Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội

133 3 0
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA DAU TU

Dé tai:

HOÀN THIEN CÔNG TAC TO CHỨC ĐẦU THAU TAI BAN QUAN LÝ DỰ AN DAU TU XAY DUNG CONG TRINH DAN DUNG THANH PHO HA NOI

Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Thi Thu Hiền Sinh viên thực hiện: Trần Triệu Phong

Lớp chuyên ngành: Quản lý dự án 61Mã sinh viên: 11194150

HA NỘI, 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Sau thời gian thực tập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội” Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình tìm

hiểu, nghiên cứu và thu thập tài liệu của em tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình dân dụng thành phố Hà Nội dưới sự hướng dẫn của giảng viên - Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền Bài viết không có sự sao chép luận văn, luận án nào khác, em xin

hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nếu có bat ki sự sao chép nào từ chuyên dé nào khác, em xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm.

Hà Nội, ngày I1 tháng 4 năm 2023Tác giả luận văn

Trần Triệu Phong

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành tốt được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu tại Trường Với vốn kiến thức được các thầy cô Khoa Đầu Tư giảng dạy trong 4 năm học vừa qua đã giúp ích em rất nhiều trong quá trình học tập, quá trình làm khóa luận cũng như giúp em rất nhiều trong cuộc sống.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Em xin cảm ơn các anh chi trong phòng Thực hiện dự án 2 và Phong Kế hoạch — Tổng hợp tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội đã giúp em thu thập số liệu nghiên cứu cũng như giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại Tổng công ty và có những ý kiến đóng góp giúp em hoàn

thành bài khóa luận của mình.

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2023Tác giả luận văn

Trần Triệu Phong

Trang 4

CHUONG 1 CO SO LY LUẬN VE CONG TAC TO CHỨC DAU THAU 11

1.1 Cơ sở lý luận chung về đấu thau cccsssscsssssssssscssessessessessesssssssssssssssceseeseeees 11 1.1.1 Khái niệm về đấu thai -s- << << se £sExsexseretsersetsstesessresrree H 1.1.2 Các khái niệm liên quan trong đấu thau -cee©csecssccsecseecsecse Il 1.1.3 Mục tiêu đấu tha esssccsccsessecsessessessesssesssssessessesnesncsscssssassseasesnssacencescsseeneeaseees 14 1.1.4 Vai trò của đấu thÂNM e-ee©ce©ee++eS+eeEttrteEteertetteertrreerksereerkesrke 14 1.1.5 Nguyên tắc đấu tha -e- se ©se©se+se+eettstxeetettsersersersersereersereersee 15 1.2 Các hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu . - 15 1.2.1 Hình thức lựa chọn nhà thati.cecscsessessssrssssesssssessesvessessessesssssssssssseesssseeseeseeees 17 1.2.2 Phương thức lựa chọn nhà thẪM -e << ©cscseeeeeeersersersersessersessee 19

1.3 Quy trình t6 chức đấu thầu 2 2s 2s se se se ssessessessessersesser 24 1.3.1 Chuẩn bị đấu thÂỀU -e-ce©e£©se©+ee++e£EeeEteerteEtserteerserketrserrerresrksrree 26 1.3.2 Lựa chọn nhà thÂM -oecs©cs©cscseSeeEseEeEeeEseEkeExsEkeersersersersereersereersee 27 1.3.3 Ký kết và thực hiện hợp đÔỒngg . es-cs©cs©cscsseeseeseteerserserserserseresrsee 30

1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác tổ chức đấu thầu °-s ss-< 31 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tô chức đấu thầu - 33 1.5.1 Các nhân t6 Chit qHAH eo° se se se SeeSeeEseEseEveExeeteersereerserserseresrsee 33 1.5.2 Các nhân 16 KNGCN qIHAH -e-cs-ce<cee©ee©ee+eeEteExeEteEtetteersersersersersereersee 34

Trang 5

CHUONG 2: THUC TRANG CONG TÁC TO CHỨC ĐẦU THAU TẠI BAN QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG CONG TRINH DAN DUNG THANH PHO HA NỘI GIAI DOAN 2018 — 2022 sccssssssssssssesssssssssscssscsscsnccsscesecssceseensees 36 2.1 Tổng quan về Ban Quản ly dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội (giai đoạn 2018 — 2(022)) - 2-2 sssecsessvseessrsrsecse 36 2.1.1 Thông tin chung về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng

thành phố Hà NNội se ce<©cecceeSeeEEteEreEEkeEEstTketreeTketrkerkerresrrsrrkerrsrresrrseree 36 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình dân dụng Thành phố Hà Nội . ec << ©c<ccscsseesersersersersereereresrsee 36 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà NGI -e 5cs©csccsecsecsersetserserssesee 38 2.1.4 Một số lĩnh vực hoạt động của Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình

dân dụng thành phố Hà Nội s-cs<cs<cseSeeSeeEeeEteExettetrsersersersereereereessee 40 2.2 Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội . . 5° s52 ssss=se 4I 2.2.1 Đặc điểm các gói thâu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân

dụng thành phố Hà /Nội °cs-csceceteeEseEeeEeeEseEkEkeEkerserrreereereereereerree 4I 2.2.2 Cơ sở pháp lý dau thầu được áp dụng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình dân dụng thành phố Hà 'Nội -°-scsceccsecsecsscsscsesssrssesee 49 2.2.3 Quy trình tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng công trình

dân dụng thành phố Hà Nội -s-cs<ce<SeeSeeSeeEseEreEkeetsersersersersereersresrree 51 2.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá hé sơ dự thâu tại Ban quản lý dự án dau tư xây dựng

công trình dân dụng thành phố Hài TNỘI SG HH mg 59 2.3 Vi dụ về công tác tổ chức đấu thầu tai Ban quan ly dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội Go 9558556 61 2.3.1 Giới thiệu chung về dự án và gói thÂU -e- se secsecsscssvsesssessessee 61 2.3.2 Giới thiệu chung VỀ gói thẪH: - << ©ce©csss£seseEseEsetseteetserserssresee 61

Trang 6

2.4 Đánh giá công tác tổ chức đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội . . -2- sssss<s 73 2.4.1 Những kết quả dat ÄWỢC -e eccc<©ce se SeeessSveEteetsersersereereerserserserssee 73 2.4.2 Một số hạn chế trong công tác tổ chức đấu thầu và nguyên nhân 75 CHƯƠNG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TO CHỨC ĐẦU THAU TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DAN DỤNG THÀNH PHO HÀ NỘI DEN NĂM 2025 5-5 78 3.1 Định hướng phát triển của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội đến năm 2025 . .2- 2-5 se s2 ssssessese 78 3.2 Đánh giá công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội <2 2 sssss=ssessees 79 3.2.1 DiGM MANN NA N nh naa 79

3.2.2 DIEM 5, NHƯ Hớa 79

3.2.3 Cơ hội _ ĂĂĂ SH San 798i 1 san nnnn 80

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội đến năm 2025 80 3.3.1 Tăng cường sử dụng linh hoạt các hình thức đấu thâu . 80 3.3.2 Tăng cường thu thập thông tin về các nhà thầu và tiếp nhận thông tin phản hồi từ các nhà MNAU - << << SsSeEEs£EsEEsEseEtEkeEveEkeEksttersersersersereersereersee 80 3.3.3 Hoàn thiện quy trình tổ chức đấu thÂM .-« s-secsecscsscsseseessesee 82 3.3.4 Cái thiện cơ chế quản lý hoạt động đấu thâu -sc-scssccsecse 83

