1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài vai trò của lãnh tụ nguyễn ái quốc đối với quá trình thành lập đảng cộng sản việt nam bài tập lớn kết thúc học phần

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Pháp Luật Hành Chính
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 788,47 KB

Nội dung

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một điều tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới; là kết quả của một quá trình lựa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI

VỚI QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã phách:……….

TP Hồ Chí Minh – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHÂN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 2

1.1 Tiểu sử vắn tắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2

1.2 Cơ sở lý luận 3

1.2.1 Chủ nghĩa Mác 3

1.2.2 Chủ nghĩa Lênin 3

1.2.3 Quốc tế Cộng sản 4

1.3 Cơ sở thực tiễn 4

1.3.1 Cách mạng trong nước 4

1.3.2 Cách mạng trên thế giới 5

1.4 Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 5

Tiểu kết Chương 1 7

Trang 3

Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 7

2.1 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920 và vai trò của Người trong giai đoạn này 72.2 Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 và vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này 8Tiểu kết Chương 2

11

Chương 3: HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐẾN SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG

11

3.1 Hội nghị thành lập Đảng

11

3.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng- định hướng ban đầu

mà Người đã vạch ra cho Đảng

13

3.3 Ý nghĩa lịch sử - sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

14

Trang 4

3.4 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc

15

Tiểu kết Chương 3

16

KẾT LUẬN

17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gần bảy thập kỷ vừa qua, dân tộc ta đã vượt qua một chặng đường đấu tranh cực kì khó khăn, gian khổ giành được những thắng lợi vẻ vang Từ thân phận người dân mất nước, nhân dân ta

đã anh dũng vùng lên, lần lượt đánh bại sự xâm lược của nhiều đế quốc lớn mạnh, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Lực lượng lãnh đạo nhân dân ta dành được những thắng lợi vĩ đại đó là Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhìn lại quá trình lịch sử của cách mạng Việt Nam chúng ta thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo, tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc khi thắng lợi cũng như lúc khó khăn, khi thành công cũng như lúc sai lầm, khuyết điểm ĐảngCộng sản Việt Nam ra đời là một điều tất yếu khách quan của cuộcđấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới; là kết quả của một quá trình lựa chọn con đường cứu nước, tích cực chuẩn bị vê tư tưởng, chính trị và tổ chứccủa một tập thể cách mạng; là sự sàng lọc và lựa chọn nghiêm khắc của lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi mất nước vào tay đế quốc thực dân Pháp Đảng ra đời là một bước ngoặt trọng đại tronglịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam

Trước khi Đảng ra đời đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng chúng đều bị thất bị trước sự đàn áp dã man của bạn thực dân Pháp Chỉ đến năm 1924 Nguyễn Ái Quốc trở về thống nhất baĐảng lúc bấy giờ thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thì cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng mới được giải

Trang 6

quyết Sự ra đời của Đảng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Áí Quốc- Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam Người là người Việt Nam đầu tiên nắm bắt chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng sáng tạo vào đặc điểm lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam Vai trò quan trọng của Người được thể hiện rõ nét trong quá trình thành lập Đảng cũng như trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

Làm rõ vai trò lãnh tụ của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng, thông qua các hoạt động ở nước ngoài, thông qua các hội nghị mà Người đã tham gia

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

3.2 Phạm vi nghiên cứu: các hoạt động từ những năm đầu của

thế kỷ XX đến năm 1930

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, báo chí, giáo trình, tiến trình.Phương pháp lý thuyết: nghiên cứu dựa trên lịch sử để lại.Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các dữ liệu và tổng hợp thông tin

Phương pháp logic; tiến hành tìm kiếm các thông tin để hợp nhất thành một chuỗi

5 Ý nghĩa nghiên cứu

Trang 7

Nghiên cứu để thấy được tầm quan trọng của Nguyễn Ái Quốc, tầm quan trọng đối với cách mạng Việt Nam.

NỘI DUNG Chương 1: Nguồn gốc và quá trình hình thành

1.1 Tiểu sử vắn tắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đihọc là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mấtngày 2/9/1969 tại Hà Nội

Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào

Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người

đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa Mác ra đời năm 1840, ông nghiên cứu xã hội tư

bản và khẳng định rằng sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan

Trang 8

Ở phương Tây, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản diễn ra quyết liệt, tiêu biểu có các phông trào: công nhân dệt Li-ông Pháp (1831-1834), công nhân Xilidi Đức (1844), phong trào Hiến chương Anh (1838-1848) Các phong trào này đều thất bại dothiếu tổ chức, thiếu sự liên kết và không có lý luận soi đường.Mác đưa ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lật đổ chủ nghĩa tư bản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa Năm 1848 Mác tuyên bố: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, đưa ra quy luật ra đời của Đảng Cộng sản: chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân

1.2.2 Chủ nghĩa Lênin

Bối cảnh lịch sử: chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa

đế quốc, hệ thống thuộc địa ra đời trên khắp thế giới, mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên gay gắt

Tất yếu: “sẽ không có một phong trào vững chắc nếu không

có Đảng vững chắc lãnh đạo, hãy cho tôi một tổ chức của những người cộng sản, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga này” Lênin chỉ rõ: Đảng Cộng sản là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân

Trang 9

khởi nghĩa Yên Thế Các cuộc khởi nghĩa này tuy diễn ra sôi nổi nhưng đều không thành công.

Các phong trào giải phóng dân tộc do các sĩ phu lãnh đạo, tiêu biểu như: Phan Bội Châu: chủ trương dùng biện pháp bạo động thông qua sự giúp đỡ bên ngoài chủ yếu là Nhật Bản Phan Châu Trinh: con đường cải lương

Ngoài ra còn có các phong trào đấu tranh khác nhưng cũng đều thất bại Thế nhưng các phong trào này đều không thành công

Qua đó đã thể hiện: truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam; tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lênin và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; tạo cơ sở cho phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự yếu kém trong tiến trình giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản; những hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp rộng rãi được lực lượngdân tộc

Nhìn thấy được con đường cứu nước của những nhà yêu nước

đã lâm vào bế tắc, Nguyễn Ái Quốc quyết tâm rời quê hương đi tìmcon đường cứu nước mới, tìm con đường giải phóng dân tộc

1.3.2 Cách mạng trên thế giới

Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, nhà nước của liên minh công- nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsơvích Nga ra đời, chứng tỏ quá trình hiện thực hóa của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Cuộc cách

Trang 10

mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong grafo đấu tranh của giai cấp công nhân, nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc

bị áp bức ở các nước thộc địa Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: Cách mạng tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu

Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay

Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời gắn với vai trò sáng lập của Leenin Sự xuất hiện của Quốc tế III thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công sản và công nhân thế giới Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế cộng sản (1920) chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn ÁiQuốc nhấn mạnh “An Nam muốn làm cách mệnh thành công thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”

1.4 Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy và nghiên cứu được những vấn đề hết sức có ý nghĩa trong việc giải phóng dân tộc qua các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới Người nhận ra sâu sắc những hạn chế của các nhà yêu nước đươngthời Mặc dù khâm phục lòng yêu nước nhưng Người không đồng ý

đi theo con đường cứu nước của họ Và ở đây Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua hạn chế của tầm nhìn để tìm cho dân tộc mình một con đường cứu nước khác

Trang 11

Người đã thấy được cách mạng dân chủ tư sản không thể đưalại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung

và nhân dân Việt Nam nói riêng Đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản

Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp khi Cách mạng thángMười Nga thành công, Người tham gia các hoạt động chính trị sôi nổi Và vào tháng 6, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi “Bản yêu sách 8 điểm” đến Hội nghị Vecxai, nhằm tố cáo chính sách chính sách của Pháp và đòi Chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam Dù không được chấp nhận nhưng nó cũng

đã gây tiếng vang với nhân dân Pháp và các nước thuộc địa của Pháp

Tháng 7/1920, Nguyên Ái Quốc đọc bản sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Leenin Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luận cương đã chỉ rõ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình “Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin”.Tháng 12/1920, Người đến với chủ nghĩa Mác- Leenin, tán thành Quốc tế Cộng sản III, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn

đề dân tộc và thuộc địa

Trang 12

Và từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra: chỉ có chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức

và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ

Tiểu kết Chương 1

Như vậy, đã thấy Nguyễn Ái Quốc khác với các nhà yêu nước đương thời, Người có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ,sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội lfm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc.Tinh thần dân tộc, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác- Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Chương 2: Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi tham gia hoạt động tìm đường cứu nước

2.1 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920 và vai trò của Người trong giai đoạn này

Ngày 5/6/1911, Bác Hồ với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng đi sang các nước phương tây tìm đường cứu nước

Giữa tháng 12/1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm

1776 Khi thăm pho tượng Thần Tự Do, Bác không để ý đến ánh hào quang trên đầu tượng mà chỉ xúc động trước cảnh những nô lệđen dưới chân tượng Cuối năm 1913, Nguyễn Tất thành từ Mỹ sang Anh Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp Một thời gian sau,

Trang 14

2.2 Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm

1920 đến năm 1930 và vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này

Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công,Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp

Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi “ Bản yêu sách 8 điểm” đến Hội nghị Vécxai, nhằm tố cáo chính sách của Pháp và đòi Chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam

Mặc dù không được chấp nhận, nhưng “ Bản yêu sách” đã gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc từ đó được nhiều người biết đến

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Người

vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luận cương đã chỉ rõ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đi theo Quốc tế thứ III

Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tour vào cuối tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vàtrở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên Sự kiện này đánh dấu

Trang 15

một bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường Cộng sản.

Năm 1921, Người sáng Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.Năm 1922, ra báo “Le Paria” (Người cùng khổ) vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.Năm 1923, sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (chủ yếu trên mặt trận

tư tưởng chính trị) nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước

ta Thời gian này tuy chưa thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam, nhưng những tư tưởng Người truyền bá sẽ làm nềntảng tư tưởng của Đảng sau này Đó là :

* Chủ nghĩa tư bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân dân các thuộc địa Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa

* Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng

* Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản

Trang 16

Tháng 6/1925, Người thành lập “Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” và cho xuất bản tuần báo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội.

Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Quốc tế, lập ra “Hội các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”, có quan hệ chặt chẽ với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyệnngắn ngày để đào tạo, bồi dưỡng cách mạng

Từ năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã xây dựng được cơ sở của mình ở khắp nơi Hoạt động của Hội góp phầntruyền bá tư tưởng Mác- Lênin, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam theo xu thế cách mạng vô sản Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng là bước chuẩn bị chu đáo về chính trị , tổ chức và đội ngũ cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này

Giữa năm 1927- 1930, Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm (Thái Lan ) về Trung Quốc, với danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam

Tiểu kết Chương 2

Như vậy trong giai đoạn này Người đã truyền bá tư tưởng Mac- Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị tư tưởng cà chính trị cho việcthành lập Đảng Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Thanh niêncách mạng đồng chí hội, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w