1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) môn kinh tế khu vực và asean đề tài cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư giữaphilippines và việt nam

68 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Hội Hợp Tác Thương Mại Và Đầu Tư Giữa Philippines Và Việt Nam
Người hướng dẫn Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Khu Vực Và ASEAN
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 11,83 MB

Nội dung

Cụ thể, theo Cơ quan Thống kê quốc gia Philippines PSA, Tổngsản phẩm quốc nội GDP của Philippines đã tăng trưởng nhanh hơn so với mức 5,7%được ghi nhận vào năm 2021 giữa bối cảnh đại dịc

Trang 1

3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

MÔN: KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN

ĐỀ TÀI:

CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA

PHILIPPINES VÀ VIỆT NAM

Giảng viên: Nguyễn Ngọc Diệp

Mã LHP: 231_FECO2031_02 Nhóm thực hiện: Nhóm 5

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG II: CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA PHILIPPINES VÀ

2.1 Tổng quan tình hình thương mại của Philippines và Việt Nam 8

2.2 Cơ sở hình thành và thực trạng hợp tác thương mại giữa Philippines và

2.2.1 Cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt

2.2.2 Thực trạng hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam 2

2.3 Cơ hội hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam 3

2.4 Biện pháp tăng cường hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam 3

CHƯƠNG III: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA PHILIPPINES VÀ VIỆT

3.1 Tổng quan tình hình đầu tư của Philippines và Việt Nam 3

3.2 Cơ sở hình thành và thực trạng hợp tác đầu tư giữa Philippines và Việt Nam

43.2.1 Cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa Philippines và Việt Nam

43.2.2 Thực trạng hợp tác đầu tư giữa Philippines và Việt Nam 4

3.3 Cơ hội hợp tác đầu tư giữa Philippines và Việt Nam 5

3.4 Biện pháp tăng cường hợp tác đầu tư giữa Philippines và Việt Nam 6

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, ngày càng nhiềucác tổ chức liên kết về kinh tế - chính trị ra đời dưới các hình thức tổ chức khác nhau.Không nằm ngoài quy luật đó, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là mộtliên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực ĐôngNam Á ASEAN được thế giới nhìn nhận như một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện,một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết và năng động góp phần thúc đẩy quá trình kếtnối khu vực và toàn cầu

Trong đó,Việt Nam và Philippines là hai quốc gia có mối quan hệ tốt trongASEAN Điều này thể hiện qua các mặt về vị trí địa lý, ngoại giao, các hoạt động traođổi Đặc biệt là ở lĩnh vực kinh tế, hai nước đang làm rất tốt nhằm tiến tới phát triểnmối liên kết kinh tế hoàn thiện Và trước tiên, những cơ hội hợp tác luôn được đặc biệtlưu ý nhằm tìm kiếm sự đầu tư đúng và đủ Với mục đích tìm hiểu thực trạng hợp tácthương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Philippines và cơ hội hợp tác về thương mại,đầu tư giữa hai nước trong những năm qua nhằm tìm kiếm thêm những tiềm năng hợp

tác mới trong tương lai, nhóm chúng em xin được trinh bày đề tài thảo luận “Cơ hội

hợp tác thương mại và đầu tư giữa Philippines và Việt Nam”

B.NỘI DUNG

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHILIPPINES

1 Giới thiệu chung về Philippines

- Tên chính thức: Cộng Hòa Philippines

- Tiền tệ: Đồng pê - sô (Peso)

- Vị trí địa lý và khí hậu:

+ Vị trí địa lý:

● Philippines bao gồm hơn 7.000 hòn đảo và đảo nhỏ, tạo thành một quần đảolớn nằm giữa Biển Đông và Biển Philippines Quốc gia này nằm phía đông củaViệt Nam, phía bắc của Indonesia, và phía tây nam của Đài Loan Philippinesđược mệnh danh là đất nước ngàn đảo vì nó hội tụ nhiều phong cảnh đẹp Cónhững bãi biển ngập tràn trong cát nắng Nhiều hang động tự nhiên và nhữngnúi non tuyệt đẹp

● Diện tích: 300.000 km2, đứng thứ 71 thế giới (Đất liền: 298.192 km2; Mặtnước: 1.830 km2)

● Thủ đô của Philippines, Manila, và Thành phố Quezon, thành phố lớn nhất củaquốc gia này, đều nằm ở bờ biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương vàcông nghiệp Khu vực này cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ

và đá, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế Tuy nhiên, cũng đối mặt với nguy cơthiên tai do nằm trong vùng "Vành đai lửa" của Đại Tây Dương, cũng như quátải dân số và vấn đề ô nhiễm môi trường

● Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, dầu mỏ, niken, cô ban, bạc, vàng, muối, đồng.+ Đặc điểm địa hình:

● Philippines nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, điều này đồng nghĩavới việc nước này thường xuyên chịu ảnh hưởng từ các hoạt động địa chất nhưđộng đất và phun trào núi lửa Điều này tạo ra rủi ro đối với an toàn và cơ sở hạtầng của đất nước

Trang 5

● Philippines có một số khu vực rừng mưa nhiệt đới, nhất là trên các hòn đảo như

Palawan và Mindanao Các khu vực này thường rất giàu dưỡng chất và đa dạng

về loài cây và động vật

● Philippines nằm trong khu vực gió biển của Tây Thái Bình Dương và thường

phải đối mặt với bão và cơn gió mạnh Điều này có thể ảnh hưởng đến thời tiết

và giao thông biển

+ Khí hậu:

● Khí hậu nhiệt đới hải dương, thời tiết thường nóng và ẩm và được chia thành

ba mùa: tag-init hay tag-araw, mùa nóng khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5;tag-ulan, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11; và tag-lamig, mùa mát khôkéo dài từ tháng 12 đến tháng 2

● Philippines thường trải qua các cơn bão và bão nhiệt đới trong mùa mưa.

Những cơn bão này có thể gây ra mưa lớn, lũ lụt và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng

và nông nghiệp

● Biển Philippines cung cấp một nguồn nhiệt cho không khí, khiến tạo ra các cơn

bão nhiệt đới mùa hè

● Sự đa dạng về nhiệt độ và đa dạng sinh học ở Philippines có thể ảnh hưởng đến

nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân Biến đổi nhiệt độ có thểảnh hưởng đến cây trồng và động vật, và điều này cũng có thể làm thay đổicách người dân sử dụng tài nguyên tự nhiên

- Lịch sử: Philippines có một lịch sử phức tạp, từ thời kỳ tiền lịch sử với các phe

tộc địa phương, qua thời kỳ thực dân của Tây Ban Nha (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19),sau đó là thời kỳ thống nhất dưới sự cai trị của Hoa Kỳ (từ năm 1898 đến năm 1946).Cuối cùng, Philippines trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1946 Trong thời giannày, quốc gia đã trải qua nhiều biến cố lịch sử quan trọng, bao gồm Cách mạng củaEDSA năm 1986, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ độc tài của Ferdinand Marcos

- Con người, tôn giáo, ngôn ngữ:

+ Dân số: 114.305.786 người (tính đến ngày 25/09/2023) chiếm 1,42% dân số thếgiới

+ Độ tuổi trung bình ở Philippines là 26,6 tuổi

+ Dân tộc: Tagalog 28.1%, Cebuano 13.1%, Ilocano 9%, Bisaya/Binisaya 7.6%,Hiligaynon Ilonggo 7.5%, Bikol 6%, Waray 3.4%

+ Tôn giáo: gần 90% dân số là tín hữu của đạo Cơ đốc (còn được gọi là Kitô giáo)với

80% thuộc Giáo hội Công giáo Rôma và 9% theo các giáo phái Tin Lành Đây là đấtnước có số dân theo đạo Công giáo và lớn nhất châu Á và lớn thứ 3 thế giới.+ Ngôn ngữ: Philippine và Tiếng Anh (bản ngữ), và 8 ngôn ngữ chính khác:Tagalog,

Cebuano, Ilocano, Hiligaynon or Ilonggo, Bicol, Waray, Pampango, and Pangasinan.+ Theo thống kê của quốc gia năm 2017 có 64.879.375 người (96,29% dân số)trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Philippines có thể đọc và viết Chỉ tiêu cho giáo dụckhoảng 2.5% GDP Ủy ban Giáo dục Đại Học (CHED) liệt kê 2.180 cơ sở giáo dục

Trang 6

bậc đại học, 607 trong đó là trường công và 1.573 là trường tư Philippines có môitrường học tập đa văn hóa với hơn 275 trường Đại học và cơ sở giáo dục đạt chứngnhận ISO Ngoài ra, sự xuất hiện của rất nhiều trường quốc tế của Mỹ, Anh, Úc,Canada, Nhật cùng đội ngũ giảng viên với hơn 115,000 người có trình độ từ Thạc sỹđến Tiến sỹ, Philippines đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trườnggiáo dục toàn cầu.