Trang 7

PHU LUC 2: Bảng kê khai hạng mục công việc của Gói thầu số 9 92 PHU LUC 3: YÊU CAU NHÂN SỰ THUC HIỆN GÓI THAU SO 9 128 PHU LUC 4: YÊU CAU VE THIẾT BỊ THI CÔNG CHỦ YÉU 132

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Phương thức 1 giai đoạn — 1 túi NO SƠ ves coe cà ces ve cee sue tee se vê

Hình 2: Phương thức 1 giai đoạn — 2 túi hồ SƠ ces ves css ssc cà cà ces see es tev se

Hình 3: Phương thức 2 giai đoạn — 1 túi hồSƠ ces co cà cà vee see ves es ees se

Hình 4: Phương thức 2 giai đoạn — 2 túi NO SƠ ces csv cà ves ve cee te tee se vê Hình 5: Quy trình tổ chức thực hiện đấu thậM -.- ves coe cà ves ve se ce ees se

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.2.1: Danh sách các gói thau mà Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng công trình dân dụng Thành pho Hà Nội thực hiện trong năm 2022 42 Bang 2.2.3: Phương pháp đánh giá ho so dự thâu của một số gói thẩm 48 Bang 2.2.3.1: Quy trình tổ chức đấu thẩu tại Ban Quản lý dự án Š Ì Bang 2.2.3.2: Thời gian thực hiện dau thâu của Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng

công trình dân dụng Thành pho Hà Nội và quy định nhà nước - Šổ Bang 2.3.3.1: Danh sách tổ chuyên gia gói thầu BP2200205268 63 Bang2.3.3.2: Danh sách nhà thầu nhận HSMT gói thâu BP2200205268 66 Bang 2.3.3.3: Danh sách nhà thầu nộp hồ so dự thâu gói thâu BP2200205268 66 Bang 2.3.3.4: Nội dung mở thầu gói thâu BP2200205268 ces ØZ Bảng 2.3.3.5: Phiếu giao nhiệm vụ gói thâu BP2200205268 - 6Ổ Bảng 2.3.3.6: Kết quả đánh giá sơ bộ gói thầu BP2200205268 - - 6Ø Bảng 2.3.3.7: Kết quả đánh giá Dé xuất kỹ thuật gói thâu BP2200205268 69 Bảng 2.3.3.8: Kết quả đánh giá Dé xuất tài chính gói thầu BP2200205268 70 Bang 2.3.3.9: Kết qua xếp hạng nhà thầu gói thầu BP2200205268 ”Ũ

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội thì hoạt động tổ chức đấu thầu các gói thầu rat quan trọng Khi tô chức dau thầu

và lựa chọn được nhà thầu thì sẽ giúp Ban đảm bảo được chi phí, chất lượng của các

công trình xây dựng, từ đó mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng có nhiều công ty được thành lập, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu cùng lĩnh vực dau thầu Ban Quan lý dự án cần phải đưa ra những giải pháp để hoàn thiện khả năng tổ chức và lựa chọn được những

nhà thầu phù hợp cho các gói thầu của Ban.

Nhận thức được tầm quan trọng và thực tiễn công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội nên em lựa chọn dé tài “Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội” dé nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu những nhân tô ảnh hưởng đến công tác tô chức đấu thầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội.

- Tim hiểu thực trang công tác tô chức dau thầu tại Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội.

- Dé xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dan dụng Thành phố Hà Nội.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- _ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tô chức đấu thầu và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn nhà thầu trong dau thầu.

- Pham vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng

Thành phố Hà Nội.

+ Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2018-2022.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 11

Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, diễn giải, thống kê để phân tích đánh giá tình hình hoạt động của công ty dựa trên những số liệu thu thập từ các tải liệu, thông tin nội bộ công ty, đồng thời còn thu thập từ các nguồn như giáo trình, các bài báo liên quan đến đấu thầu tư van.

5 Kết cấu đề tài.

Đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội” ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm những nội dung chính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức đấu thầu.

Chương 2: Thực trạng công tác tô chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dan dụng Thành phố Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tô chức đấu thầu cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội

Trang 12

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE CONG TAC TO CHUC

DAU THAU

1.1 Cơ sở lý luận chung về đấu thầu 1.1.1 Khái niệm về đấu thầu

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng do NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2014, dau thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ yêu cầu ký kết hợp đồng mua hàng

hoặc bàn giao làm công trình.

Theo Luật Dau thầu số 17/VBHN-VPQH của Việt Nam được sửa đổi năm 2020, “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu dé ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh

tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Như vậy, ta thấy đầu thầu thực chất là quá trình mua bán cạnh tranh giữa một bên mua và một số bên bán khi xác định mối quan hệ giữa giá cả, số lượng và chất lượng hàng hóa, dich vụ gặp nhiều trở ngại Day là phương thức mua bán khá phổ biến và hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường.

1.1.2 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu

- Bảo đảm dự thầu: Là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tin dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam dé bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng: Là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc

chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam đề bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

- Bên mời thầu: Bên mời thầu là cơ quan, tô chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu.

Trang 13

- Chủ đầu tư: Là tô chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

- Cơ quan Nhà nước có thâm quyền: là các cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho những quyền nhất định dé thực hiện những nhiệm vụ được giao của mình, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan sẽ ban hành những quyết định, phương hướng giải quyết các van dé cần triển khai thực hiện

- Danh sách ngắn: Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển đối với

đấu thầu rộng rãi có so tuyến; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu

thầu hạn chế, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời

quan tâm.

- Dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập,

đánh giá báo cáo quy hoạch, tong sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi

trường; khảo sát, lập thiết kế, du toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyên, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyến, hồ sơ dự

thầu, hồ so đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyền giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

- Dịch vụ phi tư van: Là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bao

hiém, quang cao, lap dat, nghiém thu chay thu, tổ chức đào tạo, bao trì, bao dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác

- Doanh nghiệp dự án: Là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập đề thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

- Dự án đầu tư phát triển: Là những dự án bao gồm: chương trình, dự án đầu tư

xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án

mua sắm tải sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

- Đấu thầu qua mạng: là việc tận dụng những lợi thế sẵn có của internet dé tô

Trang 14

chức đấu thầu.

- Dau thầu trong nước: là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nha đầu tư trong nước được tham dự thầu.

- Dau thầu quốc tế: là dau thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được tham dự thầu

- Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý nhăm đảm bảo tính đồng bộ của dự án Trong trường hợp mua sắm thì gói thầu có thể là một loại đồ

dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện.

- Giá gói thầu: Giá gói thầu là giá trị ước tính mà gói thầu được phê duyệt.

- Giá dự thầu: Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí dé thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cau.

- Giá trúng thầu: Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Gói thầu hỗn hợp: Là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa

trao tay).

- Gói thầu quy mô nhỏ: Là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng: gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

- Hồ sơ mời thầu: Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức dau thầu rộng rai,

dau thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để

nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và dé bên mời thầu tô chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Hồ sơ dự thầu: Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ so mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

- Nhà thầu: là một tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực đề thi công xây dựng công

Trang 15

trình cho các chủ đầu tư Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.

- Thời điểm đóng thầu: Là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ

tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

1.1.3 Mục tiêu đấu thầu

Đấu thầu là giai đoạn tiền hợp đồng Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ Mục đích cuối cùng của dau thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thé có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tat, người tring thầu sẽ cùng với người tổ chức dau thầu đàm phán, để kí hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công

1.1.4 Vai trò của đấu thầu

Nhằm mục dich thể hiện tính cạnh tranh trong việc nhận dự án một cách công khai, minh bạch và công bằng nhất cho các ứng viên đấu thầu Giúp bên mời thầu có thé lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất đảm bảo cho việc hiệu quả kinh tế trong việc

đầu tư dự án.

+ Vai trò với chủ dự án: Việc tô chức đấu thầu mang lại hiệu quả vô cùng to lớn

cho chủ dự án, thực hiện có hiệu quả về yêu cầu chất lượng của dự án, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư dự án cơ bản, đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình Giúp chủ dự án tăng cường quản lý vốn dau tư, giảm thiêu tối đa việc lang phí thất thoát trong khi thi công công trình Cho phép chủ đầu tư cải thiện khả năng của các nhóm kỹ thuật của chủ dự

+ Vai trò với nhà thầu: Hoàn thiện hơn ở các phương diện dé đáp ứng yêu cầu của dự án, tiến tới mục tiêu thắng thầu Công tác đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu phải phát huy tối đa tinh chủ động của minh dé tìm cơ hội đấu thầu và ký kết hợp đồng, tao

công ăn việc làm cho người lao động, phát triên sản xuât.

Trang 16

+ Vai trò với kinh tế đất nước: Dau thầu góp phan nâng cao hiệu qua sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và nên kinh tế nói chung Tạo ra môi trương

cạnh tranh một cách công bằng, bình đăng Tao nên động lực to lớn thúc day su phat

triển của nền kinh tế.

1.1.5 Nguyên tắc đấu thâu

1.1.5.1 Nguyên tắc cạnh tranh

Cạnh tranh thầu về lý thuyết nên được hiéu theo cách mọi nhà thầu thuộc các

thành phan kinh tế khác nhau đều có thé dé dàng tham gia đấu thầu, và tat cả các nhà thầu phải có đủ năng lực, khả năng về kỹ thuật và tài chính, và mọi người đều muốn có quyền tham gia dau thầu Hoặc từ một nhà thầu gốc nước ngoàải.

Đề đảm bảo tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, bên mòi thầu cần đưa ra những điều kiện và cung cấp thông tin ngang bằng nhau, không phân biệt đối xử giữa những bên dự thầu hợp lệ hay đưa ra những yêu cau có tinh định hướng như yêu cầu cụ thé

về quy mô vốn tự có, nguồn gốc xuất xứ hay thương hiệu.

Hay nói cách khác, cạnh tranh trong dau thầu là tạo điều kiện thu hút nhiều nha thầu tham gia cạnh tranh với nhau trên phạm vi rộng nhất có thé.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không thực hiện được đối với các công ty cô phần do có nhiều cô đông không có tư cách pháp nhân thì không được tham gia dự thầu, hay các cô đông có cô phần chéo gây cấu kết Cùng với đó, tính chất ràng buộc về kinh tế của nguồn von ODA song phương cũng khiến nguyên tắc này khó có thé thực hiện.

1.1.5.2 Nguyên tắc công bằng

Công bằng trong đấu thầu là tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu đều có quyền và nghĩa vụ như nhau Theo nguyên tắc này, luật sư đâu thầu phải đồng thời cung cấp

cho tất cả các nhà thầu thông tin đầy đủ và chính xác Tất cả các hồ sơ dự thầu hợp lệ phải được đánh giá một cách khách quan và công băng bởi hội đồng xét thầu có năng lực, kinh nghiệm và năng lực sử dụng cùng một tiêu chí Đây là điều kiện đảm bảo

cạnh tranh lành mạnh và bình đăng.

Tuy nhiên trên thực tế, việc các nhà thầu trong nước nhận được những ưu tiên

so với nhà thâu nước ngoài khi tô chức đâu thâu quôc tê là rât phô biên tại các quôc

Trang 17

gia đang phát triển Mục đích của ưu đãi là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu trong nước có khả năng trúng thầu, nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như năng lực tài chính của nhà thầu và tọa thêm việc làm cho người lao động trong nước.

1.1.5.3 Nguyên tắc công khai

Công khai đấu thầu có nghĩa là bất kỳ thông tin nào liên quan đến Hoạt động dau thầu, Thông tin về tổ chức nào tham gia dau thầu, giá thầu là gì, nhà thầu nào trúng thầu, nhà thầu nào vi phạm phải được công bồ rộng rãi, đầy đủ thông tin và được truyền đạt trực tiếp trên các phương tiện truyền thông phù hợp và các cá nhân liên quan, Phương pháp Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ thu hút sự tham gia của

nhiều nhà thầu nếu xác định được phạm vi, phương tiện và thời gian truyền thông phù

hợp Điều này sẽ nâng cao chất lượng của công tác đâu thầu.

Đây là nguyên tắc bắt buộc, tuy nhiên không nên hiểu và thực hiện một cách cứng nhắc Ví dụ, thông tin liên quan đến đấu thầu đối với những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia luôn được giữ bí mật Bên cạnh đó, các thông tin về nội dung hồ sơ dự thầu, kết quả đánh giá chỉ tiết hồ sơ dự thầu, nội dung chỉ tiết của hợp đồng

cũng không được công khai.

1.1.5.4 Nguyên tắc minh bach

Minh bạch trong đấu thầu là tat cả thông tin trong hồ so mời thầu, các quyết định do các chủ thé liên quan đến hoạt động đấu thầu đưa ra cần được cung cấp day đủ, rõ ràng, đáng tin cậy dé không gây sự hiểu lầm cho các bên khác Các thông tin, quyết định hay tiêu chí đánh gia hồ sơ dự thầu phải được đưa ra một cách khoa học, khách

quan, dựa trên pháp luật, tránh đưa ra một cách tùy tiện, cảm tính Nói cách khác,

minh bạch được thể hiện ở việc bên mời thầu và nhà thầu không gây nghi ngờ, khuất tất cho người khác Đây là nguyên tắc rất quan trọng nhưng khi thực hiện và kiểm

soát lại gặp nhiều khó khăn nhất 1.1.5.5 Nguyên tắc hiệu quả

Vì nguồn tiền sử dụng cho hoạt động đấu thầu là của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý nên các gói thầu nói chung hay các gói thầu mua sắm hàng hóa nói riêng đều phải được tiên hành trên cơ sở có sự tính toán kỹ dé đảm bảo hiệu quả về moi mặt, cả

Trang 18

kinh tế lẫn xã hội Tính hiệu quả thể hiện ở việc bên mòi thầu chứng tỏ được lợi thế của việc tổ chức đấu thầu so với việc áp dụng các hình thức cung ứng hàng hoá, dịch vụ khác Trái lại, việc tổ chức đấu thầu một cách tùy tiện nham thu lợi bat chính cho

các cơ quan tô chức cá nhân có liên quan là đi ngược lại với nguyên tắc hiệu quả Vì vậy, dé đạt được hiệu quả cao nhất có thé, việc lựa chọn hình thức và phương thức

dau thầu cần xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của gói thầu tương ứng.

Mặc dù các nguyên tắc trên là các nguyên tắc riêng rẽ nhưng các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau, nguyên tắc này hỗ trợ cho việc thực hiện nguyên tắc khác Vì vậy, dé đạt được kết quả tốt nhất trong suốt quá trình tô chức đấu thầu thì bên mòi thầu cũng như nhà thầu cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trên.

1.2 Các hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu 1.2.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu

Căn cứ vào đặc điểm của từng gói thầu, bên mời thầu sẽ đưa ra hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp Theo Luật Đấu thầu 2013, có tổng cộng 8 hình thức lựa chọn nhà thầu phô biến, được áp dụng nhiều cụ thể như sau:

e Đấu thầu rộng rãi

Lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi được thé hiện qua sỐ lượng nhà thầu tham gia không bị hạn chế bởi bên mòi thầu, các nhà thầu có nhu cầu và có đủ năng lực đều có quyền nhận hồ so mời thầu và được tham gia đấu thầu Hình thức này có ưu điểm là nâng cao tính cạnh tranh, hạn chế tiêu cực trong dau thau trén co sở tham gia của nhiều nhà thầu Tuy nhiên do số lượng nhà thầu lớn nên chất lượng các nhà thầu không được đồng đều, đảm bảo; làm mất nhiều thời gian, chi phí dau thau hon.

e Đấu thầu hạn chế

Lựa chọn nhà thầu theo hình thức cạnh tranh hạn chế là việc bên mòi thầu chỉ cho phép một số nhà thầu cụ thé được phép tham dự thầu Các gói thầu có độ phức tạp về kỹ thuật, quy mô lớn, điều kiện triển khai khó khăn thường áp dụng hình thức

Đồng thời, số lượng cũng như danh tính của các nhà thầu được xác định trước

Trang 19

khi tổ chức đấu thầu Danh sách các nhà thầu gọi là danh sách ngăn Danh sách ngắn

được lập theo các căn cứ như đặc điểm của giá thầu, năng lực và mong muốn của các

nhà thầu Bên cạnh đó, tổ chức sở hữu vốn khống chế số lượng tối thiểu các nhà thầu trong danh sách ngắn Dé dam bảo nguyên tắc công khai trong đấu thầu, danh sách ngắn được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Hình thức cạnh tranh hạn chế cho phép bên moi thầu và các nhà thầu tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình tổ chức và tham gia đấu thầu Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, hình thức này vẫn có những hạn chế Thứ nhất, hạn chế trong việc lập

danh sách ngắn như đưa nhiều nhà thầu vào danh sách hoặc bỏ sót những nhà thầu có năng lực và nguyện vọng muốn tham gia đấu thầu Thứ hai, thông tin về năng lực nhà thầu thường do bên moi thầu tự thu thập nên có thể thiếu tinh chính xác hoặc chưa cập nhật Cuối cùng là áp lực từ những mối quan hệ chọn nhà thầu này hay nhà thầu kia vào danh sách ngắn.

e Chỉ định thầu

Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu mà bên mòi thầu xác định cụ thể nhà thầu để thực hiện gói thầu Chính vì việc chỉ định cụ thể nhà thầu nên phạm vi ap dụng của hình thức này thường vào các trường hợp như: công việc có đặc điểm tính bí mật cao (trong lĩnh vực an ninh quốc gia), thời gian thực hiện gấp (khắc phục sự có), giá tri nhỏ, yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản có độ rủi ro cao.

e Chào hàng cạnh tranh

Chao hàng cạnh tranh áp dụng cho các gói thầu có giá trị nằm trong giới hạn quy định của Chính phủ và được sử dụng cho các gói thầu chung và đơn giản như: Gói thầu dịch vụ phi tư van thông dung; gói thầu mua sắm hang hoá sẵn có trên thị trường: gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có bản vẽ thi công được phê duyệt.

e Tự thực hiện

Tự thực hiện áp dụng đối với gói chào hàng trong dự án mà tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói chào hàng có đủ năng lực về kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm đáp

ứng yêu câu của gói chào hàng đê mua báo giá thực hiện.

Trang 20

e Mua sắm trực tiếp

Được sử dụng trong trường hợp gói thầu, dự án mua sắm hang hoá tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua săm hay thuộc dự án, dự toán mua săm khác Hình thức mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12

e Tham gia thực hiện của cộng đồng

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được

chỉ định phải thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó nếu đó là gói thầu hỗ trợ

miền núi, cộng đồng, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hỗ trợ xóa đói, giảm nghéo , hoặc các gói thầu nhỏ có thé do cộng đồng, tổ chức, nhóm, nhóm công nhân điều hành.

1.2.2 Phương thức lựa chọn nhà thầu

Trong quá trình dau thầu, bên mời thầu sẽ đành một khoảng thời gian cụ thé cho các nhà thầu chuẩn bị hồ so dự thầu sau khi tiếp cận được hé so mời thầu Phụ thuộc vào đặc điểm, điều kiện của gói thầu mà bên moi thầu sẽ quy định các nhà thầu nộp hồ so dự thầu theo những các khác nhau, ứng với mỗi cách nộp hồ so dự thầu là một

quy trình đánh giá hồ so dự thầu riêng Các quy định áp dụng trong đấu thầu thì có bốn phương thức đấu thầu hay bốn cách nộp hé so dự thầu như sau.

e Phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ

Phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Dau thầu rộng rãi, dau thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư van; gói thầu mua sắm hang hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ (không quá 10 tỷ

Trang 21

với gói thầu dịch vụ, mua sam hàng hóa và không quá 20 tỷ với gói thầu xây lắp hoặc hỗn hợp); Chao hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư van, mua săm hàng hóa, xây lắp; Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư van, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; Mua sắm trực tiếp đối với gói

thầu mua sắm hàng hóa; Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Khi bên mòi thầu quy định nhà thầu chuẩn bị hồ so dự thầu theo phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ nghĩa là nhà thầu cần chuẩn bị đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính một lần và nộp cùng một thời điểm trong một túi hồ sơ Trong buổi mở thầu, các đề xuất sẽ được bên mòi thầu bóc và những thông tin quan trọng của hai đề xuất sẽ được thông báo công khai như giá dự thầu, thời gian thực hiện gói thau, bên mòi thầu thường sử dụng phương thức này cho những gói thầu đơn giản về mặt kỹ thuật, không có nhiều phương án kỹ thuật dé thực hiện.

Việc cả đề xuất kỹ thuật và dé xuất tài chính cùng được mở tại thời điểm mở thầu có những lợi ích đối với các bên tham gia Thứ nhất, giá dự thầu của các nhà thầu tham gia được công khai trong buổi mở thầu nên bên moi thầu có thé dé dàng đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nhà thầu Cùng với đó, ưu điểm đối với nhà thầu là biết được giá dự thầu của các đối thủ Từ đó, nhà thầu có thể dự đoán được khả năng thắng Bên cạnh những ưu điểm trên, phương thức này vẫn có những nhược điểm Thứ nhất, việc công khai giá dự thtầu trước khi đánh giá hồ so dự thầu có thể làm ảnh hưởng tâm lý của những người đánh giá hồ so dự thầu Cùng với đó, việc không giữ

được bí mật về giá dự thầu là bất lợi lớn cho các nhà thầu.

Trang 22

Hình 2: Phuong thức 1 giai đoạn — 1 túi hồ sơ e Phương thức một giai đoạn - hai túi hồ sơ

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Đấu thầu rong rai, dau thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Theo phương thức này, hai đề xuất được đề vào hai túi riêng được niêm phong, có thể gửi hai đề xuất cùng thời điểm hoặc từng thời điểm theo phương pháp mà bên mòi thầu quy định Tại buổi mở thầu bên mòi thầu chỉ được mở đề xuất kỹ thuật không được mở đề xuất tài chính (không công khai giá dự thầu tại buổi đầu), các nhà thầu đáp ứng đề xuất kỹ thuật sẽ được tham gia đề xuất tài chính, nếu không sẽ được trả đề xuất tài chính còn nguyên niêm phong Nhu vậy, trong suốt quá trình đánh giá dé xuất kỹ thuật, bên mòi thầu không biết được các thông tin về giá dự thầu Vì vậy, có thể nói việc áp dụng phương thức một giai đoạn - hai túi hồ sơ sẽ đảm bảo tính khách quan hơn các thông tin về giá dự thầu không thé chi phối bên moi thầu Đồng thời, các nhà thầu có thé giữ được bi mật về giá dự thầu tại lần mở thầu thứ nhất.

Trang 23

FinancialProposal

Hình 3: Phuong thức 1 giai đoạn — 2 túi ho sơ e Phương thức hai giai đoạn - một túi hồ sơ

Theo điều 30 Luật Đấu thầu 2013, phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

Giai đoạn 1: Tất cả các nhà thầu đều nộp đề xuất kỹ thuật tong thé chưa có giá cụ thé (có thể cùng với đề xuất tài chính sơ bộ theo yêu cầu của bên mời thầu).

Giai đoạn 2: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoàn chỉnh và đề xuất tài chính chỉ tiết trong cùng 1 túi hồ sơ được niêm phong, bên mòi thầu sẽ đánh giá hai đề xuất của nhà thầu như phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ.

Trang 24

Preparation 1~ Evaluation 1 = Preparation 2 ~~ Evaluation 2 ~

Hình 4: Phương thức 2 giai đoạn — 1 túi ho sơ e Phương thức hai giai đoạn - hai túi hồ sơ

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đầu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ

thuật, công nghệ moi, phức tap, có tính đặc thù.

Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật chỉ tiết và đề xuất tài chính trong 2 hồ sơ khác nhau bên mòi thầu đánh giá đề xuất kỹ thuật và loại những đề xuất

không đáp ứng.

Giai đoạn 2: Những nhà thầu đáp ứng đề xuất kỹ thuật sẽ nộp đề xuất kỹ thuật hoàn chỉnh va đề xuất tài chính tương ứng với những điều chinh bổ sung Bên moi thầu đánh giá đề xuất kỹ thuật hoàn chỉnh, đề xuất tài chính bổ sung và đề xuất tài

chính ban đâu dé lựa chọn ra nhà thâu xuât sac nhât.

Trang 25

Preparation 1” Evaluation 1 a Preparation 2 Evaluation 2

Hình 5: Phuong thức 2 giai đoạn — 2 túi hỗ sơ 1.3 Quy trình tổ chức đấu thầu

Dau thầu là hoạt động diễn ra thường xuyên, và không thê thiếu trong hoạt động xây dựng Khi chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng, chúng ta cần biết đấu thầu trải qua những giai đoạn nào dé đưa ra chiến lược hợp lý cho từng giai đoạn giúp công tác dau thầu ngày càng hoàn thiện hơn.

Trang 26

Hình 6: Quy trình tổ chức dau thau

(Nguồn: Giáo trình dau thâu trong dự án đầu tư — khoa Kinh tế dau tư, trường ĐH Kinh tế quốc dân) e Bước 1: Chuan bị đấu thầu

Chuẩn bị dau thầu cho một gói thầu là bước được thực hiện sau khi kế hoạch lựa chọn nha thầu được phê duyệt, hoặc khi gói thầu có liên quan được thực hiện xong.

Các công việc chính của công đoạn này là: chuẩn bị nhân sự, sơ tuyển nhà thầu hoặc

xác định danh sách ngắn và chuẩn bị nội dung hồ sơ mời thầu.

Công đoạn này cần phải hình thành được các nhân sự chịu trách nhiệm trong việc tô chức đấu thầu; xác định được những nha thầu được tham gia gói thầu (trong trường hợp quy trình đấu thầu có bước sơ tuyên hoặc danh sách ngắn) và hồ sơ mời thầu hoàn thiện và được phê duyệt

e Bước 2: Lựa chọn nhà thầu:

Trang 27

Sau khi công đoạn chuẩn bị đấu thầu được hoàn tất, bên mời thầu thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu thông qua các công việc như thông báo mời thầu; phát hành hồ sơ mời thầu; nhận hồ so dự thầu; mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu

e Bước 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi xác định được nhà thầu đáp ứng đủ các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hai bên gồm bên mời thầu và chủ đầu tư tiến hành thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp

đồng va thông bao két qua lựa chon nha thau.

Các bước trong quy trình cũng như các công việc trong mỗi bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Bat ké sự cố ở khâu nào cũng ảnh hưởng xấu tới toàn bộ quy trình Do đó, từng công việc cần tiến hành cần thận và có sự kiểm soát, giám sat của

các bên liên quan.

1.3.1 Chuẩn bị đấu thâu

© Chuẩn bị nhân sự tổ chức đầu thầu: Nhân sự của bên mời thầu tham gia vào quá trình đấu thầu có vai trò quan trọng Họ phải am hiểu các quy định về đấu thầu của tô chức quan lý vốn đồng thời phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của gói thầu Tuy vào các yêu cầu cụ thé của gói thầu nói riêng hay dự án nói chung, những nhân sự này có thể thuộc biên chế của bên mời thầu hay được bên mời thầu thuê trong thời gian thực hiện đấu thâu.

e Sơ tuyén nhà thấu: Hình thức sơ tuyên chỉ áp dung cho những dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, đề phòng những rủi ro có thé gặp trong quá trình đấu thầu và thực hiện nhiệm vụ đầu tư Thông thường, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyên được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyên bao gồm các tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm và năng lực tài chính của bên dự thầu Giai đoạn này gồm: Lập hồ sơ sơ tuyển; Thông báo mời sơ tuyển; Nhận va quản lý hồ sơ dự sơ tuyên; Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyên;

Trình duyệt kết quả sơ tuyên; Thông báo kết quả sơ tuyển.

© Lập Hồ sơ mời thấu: Lập hồ sơ mời thầu là công việc mang tinh quan trọng. Nó quyết định kết qua của cả quá trình dau thầu Do đó hồ so mời thầu cần phải soạn thảo kỹ lưỡng trước khi tiến hành đấu thầu và phải do người có chuyên môn thực hiện Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm: Thư mời thầu;

Trang 28

Mẫu đơn dự thầu; Chỉ dẫn đối với nhà thầu; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiền lượng và chi dan kỹ thuật và Các nội dung yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng mặt bằng dé xác

định giá đánh giá).

1.3.2 Lựa chọn nhà thầu

e Moi thấu: Bên mời thầu có thé mời thầu bang thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu cho các nhà thầu.

- Thông báo mời thầu: hình thức này áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc đối với các gói thầu sơ tuyên Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu theo quy

định Thông báo mời thầu gồm những nội dung sau: Tên và địa chỉ bên mời thầu; Mô tả tom tắt dự án, địa chỉ và thời gian xây dung; Chi dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu; Thời hạn, địa chỉ nhận hồ sơ dự thầu.

- Gửi thư mời thầu: hình thức này được áp dụng trong thé loại đấu thầu hạn chế bên mời thầu phải gửi thư mời thầu trực tiếp đến từng nhà thầu trong danh sách đã

được duyệt.

®_ Phát hành ho so mời thầu: Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, các nhà thầu theo chính sách

được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc đã vượt qua bước sơ tuyển.

e Tiếp nhận, quan lý hồ sơ dự thấu: Sau khi mời thầu thì các nhà thầu hoàn tat Hồ so dự thầu nộp cho bên mời thầu ở trong tình trạng niêm phong trước thời hạn quy định, bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản các HSDT theo hình thức bảo mật cho đến thời điểm mở thầu Những hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu đều không được chấp nhận.

e Mở thấu: Sau khi hồ sơ dự thầu được nộp, những hồ sơ dự thầu tuân theo kế hoạch và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các Có van dau thầu sẽ được bên mời thầu

tiép nhận và quản lý một cách bí mật Ưu đãi sẽ được công bô vào ngày, giờ và địa

Trang 29

chỉ được chỉ định trong Hồ sơ mời thầu Luật sư của nhà thầu và đại diện nhà thầu sẽ tham dự lễ mở thầu và ký vào Biên bản mở thầu.

e_ Đánh giá xếp hạng nhà thẩu: Là việc bên mời thầu xem xét các hồ sơ dự thầu trên cơ sở các yêu cầu được đặt ra trong Hồ so mời thầu Mục đích của công việc này là nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu thực hiện gói thầu Đánh giá hé sơ dự thầu bao gồm các bước sau:

Đánh giá sơ bộ: bên mời thầu xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, nhằm loại bỏ các hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, bao gồm: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

Kiểm tra giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghè và Kiểm tra tính pháp lý của chữ ký xác nhận hồ sơ dự thầu Ngoài ra, bên mời thầu thấy có vấn đề gì cần nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu thì yêu cầu nhà thầu giải trình bằng văn bản.

Đánh giá chỉ tiết hồ sơ dự thầu được quy định như sau:

- Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu có đáp ứng yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu hay không.

- Đánh giá về mặt tài chính, thương mại: tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh

giá được phê duyệt.

Đánh giá tong hop, xếp hạng nhà thầu trên cơ sở giá đánh giá và khuyến nghị đối với nhà thầu tring thầu ở mức trúng thầu tương ứng: Căn cứ kết quả đánh giá chỉ tiết và các thang điểm đã lập, ben mời thầu đánh giá, tổng hợp các hồ sơ thầu được cung cấp Đánh giá xem nhà thầu có cơ sở dé trình bày với bên có trách nhiệm xác định đầy đủ và chấp thuận nhà thầu trúng thầu hay không Các tiêu chuẩn đánh giá thường thấy bao gồm:

- Tiêu chuẩn kỹ thuật: Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yêu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, vận chuyền, lắp đặt, bảo hành, Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cu thé hóa các tiêu chí làm cơ sở dé đánh giá về kỹ thuật Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp cham điểm theo thang điểm 100 dé xây dựng tiêu chuan đánh giá

Trang 30

về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiêu và mức điểm tôi đa đối với từng tiêu chuẩn tông quát, tiêu chuẩn chỉ tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

Các tiêu chí chấm điểm bao gồm tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật; biện pháp tổ chức thi công phù hop với đề xuất về tiến độ thi công; tiến độ thi công; các biện pháp bảo đảm chất lượng; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường: mức độ

dap ứng các yêu câu vê bảo hành, bảo tri và các yêu tô khác.

- Tiêu chuẩn năng lực và kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu dé đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu Các tiêu chí bao gồm kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh

nghiệm hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến việc thực hiện gói thầu; năng lực sản

xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

+ Tiêu chuẩn tài chính: Các tiêu chí như Tổng tai sản, tong nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác dé đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu Bên mời thầu sẽ sử dụng phương pháp đánh giá đạt/ không đạt dé đánh giá dựa trên những tiêu

chi đã được nêu trong hồ sơ mời thầu e Trình duyệt kết quả dau thâu

Căn cứ kết quả xét thầu và các quy định của Nhà nước, chủ đầu tư phải có báo cáo chỉ tiết, day đủ dé chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan phê duyệt, xem xét lần cuối và phê duyệt Theo thông số kỹ thuật của quy chế đấu thầu, về nguyên tắc, nhà thầu nào có số điểm cao hơn sẽ trúng thầu.

e Thông báo kết quả đấu thẩu:

Sau khi lựa chọn được nhà thầu (được cấp có thâm quyền phê duyệt, phê duyệt), chủ đầu tư công bố đấu thàu thành công và phải có văn bản thông báo trúng thầu Thông báo này sẽ được gửi kèm theo một dự thảo hợp đồng quy định bất kỳ điều

Trang 31

khoản bồ sung nào (nếu có) cần thiết dé đáp ứng các yêu cầu của luật sư đấu thầu Đồng thời, bên mơi thầu cần đính kèm lịch trình nêu rõ thời gian, địa điểm đàm phán hợp đồng, ký kết và thanh toán bảo đảm thực hiện hợp đồng.

1.3.3 Ký kết và thực hiện hợp đồng

Bước cuối của đấu thầu bao gồm các công việc sau: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng; kết thúc và thanh lý hợp đồng.

e Nguyên tắc ký kết hợp đồng:

Đại diện của nhà thầu sẽ công bố kết quả của nhả thầu và chỉ được đàm phán, ký kết hợp đồng sau khi kết quả đã được cấp có thâm quyền phê duyệt Bên mời thầu phải cập nhật bat kỳ thay đổi nào về năng lực của nhà thầu và bat kỳ thay đổi nào khác

liên quan đến nhà thầu trước khi thông báo trao hợp đồng và ký hợp đồng chính thức Nếu phát hiện những thay đổi liên quan đến việc thực hiện hợp đồng (nguy cơ phá

sản ), bên tổ chức đấu thầu ngay lập tức thông báo cho người chịu trách nhiệm ra quyết định trên hệ thống răng khoản phí sẽ được thanh toán Tổ chức mời thầu sẽ hủy kết quả đấu thầu và tô chức đấu thầu lại nếu dự án phải thay đổi mục tiêu khác với kế hoạch ban đầu trong thư mời thầu; Không có nhà thầu nào đáp ứng được yêu cầu hoặc có dấu hiệu tiêu cực trong quá trình đấu thầu.

e Nội dung của hợp đông bao gồm: Đối tượng của hợp đồng; sỐ lượng và khối

lượng; quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác; giá hợp đồng; hình thức hợp đồng; thời gian và tiến độ thực hiện; điều kiện và phương thức thanh toán; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; bảo hành đối với nội dung mua sắm hang hoá, xây lắp;

quyền và nghĩa vụ các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp hợp đồng; thời hạn hiệu lực

hợp đồng:

e Ký kết hợp dong: Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau: Kết qua thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu; Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu

của nhà thâu được thâu; Hô sơ mời thâu.

Trang 32

e Điêu chính hợp đồng: Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện như

- Trường hợp Nha nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh.

- Trường hợp có khối lượng, số lượng tang hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tang, giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng

- Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến đến việc thực hiện hợp đồng thì phải báo cáo với người có thâm quyền xem xét, quyết định.

