Hiểu được tam quan trong của chính sách phúc lợi xã hội cho người cao tuổicùng với mong muốn nghiên cứu, rút ra kinh nghiệm từ chính sách về phúc lợi chongười cao tuổi của Trung Quốc để
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ZHANG XIAOYI
LUẬN VĂN THẠC SĨNgành: Việt Nam học
Hà Nội — 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Nghién cứu hệ thống phúc lợi xã hộicho người cao tuổi ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay” là kết quả của quá trình
nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của các nhân tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Học viên
Zhang Xiaoyi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Đặng Thị Việt Phương và các thầy cô thuộcKhoa Việt Nam học và Tiếng Việt — Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân van,
ĐHQGHN.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Việt Phương đã hướng dẫn khoa học
giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô thuộc Khoa Việt Nam học
và Tiếng Việt — Trường Dai hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN, đã tậntình giảng day và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại đây
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu thực tế và thời gian thựchiện, nên luận văn không thé tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi mongmuốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cô để tôi hoàn thiện khả năng nghiên
cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn,
Hà Nội ngày thang nam 2021
Zhang Xiaoyi
Trang 5MỤC LỤC
//000802/ 0080888 < 18/0200 2DANH MỤC TU VIET T.ẮT -e-e< se £s£©ss£Ee£E+s£ESsEEseExseEseExsersetrsersserssre 7DANH MỤC BANG VA HÌ/NH - 2< se se EESsExsevexserserserserssrrsrre 82710/00 P.S 9
1 Tính cấp thiết của dé tài s ss<©sserss+rserssersersserserrsersserserssersersssree 9
2 Tình hình nghién CỨU o- 5G 2 SE 9 9 9.3.0.0 8586 11
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU << << «S6 <5 954 9 9599595569594 14
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu -s- 2s sscssessessessvsserseessers 15
5 Phương pháp nghién CỨU d << << 9.9 0.0090 96 15
6 Kết cấu của luận văn << s£ se se se ©ss©xsExsExseEseEsetstssesserserserserssrse 16
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHÚC LỢI XÃ HỘI CHOH278 10407000 17
1.1 Một số van đề lý luận liên Quana ceccessescessssssssssssesseseessessessssssssscsscsseeseseeees 171.1.1 Một số vain dé lý luận về phúc lợi xã hội - se -sccseceecsecseessesee 17
1.1.1.1 Khái niệm phúc lợi xã hội -e-cce<cceecceseceeereeereeeereeereeereeerssrrseersee 17
1.1.1.2 Đặc điểm của phúc lợi xã hội -e«-escceecceeereeereeereeereesrxesrresrree 19
1.1.1.3 Phân biệt phúc lợi xã hội và an sinh Xã lhỘi ee se s=SsSsSsssese 20
1.1.2 Một số vain đề lý luận vỀ người CAO HỔI -eccecs©cs©csecsecsecseessesses 211.1.2.1 Khái niệm người COO tHỔI - << se se ©eeSeeEseEvsExeexsersersersereeresre 211.1.2.2 Đặc điểm người CAO tHỔI -e-ceecces©ceecesecseteeerseeteerseexsereeersertsrressree 221.1.2.3 Vai trò của người COO tHỖI ee-eccce©cee©ceeceeeeseteeetsetteerserxeersseerssresrre 231.1.3 Phúc lợi xã hội dành cho người Cao tHỔI e-cesccesccscceseceeceeecsesesecee 27
Trang 6CHUONG 2 THUC TRẠNG DAN SO CAO TUOI VA NHỮNG VAN DE CUANGƯỜI CAO TUOI Ở VIET NAM essssssssssessssssesssessssssessssssesssesssssessssssesssessssssesssees 49
2.1 Thực trang dân số cao tuổi ở Việt Nam s° «se ©csecsserssesserssee 49PIN Git NOG AGN nan nan 492.1.2 Già hóa dân sỐ cao tHỔI -ceecce<©ceeceeceeeEeetteertetreertetrsertsereerrsereerrsee 502.1.3 Nữ hóa dân sỐ CAO UD isscresssecsscsvecssesseessecssesvesssesseessecssesseeasesseessecssesseesseeseessees 51
2.1.4 Suv phân hóa giữa thành thị và HÔng thOn.iussesscseereeressssscsscsesscssssscsecseeees 53
2.2 Thực trang các van dé của người cao tudi ở Việt Nam - 542.2.1 Vẫn đề đảm bảo tài €hÍHh ee-eeee©©eee++eeEveeEteeerseerteerteertesrrssrresrre 542.2.2 Sức khỏe và khHyẾt tliteessecssscssesssesssesssssssssssnsssnssssssssscsssecssscsnssensseassesssesssesseess 56
bói SOC XG ii san nh 39
2.2.4 Sắp xếp cuộc sống hợp lj -e-ccs©cesccsetesEtstksErserketreetkeerstrssrserresre 60
2.2.5 Môi trường thGN ÏHIỆH << << 1 TH 9.00009068840884 896 62
Tiểu ket CHWONG 2essessersecsessessssssssvessesvesvesssssssssssssssessesnesassssssssssssssesesncsnessesasassssssseeses 64
CHUONG 3 HE THONG PHÚC LỢI XÃ HOI CHO NGUOI CAO TUOI TẠITRUNG QUOC VA VIET NAM sssssessssssesssessssssessssssessssssssssessssssssssessssssssssessesssessseess 653.1 Thực trang hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuôi tại Việt Nam 65
3.1.1 Chính sách và chương trình Đảo tro Xã HiỘi cee<scĂSSSSSSSSSSSSessese 66
3.1.1.1 Bảo hiểm xã hội -.e s-csce<cee©eeEeeEseEkeExeEEserseteeteetsetkeetsersersersereersee 663.1.1.2 Bảo hiiỄM y KẾ - << ©ce©ceESeEEeEEESEE+EE+SE+SE+SEESEEEEAEEkEEkEktkeererrerrerrerree 693.1.1.3 Trợ cấp xã hội -.e esccsecescceeEeeerseEkeErsetktrketretketreetterksrrrrkerresrssrree 71
Trang 73.1.2 Chế độ chăm sóc người CAO HỔI ees©cscscscseceetseeseeeeeseerserserserssre 733.1.3 Các tổ chức dành cho người CA0 fHỔI -e-ce<cc<ccs©csccseceeeseeseeseessesee 75
3.2 Thực trạng hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Trung Quốc 763.2.1 Chính sách phúc lợi xã hội cho người CAO tHỔI .« sc-sccsecsecsecsscsee 763.2.2 Phúc lợi vật chất của người CAO KHỔI -e-escs-ceceeceeceeeesesseeseeesersersere 793.2.3 Các phúc lợi về y tế và sức khỏe cho người CAO tHỔI .« « sccsccse 52 803.2.4 Phúc lợi về văn hóa cho người CAO tHỔI -.«-eccesccesccseceseeeeceeersecesrrsese 82
3.2.5 Các phúc lợi xã hội khiác e-©ce<©cesccesereeeEtettteerteeereetreetrssrrresrresrrsee 82
3.3 Đánh giá hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Việt Nam 823.3.1 Ket quả dat ÏHỢC e-oe se set Set EeeE+E+EEEEsEEseEteEkeEktttrserserserserserssrree 823.3.2 Hạn chế và nguyén 'hhÂH e-ce<cecee©csSseEEseEssEEseExsersetxsersserserssrrssre 83B.B.Q1 HAN Che sessecsecssssssssessessessescescsssssssssscsvcesesaessssssssssseesesscssessesssssscsnesseeseeseeseenees 83
3.3.2.2 NQUVEN HÏLÊTH «<< 9 1 1 TH TH TH TH 0.00000008908006 086 85
Tiểu kết chương B.csececsessecsessssssesvesvescessesssssssssesssssescescessssassssssssssessessesnessessesassasesseeees 88
CHUONG 4 ĐỀ XUẤT GIAI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI
XÃ HỘI CHO NGUOT CAO TUỔI TAI VIỆT 'NA`M 5-55 ©ss+s 894.1 Xu hướng phát triển đối với phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi ở Việt
4.2.1 Nâng cao nhận thức của các ngành, các CẤ -«c-«c-sccsccsecsecsscsees 914.2.2 Thúc day tăng trưởng va phát triển kinh tế cùng với cung cấp bảo trợ xã
7mm ee 9] 4.2.3 Tăng cường các dịch vụ chăm SOC SỨC KHỎG ec se ĂSĂSĂSSSSSSSSSSSEssse 92
4.2.4 Giải pháp liên quan đến vai trò của các 16 €ÏỨC -« esccsecesecsscssecs 944.2.5 Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu vỀ người cao tHỔI -« sccsscss se 94Tiểu kết chương Aussecsecsecsesssssssssesvesvessessessssssssessessesnesnesasssssssssncsscssesseencsaessscaneaseeseenes 95
Trang 8KET LUANsssssssssssssessessessesssssssssessessessessssssssssssssseenceneesssaussussscsncencsaesasaussnessceseeseeseess 96TAI LIEU THAM KHAO.0ecssssssssssssssssesssesssesssessssssssessseesnecssesssessssessssessecasecsseesseesseees 99
Trang 9DANH MỤC TỪ VIET TAT
STT Từ viết tắt Từ được viết tắt
1 BHXH Bảo hiém xã hội
2 BHYT Bảo hiểmy tế
3 CP Chính phủ
4 NCT Người cao tuôi
5 NLĐ Người lao động
6 UNFPA Quý Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam
7 WB Ngân hàng thê giới
§ WHO T6 chức Y tế thé giới
Trang 10DANH MỤC BANG VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 2.1 Sự khác nhau về già hóa dân số giữa thành thị - nông thôn năm 2019
— ÔÔÔÔÔỐỐ 53
Bang 2.2 Các thành tô của chăm sóc xã hội doi với người cao tuổi - 59
Bang 3.1 Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam và nữ tai Việt Nam 68
Bảng 3.2 Điều kiện về tuổi đời hưởng chế độ hưu trí do suy giảm khả năng laođộng từ 61% đếm 8()9 c s-cee©ceceeEEeEvEEeEkErkeEreerketreerketrssrrserksrrseresrrsee 70Bang 3.3 Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi . - 72
Danh mục hình
Hình 2.1 Cơ câu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam giai đoạn 2009 — 2029 49Hình 2.2 Già hóa dân số cao tuổi ở Việt Nam giai đoạn 2009 — 2029 51Hình 2.3 Ty lệ sống đến 60 tuổi theo giới ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2030 52Hình 2.4 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người cao tuôi theo giới tính ở
Việt Nam giai đoạn 2009 — 20019 ¿©2221 2212211271127112211221127112712 211.21 re 54
Hình 2.5 Tinh trang sức khỏe của người cao tuổi theo tự đánh giá, 2019 56
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Già hóa dân số ở Việt Nam đã ở mức độ có tác động lớn đến tất cả các lĩnhvực của nền kinh tế Thực tế này yêu cầu Chính phủ chỉ đạo và tạo điều kiện dé toàn
bộ người dân Việt Nam có cuộc sống khỏe mạnh, năng động và đầy đủ suốt cuộcđời Mặc dù, mối quan tâm chính là người cao tuổi từ 60 tudi trở lên, nhưng già hóadân số đã có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân số khác Do đó, việc thích ứng vớigià hóa dân số không chỉ là đáp ứng mong đợi và nhu cầu của người cao tuổi màcòn đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn dé giải quyết các tác động của già hóadân số đến toàn bộ các nhóm dân số khác
Phúc lợi xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam gồm chính sách bảo hiểm hưutrí, chăm sóc sức khỏe và trợ cấp xã hội cho người cao tuổi Phúc lợi xã hội không
phải là sự cho không mà đó là chính sách và các giải pháp của Chính phủ, với
nguồn lực còn hạn chế, phải dam bảo đem lại lợi ích cho số đông, nhưng không vìthé mà làm ton hại đến lợi ích của số ít; đồng thời phải tiệm cận được hai yếu tốhiệu quả và công bằng Phúc lỡi xã hội cho người cao tuổi có ý nghĩa rất quan trọngtrong dam bảo cuộc sống của người cao tuổi — một trong số những đối tượng yếuthế cần được quan tâm trong xã hội
Trung Quốc vẫn được biết đến là một cường quốc về dân số Số dân củanước này chiếm tới 1/5 dan số toàn cầu Dân số Trung Quốc đang già đi đáng kể
Xu hướng nhân khẩu học này là kết quả của sự suy giảm tỷ lệ tử vong ở người trảtuổi, kèm theo đó là tỷ lệ sinh giảm Từ năm 1950 đến năm 2015, trung bình số con
mà một phụ nữ sinh ra giảm từ 6,11 xuống 1,66 Đồng thời, tỷ lệ tử vong chung đã
giảm (từ 22,2 xuống 7,2 trên 10.000 dân số) dẫn đến sự gia tăng én định về tuổi thọ
[54] Ở Trung Quốc, tuổi thọ trung bình đã tăng từ 44,6 tuổi năm 1950 lên 75,3 tuổinăm 2015, và dự kiến khoảng 80 tuổi vào năm 2050 [48]
Điều quan trọng là tốc độ già hóa dân số ở Trung Quốc nhanh hơn nhiều sovới nhiều nước thu nhập cao hoặc thu nhập thấp và trung bình khác Trong 25 nămtới, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi, từ
Trang 1212,4% (168 triệu người) năm 2010 lên 28% (402 triệu người) vào năm 2040 [48].
