Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến một số nước Châu Á giai đoạn 2005-2020” làm đề tài nghiên cứu.NỘI DUNG 1..
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN KINH TẾ
TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài: VAI TRÒ CỦA VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ, SỬ DỤNG VỐN FDI Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
Họ tên học viên: Trương Sỹ Bảo Duy
Mã học viên: MF29150095
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Cơ quan/Đơn vị công tác: Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tàichính
Vị trí công tác: Chuyên viên, Thư ký tổng hợp
Trang 2Hà Nội - 2023
Trang 3MỤC LỤ
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Giới thiệu chung về đề tài 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Tính mới của đề tài 3
1.6 Cấu trúc bài tiểu luận 3
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
2.1 Cơ sở lý thuyết 3
2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài 7
2.3 Kết luận chung rút ra từ tình hình nghiên cứu đề tài 10
3 Xây dựng mô hình kinh tế lượng 10
3.1 Mô hình hồi quy 10
3.2 Mô tả số liệu 10
3.3 Phương pháp nghiên cứu 11
3.4 Kết quả nghiên cứu 11
4 Kết luận và kiến nghị 18
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn Kinh tế lượng vào chương trình học tập và giảngdạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các giảng viên, đã tận tình giảngdạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu về môn học Trongthời gian tham gia lớp học, em đã được tiếp cận với rất nhiều kiến thức bổ ích vàcần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này Tuy nhiên, với kiến thức và
kỹ năng về môn học vẫn còn nhiều hạn chế, do đó bài tiểu luận của em khótránh khỏi những sai sót Kính mong thầy/cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luậncủa em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từlâu đời Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, ViệtNam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp để phát triển, trong đó gạo là lương thựcchính và khó có thể thay thế, lúa gạo là thức ăn căn bản của người dân ViệtNam Theo tài liệu của Chương trình điều tra mức sống của dân Việt Nam sốngtrong nước trong năm 1992-1993, cơm là thức ăn chính của 99.9% hộ dân ViệtNam và gạo đóng góp đến gần ba phần tư số năng lượng thức ăn của người ViệtNam (GSO, 1995) Khoảng 80% trong số 11 triệu hộ nông dân Việt Nam thamgia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức thủ công truyền thống.Gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước mà còn
là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn GDP lớn hàng năm cho nước ta.Ngày nay, trong bối cảnh hoạt động kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ,hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗiquốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công laođộng và trao đổi thương mại quốc tế Việt Nam, với thế mạnh là một nước nôngnghiệp có nền sản xuất lúa nước lâu đời, trở thành một trong những nước xuấtkhẩu gạo lớn nhất trên thế giới Từ đây, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến sản lượng gạo xuất khẩu ra các nước của Việt Nam trở nên cần thiết và nhậnđược nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước Trongmột vài năm trở lại đây, do diễn biến hết sức phức tạp của tình hình dịch bệnhCovid-19, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp không
ít khó khăn, thách thức Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thịtrường xuất khẩu gạo của Việt Nam để đưa ra chiến lược phát triển hợp lý là vôcùng quan trọng Với thị trường quen thuộc là các nước thuộc khối Asean, chúng
ta có niềm tin rằng sẽ đưa mặt hàng gạo Việt Nam sẽ tạo được vị thế xuất khẩu
và vươn xa hơn trên thị trường thế giới Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Phântích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến một
số nước Châu Á giai đoạn 2005-2020” làm đề tài nghiên cứu
NỘI DUNG
1 Giới thiệu chung về đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, mỗi nước đều chọn cho mìnhmột hướng đi thích hợp để cùng tiến tới một mục tiêu kinh tế là: ổn định và pháttriển lâu dài nền kinh tế Một hướng đi mà nhiều nước lựa chọn là “Công nghiệphoá hướng về xuất khẩu” Xét về điều kiện kinh tế, Việt Nam là một nước nôngnghiệp có tới hơn 80% dân số làm việc trong ngành này, do đó hoạt động xuấtkhẩu của Việt Nam ngoài dầu mỏ và than thì chủ yếu là hàng nông sản trong đómặt hàng gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất của Việt Nam Từ năm 1997, Việt Nam đãđứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu,
Trang 7phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam để từ
đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo ởViệt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết Xuất phát từ thực tiễn đó tácgiả chọn đề tài tiểu luận là: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạoxuất khẩu của Việt Nam đến một số nước Châu Á giai đoạn 2005-2020” làm đềtài nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu
- Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩugạo Việt Nam
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là sản lượng xuất khẩu gạo củaViệt Nam
- Phạm vi nghiên cứu là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thịtrường một số nước Châu Á giai đoạn 2005-2020
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm sử dụng bộ dữ liệu được thu thập tạinhững nguồn dữ liệu đáng tin cậy của Ngân hàng thế giới – World Bank,
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Trade map, Tổngcục thống kê Việt Nam
- Phương pháp xây dựng mô hình: Thông qua phần mềm Gretl
1.5 Tính mới của đề tài
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá và phân tích sâu về tìnhhình xuất khẩu gạo tại Việt Nam, đặc biệt là tình hình xuất khẩu gạo sang cácnước Châu Á trong một giai đoạn cụ thể Vì vậy, nhóm đã có một số tư liệu vànguồn thông tin cần thiết để hình thành hiểu biết giúp tiếp cận và đi sâu về vấnđề: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu của ViệtNam đến một số nước Châu Á giai đoạn 2005-2020” nhằm phân tích, đánh giámức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo củaViệt Nam
1.6 Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, nội dung bài tiểu luậngồm:
1: Giới thiệu chung về đề tài
2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
3: Xây dựng nô hình kinh tế lượng
4: Kết luận và kiến nghị
Trang 82 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết
Việc xuất khẩu gạo nói riêng cũng như xuất khẩu hàng hóa nói chung làmột phần nằm trong thương mại quốc tế Đối với phần lớn các nước trên thếgiới, thương mại quốc tế tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP Nhiều nhàkinh tế học đã đưa ra những mô hình khác nhau để dự đoán cơ cấu trao đổithương mại quốc tế và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu.2.1.1 Lý thuyết Thương mại mới
Người được ví là “cha đẻ” của trường phái “Học thuyết thương mại mới” Paul Krugman (sinh năm 1953, người Mỹ), năm 1979 (khi mới 26 tuổi) đã đưa
-ra học thuyết mới về thương mại so với các học thuyết trước đó Thuyết này giảithích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên lợi thế nhờ quy mô, theo đóviệc sản xuất hiện quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất, do quá trình chuyênmôn hóa đưa lại Trong học thuyết của mình, Paul Krugman dựa trên giả địnhngười tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm
Học thuyết của Paul Krugman được đánh giá là điểm sáng của kinh tế họchiện đại, khi có cách tiếp cận hoàn toàn mới so với các học thuyết cổ điển và tân
cổ điển Cùng với thời gian, sự khác biệt về trình độ công nghệ, vốn, kĩ thuật của các nước công nghiệp phát triển đang dần được thu hẹp Lợi thế so sánhtrong nội bộ ngành công nghiệp thường không rõ rệt, do vậy, lợi thế kinh tế nhờquy mô đã thúc đẩy quá trình thương mại quốc tế được tiến hành dưới dạng traođổi hai chiều trong nội bộ các ngành, quá trình trao đổi thương mại hai chiềukhông chỉ mang tính bổ trợ nhau mà đó là những hàng hóa tương tự nhau, nhưnglại đáp ứng được thị hiếu của những người tiêu dùng khác nhau Như vậy làthương mại đã tạo cơ hội cho các bên cùng có lợi ngay cả khi các nước không hề
có sự khác biệt về mức độ sẵn có các nguồn lực 5 hay công nghệ Lý thuyếtthương mại mới đề cao vai trò của các hiệp định thương mại liên kết các quốcgia trong việc xuất khẩu hàng hóa nói riêng và thương mại nói chung
2.1.2 Lý thuyết Heckscher-Ohlin
Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là một
mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân cônglao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nàotrên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia Eli Heckscher và BertilOhlin của Thụy Điển là hai người đầu tiên xây dựng mô hình này, nên mô hìnhmang tên họ, dù sau này có nhiều người khác tham gia phát triển mô hình Môhình dựa vào lý luận về lợi thế so sánh của David Ricardo Tuy nhiên, khác với
lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mô hình thương mại quốc
tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn
là bởi sự khác biệt về năng suất lao động
Lý thuyết H-O được xem là một trong các lý thuyết có mức độ ảnh hưởngrộng lớn trong kinh tế học quốc tế Hầu hết các nhà kinh tế học đều thích ápdụng lý thuyết này hơn so với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo bởi vì nó sử
Trang 9dụng ít giả thiết đơn giản hóa hơn Vận dụng lý thuyết H-O, Việt Nam có vốndiện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu nóng ẩm quanh năm và nguồn lao độngdồi dào thuộc top các nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.2.1.3 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong thương mạiAdam Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạtđộng ngoại thương Trong cuốn “Sự giàu có của các quốc gia” Smith (1776), A.Smith đã coi các quốc gia giống như các hộ gia đình Mỗi hộ gia đình đều thấy
có lợi khi chỉ sản xuất một vài mặt hàng đáp ứng nhu cầu của họ và mua nhữnghàng hóa của người khác, các quốc gia cũng như vậy Những người chủ gia đìnhkhôn ngoan sẽ không bao giờ cố gắng tự sản xuất ra mặt hàng nào mà chi phí bỏ
ra để sản xuất lớn hơn giá phải trả để mua mặt hàng đó Như vậy, lợi thế tuyệtđối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản xuất racùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn cóthể nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn Các quốc giatập trung chuyên môn hóa vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối,sau đó trao đổi với các quốc gia khác và kết quả là tất cả các bên hưởng lợi từthương mại quốc tế
Bên cạnh đó, Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo cho rằng “mộtquốc gia, cũng như một người, thu được lợi ích từ thương mại bằng cách xuấtkhẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có thể sản xuất với lợi thế so sánhlớn nhất, và nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏnhất” Ricardo (1817) Lý thuyết lợi thế so sánh đã chứng minh được rằng mộtquốc gia có thể thu được lợi từ thương mại cho dù quốc gia đó có lợi thế tuyệtđối hay không Lý thuyết lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiêncứu thương mại quốc tế Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970Paul Samuelson đã viết: “mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn
là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc giakhông quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mứcsống và tăng trưởng của chính mình”
2.1.4 Mô hình trọng lực
Mô hình trọng lực hay còn gọi là mô hình lực hấp dẫn (GM – Gravitymodel) là mô hình kinh tế lượng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu trong việcgiải thích khối lượng và chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia
và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế Mô hình lực hấp dẫn thươngmại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị xuấtkhẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Timbergen (1962) vàPoyhonen (1963) xây dựng và phát triển
So với các mô hình lý thuyết trên, mô hình lực hấp dẫn (Gravity model)nghiêng về phân tích định lượng hơn Ở dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dựđoán rằng trao đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước và quy
mô của hai nền kinh tế Mô hình đã được chứng minh rằng nó có tính địnhlượng tương đối mạnh thông qua các phân tích kinh tế lượng
Trang 102.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu đã chứng minh được sự thànhcông của việc áp dụng mô hình trọng lực trong việc giải thích các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia
Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu nóichung và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng được tìm thấy trongcác nghiên cứu thực nghiệm đã công bố bao gồm các nhân tố vĩ mô và nhân tố
cơ bản liên quan đến tình hình nhập khẩu gạo từ Việt Nam của từng nước nhậpkhẩu Do không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu có liên quan nên trong phần nàynên tác giả chỉ liệt kê một vài nghiên cứu tiêu biểu làm cơ sở cho nghiên cứucủa mình Trước tiên là nghiên cứu của Francesco Goletti, Nicholas Minot, andPhilippe Berry về “Marketing constraints on rice exports from Viet Nam” Bằngphương pháp định tính, tác giả này đã chỉ ra rằng các yếu tố sản lượng gạo tínhtrên mỗi người, chất lượng gạo, dân số nước nhập khẩu, thu nhập có tác độngcùng chiều đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam Thêm vào đó, yếu tố tốc
độ đô thị hóa được cho là có tác động ngược chiều vì hộ gia đình thành thị có xuhướng ăn uống thanh đạm và ít tinh bột hơn hộ gia đình nông thôn
Nghiên cứu của Zhang & Wang (2015) chỉ ra xuất khẩu của Trung Quốcvào các quốc gia Asean chịu ảnh hưởng của các yếu tố GDP các nước, khoảngcách địa lý, đường biên giới chung, ngôn ngữ sử dụng, và sự tham gia vào cácFTA
Camacho (2013) nghiên cứu hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha vớithế giới trong bối cảnh hội nhập, ngoài các biến trong mô hình hấp dẫn thươngmại truyền thống, tác giả đã kiểm định thêm được các biến về đường biên giớichung và ngôn ngữ sử dụng cũng có tác động nhất định lên luồng thương mạicủa quốc gia này
Khiyav & cộng sự (2013) kết luận GDP, tỷ giá, khoảng cách, sự tham giavào các tổ chức thương mại là những yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sảncủa những quốc gia đang phát triển Trong khi đó, các yếu tố tác GNP, dân số,mối quan hệ láng giềng, ngôn ngữ sử dụng và quốc gia nhập khẩu có giáp biểnlại tác động đến xuất khẩu nho khô của Thổ Nhĩ Kỳ (Miran, 2013)
Nghiên cứu của Weckström (2013) sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn đểkiểm định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu chung củaNga và một số lĩnh vực riêng như xuất khẩu dầu và khí ga Kết quả nghiên cứuchỉ ra khoảng cách giữa các quốc gia không có ý nghĩa trong mô hình và biến tỷgiá hối đoái thực lại có tác động dương lên xuất khẩu
Phạm Văn Nhớ và Vũ Thanh Hương (2014) đã dựa trên mô hình trọng lực
1 để xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố GDP của Việt Nam
và các đối tác, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái thực, mối quan hệ thuộc địagiữa Việt Nam với các thành viên Châu Âu và các nước Châu Âu có là thànhviên của Hội đồng tương trợ kinh tế lên dòng thương mại dịch vụ của Việt Nam
và liên minh Châu Âu
Trang 11Tác giả Mai Phương (2014) trong khóa luận với đề tài “Nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam” đã cho thấy cácyếu tố tổng sản lượng gạo trong nước, diện tích trồng lúa, đơn giá một tấn gạoxuất khẩu đều có tác động dương lên biến phụ thuộc là sản lượng xuất khẩu gạocủa Việt Nam Kết quả nghiên cứu có tồn tại mâu thuẫn khi đơn giá một tấn gạo
có tác động dương đến biến sản lượng xuất khẩu, có nghĩa là khi Việt Nam tănggiá gạo thì lượng gạo xuất khẩu đi sẽ tăng, điều này đi ngược lại với quy luậtcung cầu đối với hàng hóa thông thường
Phan Anh Tú và Phạm Thị Như Hảo (2017) với đề tài “Nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tácthương mại bằng mô hình lực hấp dẫn” nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởngđến thương mại song phương giữa Việt Nam và 52 quốc gia từ năm 2001 đếnnăm 2011 Kết quả ước lượng tìm thấy quy mô nền kinh tế Việt Nam, quy mônền kinh tế nước đối tác, khoảng cách văn hóa, khoảng cách kinh tế, mức độ cảitiến công nghệ của Việt Nam, độ mở cửa nền kinh tế, quy mô dân số ViệtNam,tỷ giá hối đoái và đường biên giới chung có ảnh hưởng đến thương mạisong phương giữa Việt Nam và 52 quốc gia này Hơn nữa, áp dụng phương pháptính tốc độ hội tụ, nghiên cứu còn tìm thấy các đối tác thương mại tiềm năngmới của Việt Nam như Châu Phi và Tây Nam Á
Võ Văn Dứt (2017) với đề tài “Các yếu tố khoảng cách quốc gia ảnh hưởngnhư thế nào đến xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam?” Sử dụng phương phápước lượng bình phương nhỏ nhất, kết quả chỉ ra rằng, khoảng cách địa lý có mốitương quan nghịch chiều và khoảng cách kinh tế có mối tương quan thuận chiềuđối với xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, khoảng cách văn hóa và khoảngcách thể chế lại không có ảnh hưởng đến xuất khẩu
Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) trong nghiên cứu cácnhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trườngASEAN trong giai đoạn 2000-2015 đã chỉ ra rằng các yếu tố tổng sản phẩmquốc nội Việt Nam (GDP), khoảng cách địa lý, lạm phát của Việt Nam, diện tíchđất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kimngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Trái lại, các yếu
tố khoảng cách kinh tế thì có tác động ngược chiều với giá trị kim ngạch xuấtkhẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015
2.3 Kết luận chung rút ra từ tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài khác nhau dựa trên các góc nhìn khác nhau của tác giả Trongkhi nghiên cứu của Francesco Goletti và các đồng sự tập trung vào nhóm cácyếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu tại các nước nhập khẩu thì tác giả Trần ThịBạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo lại chú trọng hơn vào các nhóm các yếu tốảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu gạo là Việt Nam Tuy nhiên về cơ bản,tác giả đều nhất trí trong việc các yếu tố chi phối đến sản lượng gạo xuất khẩucủa Việt Nam ra các nước đến từ nhiều nguyên nhân cả phía nước xuất khẩu,nước nhập khẩu và các yếu tố thuộc nhóm bôi trơn hoặc cản trở Một số biếnảnh hưởng được nhiều tác giả đưa vào mô hình như tổng sản phẩm quốc nội
Trang 12(GDP), tổng sản lượng gạo, dân số, về cơ bản có tác động lớn đến sản lượnggạo xuất khẩu.
3 Xây dựng mô hình kinh tế lượng
3.1 Mô hình hồi quy
Mô hình gồm 3 biến:
- Biến phụ thuộc: Tỷ giá hối đoái – TyGia (Đơn vị tính: VNĐ/USD )
- Biến độc lập:
+ Xuất khẩu - XuatKhau (Đơn vị tính: Triệu USD)
+ Nhập khẩu - NhapKhau (Đơn vị tính: Triệu USD )
TyGia = β + β XuatKhau + β NhapKhau + u 0 1 2
Trang 13Năm Xuất khẩu
(Triệu USD)
Nhập khẩu (Triệu USD)
Tỷ giá (VNĐ/USD)
- Dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đây, tác giả xác định tác động đếnsản lượng xuất khẩu gạo ra từng nước nhập khẩu của Việt Nam có rất nhiềunhân tố khác nhau Trong đó, có những nhân tố thuộc về bản thân nước xuấtkhẩu song lại có những nhân tố thuộc về đối tác hoặc cũng có thể là các nhân tố
từ bên ngoài tác động đến Do đó, vận dụng sáng tạo mô hình lý thuyết và kếtquả của các nghiên cứu đi trước, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những yếu tốảnh hưởng chính, có tác động mạnh mẽ đến sản lượng gạo xuất khẩu ra cácnước của Việt Nam bao gồm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu vànhóm yếu tố cản trở, hấp dẫn
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu gạo của nước nhập khẩu:+ Tổng sản phẩm quốc nội của các nước nhập khẩu gạo:
Xét về nước nhập khẩu, nếu GDP của một nước lớn thường đi kèm với thunhập của quốc gia đó cao, điều này đồng nghĩa với việc nước đó có khả năng chitrả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, điều này khiến cho giá trị xuấtkhẩu vào nước đó tăng lên GDP nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuấtcủa nước đó càng cao, nước đó sẽ càng có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầutrong nước và sản xuất được hàng hóa thay thế nhập khẩu Do vậy sẽ càng gâykhó khăn cho các mặt hàng của nước xuất khẩu trong việc xâm nhập thị trường