1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khai thác giá trị truyện kể dân gian trong phát triển du lịch tâm linh tỉnh lạng sơn

88 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai thác giá trị truyện kể dân gian trong phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Lưu Như Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Hệ thống thờ tự tâm linh thuộc địa bàn Lạng Sơn thường gắn với những tích truyện dân gian như lý giải địa danh tâm linh, lý giải những nhân vật tâm linh… Trong hoạt động du lịch văn hóa

Trang 1

LƯU NHƯ TRANG

KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN

Ngành: Văn học Việt Nam

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thị Phương Thái người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên cũng như Ban Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và văn hóa, bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên chúng tôi

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những người luôn động viên hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2022

Tác giả luận văn

Lưu Như Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn dưới đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi trên cơ sở của giáo viên hướng dẫn, có tham khảo thành quả nghiên cứu của những người đi trước Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên

Lưu Như Trang

Trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, LƯU TRUYỀN VĂN HỌC DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 8

1.1 Vùng văn hóa tâm linh Lạng Sơn 8

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội 11

1.1.2 Điều kiện lịch sử, văn hóa các tộc người 13

1.2 Văn học dân gian vùng văn hóa tâm linh Lạng Sơn 16

1.2.1 Khái niệm văn học dân gian 16

1.2.2 Truyện kể dân gian 16

1.3 Khái quát về du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn 18

Chương 2: HỆ THỐNG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 25

2.1 Nhận diện và phân loại truyện kể dân gian liên quan đến du lịch tâm linh tỉnh

2.2.4 Giá trị giáo dục phản ánh quan niệm “uống nước nhớ nguồn” 38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 45

3.1 Đề xuất phát triển các lễ hội tâm linh 45

Trang 5

3.1.1 Mục tiêu và cơ sở đề xuất 45

3.1.2 Nội dung đề xuất 50

3.2 Đề xuất xây dựng ngữ liệu và hình thức quảng bá du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn trong môn Ngữ văn tại nhà trường phổ thông 53

3.2.1 Mục tiêu đề xuất 53

3.2.2 Cơ sở đề xuất 53

3.2.3 Nội dung đề xuất 61

3.3 Đề xuất phát triển du lịch tâm linh thông qua chiến dịch quảng bá văn hóa đại chúng 69

3.3.1 Mục tiêu và cơ sở đề xuất 69

3.3.2 Nội dung đề xuất 70

3.4 Đề xuất chương trình tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên sử dụng truyện kể dân gian để xây dựng bài thuyết minh tại các điểm du lịch 74

3.4.1 Mục tiêu và cơ sở đề xuất 74

3.4.2 Nội dung đề xuất 74

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Lạng Sơn là vùng đất đa dạng văn hóa của nhiều dân tộc anh em phía Bắc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông.Sự đa dạng, độc đáo về văn hóa tộc người và cảnh quan sinh thái cùng với đường biên giới giáp Trung Quốc gần 300km… là điều kiện quan trọng cho nhiều loại hình du lịch Lạng Sơn phát triển Tuy nhiên, nét đặc trưng không thể không kể tới khi nói về vùng đất Lạng Sơnlà sự phong phú của hệ thống đền miếu Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa – Du lịch và Thể thao tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn tỉnh có đến hơn 400 cơ sở tín ngưỡng dân gian và hơn 300 lễ hội truyền thống Đây chính là tiềm năng rất lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình du lịch văn hóa tâm linh mà Lạng Sơn đang đặc biệt chú trọng đầu tư, khai thác

Hệ thống thờ tự tâm linh thuộc địa bàn Lạng Sơn thường gắn với những tích truyện dân gian như lý giải địa danh tâm linh, lý giải những nhân vật tâm linh… Trong hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, việc khai thác các giá trị văn hóa dân gian, đặc biệt là truyện kể dân gian sẽ tạo nên sức hấp dẫn và hiệu quả cao Thực tế, tuy du lịch tâm linh xứ Lạng trong những năm gần đây rất được đầu tư phát triển một cách tập trung, tuy nhiên việc khai thác truyện kể dân gian liên quan đến hệ thống tâm linh thành sản phẩm du lịch vẫn chưa được cọi trọng, những giá trị đích thực của nó trong du lịch tâm linh chưa thực sự được phát huy hiệu quả

Với những lý do đó, tôi nhận thấy, việc khai thác những giá trị văn học dân gian sẽ là một cách thức hữu hiệu để phát triển văn hóa tâm linh, cụ thể là

ngành du lịch của tỉnh nhà Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề"Khai thác giá trị truyện kể dân gian trong việc phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn"

làm đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Hiện nay, tại các địa phương văn học dân gian đang được coi là xu hướng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và để tâm Có thể nói, việc tìm hiểu bản chất và những đặc sắc trong giá trị của văn hóa vùng miền ở các tác phẩm văn học dân gian là một hướng đi độc đáo, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam Tại đây, chúng tôi chủ yếu quan tâm, tìm hiểu và tiếp cận những công trình nghiên cứu về các tác phẩm văn học dân gian có liên quan đến yếu tố tâm linh nói chung và của tỉnh Lạng Sơn nói riêng Qua đó, chúng tôi đưa ra kết luận: các nhà khoa học chủ yếu mới dừng lại ở việc khảo sát,sưu tầm và có những nghiên cứu bước đầu về văn học dân gian tỉnh Lạng Sơn nói chung, nhìn từ một số đặc trưng thể loại Trong đó:

Về tuyển tập các tác phẩm văn học dân gian tỉnh Lạng Sơn, trước tiên

phải kể đến công trình: “Truyện cổ xứ Lạng” (1997), của tác giả Nguyễn Duy

Bắc Đây là công trình sưu tầm và giới thiệu tương đối đầy đủ các các tác phẩm truyển kể dân gian thể hiện quan niệm về thiên nhiên, về lao động động sản xuất, về mối quan hệ con người trong xã hội của các anh em dân tộc tỉnh Lạng Sơn

Về nghiên cứu thể loại của văn học dân gian tỉnh Lạng Sơn, có thể kể đến các bài báo, luận văn, luận án của các tác giả sau:

Trong bài viết “Sắc thái truyền thuyết trong Folkore xứ Lạng” (1993) -

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tác giả Lê Trường Phát đã có nhìn nhận, đánh giá truyền thuyết dân gian ở Lạng Sơn một cách tương đối khái quát và có tính hệ thống cao Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến mảng đề tài chống giặc ngoại xâm, đồng thời khẳng định giá trị của truyền thuyết dân gian Lạng Sơn trong mối tương quan với các địa phương khác trong khu vực miền núi phía Bắc cả trên phương diện nội dung cũng như hình thức

Trang 8

Tác giả Hà Xuân Hương trong luận văn: “Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc” (2011) - Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,

Hà Nội, đã tập trung tìm hiểu về truyền thuyết dân gian về người anh hùng lịch sử của các dân tộc Tày ở khu vựng Đông Bắc trong mối tương quan với các lễ hội dân gian nơi đây, từ đó chỉ ra mối quan hệ mật thiết của hai đối tượng này Tác giả khẳng định: “Thứ nhất, đó là quan hệ mang tính vĩnh viễn, thể hiện rõ ở sự liên hệ về mặt nội dung của truyền thuyết và các nghi thức, vật phẩm dâng cúng, sự kiêng kị, các màn diễn xướng trong lễ hội trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của lễ hội Đó là một quá trình xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai Thứ hai, đó là quan hệ hai chiều, mang tính tương tác, bổ sung cho nhau Điều này được thể hiện rõ ở vai trò qua lại giữa truyền thuyết và lễ hội: truyền thuyết đóng vai trò nội dung, cơ sở niềm tin cho lễ hội, có ảnh hưởng lớn tới sự nảy sinh và phát triển của lễ hội Đến lượt mình, lễ hội giúp lưu giữ truyền thuyết, hiện thực hóa niềm tin trong truyền thuyết thông qua các nghi thức thờ cúng và các màn diễn xướng Lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết được sinh động, cụ thể hơn.” [22, tr.86]

Trong luận văn: “Khảo sát truyện kể dân gian Tày Nùng xứ Lạng”

(2012) -luận văn thạc sĩ, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Thị Tân Hương đã khảo sát, phân loại tương đối kĩ lưỡng các truyện kể dân gian Tày – Nùng ở Lạng Sơn, từ đó phân tích đặc điểm của những truyện kể này trên các bình diện như: nhân vật, motip, tính đồng dạng và dị biệt… Tại đây, tác giả đã bước đầu đề cập đến mối liên hệ giữa truyện kể dân gian Tày Nùng với một số tín ngưỡng và lễ hội dân gian tiêu biểu ở vùng đất này Những định hình ban đầu của chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài bắt nguồn từ cơ sở quan trọng này

Trang 9

Tập trung đánh giá về truyền thuyết dân gian Lạng Sơn từ mảng đề tài

núi non, tác giả Phạm Duy Tùng trong luận văn: “Truyền thuyết về núi non xứ Lạng” (2014)- Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học sư phạm

Thái Nguyên, đã bước đầu chỉ ra vai trò của truyền thuyết về núi non đối với đời sống văn hóa xã hội đương đại tại Lạng Sơn Trong đó, tác giả khảo sát và nhấn mạnh đến một số tín ngưỡng và lễ hội có liên quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đồngthời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị Tác giả cũng khẳng định: “Trong đời sống nơi xứ Lạng từ xưa cho đến nay, các truyện kể, truyền thuyết dân gian bên cạnh việc lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, còn gắn với tín ngưỡng, lễ hội Nghiên cứu, tìm hiểu về những truyền thuyết địa danh về núi non xứ Lạng sẽ cho ta khám phá được những nét độc đáo về tín ngưỡng, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tộc người, vùng đất sản sinh ra nó.”[36, tr 23]

