1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tập huấn phỏng vấn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA các chương trình đào tạo Thạc sĩ (Tiếng Anh và Tiếng Việt)

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Tập Huấn Phỏng Vấn Đánh Giá Cấp Chương Trình Theo AUN-QA Các Chương Trình Đào Tạo Thạc Sĩ (Tiếng Anh Và Tiếng Việt)
Tác giả Ông Văn Năm, TS. Lê Thị Thùy Nhung, TS. Nguyễn Thị Ngọc Nga, TS. Nguyễn Thế Bính, THS. Nguyễn Thị Thu Hường, THS. Tô Thị Phương Lan
Người hướng dẫn TS. Ông Văn Năm
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đào Tạo Thạc Sĩ
Thể loại Tài Liệu Tham Khảo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (8)
    • 1. Luật Giáo dục đại học (8)
    • 2. Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) (theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016) (10)
    • 3. Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và (11)
    • 4. Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (14)
  • PHẦN II: CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (15)
    • 1. Tổng quan về đánh giá chất lượng (15)
    • 2. Giới thiệu mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 8 3. So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0 (15)
    • 4. Giới thiệu về báo cáo tự đánh giá (18)
    • 5. Yêu cầu đối với báo cáo tự đánh giá (19)
    • 6. Những lưu ý về hệ thống minh chứng (20)
    • 7. Giới thiệu Trường Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (22)
    • 8. Giới thiệu về khoa Sau đại học (24)
    • 9. Kết quả học tập mong đợi (25)
    • 10. Cấu trúc và nội dung chương trình giảng dạy (26)
    • 11. Phương pháp dạy và học (28)
    • 12. Đánh giá kết quả học tập của người học (29)
    • 13. Chất lượng giảng viên (30)
    • 14. Các dịch vụ hỗ trợ người học (32)
    • 15. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị (34)
    • 16. Đầu ra và kết quả đạt được (36)
  • PHẦN II: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI (37)
    • 1. PHỎNG VẤN CÁC THÀNH VIÊN CỦA KHOA, BAO GỒM LÃNH ĐẠO KHOA, NHÓM VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (37)
    • 2. PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA KHOA (47)
    • 3. PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ (58)
    • 4. PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU (65)
    • 5. PHỎNG VẤN HỌC VIÊN, CỰU HỌC VIÊN (70)
    • 6. PHỎNG VẤN NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (76)
  • PART I: SELF – ASSESSMENT REPORT (80)
    • 1. READING 1: Introduction to Quality Assessment (80)
    • 2. READING 2: AUN-QA Assessment Model at the Programme Level (Version 4.0) (80)
    • 3. READING 3: Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version (81)
      • 4.0 and version 3.0 (82)
    • 4. READING 4: Introduction to Self – Assessment Report (82)
    • 5. READING 5: Specification Requirements for SAR (83)
    • 6. READING 6: Specification Requirements for Evidence (85)
    • 7. READING 7: Introduction to Ho Chi Minh University of Banking (86)
    • 8. READING 8: Introduction to Faculties (87)
    • 9. READING 9: Expected learning outcomes (PLOs) (88)
    • 10. READING 10: Program Structure and Content (89)
    • 11. READING 11: Teaching and learning Approach (91)
    • 12. READING 12: Student Assessment (92)
    • 13. READING 13: Academic Staff Quality (92)
    • 14. READING 14: Student Support Services (94)
    • 15. READING 15: Facilities and Infrastructure (96)
    • 16. READING 16: Output and Outcomes (97)
  • PART II: INTERVIEWING KEY (98)
    • 1. INTERVIEWING KEY FACULTY MEMBERS INCLUDING DEAN, VICE DEAN, PROGRAMME CHAIR AND SAR TEAM (98)
    • 2. INTERVIEWING TEACHING STAFF/ ACADEMIC STAFF/ FACULTY (0)
    • 3. INTERVIEW SUPPORT STAFF (118)
    • 4. INTERVIEWING BOARD OF RECTORS (126)
    • 5. INTERVIEWING STUDENTS/ALUMNIS (131)
    • 6. INTERVIEWING EMPLOYERS (135)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (1)

Nội dung

iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AUN-QA Mạng lưới chuyên trách về ĐBCL giáo dục đại học của AUN ASEAN University Network - Quality Assurance CBCNV Cán bộ công nhân viên CNTT Công nghệ thông tin C

CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Luật Giáo dục đại học

- Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 (Luật số 32/2018/QH14) đã có những nội dung sửa đổi, bổ sung và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, thể hiện qua các điều sau:

 Điều 49 Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học

 Điều 50 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

 Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

 Điều 49 Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học

 Điều 50 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

 Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

- Một số điểm mới liên quan đến đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Điều 49 (Luật giáo dục đại học năm 2018):

1 Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là quá trình liên tục, mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học

2 Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học

3 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học Điều 50 (Luật giáo dục đại học năm 2018):

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

3 Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học

Cơ sở giáo dục đại học không thực hiện kiểm định chương trình theo chu kỳ kiểm định hoặc kết quả kiểm định chương trình không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Sau 02 năm, kể từ ngày giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo hết hạn hoặc từ ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục đại học phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó và có biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người học

4 Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ sở dịch vụ khác

5 Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục đại học theo kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; công bố công khai điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện

3 tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng Điều 52 (Luật giáo dục đại học năm 2018):

3 Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam.

Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) (theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016)

- Mục tiêu của Khung trình độ quốc gia (Khoản 2 Điều 1 của Quyết định 1982/QĐ-TTg): a) Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; b) Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng; c) Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực; d) Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực; đ) Tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời

- Khung trình độ quốc gia đối với trình độ thạc sĩ: Bậc 7 – Thạc sĩ

Kiến thức Kỹ năng Thái độ

- Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo

- Kiến thức liên ngành có liên quan

- Kiến thức chung về quản trị và quản lý

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học;

- Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác

- Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến

- Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp

- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

- Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng

- Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác

- Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn

- Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và

và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021)

Thông tư quy định chuẩn về mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra và chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo; khối lượng đào tạo; cấu trúc và nội dung của chương

5 trình đào tạo; phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ; cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu

Quy định này là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo Đồng thời căn cứ vào quy định này để cơ sở giáo dục đại học xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng Ngoài ra, quy định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo

Một số yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT Điều 5 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

1 Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo

2 Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học

3 Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác

4 Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam

5 Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình

6 độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực

6 Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần

7 Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn Điều 17 Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo

1 Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo Yêu cầu về thành phần của Hội đồng: a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo

2 Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng

3 Yêu cầu đối với chương trình đào tạo: a) Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

7 b) Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động; c) Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn; d) Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài; đ) Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các môn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần; e) Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra; g) Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo; h) Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành.

Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT ngày 14/3/2016 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH

- Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học

- Công văn số 1075/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo

- Công văn số 1076/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn đánh giá ngoài chương trình đào tạo

- Công văn 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 Hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH

CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

Tổng quan về đánh giá chất lượng

Đánh giá là một thuật ngữ chung bao quát tất cả các phương pháp được sử dụng để đánh giá hoạt động của một cá nhân, nhóm hay tổ chức Tự đánh giá là một quá trình tự rà soát một cách nghiêm túc chất lượng hoạt động của một đơn vị, có thể là ở cấp cơ sở giáo dục, cấp hệ thống hay cấp chương trình đào tạo

Vì vậy, đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học có thể được định nghĩa là hoạt động rà soát nhằm chẩn đoán và đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập và kết quả đầu ra dựa trên việc xem xét cẩn thận cấu trúc và nội dung chương trình, các nguồn lực cũng như hiệu quả hoạt động của một cơ sở giáo dục, một hệ thống hay một chương trình đào tạo Mục đích của việc đánh giá là để xác định xem liệu một cơ sở giáo dục, một hệ thống hay một CTĐT có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hay không

(Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0)

Giới thiệu mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 8 3 So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0

Phiên bản 4.0 của mô hình AUN-QA để đánh giá mức độ đáp ứng của CTĐT bao gồm 08 tiêu chuẩn sau (xem Hình 1):

1 Kết quả học tập mong đợi

2 Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

3 Phương thức dạy và học

4 Đánh giá kết quả học tập của người học

6 Các dịch vụ hỗ trợ người học

7 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

8 Đầu ra và kết quả đạt được

Hình 1: Mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0

Phân nhóm tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT theo AUN-QA phiên bản 4.0

Chương trình Các nguồn lực Các kết quả

1 Kết quả học tập mong đợi

2 Cấu trúc và nội dung

3 Phương thức dạy và học

4 Đánh giá kết quả học tập của người học

6 Các dịch vụ hỗ trợ người học

7 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

8 Đầu ra và kết quả đạt được

3 So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0

Hình 2: So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0 Phiên bản 4.0 lồng ghép Tiêu chuẩn 10 vào các tiêu chuẩn khác

Tiêu chí 2.3 Thông tin phản hồi của các bên liên quan, đặc biệt là các đối tượng bên ngoài, được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển CTDH (10.1)

Tiêu chí 2.7 CTDH được rà soát định kỳ theo quy trình để đảm bảo tính cập nhật và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (10.2)

Tiêu chí 3.6 Quá trình dạy và học được cải tiến liên tục để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và tương thích với kết quả học tập mong đợi (10.3)

Tiêu chí 4.7 Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học và các quy trình có liên quan được rà soát và cải tiến liên tục để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và tương thích với kết quả học tập mong đợi (10.3)

Tiêu chí 8.3 Dữ liệu về hoạt động nghiên cứu khoa học và các sản phẩm, hoạt động sáng chế do GV và người học thực hiện được thiết lập, theo dõi, đối sánh để cải tiến chất lượng (10.4)

Tiêu chí 6.6 Các dịch vụ hỗ trợ người học được đánh giá, đối sánh và cải tiến chất lượng (10.5)

Tiêu chí 7.9 Chất lượng các cơ sở vật chất (như thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm, CNTT và các dịch vụ dành cho người học) được đánh giá và cải tiến

Tiêu chí 1.4 Yêu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng bên ngoài được thu thập và chuyển tải vào kết quả học tập mong đợi (10.6)

Giới thiệu về báo cáo tự đánh giá

Báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối của quá trình tự đánh giá Để viết được một báo cáo tự đánh giá tốt đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng Sau đây là một số hướng dẫn để có thể viết được một báo cáo tự đánh giá tốt:

 Báo cáo tự đánh giá trình bày hoạt động tự đánh giá của đơn vị Vì thế, báo cáo không chỉ mô tả mà còn phải phân tích Báo cáo cần đưa ra đánh giá về những vấn đề còn tồn tại, đồng thời trình bày những giải pháp để giải quyết những tồn tại này Nên sử dụng bộ câu hỏi chẩn đoán được trình bày trong

Bộ tiêu chuẩn AUN-QA khi viết phần này

 Vì là hoạt động TĐG nên báo cáo TĐG là tài liệu rất quan trọng đối với đoàn đánh giá ngoài Cấu trúc của báo cáo nên dựa trên Bộ tiêu chuẩn và Danh mục tiêu chí đánh giá của AUN-QA

 Cần làm rõ những công cụ và cơ chế ĐBCL được triển khai và quản lý như thế nào, đồng thời đề cập đến thời gian, địa điểm và người chịu trách nhiệm triển khai/quản lý các công cụ và cơ chế này, nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn Điều này sẽ giúp kết nối các thông tin liên quan lại với nhau

 Chú trọng vào các thông tin và dữ liệu (minh chứng khách quan) liên quan trực tiếp đến bộ tiêu chuẩn Báo cáo phải chính xác và trung thực Những xu hướng và thống kê cho thấy thành quả và thực trạng hoạt động của đơn vị cần được thể hiện trong báo cáo Cần đặc biệt chú trọng các dữ liệu định lượng Cách thức trình bày dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người đọc

12 hiểu đúng các dữ liệu Cần chuẩn hóa các dữ liệu như số lượng người học, giảng viên, tỷ lệ người học/giảng viên, tỷ lệ đậu-rớt, …

 Báo cáo TĐG là khởi điểm cho hoạt động phối hợp cải tiến chất lượng giữa ban rà soát và khoa Đây cũng là tài liệu phục vụ cho hoạt động đánh giá liên trường Khi tiến hành TĐG, CSGD nên tự xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng, tuy nhiên cũng phải xem xét những tiêu chuẩn bên ngoài – ví dụ như của một tổ chức kiểm định Khi phân tích chất lượng của CSGD, cần tìm kiếm các minh chứng cho thấy mức độ đáp ứng của CSGD đối với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn Nếu trong nước hay khu vực không có bộ tiêu chuẩn chính thức thì có thể tham khảo và đối sánh Bộ tiêu chuẩn AUN-QA

 Báo cáo TĐG nên được viết hoặc dịch sang ngôn ngữ mà các đánh giá viên có thể hiểu được (nghĩa là tiếng Anh) Nên cung cấp một bảng danh mục các thuật ngữ và từ viết tắt được sử dụng trong báo cáo

(Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0)

Yêu cầu đối với báo cáo tự đánh giá

- Báo cáo trình bày đúng cấu trúc theo yêu cầu của AUN (gồm 04 phần chính, có đầy đủ nội dung của 08 tiêu chuẩn) Nội dung báo cáo TĐG bao gồm:

 Tóm lược báo cáo TĐG

 Quá trình thực hiện TĐG: cách thức thực hiện và những người tham gia

 Mô tả tổng quan về CSGD, khoa và bộ môn: tóm tắt quá trình ĐBCL, sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và chính sách chất lượng của CSGD;

Mô tả sơ lược về Khoa và bộ môn

Phần 2: Bộ tiêu chuẩn AUN-QA

Phần này, CSGD, Khoa/Bộ môn mô tả mức độ đáp ưng của đơn vị so với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn AUN-QA Cấu trúc của phần này nên xây

13 dựng dựa trên các tiêu chuẩn được trình bày trong danh mục các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo AUN-QA

Phần 3: Phân tích điểm mạnh, điểm tồn tại

 Tóm tắt các điểm mạnh: tóm tắt các yếu tố mà chương trình tự đánh giá là điểm mạnh của mình và nhấn mạnh vào những điểm tự hào của đơn vị

 Tóm tắt các điểm tồn tại: trình bày những điểm mà đơn vị cho là điểm tồn tại và cần cải tiến

 Chấm điểm vào bảng điểm TĐG

 Kế hoạch cải tiến: các khuyến nghị để rút ngắn khoảng cách được phát hiện trong quá trình tự đánh giá và kế hoạch hành động để thực hiện các khuyến nghị này

Danh mục các thuật ngữ và từ viết tắt, các tài liệu, minh chứng

- Phản ánh trung thực và chính xác hiện trạng hoạt động ĐBCL và hệ thống ĐBCL của CSGD và CTĐT;

- Chú trọng vào các thông tin và dữ liệu (MC khách quan) liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn

- Báo cáo được trình bày bằng tiếng Anh kèm theo các thông tin và MC được liệt kê trong checklist của AUN-QA

- Sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh… để minh hoạ cho các nhận định, thể hiện rõ xu hướng, thành quả, thực trạng của hoạt động

- Bên cạnh các mô tả, báo cáo cần có các phân tích

- Gửi AUN ít nhất 8 tuần trước thời gian khảo sát chính thức

- Báo cáo dài tối đa 50 trang A4, cỡ chữ 12 (không bao gồm phần phụ lục)

- MC được mã hoá phù hợp

- BC TĐG được hyperlink với MC online và các phụ lục

Những lưu ý về hệ thống minh chứng

Các loại minh chứng bao gồm:

- Minh chứng sơ cấp (gồm Tài liệu, số liệu, sản phẩm…)

 Quy chế, quy định, quy trình

 Đề cương môn học, bài thi

 Sản phẩm nghiên cứu khoa học…

- Minh chứng thứ cấp (Những minh chứng đã được xử lý từ minh chứng sơ cấp)

 Bảng số liệu thống kê

 Bảng tổng hợp, phân tích

Các minh chứng này nên trình bày các nội dung chính và đặc thù trong phần viết chính của các tiêu chí, các phần khác đưa vào phần phụ lục của báo cáo TĐG

- Minh chứng cần đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định

- Phù hợp với mô tả, kết luận đã nêu trong báo cáo TĐG

- Đề cương môn học: cần cung cấp tất cả các đề cương môn học (không cần dịch tất cả, chỉ cần dịch 05 mẫu đề cương ở minh chứng theo checklist)

- Danh mục các văn bản quản lý: cần dịch tiêu đề của các văn bản

- Bao gồm cả minh chứng sơ cấp và thứ cấp Lưu ý các cơ sở dữ liệu, các bảng biểu phân tích đảm bảo cho thấy xu hướng…

 Minh chứng cần được dịch sang tiếng Anh

 Cần phải đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu các mục từ 9a-9m, như sau:

Minh chứng theo Checklist a Expected learning outcomes b Brief outline of all courses in the programme c Programme specification d Samples of course specification e Educational philosophy f Sample of examination papers g Sample of marking guides h Sample of rubrics especially for internship, project and thesis writing

15 i Sample of academic and support staff appraisal forms j Sample of student evaluation k 1-page brief of each survey, tracer study report or minutes of meeting l Executive summary of academic and support manpower plan m Executive summary of training and development plan for academic and support staff

- Minh chứng cần đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định

- Phù hợp với mô tả, kết luận đã nêu trong báo cáo TĐG

- Đề cương môn học: cần cung cấp tất cả các đề cương môn học (không cần dịch tất cả, chỉ cần dịch 05 mẫu đề cương ở minh chứng theo checklist)

- Danh mục các văn bản quản lý: cần dịch tiêu đề của các văn bản

- Bao gồm cả minh chứng sơ cấp và thứ cấp Lưu ý các cơ sở dữ liệu, các bảng biểu phân tích đảm bảo cho thấy xu hướng…

Giới thiệu Trường Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Banking, viết tắt: HUB) là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập ngày 16/12/1976 Qua gần

50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành Ngân hàng và các lĩnh vực kinh tế với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Hiện HUB đào tạo 25 chương trình đào tạo bao gồm hệ Đại học chính quy, quốc tế song bằng, hệ vừa học vừa làm, CTĐT Thạc sĩ và CTĐT Tiến sĩ

(http://tuyensinh.hub.edu.vn/he-dao-tao/chuong-trinh-dao-tao-101.html)

Với những đóng góp cho ngành Ngân hàng và nền kinh tế, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đảng và Nhà

16 nước Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập Hạng Ba (2006), Huân chương Lao động Hạng Ba (1987), Huân chương Lao động Hạng Hai (1994) và Huân chương Lao động Hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập Hạng Nhì (2016) và các phần thưởng cao quí khác của Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sứ mạng của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự.”