Ngược lại, Pháp phải mất 115 năm, Thụy Điển 85 năm và Hoa Kỳ 69 năm dé ty lệdân số trên 60 tuổi tăng gấp đôi từ 7% lên 14% [48] Hơn nữa, trong tương lai gan,một người ở Trung Quốc bước qua tudi 60 có thé kỳ vọng sống lâu hơn tô tiên của
họ Năm 2013, Trung Quốc có 22,6 triệu người từ 80 tuôi trở lên và đến năm 2050,con số này dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần lên 90,4 triệu - đại diện cho dân số lớn nhất thếgiới thuộc nhóm tuổi cao nhất này [49]
Dân số Trung Quốc bắt đầu già hóa đúng lúc kinh tế và tầng lớp doanh nhântrung lưu đang trong giai đoạn bắt đầu đà tăng trưởng Già trước khi giàu mang lạimột gánh nặng xã hội vô cùng lớn trong khi chưa có đủ tích lũy cần thiết dé trangtrải Dé ứng phó với những thách thức từ van dé già hóa dân số, Trung Quốc đã cónhiều chính sách phúc lợi xã hội để đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi và cânbang với việc phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2019, nam giới Việt Nam có tuổi thọ trung bình là 71 tuổi, nữ giới có
độ tuổi trung bình là 76,3 tuổi, Năm 1989, tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 65,2,năm 2019, tudi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi Chênh lệch về tuổithọ trung bình giữa nam và nữ từ năm 1989 đến 2019 hầu như không thay đôi, duytrì ở mức khoảng 5,4 năm [32] Năm 1960, tuổi tho trung bình của người Việt Nam
là 40 tuổi, thấp hơn 8 tuổi so với tuổi thọ trung bình của thế giới cùng năm Năm
2019, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã cao hơn tuổi thọ trung bình củathé giới 1,6 tuổi [32]
Trong giai đoạn 2009 — 2019, tỷ trong dân số trên 60 tudi của Việt Nam tăng
trừ 8.6% lên 11.7% Dự báo đến năm 2024 và 2029, dân số trên 60 tuổi của ViệtNam sé lần lượt chiếm ty trọng là 13.9% và 16.3% Trong khi đó, nhóm dân số có
độ tuổi từ 0 — 14 tuổi có tỷ trọng giảm dan trong cơ cấu dan số, với mức 24.4% năm
2009 và giảm xuống mức 23.4% vào năm 2019 Dự báo đến năm 2024 và 2029,nhóm dân số này tiếp tục giảm tỷ trọng trong cơ cấu dân số của Việt Nam, với tỷtrọng lần lượt là 22.5% và 20.9% Nhóm dân số trong độ tuổi 15 — 59 cũng có xuhướng giảm tỷ trọng cơ cấu dân số khi giảm từ 67% năm 2009 xuống còn 64.9%
10
Trang 13vào năm 2019 Dự báo đến năm 2024 và 2029, tỷ trọng của nhóm tuổi này sẽ tiếptục giảm xuống mức 63.6% vào năm 2024 và 62.8% vào năm 2029
Tương tự Trung Quốc, già hóa dân số đang trở thành một trong những chủ đềrất được quan tâm tại Việt Nam Già hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh
vực của đời sống xã hội bao gồm: thị trường lao động, tải chính, nhu cầu về các
hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi Trung Quốc là một đất nước có hệ thống chính trị, văn hoá chăm sóc ngườicao tuôi khá tương đồng so với Việt Nam Nền kinh tế của Trung Quốc đã mở cửatrước Việt Nam 15 năm và hiện là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới Cùng với sựphát triển về kinh tế, xã hội, Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách, giải pháp về phúclợi cho người cao tuổi Do vậy, việc nghiên cứu hệ thống phúc lợi xã hội cho ngườicao tuổi của Trung Quốc có thể mang lại nhiều bai học kinh nghiệm dé củng có,nâng cao hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tudi của Việt Nam
Hiểu được tam quan trong của chính sách phúc lợi xã hội cho người cao tuổicùng với mong muốn nghiên cứu, rút ra kinh nghiệm từ chính sách về phúc lợi chongười cao tuổi của Trung Quốc để từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiếnnghị nhằm hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Việt Nam,tác giả lựa chon van đề “Nghiên cứu hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi
ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay” dé làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Phúc lợi xã hội nói chung và phúc lợi cho người cao tuổi nói riêng trong
những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội, là chủ đề được quan
tâm nghiên cứu tại Việt Nam, dưới đây là một số đề tài tiêu biểu:
Tác giả Đặng Nguyên Anh (2016) nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam
năm 2013 chỉ ra thực trạng hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay Nghiên cứucho thấy chính sách an sinh xã hội hiện nay tập trung vào công tác cứu trợ và xóađói giảm nghèo, chưa xem xét chú ý đến nhu cầu an sinh ngày càng tăng của nhómcận nghèo và những đối tượng cần được trợ giúp khác Tác giả chỉ ra được những
đôi tượng cân sự trợ giúp của các chính sách an sinh xã hội như người tản tật, trẻ
11
Trang 14em lang thang cơ nhỡ, người già không nơi nương tựa Bên cạnh đó vẫn còn rấtnhiều những tồn tại và thách thức trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
Đàm Việt Cường và cộng sự (2017), trong bài hội thảo Đời sống tỉnh thâncủa người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” nhân mạnh đến khía cạnh đời sống tỉnhthần của người cao tuổi Tuy nhiên, đời sống tinh thần của người cao tuôi lại đượctiếp cận từ góc độ nhu cầu về sức khỏe, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và đượcquan tâm, tôn trọng Ngoài ra những số liệu thu thập được cho thấy, người cao tuổicòn có nhu cầu tạo ra thu nhập Nói cách khác, nhu cầu có thu nhập là yếu tố tácđộng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của họ Tuy cách tiếp cận từ góc độ tâm lývới tâm điểm là nhu cầu là cách cận mới, thế nhưng cách tiếp cận này chỉ có thêphản ánh được một vài khía cạnh trong đời sống tỉnh thần rất phong phú, đa dạng vàphức tạp của người cao tuôi Đồng thời, nghiên cứu thiếu han những gợi ý về mặt
chính sách.