Đứng ở một góc độ khác, tác giả Ngô Thị Huế, trong luận văn thạc sĩ: “Hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm qua nhóm truyền thuyết Chi Lăng, Lạng Sơn”- Luận văn thạc sĩ, trường Đại học sư phạm Hà Nội, đã phân

tích một cách kĩ lưỡng giá trị nội dung cũng như hình thức củatruyền thuyết dân gian ở Chi Lăng từ góc độ hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong Mặc dù luận văn chưa đi sâu làm rõ vai trò hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm đối với đời sống tâm linh của người dân Lạng Sơn, nhưng thực tế cho thấy, các ngôi đền, các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian hay lễ hội tâm linh của người dân nơi đây có mối quan hệ tương trợ, qua lại với những truyền thuyết kể về người anh hùng chống giặc ngoại xâm Vì vậy, luận văn cũng là một đã đưa ra những gợi ý, hỗ trợ cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Từ đó, chúng tôinhận thấy: các công trình này bước đầu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản nhất về hình thức nghệ thuật cũng như giá trị phản ảnh của các tác phẩm văn học dân gian tỉnh Lạng Sơn Mặc dù đã bắt đầu có

Trang 10

tác giả nhận diện, phân tích và đánh giá vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quan niệm sống của người Lạng Sơn như: quan niệm thờ thần Nước, thần Rắn…, nhưng có thể khẳng định chưa có công trình nào trực tiếp đề cập đến yếu tố tâm linh cũng như vai trò của văn học dân gian trong việc phát triển tiềm năng du lịch tâm linh của tỉnh Lạng Sơn

Về phương diện du lịch tâm linh của tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi tiếp cận

được với công trình: “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn”(2016) - luận

văn Thạc sỹ, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Tại đây, tác giả Trần Thị Bích Hạnh đã đặt ra các nội dung cơ bản nhất về du lịch tâm linh của tỉnh Lạng Sơn như: tôn giáo, tín ngưỡng, thực trạng ngành du lịch và một số đề xuất, sáng kiến nhằm phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Lạng Sơn Công trình chính là một cơ sở thực tiễn quan trọng , giúp chúng tôi có cái nhìn và đánh giá khái quát về du lịch tâm linh của tỉnh Lạng Sơn Tuy nhiên, các vấn đề tác giả đề cập đến hoàn toàn chưa có sự gắn kết với giá trị của văn học dân gian địa phương tại tỉnh Lạng Sơn

Như vậy, thông qua quá trình khảo sát lịch sử nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: cho đến nay, chưa có công trình nào đặt văn học dân gian làm đối tượng chính trong việc phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn Vì vậy, từ góc độ văn học dân gian, mối quan hệ giữa văn học và du lịch, chúng tôi hi vọng có thể khái quát được những đặc điểm quan trọng của văn học dân gian liên quan đến tâm linh của tỉnh Lạng Sơn, cũng như đưa ra những đề xuất nhằm phát triển hơn nữa ngành du lịch tâm linh ở địa phương này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị của truyện kể dân gian liên quan đến du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 11

Du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn chủ yếu được tổ chức trên 3 hình thức: du lịch tham quan (danh lam, thắng cảnh, đền, chùa, miếu…); du lịch lễ hội; du lịch thực hành (các hình thức thờ cúng, diễn xướng liên quan đến tín

ngưỡng) Như đã trình bày trong phần Lý do chọn đề tài, những hình thức

này đều sẽ mang trong mình một câu chuyện, một sự lý giải Bởi vậy mà thể loại chủ yếu xuất hiện là truyện kể dân gian Phạm vi nghiên cứu của đề tài theo đó cũng giới hạn trong nhóm truyện kể dân gian tâm linh xứ Lạng mà chúng tôi trình bày trong tài liệu tham khảo

4 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài "Khai thác giá trị văn học dân gian trong việc phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn", chúng tôi có ba mục đích như sau:

Một là, dựa trên những điều kiện của tỉnh nhà, chỉ ra mối quan hệ giữa

văn học dân gian và văn hóa tâm linh Đồng thời, khái quát một số đặc điểm về văn học dân gian tỉnh Lạng Sơn

Hai là, nhận diện, khảo sát, phân loại hệ thống truyện kể dân gian liên

quan đến du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn

Ba là, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng

Sơn dựa trên những giá trị văn học dân gian, cụ thể là truyện kể dân gian địa phương đã khảo sát

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thống kê: thống kê những truyện kể dân gian liên quan đến du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn và chia thành các nhóm truyện kể để đưa ra đặc trưng hệ thống

Trang 12

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ những dữ liệu đã thống kê, chúng tôi sử dụng phương pháp này để chỉ rõ đặc trưng các truyện kể dân gian liên quan đến du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn Từ những đặc trưng ấy, chúng tôi đưa ra những đề xuất nhằm phát triển du lịch tâm linh bằng ngữ liệu truyện kể dân gian

- Phương pháp điền dã văn học: chúng tôi tiến hành điền dã những địa danh tâm linh để tìm hiểu và đề xuất các tuyến du lịch, các cách ứng dụng truyện kể vào ngành du lịch tâm linh

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng các ngữ liệu truyện kể dân gian để đề xuất cho ngành giáo dục, ngành du lịch

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: chúng tôi sử dụng thi pháp để làm rõ đặc trưng của nhóm truyện kể dân gian liên quan đến du lịch tâm linh

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài bao gồm những chương sau:

Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, LƯU TRUYỀN VĂN HỌC DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN

Chương 2: HỆ THỐNG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN

Trang 13

Chương 1:

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, LƯU TRUYỀN VĂN HỌC DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung tìm hiểu những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự hình thành, lưu truyền của văn học dân gian, đặc biệt là các vấn đềcó mối liên hệ mật thiết đối với văn hóa tâm linh của tỉnh Lạng Sơn Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi tập trung vào các phương diện cụ thể về địa lí,con người và văn hóa nơi đây Trong đó, chúng tôi chú trọng đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, lịch sử tộc người, văn hóa dân gian và văn hóa tâm linh của các cộng đồng dân tộc đã – đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Đây có thể coi là những yếu tố có chi phối trực tiếp đến sự hình thành và phát triển văn học dân gian liên quan đến du lịch tâm linh của vùng đất này

1.1 Vùng văn hóa tâm linh Lạng Sơn

Khi nhắc đến khái niệm vùng văn hóa tâm linh Lạng Sơn, chúng tôi tập

trung tìm hiểu và khai thác các khái niệm vùng văn hóa và văn hóa tâm linh

Trong đó:

Vùng văn hóavốn một khái niệm đãđược nhiều nhà nghiên cứu trong nước

quan tâm, nghiên cứu và khẳng định trong nhiều công trình cụ thể TS Lê Ngọc Thống đã nêu rõ: “Vùng văn hóa là khái niệm phản ánh tính hệ thống tổng thể của một không gian văn hóa với những đặc trưng chung có thể tạo nên những nét khác biệt trong so sanh với các vùng văn hóa khác”[34 - tr.8]

Tác giả Võ Đông Hồ khi phân tích về các vùng văn hóa Việt Nam cũng nhận định: “Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vị địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thai tâm lí cộng động thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình

Trang 14

thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài”[16 – tr.2]

Khi đó, đặt trong tổng thể vùng văn hóa Việt Băc, vùng văn hóa Lạng Sơn có thể coi là một tiểu vùng văn hóa Vốn thuộc vùng địa đầu, có lịch sử lâu dài trong lãnh thổ Việt Nam, đồng thời là nơi tồn sinh của nhiều dân tộc anh em, văn hóa vùng đất Lạng Sơn mang đậm những sắc thái riêng biệt Nét đặc sắc trong văn hóa Lạng Sơn đã được nhiều nhà nghiên cứu khái quát qua

khái niệm “Xứ Lạng”.Trong cuốn “Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc”, các tác

giả đã định nghĩa về văn hóa xứ Lạng như sau:

“Xứ Lạng được coi là một tiểu vùng văn hóa riêng biệt nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc – Đông Bắc Ngay từ “xứ Lạng” (trước chỉ tỉnh Lạng Sơn) cũng đã hàm nghĩa đây là một vùng văn hóa dân gian (Folklore) và “xứ” là một từ chỉ một vùng có thể rộng mà có thể hẹp, rất hẹp và thường do dân gian gọi mà thanh (…) Từ “xứ” ngày nay chỉ để gọi trong dân gian, trong văn hóa văn nghệ, nó không được coi là một đơn vị hành chính quốc gia Từ “xứ” gọi là một “vùng xứ” để gây ấn tượng cảnh quan nào đó của một vùng có cái gì đó nổi bật và riêng biệt”[9 – tr.33,34]

Hay theo các tác giả trong cuốn “Ai lên xứ Lạng”:“Tổng hợp các nghiên cứu thì xứ Lạng theo các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết từ Lạng là một từ Hán Việt cổ kết hợp với từ Lũng trong ngôn ngữ Tày, Nùng dưới dạng ngữ âm Hán Việt cổ, theo ngữ nghĩa cổ để chỉ địa danh các điểm cư trú Tày, Nùng Xứ Lạng là xứ sở gồm có nhiều lũng Và như vậy, Lạng có nghĩa là “núi cao đẹp” như hình dáng núi Lạng đã được miêu tả Xứ Lạng là xứ sở của những lũng, là xứ sở núi non hùng trang lâu đời, mang nặng mối tình gắn bó Việt – Tày – Nùng lịch sử, thấm sâu ngay trong bản thân địa danh”[37 – tr.7,8]

Trang 15

Như vậy, dù định nghĩa theo cách nào, vùng văn hóa Lạng Sơn hay văn hóa xứ Lạng đều được coi là một vùng không gian giàu bản sắc văn hóa, là nơi sinhtồn, gắn bó và phát triển của nhiều tộc người, do vậy, văn hóa nơi đây cũng là sự kết hợp, dung hòa của nét văn hóa đa dân tộc Ở đó, chúng ta thấy được vẻ đẹp của những câu ca, truyện kể hay những điệu sli với hương sắc hoa hồi thấm đượm, với sự nồng nàn của men rượu và sự gắn kết tình người của các tộc người Việt – Tày – Nùng anh em

Về vùng văn hóa tâm linh, hiện nay ở Việt Nam, tâm linh đang là một vấn đề phức tạp còn nhiều ý kiến tranh cãi Văn hóa tâm linh thực tế cũng là một khái niệm khá mới, được xuất hiện trong những năm gần đây Khi đánh giá về khái niệm này, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Ví như:

Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Văn hóa tâm linh quan niệm:

“Văn hóa tâm linh được hiểu là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”[13, tr.26]

Trong công trình nghiên cứu Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại,tác giả Hoàng Minh Phương lại cho rằng: “Văn hóa tâm linh là những giá

trị văn hóa tinh thần thiêng liêng bao gồm những giá trị văn hóa vô hình (những nghi lễ, ý niệm, tập tục, lễ hội ) và những giá trị hữu hình phát tín hiệu thiêng liêng (đình, đền, miếu, chùa )” [32, tr.14]

Xét ở góc độ khác, Giáo sư Trần Đình Sử lại khẳng đinh trong bài viết

Văn học và văn hóa tâm linhcủa mình như sau: “Xét về góc độ nhân loại văn

hóa tâm linh là một bình diện của văn hóa các tộc người gắn với các phong tục tập quán cố định trong ngôn ngữ, đúc rút thành các motif, các mẫu gốc thi pháp của các truyện kể truyền thống” [38]

Hay như, tác giả Đặng Văn Bài đã bày tỏ quan điểm “Văn hóa tâm linh là thái độ ứng xử văn hóa của con người đối với các lực lượng siêu nhiên,

Trang 16

thần linh với người đã khuất” [3]trong bài viết Tản mạn về văn hóa tâm linh của người Việt

Có thể nói, quan điểm về văn hóa tâm linh của các nhà nghiên cứu kể mặc dù chưa thống nhất nhưng đều đã khẳng định: văn hóa tâm linh gắn liền với đời sống tinh thần của con người, là những giá trị thiêng liêng vừa vô hình vừa hữu hình trong đời sống tinh thần của nhân dân Vùng văn hóa tâm linh vì vậy chính là những không gian chứa đựng niềm tin, tín ngưỡng trong đời sống tâm linh linh thiêng của con người Thái độ ứng xử của con người trước những quan niệm thiêng liêng về thế lực siêu nhiên, về thần linh và những người đã khuất được thể hiện một cách rõ néttrong loại hình không gian này Ở Lạng Sơn, vốn là một địa danh có khoảng 400 cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian như: đình, đền chùa, thánh thất… và khoảng trên 300 lễ hội văn hóavới sự đa dạng, phong phú về hình thức Trong đó, lễ hội tín ngưỡng truyền thống dân gian là hình thức chủ yếu Với những giá trị tín ngưỡng, tâm linh đó, Lạng Sơn được coi là một trong những vùng văn hóa tâm linh đặc sắc, có vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của vùng văn hóa Đồng Bằng Bắc Bộ nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung Đây cũng chính là ngọn nguồn cho sự hấp dẫn, độc đáo của văn học dân gian xứ Lạng Những câu chuyện, những sự tích, những quan niệm dân gian gắn liền với niềm tin tín ngưỡng tâm linh của người dân nơi đây đã đi sâu vào mạch ngầm văn hóa dân gian, tạo nên một sợi dây liên hệ bền chặt giữa văn hóa dân gian và văn hóa tâm linh ở Lạng Sơn

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, nằm ở khu vực Đông Bắc, Việt Nam Từ xưa đến nay, Lạng Sơn được biết đến là dải đất biên thùy, địa đầu tổ quốc Trong khu vực miền núi phía Bắc, đây đồng thời là một nút thắt quan trọng về giao thông, kinh tế Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng ở phía bắc, giáp tỉnh Bắc Giang ở phía Nam, giáp tỉnh Quảng Ninh owr phía Đông, và giáp tỉnh Thái

Trang 17

Nguyên, Bắc Kạnở phía Tây Lạng Sơn vì vậy chính là điểm đầu tronghuyết mạch giao thông Bắc – Nam, một huyết mạch giao thông quan trọng bậc nhất trên dải dất hình chữ S Đặc biệt, tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới dài, phía Đông tiếp giáp với khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc Đây cũng là một trong những khu vực văn hóa đặc sắc của Trung Quốc, mà trong quá trình giao lưu văn hóa Việt – Trung cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến một số phong tục, đời sống của nhân dân vùng biên Vì vậy, cho đến nay, Lạng Sơn vẫn luôn được coi là vùng đất “phên giậu”, là “cửa ngõ chính” của Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu, đối ngoại với Trung Quốc, là điểm khởi đầu của “sự giao lưu văn hóa hằng xuyên Nam – bắc” Có thể nói, vị trí địa lý thuận lợi như vậy đã đem đến sự đặc sắc trong văn hóa, cũng như những tiềm năng không nhỏ về thương mại, du lịch và vấn đề giao lưu kinh tế quốc tế cho Lạng Sơn Từ đó, đời sống tâm linh của con người Lạng Sơn càng trở nên phong phú, đa dạng hơn

Về điều kiện tự nhiên, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có địa thế đối thấp Đồi núi chiếm khoảng 80% trong tổng diện tích cả tỉnh, trong đó núi thấp và đồi là chủ yếu, rất ít núi cao Điểm riêng biệt của vùng núi Lạng Sơn là sự kết hợp hài hòa của sông núi Trong đó, dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy quanh những dãy đá vôi vô cùng hùng tráng như dãy Kai Kinh thuộc cánh cung Bắc Sơn, Ngân Sơn Điểm thượng nguồn từ Đình Lập, sông Kỳ Cùng uốn lượn, chảy qua Lộc Bình, Cao Lộc, sau đó bắt qua thành phố Lạng Sơn và ngược về Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định Hạ lưu sông Kỳ Cùng lại được nằm trên địa phận Trung Quốc.Đường nước dài khi chảy dọc theo địa phận tỉnh rồi ngược về phương Bắc của sông Kỳ Cùng đã tạo nên những thung lũng kéo dài với những cách đồng lòng chảo như: cánh đồng Thất Khê, Lộc Bình, Đồng Đăng… Những canh đồng màu mỡ, đượm chất phù sa đã tạo điều kiện để người dân các tộc người nơi đây cùng nhau sinh sống, phát triển Kết hợp cùng sông Kỳ Cùng, dãy núi Kai Kinh trở thành một yếu tố có tác

Trang 18

động không nhỏ đến lối sống, phong tục sinh hoạt cũng như tập quán canh tác của đồng bào nhân dân Lạng Sơn Ngoài ra, dãy núi đá vôi Bắc Sơn kiêu hùng, hoành tráng còn là nơi lưu giữ, bảo vệ nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng cả trong và ngoai nước như dấu tích chiếc rìu đá mài và dấu Bắc Sơn trên đá Những dấu tích này chính là một minh chứng hùng hồn cho nền văn hóa riêng biệt, đặc sắc của người dân xứ Lạng từ cổ xưa

Ngoài ra, Lạng Sơn nằm trong khu vực khí hậu Châu Á gió mùa, lại thêm dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn, những dãy núi đá to lớn sừng sững, những thung lũng màu mỡ đã tạo nên cho Lạng Sơn một hệ sinh thai với dải động thực vật phong phú cùng những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp Nhắc đến Lạng Sơn, người ta khó lòng quên được những núi non trùng điệp, tươi xanh, mỗi mùa lại có những đặc trưng riêng Sắc hoa rừng rực rỡ, hương hồi ngao ngạt, quyến rũ Hơn thế, những dải núi đá vôi tạo nên cho vùng đất này vô số những hàng động, mái đá tự nhiên nhưng cũng đầy huyền ảo Tất cả những điều đó đã trở thành không gian quen thuộc, vừa thơ mộng vừa kì thú trong những tác phẩm văn học dân gian nơi đây Mỗi địa danh, mỗi một không gian thiên nhiên lại ẩn chưa trong minh những sự tích, những truyền thuyết, câu chuyện riêng Cái hồn núi rừng, hồn thiên nhiên thấm đượm trong những câu ca, những truyện kể dân gian cũng thể hiện rõ nét quan niệm tâm linh của con người xứ Lạng Mỗi ngọn núi, con sông, mỗi loài động vật trong con mắt người dân nơi đây dường như đều mang cái “linh”, cái hồn thiêng liêng Có lẽ chính điều kiện tự nhiên phong phú này đã tạo nên đời sống tâm linh đa dạng, đặc sắc của người dân Lạng Sơn Từ đó, văn học dân gian liên quan đến văn hóa tâm linh cũng như du lịch tâm linh cũng trở thành một điều tất yếu trong cuộc sống nơi đây

1.1.2 Điều kiện lịch sử, văn hóa các tộc người

Thứ nhất, về điều kiện lịch sử, Lạng Sơn là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa.Đi cùng năm tháng lịch sử của Việt Nam, từ hơn

Trang 19

1000 năm Bắc thuộc, qua các triều đại phong kiến, hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông, cũng như hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Lạng Sơn luôn là mang trong minh trọng trách lớn lao, được coi như một tấm bình phong chắc chắn ở cửa ngõ phía Bắc của Tổ Quốc Với tinh thần yêu nước bắt nguồn truyền thống, người dân Lạng Sơn đã phát huy mạng mẽ tinh thần, ý chí cách mạng và tinh thần vượt qua mọi gian khó, cùng nhân dân cả nước đấu tranh, bảo vệ và giải phóng dân tộc

Nhìn nhận từ phương diện điều kiện tự nhiên và điều kiện văn hóa, lịch sử, có thể khẳng định rằng Lạng Sơn là một trong những các địa phương có những nét văn hóa đặc thù Trong đó, di sản văn hóa được lưu giữ, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh với một con số khá lớn Các di sản văn hóa này thể hiện sự phong phú và đa dạng về loại hình với những tính chất và thời đại khác nhau Số lượng di sản văn hóa cấp Quốc gia không ít, đều có giá trị về văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tinh thần, quân sự… Đối với tỉnh Lạng Sơn, đây chính là nguồn di sản văn hóa dân tộc vô cùng quý giá, là nguồn tài nguyên kinh tế du lịch đầy tiềm năng Cũng chinh vì vậy, hiện nay, trên toàn địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có đến hơn 200 điểm điểm di tích lịch sử cách mạng… Những di tích này, không gì khác chính là minh chứng vô cùng sắt đá cho tinh thần đấu tranh hùng tráng, đầy tự hào của người dân các dân tộc Lạng Sơn nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung Trang lịch sử hào hùng vẻ vang của các dân tộc nơi đây được đều hằn in một cách rõ nét trongcác di tích trên địa bàn tỉnh

Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra 40 điếm di tích Khảo cổ học thuộc nhiều thời kì khác nhau ở Lạng Sơn Đây đã chứng minh khẳng định Lạng Sơn là một trong những chiếc nôi văn hóa của loài người ở khu vực Đông Nam Á như Văn hóa Bắc Sơn (Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng…), văn hóa Mai Pha… Cùng với đó, ở Lạng Sơn còn lưu giữ 272 điểm di tích Kiến trúc nghệ thuật cổ như: Chùa Thành, Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ, Đền Mẫu Đồng

Trang 20

Đăng, Bắc Lệ, Chùa Bắc Nga v.v…; 51 điểm di tích Danh lam thắng cảnh như: Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên – Giếng Tiên, Hang Gió, Khu du lịch Mẫu Sơn… Có thể nói sự đa dạng và phong phú của chính những di tích lịch sử, văn hóa mà khó địa phương nào có được như vậy đã góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành tính đa diện, đa sắc của văn hóa tỉnh Lạng Sơn

Các loại hình di tích văn hóa ở Lạng Sơn, một mặt phản ánh rõ nét đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người dân nơi đây, một mặt trở thành một tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hóa dân gian cũng như văn hóa tâm linh của đồng bào nhân dân tỉnh Lạng Sơn Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh vì thế cũng trở thành một nét đặc sắc của ngành du lịch ở Lạng Sơn

Trên phương diện con người, Lạng sơn là một địa phương có tỉ lệ dân tộc ít người cao Tại đây có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, bao gồm: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Mông, Sán Chay, Cao Lan (ngoài ra còn có các dân tộc với số lượng ít như: Ngái, Hoa, Thái, Lô Lô) Với sự quy tụ nhiều dân tộc trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sắc thái văn hóa đa sắc và đặc trưng vùng Đông Bắc của Lạng Sơn Sự phong phú, đặc sắc trong đời sống văn hóa dân gian của các dân tộc vì vậy cũng tạo nên sự đa dạng trogn đời sống tâm linh của người dân Lạng Sơn Cùng sinh sống, quần cư hòa thuận tại Lạng Sơn, các dân tộc anh em đã cùng nhau gắn bó, đùm bọc lẫn nhau Quá trình giao lưu văn hóa vì vậy cũng trở nên vô cùng tích cực Họ đã cùng nhau tạo nên một bản sắc riêng cho mảng đất xứ Lạng với những giá trị hết sức đáng trân trọng Giống như các tác giả trong cuốn Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc đã khẳng định: “Có dân tộc đông tới hàng trăm ngàn người và cũng có dân tộc chỉ mấy chục người Từ bộ tộc nguyên thủy Bắc Sơn xa xưa đến cộng đồng cư dân Lạng Sơn ngày nay là một dòng chảy lịch sử dài dằng dặc đầy thác ghềnh ấy, các dân tộc xứ Lạng đã nắm tay, kề vai, đồng lòng chung sức, vui buồn, no đói, sống chết có nhau như anh em một nhà Cộng đồng các tộc người ở xứ Lạng như một khối đoàn kết vững vàng như núi Mẫu Sơn như sắc

Trang 21

đỏ của hoa đào mỗi độ xuân về, thủy chung như nàng Tô Thị, trường tồn cùng sông Kỳ Cùng”[32, tr 53]

1.2 Văn học dân gian vùng văn hóa tâm linh Lạng Sơn

1.2.1 Khái niệm văn học dân gian

Quá trình hình thành, phát triển Văn học dân gian Việt Nam gắn liền vớiquá trình hình thành, phát triển của các tộc người ở Việt Nam, tính từ khi chữ viết chưa hình thành cho đến hiện tại và kể cả mãi về sau Hiều một cách cơ bản Văn học dân gian chính là những tác phẩm ngôn ngữ nghệ thuật, được một nhóm tập thể sáng tạo và truyền miệng lẫn nhau, nhằm phục vụ đời sống tinh thần cho các hoạt động sinh hoạt, đời sống hàng ngày Vì thế, văn học dân gian mang đặc trưng cơ bản chính là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành Trong phạm vi của đề tài, khi nghiên cứu về văn học dân gian có liên quan đến du lịch tâm linh ở Lạng Sơn, chúng tôi chủ yếu tập quan tâm đến khái niệm truyện kể dân gian và đặc biệt là truyện kể dân gian của Lạng Sơn

1.2.2 Truyện kể dân gian

Truyện kể dân gian vốn là một khái niệm tương đối rộng Theo PGS Lê Bá Hán, GS.TS Trần Đình Sử, GS Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển

thuật ngữ văn học , truyện kể là: “Phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai

phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cở sở để phân loại tác

phẩm văn học”[13 – tr 53].Còn theo R Barthes trong Thi pháp của truyện kể:

“Truyện kể bắt đầu với chính lịch sử của nhân loại, không có, và không bao giờ có bất cứ một nơi nào một dân tộc nào lại không có truyện kể; tất cả mọi

tầng lớp, tất cả mọi cộng đồng nhân loại đều có truyện kể của mình…” Như

vậy, truyện kể có phạm vi rất rộng Nó bao gồm cả truyện truyền miệng tồn tại trong dân gian và truyện văn học đã được ghi chép lạisau đó xuất bản Trong đó, truyện kể dân gian có thể coi là sản phẩm văn hóa tinh thần được hình thành từ trong đời sống lao động, sinh hoạt của các dân tộc Nó có khả

Trang 22

năng phản ánh đời sống tinh thần và khát vọng của nhân dân lao động một cách vô cùng phong phú và toàn diện Đây cũng là những sáng tác truyền miệng thuộc thể loại tự sự được dân gian lưu truyền từ rất lâu đời GS Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam đã khẳng định: “Văn tự sự dân gian chủ yếu gồm có truyện và vè Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần Còn vè thì bao giờ cũng là văn vần”[23] Đây cũng là phần quan trọng hình thành văn hóa nên của mỗi tộc người, mỗi vùng đất Quá trình phân loại truyện kể dân gian ở Việt Nam cũng rất phức tạp với nhiều quan điểm khác nhau Trước đây các nhà nghiên cứu lấy một danh từ chỉ chung cho toàn bộ hệ thống truyện kể dân gian là: Truyện đời xưa Ở những giai đoạn về sau, truyện kể dân gian tiếp tục được sắp xếp vào nhiều thể loại khác nhau Theo quan điểm của GS Đinh Gia Khánh, truyện kể dân gian có thể chia thành bốn thể loại, đó là: thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười Trong đó truyền thuyết được xếp thuộc tiểu loại cổ tích lịch sử Ngược lại, trong cuốn “Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam”, GS Lê Chí Quế lại chia truyện kể dân gian thành nhiều loại nhỏ hơn, đó là: Thần thoại, sử thi anh hùng, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, vè, truyện thơ Tại đây, tác gỉả đã nhấn mạnh truyền thuyết là một thể loại có khả năng tồn tại độc lập Từ đó, có thể thấy mặc dù giữa các thể loại truyện kể dân gian tồn tại những ranh giới rất mong manh, cho đến nay rất khó phân định nhưng các công trinh nghiên cứu đều khẳng định những giá trị độc đáo và quan trọng của truyện kể dân gian

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn chúng tôi xác định truyện kể dân gian có liên quan đến du lịch tâm linh của tỉnh Lạng Sơn bao gồm các thể loại chủ yếu như: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Có thể nói, mảng truyện kể chứa nội dung phản ánh quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những quan niệm tâm linh ở tỉnh Lạng Sơn chiếm một số lượng không nhỏ và luôn mang theo những nét đặc trưng rất riêng Thực tế, khi khảo

Trang 23

sát các thể loại truyện kể liên quan đến du lịch tâm linh ở Lạng Sơn, chúng tôi nhận thấy ranh giới giữa các thể loại cũng không rõ nét Giữa các thể loại luôn có sự giao thao lẫn nhau Ví dụ có những truyện kể tuy được xếp vào thể loại thần thoại nhưng lại được truyền thuyết hóa, hoặc ngược lại, những truyện kể thuộc thể loại truyền thuyết lại được cổ tích hóa Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không phân định một cách tách bạch các thể loại mà thống nhất vận dụng khai niệm truyện kể để tìm hiểu những giá trị nghệ thuật cũng những giá trị nội dung phản ánh mà các tác phẩm văn học dân gian đem lại cho sự phát triển của nhanh du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh ở Lạng Sơn

1.3 Khái quát về du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một vùng đất có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử, vì vậy ngành du lịch của tỉnh Lạng Sơn cũng rất phát triển Có thể nói, trong toàn cảnh về si sản văn hóa Việt Nam, di sản văn hóa Lạng Sơn là một bộ phận không thể thiếu, là kết tinh của trí tuệ, lịch sử, và tinh thần của người dân các dân tộc anh em Lạng Sơn Lạng Sơn vốn là một tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, do có sự ưu đãi từ điều kiện tự nhiên nên các di sản văn hóa xứ Lạng được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh bởi sự độc đáo phong phú và đa dạng mình Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch nói chung và mảng du lịch tâm linh nói riêng ở tỉnh Lạng Sơn

1.3.1 Về vấn đề du lịch tâm linh Lạng Sơn

1.3.1.1 Khái niệm

Trên thực tế, du lịch tâm linh là một khái niệm đã có trên thế giới từ lâu, tuy nhiên lại khá mới ở Việt Nam Khái niệm này mới chỉ được đề cập đến trong khoảng thời gian gần chục năm trở lại đây Tâm linh và du lịch tâm linh thực sự được quan tâm và đề cập đến khi đời sống kinh tế xã hội

Trang 24

ngày một phát triển Người dân được nâng cao, giàu có về đời sống vật chất cũng như tinh thần Khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra những nhận định, quan niệm về du lịch tâm linh Trong đó có thể kể đến khái niệm mà tác giả Nguyễn Văn Tuấn đưa ra: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần (…) Du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch” [35 - Tr.1] Từ nhận định này, có thể thấy du lịch tâm linh chính là một phương diện của du lịch văn hóa Trong đó,các giá trị văn hóa tâm linh chính là nền tảng vững chắc, góp phần hình thành nên các hoạt động du lịch tâm linh Con người thông qua hoạt động tâm linh một mặt nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, mặt khác còn nhằm tìm đến những điểm tựa cân bằng trong tinh thần Việc thụ hưởng các giá trị văn hóa tâm linh vì vậy giúp cho đời sống tinh thần của con người càng trở nên phong phú, đa dạng hơn

Ở một phương diện khác, nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân - Cao Mỹ Khanh cũng đã khẳng định: “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ngoài mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội - văn hóa cho nơi đến như những loại hình du lịch khác, còn giúp những người thực hiện chuyến du lịch hướng tinh thần của mình lên cao trong việc tìm kiếm mục đích cao cả và những giá trị có khả năng nâng cao phẩm giá cho cuộc sống và bản thân họ nếu sự phát triển du lịch diễn ra đúng hướng”[31;tr.122];

Trang 25

Hoặc như khái niệm mà tác giả Hồ Kỳ Minh đưa ra: “Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều cung bậc, nhiều dạng Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình” [30; tr.5]

Như vậy, có thể khẳng định, về mặt bản chất, du lịch tâm linh chính là một loại hình của du lịch văn hóa Trong đó, yếu tố văn hóa tâm linh (đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng…) được lấy làm mục tiêu chủ yếu, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần Khai thác các giá trị văn hóa tâm linh đồng nghĩa với việc biến yếu tố này trở thành các sản phẩm du lịch đặc thù và mới lạ, từ đó, kích thích nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách đối với mỗi hiện tượng tâm linh, văn hóa cụ thể Nói một cách khác, các hoạt động chính của du lịch tâm linh là các hoạt động khai thác giá trị văn hóa phi vật thể trên nhiều phương diện như: tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó giúp du khách được tận hưởng những cảm xúc thiêng liêng, binh yên trong tâm hồn Du khách thông qua các hoạt động du lịch cụ thể có thể khám phá thế giới tâm linh, lắng nhìn thế giới nội tâmcũng như hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống chính là mục đích mà du lịch tâm linh hướng dến Vốn gắn liền vớisự cái thiêng liêng, cao cả, siêu việt, thậm chí hư ảo, nên du lịch tâm linh có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, đời sống sinh hoạt của con người Hơn nữa, nó cũng

Trang 26

là một trong những nền tảng tạo lập sự phát triển bền vững của văn hóa, kinh tế và đời sống của người dân

1.3.1.2 Thực trạng khai thác giá trị văn học dân gian trong du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn

Tỉnh Lạng Sơn là một địa phương rất phát triển về du lịch tâm linh Phần lớn các hoạt động du lịch ở Lạng Sơn đều gắn với sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội văn hóa Trong quá trinh nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những tín ngưỡng tiêu biểu có liên quan văn hóa, văn học dân gian cùng văn hóa tâm linh ở tỉnh Lạng Sơn, bao gồm:

 Tín ngưỡng thờ Mẫu

Thờ Mẫu là tín ngưỡng tương đối đặc biệt, thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ, tôn vinh cũng như các hoạt động thờ phung các vị nữ thần trong mối quan hệ với các hiện tượng tự nhiên Trong quan niệm của dân gian, các Mẫu thần có vai trò sáng tạo, bảo vệ và che chở cho đời sống của con người Đó có thể là các vị thần của trời, đất, sông nước, núi rừng Hoặc xuất phát từ góc độ lịch sự, thờ Mẫu cũng gắn liền với việc thờ phụng những thái hậu, hoàng hậu, công chúa mà khi sống tài giỏi, có công với đất nước, nhân dân và sau khi mất đi được tôn thờ, thánh hóa Vì vậy, dân gian quan niệm, những vị Mẫu này khi mất vẫn hiển linh giúp đỡ, độ trì cho con dân, đất nước Từ đó, có thể nhận thấy tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng không tách rời khỏi hệ thống các truyền thuyết, huyền thoại, bài văn chầu, câu đối trong văn học dân gian Ngoài ra, khi nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu cũng không thể không nhắc đến các hình thức diễn xướng dân gian như: hầu đồng, lên đồng, hát chầu văn, hát – múa bóng… Có thể nói Lạng Sơn là một tỉnh có nét văn hóa mang đậm dấu dấn của tín ngưỡng thờ Mẫu các hoạt động liên quan đến nghi thức tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ mẫu tập trung nhiều ở các địa danh như đền Bắc Lệ, đền Mẫu, đền Mẫu

Trang 27

Thoải… Tại đây, có thể coi truyện kể dân gian chính là ngọn nguồn của tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân Thực tế, trong các hoạt động thực hanh nghi lễ cũng như du lịch tâm linh liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng ta đều thấy được dáng dấp của các tác phẩm truyện kể dân gian Người từ đó cũng thông qua văn học dân gian, địa điểm du lịch để mở rộng vốn hiểu biết cũng như đức tin của minh

 Tín ngưỡng thờ nhân thần

Trong quan niệm của người Việt, những người lúc sống có nhiều công đức, giúp dân, có công với đất nước sau khi chết đi vẫn vô cùng linh thiêng, được nhân dân tôn vinh và được thần thánh hóa trở thanh các Thánh nhân Những Thánh nhân này sẽ tiếp tục tồn tại trong cuộc sống tinh thần, trong thế giới tâm linh của con người và được ngàn đời nhân dân ghi nhận TÍn ngưỡng thờ nhân thần cũng được thể hiện rất rõ trong hệ thống các tác phẩm truyện kể dân gian Khi đứng trước những khó khăn, những vấn đề cuộc sống, con người luôn có cho minh niềm tin và điểm tựa tinh thần Khi đó, hệ thống các vị Nhân thần cũng trở thành một chỗ dựa vững chắc cho họ Ở Lạng Sơn, vốn là một mảnh đất anh hùng, có nhiều chiến công hiển hách qua các giai đoạn lịch sử, nên các địa danh, di tích lịch sử ở nơi đầu đều gắn với chiến tích, công đức của các vị anh hùng lịch sử Các truyền thuyết về các thánh nhân này vì vậy cũng gắn liền trong với những địa điểm du lịch này Trong quá trinh phát triển ngành du lịch, các cấp quản lý cũng rất chú ý đến việc thúc đẩy quảng bá các điểm du lịch thông qua các hoạt động văn hóa dân gian

 Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

Đây cũng là một tín ngưỡng khá phổ biến của người Việt Nam Thành hoàng vốn được hiểu là vị thần cai quản, bảo vệ cho cộng đồng Thành hoang đồng thời cũng là các nhân thần có công đức với người dân, đặc biệt là một bản làng, địa phương cụ thể nào đó Đây được coi là vị thần chăm sóc, bảo vệ

Trang 28

linh thiêng và tinh thần của một vung đất cụ thể Ở Lạng Sơn, Thành hoàng thường được một bản làng hoặc nhiều bản làng gần nhau thờ phụng Ngoài ra, ở một số bản làng Lạng Sơn, Thành hoàng có thể là thiên thần Mỗi địa phương, mỗi làng mạc lại có nguồn gốc và cách thức suy tôn riêng danh cho Thành hoàng Các sự tích, truyện kể về các Thành hoàng làng cũng khá phong phú, đa dạng

Thực tế cho thấy, hiện nay du lịch ở tỉnh Lạng Sơn đa phần vẫn là loại hình du lịch tâm linh Với quan niệm cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, các địa điểm du lịch tâm linh ở Lạng Sơn rất phát triển Cùng với đó là các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian cộng đồng, lễ hội Các cấp quản lý và ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn cũng rất có ý thức trong việc phát triển tiềm năng du lịch tâm linh trong địa bàn tỉnh, chú trọng xây dựng, tôn tạo nhiều điểm du lịch Các hoạt động như thưởng ngoạn đền chùa, hầu đồng, lễ hội luôn thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến Lạng Sơn Tuy nhiên, nhiều điểm du lịch tâm linh tại Lạng Sơn vẫn còn tương đối thô sơ, các hoạt động chưa thực sự mang tính hệ thống Cầu nối giữa du lịch và tâm linh chưa thực sự tốt, nên có nhiều nơi người dân đến dâng hương, đi lễ rồi ra về, không có nhiều cảnh điểm thăm quan Thực tế cũng cho thấy mặc dù rất nhiều đền chùa, lễ hội chưa kích thích được tinh thần tìm tòi, hiểu biết của người dân Khách du lịch đến rồi đi, đôi khi còn chưa tỏ tường về lịch sử, văn hóa cũng như những tích truyện phía sau các di tích, lễ hội Điều này đồng nghĩa với việc du lịch tâm linh cùng với văn hóa dân gian chưa có được sự kết hợp nhuần nhuyễn Chúng tôi thiết nghĩ nếu có thể phát triển đồng đều cả hai mảng văn học dân gian cùng với du lịch tâm linh thì hiệu quả truyền bá, thu hút khách du lịch sẽ còn được nâng cao hơn nữa Đây cũng là một vấn đề khi nghiên cứu đề tài chúng tôi cảm thấy cần phải quan tâm và đi sâu tìm hiểu

Trang 29

Tiểu kết chương 1:

Từ việc tìm hiểu những phương diệncơ bản về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, con người của tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi khẳng định Lạng Sơn không đơn thuần là vùng đất có vị trí trọng yếu trong bản đồ kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam mà còn là một vùng văn hóa vô cùng đặc sắc Những tiềm năng văn hóa cũng chính là điều kiện căn bản, vững chắc cho sự phát triển phong phú và đa dạng trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây

Trên phương diện văn học, Lạng Sơn cũng là nơi lưu giữ một kho tàng văn học – văn hóa dân gian với sự phong phú về thể loại cũng như nội dung Trong đó, nổi bật hơn cả vẫn là hệ thống truyện kể dân gian với những quan niệm rõ nét về thiên nhiên, về mối quan hệ giữa người với người, về đời sống tinh thần của các dân tộc ở Lạng Sơn Văn học dân gian đậm chất địa phương của Lạng Sơn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống tín ngưỡng, góp phần hình thành ở địa phương này một hình thức du lịch rất đặc trưng: du lịch tâm linh Hệ thống tín ngưỡng cùng với các hoạt động du lịch tâm linh phong phú ở Lạng Sơn vì vậy cũng có mối quan hệ chặt chẽ với rất nhiều câu chuyện kể dân gian

Như vậy, từ việc tìm hiểu hệ thống truyện kể dân gian ở vùng đất xứ Lạng cũng như hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa du lịch tâm linh nơi đây, chúng tôi muốn đi sâu phân tích và tìm hiểu về giá trị của truyện kể dân gian trong việc phát triển nền du lịch tâm linh của vùng đất này, từ đó, tạo cơ sở để gìn giữ, bảo tồn một trong những nét đẹp đậm chất vùng miền của Lạng Sơn

Trang 30

Chương 2:

HỆ THỐNG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN

2.1 Nhận diện và phân loại truyện kể dân gian liên quan đến du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn

Như đã trình bày ở chương 1, “truyện kể” là một khái niệm bao hàm rất

nhiều thể loại và đặc trưng “Truyện kể” là một chỉnh thể được tạo lập từ một

chuỗi các sự kiện liên kết với nhau Trong đó, có các nhân vật, tình huống truyện, cốt truyện cùng các yếu tố nghệ thuật đan xen cộng hưởng R.Bathes

trong cuốn Thi pháp truyện kể nhận định: “Truyện kể bắt đầu với chính lịch

sử của nhân loại, không có, và không bao giờ có bất cứ một nơi nào, một dân tộc nào lại không có truyện kể, tất cả mọi tầng lớp, tất cả mọi cộng đồng nhân loại đều có truyện kể của mình” Nói như vậy, truyện kể chính là một phương thức phản ánh nhân sinh quan trong lòng xã hội Có bao nhiêu kiểu người trong xã hội thì có bấy nhiêu tuyến nhân vật trong các câu chuyện kể Có bao nhiêu sự kiện trong đời sống thì có bấy nhiêu cách phản ánh, lý giải, phân tích, hư cấu… trong loại hình tự sự dân gian đặc sắc này Đã gọi là “truyện kể dân gian” thì yếu tố truyền miệng, tính chất nguyên hợp sẽ được biểu thị rất rõ nét Ngay từ công tác sưu tầm, thống kê, chọn lựa, chúng tôi nhận thấy có hai tiêu chí để nhận diện những truyện kể dân gian mang màu sắc tâm linh của tỉnh Lạng Sơn:

Một là phải đáp ứng yêu cầu về hình thức Hình thức ở đây là những truyện kể được lưu truyền trong dân gian bao gồm hai tiểu loại: truyền thuyết, thần thoại (chủ yếu là truyền thuyết) Truyện có thể được tự sự lại qua lời kể của những người dân (trong quá trình điền dã) Cũng có thể được ghi chép lại trong một số cuốn sách (khảo sát) hay trình bày trên các công trình, địa điểm tâm linh

Trang 31

Hai là, truyện kể dân gian phải mang yếu tố tâm linh hoặc gắn liền với sự lý giải kỳ diệu của một địa điểm, một lễ hội, một hiện tượng, một con người… tại xứ Lạng, có tầm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người dân, được nhân dân ca tụng và lưu truyền

Đây là hai yếu tố khi nhận định truyện kể dân gian liên quan đến tâm linh tỉnh Lạng Sơn Chúng tôi phân loại hệ thống truyện kể này ra làm 2 loại: truyện kể dân gian về nhân thần và truyện kể dân gian về nhiên thần

NHÓM TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ

- Huyền thoại về Mẫu Sơn

- Truyền thuyết về núi Phượng Hoàng - Truyền thuyết núi Kỳ Lân

- Truyền thuyết Mã Yên Sơn - Truyền thuyết Nàng Tô Thị - Truyền thuyết núi Tam Đăng

- Truyền thuyết về đền Chầu Bát - Chuyện người anh hùng họ Lương ở đình Tháng Một

- Chuyện về đền Chầu Năm Suối Lân - Truyền thuyết ngôi đền Chầu Mười - Đền Quỳnh Sơn

- …

Nhóm truyện kể dân gian về nhiên thần chủ yếu phản ánh về các địa danh tâm linh, lý giải những tín ngưỡng, lễ hội tâm linh, ngợi ca biết ơn những vị thần thiên nhiên kỳ vĩ có công dời non lấp bể, mở rộng đất đai như thần Núi, thần Sông, thần Đá Hay những hóa thân vào dáng sông hình núi

Trang 32

như nàng Tô Thị, Phượng Hoàng, Mã Yên, Tam Đăng… Mỗi câu chuyện là một sự lý giải về tín ngưỡng dân gian, lễ hội dân gian, địa danh du lịch Đây chính là những yếu tố tinh thần duy trì sự tồn tại của các địa danh tâm linh Cơ sở vật chất có thể bị bào mòn, xuống cấp nhưng những tích truyện này sẽ ăn sâu, bám rễ vào đời sống xứ Lạng từ đời này qua đời khác

Những truyện kể dân gian về nhân thần lại phản ánh công cuộc giữ nước của dân tộc Những nhân vật trong hệ thống truyện kể này có sự giao thoa giữa thần thoại và truyền thuyết Từ những sự xuất thân kỳ ảo (thường là thần tiên), họ trở về gần gũi với nhân dân qua công cuộc giữ nước, mở mang bờ cõi, quá trình lao động sản xuất cùng con người Đặc biệt, nhóm truyện kể này có một số truyện gắn liền với tín ngưỡng Thờ Mẫu và thờ Thành Hoàng rất bản sắc Từ sự lý giải ấy, những địa danh tâm linh, lễ hội tâm linh, tín ngưỡng tâm linh trở thành cuộc sống con người nơi đây Và đó cũng chính là những yếu tố nền tảng mang tính văn hóa đặc sắc để Lạng Sơn trở thành mảnh đất du lịch tâm linh đặc trưng

2.2 Một số đặc điểm nổi bật của truyện kể dân gian liên quan đến du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Cốt truyện, motif

Nhắc đến truyện kể dân gian là nhắc đến một hình thức văn học mà qua đó, tác giả viết nên những câu chuyện, những tình tiết xoay quanh hệ thống nhân vật Đó không chỉ là cảm xúc như thơ trữ tình, không chỉ là một/một cặp câu văn vần như ca dao, tục ngữ, thành ngữ mà dẫn dắt người đọc bằng cốt

truyện – nòng cốt của loại hình này Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: “Cốt

truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn

học thuộc loại tự sự” [13; 53] Cốt truyện chính là yếu tố quan trọng để lý giải

những hiện tượng, tín ngưỡng trong các tác phẩm truyện kể dân gian tâm linh

Trang 33

Hệ thống truyện kể lý giải các địa danh bằng yếu tố tâm linh thường là các truyền thuyết không theo cấu trúc lý tưởng mà chỉ gặp gỡ ở một vài motif cụ thể Nhân vật có thể là con người, có thể là một thế lực siêu nhiên liên quan đến công cuộc bảo vệ bờ cõi hay xây dựng đất nước Đặc biệt là những truyền thuyết về núi non xứ Lạng Đặc điểm địa lý và văn hóa của tỉnh Lạng Sơn là nền tảng để những dáng núi, hình sông lưu truyền trong dân gian với muôn hình vạn trạng của đời sống tâm linh Motif đầu tiên, dễ dàng nhận thấy đó là

Sự hóa thân kỳ lạ của các nhân vật/linh vật mang hơi thở huyền thoại Ở phần

đầu truyện, bao giờ người đọc cũng được giới thiệu về sự tồn hiện của địa danh mà truyện kể nhắc tới Sau đó mới là phần lý giải về địa danh mang màu sắc tâm linh

Núi Phượng Hoàng ở phía Đông quảng trường Động Định với sự hóa thân của Phượng Hoàng với những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại (bụng Phượng Hoàng chứa hàng vạn quân mai phục, lông Phượng Hoàng đá hóa thành cây cỏ bịt mắt kẻ thù, Phượng Hoàng phóng lửa thiêu rụi máy bay quân thù, Phượng Hoàng sải cánh ôm lấy quảng trường…) Tương tự với truyền thuyết về cửa Quỷ, núi Quỷ (ải Chi Lăng – từ Thành Kho đi lên độ 3 cây số) là sự hóa thân của bảy chàng trai người dân tộc ở Chi Lăng thành bảy dãy núi án ngữ quân giặc, bảo vệ quê hương, làng bản Hay núi Tam Đăng bên bờ sông Thương chính là ba ngọn lửa thắp lên từ ba trái tim cảm tử, nhất định không khuất phục quân địch của ba nghĩa sĩ dân binh kiệt xuất xứ Lạng Trong hệ thống truyện kể này, chúng ta bắt gặp một motif rất quen thuộc mà không chỉ xuất hiện ở Lạng Sơn – motif chờ chồng hóa đá Tuy nhiên, câu chuyện về núi Vọng Phu và con hổ xám trên núi Tô Thị đã đem đến một hơi thở mới mẻ về văn hóa thẩm mỹ của người dân xứ Lạng Không chỉ là tình yêu thủy chung, son sắt về tình nghĩa vợ chồng mà còn là sự độc đáo trong cách tưởng tượng, cách lý giải của người dân nơi đây Bởi núi Vọng Phu, đá trông chồng lại gắn liền với bi kịch lâm ly hơn bao giờ hết khi họ chia xa

Trang 34

không phải chỉ vì chiến tranh mà còn chia xa trong chính sự rối tạp của đời sống thường nhật Anh nhận ra em sau thời gian ly gia, chồng rời xa vợ con nhưng không để lại lý do… Những câu chuyện tình bi đát đã khiến sự hóa thân của người phụ nữ trong motif này ám ảnh, day dứt hơn, và dĩ lẽ, có sức

hấp dẫn hơn Trong những truyện kể thuộc motif này, Huyền thoại về Mẫu Sơn có lẽ là câu chuyện có nhiều tình tiết nhất Sự oan khuất của người vợ, sự

ân hận của người chồng, nỗi đáng thương của những người con và lòng trắc ẩn, biết ơn của Chóp Chài đã hóa thân thành những dáng núi và ghi tạc nên câu chuyện nơi đây Mỗi ngọn núi, mỗi thanh âm, mỗi con thác, mỗi đặc sản trên đỉnh Mẫu Sơn đều là sự lý giải rất logic và ý nghĩa, nhắc nhở con người về cách đối nhân xử thế trong đời…

Cấu trúc truyện thứ hai mà chúng tôi nhận thấy ở một số truyện kể liên

quan đến tâm linh xứ Lạng là motif dấu tích để lại của nhân vật tâm linh Sự

lý giải, thái độ của nhân dân đối với sự vật, hiện tượng, sản phẩm là kết quả của sự quan sát và liên tưởng độc đáo, sáng tạo Quá trình này song hành với những sự kiện lịch sử có thật, khái quát một giai đoạn hay tiến trình Và dĩ lẽ, bao trùm lên tất cả là bầu khí quyển của tôn giáo, lối sống, tập tục, tâm linh… Motif này thường bắt đầu bằng sự xuất hiện của địa điểm, theo sau đó là sự lý giải mang màu sắc tâm linh

Dấu chân của ông cụ ăn mày (tiên ông hóa thành) đã tạo ra nguồn nước ngọt dồi dào Đây chính là giếng Tiên – nơi đã giúp người dân vượt qua đại hạn Giếng Tiên lại liên quan đến chùa Tiên, do Tiên đã giáng trần và sống trong đó, người ta gọi là động Song Tiên Truyền thuyết về núi Kỳ Lân cũng là một truyện kể mang motif dấu vết Kỳ Lân cái sau cuộc hỗn chiến với con người đã đầu hàng, nhả ngọc ngà châu báu ra Thành Kho bây giờ, viên ngọc quý trong miệng lại là ngôi làng Ngũa xinh đẹp hiện nay Và ngọn núi với những thạch nhũ tuyệt đẹp từ miệng đến đuôi Kỳ Lân chính là dấu vết để lại của thành quả đấu tranh bảo vệ sự bình an cho đời sống dân làng Ngọn núi

Trang 35

Bàn Cờ trong truyền thuyết cũng là điển hình của motif này Bàn Cờ chính là địa hình đặc biệt như kẻ, như vẽ mà tạo hóa ban tặng cho thiên nhiên xứ Lạng Và cũng bởi địa hình này, dấu vết để lại của công cuộc tìm chọn, vinh danh người tài của địa phương Theo truyện kể, sau khi qua được vòng thi văn, các thí sinh phải nằm lòng từng khe suối, ngọn cây nơi đây để trải qua vòng thi bảy ngày bày binh bố trận Những quận công tương lai phải như in như tạc trong tâm trí chín cửa ải điệp trùng núi non, rừng rậm khe sâu để giữ nước 18 ngọn núi trên đỉnh Bàn Cờ chính là biểu tượng của 18 vị quận công các dân tộc đã thi tài và được lưu danh nơi đây Trong quá trình giữ nước quả cảm ấy, không chỉ có sự kiên trung của con người xứ Lạng mà còn có dấu vết của lòng trung thành – Mã Yên Sơn Truyền thuyết về ngọn núi và giếng Mã Yên Sơn đã ghi chép lại dấu vết ấy Đó chính là con ngựa chiến của kỵ sĩ người Nùng với sự cương nghị lạ kỳ Không một tên giặc nào có thể ghì chiếc yên ngựa xuống khi người kỵ sĩ tử thương Chỉ đến đêm, khi quân giặc đã từ bỏ ý định, con tuấn mã trung thành mới hóa thành núi đá Mã Yên Sơn Dòng nước mắt thương cảm, trung thành của nó chảy thành giếng nước trong veo chảy muôn đời Đây chính là dấu vết của tài năng cưỡi ngựa, bắn cung đến mức tinh nhuệ đồng bào xứ Lạng; và cũng là dấu vết để lại nhắc nhở con người về lòng tận trung, tình nghĩa

Còn rất nhiều câu chuyện có motif hóa thân kỳ lạ như những trường hợp nêu trên Chúng tôi nhận thấy, dù là ở motif nào thì các địa danh đều được lý giải cùng yếu tố tâm linh độc đáo Có lẽ, đây chính là một trong những đặc điểm thu hút nhất, hấp dẫn nhất để nhắc nhớ và tiếp cận những địa danh này

Nhóm thứ hai trong phân loại của chúng tôi là nhóm truyện kể về những lễ hội, tín ngưỡng tâm linh Tác giả Lê Thị Quỳnh Sen trong bài báo “Kết cấu truyền thuyết danh nhân xứ nhãn” đã đưa ra kết cấu của truyền thuyết: “Mô hình kết cấu khá phổ biến của thể loại truyền thuyết gồm ba

Trang 36

phần: Hoàn cảnh xuất thân và thân thế của nhân vật chính; Cuộc đời, sự

nghiệp của nhân vật chính; Đoạn kết của cuộc đời nhân vật chính Kết cấu ba phần này tương ứng với các kiểu môtíp chính Sinh nở thần kì / Sự xuất hiện kì lạ; Tạo lập chiến công/ Hành động khác thường; Hoá thân/ Hiển linh âm phù” [39]

Đó là cấu trúc lý tưởng của truyền thuyết nói chung Song, theo khảo sát của chúng tôi, không phải truyện kể nào trong nhóm truyện kể về những lễ hội, tín ngưỡng tâm linh Xứ Lạng đều đáp ứng sự toàn vẹn ấy Cụ thể:

8 Truyền thuyết về Quý Minh Đại vương

Có thể thấy, hầu hết truyện kể nhóm này đều khuyết thiếu trong cấu trúc Khi thì thiếu hành động, chiến công; lúc lại không có yếu tố hiển linh/âm

Trang 37

phù Phần đầu tiên là phần xuất hiện kỳ lạ/sinh nở thần kỳ của tất cả các truyện kể đều đề cập đến nhưng không thỏa tiêu chí “Sinh nở thần kỳ hay Xuất thân kỳ lạ” của motif truyền thuyết lý tưởng Những nhân vật được nhắc đến hầu hết đều xuất phát từ đồng bào, từ dân thường Đức Thánh Cả vốn là người anh hùng họ Cao dưới xuôi Chầu Bát lại là một cô bé 13 tuổi người

làng Đồng Mô Người anh hùng họ Lê trong Chuyện người anh hùng họ Lê ở đình Tháng Một là một quân tướng dưới trướng Trần Nguyên Hãn thời Hậu

Lê Chầu Năm là con gái đức vua cha – người đã chém đầu Liễu Thăng Chầu Mười là một vị nữ tướng người Tày… Sự xuất thân của những nhân vật trong nhóm truyện kể này đã tạo nên một motif khác biệt cho các tác phẩm nơi đây Những con người đời thường, những người dân gần gũi, thân thuộc đã làm nên nhiều kỳ tích Nhân dân đang thờ cúng, đang gửi gắm niềm tin vào chính những con người bắt rễ từ cuộc sống hằng ngày mà họ gặp gỡ, tiếp xúc, yêu thương, biết ơn

Hai yếu tố còn lại là hành động và âm phù, chủ yếu xuất hiện một trong

hai, phụ thuộc vào mục đích xây dựng cốt truyện của tác giả dân gian Chúng ta nhận thấy rất rõ ràng, phần lớn những câu chuyện liên quan đến tín ngưỡng

Thờ Mẫu (Chầu Năm Suối Lân, Chầu Mười Mỏ Ba, Chầu Bát Đồng Mỏ)

thường rất mờ nhạt khi nhắc đến hành động của các nhân vật tâm linh, ngoại trừ Chầu Mười – nữ tướng người Tày có công trong cuộc chiến đánh giặc phương Bắc Chầu Bát chỉ là một cô bé 13 tuổi, sau biến cố bị Ông Chăn nuốt vào bụng, cô được dân làng giúp đỡ, cứu lấy xác và lập miếu thờ Chầu Năm Suối Lân cũng là một thiếu nữ éo le, bị thuồng luồng sát hại nhưng lễ an táng

lại bí ẩn vô cùng Song, yếu tố âm phù của những câu chuyện thuộc tín

ngưỡng Thờ Mẫu này lại vô cùng rõ nét và độc đáo Chầu Bát sau khi được lập miếu thờ cúng luôn về báo mộng giúp đỡ dân làng thoát khỏi tai họa, luôn luôn linh thiêng phù hộ cho trăm họ mùa màng bội thu, phát lộc, phát tài Chầu Năm Suối Lân hiển thánh khi tuổi đời còn rất trẻ, thác vào giờ linh nên

Trang 38

rất thiêng Dân chúng khắp nơi kéo về cầu tài lộc, bình an đều ứng nghiệm Chầu Năm chính là chỗ dựa tâm linh cho người dân Sông Hóa, Chi Lăng nơi đây Có bản ghi chép, Chầu Mười đã giáng xuống trong giấc mơ Hưng Đạo Đại Vương, đưa cho Đại Vương một chiếc quạt có địa hình của Đồng Mỏ để tướng quân chỉ huy thắng trận Bởi thế mà sự hiển thánh, âm phù của những truyện kể thuộc tín ngưỡng Thờ Mẫu vô cùng rõ nét Có lẽ, đây chính là yếu tố quan thiết nhất tạo nên và duy trì đời sống tâm linh của dân gian

Bên cạnh đó, bốn truyện kể: Chuyện về di tích đền Cao Đức Thánh Cả, Chuyện người anh hùng họ Lương ở đình Tháng Một, Chuyện ở đình Làng Mỏ và Đền Cấm, Chuyện về Chùa Nái và đền Quan Nàng lại không tập trung vào yếu tố hiển linh, âm phù mà lại khắc họa rõ nét hành động khác thường/tạo lập chiến công của nhân vật Mà chủ yếu là đánh giặc, giữ nước,

bảo vệ dân làng Họ là những người anh hùng trận địa được nhân dân suy tôn làm Thánh và thờ phụng, tưởng nhớ bằng những công trình như đền, chùa, miếu mạo hay các lễ hội dân gian hằng năm 12 tháng 4 là hội Đền Cao Đức Thánh Cả Dân làng mổ lợn, giết trâu (bắt buộc phải bắt phèo), hát chèo, hát ví suốt mấy ngày đêm để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Từ ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng là lễ hội “mở cửa rừng” để tưởng nhớ người anh hùng họ Lương ở đình đền Tháng Một Ngày mùng 7 tháng Giêng là hội Thành Hoàng của Đình Làng Mỏ Lễ hội Đền Quan Nàng tổ chức vào mùng 4 tháng Giêng, Chùa Nái vào mùng 6 tháng Giêng

Hai motif – cấu trúc này đã đem đến cho truyện kể dân gian tâm linh tỉnh Lạng Sơn màu sắc riêng biệt Nhờ có yếu tố tâm linh mà các tác giả dân gian đã đem đến một mạch nguồn bất tận trong sáng tạo Cách nhìn nhận, đánh giá, phản ánh, khắc họa, gửi gắm của họ về những địa danh, những tín ngưỡng, những lễ hội đã trau dồi thẩm mỹ văn hóa, nhắc nhở và giáo dục văn hóa cội nguồn cho nhân dân Và cũng chính những yếu tố tâm linh trong văn

Trang 39

học ấy cũng góp phần đem đến sức hấp dẫn, lôi cuốn cho con người khi tiếp

cận các đối tượng tâm linh

2.2.2 Hệ thống nhân vật

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đặc biệt, nhất là thể loại tự sự Nhân vật chính là chủ thể để tác giả tạo lập chuỗi hành động, suy nghĩ nhằm làm sáng tỏ một thông điệp văn học gửi gắm trong tác phẩm Đối với những truyện kể dân gian mang yếu tố tâm linh, nhân vật không chỉ là chủ thể mang chứa những suy nghĩ, hành động của chức năng văn học đơn thuần mà thậm chí, nhân vật chính là đối tượng của đời sống tâm linh nhân dân

Với hệ thống truyện kể lý giải các địa danh bằng yếu tố tâm linh, những nhân vật được xuất hiện dưới hai sự tồn tại: loài vật và con người Ta bắt gặp những loài vật thân quen trong đời sống tâm linh nguyên thủy như Phượng Hoàng, Kỳ Lân, Thuồng Luồng, Rắn Hay cả loài vật thân thuộc trong đời sống thường nhật vùng cao như con ngựa, con hổ, con mèo cũng trở thành nhân vật chính trong hệ thống truyện kể tâm linh Trong câu chuyện truyền thuyết về núi Phượng Hoàng, người đọc thấy được niềm tự hào của tác giả dân gian khi lý giải về địa danh này Họ chọn Phượng Hoàng, chứ không phải loài chim khác, làm nhân vật chính trong truyện kể của mình bởi lẽ đây là loài thiên điểu, đại diện cho sức mạnh bất tử, thiêng liêng, uy nghiêm, kiêu hãnh Phượng Hoàng ngự lại chốn này chính là một niềm tự hào về non sông của đồng bào xứ Lạng Hay trong truyền thuyết núi Kỳ Lân, tác giả đưa vào tuyến nhân vật cặp vợ chồng Kỳ Lân mang màu sắc tâm linh rõ nét Kỳ Lân xuất hiện đại diện cho sự khắc nghiệt, nguy hiểm của tự nhiên đối với đời sống con người Bởi thế, sức mạnh con người trong cuộc chiến đấu chế ngự Kỳ Lân hiện lên càng nổi bật hơn Lời ngợi ca, niềm tự hào về công cuộc chế ngự thiên nhiên của nhân dân bởi thế mà âm vang, hào sảng Mỗi địa danh lại gắn liền với một bài học giáo dục về đức tính con người trong xã hội Mã Yên Sơn với nhân vật con tuấn mã đã ghi tạc lòng trung thành vào dáng núi hình

Trang 40

sông… Những nhân vật là loài vật/linh vật này sở dĩ xuất hiện trong truyện kể dân gian bởi nó đã tồn tại trong đời sống tâm tưởng và trở thành quen thuộc với đồng bào Mỗi truyện một chức năng, một vai trò nhưng tựu chung, hệ thống nhân vật này đại diện cho sự đoàn kết của làng bản, biểu trưng cho những giá trị cần ngợi ca, bảo tồn, gìn giữ mà nhân dân gửi gắm

Nhân vật là con người trong nhóm truyện kể lý giải địa danh đều là những người dân bình thường của bản làng Họ có tên tuổi, có danh tính, có đời sống và công trạng Đó là cặp vợ chồng và chàng Chóp Chài với huyền thoại Mẫu Sơn khiến người đời không khỏi day dứt, ám ảnh Đó là bảy chàng trai người dân tộc quả cảm, anh dũng hy sinh ở Chi Lăng và án trên đỉnh núi để bảo vệ quê hương Đó là những vị quận công thao lược hết mình với đất nước trên đỉnh Bàn Cờ Là hai chàng trai dân tộc Nùng hiếu thảo, mạnh khỏe, tài xuất giết chết Kỳ Lân, lấy lại cuộc sống an bình cho nhân dân… Những con người nơi đây dù không chỉ mặt đặt tên nhưng họ là đại diện của dáng hình, tiếng nói cộng đồng với những phẩm chất đáng ngợi ca, trân trọng

Với nhóm truyện thứ hai về lễ hội, tín ngưỡng tâm linh, ta có thể thấy, những nhân vật ở đây được xây dựng theo một phương thức rất khác so với nhóm truyện trước Họ dù có liên quan đến đời thường nhưng lại không phải con người bình thường Tác giả dân gian xây dựng thêm cho kho tàng truyện kể tâm linh một loại hình mới: con người tâm linh Dù là cô bé 13 tuổi làng Đồng Mô hay công chúa của Đức Vua Cha thì họ cũng mang trong mình trọng trách linh thiêng Họ đều hiển Thánh Người thì trở thành Chầu Bát Chi Lăng, người thì hiển thành Chầu Năm Suối Lân, người lại được dân tôn Thành Hoàng, người lại được thờ trong đền Quan Nàng…

Nhìn chung, nhân vật trong những truyện kể liên quan đến tâm linh ở tỉnh Lạng Sơn rất đa dạng Họ xuất hiện dưới nhiều dạng thức Khi thì là con vật, khi là linh vật, khi là người thường, khi là thần thánh… Hệ thống nhân

Ngày đăng: 25/04/2024, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w