Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và sự hài lòng của khách dulịch về diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái các Vườn Quốc gia, Khubảo tồn thiên nhiên Việt Nam...-- 2-5 s2
Trang 1NGÔ VIỆT ANH
DIỄN GIẢI MOI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIEN
DU LICH SINH THÁI Ở CÁC VƯỜN QUOC GIA VÀ
KHU BẢO TÒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2023
Trang 2NGÔ VIỆT ANH
DIEN GIẢI MOI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIEN
DU LICH SINH THÁI Ở CÁC VUON QUOC GIA VA
KHU BAO TON THIEN NHIEN VIET NAM
Luan van Thac si Du lich
Mã số: 8810101.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Long
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quảtrong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Luận văn sử dụng các số liệu, tàiliệu đều có nguồn trích dẫn trung thực, rõ ràng và khách quan Kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngay thang ndm
Tác giả luận văn
Ngô Việt Anh
Trang 4LOI CAM ON
Đề thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của các cá nhân, tô chức trong và ngoài Trường
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban Lãnh đạo Khoa
Du lịch học và các thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu vả
hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS TS Pham Hong Longngười đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoành thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở ViệtNam là Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Pù Mát, Vườn Quốc gia Bạch Mã,Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Trung tâm Bảo tồnThiên nhiên và Phát triển, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong quá trình
khảo sát và thu thập tài liệu cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm on!
Hà Nội, ngay thang ndam
Tác giả luận văn
Ngô Việt Anh
il
Trang 53 Câu hỏi MGhIEN CỨU d G5 5 9 98 9.999.990.990 0.00 000960996 8
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên Cứu 5° 5° s sessessessessesssseesessessess 8
4.1 Đối tượng nghiÊH CUPU - 52-525 St+EEE‡EÉEEEEEEEE2121121111111111 2111 cxe 8
4.2 Phạm Vi nghÄiÊH CUU Ăn TH HH TH ng, 8
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài -s -s<-s« 10
6 Bố cục của luận văn -s-s-s° se se ssEssExseEseEssEvserserserssrsserserssrsssse 11CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DIỄNGIẢI MOI TRUONG TRONG PHÁT TRIEN DU LICH SINH THÁI Ở CÁC
VUON QUOC GIA, KHU BAO TON THIÊN NHIÊN - 12
1.1 Tổng quan nghiên CUrU csssecsesssssessessessssssessessessssssessessessnssscsseesecssseseeseesees 12
1.1.1 Diễn giải môi trường trong du lịch sinh thải - 55c 5ce5sscsscssce2 121.1.2 Du lịch sinh thái trong vườn quốc gia, khu bảo tôn thiên nhiên 20
1.1.3 Các yếu tô tác động đến sự hài lòng của khách du lịch với diễn giải môi
trường trong du lịch sinh thúi ccc cty 22
1.1.4 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng và khách du
I0 Ỏ 28
1.2 Cơ sé lý luận về diễn giải môi trường trong phát triển du lịch sinh thái 36
1.2.1 Các khi IGM HH HH Hà Hà Hư nh ch gu 36
1.2.2 Hình thức của diễn giải môi trong - ©5252 ©5+cx2s+c+czerxerseee 44
1.2.3 Nội dung của diễn giải môi HFIỜIg 5-5-5 525s+S<+E+Ec+terterterxeresree 451.2.4 Nguyên tắc trong diễn giải môi trUONG - 2c2©cz+ecctsctsrerssree 451.2.5 Lợi ích của diễn giải môi FỜG - ¿+ c5 EkEEEEEEerkerkerkereerkee 48
1.2.6 Vai trò của diễn giải môi UCN 55c 55552 2c+cc+ecxectsrerxerverrees 48
1.2.7 DiỄn giải VỈÊH +55 St SE EEEEE12121211111112112121 11111111 50
Trang 61.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về sự hài lòng của khách du
lịch với giải môi trường trong du lịch sinh thi <s- <5 «55s sses «se51
TIỂU KET CHƯNG 1 cecsessssssssssssssssssascsscsscsassascnscsscsascasesscssssaseascascsscsaseasenes 55
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2- 22s ©s<©cs2 56
2.1 Quy trình mghién CỨU 5< 5< 2< 9 0009650056
2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp . s-ss-scsecsscssessesserserssetsserserssrssssee 572.3 DiGi DA 008" 58
2.4 PhOMg VAM SAU 86 6 6 59
VI NôG DI 0N ng gia 592.4.2 Câu hỏi phỏng VAN SGU - - +52 S£+S£+E‡EEEEEEEEEEEEE21211111 1111 EEre, 59
2.4.3 Quá trình thu thập Ate lIỆU cà TH HH ket 61
2.5 Điều tra bảng hồi -. s< 2s s©cse s9 EssEEseEseEssEssersersersstsserserssrssssee 63
DST CHOM MAU NHƯ Nga 63
2.5.2 Công cụ do lường cho mô hình nghién WU ett teteees 64
2.5.3 Xây dung thang do và các mệnh đề đo lường -. 5- 5 55+ 662.5.4 Thiết kế bảng hỏi ¿5° St SESE2EE‡EEEEEEEEEEEEEEE1211211211 1111111110, 68TIỂU KET CHƯNG 2 - 2-2-5 s2 ssEEsSEssEssEvsttssrserserssrrssrssrssesse 68
CHƯƠNG 3: KET QUA NGHIÊN CỨU - 2° 2© ©5s£©seesee©sse 69
3.1 Đánh giá thực trạng diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái ở các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam -° 5° 5° << 693.2 Kết quả điều tra bảng hỏi về sự hài lòng của khách du lịch với diễn giảimôi trường trong du lịch sinh thái các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
VIỆT ÏNaIm 0 G5 Ấ nọ cọ TT 0.0 000.0000009 0 92
3.2.1 Thong kê mô tả dit liệu điỀM tFA -©22©5eSs+EE+E+ESEEeEEerErrerkerrees 92
3.2.2 Một số thông tin về chuyên di của khách du lịch .: -:©-+-5: 943.2.3 Sự hài lòng của khách du lịch với diễn giải môi trường trong du lịch sinhthái các vườn quốc gia, khu bảo ton thiên nhiên Việt Nam -. -: 96TIỂU KET CHƯNG 3 s 5< s©s©see+xse+vseErseereeesrsesrsenrssesrse 104
CHƯƠNG 4: BAN LUẬN KET QUA NGHIÊN CỨU -. - 106
VA ĐÈ XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP 2- 222 2£ s2 52+ss£zezszvsscse 106
Trang 74.1 Bàn luận kết quả nghiên €ứu -s- 2 22s s2 se se sessessessessesess 1064.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và sự hài lòng của khách dulịch về diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái các Vườn Quốc gia, Khubảo tồn thiên nhiên Việt Nam 2-5 s2 s£ se setsessessessessesersesz 112
4.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sáchh - + + e+e+eEeEkeEeEzEzkerxerxee 1124.2.2 Giải pháp về nguôn nhận Ïực - ¿55+ ©c+e2cc2ExSExeEEterxesrxrsreerseee 113
4.2.3 Giải pháp vẻ hình thức của diễn giải môi trường -5- 113
4.2.4 Giải pháp về nội dung của diễn giải môi rỜNg - 2 25e5e5sa 1154.2.5 Giải pháp về ứng dụng công nghệ trong diễn giải môi trường 1154.2.6 Giải pháp về hợp tác trong diễn giải môi FWỜNg - 2-52 5ecsa 1164.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo - 117
TIỂU KẾT CHƯNG 4 s« e<°+edeEoEEAeeeeotkkeeotkkeeoorredeiie 117
000900 118TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2-5252 2£ ©S£ S2 £SzEE£ESZEEzEEserserxerssrssee 120
I:i0800500 132
Phụ lục 1: Khát quát về du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên Việt ÏNam - 5 5 (5< HH n0 90 132
Phụ lục 2: Bản đồ hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nghiên cứu
"vn" 137
Phu lục 3: Tong hợp các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam 138
Phụ lục 4: Bảng hỏi nghiên CỨU - <5 << s9 195 856.90 s6 141 Phụ lục 5: Một số hình ảnh về diễn giải môi trường ở các vườn quốc gia, khu bảo tôn thiên nhiên Việt ÏNaIm d 5< 5 5 5 9 9 9 0 00009890096 148
Trang 8Bang 2.2 Danh sách người được phỏng van trong nghiên cứu -s 5 62
Bảng 2.3 Tổng hợp các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu . 66Bang 3.2 Hiện trạng các sản pham du lịch sinh thái kết hợp diễn giải môi trường tạivườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam -2- 222 s2 5s sess+s 69Bảng 3.3 Thống kê lượng khách du lịch va doanh thu du lich của 74
vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2017 — 2022 -s-se©ss+ss++ssezse+ssee 74
Bảng 3.4 Thống kê lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của 76
vườn quốc gia Pù Mat giai đoạn 2019 — 2022 vrsccsessessssssessessesssessessesssessessessessseseesees 76Bảng 3.5 Các tuyến đường mòn du lịch và diễn giải môi trường tại vườn quốc gia
Bang 3.8 Hiện trang các bảng giới thiệu, nội quy, chi dan và cảnh báo tại Vườn quốc
GIA CAt 'TÌIÊT d G5 s cọ TH 0 04 000 004 604 82
Bang 3.9 Thống kê lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của 85Bang 3.10 Thống kê lượng khách du lich và doanh thu du lich của 87Bảng 3.11 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu -2 2s s2 s2 ©ssesseescsee 92Bảng 3.12 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu - 22s s2 ©s2©ss©ssesz©se¿ 97Bang 3.13 Thống kê kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến quán sát 98Bang 3.14 Thống kê kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA . - 99Bang 3.15 Kết qua phân tích hồi quy tuyến tính đa biến - 2-5-5 2s 101Bang 3.16 Kết qua kiểm định phương sai ANO VA -2- 5c 2 ©5ssscse sex 101Bang 3.17 Hệ số hồi quy của phân tích héi quy tuyến tinh đa biến - 102Bang 3.18 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu . -2 2 5c se sessess 104
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình chất lượng kỹ thuật — chức năng . -2 2 5° 5s ssss 29
Hình 1.2 Mô hình Kỳ vọng- cảm nhận (Expectation — Disconfirmation) 30
Hình 1.3 Mô hình khoảng cách chất lượng dich VỤ << << 3 S1 4E se 32
Hình 1.4 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ -2-s-s° 5+: 33Hình 1.5 Mô hình chi số hài lòng khách hang các Quốc gia EU - - 33
Hình 1.6 Mô hình đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ diễn giải
THÔI ẨTƯỜN c- 5 << << Họ HH HH Hi ii Hư 34
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu về tác động của dịch vụ diễn giải đến khách du
TỊCH G- G0 HH TH TH TH HH HH HH TT TH II ii 0 0Ì 35
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của kết quả diễn giải đến sự hài lòng và
ý định hành vi của khách du ÏỊCHh 5 5< << +4 << 8 E94 9935956 94E94559554 1 24 35
Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và
lòng trung thành của khách du ÏỊCH s- << << 9% %5 9.994 9999.594594 5595 91.9 36
Hình 1.10 Vai trò của diễn giải môi trường - s- ° s 2s s+se s+sessesexsesexsess 49
Hình 1.11 Mối quan hệ giữa diễn giải viên, hướng dẫn viên du lịch sinh thái và nhà
GIAO AUC THÔI fTƯỜN «<< 5< 1.9 HH HH Hi Hi ch cư cư cư
Hình 1.12 Mô hình giả thuyết nghiên cứu
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Diễn giải viên thực hiện diễn giải môi trường (trái) và bảng biển diễn giải
(phải) tại VQG Cúc Phương - <5 << << s9 4 0 73
Hình 3.2 Bảo tàng thiên nhiên và văn hoá mở (trái), bảng biển diễn giải môi trường
(phải) tại vườn quốc gia Pù Mat, Nghệ An 5c s+cse©ssetxeerseerserxeersserse
Hình 3.3 Sơ đồ tham quan du lịch Vườn Quốc gia Bạch Mã
Hình 3.4 Bảng biển diễn giải thông tin môi trường vườn quốc gia Bạch Mã 79Hình 3.5 Bảng diễn giải môi trường và sơ đồ tham quan vườn quốc gia Cát Tiên 83Hình 3.6 Số lần đi du lịch vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên - 95Hình 3.7 Thời gian tham quan các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
CUa khach 0300)1000020272 7
Hình 3.8 Một số hình thức diễn giải môi trường khách du lịch sử dụng
Hình 3.9 Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tinh đa biến (chuẩn hóa) J3
Trang 10trong gìn giữ và bảo vệ tải nguyên thiên nhiên Trong đó, du lịch sinh thái là một
trong những loại hình du lịch phát triển nhằm thực hiện các giải pháp trong bảo vệmôi trường, tài nguyên thiên và hệ sinh thái ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
gidi.
Nghiên cứu về du lich sinh thái đã rất phổ biến trên thé giới Du lịch sinh thái
là loại hình dựa trên các giá tri tự nhiên và văn hóa ban địa, có gan với những nỗ lựcbảo tồn đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng, có hoạt động giáo dục diễn giải
môi trường và hướng tới sự quản lý phát triển bền vững Nghiên cứu về du lịch sinh
thái thường được đề cập liên quan đến các vấn đề về môi trường tự nhiên, các giá trịvăn hoá, xem xét các thông tin về sự dung hoà giữa bảo tồn và phát triển(Vijayakumar, 1995, Anil Reddy, 2000) Ngoài ra, việc tìm ra các điều kiện trongphát triển du lịch sinh thái, nguyên tắc trong phát triển du lịch sinh thái áp dụng vàomột khu vực, một điểm đến được đề cập khá phô biến trên thế giới Hơn thế nữa, việcnghiên cứu về diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả, nhà nghiên cứu, các nghiên cứu về diễn giải môi trường đều phố quát,
đề cập đến vai trò, cách thức tô chức, các hạn chế, các nguyên tắc trong diễn giải môitrường tại một khu vực, một điểm đến Vì vậy, việc thực hiện nguyên cứu về diễngiải môi trường là một trong những vấn đề cần được thực hiện, đặc biệt tại những khu
vực tô chức các hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo tôn, phát triển nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Trang 11Một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái chính là
diễn giải môi trường Diễn giải môi trường được xem là yếu tố cốt yếu đề phân biệt
du lịch sinh thái và các loại hình du lịch gắn và gần gũi với thiên nhiên khác như du
lịch xanh, du lịch dựa vào tự nhiên Diễn giải môi trường rất quan trọng trong việccung cấp các thông tin về tài nguyên thiên nhiên, đa dang sinh học, môi trường, cảnhquan hay lịch sử của một khu vực hay một vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Diễn giải là một quá trình đơn giải hoá những ý tưởng phức tạp và chia sẻ chúng với
công chúng Một trong những mục tiêu chính là diễn giải môi trường là giúp con
người hiểu được thé giới tự nhiên, giúp con người hình thành những mối quan hệ tíchcực, bền vững hơn với môi trường (Kara & Mark, 2016) Các hoạt động diễn giải môitrường được các đơn vi, tô chức, các chủ rừng quan tâm, phát triển với các hoạt động
như tổ chức các chương trình trải nghiệm thiên nhiên, giáo dục, tuyên truyền đến
khách du lịch và cộng đồng địa phương Các hoạt động này thường được diễn ra
thường xuyên trong các chương trình du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên Bên cạnh đó, diễn giải môi trường có những tác động nhất định
đến sự hài lòng của khách du lịch đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
(Tsang và cộng sự, 2011; Powell & Ham, 2008) Diễn giải môi trường có ảnh hưởng
đến nhận thức, thái độ và hành vi của du khách tại vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn cho thấy, hoạt động diễn giải môi trườngtrong du lịch sinh thái tại hầu hết các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở ViệtNam còn nhiều hạn chế, nguyên nhân từ nhiều khía cạnh khác như: thiếu nguồn lựcđầu tư cho công tác diễn giải môi trường, đội ngũ nhân lực còn thiếu kỹ năng, kiếnthức về diễn giải môi trường, Khách du lịch đến các vườn quốc gia, khu bảo tồnthiên nhiên thường chưa quan tâm nhiều đến hoạt động này, các giá tri va lợi ích từ
hoạt động diễn giải môi trường mang lại là chưa cao.
Vi vậy, với ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu về diễn giải môi
trường trong du lịch sinh thái là cần thiết Xem xét trong bối cảnh du lịch Việt Nam,
việc nghiên cứu “Diễn giải môi trường trong phát triển du lịch sinh thái ở các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” là cần thiết và phù hợp Đề tài trước hếtnhằm tông kết cơ sở lý luận và thực tiễn về diễn giải môi trường trong du lịch sinh
Trang 12thái, từ đó đặt trong bối cảnh đánh giá việc phát triển hoạt động diễn giải môi trường
trong du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tai là xác định được vai trò các yêu tô ảnh hưởng đến sự hàilòng của khách du lịch với diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái các vườn quốcgia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam làm cơ sở dé đề xuất các giải pháp góp phangia tăng sự thu hút khách du lịch đến các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
của Việt Nam.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Dé làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu, và tính cấp thiết trong nghiên cứu cả về lýluận và thực tiễn, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi thứ nhất: Hoạt động diễn giải môi trường trong phát triển du lịch sinh
thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đang được thực hiện nhưthế nào?
- Câu hỏi thứ hai: Các yếu tô nào tác động đến sự hài lòng của khách du lịch vớidiễn giải môi trường trong du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên ở Việt Nam?
- Câu hỏi thứ ba: Những giải pháp, đề xuất nào nhằm nâng cao hiệu quả diễngiải môi trường trong du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái và các yếu tố ảnh hưởngđến sự hài lòng của khách du lịch với diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái ởcác vườn quốc gia, khu bảo tôn thiên nhiên Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Pham vi không gian
Trang 13Tính đến năm 2019, Việt Nam có 167 khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn, trong
đó có 35 vườn quốc gia; 57 khu dự trữ thiên nhiên; 13 khu bảo ton loài - sinh cảnh;
53 khu bảo vệ cảnh quan; 9 khu dự trữ sinh quyền (rừng nghiên cứu thực nghiệmkhoa học) Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào các địa điểm nghiên cứu cụthể là bốn vườn Quốc gia (Cúc Phương, Pù Mát, Bạch Mã, Cát Tiên) và một khu bảotồn thiên nhiên (Xuân Liên) dé thực hiện việc khảo sát, đánh giá về hoạt động diễn
giải môi trường, làm cơ sở để nghiên cứu tông thể hoạt động diễn giải môi trường
trong phát triển du lịch sinh thái các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt
Nam.
Trang 14Phạm vi thời gian
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập tại các vườn quốc gia Cúc Phuong, Pù Mat,
Bạch Mã, Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên từ tháng 1/2022 đến tháng
5/2023 Cac dit liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng van sâu, điều tra bảng hỏi được
thu thập từ tháng 3/2023 đến 11/2023
Pham vi nội dung
Diễn giải môi trường là một quá trình giao tiếp thông qua tiếp xúc trực tiếp với
tài nguyên và các phương tiện khác và sử dụng các kỹ thuật nhằm đánh giá sự quan
tâm, thay đôi thái độ và hành vi của công chúng nhằm đạt được sự hiểu biết và quantâm của khách du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên Diễn giải
môi trường không chỉ được sử dụng với đối tượng là khách du lịch mà còn được thực
hiện với nhiều đối tượng khác như cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương,
các tô chức, doanh nghiệp quan tâm về môi trường Việc nghiên cứu, đánh giá cáctác động đa chiều của diễn giải môi trường trên nhiều mặt như quản lý bảo tồn thiên
nhiên, du lịch sinh thái liên quan đến đến thái độ, hành vi và sự hài lòng của khách
du lịch Một trong những yếu tố được cho là cốt lõi để đánh giá một chương trình
diễn giải môi trường là sự hài lòng của khách du lịch Do vậy, dựa trên các nghiên
cứu về dién giải môi trường và xem xét trong bối cảnh nghiên cứu, dé tài tập trung
nghiên cứu trong luận văn này là xác định thực trạng hoạt động diễn giải môi trường
và các yếu tố tác động đến sự hài lòng của đối tượng là khách du lịch ở các vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Vé lý luận, nghiên cứu đã tong hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhautrên phạm vi thế giới và Việt Nam về diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái Hệthống cơ sở lý luận là cơ sở dé làm sáng tỏ, hệ thống hoá các vấn đề về diễn giải môitrường, nguyên tắc trong diễn giải môi trường, vai trò diễn giải môi trường, sự phânbiệt giữa diễn giải và hướng dẫn truyền thống, các yếu tố tác động đến sự hài lòng
của khách du lịch về diễn giải môi trường Xem xét trong bối cảnh nghiên cứu của
Việt Nam, việc đưa cơ sở lý luận về diễn giải môi trường có sự đóng góp trong việc
10
Trang 15hệ thống hoá các nghiên cứu khoa học về diễn giải môi trường Mặc dù, trong nướccác công trình về diễn giải môi trường đã được đề cập, tuy nhiên việc tìm hiểu và hệ
thống hoá cơ sở lý luận một cách bài bản và khoa học chưa được đề cập rộng rãi, do
vậy, nghiên cứu đóng góp vào sự hệ thống hoá cơ sở lý luận về diễn giải môi trường
và khám phá các yếu tô tác động đến sự hải lòng của khách du lịch với diễn giải môitrường trong du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Vé mặt thực tiễn, luận văn trước hết là bức tranh tông thé về thực trạng diễn giải
môi trường trong du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ViệtNam Luận văn với các đánh giá hiện trạng, các yếu tố tác động đến sự hải lòng củakhách du lịch đối với diễn giải môi trường, từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp
về diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái sẽ là cơ sở quan trọng để các vườnquốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam làm căn cứ dé xây dựng các chiến lược,chính sách, kế hoạch trong thực hiện công tác diễn giải môi trường, lồng ghép trong
các chương trình, trải nghiệm du lịch sinh thái, phục vụ mục tiêu về bảo ton thiên
nhiên, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của khách du lịch, cộng đồng địa
phương và các bên liên quan trong bảo vệ tai nguyên thiên nhiên, da dạng sinh học
và môi trường.
6 Bố cục của luận văn
Đề hướng tới mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu đãđặt ra, luận văn có kết cầu gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về diễn giải môi trường trongphát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp
lãi
Trang 16CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DIỄN
GIẢI MOI TRUONG TRONG PHAT TRIEN DU LICH SINH THÁI O CAC
VUON QUOC GIA, KHU BAO TON THIEN NHIEN
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái
Diễn giải là thuật ngữ được đề cập trong nhiều nghiên cứu trên thế giới Trong
đó, Tilden đã định nghĩa diễn giải là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích bộc lộ
ý nghĩa và mối quan hệ thông qua việc sử dụng các đối tượng, bằng kinh nghiệm vàbăng các phương tiện minh hoạ, thay vì chỉ truyền đạt thông tin thực tế (Tilden, 1957).Cuốn sách của Tilden ra đời nhằm hỗ trợ các hướng dẫn viên trong thực hành của họbang cách xác định các nguyên tắc và phương pháp dé hỗ trợ tạo ra sự kết nối cho dukhách với di sản văn hoá Định nghĩa của Tilden là nền tang cho các nghiên cứu về
diễn giải và sau này được sử dụng rộng rãi trên thế giới
Trong những năm 1960 và 1970, diễn giải tập trung vào lĩnh vực sinh thái và
môi trường Trong khoảng thời gian này, dién giải môi trường đã trở thành một thuật
ngữ phổ biến trong lĩnh vực diễn giải (Kye, 2005) và các định nghĩa về diễn giải khácnhau giữa các học giả Risk (1994) đưa ra quan điểm rằng "diễn giải môi trường giúpchuyên ngôn ngữ môi trường chuyên nghiệp và phức tạp hơn sang ngôn ngữ khôngchuyên nghiệp, nhăm mục đích cho phép du khách phát triển sự nhạy cảm với môitrường, nhận thức về môi trường, đánh giá cao tài nguyên và cam kết môi trường"
Ngoài các định nghĩa khác nhau do các học giả đưa ra, một số tô chức phiên dịch nồi
tiếng cũng định nghĩa cách diễn giải Theo Interpret Europe (2014), diễn giải là mộthoạt động giáo dục không chính thức nhằm cung cấp cho du khách mục tiêu cái nhìn
sâu sắc và hiểu biết mới Hiệp hội Diễn giải Quốc tế (NAI, 2014) cho rằng diễn giải
là một quá trình giao tiếp dựa trên nhiệm vụ nhằm xây dựng mối liên hệ về tình cảm
và nhận thức giữa sở thích của khán giả và ý nghĩa vốn có của các nguồn tài liệu Tổ
chức Diễn giải Australia (2014) coi việc diễn giải là sự giao tiếp giữa suy nghĩ vàcảm xúc để giúp mọi người hiểu biết hơn về bản thân và môi trường nơi họ sống.Hiệp hội Diễn giải Di sản (2014) cho rằng việc diễn giải làm phong phú thêm cuộc
sông của con người thông qua việc thúc đây cảm xúc của họ, nâng cao trải nghiệm
12
Trang 17của họ, hiểu biết sâu sắc hơn về địa điểm, con người va sự kiện cũng như đồ vật Nói
chung, việc diễn giải có thể được xem để cung cấp thông tin cho khán giả không bị
giam cầm trong các bảo tàng, vườn thú, khu di sản văn hóa, công viên và các cộng sự
thông qua các phương tiện giao tiếp, động lực và giải trí và các cộng sự Các nhànghiên cứu có thé đặt tên cho diễn giải là diễn giải môi trường, diễn giải đi sản, diễngiải bao tang, dién giải du lich dựa trên các dia điểm nghiên cứu đã chọn của họ Mặc
dù có thể sử dụng các thuật ngữ khác nhau, nhưng bản chất của việc diễn giải vẫn
giống nhau.
Ham (1992) đã đưa ra quan điềm cho rằng, diễn giải chỉ đơn giải là một cáchtiếp cận dé giao tiếp Ở một góc độ nào đó thì diễn giải được coi như là phiên dich(translating) Diễn giải môi trường liên quan đến việc diễn dịch các giá trị của tựnhiên và các yêu tố liên quan cung cấp cho người không phải là nhà khoa học có thê
dễ dàng hiểu được Ham đã ủng hộ quan điểm về diễn giải của Tilden, tuy nhiên Ham
cũng nhận định rằng quan điểm của Tilden coi diễn giải là một cách tiếp cận dé giao
tiếp, nhân mạnh đến việc chuyền giao các ý tưởng và các mối quan hệ hơn là các sựkiện và số liệu Do vậy, Ham tập trung vào trình bay diễn giải sự kiện nhằm mục dich
dé khán giả hiểu (Ham, 1992) Ham đã phát triển một mô hình gọi là mô hình EROTtập trung vào phong cách diễn giải và nội dung của nó, trong đó nói rằng, dé có hiệu
quả, việc giải thích cần phải giải quyết bốn thành phần Thứ nhất, nó cần phải thú vị
để mọi người cần có động lực tham gia vào việc giải thích Thứ hai, nó cần phải phủhợp với du khách; đó là cung cấp những câu chuyện và khái niệm dé mọi người cóthê kết nối với công viên thông qua trải nghiệm của chính họ Ở đây, vai trò của cáccâu chuyện và phép ân dụ là rất quan trọng Thứ ba, nó cần được tô chức và cung cấp
một cau trúc rõ rang dé hướng dẫn du khách thông qua chương trình Cuối cùng, việc
diễn giải cần phải có chủ đề và cung cấp một thông điệp mà du khách sẽ nhớ sauchuyến thăm của họ
Kế thừa những quan điểm của Ham (1992), Ham & Weiler (2000) đã phát triển
và đưa ra quan điểm rõ ràng hơn về diễn giải Theo đó, diễn giải nằm trong trái tim
và tâm hồn của bat kỳ hướng dẫn viên du lịch giỏi nào có thé và nên làm bang chứng
13
Trang 18đã chỉ ra rằng việc giải thích chất lượng có thé nâng cao sự hai lòng của khách du lich
và thông qua đó có thê đóng góp vào khả năng thương mại của các hoạt động du lịch
Quan điểm của Tilden (1957) hay Ham (1992) coi diễn giải mang tính chất là
một hoạt động giáo dục Phát triển quan điểm đó Beck & Cable (201 1) đã đưa ra quanđiểm về diễn giải là một hoạt động giáo dục thé hiện ý nghĩa về tài nguyên thiên nhiênthông qua nhiều phương tiện khác nhau Nhóm tác giả này đã đưa ra 15 cách thứcdiễn giải về thiên nhiên và văn hoá Thông qua các cách thức và phương tiện khácnhau bao gồm các cuộc nói chuyện, các chuyến tham quan có hướng dẫn và các hoạtđộng diễn giải dé cho khách du lịch có thêm hiểu biết, hài lòng hơn về các tài nguyên
thiên nhiên và văn hoá.
Tuy nhiên, quan điểm của Townsend (2008), cho rằng diễn giải và giáo dục môitrường là các lĩnh vực riêng biệt, chúng đều được sử dụng dé mô tả quá trình cungcấp thông tin liên quan đến môi trường cho khách du lịch Cả diễn giải và giáo dục
môi trường nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm cho khách du lịch tại một điểm đến
nào đó Diễn giải và giáo dục môi trường có thê giúp các nhà quản lý môi trường vàdoanh nghiệp đạt được các mục tiêu như: (1) Giảm thiêu tác động trực tiếp của khách
du lịch đến các khu vực san hô, động vật hoang dã, (2) Tăng sự thích thú và hiéu biếtcủa khách du lịch với môi trường biển, nâng cao các kỹ năng, trải nghiệm, (3) Giảm
thiểu các tác động đến môi trường biển trong các chuyến đi của họ (như mua sắm đồ
lưu niệm từ san hô, ), (4) Tăng cường cam kết của khách du lịch đến việc bao tồnbiển
Moscardo và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về vai trò của diễn giải môi trườngtrong du lịch thăm động vật hoang dã Nhóm tác giả này cho rằng diễn giải nhằm mụcđích kích thích sự quan tâm, thúc đây sự học hỏi, hướng dẫn cho du khách các hành
vi phù hợp với du lịch bền vững và khuyến khích sự tận hưởng và thoả mãn các nhu
cầu của khách du lịch Theo đó, diễn giải môi trường có ba vai trò quan trọng trong
hoạt động du lịch thăm động vật hoang dã như hỗ trợ công tác quản lý, giáo dục, nâng
cao nhận thức về bảo tồn và nâng cao trải nghiệm cho du khách Moscardo và cộng
sự cũng đưa ra mô tả việc diễn giải là quá trình truyền đạt cho mọi người về tam quan
14
Trang 19trọng của một địa điểm hoặc đồ vật dé họ thích thú hơn, hiểu hơn về di sản của minh
và môi trường tốt hơn và phát triển một thái độ tích cực đối với việc bao ton
Trong Câm nang diễn giải môi trường với du khách tại các Vườn Quốc gia vàKhu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (2009), đã hướng dẫn cụ thể về việc diễn giảimôi trường với khách du lịch đến các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trong
đó, diễn giải môi trường là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm
2000 Diễn giải môi trường là hoạt động diễn giải về lĩnh vực môi trường, bao gồm
cả các yếu tô hữu sinh và vô sinh, trong đó có con người Cuốn cẩm nang đã chỉ ra
mục tiêu, của hoạt động diễn giải, trong đó mục tiêu của hoạt động này là: đánh thức
tình cảm và sự quan tầm đến môi trường, thiên nhiên, học ngạc nhiên, củng cố nhậnthức, nâng cao ý thức, truyền đạt kiến thức, xác định giá trị, khuyến khích các hành
vi có trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường, hướng tới sử dụng bền vững, tạo
nhu cầu thăm vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngoài ra, đối tượng mà hoạt
động diễn giải hướng tới là khán giải bắt buộc và không bắt buộc, mà khách du lịch
là đối tượng chính trong hoạt động diễn giải Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau
về diễn giải môi trường và hiệu quả của nó đòi hỏi phải nghiên cứu thêm (Coghlan &Carter, 2020), vì những loại trải nghiệm này rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tốhình thành nên sự thành công hay thất bại của chúng (Powell và cộng sự, 2009)
Diễn giải môi trường và du lịch sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Dulịch sinh thái là một hình thức du lịch khá mới mẻ mà hầu hết các quốc gia trên thế
giới đang tham gia Diễn giải môi trường là một hình thức giáo dục "rèn luyện cảm
xúc và kết nói trí tuệ giữa lợi ích của khán giả và ý nghĩa vốn có trong tài nguyên”.Diễn giải và du lịch sinh thái có thể được thực hành cùng nhau như một cách dé: bảoton và nghiên cứu khoa học, bảo vệ các hệ sinh thái mong manh và nguyên sơ, manglai lợi ich cho nông thôn cộng đồng, thúc đây phát triển ở các nước nghèo, tăng cườngsinh thái và văn hóa nhạy cảm và thấm nhuan nhận thức về môi trường Tại Mỹ với
hệ thống vườn quốc gia đã rất phát triển hệ thống diễn giải môi trường với các nguyên
tắc du lịch sinh thái bắt đầu xuất hiện Costa Rica là một quốc gia phát triển du lịchsinh thái, trong khi vẫn phát triển các phương pháp diễn giải hiệu quả trên toàn hệ
thông công viên Mặc dù khác biệt vê van đê đó, cả hai quôc gia đêu hiệu và sử dụng
15
Trang 20vai trò của việc giải thích môi trường trong các chiến lược du lịch sinh thái thành
công.
Giáo dục là một khía cạnh cơ bản của du lịch sinh thái Sự kết nói trí tuệ, tinhcảm và thậm chí cả tỉnh thần giữa con người với một địa điểm là những gì nằm bên
dưới một trải nghiệm du lịch sinh thái tích cực Như Ham và Weiler đã nêu trong
chương “Hướng dẫn viên du lịch và diễn giải”, việc diễn giải năm ở trọng tâm và linhhồn của du lịch sinh thái là gi, và những gì hướng dẫn viên du lịch sinh thái có thé vànên làm” Một diễn giải viên và trải nghiệm du lịch sinh thái hiệu quả có thê mang
lại cho khách du lịch ý thức về môi trường và văn hóa, có tiềm năng bảo vệ đa dạng
sinh học và tạo ra lợi ích kinh doanh.
Trong “Diễn giải môi trường so với giáo dục môi trường như một chiến lượcbảo tồn du lịch sinh thái” nói rằng diễn giải môi trường là một công cụ có thê được
sử dụng như “một nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là trong cáckhu bảo tồn hợp pháp” (Kohl, 2008) Kohl xác định điều này thông qua việc xem xétcác mô hình khái niệm dựa trên địa điểm và các chương trình lập kế hoạch sử dụng
công cộng và cách mỗi chương trình đạt được mục tiêu bảo tồn tài nguyên Kết quả
của việc nghiên cứu các mô hình này kết luận rằng những khách du lịch rời đi với trảinghiệm tốt hơn sẽ cảm thấy có sự kết nối nhiều hơn với trang web và các tài nguyên
của nó.
Việc diễn giải dẫn đến sự đánh giá cao của khách du lịch cũng cho phép khuyếnkhích cộng đồng địa phương đóng góp vào các nỗ lực bảo tồn Kohl gợi ý ý tưởng
đăng sau điều này là “khi chất lượng và sé lượng khách du lịch tăng lên, thu nhập của
các nhà cung cấp dịch vụ địa phương tăng lên, cũng làm tăng sự đánh giá cao của họ
đối với trang web” Điều này thậm chí có thê dẫn đến sự gia tăng các thành viên cộng
đồng địa phương làm việc với tư cách là diễn giải viên Một số ý kiến cho rằng đây
là một điều tích cực, răng người dân địa phương với tư cách là hướng dẫn viên thểhiện kiến thức và niềm đam mê cu thé tại địa điểm và có thé lam tăng thêm tính xác
thực của trải nghiệm (Ham & Weiler, 2002) Việc sử dụng người dân địa phương làm
16
Trang 21diễn giải viên hiệu quả không chỉ thiết lập động cơ bảo vệ địa điểm, sinh kế của họ,
mà còn mang lại kết quả là sự hài lòng của khách du lịch.
Powell và Stern (2014) đã nghiên cứu 376 chương trình diễn giải tại các vườn
quốc gia ở Hoa Kỳ và nhận thấy cách diễn giải cá nhân hiệu quả liên quan đến sự tưtin, cảm giác chân thực và sự thể hiện của các nhân, đáp ứng kip thời các câu hỏi vàtình huống của khách du lịch Các chương trình diễn giải xuất sắc có nội dung phù
hợp, biéu đạt một cách logic rõ ràng, thông tin chính xác
Diễn giải mang tính bền vững về mặt kinh tế đối với vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên về lâu dài vì nó thiết lập uy tín, tạo ra sự truyền miệng tích cực Diễn
giải chất lượng cao “cũng có thể cải thiện hoạt động kinh doanh bằng cách tăng chấtlượng trải nghiệm của khách, tăng tỷ lệ lưu trú và khách lặp lại, cung cấp các cơ hộitiếp thị độc đáo và cho phép các khách sạn tính phí cao hơn” (Ham & Weiler, 2002)
Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thành công hiểu được điều này nên phân
bồ nguồn lực tài chính dé cải thiện khả năng diễn giải môi trường của các hướng dan
viên của họ (Ham & Weiler, 2002).
Các nghiên cứu tập trung vào diễn giải của hướng dẫn viên du lịch và các
phương tiện diễn giải khác Black & Dvidson (2013) đã khảo sát 30 hướng dẫn viên
du lịch Úc về kỹ năng phiên dịch và đưa ra 9 nguyên tắc sau để diễn giải hiệu quả:
quan tâm; tương tác; logic; chuyên đề; quản lý nhóm; bảo vệ du khách; giao tiếp hai
chiều với du khách; phục vụ du khách và ảnh hưởng tình cảm Io (2013) đã tạo ra một
mô hình diễn giải cho rằng kiến thức, thái độ phục vụ, năng lực giao tiếp và chỉ sốcảm xúc của diễn giải viên ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm du lịch của du khách.Bên cạnh đó, mô hình đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu thực nghiệm, trong
đó nhắn mạnh răng lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch cần chú trọng quản lý tình
cảm của du khách vi đây là yếu tố then chốt dé nâng cao sự tham gia và trải nghiệm
cảm xúc của du khách.
Theo Ham (1992) và Stewart (1981) các hình thức dién giải có thé được chiathành hai nhóm: cá nhân và phi cá nhân hóa, cả hai hình thức này đều được các tácgiả khác nhau sử dụng thay thế cho nhau Nhóm đầu tiên, hình thức diễn giải cá nhân
(có hướng dẫn) được phát triển thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa công chúng và
17
Trang 22diễn giải viên hoặc hướng dẫn viên Hình thức này bao gồm: các budi nói chuyện,
các chuyến tham quan (chang hạn như các chuyến đi có hướng dẫn viên và các chuyến
tham quan đến các địa điểm), diễn giải trực tiếp và các phương tiện truyền thông đại
chúng (các sự kiện giáo dục, các chương trình giáo dục cộng đồng chính thức vàkhông chính thức) Nhóm thứ hai, hình thức phi cá nhân (tự hướng dẫn), sẽ phát triển
mà không có sự can thiệp của bất kỳ diễn giải viên nào mà thông qua các đối tượng
và nguồn lực khác nhau Hình thức này bao gồm các cuộc triển lãm có thé diễn rangoài trời hoặc trong Trung tâm Du khách, các chuyến du ngoạn trên những conđường mòn nơi sẽ diễn giải thông qua các tờ rơi, bảng hiệu hoặc thiết bị âm thanh;
nó cũng bao gồm các ân phẩm và chương trình nghe nhìn
Các phương tiện in ấn như tờ rơi và biên báo diễn giải môi trường với chức năngcảnh báo và thông báo cho du khách về các điểm tham quan của vườn quốc gia thường
được sử dụng Tờ rơi đã được chứng minh là công cụ hiệu quả đề truyền tải thông tin
đến du khách đến vườn quốc gia (Andereck, 2005; Brody và cộng sự, 2002; Moscardo
và cộng sự, 2004) Chúng rất hữu ích vì chúng có thé được đọc bat cứ lúc nào trongkhi đi dạo và được giữ lại để tham khảo sau này (Moscardo và cộng sự, 2004) Tờ rơicũng có thé được coi là ít gây ô nhiễm hoặc gây mat tập trung về mặt thị giác hơn sovới các biên báo được lắp đặt cố định trong môi trường Ngược lại, bảng biển diễngiải là một phương tiện phổ biến khác dé du khách tiếp nhận thông tin, cung cấp kha
năng tiếp cận thông tin tại một địa điểm quan tâm cụ thể (Moscardo và cộng sự,
2004) Bảng biển diễn giải có tác dung nâng cao khả năng tự dẫn đường và cho phép
du khách di chuyên theo thời gian và tốc độ của riêng họ (Moscardo va cộng su,2004) So với các phương tiện truyền thông kỹ thuật hiện đại, phương tiện truyềnthông in ấn không gây ra khó khăn kỹ thuật nao có thé khiến du khách mat tập trungtrong việc tận hưởng chuyến tham quan của mình (Light, 1995) Tuy nhiên, một
nhược điểm đáng chú ý của bảng biển diễn giải là sự thiếu sót trong việc giải thích
hệ động vật vì sự xuất hiện của động vật hoang da xảy ra ngẫu nhiên trong khônggian của vườn quốc gia (Moscardo và cộng sự, 2004)
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông truyền thống có thể làm giảm chất lượngtrải nghiệm, sự hài lòng của du khách Ví dụ, người dùng tờ rơi có thé cần phải dựa
18
Trang 23vào bản đồ để tìm vị trí quan tâm, trong khi không cần làm như vậy đối với các
phương tiện diễn giải khác (Ruchter và cộng sự, 2005) chăng hạn như các chuyến
tham quan trong vườn quốc gia có sử dụng công nghệ GPS Ngay cả với bảng biển
diễn giả, du khách vẫn có cơ hội tương tác với các bảng biển mà họ đã tình cờ khámphá được bằng cách đi theo một tuyến đường được xác định trước Vì khách du lịch
có thê chọn đọc các tờ rơi tại các trang web mà họ thuận tiện, điều này có thé dẫn đến
việc mọi người hoàn toan không đọc nội dung hoặc bỏ lỡ một hình thức diễn giải tại
chỗ hấp dẫn và đáng nhớ hơn
Một số nghiên cứu cho rằng nội dung của diễn giải ảnh hưởng đến cảm nhận,trải nghiệm và sự hài lòng của khách du lịch về cảnh quan văn hóa và thiên nhiên
(Austin, 2002; Ballantyne va cộng sự, 2014; Xu và cộng sự, 2013) Zhouwei và cộng
sự (2022), đã đưa ra các nội dung của diễn giải ở các khía cạnh bền vững về môi
trường, bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội
Trong những năm gần đây, trọng tâm vào việc giảm tác động tiêu cực đến môi
trường tại chỗ đã được mở rộng, bao gồm cả việc thiết kế các trải nghiệm diễn giảinhằm thúc đây thay đối thái độ và hành vi lâu dai Các nghiên cứu về vườn thú vathủy cung của Ballantyne và cộng sự đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các yếu tôkhuyến khích du khách thực hiện các hành động bảo tồn sau chuyến đi của họ Chúng
bao gồm các hoạt động yêu cầu du khách suy ngẫm về những tác động môi trường có
thé xảy ra do hành vi hàng ngày của ho (Packer & Ballantyne, 2013); cung cap thông
tin và câu chuyện thu hút du khách ở mức độ cảm xúc (Ballantyne và cộng sự, 2011);
cung cấp cho du khách sự hỗ trợ sau chuyến tham quan dưới dạng tài liệu học tập(Hofman & Hughes, 2018; Hughes, 2011); và cung cấp cho du khách sự lựa chọn về
các chiến lược hành động cu thé, dé quan lý và mang tính địa phương (Ballantyne và
cộng sự, 2018).
Các nghiên cứu về trải nghiệm của khách du lịch đến vườn quốc gia cho rằng
du khách nên bị thu hút vào các thông điệp về môi trường, sự kỳ diệu của thiên nhiên.Những trải nghiệm như vậy cần được tăng cường bằng các yếu tổ diễn giải môi trườngchứa đựng các thông điệp và hoạt động được thiết kế nhằm khuyến khích du khách
suy ngâm về vai trò và hành động trong tương lai của họ trong việc bảo vệ môi trường
19
Trang 24tự nhiên Các nội dung quan trọng trong diễn giải môi trường cần được truyền tải như
các thông tin về môi trường, hệ động thực vật hoang da, phạm vi trong khu vực bao
vệ, các phương thức, cánh thức quản lý bảo vệ môi trường (Moscardo & Hughes,
2023).
Như vậy, tổng quan các tài liệu nghiên cứu về diễn giải môi trường trong dulịch sinh thái được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau Các nghiên cứu về diễngiải môi trường có thê tiếp cận là một hoạt động truyền thông cũng có thé là một quátrình giao tiếp, các nghiên cứu cũng chỉ ra các hình thức, nội dung, thông điệp được
truyền tải trong diễn giải môi trường có những tác động nhất định đến sự trải nghiệm
và sự hài lòng của khách du lịch sinh thái Ngoài ra, các tiếp cận diễn giải môi trườngđược xem là một chính sách, một chiến lược của khu vực bảo vệ nhằm thực hiện các
mục đích khác nhau về bảo vệ môi trường, các lợi ích, vai trò quan trọng cua diễngiải môi trường trong du lịch sinh thái cũng được dé cập trong các nghiên cứu Vivậy, việc nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận diễn giải môi trường là một hoạt động
trong du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên dựa trên kế thừa
các nghiên cứu trước góp phan trong khám pha và giải quyết van đề nghiên cứu của
luận văn.
1.1.2 Du lịch sinh thai trong vườn quốc gia, khu bảo tôn thiên nhiên
Du lịch sinh thái tạo ra cơ hội trong giảm thiểu những tác động tiêu cực của du
lịch đến môi trường và văn hoá Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững
(SDGs) được phê chuẩn trên phạm vi toàn cầu của Liên hợp quốc Du lich sinh tháiđược coi là một trong những giải pháp phát triển kinh tế, bảo vệ thiên nhiên và cảithiện phúc lợi cho cộng đồng (Theng và cộng sự, 2015)
Cùng với sự phát triển du lich sinh thái, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên tập trung vào bảo tồn thiên nhiên đã bắt đầu mở cửa đón khách du lịch thamquan Phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn mở ra các cơ hội
dé khách du lịch có thé tiếp cận được các tài nguyên du lịch thiên nhiên, động vậthoang dã Ngoài ra, hoạt động này còn mang tính giáo dục công chúng về tầm quan
trọng của bảo tồn thiên nhiên Các chuyến tham quan vườn quốc gia mang lại những
20
Trang 25lợi ích cho cộng đồng địa phương và chính vườn quốc gia (Eagles và cộng sự, 2002).Các hoạt động du lịch sinh thái trong vườn quốc gia, khu bảo tồn cần phải tuân thủ
chặt chẽ các quy định của pháp luật trong việc kiểm soát những anh hưởng đến tài
nguyên nhiên nhiên Điều này được kỳ vọng giảm tối thiểu các tác động tiêu cực và
tôi đa hoá các tác động tích cực đên môi trường và xã hội.
Du lich sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên mang nhiềulợi ích khác nhau trên nhiều khía cạnh Thứ nhất, du lịch sinh thái có thể tạo ra lợinhuận kinh tế cao hơn các hoạt động khai thác tài nguyên khác (Thresher, 1981;Tobias và Mendelsohn, 1991) Thứ hai, du lịch sinh thái có thé mang lại lợi ích chonền kinh tế địa phương, tạo động lực để bảo tồn đa dạng sinh học trong vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên (McNeely và Dobias,1991) Thứ ba, những lợi ích kinh
tế này có thé đóng vai trò là tác nhân kích thích thành lập các vườn quốc gia, khu baotồn (Ceballos-Lascurin, 1996; Dabrowski, 1994; Sewell và cộng su,1989) Cac dự án
có thê tạo ra ngoại hối và mang lại lợi ích kinh tế cho các vùng sâu vùng xa (Fennell,
1999) Các sáng kiến du lịch sinh thái có thé thu hút vốn đầu tư dé phát triển cơ sở hạ
tầng cộng đồng, thường bao gồm cải thiện các dịch vụ xã hội và giáo dục địa phương
(Barnes và cộng sự, 1992) Cuối cùng, khách du lịch sinh thái có thể đóng góp vào
việc bảo tồn và quản lý các khu du lịch sinh thái, thông qua các cơ chế như phí vào
cửa và quyên góp (Wallace và Pierce, 1996).
Những nghiên cứu về du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn đềuchỉ ra rằng du lịch sinh thái ngày càng được chú trọng phát triển ở các vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng chức năng quan trọng nhất của các vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên lại là bảo tồn sự đa dạng sinh học, do vậy việc phát triển du
lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phải hết sức lưu ý tới
việc phát triển du lịch sinh thái bền vững, tránh phát triển du lịch theo hướng du lịch
đại chúng (thu hút càng nhiều khách tới càng tốt) Phát triển du lịch sinh thái ở cácvườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải tôn trọng và gắn chặt với công tác bảotồn đa dạng sinh học, giáo dục môi trường, thu hút sự tham gia và chia sẻ lợi ích cho
cộng đồng địa phương (Phạm Hồng Long, 2016)
21
Trang 26Tuy nhiên, du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường Du lich sinh thái có thé gây ra
những tác động tiêu cực trực tiếp đến môi trường nhưng phát thải khí nhà kính, phát
triển không bền vững, làm gián đoạn đời sống của động vật hoang đã, (Buckley,2009) Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu và phân tích được thực hiện về nhữngtác động tiêu cực của du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
(Buckley, 2009; Kruger, 2005) Pickering và cộng sự (2007) đã chỉ ra du lịch sinh
thái có những tác động tiêu cực đến môi trường của vườn quốc gia Cụ thê việc pháttriển cơ sở hạ tang du lich sinh thái có thé mang đến những nguy cơ về xâm lẫn và
tác động tiêu cực đên các loài đặc hữu của vườn quôc gia.
Như vậy, nghiên cứu về du lịch sinh thái trong vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên cho thấy du lịch sinh thái được coi là một trong những công cụ hiệu quả và tối
ưu trong phục vụ mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học Các lợi ích tích cực
từ du lịch sinh thái đã giúp thực hiện tốt hơn các mục tiêu về bảo tồn trong đó có hoạtđộng giáo dục môi trường và diễn giải môi trường Bên cạnh đó, việc phát triển dulịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cũng gây nên không
ít những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường, cảnh quan của
vườn quôc gia, khu bảo tôn thiên nhiên.
1.1.3 Các yếu tô tác động đến sự hài lòng của khách du lịch với diễn giải môi
trường trong du lịch sinh thái
Nghiên cứu của Hui và cộng sự (2007) đã dé cập đến nhân mạnh sự hai lòngnhư một kết quả của một quá trình đánh giá của khách hàng Với quan điểm này, sự
hài lòng của khách hàng được hình thành như là “trạng thái cảm xúc xảy ra như một
kết quả của sự tương tác của khách hàng với công ty theo thời gian” (Anderson và
cộng sự, 1994) và sự hài lòng của khách hàng được tạo ra bởi “hai thành phần: kỳ
vọng của khách hàng và chất lượng cảm nhận” (Parassuraman & cộng sự, 1985;
1988) Trong khi đó Salleh và cộng sự (2013), đã đưa ra định nghĩa “Sự hài lòng là
sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”.
22
Trang 27Kotler & Keller (2006) cho rằng sự hài lòng (thỏa mãn) là mức độ trạng thái
của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả từ thực tế đạt được so với kì vọng
của người đó Đó là trạng thái cảm xúc đối với sản phẩm dịch vụ đã từng sử dụng
Định nghĩa hài lòng của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách
hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ với một sản phẩm hay dịch vụ Thực tế, đây chỉ
là những đánh giá và nhìn nhận chủ quan từ du khách về sản phẩm - dịch vụ Sau khi
sử dụng, khách hàng sẽ có sự trải nghiệm và so sánh liệu sản pham- dich vu tốt hoặc
không so với đánh giá ban đầu Nếu mức độ hài lòng cao, khách hàng sẽ quyết định
có thoải mái và lựa chọn sản phẩm dịch vụ lâu dài hay không
Trong nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch với diễn giải môi trường,Wearing và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng một trong những vai trò chính của việc diễn
giải môi trường ở các khu vực bảo vệ thiên nhiên là nâng cao trải nghiệm và sự hải
lòng của khách du lịch Diễn giải môi trường chất lượng có thê nâng cao sự hài lòng
của khách du lịch và thông qua đó góp phần vào khả năng thức đầy hoạt động du lịch
Nghiên cứu về diễn giải môi trường tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên đã được các học giải nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau về thái
độ, hành vi, nâng cao nhận thức (Powell & Ham, 2008), sự hài lòng của khách du lịch với công tác diễn giải môi trường (Tsang và cộng sự, 2011, Phan Thi Thuy Linh,
2017), mối quan hệ giữa cảm nhận du lịch sinh thái và mức độ hài lòng với diễn giải
môi trường (Wei-ching, 2015), hiệu quả của diễn giải môi trường (Tubb, 2003)
Tsang và cộng sự (2011), đã đánh giá sự hai long của khách du lịch với các hoạt
động diễn giải môi trường tại vườn quốc gia đất ngập nước Hồng Kông nhằm nâng
cao sự hài lòng của khách du lịch trong tương lai Tuy nhiên, họ không chỉ ra những
yếu tô nào của diễn giải môi trường có tam quan trọng hoặc hiệu qua cao trong việc
truyền tải thông tin về môi trường Điều này chỉ ra rằng còn thiếu nghiên cứu về sựhài lòng của khách du lịch đối với hoạt động diễn giải môi trường trong vườn quốcgia bằng cách phân tích hiệu quả
Powell & Ham (2008) đã xem xét ảnh hưởng diễn giải môi trường đến nhậnthức, thái độ và hành vi của du khách tại vườn quốc gia Galapagos, Ecuador đối với
việc bảo tôn môi trường Nghiên cứu chỉ ra rang chiên lược diễn giải có tác động
23
Trang 28đáng ké đến nhận thức, thái độ và hành vi của khách du lịch Phát hiện này chứng
minh rằng diễn giải là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng dé bảo vệ môi trường của
các công viên quốc gia
Phan Thi Thuy Linh (2017) nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch đối vớidiễn giải môi trường tại vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam Trong luận văn này, PhanThi Thuy Linh đã đánh giá về sự hài lòng với dịch vụ diễn giải môi trường với cácthành tố của cầu du lịch bao gồm mô hình IPA (Importance-performance analysis);cung du lịch bao gồm chiếc lược quản lý về diễn giải môi trường được cung cấp bởivườn quốc gia Nghiên cứu đã đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch đối với hoạt
động diễn giải môi trường đã tập trung vào đánh giá các giá trị quan trọng và giá trị
hiệu quả, trong đó đề cập đến vai trò của diễn giải viên và dịch vụ diễn giải Trong
đó các yếu tố về dịch vụ diễn giải được đề cập với 8 yếu tố như: Hướng dẫn viên địaphương, Bảng biển chi dẫn, Video ở trung tâm cứu hộ, Nhân viên ở bảo tàng, Trình
chiếu, Tờ rơi tại phòng vé, Biển thông tin, Nhân viên ở quay bán vé Tuy nhiên, về
nội dung nghiên cứu này chưa chỉ ra cụ thể diễn giải môi trường tập trung theo các
chủ đề, nội dung nảo
Wei-ching (2015) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức du lịch sinh thái,mức độ hài lòng và nhu cầu diễn giải của khách du lịch tại vườn quốc gia Taijiang,
Đài Loan bằng cách sử dụng phương pháp định lượng Các phát hiện chỉ ra rằng việc
diễn giải của hướng dẫn viên du lịch được hầu hết những người được hỏi cho là cầnthiết Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc diễn giải môi trường của hướng dẫn viên dulịch được khách du lịch cảm nhận hiệu quả và cần thiết hơn Vì vậy, sự hài lòng của
du khách đối với hướng dẫn viên du lịch cần được phân tích sâu sắc
Xie và cộng sự (2023) đã nghiên cứu hiệu quả của diễn giải môi trường và sự
thay đôi hành vi, trải nghiệm của khách du lịch tại vườn quốc gia Potatso, Trung
Quốc Nghiên cứu này được công bố năm 2023, đã chỉ ra rằng diễn giải môi trường
được đánh giá theo những thay đổi trong hành vi không gian, thời gian bên ngoài và
trải nghiệm cảm xúc của loại hình du lịch sinh thái Nghiên cứu chỉ ra, khách du lịch
không thé phân bổ thời gian mà phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và các trải
nghiệm du lịch của khách du lịch bi giảm, do vay cần cung cấp các dịch vụ diễn giải
24
Trang 29môi trường tại những điểm chờ nhằm làm phong phú thêm trải nghiệm của khách du
lịch.
Tubb (2003) đánh giá tính hiệu quả của dịch vụ diễn giải môi trường tại Trung
tâm du khách High Moorland ở vườn viên quốc gia Dartmoor, Vương Quốc Anh Kếtquả chỉ ra rằng Trung tâm du khách là một công cụ quan trọng trong việc giáo dục dukhách tại các vườn quốc gia và việc tiễn hành nghiên cứu về diễn giải môi trường là
cần thiết
Wear & Whenman (2009) đã kiểm tra tính hiệu quả của sách hướng dẫn du lịch
ở Overland Track, Tasmania, Úc Kết quả cho thấy sách hướng dẫn du lịch ít có tácđộng đến việc thay đổi hành vi của du khách đối với việc bảo vệ môi trường Kết quả
từ hai nghiên cứu này chỉ ra răng không phải tất cả các dịch vụ phiên dịch đều có tácdụng như nhau trong việc giáo dục du khách Hai nghiên cứu này cho thấy có khoảng
cách trong nghiên cứu về sự hài lòng của du khách với tất cả các dịch vụ diễn giải
môi trường tại các vườn quốc gia nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách vớicác dịch vụ này (ví dụ: mức độ quan trọng, mức độ thực hiện là gì) nhăm cải thiện
chúng trong tương lai.
Agyeman và cộng sự (2019) khi nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch tạiVườn Quốc gia Kakum, Ghana, các chỉ số đánh giá về hướng dẫn viên được đưa ra
bao gồm: Sự thân thiện, Kiến thức, Cách ăn mặc của diễn giải viên Zhouwei vả cộng
sự (2022), điều tra về nội dung và hình thức của diễn giải trong du lịch bền vững, đãchỉ ra về hình thức của diễn giải bao gồm các yếu tố: Tờ rơi, tập gấp; các video, hìnhảnh, âm thanh Weiler & Davis (1993) khi nghiên cứu về vai trò của hướng dẫn viêntrong du lịch sinh thái đã chỉ ra răng hướng dẫn viên cần có các yếu tố như về sự am
hiểu kiến thức, văn hoá địa phương, xử lý các tình huống, khả năng quản lý tài nguyên
như ngăn ngừa các hành vi xả rác, Điều này đã được Yaw & Nana (2022) áp dụng
trong đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch về vai trò của hướng dẫn viên du lịch
tại vườn quốc gia Kakum ở Ghana
Trong nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch với diễn giải môi trường,Wearing và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng một trong những vai trò chính của việc diễn
giải môi trường ở các khu vực bảo vệ thiên nhiên là nâng cao trải nghiệm va sự hai
25
Trang 30lòng của khách du lịch Diễn giải môi trường chất lượng có thê nâng cao sự hài lòng
của khách du lịch và thông qua đó góp phần vào khả năng thức đây hoạt động du lịch
Diễn giải môi trường giúp đạt được mục tiêu của du lịch bền vững bằng cáchthúc đây sự hài lòng của khách du lịch và tạo ra sự hiểu biết về tài nguyên văn hoá vàthiên nhiên của điểm đến (Moscardo, 2003) Diễn giải môi trường đóng vai trò nhưmột công cụ giáo dục bằng cách truyền tải những thông tin có chất lượng về môitrường tự nhiên và văn hoá, truyền tải tam quan trọng của môi trường tại điểm đến,tạo ra nhận thức tốt hơn về môi trường và văn hoá bản địa, thay đôi hành vi của khách
du lịch, giảm thiểu các hành vi có tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn
hoá (Ham, 1992).
26
Trang 31Bang 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về diễn giải môi trường trong vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Các yếu tố tác động đến sự hài lòngPhương pháp luận | của khách du lịch về diễn giải môi
- Đường mòn diễn giải
- Chương trình đa phương tiện
- Triên lãm
Phan Thi Thuy |Phương pháp định | - Hướng dẫn viên địa phương
Linh (2017) lượng
237 bảng hỏi dành cho khách du lịch
- Bảng biển chi dẫn
- Video ở trung tâm cứu hộ
- Nhân viên ở bảo tàng
- Trình chiếu
- Tờ rơi tại phòng vé
- Biển thông tin
- Nhân viên ở quây bán vé
Wei-ching (2015) | Phuong pháp định | - Nhân viên
lượng - Nội dung của diễn giải môi trường
356 bảng hỏi dành | _ chất lượng của diễn giải môi trường
cho khách du lịch
- Bảng biển diễn giải
- Thiết kế tuyến đường diễn giải
- Tiện ich của điêm dén,
27
Trang 32- Sự thân thiện của hướng dẫn viên
- Kiến thức của hướng dẫn viên
- Cách ăn mặc của hướng dẫn viên
- Thông tin về động vật hoang dã
- Bảng biển thông tin
- Thiét kê các đường mòn điên giải,
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2023)
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra có nhiêu yêu tô tác động đên sự hài lòng của
khách du lịch về diễn giải môi trường trong du lịch sinh thái Các yếu tổ về phương
tiện, nội dung hay con người là những yêu tô chính được đê cập trong các nghiên cứu
về các yêu tô tác động đên diên giải môi trường trong du lich sinh thái Các yêu tô vê diễn giải viên, hình thức, nội dung của diễn giải hay giá cả là những yêu tố tiền dé
trong thực hiện luận văn, góp phần đề tác giả khám phá các lý thuyết nghiên cứu và
mô hình nghiên cứu.
1.1.4 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch
Mô hình chất lượng dịch vụ chức năng và kỹ thuật
28
Trang 33Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ được xem xét dựa trên hai tiêu chí là
chất lượng dịch vụ chức năng (Functional Serice Quality -FSQ) và chất lượng dịch
vụ kỹ thuật (Technical Serice Quality -TSQ) Mô hình này tập trung vào đánh giá
chất lượng dịch vụ đối với người sử dụng dịch vụ thông qua những cảm nhận của họ
về chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng
Nhu cau khach hang 4 l : Quá ›
Kiến thức khách hàng Kết quả/Chất aelượng kỹ trình/Chât
giá thông qua kỳ vọng cảm nhận trước của khách hàng rằng sản phâm hay dịch vụ sẽ
có chất lượng hay có hiệu năng tốt cho khách hàng Điều này có nghĩa sự kỳ vọng
của khách hàng sẽ được phát triển rộng rãi từ các cá nhân tới các nhóm xã hội thông
qua: Sự truyền miệng, nhu cầu cá nhân, sự trải nghiệm và sự lan truyền bên ngoai
(Augustyn & Ho, 1998) Những ảnh hưởng này sẽ được lan truyền thông qua bạn bè,
các nhóm tiêu dùng, các phương tiện truyền thông và chính quyền (Augustyn & Ho,
1998).
29
Trang 34Cảm nhận thực
tế (P)
Quá trinh so sánh, đánh gia
Hình 1.2 Mô hình Ky vong- cảm nhận (Expectation — Disconfirmation)
Nguồn: Oliver, 1980
30
Trang 35Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) của Parasuraman và cộng
sự
Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng: “Chất lượng dịch vụ là khoảng cách
giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã
sử dụng qua dịch vụ” Vấn đề nghiên cứu: Làm thế nào đo lường khoảng cách cáccấp độ khác nhau băng việc sử dụng một công cụ đo lường tiêu chuẩn? Các yếu tố
nào tác động tới các khoảng cách đó? Có sự khác nhau về khoảng cách giữa các ngành
công nghiệp không? Mô hình chất lượng dịch vụ được xây dựng dựa trên phân tíchcác khoảng cách chất lượng dịch vụ.
- Khoảng cách 1 (KC1): Khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳ vọng
của khách hàng với kỳ vọng của khách hàng.
- Khoảng cách 2 (KC2): Khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳ vọng
của khách hàng với các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
- Khoảng cách 3 (KC3): Khoảng cách giữa tiêu chuẩn dịch vụ với dịch vụ thực
tế cung cấp cho khách hàng
- Khoảng cách 4 (KC4): Khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế cung cấp
và chất lượng dịch vụ đã thông tin tới khách hàng
- Khoảng cách 5 (KCS): Khoảng cách giữa dịch vụ khách hàng nhận được va
kỳ vọng của khách hàng về dich vụ
Đề đánh giá chất lượng dịch vụ, Parasuraman và cộng sự (1985) đã xây dựng
mô hình dựa vào mức độ hai lòng của khách hàng dé xác định chat lượng dịch vụ; và
mức độ hai lòng của khách hàng được đo lường trên cơ sở khoảng cách chênh lệch
giữa sự kỳ vọng và cảm nhận của khách hàng về dịch vụ cung ứng Khi mức độ cảmnhận của khách hàng về dịch vụ lớn hơn mức độ kỳ vọng, khách hàng sẽ hài lòng vàchất lượng dịch vụ tốt; trái lại, khi mức độ cảm nhận của khách hàng về địch vụ nhỏhon mức độ kỳ vọng, khách hang sẽ không hai lòng va dịch vụ không dat chất lượng
31
Trang 36Truyền miệng Nhu câu cá nhân Kinh nghiệm quá khứ
| _y] Nhận thức của công ty vê ky vọng của khách hang
Hình 1.3 Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ
Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985
Mô hình CSI của Fornell và cộng sự (ACST)
Mô hình chỉ số hài lòng cua Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động bởi
chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng Khi đó, sự mong đợi của khách
hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận Trên thực tế, khi mong đợi cảngcao, có thé tiêu chuan về chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm càng
cao hoặc ngược lại Do vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho
khách hàng cần phải đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòng của họ Sự hải
lòng của khách hàng được tạo thành trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự mong đợi và
giá trị cảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận cao hon sự mong đợi sẽ tạo nênlòng trung thành đối với khách hàng, trường hợp ngược lại, day là sự phan nàn hay
sự than phiên vê sản phâm mà họ tiêu dùng.
32
Trang 37Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) hình anh của sản phẩm, thương hiệu
có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng Sự hài lòng của khách hàng
là sự tác động tổng hòa của 4 nhân tố hình anh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận
vệ cả sản phâm hữu hình và vô hình.
Hình ảnh
(Image)
| :
Sự mong đợi /_ Giám \ / Sự `
(Expectations) Í Cảmnhận \ [ hai long \ Su trung
m— (Perceived ” của a thanh
Hình 1.5 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các Quốc gia EU
Nguồn: Dotchin và Oakland, 1994
Trong nghiên cứu về diễn giải môi trường, các mô hình ly thuyết về su hai lòng
đối với dịch vụ được các nhà nghiên cứu xây dựng trong các nghiên cứu Trong đó,đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ điễn giải môi trường, PhanThi Thuy Linh (2017) đã xem xét mối quan hệ giữa cung và cầu Trong đó, đề cậpbên cung bao gồm các vườn quốc gia, bên cầu là khách du lịch Nghiên cứu này tập
33
Trang 38trung đo lường sự hài lòng của khách du lịch với dịch vụ diễn giải môi trường trong
vườn quôc gia băng cách sử dụng mô hình vê mức độ quan trọng — mức độ thực hiện.
Lý thuyết về
sự kỳ vọng
Sự hài lòng của khách du lịch
Bên cầu
Vườn Quốc gia
Bên cung
Sự hài lòng về dịch vụ diễn giải môi trường
Hình 1.6 Mô hình đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ
diễn giải môi trường
Nguôn: Phan Thi Thuy Linh, 2017
Zhouwei và cộng sự (2022), tập trung nghiên cứu về diễn giải du lịch với các
nội dung và hình thức truyền thông khác nhau Hai yếu tố liên quan đến nội dung diễngiải và một yếu tố về định dạng phương tiện truyền thông đã được lựa chọn Yếu tốliên quan đến nội dung là khía cạnh bền vững bao gồm bền vững môi trường, bền
vững kinh tế và bền vững văn hoá xã hội Yếu tố liên quan đến nội dung thứ hai là
phong cách trình bày gồm nghệ thuật và khoa học Yếu tố định dạng truyền thông
bao gồm tài liệu in, âm thành va video Tác động của 3 yếu tố này đến sự hài lòng
của khách du lịch với dịch vụ diễn giải du lịch.
34
Trang 39Nội dung diễn giải - Văn phong
Khoa học
Phản hồi của khách tham quan đối với Hình thức diễn giải các hoạt động diỄng giải
Tài liệu quảng cáo dạng in Nhận thức kiến thức
Âm thanh Thái độ
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu về tác động của dịch vụ diễn giải đến khách du
lịch
Nguồn: Zhouwei và cộng sự, 2022
Huang và cộng sự (2014) đã nghiên cứu những ảnh hưởng của kết quả hướngdẫn diễn giải đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch đã đề xuất mô hình
lý thuyết tích hợp lý thuyết về diễn giải và hướng dẫn du lịch và sự hài lòng của khách
du lịch Nghiên cứu đã xây dựng mối quan hệ giữa diễn giải và sự hài lòng của khách
du lịch, kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả diễn giải nhận thức có tác động trực tiếp
và gián tiếp đến sự hài lòng của khách du lịch với trải nghiệm du lịch có diễn giảiviên và ý định hành vi của khách du lịch hơn là kết quả diễn giải tình cảm
Trang 40Nguôn: Huang và cộng sự, 2014
Asadi & Reza (2014) đã chỉ ra rằng giá cả là một trong những yếu tố các nhữngảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch với sản phẩm du lịch Hai nhà nghiên
cứu này đã đưa ra các yếu tố về nhận thức về giá, nhận thức về lỗ hồng, giá cảm nhận
, sự hài lòng, lòng trung thành và chấp nhận giá
Sự hải lòng Giá trị cảm nhận
Giá trị công bằng Chap nhận giá
mức độ hài lòng của khách hàng cụ thé vẫn chưa có sự thong nhat, tuy cũng có một
số tiêu chí cơ bản là giống nhau nhưng vẫn có những nét khác biệt Sự khác biệt củacác tiêu chí trong việc xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng tùy thuộc rất lớn theoviệc khảo sát thực tế từng địa bàn cụ thé dé từ đó trên cơ sở áp dụng, kế thừa từ những
mô hình trước, việc bồ sung về tiêu chí là điều rất cần thiết
1.2 Cơ sở lý luận về diễn giải môi trường trong phát triển du lịch sinh thái
1.2.1 Các khái niệm
1.2.1.1 Diễn giải môi trưởng
Freeman Tilden (1957) đưa ra khái niệm lần đầu tiên về diễn giải môi trường:
“Một hoạt động giáo dục diễn giải rõ các ý nghĩa và mối quan hệ trong môi trườngthông qua sử dụng các đối tượng có thật, sự tiếp xúc trực tiếp và các phương tiệnminh hoạ, hon là chỉ đơn giản cung cấp thông tin sát thực” Diễn giải đơn giản là mộtcách tiếp cận truyền thông Hầu hết mọi người đều nghĩ diễn giải là quá trình một
36