Lê Ngọc Lân (2016), “Mộ số van dé cơ bản về nguoi cao tuổi ở Việt Nam
giai đoạn 2016- 2020” của do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới - Viện Khoa học
xã hội Việt Nam làm cơ quan chủ quản Ngoài những nội dung cơ bản về người caotuổi như khái niệm, cách tiếp cận nghiên cứu về người cao tuôi, kinh nghiệm nghiêncứu người cao tuôi ở các nước và quan điểm của Đảng về người cao tuổi, đề tài cònchỉ ra một số van đề cơ bản về đời sống của người cao tuổi hiện nay cũng như côngtác chăm sóc người cao tuổi trong các gia đình, cộng đồng và xã hội Trên cơ sở đó,
đề tài đề xuất những khuyến nghị chính sách để phát huy hơn nữa vai trò và côngtác chăm sóc người cao tuôi trong giai đoạn 2016 - 2020
Ngô Ngọc Mi và cộng sự (năm 2014) nghiên cứu về nhu cầu tinh than củangười cao tuôi với dé tài “Nhu cầu tinh than của người cao tuổi tại các cơ sở xã hộiThanh phố Hồ Chi Minh” Đề tài đã nêu lên được nguyên nhân và thực trang củavan dé đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay tại hai mái 4m
chùa Lâm Quang và nhà dưỡng lão Tân Thông Hội Nghiên cứu đã làm bật lên
được tâm lí, nhu câu và sự dap ứng từ xã hội ở người cao tuôi Tuy nhiên, vân dé vê
12
Trang 15tinh than của người cao tuôi thường khó định lượng Nên dù nhóm tác giả cố gắngđịnh lượng để đánh giá nhu cau tinh than, vẫn còn nhiều điều đáng bàn cãi Nhómtác giả chưa vẽ lên được một cách sinh động nhu cầu tỉnh thần của người cao tuôi
về mặt định lượng Hơn nữa, khung lý thuyết dùng để phân tích, đánh giá nhu cầutỉnh thần chưa rõ ràng, chưa chỉ ra được các khía cạnh của nhu cầu tinh thần Điềunày làm cho việc đánh giá nhu cầu tinh thần của người cao tuổi còn chung chung,chưa tập trung Thêm nữa, tác giả có khuynh hướng tách biệt hoàn toàn yếu tố tinhthần và yếu tố vật chất như thu nhập, sức khỏe nên không thấy hết những nguyênnhân về vật chất của yếu tố tinh thần Vì trên thực tế, sức khỏe là yếu tố hết sứcquan trọng ảnh hưởng đến tinh thần và nhu cầu tinh thần của người cao tuôi Ngoài
ra, tương tự như hạn chế ở nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoa, vềphương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả Ngô Ngọc Mi chủ yếu sử dụng phương phápnghiên cứu tinh huống và khảo sát ở hai trung tâm bảo trợ xã hội, nên tính đại diệncủa mẫu chưa cao Do đó, kết quả nghiên cứu chưa có giá trị dé khái quát, mở rộng
ở các cơ sở khác, mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh vốn sôi động và đặc thù về vấn
đề chăm sóc người cao tuổi
Lê Thị Hồng Phúc (2017), “Xây dựng trung tâm tw van miễn phi cho ngườicao tuổi” Bài nghiên cứu đã nói lên được nhu cầu của người cao tuổi như về sứckhỏe, tâm lý, chỗ ở và việc làm, thực trạng người cao tuổi hiện nay tại các trung tâm
nuôi dưỡng va bảo trợ Bên cạnh đó, bai nghiên cứu còn di sâu vào phân tích nhu
cầu của người cao tuôi trong việc đáp ứng nhu cầu bản thân trong cuộc sống Ngoài
ra, bài nghiên cứu còn cho thấy sự quan tâm của mọi người xung quanh đến ngườicao tuổi tại trung tâm Tác giả còn đưa ra đề xuất xây dựng các mô hình tư vẫn miễnphi cho người cao tuổi Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là tập trung vào nhucầu xây dựng trung tâm tư vấn miễn phí hơn là đề xuất mô hình trung tâm tư vấn
Trang 16nước và hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến chính sách đối với người cao tuôi.Nghiên cứu cũng phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ởViệt Nam, các chính sách còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đủ việc chăm sóc sứckhỏe cho người cao tuổi, từ đó đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp hoàn thiệnchính sách đối với người cao tuôi.
Vấn đề phúc lợi xã hội nói chung và phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi ởViệt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các nghiên cứu nàytuy có những điểm nhắn khác nhau nhưng đều tập trung làm rõ như cầu chăm sóc,cách thức hỗ trợ và chăm sóc cùng với những khuyến nghị về mặt chính sách nhưphân tích trong quá trình tổng thuật ở trên Những nghiên cứu trên là nguồn tài liệutham khảo có giá trị để luận án tiếp thu Các nghiên cứu trên đã giúp cho tác giảluận văn có được cái nhìn đa chiều từ nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sáchđối với người cao tuổi Mặt khác, các nghiên cứu đó còn giúp cho tác giả luận vănlàm rõ cơ sở lý thuyết về nhu cầu của người cao tuổi, góp phan hình thành khung lýthuyết của luận văn
Tại Trung Quốc và các quốc gia khác có nhiều nghiên cứu về hệ thống phúclợi cho người cao tuôi của Trung Quốc Tuy vậy, do nhu cầu nghiên cứu, chưa cónghiên cứ cụ thé nào so sánh hệ thống phúc lợi người cao tuổi của Trung Quốc và
hệ thống phúc lợi người cao tuổi của Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình phúc lợi xã hội cho người cao tuôi ở Trung Quốc và Việt
Nam hiện nay Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống
thống phúc lợi xã hội cho người cao tuôi ở Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiÊn cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, những nhiệm vụ chính của nghiên
cứu là:
- Khái quát các van đề lý luận về phúc lợi xã hội cho người cao tuổi và hệthống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi của Việt Nam và Trung Quốc
14
Trang 17- Phân tích và thực trạng dân số cao tuổi ở Việt Nam và những vấn đề liênquan đến người cao tuôi tại Việt Nam.
- So sánh hệ thống thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tai Trung Quốc
và Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhăm hoàn thiện hệ thống thống phúc lợi xã hội chongười cao tuôi ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống thống phúc lợi xã hội chongười cao tuổi ở Trung Quốc và Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương phápphân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp
thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dé tìm hiểu van đề nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp so sánhđược sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn
về phúc lợi xã hội cho người cao tuôi và tổng quan hệ thống phúc lợi xã hội cho
người cao tudi tại Việt Nam va Trung Quốc.
Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh
được sử dụng trong Chương 2 và Chương 3 khi nghiên cứu đánh giá thực trạng
15
Trang 18dân số cao tuổi, các vấn dé liên quan đến dân số cao tuôi và thực trạng hệ thốngphúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Trung Quốc và Việt Nam.
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng trong
Chương 4 khi nghiên cứu để lập luận cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệthống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Việt Nam trong thời gian tới
6 Kết cau của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phúc lợi xã hội cho người cao tuổiChương 2: Thực trạng dân số cao tuổi và các van dé đổi với người cao tuổi
ở Việt Nam
Chương 3: Thực trạng hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại TrungQuốc và Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phúc lợi xã hội cho người
cao tudi tại Việt Nam.
16
Trang 19CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHÚC LỢI XÃ HỘICHO NGƯỜI CAO TUOI
1.1 Một số van đề lý luận liên quan
1.1.1 Một số van đề lý luận về phúc lợi xã hội
1.1.1.1 Khái niệm phúc lợi xã hội
Thuật ngữ “phúc lợi xã hội” không có định nghĩa chính xác Thuật ngữ này
được hình thành với một quá trình lịch sử Lịch sử phúc lợi xã hội là một nghiên
cứu liên ngành về sự phát triển của các hoạt động từ thiện, các hoạt động có tổ chứcliên quan đến các phong trào cải cách xã hội và các dịch vụ xã hội công hoặc phi lợinhuận được thiết kế để bảo vệ hoặc mang lại lợi ích cho các cá nhân, gia đình vàcông dân của xã hội lớn hơn Các nỗ lực từ thiện thường xuất phát từ niềm tin tôngiáo - niềm tin đã truyền cảm hứng cho những người cải cách đến lòng trắc ân sâusắc, niềm tin đạo đức vững vàng và ý thức công lý mạnh mẽ Nền tảng đức tin củanhững người cải cách là nền tảng của các phong trào như bãi bỏ, ôn hòa và thànhlập các nhà định cư Và từ những ngày đầu tiên của đất nước, các nhóm và cá nhântôn giáo đã cung cấp lao động và hỗ trợ tài chính đáng ké cho cải cách xã hội và
viện trợ nhân đạo.
Một bước quan trọng đầu tiên trong việc tạo ra các chương trình phúc lợi xãhội có tổ chức là việc Quốc hội Anh ban hành Luật Người nghèo năm 1601 củaElizabeth (Elizabethan Poor Law of 1601) Luật này cho phép chính phủ cung cấpcho người nghèo sống trong các giáo xứ địa phương và thiết lập một hệ thống tài trợbắt buộc bên ngoài nhà thờ [47]
Các nguyên tắc và chính sách của Luật Người nghèo ở Anh được thực hiện
bởi những người định cư ở các thuộc địa Hoa Kỳ trong những năm đầu; tuy nhiên,
tác động của Chiến tranh Cách mạng 1776, nhập cư quy mô lớn, công nghiệp hóanhanh chóng và đô thị hóa rộng rãi đã làm tăng tỷ lệ đói nghèo và tăng chỉ phí thuếcần thiết dé cứu trợ người nghèo Dé cắt giảm chi phí cứu trợ người nghèo, các daoluật mới của Hoa Kỳ đã được ban hành vào cuối thé ky XVI để không một ngườinào trong độ tuổi từ 18 đến 50 được hỗ trợ công; và những cư dân trẻ, già và tàn tật
17
Trang 20không thể tự chăm sóc cho bản thân được đưa vào các cơ sở công cộng hoặc tôn
lương thấp, nhà ở 6 chuột, bệnh tật và lao động trẻ em Những điều kiện này đã phát
triển các nỗ lực y tế công cộng lớn hơn, phong trào sức khỏe tâm thần, phong tràonhà định cư và các chương trình khác Ví dụ, đầu thế kỷ XVII, người nhập cư vàonước Mỹ, chủ yếu là những người Công giáo Đức và Ireland rất nghèo Những
người nước ngoai này không được chao đón vào xã hội theo tín ngưỡng Tin lành
của Hoa Kỳ, họ cũng không nhận được sự giúp đỡ từ các tô chức từ thiện tư nhânhoặc giáo phái hiện có Cuối cùng, những công dân Mỹ mới này sẽ thích nghi vàthành lập các tổ chức từ thiện và dịch vụ xã hội của riêng họ tương tự như những gicộng đồng Do Thái và Tin lành đã cung cấp cho các thành viên của họ
Bước cuối cùng trong sự phat triển của lịch sử phúc lợi xã hội hiện đại được
xác định bởi tác động của cuộc Đại suy thoái 1929 dẫn tới việc ban hành Đạo luật
An sinh xã hội và các chương trình hỗ trợ người dân Hậu quả của cuộc Đại suy
thoái đã thúc đây Tổng thống Franklin D Roosevelt và Quốc hội ban hành cácchính sách “Thỏa thuận mới” nhằm cung cấp cho một số lượng lớn người lao độngthất nghiệp việc làm có lương Những sáng kiến nay là động lực dé thành lậpQuân đoàn Bảo tồn Dân sự, Cơ quan Quản lý Thanh niên Quốc gia, Cơ quan Quản
lý Tiến độ Công trình và Cơ quan Quản lý Công trình Công cộng Các chương
trình cứu trợ việc làm của liên bang được hau hết người Mỹ ưa thích vì chúng khiếnngười dân cảm thấy mình giành được trợ cấp công cộng một cách xứng đáng hơn làđơn giản được cấp phát món tiền trợ cấp Ngày 15 tháng 8 năm 1935, việc ban hànhĐạo luật An sinh xã hội Hoa Kỳ đã thiết lập một hệ thống quốc gia về bảo hiểm tuôi
già cho người lao động vê hưu, trợ cap cho nạn nhân của các vụ tai nạn lao động,
18
Trang 21bảo hiểm thất nghiệp, viện trợ cho ba mẹ và trẻ em phụ thuộc, người mù va người
tan tật The Great Society là một tập hợp các chương trình trong nước được dua ra
trong nhiệm kỳ của Tổng thống Lyndon B Johnson vào năm 1964-65 Mục tiêuchính là xóa bỏ đói nghèo và bất công về chủng tộc Trong giai đoạn này, cácchương trình chi tiêu lớn mới được đưa ra nhằm giải quyết vấn dé giáo dục, chămsóc y tế, các van dé đô thị, nghèo đói ở nông thôn và giao thông
Hiện nay, phúc lợi xã hội đề cập đến một loạt các hoạt động và dịch vụ củacác tình nguyện viên, các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan chính phủ nhằmgiúp đỡ những người khó khăn không thé tự chăm sóc bản thân; các hoạt động vànguồn lực được thiết kế để nâng cao hoặc thúc đây hạnh phúc của các cá nhân, giađình và xã hội rộng lớn hơn; và nỗ lực loại bỏ hoặc giảm tỷ lệ các van đề xã hội
1.1.L2 Đặc điểm của phúc lợi xã hội
Hệ thống phúc lợi xã hội là một hệ thống mà qua đó Chính phủ quốc gia vàcác tổ chức chính quyền địa phương cung cấp những cứu trợ cần thiết cho người
nghéo, trẻ em can duoc bao vé, gia dinh mồ côi, người già bị tàn tật như khuyết tật
và người khuyết tật, và dé hỗ trợ cuộc sống và thúc day tự túc Các đặc điểm chính
của phúc lợi xã hội như sau:
Thứ nhất, việc sử dụng các biện pháp phúc lợi để hỗ trợ hoặc củng cố giađình như một thiết chế xã hội cơ bản mà qua đó các nhu cầu được đáp ứng Cácbiện pháp phúc lợi xã hội này bao gồm việc làm tăng lên sự hạnh phúc và lợi íchcủa một số lượng lớn người bao gồm các nhu cầu về thé chat, tinh thần, tình cam,tâm linh và kinh tế của các thành viên trong gia đình
Thứ hai, cac biện pháp phúc lợi có mục đích tăng cường năng lực của ca
nhân dé đối phó với hoàn cảnh cuộc sống của mình Hệ thống phúc lợi xã hội cómục tiêu là tạo ra những điều kiện cơ bản cho phép tất cả các thành viên của cộng
đồng nhận ra tiềm năng phát triển và tự hoàn thiện ban thân Với bất kê khuyết tật
về tâm ly hoặc xã hội nao, con người cần được tạo điều kiện để sông, làm việc và
phát triển trong một môi trường bình thường
19
Trang 221.1.1.3 Phân biệt phúc lợi xã hội và an sinh xã hội
Bên cạnh thuật ngữ phúc lợi xã hội, hiện nay còn có thuật ngữ an sinh xã hội.
Thuật ngữ này tương đương với cụm từ social security Thuật ngữ này được hiểu
theo nghĩa hẹp hơn thuật ngữ phúc lợi xã hội (social welfare).
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): An sinh xã hội là những biện pháp côngcộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chếđược nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tinh dễ bị tổn thương và những bap
bênh thu nhập [3].
Theo quan niệm của Té chức Lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội là hìnhthức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biệnpháp được áp dung rộng rãi dé đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh
tế và xã hội làm mat hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản,thương tật do lao động, mắt sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế vàtrợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em [3]
Ở Việt Nam, mặc dù an sinh xã hội là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưngcũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý nghiên cứu vềvan đề này "Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2020” ghi nhận: An sinh xãhội là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông quaviệc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy
cơ, rủi ro có thé dẫn đến suy giảm hoặc mắt đi nguồn sinh kế [3]
Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớpcho tất cả các thành viên trong trường hợp bị giảm, bị mắt thu nhập hay khi gặp
những rủi ro xã hội khác Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản
của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro,bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội do đó nóvừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc
Cần phải phân biệt giữa nội hàm cơ bản của hệ thống an sinh xã hội (chỉchăm lo cho một số đối tượng khó khăn) với nội hàm đầy đủ của khái niệm phúc lợi
xã hội (chăm lo cho toàn dân) An sinh xã hội chỉ hướng tới bảo trợ cho bộ phận đặc
20
Trang 23biệt khó khăn, hoặc gặp rủi ro còn phúc lợi xã hội không chỉ thế ma còn hưởng tới
sự bảo vệ an toàn xã hộ, phúc lợi toàn dân, phúc lợi cao cấp của xã hội phát triển
1.1.2 Một số van dé lý luận về người cao tuổi
1.1.2.1 Khái niệm người cao tuổi
Không giống với những khái niệm khác trong khoa học xã hội vốn có rấtnhiều góc độ tiếp cận và bản cãi, khái niệm người cao tuổi thường được các nhàkhoa học hiểu rất thống nhất, và chỉ dựa vào một tiêu chí quan trọng dé khoanhvùng nội hàm của nó, đó là tiêu chí tudi thọ
Theo định nghĩa mới của Tổ chức Y tế thế giới, người cao tuổi phải từ 70tuổi trở lên Khái niệm này sử dụng tiêu chí mức tuổi dé được xếp vào nhóm ngườicao tuổi Nó phù hợp với những đất nước phát triển có điều kiện kinh tế, xã hội, vàphúc lợi phát triển, tuôi thọ trung bình cao Tuy nhiên, điều này lại không phù hợpvới những đất nước đang phát triển với nhiều hạn chế về chăm sóc sức khỏe, chấtlượng sống, mức sông và tuổi thọ trung bình của dân số còn thấp
Khái niệm người cao tuổi (older person/the elderly trong tiếng Anh,personnes agee trong tiếng Pháp, personas mayores trong tiếng Tây Ban Nha) đượchiểu ít nhiều khác nhau ở các quốc gia, phụ thuộc vào quan niệm như thé nao là
“tuổi già”
Ở các nước phát triển, do điều kiện phúc lợi xã hội và y tế tốt, cùng vớinhững huận lợi khác về môi trường xã hội nên công dan có thé sống khoẻ mạnh vàvẫn có đóng góp cho xã hội ké cả trong độ tuổi khá cao Trong bối cảnh đó, độ tuôiđược xem là “tuổi già” và gắn với nó là khái niệm “người cao tuổi” có xu hướngcao hơn ở các nước dang phát triển
Cụ thể, hầu hết các nước châu Âu xem người cao tuổi là những người từ 65tuổi trở lên, trong khi ở một số nước châu Phi độ tuôi được xem là nguoi cao tudichi vao khoang 50 dén 55 [55]
Uy ban về các quyén kinh tế, xã hội, văn hoá (co quan giám sát thực hiện
Công ước quôc tê vê các quyên kinh tê, xã hội, văn hoá năm 1966 của Liên Hop
21
Trang 24quốc) trong Bình luận chung số 6 năm 1995 (về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoácủa người cao tuôi) xác định người cao tuổi là người từ 60 tuổi.
Quỹ dân số Liên Hợp quốc (UNPFA), trong Báo cáo tóm tắt “Già hóa trongthé ki 21: Thành tựu và thách thức” công bố năm 2012 tuy không nêu cụ thé nhưngcũng hàm ý người cao tuôi là những người có độ tuôi từ 60 trở lên
Ở Việt Nam, Pháp lệnh người cao tudi năm 2000 đưa ra khái niệm: Ngườicao tuổi là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng từ 60 tuôi trởlên (Điều 1, Pháp lệnh người cao tuổi 2000)
Luật người cao tuổi ban hành năm 2009 cũng đưa ra quan niệm tương tu:Người cao tuổi là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng từ 60tudi trở lên (Điều 2, Luật người cao tuổi 2009)
Theo Điều 2, Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ Quyền vàLợi ích của Người cao tuổi năm 2012, người cao tuôi là người từ 60 tuổi trở lên
Nhìn chung, các khái niệm đều thống nhất xác định giới hạn độ tuổi là từ 60tuổi trở lên dé tách bạch đối tượng người cao tudi ra khỏi các nhóm dân số khác.Trong luận văn này, tác giả chọn khái niệm người cao tuổi là nhóm dan số có độtuổi từ 60 trở lên đang có sự thay đổi về ngoại hình, sức khỏe, tâm ly và tinh thần
1.1.2.2 Đặc điểm người cao tuổi
Không giống với khái niệm người cao tuổi vốn đơn giản về cách tiếp cận,đặc điểm của người cao tuổi lại là phạm trù nhận được nhiều bản luận trái chiều.Một số nghiên cứu tiếp cận đặc điểm người cao tuổi trên hai khía cạnh: sinh học và
tâm lý Về khía cạnh sinh học, người cao tuổi có những đặc điểm như tuôi cao, sức
khỏe yếu, mat sức lao động Những đặc điểm này tuy phản ánh được một số khía
cạnh quan trọng về mặt sinh học của người cao tuổi, nhưng vẫn còn chung chung,
chưa cụ thể, chưa giúp phân định được với những nhóm mất sức lao động và sứckhỏe yếu khác trong xã hội
Người cao tuổi không phải là một nhóm đồng nhất như nhiều nhóm xã hộikhác, mặc dù họ có một đặc điểm chung về độ tuổi Do sự không đồng nhất như vậy,
nên những thách thức và rủi ro vê quyên con người với người cao tuôi có sự khác
22
Trang 25nhau giữa các cá nhân Mặc dù vậy, xét chung, trên phương diện nhân quyền, ngườicao tuổi được xem là một trong các nhóm dễ bị tốn thương Tính chất dễ bị tổnthương của người cao tuôi thé hiện qua một số khía cạnh sau đây.
Thứ nhất, họ dễ rơi vào hoàn cảnh bi đói nghèo va vì thế bị phụ thuộc vàongười khác: Người cao tuôi nếu không có tài sản tích luỹ trong quá trình làm việc sẽ
dé bị đói nghèo bởi không còn kha năng hoặc suy giảm khả năng làm việc dẫn đếnkhông còn thu nhập hoặc chỉ có thu nhập thấp từ nghề nghiệp Trong bối cảnh đó,
họ dé rơi vào hoàn cảnh phụ thuộc vào chủ thé cung cap sự hỗ trợ vật chat cho mình,trong đó bao gồm cả người thân trong gia đình Sự phụ thuộc đó có thể dẫn đếnnhững hạn chế trong việc hưởng thụ các quyền của họ, dưới những hình thức vàmức độ khác nhau, ví dụ như không hoặc ít được bày tỏ/tôn trọng ý kiến, quan điểm;không được tự do di lại, cư trú; hoặc thậm chí không được cung cấp đủ lương thực,thực phẩm hoặc không được chăm sóc y tế khi cần thiết
Thứ hai, họ dễ bị lạm dụng, ngược đãi, bỏ mặc: Người cao tuổi, do tinh trang
sức khoẻ va vi tri trong xã hội va trong gia đình suy giảm, có thể bị lạm dụng,ngược đãi và bỏ mặc bởi chính người thân trong gia đình hoặc những chủ thể khácđang chăm sóc hay sinh sống cùng họ Sự lạm dụng, ngược đãi có thể dưới hìnhthức bóc lột sức lao động, bóc lột về tiền bạc, đánh đập, sỉ nhục, ngăn cản các quan
hệ xã hội, thậm chí xâm hại về tình dục Sự bỏ mặc (có thể dưới dạng chủ ý haykhông chủ ý) mà không bảo đảm các nhu cầu về dinh dưỡng, chăm sóc y tế, hay cácnhu cau về nghỉ ngơi, giải tri, giao tiếp, tình cảm của người cao tudi
Thứ ba, họ thường phải đối mặt các van đề về sức khoẻ thé chat va tinh than:Người cao tuổi theo quy luật sinh học thường gặp những vấn đề về sức khoẻ thểchất Những vấn đề đó ngày càng lớn hơn tỉ lệ thuận với độ tuổi Bên cạnh đó, họcòn có thé phải đối mặt với những van đề về sức khoẻ tâm thần như bị khủng hoảng,tram cảm, nghiện các chất kích thích đặc biệt khi bị lạm dụng, bóc lột hay bị
ngược đãi, bỏ mặc.
1.1.2.3 Vai trò của người cao tuổi
23
Trang 26Vai trò của những người cao tuổi đã thay đổi trong suốt lịch sử Từ quanđiểm sinh học, trước thé kỷ XX, tỷ lệ tuổi thọ thường dưới 60 năm, vì vậy, không
có nhiều người già với tuổi thọ mà chúng ta đang thấy ngày nay Từ quan điểm xãhội học, tuổi già có thể được coi là nguồn gốc của trí tuệ và uy tín, nhưng cũng làgiai đoạn của sự suy tàn và là nguồn gốc của đau khổ
Thời cô đại, mặc dù một số người mạnh mẽ và khỏe mạnh có thể đến tuôi 70,nhưng hau hết họ đều chết trước 50 tuổi Những người sống ở độ tuổi 40 được đối
xử tôn trọng, trong khi những người yếu đuối bị coi là gánh nặng, bị bỏ qua và thậmchí bị giết Trong thời cô đại, danh mục “già” được áp dụng không phải theo tuôitác, ma là sự mất khả năng thực hiện các nhiệm vụ hữu ích
Trong văn hóa cô điển Hy Lạp và La Mã, tuổi gia được coi là giai đoạn suy
tàn và tàn tạ, trong khi sắc đẹp, sức mạnh và tuổi trẻ được coi trọng hơn tất cả.Người Athen, vào thời Aristotle, không thích người già và thường nổi loạn chống
lại họ.
Vào thời kỳ Trung cô va Phục hưng, tuổi già thường được coi là giai đoạntàn nhẫn hoặc yếu ớt của cuộc đời Họ có thé được “tôn trọng hay khinh thường,
được tôn vinh hoặc bi xử tử” tùy theo hoàn cảnh.
Trong tư tưởng phương Đông, và với ảnh hưởng của Nho giáo, chúng ta thấymột cách tiếp cận tập thé hơn; trong đó giá trị về gia đình, người gia và thứ bậc tuổitruyền thống, có vẻ quan trọng hơn
Trong các nền văn hóa phương Tây hiện đại, khi sống lâu hơn, người caotuổi ở phương Tây thường thấy mình phải di dời nơi ở do hạn chế về tài chính hoặckhông có khả năng sống độc lập Nhiều người buộc phải chuyên đến các cộng đồng
hưu trí, các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt và nhà dưỡng lão Lý do vì văn hóa phương Tây
hiện đại được biết đến rất nhiều với chủ nghĩa cá nhân tập trung vào “tuổi trẻ, sự tự
Trang 27sức khỏe hoặc bệnh mãn tính, do những thay đổi thể chất diễn ra trong cơ thể.Người cao tuôi thường xuyên phải đối mặt với su rap khuôn trong đó các cá nhânlặp đi lặp lại những thông tin không có thật, những hình ảnh và đặc điểm tiêu cựcliên quan đến họ Đôi khi, một số người cao tuổi được nhìn nhận theo hướng tích
cực vì họ tích cực tham gia vào cộng đồng, trung thành, hòa đồng và ấm áp Tuy
nhiên, những nhận thức tiêu cực chiếm ưu thế hơn; nguoi cao tuôi thường bị định
kiến là không khỏe mạnh hoặc luôn đau ốm, suy giảm chức năng tâm lý, khônghấp dẫn, không có giới tính, tính cách tiêu cực, đau khổ, cô độc và bị loại trừ khỏi
xã hội.
Có rất nhiều yếu tố có thé là nguyên nhân dẫn đến nhận thức hiện đại củangười cao tuổi Tudi tác, giới tính, trình độ hiểu biết của một cá nhân, tương tác với
người già và mức độ thường xuyên, ảnh hưởng văn hóa, hiện đại hóa và phương
tiện truyền thông là tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách các thành viêntrong xã hội nhìn nhận về người cao tuổi Ngoài ra, có rất nhiều quan niệm sai lầm
về người lớn tuổi vì hầu hết mọi người không hiểu biết về lão hóa Những quanniệm sai lầm nay bao gồm: hầu hết người cao tuổi không thé sống độc lập, tudi tácquyết định tuổi già, hầu hết người cao tudi bị suy giảm trí lực hoặc về già, tat cảngười cao tudi đều hai lòng và thanh thản, tat cả người cao tuổi đều có khả năngchống lại sự thay đồi và người lớn tuổi không thé làm việc hoặc năng động
Nghiên cứu từ một nước phương Tây như nước Anh chi một số thay đổi vềvai trò của người già trong xã hội hiện đại: Thành phần tuổi của dân số Vương quốcAnh được xác định bởi các kiểu sinh, tử và di cư đã diễn ra trong những năm trước.Kết quả là các nhóm tuổi lớn trong dân số Vương quốc Anh đang thay đổi với tốc
độ khác nhau theo số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Vương Quốc Anh(ONS), trong đó số người từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh hon so với số người đưới 65tudi Giữa năm 2009 và giữa năm 2019 [53]:
- _ Số trẻ em (đưới 16 tuổi) tăng 8,0% lên 12,7 triệu;
- Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 64 tuổi) tăng 3,2% lên 41,7 triệu,
mức tăng thâp nhât so với các nhóm tuôi;
25
Trang 28- _ Số người từ 65 tudi trở lên tăng 22,9% lên 12,4 triệu;
- _ Số người từ 70 tuôi trở lên tăng 24,7% lên 9,0 triệu;
- _ Số người từ 85 tuôi trở lên tăng 23% lên 1,6 triệu
Như vậy, số người từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh hơn so với phần còn lại củadân số trong thời gian nghiên cứu Các xu hướng chính của người lớn tuổi ở Anhbao gồm:
- Dan số từ 65 tuổi trở lên tăng 2,3 triệu người từ giữa năm 2009 đến giữa
năm 2019, từ 16,2% tổng dân số vào giữa năm 2009, lên 18,5% vào giữa
năm 2019;
- Dân số từ 65 tuổi trở lên có mức tăng trưởng cao nhất trong mọi nhóm
tuôi;
- _ Có sự gia tăng tương đối đồng đều về số lượng người từ 65 tuổi trở lên
trong năm tính đến giữa năm 2019 ở các quốc gia cấu thành của Vươngquốc Anh, với Anh (1,7%), Scotland (1,8%), Wales (1,6%) và BắcIreland (2,1%) đều có tỷ lệ tăng trưởng tương tự;
- _ Vào giữa năm 2019, có 1,6 triệu người từ 85 tuổi trở lên sống ở Vương
quốc Anh, chiếm 2,5% tổng dân số
Với việc tuổi thọ ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh có xu hướng giảm, tỷ lệngười cao tuổi trong dân số của hầu hết các nước trong đó có Việt Nam và TrungQuốc ngày càng tăng Vai trò của người cao tuổi trong xã hội cần phải được đánhgiá một cách cần trọng Có thể đưa ra một số vai trò của người cao tuôi trong xã hội
như sau:
- V6i tỷ lệ người cao tuôi ngày càng tăng trong dân số và việc những người
trẻ tuổi có xu hướng không quan tâm với việc bau cử, người cao tuôi làđối tượng cử tri được các ứng cử viên quan tâm đến;
- Giống như bắt kỳ người trẻ tuổi nào, ngwoi cao tuổi mua sắm, họ sử dụng
các dịch vụ (có thuê người) và đóng thuế Tuy vậy, tỷ lệ chi tiêu/ tiếtkiệm cũng như giá trị tuyệt đối của số tiền chi tiêu của người già thấp hơn
so với các nhóm tuôi còn lại;
26
Trang 29- Người cao tuổi dù không còn là lao động chính nhưng vẫn có thé đi làm
việc có trả lương, tham gia các hoạt động nghiên cứu, văn hoá xã hội hoặc làm việc nhà, bảo trì nhà cửa và ruộng vườn;
- Người cao tuôi thường sở hữu nhà riêng và có tiền tiết kiệm Nhiều doanh
nhân cao tuổi vẫn vận hành những tập đoàn, công ty lớn hoặc nhỏ hơn là
các công ty gia đình Những công ty, tai sản nay là động lực quan trọng
với nền kinh tế;
- Người cao tudi thường tham gia các hoạt động tình nguyện, đoàn thể
Trên thực tế, nhiều tổ chức sẽ khó hoạt động nếu không có tình nguyệnviên lớn tuổi Nhiều đoàn thê tại Việt Nam cũng sẽ khó có thể vận hànhnếu thiếu người cao tuổi như: tô dân phố, hội phụ nữ, đội tự quan dân
phó, "
- Nguoi cao tudi trông trẻ, họ chăm sóc các chau;
- Người cao tuổi cung cấp hỗ trợ tinh thần, kinh nghiệm cho thành viên
trong gia đình và chia sẻ tình bạn với những người cao tuôi khác;
1.1.3 Phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi
1.1.3.1 Hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi
Người cao tuổi là một nhóm đối tượng của chính sách với rất nhiều đặc thù
từ góc độ xã hội, gia đình, kinh tế, cá nhân Chính vì vậy, phúc lợi xã hội đối vớingười cao tuổi cần phủ quát nhiều khía cạnh rộng rãi liên quan đến người cao tuôi
Bảo hiểm hưu tríTrong hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí là chế độ dành cho người
không còn tham gia lao động nữa Người lao động khi nghỉ hưu, họ vẫn có nhu cầu
đảm bảo cuộc sống và lương hưu là nguồn thu nhập chính của họ trong lúc này.Trong lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí là một trong nhữngchế độ bảo hiểm được thực hiện sớm nhất
Theo nghĩa chung nhất: “chế độ hưu trí được hiểu là chế độ bảo hiểm xã hộiđảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ
27
Trang 30lao động nữa Dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quyđịnh về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội,khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia lao động nữa.
Đối tượng được hưởng bảo hiểm hưu trí là người hết tuổi lao độnghoặckhông còn tham gia quan hệ lao động nữa với điều kiện tham gia bảo hiểm xã hộitối thiểu là 50 % Theo Công ước 102 quy định đội tuổi nghỉ hưu không quá 65 tuổi.Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp phụ thuộc vào tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm
xã hội mà người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ hoặc chế
độ hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn
Bảo hiểm y tếBảo hiểm y tế (BHYT) (chỉ xét BHYT xã hội) là một cơ chế tài chính y tếbao gồm ba chức năng cơ bản của cơ chế tài chính công (mua bảo hiểm, thu ngân
sách và phân chia rủi ro).
Việc thực hiện BHYT theo từng quốc gia cụ thể bao gồm các mức độ tự chủkhác nhau của chính phủ nhưng phải áp dụng các nguyên tắc và mục tiêu cốt lõi.Chính phủ thường kiểm soát tính đủ điều kiện của người tham gia, với mức độ baophủ dân số ban đầu chỉ giới hạn ở các nhóm cụ thé (chang hạn như nhân viên chínhphủ) Chính phủ thường trợ cấp một phần hoặc toàn bộ cho các nhóm dễ bị tổnthương Đối tượng có thé mua bảo hiểm y tế thường được mở rộng, vì vậy hầu hếtmọi người có thé mua bảo hiểm y tế nếu muốn BHYT xã hội kế thừa khái niệm làquyền được hưởng một gói lợi ích sức khỏe xác định chỉ dành cho những ngườiđóng góp và bảo vệ tài chính chống lại chi phí chăm sóc sức khỏe với bệnh lýnghiêm trọng (BHYT tại các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ chăm sóc các bệnh lý nhẹhơn và đa dạng hơn) Phí bảo hiểm được quy định phù hợp với rủi ro dân số trungbình nhưng phải phản ánh khả năng chi trả BHYT nhằm thé hiện mức độ trợ cấp
chéo cao giữa các loại rủi ro.
Hệ thống BHYT thành công được triển khai chủ yếu ở các nước đô thị hóa ởmức cao với hệ thống hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thànhviên và thu các khoản đóng góp bang cách khấu trừ lương và chuyên khoản điện tử
28
Trang 31Các đặc điểm khác của một quốc gia ủng hộ BHYT là sự thống trị của khu vựcchính thức trên thị trường lao động tức là nền kinh tế có tỷ lệ hoạt động kinh tếngầm hay trả lương không đóng bảo hiểm thấp, các nhà quản lý dịch vụ công cónăng lực, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt, sự ưa thích BHYT củangười dân và sự ổn định chính trị.
Bảo trợ (cứu trợ) xã hội
Hệ thống bảo trợ xã hội giúp các cá nhân và gia đình, đặc biệt là ngườinghèo và người dé bi ton thương, đối phó với khủng hoảng và sốc, tìm việc làm, cảithiện năng suất, đầu tư vào sức khỏe và giáo dục của con cái họ, và bảo vệ dân sỐgià Các chương trình bảo trợ xã hội là trọng tâm của việc tăng cường vốn nhân lựccho những người dé bị tổn thương nhất trên thé giới Bảo trợ xã hội trao quyền chomọi người được khỏe mạnh, theo đuôi con đường học vấn và tìm kiếm cơ hội để
giúp bản thân va gia đình thoát khỏi cảnh nghéo đói.
Các hệ thống bảo trợ xã hội được thiết kế và thực hiện tốt có thé định hìnhmột cách mạnh mẽ các quốc gia, nâng cao vốn con người và năng suất, giảm bấtbình đăng, xây dựng khả năng chống chịu và chấm dứt chu kỳ đói nghèo giữa cácthế hệ Các hệ thống và công cụ như vậy có tính chuyển đổi vì chúng không chỉgiúp người nghèo và những người dé bị ton thương nhất giảm thiêu các cú sốc kinh
tế và tài khóa, mà còn giúp đảm bảo sự bình đăng về cơ hội bằng cách cho họ cơ hội
thoát khỏi đói nghèo và trở thành những thành viên hiệu quả của xã hội Khi những
người nghèo và dễ bị tổn thương có cơ hội cải thiện cuộc sông của họ va của gia
đình họ, họ sẽ giảm thiểu khả năng phải di chuyển sang địa phương khác để tìm
kiêm một cuộc sông tôt hơn.
Như vậy, Phúc lợi xã hội cho người cao tuổi là một hệ thống mà trong đónhà nước và xã hội áp dụng những phương thức như cung cấp kinh phí, tổ chứckinh doanh và chiến lược giá ưu đãi nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất vàvăn hoá của các thành viên cụ thể trong xã hội là người cao tuổi Phúc lợi xã hộicho người cao tuổi là những chính sách phúc lợi xã hội dành cho những người cótuổi đời cao, người goa bua không có kha năng lao động, không có người giúp đỡ,
29
Trang 32cụ thé phải chịu những khó khăn đặc biệt khó khăn và không còn đủ sức sống, với sự tham gia của các cấp lãnh đạo chính phủ và các lực lượng xã hội khác nhau.Các dịch vụ trong phúc lợi xã hội cho người cao tuổi bao gồm: Dịch vụ chăm sóc y
tế, phục hồi chức năng, dịch vụ hỗ trợ, giải trí, giáo dục do người cao tuổi tự chămsóc và gia đình không có khả năng phụng dưỡng Nhu cầu phúc lợi xã hội của ngườicao tuôi bao gồm sáu nội dung chính: người cao tuổi được an ninh, người cao tuôiđược chăm sóc y tẾ, nguoi cao tuổi được vui chơi, người cao tuổi có hạnh kiểm,
người cao tuôi được học hành và người cao tuôi được học tập.
1.1.3.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi
Chính sách quốc giaCác biện pháp phúc lợi xã hội can thiệp đa cấp độ với đầu vào phối hợp ở cấpquốc gia và địa phương các cấp cộng đồng có hiệu quả hơn các can thiệp chỉ ở một cấp,bởi vì những tương tác phức tạp của các yếu tô cá nhân, xã hội, kinh tế và môi trườngảnh hưởng đến hành vi của mọi người Do vậy, đề thành công nhất, các biện pháp phúclợi xã hội cần được trién khai ở nhiều cấp độ, bao gồm cả chính sách công, cộng đồngđịa phương và gia đình và bản thân người cao tuổi Điều này được thể hiện trong mộtchính sách quốc gia về người cao tudi, thé hiện ở các luật, nghị định, thông tư,
Sự sẵn có và độ tin cậy của dữ liệu liên quan đến nhóm dan số lớn tuổi
Dữ liệu đáng tin cậy và so sánh được là cần thiết dé đánh giá sự thành côngcủa bat kỳ chương trình phúc lợi xã hội nào Thu thập dir liệu là điểm bắt đầu débiết liệu, ở cấp độ dân số, có nên can thiệp nâng cao chế độ phúc lợi xã hội chongười cao tuôi hiện hành và liệu nó có hiệu quả hay không Việc thu thập dit liệunhư vậy cần phải ở cấp quốc gia và khu vực hoặc cấp địa phương dé đánh giá mức
độ phố biến, mức độ sẵn sang của hệ thống quản lý địa phương, năng lực của hệthống y tế và mức độ quan tâm của cộng đồng
Các yếu tố về kinh tế xã hộiCác yêu tố kinh tế - xã hội là yếu tổ quyết định chính đến các biện pháp phúclợi xã hội cho người cao tuổi Chúng có ảnh hưởng sâu sắc đến cả tỷ lệ tử vong và
tỷ lệ mắc bệnh, các hành vi liên quan đến sức khỏe và tuôi thọ Các điều kiện kinh
30
Trang 33tế xã hội phải được tính đến khi thực hiện bất kỳ can thiệp phúc lợi xã hội nào bởi
vì nếu dan số có tình trạng kinh tế cao thì mức độ phô biến của một van đề khôngtốt liên quan đến phúc lợi xã hội nhất định có thé đã ở mức thấp và sự can thiệp cóthé không dat được mức lợi ich dang kể Tuy nhiên, nếu dân số có tình trạng kinh tếthấp thì sự can thiệp có thể có tác động đáng kê hơn
Có nhiều cách mà phúc lợi xã hội ảnh hưởng đến người cao tuổi, bao gồmsức khoẻ, thất nghiệp, nợ nan, thiếu sinh kế hoặc vốn dé làm ăn, nhà ở nghẻo nàn,
môi trường, dinh dưỡng và giáo dục, và các tác động tâm lý xã hội như sự loại trừ
xã hội và cảm giác bất lực và thiếu hỗ trợ xã hội, tiếp cận dịch vụ, tính sẵn có
và sử dụng Nghèo đói có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh củangười cao tuổi Bản thân nghèo đói dường như đã có ảnh hưởng trực tiếp đến ngườicao tuổi do mat lòng tự trọng và tăng kha năng mắc bệnh tâm than
Yếu tố chính trịCác chính sách và chương trình của chính phủ (quốc gia và địa phương) sẽ
có ảnh hưởng đến mức độ nghèo đói và bất bình đắng kinh tế - xã hội trong dân cư,
từ đó ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội của nhóm người cao tuổi Ví dụ trong lĩnh vựcdinh dưỡng, trong các gia đình có thu nhập thấp, khả năng chi trả là yếu tố quantrọng nhất đối với lương thực Thu nhập thấp không chỉ hạn chế khả năng mua thựcphẩm giàu chất dinh dưỡng bảo vệ mà nó cũng hạn chế việc tiếp cận các cửa hàng
có thực phẩm lành mạnh mua Hỗ trợ chính trị về nguồn lực và hỗ trợ của côngchúng đối với các các can thiệp y tế công cộng đều rất quan trọng đối với xã hội nói
chung cũng như phúc lợi xã hội cho người cao tuổi nói riêng.
Sự sẵn sàng của các chính phủ để ban hành luật liên quan đến các vấn đềphúc lợi xã hội cho người cao tuổi là chưa đủ, quan trọng hơn là phải đảm bảo rằngluật đó được thực thi trên thực tế Hơn nữa, các chính phủ có thể có gây tác độngđến phúc lợi xã hội cho người cao tuổi thông qua các biện pháp can thiệp thông quachính sách giá cả và thuế
Mức độ phát triển của quốc gia và hệ thống y tế hiện hành
31
Trang 34Các yếu tố bao gồm mức độ phát triển của quốc gia và hệ thống chăm sóc sức
khỏe, điểm mạnh, điểm yêu của hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng, phạm vi bao phủ của hệ
thống y tế, các mô hình chăm sóc sức khỏe bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế xã hội
và văn hóa, các lựa chọn tài chính khác nhau, nguồn nhân lực và tài chính, nhân lực sẵn
có và các nguồn lực khác sẵn có, khả năng chấp nhận và sự sẵn có của các nguồn lựcphi chính phủ cũng là các yếu tô ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội cho người cao tuổi
1.2 Hệ thống phúc lợi xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam
1.2.1 Hệ thống phúc lợi xã hội ở Trung Quốc
Sự hình thành hệ thống phúc lợi xã hội ở Trung QuốcSau khi nước Cộng hòa Nhân dân hình thành vào năm 1949, chính quyềnmới bắt đầu thiết lập nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Một chính sách phố cập việc làmsuốt đời đã được thông qua ở các thành phố Tất cả các công dân trưởng thành cóthé hình đều được sắp xếp thành các đơn vị (đơn vị làm việc) khác nhau thông qua
sự phân công công việc của chính phủ Các gói phúc lợi toàn diện đã được cung cấpcho người lao động thông qua các đơn vị, dùng để chỉ các doanh nghiệp nhà nước,
cơ quan nhà nước, các cơ quan chính phủ và các tô chức khác trong khu vực công
Hoạt động như một “nhà nước phúc lợi nhỏ” tự cung tự cấp, hệ thống đơn vị bao
gồm ba yếu tố cơ bản: quyền sử dụng lao động (đồng tiền bát gạo), mức lương bìnhđăng (nồi cơm lớn) và gói phúc lợi Trước cuộc cải cách kinh tế năm 1978, hơn80% [51] lực lượng lao động thành thị được kiểm soát bởi hệ thống đơn vị Ở nôngthôn, nông dân được tô chức thành các công xã dựa trên sở hữu tập thé về ruộng đất.Những người nông dân đã làm việc cho các xã mà thông qua đó nhu yếu phẩm hàngngay được phan phat Đối với những cư dân đô thi không thuộc diện đơn vi, một sỐchương trình cứu trợ xã hội đã được thiết lập dé chăm sóc các nhu cầu cơ bản của
họ Đối với các hộ gia đình nông thôn nghèo nhất, hệ thống “năm đảm bảo” (thựcphẩm, quan áo, nhà ở, thuốc men và mai tang) do các tập thé nông thôn tài trợ đãđược phát triển để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ Chế độ phúc lợi này, mặc dù
32
Trang 35được đặc trưng bởi sự phân chia thành thị và nông thôn rõ rệt và mức cung cấp phúclợi thấp, nhưng đã cung cấp sự bảo vệ xã hội cơ bản cho cả công nhân và nông dân.
Hệ thống phúc lợi xã hội của Trung Quốc đã thay đổi sau cuộc Cách mạngVăn hóa (1966-1976) Trung Quốc, ké từ năm 1978, đã bắt tay vào những cải cáchlớn theo hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Việc cung cấp phúc lợi xã hộibằng cách đảm bảo tiếp cận việc làm hoặc đất đai cho người dân đã bị ngừng lại
Trong giai đoạn cải cách ban đầu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặtvới sự bối rối về cách đối phó với “câu hỏi xã hội” mà họ đã tự đặt ra Một mặt, họtin rằng các vấn đề xã hội sẽ được giải quyết nhờ tăng trưởng kinh tế, nhưng mặtkhác, họ tin rằng bảo trợ xã hội, ở mức độ mà quan niệm đã được thừa nhận, tráingược với tăng trưởng kinh tế Trong những năm đầu tiên sau năm 1978, các biệnpháp vô ích đã được thực hiện dé khôi phục các cau trúc phúc lợi xã hội đã bị pháhủy trong Cách mạng Văn hóa Những biện pháp này đã phản tác dụng và chống lạicác cải cách thị trường và Trung Quốc Trong những năm sau đó, hệ thống phúc lợiTrung Quốc đã rơi vào tình trạng không rõ ràng, không định hướng với ít sự cungcấp hiệu quả cho những người không thoát khỏi nghèo đói nhờ tăng trưởng kinh tế.Mặc dù nó đã giúp một số người thoát khỏi đói nghèo, tuy nhiên, nhiều người đã bị
bỏ lại trong cảnh túng thiếu Ở các vùng nông thôn, việc phá bỏ các cơ cấu tập thể
có nghĩa là sự bảo trợ xã hội đối với hầu hết nông dân đã biến mat Điều đó baogồm cả hệ thống chăm sóc sức khỏe hợp tác cũ Các phòng khám ở nông thôn đã trởthành hoạt động tư nhân, và người dân nông nghiệp không được tiếp cận với dịch
vụ chăm sóc y tế cơ bản Ở các khu vực thành thị, chính sách toàn dụng lao động đã
bị bãi bỏ và thay thé kế từ năm 1986 bằng một hệ thống hợp đồng cá nhân, và các
doanh nghiệp được giải phóng khỏi trách nhiệm về việc làm và phúc lợi Người lao
động bị sa thải hàng loạt và nhiều người sử dụng lao động từ chối, hoặc không thểtôn trọng lương bồng và các nghĩa vụ xã hội, dẫn đến gia tăng nghèo đói trong dân
số lao động Những người di cư tập trung vào các thành phố với mức lương đủ sông
và không có bất kỳ hỗ trợ xã hội nào Giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhà ở trở nên
không đủ khả năng chi trả Những bệnh nhân không có tiền đã bị bệnh viện từ chối
33
Trang 36và những sinh viên gặp khó khăn về kinh tế bị các trường học va cao dang từ chối.Kết quả là tình trạng khốn cùng đã dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội lan rộng vànghiêm trọng, bao gồm cả các hành động đình công, trên khắp đất nước trong cuốinhững năm 1980 và 1990, trên quy mô đe dọa chế độ vượt ra ngoài những gìthường được thừa nhận bên ngoài Trung Quốc.
Dan dan, chính quyền Trung Quốc chấp nhận rằng nền kinh tế thị trườngkhông thể hoạt động nếu không có sự hỗ trợ của một loại hình bảo trợ xã hội nào đó
và “mô hình thay thế này” có thé hoạt động cùng với nền kinh tế thị trường phảiđược đưa ra thay vì những quy định phúc lợi cũ Tuy nhiên, sự hiểu biết này cầnthời gian dé trưởng thành Cai cach xã hội có hệ thống hướng tới một nhà nướcphúc lợi của Trung Quốc đã không thành công cho đến cuối những năm 1990, khithử nghiệm ban đầu ở địa phương cho kết quả tốt Hệ thống phúc lợi xã hội hiệnnay của Trung Quốc đi theo sự chỉ đạo tư tưởng của Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thưĐảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ năm 2002 đến năm 2013, và On Gia Bao,Thủ tướng Chính phủ từ năm 2003 đến 2013 và khâu hiệu ““xây dựng một xã hội hàihòa” và “đặt con người lên trên hết”
Ba thập kỷ cải cách hệ thống phúc lợi của Trung Quốc đã tạo ra một hệthống phúc lợi dựa trên ba trụ cột:
- Tro giúp xã hội (an sinh xã hội) (cung cấp cơ bản của trợ giúp xã hội);
- Bảo hiểm xã hội (co quan chính của bảo hiểm xã hội);
- Dich vụ phúc lợi.
Trợ giúp xã hội
Hỗ trợ xã hội, dưới hình thức xóa đói giảm nghèo, là một truyền thống hàngthế kỷ ở Trung Quốc, và giảm nghẻo theo luật định ít nhất là dựa trên Luật hỗ trợ vàcứu trợ xã hội năm 1943 Ngày nay, điều khoản chính của Luật sửa đôi bổ sung củaLuật hỗ trợ và cứu trợ xã hội là Bảo đảm Sinh hoạt phí Tối thiểu Điều này chophép người dân tiếp cận với mức hỗ trợ tiền mặt đủ sống tối thiểu do địa phươngxác định Việc cứu trợ xã hội được quản lý và tai trợ tại địa phương, với một SỐ trợcấp của chính phủ trung ương hoặc tỉnh Về nguyên tắc, cư dân thành thị có giấy
34
Trang 37phép cư trú đô thị đã được bảo hiểm từ năm 1999 và cư dân nông thôn từ năm 2008(b6 sung quy định hỗ trợ “năm đảm bảo” hiện có ở nông thôn đối với các hộ giađình “đặc biệt khó khăn”) Người lao động nhập cư không được hưởng các quyền
lợi trong chương trình, nhưng có thể được bảo hiểm một phần, tùy thuộc vào thực
tiễn địa phương Một số hình thức hỗ trợ tùy ý khác có thé có sẵn, chang hạn nhưcứu tro khan cấp, hỗ trợ người vô gia cư và người nghèo khổ, và hỗ trợ giáo dục, y
tế và nhà ở, một lần nữa tùy thuộc vào thực tiễn địa phương Mức sinh hoạt tối thiểu
thường thấp, ở mức sống cơ bản và có sự khác biệt lớn về địa phương, và có sự đặc
biệt khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Trợ giúp xã hội công có thé được bé sung bằng nhiều hình thức khuyếnkhích từ các tổ chức từ thiện bán chính phủ và bán tự nguyện, chủ yếu dưới hìnhthức hỗ trợ bang hiện vật, nhưng tùy thuộc vào thực tiễn của địa phương
Bảo hiểm xã hội
Có năm loại bảo hiểm xã hội: lương hưu, y tẾ, thương tật, thất nghiệp và thaisản Bảo hiểm xã hội cơ bản đang và sẽ vẫn do nhà nước Trung Quốc điều hành và
sở hữu Công dân Trung Quốc có thể mua bảo hiểm tư nhân bổ sung, nhưng họkhông thể chọn không tham gia hệ thống nhà nước Hệ thống bảo hiểm đề xuất răngviệc tài trợ bảo hiểm được thực hiện thông qua sự hợp lực của xã hội, theo đó người
sử dụng lao động, người lao động, người lao động tự do và nhà nước - trong nhiềucách kết hợp khác nhau - đóng góp vào quỹ, trong khi các quyền được hưởng dođóng góp và, trong trường hợp lương hưu và chăm sóc y tế, được quy định bằng tài
khoản cá nhân.
Có ba loại bảo hiểm hưu trí: dành cho nhân viên doanh nghiệp ở thành thị,dành cho những cư dân thành thị khác và dành cho những người ở nông thôn Phanlớn nhân viên trong chính phủ và các tổ chức đảng được hưởng lương hưu thôngqua các chương trình riêng biệt mà không phải là tổ chức bảo hiểm Ở một số địaphương, công chức được bảo hiểm hưu trí cho nhân viên doanh nghiệp đô thị Tuôinghỉ hưu bình thường đối với nam là 60 và nữ là 50 đến 55
35
Trang 38Nhân viên doanh nghiệp, chủ yếu ở thành thị, được tiếp cận với bảo hiểmhưu trí cơ bản, điều này cũng là bắt buộc, họ cũng có thé được tiếp cận với bảohiểm hưu trí doanh nghiệp bô sung Lương hưu cơ ban do nhà nước quan lý Lươnghưu bồ sung là phần bồ sung cho lương hưu cơ bản va do doanh nghiệp điều hànhhoặc do các nhóm doanh nghiệp cùng điều hành dé trả lương hưu bổ sung cho chínhnhân viên của họ Bảo hiểm hưu trí cá nhân bồ sung được chính phủ khuyến khích.Mục đích được kỳ vọng là tổng lương hưu cơ bản, bé sung và lương hưu cá nhâncho người lao động doanh nghiệp sẽ tăng lên đến tỷ lệ thay thế khoảng 60% tiền
lương khi nghỉ hưu.
Bảo hiểm hưu trí cơ bản về nguyên tắc là bắt buộc đối với các doanh nghiệp
sử dụng lao động và người lao động Các khoản đóng góp được trả bởi cả người sử dụng lao động và người lao động, với việc người sử dụng lao động thu các khoản
đóng góp của người lao động Các khoản đóng góp của nhân viên được chuyền vàotài khoản cá nhân, nội dung của tài khoản đó là tài sản cá nhân Số tiền này khôngthé được rút ra cho đến khi người lao động nghỉ hưu hoặc sử dụng cho các mục dichkhan cấp khác, nhưng bat kỳ số dư nào trong tài khoản khi người lao động đó quađời đều là tài sản có thể thừa kế
Lương hưu được ước tính từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và
nhân viên, mức lương địa phương, các yếu tố nhân khẩu học (tuổi thọ) và các quytắc đối với việc làm thêm giờ Lương hưu được trả sau tối thiêu 15 năm đóng bảohiểm, ở mức sao cho các thành viên đã đóng góp tối thiểu 15 năm sẽ nhận được
lương hưu bang khoảng 15 phan trăm mức lương trung bình của địa phương va
thêm 1 điểm phan trăm cho mỗi năm đóng góp bồ sung
Bảo hiểm hưu trí cơ bản có sẵn, nhưng không bắt buộc, cho các nhóm khôngphải là nhân viên doanh nghiệp, chăng hạn như lao động tự do, lao động nhập cư,lao động làm việc bán thời gian hoặc không thường xuyên, và một số cư dân thànhthị không có việc làm - tất cả số tiền đóng bảo hiểm do cá nhân chỉ trả
Lương hưu của chính phủ và nhân viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, baogồm cả lương hưu quân nhân, được ngân sách chính phủ đài thọ toàn bộ và được
36
Trang 39sắp xếp theo các chế độ lương đóng bảo hiểm trước khi nghỉ hưu Những nhân viênnày có đặc quyền hưởng lương hưu so với nhân viên doanh nghiệp Ví dụ, mứcnhận lương hưu sau 35 năm phục vụ lên đến 90 phần trăm mức lương trước khi
nghỉ hưu.
Ngoại trừ một nhóm nhỏ đã từng làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước
hoặc tập thể, lương hưu cho cư dân nông thôn thấp hơn lương hưu cho cư dân thànhthị Tuy nhiên, bảo hiểm hưu trí cho cư dân nông thôn đã dần được triển khai từnăm 2003 Hệ thống lương hưu này được thiết lập trên cơ cấu tương tự như bảohiểm hưu trí doanh nghiệp cơ bản, bao gồm các khoản thanh toán cá nhân vào tàikhoản cá nhân, nhưng với sự trợ cấp tập thể và chính phủ thay cho khoản đóng gópcủa người sử dụng lao động Lương hưu của hệ thống nông thôn thấp hơn lươnghưu từ hệ thống doanh nghiệp
Bảo hiểm y tếBảo hiểm y tế công bao gồm ba thành phan: bảo hiểm y tế co bản cho nhânviên doanh nghiệp thành thị, bảo hiểm y tế cơ bản cho các cư dân thành thị khác vàbảo hiểm y tế hợp tác nông thôn cho người dân nông nghiệp Bảo hiểm y tế doanhnghiệp bắt buộc đối với doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động, do haibên cùng đóng: bảo hiểm y tế này có san cho những người khác, chăng hạn như laođộng tự do, những người này sẽ phải trả tất cả các khoản đóng bảo hiểm Mức đóngbảo hiểm đối với doanh nghiệp là khoảng 6 phần trăm chỉ phí tiền lương cho người
sử dụng lao động và 2 phần trăm tiền lương cho người lao động Doanh nghiệp cóthé thiết lập bảo hiểm y tế b6 sung cho nhân viên của mình Trong bảo hiểm y tế phidoanh nghiệp, các cá nhân và nhà nước đóng góp Các khoản đóng bảo hiểm của
người thất nghiệp hoặc những người đang hưởng trợ cấp xã hội được nhà nước trợ
cấp
Bảo hiểm cơ bản được thiết lập dé trang trải một phan chi phí y tế của người
tham gia - cả khi đi làm và nghỉ hưu (miễn là họ có đủ đóng góp tích lũy) - nhưng
không chi tra tất cả các chi phí hoặc điều trị Phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh
của bảo hiêm co bản được quyêt toán trực tiép gitta cơ quan bảo hiém xã hội va co
37
Trang 40sở cung cấp dịch vụ y tế Chính phủ cung cấp các khoản phụ cấp va dich vụ y tế bổsung cho các nhân viên chính phủ và Đảng, quân nhân và cựu chiến binh Ngườinhận trợ cấp xã hội có thể tiếp cận với hỗ trợ y tế b6 sung Cung cấp dịch vụ y tếthông qua các bệnh viện và nhà thuốc là những nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tếđược chỉ định và có thê là nhà cung cấp tư nhân Các trung tâm dịch vụ y tế cộngđồng hoặc bệnh viện đang hoạt động ở cả khu vực thành thị và nông thôn để cungcấp dịch vụ chăm sóc cơ bản, giáo dục và hướng dẫn sức khỏe dự phòng Việc kiểmsoát xã hội liên quan đến sức khỏe, chăng hạn như kế hoạch hóa gia đình, đượcquản lý chủ yếu bởi các trạm hoặc trung tâm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình riêng
biệt.
Đề án bảo hiểm y tế hợp tác nông thôn là một chương trình tự nguyện dànhcho người dân nông thôn, nhằm trang trải chi phí y tế dé điều trị các bệnh hiểmnghèo Các khoản dong góp là từ chính quyên trung ương và địa phương, các tậpthể nông thôn và phí bảo hiểm do những người tham gia đóng Mức bồi hoàn từchương trình rất thấp so với bảo hiểm y tế cơ bản cho nhân viên các doanh nghiệp
đô thị.
Người lao động tham gia chương trình bảo hiểm y tế của doanh nghiệp đượchưởng thời gian nghỉ ốm có lương cố định dựa trên số năm làm việc của họ Đối vớinhững người khác, bảo hiểm y tế không bao gồm việc mất tiền lương trong thời
gian bị bệnh.
Bảo hiểm tai nạn lao động là bắt buộc đối với các doanh nghiệp sử dụng lao
động và được tài trợ hoàn toàn bởi sự đóng góp của người sử dụng lao động (không
có đóng góp của người lao động) Các khoản đóng góp được quy định ở mức phù
hợp để trang trải chỉ phí hoạt động và khác nhau giữa các vùng, ngành và doanh
nghiệp tùy theo tỷ lệ thương tật trong công việc Có ba khoản bồi thường chính: trợcấp y tế và điều dưỡng, trợ cấp tàn tật và trợ cấp khi chết liên quan đến công việc,bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp có điều kiện cho các thành viên trong gia đình.Người sử dụng lao động sẽ trả lương trong thời gian điều trị (thông thường, tối đa
12 tháng) Người sử dụng lao động trốn đóng phí bảo hiểm phải chịu trách nhiệm
38