1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Di tích và lễ hội thờ Mẫu trong phát triển du lịch văn hóa ở Lạng Sơn (Nghiên cứu đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng)

162 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

DANG THI THANH THUY

DI TICH VA LE HOI THO MAU

TRONG PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA O LANG SON(NGHIEN CUU DEN BAC LE VA DEN MAU DONG DANG)

Hà Nội — 2021

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANG THỊ THANH THUY

DI TÍCH VA LE HOI THỜ MẪU

TRONG PHÁT TRIEN DU LICH VĂN HOÁ O LANG SƠN

(NGHIEN CUU DEN BAC LE VA DEN MAU DONG DANG)

Chuyén nganh: Viét Nam hoc

Mã số: 8310630.01

Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn

PGS TS Nguyễn Chí Hoà PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt

Hà Nội - 2021

Trang 3

LOI CAM ON

Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quá trình dạy dỗ tận

tình, trách nhiệm của các Thầy - Cô giáo Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt; các

Giáo Sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đầu ngành; các Thay - Cô giáo chuyên trách bộ môn trong

chương trình dao tạo Thạc sĩ khoá QH-2018-X, trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, DHQGHN Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng

dẫn - PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quátrình thực hiện luận văn thạc sĩ của mình Nhờ sự chỉ bảo tận tình và đóng góp của

cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý lễ hội - đền Bắc Lệ, Hội đồngcác Thanh đồng tại Đền Bắc Lệ, đặc biệt Nhà nghiên cứu - người thực hành tínngưỡng — thanh đồng Trần Quang Đọc (tức Tran Thuy Lũng hay Phủ Thuy) đã chiasẻ những tư liệu quý báu về các vị thần được thờ tại Đền Bắc Lệ Dong cam on caccô, các bác, các anh chị làm dich vụ phục vụ lễ hội tại thôn Bắc Lệ và thi tran ĐồngĐăng đã cung cấp những thông tin của cư dân địa phương khi tham gia làm du lịch.Xin cảm ơn những anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu hai

khu di tích này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng dé hoàn thành đề tài này một cách hoàn chỉnh

nhất song trong quá trình thực hiện không thê tránh khỏi được những thiếu sót nhấtđịnh của ban thân Rất mong nhận được sự góp ý của quý thay, cô giáo dé tôi có théhoàn thiện đề tài và phát triển hướng nghiên cứu này.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2021

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi, dudi sự

hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Nguyệt Luận văn có sự kế thừa các côngtrình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bố sung những tư liệu của bảnthân đã thu thập được thông qua khảo sát thực địa, di điền dã và tham gia vào lễ hội;

bổ sung những thông tin được cập nhật mới nhất.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vê nội dung của dé tải.

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2021

Học viên

Đặng Thị Thanh Thuỷ

Trang 5

MỤC LỤC

(710575 5

1 Lý do chọn đề tài - - 2-55 SE 2E 1 E1 1111111211211 2111111111111 xe 52 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -:- ¿+ +2x+ExtEE2E1221271711211271 2121.211 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên €ứu - -¿- +5 +5 £+t*+x+EsrEeeseeereseerrreerke §

4 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 2-52 52 s2 secse2 8

5 Phương pháp nghiên CỨU - 5 2G 2 22112 E1 ST HH HH Hư nh nưệp 9

6 Đóng góp của luận văắn - - «LH HH TH HH Hà Hàng già 107 Cầu trúc của luận văn 2-2 ¿+ 2++E+EE£EEEE2E327171711211271 717111111 cce 11CHUONG 1: CO SO LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE DE TÀI 12

1.1 Một số khái niệm liên quann 2 - 2 2 SE£EE£EEE2EE£EEeEEEEerExrrkrrkerreee 12

1.2 Khái niệm lễ hội 2-2 ¿2S SE+ESESEE 2E 2121712112111 71 2111111111111 111cc 121.3 Tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu Tam Phủ và Mẫu Tứ Phủ - 13

1.3.1 Tín ngưỡng thờ Mẫẫ -2 -22+£22EEEE+++tSEEEEEEYErEEEEEEEEErrrtEEEEEErrrrrrrrrrrrred 131.3.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ và Mẫu Tứ Phủ ¿2+2 16

1.4 Khái quát tiểu vùng van hoá — du lịch Lang Sơn -5- 5 55s 19

THO MAU VA LE HỘI THỜ MAU Ở LANG SƠN . -° 5c se cses< 32

2.1 Đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích đền thờ Mẫu 322.1.1 Giá tri văn hóa lịch sử - nhân văn - - 5S 2221111 resszez 32

2.1.2 Giá trị kiến trúc - nghệ thuật 2V2V2222v2222222222222errrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrre 45

2.1.3 Giá trị văn hóa tâm linh VEEEEEEEEEEE222222222222222222221.trrrrrrrrrrrrrrrrrre 54

2.2 Đánh giá những giá trị tiêu biểu của lễ hội thờ Mẫu - 58

2.2.1 Giá trị có kết cộng đồng, liên kết truyền thống và hiện đại -.- -5 55 5555: 58

2.2.2 Giá tri lịch sử, văn hóa, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc 60

Trang 6

2.2.3 Giá trị văn hóa, bảo tồn va phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị tín

ngưỡng và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ -2-©sc+¿ 66

2.3 Giá trị kinh tế - du lịch của di tích va lễ hội thờ Mẫu tại Đền Bắc Lệ và Đền Mẫu

bì) 0103 “-‹†ậMHH 70Tidu ket Chu ong XINợNỷNgU 75CHƯƠNG 3: KHAI THAC, BAO TON VA PHAT HUY CÁC GIA TRI CUA

DI TICH VA LE HOI THO MAU PHUC VU PHAT TRIEN DU LICH VAN

;97009 0e 763.1 Vai trò của Di sản văn hóa với đời sống văn hóa, xã hội và sự phát triển du

lịch văn hóa tại địa phương - - 5 «ch ng ngư 77

3.2 Thực trạng khai thác các hoạt động du lich văn hoá của đền thờ Mẫu và lễ

hội thờ Mẫtu - 1S E21 2121121112111 2111 1111111111 2111 1111011111101 dye 78

3.2.1 Thuc trang đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tại các di tích -. - 783.2.2 Thực trạng công tác tô chức, quan lý, hoạt động của lễ hội - S5

3.2.3 Thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá bảo tồn và phát huy các giá trị của các di0011 .,Ô 87

3.2.4 Thực trang về khách du lịch tại điểm di tích và lễ hội - scz2czxve+ 89

3.3 Thực trạng khai thác và phát huy các giá trị của di tích và lễ hội thờ Mau

(Đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng) trong phát triển du lịch ở Lạng Sơn 94

3.3.1 Những thuận lợi và kết quả đạt được 222cc+++++2t2EEEEEEExxeeeerrrrrrr 943.3.2 Những khó khăn và nguyên nhân - + 5+ 52+ +E*E+texerrtererrrkersrrkrrerrkrrrx 96

3.4 Một số giải pháp khai thác và bảo tồn các giá trị của di tích, lễ hội trongthúc day phát triển du lịch tại Lạng Sơn - 2 5 x£xczxe+zeerxerxezez 983.4.1 Giải pháp tu bổ, bảo tồn đền thờ Mẫu cccccccccccccccereerrrrrrrrrrrrrrrrrre 983.4.2 Về công tác quản lí, tổ chức lễ hội, giữ gìn trật tự an ninh - 993.4.3 Dao tao nguồn nhân lực cho du lịch lễ hội 2 2 +£+E+£+E++£+£E+£+Ex+z+rxeee 99

3.4.4 Công tác truyền thông, giáo GUC ccssssssssesesssscssssssssssseesesessesssssssssseesesssesssssssssnseeesees 100

3.4.5 Tao môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch 1003.4.6 Đổi mới nhận thức và tư duy về phát triển du lịch ++++++¿ 101

Trang 7

3.4.7 Kết hợp di tích đền thờ Mẫu và lễ hội thờ Mẫu với các Tài nguyên du lịch khác trêndia bàn dé xây dựng các chương trình du lỊCH - 56-5 ++++eEsE+kersreketerekerrke 101Tiểu kết chương 3 - 2-2 2 E+SE2EE+EEEEEEEEEEEEEEE1211211 1111111111111 1e 1 te 103

0009007 104

TÀI LIEU THAM KHAO -2- 2-22 ©ss£2z£zse+zssezszerzseecsee 106

PHU LUC 222 112

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1 Những ấn tượng của du khách khi tham gia lễ hội 2: 5¿ 72Bảng 2.2 Những an tượng của du khách về nghi lễ hầu đồng - 72Bảng 3.1 Đánh giá chất lượng các yếu tố ảnh hưởng đến các sản phẩm du lịch tại

huyện Hữu Lũng - Lang SƠn - c 32+ 331313112139 11111 11111 1111 ket 79

Bang 3.2 Những thay đổi tại điểm di tích sau những mùa lễ hội - 82

Bảng 3.3 Loại hình lưu trú được ưa chuộng khi tham gia lễ hội ¿-¿- + 83

Bảng 3.4 Thời lượng chuyến đi du lịch vào mùa lễ hội 2 55525552 83Bảng 3.5 Thành phần khách du lịch tham gia lễ hội - 2-2 5555: 90

Bang 3.6 Mục đích tham gia lễ hội của các du khách -2- 25+ s+5+5+2 92

Bảng 3.7 Khao sát mức độ hài lòng và mong muốn quay lại của khách du lịch 94

Trang 9

MO DAU

1 Lý do chon đề tài

Lạng Sơn được coi là một trong những tỉnh vùng núi miền Đông Bắc củaViệt Nam Đây là một dải đất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của người Việt

bởi vị trí địa lí của nó nằm tại biên cương, nơi địa đầu Tổ quốc Lạng Sơn được biết

đến như là địa danh với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, di tích lich sử

nồi tiếng (như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Chùa Tiên, khu du

lịch nghỉ mát Mẫu Sơn, hệ thống hang động ở Hữu Lũng, Chi Lang ).

Lạng Sơn cũng được biết đến là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống với đadạng sắc màu văn hoá truyền thống đặc sắc, những phong tục tập quán, những lànđiệu dân ca, hát then, hat sli, hát lượn cua con người nơi đây Bên cạnh đó, Lạng

Sơn cũng là thiên đường âm thực với những nét món đặc sản mang hương vị riêng

(như phở chua, vịt quay, khâu nhục, xá xíu, thịt lạp, xôi ngũ sắc, bánh phông, măng

ớt, khẩu Shi ), những loại hoa quả phong phú (như: Mơ, lê Tràng Dinh, man BìnhGia, quýt Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn )

Với những thuận lợi về vị trí địa lí, truyền thống văn hoá, các di tích lịch sử,lễ hội, các danh lam thắng cảnh nồi tiếng; sự đa dạng sắc màu văn hóa, xã hội, cácđặc sản và những điểm đến linh thiêng, thú vị Lạng Sơn có đầy đủ các yếu tốquan trọng dé phat triển du lịch ở Lạng Sơn, mang đến những trải nghiệm thú vị cho

các du khách đến tham quan.

Ngoài các địa danh trên, không thé không kế đến Đền Mẫu Đồng Đăng va

Đền Bắc Lệ gắn với lễ hội thờ Mẫu rất lớn ở nơi đây Khách du lịch đến Lạng Sơnkhông chi dé tham quan, van cảnh mà còn dé nghiên cứu, học hỏi, thoả mãn những

nhu cầu về tín ngưỡng tâm linh.

Với sự phát triển hiện nay, du lich đã trở thành một xu hướng phổ biến, đónggóp phan không hè nhỏ trong nền kinh tế xã hội Việt Nam cũng là một trong những

quốc gia trên thế giới coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, được Đảng và nhà

nước quan tâm đầu tư với những định hướng và chiến lược phát triển riêng Mộttrong những loại hình du lịch được nhà nước quan tâm, được Quốc gia ưu tiên pháttriển là du lịch văn hóa Loại hình du lịch này không chỉ thu hút một lượng lớn các

Trang 10

tác giả nghiên cứu, mà du lịch văn hóa còn thu hút một lượng lớn khách hàng đến từ

trong va ngoai nước hao hứng tham gia.

Những năm gan đây, khách du lịch đến Lạng Sơn dé bái Mẫu nhiều hon vàcác đi tích được chú trọng hơn trong công tác trùng tu, xây dựng cơ sở hạ tầng Tuy

nhiên, việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích và lễ hội hiện nay

còn gặp nhiều khó khăn Vi vậy, khi chọn đề tài “Di tich và lễ hội thờ Mẫu trong

phát triển du lịch văn hóa ở Lạng Sơn (Nghiên cứu đền Bắc Lệ và đền MẫuĐồng Đăng)” tác giả muốn tìm hiểu sự tác động của di tích và lễ hội thờ Mẫu đối

với sự phát triển du lịch trên địa bàn thông qua thực trạng khai thác, bảo tồn và pháthuy các giá trị của hai đi tích này cũng như lễ hội thờ Mẫu gắn với di tích đó.

- Trần Thúy Anh (2011), Du lich văn hóa những van dé lý luận và thực tiễn,

NXB giáo dục Việt Nam; Trần Thúy Anh (2011), Khai thác đi sản văn hóa phục vụphát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12; Trần Thúy Anh(2009), Tăng cường gắn kết giữa văn hóa với du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số

8 Kết quả nghiên cứu đóng góp một co sở dữ liệu về du lịch văn hóa và khai thác disản văn hóa trong phát triển du lịch ở Việt Nam.

- Đào Duy Tuan (2009), Lễ hội và van dé phát triển du lịch văn hóa ở ViệtNam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3; Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam

trong sự phát triển du lịch, trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội Kết quả các đềtài cho thấy tầm quan trọng của lễ hội trong việc phát triển du lịch tại Việt Nam.

Hiện nay nếu nói về vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và thực hành tín

ngưỡng thờ Mẫu, du lịch văn hoá tâm linh, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu

của các tác giả như: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mau Việt Nam, Nxb Thế giới, HàNội; Trần Thị Bích Hạnh (2016) với Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn, Thạc sĩ

du lịch, trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN; Hoàng Minh

Trang 11

Thảo (2019), “Thuc hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành pho Lang

Son, tinh Lang Sơn”, Viện hàn Lâm Khoa học xã hội VN, Hoc viện Khoa hoc xã

hội Các công trình trên đã khảo sát, nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt

động về du lịch văn hoá - du lịch tâm linh tại một địa phương.

Một số công trình, bài báo nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ

hội, du lịch tại Lạng Sơn có thé kế đến: Thuy Linh (1993) với Tín ngưỡng thờ Mẫu

ở xứ Lạng, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 4, tr 23; Phạm Vĩnh (2001) với LạngSơn - vùng Văn hóa đặc sắc; Nguyễn Cường — Hoàng Nghiệm (2000) với Xứ Lang -

Văn hóa và đụ lịch; Lê Thị Việt Hà (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc giaHà Nội) - Ma Xuân Khánh (Học viên cao học, Viện Quản trị kinh doanh, Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) với Khảo sát mức độ hài lòng của dukhách về thực trạng kinh doanh du lịch văn hoá tại huyện Hữu Lũng, tinh Lang Sơn,

Tạp chí Công thương điện tử, 19/06/2021;

Tất cả các công trình, tài liệu trên đều nghiên cứu theo những vấn đề được đề

cập tới như đã trình bày Một số tác phâm cũng đã nghiên cứu về tiềm năng thế

mạnh đề phát triển du lịch văn hóa tâm linh là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam

thắng cảnh Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề văn hóa tâm linh tại

Lạng Sơn, giới thiệu hệ thống các chùa, đền trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thê nào về

khai thác và phát triển du lịch dựa trên các giá trị văn hoá của các di tích đền thờ,các lễ hội thờ Mẫu tại đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng ở Lạng Sơn Cũng chưa

có tác phẩm, tài liệu nào thực sự nghiên cứu, phân tích sâu về thực trạng nhằm khai

thác và phát huy các giá trị của di tích và lễ hội thờ Mẫu trở thành các sản phẩm dulịch văn hoá, do đó chưa đưa ra được các giải pháp dé phat trién du lich tai hai dia

danh nay.

Luận văn phát triển du lich văn hoá tai hai di tích đền Bắc Lệ và đền MẫuDong Đăng ở tỉnh Lang Sơn, tập trung nghiên cứu và giải quyết những nội dungnêu trên và kết quả sẽ đưa ra các giải pháp dé phát triển du lịch tại đây, đưa sự pháttriển du lịch này trở thành loại hình du lịch bền vững của địa phương, góp phần vàosự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn Đồng thời, qua việc nghiên

Trang 12

cứu về giá trị văn hoá, lịch sử, xã hội, tôn giáo và tín ngưỡng của các lễ hội gan VỚIhai di tích nỗi tiếng là đền Bắc Lệ và đền Mẫu, tác giả mong muốn được góp phanvào việc gìn giữ bản sắc văn hoá tại địa phương này.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá các điểm nổi bật, khu biệt của từng di tích thông qua các giá trị văn hóa,lịch sử của di tích và lễ hội thờ Mẫu dé biết được những ưu — nhược điểm của chúngtrong phát triển du lịch văn hóa tại Lạng Sơn nói chung và tại Đền Bắc Lệ và Đền MẫuĐồng Đăng nói riêng.

Thông qua đánh giá, nghiên cứu thực trạng du lịch có thể đề xuất đưa ra một sốbiện pháp tu bổ, giữ gìn di tích, lễ hội và một số góc nhìn mới trong phát triển du lịch vănhóa tại di tích và lễ hội thờ Mẫu ở Đền Bắc Lệ và Đền Mẫu Đồng Đăng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hoá một số van đề lí luận về phát triển du lịch, du lịch văn hoá, các

di tích, lễ hội thờ Mẫu.

Nghiên cứu thực trạng khai thác, bảo tồn giá trị văn hoá, lịch sử, truyền

thống dân tộc và các di tích và lễ hội trong việc phát triển du lịch văn hoá tại hai địa

danh ở Lạng Sơn: Đền Bắc Lệ và Đền Mẫu Đồng Đăng.

Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch văn hoá tại hai điểm đến: ĐềnBắc Lệ và Đền Mẫu Đồng Đăng ở Lạng Sơn.

Đề xuất một số giải pháp khắc phục những mặt hạn chế trong khai thác, bảotồn các di tích và lễ hội nhằm phát triển du lịch văn hoá tai hai điểm đến này.

4 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống di tích và lễ hội thờ Mẫu ở hai địa danh: Đền Bắc Lệ và Đền MẫuĐồng Đăng ở Lạng Sơn.

Các sản phẩm, hình thức hoạt động, các loại hình, tuyến điểm du lịch và các

van đề khác liên quan đến khai thác, bảo tồn các di tích và lễ hội tai hai địa danh này.Sự tác động của hệ thống di tích và lễ hội thờ Mẫu ở hai địa điểm này đến

phát triển du lịch văn hóa theo cả hai chiều hướng: thuận lợi và khó khăn.

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dung các phương pháp nghiên cứu sau dé thực hiện nghiên cứu:5.1 Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Người nghiên cứu trực tiếpđi điền đã dé thu thập thông tin và dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu, chọn lọc nhiềunguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như: các bàibáo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học có

liên quan

5.2 Phương pháp thong kê, phân tích và so sánh tong hop: tác giả thu thập,

tông hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm

phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.

5.3 Phương pháp xã hội học:

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Khảo sát là một phương pháp thuthập thông tin từ một số cá nhân (gọi là mẫu) dé tìm hiểu về sự phố biến lớn hơn mà

mẫu đó đưa ra, giúp thu thập thông tin thực tế một cách đầy đủ, khách quan và

tương đối chính xác Với đề tài này, tác giả khảo sát với 100 mẫu, trong đó có 50mẫu khảo sát tại điểm du lịch Đền Bắc Lệ (25 mẫu cho khách du lịch và 25 mẫu cho

cư dân địa phương) và 50 mẫu tại điểm du lịch Đền Mẫu Đồng Đăng (25 mẫu cho

khách du lịch và 25 mẫu cho cư dân địa phương)

- Phương pháp quan sát tham gia: tác giả tham gia các khâu trong lễ hội (từ

công tác chuẩn bị lễ hội, đến dọn dep vệ sinh sau lễ hội; từ việc quan sát, thu thậpthông tin liên quan việc trực tiếp tham gia vào hoạt động thực hành lễ hội )

- Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả phỏng vẫn các cư dân địa phương

quanh khu di tích và các ông chủ tế đền, người thực hành đạo dé có được những dan

chứng, tư liệu cụ thé cho bài viết Đồng thời có thé tiếp cận van đề nghiên cứu từgóc nhìn của người thực hành tín ngưỡng.

Trang 14

5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tác giả sử dụng phương pháp liên

ngành dé tiếp cận đối tượng bang nhiều hướng khác nhau, tiếp cận dưới nhiều gócđộ: văn học, văn hóa, du lịch, xã hội học từ đó có thể rút ra những kết luận mangtính tổng hợp va đa chiều về hai di tích và lễ hội thờ Mẫu rat tiêu biểu này.

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Đóng góp về mặt lí luận:

Di tích đền Bắc Lệ, đền Mẫu Đồng Đăng và lễ hội thờ Mẫu là một trongnhững di tích và lễ hội chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tâm linh không chỉ riêng cưdân xã Tân Thành — Hữu Lũng hay thị tran Đồng Đăng - Cao Lộc; mà còn lan rộng

ra phạm vi cả nước.

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đóng góp trong việc tổng hợp cácnguồn cơ sở dữ liệu nhăm mục đích cùng những nhà nghiên cứu, những người thựchành tín ngưỡng, nghiên cứu về thần phả, thần tích của di tích - lễ hội thờ Mẫu tạiĐền Bắc Lệ và Đền Mẫu Đồng Đăng Từ đó, góp phần xây dựng một văn bản thống

nhất, ghi chép về thần tích của các ngôi đền thờ những vị thánh Mẫu tại hai ngôi

đền này.

Kết quả dé tài làm nổi bật được sự khu biệt giữa Đền Bắc Lệ với Đền Mẫu

Đồng Đăng; khang định được sức hap dẫn riêng biệt giữa hai lễ hội và hai di tích.Đồng thời, thông qua phỏng vấn sâu và tìm hiểu các tư liệu, tác giả cũng đính danh

được vị thần chủ của vùng đất Bắc Lệ, ngoài Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra thì còn có

một vị thần người bản địa nữa là bà Chúa Thượng Ngàn chính là bà Diệu Tín Thiền

Sư, được hợp tự với Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn:

Đóng góp vào việc phát triển du lịch văn hoá tại di tích và lễ hội đền Bắc Lệvà đền Mẫu Đồng Đăng ở Lạng Sơn thông qua các kết quả khảo sát về thực trạng

khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích và lễ hội này.

Đồng thời việc phát triển du lịch văn hóa cũng mang lại lợi ích kinh tế và giátrị văn hoá rất lớn, từ đó góp phần thúc đây sự phát triển toàn diện về mọi mặt ở

Lạng Sơn.

10

Trang 15

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

được chia làm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan về đề tài

Chương 2: Đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích đền tho Mẫu và

lễ hội thờ Mẫu ở Lạng Sơn

Chương 3: Khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích và lễ hội

thờ Mẫu phục vụ phát triển du lịch văn hoá ở Lạng Sơn

11

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN VE ĐÈ TÀI

1.1 Một số khái niệm liên quan

Khái niệm du lịch: Theo Khoản 1 Điều 3 Luật du lịch (2017), Du lịch là cáchoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cu trú thường xuyên

của mình nhằm đáp ứng nhu câu tham quan, tim hiéu, giải trí, nghỉ dưỡng trong

thời gian không quá 01 (một) năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích

hợp pháp khác [33]

Khái niệm du lịch văn hoá: Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Du lịch (2017), Dulịch văn hoá là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa,góp phần bảo ton và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa

mới của nhân loại [33] Có thê hiểu du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vàovào ban sắc văn hóa dân tộc với sự tham giá của cộng đồng nhằm bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống.

Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Du lich văn hóa bao gồm hoạtđộng của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa

như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biếu diễn, về các lễ hội và

các sự kiện van hóa khác, thăm các di tích và dén đài, du lịch nghiên cứu thiên

nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương ””.

1.2 Khái niệm lễ hội

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá cô truyền của các dân tộc trên đấtnước ta và các nước khác trên thế giới Theo từ điển Hán Việt: “LỄ” là những quytắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghỉ thức tôn giáo “Hội” là cuộc vui, đám vui

đông người.

Theo PGS.TS Lê Trung Vũ, lễ hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng, ton tại và

phổ biến ở các tộc người, các quốc gia Đây là một sinh hoạt đặc thù tu} vào hoàncảnh lịch sử, điều kiện xã hội và quá trình tiến triển của từng tộc người, từng quốc

gia Cho nên lễ hội dân tộc nào cũng mang bản sắc dân tộc ấy [29] Lễ hội tiêubiểu của cộng đồng Việt là lễ hội truyền thống (lễ hội dân gian) hoặc đúng hơn là

Hội làng.

12

Trang 17

Theo PGS TS Nguyễn Thị Nguyệt: “Lễ hội là một hệ thống sinh hoạt vănhoá, tôn giáo, nghệ thuật của một cộng đồng người gắn liền với các nghi thức đặc

thù và cuộc vui chung nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người Lễ hội có 2phần: Phần Lễ và phần Hội Lễ được hình thành bởi nhân vật được thờ, hệ thống ditích, nghĩ lễ, nghi thức, thờ cúng, huyền tích, cảnh quan mang tính riêng Hộiđược cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, trò diễn, trò chơi dân gian,biểu diễn nghệ thuật, không gian, thời gian, cảnh quan môi trường, người tô chức và

người tham du, di tích lịch sử - văn hoá, danh thắng, .- 119, tr.23]

Như vậy đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về lễ hội khác nhau, nhưng rútđúc lại thì sau đây là khái niệm chung nhất về Lễ Hội: Lễ hội là một sự kiện văn hóa

được tổ chức mang tính cộng đồng Lễ hội là một hệ thống biểu tượng nhằm thực

hiện hóa thế giới ý nệm về đời sống tâm linh bằng những nghỉ thức, những hoạtđộng dé con người giao tiếp với than linh Lễ hội là sự tập trung những nét tiêu biểunhất cho văn hóa nghệ thuật của mỗi cộng đồng.

1.3 Tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu Tam Phủ và Mẫu Tứ Phủ1.3.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu

Theo TS Vũ Hồng Vận và TS Phạm Duy Hoàng: “Để hiểu về tín ngưỡng

thờ Mẫu trước hết cần tìm hiểu về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng dângian của người Việt Bởi vì, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có một quan điểmthống nhất xem thờ Mẫu là một tín ngưỡng hay một tôn giáo” [28, tr.5] Ông chorằng: “Tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác nhau, song lại có quan hệ mật thiết màranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối Tín ngưỡng là một khái niệm rộng

hơn khái niệm tôn giáo” [28, tr.7]

Có rất nhiều định nghĩa về tín ngưỡng thờ Mẫu, có thê kê đến định nghĩa củaC Mác - Lénin: “7ôn giáo chang qua chỉ là sự phản ánh hư do - vào dau óc của

con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phối cuộc sống hàng ngày của họ;chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lựclượng siêu tran thé” [5] Khi con người cảm thấy bị bất lực, yếu đuối trước các hiện

tượng tự nhiên, tôn giáo trở thành điều khiến họ vượt qua những điều ấy Đây là

một hiện tượng siêu nhiên có sức mạnh vô cùng to lớn, chở che con người, giup xua

13

Trang 18

tan những lo lắng, sợ hãi của họ “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc dautranh chống bọn bóc lột tat nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thé giới bênkia, cũng giống y như sự bat lực của người đã man trong cuộc đấu tranh chống thiên

nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu” [16]

Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng,

một lực lượng, một điều gì đó và thông thường được hiểu là một niềm tin tôn giáo.

Còn tôn giáo thường được hiểu là một trong những hình thức tín ngưỡng có quanniệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo [14] Đào Duy Anh xem tín ngưỡng làlòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa [1] Nhà nghiên cứunhư Phan Kế Bính lại xem tín ngưỡng như một tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ

thờ cúng thé hiện qua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ Mẫu

Ở Việt Nam, đa phần các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng, tín ngưỡng thờMẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian, đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của cácnhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Nội hàm của tín ngưỡng thờ

Mẫu được dùng dé biểu thị sự tôn vinh một nhân vật nào đó, hay có thể đồng nhất

với việc thờ các vị nữ thần hiển linh được tôn phong là Mẫu như Quốc Mẫu, Vương

Mẫu, Thánh Mẫu [28, tr.17]

Việt Nam với bề dày lịch sử lâu đời và gắn liền với nền nông nghiệp lúanước đã sở hữu rất nhiều nền văn hoá bản địa phong phú, đa dạng Nhân dân laođộng là chủ thê sáng tạo ra những tín ngưỡng dân gian, giữ gìn và lưu truyền từ đờinày qua đời khác Vì thế, tín ngưỡng dân gian là hình thức tín ngưỡng quan trọng,phô biến trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta Tín ngưỡng thờ Mau

được các triều đại phong kiến nước ta coi trọng và công nhận Có thé ké đến các

triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã sắc phong cho Thành Hoàng làng và cho

nhiều nhân vật có công trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, được thờ tự ở nhiều

làng, xã và các thành thị tại Việt Nam Với tín ngưỡng đa thần, ở Việt Nam có rất

nhiều vị thần linh được thờ tự do quan niệm “vạn vật hữu linh”, các vi thần: Mặttrời, mặt trăng, than Dat, Rừng, Sông, Núi, Mây, Mua, Sam được ra đời, chở che

cho người dân có một mùa vụ bội thu, mưa thuận gió hoà Ở các vùng dân tộc thiêu

14

Trang 19

số, mỗi dân tộc sẽ có những hình thái tín ngưỡng riêng, có những hình thái tín

ngưỡng nguyên thuỷ và tín ngưỡng dân gian ngày nay của nhóm dân tộc Tày - Thái,

Mông - Dao, Môn - Khmer Ngoài ra cần phải ké đến tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiênvà cúng giỗ những người đã khuất ở các gia đình người Việt hiện nay Ở mỗi nhà

hầu như nào nào cũng có ban thờ tô tiên và rất coi trọng những ngày gid, tết nhằmghi nhớ công ơn những người đã sinh ra minh Theo GS Phan Ngọc: “Tuc thờ cúng

tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến nhất của người Việt Nam Nó bắt nguồn từ niềm tinrằng linh hồn người chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc

sống con cháu” [18, tr.319]

Tín ngưỡng thờ Mau là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng vị Nữ

thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được dân gian cho rằng có chức năng sáng

tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông nui, nước non ).;thờ những vị thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có côngvới dân, với nước, khi mat hiển linh, giúp đỡ, phù trợ cho dân, cho đất nước.

Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các truyền thuyết, huyền thoại,

thần tích, các truyện thơ nôm, bài chầu văn, câu đối Và nói đến tín ngưỡng thờMẫu còn phải nói đến các hình thức diễn xướng như hát chau văn, hát bong, múabóng, hầu đồng, lên đồng Hình thức của tín ngưỡng thờ Mẫu được phân loạithành: Hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ; Hệ thống Tứ Pháp; Hệ thống thờ các nữ anh

hùng, các bà chúa

Có thé nói, trung tâm của thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghỉ lễ

lên đồng, thể hiện niềm tin về sự hiển linh của các vị than trong hệ thống Tam phủ.

Các giá đồng bao gồm hát chầu văn, sự kết hợp của các trang phục đặc thù vớinhững điệu múa thiêng tạo nên một sắc thái tâm linh và biểu tượng của nghi lễ hầuđồng Thông qua những người thực hành nghi lễ lên đồng, các thầy đồng đóng vaitrò là người kết nối người dân và thần linh, giúp truyền đạt được với thần linhnhững mong muốn và khát vọng của con dân.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn

Tại Lạng Sơn, hệ thong các làng, ban liên quan đến thực hiện các nghi lễ vàhình thức sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh gắn với thờ Mẫu tập trung chủ yếu ở đền

15

Trang 20

Bắc Lệ, đền Mẫu Đồng Đăng Rất ít nơi có được một hệ thống dấu ấn tín ngưỡngthờ Mẫu đậm đặc như ở đây Thờ Mẫu tại Lạng Sơn chỉ tập trung vào cuộc sônghiện tại, hướng tâm linh vào thực tiễn cuôc sống mà người ta mong muốn (sức khoẻ,

công danh, tài lộc).

Tục thờ Mẫu mang đậm nét văn hoá dân gian của người Việt, mặc dù không

có giáo lý, giáo luật như một tôn giáo nhưng lại có đầy đủ các yếu tố tâm linh sâusắc trong người Việt: Có lễ - nhạc - ca — vũ.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn thực hành theo hai cấp độ và phạm vi

khác nhau:

Cấp độ mang tính phô biến, hình thức chủ yếu ở việc dâng lễ (đồ lễ, sớ) vàlời nói thiêng (cầu khấn, cúng bái) trong không gian thiêng vào thời điểm lễ tiếttrong năm hoặc trong bat kì ngày lễ nào khác Trang phục người thực hành thường

mặc giống như hằng ngày tuy nhiên cần kín đáo, gọn gàng, sạch sẽ.

Cấp độ gắn với các hình thức sinh hoạt nghỉ lễ, có hát văn, hầu đồng, trong

một không gian đặc biệt của các di tích được lựa chọn Người tham gia gồm nhiều

thành phần (nhóm thực hành trực tiếp: thanh đồng, cô đồng, hát văn, nhạc cụ; nhóm

thực hành gián tiếp: hầu dâng, phụ trợ trang phục và các phương tiện hầu đồng;

nhóm tham dự: cá nhân, cư dân địa phương, du khách thập phương).

Theo truyền thống, ở hầu hết các đền, phủ - những nơi có ban thờ Mẫu đều có

các hình thức hầu đồng và hát thờ vào các dịp lễ hội, ngày rằm, mùng một đầu tháng.

1.3.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phi và Mẫu Tứ Phủ

Theo GS Ngô Đức Thịnh: “Đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ hình thành và phát

triển trên nền tảng thờ Nữ thần và Mẫu thần, nhưng sau khi đã hình thành rồi thì

Đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ lại tác động ảnh hưởng theo xu hướng “Tam Phu, Tứ

Phủ hoá” tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần Điều này chúng ta thường thấy khá

phô biến ở các đền miéu thờ Nữ thần và Mẫu than, thé hiện cách phối thờ, các hìnhthức trang trí, tranh tượng, các lễ vật, tục hát chầu văn ”[25, tr.34]

Tam Phu là nơi làm việc của các quan âm, chư vi thần linh của ba miền:Thiên phủ (màu xanh) là nơi các chư vị thần linh cai quản bầu trời ngự trị, đứng đầulà Vua Cha Ngọc Hoàng; Địa phủ (màu vàng) là nơi chư vị thần linh cai quản miền

16

Trang 21

đất ngự trị, đứng đầu là Diêm Vương: và Thuỷ phủ hay còn gọi là Thoải phủ (mautrăng) do vua Bát Hải cùng chư vị quan thần cai quản miền sông nước.

Khi nghe đến Tam phủ, hầu hết thường nhắc đến ba vị thánh Mẫu trong tínngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Ba vị Thánh Mẫu gồm có:Thượng thiên Thánh Mau (Thánh Mẫu đệ nhất) cai quản miền trời; Thượng ngàn

Thánh Mẫu (Thánh Mẫu đệ nhị) cai quản miền rừng núi; và Mẫu Thoải Phủ (ThánhMẫu đệ tam) cai quản vùng sông nước.

Tam Phủ Công Đồng là một cụm từ thường xuất hiện trong các khoa cúng,

được hiểu là hội đồng chung cai quản ba miễn, tức là hội đồng các thánh được cử ra

dé đại diện, cai quản những công việc trong ba miền Trời, đất và nước Truong hợpmột: Thiên — Địa đồng quy, Thánh Mẫu Liễu Hạnh giữ vị trí là Mẫu Dé Nhất, vừa là

Mau Địa, vừa đại diện cho Mẫu Thiên Tiên 7rưởờng hợp hai: Nhạc Phủ và Địa Phủ

đồng nhất, Mẫu Đệ Nhị bao gồm cả Mẫu Nhạc Tiên và Mẫu Địa Tiên Thứ tự cácPhủ trong Tam Phủ Công Đồng như sau: Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên —

Thanh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn — Thánh Mẫu Dé Tam Thoải Phủ.[6 1]

Theo những ghi chép để lại, khái niệm Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau.

Vào thời kỳ đầu của tín ngưỡng Tam Phủ người ta cho rằng Tam phủ gồm ba miền

Thiên, Địa, Thoải (lúc đó chưa có Nhạc Phủ) Khái niệm Nhạc phủ được ra đời ganliền với câu chuyện Mau Thượng ngàn hiển linh giúp vua Lê Thai Tổ trong trậnđánh Xương Giang, Chi Lăng Câu chuyện dã sử tương truyền về một đàn dom dom

kết đèn dẫn đường trong đêm Lê Thái Tổ hành quân đánh trận Xương Giang, Chỉ

Lăng giết chết Liễu Thăng Khi ca khúc khải hoàn, ban thưởng công lộc cho tướngsĩ, sắc phong cho các vị thần âm phù xã tắc Lê Thái Tổ không thể quên hình ảnh

đàn đom đóm kết đèn dẫn đường Nhà Vua mộng thấy một quản chưởng mặc áo

trắng nói rằng “Ta là quản chưởng sơn lâm, ta biến thành đom đóm dẫn đường chonhà Vua giết giặc” nên Vua Lê đã sắc phong bà là “Nhạc Phủ Lê Mại Đại Vương,hiệu Viết Bạch Anh Chưởng Lâm Công Chúa” từ đó Nhạc phủ ra đời, chính thức

hình thành Tứ Phủ.[62]

Tứ Phủ là nơi làm việc của các quan âm, chư vi thần linh của bốn miền:Thiên phủ (màu đỏ — Mẫu Cửu) bao gồm các chư vi thần linh cai quản bau trời, làm

17

Trang 22

chủ quyền năng mây mưa, gió bão, sắm chớp; Địa phủ (màu vàng - Mẫu Liễu) baogồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống;Thuỷ phủ (màu trắng - Mẫu Thoải) bao gồm các chư vị thần linh cai quản miềnsông nước; và Nhạc phủ (màu xanh - Mẫu Thượng Ngàn) bao gồm các chư vị thầnlinh cai quản miền rừng núi, sơn lâm, sơn trang.

Tứ Phủ Vạn Linh cũng là một cụm từ xuất hiện trong các khoa cúng, cónghĩa là vô vàn chân linh của các vị thần thánh trong bốn miền Theo khoa cúng vàcác ban chau văn (hay còn gọi là hệ Tứ Tiên), Tứ Phủ bao gồm Thiên — Địa — Thuỷ— Nhạc; tương ứng với Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên — Thánh Mẫu Đệ Nhị Địa

Tiên — Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Tiên — Thánh Mẫu Dé Tứ Nhạc Tiên Theo thứ tự

và danh hiệu phố biến hiện nay của các vị Thánh Tứ Phủ: Thiên — Nhạc — Thuy

Địa sẽ tương ứng với Thánh Mẫu Dé Nhất Thượng Thiên — Thánh Mẫu Đệ Nhị

Thượng Ngàn — Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ — Thanh Mẫu Đệ Tứ Địa Phu.[61]

Moi quan hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phi

Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ,tuy nhiên rất khó xác định giả thuyết nào là chính xác vì gần như các tín ngưỡngcủa người Việt đều được lưu truyền qua hình thức truyền miệng từ đời này qua đời

khác nên ít có tài liệu rõ ràng, và ít được nghiên cứu Tuy nhiên có thé kể đến mộtsố giả thuyết như sau:

Thứ nhất, Tín ngưỡng Tam Phủ giao thoa với tín ngưỡng Son Trang của cácdân tộc vùng núi phía Bắc hình thành nên Tứ Phủ Khi đó Tam Toà Thánh Mẫu baogồm: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Thánh Mẫu Liễu Hạnh)

và Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ Mẫu Thượng Ngàn được thờ riêng ở ban Sơn Trang.

Thứ hai, Thiên — Địa đồng quy Vì Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngôi thần chủ vừa

là Thiên Tiên vừa là Địa Tiên nên Mẫu đại diện và cai quản ngôi Thiên Phủ và Địa

Phủ Khi xuất hiện với tư cách đại diện này, Thánh Mẫu Liễu Hạnh sẽ có trang phục

màu đỏ của Thiên Phủ, thay vì màu áo vàng của Địa Phủ Tam Toà Thánh Mẫu khi

đó bao gồm: Thánh Mẫu Liễu Hạnh (tức Mẫu Địa Tiên và Mẫu Thiên Tiên), Thánh

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ.

18

Trang 23

Thứ ba, Dia Phú và Nhạc Phủ đồng nhất Theo quan điểm này, Thiên Phuthuộc cõi trên cao, miền thượng nguyên; Thoải Phủ thuộc cõi thấp nhất, miền hạnguyên Địa Phủ và Nhạc Phủ đề là cõi ở giữa, miền trung nguyên, nơi con người

sinh sống Khi đó Tam Toà Thánh Mẫu bao gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị

(Mẫu Địa và Mẫu Thượng Ngàn) và Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ.

Như vậy có thé thấy, việc sử dụng phô biến cụm từ Tam Toà Thánh Mẫu dé

nói về Tứ Phủ Thánh Mẫu đến từ quan niệm xa xưa của người Việt Tam Toàkhông chỉ nói về những con số mà còn nói về sự bao quát đầy đủ của ba miễn trời.

Trong quan niệm dân gian, khi nói về tâm linh, cúng bái, người ta thường chọn số lẻthay vì số chăn, nên số ba được lựa chọn nhiều hơn cả, một phần vi sự cân bằng âm

dương theo lỗi tư duy của người Phương Đông Hình tượng Tam Toà Thánh Mẫu

mang ý nghĩa tượng trưng, bao quát Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ là tín

ngưỡng tôn giáo thờ toàn vũ trụ, trong đó có thờ cả nam thần và nữ thần; thiên thầnvà nhân than Dù là ở dang thức nao thì các vị thánh trong hệ thống Tam — Tứ Phủcũng đều là những vị thần linh hién tích, giúp dân giúp nước và được muôn dân thờphụng trong các đền, điện trên cả nước Hình tượng Thánh Mẫu được tôn cao biểuhiện sự tin tưởng vào đắng anh linh luôn che chở cho muôn dân giống như người

Mẹ — Mẫu nghi thiên hạ luôn giúp đỡ những người con của minh.

1.4 Khái quát tiểu vùng văn hoá — du lịch Lang Sơn

1.4.1 Lịch sử hình thành

Từ thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang, tư liệu thành văn về địa danh LạngSon rat ít, chủ yếu là tư liệu khảo cổ học về cu dân cô trên đất Lạng Sơn ngày nay.

Hai cuộc khai quật mới đây trên đất Lạng Son do Bảo Tang tổng hợp Lang Sơn và

Viện Khảo cổ học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) đã xác lậpnên nền văn hóa Mai Pha và cả một giai đoạn trước nó cùng những tín hiệu về cácvăn hóa tiếp nối góp phan rất lớn trong việc nghiên cứu xuyên suốt quá trình lịch sửở Lạng Sơn Lạng Sơn từ khi mới hình thành đã là một vùng đất có vị trí quan trọng,là cửa ngõ với phương Bắc, có tầm quan trọng về quân sự, chính trị và ngoại

19

Trang 24

Lạng Sơn xưa kia đã là mảnh đất địa đầu nóng bỏng, nơi chứng kiến nhiềucuộc phân tranh tương tan, nhiều đoàn Xứ bộ qua lại, “là “phên dậu” bảo vệ tổ quốctrước tham vọng xâm lược của ngoại bang Nơi đây từng ghi dấu nhiều chiến cônghiển hách chống quân phương Bắc xâm lược, như cuộc kháng chiến chống Tống

năm 981 giết chết chủ tướng Hầu Nhân Bảo, chiến thắng năm 1077 đánh bại cánh

quân Quách Qùy kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, chiến công trậnMa Lục (Chi Lăng) năm 1287 trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mônglần thứ hai và đỉnh cao là trận Chi Lăng ngày 10-10-1427 giết chết chủ tướng Liễu

Thăng và làm tan tác hơn một vạn quân Minh ” [8]

Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư và sách Việt sử lược có ghi chép một sốchâu nhỏ còn gọi là Châu Văn (Văn Uyên), châu Thất Nguyên (Thất Khê), châu Kỳ

Lạng (Ôn châu), châu Vạn Nhai xưa thuộc tỉnh Thái Nguyên Thời nhà Trần, TháiTông đổi 24 lộ thành 12 lộ trong đó có tôn Lạng Châu tức Lạng Sơn Dưới thờiTrần, Lạng Sơn còn được gọi là Lạng Giang trấn Sang đầu thế kỷ XV nhà Minh

xâm lược và thôn tính toàn bộ nước ta Tháng 6 năm 1407 nhà Minh lập ra 15 phủ

gồm 36 châu 181 huyện, 5 châu trực thuộc thang vào quận gồm 29 huyện, Lang Son

lúc đó có tên là phủ Sách.

Thời Nguyễn một lần nữa các địa danh, địa giới lại được thay đôi Năm MinhMệnh thứ 12 (1831) gọi tran Lang Sơn là tỉnh Lạng Sơn gồm 1 phủ và 7 châu Đến

Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), nhà Nguyễn tách 2 châu (Văn Uyên, Thoát Lãng), 2

huyện Văn Quan, Thất Khê (Thất Nguyên cũ) đề thành lập một phủ mới là Tràng Định.

Đến thế kỷ XIX (1888) thực dân Pháp xếp tỉnh Lạng Sơn vào quân khu 12.Thang 8/1891, thực dân Pháp bỏ quân khu dé thành lập các đạo quan binh Lạng

Sơn là nơi đóng thủ phủ của đạo quan binh II, gồm 2 phủ, 2 huyện và 4 châu Ngày20/06/1905, thực dân Pháp bỏ đạo quan binh và xác lập lại tên gọi cũ là tỉnh Lạng

Sơn Đầu thé ky XX, tinh Lạng Sơn có 1 phủ và 9 châu Tháng 8 năm 1939, thực

dân Pháp cho đổi một số châu thành phủ, tinh Lạng Sơn lúc này có 3 phủ (Tràng

Định, Văn Uyên, Cao Lộc) và các châu còn lại vẫn giữ nguyên như cũ.[44]

Mặc dù, sau khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ, địa danh hành chính tỉnh Lạng Sơnbị thay đối ít nhiều Nhưng nhìn chung địa giới so với ngày nay không có thay đổi

20

Trang 25

là bao, ngoại trừ việc cắt một phần về tỉnh Bắc Giang là huyện Yên Bác nay làhuyện Sơn Động Tách 5 tổng của Võ Nhai về Lạng Sơn lập nên châu Bắc Sơn.

Tổ chức hành chính của tỉnh sau năm 1945 gồm có 10 huyện với 144 xã, 6thị tran và thị xã Lạng Sơn (tinh ly) đóng tại huyện Cao Lộc Hiện nay Lang Sơn có

tất cả 11 huyện thị với 225 xã, phường, thị tran, 11 huyện thi là: thị xã Lang Son,Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Chi Lăng, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan,

Văn Lãng và Tràng Định Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp

(1946-1954), Lạng Sơn trở thành một trong 6 tỉnh của căn cứ địa Việt Bắc: Lạng

Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang được thành lậpngày 19-8-1956 [37]

Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V quyếtđịnh bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính Tháng 4/1976, tỉnh Lạng

Sơn hợp nhất với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng Đến tháng 12/1978, tỉnh CaoLạng tách ra thành 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Anh 1.1 Bản đồ tỉnh Lang Sơn thời Dong Khánh (1886-1888) (Nguồn Internet)

1.4.2 Điều kiện tự nhiên - vị trí địa lý - địa hình địa mạo

Xứ Lạng là một phần lãnh của vùng bắc và đông bắc Bắc Bộ Cái nhân lõi của

xứ này được tạo nên về địa lí từ những mảng tring Thất Khê — Đồng Đăng — Lộc

21

Trang 26

Bình, nối liền nhau bởi sông Kì Cùng, xen giữa chúng là các cành đồng Thất Khê,

Lộc Bình, Na Sầm, Đồng Đăng Phía ngoài bao bọc bởi các đổi núi cao từ 500m đến

1500m Toàn bộ địa hình xứ Lạng tạo thành đường chia nước giữa hệ thống sông đồvề Hoa Nam, trong đó có sông Kì Cùng Dia hình này tạo cho xứ Lạng có một vi trí

địa lí đặc thù: Thời tiết rất lạnh về mùa khô, có lượng mưa tương đối thấp về mùa

mưa, thế giới động thực vật mang tính nửa nhiệt đới, nửa ôn đới, gần với vùng Hoa

Nam Nhiều tài nguyên động thực vật là đặc sản của xứ Lạng như hồi, trau, thuốc lá,

man hau, hoa dao [24, tr.147]

Lang Sơn có đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua và đường sắt liên vận quốctế nối các nước Đông, Bắc Âu - Trung Quốc — Việt Nam — các nước ASEAN, là điểm nút

của sự giao lưu kinh tế đối với các tỉnh phía Tây như Cao Bang, Thái Nguyên, Bắc Kan,phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội vàphía Bắc tiếp giáp với khu tự tri dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hoà nhân

dân Trung Hoa với 2 cửa khẩu như Hữu Nghị, cửa khâu Ga đường sắt Đồng Đăng, Chỉ

Ma, các cặp chợ như Tân Thanh, Cốc Nam đã được tỉnh đầu tư khang trang, hiện đại rất

thuận tiện cho việc xuất khâu hàng hoá và xuất nhập cảnh của khách du lịch Lạng Sơn có

điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ với các tỉnh trong cảnước, với Trung Quốc và qua đó sang các vùng Trung A [17]

Với vị trí, điều kiện thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng môi trường thuậnlợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong vàngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hoá

phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Điều kiện tự nhiên huyện Hữu Lũng

Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phốLạng Sơn 70 km về phía Nam Bao gồm 23 xã và 01 thị trấn, huyện có vị trí địa lý

như sau: Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn; Phía Đông giáp huyện

Chi Lăng, tinh Lạng Sơn và huyện Luc Ngạn, tỉnh Bắc Giang;Phía Nam giáp huyện LucNam và huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;Phía Tây giáp huyện Yên Thé, tỉnh Bắc

Giang và huyện V6 Nhai, tinh Thái Nguyén.[32]

22

Trang 27

Anh 1.2 Bản đồ huyện Hữu Ling - Lang Sơn (Nguôn: Cong thông tin điện tử huyện Hữu Lũng)Là một huyện ở vị trí chuyên tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc,

Hữu Lũng có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế đi theo hướng TâyNam - Đông Bắc rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, thương mại - dịch vụvới các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dânTrung Hoa, cũng như các nước ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu

Lũng trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệtiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đây phát triển kinh tế -

xã hội.

Hữu Lũng là huyện thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình phân

chia rõ rệt giữa vùng núi đá vôi phía Bắc với vùng núi đất phía Nam Phần lớn diệntích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 — 500 m, vùng núi đất có độ cao trên dưới 100m so với mặt nước biển Nhìn chung, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi cácdãy núi đá vôi độ dốc lớn phía Bắc cũng như các dãy núi đất sắp xếp theo dạng bát

úp phía Nam huyện.

Hữu Lũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trưng củavùng núi phía bắc, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa, mùa hè nóng âm, mưanhiều, có năm chịu ảnh hưởng của bão.

Đánh giá chung, khí hậu và điều kiện tự nhiên của huyện Hữu Lũng tươngđối thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa.

23

Trang 28

Điều kiện tự nhiên huyện Cao Lộc

Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc giáp tỉnhQuảng Tây, Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Văn Quan va Chi Lăng,tỉnh Lạng Sơn; phía Tây Bắc giáp huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam và

Đông Nam giáp huyện Chi Lang và Lộc Bình, tỉnh Lang Sơn.

Với vị trí địa lý như trên và hệ thống giao thông hiện có, huyện Cao Lộcđóng vai trò là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn Cửa khẩu quốc tế đườngsắt Ga Đồng Đăng (thi tran Đồng Đăng) đóng vai trò quan trọng trong phát triểngiao lưu kinh tế giữa Lạng Sơn - Trung Quốc nói riêng, cũng như giữa Việt Nam -Trung Quốc nói chung.

Ạ N

< Ly Hai Yén SHILANGXIANG

Anh 1.3 Bản đồ huyện Cao Lộc (Nguồn: Công thông tin điện tử huyện Cao Lộc)

Thị tran Đồng Đăng là trung tâm kinh tế sầm uất của huyện và của tỉnh LangSơn Nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ và dulịch Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơnnăm gan như hoàn toàn trong phạm vi dia giới của huyện Cao Lộc Bên cạnh đó,huyện Cao Lộc còn giữ vi trí chiến lược không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cảtrong lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng Đây là yếu tố thuận lợi, tạo cơ hội giao

lưu văn hóa, kinh tế giữa huyện Cao Lộc nói riêng và toàn tỉnh Lạng Sơn nói chungvới các tỉnh khác.

Huyện Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng

Sơn, độ cao trung bình của toàn huyện khoảng 260m so với mặt biển Địa hình

24

Trang 29

huyện có thé chia làm 4 vùng khác nhau: Vùng núi cao (trong đó cao nhất là đỉnh

Phja Po thuộc day núi Mẫu Sơn cao 1.541m Vùng này địa hình phức tap, giao

thông khó khăn nhưng có thế mạnh về lâm nghiệp, đặc biệt là du lịch Dãy núi Mẫu

Sơn, Công Sơn trập trùng là khu du lịch sinh thái thu hút nhiều khách tham quan

trong và ngoài nước); Vùng địa hình đồi núi nhấp nhô; Vùng đồi thấp hình bát úpthuộc các xã ven sông Kỳ Cùng và suối lớn và Vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi, có

các thung lũng lớn.

Huyện Cao Lộc có khí hậu mát mẻ, được chia thành bốn mùa rõ rệt, nhiệtđộ trung bình năm là 21°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là khoảng 27°C -32°C, nhiệt độ trung bình trong mùa đông là 13°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp

nhất xuống đến 9°C, có ngày nhiệt độ xuống đến 0°C Tại Mẫu Sơn có năm có

băng tuyết.

Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.392mm và 70% lượngmưa rơi vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 Thị tran Đồng Đăng được coi là một

trong những trung tâm khô hạn của Việt Nam, lượng mưa hàng năm chỉ đạt

1.100mm Nhiều xã mùa khô thiếu nước như Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong,

Đánh giá chung, điều kiện tự nhiên của huyện Cao Lộc tương đối thuận lợicho phát triển du lịch Đặc biệt, vùng núi Cao Lộc có khí hậu lý tưởng cho pháttriển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ đưỡng, tạo nên sắc thái riêng trong phát triển du

lịch của Cao Lộc so với các huyện khác của tỉnh Lạng Sơn.

1.4.3 Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hộiĐiều kiện kinh tế

Xứ Lạng là ngã tư thông thương, do vậy, từ khá sớm đã là nơi gặp gỡ của các

chủng tộc, các tộc người và các sắc thái văn hoá Hiện tại ở đây, các tộc người Tày,

25

Trang 30

Nùng, Việt, Hoa, Dao, Sán Chay cùng chung sống Con người xứ Lạng là nhữngngười nông dân cần man trồng cây lúa ngô trên các thửa ruộng dọc các thung lũngtươi tốt, trên nương ray ven đồi Thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây những điều kiện vềtài nguyên khí hậu, đất đai, tạo nên các loại cây trồng đặc sản quý hiếm Trong nghề

nông, người xứ Lạng đã sớm đi vào thâm canh, làm thuỷ lợi, dùng phân bón, lựa

chọn giống cây con thích hợp, tạo ra sản phẩm dư thừa đem bán và trao đôi [24,

Xứ Lạng còn có nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống, nhất là thủ công

chế biến các sản phẩm địa phương: ép dau, làm đường mía, tinh cất dầu hồi, chế

biến thuốc lá, làm đồ mộc, đan mây tre, dệt vải, làm gốm, nung gạch, ngói âm

dương, chế biến các món ăn đặc sản

Phong phú về sản pham nông nghiệp, thủ công, lại là đầu mối giao thông nêntừ lâu ở xứ Lạng đã hình thành nên các chợ, thị tran, thị xã hoạt động buôn bán, traođổi khá sam uất, kết hợp với chợ, thành kiểu phó chợ, nét tiêu biểu của sinh hoạt nơi

đây Sách Đại Nam nhất thống chí thời Nguyễn đã thống kê ở đây có tới 9 phố: An

Thịnh, Tràng Thịnh, Kì Lira, Đồng Đăng, Cam Sơn, Phiéng Cam, Na Hi, Bình Gia,

Cau Pung và 5 chợ: Mai Sao, Đồng Bộc, Na Hang, Văn Mạc và An Bài Thời nay, ở

đây hình thành hệ thống bến sông là nơi qua lại trao đổi buôn bán đường thuỷ(Khuất Xá, Xuân Mãn, Dinh Chùa, )

Phố phường kết hợp với chợ, như chợ Đồng Đăng, Ki Lita, Đồng Mo, That

Khê hệ thống chợ dọc hai bên đường biên giới thu hút người mua kẻ bán tấp nập

từ các miền của đất nước ta và Trung Quốc đồ về Chợ vùng núi không chỉ là nơibuôn bán, trao đôi, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá Người vùng núi đi chơi,

đi xem chợ, gặp gỡ bạn bẻ, người than, trai gái di hat shi, lượn [24, tr.147]

Lạng Sơn có khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, là điều kiện thuận lợi déphát triển loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng như khu du lịch Mẫu Sơn, ChópChài Khí hậu nhiệt đới tạo ra những sản vật Xứ Lạng rất độc đáo như hoa Hồi,mác Mật Các loại hoa quả của Lạng Sơn cũng rất phong phú như mơ Tràng Định,mận Bình Gia, quýt Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm, đào Mẫu Sơn, na Chi Lăng Văn hóaam thực Lạng Sơn nổi tiếng từ lâu mang phong vị riêng như món Vit quay, Lon

26

Trang 31

quay, Khau nhục, Phở chua được ghi nhận là đặc sản và sản vật hấp dẫn hàng đầu

Việt Nam [24, tr.147]

Điều kiện văn hoá — xã hội

Lạng Sơn có dân số hơn 75 vạn người, là nơi sinh tụ của những dân tộc anhem với các dân tộc chủ yếu như Tay, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông, San Chay với

những phong tục, tập quán, lễ hội, những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát

lượn làm say đắm lòng người, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trangphục truyền thống, những ang ca dao mang đậm sắc dân tộc [54]

Lang Son là mảnh đất có nhiều tiềm năng dé phát triển du lịch thé hiện ở bềdày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng với hơn 300 lễ hội truyềnthống đặc sắc Được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ

thú như: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, Nàng Tô Thị Bên cạnh đó, gan với qua

trình dựng nước va giữ nước của cha, ông Lang Sơn có hơn 600 di tích lich su, di

tích cách mạng như: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc Lạng Sơn từ lâu được biết đến

là mảnh đất có tiềm năng, thế mạnh về loại hình du lịch tâm linh với hệ thống

nhiều đình, chùa nam dọc khắp tỉnh như : Đền Bắc Lệ, Đền Kỳ cùng — Tà phủ, Đền

Mẫu Đồng Đăng, Chùa Tân Thanh, Chùa Thành Ngoài ra còn là một vùng quêxinh dep, với non nước xanh biếc của dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng [24, tr.147]

Kiến trúc dân gian của các dân tộc xứ Lạng cũng đóng góp thêm những

đường nét đáng chú ý cho bức tranh văn hoá Ở đây cũng có nếp nhà sàn nằmtrải dài ven thung lũng, nơi tụ cư của người Tày, Nùng, Sán Chay Tuy nhiên,

nếp nhà sàn nơi đây lại có những đặc điểm riêng biệt khiến mỗi du khách có thêthấy và ấn tượng.

Với những người Tay sinh sống ở phía tây Lang Sơn va Cao Bang, ta có théthấy nếp nhà sàn cô truyền kến trúc kiêu bốn mái, bằng các vật liệu tre, gỗ, lá, mặtbằng ngôi nhà gần như hình vuông, có nét tương tự như ngôi nhà sàn của ngườiThái Trắng nhưng lại khác biệt rõ rệt với ngôi nhà sàn, đầu hồi khum tròn của ngườiThái Den Kết cau kĩ thuật của ngôi nhà sàn này thuộc loại nhà khung cột (cột kèo,xà chịu lực), khác với ngôi nhà của người Tay, Nùng ở phía đông là loại nhà kết cau

kiêu sườn tường.

27

Trang 32

Ở phía đông, nơi người Nùng và một số người Tay cư trú, phố biến kiểu nhàsàn tường trình Loại nhà này là nhà sàn nửa sàn nửa đất, kết cau không chỉ cókhung cột mà còn có sườn tường trình Tường trình bằng đất dày, vừa giữ ấm cănnhà vào mùa đông, vừa có tác dụng phòng thủ, chống lại giặc và cướp vùng biên

giới Tường nhà trình dày từ 60 — 80cm, xung quanh ngôi nha và ngăn cách giữa

các phòng là hệ thống cửa kiên cố, có cánh cửa và song gỗ bảo vệ, cửa số ít, nhỏ,kết hợp với những lỗ thông hơi, thông sáng mà xưa kia là lỗ châu mai phòng khi có

giặc, cướp xâm nhập.

Đời sống văn hoá tỉnh thần của các dân tộc cũng góp phần không nhỏ vào

việc khắc hoạ những nét văn hoá độc đáo của xứ Lạng Ở Lạng Sơn có đời sông tôn

giáo, tín ngưỡng đa dạng và đời sống tâm linh được thể hiện qua các tín ngưỡng vàtôn giáo mang tính dân gian Những ảnh hưởng của Tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo

và Không giáo) du nhập vào từ bên ngoài hoà quyện với tín ngưỡng dân gian làmcho tín ngưỡng ban đầu bị biến dạng, đồng thời các tôn giáo du nhập vào đây cũngkhông còn thuần gốc mà bị dân gian hoá nhiều đi Tiêu biểu là đền thờ tam giáo ở

động Nhị Thanh, tương truyền do Ngô Thì Sĩ sáng lập, thờ Đạo giáo, Phật giáo và

Nho giáo, tuy nhiên, hiện tại đền thờ Tam giáo hiếm hoi này của Việt Nam lại đang

trong quá trình dân gian hoá và trở thành nơi thờ của Dao Mẫu [24, tr.156]

Với những đặc điểm trên, Lạng Sơn có đầy đủ những yếu tố quan trọng vàđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của

riêng mình.

1.5 Đánh giá tài nguyên du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết

hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người Lạng

Sơn là vùng biên giới, cửa khâu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thônghết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách tham quan,

giao lưu, trao đôi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tựnhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểmnghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến (như: động Tam Thanh,

28

Trang 33

động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn ) Lạng Sơn còn là nơi

nồi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, Ai Chi Lang, Thanhnhà Mac đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiếntrình dựng nước và giữ nước Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội,truyền thống văn hoá làm cho nơi đây luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách

thập phương [38]

Tài nguyên du lịch huyện Hữu Lũng [32]

Theo Trang thông tin huyện Hữu Lũng, toàn huyện Hữu Lũng hiện có 72 di

tích kiến trúc nghệ thuật, 04 di tích lịch sử, 06 di tích khảo cô Có các lễ hội dângian, lễ hội tín ngưỡng là những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.Ngoài ra, tại các xã còn có những lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa

cô truyền độc đáo Trong những năm qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các

dân tộc trên địa ban đã phát huy tinh thần đoàn kết, tận dụng các tiềm năng lợi thé,nhất là lợi thế về du lịch dé đưa Hữu Ling trở thành 1 trong những huyện phát triểnnhanh và bền vững của tỉnh.

Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Tày, Nùng, Kinh,

Hoa, Dao, Sán Chỉ với bản sắc văn hoá riêng, có các làn điệu hát Then, hát Lượn,

hat Lượn cô Tay, Nùng: múa Chau, múa Sư Tử, và kiến trúc xây dựng nhà sàn

mang đậm sắc thái của vùng xứ Lạng.

Hữu Lũng có khá nhiều di tích đình, đền, chùa như Đền Bắc Lệ (xã TânThành); Đền Quan Giám Sát, Đến Chau Lục (xã Hòa Lạc); Chùa Cã (xã Minh Sơn);Đền Suối Ngang (xã Hòa Thắng); Đền Phố Vị (xã Hồ Sơn); Đền Chúa Cà Phê, Đền

Voi Xô (xã Hòa Thăng); Đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); lễ hội Chò Ngô (xã YênThịnh), là những điểm thu hút khách du lich tâm linh của cả vùng và tỉnh Ngoàira các xã, thôn làng đều có những lễ hội riêng với nhiều hoạt động văn hóa cổ

truyền độc đáo.

Hữu Lũng là huyện miền núi thấp có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi, lạirất thuận lợi về giao thông, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạngphong phú, lại cách Hà Nội không xa; đây là tiềm năng, điều kiện tự nhiên quý giá

để huyện phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

29

Trang 34

Tai nguyên du lịch huyện Cao Lộc [47]

Cao Lộc là huyện miền núi có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi cao làtiềm năng tự nhiên quý giá để phát triển du lịch Trang phục ở đây cũng là sự kếthợp đa dạng của trang phục truyền thống của các tộc người, đặc biệt là các bộ nữ

phục rất đặc sắc của phụ nữ Tày, Nùng, Dao, Hoa Ca múa nhạc của các vùng dân

tộc huyện Cao Lộc rất đặc sắc với các điệu hát then, hát phong slư, hát lượn, hátsli nhất là trong các dip lễ hội vào mùa xuân Am thực của người Tay, Nùng cónhiều nét đặc trưng, nỗi tiếng hơn cả là các món quay với kiểu ướp đặc biệt như lợn

quay, vit quay

Tất cả những nét đặc thù của văn hoá vật chất và tỉnh thần đó của huyện CaoLộc nói riêng và của xứ Lạng nói chung cần được tổ chức khai thác dé tạo nên sựhấp dẫn riêng của địa phương Trong tương lai nơi đây sẽ trở thành điểm du lịchsinh thái, du lịch văn hóa thu hút nhiều du khách tới đây.

30

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, tác giả chủ yếu đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận (về du

lịch, du lịch văn hoá, tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mau, lễ hội, lễ hội truyền thống, lễ

hội thờ Mau) dé hiểu hơn về đối tượng nghiên cứu Từ đó liên hệ lễ hội thờ Mẫu ở

Lạng Sơn với việc phát triển loại hình du lịch văn hoá tại hai đền Bắc Lệ và đền

Mẫu Đồng Đăng Tuy đã có khá nhiều nghiên cứu về những khái niệm trên nhưng ítcó tài liệu nào nghiên cứu sâu về sự phát triển du lịch văn hoá khi gắn đền Bắc Lệ

và đền Mẫu Dong Đăng với lễ hội thờ Mau.

Bên cạnh đó, tác gia cũng chú tâm vao việc đánh giá điều kiện tự nhiên, kinhtế, văn hoá - xã hội; các nguồn tài nguyên văn hoá - du lịch của Lạng Sơn nói chung

và hai huyện Hữu Lũng, Cao Lộc nói riêng để có một cái nhìn khái quát nhất trongviệc khai thác và phát triển du lịch văn hoá Đây cũng là cơ sở dé đánh giá mức độthuận lợi hay khó khăn trong việc phát triển du lịch văn hoá Lạng Sơn (Đền Bắc Lệ,Đền Mẫu Đồng Đăng)

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế

văn hoá - xã hội cũng như các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, kết hợp với truyền

thống văn hoá, lịch sử lâu đời, Lạng Sơn hoàn toàn có thể thu hút và phát triển dulịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch Các hệ thống di tích lịch sử văn

hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đây ngành dịch vụ du lịch ở

Lạng Son phát triển, từ đó mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân va khangđịnh lại bề dày lịch sử cũng như góp phần bảo tồn các di sản văn hoá vật thể vàphi vật thé.

31

Trang 36

CHUONG 2: ĐÁNH GIÁ NHỮNG GIA TRI TIÊU BIEU CUA DI TÍCH ĐÈNTHO MAU VÀ LE HỘI THỜ MẪU O LANG SON

2.1 Đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích đền thờ Mẫu

2.1.1 Giá trị văn hóa lịch sử - nhân văn

Giá trị văn hoá lịch sử - nhân văn được lưu giữ nhiều trong các di tích: thầntích, truyền thuyết, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán Chúng namtrong chính những thần tích của các di tích Đền Bắc Lệ và Đền Mẫu Đồng Đăng -

nơi diễn ra lễ hội thờ Mẫu Những than tích về đền Bắc Lệ, đền Mẫu Đồng Đăngnhư những truyền thuyết về nhân vật thờ tự (Thánh Mẫu Liễu Hạnh Tiên Chúa, cácQuan - Chau) hay trong chính những lời hát văn cũng mang đậm màu sắc văn hóa,

tín ngưỡng của người dân xứ Lạng.

Lễ hội Đền Bắc Lệ và Đền Mẫu Đồng Đăng được gan với lich sử hình thành

và phát triển của di tích cũng như các đối tượng được thờ tự tại đền Như vậy, có

thể thay, đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng là những minh chứng cho sự hiển linh

của các vị thần, được lập ra để tưởng nhớ đến những người có công xây dựng địa

phương bởi nơi đây đều có chung một nhân vật thờ tự cùng những truyền thuyết gắn

với Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

* Giá trị lịch sử nhân văn qua quá trình hình thành và phát triển của hai ngôi

đền linh thiêng

a Đền Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ (còn gọi là Bắc Lệ linh từ hoặc Đên Công Đồng Bắc LỆ) thuộcxã Tân Thành Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Đền tọa lạc trên một quả đồi cao,xung quanh rợp bóng cây cổ thụ hang trăm năm tuổi Đây là nơi thờ Bà ChúaThượng Ngàn — nữ than núi Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn củacải núi rừng cho con người Đền Bắc Lệ cổ kính, an trong tán lá của những cây cổthụ hàng trăm năm tuôi Từ cổng Đền, có thé bao quát cả một vùng đồi núi rộng lớn

ở phía trước Đền Bắc Lệ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, trai qua

năm tháng ngôi đền nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét đẹpcủa kiến trúc và những di vật cô có giá trị như: những bức tượng làm từ gỗ mít,những bức hoành phi, câu đối được chạm tré tinh tế.

32

Trang 37

Từ ngã tư Mẹt với quốc lộ 1A vào xã Tân Thanh, đến nơi lên một đoạn dốcvài ba chục mét, toàn bộ cảnh đền hiện ra thật hoành trang, uy nghi, dáng vẻ cổ kínhnhư những cung điện xưa Bố cục kiến trúc dẫn vào đền Bắc Lệ: Dinh làng - Am

Châu Bé - Chính điện.

Trong hệ thống Mẫu Tam phủ, tín ngưỡng lên đồng là một trong những tínngưỡng lớn của người Việt, đã tồn tại trong hầu hết các đền phủ nhiều đời nay Đến90% các vị thần cũng như ngôi đền trong hệ thống thờ Mẫu là xác định được rõ vịthần thờ, có sự thống nhất về mặt dữ liệu Còn lại các ngôi đền khác gần như không

xác định được niên đại dù nơi đó có quy mô rất lớn, rất nổi tiếng, có lượng tín đồđông đảo, đối tượng nghiên cứu vô cùng mờ nhạt, không tìm ra lí giải được Và đền

Công dong (giải thích dựa theo hướng nghiên cứu).

Theo tâm thức của người dân nơi đây và những người hành đạo và thực hành

tín ngưỡng, những người gắn bó với ngôi đền Có thể là dân bản địa người ta cũngkhông biết vì đa phân là người dân tộc, nhưng chủ thể tin ngưỡng lại là người miễn

xuôi như chúng tôi lên đây thực hiện thờ tự, thờ thánh trên này, mặc dù thánh cóthé là người dân tộc, đên là đền ở vùng dân tộc Nhung dé sâu sát hơn trong van dé

nghiên cứu phải là tín đô thuộc hệ thống mà họ đang thờ tự Vậy thì chữ "Côngdong" ở đây không chi đơn giản là sự gom góp các ngôi dén sau khi bị phá, mà cómột câu là “Tháng Tam gid cha, tháng Ba giỗ mẹ, tháng Chín là tiệc Công Đồng

Tiên Thánh xứ Lạng, tiệc Sơn Lâm, Sơn Trang” Như vậy “Công đồng” ở đây cũnglà sự gom góp thờ tự chung nhưng không phải gom góp các ngôi đền mà là sự Công

dong cua các vị Than.” [35]

Vậy, ngôi đền này công đồng những vị Than nào? Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất“công đồng” là sự gom chung các vi thần, thì đó là sự hợp tự giữa các vị thân thuộc

tín ngưỡng lên đồng Tứ phủ ở miễn xuôi với các vị than thuộc tín ngưỡng lên đồng

33

Trang 38

Tứ phủ ở miễn núi Nghia thứ hai của "công đồng" là một nơi thờ tự chung, là nơichon, sở hội làm việc của các vị than thuộc miễn Sơn Lâm Sơn Tì rang xứ Lạng [35]

Điều đặc biệt giúp Bắc Lệ trở nên duy nhất và khu biệt với những nơi thờ tựThánh Mẫu khác đó là tính “công đồng” trong chính tên gọi của đền Có thê thấy:

“Chữ "công đông" trong phạm vi cả nước cũng không có một ngôi đên nào đáp ứng

đủ cả hai yếu tô là sự hợp tự giữa các vị thánh miễn xuôi và các vị thành miễnngược Các đến hiện nay đang có một mô tip chung thờ tự (bên trong là Tam tòaThánh Mẫu, bên ngoài là quan lớn Ngũ vị, nhưng ngày xưa thì không có thé, ngày

xưa là dén nào thì Thánh nấy ở) nhưng tiếng từ ngàn xưa dé lại chỉ có đền này mớicó nghĩa là công đồng, hợp tự rõ ràng là thánh xuôi và thánh ngược Và cũngkhông có ngôi đền nào ở Lạng Sơn có quy mô được coi là chon Sơn Lâm Son Trang

Thượng Ngàn của xứ Lang Sơn như dén Bắc Lệ [35]

Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dung dé ghi nhớ công ơn của một vị

vua, vị anh hùng có công với đất nước hay công đức của một nhân thần ở địaphương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian Đền là những công trình

kiến trúc nghệ thuật dé thờ tự các vị nhân Thần, Thiên Thần, những Danh nhân, anh

hùng dân tộc Đền có lịch sử phát triển gan liền với lịch sử dung nước và giữ nước.

Vì vậy đây là một loại di tích lịch sử văn hoá có sự phát triển lâu đời nhất ở nước ta,thường được xây dựng ở những nơi diễn ra các sự kiện lịch sử, nơi sinh hoặc mấtcủa các vị danh nhân, anh hùng dân tộc hay nơi hoá, nơi hiển linh của các vị thánhthan.[19, tr.49-50].

Tại hội Đền Bắc Lệ 2019, khi được hỏi về lịch sử hình thành đền Bắc Lệ, ôngTrần Quang Đọc cho biết: “Nếu dựa vào hai tam bia ở cửa đền thì đền Bắc Lệ cóniên đại từ đầu thế kỉ 19, nội dung có nói rằng là: “ Đền Bắc lệ có xây dựng từthửa xa xưa, ban đầu là một thảo am, tức là một lập tranh, am nhỏ” (cũng giống nhưnhững ngôi đền khác có lịch sử hàng nghìn năm, hàng trăm năm đều có chung một

câu là như vậy và người ta cũng không xác định được thời gian chính xác) Thế

nhưng rõ ràng là phải có một cái gốc, cái gốc đó thực sâu xa từ bao giờ thì khó xácđịnh Việc khó xác định này liên quan đến sự mâu thuẫn trong việc lý giải sự hìnhthành của đền thờ ” [35]

34

Trang 39

Vậy Đền Bắc Lệ thờ những vi thần nào? “Công đồng tại Đền Bắc Lệ là thờnhững ai? Như các thông tin đại chúng đăng tải và qua sự hiểu biết của tất cả nhữngngười thực hành tín ngưỡng, vị thần đầu tiên được công đồng thờ tự là Đức ThánhMẫu Liễu Hạnh Đây là người đại diện cho tín ngưỡng lên dong của người miễn

xuôi ảnh hưởng lên miễn ngược Và bà được công đông thờ tự như trên bia ở ngồi

đên la Đức Thượng Ngàn Tiên Chúa [35] Về nhân thân của thánh Mẫu Liễu Hạnhkhá rõ ràng, theo Thần tích, thánh Mẫu Liễu Hạnh đi qua xứ Lạng, dừng chân ởđây, gặp ngôi chùa đồ và hiển linh, nhưng nhắc tới rất chung chung, đi qua điểmnào, hiển linh ở vị trí nào, có những hoạt động gì tiếp theo thì lại không nhắc đến.Vậy thì có hai khả năng, một là ngôi đền Bắc Lệ được dựng lên thờ một cách chung

chung, tức là ngài đi lên đây nên sau này có một ngôi đền dé thờ ngài Kha năng thứ

hai là đền Bắc Lệ thực sự gan bó mật thiết với con đường đi lên và hoạt động củaĐức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, tức là có gắn tích Câu hỏi đặt ra là Đức Thánh MẫuLiễu Hạnh chi di qua đây nên dân làng thờ hay là có gan tích ở đây? Câu hỏi này

hiện nay chưa có lời giải đáp chính thức Nhưng vẫn phải khăng định là ở đây cóthờ tự Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh [35]

Vị thần được công đồng thờ tự thứ hai ở Đến Bắc Lệ phải kể đến đó là ThượngNgàn Tiên Chúa Đây là vị Thượng Ngàn Tiên Chúa được thờ tự chung của tín

ngưỡng Tứ Phủ? Hay là thần bản địa, phát sinh ở đây, gắn bó với Thánh Mẫu LiễuHạnh, dé từ đó phát triển thành một đền thờ tự mang tên là công đồng như hiện nay?Có rất nhiều khái niệm, có thê hiểu rằng đây là vị nữ thần trị vì vùng rừng núi ở ViệtNam, mỗi một vùng núi rừng riêng có một vị nữ thần Thượng Ngàn Tiên Chúa riêng.Lại có quan điểm coi đó là một vị thần bản địa Vì với tư duy dựa trên cơ sở sự khác

nhau giữa các tập tục thờ cúng, các khoa nghi, khoa cúng của người sở tại thì vi nữ

thần họ thờ tự phải là một vi thần bản địa tại nơi sinh sống của mình và sẽ khôngđánh đồng các vị Thượng Ngàn Tiên Chúa ở các địa phương là một được, nhất là các

địa phương ay có sự khác xa nhau về văn hóa, dân tộc, vị trí địa ly.[35]

Từ sau Cách mang thang Tam năm 1945, đền Bắc Lệ vừa là nơi tiếp đónkhách du lịch đến tham quan, hành lễ; vừa là nơi chiếm vị trí quan trọng trong

quá trình đấu tránh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước: Là nơi chỉ đạo

35

Trang 40

các phong trào cách mạng địa phương, nơi tuyên truyền vận động nhân dânđóng góp sức người sức của cho công cuộc kháng chiến; đây cũng là nơi tổchức đón tiếp, điều trị thương bệnh binh; là nơi đóng quân của đội tự vệ HoàngHoa Thám trong chiến dịch Thu Đông (1947-1950) Ngoài ra, hiện tại, đền BắcLệ còn là nơi làm việc của Ủy ban nhân dân xã, nơi tổ chức tiễn đưa thanh niênlên đường vào Nam chiến đấu

b Đền Mẫu Đông Đăng

Đèn Mẫu Đồng Đăng cũng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng với tín

ngưỡng thờ Mẫu Nơi đây chứa đựng những thần tích linh thiêng, mang ý nghĩa tâm

linh, ham chứa những giá trị lịch sử, văn hoá Có thé thấy, Đền Mẫu Đồng Đăng

được thờ tự và lưu truyền thần tích dựa trên sự lý giải của việc hiển thánh.

Đèn Mẫu Đồng Đăng cũng có những tích tương tự về sự gặp mặt của ThánhMẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan) khi đi sứ trở về Như thuyếtdiễn giải của thanh đồng Trần Thuy Lũng bên trên có viết, có thé thay rằng việc

“thánh Mẫu Liễu Hạnh di qua xứ Lạng, dừng chân ở đây, gặp ngôi chùa đồ và hiển

linh” có thé là đang nói đến di tích Đền Mẫu Đồng Đăng, vi theo như những tai liệuhiện có, tích này ở đền Mẫu Đồng Đăng khá rõ Tuy nhiên việc nhắc đến tích nàycũng rat chung chung, cụ thé đi qua điểm nào? hiền linh ở vị tri nào? có những hoạtđộng gì tiếp theo? thì lại không nhắc đến Có thể xem một thuyết được nhắc đếnnhiều nhất khi nói về sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh gặp Trạng Bùng tại nơi đây:“Tục truyền rằng, Liễu Hạnh khi giáng sinh lần thứ hai ở đất Phủ Dày, làm con ôngbà Lê Thái Công và Trần Thị Phúc, có tên là Lê Giáng Tiên Lê Giáng Tiên kếtduyên với Trần Đào Lang và có hai con Năm 1577, Giáng Tiên hóa, khi 21 tuổi.Giáng Tiên về trời đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng Được vua cha phong

làm Liễu Hạnh Công Chúa, tên là Quỳnh Hoa Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì

lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con nênnàng muốn xuống trần gian lần nữa Cứ như thé, thỉnh thoảng trở lại thăm nom bốmẹ, khuyên bảo chồng là Đào Lang tu chí học hành Ròng rã hàng chục năm sau,cho đến khi bố mẹ chồng khuất núi, con cái khôn lớn và Dao Lang công thành danh

toại, không còn vướng bận gi, nàng mới từ biệt dé đi chu du thiên hạ.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:17