1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn fdi từ singapore vào việt nam hiện nay đánh giá tác động của fdi đến nền kinh tế việt nam hiện nay

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nguồn vốnđể phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuynhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đangphát triển như Việt Nam c

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHBỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾĐỀ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài và mục tiêu nghiên cứu 1

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3.Phương pháp nghiên cứu 2

4.Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP FDI 2

1.1.Khái niệm 2

1.2.Nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.3.Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.4.Các hình thức và xu hướng của đầu tư quốc tế trực tiếp 5

1.5.Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI 6

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TỪ SINGAPORE VÀO VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới những năm vừa qua 8

2.2.Chính sách thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua 9

2.3.Khái quát quan hệ Việt Nam và Singapore 11

2.4.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ Singapore vào Việt Nam hiện nay 12

2.4.1.Tổng quan về quy mô và tốc độ đầu tư 12

2.4.2.Những thành tựu đã đạt được 14

2.4.3.Những thuận lợi và khó khăn khi thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam 15

2.5.Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới 16

CHƯƠNG III- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 17

3.1 Những tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế Việt Nam 17

3.2 Những tác động tiêu cực của FDI đến nền kinh tế Việt Nam 19

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài và mục tiêu nghiên cứu

Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thìvốn có một vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triểnkinh tế cũng như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội Nguồn vốnđể phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuynhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đangphát triển như Việt Nam (có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần cómột số vốn lớn để phát triển kinh tế).Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngàycàng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có được rất nhiều lợi ích từ việc thuhút vốn FDI như là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển xãhội và tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao nănglực sản xuất công nghiệp, trình độ kỹ thuật và công nghệ, tham gia vào mạnglưới sản xuất toàn cầu, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, phát triển kinh tếthị trường đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, giải quyếtcông ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống người lao động,tạo nguồn thu ngân sách lớn, Tuy nhiên hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDIcòn tồn tại nhiều mặt tiêu cực đến nền kinh tế như: vấn đề chuyển giá gây thiệthại cho nền kinh tế, khả năng chuyển giao công nghệ hạn chế và nguy cơ trởthành bãi thải công nghệ, khả năng tạo việc làm chưa ổn định, phân hóa giàunghèo, chảy máu chất xám, ô nhiễm môi trường…

Vì vậy, chúng em lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng thu hút và sửdụng vốn FDI vào Việt Nam hiện nay? Đánh giá tác động của FDI đến nền kinhtế Việt Nam hiện nay?” để làm rõ thực trạng FDI, các kết quả, hiệu quả đạt đượcđồng thời nêu ra những hạn chế, tồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm tăngcường khả năng thu hút vốn FDI và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) về các phương diện: hình thứcđầu tư, số lượng, quy mô, cơ cấu, thực trạng, tác động của FDI đến nền kinh tếViệt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

3.Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích hệthống, phương pháp so sánh, đối chiếu, suy luận logic, để làm sáng tỏ và cụthể hóa nội dung nghiên cứu, đồng thời tiếp thu có phê phán và chọn lọc nhữngkết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài

4.Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểuluận gồm 3 phần chính:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư quốc tế trực tiếp FDI

Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ Singapore vào Việt Namhiện nay

Chương III: Đánh giá tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰCTIẾP (FDI)

1.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): FDI là hoạt động đầu tư được thực hiệnnhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnhthổ của một nền kinh tế khác trên nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủđầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.

Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): FDI xảy ra khi một nhà đầu tưtừ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thuhút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ đểphân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Trang 5

Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2020): Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

“Đầu tư quốc tế trực tiếp (Foreign Direct Investment): là việc nhà đầu tưchuyển tiền, các nguồn lực cần thiết đến các không gian kinh tế khác khôngthuộc nền kinh tế của quốc gia nhà đầu tư, trực tiếp tham gia tổ chức, quản lý,điều hành…việc chuyển hóa chúng thành vốn sản xuất, kinh doanh… nhằm mụcđích tìm kiếm lợi nhuận tối đa.” (Trích từ:Giáo trình Tài chính quốc tế)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động, chính sách của chính quyền, cộngđồng doanh nghiệp và dân cư để nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khíchcác nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện mục đích đầu tư phát triển Thực chất đây làviệc làm gia tăng sự chú ý, quan tâm của các nhà đầu tư để từ đó dịch chuyểnvốn đầu tư vào các địa phương hoặc ngành

