GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội
1 Lịch sử hình thành - phát triển của Công ty
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp gấp rút tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II để bù đắp lại các tổn phí chiến tranh và khôi phục nền kinh tế hết sức khó khăn của mình Để phục vụ cho công cuộc kinh doanh của người Pháp ở Việt Nam, nhà máy Yên Phụ đã được xây dựng từ năm 1925 đến 1932 với 4 lò, 4 nồi hơi, hai tuốc bin công suất
3756 KW Năm 1933 nhà máy được đạt thêm 4 lò, 4 nồi hơi, 1 tuốc bin công suất 7500 KW Do nhu cầu phát triển ngày càng tăng cộng với việc kinh doanh có hiệu quả nên vốn cổ phần hầu hết đã trả hết cho cổ đông, đồng thời Công ty cũng tiến hành đầu tư thêm nên đến ngày 24/2/1930 SIE đã hùn vốn xây dựng thêm nhà máy điện Yên Phụ với công suất thiết kế là
22500 KW, đồng thời nhà máy điện Bờ Hồ được tháo dỡ Để truyền tải điện năng đi xa, chiều dài dây cao thế trên không khoảng 633 km và 42 km cáp ngầm ở nội thành Hà Nội Kể từ ngày 18/11/1933 nhà máy điện Bờ Hồ đã bỏ hẳn chức năng phát điện trở thành trụ sở quản lý và phân phối điện của Công ty điện khí Hải Dương.
Trước năm 1945, toàn thành phố Hà Nội chỉ có 80 trạm biến áp với công suất sử dụng khoảng 7500 KW và sản lượng điện tiêu thụ tối đa trong cả năm khoảng 20 triệu KWh Sau khi hòa bình lập lại (1945) Hà Nội chuyển từ thành phố tiêu thụ điện sang thành phố sản xuất điện và bắt tay vào xây dựng những cơ sở đầu tiên của công nghiệp non trẻ này Đến cuối năm 1945, điện thương phẩm của Hà Nội là 17,2 triệu KWh Lưới điện còn rất nhỏ bé chỉ có khoảng 319 km dây hạ thế các loại Toàn bộ công nhân là
716 người trong đó công nhân nhà máy điện Yên Phụ là 253 người và nhà máy điện Bồ Hồ là 463 người.
Thời kỳ này ngành điện được ưu tiên phát triển với tỷ trọng vốn đầu tư chiếm 6,9 % tổng số vốn đầu tư của nến kinh tế quốc dân Nhiều nhà máy nhiệt điện mới được xây dựng và đưa vào hoạt động Sở điện lực Hà Nội được giao quản lý trạm 110 KV Đông Anh và phần lớn đường dây 110 KV (xưởng phát điện Yên Phụ được tách ra để thành lập nhà máy điện Yên Phụ) Tính đến năn 1965, 10 năm sau hòa bình lặp lại, sản lượng điện thương phẩm mà Sở điện lực Hà Nội phân phối được là 251, 5 triệu KWh (riêng khu vực Hà Nội là 182, 5 triệu KWh ) gấp 12 lần so với năm 1954 Trong những năm 1966-1972, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Sở Điện lực Hà Nội cùng các trạm biến áp điện là một trong những mục tiêu ném bom của giặc Mỹ Nhưng với khẩu hiệu “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, cán bộ công nhân viên ngành điện cùng với nhân dân Thủ đô đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ máy móc thiết bị Hàng năm tấn máy móc thiết bị và các trạm trung gian được di chuyển đến nơi an toàn Trên một chục trạm phát điện Diezel được xây dựng rải rác ở những nơi quan trọng với công suất gần bằng nhà máy điện Yên Phụ nhằm hỗ trợ kịp thời khi lưới điện bị đánh phá Hàng loạt đường dây cao thế đã trở về các xã ngoại thành để phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Những năm 1973-1975 là giai đoạn khôi phục và phát triển miền Bắc, nhà máy điện Yên Phụ và các trạm biến thế vừa được sửa chữa, vừa phát triển vừa truyền tải điện năng nhằm duy trì liên tục dòng điện Thủ đô Năm
1973, điện thương phẩm do Sở Điện lực Hà Nội cấp đã lên tới 286, 9 triệu KWh (riêng khu vực Hà Nội là 198, 3 triệu KWh) tăng gần 100 triệu KWh so với năm 1972.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nước bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, ngành điện nói chung và Sở Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B Điện lực Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn Đó là sự mất cân đối quan trọng giữa nguồn điện, phụ tải, giữa nguồn và lưới điện, máy móc thiết bị rệu rã do không được sửa chữa bảo dưỡng định kỳ, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu phương tiện thông tin liên tục và phương tiện vận tải Khắc phục khó khăn, cán bộ công nhân viên Sở Điện lực Hà Nội đã từng bước cố gắng tu sửa, sửa chữa và khôi phục lại các trạm điện cũ như Đông Anh… xây dựng mới và đưa vào vận hành các trạm điện 110 KV Chèm, Trương Định, cấp điện liên tục cho các trọng điểm của Nhà nước và phục vụ sản xuất sinh hoạt của nhân dân Nhưng do sự phát ttriển nhanh của các ngành kinh tế, từ năm 1976-1980, tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng.
Trước tình hình đó, đặt ra cho ngành điện nhiệm vụ quan trọng là ổn định các nguồn điện hiện có, đưa nhanh các nguồn điện đang xây dựng vào sử dụng đúng tiến độ phát triển đồng bộ các lưới điện truyền tải phân phối.
Từ năm 1981-1983, nguồn điện thiếu, không ổn định, lưới điện chắp vá, việc cấp điện cho Hà Nội cực kì khó khăn nhưng điện thương phẩm cuối năm vẫn đạt 604, 8 triệu KWh (riêng khu vực Hà Nội là 275, 4 triệu KWh) gấp 26, 8 lần so với năm 1954
Từ cuối năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô về vật tư thiết bị Sở Điện lực Hà Nội đã tổ chức việc cải tạo và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của phụ tải và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên, do nguồn điện của hệ thống còn nhiều khó khăn nên việc cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định và không thỏa mãn nhu cầu Năm 1987, khu vực nội thành chỉ đạt bình quân 330KWh/người /năm Ở ngoại thành, chỉ một số phụ tải thiết yếu mới được cấp điện Tới năm 1988, do nguồn điện cung cấp không tăng thêm nhưng số phụ tải liên tục phát triển nên việc cung cấp điện còn khó khăn hơn năm 1987.
Từ cuối năm 1989, các tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện HòaBình lần lượt đi vào hoạt động, nguồn cung cấp cho Thủ Đô dần được đảm
6 bảo Để đáp ứng nhu cầu cấp điện cho các phụ tải, Sở Điện lực Hà Nội đã phải tập trung cải tảo và phát triển lưới điện đảm bảo cân đối giữa nguồn điện và lưới điện Sở Điện lực Hà Nội cũng đã cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế phân phối đến từng hộ gia đình, giảm tổn thất điện năng Đến năm 1994, Sở Điện lực Hà Nội đã cung cấp ổn định cho Thủ đô 1.432, 4 triệu KWh điện với tỉ lệ tổn thất 21,79% và doanh thu bán điện đạt gần 530 tỷ đồng Điện thương phẩm cấp cho thành phố tăng 63, 8 lần so với năm 1954.
Năm 1995, Đảng và Nhà nước có chủ trương tách Bộ Năng lượng ra thành Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Than Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp; để phát huy vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh Sở Điện lực Hà Nội đã được tách ra khỏi Công ty Điện lực I, theo quyết định số 381NL/TCCBLĐ ngày 8/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc thành lập Công ty Điện lực Hà Nội, với số vốn ban đầu là 162.155.000.000 đồng VN Trong đó:
Vốn cố định: 157.171.000.000 đồng VN.
Vốn lưu động: 4.984.000.000 đồng VN.
Tên doanh nghiệp: Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch: Ha Noi Power Company.
Tên viết tắt: Hanoi PC.
Trụ sở giao dịch: 69 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 84.4.8256914* Fax: 84.4.8267016
Email: hanoipc@evn.com.vn
Website: www.hanoipc.evn.com.vn
Tổng đài dịch vụ khách hàng: 992000
Giấy phép kinh doanh số 110004 ngày 17/7/1995 của Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội. Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội ban hành kèm theo quyết định 181 ĐVN /HĐQL của Hội đồng quản lý Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ngày 24/03/1995.
Giới thiệu tổng quát về Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
1 Sự ra đời và phát triển của Ban Quản lý dự án
Công ty Điện lực Hà Nội là công ty cung cấp điện cho toàn thành phố
Hà Nội với sản lượng điện tiêu thụ ngày càng tăng Số lượng các dự án đầu tư nhiều, khối lượng vốn lớn
Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một ban quản lý với một bộ máy đủ lớn để quản lý các dự án phức tạp của Công ty.
Tháng 4/1990, Phòng Quản lý dự án ra đời Phòng này hoạt động dưới sự lãnh đạo chung của Ban giám đốc Các cán bộ được lấy từ bộ phận kế toán xây dựng cơ bản của phòng tài chính - kế toán, bộ phận vật tư xây dựng cơ bản tại phòng vật tư và các bộ phận khác của công ty Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý việc đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội Phân công nhiệm vụ quản lý dự án được giao cho các cán bộ công nhân viên thuộc các phòng Tại thời điểm đó, các công trình điện chưa nhiều, khối lượng vốn chưa lớn nên cách thức quản lý như trên là phù hợp, tránh được tình trạng lãng phí nguồn nhân lực Đến giai đoạn hiện nay, việc quản lý như vậy không linh hoạt, không tập trung và không chuyên trách.
Ngày 20/8/2000, BQLDA Hà Nội thành lập dưới sự quản lý của Công ty ĐLHN, có trách nhiệm giúp việc cho Công ty trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo lưới điện Căn cứ vào QĐ 166/evn/ HĐQT - TCCB- ĐT ngày 04/07/2000 của Chủ tịch HĐQT TCT ĐLVN về việc thành lập BQLDA trực thuộc Công ty ĐLHN, TCT ĐLVN BQLDA là đơn vị kinh tế sự nghiệp trực thuộc Công ty ĐLHN, TCT ĐLVN, hoạt động theo kế hoạch của Công ty Điện lực Hà Nội giao và theo các quy định điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng. Địa chỉ giao dịch: Hanoi power company
69 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội Điện thoại: 8265689
BQLDA có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản giao dịch tại các Ngân hàng, kho bạc Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, được ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty Điện lực Hà Nội để thực hiện dự án.
Từ khi chính thức thành lập, Ban đã phấn đấu để đạt sự phát triển đáng khích lệ thông qua việc hoàn thành kế hoạch năm của Công ty giao, với khối lượng công việc ngày càng tăng qua các năm Cùng với sự phát triển về nhiệm vụ, công việc, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban không chỉ lớn mạnh về số lượng mà đặc biệt về kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý điều hành dự án Nhờ đó Ban đã được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực Hà Nội tặng cờ và bằng khen như:
- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tặng Bằng khen thành tích trong công việc đảm bảo điện cho Sea Game 22.
- Công ty Điện lực Hà Nội tặng giấy khen thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành kế hoạch ĐTPT lưới điện quý 3/2003,…
Tuy mới thành lập nhưng Ban đã có những bước đi vững chắc hoạt động ngày càng hiệu quả khẳng định được vị thế của mình trong Công ty. Hiện nay, Ban đang thực hiện rất nhiều dự án quan trọng có quy mô lớn. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban là những tri thức trẻ, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cao.
2 Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Ban quản lý dự án
Căn cứ QĐ 318 NL / TCCBLĐ 08/07/1995 của Bộ Năng lượng về việc thành lập Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Căn cứ QĐ166/EVN/HĐQT - TCCB - ĐT 04/07/00 của Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (về việc thành lập Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội)
Quyết định ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BQLDA Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B
Ban thay mặt chủ đầu tư có nhiệm vụ:
- Quản lý các dự án lưới điện cấp điện áp đến 110 kV do Tổng Công ty giao cho Công ty Điện lực Hà Nội.
- Quản lý các dự án phát triển lưới điện vay vốn nước ngoài và các dự án thuộc các nguồn vốn khác của Công ty.
- Thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn như: Tổ chức công tác đền bù, GPMB, giám sát chất lượng công trình, …Các dự án do Công ty Điện lực Hà Nội quản lý.
- Lập tiến độ thực hiện của từng dự án và cập nhật tiến độ hàng tuần.
- Lập kế hoạch công tác hàng tháng của Ban và thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
- Đôn đốc các đơn vị triển khai bước chuẩn bị đầu tư đảm bảo thời gian tiến độ.
- Trình, duyệt cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đúng tiến độ.
- Lập hồ sơ kỹ thuật, mời thầu, đấu thầu đúng quy định, đảm bảo chất lượng và thời gian.
- Đảm bảo giám sát kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu, đưa công trình vào vận hành đạt chất lượng và thời gian.
- Giải quyết các thủ tục xin giấp phép xây dựng, đền bù hè đường, … theo đúng quy định, đảm bảo thời gian.
- Quyết toán công trình đúng quy định, thanh toán vốn kịp thời.
- Bàn giao tài sản cho sản xuất ngay sau khi công trình hoàn thành để tăng tài sản kịp thời.
- Ký hợp đồng kinh tế với Tư vấn.
- Tổ chức khảo sát, xét giá công trình và thanh quyết toán.
3 Đặc điểm các dự án do Ban quản lý dự án tổ chức đấu thầu
BQLDA đã và đang thực hiện các dự án có nguồn vốn từ:
- Công ty Điện lực Việt Nam cấp vốn
- Các dự án do Công ty Điện lực Hà Nội cấp vốn
- Các dự án sử dụng vốn trong nước
- Các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài
Các dự án Ban đã và đang thực hiện: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới lưới điện đến 110 kV, các dự án xây dựng trụ sở làm việc của Công ty và đơn vị thành viên, kho tàng chứa vật tư thiết bị, các dự án viễn thông phục vụ cho điện lực Công trình điện là sản phẩm đặc biệt, để có được sản phẩm cần có chi phí lớn, thời gian dài, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực nên các công trình điện không cho phép là phế phẩm.
Các dự án do BQLDA quản lý có tính chất kỹ thuật phức tạp, các hạng mục công việc được thực hiện theo một trình tự, đặc biệt trình tự đóng điện không thay đổi Trong quá trình thực hiện dự án, BQLDA và các Điện lực Quận, huyện - nơi có dự án đang thi công phải đảm bảo việc cung cấp điện liên tục, ổn định. Đặc trưng các dự án điện do BQLDA quản lý là có sự tham gia giám sát của các Điện lực Quận huyện, hỗ trợ cùng BQLDA, là các đơn vị trực tiếp quản công tình khi công trình hoàn thành Vì Điện lực – nơi vận hành khai thác, sẽ am hiểu hơn ai hết về lưới điện nơi họ quản lý.
Tuy nhiên, sau khi triển khai đấu thầu, các dự án khi triển khai thực hiện đều phải điều chỉnh, thay đổi vì các nguyên nhân như: yếu tố mặt bằng, lỗi chủ quan của các đơn vị tư vấn như thực hiện khảo sát không kỹ, …điều đó làm tăng thời gian và làm tăng vốn đầu tư cho dự án Mặt khác, do phần lớn các dự án đều mang tính cấp bách, đồng thời triển khai đòi hỏi sự nỗ lực cao của các đơn vị tư vấn Chính các nguyên nhân trên cho thấy việc tổ chức và thực hiện công tác đấu thầu các dự án công trình điện trên địa bàn
Hà Nội là rất phức tạp.
4 Cơ cấu tổ chức của BQLDA
Lãnh đạo BQLDA gồm một Trưởng ban và hai Phó trưởng ban, cùng với 6 phòng chức năng trực thuộc Ban. Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B
Phó ban Phụ trách Kế hoạch Phó ban Phụ trách Thi công
P.Kế hoạch P.Vật tư P.Kỹ thuật P.GPMB
P.Tài chính -Kế toán P.hành chính -tổng hợp
Trưởng ban là đại diện pháp nhân, là người có quyền điều hành cao nhất của Ban, chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm điều hành công việc chung, trực tiếp phụ trách một số mặt công tác của Ban.
Phó trưởng ban là người giúp việc Trưởng ban được Trưởng ban giao trách nhiệm phân công và uỷ quyền, chịu trách nhiệm pháp lý trước Trưởng ban và trước pháp luật về những quyết định chỉ đạo, giải quyết công việc trong phạm vi được phân công và uỷ quyền đó.
Trưởng phòng Tài chính kế toán giúp Trưởng ban quản lý công tác tài chính, kế toán, thống kê của Ban đồng thời chịu trách nhiệm và có quyền hạn theo pháp lệnh về kế toán trưởng của Nhà nước qui định.
Các phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban trong quản lý điều hành công việc từng lĩnh vực do
Trưởng ban qui định theo nội qui của BQLDA.
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban
Ban có 6 phòng chức năng trực thuộc trong đó: phòng Hành chính - tổng hợp và phòng Tài chính - kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng ban Phòng Kế hoạch, phòng Vật tư chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách
1 8 kế hoạch Phòng Kỹ thuật và phòng Giải phóng mặt bằng xây dựng(GPMBXD) chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách thi công và quyết toán.BQLDA là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Hà Nội, giúp Công ty quản lý thực hiện dự án theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI
Kết quả công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong thời gian qua
1 Tình hình đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong giai đoạn 2001- 2004
Ngày 20/08/2000, căn cứ QĐ 166/EVN/HĐQT-TCCB- ĐT ngày 04/07/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị -Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, BQLDA được thành lập dưới sự quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội Nhưng đến đầu năm 2001, hoạt động của BQLDA mới bắt đầu đi vào ổn định.
Trong giai đoạn 2001-2004, BQLDA đã tiến hành tổ chức đấu thầu nhiều gói thầu xây lắp với hai hình thức lựa chọn nhà thầu chủ yếu là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu với qui mô gói thầu ngày càng lớn.
Số lượng gói thầu đấu thầu xây lắp trong giai đoạn 2001-2004 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Số lượng gói thầu đấu thầu trong giai đoạn 2001- 2004 (Đơn vị: gói thầu)
Số gói thầu đấu thầu 3 7 16 29
Số gói thầu chỉ định thầu 14 35 31 20
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng ta thấy số lượng các gói thầu đấu thầu hàng năm ngày càng tăng Từ năm 2001- 2004, năm 2001 có số gói thầu đấu thầu thấp nhất là 3 gói, năm 2004 có số gói thầu đấu thầu cao nhất là 29 gói
Sở dĩ có sự tăng lên của số lượng gói thầu đấu thầu như vậy là do: Thứ nhất: Các gói thầu mà BQLDA thực hiện có qui mô vốn đầu tư ngày càng lớn Khi qui mô gói thầu lớn thì độ phức tạp sẽ cao và đòi hỏi sự chính xác cao nên việc lựa chọn nhà thầu tốt nhất để thực hiện công trình là rất cần thiết.
Thứ hai: Nguồn tài chính thực hiện đầu tư chủ yếu là nguồn vốn đầu tư xây dựng của Công ty và nguồn vay tín dụng.
Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập Vì vậy tất cả các dự án đầu tư mà BQLDA thực hiện đòi hỏi phải có hiệu quả cao nhất: tiết kiệm được vốn, chất lượng công trình cao, tiến độ thi công công trình đảm bảo để có thể tránh được lãng phí, thất thoát vốn và sớm thu hồi vốn.
Thứ ba: Do yêu cầu chất lượng công trình và tiến độ thi công trình ngày càng cao.
Trong nền kinh tế có nhiều đổi mới như hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng rất gay gắt nên các Nhà thầu luôn phải nâng cao năng lực và các điều kiện thi công để có thể đứng vững và phát triển Trước xu thế đó giúp BQLDA chọn được Nhà thầu đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
Hình thức lựa chọn Nhà thầu mà BQLDA chọn chủ yếu là đấu thầu rộng rãi Hình thức này sẽ thu hút nhiều Nhà thầu tham gia, tạo ra môi Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B trường cạnh tranh giữa các Nhà thầu, từ đó BQLDA sẽ chọn được Nhà thầu tốt nhất.
Loại hợp đồng mà BQLDA thường kí kết với các Nhà thầu là hợp đồng trọn gói Trong kế hoạch đấu thầu của BQLDA luôn xác định rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian của gói thầu Còn loại hợp đồng có điều chỉnh giá được sử dụng khi có sự biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay đổi đối với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu hoặc trường hợp các công trình thi công kéo dài hơn 1 năm.Ví dụ năm 2004, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có sự biến động về giá thép, vật liệu xây dựng, sự thay đổi mức thuế giá trị gia tăng, …nên BQLDA đã có hướng dẫn điều chỉnh giá đối với các công trình đã đấu thầu.
Giai đoạn 2001- 2003, đấu thầu chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Nguyên nhân là qui mô các gói thầu nhỏ và do tính cấp bách của công trình như chống quá tải, các công trình phục vụ SeaGames 22, ParaGames 2, … nên BQLDA phải thực hiện hình thức chỉ định thầu để có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị thi công công trình, giúp hoàn thành đúng thời hạn.
2 Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Ban quản lý dự án giai đoạn 2001- 2004
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2001
Năm 2001, BQLDA bắt đầu đi vào ổn định và tiến hành thực hiện công tác đấu thầu các gói thầu xây lắp do Công ty giao và có 3 gói thầu được đấu thầu thành công ngay trong năm này.
Bảng 4: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2001
Tên gói thầu Giá kế hoạch
1 Cấp điện cho khu nhà ở Định Công
693 575,8 16,9 Công ty xây dựng & vật tư khoa học kỹ thuật
2 Xây dựng 5 TBA và hạ thế khu vực phường Dịch Vọng -
Công ty hỗ trợ phát triển năng lượng
3 Xây dựng mới TBA Đầm Hồng 2 và đường trục hạ thế
Công ty hỗ trợ phát triển năng lượng
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Các gói thầu trên đều được tiến hành theo hình thức đấu thầu rộng rãi với phương thức 1 túi hồ sơ và thực hiện hợp đồng trọn gói.
Trong năm 2001 chỉ có 3 gói thầu đấu thầu nhưng đã cho ta thấy được tác dụng của công tác đấu thầu Đó là sự tiết kiệm vốn cho Công ty: tỷ lệ tiết kiệm của năm là 12,33% với giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 191,4 triệu đồng Trong đó, gói thầu “Cấp điện cho khu nhà ở Định Công” có giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 117,2 triệu đồng ( 16,9%).
Tuy mới đi vào hoạt động, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tập thể cán bộ BQLDA đã có nhiều cố gắng trong các khâu của công tác đấu thầu.
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2002
Năm 2002, số lượng gói thầu được BQLDA tổ chức tăng lên song các gói thầu đấu thầu chiếm số lượng nhỏ trong tổng số gói thầu (18,6%) Giá trị các gói thầu đều tăng lên và gói thầu có giá trị lớn nhất là trên 1 tỷ.
Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2002
TT Tên gói thầu Giá kế hoạch
Tên Nhà thầu Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B
1 Cấp điện cho KCN Đài Tư
1.183 903 23,7 Công ty Công nghệ địa vật lý
2 Xây dựng mới TBA khối 4 Ô Cách & đườn hạ thế
158,8 117 26,3 Công ty XNK đầu tư thanh niên Hà Nội
3 cải tạo lưới điện trung thế Nguyễn Du 67,8 63,6 6,2 Xí nghiệp xây lắp công nghiệp
4 Nâng điện áp 22kV lộ 685E8 659,8 629 4,7 Xí nghiệp lắp máy điện nước số 5
5 Nâng điện áp 22kV lộ
645,5 615,8 4,6 Trường trung học cơ điện
6 Cải tạo lưới điện trung thế và các TBA lộ 275E8
1.224,8 1.118,8 8,65 Công ty cổ phần xây lắp Thanh Xuân
7 Hạ ngầm ĐDK sau dao 2 La Văn Cầu &
Công ty đầu tư xây lắp điện
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng trên ta thấy, số lượng các gói thầu được tổ chức đấu thầu tăng lên song kết quả đấu thầu cho thấy: tuy có tiết kiệm được cho Công ty về vốn nhưng tỷ lệ không cao như năm 2001, đạt tỷ lệ là 10,55% với giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 520,5 triệu đồng.
Trong 7 gói thầu thì có gói “ Xây dựng mới TBA khối 4 Ô Cách và đường trục hạ thế” có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất là 26,3% và gói “Cấp điện cho KCN Đài Tư” có tỷ lệ tiết kiệm là 23,7% Chứng tỏ chất lượng công tác đấu thầu của BQLDA đã được nâng cao và năng lực Nhà thầu được chọn có chất lượng cao hơn
Đánh giá tổng quan công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội 1 Những thành tựu đã đạt được
lý dự án lưới điện Hà Nội
1 Những thành tựu đã đạt được
Trước hết cần khẳng định mặt tích cực mang tính bản chất của đấu thầu là tạo cho các Nhà thầu một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng và minh bạch, nhằm giúp Chủ đầu tư lựa chọn được Nhà thầu có đủ khả năng để thực hiện gói thầu với những yêu cầu về chất lượng, giá cả và tiến độ.
Vậy việc đánh giá hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu thì phải xem xét được mức giá của gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã được duyệt so với giá ký kết hợp đồng với Nhà thầu, chất lượng công trình như thế nào và tiến độ thi công công trình có đảm bảo hay không?
Mặc dù mới thành lập được 4 năm nhưng BQLDA đã có nhiều thành tựu trong công tác tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp theo nhiệm vụ của Công ty giao cho, từng bước vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
Trong thành công của mỗi phần dự án hay cả dự án thì vai trò của công tác đấu thầu có ý nghĩa quan trọng Nếu công tác tổ chức đấu thầu tốt sẽ chọn được Nhà thầu tốt, chất lượng công trình sẽ tốt theo và đảm bảo tiết kiệm vốn, rút ngắn tời gian thi công công trình và ngược lại.
Công tác tổ chức đấu thầu ở BQLDA đã có nhiều thành tựu lớn, được thể hiện theo các nội dung sau đây:
Cơ sở pháp lý: Quy trình tổ chức đấu thầu tuân theo qui chế và qui định của Nhà nước về đấu thầu
BQLDA đã tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp, các qui chế và qui định của Nhà nước về nội dung, trình tự đấu thầu và chỉ tổ chức đấu thầu khi có đủ điều kiện đấu thầu theo các Nghị định và thông tư về đấu thầu mà Chính phủ và các Bộ ban hành như: Nghị định 52, 88, 66, …và hướng dẫn của Tổng Công ty. Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B
- Trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu, BQLDA đều tiến hành theo đúng nội dung của quyết định đầu tư dự án Nếu có phát sinh từ phía BQLDA hay Nhà thầu thì BQLDA đều có tờ trình kịp thời lên Ban Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo.
- BQLDA luôn cập nhật các thông tin liên quan về đấu thầu và mở các lớp tập huấn cho cán bộ để học tập và từ đó nắm vững qui chế của Nhà nước về đấu thầu để có thể tiến hành công tác đấu thầu một cách hiệu quả và phù hợp với các chính sách của Nhà nước.
Tiết kiệm vốn đầu tư
Qua phần phân tích tổng hợp công tác đấu thầu giai đoạn 2001-2004, ta thấy việc tiến hành công tác đấu thầu đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chủ trương mới của Đảng và Nhà nước, phù hợp với qui luật của nền kinh tế thị trường.
Tiết kiệm trong đấu thầu được thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu sau:
Mức tiết kiệm tuyệt đối:
Mức tiết kiệm = Giá gói thầu kế hoạch – Giá trúng thầu
Nhờ áp dụng hình thức đấu thầu các gói thầu xây lắp mà hàng năm BQLDA tiết kiệm được cho Công ty, cho xã hội một phần vốn đầu tư, được thể hiện trong bảng sau:
Mức tiết kiệmTổng giá trị gói thầu kế hoạch
Bảng 8: Kết quả đấu thầu trong giai đoạn 2001- 2004
Tổng giá gói thầu kế hoạch 1.552 4.930,7 20.337,6 58.412
Mức tiết kiệm tuyệt đối 191,4 520,5 1.113 7.872
- Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, thông qua đấu thầu vốn đầu tư đã được tiết kiệm so với kế hoạch ban đầu ở mức khá cao, tiết kiệm cho Công ty nói riêng và Nhà nước nói chung Đặc biệt, năm 2004 có giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 6.477.976.410 đồng do qui mô đầu tư ngày càng lớn (cao nhất trong các năm).Tỷ lệ tiết kiệm bình quân chung qua các năm khoảng 10%
Tỷ lệ tiết kiệm qua các năm cao không đồng đều, năm 2002 đạt 10,55% nhưng năm 2003 chỉ đạt 5,47% (giảm 5,08%) và đến năm 2004 lại tăng lên là 12,9%
Các gói thầu mà BQLDA tiến hành tổ chức đấu thầu đều có giá trúng thầu thấp hơn giá gói thầu theo kế hoạch đấu thầu nhưng trong quá trình triển khai thi công công trình có thể phát sinh một số công việc mới, làm tăng giá trị gói thầu Vì thế ta chỉ xem xét được sự chênh lệch giữa giá trúng thầu với giá kế hoạch chứ chưa thể tính được mức chênh lệch giữa giá thực tế với giá kế hoạch vì đấu thầu là một khâu của quá trình thực hiện dự án Tuy nhiên, thực hiện tốt công tác đấu thầu là bước khởi đầu cho sự thành công của dự án. Đặc biệt, thông qua công tác đấu thầu, Công ty và BQLDA có thể tận dụng được lượng vốn đầu tư của các Nhà thầu vì trong quá trình thực hiện gói thầu thì các Nhà thầu phải tự ứng vốn để thi công công trình, sau đó Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B
BQLDA mới làm thủ tục thanh quyết toán cho các Nhà thầu Như vậy, BQLDA có thể tận dụng lượng vốn đó để làm công trình khác (vốn tự có) hay có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư như tiền trả lãi vốn vay (nếu là vốn vay).
Vậy công tác đấu thầu giúp BQLDA có thể tiết kiệm vốn, tăng cường quản lý vốn và tránh thất thoát và lãng phí vốn cho Công ty nói riêng và cho xã hội nói chung
Chất lượng và tiến độ thực hiện dự án
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty là điện năng; điện năng là dạng năng lượng quý, một loại vật tư kỹ thuật có tính chất chiến lược dùng làm động lực trong tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân; điện do Nhà nước khai thác và quản lý cần được sử dụng hợp lý và tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, chịu trách nhiệm quản lý và phân phối điện năng cho thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội là khu vực có mật độ dân cư cao, thành phần phụ tải đa dạng; điện cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, ánh sáng sinh hoạt Vì thế đòi hỏi Công ty phải cung ứng điện đạt chất lượng, an toàn và liên tục.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI
Phương hướng phát triển của Ban Quản lý dự án trong thời gian tới
thời gian tới 1.Dự báo nhu cầu điện Thành phố Hà Nội
Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản và lâu dài là xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu về kinh tế, vững về chính trị, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc an ninh- quốc phòng vững mạnh
Phù hợp với bản điều chỉnh, quy hoạch tổng thể Thủ đô được thiết lập đến năm 2020 đã phác thảo lên hình ảnh Hà Nội của thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá Mục tiêu tổng quát: Phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng; đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đảm bảo đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2020 Dự báo nhu cầu phụ tải Thành phố như sau:
- Năm 2005: Điện thương phẩm đạt 4,7-4,9 tỷ KWh, công suất đạt 985- 1.020 MW Tốc độ tăng trưởng điện giai đoạn 2000- 2005 là 15,7- 16,4 %/ năm Bình quân đầu người đạt 1.633 KWh/ng/năm.
- Năm 2010: Dự báo điện thương phẩm đạt 7,9- 8,4 tỷ KWh, công suất tối đa đạt 1.610- 1.720 MW Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn2006- 2010 là 10,9- 11,5%/ năm Bình quân đầu người đạt2.625KWh/ng/năm.
- Năm 2020: Định hướng điện thương phẩm đạt 17,9- 20,8tỷ KWh, công suất tối đa đạt 3.610- 4.193 MW Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2020 là 8,5- 9,5%/ năm Bình quân đầu người đạt 4.160 KWh/ ng/năm.
2 Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án trong giai đoạn tới.
Nhu cầu phát triển điện tại Thủ đô Hà Nội luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội là nền tảng cơ bản cho mọi hoạt động của các ngành khác và cung cấp điện cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Do đó việc phát triển mạng lưới điện Thủ đô Hà Nội là một hoạt động vô cùng cần thiết Nhất là khi trong những năm tới Hà Nội với sự xuất hiện của hàng loạt các nhà máy thì các nhu cầu về các công trình trạm và đường dây điện ở Hà Nội ngày càng tăng Đây là những công trình góp phần tạo ổn định điện và năng cao chất lượng điện ở những nơi có công trình đi qua.
Với sự phát triển không ngừng nhu cầu sử dụng điện nên trong thời gian tới nhiệm vụ của BQLDA ngày càng nặng nề BQLDA cần đặt ra một phương hướng, một chiến lược cơ bản trong các hoạt động của mình như sau:
- Tiếp tục thực hiện đẩy nhanh công tác thanh quyết toán A - B; quyết toán vốn các dự án đã hoàn thành trong năm 2003 trong quý I / 2004.
- Lập quyết toán vốn các gói thầu của dự án ADB xong trong quý II /2004.
- Hoàn thành đóng điện các dự án dở dang của năm 2003 trong quý I /2004.
- Triển khai thực hiện kế hoạch năm 2004 đúng tiến độ, chất lượng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty trong đó cần chú trọng một số công việc. Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B
- Thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho các dự án củng cố lưới điện 110KV.
- Làm các thủ tục xin cấp đất cho trạm 110KV Linh Đàm, Nhánh rẽ 110 KV Thanh Xuân, cầu Diễn.
- Triển khai thi công các công trình lưới điện trung hạ thế đúng tiến độ theo kế hoạch.
Tiếp tục phát huy những thành tích mà BQLDA đã đạt được trong thời gian vừa qua, tìm và khắc phục những tồn tại để công tác quản lý ngày càng mang lại hiệu quả cao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao.
Tất cả các giai đoạn của dự án, đặc biệt là công tác tổ chức đấu thầu cần phải lập kế hoạch về thời gian và chi phí một cách chính xác và chi tiết, sau đó cần trình phê duyệt lên các cấp có thẩm quyền đầy đủ và nhanh chóng.
Phải thực hiện công tác kiểm tra, giám định các tổ chức tư vấn, các Nhà thầu thông qua các hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Dựa trên kế hoạch này và các tài liệu liên quan đến dự án, đặc biệt là báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán BQLDA cần tiến hành kiểm tra giám sát chặt chẽ từng khâu, từng công việc cụ thể Sau khi giám định xong thì cần có biên bản nghiệm thu công trình đầy đủ. Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, chuyên môn các cán bộ công nhân viên trong BQLDA để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý dự án, đặc biệt là công tác tổ chức đấu thầu và có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các công trình điện trong thời gian tới.
Thực hiện công tác cập nhật thông tin thường xuyên, đặc biệt là thông tin về sự bổ sung trong các chính sách, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, giá cả các nguyên vật liệu có sử dụng trong công trình hay thông tin về các Nhà thầu trong nước và nước ngoài Từ đó tìm ra các phương pháp quản lý mới phù hợp và có hiệu hơn trước.
Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án
Ban Quản lý dự án
Qua phân tích thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại BQLDA, ta đã thấy được một số thành tựu đạt được thông qua tổ chức đấu thầu như: giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, lựa chọn Nhà thầu tốt,…, điều đó đã khẳng định đấu thầu là hướng đi đúng, phù hợp với yều cầu quản lý dự án của BQLDA và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đáng kể đó, công tác đấu thầu còn tồn tại một số bấp cập thuộc về phía BQLDA và Nhà nước cần sớm được khắc phục để hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu thông qua các giải pháp sau:
1.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự
1.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp
Công việc tổ chức đấu thầu do con người trực tiếp thực hiện, không một loại máy móc thiết bị nào có thể thay thế con người để đứng ra làm các công việc đấu thầu được Mỗi dự án có một đặc điểm khác nhau, yêu cầu khác nhau nên chỉ có con người mới linh hoạt thích ứng được. Đội ngũ cán bộ của BQLDA có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng số lượng không nhiều Trong khi đó, số lượng gói thầu thực hiện trong năm ngày càng tăng, khối lượng công việc lớn nên nhiều khi xảy ra tình trạng quá tải.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu thì trước hết phải có biện pháp đổi mới, cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự và nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của các cán bộ làm công tác đấu thầu.
1.2 Nội dung biện pháp Để cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất, BQLDA cần phải kiện toàn hệ thống cơ cấu tổ chức, thay đổi các mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty:
- BQLDA nên cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ mới Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B
Phó ban Phụ trách Kế hoạch Phó ban Phụ trách Thi công
P.Kế hoạch P.Vật tư P.Kỹ thuật P.GPMB
XD P.Tài chính -Kế toán
Phó ban Phụ trách Kế hoạch Phó ban Phụ trách Thi công
P.Kế hoạch P.Vật tưP.Giám sát thi côngP.Đề bùP.Tài chính -Kế toán P.hành chính -tổng hợp
Tổ Đấu thầu Để phù hợp với nhiệm vụ mới, và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các phòng, BQLDA nên đổi hai phòng: Phòng Kỹ thuật, Phòng Giải phóng mặt bằng và xây dựng lập hai phòng mới là Phòng Giám sát thi công và Phòng Đền bù Đồng thời thành lập thêm Tổ đấu thầu dưới sự quản lý của Phòng Kế hoạch để có thể thực hiện công tác đấu thầu một cách chuyên nghiệp hơn.
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của BQLDA hiện nay:
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức của BQLDA sau khi đã thay đổi:
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng mới:
Phòng Đền bù sẽ có chức năng, nhiệm vụ: giải quyết các công việc liên quan đến vấn đề về mặt bằng, địa điểm xây dựng công trình.
Phòng Giám sát thi công có chức năng, nhiệm vụ: kiểm tra, đôn đốc quá trình thi công công trình của các Nhà thầu và xử lý các vấn đề liên quan đến hiện trường công trình.
Tổ đấu thầu: hoạt động dưới sự quản lý của Phòng Kế hoạch, trực tiếp thực hiện các công việc trong quá trình đấu thầu.
Trong Tổ đấu thầu thì có thể có sự phân chia công việc như sau:
Bảng 9: Phân chia công việc tại tổ đấu thầu
Hạng mục công việc Số người thực hiện
1 Lập kế hoạch đấu thầu 02
2 Lập hồ sơ mời thầu 01
3 Kiểm soát hồ sơ và hợp đồng 01
Số lượng cán bộ trong Tổ đấu thầu tối thiểu cần 4 người Mỗi cán bộ sẽ đảm nhận các công việc khác nhau nhưng họ có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình tiến hành công việc như mở thầu,…
- Chuyên môn hoá các công việc tại các phòng của BQLDA.
Việc quản lý các công việc tại BQLDA nên phân định theo từng cấp và có sự chuyên môn hoá, chia bớt trách nhiệm cho cấp dưới Trong mỗi phòng, nhiệm vụ được phân chia cụ thể theo nhóm thực hiện Hàng tuần nên có những buổi họp giao ban để phổ biến công việc, thông tin công việc giữa các phòng với nhau Như vậy, mỗi cán bộ của BQLDA có thể nắm vững những tổng quan cũng như tình hình chung của toàn dự án để linh hoạt trong việc giải quyết công việc.
- Hàng tuần đều có báo cáo tổng hợp về tiến độ chung của các dự án.
Mỗi phòng đều có báo cáo riêng và hàng tuần có báo cáo theo tuần về tiến độ chung của các dự án Chính vì vậy, không chỉ cấp trên mà cả cán bộ Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B có thể nắm bắt được tình hình chung của từng dự án BQLDA cần thực hiện báo cáo chi tiết và có báo cáo tổng kết chung cho từng dự án, báo cáo năm cần đưa ra phương hướng và giải pháp thực hiện
- BQLDA cần chủ động cho các phòng triển khai thực hiện kế hoạch
Khi có kế hoạch cho một dự án mới, Ban lãnh đạo BQLDA phổ biến nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng cho các Trưởng phòng một cách rất tổng quát Các phòng sẽ dựa vào nội dung tổng quát đó vạch ra kế hoạch chi tiết cho từng cán bộ trong phòng của mình.
- BQLDA phải không ngừng nâng cao năng lực của chính mình.
Muốn vậy, BQLDA cần phải nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện đang tham gia vào công tác đấu thầu, bằng cách:
+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn ngày do BQLDA tổ chức hay thuê các giáo viên ở các Trường đại học, chuyên viên ở Vụ đấu thầu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, …
+ Thành lập đoàn đi tham khảo học tập về đấu thầu ở các đơn vị bạn như Công ty Điện lực Hồ Chí Minh,…
+ Cử cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực đi đào tạo tại nước ngoài về đấu thầu để sau này về làm cán bộ nòng cốt cho BQLDA trong đấu thầu. Đặc biệt chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành đấu thầu cho cán bộ vì có thể có các gói thầu có sự tham gia của các Nhà thầu nước ngoài để tránh được những tình huống khó xử do trình độ ngoại ngữ kém. Quá trình đấu thầu như một cỗ máy hoàn chỉnh mà mỗi chuyên gia như một bộ phận của cỗ máy ấy Cỗ máy muốn hoạt động đạt hiệu suất tối đa thì đòi hỏi mỗi bộ phận cũng phải hoàn hảo nhất, có nghĩa là các chuyên gia phải chuyên sâu một công việc và hiểu biết tổng thể nhiều lĩnh vực.Đây là một yêu cầu quan trọng của các chuyên gia khi tham gia đấu thầu,đặc biệt là đấu thầu quốc tế Vì các chuyên gia chính là những người trực tiếp bóc tách công việc từ hồ sơ thiết kế, xây dựng bảng tiên lượng trong hồ
6 2 sơ mời thầu, … và đặc biệt là công tác xét thầu.Việc bố trí, sắp xếp các nhóm chuyên gia đấu thầu là rất quan trọng, chẳng hạn như: nhóm chuyên gia về thị trường chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường; nhóm chuyên gia về kinh tế chịu trách nhiệm về nội dung kinh tế của các dự án đấu thầu, họ phải là các chuyên gia giỏi quyết định các yếu tố liên quan đến giá bỏ thầu, lợi nhuận và hiệu quả mang lại của dự án; nhóm chuyên gia về kỹ thuật công nghệ thi công tập trung giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ của các loại hồ sơ, đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu thông qua thực tiễn chỉ đạo thi công tại các công trình xây dựng (đó là các chuyên gia đã từng tham gia các dự án thi công theo tiêu chuẩn quốc tế) Nhóm chuyên gia về thiết bị thi công chịu trách nhiệm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho dự án, tính toán chi phí thiết bị.
- BQLDA cũng có biện pháp bố trí sử dụng cán bộ hợp lý
Do hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu thiếu nên các cán bộ thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc, phải làm việc ngoài giờ,… Chính điều đó làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ Vì vậy, BQLDA phải bố trí hợp lý đúng người, đúng việc” và có thể tuyển thêm các cán bộ mới.
BQLDA cũng nên đưa ra một số chính sách mang tính động lực (thưởng, phạt vật chất) để khuyến khích, động viên các cán bộ làm việc với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao.
- BQLDA cần đầu tư các trang thiết bị văn phòng hiện đại
Kiến nghị với Công ty Điện lực Hà Nội
Vì BQLDA trực thuộc Công ty Điện lực Hà Nội nên mọi chế độ đối với cán bộ thanh viên của BQLDA là do Công ty quyết định Vì để BQLDA có thể thực hiện tốt hơn công việc được giao thì Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Phân cấp thẩm quyền, mở rộng phạm vi quyền hạn cho BQLDA;
- Xây dựng hệ thống lương thưởng, phạt để khuyến khích những người làm tốt công việc, đặc biệt cho các cán bộ làm thêm giờ;
- Tuyển thêm nhân sự cho BQLDA;
- Đào tạo sâu hơn về công tác tổ chức đấu thầu;
- Thông tin về tình hình dự án phải được cập nhật hàng ngày;
- Tăng cường các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác tổ chức đấu thầu.
- Đầu tư và ứng dụng lĩnh vực công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý dự án,
- Xây dựng mạng LAN trong Công ty để các phòng ban có thể trao đổi thông tin nhanh chóng,…
Kiến nghị với cơ quan chính quyền và các Điện lực Quận, Huyện
Các cơ quan chính quyền địa phương và Điện lực nơi có công trình đi qua cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho BQLDA hoàn thành tốt việc thực hiện dự án.
Các cơ quan chính quyền cần nhận thức rõ vai trò và những lợi ích vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa bàn nơi công trình đi qua Do đó, các cơ quan sở tại, chính quyền địa phương cần phải giúp đỡ BQLDA trong việc cung cấp thông tin về quy hoạch trong thời gian dự định xây dựng công trình, các thủ tục giấy tờ phải trình duyệt hay sự biến động giá cả đất đai, đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục tập quán của dân cư ở nơi đó.
Các đơn vị Điện lực cần tham gia cùng BQLDA hơn nữa trong việc quản lý để khi vận hành không xẩy ra bất cứ một trục trặc hay sự cố nào. Trong các đơn vị này cần cử ra những cán bộ giám sát có năng lực chuyên môn cao để cùng với BQLDA tiến hành giám sát nghiệm thu từng hạng mục, công việc và toàn bộ công trình sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo mọi lỗi kỹ thuật hay các sai phạm đều được sửa chữa kịp thời.
Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu ở BQLDA – Công ty Điện lực Hà Nội Mỗi một giải pháp có thể là nghiên cứu rất cần thiết cho công tác tổ chức đấu thầu tại BQLDA. Tuy nhiên, các nội dung đó cũng chưa thật cụ thể, không tránh khỏi những Đinh Thị Cẩm Vân QTKD Công nghiệp 43B sai sót song nó đã cho thấy được sự cần thiết và hiệu quả về công tác tổ chức đấu thầu khi có các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại.