Theo xu hướng hội nhập quốc tế, các trường đại học chủ trương đánh giá chấtlượng ĐGCL theo các bộ tiêu chuân của khu vực và quốc tế như AUN-QA - Mạnglưới Đảm bảo chất lượng các trường đạ
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HOC GIAO DUC
RO 256096; 9<
ĐÀO KHÁNH LINH
PHAN TÍCH BAO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI MỘT
TRUONG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH
THEO BỘ TIỂU CHUAN AUN-QA
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 5/2024
¥.
ae AS
Trang 2TRUONG DAI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DUC
PHAN TÍCH BAO CÁO DANH GIÁ NGOÀI
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI MỘT
TRUONG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH
THEO BỘ TIỂU CHUAN AUN-QA
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC
PGS TS PHAM THI HUONG
Thành pho Hồ Chi Minh - 5/2024
Trang 3MUC LUC
Co cer! i), ko grereereebeeeocrtiicitiittittgrtglrtSEHESEHIGEIGEHGEGI1GG01HS0E0S021.g08 4
DANH MUG CÁC TU VIET TAT wsscsssssssssscsssuscsscssssnsssnsssesassnsscnesscsssccsssvassscsseonsnansnies 5DANH MUG CAG BANG BIR UU osscsecsctssessscsssscrersteonieenienenieinnenvannennennaced 6
DANH MUC CÁC HÌNH VỀ ssssssscssssscsssscsssscsssscesssssssstssssissssissssisssssensssanssessnnieness 6
MGIDAUT ẻ ẻ‹( .(ẻ{aẻ{.{Ö{ ỖÖ 6õ Ïẽ 6 sẽ sẽ 7
N0 000,000 TC 434 7
2 Mue Gich pHH1ÊD COU cacsnioiniiisitiiiiiii113511114111281316311316611385515385558383885381631538555558538855558 8
3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu - 2-2 + ++£S+xe£ExtZxkEtZSeEEzzrrrserrvee §
4 Giả thuyết nghiên cứu 2-22©2222S2x22 v22 322 E222EE222222 211A tEkcrrrrrrrrrree §
).NHiệm Vụ BIS CỮU:iiicccicciiicinnt112261111311184111261113541185151885819455556118855198635358859185353581858 8
6 GiGi ham 1 8 9
7 Phương pháp nghiên CỨU HH HH HH HH HH Hàn Hà nh tàn th 9
8 Cau tric M6 nẽ -.Œ«ÄäÄÂAHặHẶHA.HẶ)H)H)HĂH 10
CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE DAM BAO VA KIEM DINH CHAT LUQNG
ST Issacs saces casas =-. =-=-= -.-=.-==.-ẽ=== =.= 11
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn G6 cccecseesssesssussssesssucessecssnecssecssvecsuessnesenseesaceesucesnecssees 1]
1.1.1 Các nghiên cứu về dam bao và kiểm định chất lượng giáo dục 1]
1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá chat lượng giáo duc va phan tích Báo cáo
Đánh gid ngoài theo bộ tiêu chuẩn AUIN-QÁ - sec ccctecssctecsrrsrrtrcserrseea 12 1.2 Cáo kiiải niệm liên quan đến đề ti cessscecsssossscoassscosssconsasonssesnssasosnasssnssssnasss 12
Í,2.Í GIAO AUG taattiidiiiät11511151113815158553855438853555358553985535855385553185431854518555134815581855818558 12
I 212) CHAN s.022401220116511912211912)1222510927)1127091234)3221092095151222020919102240013101850126110022101 13
1.2.3 Dédin bo Chat an na na1 ,H, Ô 14
Trang 4I.215:,ñ 6N 0ÌNIĐERATEHTUDNNG+tiseriov2i2092211)0011163111620030210305411891308333382311831618201305512903001830 16
1.2.6 Một số khái niệm KNGC so eecssecsssscsssssesssvesssvessseessvecssecssvessuesssessusssnsesnessseesneeses 171.3 Hệ thống dam bảo chất lượng trong giáo dục đại học - s2 17
1.3.1 Đảm bảo chất lượng bên trongg ccs scccscccczckecckerrsrrrerrrecrkerrsrrree 18
1.3.2 Đảm bảo chất lượng bên NOMI ceccssssesssecssessssssesssesssesssessesssecsseesseessessesseenees 20
ƒ 515: IKIEPINIINIHENDHIDDDIEL-s:s2s0 221002240303 0123 01423021312164213821334483)3031391213438123440214402333: 21
1.4 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn AƯN-QA -5occ5ccccsccseceerrsrrrscerrer-c 23
1.4.1 Quả trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp chương
WiNIRIAOIEO 155.-122 4 52140 611102212132/001220032331323503533333013033332213322313233192612326:3226:32 23
1.4.2 Mô hình dam bao chất lượng cấp chương trình đào tạo theo AUN-OA 26 1.5 Giới thiệu một số bộ tiêu chuẩn khác - - 6 s+x£SS+keExcEeEEeEreexkrerkreerree 32
CHƯƠNG 2 PHAN TÍCH BAO CÁO DANH GIÁ NGOÀI 5 CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINHTHEO BỘ TIÊU CHUAN AUN-QA 25< 22252225 2225502535000356008s6000ss0 36
2.1 Khái quát về Trường Dai học Sư phạm Thành pho Hồ Chí Minh 36
Zo ET OR SEP INIA HÌÍT:2ss::ss35223211534355133553333553333533338333353333535333343833433923353558535395233053 36
2.1.2 Số liệu thông KE cơ DAN ccccsecsssessssssesssecssesssessesssecsseessessuessecssvessvenursseessvenseeserees 36
2.1.3 Sử mạng - Tâm nhìn - Giá trị cot lõi - Triết lý giáo dục 39
2.2 Khái quát 5 chương trình đào tạo tại một trường đại học ở Thanh pho Hồ Chí Minh thực hiện đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chuan AUN-QA - 40
2.2.1 Chương trình đào tạo Cứ nhân Ngôn ngữ Trung Quốc 40
2.2.2 Chương trình dao tạo Cứ nhân Công nghệ thông tÙn e<ccc<<ee+ 4I
2.2.3 Chương trình đào tạo Sư phạm Vật Ùý c««eeeeieeeeikeeeerrererree 43
2.2.4 Chương trình đảo tạo Sư phạm HOG HỌC vs ssesinseieeeieekreesres 44 2.2.5 Chương trình đào tạo TAM WY HỌC ~ cc«ckecSekeiseieeeieereerreereree 46
Trang 52.3 Kết quả đánh giá dựa trên bộ tiêu chuân AUN-QA eo 47
2.3.1 Các tiêu chuẩn có điểm trung bình cao nhất (Tiêu chuẩn 6, 8 và 9) 49
2.3.2 Các tiêu chuẩn có điểm trung bình cao thứ 2 (Tiêu chuẩn 2, 4 và 10) 53
2.3.3 Các tiêu chuẩn có điểm trung bình cao thứ 3 (Tiêu chuẩn 5, 7 và HÌ) 56
2.3.4 Các tiêu chuẩn có điểm trung bình thấp nhất (Tiêu chuẩn 1 và 3) 59
2.4 Một số biện pháp cải tiền hoạt động đánh giá chất hrong 62
2.4.1 Đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá chất lượng tại Trường Đại học Sư Phi TPH CM :oipnitiiibitisiii4110141111431115343656113855158555358ã551881985815885555561388551585319885518ã353831 62 2:4.2 Các ĐIỆN DHÁP::-:::cccccciiiciiasiaias2s135531125321223585835382555583335558358531555185355325555885ã8853 63 KETEUANVAIKRINNGH Ea a.a.aaaaaaaneaa aa 68 Oe 68 Ds RBG wa Wid csusneobeoiisitgiitgiii0100400011400130504635863386334986368314656883838663486038668861330g80838638 3064 69 2.1 Đối với lãnh đạo Trường Đại hỌC - «ch HH Hà, 69 2.2 Đối với các Khoa/Bộ môn có chương trình đào tạo được đánh giá 69 2! 5: (DU ENđỒÌÍNBÑ RANE WER incisive 70
TATIETEDTHAM KH O co aiỷ-iaaararaaaraaoaiairiaraarororraaaa-aanerna 71
EHUEHG escaccescscsacsasecsessccezsccsseszascescsssceszscasausszsssssssssesasstsacassassteascenmacsunsssaueseumsesnis 1
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Trường Dai học Sư
phạm Thành phố Hỗ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em được học tập va rén luyện trong môi trường giáo dục tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm khoa Khoa học Giáo dục,Quý Thầy Cô giảng viên đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn và kỹnăng cần thiết để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em đặc biệt biết ơn Cô Phạm Thị Hương, người đã tận tình hướng dan, gop ý
và động viên em trong suốt quá trình thực hiện dé tài “Phân tích báo cáo đánh giángoài các chương trình đào tạo tại một Trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh
theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA” Nhờ sự hướng dẫn của Cô, em đã từng bước hoàn
thành chặng đường cuối cùng của sinh viên.
Tuy đã có gắng hoàn thiện dé tài khóa luận trong phạm vi va kha năng cho phép nhưng chắc chắn em sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý
vả nhận xét của Quy Thay Cô.
TP Ho Chi Minh, tháng 5 năm 2024
Tác giả
Đào Khánh Linh
Trang 7DANH MUC CAC TU VIET TAT
ASEAN University Network - Quality Assurance
AUN-QA (Mang lưới Dam bao chat lượng các trường đại hoc
ASEAN)
ee mm
= - ơnn
Trang 8Những thay đôi của bộ tiêu chuân ĐGCL 24
cấp CTĐT theo AUN-QABảng 1.2 | Thang điểm AUN-QA =
Quy mô đảo tao năm học 2022-2023 của
Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Ket quả đánh giá tóm tat 05 CTĐT Trường Đại học Sư phạm TPHCM dựa trên bộ tiêu
chuân AUN-QA
DANH MỤC CÁC HÌNH VE
Hình 1.1 He thông DBCL trong GDDH | = |
Trang 9MO DAU
1 Lido chon dé tai
Tại Hội thảo Giáo dục 2023 với chủ dé “Thẻ chế, chính sách nâng cao chấtlượng giáo dục dai học (GDDH)”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần ThanhMẫn nêu rõ “GDDH có vai trỏ đặc biệt quan trọng trong phát triển nguôn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Các trường đại học không chi là nơi dao tao,cung cấp nguôn nhân lực chất lượng, trình độ cao, mà còn là nơi nuôi dưỡng, pháttriển tri thức, tiềm lực khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, tạođộng lực mới cho hội nhập và phát triển bên vững Vì vậy, nâng cao chất lượngGDDH là nhu cau tất yếu và cấp thiết trong bối cánh nên kinh tế tri thức” Trong đó,đảm bảo chất lượng (ĐBCL) GDĐH là yếu tố then chốt đẻ nâng cao trình độ học vấn,
kỹ năng và kiến thức của người hoc (NH), đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Côngtác ĐBCL GDĐH giúp củng cỗ niềm tin của xã hội vào hệ thông giáo dục, thu hút sinh
viên theo học và tao dựng uy tín cho các cơ sở giáo dục (CSGD) Ngoài ra, ĐBCL giáo dục giúp đánh giá hiệu quả của các trường đại học, từ đó đưa ra các biện pháp cải
tiến và nâng cao chất lượng dao tạo.
Theo xu hướng hội nhập quốc tế, các trường đại học chủ trương đánh giá chấtlượng (ĐGCL) theo các bộ tiêu chuân của khu vực và quốc tế như AUN-QA - Mạnglưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN, FIBAA - Quỹ Kiểm định các chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế, QAA - Cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Vương quốc Anh, HCERES - Hội đồng cấp cao vẻ đánh giá nghiên cứu
vả giáo dục đại học Pháp Nỗi bật trong số đó là Bộ tiêu chuẩn AUN-QA, được pháttriển và áp dụng trong khu vực Đông Nam A, nơi có nhiều quốc gia thành viên, baogom Việt Nam Đánh giá chất lượng chương trình đảo tạo (CTĐT) theo chuẩn AUN,đặc biệt là thông qua báo cáo đánh giá ngoài giúp các trường biết CTĐT đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực Tiếp nữa, để phát hiện chương trình còntồn tại những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tam
các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực.
Phát huy thế mạnh và nên tang chất lượng cùng với định hướng chuẩn hóa CTĐT theo bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trường Dai học Sư phạm Thành phố HỗChí Minh (TPHCM) đã đấy mạnh công tác đánh DGCL và kiểm định chất lượng(KĐCL) đi từ cấp CTĐT đến cap CSGD, từ bộ tiêu chuẩn trong nước, đến các bộ tiêu
Trang 10chuân khu vực và quốc tế Trong đó, 4 CTDT gồm Sư phạm Hóa học, Sư phạm Vật Lý,
Giáo dục tiểu học và Tâm lý học đã thực hiện đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA
năm 2021 và 4 CTĐT gồm Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc vaCông nghệ thông tin năm 2022 Hoạt động này là tiền đề và là bước đi quan trọng củaTrường Đại học Sư phạm TPHCM trong quá trình tiếp cận chất lượng khu vực, đạtđược sự công nhận của các bên liên quan vả đây nhanh quá trình hội nhập Việc cácCTĐT đạt chuẩn AUN-QA không chi đem lại lợi ich cho nhà trường, sinh viên mà có
cả xã hội Đặc biệt, thông qua báo cáo đánh giá ngoài những điểm mạnh và điềm cancải thiện của CTDT đã được chỉ ra, và nhà trường phải có kế hoạch hành động cụ thé
dé cải tiến khắc phục những tồn tai nay Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài
“Phân tích báo cáo đánh giá ngoài các chương trình đào tạo tại một trường Đại học
ở Thanh phố Hồ Chí Minh theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA” làm đề tài Khóa luận tốt
nghiệp, chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích báo cáo đánh giá ngoài các chương trình
dao tạo tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chi Minh theo bộ tiêu chuan
AUN-QA Từ đó xác định được điểm mạnh và điểm tồn tại của các chương trình đào tạo tạiTrường Dai học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA và đềxuất một số biện pháp cải tiền hoạt động đánh giá chất lượng các chương trình dao tạo.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thẻ nghiên cứu: Công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục3.2 Dối tượng nghiên cứu: Báo cáo đánh giá ngoài các CTDT tại trường Đại
học Sư phạm TPHCM theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.
4 Gia thuyết nghiên cứu
Thông qua báo cáo đánh giá ngoài, có thé thay rang, Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã có nhiều nỗ lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng các CTĐT Song, bên cạnh điểm mạnh cần phát huy, các CTĐT vẫn có điểm tôn tại ảnh hướng đến điểm đánh giá, phần lớn ở những tiêu chuẩn cốt lõi liên quan đến chuẩn đầu ra và chương
trình dạy học.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của Khóa luậntốt nghiệp là:
Trang 11- Lam rõ cơ sở lí luận về đảm bảo va kiểm định chất lượng;
- Phân tích bao cáo đánh giá ngoài 5 CTĐT tại Trường Đại học Sư phạm
TPHCM theo bộ tiêu chuân AUN-QA, gồm CTDT Ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ
thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Tâm lý học;
- Đánh giá và dé xuất một số biện pháp cải tiến chất lượng các CTDT
6 Giới han đề tài
Về nội dung nghiên cứu: Dé tài tập trung vào nghiên cứu báo cáo đánh giá
ngoải 5 CTĐT tại trưởng Đại học Sư phạm TPHCM.
Về thời gian nghiên cứu: Dé tài triển khai thực hiện từ tháng 10/2023 đến tháng
4/2024.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm xây dựng đề cương nghiêncứu và cơ sở lí luận cho đề tai.
- Xác lập cơ sở lí luận cho việc lựa chọn, thiết kế công cụ nghiên cứu vả
phương pháp nghiên cứu của đề tai.
Cách thực hiện: Phương pháp nay được thực hiện thông qua quá trình thu thập.
phân tích, tông hợp và hệ thống hóa những công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoai nước có liên quan đến dé tải dé xây dựng hệ thống cơ sở lí luận cho đề tài
nghiên cứu.
7.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Mục đích: Khóa luận tốt nghiệp sử dụng phương pháp này đề tông hợp và phântích các dữ liệu cụ thẻ từ bản tóm tit báo cáo đánh giá ngoài các CTDT của Trườngtheo bộ tiêu chuân AUN-QA như: điểm của từng tiêu chuẩn, điểm tông kết của từng
CTĐT.
Nội dung:
Trang 12- Thu thập bản tóm tắt báo cáo đánh giá ngoài của các CTDT của Trường Đại học Su
phạm TPHCM theo bộ tiêu chuan AUN-QA;
- Xác định mức điểm của từng tiêu chuẩn và mức điểm tông kết của các CTĐT củaTrường Đại học Sư phạm TPHCM theo tóm tắt báo cáo đánh giá ngoài, bộ tiêu chuân
AUN-QA;
- Xác định điềm mạnh, điểm tồn tại của các tiêu chuẩn va dé xuất biện pháp
Cách thực hiện: Thu thập, phân tích, thống kê và xử lý số liệu.
8 Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Nội dung:
Chương I Cơ sở lí luận về dam bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
Chương II Phan tích báo cáo đánh giá ngoài 5 chương trình đảo tạo tại một trường Đại
học ở Thành phố Hồ Chi Minh theo bộ tiêu chuan AUN-QA
Kết luận và Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 13CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE DAM BẢO VA KIEM ĐỊNH CHAT LƯỢNG
GIÁO DỤC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo duc
Xuất hiện rất sớm ở Hoa Kỳ va Bắc Mỹ đến nay, công tác ĐBCL va KĐCL giáo dục là một hiện tượng ngày cảng trở nên quan trọng, nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ đối với cộng đồng GDĐH trên toàn cầu mà còn đối với mỗi quốc gia
khác nhau Đó là một quá trình có chủ đích được các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu, các nhà quan lý giáo duc, các CSGD đại học, các quốc gia không ngừng thúc daynghiên cứu Tác động của nó vượt ra ngoải phạm vi GDDH đơn thuần, có ảnh hưởng
đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhằm sánh vai với các nước trong khu vực và quốc tế.
Từ đó đến nay, ĐBCL, KDCL giáo dục nói chung và DBCL, KDCL giáo dục đại họcnói riêng đã trở thành chủ dé của nhiều cuộc tranh luận, nhiều công trình nghiên cứu
với các trọng tâm và chủ dé khác nhau từ lý luận đến thực tiễn, từ quy mô nhỏ đến quy
Lê Huy Tùng (2020) “Mor số dé xuất lựa chọn mô hình kiêm định chất lượng
giáo dục đại học tại Việt Nam ” trên Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam: trình bày
các mô hình KDCL giáo dục Việt Nam đã sử dụng và dé xuất một mô hình KDCL
GDĐH phủ hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Hữu Cương (2017) “Mor số kết qua đạt được của kiếm định chất lượnggiáo duc đại học Việt Nam và kế hoạch triển khai trong tương lai” Tạp chí Quan lýgiáo đục: tông hợp một số kết quả đạt được, trọng tâm vào xây đựng các văn bản quyphạm pháp luật, xây dựng hệ thong DBCL, kiêm định CSGD và kiêm định CTĐT va
trình bày kế hoạch triên khai công tác KĐCL GDĐH ở Việt Nam thời gian tới.
Nguyễn Quang Tuấn (2023) “Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông giai đoạn 2025-2030" trên Tạp chi Khoa học Giáo dục Việt Nam: thảo luận
Trang 14về KĐCL và thực trạng Kiểm định chất lượng trường trung học phô thông, từ do dé
xuất kế hoạch Kiém định chất lượng trường trung học phô thông giai đoạn 2025-2030.
1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá chất lượng giáo duc và phân tích Báo cáo Đánh
giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA Johnson Ong Chee Bin (2014) “Phân tích kết quả đánh giá cấp chương trình tại Việt Nam theo AUN-QA và các dé xuất cải thiện” Kỷ yêu Hội thao dam bảo và kiểm định chat lượng giáo đục đại học - Con đường hội nhập quốc tế: tìm hiểu kết qua của 18 CTĐT từng được AUN-QA đánh giá tại Dai học Quốc gia Hà Nội và Đại họcQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 - 2013 Từ đó, đề xuất những giảipháp cụ thé dé cải thiện chất lượng CTDT theo từng tiêu chuẩn
Võ Sỹ Mạnh, Nguyễn The Anh (2021) “Đánh giá ngoài chương trình đào tao
trình độ Đại học theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Kết qua và khuyến nghị
đối với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam ” Tap chi Khoa học Giáo dục Việt Nam: đềxuất một số kiến nghị nâng cao chất lượng CTĐT thông qua kết quả đánh giá ngoài.
Võ Lê Hoàng Quyên, Nguyễn Đức Chính, Tran Xuân Bách (2023) “Äột số vấn
dé lí luận về quản li các chương trình đào tạo bac Đại học theo Bộ tiêu chuẩn OA” Tap chí Khoa học Giáo dục Việt Nam: giới thiệu chỉ tiết, cụ thể cơ sở pháp lílàm cơ sở cho việc đề xuất quy trình xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong, cách vậnhành, cách đánh giá cải tien nhằm duy trì và nâng cao chất lượng CTĐT.
AUN-1.2 Cac khái niệm liên quan dén đề tài
1.2.1 Giáo duc
Theo tác giả Tran Thị Huong, Nguyễn Dức Danh, Hồ Văn Liên, Ngô Dinh Qua
(2017), giáo dục “hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội từ thé hệ trước
cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản xuất và đời sống xã
hột".
Giáo dục còn được biết đến là quá trình liên tục nhằm nâng cao kiến thức, kỹnăng và phát triển toàn diện con người Quá trình này bao gôm việc truyền đạt kiếnthức, kỹ năng, giá trị đạo đức, văn hóa từ thé hệ này sang thé hệ khác, cũng như kích thích sự phát triển tư duy, sang tạo và khả năng tự học của mỗi cá nhân Theo nghĩarộng, giáo duc là mọi ảnh hưởng tác động đến sự phát trién của con người, bao gồm
ảnh hưởng từ gia đình, nhà trường, xã hội Theo nghĩa hẹp, giáo dục là hoạt động có
Trang 15mục dich, có kế hoạch được thực hiện trong các CSGD nhằm truyền đạt kiến thức, kỳ
nang và ren luyện đạo đức cho NH.
Giáo dục đại học được hiểu là một bậc học sau giáo dục phỏ thông, bao gồmtrình độ cao đăng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiễn sĩ và các CTĐTchuyên môn khác Thông qua đó, trang bị cho NH kiến thức chuyên môn, kỳ năngnghề nghiệp và kỹ năng mêm can thiết dé đáp ứng yêu cau của thị trường lao động, có
khả năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, sáng tạo và khởi nghiệp.
vọng”.
Dối với GDDH, khái niệm chat lượng càng khó dé định nghĩa hơn vì khó phân
biệt được đâu là “san phẩm”, đâu là “khách hàng" Sinh viên có phải là “sản phẩm” mà
trường đại học cung cap cho xã hội và thị trường lao động, hay sinh viên là “kháchhang” và CTĐT mới là “san pham”? Một trường dai hoc có một hệ thông “sản phẩm"
va "khách hang” da dang và phức tap Tay thuộc vào từng đôi tượng, chất lượng mangnhiều định nghĩa khác nhau và có môi liên quan đến quá trình và kết quả đầu ra(Nguyễn Kim Dung, 2006) Chang hạn theo Harvey và Green (1993) đã đưa ra 5 quanđiểm về chất lượng, như: (1) chất lượng là sự xuất sắc, (2) chất lượng là sự hoản hảo,(3) chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, (4) chat lượng là sự đáng giá đồng tiên, (5)chat lượng là giá trị tuyệt đối.
Như đã trình bay, khái niệm chất lượng mang tinh đa chiều và tôn tại nhiềuquan niệm khác nhau Điều này dẫn đến sự đa dang trong nhu cầu xã hội đặt ra đối vớiGDĐH, cũng như sự khác biệt trong các tiếp cận ĐGCL GDĐH Sự khác nhau như
vậy sẽ dẫn đến những tranh luận hoặc sự không đông thuận về các tiêu chí DGCL
GDDH Tuy nhiên, theo các văn bản của Bộ Giáo dục va Đào tạo (Bộ GD&DT), cụ
thé là tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định điều kiệnthành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức KĐGD do Bộ trưởng BộGD&ĐT ban hành thì Chất lượng giáo dục là “sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục
Trang 16hoặc chương trình giáo dục, dap ứng các yêu cầu của Luật Giáo dục, Luật sửa đồi, bôsung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước” Theo khái niệm nay, tô chức giáo
dục hay CTĐT được xem là có chất lượng khi thực hiện được các mục tiêu giáo dục va
mục tiêu phát triển đã đặt ra theo các tiêu chuẩn, quy trình, công cụ và nguồn nhân lựcphù hợp Đây là cách tiếp cận được nhiều nhà quản lý và nghiên cứu về giáo dục thông
nhất.
1.2.3 Dam bảo chất lượng
Khái niệm DBCL được biết đến lần đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh thôngqua thuyết “Mười bốn điểm dành cho việc quản lý của Edwards Deming” vào năm
1986.
Theo Nguyễn Đức Chính (2002), DBCL là “qua trình xảy ra trước và trong khi
thực hiện Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai phạm có thể xảy ra ngay từbước dau tiên Chất lượng của sản phâm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra
nó từ khâu đầu đến khâu cuỗi theo những tiêu chuân nghiêm ngặt đảm bảo không cósai phạm trong bất kì khâu nào ĐBCL phần lớn là trách nhiệm của người lao động
thường làm việc trong các đơn vị độc lập hơn là trách nhiệm của thanh tra viên, mặc
dù thanh tra cũng có thê có vai trò nhất định trong ĐBCL”
Theo AUN (2009), DBCL là “sự quan tâm có hệ thông, có cau trúc và liên tục đến chất lượng ở hai khía cạnh: duy trì chất lượng và cải tiền chất lượng Quan tâm liên tục đến chat lượng là điều kiện thiết yếu dé ĐBCL và cần có một hệ thông ĐBCLtốt”
Ngoài ra, theo UNESCO (2011), DBCL là “một quy trình đánh giá liên tục (bao
gôm đánh giá, giám sát, đảm bảo, duy trì và nâng cao) chất lượng của một hệ thong
GDDH, các CSGD và CTDT”.
Đối với Wilger (1997) khái niệm ĐBCL được hiểu là “một quá trình phức hợp
mà qua đó trường đại học đảm bảo răng chất lượng của các quy trình giáo dục được duy trì theo những tiêu chuẩn đã dé ra Thông qua các hoạt động đảm bao chất lượng,trường đại học có thê làm hài lòng chính nhà trường, sinh viên và những đối tượng
khác ngoài nhà trường”
Theo Warren Piper (1993), ĐBCL trong GDDH được xem là “tong số các cơchế và quy trình được áp dụng nhằm ĐBCL đã được định trước hoặc việc cải tiễn chat
Trang 171.2.4 Đánh giá chất lượng
Theo tác giả Tran Thị Tú Anh (2008), đánh giá “la việc căn cứ vào các số đo vàcác tiêu chí dé xác định năng lực và pham chat của sản phẩm dao tạo để nhận định,phán đoán và dé xuất các quyết định nhằm không ngừng cao chất lượng sản pham.
Trong giáo dục có 6 loại đánh giá chính: (1) Đánh giá mục tiêu đảo tạo đáp ứng với
yêu cầu kinh tế xã hội; (2) Đánh giá chương trinh/nội dung dao tao; (3) Đánh gia sảnphẩm dao tạo nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo; (4) Đánh giá quá trình dao tao; (5)Dánh giá tuyên dụng; (6) Đánh giá kiểm định công nhận cơ sở đảo tạo”
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 8402:1999 về Quan lý chất lượng và ĐBCL định nghĩa “Đánh giá, lượng hóa chất lượng sản phẩm là việc xác định, xem xét mộtcác hệ thông mức độ mà sản phẩm hoặc một đối tượng có khả năng thỏa mãn các nhucầu quy định.
Theo Woodhouse (1999) định nghĩa ĐGCL là sự đánh giá đưa đến kết quả
diém số, có thé là con số (ví du 1 đến 4), tỉ lệ phần trăm, chữ số (ví dụ A đến F) hoặc
miêu tả (vi dụ xuất sắc, tốt, thỏa mãn, không thỏa mãn) Danh gia có thé đưa ra giớihạn đỗ/trượt theo một phô điểm (hoặc chỉ đơn giản là thang điểm 2 số) ĐGCL đưa ra câu hỏi “kết quả của bạn tốt thé nào?”,
Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh gia chất lượng
chương trình đảo tạo các trình độ của giáo dục dai học định nghĩa ĐGCL CTĐT các
trình độ của GDĐH "là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên
các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến CTDT trongCSGD đại học, bao gồm: Mục tiêu và chuan dau ra của CTĐT; bản mô tả CTĐT, cautrúc và nội dung chương trình đạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của NH; đội ngũ giảng viên (GV), nghiên cứu viên; NH và hoạt
Trang 18một chương trình đào tạo Mục đích của việc đánh giá là dé xác định xem liệu một
trường, một hệ thông hay một chương trình đảo tạo có đạt chất lượng theo yêu cầu hay
khéng”.
Từ những định nghĩa trên, có thê hiểu đánh giá chất lượng GDDH là một quá
trình thu thập, xử lý thông tin và đưa ra nhận định về mức độ đáp ứng các tiêu chuân
quy định của các hoạt động liên quan đến GDDH, bao gom mục tiêu dao tạo, CTDT,đội ngũ GV, NH, cơ sở vật chat, Thông qua hoạt động đánh giá chất lượng, CSGD
đại học cải thiện hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu của xã hội và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
1.2.5 Kiểm định chất lượng
AUN-QA (2009) đã định nghĩa kiểm định là một quyết định chính thức, dựatrên việc đánh giá hiệu suất hoạt động trước đây của nhà trường, cho biết mức độ đápứng của các tiêu chuẩn, các yêu cầu tôi thiêu,
KĐCL là “một quá trình đánh giá bên ngoài (đánh giá đồng nghiệp) nhằm đưa
ra một quyết định công nhận một trường đại học hay một CTĐT của nhà trường đáp
ứng các chuân mực quy định” (SEAMEO 2003)
Tác giả Nguyễn Minh Đường (2009) cũng đưa ra khái niệm tương tự, cụ thê
KDCL là “một hệ thống tô chức và giải pháp dé đánh giá các cơ sở dao tạo và CTĐT
đã đạt yêu cầu về các tiêu chí và chỉ tiêu được quy định KĐCL là giải pháp quản lý chất lượng theo mô hình ĐBCL".
Theo Luật Giáo dục và sửa đôi, bô sung một số điều của Luật Giáo dục 2009,KDCL giáo duc được định nghĩa như sau: KDCL giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằmxác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà
trường và CSGD khác.
Tóm lại, từ những định nghĩa trên, có thé hiểu KDCL là quá trình đánh giá độclập khách quan, dựa trên các tiêu chuẩn và tiêu chí được quy định, nhằm đưa ra quyết
Trang 19thức, kỹ năng, thái độ của NH cần đạt được sau khi tốt nghiệp; nội dung, phương pháp
vả hoạt động đảo tạo: điều kiện cơ sở vật chất - ky thuật, co cấu tỏ chức, chức năng,nhiệm vu va các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ trién khai ngànhhọc đó Chương trình day học của một CTĐT ở một trình độ cụ thé bao gồm: mục tiêuchung, mục tiêu cụ thé và chuẩn dau ra đối ngành học và mỗi học phan; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với mỗi ngành học và mỗi học phan.
Theo Công văn 1075/KTKĐCLGD-KĐDH của Bộ GD&DT, Tự đánh giá
CTĐT là quá trình CSGD dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ
GD&DT ban hành dé tự xem xét, báo cáo về tình trạng chat lượng, hiệu quả hoạt độngdao tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đẻ liên quan khácthuộc CTĐT, làm căn cứ dé CSGD tiền hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trìnhthực hiện nhằm nâng cao chất lượng CTĐT và đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
Danh giá ngoài được Thông tư 38/2013/TT-BGDDT của Bộ GD&DT định
nghĩa là quá trình khảo sát, đánh giá của tô chức KĐCL giáo dục dựa trên các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&DT ban hành để xác định
mức độ CSGD đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
1.3 Hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
Hệ thống DBCL là một tập hợp các quy trình, thủ tích và hoạt động được thiết
kế để đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình đáp ứng các yêu câu về chất lượng Nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên chia các thành tổ trong hệ thông DBCL thành hainhóm chính: Nhóm các thành tố bên trong và Nhóm các thành tố bên ngoài Nhưngsau khi nghiên cứu hệ thống DBCL do Van Vugh và Weserheijden đưa ra, PhạmThanh Nghị (2000) đã đề xuất hệ thống ĐBCL gồm: Quan lý chất lượng bên trong các
cơ sở GDĐH, tự đánh giá và đánh giá ngoài.
AUN-QA (2009) lại cho rằng toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc cungcap, đảm bảo và công nhận chat lượng trường đại học hình thành nên hệ thong DBCL
Trang 20Cac hoạt động này có thé năm trong phạm vi nội bộ hoặc bên ngoài nhà trường AUN
đã cấu trúc hệ thong này gồm 3 thành tố chính: DBCL bên trong, ĐBCL bên ngoài và
(Nguồn: Tải liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuan
AUN-QA phiên ban 3.0, 2016)
Vai trò, ý nghĩa của hệ thông PBCL
ĐBCL GDDH là trách nhiệm của tat cả các CSGD đại học, bởi ĐBCL giáo dục không chỉ phục vụ mục tiêu đánh giá ngoài hay KDCL ma còn là nên tảng giúp duy trì,cải tiễn và nâng cao chất lượng dao tạo bên vững, giúp CSGD đại học có khả năngthích nghĩ, hội nhập và cạnh tranh với khu vực va toàn cầu.
1.3.1 Đảm bảo chất lượng bên trong
Trong hệ thống DBCL thi ĐBCL bên trong - Internal quality assurance (IQA)đối đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây là nền móng ving chắc dé các CSGD đại họckhăng định uy tín vị thế và hội nhập vào nền GDĐH toàn cầu ĐBCL bên trong liênquan đến các chính sách và cơ chế của mỗi CSGD hoặc CTĐT nhằm đảm bảo rằng CSGD hoặc CTDT đó thực hiện các mục tiêu cũng như các tiều chuân cho GDDH nóichung hoặc cho timg lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng
Theo AUN (2009), ĐBCL bên trong là “tông thể các hệ thống, nguồn lực vathông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn của hoạt
Trang 21động giảng dạy, học tập nghiên cứu và phục vu cộng dong Đó là một hệ thống mả
dưới sự tác động của nó, các nhà quản lý và nhân viên hài lòng với cơ chế kiểm soát
đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng trong GDDH” AUN-QA sử dụng
mô hình cho Hệ thống ĐBCL bên trong gồm các thành phần: Khung đảm bảo chấtlượng bên trong, Công cụ giám sát, Công cụ đánh giá, Các quy trình đám bảo chấtlượng đặc biệt dé thực hiện các hoạt động cụ thé, Các hoạt động tiếp theo dé cải thiện
Hinh 1.2 Mô hình AUN-QA về hệ thống IQA
Quy trình QA Dam bảo sự đánh | Đảm bảo chất Pam bảo chất Đảm bảo chất
chuyên biệt gia sinh viên lượng doi ngũ lượng cơ sở vật | lượng ho trợ NH
chat
Các công cy QA Phan tich SWOT Hệ thông thông | Số tay chất lượng
cụ thẻ tin
(Nguồn: ASEAN University Network)
Các chức năng và quy trình DBCL tại một CSGD đại học:
- Xác lập chuẩn: Các cơ sở đảo tạo dựa trên sứ mạng mục tiêu của đơn vị đề xây dựng các chuân mực chất lượng cần đạt được Các chuẩn mực chất lượng đồng thời thẻ hiệnnhững yêu cầu hay kỳ vọng mà nhà trường phải phần dau dé đạt được
- Xây dựng các quy trình: Trên cơ sở các chuẩn mực chất lượng đã được xác lập, nhàtrường cần xây dựng các quy trình nhằm đạt được các chuẩn mực đó Các quy trìnhđược xây dựng dựa trên việc xác định rõ các thành tố như đầu vảo, qua trình, đầu ra
của quy trinh.
- Xác định các tiêu chí đánh giá: Tiêu chí được xem là những điểm kiểm soát và là chuẩn mực đánh giá Trong ĐBCL, các tiêu chí được sử dụng dé đánh giá đầu vào, quátrình, đầu ra của các quy trình cũng như các bước trong quy trình
Trang 22- Vận hành, đo lường, đánh gia, thu thập và xử lý số liệu: Trên cơ sở vận hành các quy
trình DBCL, nhà trường can thu thập, xử lý số liệu dé có những thông tin chính xác
nhằm đánh giá thực trạng DBCL và có cơ sở đưa ra những biện pháp điều trị hữu hiệu
Mục đích xây dựng Hệ thống ĐBCL bên trong là:
- Cải thiện hoạt động day và học;
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của thẻ chế và tuân thủ các tiêu chuẩn bên ngoài;
- Trách nhiệm giải trình với chính phủ và xã hội;
- Cải thiện công tac quản lý:
- Phân bố nguồn lực công bang
Hệ thông DBCL bên trong bị tác động bởi yếu tô nội bộ bên trong va các yếu tố điều chỉnh từ bên ngoài Các yếu tô nội bộ bên trong gồm (1) Hỗ trợ từ phía lãnh dao, (2) Hỗ trợ tai chính, (3) Hệ thông thông tin, (4) Các thủ tục quy trình IQA, Sự tham
gia tích cực của các bên liên quan vao quy trình IQA: Sự tham gia của sinh viên.
Trong đó, yếu tố Sự hỗ trợ của lãnh đạo được xem là một trong những yếu tô quan
trọng nhất tác động đến hiệu quả hoạt động của IQA Lãnh đạo không chỉ giới hạntrong phạm vi ở cấp CSGD mà còn là lãnh đạo cấp khoa/phòng (Michaela, 2018) Lãnh đạo cần thé hiện cam kết và sự hỗ trợ cho hệ thống DBCL bên trong băng cáchPhân bồ nguồn lực tài chính cho hệ hoạt động ĐBCL bên trong Xây dựng văn hóa đềcao CLGD, Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan vào quy trình IQA, Dambảo hệ thông ĐBCL bên trong được thực hiện một cách hiệu quả và liên tục cải tiền
1.3.2 Dam bao chất lượng bên ngoài
DBCL bên ngoài - External Quality Assurance (EQA) dé cập đến hệ thống
PBCL được hoạt động bởi các tô chức bên ngoài CSGD như các tô chức chính phủ
hoặc các cơ quan kiểm định Chức năng chính của ĐBCL bên ngoài là thúc day sự thay đôi và cải tiền chất lượng của CTĐT hoặc CSGD đại học ĐBCL bên ngoài dẫn đến việc tập trung nhiều hơn vào các quyết định, các chính sách dé cải tiền chat lượng
và quản lý chất lượng một cách có hệ thong (Askling, 1997)
Theo AUN (2009), DBCL bên ngoài là "một quá trình đánh giá độc lập và
khách quan về một CTĐT hoặc một CSGD đại học EQA được thực hiện bởi một t6
chức bên ngoài, chăng hạn như một cơ quan kiêm định chất lượng hoặc một nhóm
chuyên gia”.
Mục đích của ĐBCL bên ngoài gồm:
Trang 23- Cải tiễn chất lượng:
- Công khai thông tin vẻ chat lượng;
- Thực hiện trách nhiệm giải trình công khai với các tiêu chuân đạt được
PBCL bên trong và DBCL bên ngoài là 2 trong 3 thành tố của hệ thong DBCL,luôn tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả tối ưu ĐBCL bên ngoài cung cấp đánhgiá độc lập và khách quan về chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí EQA tạo ap
lực tích cực và thúc day các tỏ chức cai thiện chat lượng ĐBCL bên trong tập trung
vao cải tiến liên tục tử bên trong, bao gồm tụ đánh giá, xây dựng hệ thông quan ly chấtlượng và thực hiện các thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động Kết hợp hai thành tốnay tạo vòng lặp cải tiễn liên tục, giúp nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền
vững.
1.3.3 Kiếm định chất lượng
Có hai loại hình kiêm định phô biến là kiểm định CSGD (kiểm định trường) vả
kiêm định CTĐT Kiêm định CSGD tập trung vảo việc đánh giá toàn bộ hoạt động của
một trường đại học dựa trên bộ tiêu chuẩn chung Qua trinh nay xem Xét các yếu tốnhư mục tiêu đào tạo, đội ngũ GV, cơ sở vật chất, chương trình, quan lý chất lượng Kiểm định CTĐT lại đi sâu vào đánh giá một phan cụ thé của trường đại học, đó làmột CTĐT/khóa dao tạo Trọng tâm của kiêm định CTĐT nằm ở các hoạt độngchuyên môn liên quan đến chương trình đó Việc đánh giá có thẻ dựa trên bộ tiêu chuân chung hoặc bộ tiêu chuân riêng của mỗi lĩnh vực dao tạo Quá trinh này xem xét
các yếu tô như cấu trúc, nội dung chương trình, mục tiêu, chuẩn đầu ra, phương pháp
day-hoc, kiêm tra, đánh giá, Lựa chọn loại hình kiểm định phụ thuộc vào mục tiêu
và nhu cầu của mỗi trường đại học Kiểm định CSGD thường được thực hiện dé đánh giá tong thé chất lượng của trường Kiểm định CTĐT có thé được thực hiện khi trường muốn cải thiện chất lượng một chương trình cụ thê hoặc khi chương trình mới được đưa vào áp dụng (với điều kiện đủ thời gian kiểm định theo quy định).
Theo Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29/11/2013 của Bộ Giáo dục vaCông văn số 2085/QLCL-KDCLGD ngày 31/12/2020 của Cục Quan lý chất lượng,các bước thực hiện kiểm định chất lượng CTĐT gồm
(1) Tự đánh giá
- Thành lập Hội đông Tự đánh giá
- Lập kế hoạch Tự đánh giá
Trang 24- Thu thập phân tích và xử lý thông tin, mình chứng
- Viết, lưu trữ và sử dụng Báo cáo Tự đánh giá
- Triển khai các hoạt động sau khi hoan thành Báo cáo Tự đánh gia
(2) Thâm định Báo cáo tự đánh giá
- Chuan bj
- Nghiên cứu hồ so Tự đánh giá
- Viết Báo cáo Thâm định Báo cáo Tự đánh giá
- Trả kết quả Thâm định Báo cáo Tự đánh giá
(3) Dánh giá ngoài và đánh giá lại
- Chuan bị
- Nghiên cứu hồ sơ Tự đánh giá
- Khao sát sơ bộ tại CSGD
- Khảo sát chính thức tại CSGD
- Viết Báo cáo Đánh giá ngoài
(4) Thâm định kết quả đánh giá
- Chuẩn bị
- Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục họp thâm định Kết qua đánh giá chất lượng
giáo dục
- Té chức đánh giá gửi Nghị quyết vẻ việc thấm định Kết quả đánh giá chất lượng giáo đục
- CSGD tiếp nhận Nghị quyết va phản hỏi lại
- Tô chức đánh giá phan hoi CSGD và công khai kết quả Đánh giá ngoài, Nghị quyết
trên Website
(5) Công nhận dat tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
- Xem xét điều kiện công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
- Ra Quyết định và cấp Giấy chứng nhận Kiêm định chất lượng giáo dục
- Công bố công khai Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục
Vai trò, ý nghĩa của KDCL:
- Giúp các trường đại học định hướng và xác định chuẩn chất lượng cho từng hoạt
động Việc phân tích, mô tả hiện trạng, chỉ ra điểm mạnh, tìm được tôn tại đồng thời
lập kế hoạch hành động và dé ra giải pháp nhằm giải quyết các tồn tạo này chính là
những định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của các CSGD.
Trang 25- Giúp các trường đại học có cơ hội xem xét toản bộ hoạt động của mình một cách có
hệ thong dé từ đó điều chỉnh các hoạt động động theo một cách chuan mực nhất.
- Tuyên bố chắc chắn tới các bên liên quan về hiện trạng chất lượng của trường Việc
tự nguyện đăng ký KĐCL giáo dục được xem là lời lời cam kết về chất lượng dao tao
mà nhà trường mang lại cho người học và các bên liên quan.
- Tạo cơ sở xây dựng văn hóa chất lượng cho CSGD Hoạt động KDCL giáo dục dựa
trên các chỉ số, các chuẩn mực dé đánh giá, do đó, các thông tin này sẽ giúp mỗi thành
viên trong CSGD hiểu rõ hơn công việc của mình và những người liên quan; qua đó,
họ biết chủ động không ngừng nâng cao chất lượng công việc của mình, góp phầncùng những người liên quan hành động theo chất lượng, khi đó văn hóa chất lượng sẽ dần hình thành tại CSGD đại học.
Khác với đánh chất chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA là đánh giá đồng cap,xác định mức độ chất lượng trên thang điểm 7 và đưa ra khuyến nghị kiểm định chất
lượng là một quy trình đánh giá CTĐT dé công nhận một cách chính thức CTĐT đã
đạt được những tiêu chuẩn hoặc tiêu chí tối thiểu đã dé ra Nếu kết quả đạt kết quakiểm định, CTĐT sẽ được cấp giấy chứng nhận và có thời hạn theo quy định.
1.4 - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn AUN-QA
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn 4UN-QA cấp chương
trình đào tạo
Năm 1995, Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á (ASEAN
University Network - AUN) được thành lập với mục đích phát triển nguồn nhân lực
thông qua giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á Tính đến tháng 7 năm 2023,
đã có 153 trường đại học đến từ 10 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tôchức nảy, trường Đại học Sư phạm TPHCM chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN vào năm 2019 Nhằm đây mạnh công tác ĐBCL bên trong các trường đại
học trong khu vực, năm 1998, AUN đã đưa ra sáng kiến DGCL GDDH theo những tiêu chuân ĐBCL chung của khu vực Đông Nam A (ASEAN University Network-
Quality Assurance - AUN-QA) Đây cũng là cách mà AUN nâng cao sự tin tưởng lẫn
nhau về chất lượng đảo tạo giữa các trường đại học trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác quốc tế, góp phần từng bước thúc day sự công nhận thành quả nghiên cứu, giáo đục và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông
Nam A.
Trang 26Năm 2004, Tải liệu hướng dan đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tao
theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đã được ban hành lần đầu tiên, phiên bản 1.0 với 18 tiêu
chuân và 72 tiêu chi; Ban hanh phiên ban 2.0 với 15 tiêu chuân và 68 tiêu chí vào năm
2011: Ban hành phiên bản 3.0 vào năm 2015 với 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí thuộc các
nhóm yếu tố khác nhau: đầu vào (input), quá trình (process) và đầu ra output theo mộtchu trình khép kín PDCA (Plan - Do - Check - Act) Sự thay đổi của bộ tiêu chuẩn AUN-QA ở các phiên ban 1, 2 và 3 được thé hiện ở Bảng 1.1 Mới đây, vào tháng 6năm 2021, AUN-QA đã cho ra mat Bộ tiêu chuân AUN-QA phiên bản 4.0 với mụctiêu cải tiễn cách DGCL cấp CTDT va dé phủ hợp với xu hướng GDDH hiện nay
Bảng 1.1 Những thay đôi của bộ tiêu chuẩn DGCL cấp CTĐT theo AUN-QA
Phiên bản 1.0 Phiên bản 2.0 Phiên bản 3.0
đợ
1 Mục đích, mục tiêu và 1 Ket quả học tập mong 1 Ket quả học tập mong
kết quả học tập mong đợi _ | đợi i
2 Mô tả CTDT 2 Mô tà CTĐT 2 Mô ta CTĐT
3 Nội dung CTĐT 3 Nội dung và câu trúc 3 Câu trúc và nội dung
4 Câu trúc CTDT CTDT CTDT
5 Quan điểm sư phạm và | 4 Chiên lược day và học 4 Phương thức dạy và học
chiến lược day va học
6 Kiểm tra, đánh giáNH _ | 5 Kiểm tra, đánh giáNH _ | 5 Kiểm tra, đánh giá NH
7.ChấtlượgGV |6.ChấtlượagGV |ó6.ChấtlượngGV
11, Cơ sở hạ tang và trang | 10 Cơ sở han tang và trang | 9 Cơ sở hạ tang và trang
15 Các hoạt động phát 12 Các hoạt động phát 6 Chât lượng GV
triển đội ngũ trién đội ngũ 7 Chất lượng đội ngũ cán
Trang 2716 Phản hôi của các bên 13 Phản hôi các bên liên 10 Nâng cao chât lượng
17 Đầu ra 14 Dầu ra 11 Dau ra
18 Sự hải lòng của các bên | 1S Sự hai long của các bên
liên quan liên quan
(Nguồn: Tai liệu hướng dẫn đánh gia chat lượng cap chương trình theo tiêu chuân
l Hoàn toàn không đầy đủ, cần cải tiến ngay
Hoạt động ĐBCL được triển khai không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuan,tiêu chí Không có kế hoạch, tài liệu, minh chúng hay kết quả có sẵn Cầnthực hiện ngay các hoạt động cải tiền.
2 Không day đủ và cần cải tiến
Hoạt động DBCL ứng với yêu cầu tiêu chuẩn, tiêu chi mới được trién khai ởbước lập kế hoạch hoặc chưa đây đủ, cần phải cải tiễn nhiều Có rất ít tàiliệu, minh chứng về hoạt động này Thành quả của hoạt động ĐBCL cònhạn chế
Không đây đủ nhưng chỉ cần cải tiên nhỏ
Hoạt động ĐBCL ứng với yêu cầu của tiêu chuẩn, tiêu chí được hoặc định
và triển khai, tuy nhiên cần có những cai tiền nhỏ dé có thé đáp ứng đầy đủyêu cau của tiêu chuẩn, tiêu chí Có các văn bản liên quan đến hoạt độngnhưng chưa có minh chứng rõ rang về việc áp dụng hiệu quả các văn bản
đó Thành quả của hoạt động ĐBCL chưa nhiều hoặc chưa nhất quán.
Day đủ như mong đợi (đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn AUN-QA)Hoạt động DBCL ứng với yêu cau của tiêu chuẩn, tiêu chí được triển khaiday đủ và có minh chứng về việc triển khai Thành quả của hoạt động
DBCL nhất quán và phù hợp với mong đợi
Tot hơn mong đợi (vượt yêu cầu của tiêu chuẩn AUN-QA)
Trang 28Hoạt động DBCL được triển khai tôt hơn so với yêu cầu của tiêu chuan, tiêu
chi Minh chứng cho thấy hoạt động được triển khai một cách hiệu quả Hoạt động động ĐBCL đạt kết quả tốt và có xu hướng tiếp tục đi lên.
Hình mẫu về chất lượng
Hoạt động ĐBCL ứng với yêu cầu của tiêu chuẩn, tiêu chí được coi là hình mẫu về chất lượng Minh chứng cho thấy hoạt động nay được triển khai hiệu quả Hoạt động ĐBCL đạt kết qua rat tốt và và có xu hướng tiếp tục đi
lên.
Xuat sắc (hàng đầu the giới, đăng cấp quoc te)
Hoạt động DBCL ứng với yêu cầu của tiêu chuẩn, tiêu chí được đánh giá xuất sắc hoặc đạt chuẩn quốc tế Minh chứng cho thấy hoạt động này đượctriên khai một cách sáng tạo Hoạt động DBCL đạt kết quả xuất sắc và có xu
hướng cai tiến vượt trội.
(Nguôn: Tài liệu hướng dẫn đánh giá chat lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn
trong nước và 393 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài AUN-QA đã
thực hiện đánh gia ngoài và cấp chứng nhận cho 319 CTĐT tại Việt Nam, chiếm tỉ lệ
§1,17% các CTĐT được các tổ chức KĐCL giáo dục nước ngoai thực hiện tại ViệtNam và chiếm 39,42% tông số CTDT được đánh giá và công nhận chất lượng tại Việt
Nam.
1.4.2 Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình đào tạo theo AUN-QA
Phiên ban 3.0 của mô hình DBCL cấp CTĐT theo AUN-QA (Hình 1.3) bắtđầu từ việc xác định nhu cầu của các bên liên quan Các nhu cầu này được chuyền tảivào kết quả học tập mong đợi (thé hiện trong cột đầu tiên của mô hình) Phần ở giữa
mô hình gồm có 4 dòng, trong đó dong dau tiên dé cập đến cách thức chuyên tải kết
Trang 29quả học tập mong đợi vào CTĐT và cách thức đạt được chúng thông qua phương thức
day và học, hoạt động kiểm tra, đánh giá NH.
Dòng thức hai xem xét đến chất lượng đầu vào, gồm chất lượng GV và đội ngũcán bộ hỗ trợ, chất lượng NH, hoạt động hỗ trợ NH, cơ sở hạ tầng va trang thiết bị.
Dòng thứ ba đề cập đến việc nâng cao chất lượng chương trình, bao gồm thiết
kế và phát triển CTDT, hoạt động dạy va học, hoạt động kiểm tra, đánh giá NH, chấtlượng của các dịch vụ hỗ trợ NH, cơ sở vật chất và phản hồi của các bên liên quan.
Dong thứ tư tập trung vao đầu ra của chương trình, bao gồm tỷ lệ tốt nghiệp tỷ
lệ thôi học, thời gian tốt nghiệp trung bình, tình hình việc làm của NH tốt nghiệp, các
hoạt động nghiên cứu khoa học va sự hai lòng của các bên liên quan.
Cột cuối cùng dé cap đến việc đạt được kết quả học tập mong đợi và những
thành quả của chương trình.
Mô hình này kết thúc với việc đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan vả cải tiễn
liên tục hệ thống PBCL, thực hiện đối sánh dé tìm ra các kinh nghiệm thực tiễn tot
nhất (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2016)
Hình 1.3 Mô hình ĐBCL cấp CTDT theo AUN-QA (Phiên bản 3.0)
Mỏ tả CTĐT | Cau trúc và nội Phương thức | Kiểm tra, đánh giá
dung CTĐT đạy và học NH
Chất lượng | Chất lượng đội | Chất lượng NH | Co sữhạ tang va
giángviên | ngũ cán hỏ hỗ | và tr văn, hỗ trợ trang thiết bị
trợ NH
Nang cao chất lượng
CC.
Đảm bảo chất lượng và đối sánh quốc gia/quốc tế
(Nguôn: Tài liệu hướng dan đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn
AUN-QA, phiên ban 3.0)
Trang 30nhìn và sứ mạng của nha trường.
Tiêu chí 1.2 Kết quả học tập mong đợi bao gồm cả đầu ra chuyên ngành và đầu ra
tông quát (kỹ năng mềm).
Tiêu chi 1.3 Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ rang yêu câu của các bên liên quan
Tiêu chuẩn 2 Mô tả CTDT
Tiêu chí 2.1 Thông tin cung cấp trong bản mô tả CTĐT đây đủ và cập nhật.
Tiêu chí 2.2 Thông tin cung cấp trong bản mô tả môn học đây đủ và cập nhật.
Tiêu chí 2.3 Bản mô tả CTĐT va bản mô tả môn học được công bố công khai va cácbên liên quan dé dàng tiếp cận
Tiêu chuẩn 3 Cau trúc và nội dung CTĐT
Tiêu chí 3.1 CTDT được thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bao “tương thích có địnhhướng” với kết quả học tập mong muốn
Tiêu chí 3.2 Mức độ đóng góp của mỗi môn học vào việc đạt được kết quả học tập
mong đợi được xác định rõ rang.
Tiêu chí 3.3 CTĐT được xây dựng với cau trúc và trình tự hợp lý, có sự gắn kết giữa
các môn học va mang tính cập nhật.
Tiêu chuẩn 4 Phương thức dạy và học
Tiêu chí 4.1 Triết lý giáo dục được trình bày rõ ràng và phô biến đến tất cả các bên
liên quan
Tiêu chí 4.2 Hoạt động đạy và học được xây dựng theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” nhằm đảm bảo việc đạt được kết quả học tập mong đợi.
Tiêu chí 4.3 Hoạt động dạy và học thúc đây học tập suốt đời.
Tiêu chuan 5 Kiểm tra, đánh giá NHTiêu chí 5.1 Hoạt động kiêm tra, đánh giá NH tương thích với các kết qua học tập
Trang 31Tiêu chí 5.3 Các phương pháp kiêm tra, đánh giá bao gồm bảng tiêu chí đánh giá va
thang điểm, được sử dụng dé đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá có độ giá trị, độ tin
cậy và sự công băng
Tiêu chí 5.4 Thông tin phản hồi kết quả kiêm tra, đánh giá được gửi kịp thời và giúpcải thiện chất lượng học tập
Tiêu chí 5.5 Có quy trình khiếu nại về kết quả kiêm tra, đánh giá hợp lý dé NH dễ
đàng tiếp cận.
Tiêu chuẩn 6 Chat lượng GVTiêu chí 6.1 Có kế hoạch phát triển đội ngũ GV (đội ngũ kế thừa, thăng chức, nângbậc, tái phân công nhiệm vụ, cham đứt hợp đồng, hưu tri) dé đáp ứng nhu cầu đảo tạo,
nghiên cứu và phục vụ cộng đông.
Tiêu chi 6.2 Ti lệ GV/NH va tải trọng công việc được đo lường va giám sat dé cảithiện chất lượng giảng day, nghiên cứu và phục vu cộng dong
Tiêu chí 6.3 Các tiêu chí tuyên dụng và tiêu chí tuyển chọn dé bô nhiệm, phân công
vả nâng bậc, bao gồm cả tiêu chuân về đạo đức và tự đo học thuật được xác định rõ vàphô biến đến các bên liên quan
Tiêu chuan 6.4 Năng lực của GV được xác định rõ và được đánh giá.
Tiêu chuẩn 6.5 Nhu cầu về dao tao, phát triển chuyên môn cho GV được xác định va
có triển khai các hoạt động phù hợp dé đáp ứng những nhu câu này,
Tiêu chuẩn 6.6 Việc quản lý theo kết quả công việc của GV (gồm khen thưởng vả
công nhận) được triển khai dé khuyến khích và hỗ trợ đảo tạo, nghiên cứu khoa học vả
các hoạt động phục vụ cộng đồng
Tiêu chí 6.7 Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của GV được quyđịnh rõ, giám sát và đối sánh đề cai tiền chất lượng
Tiêu chuẩn 7 Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ
Tiêu chí 7.1 Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ hỗ trợ (làm việc tại thư viện, phòng
thực hanh, mang công nghệ thông tin và các don vị hỗ trợ NH khác) được triển khai,đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng
Tiêu chí 7.2 Tiêu chí tuyển dụng, bé nhiệm va nâng bậc được xác định rõ và phô biến
rộng rãi.
Tiêu chí 7.3 Năng lực của cán bộ hỗ trợ được xác định rd và đánh giả.
Trang 32Tiêu chi 7.4 Nhu cầu đảo tạo và phát trién chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
hỗ trợ được xác định có các hoạt động được trién khai đáp ứng các nhu cau này.
Tiêu chí 7.5 Việc quản lý theo hiệu qua công việc bao gồm khen thưởng va công nhậnđược thực hiện dé thúc đây và hỗ trợ cho hoạt động dao tạo, nghiên cứu và phục vụcộng đồng
Tiêu chuẩn 8 Chat lượng NH và các hoạt động hỗ trợ NH
Tiêu chí §.1 Chính sách và tiêu chí tuyên sinh được xác định rõ ràng, được ban hành,
phô biến và cập nhật
Tiêu chí §.2 Các phương pháp và tiêu chí tuyên sinh được đánh giá
Tiêu chí 8.3 Có hệ thong phù hợp dé giám sát tiến độ học tập, kết qua học tập và tải
trọng học tập của NH.
Tiêu chí §.4 Có những hoạt động tư van học tập, các hoạt động ngoại khóa, thi dua va những dịch vụ hỗ trợ khác dành cho NH giúp nâng cao chất lượng học tập và khả năng
tìm được việc làm của NHI.
Tiêu chi 8.5 Môi trường tâm lý, xã hội và cánh quan hỗ trợ hiệu qua cho hoạt động
dao tạo và nghiên cứu cũng như tạo sự thoải mái cho NH.
Tiêu chuân 9, Cơ sở hạ tầng va trang thiết bịTiêu chí 9.1 Cơ sở vật chất vả trang thiết bị phục vụ dạy và học (giảng đường phònghọc, phòng chuyên đề, ) được trang bị đủ và cập nhật dé hỗ trợ hoạt động dao tạo va
nghiên cứu.
Tiêu chí 9.2 Thư viện và các nguồn học liệu được trang bị đây đủ vả cập nhật dé hỗ
trợ hoạt động đảo tạo vả nghiên cứu.
Tiêu chí 9.3 Các phòng thí nghiệm và trang thiết bị được trang bị đầy đủ và cập nhật
dé hỗ trợ hoạt động dao tạo và nghiên cứu.
Tiêu chí 9.4 Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng phục vụ học trực tuyến) được trang bị đây đủ và cập nhật đề hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
Tiêu chí 9.5 Các tiêu chuân về môi trường sức khỏe và an toàn được xác định vả thựchiện; có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật
Tiêu chuân 10 Nâng cao chất lượng Tiêu chí 10.1 Nhu cầu và thông tin phản hồi của các bên liên quan được sử dụng dé phục vụ cho hoạt động thiết kế và phát triển CTDT.
Trang 33Tiêu chí 10.2 Quy trình thiết kế và phát triển CTĐT được xây dựng, đánh giá vả cải
tiễn chất lượng.
Tiêu chí 10.3 Quá trình dạy và học, hoạt động kiểm tra đánh giá NH được thường
xuyên rà soát, đánh giá dé dam bảo sự phù hợp và tương thích.
Tiêu chí 10.4 Các thành quả nghiên cứu được sử dụng dé nâng cao chất lượng hoạt
động day va học.
Tiêu chí 10.5 Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và trang thiết bị (tại thư viện, phòng thínghiệm hệ thông công nghệ thông tin vả các dịch vụ hỗ trợ SV) được đánh giá va cảitiến chất lượng
Tiêu chí 10.6 Cơ chế thu thập ý kiến phản hồi và đóng góp từ cán bộ, GV, NH, cựu
NH và nhà tuyên dụng có tính hệ thông và được đánh giá, cải tiền chat lượng.
Tiêu chuẩn 11 Đầu raTiêu chi 11.1 Tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp được xác định, giám sát và đối sánh décải tiễn chất lượng.
Tiêu chí 11.2 Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác định, giám sát và đối sánh décải tiến chất lượng
Tiêu chí 11.3 Tý lệ có việc làm của NH sau khi tốt nghiệp được xác định, giám sát vađối sánh cải tiền chất lượng
Tiêu chí 11.4 Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học của NH đượcquy định rõ giám sát và đối sánh dé cải tiền chất lượng
Tiêu chí 11.5 Mức độ hai lòng của các bên liên quan được xác định, giám sat và đỗi
sánh dé cải tiến chất lượng
Trong đó, chuân đầu ra tương ứng với tiêu chuẩn 1 ĐBCL đầu vào (Chất lượng đội ngũ đảo tạo, đội ngũ hỗ trợ, chất lượng sinh viên, cơ sở vật chất, trang thiết bi) tương ứng với một số tiêu chí của tiêu chuẩn 6, tiêu chuẩn 7, tiêu chuẩn 8, tiêu chuẩn 9 DBCL quá trình (Bản mô tả CTĐT, cấu trúc và nội dung chương trình, chiếnlược dạy và học đánh giá NH, dich vụ hỗ trợ NH, phản hồi của các bên liên quan)
tương ứng với các tiêu chí của tiêu chuẩn 2, tiêu chuẩn 3, tiêu chuẩn 4, tiêu chuân 5 và
tiêu chuẩn 10 DBCL dau ra (Ti lệ đậu va rớt, thời gian trung bình tốt nghiệp hoạtđộng nghiên cứu, thỏa mãn các bên liên quan) tương ứng với một số tiêu chí của tiêu chuẩn 10, tiêu chuẩn 11 Nhu câu các bên liên quan tương ứng với tiêu chuẩn 10 Đốisánh trong nước vả quốc tế tương ứng với tiêu chuẩn 10
Trang 341.5 - Giới thiệu một số bộ tiêu chuẩn khác
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo
duc đại học trong nước
“Tiéu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục
đại học” (Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT) do Bộ GD&DT ban hành ngày 14 tháng 3
năm 2016 và bất đầu có hiệu lực từ ngày 29 tháng 4 năm 2016
Theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH 1a dé các CSGD đại học sử dụng tiêu chuan
dé tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến CTĐT, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đảo tạo va giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng dao tạo của từng chương trình cụ thé; giúp các tổ chức kiêm định chat lượng giáo đục sử dụng tiêu chuẩn đẻ đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêuchuân chất lượng đối với các CTĐT; các tô chức, cá nhân khác có cơ sở dé nhận định,đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với CTĐT của CSGD đại học mà họ quantâm Tính đến ngay 31 tháng 5 năm 2023, Việt Nam đã có 1201 CTĐT được đánh giá,công nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Tuy có mặt tré hơn so với các bộ tiêuchuẩn khác nhưng có đến 809 chương trình đánh giá theo Thông tư 04, chiếm 67,36%tông số các CTĐT tham giá đánh giá và công nhận chất lượng
Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT bao gồm 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí, gồm:
Tiêu chuân | Mục tiêu vả chuân đầu ra của chương trình đảo tạo (3 tiêu chí):
Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo (3 tiêu chí);
Tiêu chuân 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học (3 tiêu chí);
Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học (3 tiêu chỉ);
Tiêu chuan 5: Đánh giá kết qua học tập của người học (5 tiêu chí);
Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (7 tiêu chí);
Tiêu chuẩn 7; Đội ngũ nhân viên (5 tiêu chi);
Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học (5 tiêu chí):
Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trane thiết bị (5 tiêu chí);
Trang 35Tiêu chuan 10: Nâng cao chất lượng (6 tiêu chi);
Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra (5 tiêu chí).
Bộ GD&DT quy định, việc đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn sử dụng
thang 7 mức, cụ the:
Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục;
Mức 2: Không đáp ứng yêu cau của tiêu chi, cần có những giải pháp khắc phục:
Mức 3: Chưa đáp ứng day đủ yêu cau của tiêu chí nhưng chỉ cần một số cải tiến nhỏ séđáp ứng được yêu cầu;
Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí;
Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cau của tiêu chi;
Mức 6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí;
Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.
Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu từ mức 4đến mức 7 là đạt yêu câu.
Tính đến nay, Việt Nam có 7 tô chức kiêm định chất lượng giáo dục trong nước,
gồm:
1 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Dai học Quốc gia Hà Nội
2 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia TPHCM
3 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Đà Nẵng
4 Trung tâm Kiêm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đăng Việt Nam
5 Trung tâm Kiểm định chat lượng giáo dục - Đại học Vinh
6 Trung tâm Kiểm định chat lượng giáo dục Sai Gòn trực thuộc Công ty cô phan Dau
tư giáo dục TPHCM
7 Trung tâm Kiém định chất lượng giáo dục Thang Long trực thuộc Công ty cô phần
Đầu tư giáo dục Hà Nội
Trang 36Tiêu chuẩn FIBAA
Quỹ Kiêm định các Chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế (Foundation for International Business Administration Accreditation - FIBAA) là một tô chức DBCL
của chính phủ Thụy Sĩ, hiện nay FIBAA có hai cơ quan đại điện được đặt tại thành
phé Bonn của Đức và thành phố Zurich của Thụy Sĩ Nhiệm vụ của FIBAA là kiểmđịnh, đánh giá và phát triên các tô chức, chương trình giáo dục trên thể giới trong khốingành xã hội và nhân văn, luật, quản trị và kinh tế.
Do tính khắt khe, yêu câu cao về các tiêu chí kiểm định như: chất lượng GV, thiết kế chương trình, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, tính ứng dụng thực tiễn, chấtlượng NH, nên kiểm định FIBAA là một trong những chứng nhận tốt nhất và đượccông nhận rộng rãi trên thé giới Tô chức FIBAA đã thực hiện KĐCL chương trình tạicác trường Đại học ở Y, Hà Lan, Pháp, Ba Lan, Ireland, Hoa Kỳ đặc biệt chươngtrình quản trị điều hành cấp cao (efMBA) của Trường Quản trị Kellogg, Chicago, Hoa
Kỳ đã được Tô chức FIBAA kiểm định.
Tiêu chuẩn đánh giá chat lượng FIBAA bao gồm 5 tiêu chuẩn, 24 tiêu chí trong
đó có những tiêu chí được chia nhỏ thành các tiêu tiêu chí Những tiêu chí hoặc tiêutiêu chí được gan dau (*) hay còn gọi là những tiêu chí quan trọng phải đạt được ítnhất cấp độ “Đạt yêu cầu” Trong trường hợp CTĐT không đạt yêu cầu nhà trường sẽphải đợi trong khoảng thời gian ít nhất là 1 năm dé có thé đăng ký kiểm định lại Có 5mức đánh giá FIBAA đưa ra, bao gồm: Đạt yêu cau (Meets quality requirements):Vượt yêu cầu (Exceeds quality requirements); Xuất sắc (Exceptional); Không đạt yêucầu (Does not meet quality requirements); Không liên quan (Not relevant)
Bên cạnh AUN-QA, FIBAA, Bộ Giáo dục va Dao tao hiện dang cap phép hoạt động cho 4 tô chức KDCL giáo đục khác như: The Agency for Quality Assurance
through Accreditation of Study Programs (AQAS): The Accreditation Agency for
Study Programmes in Engineering, Informatics, Natural Sciences and Mathematics
(ASHN): The High Council for the Evaluation of Research and Higher Education
(HCERES); The Quality Assurance Agency for Higher Education (QAA) Thời gian
công nhận và hoạt động tại Việt Nam là 5 năm Ngày 26/6/2023, Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BGDĐT quy định việc giám sát, đánhgiá tô chức KDCL giáo dục đại học và cao đăng sư phạm Nội dung quy định của
Trang 37Thông tư số 13/2023/TT-BGDĐT lảm căn cứ đề Bộ GD&ĐT thực hiện giám sát, đánh
giá tô chức KDCL giáo dục trong nước và các tô chức kiểm định chất lượng giáo dục
nước ngoải hoạt động ở Việt Nam; thực hiện nguyên tắc của KĐCL giáo dục đã được
quy định trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học: tăng cường công khai, minh
bạch cho xã hội biết và giám sát hoạt động KĐCL giáo dục; qua đó, nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác ĐBCL và KĐCL giáo dục.
Trang 38CHƯƠNG 2 PHAN TÍCH BAO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI 5 CHUONG TRÌNHĐÀO TẠO TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH
THEO BỘ TIỂU CHUAN AUN-QA
2.1 Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Lịch sử hình thành
Trường Đại học Sư phạm Thanh phố Hồ Chi Minh được thành lập ngày
27/10/1976 theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ Tiền thân của
Trường là Đại học Sư phạm Sai Gòn, được thành lập năm 1957 Năm 1995, Trường 1a
thành viên của Dại học Quốc gia TPHCM Năm 1999, Chính phủ quyết định táchTrường khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đẻ xây dựng Trường Đại học
Sư phạm trọng điểm ở phía Nam Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một
trong 22 trường Đại học trọng điểm Quốc gia va là một trong hai trường Dai học Sưphạm trọng diém của cá nước, đóng vai trỏ nòng cốt, đầu dan trong đào tạo giáo viên
và cán bộ quản lí giáo dục ở phía Nam.
2.1.2 Số liệu thông kê cơ bản
Trong suốt 47 năm qua, Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã không ngừng phan đầu vươn lên và tự khăng định với vai trò đầu tàu trong hệ thống các trường sư phạm thuộc các tinh thành phía Nam của Tổ quốc trong việc dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lí giáo đục các cấp Quy mô đào tạo của Trường được mở rộng cả
về số lượng ngưởi học, ngành nghề va cap bac dao tao, chat lugng dao tao duge dambao; công tác nghiên cứu khoa học được đây mạnh va phát triển, hợp tác quốc tế được
mở rộng: đội ngũ cán bộ, GV phát triển cá về số lượng và chất lượng; phòng học, phòng làm việc được xây dựng mới ngày càng khang trang, thiết bị day học và các phòng thí nghiệm từng bước được trang bị hiện đại; đời sống vật chất, tỉnh thần của cán bộ và SV được cải thiện Trường đang tích cực đôi mới nội dung, chương trình vàphương pháp giảng day nhằm đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đôi mới căn bản và toànđiện giáo dục nước nha Trong thời gian tới những the hệ giáo viên được dao tạo theo
chương trình mới sẽ ra trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đôi mới giáo dục đất
nước và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong tất cả lĩnh vực Trường tham
gia đảo tạo và giáo dục.