1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài cơ hội hợp tác thương mại giữa singapore việt nam singapore thái lan singapore malaysia

84 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ hội hợp tác thương mại giữa: Singapore - Việt Nam, Singapore - Thái Lan, Singapore - Malaysia
Tác giả Nguyễn Ngọc Hà An, Đinh Thị Vân Anh, Ngô Vân Anh, Ngô Thị Vân Anh, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Vũ Trang Anh, Trương Thị Lan Anh, Loan Ngọc Ánh, Ngô Thị Minh Ánh, Phạm Thị Huyền, Đỗ Quang Minh
Người hướng dẫn Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 8,32 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE (7)
    • I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINGAPORE (7)
    • II. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ SINGAPORE (8)
      • 1. Vị thế kinh tế Singapore trên thế giới (8)
      • 2. Thực trạng phát triển thương mại hàng hóa (11)
      • 3. Thực trạng phát triển thương mại dịch vụ (13)
    • III. HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – ASEAN (14)
      • 1. Giai đoạn từ năm 1976 – 2015 (14)
      • 2. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay (14)
  • CHƯƠNG II: CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - VIỆT NAM (0)
    • I. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (0)
      • 1. Giới thiệu chung về Việt Nam (0)
      • 2. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam (0)
    • II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - VIỆT NAM (43)
      • 2. Các nhân tố chủ quan (0)
    • III. THỰC TRẠNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - VIỆT NAM (45)
      • 1. Thực trạng hợp tác thương mại hàng hóa (45)
      • 2. Thực trạng hợp tác thương mại dịch vụ (32)
    • IV. CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - VIỆT NAM (35)
      • 1. Cơ hội hợp tác thương mại hàng hóa (35)
      • 2. Cơ hội hợp tác thương mại dịch vụ (36)
  • CHƯƠNG III: CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - THÁI LAN (38)
    • I. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THÁI LAN (38)
      • 1. Giới thiệu chung về Thái Lan (38)
      • 2. Tổng quan nền kinh tế Thái Lan (39)
    • II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – THÁI LAN (64)
    • III. THỰC TRẠNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – (68)
    • IV. CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – THÁI LAN (52)
    • I. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ MALAYSIA (55)
      • 1. Giới thiệu chung về Malaysia (55)
      • 2. Tổng quan nền kinh tế Malaysia (57)
    • II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – MALAYSIA (0)
    • III. THỰC TRẠNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – MALAYSIA (0)
    • IV. CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – MALAYSIA (78)
  • KẾT LUẬN (82)

Nội dung

Có thể thấy, mức thu nhập của người dân Singapore nằm trên ngưỡng cao, hướng đến mức chi tiêu cao cho đời sống, là cơ hội tiềm năng cho các hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ của c

TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINGAPORE

- Singapore có tên gọi chính thức là Cộng hòa Singapore, là một quốc đảo có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á

- Thủ đô: có cùng tên gọi với tên quốc gia - Singapore

- Quốc kỳ và quốc huy của Singapore:

- Vị trí địa lý: Là một quốc đảo ở mũi phía nam của bán đảo Mã Lai, cách đường xích đạo 137 km về phía bắc Lãnh thổ Singapore bao gồm một đảo chính hình thoi và khoảng 60 đảo nhỏ hơn bao quanh Trong 60 đảo nhỏ đó, đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore Singapore được tách khỏi Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam, cũng như tách biệt khỏi Malaysia qua eo biển Johor ở phía bắc Vị trí chiến lược này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thương mại, mà còn định hình nên những mối quan hệ chính trị và kinh tế quan trọng giữa Singapore và các quốc gia láng giềng

- Diện tích: Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á với 734 km 2

- Khí hậu: Do chỉ cách đường xích đạo 137 km nên Singapore có khí hậu xích đạo ẩm đặc trưng, với lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định (25°C đến 31°C), và độ ẩm cao quanh năm Các mùa ở Singapore không rõ ràng, với một mùa mưa và một mùa khô nhẹ Thời gian mưa nhiều nhất ở đây là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Từ tháng 6 đến tháng 9 là khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam kéo theo những cơn mưa lớn và nặng hạt nhưng cũng thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn

- Tài nguyên thiên nhiên: Singapore hầu như không có tài nguyên tự nhiên, thậm chí là nước ngọt, do đó quốc gia này ban đầu buộc phải nhập khẩu nước ngọt từ bên ngoài Singapore chỉ có một ít than, chì, nham thạch, đất sét; bên cạnh đó đất canh tác tương đối hẹp, chủ yếu để trồng một số loại cây như cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy ngành nông nghiệp tại đây không phát triển.

- Tiền tệ: Đồng Dollar Singapore (SGD)

- Dân số: 6.038.697 (tính đến tháng 2/2024), xếp hạng thứ 114 trên thế giới, hiện chiếm 0,07% dân số thế giới, với mật độ dân số là 8.627 người/km2

- Dân tộc: Singapore là một quốc gia đa văn hóa với sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo Các dân tộc cư trú chủ yếu ở Singapore bao gồm cộng đồng người Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, Âu-Á và Peranakan Trong đó dân tộc Người Hoa là dân tộc lớn nhất ở Singapore, chiếm đến 76% dân số trên cả nước, còn lại là 13% là người Malaysia, 9% là người Ấn Độ, 3% là người Peranakan và những dân tộc khác.

- Ngôn ngữ: Singapore là tập hợp của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới vì vậy sự đa dạng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi Singapore có 4 ngôn ngữ chính thức:tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Quan thoại, và tiếng Tamil Trong đó, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến Ngoài ra việc này cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách song ngữ tiên tiến của thủ tướng Lý Quang Diệu nhằm thu hút nhân tài ở khắp nơi trên thế giới có thể đến sống và làm việc trên đất nước này một cách nhanh nhất Vì vậy mà tiếng Anh trở nên phổ biến ở đất nước này trong mọi hoạt động từ hành chính cho đến các chương trình giảng dạy.

TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ SINGAPORE

1 Vị thế kinh tế Singapore trên thế giới

- Vị trí trên thế giới trong lĩnh vực thương mại: Theo báo cáo của WTO trong World Profile2 2023, Singapore xếp hạng thứ 16 trong thương mại hàng hóa, và thứ 8 trong thương mại dịch vụ.

- Singapore là một nước phát triển mạnh với nền kinh tế thị trường tự do, trong đó nhà nước đóng vai trò chính Môi trường kinh doanh mở cửa, cung cấp môi trường pháp

8 lý thân thiện, giá cả ổn định và được xếp hạng là một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới.

- GDP năm 2022 đạt 466.789 triệu USD

Biểu đồ GDP các nước ASEAN năm 2022 (USD) Trong năm 2022, Indonesia là nước có GDP cao nhất ASEAN, với hơn 1.318 tỷ USD GDP của Singapore kém hơn gần 3 lần so với GDP của Indonesia Tuy nhiên, mức GDP của Singapore vẫn được xếp vào nhóm các nước có GDP cao trong ASEAN Theo đó nhóm này bao gồm Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam Mức GDP của Singapore cao hơn Myanmar 8 lần, Campuchia 16 lần Mức chênh lệch GDP của Singapore với Brunei và Lào lên đến gần 30 lần Như vậy nhìn chung, GDP của Singapore so với một nửa các nước trong ASEAN là có sự tương đồng, tuy nhiên lại chênh lệch khá lớn với một số nước như Lào, Brunei…

- Singapore là một nền kinh tế có thu nhập cao Theo dữ liệu Ngân hàng thế giới, Singapore đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 82.807 USD tính đến năm 2022, nằm trong nhóm 10 nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới Xét trung bình giai đoạn 2018 – 2022, mức thu nhập bình quân đầu người của Singapore cao hơn 6 lần so với thế giới Có thể thấy, mức thu nhập của người dân Singapore nằm trên ngưỡng cao, hướng đến mức chi tiêu cao cho đời sống, là cơ hội tiềm năng cho các hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ của các nước khác với Singapore.

- Singapore được ngân hàng thế giới xếp hạng thứ hai thế giới và đứng đầu ASEAN trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2019 (Ease of Doing

Business) Do đó, có thể nói đây là môi trường có nhiều thuận lợi cho hoạt động thương mại.

- Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, chế biến điện tử, công nghệ lọc dầu, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy điện tử và hàng bán dẫn.

- Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore 2018 - 2022: Nhìn chung, tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu của Singapore khá cân bằng trong từng năm Tổng trao đổi của Singapore với thế giới có xu hướng giảm nhẹ từ 2018 - 2020, và bắt đầu tăng mạnh trở lại từ 2020 - 2022 Theo đó, năm 2021 tổng lượng xuất nhập khẩu 2021 tăng gần 162 triệu USD so với năm 2020 Đến năm 2022, tổng lượng xuất nhập khẩu của Singapore đã lên đến gần 1 tỷ USD Một điều đáng để tâm là dù lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Singapore có sự biến động trong giai đoạn 2018 - 2022, thì tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu của Singapore luôn giao động trong khoảng 2.05 - 2.07% tổng xuất khẩu của các nước trên thế giới, và tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu của Singapore chiếm khoảng 1.85% tổng nhập khẩu của các nước trên thế giới.

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2018 - 2022 (USD)

2 Thực trạng phát triển thương mại hàng hóa

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Singapore: Theo dữ liệu của trademap.org (Trung tâm thương mại quốc tế - ITC), những mặt hàng xuất khẩu chính của Singapore năm 2022 bao gồm: Máy móc thiết bị và linh kiện điện; máy ghi âm, phát thanh, truyền hình…; Máy móc phụ tùng và các bộ phận liên quan; Nhiên liệu thô, dầu thô và các sản phẩm chế biến từ chúng; Các thiết bị quang học, máy chụp hình, máy quay phim, kiểm tra, đo lường trong phẫu thuật và y tế; Kim loại (sắt, thép…) nhựa và các sản phẩm từ chúng

Biểu đồ cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Singapore năm 2022 Đơn vị: %

- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Singapore

Biểu đồ cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Singapore năm 2022 Đơn vị: %11

Theo dữ liệu của ITC, những mặt hàng Singapore nhập khẩu chủ yếu năm 2022 bao gồm: Máy móc và thiết bị điện, máy ghi âm…; Nhiên liệu thô, dầu thô và các sản phẩm được chế biến từ chúng, khoáng sản, chất bitum; Máy móc, phụ tùng nồi hơi và các bộ phận liên quan; Ngọc trai, đá quý; Nhựa và các sản phẩm từ chất dẻo…

- Đối tác xuất nhập khẩu hàng hóa của Singapore:

Theo dữ liệu của Trademap (ITC), Singapore xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất sang Trung Quốc với tỷ lệ 12.4% hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc là đối tác xuất khẩu hàng đầu của Singapore với mặt hàng liên quan đến dầu thô và các thiết bị quang học, kỹ thuật và y tế Đây là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc Malaysia đứng thứ ba với tỷ lệ 10%; Thái Lan đứng thứ chín với tỷ lệ 3.39%; và Việt Nam là nước thứ 10 trong 10 nước Singapore xuất khẩu hàng hóa sang nhiều nhất với tỷ lệ tương ứng là 3.34%.

Singapore nhập khẩu nhiều nhất hàng hóa của Trung Quốc với tỷ lệ 13.2% tổng hàng hóa nhập khẩu của nước này Một trong những nguyên nhân Singapore nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Trung Quốc nhât, vì mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc có máy móc, thiết bị điện (chiếm đến 26.3% tổng kim ngạch xuất khẩu) Trong khi đó, máy móc, thiết bị điện là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore Đứng thứ hai là Malaysia với con số ấn tượng 12.5% Malaysia là đối tác nhập khẩu chủ lực của Singapore do Malaysia là một nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và

12 nông sản, là mặt hàng Singapore gặp hạn chế với nguồn cung nội địa do yếu tố địa lý, khí hậu Thái Lan là nước thứ chín trong bảng xếp hạng các nước Singapore nhập khẩu hàng hóa với tỷ lệ nhập khẩu là 2.7% Việt Nam có xếp hạng 19 – xếp hạng khá thấp trong các nước Singapore nhập khẩu hàng hóa, với tỷ lệ Singapore nhập khẩu hàng hóa Việt Nam là 1.15%

3 Thực trạng phát triển thương mại dịch vụ

Biểu đồ 1.2.7: Thương mại dịch vụ của Singapore (%) 2022

- Vận chuyển: Khi nhắc về Singapore điều trông thấy rõ ràng nhất vị trí thuận lợi trong giao thương theo đường biển Singapore có thể nói là hải cảng quan trọng hàng đầu của Châu Á nói riêng và của cả thế giới nói chung Singapore cung cấp cho các doanh nghiệp mạng lưới kết nối với 200 hãng tàu đến 600 bến cảng trên 120 quốc gia, với những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ khác (Ocs) năm 2022 Đơn vị: %

- Dịch vụ kinh doanh: Singapore vốn được biết đến như một “Cảng thương mại” quan trọng, đặc biệt là với những giao dịch được thực hiện giữa các quốc gia phương

13 Đông và phương Tây Singapore lấy dịch vụ trọng điểm là giao thương xuất nhập khẩu, vì thế các thủ tục hải quan rất rõ ràng và nhanh chóng.

- Dịch vụ tài chính: Nhờ môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia tài chính trình độ chuyên môn cao, môi trường pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, môi trường kinh tế và chính trị lành mạnh đã góp phần đưa Singapore trở thành một trung tâm tài chính và công nghệ tài chính toàn cầu.

- Các quốc gia mà Singapore hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ bao gồm: Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc…

HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – ASEAN

- 1976 – 1991: Thương mại của Singapore với ASEAN chỉ tăng từ 5.8 tỷ USD lên khoảng 9.5 tỷ USD.

- 1992 – 1997: Tỷ trọng thương mại của Singapore – ASEAN trong tổng kim ngạch thương mại toàn cầu của Singapore tăng từ 20% (1985) lên gần 30% (1996). Nguyên nhân của sự tăng trưởng rõ rệt này đến từ việc ASEAN thông qua AFTA và chương trình CEPT năm 1993 Tuy nhiên, trên thực tế, cường độ thương mại trong thương mại Singapore – ASEAN đã giảm từ 1990 – 1996.

- 1998 – 2015: Thương mại Singapore - ASEAN tăng 170% vào cuối năm 2015, chiếm gần 33% tổng thương mại toàn cầu của Singapore Cường độ thương mại của Singapore - ASEAN cũng bắt đầu tăng ở giai đoạn này và tiếp tục đến năm 2015 Quan hệ thương mại của Singapore tập trung với Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

2 Giai đoạn từ năm 2016 đến nay

- 2016 – 2022: Theo báo cáo của ASEAN Statistical Yearbook 2023, giá trị xuất khẩu của Singapore với các nước ASEAN lên đến gần 805.000 triệu USD, chiếm đến 33,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nội khối ASEAN, khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore với thế giới.

- Giá trị nhập khẩu của Singapore từ các nước ASEAN đạt gần 570.400 triệu USD, chiếm khoảng 26,7% tổng kim ngạch nhập khẩu giữa các nước ASEAN Tuy nhiên

14 móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh và xăng dầu các loại.

Hình 1.1 Tỷ trọng nhóm mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2021

Nhóm hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng chủ lực dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore trong cả giai đoạn 2018-2022, và 2023 vẫn đang dẫn đầu trong các nhóm mặt hàng, chiếm tới 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore năm 2022, và có xu hướng tăng qua các năm Và Mạch tích hợp là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm hàng này, chiếm tới 12,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này năm 2021.

Nhóm hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đứng thứ 2 trong kim ngạch và chiếm 14,5% trong tổng kim ngạch 2022, tăng 11,8% so với 2021 Trong đó Thiết bị phát sóng là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm này, chiếm 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này năm 2021.

Hình 1.2 Tỷ trọng nhóm mặt hàng Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2021

Nguồn: OEC Tiếp đến là nhóm hàng Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh có kim ngạch xuất khẩu gần với nhóm hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, và cũng là 1 trong những nhóm hàng có tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này Trong đó, mặt hàng Thủy tinh gia công chiếm tỉ trọng cao nhất nhóm này, chiếm 3,83% tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường này năm 2021.

Ngoài ra các mặt hàng cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây như phương tiện vận tải và phụ tùng; giày dép các loại; sản phẩm từ sắt thép; kim loại thường khác và sản phẩm; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc và cà phê Việt Nam chính là một trong những thị trường trọng tâm giúp Singapore bù đắp sự thiếu hụt hàng hóa, nhất là các sản phẩm về nông sản, thủy sản, thực phẩm và xây dựng. b) Nhập khẩu

Biểu đồ các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2018-2022

(Đơn vị: triệu USD) Kết hợp với số liệu gần nhất của OEC, có thể thấy các mặt hàng chủ lực trong kim ngạch nhập khẩu từ Singapore của Việt Nam như: xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; chất dẻo nguyên liệu; chế phẩm thực phẩm khác; hóa chất.

Hình 1.3 Tỷ trọng nhóm mặt hàng Xăng dầu các loại Việt Nam nhập khẩu từ Singapore

Nguồn: OEC Nhóm hàng Xăng dầu các loại vẫn dẫn đầu trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore của Việt Nam trong cả giai đoạn 2018-2022, chiếm tới 37,6% trong kim ngạch

30 nhập khẩu của thị trường này năm 2022 Năm 2023 nhóm mặt hàng này vẫn đang dẫn đầu và có xu hướng tiếp tục tăng Trong đó, Dầu mỏ đã lọc chiếm tỉ trọng cao nhất, tới 11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này năm 2021.

Hình 1.4 Tỷ trọng nhóm mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021

Nguồn: OEC Nhóm hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 2 trong kim ngạch, và đạt 11,3% trong tổng kim ngạch 2022 Và Mạch tích hợp là mặt hàng đứng đầu trong nhóm này, chiếm 6,25% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này năm 2021. Đây cũng là mặt hàng đứng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore, do nó là một mặt hàng đặc biệt, có tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất của quốc gia nên nó vừa được xuất khẩu vừa được nhập khẩu với số lượng lớn.

Hình 1.5 Tỷ trọng nhóm mặt hàng Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021

Nguồn: OEC Tiếp đến nhóm hàng Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh đứng thứ 3 trong kim ngạch, và đạt 8,35% trong tổng kim ngạch 2022, tăng 17,1% so với 2021. Trong đó, Hỗn hợp nước hoa chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm hàng này, tới 4,26% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này năm 2021.

Nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu từ Singapore trong thời gian gần đây đa phần có xu hướng tăng so với giai đoạn trước đó.

2 Thực trạng hợp tác thương mại dịch vụ

Việt Nam luôn coi các nước ASEAN, trong đó có Singapore, là một trong những mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển logistics của Việt Nam Với hệ thống cảng biển lớn và hiện đại bậc nhất thế giới, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia phát triển hàng đầu về logistics Singapore là quốc gia có nhiều kinh nghiệm phát triển ngành dịch vụ logistics và tiềm năng liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore trong lĩnh vực này vẫn còn rất nhiều dư địa Năm 2018, tập đoàn YCH của Singapore đã liên doanh với tập đoàn T&T quyết định đầu tư phát triển Dự án Trung tâm Logistics và cảng cạn quốc tế tại Vĩnh Phúc

Hiện nay, Singapore dẫn đầu ASEAN và đứng thứ hai trên thế giới về vốn đầu tư tại Việt Nam với 3.095 dự án, tổng vốn 70,8 tỷ USD, chiếm 22,9% tổng vốn FDI đăng ký. Các dự án đầu tư của Singapore tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, thứ hai là kinh doanh bất động sản và thứ 3 là lĩnh vực sản xuất điện; và không ngừng "bành trướng" ở sân chơi công nghệ.

"Siêu dự án" của Singapore tại Việt Nam gần đây là nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu (cấp phép năm 2020, vốn đăng ký 4 tỷ USD); khu nghỉ dưỡng Nam Hội An ở Quảng Nam (cấp phép năm 2010, vốn đăng ký 4 tỷ USD) và dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (cấp phép năm 2021, vốn đăng ký 3,12 tỷ USD) Đặc biệt từ năm 1996 tới nay đã có 12 khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) trên khắp cả nước, thu hút tổng vốn đầu tư trị giá khoảng 17 tỷ USD và đã tạo ra hơn 300.000 việc làm tại Việt Nam

Ngày 05/4/2023, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ

CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - VIỆT NAM

CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - VIỆT NAM

Xét về nhiều mặt, Thái Lan có một vị trí rất quan trọng và đặc biệt trong chính sách của Singapore với Đông Nam Á bởi Thái Lan nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, giữ một vị trí lớn trong khu vực biên giới chung với nhiều quốc gia như Campuchia, Lào, Malaysia, và Myanmar Thái Lan còn có các cảng biển quan trọng như Laem Chabang, một trong những cảng lớn nhất ở Đông Nam Á Sự hiện diện của các cảng biển này tạo ra cơ hội tốt cho Singapore để thúc đẩy hoạt động logistics và vận chuyển hàng hóa, do Singapore là một trung tâm logistics quốc tế Bên cạnh đó, Thái Lan có một thị trường tiêu thụ lớn và đa dạng, điều này mang lại nhiều cơ hội cho Singapore để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến Thái Lan.

Cơ sở quan hệ hợp tác thương mại giữa Singapore và Thái Lan cũng được hình thành thông qua một số sự kiện có ý nghĩa quan trọng:

● Năm 1871, Vua Rama V của Xiêm đến thăm Singapore và đây là lần đầu tiên Quân chủ Thái Lan đến thăm nước ngoài Dù khi đó Singapore chưa thành lập

● 1997: Hai nước thiết lập quan hệ “Đối tác nâng cao”

● 2005: Chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Singapore đến Thái Lan

● Quan hệ song phương giữa Cộng hòa Singapore và Vương quốc Thái Lan chính thức bắt đầu từ năm 1965, khi Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngay sau khi Singapore độc lập

● Giai đoạn những năm 1960-1970 Là giai đoạn kinh tế Singapore phát triển mạnh mẽ Thái Lan tập trung thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội Năm

1967, cả Singapore và Thái Lan cùng tham gia làm thành viên sáng lập của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

● Giai đoạn 1980-1990, cả hai quốc gia đã tăng cường thương mại và đầu tư, với Singapore trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Thái Lan Cả hai quốc gia cũng tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế Đến tháng

7 năm 1997, khủng hoảng tài chính châu Á bùng phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực Cả Thái Lan và Singapore đều phải đối mặt với những thách thức từ nền kinh tế nặng nề Đến tháng 8 năm 2009, AFTA có hiệu lực, giúp tăng cường thương mại giữa Thái Lan và Singapore.

Hiện tại, Singapore và Thái Lan chia sẻ mối quan hệ thương mại mạnh mẽ thông qua nhiều hiệp định khác nhau, trong đó một số quan trọng bao gồm Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) và các hiệp định thương mại đặc biệt khác Mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.

● Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA) là một trong những cầu nối quan trọng, đưa Singapore và Thái Lan gần nhau hơn trong hành trình hợp nhất thị trường ASEAN Được xem là một trong những hiệp định quan trọng nhất trong khu vực, ATIGA đã góp phần lớn vào sự phát triển bền vững và hiệu quả của cả hai quốc gia. Bằng cách giảm thuế quan và loại bỏ rào cản thương mại, ATIGA đã mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp Singapore và Thái Lan, thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường năng lực cạnh tranh Đối với Singapore, nền kinh tế phát triển với sự đa dạng trong các lĩnh vực, ATIGA mở rộng cơ hội xuất khẩu và đầu tư, củng cố vị thế của đảo quốc này trong thị trường ASEAN Còn Thái Lan, với ngành công nghiệp sản xuất mạnh mẽ, được hưởng lợi lớn từ việc giảm rào cản và thủ tục hải quan ATIGA không chỉ giúp Thái Lan tăng cường xuất khẩu hàng hóa mà còn mở ra cánh cửa cho việc đổi mới trong sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.

● Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) đã đánh dấu một bước quan trọng trong hành trình hợp nhất kinh tế của ASEAN (AEC), đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Hiệp định này hứa hẹn mở ra những cơ hội mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác thương mại dịch vụ giữa Singapore và Thái Lan, cũng như tất cả các quốc gia thành viên khác của ASEAN Việc tăng cường thỏa thuận

44 thương mại trong lĩnh vực dịch vụ không chỉ thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ và kiến thức mà còn tạo ra những cơ hội đầu tư mới và thúc đẩy sự đổi mới Đối với Singapore và Thái Lan, những quốc gia với nền kinh tế đa dạng và mạnh mẽ, ATISA mở cánh cửa cho sự đối thoại và hợp tác chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ phân phối và hậu cần, tăng cường hiệu suất chuỗi cung ứng và giá trị thêm cho cả hai nền kinh tế.

CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - VIỆT NAM

1 Cơ hội hợp tác thương mại hàng hóa

Thứ nhất, thương mại dự kiến tăng trưởng ổn định và bền vững, đặc biệt là nguồn vốn FDI đến từ các doanh nghiệp FDI của Singapore Tại Diễn đàn doanh nghiệp khu vực Singapore lần thứ 7 ngày 7/7/2023, bộ trưởng bộ KH-ĐT đã khẳng định: "Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp FDI nói chung, doanh nghiệp Singapore nói riêng có thể hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trên tinh thần chia sẻ, bổ sung, hỗ trợ để nâng cao năng lực các đơn vị nội địa, vươn lên cùng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu".

Thứ hai, Singapore có thể tiếp tục là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong khu vực về xuất khẩu hay nói cách khác đó là sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tương đối bền vững, các mặt hàng chế biến có giá trị cao chiếm tỷ trọng từ 67-76% Trong năm 2023, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều đạt 9,2 tỷ USD, cả Việt Nam và Singapore đều có thể nhìn thấy rõ được tương lai và sự gắn kết chặt chẽ về thương mại hàng hóa giữa hai nước Đặc biệt trong năm 2023, có hai nhóm ngành hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng mạnh so với các tháng trước trong năm 2023 và so với cùng kỳ năm trước, đó là hàng dầu thực động vật, chất béo (tăng 136,91%); muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi và xi măng (tăng 133,49%) Đây là những ngành hàng tiềm năng cho việc hợp tác thương mại giữa 2 nước trong thời gian tới.

Nguồn: Keppel Thứ ba, thông qua các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Singapore trong hiện tại, Việt Nam có thể hướng đến những mối quan hệ hữu nghị thân thiết hơn, tiến tới nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới như cả hai nước đang dự định trong chuyến thăm chính thức đến Singapore vào đầu năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Từ phía cả hai nước sẽ có những mong đợi về những chính sách khuyến khích riêng như ưu đãi thuế, hải quan.

2 Cơ hội hợp tác thương mại dịch vụ a) Logistics

Singapore, một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực logistics, với hệ thống cảng biển và giao thông lớn trên thế giới, việc hợp tác với Singapore là cơ hội để thúc đẩy, phát triển các dịch vụ và hệ thống giao thông, hạ tầng hiện đại ở Việt Nam nhằm thu hút các luồng trung chuyển hàng hóa mới qua khu vực Trong khi đó, Việt Nam luôn xác định logistic là một ngành dịch vụ quan trọng, có những ảnh hưởng nhất định.

Các tọa đàm, dự án về hệ thống cảng biển, tiêu biểu như Tọa đàm “Việt Nam - Singapore: Thương mại và kết nối” sẽ tiếp tục được kiến nghị và tiến hành Cụ thể, trong tọa đàm, Việt Nam đã được tham quan các cảng biển của Singapore dưới sự quản lý của Port of Singapore Authority (PSA) nhằm hiểu sâu hơn về cách tiếp cận của Singapore về cảng tự động, cảnh xanh Từ đó, thúc đẩy phát triển hệ thống cảng biển ở Việt Nam, đồng

36 thời hai nước cũng có sự am hiểu về cơ sở hạ tầng logistics của cả hai phía b) Du lịch

Việt Nam hiện là một trong 10 thị trường quan trọng của Singapore về nguồn khách du lịch với hơn 280 nghìn lượt du khách ghé thăm trong 7 tháng qua.Thời điểm trước đại dịch Covid-19, lượng du khách từ Việt Nam đến Singapore duy trì mức tăng trưởng ổn định khoảng 13% hằng năm, chứng minh tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường này Các dự án hợp tác kích cầu du lịch giữa các hãng hàng không của Việt Nam và Tổng cục du lịch Singapore được ký kết nhiều hơn.

Thông qua các phiên họp giữa ủy ban hợp tác du lịch Việt Nam và Singapore, cả hai bên đã trao đổi, giới thiệu các lịch trình, dịch vụ và tiềm năng hợp tác du lịch tàu biển giữa hai bên với mong muốn thúc đẩy hợp tác du lịch tàu biển, kết nối điểm đến, gia tăng trao đổi khách du lịch giữa hai nước.

CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE - THÁI LAN

TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THÁI LAN

1 Giới thiệu chung về Thái Lan a) Lịch sử hình thành

Lịch sử Thái Lan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực Thái Lan hiện nay trong thiên niên kỷ thứ nhất Người Thái thành lập những quốc gia của riêng họ. Những quốc gia này bị đe dọa bởi Miến Điện và Đại Việt, cũng như sự đối đầu giữa người Thái và người Lào Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các đế quốc Châu Âu Sau sự kết thúc của nền quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan nằm dưới chế độ quân sự trong 60 năm trước khi chuyển sang thể chế quân chủ lập hiến như hiện nay. b) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Thái Lan có diện tích 513.115 km Quốc gia này nằm ở khu vực phía 2 đông nam Châu Á, phía tây của bán đảo Đông Dương và bắc bán đảo Malacca trong vĩ độ nhiệt đới gần xích đạo Phía Đông Bắc giáp Lào, phía Đông Nam giáp Campuchia và vịnh Thái Lan, phía Tây giáp biển Andaman - Ấn Độ Dương và Myanmar, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia. Địa hình: Vùng trung tâm của Thái Lan là một đồng bằng lưu vực sông Mê-nam màu mỡ đông dân Vùng phía Bắc có nhiều núi, trong đó có đỉnh Doi Inthanon, cao 2.595 m Cao nguyên Khô-rát nằm ở Đông Bắc Nối liền Thái Lan với Malaysia là eo đất Kra có nhiều núi Những con sông chính chảy qua quốc gia này là sông Mê - Kông dài 4.350 km và sông Mê - nam dài 1.200 km

Khí hậu: Thái Lan có khí hậu cận nhiệt đới, mưa nhiều, thời tiết ấm áp, nhiều mây và gió mùa ở khu vực Đông Nam; từ tháng 10 đến giữa tháng 3 thời tiết khô, lạnh ở khu vực Đông Bắc, ở rẻo đất phía Nam luôn nóng và ẩm ướt Nền khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp, những cây lương thực (gồm gạo ướt, gạo nương, đậu nành, sắn, ngô),

38 cây công nghiệp lâu năm (cao su, bạch đàn, gỗ tếch) và cây ăn quả nhiệt đới (me ngọt, xoài, mãng cầu, chuối, cam, vải thiều),

Tài nguyên thiên nhiên: Thái Lan có khoáng sản, đất và rừng Một số khoáng sản được khai thác bao gồm than, khí đốt tự nhiên, vàng fluorit, chì, mangan, cao su, đá vôi, đá bazan, nibi, kẽm, thiếc, vonfram, thạch cao, muối mỏ và than non Quốc gia này có triển vọng đối với khoáng sản phân bón, kali Khí đốt tự nhiên cũng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng ở Thái Lan Sau Canada, Thái Lan là nước xuất khẩu thạch cao lớn thứ hai thế giới Bên cạnh đó, khoảng 28% đất đai của Thái Lan được trồng rừng với lâm sản có giá trị nhất là gỗ cứng Hàm đất phù sa phong phú được tìm thấy dọc theo Chao Phraya vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của lúa nước Thái Lan luôn nằm trong top đầu thế giới về xuất khẩu gạo. c) Dân số

Thái Lan là một nước khá đông dân với 71.856.182 người vào tháng 2/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện chiếm 0,89% dân số thế giới Thái Lan đang đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ NESDC dự kiến Thái Lan sẽ trở thành một xã hội “già” vào năm tới, với những người từ 60 tuổi trở nên chiếm 20% dân số Qũy đạo này sẽ đưa Thái Lan trở thành một xã hội “siêu già” vào năm 2031 hoặc 2032, nơi những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 28 dân số Đây chính là một trong những thách thức lớn mà Thái Lan phải đối mặt.

2 Tổng quan nền kinh tế Thái Lan

Nền kinh tế Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia Thái Lan là một quốc gia công nghiệp mới nổi với thu nhập trung bình cao và là thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). a) Tình hình kinh tế chung

Thái Lan là nền kinh tế có thu nhập trung bình cao, thị trường tài chính mới nổi.

Có tiền thân là một nước công nghiệp truyền thống, Thái Lan hiện đã trở thành một nước công nghiệp mới Nền kinh tế Thái Lan chủ yếu dựa trên sản xuất nông sản, du lịch, sản xuất ô tô và xuất khẩu các sản phẩm điện với kim ngạch xuất khẩu 60% GDP.

Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia, và với vị thế thu nhập trên trung bình, đóng vai trò là mỏ neo kinh tế cho các nước láng giềng đang phát triển Nền kinh tế của đất nước có vẻ phục hồi và, theo IMF, dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải bất chấp chính trị trong nước.

Biểu đồ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: % Theo số liệu của Worldbank, năm 2019, Thái Lan đạt GDP là 544,1 tỷ USD, đứng thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia (1.119 tỷ USD) GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2019 là 7.808,193 USD, đứng thứ 4 Đông Nam Á sau Singapore (65.233,282 USD), Brunei (31.086,751 USD), Malaysia (11.414,838 USD) Năm 2019, Thái Lan có 38.989.896 người trong lực lượng lao động

Năm 2020 là năm nền kinh tế Thái Lan gặp ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, nhất là thị trường du lịch tại xứ sở “Chùa Vàng” Các làn sóng Covid 19 liên tiếp đã làm gián đoạn nền kinh tế Thái Lan trong nửa đầu năm 2021 tiếp đó, tuy nhiên những tác động của chúng được giảm thiểu nhờ sự phục hồi nhu cầu toàn cầu và hỗ trợ tài chính đáng kể

Nền kinh tế Thái Lan có dấu hiệu cải thiện tốt hơn mong đợi trong năm 2022 nhờ nhu cầu trong nước mạnh hơn, sự phục hồi của lĩnh vực du lịch và tiếp tục mở rộng xuất khẩu hàng hóa Năm 2023, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh do nhu cầu mạnh hơn từ Trung Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ, tăng trưởng tiêu dùng cá nhân và sự phục hồi của ngành du lịch.

Theo báo cáo, tăng trưởng vào năm 2024 dự kiến sẽ ở mức vừa phải ở mức 3,6% và 3,4% vào năm 2025, trong đó du lịch và tiêu dùng cá nhân vẫn là động lực tăng trưởng chính trong khi nhu cầu bên ngoài suy yếu.

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan giai đoạn 2008-2021 Đơn vị: tỷ USD b) Thương mại hàng hóa

- Là một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, năm 2019, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan là ô tô, máy tính, các bộ phận và phụ tùng, đá quý và đồ trang sức, lúa gạo và cũng là nhà xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới của năm

- Thái Lan chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản.

- Mặt hàng nhập khẩu chính: dầu mô, máy móc, hóa chất, máy móc thiết bị cơ khí,

- Năm 2021, Thái Lan nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ các quốc gia: Trung Quốc (25%), Nhật Bản (13%), Mỹ (5,5%) và Malaysia (4,5%), c) Thương mại dịch vụ

Thái Lan xuất khẩu mạnh mẽ các phân ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, y tế, tài chính, viễn thông, Nhờ vào sự đa dạng và tính cạnh tranh của các phân ngành dịch vụ này, Thái Lan đã xây dựng được một vị thế mạnh mẽ trong thị trường quốc tế và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

- Du lịch: Du lịch là một ngành xuất khẩu chủ lực của Thái Lan Quốc gia này có một số điểm đến du lịch nổi tiếng như Bangkok, Pattaya, Phuket và Chiang Mai Du lịch ở Thái Lan đóng góp một phần lớn vào nguồn thu ngoại tệ và tạo ra nhiều việc làm cho người dân.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – THÁI LAN

Được coi là nước láng giềng gần nhất của Singapore, Malaysia và Singapore có lịch sử và quan hệ ngoại giao vô cùng thân mật và gần gũi nhau Singapore trước đây từng là một phần của Liên bang Mã-lai-á, nhưng vào năm 1965 đã xảy ra sự xung đột về chính trị và căng thẳng giữa các mối quan hệ chủng tộc (người Mã Lai và người Hoa ở

Mã Lai) nên đã dẫn đến sự chia rẽ thành 2 quốc gia độc lập Mặc dù như vậy giữa hai nước vẫn giữ gìn quan hệ thân mật và gần gũi cao độ, kinh tế và xã hội nương tựa lẫn nhau mà tồn tại Các loại thực phẩm thiết yếu như các loại thịt tươi mới, nước sạch và các loại rau củ quả của Singapore đều do Malaysia xuất khẩu, bên cạnh đó rất nhiều người dân Malaysia cũng đến Singapore sinh sống và làm việc, thậm chí một số người Malaysia có quyền cư trú lâu dài ở Singapore Mặc dù trong 40 năm qua, quan hệ song phương giữa 2 quốc gia trải qua nhiều sự thăng trầm nhưng hiện nay Chính phủ 2 quốc gia đã và đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ hợp tác và ngày càng trở nên chặt chẽ, mật thiết, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư Có thể nói, mối quan hệ hợp tác thương mại giữa 2 quốc gia láng giềng này được hình thành và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cả 2 quốc gia.

Về vị trí địa lý, Singapore và Malaysia là 2 quốc gia láng giềng của nhau, có chung đường biên giới rất dài, điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa 2 quốc gia Bên cạnh đó, Malaysia và Singapore cũng sở hữu những cảng biển lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải Cảng Singapore là một trong những cảng biển lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới, sự phát triển của cảng biển này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa giữa Malaysia và Singapore Malaysia, với các cảng như Port Klang và Penang, cũng giữ một vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dịch vụ vận tải biển cho Singapore và khu vực lân cận.

Về nguồn nhân lực, Malaysia cung cấp một lực lượng lao động lớn cho các doanh nghiệp ở Singapore, đặc biệt là trong ngành xây dựng, dịch vụ và y tế Sự linh hoạt trong việc chuyển động lao động giữa hai quốc gia cũng tạo ra cơ hội hợp tác trong việc phát triển và quản lý nhân lực Điều này được tạo thuận lợi thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại giữa 2 nước Người lao động từ Malaysia thường di cư sang Singapore để làm việc trong các ngành công nghiệp như xây dựng, dịch vụ, và du lịch, tạo ra nguồn nhân lực dồi dào và đa dạng cho các doanh nghiệp ở cả hai quốc gia.

Về điều kiện tự nhiên, Singapore là một quốc gia đô thị nhỏ và không có nguồn tài nguyên nước ngọt đáng tin cậy đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của dân cư và các ngành công nghiệp Điều này thúc đẩy Singapore buộc phải nhập khẩu phần lớn nước ngọt từ

Malaysia để đảm bảo nguồn cung cấp nước ổn định cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, biến hoạt động cung cấp nước của Malaysia trở thành một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa 2 nước Mặc dù đã từng xảy ra những bất đồng giữa 2 quốc gia liên quan đến giá nước cung cấp, tuy nhiên Chính phủ các nước đã nỗ lực đàm phán và giải quyết ổn thỏa các vấn đề.

Về thị trường tiêu thụ, Singapore có một nền kinh tế nhỏ hơn so với Malaysia, nhưng lại là một thị trường tiêu thụ mạnh mẽ, với người dân có thu nhập cao và nhu cầu tiêu dùng đa dạng Sự tiêu thụ cao của Singapore tạo ra cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm từ Malaysia Ngược lại, Malaysia với dân số đông hơn và nền kinh tế đa dạng cung cấp nhiều cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp Singapore.

Xuất phát từ các yếu tố lịch sử và các điều kiện khách quan, mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Singapore và Malaysia gắn bó vô cùng chặt chẽ, mặc dù có những xung đột, tranh chấp trong một số vấn đề liên quan đến lãnh thổ quốc gia, cung cấp nước ngọt nhưng cả 2 nước đã nỗ lực đàm phán giải quyết các vấn đề và tăng cường hợp tác phát triển, làm sâu sắc mối quan hệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với thời đại. Điều này được thể hiện qua nhiều sự kiện quan trọng đã được tiến hành bởi Chính phủ 2 nước.

- Ngày 12/11/2018, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã bắt đầu chuyến thăm chính thức hai ngày đến Singapore, một phần trong chương trình công du các quốc gia Đông Nam Á sau khi ông nhậm chức hồi tháng 5 Chuyến thăm là cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm về một loạt vấn đề song phương và quốc tế cùng quan tâm, cũng như tìm kiếm triển vọng tăng cường hơn nữa quan hợp tác giữa bên vì lợi ích chung Phát biểu tại buổi chiêu đãi do Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chủ trì, thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết Malaysia và Singapore không thể tránh khỏi có những khác biệt và cạnh tranh, nhưng hai bên vẫn sẽ là đối tác thương mại chủ chốt và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 23/8/2022, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore thông báo, 2 quốc gia này cũng đã nhất trí hướng tới việc ký kết cả 2 khuôn khổ hợp tác trong nền kinh tế số và kinh tế xanh vào cuối năm Đây là những

66 khuôn khổ sẽ đóng vai trò cơ sở cho mối quan hệ hợp tác trong tương lai giữa 2 quốc gia, trong những lĩnh vực tăng trưởng mới nổi này Trong tuyên bố, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore cho biết, 2 khuôn khổ hợp tác này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác lâu dài và trên nhiều mặt giữa Singapore và Malaysia.

- Ngày 11/1/2024, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ (MoU) giữa Bộ trưởng Kinh tế Rafizi Ramli và Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong về việc thành lập Đặc khu kinh tế Johor- Singapore (JS-SEZ) Đặc khu này sẽ bao gồm trung tâm đầu tư, kinh doanh một cửa tại Johor để tạo thuận lợi cho việc xin phê duyệt và cấp giấy phép cho các doanh nghiệp Singapore thành lập tại bang này Ngoài ra, việc triển khai hệ thống thông quan thông qua quét mã QR không cần hộ chiếu ở cả hai bên sẽ giúp người dân thực hiện các thủ tục nhanh chóng hơn Bộ trưởng Kinh tế Rafizi Ramli cho biết JS-SEZ mang đến cơ hội to lớn thúc đẩy thông thương và đi lại xuyên biên giới, củng cố hệ sinh thái kinh doanh cũng như nâng cao sức hấp dẫn kinh tế của cả bang Johor và Singapore.

Bên cạnh việc hợp tác song phương giữa 2 quốc gia, Singapore và Malaysia cũng chú trọng đẩy mạnh sự hợp tác trong khuôn khổ các khối kinh tế, đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Cơ sở hợp tác thương mại giữa 2 quốc gia được thể hiện thông qua các Hiệp định mà các nước thành viên đã ký kết với nhau, một số quan trọng trong đó là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) và các hiệp định thương mại đặc biệt khác Các hiệp định này góp phần tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, qua đó thúc đẩy nền kinh tế các quốc gia cùng tăng trưởng và phát triển.

● Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA )

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA ) là 1 trong những hiệp định quan trọng củng cố việc hợp tác thương mại hàng hóa giữa Singapore và Malaysia Hiệp định ATIGA yêu cầu các nước thành viên tham gia phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan với nguyên tắc: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA,

67 bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế.

Với vai trò là các nước ASEAN 6, Singapore và Malaysia có lộ trình cắt giảm thuế quan thường ngắn hơn so với các nước nhóm CMLV Ví dụ, đối với các tất cả các sản phẩm thuộc lộ trình cắt giảm A (Sch-A) trong Biểu cam kết thuế quan thì đối với các nước ASEAN-6 đến năm 2010 phải xóa bỏ thuế quan toàn bộ, còn các nước CLMV thì đến năm 2015 mới phải xóa bỏ thuế quan và còn được linh hoạt 7% số dòng thuế.

● Hiệp định thương mại dịch vụ ATISA

CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – THÁI LAN

1 Cơ hội hợp tác thương mại hàng hóa

Singapore và Thái Lan có thể tận dụng cơ hội hợp tác trong thương mại hàng hóa để tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia Thái Lan, với ngành công nghiệp nông sản mạnh mẽ, có thể cung cấp các sản phẩm nông sản chất lượng cho thị trường đa dạng và khó tính của Singapore Đồng thời, Singapore, với cơ sở hạ tầng hạ tầng và môi trường kinh doanh lý tưởng, có thể là cầu nối cho việc xuất khẩu sản phẩm chế biến và công nghiệp từ Thái Lan ra thị trường toàn cầu Hợp tác trong lĩnh vực này có thể mang lại lợi ích cả cho ngành công nghiệp chế biến và ngành nông sản cả hai quốc gia.

- Sản phẩm điện tử: Singapore là trung tâm sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất Đông Nam Á với các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Samsung, Intel đặt nhà máy sản xuất tại đây, Thái Lan có nguồn nhân lực giá rẻ và có tay nghề lắp ráp điện tử, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử Hai nước có thể hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển và thiết kế sản phẩm điện tử.

- Năng lượng tái tạo: Nhu cầu về năng lượng tái tạo ngày càng tăng tại cả hai quốc gia do sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu Singapore có thế mạnh về công nghệ và tài chính, trong khi Thái Lan có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và năng lượng gió Cả hai quốc gia đều có mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường Hợp tác trong việc phát triển dự án năng lượng tái tạo và giải pháp bảo vệ môi trường có thể mang lại lợi ích toàn diện.

- Nông sản và thực phẩm: Singapore có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm và đồ uống cao do diện tích đất nông nghiệp hạn chế và dân số đông, trong khi đó Thái Lan là nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu trong khu vực với các mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, sắn, trái cây và thủy sản Hiệp định AFTA và RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa giữa hai quốc gia, giảm thuế quan và đơn giản hóa thủ tục hải quan.

- Công nghiệp chế biến: Singapore có một nền công nghiệp chế biến mạnh mẽ, trong khi Thái Lan là một trung tâm sản xuất Có thể hợp tác trong việc chế biến và gia công sản phẩm để tận dụng cả hai địa điểm.

- Dược phẩm và y tế: Cả hai quốc gia đều có ngành dược phát triển, và việc hợp tác trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu và phát triển, cũng như xuất khẩu sản phẩm y tế, có thể mang lại lợi ích lớn.

2 Cơ hội hợp tác thương mại dịch vụ

Trong thương mại dịch vụ, cả Singapore và Thái Lan có những điểm mạnh độc đáo mà họ có thể hợp nhất Singapore, với vị thế là trung tâm tài chính và dịch vụ tài chính quốc tế, có thể cung cấp kỹ năng và chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, và quản lý tài sản; bên cạnh đó còn có thế mạnh về logistic Thái Lan, một điểm đến du lịch quốc tế, có thể tận dụng thị trường đa dạng của mình để cung cấp các dịch vụ du lịch và giải trí; cùng với đó là thế mạnh trong lĩnh vực y tế và giáo dục Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ có thể tạo ra cơ hội mới, từ du lịch đến giáo dục và y tế, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và chuyển giao công nghệ Hai nước có thể hợp tác phát triển các dịch vụ như:

- Dịch vụ logistics: Cả Singapore và Thái Lan đều có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực ASEAN Cơ hội hợp tác có thể bao gồm cả dịch vụ hậu mãi và logistic để cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng.

- Dịch vụ du lịch và kỹ thuật số: Thái Lan là một điểm du lịch lớn, trong khi Singapore có sự chuyên nghiệp trong dịch vụ kỹ thuật số Hợp tác trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ kỹ thuật số có thể mang lại cơ hội mới để quảng bá du lịch chung, thu hút du khách quốc tế.

- Dịch vụ y tế: Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo y khoa, nghiên cứu phát triển y tế, và cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao.

- Dịch vụ giáo dục: Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi sinh viên, và nghiên cứu khoa học.

CHƯƠNG IV: CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA

TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ MALAYSIA

1 Giới thiệu chung về Malaysia a) Vị trí địa lý

Malaysia (còn được gọi là Mã Lai), tên chính thức là Liên bang Malaysia, là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang nằm tại phía nam của khu vực Đông Nam Á Quốc gia này có diện tích là 330.000 km², bao gồm hai phần là Malaysia bán đảo và Malaysia hải đảo Malaysia bán đảo phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp eo biển Singapore, phía đông giáp eo biển Malacca, còn Malaysia hải đảo gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia.

Malaysia có mũi đất Tanjung Piai, nằm ở bang phía nam quận Johor Đây là điểm cực nam của Bán đảo Malaysia và do đó là điểm cực nam của lục địa Á-Âu Bên cạnh đó, cùng với Indonesia và Singapore, quốc gia này còn có quyền kiểm soát eo biển Malacca - một trong những tuyến đường Eo Malacca nằm giữa Sumatra và Bán đảo Malaysia, nối Biển Đông và Ấn Độ Dương, là tuyến hải trình ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á nói chung và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương nói riêng Về giá trị kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của tuyến đường hàng hải qua eo Malacca sánh ngang với kênh đào Suez và kênh đào Panama. b) Khí hậu

Malaysia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và có độ ẩm cao 80%, lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng từ 2.032 mm đến 2.540 mm, nhiệt độ trung bình trong ngày từ 21°C – 32°C; Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt, gió mùa, gió mùa Tây Nam giữa tháng 5 đến tháng 9, gió mùa Đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Với vị trí địa lý nằm trong vùng đới và cận nhiệt đới, cùng với khí hậu nhiệt đới gió màu ấm áp và đất thích hợp, Malaysia đã khai thác triệt để tiềm năng của cây cọ để trở thành những nhà xuất khẩu dầu cọ trong top đầu trên thế giới, xây dựng ngành công nghiệp dầu cọ mạnh mẽ, đóng góp vào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân trong vùng. c) Tài nguyên thiên nhiên

Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứa và thuốc lá cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn Về các nguồn tài nguyên lâm nghiệp, ngày nay, ước tính 59% diện tích Malaysia được rừng bao phủ

Bên cạnh đó, thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980 Trong thế kỷ 19 và 20, thiếc đóng vai trò tối quan trọng trong nền kinh tế Malaysia Chỉ tới năm 1972 dầu mỏ và khí tự nhiên mới thay thế thiếc trở thành mặt hàng chính trong lĩnh vực khai mỏ.

Trong lúc thị phần thiếc trong nền kinh tế suy giảm, dầu mỏ và khí tự nhiên được tìm thấy tại các mỏ dầu ngoài khơi Sabah, Sarawak và Terengganu đã có đóng góp lớn vào nền kinh tế Malaysia đặc biệt tại các bang đó Các sản phẩm khoáng sản khác cũng khá quan trọng gồm đồng, vàng, bô xít, quặng sắt và than cùng với các khoáng sản công nghiệp như đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát và các sản phẩm đá cắt như đá granite và đá marble khối hoặc tấm Một lượng nhỏ vàng được sản xuất tại đây. d) Dân số

Dân số Malaysia gồm nhiều nhóm sắc tộc, với nhóm người Malay nắm ưu thế chính trị chiếm phần đông, gần 52% dân số Theo định nghĩa của hiến pháp, tất cả người Malay đều là tín đồ Hồi giáo Khoảng 30% dân số là người Malaysia gốc Hoa, nhóm người này từ lâu luôn đóng vai trò quan trọng trong thương mại Người Malaysia gốc Ấn chiếm khoảng 8% dân số Tuy nhiên, vì sự phát triển của các ngành công nghiệp, Malaysia có tới 10 – 20% nhân công nước ngoài, và lượng lớn những nhân công lao động bất hợp pháp khác

2 Tổng quan nền kinh tế Malaysia a) Tình hình kinh tế chung

Kinh tế Malaysia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiếp cận mức phát triển Theo Cục Thống kê của Malaysia, GDP của Malaysia đã tăng trưởng 8,7% trong năm 2022 Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 22 năm và vượt qua dự báo 6,5- 7% của Chính phủ nước này, trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á ở thời điểm hiện tại Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022 quy mô nền kinh tế Malaysia (GDP) dự báo đạt hơn 434 tỷ, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, thứ 12 châu Á và 35 thế giới; thu nhập bình quân đầu người đạt 13.110 USD/người Để có được nền kinh tế phát triển ổn định như thế, Chính phủ Malaysia đã có sự nỗ lực không nhỏ trong việc cải cách nền kinh tế, đưa ra các chính sách phát triển và tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn theo từng giai đoạn Tiêu biểu cho sự thay đổi này phải kể đến việc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa sang nền kinh tế đa lĩnh vực, đặt trọng tâm là công nghiệp và dịch vụ.

● Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp Malaysia sử dụng khoảng 10% dân số và đóng góp 7% GDP (Theo số liệu Ngân hàng Thế giới, năm 2019) Malaysia là quốc gia sản xuất dầu cọ, gỗ nhiệt đới và xuất khẩu gạo lớn.

● Công nghiệp: Ngành công nghiệp Malaysia sử dụng khoảng 27% dân số và đóng góp 37.4% GDP (Theo số liệu Ngân hàng Thế giới, năm 2019) Malaysia đã tận dụng nguồn nguyên liệu thô như dầu, khí đốt, đồng và Bauxite để phát triển công nghiệp.

Ngoài ra, Malaysia còn là quốc gia sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới Lĩnh vực điện và điện tử chiếm khoảng 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia Trong đó, riêng thiết bị bán dẫn và mạch tích hợp điện tử đã chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt giá trị xuất khẩu là 387 tỷ ringgit (RM), tương đương 83,13 tỷ USD) vào năm

2022 Là nước xuất khẩu chất bán dẫn lớn thứ sáu trên thế giới, Malaysia còn nắm giữ 7% thị phần toàn cầu và đóng góp tới 23% thương mại chất bán dẫn của Mỹ trong năm 2022. Đây cũng là một trong những điểm mạnh giúp Malaysia thu hút nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài và qua đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia Nhất là khi Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghệ cao và phần mềm.

● Dịch vụ: Ngành dịch vụ Malaysia sử dụng khoảng 63% dân số và đóng góp

54.2% GDP (Theo số liệu Ngân hàng Thế giới, năm 2019) Các dịch vụ chính liên quan tới hoạt động thương mại phân phối, du lịch và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giao thông Trong đó, du lịch có tiềm năng phát triển nhất, chiếm 7% GDP với 26.1 triệu khách du lịch đến từ nước ngoài.

Năm 2022, Malaysia tiếp tục dẫn đầu nền kinh tế Hồi giáo, đây là năm thứ 9 liên tiếp Malaysia giành được thứ hạng này Từ nhiều năm nay, Chính phủ Malaysia đã xác định tài chính Hồi giáo và nền kinh tế số Hồi giáo là nhân tố tăng trưởng kinh tế chính nhằm duy trì vị thế trung tâm cộng đồng Hồi giáo toàn cầu Malaysia cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu sản phẩm Halal lớn nhất trên thế giới với tiêu chuẩn Halal cao nhất Chứng nhận Halal nghiêm ngặt do Bộ Phát triển Hồi giáo Malaysia cấp được công nhận trên toàn thế giới. b) Thương mại hàng hóa

6 204,98 189,56 238,32 294,38 Tổng kim ngạch XNK (tỷ USD) 465,1 443,15 423,11 537,61 646,82

Cán cân thương mại (tỷ USD) 29,82 33,17 43,99 60,96 58,06

Bảng số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu của Malaysia giai đoạn 2018 – 2022

CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA SINGAPORE – MALAYSIA

1 Cơ hội hợp tác thương mại hàng hóa

Các sản phẩm điện tử, vi mạch, và chất bán dẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa của Malaysia và Singapore Singapore đóng vai trò là trung tâm sản xuất quan trọng với chuỗi sản xuất bán dẫn hoàn chỉnh, từ thiết kế đến sản xuất, đóng gói, và thử nghiệm vi mạch Ngược lại, Malaysia đóng vai trò là nơi thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn hàng đầu, với sự hiện diện của nhiều công ty đa quốc gia như AMD, Infineon, Intel, v.v Việc xuất nhập khẩu vi mạch và chất bán dẫn từ Malaysia sẽ mang lại lợi ích cho Singapore thông qua vị trí địa lý, giá thành, và ngược lại, Malaysia cũng có thể tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua cảng trung chuyển của Singapore.

Quan hệ thương mại mạnh mẽ giữa Malaysia và Singapore tiếp tục củng cố vị thế đối tác và khách hàng đáng tin cậy trong lĩnh vực dầu mỏ tinh chế Malaysia, là một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn ở Đông Nam Á bởi trữ lượng dầu thô đứng thứ hai chỉ sau Indonesia Dầu mỏ tinh chế từ Malaysia không chỉ có giá cả cạnh tranh mà còn thường thấp hơn so với các nguồn cung ứng khác Chất lượng của dầu mỏ này cũng đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp quan trọng tại Singapore Ngược lại, Singapore lại sở hữu cơ sở hạ tầng và kỹ thuật tinh chế dầu chất lượng cao, kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi Do đó, dầu mỏ tiếp tục là mặt hàng chủ lực trong thương mại hai bên. Bên cạnh các mặt hàng có khối lượng thương mại lớn, 1 số loại thực phẩm cũng có tiềm năng phát triển đối với Singapore trong việc sản xuất, thương mại, và tái xuất, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm Halal Điều này được hỗ trợ bởi hệ thống logistics phát triển, trong đó 70% giá trị xuất khẩu thực phẩm của Singapore là các sản phẩm có chứng nhận Halal, gồm khoảng 50,000 mặt hàng Các nhà xuất khẩu Singapore đã thành công trong việc thâm nhập vào thị trường của các quốc gia Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, với hệ thống chứng nhận được công nhận rộng rãi Singapore cũng hưởng lợi từ cộng

78 đồng người Hồi giáo nổi tiếng có thu nhập cao, khả năng mua sắm lớn và hệ thống phân phối sản phẩm Halal rộng khắp Với tỷ lệ chiếm tới 13,3% dân số và sự tập trung lớn của du khách Hồi giáo hàng năm, thị trường tiêu thụ người Hồi giáo tại Singapore có tiềm năng phát triển mạnh mẽ Trong khi đó, Malaysia đứng đầu về nền kinh tế Halal với hơn 60% dân số theo đạo Hồi Điều này tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo chất lượng hàng hóa được kiểm chứng Do đó, việc xuất nhập khẩu sản phẩm Halal giữa hai quốc gia hứa hẹn mang lại nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

2 Cơ hội hợp tác thương mại dịch vụ a) Du lịch

Du lịch đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế của cả Malaysia và Singapore, và hai quốc gia đã hợp tác mở rộng các chương trình du lịch nhằm thúc đẩy ngành này. Các biện pháp hợp tác bao gồm chương trình giảm giá, gói du lịch kết hợp, khuyến mãi, và khuyến khích các đoàn khách du lịch thăm quan các điểm đến ở cả hai quốc gia. Doanh nghiệp du lịch của Malaysia và Singapore cũng đang chung tay phát triển các sản phẩm du lịch mới và đa dạng hóa để thu hút đối tượng du khách từ các thị trường khác nhau Trong năm 2022, với việc các chuyến du thuyền cao cấp được mở rộng lại, những hành trình như tour từ Singapore đến Kuala Lumpur đang trở thành xu hướng, với sự gia tăng đáng kể trong lượng khách đặt tour lưu trú Điều này không chỉ thúc đẩy ngành du lịch của cả hai quốc gia mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau thời kỳ khó khăn do đại dịch. b) Vận tải

Tăng cường hợp tác về vận chuyển hàng hóa: Hợp tác về vận chuyển hàng hóa giữa Singapore và Malaysia đang trở nên ngày càng mạnh mẽ Cả hai quốc gia đều đang đầu tư vào việc phát triển cảng biển để hỗ trợ hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa Các cảng ở Singapore và Malaysia cũng đã thống nhất tăng cường hợp tác, sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển Đặc biệt, công ty logistics của cả hai quốc gia có thể hợp tác chặt chẽ để tận dụng các dịch vụ và giải pháp logistics hiện đại Ví dụ, sử dụng các hệ thống quản lý kho và vận chuyển hàng hóa thông minh như blockchain và IoT (Internet of Things) sẽ giúp họ quản lý và giám sát quá trình vận

79 chuyển hàng hóa một cách hiệu quả hơn Điều này không chỉ giảm chi phí mà còn tăng cường tính minh bạch và độ chính xác trong chuỗi cung ứng hàng hóa.

Phát triển mạng lưới đường giao thông: Singapore và Malaysia đã chung tay phát triển nhiều dự án giao thông quan trọng, nhằm tối ưu hóa kết nối giữa hai quốc gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu như việc mở rộng và nâng cấp đường cao tốc giữa Johor Bahru và Singapore đang diễn ra, nhằm cải thiện hạ tầng đường bộ và tạo ra một mạng lưới giao thông linh hoạt; tuyến đường sông Klang được khôi phục để tăng cường vận tải hàng hóa và giảm áp lực cho đường bộ; cảng hàng không quốc tế Changi ở Singapore và sân bay Kuala Lumpur ở Malaysia đều đang trải qua quá trình cải tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường vận chuyển hàng hóa và hành khách; dự án đường sắt Rapid Transit System Link kết nối tiểu bang Johor Bahru ở miền Nam Malaysia với Singapore, dự kiến sẽ đưa ra một giải pháp vận chuyển hiệu quả với khả năng vận chuyển 10.000 hành khách/giờ khi hoàn thành vào cuối năm 2026 Những nỗ lực này không chỉ nâng cao hiệu suất giao thông mà còn mở ra cơ hội mới cho sự hợp tác kinh tế và phát triển bền vững giữa hai quốc gia hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. c) Tài chính

Cơ hội hợp tác thương mại trong lĩnh vực tài chính giữa Singapore và Malaysia rất đa dạng và tiềm năng Đầu năm 2023, cả hai nước đã ký các thỏa thuận liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh, điều này sẽ mở ra các cơ hội trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm cả việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế mới vốn là động lực mới nổi thúc đẩy đổi mới và chuyển đổi Trong khi đó, Singapore và Malaysia đều là trung tâm tài chính lớn với các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, do đó càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác Ở đây, các tổ chức tài chính có cơ hội cung cấp nguồn tài chính và đầu tư bền vững để hỗ trợ phát triển các dự án này Sự hợp tác giữa khu vực tư nhân và công cộng để giải quyết mọi khoảng trống về tài chính cũng sẽ rất quan trọng trong việc giải quyết các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra Ví dụ, HSBC và Temasek đã thiết lập một nền tảng tài trợ nợ thông qua liên doanh Pentagreen, dành riêng cho các dự án cơ sở hạ tầng bền vững với trọng tâm ban đầu là Đông Nam Á. d) Viễn thông công nghệ thông tin

Hợp tác viễn thông giữa Malaysia và Singapore sẽ được nâng cao thông qua chương trình liên kết về quang truyền dẫn, tạo ra một Optical Fiber Link nhằm tăng cường tốc độ truyền thông giữa hai quốc gia Chương trình này mở ra cơ hội cho người dân và doanh nghiệp truy cập nhanh chóng, đáng tin cậy và an toàn vào các dịch vụ truyền thông đa dạng như Internet, truyền hình, băng thông rộng và nhiều dịch vụ khác. Ngoài ra, hệ thống cáp ngầm MIST đi qua tuyến đường biển của Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Malaysia, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực này thông qua viễn thông. Đầu năm 2023, hai quốc gia đã đạt thỏa thuận thông qua biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh mạng và kinh tế kỹ thuật số Thỏa thuận này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, chuyên môn và áp dụng các phương pháp hiệu quả nhất trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu, an ninh mạng và công nghệ mới Việc ký kết Bản ghi nhớ tại Putrajaya, Malaysia, tháng 2/2023 bởi Bộ trưởng Thông tin và đa phương tiện Malaysia và Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Singapore, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hợp tác giữa hai nước Hai bên cũng nhất trí trao đổi chương trình phát thanh và truyền hình, đại diện truyền thông đại chúng cũng như thông tin về chính sách và các vấn đề pháp lý Đồng thời, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính là một mảng quan trọng của mối quan hệ hợp tác chung. e) Công nghệ

Cả hai quốc gia Malaysia và Singapore đều đang phát triển rất nhanh trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và blockchain Sự tiến bộ trong những lĩnh vực này không chỉ đánh dấu sự đổi mới mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả hai quốc gia Các doanh nghiệp có thể hợp tác để sáng tạo ra các giải pháp công nghệ tiên tiến, dẫn đầu thế giới và đồng thời tạo ra giá trị cho thị trường chung Sự kết hợp của tài năng, nguồn lực và kiến thức từ cả hai quốc gia có thể tạo nên những dự án đổi mới, đáp ứng nhanh chóng với thách thức của thế giới công nghệ ngày càng phức tạp Hợp tác này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn là cơ hội để cả hai quốc gia thăng tiến vững chắc trong cuộc cạnh tranh quốc tế về công nghệ và sáng tạo.

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2021 - đề tài cơ hội hợp tác thương mại giữa singapore việt nam singapore thái lan singapore malaysia
Hình 1.1. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2021 (Trang 28)
Hình 1.2. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2021 - đề tài cơ hội hợp tác thương mại giữa singapore việt nam singapore thái lan singapore malaysia
Hình 1.2. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2021 (Trang 29)
Hình 1.3. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Xăng dầu các loại Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021 - đề tài cơ hội hợp tác thương mại giữa singapore việt nam singapore thái lan singapore malaysia
Hình 1.3. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Xăng dầu các loại Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021 (Trang 30)
Hình 1.4. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021 - đề tài cơ hội hợp tác thương mại giữa singapore việt nam singapore thái lan singapore malaysia
Hình 1.4. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021 (Trang 31)
Hình 1.5. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021 - đề tài cơ hội hợp tác thương mại giữa singapore việt nam singapore thái lan singapore malaysia
Hình 1.5. Tỷ trọng nhóm mặt hàng Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh Việt Nam nhập khẩu từ Singapore 2021 (Trang 32)
Bảng số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Malaysia giai đoạn 2017 - 2021 Nguồn: Trademap.org - đề tài cơ hội hợp tác thương mại giữa singapore việt nam singapore thái lan singapore malaysia
Bảng s ố liệu kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Malaysia giai đoạn 2017 - 2021 Nguồn: Trademap.org (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w