1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý chất thải rắn thải sinh hoạt tại thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

65 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý chất thải rắn thải sinh hoạt tại thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Tác giả Đỗ Cộng Tuyền
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Hoài Thu
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 13,48 MB

Nội dung

Theo báo cáo của Tờ trình “Phê chuẩn đề án thu gom và xử lý rác thải Sinh hoạt đảmbảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện Khoái Châu đến năm 2021”: Thị Tran KhoáiChâu là một khu vực có

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ NGANH QUAN LÝ TÀI NGUYEN VÀ MOI TRƯỜNG

DE TÀI QUAN LY CHAT THAI RAN THÁI SINH HOAT TAI THI TRAN KHOAI CHAU, HUYEN KHOAI CHAU,

TINH HUNG YEN

Ho và tên sinh viên: Đỗ Công Tuyền

Mã sinh viên : 11185446

Lớp: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Khoá: 60

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Hoài Thu

Hà Nội, ngày 20 thang 11 năm 2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề có thé hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp của mình, bên cạnh sự cố gắng của bảnthân, em xin được lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Khoa Môi trường, Biến đôikhí hậu và Đô thị, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Và đặc biệt là cô PGS.TS Vũ Thị Hoài Thu, Cảm ơn cô đã luôn chỉ dạy và hướng dẫn

em vô cùng tận tình, giúp em có thé hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp của mình một cáchxuất sắc nhất!

Tiếp theo, em xin cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị phòng Tài Nguyên và Môi TrườngHuyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ dé em có thé năm rõ mọivấn đề liên quan đến quá trình hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp tại quý văn phòng

Trong suốt quá trình hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp, em cảm thấy mình đã được

trau đồi và học hỏi rất nhiều điều bé ích Từ đó, bản thân em đã có thêm thật nhiều kỹ năng

và kiến thức giúp ích cho công việc sau này của mình

Cuối cùng, em rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý quý báu từ thầy cô

cũng như các bạn học dé Chuyén đề tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LOT CAM ƠN s- << TH HH HH7 E718 071807842781 7280 79178108 tr91ptraser |DANH MỤC BANG BIEU - 5 5Ÿ < 552 SsS£ S2 ES£ S23 S9E3SE3 51 3123 1230523 5E VvDANH MỤC TU VIET TAT cccccsssssssssssssssssesssssssscsecassacsecsesacsucscacsassecaeenssecaeeasenceses VI

MỞ DAU wissssssssesssssssssssssecsssscsssssssesssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssessessssessssessssesssessssesssesssees 1

1 Tinh cAp thiét cita dé tai c.cccccssessssessscessscesessssesscsessssessssssessssessssesssessssesseessseeseeees 1

2 Mục tiêu nghiễn CỨU «<5 5< 2 9 9 9 9.4.0 4 0v T00 6004008886 3

2.1 Mục tiêu CHUNG - << c9 Họ và 3

2.2 Mục tiêu Cụ thỂ ¿6 SE S311 1 11111111 11111111111111 1111111111111 EEE 3

3 Đối tượng, phạm vi và phuong pháp nghiên cứu - s- <5 ssesssssses 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu -:- 2 + +k+Sx+EE+E£EEEEE2E2EE212121171212112121 111.11 3

3.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - 5 E6 1111191111115 1 E991 và 4

4 Phương pháp nghién CỨU <5 << 5 5 9 %9 99 9 9 00.009 60884 89896 4

4.1 Nguôn sỐ liỆU - - E5 SE+E9EE2E9EE2EEE21E1121112121112111111111111 111101111 re 4

4.2 Phuong 009i 0i 4

5 Kết cấu của Chuyên dé - << se se 9E E9EvEsEx SE sEsersesersree 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE QUAN LY CHAT THAI RAN

ðn):8:7v0 5 — ,ÔỎ 6

1.1 Tong quan về chất thải rắn và chất thai rắn sinh hoạt .5- 55c 5< 6

L.L.1 41000000 n6 61.1.2 Khái niệm chat thải rắn sinh hoạt 2 2- ¿5252252 +xeE+2E+zEezxerxzrerrerxerxee 61.1.3 Thành phần và đặc tính CTRSH -2- 2 ©2+S£+E£E£EE+EE+EeEEeEEeErrerxereee 61.1.4 Tác động của CTRSH đến sức khỏe, môi trường, kinh tế, xã hội và mỹ quan đô

il

Trang 4

1.2.1 Quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt - - 2 2-5 5s5s+S22x>xezszxeei 101.2.2 Chủ thé quản lý chat thải rắn sinh hoạt 2-2 222+22+22++z+zzx+zxerxeex 151.2.3 Công cụ quan lý chat thải ran sinh hoat c.ceccccccssessssesssesesscsesseseeseseseseees 171.3 Kinh nghiệm quản lý CTRSH của một số đô thị trên thé giới và Việt Nam 22

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý của một số đô thị trên thé giới - 2 552 22

1.3.2 Kinh nghiệm quan lý của các đô thị ở Việt Nam - 5- << 25

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Thị Trấn Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 27

CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ CTRSH TẠI THỊ TRAN KHOAI CHAU, HUYỆN KHOÁI CHAU, TÍNH HUNG YÊÊN . scs©csesscesexssrssrssrssrsee 28

2.1 Giới thiệu chung về thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

— Ô 28

2.1.1 Vị trí địa lý ác 2c 2t TH 2 2221122221121 11 1111121111 eo 28

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội ¿5:55:25 221231231221221221221221221 21c ctree 29

2.2 Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tai thị tran Khoái

Châu, huyện Khoái Châu, Tinh Hưng YÊN G5 «S5 595 56589995594 31

2.2.1 Hiện trạng nguồn gốc, khối lượng và thành phần CTRSH 312.2.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường huyện Khoái Châu, tỉnh

I0 0 36

2.2.3 Hiện trang công tác phân loại CTRSH tại nguồn 2- - 2552 s52 372.2.3 Thực trạng công tác thu gom, vận chuyền, xử lý và tái chế CTRSH 382.2.4 Những han chế về công tác thu gom, vận chuyền, xử lý CTRSH tại địa ban 382.3 Thực trạng công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái

Châu, tỉnh Hung YYÊN <5 << 5 5< %1 9 9 0 0.000.000 0000400886 39

2.3.1 Thực trạng bộ máy tô chức quản lý CTRSH của thị tran Khoái Châu 392.3.2 Thực trang cơ chế chính sách quản lý CTRSH của thị tran Khoái Châu 40

11

Trang 5

2.5 Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị tran Khoái

Châu, huyện Khoái Chau, tỉnh Hưng YÊN c5 < 55s S94 95956959599 43

SI©)L)09)::155::)895)):1 50

3.1.2 Giải pháp phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, vận chuyên và xử lý 50

3.1.3 Giải pháp về cơ cau tổ chức quản lý ¿ ¿2¿©2¿+2++2++z++z+zzxzzxerxerxerxee 51

3.1.4 Các giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp - 2s zss+ 523.1.5 Van đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc 523.1.6 Nâng cao ý thức vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư 53

KET LUAN V 55 TÀI LIEU THAM KHAO 5-5 5° 5< se ©s£Ss£Ss£sEvExeexeExexserserserserserssrsee 56

IV

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Khối lượng CTRSH thị tran Khoái Châu giai đoạn 2015-2020 34