1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác tổ chức đấu thầu

Tổ chức dau thầu cần nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm chi phí và thời gian, nâng cao hiệu qua dau thầu Va dé có thé đánh giá công tác tổ chức đấu thầu có tốt hay không, ta có một số các tiêu chí đánh giá như:

© Mite tiết kiệm chỉ phí gói thâu:

Đây là tiêu chí đánh giá chi tiết lượng hóa mức tiễn kiệm chi phí cho Chủ đầu tư trong kết qua đấu thầu Mức tiết kiệm chi phí gói thầu được xác định bằng tỷ lệ giá trị tiết kiệm được so với giá tri gói thầu dự kiến theo kế hoạch Công thức xác định

như sau:

Mức tiết kiệm = Giá gói thầu dự kiến - Giá gói thầu ký hợp đồng.

Mức tiết kiệm

Ty lệ tiết kiệm =——————— x 100%

Tổng giá trị gói thầu

Tiêu chí trên chỉ xét với các nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong hồ so mời thầu.

© Kết quả đầu ra của dự án:

Mục đích của việc tô chức dau thầu là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thé có khả năng cung cấp hang hoá, dịch vụ với chất lượng và giá cả phù hợp nhất Do vậy, tiêu

Trang 33

chí đầu tiên dé đánh giá công tác tổ chức đấu thầu có đạt hay không là kết quả đầu ra

của gói thầu Tức là, sau khi nhà thầu thực hiện xong hợp đồng, chất lượng dịch vụ

của nhà cung cấp có đáp ứng tốt các yêu cầu hay không.

Trên quan điềm của người thụ hưởng thành quả, kết qua đầu ra có tốt hay không được tạo nên bởi 4 yếu tố: chất lượng xây dựng đảm bảo, hệ thống quản lý chuyên nghiệp, thời gian bảo trì và thiết kế công năng sử dụng tốt.

e_ Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án

Trong tô chức đấu thầu nói riêng và quản lý dự án nói chung, tiến độ là chỉ tiêu quan trọng do nguồn vốn giải ngân được chia theo từng phan theo kế hoạch thực hiện dự án Bat cứ chậm trễ nào cũng có thé ảnh hưởng đến công tác giải ngân, gây nên những tiêu cực trong việc thực hiện dự án trong các giai đoạn kế tiếp.

Tiêu chí đánh giá số lượng gói thầu đã lựa chọn được nhà thầu thi công phù hợp, vừa đảm bảo được điều kiện chất lượng lại vẫn đảm bảo tiễn độ yêu cầu của gói thầu trên tổng số lượng gói thầu đã thực hiện Tiêu chí xác định như sau:

Số lượng gói thầu đảm bảo

Tỷ lệ đảm bảo = x 100%

Tổng số lượng gói thầu đã thực hiện

Tiêu chí này được xác định đánh giá trong một khoảng thời gian cụ thé; chỉ xét những gói thầu lựa chọn nhà thầu qua tô chức đấu thầu đã thực hiện hoàn thành gói thầu.

© Đảm bảo về tính pháp lý:

Quy trình tô chức đấu thầu đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy chế, quy định của Nhà nước Chủ đầu tư phải tuân thủ luật pháp, quy định thé chế của Nha nước áp dụng bao gồm các Nghị định, Thông tư đấu thầu đã ban hành Trong quá trình đấu thầu, Chủ đầu tư dự án cần tiến hành theo đúng trình tự nội dung của quyết định đầu tư dự án, trường hợp có van dé phát sinh từ phía nao thì phải tiến hành các hoạt động phê duyệt hoặc thông báo kịp thời đến phía đối tác.

e Dam bao tính công khai, minh bach

Trang 34

Dự án trong quá trình đấu thầu phải được công khai, minh bạch nhằm đảm bảo tính đúng đắn, tránh xảy ra các biểu hiện tiêu cực, không liên kết với nhà thầu để thông thầu, bảo vệ được lợi ích các bên tham gia Các thông tin liên quan đến gói thầu phải được cung cấp đầy đủ, rõ rang, đáng tin cậy cho các bên dự thầu nhằm không

gây ra những sự hiểu lầm không đáng có.

e Đảm bảo tính cạnh tranh

Về lý thuyết, cạnh tranh trong đấu thầu là các nhà thầu thuộc mọi thành phần kinh tế được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia đấu thầu Tất cả các nhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính và có mong muốn đều có quyền tham gia đấu thầu Càng có nhiều nhà thầu tham gia vào gói thầu thì tính cạnh tranh của gói thầu đó càng cao Nếu tính cạnh tranh được đảm bảo thì Chủ đầu tư qua đó sẽ lựa chọn được nhà thầu phù hợp với gói thầu nhất.

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức đấu thầu 1.5.1 Các nhân té chủ quan

a Kinh nghiệm và uy tín của Chủ dau tư:

Chủ đầu tư là người tổ chức và chịu trách nhiệm toàn diện về tất cả các mặt có liên quan đến dự án Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu thực hiện các phan dự án hay toàn bộ dự án; do đó, mức độ danh tiếng của Chủ đầu tư trên thương trường là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động tô chức đấu thầu cho các gói thầu của Chủ đầu tư Khi Chủ đầu tư có danh tiếng lớn trên thương trường thì sẽ rất dễ tiếp cận các nhà thầu lớn, có uy tín và có số lượng lớn các nhà thầu mong muốn và sẵn sàng tham gia dự thầu Với thủ tục hành chính rườm rà như hiện nay thì yếu tố này rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tiễn độ thực hiện của dự án.

b Nguồn lực con người của Ban Quản lý dự án

- Trình độ chuyên môn của nhân sự:

Các nhân sự của Ban Quản lý tham gia đánh giá hồ so dự thầu cần có chuyên môn cơ bản về đấu thầu Trình độ chuyên môn của nhân sự thực hiện tô chức đấu thầuđược nâng cao thường xuyên sẽ đảm bảo việc tổ chức đấu thầu luôn luôn đáp ứng được các quy định đặt ra của pháp luật hiện hành trong từng giai đoạn, thực hiện tô

Trang 35

chức nhanh gọn, hiệu quả, luôn cập nhật được các biến đổi của thị trường về hàng hóa, nhân công, máy thi công dé có được các tiêu chí đánh giá phù hợp nhất.

- Kinh nghiệm hoạt động tô chức đấu thầu:

Nếu các nhân sự đã có kinh nghiệm tô chức đấu thầu thì việc thực hiện quy trình tổ chức đấu thầu những gói thầu tương tự sẽ dang hơn, có kinh nghiệm tô chức trên thương trường, các quy trình từ việc thông báo mời thầu, lập kế hoạch đấu thầu, soạn thảo hồ so mời thầu, chấm thầu và thông báo kết quả đấu thầu sẽ được thực hiện nhanh gọn mang lại kết quả cao và rút ngắn thời gian thực hiện đấu thầu tư đó sẽ tiết kiệm chi phí tổ chức đâu thầu.

Tuy nhiên, một Ban quản lý dự án muốn phát triển mạnh hơn nữa thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần phải đoàn kết nhiệt tình và đưa ra các chính sách, nội quy cụ thể khuyến khích học tập, làm việc để những thành viên trong ban quản lý đạt được kết quả cao hơn, hiệu quả và tự chủ trong mọi tình huống.

1.5.2 Các nhân tô khách quan

a Cơ chế thị trường: Thị trường là nơi diễn ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, ở đó người ta xác định được ai có đủ điều kiện thang thầu Mặt khác thị trường là cơ sở dé hình thành nên cơ cấu đấu thầu, nó tác động đến đầu ra, đầu vào của dự án Hơn nữa thị trường là nơi dé ra các nhu cầu và mục tiêu phục vụ cho việc tô chức dau thầu Ở đó các yếu tô cung, cau, giá cả thất thường anh hưởng lớn đến việc đầu tư và xác định giá dự thầu Do vậy có thé khang định rang thị trường là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một gói thầu nói riêng hay một dự án nói chung.

b Tinh chất, quy mô gói thầu: Gói thầu mang tính chất đơn giản, quy mô không lớn thì việc tổ chức dau thầu cũng sẽ thực hiện được nhanh gon hơn Từ hình thức đấu thầu sẽ có thé chi là chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế với số lượng không lớn các nhà thầu đến việc nội dung hồ so mời thầu sẽ ít các tiêu chí đặt ra, hoặc các tiêu chí

đặt ra cũng theo đó mà không phức tạp, đơn giản hơn.

c Chiến lược, tiễn độ thực hiện dự án: Với chiến lược dự án được đặt ra ở việc dự án sẽ hình thành sản phẩm ở phân khúc cao, trung bình, thấp của thị trường sẽ hướng theo đó là các tiêu chí đề lựa chọn nhà thầu đảm bảo hiệu quả dự án.

Trang 36

d Vốn dau tư cho dự án: Thực tê vốn đầu tư quyết định nhiều trong giai đoạn thi công dự án nhưng sẽ ảnh hưởng ngược lại ở giai đoạn đấu thầu Nếu vốn đầu tư mạnh, luôn sẵn sàng thì tiến độ phân chia gói thầu không phụ thuộc và tiến độ giải

e Cơ chế thực hiện dau thấu: quy trình thực hiện đấu thầu được xây dựng nên cơ chế thực hiện dau thầu Sự phối hợp giữa các bộ phận cham thầu có chặt chẽ hay không,

nhanh gọn trong các giai đoạn hay không là tùy thuộc vảo quy trình quy định.

Trang 37

CHƯƠNG 2: THUC TRANG CÔNG TÁC TO CHỨC DAU THAU TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG THÀNH PHÓ HÀ NỘI GIAI

DOAN 2018 — 2022

2.1 Tổng quan về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội (giai đoạn 2018 — 2022)

2.1.1 Thông tin chung về Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dan dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội thành phố Hà Nội theo Quyết định số 1274/QĐ-UBND được

ban hành vào ngày 14/4/2022.

Tên Tiếng Anh: Hanoi Project Management Board of Civil Construction Investment.

Trụ sở chính: 159 Tô Hiệu, phường Nghia Đô, quan Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 024 3791 2636

Mã số thuế: 0107724277

Số đăng ký kinh doanh: 0344730000000

Người đại diện: Nguyễn Sỹ Bảo

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội là tổ chức công lập có tư cách pháp nhân do Uy ban nhân dân thành phố Hà Nội đứng đầu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Bộ Tài chính và

ngân hàng theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo cia Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội.

Trang 38

Phòng ồ 3 - [i Các phòng Phòng: h Phòng Kỹ BẾPhong Tài BƠ Phòng Ké 2 lý Quản lý

Hanks thuật - chính - Kê hoạch - cá khu vực và

Tham định toán Tổng hợp thực niên phát trién

ø đô thị

Hình 6: Sơ đô tổ chức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phó Hà Nội

(Nguồn: Phòng Hành chính — Tổ chức; chức Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng công trình dân dụng Thành phó Hà Nội) Ban Lãnh đạo có 1 Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc Biên chế giao cho Ban Quản lý dự án năm 2022 là 324 biên chế, gồm 300 viên chức và 24 chỉ tiêu lao động hợp đồng (Theo Báo Chính phú).

e Lãnh đạo Ban bao gồm:

Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc Giám đốc là người đứng đầu Ban,chịu trách nhiệm chính trước UBND Thành phố và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về pháp luật va kết quả công việc được phân công Khi Giám đốc văng mặt; một Phó Giám đốc được ủy nhiệm sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban Kế toán trưởng của Ban do Chủ tịch UBND Thanh phố bố nhiệm phải có đủ tiêu chuẩn kế toán trưởng theo quy định của pháp luật Các Giám

Trang 39

đốc quản lý dự án do Giám đốc Ban QLDA bồ nhiệm và được bố trí làm việc tại các Phòng (ban) điều hành dự án.

e Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Có tất cả 9 phòng ban chức năng thuộc quyền quản lý của Ban Lãnh đạo, bao gồm: Phòng Hành chính — Tổ chức; Phong Tài chính — Kế toán; Phòng Kế hoạch — Tổng hợp; Phòng Kỹ thuật — Thâm định; Phòng

Quản lý thực hiện dự an 1; Phong Quản lý thực hiện dự án 2; Phong Quản lý thực

hiện dự án 3; Phòng Quản lý thực hiện dự án 4 và Phòng Quản lý khu vực phát triển

đô thị.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội

2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố Hà Nội

- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Ha Nội được thành lập với chức năng làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư theo quy định

của pháp luật;

- Ban Quản lý dự án giúp UBND Thành phố thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực;

- Ban Quản lý dự án tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn dé đầu tư xây dựng theo

quy định của pháp luật;

- Ban thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án;

- Ban thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch UBND Thành phố giao;

- Ban Quản lý dự án ban giao các công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hay trực tiếp quản lý, khai

thác sử dụng công trình.

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

e Phòng Hành chính — Tổ chức:

Tham mưu giúp Giám đốc Ban thực hiện công tác: Tô chức bộ máy, quan lý cán bộ, chế độ chính sách đối với viên chức, lao động hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo, bồi

Trang 40

dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính quản trị, tổng hợp nội bộ, đảng vụ, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cải cách hành chính,

ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ban.

e Phòng Tài chính - Kế toán

Tham mưu cho Lãnh đạo Ban thức hiện công tác quản lý tài chính kế toán theo luật hiện hành; Trực tiếp tham mưu và thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài chính trong việc sử dụng ngân sách hành chính sự nghiệp và các nguồn vốn đầu tư được

giao theo quy định.

e Phòng Kế hoạch Tổng hợp

Tham mưu giúp Giám đốc Ban thực hiện công tác xây dựng và điều hành kế hoạch, công tác tổng hợp; Trực tiếp tham mưu và tổ chức: Lập, thâm tra, thâm định, trình phê duyệt các hồ sơ giai đoạn chuẩn bị dự án; lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng giai đoạn chuẩn bị dự án; Chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý khu vực phát triển đô thị tham mưu thực hiện chức năng là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố

lập, dé xuất dự án đầu tư có sử dụng đất.

e Phòng Kỹ thuat Thâm định

Tổ chức thâm định thiết kế, dự toán theo thẩm quyền của chủ đầu tư; Tham mưu trình Lãnh đạo Ban phê duyệt thiết kế, dự toán theo thâm quyền của chủ đầu tư; Phối hợp với phòng Tài chính Kế toán thâm định dự toán chi thường xuyên nội dung thẩm định theo chuyên môn của phòng; Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Ban, các Phó

giám đốc Ban thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình phục vụ công

tác thâm định; Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng kinh tế đối với các gói thầu.

e Các phòng quản lý thực hiện dự án

Tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Ban quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện dự an từ nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế dự toán, công tác giải phóng mặt băng, tô giám sát thi công công trình, giám sát lắp đặt thiết bị đến khi hoàn thành bàn giao, đưa vào

khai thác sử dụng đúng với văn bản pháp luật hiện hành.

e Phòng quản lý khu vực và phát triển đô thị

Ngày đăng: 30/03/2024, 19:39

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan