têng tức là thả đèn dưới nước, cũngtrùng với từ thả đèn của tiếng Thái.

13.2 Lễ hội thả hoa đăng ở Thái Lan trong lịch sử

Phật giáo từ An độ được du nhập vào Thái Lan cách ngày nay khoảng

2000 năm trước và được người dân đón nhận từ rất sớm Tài liệu lịch sử cho

biết dưới thời Suvanabumi lễ tế “ma” dé xin xá tội với đất và nước đã đượcđiều chỉnh cho phù hợp với tôn giáo mới được du nhập vào Điều này đã

“Nguồn gốc lễ hội thả hoa đănghtip://www.siam1.net/article-9113 3.html

34

Trang 40

khiến mục đích của việc thả hoa đăng thay đổi với ý nghĩa cúng dâng lên Phậtvà các vị thần linh Minh chứng cho điều này là bức tượng điêu khắc buổi lễté nước, có điểm giống với lễ hội thả hoa đăng ở tháp đá Bayon ở Angkor

Thom (Camphuchia) được điêu khắc sau năm Phật lịch 1700 Tuy nhiên, đốivới người dân nói chung, họ vẫn hiểu rằng mục dich của lễ hội này là dé cầuxin sự xá tội từ Nữ thần sông Điều này cũng đã được ghi ghép lại trong cuốnsách của một người Pháp tên là La Loubére Trong cuốn sách có đoạn nói về

việc người dân Ayutthaya dưới triều đại Phra Narai Maharat: “Dân chúng tỏ

lòng biết ơn Nữ than sông bằng cách thả những chiếc đèn lớn xuống sông

trong nhiễu đêm Tôi đã thấy cả một dòng sông thắp sáng bằng những chiếc

đèn thả trồi đó "Ẻ

Tuy nhiên,các tài liệu lịch sử cho thấy, hầu hết các nghi lễ Hoàng giaThái Lan không đề cập đến nghi lễ thả hoa đăng mà chủ yếu viết về các nghi

lễ găn liền với sông nước như: Lễ hoàng gia mệnh nước vào tháng I1, Lễ

hoàng gia tiễn nước vào tháng 12 và lễ hoàng gia đuôi nước vào tháng Giêng,

tức thang 1.

Lễ hoàng gia trong tháng 11 là lễ hội dua thuyền giữa thuyền rồng củavua và thuyền của các vương tần để xem điềm báo Nếu như thuyền rồng củavua thang thì có nghĩa vụ mùa năm đó sẽ không tốt, nhưng nếu mà thuyền của

các vương tần thắng thì có nghĩa là năm đó sẽ nuôi trồng thuận lợi.

Lễ hoàng gia tháng 12 là lễ mà vua sẽ đích thân xuống thuyền ngồi détiễn nước Ý nghĩa của việc này là cầu mong cho nước rút đi Đến tháng

Giêng thì đức vua sẽ làm lễ đuổi nước cho nước rút xuống nữa để cây lúa

không bị ngập nước mà chết.

Trong một bài viết của vua ” viết về Lễ hoàng gia tháng 12 có ghi rõ:

Lễ hoàng gia tháng 12 là lễ tiễn nước của triều đại Ayutthaya Lễ này được tổ

chức vào ngày rằm tháng 12 cũng là ngày mà trăng tròn nhất trong năm Đây

là một hiện tượng tự nhiên lại xảy ra duy nhất 1 lần trong năm nên người xưa

“Sujit Wongthet (2002), Không có nang nopphamas, không có tha đèn hoa dang trong thời dai Sukhothai, nha

xuât bản Matichon.

° Vua Rama 5, (2012), Các nghỉ lễ hoàng gia mười hai tháng trong năm, nhà xuất bản Phết-ka-rặt, lần thứ 2 ,

Trang 6-41

35

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:42

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w