Bang 2.2 Khối lượng các thành phần CTRSH tại thi tran Khoái Châu năm 2020 35

Sơ đồ 2.1 Cơ cau tổ chức quản lý môi trường của huyện Khoái Châu - 40

Bang 2.3 Lượng CTR được thu gom trong cộng đồng từ năm 2018-2020 44

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

Từ viết tat Tên đầy đủ

CNH-HDH Công nghiệp hóa - hiện dai hóa

RSH Rác sinh hoạt

CT Chất thảiCTR Chat thải rắn

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

TN&MT Tài nguyên và môi trường

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

BVMT Bảo vệ môi trường

VI

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Môi trường đã và đang trở thành vấn đề chung của thế giới, đó là vấn đề mang tínhtoàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ Nước ta đang đối mặt với vấn đề ô nhiễmnghiêm trọng, kéo theo đó là môi trường sống bị hủy hoại,mất cân bằng sinh thái, cạn kiệtnguon tài nguyên thiên nhiên, thiên tai, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởngkhông nhỏ tới cuộc sông của con người và các loài sinh vật Một trong những nguyên nhân

chính của van dé đó là do ý thức của con người đôi với môi trường còn rat hạn chê.

Vấn đề môi trường đã được cảnh báo từ lâu, năm 1986 người ta đã cảnh báo su gia

tăng khí CO sẽ làm tăng khí nhà kính và có thé làm suy giảm tầng O3 cùng với sự pháttriển của khoa học kỹ thuật đã dẫn tới sự phát triển kinh tế xã hội thúc đây CNH-HĐH phattriển, cùng với đó là mức sống của con người ngày càng được nâng cao đã tạo ra một lượngchất thải không lồ, gây ảnh hưởng tới môi trường sống và cả sức khỏe của con người Hiệnnay quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm tăng áp lực lên môi trường rất nhiều

Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Sau ngày

đất nước giải phóng cho tới nay Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh

vực, từ đó đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy thìViệt Nam cũng phải đối mặt với van đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đó là van dé rác

thải.

Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô thị haycác thành phố lớn Điều đó đúng nhưng chưa đủ, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ

thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bi, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm

chủ yếu bang ni lông, nhựa, thiếc rat tiện lợi, góp phan làm thay đôi phong cách và tập quánsông của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị Khách hàng dù đến bat kỳ nhà hàngnào, mua sản phẩm gì cũng được đóng gói cần thận bằng túi nilon hay đồ đóng gói tương

tự từ cà, mam, mudi cho đên các sản phâm cao cap khác Chính nhờ những dịch vụ chăm

Trang 9

sóc khách hàng đó cùng với sự phát triên kinh tê xã hội mà nhu câu sinh hoạt của con người

ngày càng cao va luôn được đáp ứng kip thời.

Theo số liệu của Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019, quá trình tăng

trưởng kinh tế và đô thị hóa làm tăng lượng rác thải sinh hoạt; chiếm đến hơn 50% tổnglượng RTSH của cả nước, từ 32.000 tắn/ngày năm 2014 lên 35.624 tắn/ngày trong năm

2019 RTSH phát sinh tại khu vực nông thôn cũng có khối lượng ngày càng tăng, từ 18.200

tan/ngay trong năm 2011 lên 28.394 tắn/ngày năm 2019 Tỉ lệ thu gom RTSH đô thị trungbình cả nước đạt khoảng 92% Như vậy, còn 8% khối lượng RTSH không được thu gom

và bị thải bỏ vào môi trường xung quanh Các thành phó trực thuộc Trung ương có tỉ lệ thugom RTSH đô thị tương đối cao (Hà Nội đạt 99,0%, TP.HCM đạt 100%, Cần Thơ đạt

95,5%, Đà Nẵng đạt 100%, Hải Phòng đạt 97,0%) Tỉ lệ thu gom RTSH đô thị cao nhất là

vùng Đông Nam Bộ với 98,6%; tiếp theo là vùng DBSH với 96,8%; thấp nhất là vùng Tây

Nguyên với 62,5%.

Nếu ở nội thành, rác thải được được các cấp chính quyền quan tâm, cố gắng dé tao

cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp, thì ở nông thôn chưa có một giải pháp cụ thể về thugom, xử lý các nguồn rác thải, những đồng rác được hình thành ở rất nhiều nơi, từ đường

công cộng, đến ngoài cánh đồng, trong vườn nha làm mất dan không khí trong lành nơi

thôn quê, làm ô nhiễm môi trường sống Đặc biệt là khu vực xung quanh các chợ, sự 6

nhiễm môi trường không khí nặng né.

Theo báo cáo của Tờ trình “Phê chuẩn đề án thu gom và xử lý rác thải Sinh hoạt đảmbảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện Khoái Châu đến năm 2021”: Thị Tran KhoáiChâu là một khu vực có tiễn độ đô thị hóa diễn ra mạnh so với các xã trong huyện KhoáiChâu, lượng rác thải ra của toàn xã xếp thứ hai Huyện Khoái Châu, rác thải thải ra mỗingày từ các hoạt động sinh sống của cư dan thải ra, các hoạt động sản xuất từ các hộ kinh

doanh gia đình, các điểm đồ rác không đúng nơi quy định về bãi rác tập trung, hiện tại

lượng rác thải ước tính trên địa bàn huyện lên tới khoảng 339,3 kg/tháng rác thải ran ra môitrường Bên cánh đó, thị tran Khoái Châu cũng chưa có một giải pháp cụ thé về quản lý rác

Trang 10

thải tại địa bàn xã Đơn thuần chỉ thu gom và xử lý tại bãi rác tập trung và xử lý chưa đượctốt gây ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái lân cận.

Từ thực trạng trên, đề tài “Quản ly chất thải rắn thải sinh hoạt tại thị tran Khoái

Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” được thực hiện nhằm hạn chế mức 6 nhiễmmôi trường do RTSH tại khu vực Thi Tran Khoái, nhìn nhận và đánh giá van dé ô nhiễmmôi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để cải thiện môi trường

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của Chuyên đề là đánh giá thực trạng quản lý chat thải ran sinh

hoạt và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thị Trấn

Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Đánh giá thực trang quản lý chat thai ran sinh hoạt tại Thị Tran Khoái Châu, huyện

Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Dựa trên việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong công tác quản

lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thị Trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên,

Chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh

hoạt tại Thi Tran Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi và phuong pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là quản lý chất thải rắn sinh hoạt Đề tài tập trungvào nghiên cứu các đối tượng chịu ảnh hưởng từ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

như: hộ gia đình, các đơn vi, xí nghiệp, trạm xá.

Trang 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Pham vi không gian: đề tài được tiễn hành nghiên cứu tại Thị Tran Khoái Châu,

huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, các dit liệu có sẵn về tình hình quản lý chat thảirắn sinh hoạt tại phòng Tài nguyên và Môi trường thị tran Khoái Châu, tinh Hưng Yên từ

năm 2015-2020.

- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua các trang báo uy tín, kế thừa các khóa luận có

tính xác thực và tin cậy cao.

4.2 Phương pháp phân tích

- Khảo sát thực địa: Phương pháp này sử dụng để quan sát trực tiếp các hoạt độngquản lý và xử lý rác thải, khảo sát các vùng dân cu, các khu vực thu gom rác thai dé nhận

biết được thực trạng về chat thải sinh hoạt tại thị tran và nắm bắt được tình hình môi trường

sông tại đây

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này sử dụng để thu thập các ý

kiến từ các cán bộ môi trường tại phòng TN&MT thị tran Khoái Châu dé nam bắt được

thực trạng quản lý chat thải ran sinh hoạt

- Phương pháp mô tả: Phương pháp này sử dung dé mô tả các tài liệu về môi trường,

xử lý rác thải ran sinh hoạt, mô tả các sô liệu, các đặc diém va tính chat của môi trường.

4

Trang 12

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các cơ sở lý luận của dé tài, tổng hợp các dit liệu

quan trọng phục vụ cho nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu, dữ liệu giữa các năm từ 2015- 2020,

phương pháp này giúp hiểu được những sự khác biệt trong công tác quản lý chất thải sinhhoạt của thị trấn qua các năm

5 Kết cau của Chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề được cấu trúc

thành 3 Chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Chương 2 Thực trạng quản lý CTRSH tại thị trần Khoái Châu, huyện Khoái Châu,

Tỉnh Hưng Yên.

Chương 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạttại thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Trang 13

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN LY CHAT THAI RAN

SINH HOAT

1.1 Téng quan vé chat thai ran va chat thai ran sinh hoat

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn

Chat thai ran là khái niệm dùng để chi các loại chat thải ở rạng rắn với nhiều thànhphần đa dạng, các chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh

và các hoạt động khác trong xã hội (Chính phủ, 2015).

1.L2 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Chat thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chat thải ran phát sinh trong quá

trình sông, sinh hoạt thường ngày của con người (cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng, Ví dụ: thức ăn thừa, rau, xương, thủy tỉnh, kim loại, gỗ, giấy, chai nhựa, túi nilon (Chính phủ,

giấy, nhựa, thủy tinh, cao su, đồ da, vải, 26, kim loai va chat thải khác.

Trang 14

1.1.4 Tác động của CTRSH dén sức khỏe, môi trường, kinh tế, xã hội và mỹ quan đô thi

Theo trang Môi trường và Đô thị, thành phần hữu cơ dé phân hủy sinh học (thực phẩm

thừa, rác vườn ) chiếm tỷ lệ lớn nhất (52 — 72%) trong thành phan CTRSH của Việt Nam

với độ âm rất cao (70 - 85%), cùng với nhiệt độ cao của khu vực nhiệt đới là nguyên nhânchính gây nên mùi hôi thối, phát sinh nước rỉ rác làm ô nhiễm môi trường (đất, nước mặt,nước ngam) trên diện rộng từ quá trình thu gom vận chuyên và xử lý CTRSH, đặc biệt làtại các bãi chôn lap do CTRSH bi phân hủy trong điều kiện ky khí và đưới tác dụng của visinh vật Ngoài ra thành phần hữu co dé phân hủy sinh học là môi trường thuận lợi cho suphát triển và lan truyền các loại côn trùng và động vật gây bệnh (ruồi, muỗi, bọ chét, chuột,gián ), gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng Nếu không được quản lý hợp lý, tác

động tiêu cực của CTRSH đối với môi trường, Kinh tế — Xã hội và sức khỏe cộng đồng là

không thể tránh khỏi

* Tác động đến môi trường tự nhiên

- Tác động đến môi trường đất và cảnh quan

Do đặc tính về kích thước và thành phần khó phân hủy theo thời gian nên tác động cóthé dé thấy nhất là ảnh hưởng đến cảnh quan Có thé dé dàng tìm thấy rất nhiều hình ảnh

về các điểm rác, bãi rác lộ thiên gây mat mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư, khu vực côngcộng Bên cạnh đó, khi CTRSH bị đồ thải trực tiếp trên mặt đất như tại các bãi rác, điểmrác tự phát, sự phân hủy thành phan hữu cơ trong điều kiện ky khí và đưới tác dụng của visinh vật sẽ tạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa đất Ngoài ra, sự tích tụ các kim loại nặng vàchất nguy hại do thâm thấu từ nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường

Trang 15

+ Các chất thải lơ lửng trong nước, đặc biệt là các loại nhựa, dây buộc quấn vàochân vịt của tàu thuyền làm can trở giao thông đường thủy và là nguyên nhân gây chết các

loại thủy hải sản.

+ Các chất thải lắng xuống đáy làm tăng khối lượng trầm tích phải nạo vét hàng năm

Quá trình phân hủy ky khí sinh ra các loại khí độc hại, đặc biệt là khí H2S gây ngộ độc cho

các loại thủy hải sản Ngay cả khi được chôn lấp hợp vệ sinh, CTRSH cũng gây ô nhiễmmôi trường nước do không xử lý nước rỉ rác đạt yêu cầu theo quy định Thực trạng công

tác nạo vét mạng lưới thoát nước và vận hành trạm bơm nước thải cũng như nhà máy/ trạm

xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, do ýthức của người dân, một lượng lớn CTRSH bị đô xuống mạng lưới thoát nước Nhiều đoạn

cống thoát nước mới xây dựng có đường kính đến 1.500 mm bị tắc nghẽn do chất thải xây

dựng và CTRSH.

- Tác động đến môi trường không khí

Quả trình phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (Thực pham du

thu, xác động thực vật, ) trong CTRSH sẽ phát sinh mùi khó chịu Mùi có thể phát sinh

từ các hợp chất sau: Hydro sunfua (H2S), Mercaptan và các loại axit béo bay hơi (axit

axetic, axit propionic, axit butyric) Mặt khác, do đặc thủ tạo khí của bãi chôn lấp, trên đỉnh

và gần bãi thường ít có mùi, nhưng ở khoảng cách xa hơn ngoài phạm vi bãi thì mùi có độ

đậm đặc hơn Ngoài mùi có thể cảm nhận dễ dàng bằng khứu giác, CTRSH trong điều kiện

ky khí còn phát sinh nhiều loại khí nhà kính và khí gây ô nhiễm môi trường, như: Khí

Metan, khí CO2, Phosphin, Amoniac,

* Tác động đến sức khỏe cộng đồng

Hiện nay, khoảng 70 % khối lượng CTRSH thu gom trên cả nước được xử lý bằngphương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng 20 % là bãi chôn lap hợp vệ sinh, còn lại là

các bãi chôn lap không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã (Bộ Tài nguyên

Môi trường, 2018) Bãi chôn lấp là nơi thích hợp cho các loài chuột, bọ, ruồi nhặng và cácloại sinh vật gây bệnh phát triển và cư trú Với chu kỳ sinh trưởng rất ngăn, các loại sinh

8

Trang 16

vật này sẽ là nguồn lan truyền bệnh tật đối với khu vực dân cư xung quanh nếu không đượcquản lý hợp lý Các loài vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu

gây các bệnh nhiễm khuân đường hô hap và các bệnh đường hô hap khác như hen phế quản,

viêm đường hô hấp, dị ứng, ung thư phối

Quá trình vận hành bãi chôn lấp có thé dẫn đến sự thay đổi thành phan vi sinh vậttrong không khí theo chiều hướng xấu như: Tăng số lượng các vi khuẩn gây bệnh; Tăng sốlượng va chủng loại các loài nắm hoại sinh, nam gây bệnh và nắm độc; Tăng nhanh cácchất gây dị ứng trong không khí, là yếu tố gây dị ứng đường hô hấp, mũi họng và dị ứngngoài da; Các phương tiện vận tải có thê là nguyên nhân làm phát tản rộng hơn các vi khuẩn,nắm gây bệnh và các chất gây dị ứng

Tại các bãi chôn lap, khí gây mùi phát tán trong điều kiện gió, nhiệt độ và độ âm thích

hợp sẽ gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh và cả những khu vực cách xa bãichôn lấp Các khí này có thé gây một số bệnh về đường hô hấp, hen suyén, thậm chi say

thai (do khí phosphin).

Các bãi chôn lap CTRSH là nguồn phát sinh nước ri rác gây ô nhiễm nguồn nướcngầm, đầu độc các nguồn tiếp nhận là các kênh, sông, suối và đất tại khu vực xung quanh

Nước rỉ rác có chứa các các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại độc hại như đồng, asen và

uranium, hoặc nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước với các muối canxi, magié, amoni Ngoài

ra, khả năng gây né do khí metan tại các bãi chôn lap cũng là van dé gây nguy hiểm đối với

tài sản vả sức khỏe của người dân xung quanh khu vực bãi chôn lấp

Nếu Quá trình đốt CTRSH phát sinh bụi , hơi nước và khí thải (CO, CO2, meta ).không có biện pháp kiêm soát đúng quy định, những chất ô nhiễm này có thể góp phần gâynên các bệnh về hen suyén, tim, làm tôn hại đến hệ than kinh và đặc biệt là có khả năng gâythư rất cao

* Tác động đến kinh tế - xã hội

Việc quản lý CTRSH không hiệu quả cũng dẫn đến nhiều tác động tiêu cực tới pháttriển Kinh tế — Xã hội Thiệt hại về kinh tế do không quan lý triệt để CTRSH không chỉ bao

9

Trang 17

gồm chỉ phí xử lý ô nhiễm môi trường, mà còn bao gồm chỉ phí liên quan đến khám chữabệnh, thiệt hại đến một số ngành như du lịch, thủy sản Bên cạnh đó là các hệ lụy về xung

đột, bất ôn xã hội, đặc biệt tại các khu vực xung quanh cơ sở xử lý chất thải răn.

Mặc dù vậy, nếu tận dụng tối đa các lợi thế từ hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thảithì sẽ là nguồn động lực tích cực trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp môi

trường nói riêng.

1.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1 Quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1.1 Phân loại

Hiện tại, CTRSH được phân loại theo nhiều dạng khác nhau như phân loại theo nguồngốc phát sinh, phân loại chúng theo thành phần hóa học, theo tính chất độc hại và theo khảnăng công nghệ xử lý và tái chế

* Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Các CTR từ đô thị bao gồm: hộ gia đình, chợ, trường học, các cơ quan.

Các CTR từ nông nghiệp: bao bì thuốc thực vật, rơm ra,

Các CTRSH từ đồ ăn, thức uống, bao bì, chai lọ, rác sinh hoạt hàng ngàyCác CTR công nghiệp từ các khu xí nghiệp, công nghiệp sản xuất, phế liệu như sắt,

thép, nhựa, kim loại nặng

* Phân loại theo thành phần hóa họcBao gồm các CTR hữu cơ như rau củ, chat thai từ chế biến thức ăn, thực phẩm, phế

thải công nghiệp.

* Phân loại theo công nghệ xử lý và khả năng tái chếBao gồm các chất có thê phân hủy và khó phân hủy sinh họcChất thải cháy được và không thê cháy được

10

Trang 18

Các CTR có thê tái chế được như các loại kim loại, đồng phế liệu, cao su, chì kém 1.2.1.2 Thu gom, vận chuyển

Dé thu gom rác thải nguy hại, các công ty môi trường thường sử dụng xe chuyên dụng,thường là xe dé rác dé vận chuyền rác thải về nhà máy trước khi xử ly Các xe đồ rác sẽ

đên những nơi này đê thu gom và vận chuyên rác vê nhà máy.

Sau khi được thu gom, rác thải sinh hoạt sẽ được phân loại Dé tránh những phát sinh,những tác động đối, sự rò ri, rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyền đến nơi xử lý thìcần phải thực hiện thu gom phân loại rác thải một lần nữa

Với những chất thải nguy hại dạng lỏng nên thu gom vào thùng phi chứa hoặc nhữngbồn chứa đề không cho chất thải nguy hại tràn đồ ra bên ngoài Chất thải nguy hại dạng rắn

sẽ được các công ty môi trường đóng gói dé tránh trường hợp rác bị rơi vãi gây ô nhiễm

môi trường.

Sau khi phân loại và thu gom, lượng rác thải sẽ được đem đến xưởng lưu giữ của cácnhà máy xử lý rác Xưởng lưu giữ rác thải nguy hại sẽ hạn chế được tình trạng cháy nỗ haytràn đồ, làm rò ri chất thải nguy hại ra ngoài môi trường Khi rác thải được thu gom đếnkhối lượng lớn thì các nhà máy sẽ tiến hành xử lý

1.2.1.3 Xử lý chất thải

- Các công nghệ xử lý chất thải:

Hiện nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong

quan lý và xử lý chất thải ran Đó là: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sử dụng lai), Recycle (tái

sinh, tái chế), Validate (nâng cao giá trị chất thai bang cách áp dung các công nghệ xử lý

“sinh lợi” nhằm thu hồi lại vật chat va năng lượng từ chat thải rắn Cuối cùng, những thànhphần còn lại không thê tận dụng được nữa phải xử lý thải bỏ (Eliminate), chủ yếu là chôn

l

A

lap.

11

Trang 19

Tuỳ theo thành phần, tính chất, khối lượng chất thải răn và tuỳ theo điều kiện cụ thểcủa từng địa phương mà chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cho thích hợp Các công nghệ

xử lý chất thải rắn được chia ra các loại sau:

- Theo mục tiêu xử lý chất thải rắn, gồm có:

+ Xử lý chất thải ran nhằm sử dụng lại thu hồi sản phâm — vật liệu, tái tạo tài nguyên

Dé giải quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

+ Xử lý thải bỏ nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường

- Theo nguyên tắc công nghệ xử lý chất thải răn, gồm có:

+ Xử lý chất thải rắn sơ bộ (tách, phân loại, giảm thé tích, giảm kích thước chat thai).+ Xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ yếm khí dé xử lý các chat thải có thành phan hữu co).+ Xử lý hoá học và nhiệt (đốt, thuỷ phân, chưng không có không khí, nhiệt phân )+ Xử lý cơ học (nén, ép kiện, nghiền)

Ngoài ra còn có một số công nghệ xử lý chat thai rắn khác (hoá dầu, hydromex )

Các loại chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp, y tế) Sau khi thu gom, phân loại táchcác thành phan có thé tái chế Sử dụng lại thường được xử lý theo các công nghệ sau:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Ủ sinh học để chế biến phân compost, thu khí Chôn lấp(truyền thống và đặc biệt chế biến khí, SX phân Compost) Đốt (có hoặc không thu hồi

năng lượng).

Hiện nay các công nghệ xử lý chất thải rắn phô biến như sau: Chôn lấp, chế biến phân

vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/tái sử dụng Và xử lý chất thải ran bằng công nghệ ASC, Seraphin

và công nghệ MBT — CD - 08.

Công nghệ xử lý chất thải rắn chôn lap

* Hau như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lap chat thải rắn là chủ yêu Tuynhiên, chỉ có 15/64 tỉnh/thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh Theo thống kê có 149 bãirác cũ không hợp vệ sinh (21 bãi cấp tinh/thanh phố và 128 bãi cấp huyén/thi trấn) Năm

12

Trang 20

2006, cả nước có 98 bãi chôn lấp chất thải rắn đang hoạt động, trong đó chỉ có 16/98 BCL

VS, 82/98 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chỉ là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không

hiệu quả.

* Về thực chat, đa số bãi chôn lấp chất thai ran đó chi đơn thuần là nơi đồ rác, chưađược quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định bãi chôn lấp vệ sinh:

vị trí gần khu dân cư (cách 200 — 500m, thậm chí có bãi chỉ cách 100m); không có lớp

chống thắm ở thành và đáy ô chôn lấp; không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khírác nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sứckhoẻ cộng đồng

Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải tập trung

xử lý triệt dé (theo Quyết định 64/2003/QD — TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính

phủ) có 52 BCL chất thải rắn

* Tinh trạng chôn lấp chung chất thải rắn y tế và công nghiệp nguy hại chưa qua xử

lý với chất thai rắn sinh hoạt còn phô biến ở nhiều đô thị.

* Nhiều đô thị gặp khó khăn về địa điểm và quỹ đất xây dựng bãi chôn lấp.

Gần đây, một số đô thị đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn vệ sinh Bước đầu hoạt

động có hiệu quả, điển hình là bãi chôn lấp Nam Sơn (Hà Nội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng) `

Chế biến phân vi sinh (compost)

Nước ta hiện có hơn 10 nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh Cácnhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ Đó

`

Nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50.000 tấn rác/năm

(công nghệ Tây Ban Nha)

Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất xử lý 250 tắn/ngày (công nghệ Pháp);công nghệ Dano — Dan Mạch tại Hoóc Môn, TP HCM công suất 240 tan/ngay

13

Trang 21

Nhà máy xử lý rác thai Hải Phòng với công suất 200 tắn/ngày Ngoài ra, một số đôthị khác như Việt Trì, Vĩnh, Sơn Tây, Huế, Ninh Thuận cũng có nhà máy xử lý rác thànhphân bón, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo.

Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do Tây BanNha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt Đối với phân bón hữu cơ do các nhà

máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm với kết quả khả quan.

Công nghệ xử lý chất thải rắn thiêu đốt

Ngoài công nghệ thiêu đốt chat thải rắn nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hợp xử

lý chất thải ran Nam Son (Hà Nội) Hiện nay nước ta chỉ sử dụng công nghệ thiêu đốt đốivới chat thải ran y tế Tính đến năm 2003, cả nước có 61 lò đốt chất thải rắn y tế, trong đó:

— 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài

— 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải (nhưng chi có hai lò đốt vận hành thiết bị xử lý

khí thai).

— 2/61 lò đốt công suất lớn sử dung chung (công suất > 1 tan/ngay) được đặt bên ngoài

bệnh viện; các lò đốt khác đều đặt trong khuôn viên bệnh viện.

Tại thành phố Hà Nội, ngoài lò đốt chất thải y tế tập trung ở Cầu Diễn (công suất 3,2tan/ngay) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện, còn có lò đốt chat thải ran côngnghiệp nguy hại (công suất 150 kg/giờ) đã hoạt động từ năm 2003

Công nghệ xử lý chất thải ran tái ché/tdi sử dụng

Ngoài chế biến rác hữu cơ thành phân bón Các thành phần khác (như nilon, nhựa,cao su ) cũng được chế biến thành hạt nhựa, ống công và vật liệu xây dựng tại một số nhàmáy Đa số các thành phần kim loại, nhựa, nilon, giấy, thuỷ tỉnh, cao su có trong rác thải

(khoảng 20% chất thải rắn) được lực lượng “đồng nát” thu mua và đưa đi tai sử dung/tai

chế tai các làng nghề

14

Trang 22

1.2.2 Chủ thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.2.1 Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, là cơ

sở ban hành và đề xuất các quy định, luật về môi trường, các chỉ tiêu trong quản lý chất thảirắn sinh hoạt, nhà nước trực tiếp tham gia vào quản lý và phát động các chính sách môi

trường, trong đó có các quy định về quản lý CTRSH.

Ngoài ra, Nhà Nước còn là cơ quan có thâm quyền xử phạt các hành vi vi phạm gâyảnh hưởng tới môi trường như xử phạt những đối tượng, doanh nghiệp, đơn vị xả CTRSH

ra môi trường không theo quy định, không đúng nơi trữ rác gây ảnh hưởng nghiêm trọng

tới môi trường nặng nề

Nhà nước đứng ra liên kết và kêu gọi sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp vào hệthống quản ly CTR, khuyến khích dau tư phát triển công nghệ, xây dựng ha tang xử lý CTRmột cách hiệu quả nhất hướng tới mục đích có lợi cho không chỉ xã hội, môi trường mà còn

mang tới lợi ích cho doanh nghiệp đó.

1.2.2.2 Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp môi trường có vai trò quan trọng trong quản lý CTRSH, doanh

nghiệp có vai trò liên kết với nhà nước và cộng đồng để tạo ra giá trị cho môi trường Cácdoanh nghiệp tham gia trực tiếp vào công tác thu gom, vận chuyền và xử lý rác thải trựctiếp từ các khu dân cư, doanh nghiệp chính là những đơn vị đón đầu và áp dụng công nghệ

xử lý rác thải và là một chủ thể không thể tách rời với nhà nước và cộng đồng xã hội

Đề thu hút các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động quản lý CTRSH, nhà nước

đã có những thông tư, quy định mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

1.2.2.3 Cộng dong

Sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng đóng vai trò quan trọng giúp cho quátrình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đạt được hiệu quả Sự tham gia này thể hiện ngay từkhi xác định thực trang ô nhiễm môi trường, các giải pháp, phương thức cụ thé dé giảm

15

Trang 23

thiểu, khắc phục và giải quyết triệt dé các van dé 6 nhiễm môi trường do chat thải sinh hoạt

gây ra.

Trước hết, sự tham gia của cộng đồng góp phần rất lớn trong việc nhận ra các nguy

cơ đối với môi trường, mang lại nhiều phương án về chính sách hơn cho sự chọn lựa, tạo

cơ sở dé lựa chọn phương án giải quyết tối ưu Trên cơ sở các đặc điểm của cộng đồng đó

là tính đoàn kết và liên kết xã hội, vai trò của cộng đồng còn được thê hiện thông qua quyềnlàm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo chocộng đồng thực hiện quyền được sông trong môi trường trong lành không bị ảnh hưởng bởi

sự ô nhiễm và được hưởng những lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật bảo vệ môi

trường.

Để phát huy các đặc tính của cộng đồng, các nước đã thực hiện các chiến lược lâu dài

nhằm vận động, phô biến rộng rãi, tuyên truyền và cứng ran hơn là cưỡng chế công dânthực hiện phân loại rác bắt buộc tại nguồn phát thải Nhiều quốc gia đã thực hiện phươngpháp đưa vào chương trình giáo dục phô thông kiến thức môi trường và về thu gom phânloại rác thải Đặc biệt ở Nhật Bản, phương pháp giáo dục trẻ em thu gom, phân loại chấtthải rắn sinh hoạt được áp dụng ngay từ các trường mầm non và tiêu học Bên cạnh chươngtrình giảng dạy, các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo cụ trực quan đề trẻ em thamgia thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đường phó, tại gia đình Tại đây, một trongnhững chương trình dã ngoại phổ biến của các em học sinh đó là đi tham quan một số nhàmáy xử lý nước thải hoặc chất thải Chính vì vậy, khi các em trưởng thành, trong cuộc sốngsinh hoạt cũng như làm việc hàng ngày, bỏ chất thải đúng giờ, đúng chỗ, đúng chỗ phân

loại và việc giữ gìn vệ sinh môi trường đã trở thành ý thức và thói quen hàng ngày Các

chuyên gia nước ngoài đều khăng định đây là một chương trình giáo dục tuyên truyền hiệuquả nhất, bền vững nhất và không thể thiếu được trong các trường học Xây dựng cụm dân

cư tự quản trong việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải, vệ sinh môi trường

Hiện nay, tại Việt Nam, sự tham gia của cộng đồng đã có những bước tiến đáng ké,tuy nhiên, công tác xã hội hóa quản ly CTR sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế Ở hau hết các

địa phương, Công ty môi trường đô thị (doanh nghiệp nhà nước) là đơn vị chịu trách nhiệm

16

Trang 24

chính trong công tác thu gom, vận chuyên và xử lý CTR sinh hoạt đô thị của địa phương,bên cạnh đó là sự tham gia tích cực của hệ thống các công ty dịch vụ công ích quận, huyện,

hợp tác xã và khối doanh nghiệp tư nhân Có thé kế đến một số doanh nghiệp tư nhân đã

thực hiện thành công và đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho cộng đồng trong vận chuyền

và xử lý CTR sinh hoạt đô thị như: Công ty TNHH Huy Hoang (Lạng Sơn), Công ty TNHH

Môi trường Đông Phương (Đắk Lắk), Công ty CP Công nghiệp cam Pha (Quang Ninh),

Ở khu vục nông thôn cũng đã hình thành các tổ đội, hợp tác xã thu gom, vận chuyên CTR

sinh hoạt nông thôn (Hoàng Dương Tùng, 2012)

1.2.3 Công cụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.3.1 Công cụ luật pháp, chính sách

- Luật quốc tế về môi trường là tổng thé các nguyên tắc, qui phạm quốc tế điều chỉnh

mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại

trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng

của quốc gia.

Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường Việt Nam đãtham gia kí kết nhiều văn bản trong số đó

Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường do nhiều nước kí kết hoặc tham gia không cóhiệu lực trực tiếp trên lãnh thé quốc gia cụ thé

Muốn thi hành trên phạm vi lãnh thé quốc gia nao đó, các qui phạm của Luật quốc tế

về bảo vệ môi trường cần phải được chuyền hoá thành qui phạm pháp luật quốc gia, nghĩa

là Nhà nước phải phê chuẩn các văn bản này

- Luật Môi trường quốc gia là tông hợp các qui phạm pháp luật, các nguyên tac pháp

lí điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụnghoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường

Trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có

hiệu quả môi trường sông của con người.

17

Trang 25

Hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia thường gồm luật chung và luật sửdụng hợp lí các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một địa phương,

một ngành.

- Các công cụ pháp lí là các công cụ quản lí trực tiếp (còn gọi là công cụ mệnh lệnh

và kiểm soát - CAC) Day là loại công cụ được sử dụng phô biến từ lâu ở nhiều quốc giatrên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lí hành chính ủng hộ

Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng của công cụ này Có thê thấy những

ưu điêm nôi bật của loại công cụ này:

+ Thứ nhât, công cu nay được coi là bình đăng đôi với mọi người gây ô nhiêm và sử

dụng tài nguyên môi trường vì tất cả mọi người đều phải tuân thủ những qui định chung;

+ Thứ hai, công cụ này có kha năng quan lí chặt chẽ các loại chất thải độc hại và cáctài nguyên quí hiếm thông qua các qui định mang tính cưỡng chế cao trong thực hiện

Bên cạnh những ưu điểm đó, công cu CAC cũng còn tồn tại một số hạn chế như đòi

hỏi nguồn nhân lực và tài chính lớn dé có thé giám sát được mọi khu vực, mọi hoạt động

nhằm xác định khu vực bi 6 nhiễm và các đối tượng gây ô nhiễm Đồng thời, dé bảo đảmhiệu quả quản lí, hệ thống pháp luật về môi trường đòi hỏi phải đầy đủ và có hiệu lực thực

tế (Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lí môi trường, Dai học Kinh té Quốc

dân)

1.2.3.2 Công cụ kinh tế

Áp dụng công cụ kinh tế môi trưởng vào quản lý CTRSH:

* Phí môi trường

Về nguyên tắc, phí môi trường là khoản thu dành cho việc xử lý chat thải hoặc chi phí

ngăn ngừa tác động có hại do chất thải gây ra Công thức tổng quát tính phí môi trường đối

với chất thải như sau:

18

Trang 26

Trong đó, Mij là là phí môi trường chung của chất thải; Pij là suất phi môi trường củaloại tác động ¡ của tác động có hại j; Eij là tổng lượng tác động ¡ của của tác động có hại j

trong chat thải; eij là lượng tác động i của tác động có hại j trong 1 đơn vị chat thải; K là

tổng đơn vị chất thải được tính Trong thực tế, phí môi trường là chi phí xử lý các thànhphần môi trường hay chất thải gây ô nhiễm trở về trạng thái bình thường trong tự nhiên

hoặc là chi phí khắc phục các tác động ô nhiễm mà thành phần hay chất thải có thé gây ra

đối với môi trường sống của con người Như vậy, nếu lượng hóa được phí môi trường của

đơn vị chất thải, ta có thê tính được phí môi trường của bất kỳ doanh nghiệp hoặc nguồn

thải nào.

Nhưng rác thải sinh hoạt không phải là chất thải mà còn là tài nguyên có thê khai thác

để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau của con người Thật vậy, nếu dé chúng lan lộn các

loại trong RTSH thì RTSH là chất thải cần xử lý; nhưng từ RTSH các thành phần có thể tái

sử dụng (các bộ phận chỉ tiết chưa hỏng), tái chế (kim loại, gỗ, giấy, nhựa, nilon, v.v.), tận

dụng (thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy, v.v.) thì đây sẽ là các loại tài nguyên cógiá trị Chúng ta đều biết nhiều tỉ phú và công ty lớn trên thế giới tạo ra nguồn vốn đầu tiên

của mình từ khai thác các dạng tài nguyên chứa trong RTSH Như vậy, phí môi trường nếu

áp dụng, cần phải tính khác nhau cho mức độ phân loại của RTSH và khu vực tiếp nhận

RTSH.

Về nguyên tắc có thé chia mức phi môi trường đối với RTSH thành bồn loại lớn:

- Phí môi trường đối với các thành phần nguy hại trong RTSH cần phải xử lý sâu, như

acquy hong, pin hỏng, v.v.

- Phí môi trường đối với RTSH chưa phân loại tại nguồn

- Phí môi trường đối với RTSH đã phân loại

- Phí môi trường đối với các loại có thé tái sử dụng, tái chế, tận dụng

- Phí môi trường đôi với các loại đem chôn lâp.

19

Trang 27

Nếu xác định được các mức phí môi trường cho các loại trên một cách hợp lý, việcphân loại RTSH tại nguồn có là động lực kinh tế đối với các doanh nghiệp, làm giảm áp

lực của công tác tuyên truyền vận động phân loại tại nguồn hay thanh tra xử phạt về xả thải

RTSH.