- Thể chế chính trị: Philippines là một cộng hòa tổng thống với một chính phủ đặc

biệt và quốc hội hai tầng Chính trị quốc gia có thể được mô tả như là một hệ thống đađảng

+ Tổng thống: Ferdinand Romualdez Marcos Jr ( Bongbong Marcos) là tổng thốngthứ 17 của Philippines

2 Tổng quan về nền kinh tế của Philippines

Philippines là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và dưới biển, cónhiều khoáng sản như vàng, đồng, sắt, crom, măng-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt.Năm 2004, Chính phủ ước tính trữ lượng khoáng sản trong lòng đất có tổng giá trịkhoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩukhoáng sản khoảng 0,5 tỷ USD/năm

Philippines trước đây chủ yếu là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển cònthấp, GDP đầu người 4,500 USD (2011, xếp hạng 156 toàn cầu) dân số dựa vào nôngnghiệp là chủ yếu Nông nghiệp chiếm 12.3% GDP Cây trồng chính là lúa, ngô, dừa,mía, chuối,dứa, cà phê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi.Công nghiệp của Philippines cũng chủ yếu là khai khoáng, gỗ và chế biến thực phẩm.Một số ngành mới nổi lên là điện tử và may mặc xuất khẩu Philippines buôn bán chủyếu với Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore Nhập khẩu chính của Philippines là: dầu

mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, lương thực, hoá chất.Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 54.4% GDP Xuất khẩu laođộng rất quan trọng, với trên 10 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tínhgửi về nước khoảng 10 -12 tỷ USD Các ngành dịch vụ chủ lực trong xuất nhập khẩucủa Philippines gồm các phân ngành Logistic và vận chuyển; Dịch vụ xúc tiến thươngmại và xuất khẩu Ngành Logistic và Vận chuyển đóng góp bằng cách cung cấp cácdịch vụ vận chuyển hàng hóa hiệu quả và đáng tin cậy, kèm theo các dịch vụ kho bãi

và quản lý logistic giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng Các dịch vụ logistics cung cấp cácgiải pháp vận chuyển đa dạng, bao gồm cả vận tải đường biển, đường sắt và đườnghàng không Ngoài ra, các dịch vụ Xúc tiến Thương mại và Xuất khẩu đóng vai tròquan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của Philippines trên thị trườngquốc tế Các tổ chức này thường tổ chức các sự kiện, triển lãm và chương trình đàmphán để kết nối doanh nghiệp với đối tác tiềm năng

Trong năm 2016, dưới chính quyền của ông Rodrigo Duterte, Philippines vẫn giữđược tăng trưởng kinh tế vô cùng ấn tượng là 6.4% (cao hơn Việt Nam 6.2%)

Có thể thấy trong năm 2017, với vai trò Chủ tịch của ASEAN, Philippines tiếp tụclấy sự ổn định, đoàn kết, các phương pháp giải quyết hòa bình làm ưu tiên khi bàn vềtình hình Biển Đông ASEAN dưới nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Philippines đã

Trang 7

vực và Asean None

1

NGUYỄN THÚY Asean - AanzftaKinh tế khu

-vực và Asean None

4

Asean - writing notes

-4

Trang 8

mở rộng các mối quan hệ bên ngoài, nhằm tận dụng các nguồn lực phong phú cho lợiích chung của khối cũng như vấn đề hợp tác với những đối tác khác như Nhật Bản và

Úc Nền kinh tế Philippines đã tạo ra tổng sản phẩm quốc nội ước tính (danh nghĩa) là356,8 tỷ đô la Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm chất bán dẫn và sản phẩm điện

tử, thiết bị vận tải, hàng may mặc, sản phẩm đồng , sản phẩm dầu mỏ , dầu dừa và tráicây Các đối tác thương mại lớn bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,Hàn Quốc, Hà Lan, Hồng Kông, Đức, Đài Loan và Thái Lan Đơn vị tiền tệ của nó làpeso Philippine ( ) hoặc PHP.₱

Nền kinh tế Philippines đã và đang chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào nôngnghiệp sang một nền kinh tế tập trung nhiều hơn vào dịch vụ và sản xuất Trong sốkhoảng 43,46 triệu lực lượng lao động năm 2018 của đất nước, khu vực nông nghiệpchiếm 24,3%, và chiếm 8,1% GDP năm 2018 Khu vực công nghiệp sử dụng khoảng19% lực lượng lao động và chiếm 34,1% GDP, trong khi 57% lao động tham gia vàokhu vực dịch vụ chiếm 57,8% GDP

Đây là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, đứng thứ 34 trên thế giới xéttrên tổng GDP năm 2021 Theo các số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),năm 2019 Philippines trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 châu Á và năm 2020, quy mônền kinh tế của quốc gia này xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia vàThái Lan; đứng thứ 39/ 50 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới năm 2022.Philippines được coi là một trong những con Hổ mới châu Á cùng với Indonesia,Malaysia, Việt Nam và Thái Lan Đây cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độtăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á cũng như toàn cầu, với tỷ lệ tăng GDP trungbình là 7,5% mỗi năm Kinh tế Philippines thường được so sánh với nền kinh tế Ấn

Độ do có nhiều những điểm tương đồng trong sự tăng trưởng nhanh và đột biến

Tính đến năm 2022, Philippines đã ghi nhận tăng trưởng 7,6% Mức tăng trưởngnày vượt qua mục tiêu của Chính phủ nhờ tiêu dùng trong nước vẫn ổn định mặc dùlạm phát tăng cao Cụ thể, theo Cơ quan Thống kê quốc gia Philippines (PSA), Tổngsản phẩm quốc nội (GDP) của Philippines đã tăng trưởng nhanh hơn so với mức 5,7%được ghi nhận vào năm 2021 giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vàvượt quá dự đoán của chính phủ là 6,5% đến 7,5%

Bộ trưởng Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia, ông Arsenio Balisacan nói: "Sựtăng trưởng nhu cầu trong nước được thúc đẩy nhờ sự mở rộng trong các lĩnh vực dịch

vụ và công nghiệp, ngoài ra, sản xuất ở hầu hết các tiểu ngành đã trở lại mức trước đạidịch" Dịch vụ lưu trú và ăn uống ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất với 31,8%,sau khi Chính phủ mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế và dỡ bỏ các hạn chế trong thời

Kinh tế khuvực và Asean None

1 - ádasdadKinh tế khuvực và Asean None

1

Trang 9

nhiên, sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 0,5% vào năm ngoái và hầu như không đóng gópvào sản lượng chung.

Ngày 10/8 vừa qua, dữ liệu công bố bởi Cơ quan Thống kê Philippines cho thấyGDP quốc gia này tăng trưởng 4,3% trong quý 2/2023, ghi nhận sự suy giảm trongquý thứ 3 liên tiếp từ mức 6,4% của quý 1/2023 và 7.1% của quý 4/2022 Theo hãngtin Nikkei Asia, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ tháng 4 đến tháng 6 của Philippines thấphơn mức 7,5% được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2022 và đồng thời cũng thấp hơncon số 6,4% của quý đầu năm 2023 Trước đó, tăng trưởng GDP của Philippines đạtđỉnh 12% vào quý 2/2021 sau khi giảm trong 5 quý liên tiếp trong đại dịch Covid-19.Với mức tăng trưởng quý 2 này, tăng trưởng GDP Philippines trong nửa đầu năm 2023đạt 5,3% Dù vậy, chính phủ nước này vẫn lạc quan về khả năng đạt được mục tiêutăng trưởng từ 6% tới 7% cho cả năm nay Trước mắt, mục tiêu trung hạn của Tổngthống Marcos là duy trì chi tiêu cơ sở hạ tầng ở mức 5% đến 6% GDP hàng năm chođến năm 2028 với danh mục 194 dự án "có tác động lớn" tới quốc gia bao gồm cầu,sân bay và đường sắt đang được triển khai

Ngoài ra Philippines đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế thế giới và là mộtthành viên của Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.Các tổ chức kinh tế quốc tế khác nhau như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và G-

77 và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

CHƯƠNG II: CƠ HỘI HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA PHILIPPINES

VÀ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan tình hình thương mại của Philippines và Việt Nam

2.1.1 Thực trạng thương mại của Philippines

a Thương mại hàng hóa

❖ Chỉ số kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Philippines trị giá 404,28 tỷ USD vào năm

2022, theo dữ liệu chính thức từ Ngân hàng Thế giới GDP của Philippines chiếm0,18% nền kinh tế thế giới

Trang 10

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Philippines theo dữ liệu chính thức từ Ngân hàngThế giới

- Năm 2022, theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Philippines là nền kinh

tế lớn thứ 39 trên thế giới theo GDP danh nghĩa, và là nền kinh tế lớn thứ 13 ở Châu

Á Philippines là một trong những thị trường mới nổi và đứng thứ 6 ở Đông Nam Átheo giá trị GDP bình quân đầu người, sau các nước trong khu vực như Singapore,Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia

- Philippines có nền kinh tế chuyển đổi từ một nước dựa trên nông nghiệp sangmột nền kinh tế dựa trên các dịch vụ và sản xuất

- Xuất khẩu chính bao gồm chất bán dẫn và sản phẩm điện tử, thiết bị vận chuyển,hàng may mặc, sản phẩm đồng, sản phẩm dầu mỏ, dầu dừa và trái cây Các đối tácthương mại lớn bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc và EU

❖ Tỷ trọng xuất, nhập khẩu

Về xuất khẩu, trong tháng 4/2022, tổng sản lượng xuất khẩu của Philippines tăngtrưởng với tốc độ hàng năm là 6,2% Trong khi đó, tổng sản lượng xuất khẩu của nướcnày trong tháng 4/2023 đạt 4,90 tỷ USD so với mức 6,14 tỷ USD trong cùng tháng củanăm trước Điều này cho thấy mức giảm nhanh hơn với tốc độ hàng năm là -20,2% từmức giảm -9,1% trong tháng trước

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, nhóm hàng có giá trị xuất khẩu giảm cao nhấttrong tháng 4/2023 là sản phẩm điện tử, giảm 582,60 triệu USD Tiếp theo là các sảnphẩm khoáng sản khác, giảm 190,19 triệu USD; và dầu dừa giảm 182,14 triệu USD

Về nhập khẩu, tổng lượng hàng hóa nhập khẩu trong tháng 4/2023 lên tới 9,43 tỷUSD từ mức 11,46 tỷ USD cùng tháng của năm trước, cho thấy mức giảm hàng năm

là 17,7% Vào tháng 3/2023, ghi nhận mức giảm hàng năm là 1,2%, trong khi vàotháng 4/2022, nó thể hiện mức tăng hàng năm lên đến hai con số là 29,1%

Trang 11

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) giá trị nhập khẩu của Philippines

❖ Các đối tác thương mại

EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đều là các thị trường tiêu dùng lớn và có nềnkinh tế mạnh Điều này thu hút các doanh nghiệp Philippines muốn mở rộng hoạtđộng thương mại và xuất khẩu sản phẩm đến những nơi có tiềm năng thị trường lớn.Philippines cố gắng đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu của họ để giảm rủi ro và phụ thuộcvào một thị trường duy nhất Sự hiện diện trong nhiều thị trường lớn giúp họ giảmnguy cơ thiệt hại do biến động thị trường Philippines cũng đã ký kết nhiều hiệp địnhthương mại và đầu tư với EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, tạo điều kiện thuận lợicho việc xuất khẩu và đầu tư Các hiệp định này giúp loại bỏ các rào cản thương mại,giảm thuế và tạo điều kiện bình đẳng cho doanh nghiệp Philippines so với đối thủ từcác quốc gia khác Bên cạnh đó, những quốc gia này có nhu cầu lớn về các sản phẩm

và dịch vụ mà Philippines có thể cung cấp Ví dụ, Trung Quốc có nhu cầu về các sảnphẩm nông sản, Nhật Bản cần nhiều nguyên liệu để sản xuất công nghiệp và Mỹ cungcấp thị trường tiêu dùng lớn cho các sản phẩm điện tử và dịch vụ outsourcing.Mốiquan hệ đối ngoại của Philippines với các quốc gia này đã được xây dựng và phát triểnqua nhiều năm Địa lý cũng đóng một vai trò quan trọng, khi Philippines nằm gầnvùng Á-Âu và Thái Bình Dương, là một vị trí lý tưởng để nối liền các thị trường quantrọng này

b Thương mại dịch vụ

Điểm mạnh của nền kinh tế Philippines là các lĩnh vực dịch vụ và công nghiệpxuất khẩu Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến đang phát triển

Trang 12

mạnh và có tiềm năng phát triển trong tương lai Trên thị trường, Philippines có mộtlượng lớn nhân lực trẻ, giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao Điều này đãtạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệpliên quan đến công nghệ thông tin và dịch vụ Thương mại dịch vụ (% GDP) ởPhilippines được báo cáo ở mức 16,45% vào năm 2022, theo các chỉ số phát triển củaNgân hàng Thế giới, được tổng hợp từ các nguồn được công nhận chính thức

Theo đó, nền thương mại dịch vụ đã có bước phục hồi khá lớn kể từ sau đại dịchCovid-19 và dần trở lại mạnh mẽ cùng với những bước tiến mới trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ

Trước đó, vào năm 2021, khi đại dịch vẫn đang diễn ra nhưng đã có chiều hướngđược kiểm soát, thương mại dịch vụ của Philippines cũng đã dần thấy được sự hồiphục Trong đó, về xuất khẩu, các dịch vụ kinh doanh chiếm giá trị xuất khẩu lớn nhấttrong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Philippines với khoảng 19,47 tỷ USD năm

2021 (chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của cả nước) Vị trí địa lý đắc địa

và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Philippines phát triển mạnh các ngành dịch vụvận tải và du lịch, đóng góp đáng kể vào xuất khẩu dịch vụ của quốc gia này Ngoài

ra, các dịch vụ xuất khẩu khác của Philippines bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông,các dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí Với các ngành dịch vụ xuất khẩu chính nhưtrên, các đối tác xuất khẩu dịch vụ lớn nhất của Philippines là Mỹ, Nhật Bản, Úc,Singapore, Hàn Quốc, Canada, Anh, Đức, Ấn Độ, UAE…

Về nhập khẩu dịch vụ, ba lĩnh vực dịch vụ nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất ởPhilippines là kinh doanh (5,49 tỷ USD), vận tải (5,04 tỷ USD) và du lịch (3,26 tỷUSD) Một số quốc gia được xem là những đối tác nhập khẩu dịch vụ chính củaPhilippines bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Úc và châu Âu

c Chính sách thương mại

- Philippines đặt mục tiêu sẽ tạo ra một ngành công nghiệp sản xuất cạnh tranhtoàn cầu Tầm nhìn là tạo ra một ngành công nghiệp sản xuất cạnh tranh toàn cầu vớicác mối liên kết mạnh mẽ để đóng vai trò là trung tâm trong mạng lưới sản xuất ô tô,điện tử, hàng may mặc và thực phẩm trong khu vực và quốc tế và được hỗ trợ bởi cácchuỗi cung ứng được quản lý tốt Do đó, trong giai đoạn 2022 - 2025, Philippines tiếptục nâng cấp công nghệ để duy trì một ngành sản xuất sáng tạo và cạnh tranh toàn cầu

Trang 13

Đơn cử như: Ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử của Philippin là ngành đóng góplớn nhất cho lĩnh vực sản xuất của nước này.

- Bên cạnh đó, Philippines cũng là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tếkhác nhau, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO), Ngân hàng Phát triển châu Á

- Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2010 đã củng cố tất cảcác cam kết Biểu thuế ưu đãi hiệu quả chung/Khu vực thương mại tự do ASEAN(CEPT/AFTA) liên quan đến thương mại hàng hóa Tìm cách thiết lập một thị trường

và cơ sở sản xuất duy nhất với dòng chảy hàng hóa tự do trong khu vực ASEAN, mộtthành phần chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ATIGA bao gồm tự do hóathuế quan, các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại, đơn giản hóa quy tắc xuất xứ vàthành lập Kho lưu trữ thương mại ASEAN

- Philippines và Nhật Bản đã tham gia vào một hiệp định thương mại tự do năm

2008 PJEPA là hiệp định thương mại tự do song phương duy nhất của Philippines,bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, di chuyển thể nhân, sởhữu trí tuệ, thủ tục hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh và mua sắm chính phủ

Philippines và các thành viên EFTA Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ

-đã ký một hiệp định thương mại tự do vào năm 2016 có hiệu lực vào năm 2018.Philippines-EFTA bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cạnhtranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, thương mại và phát triển bền vững

- Philippines và 14 quốc gia châu Á Thái Bình Dương - Úc, Brunei, Campuchia,Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,Singapore, Thái Lan và Việt Nam - đã ký hiệp định thương mại tự do vào năm 2020

dự kiến có hiệu lực vào năm 2022 Hiệp định RCEP bao gồm thương mại hàng hóa,thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanhnghiệp vừa và nhỏ và mua sắm chính phủ Kể từ khi Philippines thay đổi chính quyềnvào tháng 6/2022, Thượng viện vẫn chưa phê chuẩn việc Philippines gia nhập RCEP

- Trong khuôn khổ ASEAN, Philippines có các hiệp định thương mại ưu đãi vớiTrung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand

- Chính phủ Philippines tiếp tục đẩy mạnh chính sách tự do hóa thương mại vớiviệc tập trung chính vào các cải cách thuế quan Chính phủ đã ban hành các sắc lệnh

số 241 và 264 để điều chỉnh cơ cấu thuế theo xuất xứ của các sản phẩm Cụ thể, mứcthuế suất đối với các sản phẩm được sản xuất tại địa phương được điều chỉnh tăng lêntrong khi mức thuế đối với các sản phẩm được sản xuất không từ địa phương đượcđiều chỉnh giảm xuống mức thấp Điều này làm cho nhóm các sản phẩm nông nghiệp

và chế biến phải chịu thuế nặng hơn Philippines thực hiện cắt giảm thuế quan nhậpkhẩu ASEAN xuống 0% vào năm 2010 theo đúng cam kết của Hiệp định Thuế quan

ưu đãi có hiệu lực chung ASEAN (CEPT), ngoại trừ một số mặt hàng nhạy cảm.Chương trình công tác về tạo thuận lợi thương mại cũng được xây dựng và áp dụng

- Chính quyền Philippines cũng thực hiện các chính sách thúc đẩy xuất khẩu vớiviệc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và thị trường mới Về chiến lược sản phẩm, chủtrương nâng cao chuỗi giá trị của các sản phẩm Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy các

Trang 14

ngành xuất khẩu mạnh như thiết bị điện tử, may mặc và các ngành dịch vụ thuê ngoàicông nghệ thông tin (IT-BPO), chính phủ Philippines cũng chú trọng vào việc đa dạnghóa các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là khôi phục lại các sản phẩm xuất khẩu truyềnthống ở giai đoạn trước.

- Vào ngày 14/02/2019, Tổng thống Rodrigo Duterte đã ký Đạo luật Cộng hòa(RA) số 11203 hay “Đạo luật tự do hóa nhập khẩu, xuất khẩu và kinh doanh gạo, dỡ

bỏ hạn chế nhập khẩu theo định lượng đối với gạo và các mục đích" Luật sửa đổi RA

số 8178 hoặc Đạo luật thuế quan nông nghiệp năm 1996 và thay thế các hạn chế địnhlượng (QR) đối với nhập khẩu gạo bằng thuế quan

- Philippines đã cải cách chế độ an toàn thực phẩm của mình dựa trên phươngpháp tiếp cận “từ nông trại đến bàn ăn” Một Đạo luật An toàn Thực phẩm mới đãđược ban hành vào năm 2013 và luật thực thi có hiệu lực vào năm 2015 Tuy nhiên,các yêu cầu nhập khẩu liên quan đến biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật(SPS) của Philippines đối với thực phẩm, có vẻ phức tạp, phần lớn vẫn không thayđổi Philippines duy trì chính sách thuế quan hai bậc đối với các sản phẩm nôngnghiệp nhạy cảm bao gồm gạo, ngô, thịt lợn, thịt gà, đường và cà phê

- Cục Tiêu chuẩn (BPS) của Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã thựchiện chương trình nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm để xác minh rằng sản phẩm phùhợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế Điều này bao gồm các sản phẩm quantrọng, chẳng hạn như thiết bị điện và điện tử, cũng như tiêu dùng, hóa chất và xâydựng và vật liệu xây dựng Các sản phẩm được sản xuất trong nước phải mang nhãnhiệu Tiêu chuẩn của Philippines, trong khi các sản phẩm nhập khẩu phải mang nhãnhiệu chứng nhận Thông quan hàng hóa nhập khẩu do BPS cấp

2.1.2 Thực trạng thương mại của Việt Nam

a Thương mại hàng hóa

● Điều kiện tự nhiên của Việt Nam

+ Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, gần vớicác thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia trong khu vựcASEAN Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và thương mại hànghóa trong khu vực

+ Đường biển dài: Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển quan trọng nhưCảng Sài Gòn (TP.HCM), Cảng Hải Phòng và Cảng Đà Nẵng Các cảng biển này chịutrách nhiệm cho một lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp kết nối Việt Nam vớicác thị trường quốc tế

+ Đa dạng hóa địa hình: Việt Nam có địa hình đa dạng, bao gồm núi, sông, rừng,đồng bằng và biển cả Điều này tạo cơ hội cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm khácnhau, từ nông sản đến hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ

+ Khí hậu: Khí hậu ở Việt Nam đa dạng từ bắc vào nam, từ khí hậu nhiệt đới ởmiền Nam đến khí hậu ôn đới ở miền Bắc Điều này cho phép trồng trọt và sản xuấtnhiều loại cây trồng khác nhau, bao gồm gạo, cà phê, cao su, và nhiều loại thực phẩm

và cây công nghiệp khác

Trang 15

+ Tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam cũng có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiênnhư dầu khí, than đá, quặng sắt, gỗ và nhiều loại khoáng sản khác Điều này tạo cơ hộicho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng hóa kháng.

● Chỉ số kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng

kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý IItăng 4,05%, quý III tăng 5,33%) Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảntăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinhtế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụtăng 6,24%, đóng góp 53,34% Về sử dụng GDP quý III/2023, tiêu dùng cuối cùngtăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ tăng chung củanền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch

vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch xuất, nhậpkhẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52%

GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 Trongmức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản tăng 3,43%, đóng góp 9,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41%,đóng góp 22,27%; khu vực dịch vụ tăng 6,32%, đóng góp 68,57%

● Tỷ trọng xuất, nhập khẩu

Về xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuấtkhẩu, với tỷ trọng đạt khoảng 89% Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷUSD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷUSD, chiếm 70,1%)

Trang 16

Sau 11 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,2 điểmphần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiê ”p chế biến chiếm 89%,bằng cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,5 điểmphần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,3 điểm phần trăm.

Các sản phẩm công nghệ và điện tử, nhất là điện thoại di động, góp phần lớn nhấtvào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 11 tháng năm 2022, nhóm hàngsản phẩm điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 55,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng

kỳ năm trước Nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt 50,5 tỷ USD, tăng11%6 Việt Nam đang mở rộng chuỗi cung ứng, tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giátrị Ngành dệt may, giày dép, vốn cần nhiều lao động, cũng đang có xu hướng khởisắc Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu dệt, may trong 11 tháng ước đạt 34,5 tỷ USD,tăng 18,5% Nhóm hàng giày dép ước đạt 22,1 tỷ USD, tăng mạnh 39,9% Ngoài ra,Việt Nam hiện đang là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thếgiới Các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã nhận được một số lượng lớn đơn đặthàng trong năm 2022 Tính đến hết tháng 11 năm 2022, tổng giá trị kim ngạch xuấtkhẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước

Trang 17

Đến Quý I/2023, có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD, chiếm52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trong đó, mặt hàng linh kiện điện thoạiđạt 13 tỷ USD, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 11,81 tỷ USD, tiếp đó làmặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 9,78 tỷ USD và cuối cùng là mặthàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD).

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng

8-2023 đạt 14,22 tỷ USD, tăng 5,3% (tương ứng tăng 714 triệu USD về số tuyệt đối) sovới kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7-2023 Như vậy, tính đến hết ngày 15-8,tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 193,18 tỷ USD, giảm 22% (tương ứng giảm54,52 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022 Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanhnghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,22 tỷ USD, tăng 6,9% (tương ứng tăng 595 triệu USD)

so với kỳ 2 tháng 7-2023 Tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá nhập khẩu của nhómcác doanh nghiệp này đạt 124,51 tỷ USD, giảm 22,6% (tương ứng giảm 36,39 tỷUSD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 64,5% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước

● Các đối tác thương mại

+ Trung Quốc: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổngkim ngạch thương mại hai chiều đạt 175,57 tỷ USD Hai quốc gia này có mối quan hệthương mại mạnh mẽ và xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhau

+ Mỹ: Mỹ cũng là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.Các mặt hàng như thực phẩm, máy móc, và sản phẩm công nghệ thông tin thườngđược xuất khẩu từ Việt Nam đến Mỹ Mới đây nhất, Việt Nam và Mỹ đã quyết địnhchính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện

+ Nhật Bản: Nhật Bản là một đối tác thương mại quan trọng và đầu tư lớn tại ViệtNam Các công ty Nhật Bản thường đầu tư vào các ngành công nghiệp như sản xuất ô

tô và điện tử tại Việt Nam

+ Hàn Quốc: Hàn Quốc cũng có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Việt Nam

Cả hai quốc gia thường xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp sảnxuất

+ Liên minh châu Âu (EU): Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Liênminh châu Âu (EVFTA), giúp tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và cácnước thành viên của EU

+ ASEAN: Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) và có quan hệ thương mại mật thiết với các nước trong khu vực này.+ Nga: Việt Nam và Nga cũng có mối quan hệ thương mại tốt và hợp tác trongnhiều lĩnh vực, bao gồm năng lượng và quốc phòng

b Thương mại dịch vụ

Hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam diễn ra sôi động trong quý I năm

2023 Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh phản ánh hiệu quả của chínhsách mở cửa từ ngày 15/3/2022 sau đại dịch Covid-19 cũng như việc thúc đẩy xúctiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới và kích cầu nội địa trongthời gian qua Hoạt động vận tải duy trì đà tăng trưởng tích cực cả về vận tải hànhkhách và hàng hóa

Trang 18

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín ước đạt 524,6nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong quý III/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt1.550,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với quý trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ nămtrước Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.567,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳnăm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,3% (cùng kỳnăm 2022 tăng 16,6%)

Vận tải hành khách quý III/2023 ước đạt 1.189,4 triệu lượt khách vận chuyển, tăng5,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 64,9 tỷ lượt khách.km, tăng 19,2%.Tính chung 9 tháng năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 3.406 triệu lượt khách vậnchuyển, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 184 tỷ lượtkhách.km, tăng 27,9% Vận tải hàng hóa quý III/2023 ước đạt 573,7 triệu tấn hàng hóavận chuyển, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 128,8 tỷ tấn.km,tăng 9,8% Tính chung 9 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 1.686,2 triệu tấnhàng hóa vận chuyển, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 359,8 tỷtấn.km, tăng 12,5%

Doanh thu hoạt động viễn thông quý III/2023 ước đạt 82 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9%

so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 1,1%) Tính chung 9 tháng năm

2023, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 254,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so vớicùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 0,1%)

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 9/2023 đạt hơn 1 triệu lượt người, giảm 13,4% sovới tháng trước và gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước; số lượt người Việt Nam xuất cảnhđạt 501,4 nghìn lượt người, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 9 thángnăm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳnăm trước nhưng vẫn chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịchCovid-19; số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 3,8 triệu lượt người, gấp 2,5 lần cùng

c Chính sách thương mại

Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bềnvững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, pháttriển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng,doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầungày càng cao về phát triển kinh tế-xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhậpsâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nướcđang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của Nhân

Trang 19

dân được nâng cao Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sảnxuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệlõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, côngnghiệp mũi nhọn Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh thái, ứngdụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ tiên tiến Các ngành dịch vụ được cơ cấu lạiđồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất lượng, hiệuquả và năng lực cạnh tranh được nâng cao, hình thành được nhiều ngành dịch vụ mới,

có giá trị gia tăng cao

Trong bối cảnh hiện nay, các xu thế mới tiếp tục khẳng định định hướng ưu tiênđối ngoại của Việt Nam là đúng đắn; Việt Nam là thành viên của nhiều sáng kiến, liênkết khu vực, như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệphội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),CPTPP, EVFTA, RCEP Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia quá trình đàm phánmột số sáng kiến, hiệp định, như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương(IPEF), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN - EFTA FTA),Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và I-xra-en (VIFTA) Từ đó, quá trình hộinhập quốc tế của Việt Nam ngày càng được sâu rộng, đa dạng hóa, đa tầng nấc Trongquan hệ hợp tác với đối tác quy mô nhỏ, vị thế của Việt Nam được tăng cường, gópphần đưa các quan hệ song phương, tiểu đa phương đi vào chiều sâu, thực chất và hiệuquả Cụ thể:

- Hiệp định CPTPP: Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65-95% sốdòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệulực, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5-10 năm.Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ số dòng thuế ở mức cao, theo đó: 65,8%

số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế cóthuế suất 0% vào năm thứ 4 khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuếsuất 0% vào năm thứ 11 khi Hiệp định có hiệu lực Đối với thuế xuất khẩu, Việt Namcam kết xóa bỏ phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình

từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực

- Hiệp định EVFTA: Các nội dung chính của Hiệp định, bao gồm: Thương mạihàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại;các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹthuật trong thương mại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, pháttriển bền vững; các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực

Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% sốdòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam.Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với48,5% số dòng thuế, sau 3 năm là 58,7% số dòng thuế, sau 5 năm là 79,6% số dòngthuế, sau 7 năm là 91,8% số dòng thuế và sau 10 năm là 98,3% số dòng thuế.Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu hànghóa sang EU với lộ trình lên đến 15 năm

Trang 20

Trong xu thế nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay thì đối với nhữngmặt hàng là hàng hóa cơ bản đã có những ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hoá khácnhư xăng, dầu, vốn, các sản phẩm đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất trongnước đã được nhận định là “nhạy cảm” hơn đối với những tác động của thị trườngngoài nước Bên cạnh đó thì xu hướng thị trường đang phát triển một cách khách quankhi bối cảnh chính trị trên thế giới và đường lối phát triển kinh tế của Đảng cũng sẽtác động tới quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta trên 5 khía cạnh sau:– Thứ nhất: cơ chế quản lý và chính sách phải được đổi mới và hoàn thiện nhằmđáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việc này sẽ được thể hiệnthông qua các chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa theo như quy định Do đó việc tạo

ra hành lang pháp lý thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý tốt nhập khẩu làmột trong những chính sách xuất nhập khẩu được dự định là sẽ phải tạo bên cạnh đócần phải khuyến khích được việc nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại vàcông nghệ cao nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Đối với thị trường trong nước phải góp phần thúc đẩy thị trường phát triển là nhậnđịnh của chính sách thương mại Đồng thời cần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

– Thứ hai: các cơ quan có thẩm quyền cần phải thể hiện được một cách nhất quánchính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ chức kinhdoanh thông qua các cơ chế và chính sách quản lý thị trường để cùng phát triển lâudài, hợp và và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.– Thứ ba: Quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta phải góp phần thúc đẩy sựhình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường còn sơ khai như: thịtrường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường chứng khoán, thị trườngbất động sản

– Thứ tư: Nước ta phải dựa trên nền tảng của sự tiếp tục đổi mới các công cụquản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về thương mại đối với nềnkinh tế như đổi mới kế hoạch hoá, cải cách hệ thống thuế và các cải cách trong lĩnhvực tài chính, tiền tệ

– Thứ năm: phải xây dựng cơ chế lựa chọn và kết nối hiệu quả để liên kết cácdoanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa

Bên cạnh đó cần phải có các chính sách để các doanh nghiệp trong nước đủ điềukiện có thể tham gia các FTA thế hệ mới Từ chính sách mới này sẽ tạo cho Việt Namđược vào chơi trên một sân chơi đẳng cấp, sân chơi của các đại gia Lấy đó làm nềntảng phát triển để chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để kết nối sâu hơn với kinh tế toàn cầu hoá và có cơ hội phát triển nhanh hơn Không có hệ thống pháp luật, không có môitrường kinh doanh phù hợp thì không thể khai thác được lợi thế Do đó, để có thể pháttriển cùng các quốc gia khác trên thế giới thì việc chúng ta cần làm ngay lúc này làxóa bỏ tư duy kiểu cũ và nhập cuộc với tư duy kinh tế toàn cầu hoá, kinh tế thị trường.Hoàn thiện thể chế thương mại là quá trình điều chỉnh các quy định, chính sách vàluật pháp trong nước để gia tăng mức độ phù hợp với thể chế thương mại toàn cầu

Trang 21

Nhưng để có thể hoàn thiện thể chế thương mại thì chúng ta cần phải hiện đại hoá,hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với những yêu cầu mới này.

2.2 Cơ sở hình thành và thực trạng hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam

2.2.1 Cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam

Philippines là nước thành viên ASEAN thứ tư thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Philippines đã xây dựng mốiquan hệ tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực Mối quan hệ này được củng cố bởi quan hệ nồng

ấm giữa nhân dân hai nước Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày12/7/1976, quan hệ hợp tác hai nước được vun đắp trên cơ sở hữu nghị, bình đẳng, tôntrọng lẫn nhau và hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước

● Quan hệ ngoại giao

Ngày 16/6/2016, tại Hội trường Lớn, Trường Đại học Cần Thơ, Lễ kỷ niệm vàChương trình nghệ thuật chào mừng 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam -Philippines (1976-2016) và Quốc khánh lần thứ 118 nước Cộng hòa Philippines(12/6/1898-12/6/2016) đã được long trọng tổ chức Với chủ đề “Kề vai sát cánh”, buổi

lễ là biểu tượng cho sự đoàn kết mạnh mẽ và bền vững giữa hai nước Việt Nam Philippines cho một tình hữu nghị lâu dài

-Trong những năm qua, hai nước đã trở thành Đối tác chiến lược của nhau với thỏathuận được ký kết năm 2015 Ngày 17/11/2015, hai nước ký kết Tuyên bố chung trongchuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Philippines dự Tuần lễCấp cao APEC Tới nay, Việt Nam là Đối tác chiến lược duy nhất của Philippinestrong số các quốc gia thành viên ASEAN, và là đối tác chiến lược thứ ba sau Mỹ vàNhật Bản

● Ký nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác

Hiệp định thương mại giữa hai nước được ký kết rất sớm, từ tháng 1 năm 1978 vàđược thay bằng hiệp định thứ hai ký năm 1995

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXH đã đến Philippines vào ngày 26-28tháng 2 năm 1992, ba hiệp định đã được ký kết, tất cả đều nhằm mục đích phát triểnthương mại và đầu tư giữa hai nước:

● Hiệp Định Về Hàng Hải Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nam Và Chính Phủ Cộng Hoà Philippines (1992)

● Hiệp Định Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và

Chính Phủ Cộng Hòa Philippines Về Xúc Tiến Và Bảo Hộ Đầu Tư (1992).A

● Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp về thương mại và kinh tế Việt

Nam-Philippines (2/1992)

Tháng 3/1994, hai nước ký thoả thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh

tế, khoa học và kỹ thuật giữa 2 chính phủ Cho đến nay đã họp được 8 lần

Trang 22

Tháng 11/2002, hai nước đã ký “Khuôn khổ Hợp tác Song phương trong 25 nămđầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo.” Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa ViệtNam và Philippines phát triển tốt hơn trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.

Ngày 30/10/2003 , Hiệp Định Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hòa Philippines Về Tránh Đánh Thuế HaiLần Và Ngăn Ngừa Việc Trốn Lậu Thuế Đối Với Các Loại Thuế Đánh Vào Thu Nhập.Năm 2004, Hiệp định về hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam-PhilippinesTại phiên họp lần thứ 4 vào 4-8/11/2005, hai bên dự kiến phấn đấu kim ngạchthương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2007 Tại cuộc họp lần thứ 8 của Ủy banHợp tác song phương diễn ra tháng 10 năm 2015, hai bên nhất trí nâng kim ngạch haichiều lên 3 tỷ USD vào năm 2016

Tháng 10/2010, Bộ GDĐT Việt Nam và Ủy ban Giáo dục Đại học Philippines đã

ký Bản ghi nhớ về hợp tác học thuật giữa hai nước Đây là cơ sở pháp lý giúp thúc đẩyquan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước

Đặc biệt, Việt Nam và Philippines là hai quốc gia thành viên của ASEAN (Hiệphội các quốc gia Đông Nam Á), và họ đã cùng nhau ký kết và tham gia vào nhiều hiệpđịnh và thỏa thuận trong khối ASEAN Bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến

bộ (CPTPP): Cả Việt Nam và Philippines đều là thành viên của CPTPP, một hiệp địnhthương mại quan trọng mở rộng và đa phương Hiệp định này nhằm mục tiêu giảmthuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thànhviên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Ấn Độ (AIFTA): Cả Việt Nam vàPhilippines đều tham gia vào AIFTA, một hiệp định kinh tế giữa các quốc gia ASEAN

và Ấn Độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các bên Hiệpđịnh về Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA): ATISA là một hiệp định về thương mạidịch vụ trong khu vực ASEAN Cả Việt Nam và Philippines đã tham gia vào hiệp địnhnày để thúc đẩy thương mại biển và tăng cường hợp tác thương mại dịch vụ Hiệpđịnh về Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA): ATIGA là một hiệp định nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho di chuyển hàng hóa tự do giữa các quốc gia ASEAN Cả ViệtNam và Philippines đã tham gia vào ATIGA để mở cửa thị trường tự do hóa thươngmại cho các nhà cung cấp và người tiêu dùng

● Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của mỗi quốc gia

Thị trường Philippines có rất nhiều tiềm năng cho xuất khẩu hàng hoá của ViệtNam Với quy mô dân số hơn 100 triệu người, trong khi sản xuất trong nước còn hạnchế, hàng năm quốc gia này phải nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng nông sản, sảnphẩm công nghiệp, do vậy hàng hoá của Việt Nam hoàn toàn có thể tìm được chỗđứng tốt tại thị trường này Cả Việt Nam và Philippines đều có lợi thế trong việc sảnxuất một số sản phẩm cụ thể Việt Nam nổi tiếng với sản phẩm như cá tra, cà phê, điện

tử, và quần áo Philippines có sự xuất sắc trong lĩnh vực sản phẩm thủy sản và dượcphẩm Sự kết hợp giữa nhu cầu trong nước và khả năng sản xuất đã thúc đẩy hợp tácthương mại

● Văn hóa có sự tương đồng

Trang 23

Trong nhiều năm trở lại đây, hai nước đã tích cực giao lưu, mở rộng hợp tác trênlĩnh vực văn hoá nghệ thuật Tháng 4 năm 2013, lần đầu tiên Những Ngày văn hóaPhilippines tại Việt Nam được tổ chức tại Việt Nam với nhiều hoạt động giao lưu âmnhạc, ca vũ và triển lãm các sản phẩm dệt thủ công của các sắc tộc bản địaPhilippines.

Người dân Philippines và người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có những néttương đồng trong văn hóa, ví dụ như các hoa văn dệt vải tương tự nhau

Từ trên có thể thấy, Hợp tác kinh tế song phương Việt Nam và Philppines có sựgắn kết nhiều hơn kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995 Quan hệ thương mại là cơ sở để thúc đẩycho các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Philippines trên các lĩnh vực khác nhưchính trị, an ninh-quốc phòng, văn hoá xã hội…Hợp tác thương mại song phươngđược xem là chủ yếu trong quan hệ Việt Nam-Philippines, là chất xúc tác nhằm đemđến những giá trị chung về mặt khai thác lợi ích kinh tế cho hai nước…

2.2.2 Thực trạng hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam

Việt Nam và Philippines đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược vào năm

2015 Trên cơ sở đó, hợp tác giữa hai bên thu được thành tựu trong nhiều lĩnh vực vàcòn nhiều tiềm năng để khai thác, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước,góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác, phát triển ở khu vực

❖ Về thương mại hàng hóa

Việt Nam xuất khẩu nông sản (chủ yếu là gạo), linh kiện điện tử sang Philippines

và nhập khẩu từ Philippines phân bón, máy móc thiết bị, phụ tùng, khoáng chất, khíhóa lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng Hiện nay, doanh nghiệpPhilippines đang quan tâm đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu vào các ngành công nghệthực phẩm và đồ uống, cơ sở hạ tầng, bất động sản, cung cấp nước sạch, dược phẩm…Trong gần 10 năm qua, thương mại song phương giữa Việt Nam - Philippines đãtăng gần gấp 3 lần, từ 2,6 tỷ USD trong năm 2013 lên mức 6,9 tỷ USD trong năm2021

Về cán cân thương mại, Việt Nam luôn xuất siêu sang Philippines, trong đó xuấtsiêu tăng từ 741 triệu USD vào năm 2013 lên mức 2,1 tỷ USD vào năm 2021 Theothống kê trên trademap.org (Trung tâm thương mại quốc tế ITC), Việt Nam là đối táccung cấp sản phẩm đứng thứ 10 vào thị trường Philippines và là đối tác đứng thứ 12nhập khẩu hàng hóa từ Philippines

Trang 24

Trong gần 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Philippines cũngtăng từ 1,6 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đồng đều.Giai đoạn 2013 – 2014 phát triển tương đối tốt Tuy nhiên, bước sang năm 2015, xuấtkhẩu ghi nhận đà giảm do xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như sắt thép, máy móc thiết

bị, dụng cụ phụ tùng khác giảm Tháng 11/2015, Việt Nam và Philippines chính thứcnâng cấp lên Đối tác chiến lược, mở ra một thời kỳ “nở rộ” trong mối quan hệ thươngmại song phương Điều này đã góp phần đưa đến kết quả 4 năm liên tiếp sau đó, kimngạch song phương 2 quốc gia liên tục tăng trưởng tốt, đặc biệt trong năm 2017 và

2018 lần lượt ghi nhận tăng trưởng 21% và 20%

Bước sang năm 2019, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng tổng kim ngạchxuất nhập khẩu vẫn giữ mức 5,3 tỷ USD Bước sang năm 2021, nhờ các biện phápchống dịch hiệu quả, thương mại song phương đã dần phục hồi, tăng 31% so với năm

2020 Trong 2 năm đại dịch, kim ngạch xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng Dù vậy chỉtrong vòng một năm, xuất khẩu đã có sự hồi phục thần kỳ

Trong giai đoạn 2013 -2021, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sangPhilippines bao gồm gạo, clanke xi măng, sắt thép các loại và máy móc, thiết bị dụng

cụ phụ tùng khác Đối với mặt hàng gạo, sản phẩm này đã tăng từ 225 triệu USD năm

2013 lên 1,2 tỷ USD vào năm 2021

Trang 25

Đến năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với2,4 triệu tấn gạo (đứng thứ hai là Trung Quốc, đạt 1 triệu tấn và 522 triệu USD) Cácmặt hàng còn lại dù có nhiều biến động tăng trưởng qua các năm nhưng nhìn tổng thểgần 10 năm qua, sự tăng trưởng vẫn tương đối lạc quan.

Về nhập khẩu, nhìn chung kim ngạch phát triển tăng đều qua các năm (ngoại trừnăm 2014) Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Philippines bao gồm kimloại thường khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng

cụ phụ tùng khác Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử đã tăng từ 411 triệu USD(năm 2013) lên mức 1,4 tỷ USD vào năm 2021; kim loại từ 50 triệu USD lên 137 triệuUSD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác là mặt hàng có mức tăng trưởng tốtnhất, từ 55 triệu USD lên 267 triệu USD

Trang 26

Lần đầu thương mại song phương đạt mốc 5 tỷ USD trong 8 tháng đầu nămTrong 8 tháng đầu năm 2022, xuất nhập khẩu Việt Nam – Philippines đạt 5,3 tỷUSD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021 Đây cũng là giai đoạn 8 tháng đầu năm đầutiên ghi nhận thương mại song phương giữa 2 nước đạt mốc 5 tỷ USD.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam - Philippines 8 tháng đầu năm giai đoạn

2013 - 2022

Trang 27

Trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines 3,5 tỷ USD hànghóa, tương ứng tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, mặt hàng gạo là mặthàng duy nhất đạt kim ngạch 1 tỷ USD với sản lượng xuất khẩu là 2,2 triệu tấn So vớicùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 33% về trị giá và 46% về lượng.Trong 8 tháng đầu năm, Philippines cũng là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất củaViệt Nam khi chiếm 45% tổng kim ngạch và 46% tổng lượng gạo xuất khẩu của ViệtNam.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam, xuất khẩugạo tăng trưởng mạnh trong các tháng đầu năm do phía Philippines lo ngại Ấn Độdừng xuất khẩu gạo nên đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ phía Việt Nam

Mặt khác, gạo Việt hiện có ưu thế hơn tại thị trường này là quốc gia duy nhất sảnloại gạo Đài Thơm 8 (DT8) – vốn là gạo có chất lượng ngon, giá thành hợp lý.Tuy nhiên, dù Philippines đẩy mạnh nhập khẩu nhưng do thương nhân ép giá nên

đã xảy ra tình trạng dù lượng gạo tăng mạnh nhưng kim ngạch lại không tương xứng

Trang 28

Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính, sắt thép và máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện là hai mặt hàng ghi nhận đà giảm so với năm 2021, lần lượt -22% và-44%, tương ứng đạt 256 triệu USD và 126 triệu USD

Xơ sợi và phân bón là hai mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất về trị giá, lầnlượt là 400% và 328% (tương ứng đạt 64 triệu USD và 48 triệu USD) Dưới tác động

từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, nguồn cung một số loại phân bón bị ảnh hưởng (bởiNga là thị trường cung cấp số 1 về phân đạm, số 2 về phân lân và kali) Điều này đãkéo theo giá phân bón tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành xuất khẩu

Về nhập khẩu, 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Philippines đạt1,8 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021 Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩuchủ yếu là các sản phẩm điện tử, nguyên liệu Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch cao nhất với 1,1 tỷ USD, tăng 50% so với cùng

kỳ Đây cũng là mặt hàng duy nhất vượt mức 1 tỷ USD

Các mặt hàng khác cũng tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, cụ thể kim loại tăng tới38%, đạt 135 triệu USD; phân bón tăng 27%, đạt 13 triệu USD; máy móc, thiết bị,dụng cụ, phụ tùng khác tăng 10%, đạt 183 triệu USD Riêng đối với mặt hàng chấtdẻo nguyên liệu và phế liệu sắt thép lại giảm lần lượt 7% và 40%

Trang 29

Nối tiếp đà tăng trưởng trong gần 10 năm qua, 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạchxuất nhập khẩu Việt Nam - Philippines lần đầu tiên đạt mốc 5 tỷ USD, dự báo cả năm

2022 có thể vượt mốc 6,9 tỷ USD của năm 2021 Thương mại song phương giữa ViệtNam và Philippines nửa đầu năm 2022 đã tăng trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái.Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nông sản và thực phẩm sang Philippines như gạo làchủ yếu, cà phê, tiêu, bánh kẹo, vật liệu xây dựng, và nhập khẩu máy tính, linh kiệnđiện tử, máy móc thiết bị, phân bón Tổng kim ngạch thương mại hai chiều phát triểnvượt bậc, đạt gần 8 tỷ USD trong năm 2022, cao nhất từ trước đến nay; hợp tác biển,nhất là về môi trường sinh thái biển, kinh tế biển, chống khai thác hải sản bất hợppháp tiếp tục được chú trọng và phát huy hiệu quả Trong những năm qua, hợp tácthương mại là điểm sáng trong quan hệ hai nước Kim ngạch thương mại song phươngnăm 2021 đạt 6,8 tỷ USD, mức cao nhất trong nhiều năm qua Kim ngạch thương mạisong phương trong chín tháng đầu năm 2022 đã đạt hơn 6 tỷ USD và đến cuối năm

2022 có thể vượt mức của năm 2021 Philippines hiện là thị trường tiêu thụ gạo hàngđầu của Việt Nam Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines lần đầu vượtmốc một tỷ USD năm 2020 Bên cạnh những lợi ích về thương mại, việc Việt Namxuất khẩu gạo sang Philippines cũng đóng góp vào nỗ lực bảo đảm an ninh lương thựccủa Chính phủ Philippines Trong bối cảnh Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản hàngđầu khu vực và Philippines là nước đông dân thứ hai trong ASEAN, hợp tác nôngnghiệp giữa hai nước còn nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển hơn nữa

Trang 30

Trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Công Thương Philippines Alfredo E Pascualgiữa tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên nhấnmạnh, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines đã góp phần giúp nước bạn đảmbảo an ninh lương thực, đồng thời giúp tăng thu nhập cho người nông dân Việt Nam.Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại đang gặp khó khăn về thủ tụcnhập khẩu cũng như phía cơ quan chức năng của Philippines còn trì hoãn trong việccấp Giấy phép kiểm dịch thông quan nhập khẩu (SPS-IC) Trước ý kiến trên, phíaPhilippines cho biết sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp của Philippines để giải quyết cácvấn đề gây khó khăn trong việc giao thương giữa 2 nước.

Về kế hoạch dài hạn, Philippines mong muốn hợp tác với Việt Nam để sản xuấtnhững sản phẩm có độ phức tạp cao Theo đó, mỗi bên sẽ chuyên về những sản phẩmlinh kiện và công đoạn sản xuất phù hợp với năng lực và thế mạnh của mỗi nước đểnâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của mỗi nước trong các chuỗi giá trị

Tóm lại, Việt Nam và Philippines đều thống nhất sẽ phối hợp tổ chức đoàn doanhnghiệp sang làm việc, tìm hiểu thị trường và các cơ hội hợp tác cụ thể, tham gia cáchội chợ, triển lãm thương mại để giới thiệu các mặt hàng xuất nhập khẩu Đồng thời,tạo điều kiện để các mặt hàng mỗi bên có lợi thế thâm nhập nhiều hơn vào thị trườngnước bên kia Nhấn mạnh tính bổ trợ lẫn nhau trong cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩugiữa hai nước, hai bên cũng đã dành thời gian thảo luận về các mặt hàng tiềm năng cóthể tăng cường sự trao đổi trong thời gian tới Philippines mong muốn hợp tác với ViệtNam để sản xuất những sản phẩm có độ phức tạp cao, theo đó, mỗi bên sẽ chuyên vềnhững sản phẩm linh kiện và công đoạn sản xuất phù hợp với năng lực và thế mạnhcủa mỗi nước để nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của mỗi nước trong các chuỗi giá trị

Trang 31

cũng tăng Năm 2019, số lượt khách từ Philippines đến Việt Nam đạt đỉnh 179.190lượt người Tuy đại dịch khiến các hoạt động du lịch trên toàn thế giới tạm dừng, xuhướng tăng này rất có thể sẽ phục hồi ngay khi thế giới bắt đầu quay trở lại trạng tháibình thường Tiếp theo là khuyến mãi du lịch: Cả Việt Nam và Philippines thường tổchức các hoạt động và sự kiện khuyến mãi du lịch tại các quốc gia khác nhau để tạo sựquan tâm đối với đất nước và văn hóa của họ Lĩnh vực du lịch và lữ hành có tiềmnăng rất lớn để tạo ra nguồn thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế cho cả Việt Nam

và Philippines

- Giáo dục và đào tạo: Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, một trong những phânngành đầu tiên mà Việt Nam và Philippines thường hợp tác là trong việc cung cấpchương trình đào tạo và trao đổi sinh viên Cả Việt Nam và Philippines đều có mộtlượng lớn sinh viên quốc tế và du học sinh Các trường đại học và trung học nghề ở cảhai quốc gia đã tìm kiếm cơ hội hợp tác trong việc cung cấp chương trình học và traođổi sinh viên Với bề dày 45 năm quan hệ giữa hai nước, giao lưu nhân dân cũng đãđược tăng cường Những người Philippines đầu tiên đến Việt Nam gồm các kỹ sư,quản lý khách sạn và nhà hàng, và công nhân dệt kim Các giáo viên tiếng Anh cũngbắt đầu đến Việt Nam trong thập kỷ vừa qua Năm 2016, khoảng 1.000 sinh viên ViệtNam đang du học tại Philippines, và hàng trăm giảng viên Philippines đang làm việctại Việt Nam Đến năm 2019, có hơn 7000 người Philippines đang sống và làm việctại Việt Nam Hạn chế đi lại do đại dịch Covid-19 gây ra có thể đã làm chậm lại tràolưu này, nhưng chúng tôi vẫn rất lạc quan Trong thập kỷ vừa qua, các bậc phụ huynhViệt Nam cũng đã và đang gửi con em sang Philippines dự trại hè Anh ngữ Tuy các

sự kiện trao đổi này đang tạm dừng do đại dịch, nhưng nó có thể giúp người Việt Namsang Philippines nhiều hơn sau khi đại dịch đi qua Các hoạt động này là một cơ hộiđáng hoan nghênh để người Việt Nam có thể hiểu thêm về đất nước con ngườiPhilippines

- Công nghệ thông tin và phần mềm: Lĩnh vực công nghệ thông tin và phần mềmcũng là một trong những điểm mạnh của cả hai quốc gia Lĩnh vực Công nghệ thôngtin và Phần mềm là một trong những lĩnh vực mà Việt Nam và Philippines đã hợp tác,

là một trong những điểm mạnh của cả hai quốc gia Phân ngành đầu tiên thường liênquan đến phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin Các công ty ViệtNam và Philippines đã hợp tác trong việc phát triển ứng dụng và giải pháp công nghệ

- Dịch vụ vận tải: Hợp tác thương mại trong lĩnh vực vận tải giữa Philippines vàViệt Nam đã có sự phát triển Trong lĩnh vực hàng không đã tăng lên đáng kể CảPhilippines và Việt Nam có nhiều hãng hàng không chất lượng cao và đa dạng tuyếnđường Sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở Manila và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ởTP.HCM đã trở thành cửa ngõ quan trọng cho các chuyến bay quốc tế và khu vực Cáchãng hàng không của cả hai quốc gia thường có các chuyến bay đến các điểm đếnchung và ngày càng mở rộng mạng lưới Ngoài ra, Việt Nam và Philippines còn hợptác trong lĩnh vực vận tải bằng đường bộ và đường sắt

2.3 Cơ hội hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam

Trang 32

Philippines và Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đang có rất nhiều tiềm năng vềhợp tác thương mại trên nhiều lĩnh vực như:

- Hội nhập khu vực: Cả Philippines và Việt Nam đều là thành viên của Hiệp địnhĐối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp địnhĐối tác Kinh tế Chiến lược Toàn diện (RCEP) Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợicho việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia, bằng cách giảm giới hạnthương mại và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực

- Tăng cường giao lưu kinh tế: Cả hai quốc gia đang thực hiện các biện pháp đểtăng cường giao lưu kinh tế, bao gồm việc tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm thươngmại, và các hoạt động quảng bá thương mại chung Điều này giúp tăng cơ hội cho cácdoanh nghiệp thăm dò thị trường của nhau và thiết lập mối quan hệ thương mại

- Hợp tác trong lĩnh vực chủ đạo: Philippines và Việt Nam có thể tận dụng sự bổsung lẫn nhau trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu Philippines có nhiều kinh nghiệmtrong các lĩnh vực như dịch vụ và công nghệ thông tin, trong khi Việt Nam có sứcmạnh trong ngành công nghiệp chế biến, dệt may, điện tử và nông sản Hợp tác giữacác doanh nghiệp của cả hai quốc gia có thể giúp tận dụng những lợi thế này

- Hợp tác trong lĩnh vực chủ đạo: Philippines và Việt Nam có thể tận dụng sự bổsung lẫn nhau trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu Philippines có nhiều kinh nghiệmtrong các lĩnh vực như nông sản, đồ chơi, và dịch vụ tiêu dùng, trong khi Việt Nam cósức mạnh trong ngành công nghiệp chế biến, dệt may, và điện tử Hợp tác giữa cácdoanh nghiệp của cả hai quốc gia có thể giúp tận dụng những lợi thế này

- Hợp tác về dịch vụ và du lịch: Philippines và Việt Nam đều có tiềm năng pháttriển ngành dịch vụ và du lịch Cả hai quốc gia đều có cảnh quan đẹp và di sản vănhóa độc đáo, và việc hợp tác trong lĩnh vực du lịch có thể tạo ra cơ hội kinh doanh lớncho các doanh nghiệp trong ngành này

- Hợp tác trong phân phối toàn cầu: Philippines và Việt Nam có thể hợp tác để tậndụng các thỏa thuận thương mại và hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực vàtrên toàn thế giới Điều này có thể bao gồm việc hợp tác trong việc xây dựng chuỗicung ứng khu vực

- Cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến: Việt Nam có ngành công nghiệpchế biến mạnh mẽ và Philippines có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này Cácdoanh nghiệp của hai nước có thể tìm cách hợp tác trong việc sản xuất và chế biến cácsản phẩm để xuất khẩu sang các thị trường khác

Tóm lại, cơ hội hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam trong thời kỳ hộinhập là rất lớn Việc tận dụng và phát triển những cơ hội này đòi hỏi sự hợp tác chặtchẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức trong cả hai quốc gia

2.4 Biện pháp tăng cường hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam

Để tăng cường hợp tác thương mại giữa Philippines và Việt Nam, cả hai quốc gia

có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:

- Thúc đẩy hiểu biết về thị trường: Chính phủ và các tổ chức thương mại của cảhai quốc gia có thể tổ chức các hội thảo, hội nghị, và triển lãm thương mại chung để

Trang 33

giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp hai nước đến nhau Điều nàygiúp tạo cơ hội để các doanh nghiệp hiểu biết sâu hơn về thị trường của đối phương.

- Tạo cơ hội gặp gỡ: Tổ chức các cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa các doanhnghiệp và nhà quản lý thương mại của cả hai phía Điều này có thể được thực hiệnthông qua các sự kiện mạng, buổi họp kín, hoặc các chương trình trao đổi doanhnghiệp

- Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược: Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội

để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhau Điều này có thể bao gồm việc chia sẻcông nghệ, tài chính, và nguồn lực để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới

- Hợp tác trong chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác trongviệc phát triển và quản lý chuỗi cung ứng Điều này có thể giúp giảm chi phí sản xuất

và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hơn

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Cả hai quốc gia có thể khuyến khích cácdoanh nghiệp của họ đầu tư trực tiếp vào thị trường của đối phương Chính phủ có thểcung cấp các ưu đãi và hỗ trợ cho các dự án FDI nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp tham gia

- Tối ưu hóa quy định thương mại: Cả Philippines và Việt Nam nên làm việc cùngnhau để đơn giản hóa và tối ưu hóa quy định thương mại và nhập khẩu Điều này cóthể giúp giảm thời gian và chi phí liên quan đến thương mại giữa hai nước

- Hợp tác trong các ngành đặc thù: Xác định các lĩnh vực đặc thù mà cả hai quốcgia có lợi ích chung và tập trung vào hợp tác trong những lĩnh vực này Ví dụ, tronglĩnh vực nông nghiệp, Philippines có thể cung cấp các sản phẩm nông sản, trong khiViệt Nam có thể hỗ trợ trong công nghệ và quy trình sản xuất

- Hợp tác về năng lượng và môi trường: Hợp tác trong việc phát triển và sử dụngcác nguồn năng lượng sạch, cũng như trong việc bảo vệ môi trường, có thể là một lĩnhvực tiềm năng để cả hai quốc gia hợp tác Điều này có thể bao gồm cả việc chia sẻcông nghệ và kinh nghiệm

- Thúc đẩy du lịch: Tăng cường hợp tác trong ngành du lịch bằng cách tạo điềukiện thuận lợi cho du khách và khuyến mãi các điểm đến du lịch ở cả hai quốc gia

- Xây dựng quan hệ chính trị ổn định: Mối quan hệ chính trị ổn định giữa hai quốcgia có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho hợp tác thương mại Việc duy trì vàcủng cố mối quan hệ này là rất quan trọng

Những biện pháp trên có thể phần nào giúp tăng cường hợp tác thương mại giữaPhilippines và Việt Nam và tạo ra lợi ích chung cho cả hai quốc gia Đưa hai nền kinh

tế của từng quốc gia nói riêng và cả hai quốc gia nói chung phát triển mạnh mẽ hơn

CHƯƠNG III: CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ GIỮA PHILIPPINES

VÀ VIỆT NAM 3.1 Tổng quan tình hình đầu tư của Philippines và Việt Nam

3.1.1 Thực trạng đầu tư của Philippines

Trang 34

3.1.1.1 Môi trường đầu tư của Philippines

a Môi trường tự nhiên

Philippines nằm trên Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và gần xích đạo do đó

có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học ở mức độ cao, thu hútkhông ít các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch và công nghiệp khai thác khoáng sản Tuy nhiên, Philippines lại nằm ở vị trí có nhiều thảm họa thiên nhiên hàng năm.Nằm dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương nên Philippines thường xuyên phải chịutác động của những thiên tai như động đất, lở đất, bão táp và lũ lội, gây thiệt hại cho

cơ sở hạ tầng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng Điều này làm giảm sức hấp dẫn củađất nước này với các nhà đầu tư

Khí hậu:

Ở Philipines, khí hậu được chia theo vùng, trong đó có vùng Bagui là vùng cókhí hậu khá ôn hòa nên khí hậu mát mẻ quanh năm, được coi là thành phố mùa hè, làđiểm thu hút nhiều du khách cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch, kháchsạn, Tuy nhiên, Philippines đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường như ônhiễm không khí và nước, suy thoái môi trường do nạn phá rừng, khai thác gỗ tráiphép Biến đổi khí hậu đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốcgia Các vấn đề này gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp môitrường và làm giảm giá trị của khu vực

Tài nguyên thiên nhiên:

Là một trong những quần đảo lớn nhất thế giới, Philippines chứa đầy tài nguyênthiên nhiên phong phú từ đất liền đến biển Quốc gia này được ước tính có tài nguyênvàng lớn thứ nhì trên thế giới sau Nam Phi và là một trong những nơi có tài nguyênđồng lớn nhất thế giới Philippines là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên trên đấtliền và dưới biển, có nhiều khoáng sản như vàng, đồng, sắt, crom, măng-gan, than đá,dầu lửa và khí đốt, … thu hút không ít các nhà đầu tư trong lĩnh vực khai thác.Một sản phẩm khác của hoạt động núi lửa là địa nhiệt năng lại được khai thácthành công hơn, Philippines là nhà sản xuất địa nhiệt năng lớn thứ hai thế giới sau Hoa

Kỳ, đáp ứng 18% nhu cầu điện năng trong nước

Ngày đăng: 23/02/2024, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w