1.2 Nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cảvài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệquốc tế, dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thểthiếu của mọi quốc gia trên thế giới

Về bản chất:

FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bêncòn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư Trong đó, cụ thể: Có sự thiết lập quyền vànghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư Đối với các nguồn vốn đã được đầutư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý Kèm theo quyền chuyển giao côngnghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa Có liên quan đến sự mởrộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia Luôn luôn gắn liềnvới sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế

Trang 6

- Là hình thức có tính khả thi và hiệu quả cao, không có ràng buộc chính trị,không để lại gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế

- Nhà đầu tư có thể là những chủ thể ở các quốc gia khác nhau cùng tham giavào hoạt động đầu tư

- FDI được thực hiện trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc các nềnkinh tế khác ngoài nền kinh tế quốc gia nhà đầu tư, trực tiếp cung cấp sảnphẩm cho xã hội

- Phương thức thực hiện chủ yếu là thông qua các dự án đầu tư.

1.3 Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đối với nước thực hiện đầu tư:- Đem lại sự giàu có

- Tạo ra sự cân bằng, ổn định cho nền kinh tế- Tái cấu trúc nền kinh tế, hiện đại hóa công nghệ

Đối với nước tiếp nhận đầu tư:

- Với nước phát triển: nền kinh tế có sức cạnh tranh mới, là động lực cho sựphát triển của những nền kinh tế phát triển.

- Với nước đang phát triển:

+ Bổ sung vốn đầu tư, phát triển nền kinh tế theo chiều rộng: là nguồn vốnđể thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởngkinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, góp phần chuyển dịchcơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại.

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp nền kinh tế phát triển theo chiềusâu.

+ Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước của các nước đangphát triển,

+ Giúp cho doanh nghiệp trong nước mở của thị trường hàng hóa thế giới.Mặt trái của FDI

- Nguy cơ khiến các quốc gia trở thành bãi rác thải công nghiệp của thếgiới

- Làm suy kiệt nguồn tài nguyên do khai thác bừa bãi- Nền kinh tế bị phụ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài

Trang 7

- Tàn phá, ô nhiễm môi trường.

1.4 Các hình thức và xu hướng của đầu tư quốc tế trực tiếp

Hiện nay, có rất nhiều hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp, chủ yếu là 4 hìnhthức sau:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Đây là hình thức được coi là đơn giản nhất của FDI Nhà đầu tư nướcngoài cùng với cơ sở kinh tế của nước sở tại ký kết các hợp đồng cùng nhauphối hợp thực hiện sản xuất kinh doanh những mặt hàng nào đó và mỗi bên đảmnhận những khâu công việc nhất định Các hợp đồng thường có thời gian vừaphải, phổ biến là khoảng 1 năm và không dẫn đến việc thành lập doanh nghiệpmới.

- Liên doanh

Đây là hình thức đầu tư được thực hiện khá phổ biến ở những nước đangvà chậm phát triển Nhà đầu tư nước ngoài sẽ liên kết với một hoặc một số đốitác của nước sở tại, cùng nhau góp vốn hình thức doanh nghiệp mới để tiến hànhsản xuất kinh doanh Ưu điểm là phát huy được thế mạnh riêng của mỗi bêntham gia, nhưng sau 1 khoảng thời gian hợp tác có thể dẫn đến những trườnghợp bất đồng về lợi ích, quan điểm liên doanh, làm liên doanh tan vỡ

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đây là hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay trên thế giới Doanhnghiệp mới được thành lập với 100% vốn là của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầutư nước ngoài quyết định toàn bộ các vấn đề có liên quan đến sự hoạt động vàphát triển của doanh nghiệp.

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao, xây dựng - khai thác - chuyển giaoNhững hình thức đầu tư này được thực hiện phổ biến trong các lĩnh vựcxây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá,

+ Hợp đồng xây dựng - chuyển giao: Nhà đầu tư lập dự án theo đơn đặt hàngcủa nước sở tại, sau khi đầu tư xong, nhà đầu tư chuyển giao lại cho bênđặt hàng sở tại khai thác, sử dụng và được nhà nước sở tại tạo điều kiện ưuđãi thực hiện các dự án khác để thu hút vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý

Trang 8

+ Hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao: sau khi xây dựng xong nhàđầu tư được quyền khai thác, sử dụng công trình một thời gian nhất địnhnhằm thu hút vốn đầu tư và một lượng lợi nhuận thỏa đáng, sau đó chuyểncho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại quản lý và tiếp tục khai thác, sửdụng.

Những xu hướng đầu tư quốc tế trực tiếp hiện nay:

Đầu tư quốc tế trực tiếp giữa các nước phát triển với nhau: các nước pháttriển đầu tư quốc tế trực tiếp với nhau làm tăng trưởng kinh tế bằng các việccung cấp các ưu đãi cho nền kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần cung cấp ưu đãicho nhà đầu tư, tạo nên liên minh giữa các bang, theo đó các chính quyền sẽ cósức mạnh thương lượng lớn hơn Sự liên minh cũng giúp giảm thiểu những khácbiệt về chính sách và ưu đãi (chi tiêu công, gánh nặng thuế…) Những nhà đầutư có nhiều lựa chọn về địa điểm đầu tư rõ ràng sẽ có sức mạnh thương lượnglớn hơn.

FDI từ nước phát triển đến các nước đang phát triển: Tại các nước đangphát triển, năng suất lao động tăng vọt, hội nhập vào các thị trường toàn cầungày càng mạnh mẽ, các chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả trong khi các lĩnhvực như y tế và giáo dục có những cải thiện đang thúc đẩy tăng trưởng cũng nhưtạo ra các cơ hội đầu tư rộng lớn.

Thực hiện đầu tư quốc tế trực tiếp lẫn nhau giữa các nước đang pháttriển: Các nước phát triển cùng thực hiện thu hút vốn FDI nhằm bổ sung chonguồn vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, tham gia mạnglưới sản xuất toàn cầu và làm tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công.

FDI từ nước đang phát triển vào các nước phát triển: các nước đang pháttriển luôn phải nỗ lực để nắm giữ thị trường xuất khẩu truyền thống và tìm kiếmthị trường xuất khẩu mới đối với sản phẩm có công nghệ thấp, mà nhiều nướcđang phát triển có khả năng xuất khẩu.

1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :Tình hình kinh tế và xu hướng đầu tư trên thế giới: nhân tố này có biếnđộng tích cực hay tiêu cực đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốnFDI Khi tình hình kinh tế thế giới giảm sút, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó

Trang 9

khăn làm giảm lượng đầu tư FDI và các dự án FDI cũng có nguy cơ bị ảnhhưởng.

Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư của nhà đầu tư: Cácnhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở nướcngoài mang lại hiệu quả từ việc đầu tư, đem lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tưtrong nước Tùy vào đặc điểm riêng của mỗi thị trường mà nhà đầu tư nướcngoài lại có những chiến lược và định hướng đầu tư khác nhau, căn cứ vào cácđiều kiện về môi trường đầu tư của nước thu hút đầu tư.

Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư: Nhân tố này có tác động tích cực đếnviệc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước tiếp nhận đầu tư Các quốc gia có hoạtđộng đầu tư ra nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức tích lũy nội bộtrong nước cao, có mức dự trữ ngoại tệ lớn Họ tìm cách đầu tư ra nước ngoàivới mục đích nhằm khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn dư thừa này.

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đi đầu tư: Thông qua hoạt độngthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại sẽ được chuyển giao công nghệtiên tiến, hiện đại từ các nước đầu tư Một quốc gia có trình độ công nghệ caothường làm chủ các công nghệ nguồn và nó có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinhtế và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất thải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đếnmôi trường của nước sở tại.

Sự cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực và chính sách của quốc giavề thu hút FDI: Mỗi quốc gia đều có những lợi thế về vị trí, đặc điểm tự nhiênvà kinh tế xã hội khác nhau vì thế các địa phương này sẽ tận dụng để có đượcnhững lợi thế cạnh tranh nhất định Chính sách thu hút FDI của quốc gia cũng làyếu tố tác động tới thu hút FDI Thông thường, những quốc gia có chính sáchcởi mở, thông thoáng thu hút được nhiều các nước đầu tư vào nhằm khai thácđược lợi thế và tiềm năng của mình Còn những chính sách có rào cản sẽ kìmhãm khả năng thu hút vốn FDI.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:Lực lượng lao động hiểu biết và cạnh tranh: Việt Nam có dân số 90.73 triệungười, sở hữu những lao động trẻ có tay nghề cao với tinh thần làm việc tốt vàtỷ lệ biết chữ hơn 90%, người Việt Nam được trang bị trình độ học vấn cao vàsẵn sàng phục vụ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao với chi phí cạnh tranh

Trang 10

hơn so với các nước trong khu vực.

Sức mạnh kinh tế: Sự phát triển của Việt Nam rất đáng chú ý với những cuộccải cách kinh tế và chính trị đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Vị trí địa lý và thị trường tiềm năng: Việt Nam có diện tích đất liền là331.114 km2 Phần lớn đất nước là đồi núi, với diện tích đất bằng phẳng chỉchiếm khoảng 20% Đặc điểm địa hình chủ yếu ở phía bắc là cao nguyên vàđồng bằng sông Hồng và phía nam bao gồm núi trung tâm, vùng trũng ven biểnvà đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam có đường biển đẹp dài 3.444 km, làđiều kiện lý tưởng để phát triển ngành hàng hải, thương mại, du lịch nói riêng vàvươn lên trở thành trung tâm vận tải biển của thế giới nói chung Cấu trúc địa lýđa dạng cùng với các vùng đồi núi, cao nguyên và ven biển thích hợp cho cácvùng kinh tế tổng hợp.

Môi trường kinh doanh mở: Trong những năm gần đây, xu hướng kinh doanhcủa Việt Nam đang tập trung cao độ vào khu vực kinh tế tư nhân, cùng với môitrường kinh doanh thông thoáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thịtrường Việt Nam Quốc gia này cũng khẳng định vị thế là nền tảng vững chắccho lĩnh vực CNTT và sản xuất nhờ chi phí lao động cạnh tranh và hợp lý

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)luôn là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.Việt Nam đã có nhiều lợi thế so sánh và môi trường đầu tư mạnh mẽ, nhưngcũng đang nỗ lực để trở nên hấp dẫn hơn nữa đối với các nhà đầu tư nước ngoài,bằng cách đổi mới mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh, đồng thời nhậnthức rằng khu vực FDI là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế - điều cần thiếtđể tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Với cácchính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng và môi trường đầu tư kinh doanhthuận lợi, ổn định, không ngừng được cải thiện, có thể nói Việt Nam là mộttrong những quốc gia đi đầu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thuhút đầu tư nước ngoài.

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TỪSINGAPORE VÀO VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới những năm vừaqua

Trang 11

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu đã hồi phục trở lạimức trước đại dịch vào năm ngoái, đạt 1,6 nghìn tỷ USD Các giao dịch xuyênbiên giới và tài trợ dự án quốc tế đặc biệt mạnh mẽ Tuy nhiên, sự phục hồi củađầu tư vào lĩnh vực xanh trong ngành công nghiệp vẫn còn khá yếu, đặc biệt là ởcác nước đang phát triển Tăng trưởng yếu trong các khoản đầu tư có hiệu quảthực sự có thể sẽ kéo dài vào năm 2022 Hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine gâyra khủng hoảng tài chính, nhiên liệu và lương thực, cùng với đại dịch COVID-19 đã diễn ra và sự biến đổi khí hậu, đang làm tình hình ngày càng căng thẳng,đặc biệt là đối với sự phát triển của các quốc gia Động lực phục hồi đầu tư quốctế có dấu hiệu đình trệ sớm, cản trở nỗ lực thúc đẩy tài chính cho phát triển bềnvững.

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD),đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã giảm 12% trong năm 2022 xuống còn1300 tỷ USD FDI toàn cầu tăng trưởng chậm lại chủ yếu là do các cuộc khủnghoảng đa tầng đang diễn ra trên thế giới, từ cuộc xung đột ở Ukraine đến giáthực phẩm và năng lượng tăng cao và áp lực nợ công Các hoạt động tài chínhdành cho các dự án quốc tế và các hoạt động sáp nhập xuyên biên giới cũng chịuảnh hưởng do các điều kiện tài chính bị siết chặt, lãi suất tăng và những bất ổntrên các thị trường vốn toàn cầu Xu hướng giảm thu hút FDI rõ nét nhất ở cácnước phát triển, giảm khoảng 37% xuống còn 378 tỷ USD

2.2 Chính sách thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua

Về quy mô vốn FDI

Thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong hơn 35 năm qua cho thấy sựbiến động không ngừng về quy mô vốn FDI qua các thời kỳ Theo số liệu củaBộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2010-2021, bình quân vốn FDI thực hiệnhàng năm chiếm khoảng 22-23% vốn đầu tư toàn xã hội Năm 2022, tổng vốnFDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉlục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021 Đây là số vốn FDI thựchiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022).

Tính lũy kế đến năm 2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốnFDI; trong đó, 274 tỷ USD đã được giải ngân, chiếm 62,5% tổng vốn đầu tưđăng ký còn hiệu lực.

Về cơ cấu vốn FDI

Trang 12

Đối với cơ cấu vốn theo địa phương, theo vùng kinh tế: Tính đến nay, hầuhết các tỉnh, thành phố của Việt Nam đều đã thu hút được vốn FDI với các hìnhthức đầu tư khác nhau (vốn FDI đã có mặt ở 63/64 tỉnh, thành phố trên cả nước),trong đó nhiều địa phương trở thành trung tâm của các dự án FDI Hiện nay, vốnFDI vào Việt Nam tập trung nhiều ở các vùng kinh tế trọng điểm và các địaphương có tiềm năng thế mạnh phát triển, những địa phương có điều kiện cơ sởhạ tầng tốt hơn thu hút được FDI tốt hơn, như vùng Đông Nam Bộ (gồm cáctỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,Bình Phước, Tây Ninh) và vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng,Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình,Nam Định, Ninh Bình).

Đối với cơ cấu vốn theo ngành, lĩnh vực: Vốn FDI hiện nay đã có mặt ở hầuhết các ngành kinh tế của Việt Nam Tính đến ngày 31/12/2022, các nhà đầu tưnước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốcdân Tuy nhiên, mức chênh lệch về tỷ trọng vốn FDI phân bố vào các ngành khálớn Theo số liệu năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành Công nghiệp chếbiến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6%tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2022; ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ haivới tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng kí;tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện (với vốn đầu tư đăng ký2,26 tỷ USD), hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạtgần 1,29 tỷ USD; còn lại là các ngành khác.

Đến nay, Việt Nam đã thu hút được đầu tư của hàng nghìn tập đoàn, doanhnghiệp đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các đối tác FDI lớn nhấtđến từ khu vực Đông Á Năm 2023, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tạiViệt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD,Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ ba với tổngvốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc (2,52 tỷ USD),Hồng Kông (2,22 tỷ USD).

Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nguồn vốn từSingapore đã dẫn đầu nhiều năm trong tổng số các nước đầu tư vào Việt Nam đãlà một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam Giai đoạn gần đây dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào ViệtNam luôn tăng mạnh theo từng năm Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:40

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w