* Lệ phí thu gom

Đây là nguồn thu chính hiện nay của các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải dựa

trên nguyên tắc: các doanh nghiệp thu gom là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng làngười dân, các cơ quan tô chức và các doanh nghiệp có nhu cầu Trong nền kinh tế thịtrường hoàn hảo đây là quan hệ bình đăng giữa người bán hàng là doanh nghiệp thu gom

và người mua hàng là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu Tuy nhiên, trong cơ chế quản lý

hiện nay ở nước ta, đây chưa phải là quan hệ kinh tế mà đang là dịch vụ công Trong đó,

vai trò của chính quyền trong việc xác định doanh nghiệp thu gom, cũng như mức phí mà

các cá nhân và các tô chức đóng góp là rât lớn.

Các doanh nghiệp thu gom thường không tham gia vào quan hệ cạnh tranh nâng cao

chất lượng và doanh thu của mình Với việc áp dụng phí môi trường cho RTSH như đã nói

ở trên, có thê xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu gom nhỏ của một khu đô thị trong một thànhphố làm chân rết cho nhiều doanh nghiệp xử lý chất thải của cả vùng và miền lớn hơn.Trong việc thu gom và xử lý RTSH sẽ xuất hiện quan hệ cạnh tranh mang tính thị trường

giữa các doanh nghiệp thu gom và xử lý RTSH Chất lượng môi trường sống sẽ tốt hơn,

việc thu gom và xử lý RTSH sẽ mang lại hiệu quả cao về môi trường và kinh tế cho xã hội.Nguồn ngân sách môi trường có thé giảm dan vai trò trong điều tiết công tác quản lý chatthải rắn hiện nay Người dân và các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn tới công tác giảm

xả thải và phân loại RTSH tại nguồn một cách tự giác

* Phí không tuân thủ

về nguyên tắc, phí không tuân thủ thu gom RTSH là khoản thu có giá trị gấp nhiềulần phí môi trường khi người dân hay doanh nghiệp xả thải ra môi trường, không tuân thủhợp đồng đã ký hay xả thải không có hợp đồng với doanh nghiệp thu gom RTSH Trong hệ

20

Trang 28

thống quản lý môi trường ở nước ta, có thé xem phí không tuân thủ là tiền phạt do vi phạmcác quy định bảo vệ môi trường (Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, Nghị định 55/2021/ND-

CP) Công cụ kinh tế môi trường trong thực tế đã triển khai trong công tác quản lý chất thải

rắn sinh hoạt Công cụ này cần áp dụng và phát huy một cách mạnh mẽ và chặt chẽ khi áp

dụng công cụ phí môi trường.

1.2.3.3 Công cụ kỹ thuật

Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chấtlượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môitrường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thé gồm các đánh giá môi trường, giám sát môitrường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể

được thực hiện thành công trong bat kỳ nền kinh tế phát triển như thé nào.

1.2.3.4 Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có

được hoàn thành hay không phụ thuộc một phần lớn vào nhận thức và ý thức môi trường

của toàn xã hội Do đ, giáo dục và truyền thông môi trường cũng là một công cụ quản lýmôi trường gián tiếp va rất cần thiết, đặc biệt là ở các nước đang phát trié

* Giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và

không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện

cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vàogiữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tươnglai Các công cụ giáo dục môi trường như: Giáo dục tại trường học bằng các bài học, đàotạo chuyên gia về môi trường, đào tạo các kỹ năng hành động và động cơ cam kết bảo vệ

môi trường.

* Truyền thông môi trường

21

Trang 29

Chuyên thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tai nhà, tai cơ quan, gọi điện thoại,

gửi thư

Chuyên thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo tập huấn, huấn luyện, họp nhóm,

tham quan khảo sát

Chuyên thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng báo chí, ti vi, radio,

pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh.

Tiếp cận truyền thông qua những buổi biéu diễn lưu động, tổ chức hội diễn, các chiếndịch, các lễ hội, các ngày kỷ niệm

1.3 Kinh nghiệm quản lý CTRSH của một số đô thị trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý của một số đô thị trên thế giới

Về tông quan, quy trình thu gom, vận chuyên CTRSH của các quốc gia trên thế giới

chia thành hai quy trình chính, đó là: thu gom có phân loại hoặc thu gom hỗn hợp Mỗi

quốc gia lựa chọn cho mình một phương thức thu gom riêng, phù hợp với phương pháp kỹthuật xử lý CTRSH và nguồn lực kinh tế hiện có Hầu hết ở các quốc gia vẫn đang vậnhành hệ thống thu gom CTRSH hỗn hợp Về cơ bản, các xe thu gom sẽ dừng dọc tuyếnđường và nhân viên sẽ đưa chất thải từ các thùng rác vào xe thu gom; sau đó vận chuyền điđến các địa điểm xử lý tiếp theo Tại mỗi phương án, mỗi quốc gia lại có phương thức linhhoạt đề tối ưu hóa công nghệ xử lý chất thải của mình

Tại Mỹ, các trạm trung chuyển đóng vai trò liên kết giữa quá trình thu gom và cơ sở

xử lý rác cuối cùng, thực hiện các hoạt động phân loại và nén chặt thành các kiện, tập kết

va đưa chat thải lên những toa xe vận chuyền lớn hơn dé di chuyền đường dài Hoạt độngphân tách các loại rác tái chế ra khỏi dòng chất thải và xác định các loại chất thải thải bỏtại các trạm trung chuyền đã giúp gia tăng hiệu quả xử lý chất thải, giảm số lượng rác vậnchuyên đến bãi chôn lap và cải thiện tỷ lệ tái chế tại Mỹ [21]

Cũng tương tự như Mỹ, sau khi thu gom, chất thải tại Italia cũng không được đưa

thăng đên các bãi chôn lâp mà được vận chuyên đên nhà máy cơ học - sinh học Nhà máy

22

Trang 30

này làm nhiệm vụ phân loại cơ học các vật liệu tái chê và xử lý sinh học nhăm làm giảm

khối lượng và đưa rác thải về trạng thái én định [22]

Đan Mạch: Chất thải sau khi được thu gom trộn lẫn và không được phân loại sẽ được

vận chuyên trực tiếp đến các nhà máy dét thu hồi năng lượng làm nguyên liệu đưa vào lòđốt mà không qua bat cứ công đoạn xử lý sơ bộ nào [22]

Tại Australia, chi phí thu gom CTRSH trung bình là 51$ cho mỗi hộ gia đình mỗi

năm dé thu gom và vận chuyền rác không thé phân loại, và thêm 31$ cho mỗi hộ gia đìnhmỗi năm cho rác tái chế cho 1 thùng rác 240 lít Chi phí bên ngoài của hoạt động thu gomvận chuyên CTRSH ở Ôxtrâylia chủ yếu liên quan đến hoạt động giao thông vận tải trongvận chuyền rác thải Các hoạt động của xe tải thu gom vận tải có nguy cơ xảy ra tại nạn và

khi thải của xe tại gây hiệu ứng nhà kính Chi phí do những tác động bên ngoài nảy ước

tính là 1$ đến 3$ cho mỗi tân chất thải, tùy thuộc vào nơi thu gom rác.[24]

Ấn Độ: Chất thải được thu gom đơn giản tại các hộ gia đình kết hợp với việc quét dọn

đường phố bằng những phương tiện còn khá thô sơ và sau đó được vận chuyền đến khu lưu

trữ rác và các khu xử lý rác quy mô nhỏ lại thiếu biện pháp kỹ thuật, thiếu trang thiết bị nênvan đề môi trường tại các trạm trung chuyên này là rất cần xem xét như giao thông, tiếng

ồn, mùi hôi, khí thải, chất lượng nước, rác thải, Lưu lượng xe tải nặng và hoạt động củacác thiết bị công suất lớn là nguồn ồn chính từ các trạm trung chuyền CTRSH, chất thải

thực phẩm và chất thải sân vườn như cỏ, lá cây, có khả năng tạo mùi cao Mùi có thể tăng

khi thời tiết nắng nóng hoặc 4m ướt [23]

Thụy Điển: Đây là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về xử lý CTR, bảo vệmôi trường hiện nay Quốc gia nay đã sử dụng 52% tổng khối lượng CTR thu gom được désản xuất nhiệt và điện; 42% dé tái chế và chỉ có 1% lượng CTR bị chôn lấp 50% lượngđiện năng tiêu thụ của đất nước này đến từ năng lượng tái tạo Quy trình phân loại CTR

một cách khoa học được thực hiện từ những năm 70, mỗi gia đình đều có đến 6-7 loại thùng

rác phân loại trong nhà dé đáp ứng hiệu qua cho “nhu cầu về rác” của các nhà máy điện

Thậm chí, do “nguyên liệu rác” không đủ, Thụy Điện còn nhập khâu rác từ các quôc gia

23

Trang 31

lân cận, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên rác, vừa thu được một khoản phí thu gomCTR từ các quốc gia đó Xử lý CTR được coi là một ngành kinh tế của Thụy Điền vớikhoảng 100 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia Cùng với đó, chính sách về tái sửdụng toàn quốc được tiến hành rất đồng bộ, chặt chẽ, đồng thời ý thức bảo vệ môi trườngcủa người dân Thụy Điển được đánh giá rất cao.[25]

Nhật Bản: Từ một nước đã từng phải đối mặt với những vấn đề môi trường, nguồnnước nghiêm trọng do CTR gây ra trong nhiều thập ki của thé ki XX, đến nay, Nhật Ban

đã trở thành một trong những đất nước sạch sẽ nhất thế giới Theo thống kê những năm gầnđây, bình quân mỗi năm nước Nhật xả ra trên 45 tỷ tan rác, xếp thứ 8 thế giới Không cónhiều diện tích đất đai để chôn lấp như nhiều nước cùng khu vực châu Á, Nhật Bản lựachọn giải pháp đốt CTR bang công nghệ CFB (công nghệ đốt hóa lỏng tang sôi) có thé đốt

cả những vật liệu khó cháy dé lay năng lượng và giảm lượng khí thải NO và NO2 Đến nay,hơn 70% CTR của Nhật Bản được đốt đề sản xuất điện, phần còn lại dé tái chế và chi một

lượng nhỏ CTR ở đô thị được đưa đến các bãi rác Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các

bãi rác một cách hiệu quả bằng cách tập kết CTR vào những bãi rác khép kín trên vịnh

Tokyo, dần dần, các bãi rác này biến thành các cụm đảo nhân tạo Các cụm đảo này được

phủ xanh và trở thành cánh rừng có tên gọi Sea Forest, có tác dụng như “máy điều hòa nhiệt

độ thiên nhiên” không 16 làm mát không khí biên thôi vào Tokyo Đóng góp vào thành côngtrong hệ thống quản lý, xử lý CTR của Nhật Bản phải ké đến chính sách của các công tythu gom CTR và ý thức của người dân trong việc phân loại rác theo nhiều nhóm khác nhau.Nhật Bản cũng là nước có nhiều đăng kí sáng chế liên quan đến công nghệ biến chất thảithành năng lượng nhất trên thế giới Đứng đầu nộp đơn đăng ký sáng chế trong lĩnh vực

này là các công ty Mitsubishi Heavy Industries, Ebara Corporation, NKK Corporation, Kubota, Kawasaki Heavy Industries và Hitachi.[15]

Hàn Quốc: Cũng giống như Nhật Ban, Hàn Quốc là một trong những nước phát triểnhàng đầu châu Á Chính phủ Hàn Quốc có một hệ thống quản lý CTR rất khoa học và tiên

tiến, yêu cầu khắt khe với van dé phân loại CTR tái chế, đồng thời ý thức đồ rác của người

dân rat cao Thêm vào đó, một mức biểu giá cụ thê được áp dụng đối với những loại CTR

24

Trang 32

có kích cỡ lớn Theo đó, người dân Hàn Quốc phải trả phí cho việc xử lý những loại CTRcông kênh như: Đồ nội that, đồ dùng thiết bị điện, những thứ không dung vừa túi ni-lông ,

các loại túi ni lông dùng dé đựng CTR cũng được phân loại theo địa phương và mục dich.

Về xử lý, rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nắm thực phâm,phan lớn hơn được chôn lấp theo công nghệ hiện đại, liên hoàn khép kin dé thu hồi khíbioga cung cấp cho phát điện Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết sẽ tiến hành khai thácmùn ở bãi chôn làm phân bón Biện pháp này đã giúp đem lại lợi ích kinh tế cho Hàn Quốc

từ việc tái sử dụng chất thải phục vụ phát điện, giảm khí nhà kính và tăng nguồn thu ngân

sách từ việc bán hạn ngạch khí thải do tiết kiệm được Không chỉ dừng lại đó, Chính phủHàn Quốc còn tiếp tục xây dựng công viên với chủ đề môi trường trên chính bãi rác nàynhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất trống bằng cách xây dựng khu vực vui chơi giải trí, thể

thao, khu sinh thái, khu hoạt động môi trường phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng.[17]

Singapore: Hiện nay, môi trường của Singapore được coi là sạch và xanh nhất thế giới

dù đã được đô thị hóa 100% và đã từng trải qua giai đoạn bị ô nhiễm nghiêm trọng khi quốc

gia mới thành lập Chính phủ nước này đã áp dụng một cách cứng ran những hình phạt

nghiêm khắc dé nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường và thu gom, phân loại, xử

lý CTR đúng nơi quy định Singapore cũng sử dung công nghệ đốt rác CFB đề đốt được sốlượng CTR nhiều nhất nhằm thu năng lượng chạy các tuabin điện Các chất thải như bụi,khói của quá trình đốt được xử lý bằng hệ thống lọc, trước khi ra ống khói, không khí đã

được làm sạch; tro có máy tách kim loại theo nguyên lý nam châm điện trước khi chở đem

chôn Ngoài ra, các bãi chôn lấp CTR của Singapore được lựa chọn là nơi có tầng sét tựnhiên, hoặc xử lý nhân tạo dé có tầng sét nhằm tránh nước ri từ bãi chôn thấm ra gây 6nhiễm nguồn nước ngầm Một hệ thống ống dẫn nước từ bãi rác được bồ trí dưới đáy hồ

rác dé dẫn nước tiết ra về nhà máy dé xử lý Tại đây, một hệ thống công nghệ của Đức xử

lý tông hợp bằng các phương pháp hóa - lý - cơ học với năng suất 700m3/h dé có đượcnước sạch tuyệt đối trước khi thải ra môi trường tự nhiên.[26]

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý của các đô thị ở Việt Nam

Một số kinh nghiệm quản lý CTR tại các đô thị lớn tiêu biểu sau đây:

25

Ngày đăng: 12/06/2024, 02:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w