Tầm nhìn của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành.”

Triết lý giáo dục: “Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm”

HUB tạo môi trường giáo dục giúp người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức tổng quát toàn diện; phát triển năng lực trí tuệ và kỹ năng cá nhân; định hình các giá trị sống tích cực hướng tới giáo dục con người tự chủ, sáng tạo, công dân có trách nhiệm

HUB hướng đến đào tạo người học có hiểu biết liên ngành nhằm tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, tăng khả năng kết nối các chuyên gia, mở rộng cơ hội việc làm

HUB triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm, người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi, từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường

Hệ giá trị: “Chính trực – Đoàn kết – Tiên phong”

Chính trực (Honesty and Integrity)

HUB đề cao tính chính trực và trung thực trong mọi hành động; luôn nhất quán giữa tư duy – lời nói – hành động Đoàn kết (Unity)

HUB lấy phương châm đoàn kết để có sức mạnh tổng hợp; đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan để cùng phát triển

Tiên phong (Being the Pioneer)

HUB tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành; sáng tạo và dẫn dắt xu hướng

Giới thiệu về khoa Sau đại học

Khoa Sau đại học là một đơn vị trực thuộc trường Đại học Ngân hàng TP HCM Khoa Sau đại học được thành lập vào năm 1998 với chức năng là tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển, công tác quản lý và đào tạo sau đại học; tổ chức phát triển và quản lý các chương trình đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành đào tạo của Trường (Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Luật kinh tế) Cơ cấu tổ chức của Khoa hiện tại gồm Trưởng khoa phụ trách chung, 2 Phó trưởng khoa và 05 chuyên viên giúp việc cho trưởng khoa trong công tác tuyển sinh và quản lý đào tạo các chương trình sau đại học Khác với các khoa chuyên ngành của Trường, khoa không quản lý đội ngũ giảng viên mà sử dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường tham gia giảng dạy cho Khoa theo danh sách giảng viên đủ điều kiện được Hiệu trưởng phê duyệt Ngoài ra, Khoa còn hợp tác với hơn 150 nhà Khoa học có học vị từ Tiến sĩ trở lên để hỗ trợ công tác giảng dạy và nghiên cứu [website: http://khoasdh.hub.edu.vn/]

Sứ mạng: Hỗ trợ học viên cao học và nghiên cứu sinh trong các hoạt động học thuật và nghiên cứu nhằm phát triển đội ngũ khoa học cho đất nước và khu vực Để họ có những kiến thức, tư duy hiện đại, tràn đầy sáng tạo, bên cạnh đó có đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc chuyên môn, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu

Tầm nhìn: Đến năm 2030, Khoa Sau Đại học là nơi đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học đa ngành, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh có chất lượng tốt, vươn tới hội nhập các nước ở khu vực Đông Nam Á và tiếp cận quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kinh tế và Tài chính

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

Kết quả học tập mong đợi

Kết quả học tập mong đợi của CTĐT thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng hiện tại bao gồm 5 chuẩn đầu ra (PLOs), được phân thành hai nhóm: (i) Nhóm các PLO chuyên ngành (gồm các PLO1, PLO2 và PLO3) đảm bảo cho người học có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với nghề nghiệp; (ii) Nhóm các PLO tổng quát, gồm PLO4 và PLO5, là những kỹ năng mềm mà người học đạt được khi ra trường Những kỹ năng này sẽ giúp người học có thể vận dụng tốt không chỉ trong nghề nghiệp mà mở rộng hơn sang những lĩnh vực khác Đây chính là quan niệm “giáo dục khai phóng, giáo dục liên ngành” trong triết lý giáo dục mà Khoa theo đuổi

Chuẩn đầu ra của CTĐT (PLOs) đã được phân bổ cho các môn học trong CTĐT với mức độ thang đo phù hợp, đảm bảo tính khả thi, làm cơ sở để thiết kế các chuẩn đầu ra của từng môn học

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm

Cấu trúc và nội dung chương trình giảng dạy

Bản mô tả CTĐT được thiết kế tuân thủ theo các quy định của Bộ GD&ĐT về giáo dục đại học, phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của Trường và Khoa Bản mô tả CTĐT hướng tới nhiều mục tiêu quan trọng: (1) trình bày các thông tin chi tiết về CTĐT nhằm giúp sinh viên có nguyện vọng theo học chương trình hiểu được cấu trúc và nội dung CTĐT tại Trường, giúp họ so sánh và có sự lựa chọn đúng đắn; (2) là tài liệu tham khảo cho hoạt động rà soát nội bộ và giám sát các hoạt động của CTĐT; (3) là nguồn thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về những kiến thức, kĩ năng và thái độ mà Trường đã trang bị cho sinh viên, giúp họ có sự lựa chọn phù hợp nhân sự cho vị trí việc làm phù hợp cũng như kiểm định lại chất lượng đào tạo sinh viên của chuyên ngành sau khi ra trường, từ đó có chiến lược tuyển dụng nhân sự chất lượng cho đơn vị; (4) là cơ sở để khoa thu thập thông tin phản hồi từ người học, cựu người học nhằm cải tiến CTĐT, nâng cao khả năng đạt được CĐR của chương trình như đã cam kết; (5) là nguồn thông tin giúp

20 các chuyên gia thẩm định/rà soát chương trình và đánh giá viên bên ngoài có thể hiểu mục tiêu và đầu ra của CTĐT Ngoài ra, nội dung của bản mô tả CTĐT là cơ sở để xây dựng bản mô tả môn học chi tiết phục vụ cho giảng dạy và học tập Vì vậy, bản mô tả CTĐT được xem xét, sửa đổi và cập nhật liên tục nhằm đảm bảo tính phù hợp của nó

Trong thời gian từ năm 2015 đến 2021 CTĐT thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng đã có

3 lần được xây dựng và chỉnh sửa trong các năm 2015, 2019 và 2020 Bản mô tả chương trình đào tạo hiện tại ban hành năm 2020 có đầy đủ các thông tin sau:

(1) Giới thiệu chung: Tên chương trình (tiếng Việt, tiếng Anh); Nhóm ngành đào tạo; Ngành đào tạo; Mã ngành; Trình độ đào tạo; Hình thức đào tạo, Thời gian đào tạo; tên đơn vị đào tạo

(2) Mục tiêu CTĐT, bao gồm mục tiêu chung và chuẩn đầu ra của CTĐT, trong đó mô tả nội dung các PLOs và mức độ thang đo cho từng PLO (3) Ma trận phân bổ PLOs cho các môn học trong CTĐT với các mức thang đo phù hợp

(5) Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

(6) Nội dung CTĐT, gồm: khối lượng kiến thức toàn khoá học, khung chương trình

(7) Chương trình đào tạo tham khảo – đối sánh

(8) Thời điểm cập nhật và chỉnh sửa bản mô tả CTĐT

Sự tương thích giữa chương trình giảng dạy và kết quả hoạt tập mong đợi

Chương trình Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng được thiết kế trên cơ sở sự phù hợp của phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học viên nhằm đảm bảo từng thành phần tương thích với nhau và phù hợp với kết quả học tập mong đợi Chương trình thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng được xây dựng theo hệ thống tín chỉ với 04 khối kiến thức, bao gồm với các môn bắt buộc và môn tự chọn

21 ở khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành cho phép học viên chủ động trong xây dựng kế hoạch học tập cũng như thuận lợi trong việc tiếp tục việc học tập ở bậc học tiếp theo Các môn học được thiết kế trong chương trình giảng dạy có tính tương thích cao với kết quả học tập mong đợi của Chương trình Đối với mỗi học phần, khi xây dựng xong các chuẩn đầu ra môn học, giảng viên tính toán và đảm bảo để người học có thể đạt được tất cả các chuẩn đầu ra môn học đã tuyên bố trong học phần thông qua việc xác định các phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá phù hợp Giảng viên xây dựng các tiêu chí đánh giá để tính được khi nào người học đạt được chuẩn đầu ra môn học, từ đó đề xuất các phương pháp, hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá để người học đạt hoàn thành tốt các bài kiểm tra đánh giá này thì xem như đạt được chuẩn đầu ra môn học Sau khi thiết kế xong các bài kiểm tra đánh giá, giảng viên tiếp tục thiết kế các phương pháp giảng dạy – học tập để vừa giúp người học đạt được các chuẩn đầu ra môn học vừa phù hợp với các phương pháp kiểm tra đánh giá.

Phương pháp dạy và học

Triết lý giáo dục của Khoa là: Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm Triết lý này được chuyển tải và cụ thể hoá trong mục tiêu đào tạo của chương trình là: Giúp học viên nắm vững kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính - ngân hàng; có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo ở trình độ cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Triết lý giáo dục được thể hiện trong các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Trước hết, nó được tích hợp trong quá trình thiết kế chương trình, qua đó, tất cả các môn học cung cấp những kết quả học tập mong đợi khác nhau, trang bị cho người học những kiến thức và năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng Thứ hai, nó được tích hợp trong phương pháp giảng dạy của chương trình, chính là cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, tự học tập và nghiên cứu Về chi tiết, cách tiếp cập này nhấn mạnh đến sự

22 chuẩn bị cho việc học tập suốt đời của người học, hay nói theo một cách khác, vai trò của người giảng viên không chỉ là cung cấp kiến thức và kỹ năng, mà còn truyền cảm hứng để người học có được niềm đam mê tiếp tục học tập sau khi tốt nghiệp và trong cuộc đời của họ Phương pháp này đòi hỏi người học phải chủ động tham gia và chịu trách nhiệm cho việc tự học của mình, trong khi vai trò của người giảng viên thiên nhiều về hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp cho người học những kiến thức cập nhật thông qua các chiến lược giảng dạy như các nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu tình uống, giải quyết tình huống, phản biện và tranh luận, và quan điểm ngành và đa ngành

Phương pháp giảng dạy của chương trình giúp cho học viên tốt nghiệp có khả năng tự học và nghiên cứu để thích nghi với sự phát triển và thay đổi của tri thức và thực tiễn, qua đó khuyến khích người học thúc đẩy học tập suốt đời Phương châm đào tạo của chương trình là trang bị cho học viên năng lực để có thể giải quyết các tình huống hoặc vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, dự đoán những thay đổi trong hiện tại và tương lai của môi trường kinh doanh cũng như lập kế hoạch cho sự phát triển nghề nghiệp của họ Điều này đòi hỏi việc giáo dục phải phát triển khả năng của học viên để học tập không chỉ cho bây giờ mà còn là cho tương lai Chương trình cung cấp những kỹ năng khác nhau giúp học viên có thể tìm kiếm dữ liệu, phân tích dữ liệu, thảo luận kết quả, đưa ra các khuyến nghị thực tiễn và đưa ra các kết luận Vì vậy, học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ để có đầy đủ khả năng trong phát hiện, phân tích, đánh giá và cuối cùng là giải quyết vấn đề

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

Đánh giá kết quả học tập của người học

Hoạt động đánh giá kết quả học tập được tổ chức thường xuyên nhằm đảm bảo học viên đạt được kết quả học tập mong đợi của CTĐT Hoạt động này được

23 bắt đầu từ giai đoạn tuyển sinh, đến toàn bộ quá trình đào tạo và kết thúc khi học viên tốt nghiệp

Kết quả học tập của học viên được đánh giá liên tục trong quá trình học thông qua (i) hoạt động đánh giá quá trình học tập riêng lẻ của cá nhân, (ii) hoạt động đánh giá quá trình tương tác của cá nhân với các học viên khác qua học nhóm và (iii) hoạt động đánh giá cuối môn học Toàn bộ hoạt động đánh giá kết quả học tập được thể hiện trong đề cương môn học Tùy theo đặc điểm môn học, hình thức đánh giá người học được thiết lập đa dạng, linh hoạt nhằm đánh giá chính xác kiến thức, kỹ năng, thái độ của học viên Cụ thể, đánh giá kiến thức cá nhân trong quá trình học có thể thực hiện bằng bài kiểm tra trắc nghiệm, tiểu luận, thảo luận tại lớp; phần bài tập nhóm có thể được xây dựng dưới hình thức thiết lập và phân tích dự án, nghiên cứu và thuyết trình, xử lý tình huống; đánh giá cuối kỳ có thể là bài thi tự luận, trắc nghiệm hoặc làm chuyên đề Học phần luận văn tốt nghiệp đánh giá khả năng phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức chuyên ngành để giải quyết, xử lý một tình huống trong thực tiễn

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

Chất lượng giảng viên

Trường và Khoa có kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng Kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên phản ánh mục tiêu và sứ mạng của Trường, Khoa Triển khai chiến lược của Trường, Khoa lập Chiến lược và kế hoạch hoạt động hàng năm của Khoa, trong đó chú trọng đến phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa

HUB là trường Đại học công lập, các tiêu chí tuyển dụng, tuyển chọn để bổ nhiệm, thăng tiến được triển khai dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước (Luật giáo dục Đại học, Điều lệ trường Đại học, Luật Viên chức) Các quy định

24 pháp lý này là nền tảng cho các quy định của Trường, đã được thảo luận, truyền đạt công khai tới tất cả các nhân viên toàn trường và được Hiệu trưởng phê duyệt

Trường luôn tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn Trường có chính sách hỗ trợ bằng hiện kim đối với giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ như đạt được các chứng chỉ, bằng cấp về ngoại ngữ, tin học; hỗ trợ về học phí cho các khóa đào tạo nâng cao trình độ đúng chuyên ngành hoặc để đáp ứng nhu cầu công tác chuyên môn

Năng lực của giảng viên được đánh giá khách quan một cách thường xuyên thông qua 3 kênh: (i) Đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của GV do trưởng đơn vị đánh giá; (ii) Đánh giá năng lực giảng dạy của GV thông qua phản hồi của SV; (iii) Đánh giá đồng cấp thông qua dự giờ

(i) Kết quả công việc của GV được đánh giá theo quy chế số 2647/QĐ- ĐHNH về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức, NLĐ của HUB Định kỳ 6 tháng và 1 năm, GV tự đánh giá kết quả thực hiện công việc (dựa trên phiếu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ), sau đó khoa sẽ họp, lấy ý kiến các thành viên trong khoa và lãnh đạo sẽ đưa ra kết quả đánh giá cho từng GV và gửi về P TCCB để trình Hiệu trưởng công nhận kết quả đánh giá GV sẽ được đánh giá trên 3 nhóm tiêu chí: (1) Đánh giá việc thực hiện các quy đinh chung (30 điểm); (2) Đánh giá hiệu quả công việc (50 điểm) và (3) Đánh giá tinh thần học tập, thái độ, tác phong, kỹ năng (20 điểm)

(ii) Phản hồi của Sv về giảng viên thông qua khảo sát môn học: Mỗi môn học sinh viên đều làm khảo sát về quá trình giảng dạy môn học và kết quả khảo sát được tổng hợp bởi phòng KT&ĐBCL Kết quả này được gửi cho trưởng khoa để thông báo đến GV và có những cải tiến trong hoạt động giảng dạy và kết quả này cũng là căn cứ để trưởng khoa tham khảo khi đánh giá sự hoàn thành công việc của GV

(iii) Đánh giá đồng cấp qua việc dự giờ: Khoa lên kế hoạch dự giờ đối với các môn học và giảng viên của khoa từng học kỳ Các giảng viên tham gia dự giờ sẽ góp ý cho GV được dự giờ về nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy, tác phong giảng dạy

Các tiêu chí đánh giá được thông báo đến đội ngũ giảng viên thông qua các quy định về thi đua khen thưởng và chi tiêu nội bộ của Trường Ngoài ra, đội ngũ giảng viên cũng được đánh giá về kết quả nghiên cứu và các hoạt động khác theo sự phân công của Trường và Khoa Kết quả đánh giá do Hội đồng Khen thưởng của Trường xem xét và công nhận

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

Các dịch vụ hỗ trợ người học

Chất lượng người học: Chất lượng đầu ra phụ thuộc vào chất lượng đầu vào

Do đó chất lượng đầu vào của người học là yếu tố rất quan trọng

Hàng năm, căn cứ vào quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ban hành, Trường xây dựng đề án tuyển sinh đối với chương trình Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng và gửi

Bộ GD&ĐT để được thông qua Trường, Khoa công khai chính sách và tiêu chí tuyển sinh thông qua thông báo tuyển sinh, triển khai công tác tư vấn tuyển sinh thông qua các kênh như website của Trường, khoa, fanpage của Trường, khoa, ngoài ra, vì đối tượng học viên của Nhà trường có thể là nhân viên tại các ngân hàng, tổ chức tài chính nên Khoa còn phối hợp với một số Ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm thông báo rộng rãi chính sách và tiêu chí tuyển sinh của Trường đến các bên có quan tâm Điều kiện xét tuyển vào CTĐT thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng là thí sinh phải tốt nghiệp đại học ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc các chuyên ngành gần Với chuyên ngành đào tạo gần, thí sinh phải bổ sung một số môn học nhằm đảm bảo

26 kiến thức cơ bản trước khi dự thi Ngoài ra, thí sinh phải đạt chuẩn ngoại ngữ đầu vào bằng cách vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh do Trường tổ chức hoặc nộp các chứng chỉ ngoại ngữ đúng quy định Vượt qua kỳ thi tuyển sinh, học viên có đủ kiến thức nền tảng về ngành học, kỹ năng ngoại ngữ, khả năng tư duy khoa học để đáp ứng yêu cầu của CTĐT thạc sĩ ngành Tài chính- Ngân hàng

Trường thiết kế và tổ chức hệ thống giám sát chặt chẽ sự tiến độ học tập và kết quả học tập của học viên, với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ hỗ trợ từ Khoa sau đại học, các phòng ban chức năng khác nhau và cán bộ quản lý lớp học Hoạt động đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ, tạo ra cơ chế mềm dẻo, giúp học viên chủ động lựa chọn phương án học tập phù hợp với điều kiện của từng cá nhân Trong quá trình học, cán bộ quản lý lớp theo dõi tiến độ học tập của học viên và thông báo cho học viên khi gần đến các mốc thời gian quan trọng như thời điểm đăng ký đề tài và người hướng dẫn; bảo vệ đề cương chi tiết; thực hiện, bảo vệ luận văn Trong quá trình học các học phần của chương trình, Giảng viên mỗi học phần là người hỗ trợ học viên giải đáp thắc mắc, tìm kiếm tài liệu, thực hiện nghiên cứu các vấn đề liên quan, giúp học viên hoàn thành môn học mình phụ trách Đặc biệt đối với học phần luận văn tốt nghiệp, Giảng viên hướng dẫn đóng vai trò theo dõi, đôn đốc HV thực hiện đề tài đúng tiến độ quy định, hướng dẫn HV báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn, xác nhận kết quả đạt được của luận văn để đề xuất cho HV được bảo vệ trước Hội đồng

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

Cán bộ hỗ trợ: chất lượng của CTĐT phụ thuộc nhiều vào sự tương tác giữa GV và người học Tuy nhiên, GV không thể thực hiện tốt vai trò nếu như không có sự hỗ trợ hiệu quả từ đội ngũ cán bộ hỗ trợ Đội ngũ cán bộ hỗ trợ bao gồm nhân viên thư viện, phòng thực hành, phòng máy tính và các đơn vị hỗ trợ người học khác

Chiến lược phát triển về đội ngũ hỗ trợ cán bộ nằm trong chiến lược phát triển về tổ chức, nhân sự của Trường Theo đó, mục tiêu của Trường là phát triển

27 đội ngũ hỗ trợ về trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của vị trí công việc, giảm về số lượng và tăng năng suất công việc

Quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Xuất phát từ chủ trương về nhân sự, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn cán bộ hỗ trợ được quy hoạch, Trường sẽ tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến, đề xuất nhân sự được bổ nhiệm Trước đó, nhân sự được dự kiến bổ nhiệm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệm vụ và đào tạo, bồi dưỡng và một số tiêu chuẩn khác như độ tuổi, sức khỏe, năng lực thực tế và triển vọng phát triển

Nhu cầu đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ được xác định thông qua việc đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm Cán bộ hỗ trợ có thể đăng ký nhu cầu theo danh mục các khóa đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Ngân hàng Nhà nước hoặc có thể đăng ký theo yêu cầu phát sinh của công việc Căn cứ tổng hợp đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, chiến lược về đào tạo, phát triển cán bộ hỗ trợ và thực tế yêu cầu vị trí công việc, Trường sẽ ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để triển khai công tác đào tạo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ hàng năm

Có hai kênh đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ hỗ trợ: (1) Đánh giá từ lãnh đạo đơn vị thông qua kết quả thực hiện công việc hàng tháng, (2) đánh giá từ các đồng nghiệp và lãnh đạo đơn vị vào 6 tháng và cuối mỗi năm theo quy chế đánh giá phân loại của Trường Kết quả đánh giá hiệu suất theo 6 tháng và cuối mỗi năm được gửi đến cán bộ hỗ trợ để từ đó họ có kế hoạch phát triển chuyên môn và nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng trong tương lai

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Cơ sở quận 1 có 26 phòng học dùng cho việc đào tạo nhiều bậc hệ khác nhau trong đó có các lớp CTĐT Thạc sĩ TCNH vào buổi tối và thứ 7, CN Phòng học có các thiết bị cần thiết như máy chiếu, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, loa, micro, … Với diện tích trung bình là 65m2 phù hợp với quy mô sĩ số từ

50-60 HV/ lớp Các phòng học có thể sắp xếp bàn ghế linh hoạt tùy theo mục đích sử dụng như thuyết trình, làm việc nhóm

Thư viện được Trường quan tâm đầu tư với nguồn học liệu đa dạng với số đầu sách dành cho ngành Tài chính – Ngân hàng là 889 đầu sách Tiếng Việt và

707 đầu sách tiếng Anh Thư viện điện tử của trường ở địa chỉ: http://library.buh.edu.vn/ Cơ sở dữ liệu điện tử của Thư viện bao gồm các bài tạp chí chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng, các luận văn, luận án, đề tài NCKH, và các nguồn học liệu liên kết với các đơn vị ngoài như dữ liệu về sách điện tử Tiếng Việt và Tiếng Anh (do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM và Gale Virtual Reference Library cung cấp), Cơ sở dữ liệu Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin Khoa học và Công nghệ, Cơ sở dữ liệu chia sẻ của Đại học Quốc gia

Hà Nội, Mạng Liên kết Thông tin Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, Bộ sưu tập CSDL Tạp chí điện tử đa ngành dùng chung cho các trường đại học, Bộ sưu tập CSDL Thomson Reuters nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra cứu dữ liệu, liên kết cơ sở dữ liệu phục vụ người đọc, phục vụ học tập và nghiên cứu của SV và GV

Tính đến tháng 12/2022, trường có 14 phòng máy tính được trang bị theo tiêu chuẩn phòng LAB với đầy đủ trang thiết bị như cabin, headphone, Webcam và các phần mềm cần thiết phục vụ cho các học phần thực hành trong các chương trình đào tạo của trường Trường có hơn 500 máy tính cá nhân cho hệ thống phòng máy và hơn 200 máy tính cá nhân cho các phòng ban Các máy tính đều được kết nối với hệ thống internet tốc độ cao để phục vụ cho hoạt động thực hành và quản lý học vụ Toàn bộ các giảng đường, thư viện, khu vực tự học được phủ sóng wifi với tốc độ 15 Mps dành cho HV và không giới hạn dành cho GV để đảm bảo cho

HV và GV kết nối mạng và sử dụng trong quá trình dạy, học và các hoạt động khác Trường đã và đang triển khai hệ thống học tập trực tuyến LMS

(http://lms.buh.edu.vn/) nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động học tập và giảng dạy của người học và giảng viên, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn ra phức tạp Từ học kỳ II, năm học 2020 – 2021, khi tình hình dịch COVID trở nên nghiêm trọng hơn, Trường đã triển khai tổ chức cho HV thi KTHP, bảo vệ đề cương cũng như luận văn trực tuyến

Trường xây dựng và duy trì một môi trường học tập xanh và sạch sẽ, hướng đến sức khỏe và an toàn cho người học, giảng viên và cán bộ nhân viên Tất cả các tòa nhà của trường đều được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ như bình cứu hỏa, trụ cứu hỏa, hệ thống PCCC đúng quy định và định kỳ được kiểm tra

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

Đầu ra và kết quả đạt được

Khi đánh giá quá trình đảm bảo chất lượng, Trường không chỉ đánh giá đầu vào, quá trình giảng dạy mà còn đánh giá chất lượng đầu ra Tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học và khả năng tìm kiếm việc làm của người học sau khi tốt nghiệp là những tiêu chí quan trọng để Trường và Khoa đo lường được chất lượng và hiệu quả của chương trình giảng dạy đó

Hướng dẫn người học tham gia nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của giảng viên và cũng là một phần quan trọng trong nội dung chương trình giảng dạy Các hoạt động NCKH được tổ chức ở cấp độ Trường và Khoa để giúp người học khám phá và tiếp thu kiến thức mới, chuyên sâu, áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tạo điều kiện để người học đạt được kết quả học tập mong đợi

Trường có quy trình tiếp nhận thông tin phản hồi của các bên liên quan và giám sát chặt chẽ việc cải tiến chất lượng từ ý kiến phản hồi để nâng cao sự hài lòng của các bên liên quan

Phản hồi từ Giảng viên, cán bộ công nhân viên: khảo sát được thực hiện để thu thập ý kiến của GV, CBCNV về các khía cạnh khác nhau trong công việc Các chính sách, quyền lợi, sự hài lòng trong công việc và môi trường làm việc được các GV, CBCNV thảo luận cởi mở

Phản hồi từ học viên: Ý kiến của học viên về các vấn đề liên quan như chất lượng giảng viên, đội ngũ hỗ trợ, phương pháp giảng dạy và đánh giá, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học và kết quả học tập mong đợi đều được Trường và Khoa chú trọng lắng nghe để cải tiến nâng cao chất lượng

Phản hồi từ cựu học viên: Khoa lắng nghe ý kiến của cựu học viên về cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp từ chương trình, mức độ đáp ứng của chương trình với công việc và mức độ đạt được đạt được kết quả học tập mong đợi từ chương trình Cựu sinh viên cũng cung cấp thông tin liên quan đến đánh giá của nhà tuyển dụng và thị trường lao động về chất lượng chương trình và chất lượng sinh viên

Phản hồi từ nhà tuyển dụng: Khảo sát nhà tuyển dụng tập trung vào khả năng đáp ứng công việc của người học sau khi tốt nghiệp từ chương trình Thông qua khảo sát, Trường và Khoa có thể xác định được mức độ đạt được kết quả học tập của học viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với chất lượng đào tạo của Trường

(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng năm 2021)

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI

PHỎNG VẤN CÁC THÀNH VIÊN CỦA KHOA, BAO GỒM LÃNH ĐẠO KHOA, NHÓM VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

HỘI THOẠI 1: Trưởng/Phó Khoa

1) Thầy/cô có thể giới thiệu về bản thân và trách nhiệm của Thầy/Cô với tư cách là Trưởng/ Phó Khoa?

Tên tôi là……Hiện tôi là Trưởng/Phó Khoa…

Trách nhiệm chính của tôi liên quan đến 5 vai trò chủ yếu như sau:

Thứ nhất, là một người lãnh đạo của khoa, tôi chịu trách nhiệm đưa ra các đề xuất, khuyến nghị và tham mưu cho Ban Giám hiệu về các chế độ, chính sách liên quan đến vấn đề học thuật

Thứ hai, với tư cách là đại diện của khoa, là một phần của trường đại học, tôi phụ trách giám sát, đánh giá và hỗ trợ cho Khoa/ Trường thúc đẩy công tác giảng dạy, hiệu suất khoa học và sáng tạo, phục vụ giáo dục một cách tốt nhất

Thứ ba, với tư cách là trưởng khoa làm công tác quản lý, công việc của tôi là điều hành phát triển và thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của khoa; hoạch định chiến lược, phát triển chương trình giảng dạy của khoa để đạt được mục tiêu chung của Trường

Thứ tư, chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của khoa Bao gồm, lãnh đạo từ quá trình lựa chọn giảng viên, giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên, lựa chọn và bồi dưỡng giảng viên; lãnh đạo và quản trị điều hành các hoạt động của khoa; quản lý sự phát triển chuyên môn của giảng viên và nhân viên; xem xét các chế độ, chính sách của Khoa/Trường đề xuất tiền lương, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thăng chức của giảng viên; đảm bảo tất cả các chính sách được theo dõi và thực hiện đầy đủ; đánh giá năng lực giảng dạy, nghiên cứu và trách nhiệm phục vụ đào tạo của giảng viên

Cuối cùng, tôi cũng là đại diện của Khoa và Trường tham gia mở rộng quan hệ với các cơ quan bên ngoài như lãnh đạo, điều hành, khuyến khích hợp tác với các đối tác, gây quỹ hỗ trợ đề thực hiện các mục tiêu của khoa và mục tiêu chương trình nhằm nỗ lực phục vụ tốt cho cộng đồng

2) Trưởng Khoa ra quyết định về kiến thức giảng dạy và phổ biến rõ ràng đến các giảng viên của khoa và của Trường như thế nào?

Trưởng khoa và Phó khoa không ra quyết định về kiến thức giảng dạy mà Hội đồng Khoa học sẽ họp, đưa ra quyết định và có sự phê duyệt của Hiệu trưởng

HỘI THOẠI 2: Hội đồng khoa học Khoa

1) Chức năng của Hội đồng khoa học là gì?

Hội đồng khoa học đưa ra, phân tích, và tích hợp kiến thức khoa học và như một đơn vị tư vấn, ra quyết định về chính sách của khoa, chẳng hạn như chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo Hội đồng khoa học còn có tiếng nói về các vấn đề chính sách và đạo đức nghiên cứu ảnh hưởng đến cộng đồng khoa học, khuyến khích thảo luận và trao đổi ý kiến trên mạng hoặc trực tiếp thông qua các cuộc họp

Ngoài ra, Hội đồng khoa học còn thực hiện kế hoạch phát triển chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường và Khoa bằng việc tập hợp số liệu một loạt các ngành, nghề, các lĩnh vực để phản ánh và bám sát hoạt động thực tiễn đầy sinh động ngày nay

Hội đồng khoa học còn đưa ra ý kiến về đề xuất pháp lý và các quy định khác liên quan đến nghiên cứu khoa học Hơn nữa, điều đó tạo thuận lợi cho quá trình trao thưởng, tài trợ nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đánh giá các đề xuất khoa học

HỘI THOẠI 3: Mô tả chương trình đào tạo

1) Bản mô tả CTĐT và bản mô tả môn học được chuyển tải và cung cấp đến các bên liên quan như thế nào?

Bản mô tả CTĐT và bản mô tả môn học được chuyển tải đến tất cả các bên liên quan qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn: website của khoa, các cuộc họp khoa, họp hội đồng khoa học khoa, các buổi đào tạo dành cho giảng viên, các buổi tiếp

33 xúc với học viên đầu khóa, tờ rơi Bản mô tả CTĐT ngắn gọn cũng được cung cấp đến giảng viên qua buổi hội thảo, tọa đàm về chương trình đào tạo

2) Bản mô tả CTĐT được điều chỉnh và cập nhật như thế nào?

Bản mô tả môn học được điều chỉnh và cập nhật cùng với bản mô tả chương trình đào tạo định kỳ 2 năm 1 lần và được cập nhật và điều chỉnh hàng năm nếu có những thay đổi nội dung, hình thức có liên quan khác Trên cơ sở phản hồi thông tin từ học viên, các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn học, nhà tuyển dụng cũng như cựu học viên Căn cứ vào kết quả khảo sát và CTĐT được điều chỉnh, Khoa đề xuất xây dựng (điều chỉnh) bản mô tả môn học và đề cương giảng dạy chi tiết phù hợp với CTĐT được điều chỉnh Bản mô tả môn học được ban hành sau khi được thông qua Hội đồng khoa học chuyên môn Khoa, Trường và được Ban Giám hiệu Trường ký quyết định phê duyệt

HỘI THOẠI 4: Phương pháp dạy và học

1) Quý thầy/cô có biết Triết lý giáo dục của khoa mình là gì không?

Triết lý giáo dục của Khoa hướng tới triết lý giáo dục chung của Trường là

“Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm” Triết lý này được Khoa công bố rõ đến các bên liên quan trên trang tin điện tử, bảng hiệu tại văn phòng của Khoa Theo đó, giảng viên có thể hiểu được triết lý giáo dục của khoa và thiết kế phương pháp giảng dạy phù hợp hướng tới người học nhằm tăng tính chủ động cho học viên

Khoa Sau đại học tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức rộng của các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ,…; phát triển năng lực trí tuệ; phát triển các kỹ năng cá nhân và định hình các giá trị sống

34 tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, chuyên gia ưu tú, công dân có trách nhiệm

Khoa Sau đại học tạo điều kiện để người học có những kiến thức liên ngành nhằm hiểu sâu sắc hơn về ngành chính của mình, có khả năng kết nối các chuyên gia, tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, gia tăng cơ hội việc làm

PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA KHOA

Hội thoại 9: Giới thiệu về AUN – QA: Chất lượng giảng viên

1 Việc thiết lập và xác định nhu cầu giảng viên về cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn (bao gồm đội ngũ kế thừa, thăng chức, nâng bậc, tái bổ nhiệm, chấm dứt hợp đồng, kế hoạch về hưu) được thực hiện nhằm đảm bảo rằng chất lượng của đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng

2 Tỷ lệ giảng viên/sinh viên và tải trọng công việc được đo lường và giám sát nhằm cải tiến chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng

3 Năng lực của giảng viên được xác định và đánh giá Một giảng viên có năng lực có thể:

 Thiết kế và cung cấp một chương trình giảng dạy, học tập mạch lạc;

 Áp dụng nhiều phương pháp dạy - học và lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp nhất để đạt được kết quả học tập mong đợi;

 Đổi mới và sử dụng nhiều phương tiện giảng dạy khác nhau;

 Giám sát, đánh giá hiệu suất giảng dạy và đánh giá chất lượng giảng dạy của mình

 Phản ánh thực tiễn giảng dạy của chính mình;

 Thực hiện nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ để mang lại lợi ích cho các bên liên quan

4 Tuyển dụng và nâng bậc giảng viên dựa trên tiêu chuẩn thành tích bao gồm giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng

5 Vai trò và mối quan hệ của đội ngũ giảng viên được xác định và hiểu rõ

6 Các nhiệm vụ được phân công cho giảng viên phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và năng khiếu của giảng viên

7 Tất cả các giảng viên phải chịu trách nhiệm trước Trường và các bên liên quan, có tính đến quyền tự do học thuật và đạo đức nghề nghiệp của họ

8 Các nhu cầu đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên được xác định một cách có hệ thống và các hoạt động đào tạo và phát triển thích hợp được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu này

9 Quản lý hiệu suất công việc bao gồm khen thưởng và sự công nhận để thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt đồng đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng

10 Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của đội ngũ giảng viên được thiết lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng

Hội thoại 10: Thông tin chung 1

1) Xin chào Thầy/Cô có thể giới thiệu về mình được không?

Xin chào Tôi tên ……….Tôi là giảng viên của khoa…………

2) Thầy/Cô làm việc ở đây bao lâu rồi?

Tôi làm việc ở đây được khoảng 5 năm

3) Thầy/Cô giảng dạy môn học gì?

Tôi giảng dạy môn ………trong chương trình Thạc sĩ TC-NH

4) Trong chương trình ThS TC-NH, ai là người quyết định bản mô tả chi tiết môn học, bao gồm các thông tin toàn diện như tên và mã môn học, phân công

42 lịch giảng, yêu cầu của môn học, giáo trình khuyến nghị, tài liệu học tập, nội dung của môn học, kết quả học tập mong đợi (bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ) và phương pháp đánh giá?

Trưởng khoa, phó khoa, và giảng viên chịu trách nhiệm cho nội dung của bản mô tả môn học

5) Mức độ đóng góp của môn học đó vào kết quả học tập mong đợi của chương trình là gì?

Chương trình của chúng tôi là sự kết hợp của các môn học và các hoạt động có liên quan để đạt được các mục tiêu và kết quả học tập mong đợi Bao gồm 3 khối kiến thức chính: kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên ngành và luận văn

Môn học tôi dạy nằm trong khối kiến thức chuyên ngành với mục đích trang bị cho học viên kiến thức chi tiết và chuyên sâu về nghề nghiệp nhằm giúp người học chuyển tải những kiến thức đã học thành các kỹ năng chuyên môn như phân tích vấn đề, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và đưa ra những tư vấn của chuyên gia chuyên nghiệp

6) Khoa của Thầy/Cô có thường điều chỉnh bản mô tả môn học không?

Bản mô tả môn học được điều chỉnh và cập nhật cùng với bản mô tả chương trình đào tạo định kỳ 2 năm 1 lần và được cập nhật và điều chỉnh hàng năm nếu có những thay đổi nội dung, hình thức có liên quan khác, trên cơ sở phản hồi thông tin từ người học, các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn học, nhà tuyển dụng cũng như cựu sinh viên Căn cứ vào kết quả khảo sát và chương trình đào tạo được điều chỉnh, Khoa đề xuất xây dựng (điều chỉnh) bản mô tả môn học và đề cương giảng dạy chi tiết phù hợp với chương trình đào tạo được điều chỉnh Bản mô tả môn học được ban hành sau khi được thông qua Hội đồng khoa học chuyên môn Khoa, Trường và được BGH Trường ký quyết định phê duyệt

Hội thoại 11: Thông tin chung 2

1) Thầy/Cô có biết sứ mạng và tầm nhìn của trường không?

Vâng, tất nhiên tôi biết

 Sứ mạng: HUB cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự

 Tầm nhìn: HUB định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành

2) Sứ mạng, tầm nhìn và triết lý giáo dục của khoa Thầy/Cô là gì? Thầy/Cô có biết không?

Sứ mạng, tầm nhìn và triết lý giáo dục của khoa Sau đại học:

Tầm nhìn: Đến năm 2030, Khoa Sau Đại học là nơi đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học đa ngành, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh có chất lượng tốt, vươn tới hội nhập các nước ở khu vực Đông Nam Á và tiếp cận quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kinh tế và Tài chính

Sứ mạng: Hỗ trợ học viên cao học và nghiên cứu sinh trong các hoạt động học thuật và nghiên cứu nhằm phát triển đội ngũ khoa học cho đất nước và khu vực Để họ có những kiến thức, tư duy hiện đại, tràn đầy sáng tạo, bên cạnh đó có đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc chuyên môn, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu

Triết lý giáo dục của Khoa hướng tới triết lý giáo dục chung của Trường là

“Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm”

Khoa SĐH tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức rộng của các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ,…; phát triển năng lực trí tuệ; phát triển các kỹ năng cá nhân và định hình các giá trị sống tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, chuyên gia ưu tú, công dân có trách nhiệm

PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ

Hội thoại 19: Thông tin chung

1) Xin giới thiệu về bản thân và Thầy/Cô đã làm việc cho HUB bao lâu rồi? Hãy cho chúng tôi biết nhiệm vụ của Thầy/Cô tại đơn vị

Tên tôi là …… Tôi đang làm việc tại Phòng TCCB được 3 năm Tôi chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, thi đua và khen thưởng của Trường

2) Hướng phát triển nghề nghiệp của Thầy/Cô tại HUB là gì?

Tôi sẽ tham gia một số khóa đào tạo liên quan đến công việc của mình và phấn đấu ở vị trí cao hơn trong 3 năm tới

3) Thầy/Cô nghĩ HUB cần được cải thiện điều gì?

Tôi nghĩ HUB cần cải thiện mức lương nhân viên

Hội thoại 20: Tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm và nâng bậc (Phòng Tổ chức cán bộ)

1) Chính sách nào được trường theo đuổi liên quan đến việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên hỗ trợ trong các hoạt động giáo dục và nghiên cứu?

Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên hỗ trợ được quy định trong Luật viên chức và trong các quy định của HUB trên cơ sở đề xuất của đơn vị trực thuộc

2) Thầy/Cô có thể giải thích thêm về thủ tục (quy trình) tuyển dụng?

Các thủ tục (quy trình) tuyển dụng được thực hiện căn cứ trên Luật Giáo dục Đại học Việt Nam và quy chế tuyển dụng của HUB bao gồm vị trí ứng tuyển, phỏng vấn, thực hành giảng dạy và kiểm tra kiến thức chung đối với viên chức Việc tuyển dụng được thông qua Hội đồng tuyển dụng Hiệu trưởng sẽ ra quyết định tuyển dụng ứng viên đã vượt qua tất cả các vòng tuyển dụng

3) Việc tư vấn kế hoạch phát triển chuyên môn cho nhân viên hỗ trợ được thực hiện như thế nào?

Hàng năm, P TCCB sẽ gửi mẫu cho các đơn vị đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Căn cứ vào những tiêu chuẩn nghề nghiệp tối thiểu và yêu cầu của vị trí công tác, nhân viên hỗ trợ sẽ đăng ký các khóa đào tạo

4) Trường làm gì để hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp?

Trường sẽ hỗ trợ tài chính cho các nhân viên hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo có liên quan để phát triển nghề nghiệp, công việc chuyên môn

Hội thoại 21: Tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm và nâng bậc (Phòng Tổ chức cán bộ)

1) Các yêu cầu tối thiểu để nâng bậc là gì?

Các yêu cầu tối thiểu để nâng bậc là đạt được trình độ cần thiết, dựa vào thâm niên, thi thăng hạng và được các đồng nghiệp khác tín nhiệm, v.v,

2) Trường sử dụng kênh nào để đánh giá nhân viên hỗ trợ?

Các ý kiển phản hồi định kỳ từ giảng viên và sinh viên, đánh giá từ đồng nghiệp và lãnh đạo phòng

3) Hệ thống đánh giá, xếp loại của bạn là gì?

Hệ thống đánh giá, xếp loại trong Trường có 2 cấp: Cấp phòng/khoa và cấp Trường Vào cuối năm học, dựa trên thành tích công việc và thành tích nổi bật, nhân viên hỗ trợ được xếp loại là: Không hoàn thành nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ và Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Người đạt thành tích cao cũng có thể được Hội đồng Thi đua và khen thưởng khen thưởng ở cấp độ cao hơn (Cấp độ Ngân hàng Nhà nước)

Hội thoại 22: Các phương tiện và thiết bị dạy và học (Phòng Quản trị tài sản)

Hệ thống lập kế hoạch, duy trì, đánh giá và cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng như cơ sở dạy và học, phòng thí nghiệm, thiết bị và công cụ, vv để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ được xây dựng và thực hiện

1) Cơ sở vật chất (như giảng đường, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm, phòng đọc và phòng máy tính) đáp ứng nhu cầu của sinh viên và nhân viên như thế nào?

Các phòng học được thiết kế với nhiều kích cỡ khác nhau để phục vụ cho nhu cầu khác nhau và phù hợp cho cả các môn học

2) Câu hỏi: Trường có trang bị trang thiết bị đặc biệt để phục vụ mục đích giảng dạy ngoại ngữ không?

Có, chúng tôi có 14 phòng LAB được kết nối mạng nội bộ và mạng internet sử dụng cho việc học và thi ngoại ngữ trên máy tính

3) Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng được bảo trì như thế nào?

Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nói chung được tiến hành bảo trì thường xuyên dựa trên kế hoạch hàng năm do Phòng Quản trị tài sản đề xuất và thực hiện

Hội thoại 23: Thư viện và nguồn tài liệu (Thư viện)

Hệ thống lập kế hoạch, duy trì, đánh giá và cải thiện các tài nguyên học thuật như tài nguyên thư viện, giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và học, cơ sở dữ liệu trực tuyến, vv để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ được thiết lập và thực hiện

1) Thư viện được trang bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu như thế nào?

Hệ thống thư viện có một số lượng đáng kể sách (sách in và sách điện tử), tạp chí khoa học (tạp chí in và tạp chí điện tử) và các tài liệu khác hỗ trợ nhu cầu học tập, nghiên cứu và tham khảo cho cả giảng viên, học viên, sinh viên

2) Làm thế nào để có thể truy cập và tiếp cận Thư viện?

Các tài liệu lưu trữ trong thư viện có thể dễ dàng truy cập trực tuyến, cho phép người học khai thác các tài liệu mới nhất có trong cơ sở dữ liệu trực tuyến, cả trong và ngoài trường

3) Thời gian hoạt động của Thư viện như thế nào?

Thư viện mở cửa từ 7h30 đến 18h30 từ thứ 2 đến thứ 6 (thông tầm không nghỉ trưa) cho người học, giảng viên, nhà nghiên cứu Riêng thứ 7 mở cửa từ 7h30 đến 15h30 (thông tầm không nghỉ trưa)

4) Thư viện có thường xuyên thực hiện khảo sát để thu thập ý kiến của người dùng không?

Hàng năm, thư viện đều tiến hành khảo sát thu thập ý kiến bạn đọc Ngoài ra phòng KT&ĐBCL còn thực hiện KS05, KS06 để lấy ý kiến của sinh viên và giảng viên về cơ sở vật chất, dịch vụ, trong đó có thư viện

Hội thoại 24: Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin (CNTT)

PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU

Hội thoại 27: Thông tin chung

1) Vui lòng mô tả ngắn gọn về trường đại học của Thầy/Cô?

HUB có 12 khoa/bộ môn, 11 phòng chức năng, 3 Trung tâm và 2 Viện, với … sinh viên, học viên của 8 chương trình cử nhân, 3 chương trình Thạc sĩ và 2 chương trình tiến sĩ

2) Thầy/Cô gặp khó khăn gì trong việc quản lý các chương trình đào tạo? / Những khó khăn nào Thầy/Cô gặp phải khi quản lý / điều hành các chương trình đào tạo?

3) Sự khác biệt giữa chương trình đào tạo của Nhà trường và chương trình đào tạo tương tự của các trường đại học khác ở Việt Nam là gì?

Gợi ý TL: Là trường trực thuộc NHNNVN, chúng tôi chuyên sâu về lĩnh vực tài chính và ngân hàng, …

4) Theo ý kiến của Thầy/Cô, thứ hạng giáo dục đại học của HUB tại Việt Nam như thế nào?

HUB hiện đang được xếp hạng là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về tuyển sinh khối ngành kinh doanh – quản lý và dựa trên điểm số của sinh viên đăng ký vào trường đại học, thông tin phản hồi của các bên liên quan bao gồm nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, thị trường lao động, v.v

6) Tại sao Thầy/Cô nghĩ rằng trường của Thầy/Cô đang đứng trong số các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam?

Trong định hướng phát triển, HUB đã thiết lập rõ ràng tầm nhìn và sứ mạng của mình:

Tầm nhìn: HUB định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành.

Sứ mạng: HUB cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ

60 năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự Để hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mạng của trường, Ban Giám hiệu đã đưa ra mục tiêu chung cho tất cả các khoa với mục đích cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về khoa học tự nhiên, xã hội cũng như kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp liên quan để phát triển thành công nghề nghiệp Mục tiêu này được cụ thể hóa trong kết quả học tập mong đợi của chương trình và kết quả học tập mong đợi này được xem xét và sửa đổi liên tục để đáp ứng mức độ phù hợp của chương trình

Hội thoại 28: Quyền lợi của đội ngũ người lao động của trường

1) Đội ngũ giảng viên của Nhà trường vẫn còn rất trẻ, chiếm 50% số nhân viên Nhà trường hỗ trợ cho giảng viên làm nghiên cứu sinh như thế nào?

Nhà trường Tận dụng quỹ học bổng của Chính phủ VN dành cho giảng viên: Chương trình 911 (3 hình thức: toàn thời gian ở nước ngoài, trao đổi, đi thực tế ở nước ngoài); HUB đã ban hành chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo tại Việt Nam và nước ngoài như: miễn 100% học phí cho CBCNV học tiến sĩ tại HUB, hỗ trợ toàn bộ hoặc 1 phần cho những người học ở trường khác, hỗ trợ giá vé đi lại, v.v Do đó, HUB có thể nâng cao chất lượng giảng viên trong toàn bộ chương trình đào tạo

Nhu cầu đào tạo của đội ngũ giảng viên thường bao gồm 2 mục đích:

(1) Để nâng cao bằng cấp;

(2) Để nắm vững các chuyên môn giảng dạy, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu trong chuyên ngành của họ

Tất cả các giảng viên đều được yêu cầu cam kết học tập để nâng cao trình độ (tức là để trở thành tiến sĩ) Để hỗ trợ họ trong việc này, HUB và Chính phủ Việt Nam cung cấp hỗ trợ tài chính Giảng viên muốn tham gia các khóa học tiến sĩ ở nước

61 ngoài có thể nhận được tài trợ từ Bộ GD&ĐT thông qua đề án 911 Đề án này quy định các điều kiện, quyền hạn và trách nhiệm của các giảng viên nhận trợ cấp cũng như các chính sách hỗ trợ cụ thể của Bộ GD&ĐT cho từng ngành học và của quốc gia cung cấp các khóa đào tạo HUB cũng thể hiện cam kết hỗ trợ tài chính cho các giảng viên nếu họ có thể nhận được học bổng từ đối tác nước ngoài trong thời gian họ đi du học và vị trí việc làm sau khóa học Các giảng viên không thể đi du học được yêu cầu làm tiến sĩ tại các trường đại học Việt Nam được thanh toán một phần hoặc toàn bộ học phí và được giảm định mức giảng dạy trong thời gian làm tiến sĩ

2) Làm thế nào để Nhà trường ràng buộc giảng viên hoặc nhân viên trở về công tác tại trường sau khi tốt nghiệp?

Trong trường hợp này, HUB có một quy định nghiêm ngặt đối với những người đi du học: trước khi họ đi học, học cần phải ký 1 cam kết chính thức để đảm bảo tiếp tục công tác tại HUB sau khi học xong hoặc chịu một khoản bồi thường cho việc phá vỡ cam kết

3) Những lợi ích giảng viên hoặc nhân viên có thể được hưởng nếu họ trở lại và làm việc cho trường là gì?

Là một trong những trường đại học hàng đầu, HUB nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, chu đáo và nhiệt tình, thúc đẩy khát vọng với các cơ hội và cơ chế hỗ trợ để giúp đỡ các giảng viên, nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân và chuyên môn như như đào tạo về chuyên môn, định mức công việc, chế độ lương hưu dựa trên mục tiêu dài hạn, giờ giấc làm việc, chế độ thai sản, cơ sở vật chất và trang thiết bị cá nhân, những lợi ích tài chính, …

4) Liên quan đến các chương trình phát triển chuyên môn cho nhân viên, một trong những đặc quyền làm việc, nhà trường có kế hoạch nào để tổ chức các buổi / chương trình đào tạo đặc biệt cho nhân viên hỗ trợ không?

Các chương trình phát triển chuyên môn của nhân viên liên quan đến nhu cầu cụ thể của cả giảng viên và nhân viên hỗ trợ được đề xuất / đề xuất hàng năm bởi các đơn vị, sau đó Phòng Tổ chức cán bộ sẽ tổng hợp và trình lên Ban Giám hiệu

5) Nhà trường đã cho giảng viên tham gia những khóa đào tạo nào?

HUB coi việc cải thiện chất lượng giảng dạy và kỹ năng chuyên môn là một trong những điều cốt yếu của chúng tôi, vì vậy chúng tôi luôn tập trung vào các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên ngành như: đào tạo về quản lý chương trình quốc tế, phương pháp giảng dạy và hiện đại hóa chương trình giảng dạy, phương pháp viết bài báo khoa học

6) Nhân viên hỗ trợ có được hưởng những quyền lợi/ưu đãi tương tự như đối với các giảng viên không?

Có vẻ như GV được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với nhân viên hỗ trợ như: hỗ trợ về tài chính, giảm định mức giảng dạy cho giảng viên Tuy nhiên, HUB có phân bổ ngân sách của mình và đưa ra các chính sách hỗ trợ chung cho giảng viên và cán bộ công nhân viên

Hội thoại 29: Kế hoạch phát triển

1) Nhà trường cần cải thiện những gì? / Những khó khăn mà Nhà trường gặp phải là gì?

PHỎNG VẤN HỌC VIÊN, CỰU HỌC VIÊN

1) Anh/chị có biết về sứ mạng của Trường/Khoa không? Biết được qua phương tiện nào?

Vâng, tôi có biết Sứ mạng của Trường/Khoa được phổ biến trên Website Trường/Khoa, trên các bảng đặt trong khuôn viên Trường/Khoa hoặc trong các buổi sinh hoạt đầu khóa của học viên

2) Anh/chị có thấy quyền lợi của mình trong tuyên bố sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục của Khoa không?

Có, trong mỗi tuyên bố của Trường/Khoa đều hướng về người học, lấy người học làm trung tâm, để người học phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy

3) Làm thế nào Anh/Chị biết các thông tin về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình học tập từng học kỳ?

Các thông tin trên được công khai trên Website Trường, Khoa, các bảng thông tin tại khoa, Brochure giới thiệu chương trình, Bản mô tả chương trình đào tạo, buổi tiếp xúc với học viên đầu khóa

4) CTĐT do Nhà trường cung cấp có phù hợp với thời kỳ hội nhập, đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức của quý Anh/Chị không?

Gợi ý TL: Để đáp ứng thời kỳ hội nhập, sau khi 1 khóa học kết thúc, Nhà trường đã tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo và có lấy ý kiến phản hồi của HV/cựu HV về chương trình đào tạo

5) Nhà trường có công bố điều kiện tốt nghiệp CTĐT cao học? Nếu có thì ở văn bản, kênh thông tin nào?

Sau khi trúng tuyển, Nhà trường có buổi gặp mặt với các học viên để phổ biến quy chế học tập, các vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập và hướng dẫn nơi giải đáp thắc mắc trong quá trình học của học viên Các văn bản này đều được cập nhật trên website của Khoa

6) Nhà trường có quy định về thể thức, quy cách trình bày luận văn, bài báo khoa học?

Quy định hướng dẫn, trình bày luận văn, bài báo khoa học được đăng công khai trên website Khoa Sau đại học và gửi email cá nhân cho Học viên khi có thông báo thực hiện luận văn

7) Sau khi tốt nghiệp quý Anh/Chị có tham gia khảo sát nào của Trường/Khoa không?

Có, tôi có tham gia khảo sát về tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp

8) Theo Anh/Chị mục đích của Trường/Khoa mời anh/chị tham gia khảo sát đó là gì?

Theo tôi, mục đích của khảo sát đó ngoài việc để biết được cơ hội việc làm của

HV tốt nghiệp từ trường thì đó còn là căn cứ để trường có những điều chỉnh về chương trình đào tạo

9) Qua trải nghiệm trong công việc, cựu học viên thấy chương trình đào tạo của Nhà trường như thế nào? Anh/chị có góp ý gì về chương trình đào tạo hay không?

Qua trải nghiệm trong công việc, tôi thấy chương trình đào tạo của nhà trường đã giúp tôi hình thành kiến thức nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, lòng yêu nghề, tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ suốt đời Các nội dung trong chương trình đào tạo khá phù hợp, cập nhật với thực tiễn công việc và nghiệp vụ chuyên môn

10) Anh/Chị có được tham gia đánh giá chất lượng các hoạt động của Trường/Khoa không?

Vâng, có Chúng tôi tham gia đánh giá chất lượng các hoạt động của trường/Khoa thông qua các khảo sát của Nhà trường như là khảo sát về chất lượng giảng dạy môn học, khảo sát về chất lượng quản lý và phục vụ của các đơn vị trong trường, khảo sát về khóa học trước khi tốt nghiệp

11) Anh/Chị có được tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên không?

Có Chúng tôi có nhiều cơ hội để đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các khảo sát môn học (được thực hiện cuối mỗi môn học) và khảo sát Khóa học (được thực hiện khi học viên sắp tốt nghiệp)

12) Anh/Chị có biết được kết quả sau đánh giá không? Anh/chị biết được qua kênh nào?

Kết quả các khảo sát trên được công bố trên website của Phòng Khảo thí và ĐBCL

13) Anh/Chị có thấy chất lượng được cải thiện hơn qua từng năm không?

Có, tôi nhận thấy được điều đó Cơ sở vật chất của trường được trang bị đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, thắc mắc của học viên được giải đáp nhanh và rõ ràng hơn, tài liệu thư viện ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham khảo,…

14) Theo Anh/Chị, phương pháp kiểm tra đánh giá của Trường/Khoa hiện nay như thế nào? Có điểm nào cần thay đổi?

Phương pháp kiểm tra đánh giá của Nhà trường về cơ bản đánh giá được năng lực của sinh viên, tuy nhiên, cần đa dạng phương pháp kiểm tra đánh giá hơn đối với đánh giá kết thúc học phần

15) Theo Anh/Chị, phương pháp đánh giá học phần của học viên hiện nay có chính xác không?

Hiện nay, chúng tôi được đánh giá qua điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần Trong đó, việc đánh giá cuối học phần là theo hình thức thi viết (Tự luận hoặc trắc nghiệm) Theo tôi, không có phương pháp nào là hoàn hảo, tuy nhiên, đó là phương pháp hiệu quả nhất tại thời điểm này Ngoài ra, việc đánh giá quá trình giữa môn học, tùy mỗi môn học, giảng viên cũng có các hình thức đánh giá khác có thể là tiểu luận nhóm, tiểu luận cá nhân, thuyết trình nhóm, giải quyết tình huống, v.v

16) Anh/Chị có thể liên hệ ở đâu khi có sự thắc mắc về kết quả thi?

Khi có thắc mắc về kết quả thi, chúng tôi có thể xin phúc khảo bài thi tại Phòng KT&ĐBCL Sau một thời gian quy định, kết quả phúc khảo sẽ được công bố cho chúng tôi trên trang web của trường

17) Anh/Chị được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh khi nghiên cứu, học tập không? Nếu có thì như thế nào?

Gợi ý TL: Để có thể ra trường chúng tôi phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh, vì vậy trong quá trình học tập các môn học, bên cạnh việc giới thiệu tài liệu tham khảo Tiếng Việt, giảng viên còn giới thiệu tài liệu Tiếng Anh và trong quá trình nghiên cứu cho môn học chúng tôi cũng được khuyến khích tham khảo các nguồn tài liệu Tiếng Anh Chúng tôi cũng được khuyến khích tạo slide và thuyết trình bằng tiếng Anh về chủ đề nghiên cứu

18) Anh/Chị cảm thấy như thế nào về không gian học, cảnh quan cũng như cơ sở vật chất của trường?

PHỎNG VẤN NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1) Nhà sử dụng lao động có biết về sứ mạng của Trường không? Anh/chị biết được qua phương tiện nào?

Tôi có biết sứ mạng của Trường qua website của Nhà trường

2) Nhà sử dụng lao động có đóng góp vào việc phát triển của chương trình đào tạo không? Anh/chị đóng góp như thế nào?

Chúng tôi cùng với các chuyên gia được mời tham dự tọa đàm để hỏi ý kiến và tham gia khảo sát về việc điều chỉnh chương trình đào tạo hiện hành của Trường và xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo mới

3) Anh/chị có biết thông tin về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình không? Qua phương tiện nào?

Tôi có biết các thông tin trên được công khai trên Website của Trường, của Khoa Theo tôi các nội dung của môn học, chuẩn đầu ra của chương trình hiện tại của Trường phù hợp với các vị trí việc làm tại các tổ chức tài chính, ngân hàng Học viên tốt nghiệp từ trường được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ Sau khi tốt nghiệp, một số học viên được thăng tiến trong công việc

4) Theo Anh/chị mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo được thiết kế có phù hợp với yêu cầu công việc của đơn vị?

Mục tiêu đào tạo, nội dung các môn học được nhà trường thiết kế phù hợp với công việc và nhu cầu thực tế Các học viên tốt nghiệp từ HUB được tuyển dụng vào Tổ chức của chúng tôi có thể đảm nhận ở các vị trí: chuyên gia của các định chế tài chính, cán bộ quản lý cấp trung và cán bộ quản lý cấp cao của các định chế tài chính như: ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước, bộ phận tài chính các doanh nghiệp…

5) Khả năng đáp ứng công việc của học viên tốt nghiệp từ Trường ĐHNH? Anh/chị có đề xuất gì để cải thiện tình hình không?

Quan thực tiễn quản lý, tôi thấy học viên sau khi học chương trình thạc sĩ tại HUB có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, nhiệt tình, tận tâm, say mê nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, có đạo đức và trách nhiệm, có tinh thần cống hiến, khả năng thăng tiến cao

6) Kiến thức chuyên môn của học viên tốt nghiệp từ trường hữu ích như thế nào cho đơn vị?

Học viên tốt nghiệp từ trường có vốn kiến thức chuyên sâu, cả kiến thức chuyên ngành và kiến thức nền tảng vững vàng, có kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết công việc với hiệu quả và tiến độ cao, có khả năng xây dựng kế hoạch chuyên môn, kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu, có kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian

7) Ngoài kiến thức chuyên môn, Anh/chị đánh giá kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp từ Trường làm việc tại đơn vị như thế nào?

Sau khi học viên hoàn thành CTĐT thạc sĩ tại HUB, học viên đáp ứng tốt các kỹ năng cần thiết cho mỗi vị trí, các kỹ năng được nâng cao: làm việc độc lập, chủ động với hiệu quả tối ưu, khả năng làm việc nhóm và hợp tác với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện công việc; kỹ năng giao tiếp và văn hoá ứng xử và có khả năng thích nghi khi tiếp cận các thông tin, hoàn cảnh mới Đặc biệt, đã nâng cao kỹ năng trình bày, truyền đạt kiến thức tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo

8) Theo Anh/chị đạo đức nghề nghiệp của học viên tốt nghiệp từ trường như thế nào?

HV tốt nghiệp từ Trường có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, đáng tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng

9) Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của học viên tốt nghiệp từ trường như thế nào? Có đáp ứng tốt công việc?

Học viên sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo, lưu loát, đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ trong công việc

10) Anh/chị có tham gia khảo sát nào từ Trường/ Khoa không?

Hàng năm, chúng tôi đều nhận được email mời tham gia khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động về chất lượng học viên tốt nghiệp từ trường

11) Theo Anh/chị mục đích của Trường/Khoa mời Anh/chị tham gia khảo sát là gì?

Theo tôi được biết, mục đích của khảo sát ngoài việc để đánh giá chất lượng học viên tốt nghiệp từ trường, đó còn là cơ sở để giúp Trường đánh giá chương trình

72 hiện tại và cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo theo xu thế của thị trường lao động và nâng cao chất lượng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội

12) Nhà trường có kết nối với các tổ chức/ doanh nghiệp không?

Hàng năm, trường mời đơn vị tôi cùng với các tổ chức/đơn vị khác tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên, chúng tôi cũng cung cấp thông tin tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp cho người học với Nhà trường (với nhiều vị trí việc làm khác nhau, từ chuyên viên đến quản lý) Ngoài ra, để giúp người học trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, hàng năm, chúng tôi đều tiếp nhận nhiều đợt sinh viên tham gia kiến tập tại đơn vị chúng tôi Chúng tôi cũng đã lựa chọn được nhiều người học ưu tú và tuyển dụng họ vào làm việc tại đơn vị tôi

13) Theo Anh/chị Nhà trường cần tăng cường, cải tiến vấn đề gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (mục tiêu đào tạo, nội dung giảng dạy, khối lượng thực hành?)

Theo tôi, nhà trường cần tạo cơ chế thuận lợi và môi trường để người học, nhà trường và doanh nghiệp có thể tiếp xúc với nhau nhiều hơn Trong quá trình học, nhà trường thiết kế cho người học tham gia thực hành theo chuyên môn đào tạo nhiều hơn

SELF – ASSESSMENT REPORT

READING 1: Introduction to Quality Assessment

Assessment can be defined as a general term that embraces all methods used to judge the performance of an individual, group or organization Self-assessment is the process of critically reviewing the quality of one’s own performance at institutional, system or programme level

Quality assessment in higher education, therefore, can be defined as a diagnostic review and evaluation of teaching, learning, and outcomes based on a detailed examination of curricula, structure, resources and effectiveness of the institution, system or programme It aims to determine if the institution, system or programme meets generally accepted quality standards

Source: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Version 4.0

READING 2: AUN-QA Assessment Model at the Programme Level (Version 4.0)

Version 4.0 of the AUN-QA model for programme level assessment encompasses the following eight criteria (see Figure 1):

Figure 1 AUN-QA Assessment Model at the Programme Level (Version 4.0) The eight criteria of the model are grouped as shown:

READING 3: Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version

Figure 2 Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version

Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version 4.0 and version 3.0 basically keep the essence and most of the content, but with a change in presentation, more logic and higher requirements

READING 4: Introduction to Self – Assessment Report

The self-assessment must be finalized with a SAR Writing an effective SAR requires skills and time Some guidelines for writing an effective SAR are:

 The report is the account of the self-assessment That is to say, the SAR is not just descriptive It is also analytical It includes an evaluation of the problems At the same time, it provides an indication of how the problems identified will be dealt with Use the diagnostic questions provided in each of the AUN-QA criteria to do this

 Since it is a self-assessment, which is of the utmost importance for an external assessment team, it is important for the SAR to follow a specific format based on the AUN-QA criteria and checklist

 Illustrate clearly what, where, when, who, and how the QA mechanisms or instruments are implemented and managed to fulfil the criteria This will help to piece all related information together

 Focus on information and data (objective evidences) that directly address the criteria The report has to be concise and factual Provide trends and statistics to show achievement and performance The quantitative data require special attention The manner in which data is presented is important for the right interpretation of the data There is a clear need for standardisation of data such as student numbers, appointment of teaching staff, staff-to-student ratio, pass rates, etc

 Self-assessment forms the starting point for improvement between the review committee and the faculty as well as a document for inter-collegial assessment When conducting a self-assessment, it is important to draw up an institution’s own standards and criteria, but it is also essential to take account of the criteria formulated by outsiders, such as an accrediting body When analysing an institution’s own quality, it is important to look for evidence on how far the criteria have been met If there are no formally formulated standards in the country or region, the standards as formulated in this manual may be used and taken as benchmarks

 The SAR should be written or translated into a language (i.e., English) that is easy for external assessors to comprehend Provide a glossary of abbreviations and terminologies used in the report

Source: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Version 4.0

READING 5: Specification Requirements for SAR

- The report presents the correct structure as required by AUN The contents of a SAR consist of:

 Executive summary of the SAR

 Organisation of the self-assessment – how the self-assessment was carried out and who were involved?

 Brief description of the university, faculty and department – outline the history of quality assurance, mission, vision, objectives and quality policy of the university followed by a brief description of the faculty and department

This section contains the write-up on how the university, faculty or department addresses the requirements of the AUN-QA criteria Follow the criteria listed in the self-assessment checklist

Part 3: Strengths and Weaknesses Analysis

 Summary of strengths - summarise the points that the department considers to be its strengths and mark the points that the institution is proud of

 Summary of Weaknesses - indicate which points the department considers to be weak and in need of improvement

 Completed self-ratings as in Appendix A

 Improvement plan – recommendations to close the gaps identified in the self-assessment and the action plan to implement them

Glossary and supporting documents and evidences

- The obligation to report truthfully and accurately quality assurance activities and quality assurance system of educational institutions and training programs;

- Focus on information and data directly related to Criterion

- SAR(s) should be written in English

- Abbreviations and terminologies used in the report should be provided

- In addition to the description, the report needs analysis

- Submission Period: 2 - 3 months before the assessment

- Maximum 50 pages (excluding appendices); A4 page with 12 font size

- The information should be available in a systematic manner as digital copy

- It is suggested that references made in SAR(s) should be able to be clicked and linked to the mentioned document.

READING 6: Specification Requirements for Evidence

The checklist(s) should be completed and submitted together with the SAR(s) Failure to comply with all requirements stated in the SAR Checklist might result in cancellation/postponement of the assessment

Name of the study programme provided in SAR Checklist will be applied in the AUN-QA assessment report and certificate and cannot be changed upon submission

Vital Appendices 9a – 9m shall be translated into English, as stated in the SAR Checklist no.9 shown:

SAR Checklist a Expected learning outcomes b Brief outline of all courses in the programme c Programme specification d Samples of course specification e Educational philosophy f Sample of examination papers g Sample of marking guides h Sample of rubrics especially for internship, project and thesis writing i Sample of academic and support staff appraisal forms j Sample of student evaluation k 1-page brief of each survey, tracer study report or minutes of meeting l Executive summary of academic and support manpower plan

79 m Executive summary of training and development plan for academic and support staff

READING 7: Introduction to Ho Chi Minh University of Banking

Ho Chi Minh University of Banking (HUB) is one of the leading universities in training, research, and technology transfer in economic and finance - banking sectors in Vietnam Over the period of 45 years of establishment and development, the University has trained thousands of bachelors, masters, and PhDs for banking and economic sectors, which significantly contributes to the socio-economic development of the country

Currently, HUB offers 25 training programs including undergraduate programs, part-time, international dual degree, master's programs and doctoral programs (http://tuyensinh.hub.edu.vn/he-dao-tao/chuong-trinh-dao-tao- 101.html)

With these contributions to the banking sector and the economy of the country, HUB has been honorably awarded many noble prizes by the Vietnamese Party and State, including Third Class Independence Medal (2006), Third Class Labor Medal (1987), Second Class Labor Medal (1994) and First-class Labor Medal (2001), Second Class Independence Medal (2016) and other noble awards of the Government, many ministries, many people's committees of provinces and the State Bank of Vietnam

Mission: HUB provides society and banking industry with highly – qualify human resources, high – impact research along wih consulting services and community services HUB creates an educational ecosystem, provides lifelong learning opportunities; thrives for holistic development for students, with creativity and a spirit of serving

Vision: HUB is oriented to become a multidisciplinary and interdisciplinary university in the group of prestigious universities in Southeast Asia HUB is a

80 pioneer in the application of digital technology in training, research and in solving interdisciplinary problems

Educational Philosophy: Liberal education – Interdisciplinary – Experience Liberal education: HUB creates an educational environment to help learners discover their own potential; acquire in-depth specialized knowledge of the discipline on the basis of comprehensive general knowledge; develop intellectual capacity and personal skills; shaping positive individual values; educationing students to become self-reliant, creative and responsible citizens

Interdisciplinary: HUB aims to train learners with interdisciplinary understanding to avoid biases in decision making, increase the ability to connect with experts, and widen their employment opportunities

Experience: HUB delivers an educational model of maturity through experience

Through experience, learners will have a deeper understanding of theory and form practical thinking, implementation capacity, thereby adapting and improving the environment

Core Value: Honesty and Integrity – Unity - Being the Pioneer

Honesty and Integrity: HUB values integrity in all actions; ensures consistency in our thoughts – words – actions

Unity: HUB takes the motto of unity for combined power; guarantees the harmonized interests among related parties for mutual development

Being the Pioneer: HUB is the pioneer in applying scientific and technological achievements to training, research, management and administration activities; creating and leading trends

HUB tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành; sáng tạo và dẫn dắt xu hướng

READING 8: Introduction to Faculties

Being a unit under HUB, Faculty of Postgraduate Studies was established in

1998 with the function of advising the Rector on development strategy,

81 management, and postgraduate training; organizing the development and management of postgraduate curriculum in the fields of the University, including the Master of Finance and Banking program The current organizational structure of the Faculty includes the Dean of the Faculty in charge of general, the two Deputy Dean of the Faculty, and 05 specialists who assist the Dean in the management of postgraduate programs Unlike the specialized faculties of the University, the Faculty does not manage academic staff but uses a team of full- time academic staff of the University to participate in teaching for the Faculty according to the list of qualified academic staff approved by the Rector In addition, the Faculty also cooperates with more than 150 scientists with Ph.D degrees or higher to support teaching and research activities

Mission: Support postgraduate students and Ph.D students in academic and research activities to develop scientific staff for the country and the region for them to have the knowledge, modern thinking, creativity, besides having all the necessary skills for professional work, and being ready to meet all requirements

Vision: By 2030, the Faculty of Postgraduate will be a place for multidisciplinary training, fostering and scientific research, especially in the fields of Finance - Banking, Business Administration with high quality, reaching for integration in Southeast Asia; and international approaches in training and research in the fields of Economics and Finance

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 9: Expected learning outcomes (PLOs)

The PLOs of the current Master of Finance and Banking program include 5 PLOs which are divided into two groups: (i) The group of specialized outcomes (PLO1, PLO2, and PLO3) guarantee for learners to meet the requirements of knowledge, skills, and attitudes relevant to the profession; (ii) The group of general outcomes (POL4 and PLO5) are the soft skills that learners gain upon graduation These skills will help learners be able to apply well not only in their profession but also in other fields This is the concept of "liberal education, interdisciplinary education" in the educational philosophy pursued by the Faculty of Postgraduate Studies

The PLOs was allocated to the subjects in the curriculum with the appropriate scale to ensure the feasibility and the basis for designing the learning outcomes of each course (CLOs)

Figure 1: Specialized and general learning outcomes

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 10: Program Structure and Content

The program specification has been designed in compliance with the MOET's regulations on higher education, in line with the vision and mission of the University and the Faculty The program specification has multiple purposes such as (1) the program presents detailed information about the program to help potential students understand the structure and content of the program at the University to compare and choice of their study, (2) being a reference for the lecturers and other staff to promote discussion and reflection on the new and existing program and to ensure that there is a common understanding on the expected learning outcomes of the programme It is also used as a reference point for internal review and monitoring of a programme’s performance; (3) being also an important source of information to help employers better understand the knowledge, skills, and attitudes that the University has equipped for students The employers could use it to decide suitable job positions for the faculty’s graduates or for their human resource strategies; (4) be used to collect feedback from newly graduated students for quality improvement as well as on the extent to which they achieve the PLOs Last but not least, the specification is also a source of information to help program reviewers and external evaluators understand the objectives of the program and PLOs In addition, the content of the program specification is the basic for designing the course specifications for teaching and learning Therefore, the specification is subject to constant review, revision and update to ensure its relevance

PLO 1 : Ability to synthesize and evaluate data and information to solve emerging problems in the field of finance and banking

PLO 2 : Ability to organize, implement, monitor, and improve the activities of enterprises and financial institutions in the context of international integration

PLO 3 : Ability to apply Vietnamese policies, laws, and international practices to develop and implement expert-level solutions in the field of finance - banking

PLO 4 : Ability to do independent and creative research in the field of finance - banking

PLO 5 : Ability to adapt, self-direct, and coordinate effectively in the global banking-financial environment

From 2015 to 2021, the Master of Finance and Banking program has been developed and revised 3 times in 2015, 2019, and 2020 The contents of the Programme Specification are updated based on the feedback of the stakeholders on the PLOs in 2018 and consulted with experts/lecturers in the University in 2020 The current Programme Specification issued in 2020 contains the following information:

(1) General introduction: Program name (Vietnamese, English); Group of training fields; Training sector; Code; Level of training; Form of training, duration of training; Training institution’s name

(2) Objectives of the curriculum, including the general goals and PLOs, which describe the content of the PLOs and the scale for each PLO

(3) Matrix of allocation of PLOs for subjects in the curriculum with appropriate scales

(6) The content of the curriculum, including the amount of knowledge of the whole course, the framework of the program

(8) Time to update and revise the Programme Specification

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

The alignment of the curriculum with the expected learning outcomes

The Master of Finance and Banking program of HUB is designed based on the suitability of teaching and learning approaches, and student assessment to ensure each component is compatible with each other and consistent with the ELOs The Master of Finance and Banking program is built according to a credit system with 04 parts of knowledge, including compulsory subjects and electives in the fundamental and specialized knowledge parts, which allows students to be proactive in developing study plans as well as facilitate continuing their studies at the next level Along with that, the University has made great efforts to ensure that the curriculum is not only well-designed and flexible but also periodically reviewed and updated to ensure it meets the requirements of stakeholders The subjects designed in the curriculum are highly compatible with the PLOs

For each subject, when the CLOs are designed, the lecturer calculates and ensures that learners can achieve all the CLOs declared in the course through determining appropriate teaching and assessment methods Instructors develop evaluation criteria to calculate when learners achieve the CLOs, thereby proposing methods, forms, and content of assessment for learners to complete the lessons This assessment is considered to have met the CLOs After designing the assessment tests, the lecturer continues to design teaching-learning methods to both help learners achieve the CLOs and be consistent with the assessment methods

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 11: Teaching and learning Approach

The faculty's educational philosophy is: Liberal - Interdisciplinary – Experience, this philosophy is conveyed and concretized in the program's training goals: To help students master advanced and modern knowledge of finance - banking; capable of detecting and solving emerging problems in the field of finance - banking; capable of independent and creative research at a high level in the field of finance – banking

The educational philosophy is reflected in the PLOs First, it is integrated into the program design process, through which all subjects provide different ELOs, equipping learners with the knowledge and capacity to discover, and solve emerging problems in the field of finance - banking Second, it is integrated into the curriculum teaching approaches, which is the learner-centered, self-study, and self-research approach In detail, this approach emphasizes the preparation of learners for lifelong learning, or in other words, the role of the lecturers is not only to provide knowledge and skills but also to inspire learners to have a passion for continued learning after graduation and in their lifetime This method requires learners to actively participate and take responsibility for their learning, while the role of the lecturer is more about supporting the learning process, providing learners with up-to-date knowledge in the field through teaching strategies such as applied studies, case studies, case-solving, criticizing, and debating, and disciplinary and cross-disciplinary perspectives

The program's teaching method helps graduates to be able to self-study and research to adapt to the development and change of knowledge and practice, thereby encouraging learners to promote lifelong learning The training motto of the program is to equip students with the ability to solve real business situations

85 or problems, predict changes in the present and future business environment as well as plan for their career development This requires education to develop students' ability to learn not only for now but also for the future The program provides a variety of skills that enable learners to search data, analyze data, discuss results, make practical recommendations, and draw conclusions Therefore, students are equipped with knowledge, skills, and attitudes to be fully capable of detecting, analyzing, evaluating, and finally solving problems

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 12: Student Assessment

The assessment of learning results is organized regularly to ensure that students achieve the PLOs This activity started from the admission stage to the entire training process and ends when students graduate

Students' results are assessed continuously during the learning process through (i) individual learning process assessment activities, (ii) individual interaction assessment activities with other students through group study, and (iii) assessment activities at the end of the course All activities of assessing are shown in the course outline Depending on the characteristics of the subject, the form of student assessment is set up diversely and flexibly to accurately assess the knowledge, skills, and attitudes of students Specifically, assessment of personal knowledge in the learning process can be done by multiple-choice tests, essays, class discussions; group exercises can be developed in the form of project setup & analysis, research & presentation, case study; Final assessment can be an essay, multiple-choice or topical exam The graduation thesis module assesses the ability to detect, research and apply specialized knowledge to solve and handle a real-life situation

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 13: Academic Staff Quality

The University and Faculty have plans for academic staff establishment and needs for education, research, and services Plans for academic professional development are developed based on the vision and mission of the University and Faculty Deploying the strategy of the University, the Faculty develops an annual strategic plan for the Faculty with a focus on staff development

The University is a public university, the criteria for recruitment, selection for promotion and promotion are based on the Higher Education Law, the

University Charter, the Law on Public Employees These legal provisions guide the University in the issuance of related institutional regulations These documents were already discussed and communicated to all staff of the university and was approved by the Rector

The university always creates conditions and encourages teachers to improve their professional and professional qualifications The university has policies to support for academic staff participating in learning to improve qualifications such as achieving certificates, diplomas in foreign languages, informatics; Tuition support for advanced training courses qualifications or to meet the needs of professional work

The competence of academic staff is evaluated objectively on a regular basis through 3 sources of information: (i) Evaluation of the completion of the lecturer's duties by Dean; (ii) Student feedback about the lecturer through surveys; (iii) Peer review through class observation

(i) Evaluation of the completion of the lecturer's duties by Dean: The task results of lecturers are evaluated according to Regulation No 2647/QD-DHNH on evaluation for the level of task completion of the officer's HUB Every 6 months and year, lecturers self-appreciate their performance (based on performance appraisal form), then the faculty will have a meeting, collect opinions from faculty members, and the Dean will give the evaluation result These results will be sent to the Department of Personnel Affair for submission to the Rector for recognition Lecturers are graded on 3 groups of criteria: (1) Grading the implementation of general regulations (30 points), Grading the key performance (50 points), (3) Grading of learning spirit, attitude, behavior, skills, creation (20 points)

(ii) Student feedback about the lecturer through surveys: In each subject, students take a survey about the teaching process of the subject, and the survey results are compiled by the Department of Testing and Quality Assurance These results are sent to the dean to notify lecturers to improve teaching activities, and the dean also refers to evaluating the complete tasks of lecturers

(iii) Peer review through class observation: The Faculty plans class observation each semester The lecturers who observe the class will give suggestions to the observed lecturers on the content of the lesson, teaching methods, and teaching style

The evaluation criteria are communicated to academic staff via evaluation regulations of the University and internal annual spending of the University They are also evaluated on research outputs and other activities as assigned by the

University and Faculty The evaluation results are reviewed and recognized by the Reward Council of the University

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 14: Student Support Services

Student Quality: Quality of output depends very much quality of input This means that the quality of the entering students is important

Every year, based on the admission regulations issued by the MOET, the university builds an admission scheme for the MFB program and sends it to the MOET for approval Universities and Faculty publicize admission policies and criteria through admission announcements, conduct admission counseling through channels such as the University's website, faculty, university's fan page, and live streams In addition, because the target audience of the University can be employees at banks and financial institutions, the Faculty also cooperates with a number of banks and financial institutions to widely announce policies and criteria for admission of the University to interested parties

Conditions for admission to the MFB program are that candidates must have graduated from a university with a major in Finance - Banking or a related major With close training majors, candidates must supplement some subjects to ensure basic knowledge before taking the exam In addition, candidates must meet the foreign language standards by passing an English test organized by the University or submitting foreign language certificates by regulations Passing the entrance exam, students have enough background knowledge about the major, foreign language skills, and scientific thinking ability to meet the requirements of the MFB program

The university has set up and operated a monitoring system for students' academic progress, learning results Training activities are carried out according to the credit system, creating a flexible scheme, helping students actively choose a study plan suitable to their conditions Faculty assigns class manager to support students in the learning process During the learning process, class manager monitors students' learning progress and notify students when important milestones are approaching such as the time of thesis subject and the instructor registration; detailed outline defense; making and defending the thesis During learning the modules of the program, the lecturer of each module is the person who supports the students to answer questions, search for documents, conduct research on related issues, and help students complete their subjects Especially for the

88 graduation thesis module, the instructor plays the role of monitoring and urging students to implement the subject on schedule, guiding students to report the results of the thesis research and confirm the results of the thesis to propose the defense before the Council

The support staff: The quality of an academic programme depends very much on the interaction between staff and students However, academic staff cannot perform their roles well without good quality services provided by the support staff These are the persons who manage the libraries, laboratories, computer facilities, and other student services

The development strategy of support staff is part of the university's organizational and human resource development strategy Accordingly, the goal of the university is to develop a support team with professional qualifications to meet the needs of the job position, reduce the number and increase work productivity

The appointment of support staff is carried out by regulations of the State Bank Stemming from the policy on personnel, the requirements of the unit's tasks, and the source of support staff planning, the University will hold meetings to collect opinions and propose personnel to be appointed Before that, the personnel to be appointed must meet the standards of professional, experience, and some other standards such as age, health, current qualifications, and development potential

Training and professional development needs for support staff are identified through the annual registration of training and retraining needs Support staff can register their demand by category of annual training courses, retraining courses of the State Bank, or can register at the request of the job Based on the registration of training and retraining needs, training and development strategies for support staff, and actual job position requirements, the University will issue a training plan The training and retraining plan is the basis for implementing training and professional development for support staff

There are two evaluation systems for the support staff: (1) Monthly evaluation from the head of the unit, (2) Mid-year assessment (every 6 months) and year-end assessment from peers and relevant heads The mid-year and year- end performance evaluation results are sent to individual support staff for reflection and future developmental plans The Department of Personnel Affairs monitors the staff development plans and results, especially those who directly serve students

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 15: Facilities and Infrastructure

District 1 campus has 26 classrooms used for training of many different levels, including classes in the evenings, Saturdays, and Sundays Classrooms have necessary equipment such as projectors, tables and chairs, lighting systems, air- conditioners, speakers, microphones, With an average area of 65m2, it is suitable for the size of the number of students from 50-60 students/class The classrooms can be arranged flexibly depending on the purpose of use such as presentations or group work

The library is invested by the University with a variety of learning materials with

889 Vietnamese titles and 707 English titles for Finance and Banking major The university's electronic library is at: http://library.HUB.edu.vn/ The library's electronic database includes journal, articles specializing in Economics - Finance

- Banking, theses, scientific research topics, and learning resources associated with external units such as data on Vietnamese and English e-books (provided by Ho Chi Minh City General Publishing House and Gale Virtual Reference Library), Vietnam Joint Database of Science and Technology Resources, shared database of Vietnam National University of Hanoi, Ho Chi Minh City Science and Technology Information Link Network, Database Collection of Multidisciplinary Electronic Journals for Universities, Thomson Database Collection Reuters aims to better meet the needs of looking up data, linking databases to serve readers, learning and research of students and lecturers

As of December 2020, the university has 11 computer rooms, four of them are equipped according to the standard of LAB room with full equipment such as cabin, headphone, Webcam, and other necessary software for practical courses in the curriculums The university has more than 500 personal computers for the LAB room system and more than 200 computers for departments All computers are connected to a high-speed internet system for practice activities and academic

90 management All lecture halls, libraries, self-study areas are covered by a Wi-Fi system with the speed of 15 Mbps for students and unlimited for academic staff to ensure that they can connect to the network and use it in the process of teaching, learning, and other activities The university has been implementing the online learning system LMS (http://lms.HUB.edu.vn/) to serve better for learning and teaching activities Especially in the COVID-19 pandemic, the University requires teaching and learning activities to be taken place online From the 2nd semester of the school year 2020 – 2021, when the COVID situation becomes more serious, the university has organized for students to take the final exams and defend the thesis online

The university builds and maintains a green and clean, health-oriented, and safe learning environment for learners, and all staff All university buildings are fully equipped with safety equipment, fire prevention such as fire extinguishers, fire hydrants, fire protection systems in accordance with regulations and periodically inspected

Source: SAR of HUB’s MFB program 2021

READING 16: Output and Outcomes

When assessing the quality assurance process, HUB evaluates not only the input and teaching processes but also the output The average graduation rate, dropout rate, graduation time and employability of graduates are important criteria against which the university and faculty measure the quality and efficiency of their training programs

Instructing students to do academic research is one of lecturers' duties and an important part of the content of the program Academic research activities are organized at both HUB and Faculty of Postgraduate Studies (FPS) levels to help students discover and acquire novel and in-depth knowledge, facilitating the achievement of expected outcomes

The University has a process of receiving feedback from stakeholders and closely monitors the improvement in accordance with the feedback

Feedback from lecturers and support staff Surveys are conducted to investigate lecturers' opinions about various aspects of their jobs Benefit policies, job satisfaction and working environment are openly discussed by lecturers and support staff

Feedback from students Students' opinions about relevant issues such as the quality of lecturers, support staff, teaching and assessment methods, facilities, academic research and expected learning outcomes are carefully listened to improve quality

Feedback from alumni The Faculty listens to alumni's opinions about their career opportunities after graduation, program job requirement fit and the level of ELO achievement of this program Alumni also provides information how employers and those in the labor market think of the program and its students

Feedback from employers (Labor market) Surveys on employers focus on graduates' ability to meet job requirements Through surveys about the program, the University can determine students' level of achievement of the learning outcomes in terms of knowledge, skills and attitudes as well as employers' satisfaction with the education quality.

INTERVIEWING KEY

INTERVIEWING TEACHING STAFF/ ACADEMIC STAFF/ FACULTY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ÔNG VĂN NĂM (Chủ biên)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHỎNG VẤN ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH THEO AUN – QA

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ (TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TS ÔNG VĂN NĂM (Chủ biên)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHỎNG VẤN ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH THEO AUN – QA

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ (TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)

TS LÊ THỊ THÙY NHUNG

TS NGUYỄN THỊ NGỌC NGA

TS NGUYỄN THẾ BÍNH THS NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG THS TÔ THỊ PHƯƠNG LAN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023 i

PHẦN I: CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1

1 Luật Giáo dục đại học 1

2 Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) (theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016): 3

3 Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021) 4

4 Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo 7

PHẦN II: CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ 8

1 Tổng quan về đánh giá chất lượng 8

2 Giới thiệu mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 8 3 So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0 10

4 Giới thiệu về báo cáo tự đánh giá 11

5 Yêu cầu đối với báo cáo tự đánh giá 12

6 Những lưu ý về hệ thống minh chứng 13

7 Giới thiệu Trường Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh 15

8 Giới thiệu về khoa Sau đại học 17

9 Kết quả học tập mong đợi 18

10 Cấu trúc và nội dung chương trình giảng dạy 19

11 Phương pháp dạy và học 21

12 Đánh giá kết quả học tập của người học 22

13 Chất lượng giảng viên 23 ii

14 Các dịch vụ hỗ trợ người học 25

15 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 27

16 Đầu ra và kết quả đạt được 29

PHẦN II: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI 30

1 PHỎNG VẤN CÁC THÀNH VIÊN CỦA KHOA, BAO GỒM LÃNH ĐẠO KHOA, NHÓM VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ 30

2 PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA KHOA 40

3 PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ 51

4 PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU 58

5 PHỎNG VẤN HỌC VIÊN, CỰU HỌC VIÊN 63

6 PHỎNG VẤN NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 69

1 READING 1: Introduction to Quality Assessment 73

2 READING 2: AUN-QA Assessment Model at the Programme Level (Version 4.0) 73

3 READING 3: Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version

4 READING 4: Introduction to Self – Assessment Report 75

5 READING 5: Specification Requirements for SAR 76

6 READING 6: Specification Requirements for Evidence 78

7 READING 7: Introduction to Ho Chi Minh University of Banking 79

9 READING 9: Expected learning outcomes (PLOs) 81

10 READING 10: Program Structure and Content 82

11 READING 11: Teaching and learning Approach 84

14 READING 14: Student Support Services 87 iii

1 INTERVIEWING KEY FACULTY MEMBERS INCLUDING DEAN, VICE DEAN, PROGRAMME CHAIR AND SAR TEAM 91

2 INTERVIEWING TEACHING STAFF/ ACADEMIC STAFF/ FACULTY

TÀI LIỆU THAM KHẢO 132 iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

AUN-QA Mạng lưới chuyên trách về ĐBCL giáo dục đại học của AUN

(ASEAN University Network - Quality Assurance) CBCNV Cán bộ công nhân viên

CNTT Công nghệ thông tin

CTĐT Chương trình đào tạo (Programme) ĐBCL Đảm bảo chất lượng (Quality Assurrance)

GV Giảng viên (Academic Staff)

HUB Hochiminh University of Banking (Trường Đại học Ngân hàng

TP HCM) NCKH Nghiên cứu khoa học

NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

KTHP Kết thúc học phần

KT&ĐBCL Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

P.TCCB Phòng Tổ chức cán bộ

TCNH Tài chính – Ngân hàng

SAR Báo cáo Tự đánh giá (Self – Assessment Report)

Tài liệu tập huấn phỏng vấn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA các chương trình đào tạo thạc sĩ (Tiếng Anh và Tiếng Việt) được biên soạn với mục tiêu trang bị cho các bên liên quan những thông tin khái lược về Trường, Khoa và về nội dung các chương trình đào tạo mà Khoa Sau đại học phụ trách Những thông tin cơ bản này giúp cho các bên liên quan hiểu biết nhiều hơn về các chương trình đào tạo sau đại học, đồng thời tài liệu này là kênh tham khảo tốt (mang tính chất gợi ý) để chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài (kiểm định) theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp chương trình, đặc biệt là công tác phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Nội dung tài liệu này bao gồm cả Tiếng Việt và Tiếng Anh và được chia làm hai phần Phần I cơ sở pháp lý về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục Phần II cung cấp các bài đọc liên quan đến công tác viết báo cáo Tự đánh giá Phần III được thiết kế dưới dạng các đoạn hội thoại ngắn liên quan đến các tiêu chí được đánh giá thông qua các phiên phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo cấp Khoa, giảng viên, cán bộ hỗ trợ, người học, cựu người học, nhà tuyển dụng…

Trong quá trình biên soạn, Ban soạn thảo đã tiếp thu và kế thừa có chọn lọc nhiều tài liệu trong và người nước Chúng tôi cũng đã sử dụng một số nội dung đã đề cập trong Báo cáo Tự đánh giá của chương trình đào tạo thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng để hoàn thiện tài liệu này

Mặc dù nhóm biên soạn đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và biên soạn nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, xây dựng từ người dùng để tài liệu càng hoàn thiện hơn Mọi ý kiến góp ý, xin vui lòng gửi về địa chỉ: namov@hub.edu.vn

PHẦN I: CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

1 Luật Giáo dục đại học

- Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 (Luật số 32/2018/QH14) đã có những nội dung sửa đổi, bổ sung và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, thể hiện qua các điều sau:

 Điều 49 Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học

 Điều 50 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

 Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

 Điều 49 Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học

 Điều 50 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

 Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

- Một số điểm mới liên quan đến đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Điều 49 (Luật giáo dục đại học năm 2018):

1 Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là quá trình liên tục, mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học

2 Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học

3 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học Điều 50 (Luật giáo dục đại học năm 2018):

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

3 Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học

Cơ sở giáo dục đại học không thực hiện kiểm định chương trình theo chu kỳ kiểm định hoặc kết quả kiểm định chương trình không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Sau 02 năm, kể từ ngày giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo hết hạn hoặc từ ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục đại học phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó và có biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người học

4 Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ sở dịch vụ khác

5 Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục đại học theo kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; công bố công khai điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện

3 tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng Điều 52 (Luật giáo dục đại học năm 2018):

3 Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam

2 Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) (theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016):

INTERVIEW SUPPORT STAFF

DIALOGUE 19: General questions for each person

Q: Please introduce yourself and how long have you been working for HUB? Tell us your responsibility in your office

A: My name is … I have been working for Office of Personnel and Administration for 3 years I am responsible for Recruitment, Emulation and Reward of HUB

Q: What is your pathway for career development at HUB?

A: I will take part in some training courses related to my job and try to get higher job position in the next years

Q: What do you think HUB need to be improved?

A: I need HUB need to improve the staff’s salary

DIALOGUE 20: Recruitment and selection criteria for appointment, deployment and promotion (Office of Personnel and Administration)

Q: What policy is pursued with regard to the employment of support staff in educational and research activities?

A: The recruitment standards for support staff are established in the Law on Public Employees and specified in the regulations of HUB on the basis of a proposal made by a direct subordinate unit or office

Q: Could you explain more about the recruitment procedure?

A: Recruitment procedures which are conducted based on Vietnam’s Law on Higher Education and HUB’s Recruitment regulations include application selection, interview, teaching demonstration and public employee examination The Rector will issue the hiring decision to employ applicants who have passed all the recruitment rounds

Q: How mentoring the plan for support staff’s professional development is carried out?

A: Annually, Department of Personnel Affairs send an application form to faculties and offices to know demands of trainings Based on minimum career standards and requirements of the position, support staff register for Training courses

Q: What does the university do to support the staff with their career profession?

A: The University will provide financial support for support staff who participate in relevant training courses for career progression

DIALOGUE 21: Recruitment and selection criteria for appointment, deployment and promotion (Office of Personal and Administration)

Q: What are the minimum requirements for promotion?

A: The minimum requirements for promotion are having necessary qualifications, seniority and being trusted by other colleagues and subordinates

Q: What channels do the university use to evaluate support staff’s job performance?

A: The periodical feedback from lecturers and students and the evaluation from colleagues and leaders

Q: What is your appraisal system?

A: The University’s appraisal system has 2 level: appraisal of Department/ Faculty and appraisal of by the Council on Emulation and Reward of HUB At the end of a school year, based on job completion and distinguished achievement, support staff are ranked as: Non - Job Completer, Job Completer, Good Worker and Model Worker High achievers may also be recommended for higher-level recognition (SBV– level) by the Council on Emulation and Reward of HUB

DIALOGUE 22: The teaching and learning facilities and equipment (Office of Facility Management)

System to plan, maintain, evaluate and improve the physical facilities and infrastructure such as teaching and learning facilities, laboratories, equipment and tools etc to meet the needs of education, research and service is established and implemented

Q: How the facilities (such as lecture-halls, seminar rooms, laboratories, reading rooms, and computer rooms) meet the needs of students and staff?

A: The classrooms are designed of various sizes to cater for the needs with all kinds and are suitable for both compulsory and optional subjects

Q: Do the university have the special equips to serve the purpose of teaching foreign languages?

A: Yes, we have 14 Labs, equipped with computers with local area network and internet connection for learning and computer-based exam of foreign languages

Q: How facilities and infrastructure are maintained?

A: The University maintains and upgrades the computer systems and other facilities regularly based on annual plan suggested and performed by the Department of Facilities Management

DIALOGUE 23: The library and its resources (Library)

System to plan, maintain, evaluate and improve the academic resources such as library resources, teaching aids, online databases, etc to meet the needs of education, research and service is established and implemented

Q: How the library is equipped for education and research?

A: The library system has a considerable collection of books (print and e-books), periodicals (print and e-journals), and other library materials that support the demands of scholarship, research and instruction for both faculty and students

Q: How accessible and reachable is the library?

A: The library’s holdings are easily accessible online, allowing students to tap the latest intellectual resources contained in online databases, both on and off-campus

Q: What is the library’s open hours?

A: The library is open from 7:30 to 18:30 on Monday to Friday and 7:30 – 15: 30 on Saturday for students and teachers

Q: How often does the library conduct the survey to collect opinions of users?

A: The library conducts surveys annually and the Department of Testing and Quality Assurance regularly collects opinions from academic staff and learners about the quality of support services and facilities annually

DIALOGUE 24: The IT facilities (IT)

System to plan, maintain, audit and improve the IT facilities and infrastructure such as computers, networks, backup, security and access rights to meet the needs of education, research and service is established and implemented

Q: How the Wi-Fi coverage and bandwidth adequate meet the demands of students and staff?

A: Free wifi connection, with international bandwidth, is provided for teachers, students, and guests to meet the demands of teaching, studying and research

Q: How computers and networks are protected from viruses and hacking?

A: The university has established a server system, equipped with firewall and antivirus software

Q: What software the university have to support administrative activities?

A: In order to support administrative activities, HUB has introduced a range of software to ensure data consistency across the University such as management

116 software for admission, training, educational testing, multiple-choice exam on computers, HR and finance – accounting…

DIALOGUE 25: The standards for environment, health and safety

System to plan, implement, evaluate and improve the environment, health and safety and access to people of special needs is established and implemented

Q: What channels can the staff and students use to report a concern regarding campus facilities?

A: They can call the General Administration Office or Department of Facilities Management directly on emergency cases for the problems related to safety or facilities

Q: How staff and students are involved in the fire and safety, and emergency drills?

A: Every year, staff, lecturers and students have to take part in training courses on the procedure for fire prevention and fire-fighting organized by the fire prevention and fire-fighting office of Thu Duc City

Q: How often are the security and environmental sanitation of the campus being checked?

A: The General Administration Office perform inspection basing on plan and unexpected

Q: What services are provided by the university’s clinic?

A: The clinic provides consultation services, first aid and emergency care when needed

DIALOGUE 26: Student Recruitment and Admission (Faculty of Postgraduate Studies)

 Plans, policies and communication for student admission to various programmes are established

 Criteria to select quality students for each program are established

 Procedures to monitor the implementation of the recruitment and admission of students are in place

 Measures are established to monitor student recruitment and admission

 Student recruitment and admission are improved to ensure that they remain relevant and effective

Q: What policy is pursued with regard to the intake of local and foreign students?

A: The admissions policies comply with the regulations of MOET and The State Bank of Vietnam, which are reviewed and adjusted every year For foreign students, we have received some students from Laos

Q: How students are selected? Who selects them?

A: Conditions for admission to the MFB program are that candidates must have graduated from a university with a major in Finance - Banking or a related major With close training majors, candidates must supplement some subjects to ensure basic knowledge before taking the exam To be accepted into this program, candidates must take two exams: Mathematical Economics and General Knowledge of Banking and Finance In addition, candidates must meet the foreign language standards by passing an English test organized by the University or submitting foreign language certificates by regulations Successful candidates must meet foreign language requirements and have a total score of two subjects higher than or equal to the matriculation score announced by the University's Admission Council in the admission notice

Q: How students’ intakes are monitored and analyzed?

A: HUB designs and organizes a system focusing on the close cooperation between HUB’s academic and student support offices (Faculty of Postgraduate Studies, Department of Testing and Quality Assurance) and class manager in monitoring student’s progress

At the beginning of the course, the faculty informs students of the detailed training plan of the whole course, clearly stating the timelines for learning the modules, the time to register for the thesis, the time to defend the outline and the thesis During the learning process, class manager monitors students' learning progress and notify students when important milestones are approaching such as the time of thesis subject and the instructor registration; detailed outline defense; making and defending the thesis During learning the modules of the program, the lecturer of each module is the person who supports the students to answer questions, search for documents, conduct research on related issues, and help students complete their subjects For the graduation thesis module, the instructor plays the role of monitoring and urging students to implement the subject on schedule, guiding students to report the results of the thesis research and confirm the results of the thesis to propose the defense before the Council

For students whose study results do not ensure the correct learning progress, the class manager will contact the student to find out the cause and guide the student to solve the problem The FPS has appointed the class monitor to act as the contact point among the class, the class manager and the Faculty In addition, the class manager is responsible for the connection between the lecturer and the students at the beginning of each subject

Q: How are students advised on the choice of disciplines, changing subjects, suspension or dropout?

A: They can meet their academic advisors or contact the office of Academic Affairs via email, fan page, etc.

INTERVIEWING BOARD OF RECTORS

Q: Could you please describe briefly about your school?

A: HUB has 12 faculties/departments, 11 functional departments, 3 centers and 2 institutes, with students of 8 Bachelor programmes, 3 Masters programmes and

Q: What are you difficulties in managing those programs? / What difficulties do you face when you manage/ run those programs?

Q: What are the differences between your training programs and similar training programs of other universities in Vietnam?

Q: In your opinion, what is your ranking in Vietnam?

A: HUB is currently ranked one of the top universities in Vietnam about business and management admission and basing on the intake score of students who enroll in the university, feedbacks from stakeholders including recruiters, alumni, labor markets, etc

Q: Why do you think that your school is standing among the top universities in Vietnam?

A: In its orientation of development, HUB has clearly established its mission and vision:

Mission: HUB aims to provide the society and banking industry with highly qualified workforce, influential research studies, strategic consultancy, and effective community services HUB also aims to create a purposeful educational

120 ecosystem to enrich lifelong learning skills and experiential opportunities as well as to fully develop talents with creativity and commitments.

Vision: HUB strives to be one of the trusted multidisciplinary, interdisciplinary universities in the Southeast Asia HUB also aims to be the trailblazer in applying digitalization in academic training, research, and multidisciplinary experiences.

In order to realize this mission and vision of the university, the board of Rectors has established the general objective for all faculties with the aim to provide learners with a wide range of general knowledge in social, human and natural sciences as well as specialized knowledge in areas offered by HUB, relevant skills, attitudes and professional ethics to successfully develop professional relationships This officially stated objective is further specified in the expected learning outcomes of the programme, which are subject to constant review and revision to improve their relevance

Q: Your teaching staff/ lecturers are still very young, accounting 50% of staffs How do you fund for their higher education at PhD level/ for their PhD in the next five years?

A: Taking advantage of annual VN Government fund for faculty member: 911 program (3 methods: full-time overseas, sandwich, field trip overseas; HUB has issued a policy to encourage teaching staff to taking a training course in Vietnam and abroad such as: waiving 100% tuition fee for staff studying PhD at HUB, supporting part or all for those studying in other school, supporting travelling fares, etc Therefore, the HUB can enhance the quality of the lecturer so as which of the whole training program

The training needs of teaching staff often follow two paths:

(1) To pursue and obtain a higher degree;

(2) To master teaching techniques, skills and research methods in their disciplines

All academic members are required to commit to studying to earn a higher degree (i.e to be PhD candidate) To support them in this, HUB and the Vietnam Government to provide financial assistance Lecturers who wish to attend courses abroad for doctorates can obtain funding from MOET through project 911 This project specifies the conditions, authorities and liabilities of lecturers who receive grants as well as MOET’s specific assistance policies for each discipline and the country which offers the training course HUB also shows commitment to further financial support for lecturers if they can obtain a scholarship from the foreign partner during the time they study abroad and working position after the course Lecturers who cannot study abroad and required to do the PhD in Vietnamese universities with part or all of tuition fee paid by the university and teaching workload reduced during the time doing doctoral

Q: How do you bind the lectures or staffs to return your university after their graduation?

A: At this case, HUB has a strict regulation for those who study overseas: before they leave for their study, an official letter of commitment is required to guarantee the continuation of their service of HUB or to bear an amount of the compensation for their disservice

Q: What are the benefits they may enjoy if they return and work for your school?

A: in order to maintain the success as one of the leading universities, HUB strive to make the community a welcoming, caring and enthusiastic one, fuelling ambition with opportunities and support to help the staffs, the lecturers all achieve their personal and professional goals such as training the programme, standardizes,

122 pension schemes basing on the long sun purposes, Working hours, maternity and paternity leave, university facilities, financial benefits,…

Q: In relation to professional development programs for staff, one of the working perks, do you have any plans to organize special training sessions/programs for support staff?

A: The staff professional development programs relating to specific needs of both teaching and supporting staff is annually suggested/proposed by faculties and offices and then Office of Personnel and Administration to be approved by Board of Rectors

Q: What kinds of training session that your school offers to academic staffs and teaching staffs?

A: HUB consider the improvement of teaching quality and professional skills as one of our crucial, so we tend to concentrate on soft skills and specialized skills such as: trainings on international program management Teaching methodology and modernization of the curriculum, the methodology of Writing Scientific Papers

Q: Do supporting staffs have similar/ equals rights/ incentives to such of lecturers/ teaching staff?

A: It seem that academic staff enjoys more incentives than support staff such as: monthly financial incentives for teachers or an increase in working time for academic staff with professor or associate professor tittles However, HUB has allocated its budget and set forth policies for supporting staff to enjoy their special incentives

Q: Which area in your school do you need to improve? / What are the difficulties that you need to come up against?

A: HUB always strives for perfection of the quality, we have implemented an improvement plan which is defined as a process of continuous efforts and determination to implement ideas and adopt current best practices in teaching and business for the purpose of ensuring better quality

- Firstly, academic knowledge and teaching skills of staffs in general shall be considered as one of the indispensable factors, HUB continue to support academic staff in completing their doctoral degree More practical and supportive policies should be in place to improve the quantity and quality of research Simultaneously, HUB also conducts surveys on staff’s needs for training courses, and support them in fulfilling these

In addition, lecturers are encouraged to use English in teaching through the use of textbooks, reading materials or giving lecturers This will not only allow students to become confident and competent English users and hence improving their employability in the future, but also drive lecturers to the capacity of using English more effectively in both teaching and daily works

INTERVIEWING STUDENTS/ALUMNIS

Q: Do you know about the mission of the University/ Faculty? By which channel?

A: Yes, I do The mission of the University / Faculty is disseminated through the University / Faculty Website, Banners on the University campus or student’s orientation sessions

Q: Do you receive your rights in the mission, vision, educational philosophy of the Faculty?

A: Yes, of course All of them are directed towards learners, learner-centered, so that learners can develop their potential, creativity and thinking ability

Q: How do you know the information about the programme, the learning outcomes, the learning process each semester?

A: These information is published on the University/Faculty Website, Banners on the University/ Faculty, Programme Brochure, Programme Specification, meeting with first-class students

Q: Is the training program provided by the University suitable for the integration period, meeting your need to improve your knowledge?

A: In order to meet the integration period, after the end of the course, the school adjusted the training program and got feedback from students/alumni about the training program

Q: Does the university announce graduation requirements for graduate programs? If yes, in which text or information channel?

A: After being admitted, the Faculty has a meeting with students to disseminate study regulations, issues to be noted in the learning process, and the department to answer questions during students' learning These documents are updated on the Faculty's website

Q: During your studies, did you receive guidance on the format and presentation of theses and scientific articles?

A: Regulations on guidelines, presentation of theses, and scientific articles are published publicly on the website of the Faculty and sent to students via personal email when the thesis is required to perform

Q: Do you conduct any survey of the University/Faculty after your graduation?

A: Yes, I conducted the survey of students’ employment after graduation

Q: What do you know the purpose of HUB’s survey?

A: In my opinion, the purpose of this survey is to know the employment status of students, it is also the basis for the University/ Faculty to adjust the training programme

Q: How do you (Alumni) evaluate the University's training program through your work experience? Do you have any suggestions about the training program?

A: Through my work experience, I feel that the university's training program useful to form a steady career knowledge, intensive professional skills, a spirit of learning and a lifelong learning The contents of the training program are quite appropriate and updated with practice

Q: Do you conduct the assessment about the quality of the University / Faculty activities?

A: We conduct the assessment about the quality of the University / Faculty activities through surveys as survey of subjects, survey of students’ feedback on the quality of management and support units’ operations and Survey of students' feedback on the course

Q: Do you conduct the assessment about the quality of the teaching activities of lecturers?

A: Yes We conducted many surveys to evaluate the teaching activities of academic staffs through survey of course (at the end of each subject), Survey of students' feedback on the course (for final year students)

Q: Do you know the result of these surveys? How do you know?

A: These result of surveys are published on website’s the Department of Testing and Quality Assurance

Q: Do you recognize the quality improved over the years?

A: Yes, I feel that The University’s/Faculty’s facilities are equipped better for learning needs, students' questions are answered quickly and satisfactorily, more library materials for research needs…

Q: In your opinion, how should the University/ Faculty improve about student assessment method?

A: The current student assessment method of the University has basically assessed the capacity of students, however, it is necessary to diversify the end-of-course assessment

Q: In your opinion, whether the current student assessment method of HUB is exact or not?

A: Each subject are currently assessed through the learning process and the final exam score The end-of-course assessment is in the form of written examination

(Essay or multiple choice) In my opinion, no method is perfect, however, it is the most effective method at the moment In addition, depending on each subject, the progress assessment should have variety forms such as team essay, individual essay, group presentation, case study, etc

Q: Who will you contact if you have requests about exam results?

A: According to the university's regulations, when students have any questions on the end-of-course assessment results, we will send to the application to the Department of Testing and Quality Assurance After a certain time, the review results will be published to us on the University website.

Q: Are you encouraged to use English when learning and researching?

A: In order to graduate, we must achieve English output standard, therefore in the learning process, besides referencing by Vietnamese material, the lectures also introduce to students English material The researching is also encouraged to reference to English resources We are also encouraged to make slides and presentations in English on the research topic

Q: How do you feel about the University’s space, landscape and facilities?

A: Banking University of Ho Chi Minh City is one of the most beautiful University in Ho Chi Minh City with the airy space and beautiful landscape The classrooms and library is spacious There are self-study area in each lecture hall The campus has many trees The University's facilities basically meet my needs

Q: Do you participate in extracurricular activities? How are these activities useful for you?

A: Most of our students are working at banks and businesses, so I rarely participate in extracurricular activities of the University I attended the seminar on writing

128 scientific research articles organized by the University Through the seminar, I got a lot of useful knowledge to make my master's thesis better

Q: Which services do you get when studying at HUB?

A: I use the traditional library and the electronic library, free wifi and take care of my health by the Medical Team at the campus in District 1

Q: Which services of the HUB's library do you use during your study time?

A: I use the on-site reading service of paper documents at the Reading Room, online reading of electronic documents, the loan and return service of documents, as well as the use of all information products and services of the Library

When I have a request for information, the Information Consulting Unit will record the request, transfer it to the place where the request is made and return the necessary information to me on time and with the requested content

Q: Is the Library system easy for you to look up information?

A: HUB emailed instructions on how to search, exploit and use learning resources, services and equipment at the Library for learners and post these informations on the library's fanpage and website, so it is very convenient for readers

Q: Could you tell us 3 strengths of HUB that need to be promoted?

Q: Do you recommend to HUB 3 activities that need improvement to improve training quality?

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 - Tài liệu tập huấn phỏng vấn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA các chương trình đào tạo Thạc sĩ (Tiếng Anh và Tiếng Việt)
Hình 1 Mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 (Trang 16)
Hình 2: So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên  bản 4.0 và phiên bản 3.0 - Tài liệu tập huấn phỏng vấn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA các chương trình đào tạo Thạc sĩ (Tiếng Anh và Tiếng Việt)
Hình 2 So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0 (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN