CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Luật Giáo dục đại học
- Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 (Luật số 32/2018/QH14) đã có những nội dung sửa đổi, bổ sung và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, thể hiện qua các điều sau:
Điều 49 Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 50 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 49 Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 50 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học
Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
- Một số điểm mới liên quan đến đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Điều 49 (Luật giáo dục đại học năm 2018):
1 Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là quá trình liên tục, mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học
2 Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học
3 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học Điều 50 (Luật giáo dục đại học năm 2018):
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học
3 Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học
Cơ sở giáo dục đại học không thực hiện kiểm định chương trình theo chu kỳ kiểm định hoặc kết quả kiểm định chương trình không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Sau 02 năm, kể từ ngày giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo hết hạn hoặc từ ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục đại học phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó và có biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người học
4 Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ sở dịch vụ khác
5 Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục đại học theo kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; công bố công khai điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện
3 tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng Điều 52 (Luật giáo dục đại học năm 2018):
3 Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam.
Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) (theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016)
- Mục tiêu của Khung trình độ quốc gia (Khoản 2 Điều 1 của Quyết định 1982/QĐ-TTg): a) Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; b) Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng; c) Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực; d) Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực; đ) Tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời
- Khung trình độ quốc gia đối với trình độ đại học: Bậc 6 – Đại học
Mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm C1-C4
Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và
và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021)
Thông tư quy định chuẩn về mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra và chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo; khối lượng đào tạo; cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ; cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu
Quy định này là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức
6 và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo Đồng thời căn cứ vào quy định này để cơ sở giáo dục đại học xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng Ngoài ra, quy định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo
Một số yêu cầu của Thông tư: Điều 5 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
1 Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo
2 Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học
3 Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác
4 Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam
5 Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực
6 Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần
7 Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn Điều 17 Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
1 Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo Yêu cầu về thành phần của Hội đồng: a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo
2 Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng
3 Yêu cầu đối với chương trình đào tạo: a) Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; b) Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động;
8 c) Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn; d) Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài; đ) Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các môn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần; e) Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra; g) Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo; h) Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành.
Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT ngày 14/3/2016 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH
- Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học
- Công văn số 1075/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo
- Công văn số 1076/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn đánh giá ngoài chương trình đào tạo
- Công văn 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 Hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Tổng quan về đánh giá chất lượng
Đánh giá là một thuật ngữ chung bao quát tất cả các phương pháp được sử dụng để đánh giá hoạt động của một cá nhân, nhóm hay tổ chức Tự đánh giá là một quá trình tự rà soát một cách nghiêm túc chất lượng hoạt động của một đơn vị, có thể là ở cấp cơ sở giáo dục, cấp hệ thống hay cấp chương trình đào tạo
Vì vậy, đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học có thể được định nghĩa là hoạt động rà soát nhằm chẩn đoán và đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập và kết quả đầu ra dựa trên việc xem xét cẩn thận cấu trúc và nội dung chương trình, các nguồn lực cũng như hiệu quả hoạt động của một cơ sở giáo dục, một hệ thống hay một chương trình đào tạo Mục đích của việc đánh giá là để xác định xem liệu một cơ sở giáo dục, một hệ thống hay một CTĐT có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hay không
(Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0)
Giới thiệu mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 9 3 So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0
Phiên bản 4.0 của mô hình AUN-QA để đánh giá mức độ đáp ứng của CTĐT bao gồm 08 tiêu chuẩn sau (xem Hình 1):
1 Kết quả học tập mong đợi
2 Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học
3 Phương thức dạy và học
4 Đánh giá kết quả học tập của người học
6 Các dịch vụ hỗ trợ người học
7 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
8 Đầu ra và kết quả đạt được
Hình 1: Mô hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0
Phân nhóm tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT theo AUN-QA phiên bản 4.0
Chương trình Các nguồn lực Các kết quả
1 Kết quả học tập mong đợi
2 Cấu trúc và nội dung
3 Phương thức dạy và học
4 Đánh giá kết quả học tập của người học
6 Các dịch vụ hỗ trợ người học
7 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
8 Đầu ra và kết quả đạt được
3 So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0
Hình 2: So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0
Tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 so với phiên bản 3.0 về cơ bản vẫn giữ nguyên bản chất, giữ nguyên đa số các nội dung, tuy nhiên có thay đổi cách trình bày, logic hơn và yêu cầu cao hơn
Phiên bản 4.0 lồng ghép Tiêu chuẩn 10 vào các tiêu chuẩn khác
Tiêu chí 2.3 Thông tin phản hồi của các bên liên quan, đặc biệt là các đối tượng bên ngoài, được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển CTDH (10.1)
Tiêu chí 2.7 CTDH được rà soát định kỳ theo quy trình để đảm bảo tính cập nhật và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (10.2)
Tiêu chí 3.6 Quá trình dạy và học được cải tiến liên tục để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và tương thích với kết quả học tập mong đợi (10.3)
Tiêu chí 4.7 Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học và các quy trình có liên quan được rà soát và cải tiến liên tục để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và tương thích với kết quả học tập mong đợi (10.3)
Tiêu chí 8.3 Dữ liệu về hoạt động nghiên cứu khoa học và các sản phẩm, hoạt động sáng chế do GV và người học thực hiện được thiết lập, theo dõi, đối sánh để cải tiến chất lượng (10.4)
Tiêu chí 6.6 Các dịch vụ hỗ trợ người học được đánh giá, đối sánh và cải tiến chất lượng (10.5)
Tiêu chí 7.9 Chất lượng các cơ sở vật chất (như thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm, CNTT và các dịch vụ dành cho người học) được đánh giá và cải tiến
Tiêu chí 1.4 Yêu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng bên ngoài được thu thập và chuyển tải vào kết quả học tập mong đợi (10.6)
Giới thiệu về báo cáo tự đánh giá
Báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối của quá trình tự đánh giá Để viết được một báo cáo tự đánh giá tốt đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng Sau đây là một số hướng dẫn để có thể viết được một báo cáo tự đánh giá tốt:
Báo cáo tự đánh giá trình bày hoạt động tự đánh giá của đơn vị Vì thế, báo cáo không chỉ mô tả mà còn phải phân tích Báo cáo cần đưa ra đánh giá về những vấn đề còn tồn tại, đồng thời trình bày những giải pháp để giải quyết những tồn tại này Nên sử dụng bộ câu hỏi chẩn đoán được trình bày trong
Bộ tiêu chuẩn AUN-QA khi viết phần này
Vì là hoạt động TĐG nên báo cáo TĐG là tài liệu rất quan trọng đối với đoàn đánh giá ngoài Cấu trúc của báo cáo nên dựa trên Bộ tiêu chuẩn và Danh mục tiêu chí đánh giá của AUN-QA
Cần làm rõ những công cụ và cơ chế ĐBCL được triển khai và quản lý như thế nào, đồng thời đề cập đến thời gian, địa điểm và người chịu trách nhiệm triển khai/quản lý các công cụ và cơ chế này, nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn Điều này sẽ giúp kết nối các thông tin liên quan lại với nhau
Chú trọng vào các thông tin và dữ liệu (minh chứng khách quan) liên quan trực tiếp đến bộ tiêu chuẩn Báo cáo phải chính xác và trung thực Những xu hướng và thống kê cho thấy thành quả và thực trạng hoạt động của đơn vị cần được thể hiện trong báo cáo Cần đặc biệt chú trọng các dữ liệu định lượng Cách thức trình bày dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người đọc
13 hiểu đúng các dữ liệu Cần chuẩn hóa các dữ liệu như số lượng người học, giảng viên, tỷ lệ người học/giảng viên, tỷ lệ đậu-rớt, …
Báo cáo TĐG là khởi điểm cho hoạt động phối hợp cải tiến chất lượng giữa ban rà soát và khoa Đây cũng là tài liệu phục vụ cho hoạt động đánh giá liên trường Khi tiến hành TĐG, CSGD nên tự xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng, tuy nhiên cũng phải xem xét những tiêu chuẩn bên ngoài – ví dụ như của một tổ chức kiểm định Khi phân tích chất lượng của CSGD, cần tìm kiếm các minh chứng cho thấy mức độ đáp ứng của CSGD đối với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn Nếu trong nước hay khu vực không có bộ tiêu chuẩn chính thức thì có thể tham khảo và đối sánh Bộ tiêu chuẩn AUN-QA
Báo cáo TĐG nên được viết hoặc dịch sang ngôn ngữ mà các đánh giá viên có thể hiểu được (nghĩa là tiếng Anh) Nên cung cấp một bảng danh mục các thuật ngữ và từ viết tắt được sử dụng trong báo cáo
(Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0)
Yêu cầu đối với báo cáo Tự đánh giá
- Báo cáo trình bày đúng cấu trúc theo yêu cầu của AUN (gồm 04 phần chính, có đầy đủ nội dung của 08 tiêu chuẩn) Nội dung báo cáo TĐG bao gồm:
Tóm lược báo cáo TĐG
Quá trình thực hiện TĐG: cách thức thực hiện và những người tham gia
Mô tả tổng quan về CSGD, khoa và bộ môn: tóm tắt quá trình ĐBCL, sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và chính sách chất lượng của CSGD; Mô tả sơ lược về Khoa và bộ môn
Phần 2: Bộ tiêu chuẩn AUN-QA
Phần này, CSGD, Khoa/Bộ môn mô tả mức độ đáp ưng của đơn vị so với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn AUN-QA Cấu trúc của phần này nên xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được trình bày trong danh mục các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo AUN-QA
Phần 3: Phân tích điểm mạnh, điểm tồn tại
Tóm tắt các điểm mạnh: tóm tắt các yếu tố mà chương trình tự đánh giá là điểm mạnh của mình và nhấn mạnh vào những điểm tự hào của đơn vị
Tóm tắt các điểm tồn tại: trình bày những điểm mà đơn vị cho là điểm tồn tại và cần cải tiến
Chấm điểm vào bảng điểm TĐG
Kế hoạch cải tiến: các khuyến nghị để rút ngắn khoảng cách được phát hiện trong quá trình tự đánh giá và kế hoạch hành động để thực hiện các khuyến nghị này
Danh mục các thuật ngữ và từ viết tắt, các tài liệu, minh chứng
- Phản ánh trung thực và chính xác hiện trạng hoạt động ĐBCL và hệ thống ĐBCL của CSGD và CTĐT;
- Chú trọng vào các thông tin và dữ liệu (MC khách quan) liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn
- Báo cáo được trình bày bằng tiếng Anh kèm theo các thông tin và MC được liệt kê trong checklist của AUN-QA
- Sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh… để minh hoạ cho các nhận định, thể hiện rõ xu hướng, thành quả, thực trạng của hoạt động
- Bên cạnh các mô tả, báo cáo cần có các phân tích
- Gửi AUN ít nhất 8 tuần trước thời gian khảo sát chính thức
- Báo cáo dài tối đa 50 trang A4, cỡ chữ 12 (không bao gồm phần phụ lục)
- MC được mã hoá phù hợp
- BC TĐG được hyperlink với MC online và các phụ lục
Những lưu ý về hệ thống minh chứng
Các loại minh chứng bao gồm:
- Minh chứng sơ cấp (gồm Tài liệu, số liệu, sản phẩm…)
Quy chế, quy định, quy trình
Đề cương môn học, bài thi
Sản phẩm nghiên cứu khoa học…
- Minh chứng thứ cấp (Những minh chứng đã được xử lý từ minh chứng sơ cấp)
Bảng số liệu thống kê
Bảng tổng hợp, phân tích
Các minh chứng này nên trình bày các nội dung chính và đặc thù trong phần viết chính của các tiêu chí, các phần khác đưa vào phần phụ lục của báo cáo TĐG
- Minh chứng cần đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định
- Phù hợp với mô tả, kết luận đã nêu trong báo cáo TĐG
- Đề cương môn học: cần cung cấp tất cả các đề cương môn học (không cần dịch tất cả, chỉ cần dịch 05 mẫu đề cương ở minh chứng theo checklist)
- Danh mục các văn bản quản lý: cần dịch tiêu đề của các văn bản
- Bao gồm cả minh chứng sơ cấp và thứ cấp Lưu ý các cơ sở dữ liệu, các bảng biểu phân tích đảm bảo cho thấy xu hướng…
Minh chứng cần được dịch sang tiếng Anh
Cần phải đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu các mục từ 9a-9m, như sau:
Minh chứng theo Checklist a Expected learning outcomes b Brief outline of all courses in the programme c Programme specification d Samples of course specification e Educational philosophy f Sample of examination papers g Sample of marking guides h Sample of rubrics especially for internship, project and thesis writing i Sample of academic and support staff appraisal forms j Sample of student evaluation k 1-page brief of each survey, tracer study report or minutes of meeting l Executive summary of academic and support manpower plan
16 m Executive summary of training and development plan for academic and support staff
- Minh chứng cần đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định
- Phù hợp với mô tả, kết luận đã nêu trong báo cáo TĐG
- Đề cương môn học: cần cung cấp tất cả các đề cương môn học (không cần dịch tất cả, chỉ cần dịch 05 mẫu đề cương ở minh chứng theo checklist)
- Danh mục các văn bản quản lý: cần dịch tiêu đề của các văn bản
- Bao gồm cả minh chứng sơ cấp và thứ cấp Lưu ý các cơ sở dữ liệu, các bảng biểu phân tích đảm bảo cho thấy xu hướng…
Giới thiệu Trường Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Banking, viết tắt: HUB) là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập ngày 16/12/1976 Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành Ngân hàng và các lĩnh vực kinh tế với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hiện HUB đào tạo 25 chương trình đào tạo bao gồm hệ Đại học chính quy, quốc tế song bằng, hệ vừa học vừa làm, CTĐT Thạc sĩ và CTĐT Tiến sĩ
(http://tuyensinh.hub.edu.vn/he-dao-tao/chuong-trinh-dao-tao-101.html)
Với những đóng góp cho ngành Ngân hàng và nền kinh tế, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập Hạng Ba (2006), Huân chương Lao động Hạng Ba (1987), Huân chương Lao động Hạng Hai (1994) và Huân chương Lao động Hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập Hạng Nhì (2016) và các phần thưởng cao quí khác của Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Sứ mạng của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự.”
Tầm nhìn của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành.”
Triết lý giáo dục: “Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm”
HUB tạo môi trường giáo dục giúp người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức tổng quát toàn diện; phát triển năng lực trí tuệ và kỹ năng cá nhân; định hình các giá trị sống tích cực hướng tới giáo dục con người tự chủ, sáng tạo, công dân có trách nhiệm
HUB hướng đến đào tạo người học có hiểu biết liên ngành nhằm tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, tăng khả năng kết nối các chuyên gia, mở rộng cơ hội việc làm
HUB triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm, người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi, từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường
Hệ giá trị: “Chính trực – Đoàn kết – Tiên phong”
Chính trực (Honesty and Integrity)
HUB đề cao tính chính trực và trung thực trong mọi hành động; luôn nhất quán giữa tư duy – lời nói – hành động Đoàn kết (Unity)
HUB lấy phương châm đoàn kết để có sức mạnh tổng hợp; đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan để cùng phát triển
Tiên phong (Being the Pioneer)
HUB tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành; sáng tạo và dẫn dắt xu hướng
Kết quả học tập mong đợi (CĐR)
Giáo dục hướng đến đầu ra (OBE) có thể được hiểu là phương thức tiếp cận, xây dựng và vận hành chương trình dựa trên những kiến thức, kỹ năng mà người học sẽ tiếp thu và thể hiện được khi tốt nghiệp OBE chú trọng vào các kết quả học tập, đảm bảo các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học cần lĩnh hội được xác định rõ ràng và chuyển tải thành kết quả học tập mong đợi Kết quả học tập mong đợi là khởi điểm của quy trình thiết kế CTĐT và được xây dựng dựa trên nhu cầu của các bên liên quan
Kết quả học tập mong đợi chú trọng vào những thành quả mà người học đạt được thay vì mong đợi của GV (thường được thể hiện dưới dạng mục tiêu đào tạo của chương trình) Việc trình bày kết quả học tập mong đợi cần đảm bảo hoạt động học tập của người học được chuyển tải thành những kết quả có thể quan sát, đo lường và đánh giá được
Hình 3: Giáo dục hướng đến đầu ra (OBE)
- CĐR cấp Trường: Thể hiện những yêu cầu chung về kiến thức, kỹ năng, thái độ… của sinh viên tốt nghiệp từ trường:
Thể hiện tầm nhìn, sứ mạng của trường
Thể hiện những mục tiêu tổng quát của giáo dục (4 trụ cột giáo dục
Thể hiện các Domain của Khung Trình độ quốc gia
- CĐR cấp chương trình: Thể hiện những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ… của sinh viên tốt nghiệp từ một chương trình cụ thể:
Cụ thể hóa các yêu cầu từ CĐR cấp Trường
Để công bố tới các bên lên quan
Đáp ứng yêu cầu chi tiết được mô tả trong các CĐR của Khung Trình độ quốc gia
Trong một số trường hợp: phải đáp ứng yêu cầu của các chuẩn kiểm định
- CĐR cấp môn học: Thể hiện những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ… của sinh viên sau khi hoàn thành một môn học:
Cụ thể hóa các yêu cầu từ CĐR cấp chương trình
Dùng để phân nhiệm cho các môn học
Được mô tả trong các đề cương môn học
Đây là cấp CĐR mà cấp điều phối quản lý chương trình cần quan tâm nhiều nhất
- CĐR cấp bài học: được cụ thể hóa từ CĐR cấp môn học; là các Performace Indicator giúp thiết kế và triển khai các phương thức đánh giá và các hoạt động dạy – học từng buổi học
Kết quả học tập mong đợi (CĐR) chương trình cử nhân chuyên ngành tài chính 2021
(Nguồn: Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành tài chính 2021)
Cấu trúc và nội dung chương trình giảng dạy
Bản mô tả chương trình được thiết kế trên cơ sở tham chiếu những quy định chung của Bộ GD&ĐT về giáo dục đại học, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và của Khoa nói riêng, nhằm mục đích cung cấp các thông tin cần thiết về chương trình, đơn vị cấp bằng, mục tiêu chương trình, kết quả học tập mong đợi, phương pháp giảng dạy, cấu trúc CTĐT, ma trận kết quả học tập mong đợi (cho thấy sự đóng góp của các môn học vào việc đạt được các KQHTMĐ của chương trình), phương pháp đánh giá, các vấn đề liên quan khác như cơ hội nghề nghiệp, cơ hội học tập và kênh công bố bản mô tả CTĐT
Bản mô tả CTĐT hướng tới nhiều mục tiêu quan trọng, (1) trình bày các thông tin chi tiết về CTĐT nhằm giúp sinh viên có nguyện vọng theo học chương trình hiểu được cấu trúc và nội dung CTĐT tại Trường, giúp họ so sánh và có sự lựa chọn đúng đắn (2) là tài liệu tham khảo cho hoạt động rà soát nội bộ và giám sát các hoạt động của CTĐT (3) là nguồn thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về những kiến thức, kĩ năng và thái độ mà Trường đã trang bị cho sinh viên, giúp họ có sự lựa chọn phù hợp nhân sự cho vị trí việc làm phù hợp cũng như kiểm định lại chất lượng đào tạo sinh viên của chuyên ngành sau khi ra trường, từ đó có chiến lược tuyển dụng nhân sự chất lượng cho đơn vị (4) là cơ sở để khoa thu thập thông tin phản hồi từ SV, SV mới tốt nghiệp nhằm cải tiến CTĐT, nâng cao khả năng đạt được KQHTMĐ của chương trình như đã cam kết; (5) là nguồn thông tin giúp các chuyên gia thẩm định/rà soát chương trình và đánh giá viên bên ngoài có thể hiểu mục tiêu và đầu ra của CTĐT Ngoài ra, nội dung của bản mô tả CTĐT là cơ sở để xây dựng bản mô tả môn học chi tiết phục vụ cho giảng dạy và học tập Vì vậy, bản mô tả CTĐT được xem xét, sửa đổi và cập nhật liên tục nhằm đảm bảo tính phù hợp của chương trình
(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá của Chương trình Kế toán năm 2021)
Các thông tin nên thể hiện trong Bản mô tả CTĐT:
- Tên CSGD/đơn vị cấp bằng
- Cơ sở tổ chức giảng dạy (nếu khác với tên CSGD/đơn vị cấp bằng)
- Thông tin chi tiết về các chứng nhận kiểm định được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền
- Tên gọi của văn bằng
- Kết quả học tập mong đợi của CTĐT
- Tiêu chí tuyển sinh hay các yêu cầu đầu vào của CTĐT
- Các nội dung đối sánh và tham chiếu bên ngoài/nội bộ được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về đầu ra của CTĐT
- Cấu trúc chương trình và các yêu cầu bao gồm trình độ, học phần, số tín chỉ…
- Thời điểm thiết kế/điều chỉnh bản mô tả CTĐT
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA, phiên bản 4.0,
Các thông tin nên thể hiện trong đề cương học phần:
- Các yêu cầu của học phần như điều kiện để được đăng ký học, số tín chỉ,…
- Kết quả học tập mong đợi của học phần về kiến thức, kỹ năng và thái độ
- Các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá người học để đảm bảo đạt kết quả học tập mong đợi
- Mô tả học phần, kế hoạch giảng dạy
- Thông tin chi tiết về phương pháp kiểm tra, đánh giá người học
- Thời gian ban hành hay điều chỉnh đề cương học phần.
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA, phiên bản
Phương thức dạy và học
Căn cứ trên sứ mạng, tầm nhìn của Trường, toàn thể cán bộ GV của Khoa thảo luận và nhất trí xây dựng triết lý giáo dục là “ Giáo dục toàn diện – khai phóng – thực tiễn ”
Giáo dục toàn diện: Đào tạo cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, thái độ, kỹ năng và kiến thức
Khai phóng: Chương trình đào tạo cung cấp nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng thích ứng cao bên cạnh khả năng cảm nhận các giá trị về đạo đức và xã hội
Thực tiễn: Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy có tính cập nhật, gắn với thực tiễn và phù hợp với định hướng phát triển của Khoa và Trường
Các phương pháp dạy và học của Khoa được giảng viên thiết kế đa dạng để giúp sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra của chuyên ngành KTQT
Thứ nhất, tương ứng với CĐR của ngành KTQT, CTĐT đã xác định và đưa vào giảng dạy các học phần tương ứng, tùy vào từng đặc thù của mỗi học phần, các hoạt động dạy và học được thiết kế với các nét riêng, nhưng đều đảm bảo tính tương thích với CĐR của học phần và từ đó góp phần hình thành CĐR của người học Bộ môn và giảng viên chịu trách nhiệm thiết kế các hoạt động dạy và học trong các đề cương chi tiết học phần Hầu hết các hoạt động dạy và học đều có phản ánh tính tương thích với việc đạt được CĐR của học phần và CĐR của CTĐT Các hoạt động dạy và học của CTĐT KTQT đa dạng và linh hoạt, bao gồm từ thuyết giảng, đọc tài liệu, thuyết trình, thảo luận nhóm, dịch các văn bản chính sách, dịch các bài nghiên cứu, tranh luận các tình huống thực tế với một số giả định được đưa thêm vào nhằm giúp sinh viên đạt được CĐR của từng học phần Trong mỗi môn học, sinh viên được yêu cầu phải thực hiện nhiều hoạt động trong lớp (phát biểu, làm bài tập, thuyết trình, đánh giá các sinh viên khác và tự đánh giá) và tự học Phương pháp truyền thống như thuyết giảng sẽ giúp sinh viên hiểu các nội dung cơ bản về các nền tảng khái niệm, lý thuyết chuyên ngành Bên cạnh đó, giảng viên còn áp dụng các phương pháp hiện đại như yêu cầu sinh viên phải đọc trước tài liệu học tập, giờ học trên lớp sinh viên được yêu cầu thảo luận nhóm, trình bày và trả lời câu hỏi Để đáp ứng các kỹ năng mang tính ứng dụng, sinh viên
24 được yêu cầu tham gia đóng vai, giải quyết các tình huống mô phỏng hồ sơ thực tế; thực hiện các bài tập trên phòng máy thực hành Ngoài ra, giảng viên còn tương tác gián tiếp với sinh viên thông qua email của trường, các diễn đàn như mạng xã hội (Facebook, Zalo), và cung cấp thêm cho sinh viên các bài đọc từ tạp chí uy tín hay các link clip giảng dạy liên quan đến kiến thức môn học
Thứ hai, người học được hướng dẫn, hỗ trợ để có thể tiếp cận dễ dàng và đầy đủ với các hoạt động dạy và học tại Khoa ngay từ những ngày đầu tiên của khóa học Các hoạt động định kỳ được tổ chức từ cấp trường đến cấp khoa được tổ chức hàng năm vào mỗi đầu học kỳ nhằm giúp sinh viên tiếp cận CTĐT và các hoạt động giảng dạy tại khoa Các nội dung liên quan đến dạy và học được thảo luận với các sinh viên nhằm giúp họ hoàn toàn chủ động trong kế hoạch học tập cũng như nắm bắt các yêu cầu và phương pháp tiếp cận Từ đó sinh viên có thể tự thiết kế phương pháp học tập phù hợp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên là cố vấn học tập Ngoài ra, ngay khi kết thúc khối học phần đại cương, CTĐT có thiết kế một môn học giới thiệu ngành cho tất cả sinh viên, trong đó trình bày rõ các CĐR, các định hướng học tập và các phương pháp học tập phù hợp cho sinh viên
Thứ ba, hoạt động dạy của giảng viên được giám sát chặt chẽ của Hội đồng Khoa học Khoa và của Bộ môn đào tạo Giảng viên cũng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc lựa chọn các hoạt động giảng dạy và học tập để đáp ứng sự tương thích định hướng với CĐR thông qua các hoạt động học thuật Hoạt động dạy của giảng viên được đánh giá thông qua khảo sát của sinh viên và được Hội đồng trưởng khoa phản hồi để nâng cao chất lượng giảng dạy Các giảng viên của Khoa luôn được khuyến khích sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để giúp sinh viên học tập một cách chủ động và sáng tạo
Thứ tư, hoạt động học của sinh viên được mở rộng với nhiều hình thức khác nhau, không chỉ gói gọn trong các buổi học tại lớp Sinh viên có cơ hội trao đổi kiến thức bằng cách tham gia các câu lạc bộ học thuật, các cuộc thi và kỹ năng chuyên môn trong và ngoài Khoa Bên cạnh các hoạt động chính khóa, sinh viên còn được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm đạt được CĐR
25 tập trung vào nhóm kỹ năng của CTĐT: (i) các hoạt động NCKH khuyến khích sinh viên tham gia thông qua các đề tài nghiên cứu hay các hội thảo chuyên môn nhằm hỗ trợ sinh viên hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp như: tổ chức sắp xếp công việc, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; (ii) sinh viên có thể tham gia các cuộc thi học thuật như Đề tài NCKH cấp trường, cấp Đoàn thanh niên, HUB young logistics talents, được tổ chức để tạo cơ hội cho sinh viên hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu, tìm và đọc tài liệu, xây dựng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng tổ chức công việc và làm việc nhóm; (iii) sinh viên cũng được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ như kỹ năng sống, thể thao, tiếng Anh nhằm đạt được CĐR được phân bổ là kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ phù hợp với môi trường làm việc quốc tế
(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá của Chương trình KTQT năm 2021)
Đánh giá kết quả học tập của người học
Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của giáo dục đại học Kết quả đánh giá ảnh hưởng sâu sắc đến nghề nghiệp tương lai của người học
Vì vậy, hoạt động đánh giá kết quả học tập cần được thực hiện chuyên nghiệp tại mọi thời điểm và phải đưa các kiến thức cập nhật vào quá trình kiểm tra, thi cử Đánh giá cũng cung cấp thông tin có giá trị cho Trường về hiệu quả giảng dạy và hỗ trợ người học Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học cần đảm bảo:
- Được thiết kế để đo lường mức độ người học đạt được các KQHTMĐ;
- Phù hợp với mục đích đánh giá: thi đầu vào/thi xếp lớp, thi giữa kỳ hay cuối kỳ; có các tiêu chí chấm điểm, phân loại rõ ràng và được công bố rộng rãi;
- Được thực hiện bởi chuyên gia hiểu rõ vai trò của hoạt động đánh giá trong tiến trình người học tích lũy các kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của văn bằng; nếu có thể, không nên chỉ dựa vào đánh giá của một người;
- Quy định về thi cử cần đề cập tất cả các khả năng có thể xảy ra;
- Có quy định rõ ràng về việc vắng mặt, ốm đau của người học và các tình huống có thể giảm nhẹ khác;
- Đảm bảo việc đánh giá được tiến hành an toàn, phù hợp với các quy định của Trường;
- Có hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các quy trình kiểm tra, đánh giá;
- Thông báo đến người học về: phương thức kiểm tra, đánh giá; các kỳ thi hay các hình thức đánh giá khác; các yêu cầu đối với người học; các tiêu chí đánh giá được sử dụng
(Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0)
Chất lượng giảng viên
GV là nguồn tài nguyên học tập sẵn có quan trọng nhất đối với đa số người học GV cần có đủ kiến thức và hiểu biết về học phần do mình đảm trách, đồng thời có kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết để truyền đạt kiến thức và hiểu biết của mình một cách hiệu quả cho người học trong những điều kiện khác nhau
GV cũng cần tiếp cận thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của mình
Trường và Khoa có kế hoạch phát triển đội ngũ GV để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng Kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ GV phản ánh mục tiêu và sứ mạng của Trường, Khoa Trường, Khoa lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động hàng năm của Khoa, trong đó chú trọng đến phát triển đội ngũ GV của Khoa
Trường là trường Đại học công lập, các tiêu chí tuyển dụng, tuyển chọn để bổ nhiệm, thăng tiến được triển khai dựa trên Luật giáo dục Đại học, Điều lệ trường Đại học, Luật Viên chức Các quy định pháp lý này là nền tảng cho các quy định của Trường, đã được thảo luận, truyền đạt công khai tới tất cả các nhân viên toàn trường và được Hiệu trưởng phê duyệt
Năng lực của giảng viên được đánh giá khách quan một cách thường xuyên thông qua 3 kênh: (i) Đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của GV do trưởng đơn vị đánh giá; (ii) Đánh giá năng lực giảng dạy của GV thông qua feedback của SV; (iii) Đánh giá đồng cấp thông qua dự giờ
Kết quả công việc của GV được đánh giá theo quy chế số 2647/QĐ-ĐHNH về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức, NLĐ của HUB Định kỳ 6 tháng và 1 năm, GV tự đánh giá kết quả thực hiện công việc (dựa trên phiếu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ), sau đó khoa sẽ họp, lấy ý kiến các thành viên trong khoa và lãnh đạo sẽ đưa ra kết quả đánh giá cho từng GV và gửi về P TCCB để trình Hiệu trưởng công nhận kết quả đánh giá GV sẽ được đánh giá trên
3 nhóm tiêu chí: (1) Đánh giá việc thực hiện các quy đinh chung; (2) Đánh giá hiệu quả công việc chuyên môn và (3) Đánh giá hoạt động đoàn thể, cộng đồng
Phản hồi của SV về giảng viên thông qua khảo sát môn học: Mỗi môn học sinh viên đều làm khảo sát về quá trình giảng dạy môn học và kết quả khảo sát được tổng hợp bởi phòng KT&ĐBCL Kết quả này được gửi cho trưởng khoa để thông báo đến GV và có những cải tiến trong hoạt động giảng dạy và kết quả này cũng là căn cứ để trưởng khoa tham khảo khi đánh giá sự hoàn thành công việc của GV Đánh giá đồng cấp qua việc dự giờ: Khoa lên kế hoạch dự giờ đối với các môn học và giảng viên của khoa từng học kỳ Các giảng viên tham gia dự giờ sẽ góp ý cho GV được dự giờ về nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy, tác phong giảng dạy
Các tiêu chí đánh giá được truyền đạt tốt thông qua các quy định về thi đua và chi tiêu nội bộ của Trường Việc phân loại đánh giá hiệu suất công việc có tính đến các yếu tố khác nhau như phản hồi của người học, hiệu suất công việc hàng tháng, sản phẩm NCKH và các hoạt động khác theo sự phân công của Trường, Khoa Đánh giá này được xem xét và công nhận bởi Hội đồng thi đua của Trường
Các dịch vụ hỗ trợ người học
Chất lượng người học: Chất lượng đầu ra phụ thuộc vào chất lượng đầu vào Do đó chất lượng đầu vào của người học là yếu tố rất quan trọng Hàng năm, căn cứ vào quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ban hành, trường xây dựng đề án tuyển sinh ngành KTQT và gửi Bộ GD&ĐT để được thông qua Chính sách và tiêu chí tuyển sinh được xác định cụ thể trong đề án tuyển sinh bao gồm đối tượng tuyển sinh, phạm vi tuyển sinh, phương thức tuyển sinh (tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT QG hoặc xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực), chỉ tiêu tuyển sinh, ngưỡng đảm đảm chất lượng đầu vào đối với từng phương thức tuyển sinh, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Trường, Khoa triển khai công tác tư vấn tuyển sinh thông qua các kênh như các buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tại các địa phương hoặc các trường THPT, website của Trường, khoa, fanpage của Trường, khoa, kênh youtube của trường, brochure và các ấn phẩm quảng cáo Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2020, P TVTS&PTTH và Phòng ĐT chủ trì, phối hợp với các Khoa, tổ chức các buổi livestream để đưa thông tin tuyển sinh đến các đối tượng có quan tâm Trong mỗi đợt tuyển sinh, căn cứ và tình hình thực tế trường có điều chỉnh về phương thức xét tuyển; chỉ tiêu tuyển sinh của từng phương thức xét tuyển hoặc tổ chức xét tuyển bổ sung nhằm đảm bảo sự đa dạng về tiêu chí tuyển sinh và đảm bảo chất lượng đầu vào Mỗi thay đổi, điều chỉnh trường đều thông báo cho các bên quan tâm qua nhiều kênh khác nhau như website, Fanpage tuyển sinh, các buổi livestream tư vấn Để quản lý hoạt động đào tạo, Trường, Khoa có sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu với sự trợ giúp của hệ thống phần mềm quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Hệ cơ sở dữ liệu này được Phòng QLCNTT cập nhật thường xuyên qua các học kỳ, cho phép Trường, Khoa và các giảng viên có thể theo dõi và giám sát kết quả học tập của sinh viên Đối với phần mềm theo dõi tiến độ học tập của SV, SV có thể sử dụng tài khoản sinh viên để đăng ký, điều chỉnh hoặc hủy bỏ học phần; Kết
29 quả học tập của SV cũng được thể hiện trên tài khoản SV và P ĐT, P CTCV, Khoa và GVCV cũng có thể theo dõi được kết quả học tập của SV trên phần mềm này P.CTSV có chức năng theo dõi, đánh giá, kỷ luật, và khen thưởng cho SV về việc chấp hành quy chế rèn luyện của SV, P ĐT, Khoa và GVCV có chức năng xem xét kết quả học tập, thông báo kết quả học tập và tư vấn cho SV về việc đăng ký các môn học trong kỳ tiếp Ngoài ra, đối với SV có kết quả học tập yếu, kém, từng học kỳ P ĐT sẽ chuyển danh sách dự kiến cảnh báo học vụ đến Khoa để tìm hiểu nguyên nhân, Trường tổ chức họp Hội đồng cảnh báo học vụ, đưa ra thông báo cảnh báo học vụ và có các biện pháp phối hợp giữa khoa và các đơn vị liên quan để hỗ trợ SV cải thiện kết quả học tập
(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá của Chương trình KTQT năm 2021)
Cán bộ hỗ trợ: chất lượng của CTĐT phụ thuộc nhiều vào sự tương tác giữa GV và người học Tuy nhiên, GV không thể thực hiện tốt vai trò nếu như không có sự hỗ trợ hiệu quả từ đội ngũ cán bộ hỗ trợ Đội ngũ cán bộ hỗ trợ bao gồm nhân viên thư viện, phòng thực hành, phòng máy tính và các đơn vị hỗ trợ người học khác
Chiến lược phát triển về đội ngũ hỗ trợ cán bộ nằm trong chiến lược phát triển về tổ chức, nhân sự của Trường Theo đó, mục tiêu của Trường là phát triển đội ngũ hỗ trợ về trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của vị trí công việc, giảm về số lượng và tăng năng suất công việc
Quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Xuất phát từ chủ trương về nhân sự, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn cán bộ hỗ trợ được quy hoạch, Trường sẽ tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến, đề xuất nhân sự được bổ nhiệm Trước đó, nhân sự được dự kiến bổ nhiệm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệm vụ và đào tạo, bồi dưỡng và một số tiêu chuẩn khác như độ tuổi, sức khỏe, năng lực thực tế và triển vọng phát triển
Nhu cầu đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ được xác định thông qua việc đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm Cán bộ hỗ trợ có thể đăng ký nhu cầu theo danh mục các khóa đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Ngân hàng Nhà nước hoặc có thể đăng ký theo yêu cầu phát sinh của công việc Căn cứ tổng hợp đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, chiến lược về đào tạo, phát triển cán bộ hỗ trợ và thực tế yêu cầu vị trí công việc, Trường sẽ ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để triển khai công tác đào tạo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ hàng năm
Có hai kênh đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ hỗ trợ: (1) Đánh giá từ lãnh đạo đơn vị thông qua kết quả thực hiện công việc hàng tháng, (2) đánh giá từ các đồng nghiệp và lãnh đạo đơn vị vào cuối mỗi năm theo quy chế đánh giá phân loại của Trường Kết quả đánh giá hiệu suất vào cuối mỗi năm được gửi đến cán bộ hỗ trợ để từ đó họ có kế hoạch phát triển chuyên môn và nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng trong tương lai.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Trường có 3 cơ sở học tập gồm Tôn Thất Đạm, Hàm Nghi và Thủ Đức Cơ sở TĐ có 118 Phòng học, giảng đường với tổng diện tích sàn là 47.354 m2 phục vụ học tập của SV Trường đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào sử dụng khu giảng đường B có tổng diện tích sàn là 23.358 m2 với chức năng là phòng học, khu vực tự học và một số chức năng khác nhằm đáp ứng mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo của Trường CSVC phục vụ đào tạo của Khoa tọa lạc trong diện tích của Trường và các CSVC khác của Trường đều được dùng cho SV của Khoa Phòng học lý thuyết có diện tích trung bình mỗi phòng học là 85m2/ phòng, có sức chứa trung bình 80 chỗ ngồi được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập: máy chiếu, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, loa, micro,…Các phòng học có thể sắp xếp bàn ghế linh hoạt tùy theo mục đích sử dụng như thuyết trình, làm việc nhóm, sinh hoạt CLB Ngoài ra, để phục vụ tổ chức các sự kiện, hội thảo khoa
31 học, cuộc thi học thuật trường có 02 hội trường, 1 ở cơ ở quận Tôn Thất Đạm (100 chỗ) và 1 ở cơ sở Thủ Đức (900 chỗ)
Thư viện của trường được đặt tại cơ sở TĐ, được bố trí trong một tòa nhà 4 tầng trên diện tích 2.567m2 Trong đó bao gồm nhiều khu vực với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại như: phòng nghiên cứu dành cho giảng viên; phòng nghiệp vụ thư viện; tầng sách Tiếng Việt; tầng sách Ngoại văn, sách tham khảo, tạp chí lưu, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu khoa học; phòng truyền thống của Nhà trường Thư viện điện tử của trường ở địa chỉ: http://library.hub.edu.vn/ Cơ sở dữ liệu điện tử của Thư viện bao gồm các bài tạp chí chuyên ngành Kinh tế -
Tài chính – Ngân hàng, các luận văn, luận án, đề tài NCKH, và các nguồn học liệu liên kết với các đơn vị ngoài như dữ liệu về sách điện tử Tiếng Việt và Tiếng Anh (do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM và Gale Virtual Reference Library cung cấp), Cơ sở dữ liệu Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin Khoa học và Công nghệ, Cơ sở dữ liệu chia sẻ của Đại học Quốc gia Hà Nội, Mạng Liên kết Thông tin Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, Bộ sưu tập CSDL Tạp chí điện tử đa ngành dùng chung cho các trường đại học, Bộ sưu tập CSDL Thomson Reuters nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra cứu dữ liệu, liên kết cơ sở dữ liệu phục vụ người đọc, phục vụ học tập và nghiên cứu của SV và GV
Tính đến tháng 12/2022, trường có 14 phòng máy tính được trang bị theo tiêu chuẩn phòng LAB với đầy đủ trang thiết bị như cabin, headphone, Webcam và các phần mềm cần thiết phục vụ cho các học phần thực hành trong các chương trình đào tạo của trường Trường có bộ phận chuyên môn thực hiện quản lý toàn bộ hạ tầng và hệ thống thiết bị tin học là P QLCNTT, có nhiệm vụ quản lý, vận hành và bảo đảm hoạt động ổn định của hệ thống CNTT toàn trường Trường có hơn 600 máy tính cá nhân cho hệ thống phòng máy và hơn 300 máy tính phục vụ cho công tác quản lý và điều hành Các máy tính đều được kết nối với hệ thống internet tốc độ cao để phục vụ cho hoạt động thực hành và quản lý học vụ Toàn bộ các giảng đường, thư viện, khu vực tự học được phủ sóng wifi với tốc độ 15
Mps dành cho SV và không giới hạn dành cho GV để đảm bảo cho SV và GV kết nối mạng và sử dụng trong quá trình dạy, học và các hoạt động khác
Trường có các quy định, nội quy về an ninh, an toàn được dán trong các khu vực của Trường cũng như được phổ biến đến toàn thể CB, GV, NV và người học nhằm bảo đảm công tác an ninh trong toàn trường Trường cũng tiến hành lắp hệ thống camera quan sát và trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở của Trường và các khu KTX Trường đã ban hành Quy định về PCCC và có Ban chỉ đạo PCCC và các Đội PCCC tại các cơ sở của Trường Lực lượng chuyên trách bảo vệ và phòng cháy chữa cháy của Trường được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Trường có kế hoach bảo vệ và PCCC, đồng thơi bố trí lãnh đao trực để giải quyết kịp thời nếu có vấn đề gì xảy ra Bên cạnh đó, Trường còn kết hợp chặt chẽ với các đơn vị công an địa phương nhằm cập nhật thường xuyên về tình hình an ninh, an toàn của địa phương sở tại
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá các chương trình đào tạo)
Đầu ra và kết quả đạt được
Khi đánh giá quá trình đảm bảo chất lượng, Trường không chỉ đánh giá đầu vào, quá trình giảng dạy mà còn đánh giá chất lượng đầu ra Tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học và khả năng tìm kiếm việc làm của người học sau khi tốt nghiệp là những tiêu chí quan trọng để Trường và Khoa đo lường được chất lượng và hiệu quả của chương trình giảng dạy đó Trường có kế hoạch đào tạo, báo cáo học kỳ/năm học, cơ chế giám sát việc thu thập thông tin từ phần mềm UIS về các tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm Trường đã có báo cáo từng năm phân tích nguyên nhân dẫn đến các tỷ lệ thôi học, tỷ lệ tốt nghiệp của Trường và Khoa đã có báo cáo từng năm phân tích nguyên nhân dẫn đến các tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp của Khoa Khoa có báo cáo tổng hợp và đề xuất giải pháp khắc phục, nhắc nhở SV theo kế hoạch của Trường Tỷ lệ SV thôi học giảm dần và tỷ lệ tốt nghiệp cũng được cải thiện qua các năm nhờ áp dụng các biện pháp đã thực hiện như: công bố thông tin
33 đầy đủ về chương trình, áp dụng chỉ tiêu trong kế hoạch năm học, thông tin cảnh báo sớm trên hệ thống tín chỉ, cảnh báo học vụ theo các mức độ, sinh hoạt cố vấn học tập, làm việc trực tiếp với SV bị cảnh báo học vụ…
Hướng dẫn người học tham gia nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của giảng viên và cũng là một phần quan trọng trong nội dung chương trình giảng dạy Các hoạt động NCKH được tổ chức ở cấp độ Trường và Khoa để giúp người học khám phá và tiếp thu kiến thức mới, chuyên sâu, áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tạo điều kiện để người học đạt được kết quả học tập mong đợi
Trường có quy trình tiếp nhận thông tin phản hồi của các bên liên quan và giám sát chặt chẽ việc cải tiến chất lượng từ ý kiến phản hồi để nâng cao sự hài lòng của các bên liên quan
Phản hồi từ Giảng viên, cán bộ công nhân viên: khảo sát được thực hiện để thu thập ý kiến của GV, CBCNV về các khía cạnh khác nhau trong công việc Các chính sách, quyền lợi, sự hài lòng trong công việc và môi trường làm việc được các GV, CBCNV thảo luận cởi mở
Phản hồi từ học viên: Ý kiến của học viên về các vấn đề liên quan như chất lượng giảng viên, đội ngũ hỗ trợ, phương pháp giảng dạy và đánh giá, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học và kết quả học tập mong đợi đều được Trường và Khoa chú trọng lắng nghe để cải tiến nâng cao chất lượng
Phản hồi từ cựu học viên: Khoa lắng nghe ý kiến của cựu học viên về cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp từ chương trình, mức độ đáp ứng của chương trình với công việc và mức độ đạt được đạt được kết quả học tập mong đợi từ chương trình Cựu sinh viên cũng cung cấp thông tin liên quan đến đánh giá của nhà tuyển dụng và thị trường lao động về chất lượng chương trình và chất lượng sinh viên
Phản hồi từ nhà tuyển dụng: Khảo sát nhà tuyển dụng tập trung vào khả năng đáp ứng công việc của người học sau khi tốt nghiệp từ chương trình Thông qua khảo sát, Trường và Khoa có thể xác định được mức độ đạt được kết quả học tập của học viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với chất lượng đào tạo của Trường
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tự đánh giá các chương trình đào tạo)
PHẦN III: BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH THEO AUN-QA PHIÊN BẢN 4.0
Tiêu chuẩn 1: Kết quả học tập mong đợi
1.1 Kết quả học tập mong đợi của CTĐT được xây dựng căncứ trên một hệ thống phân loại mục tiêu giáo dục, tương thích với tầm nhìn và sứ mạng của CSGD, được phổ biến đến tất cả các bên liên quan
1.2 Kết quả học tập mong đợi của tất cả các học phần đượcxây dựng phù hợp và tương thích với kết quả học tậpmong đợi của CTĐT
1.3 Kết quả học tập mong đợi của CTĐT bao gồm các phầntổng quát (liên quan đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp hayqua văn bản, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT, làm việcnhóm,…) và phần chuyên ngành (liên quan đến kiếnthức và kỹ năng của ngành đào tạo)
1.4 Yêu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng bênngoài, được thu thập và chuyển tải vào kết quả học tậpmong đợi
1.5 CTĐT thể hiện người học đạt được kết quả học tập mongđợi tại thời điểm tốt nghiệp
Tiêu chí 1.1: Kết quả học tập mong đợi của CTĐT được xây dựng căncứ trên một hệ thống phân loại mục tiêu giáo dục, tương thích với tầm nhìn và sứ mạng của CSGD, được phổ biến đến tất cả các bên liên quan
Câu hỏi chẩn đoán Minh chứng gợi ý
- Mục tiêu đào tạo của chương trình là gì?
- Các KQHTMĐ của chương trình đào tạo là gì?
- Quyết định ban hành KQHTMĐ của CTĐT
- Các phiên bản Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần
- Quy trình xây dựng và cải tiến
- Mức độ tương thích giữa nội dung
CTĐT với yêu cầu của thị trường lao động?
- Thống kê các bên liên quan và hình thức phổ biến KQHTMĐ đến các đối tượng này
- Kế hoạch, tài liệu quảng bá về chương trình Quy trình xây dựng và cải tiến KQHTMĐ
- Trang thông tin điện tử của Trường và Khoa
- Các biên bản họp và tài liệu lưu trữ về hoạt động rà soát CTĐT
- Hồ sơ khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan (phiếu khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát…)
(Nguồn: Hướng dẫn triển khai tự đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA phiên bản
4.0, ĐHQG Hồ Chí Minh) Tiêu chí 1.2 Kết quả học tập mong đợi của tất cả các học phần đượcxây dựng phù hợp và tương thích với kết quả học tậpmong đợi của CTĐT
Câu hỏi chẩn đoán Minh chứng gợi ý
- Quy trình xây dựng QHTMĐ của học phần và KQHTMĐ của bài giảng như thế nào?
- Sự tương thích của KQHTMĐ bài giảng với KQHTMĐ học phần và giữa
KQHTMĐ học phần với KQHTMĐ
- Mức độ đóng góp của các học phần vào việc đạt được KQHTMĐ CTĐT như thế nào?
- Quy trình xây dựng và cải tiến KQHTMĐ
- Đề cương các học phần
- Ma trận KQHTMĐ– học phần
(Nguồn: Hướng dẫn triển khai tự đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA phiên bản
4.0, ĐHQG Hồ Chí Minh) Tiêu chí 1.3 Kết quả học tập mong đợi của CTĐT bao gồm các phầntổng quát (liên quan đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp hayqua văn bản, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT, làm việcnhóm,…) và phần chuyên ngành (liên quan đến kiếnthức và kỹ năng của ngành đào tạo)
Câu hỏi chẩn đoán Minh chứng gợi ý
- Mô tả cấu trúc KQHTMĐ của chương trình bao gồm nhóm
KQHTMĐ chuyên ngành và nhóm tổng quát (bảng phân loại nhóm
- Kết quả học tập mong đợi được chuyển tải thành các yêu cầu cụ thể đối với người học tốt nghiệp như thế nào
(kiến thức, kỹ năng và thái độ)?
- Quyết định ban hành KQHTMĐ của CTĐT
- Các tài liệu phổ biến KQHTMĐ đến các bên liên quan
(Nguồn: Hướng dẫn triển khai tự đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA phiên bản
4.0, ĐHQG Hồ Chí Minh) Tiêu chí 1.4 Yêu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng bênngoài, được thu thập và chuyển tải vào kết quả học tậpmong đợi
Câu hỏi chẩn đoán Minh chứng gợi ý
- Thống kê các bên liên quan được nhà trường khảo sát yêu cầu/ tìm hiểu yêu cầu để xây dựng/cải tiến KQHTMĐ, hình thức lấy ý kiến, chu kỳ triển khai… (các quy định của Bộ GD&ĐT, yêu cầu của nhà tuyển dụng…)?
- Hoạt động sử dụng ý kiến của các bên liên quan vào việc xây dựng/cải tiến
KQHTMĐ được thực hiện như thế nào?
- Thống kê những điều chỉnh về
KQHTMĐ được thực hiện dựa trên yêu cầu của các bên liên quan
- Quy trình xây dựng và cải tiến KQHTMĐ
- Các văn bản pháp lý được sử dụng làm căn cứ để xây dựng/điều chỉnh KQHTMĐ
- Các phiên bản KQHTMĐ đã ban hành
- Các báo cáo kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan
- Các biên bản, tài liệu chứng minh việc Khoa xem xét các kết quả khảo sát để cải tiến KQHTMĐ
- Bảng đối sánh KQHTMĐ của CTĐT với Khung trình độ quốc gia (VQF)
(Nguồn: Hướng dẫn triển khai tự đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA phiên bản
4.0, ĐHQG Hồ Chí Minh) Tiêu chí 1.5: CTĐT thể hiện người học đạt được kết quả học tập mongđợi tại thời điểm tốt nghiệp
Câu hỏi chẩn đoán Minh chứng gợi ý
- Các phương thức chương trình triển khai để theo dõi và đo lường mức độ người học đạt được KQHTMĐ như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về đo lường mức độ người học đạt KQHTMĐ
- Đề cương môn học, đề thi, rubrics, đáp án…
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
PHỎNG VẤN CÁC THÀNH VIÊN CỦA KHOA, BAO GỒM LÃNH ĐẠO KHOA, TRƯỞNG NHÓM VÀ THÀNH VIÊN NHÓM VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
HỘI THOẠI 1: Trưởng/Phó Khoa
1) Thầy/Cô có thể giới thiệu về bản thân và trách nhiệm của bạn với tư cách là Trưởng/ Phó Khoa?
Tên tôi là……Hiện tôi là Trưởng/Phó Khoa…
Trách nhiệm chính của tôi liên quan đến 5 vai trò chủ yếu như sau:
Thứ nhất, là một người lãnh đạo của khoa, tôi chịu trách nhiệm đưa ra các đề xuất, khuyến nghị và tham mưu cho Ban Giám hiệu về các chế độ, chính sách liên quan đến vấn đề học thuật
Thứ hai, với tư cách là đại diện của khoa, là một phần của trường đại học, tôi phụ trách giám sát, đánh giá và hỗ trợ cho Khoa/ Trường thúc đẩy công tác giảng dạy, hiệu suất khoa học và sáng tạo, phục vụ giáo dục một cách tốt nhất
Thứ ba, với tư cách là trưởng khoa làm công tác quản lý, công việc của tôi là điều hành phát triển và thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của khoa; hoạch định chiến lược, phát triển chương trình giảng dạy của khoa để đạt được mục tiêu chung của Trường
Thứ tư, chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của khoa Bao gồm, lãnh đạo từ quá trình lựa chọn giảng viên, giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên, lựa chọn và bồi dưỡng giảng viên; lãnh đạo và quản trị điều hành các hoạt động của khoa; quản lý sự phát triển chuyên môn của giảng viên và nhân viên; xem xét các chế độ, chính sách của Khoa/Trường đề xuất tiền lương, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thăng chức của giảng viên; đảm bảo tất cả các chính sách được theo dõi và thực hiện đầy đủ; đánh giá năng lực giảng dạy, nghiên cứu và trách nhiệm phục vụ đào tạo của giảng viên
Cuối cùng, tôi cũng là đại diện của Khoa và Trường tham gia mở rộng quan hệ với các cơ quan bên ngoài như lãnh đạo, điều hành, khuyến khích hợp tác với các đối tác, gây quỹ hỗ trợ đề thực hiện các mục tiêu của khoa và mục tiêu chương trình nhằm nỗ lực phục vụ tốt cho cộng đồng
2) Trưởng Khoa ra quyết định về kiến thức giảng dạy và phổ biến rõ ràng đến các giảng viên của khoa và của Trường như thế nào?
Trưởng khoa và Phó khoa không ra quyết định về kiến thức giảng dạy mà Hội đồng Khoa học của Khoa sẽ họp, đưa ra quyết định và có sự phê duyệt của Hiệu trưởng
HỘI THOẠI 2: Hội đồng khoa học Khoa
1) Chức năng của Hội đồng khoa học là gì?
Hội đồng khoa học đưa ra, phân tích, và tích hợp kiến thức khoa học và như một đơn vị tư vấn, ra quyết định về chính sách của khoa, chẳng hạn như chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo Hội đồng khoa học còn có tiếng nói về các vấn đề chính sách và đạo đức nghiên cứu ảnh hưởng đến cộng đồng khoa học, khuyến khích thảo luận và trao đổi ý kiến trên mạng hoặc trực tiếp thông qua các cuộc họp
Ngoài ra, Hội đồng khoa học còn thực hiện kế hoạch phát triển chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường và Khoa bằng việc tập hợp số liệu một loạt các ngành, nghề, các lĩnh vực để phản ánh và bám sát hoạt động thực tiễn đầy sinh động ngày nay
Hội đồng khoa học còn đưa ra ý kiến về đề xuất pháp lý và các quy định khác liên quan đến nghiên cứu khoa học Hơn nữa, điều đó tạo thuận lợi cho quá trình trao thưởng, tài trợ nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đánh giá các đề xuất khoa học
HỘI THOẠI 3: Mô tả chương trình đào tạo
1) Bản mô tả CTĐT và bản mô tả môn học được chuyển tải và cung cấp đến các bên liên quan như thế nào?
Bản mô tả CTĐT và bản mô tả môn học được chuyển tải đến tất cả các bên liên quan qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn: website chính thức của HUB, website của khoa, các cuộc họp khoa, họp hội đồng khoa học khoa, các buổi đào tạo dành cho giảng viên, buổi tư vấn tuyển sinh, các buổi sinh hoạt sinh viên đầu khóa hay định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, sổ tay sinh viên Bản mô tả CTĐT ngắn gọn cũng được cung cấp đến giảng viên qua buổi hội thảo, tọa đàm của Khoa
2) Bản mô tả CTĐT được điều chỉnh và cập nhật như thế nào?
Bản mô tả môn học được điều chỉnh và cập nhật cùng với bản mô tả chương trình đào tạo định kỳ 2 năm 1 lần và được cập nhật và điều chỉnh hàng năm nếu có những thay đổi nội dung, hình thức có liên quan khác Trên cơ sở phản hồi thông tin từ người học, các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn học, nhà tuyển dụng cũng như cựu sinh viên Căn cứ vào kết quả khảo sát và chương trình đào tạo được điều chỉnh, Khoa đề xuất Khoa quản lý môn học xây dựng (điều chỉnh) bản mô tả môn học và đề cương giảng dạy chi tiết phù hợp với chương trình đào tạo được điều chỉnh Bản mô tả môn học được ban hành sau khi được thông qua Hội đồng khoa học chuyên môn Khoa, Trường và được BGH Trường ký quyết định phê duyệt
HỘI THOẠI 4: Phương pháp dạy và học
1) Triết lý giáo dục của khoa Thầy/Cô là gì? (Xem trên website của Khoa) 2) Triết lý giáo dục chuyển tải trong CTĐT của Thầy/Cô như thế nào?
Triết lý giáo dục của Trường và của Khoa tập trung vào việc khám phá và phát triển tối đa tiềm năng của người học và được bao hàm trong việc thiết lập các kết quả học tập mong đợi của chương trình đào tạo Sinh viên được trang bị kiến thức toàn diện và các kỹ năng cần thiết để học tập và nghiên cứu, sinh viên sẽ tự tin trong công việc và tiếp tục học tập để cập nhật kiến thức cho bản thân Các phương pháp giảng dạy phù hợp được áp dụng linh hoạt trong mỗi môn học để đạt được kết quả học tập mong đợi, tạo ra một môi trường học tập thân thiện cho tất cả người học Sự tương tác giữa giảng viên và người học khuyến khích người học có thái độ tích cực nhằm thúc đẩy học tập suốt đời
3) Những phương pháp giảng dạy nào được áp dụng trong khoa của Thầy/Cô?
Các phương pháp dạy và học cho mỗi môn học được kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo việc đạt được các mục tiêu môn học đưa ra Một số phương pháp chính để truyền đạt các bài giảng và kiến thức đang được các giảng viên áp dụng hiện nay: thuyết giảng, đọc tài liệu, thuyết trình, thảo luận nhóm, dịch các văn bản chính sách, dịch các bài nghiên cứu, tranh luận các tình huống thực tế với một số giả định được đưa thêm vào nhằm giúp sinh viên đạt được CĐR của từng học phần Trong mỗi môn học, sinh viên được yêu cầu phải thực hiện nhiều hoạt động trong lớp (phát biểu, làm bài tập, thuyết trình, đánh giá các sinh viên khác và tự đánh giá) và tự học Phương pháp truyền thống như thuyết giảng sẽ giúp sinh viên hiểu các nội dung cơ bản về các nền tảng khái niệm, lý thuyết chuyên ngành Bên cạnh đó, giảng viên còn áp dụng các phương pháp hiện đại như yêu cầu sinh viên phải đọc trước tài liệu học tập, giờ học trên lớp sinh viên được yêu cầu thảo luận nhóm, trình bày và trả lời câu hỏi Để đáp ứng các kỹ năng mang tính ứng dụng, sinh viên được yêu cầu tham gia đóng vai, giải quyết các tình huống mô phỏng hồ sơ thực tế; thực hiện các bài tập trên phòng máy thực hành Dựa trên các kiến thức nền tảng do GV cung cấp, các hoạt động giảng dạy trên tạo điều kiện cho SV rèn luyện các kỹ năng, thái độ cần thiết để có thể tự tổng hợp kiến thức mới cho bản thân
4) Có phải tất cả giảng viên trong khoa của bạn cùng áp dụng chung một chiến lược dạy và học?
Giảng viên được áp dụng các chiến lược và phương pháp giảng dạy theo cách riêng của họ
5) Làm thế nào để Thầy/Cô đánh giá chiến lược dạy và học?
Chiến lược dạy và học đạt hiệu quả hay không được phản ánh qua kiến thức và sự hài lòng của sinh viên Các thông tin được thu thập thông qua kết quả học tập và phản hồi của sinh viên qua các khảo sát
HỘI THOẠI 5: Kết quả học tập mong đợi
1) Các kết quả học tập mong đợi của chương trình của Thầy/Cô là gì?
(Xem Quyết định ban hành CTĐT)
2) Chương trình giảng dạy có phản ánh tầm nhìn sứ mạng của Trường không?
Chuẩn đầu ra và bản mô tả môn học hoàn toàn phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của Trường
Chương trình đào tạo không chỉ được thiết kế phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của HUB, của khoa mà còn được xem xét đóng góp mỗi môn học để đạt được kết quả học tập mong đợi
3) Khoa có thường xuyên cập nhật/ điều chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình không?
PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA KHOA
Hội thoại 9: Giới thiệu về AUN – QA: Chất lượng giảng viên
1 Việc thiết lập và xác định nhu cầu giảng viên về cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn (bao gồm đội ngũ kế thừa, thăng chức, nâng bậc, tái bổ nhiệm, chấm dứt hợp đồng, kế hoạch về hưu) được thực hiện nhằm đảm bảo rằng chất lượng của đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng
2 Tỷ lệ giảng viên/sinh viên và tải trọng công việc được đo lường và giám sát nhằm cải tiến chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng
3 Năng lực của giảng viên được xác định và đánh giá Một giảng viên có năng lực có thể:
Thiết kế bài giảng và giảng dạy một cách rõ ràng mạch lạc;
Áp dụng một loạt các phương pháp dạy và học, lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp nhất để đạt được kết quả học tập mong đợi;
Phát triển và sử dụng nhiều phương tiện giảng dạy khác nhau;
Giám sát và đánh giá năng lực chuyên môn và đánh giá khóa giảng dạy của mình
Tự xem xét, đánh giá về việc thực hành giảng dạy;
Nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ để mang lại lợi ích cho các bên liên quan
4 Tuyển dụng và nâng bậc giảng viên dựa trên tiêu chuẩn thành tích bao gồm giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng
5 Vai trò và mối quan hệ của các giảng viên được xác định
6 Phân công nhiệm vụ cho giảng viên đảm bảo phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và năng khiếu của giảng viên
7 Tất cả các giảng viên có trách nhiệm với Nhà trường và các bên liên quan, có tính đến tự do học thuật và đạo đức nghề nghiệp của họ
8 Nhu cầu đào tạo và phát triển cho giảng viên được xác định một cách có hệ thống, và các hoạt động đào tạo và phát triển phù hợp được triển khai để đáp ứng các nhu cầu này
9 Việc quản lý theo kết quả công việc bao gồm cả khen thưởng và công nhận được triển khai để khuyến khích và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
10 Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên được thiết lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
Hội thoại 10: Thông tin chung 1
1) Xin chào Thầy/Cô có thể giới thiệu về mình được không?
Xin chào Tôi tên ……….Tôi là giảng viên của khoa…………
2) Thầy/Cô làm việc ở đây bao lâu rồi?
Tôi làm việc ở đây được khoảng 5 năm
3) Thầy/Cô giảng dạy môn học gì?
Tôi giảng dạy môn ………cho sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành…………
4) Trong khoa của Thầy/Cô, ai là người quyết định bản mô tả chi tiết môn học, bao gồm các thông tin toàn diện như tên và mã môn học, phân công lịch giảng, yêu cầu của môn học, giáo trình khuyến nghị, tài liệu học tập, nội dung của môn học, kết quả học tập mong đợi (bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ) và phương pháp đánh giá?
Trưởng khoa, phó khoa, trưởng bộ môn và giảng viên chịu trách nhiệm cho nội dung của bản mô tả môn học
5) Mức độ đóng góp của môn học đó vào kết quả học tập mong đợi của chương trình là gì?
Chương trình của chúng tôi là sự kết hợp của các môn học và các hoạt động có liên quan để đạt được các mục tiêu giáo dục và kết quả học tập mong đợi Bao gồm
3 khối kiến thức chính: kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và tốt nghiệp Môn học tôi dạy nằm trong khối kiến thức chuyên ngành với mục đích trang bị cho sinh viên kiến thức chi tiết và chuyên sâu về nghề nghiệp nhằm giúp người học chuyển tải những kiến thức đã được học thành các kỹ năng nghề nghiệp như phân tích thực tế, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và đưa ra những lời tư vấn chất lượng chuyên nghiệp
6) Bao lâu thì Thầy/Cô sửa đổi, cập nhật bản mô tả môn học?
Bản mô tả môn học được điều chỉnh và cập nhật cùng với bản mô tả chương trình đào tạo định kỳ 2 năm 1 lần và được cập nhật và điều chỉnh hàng năm nếu có những thay đổi nội dung, hình thức có liên quan khác, trên cơ sở phản hồi thông tin từ người học, các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn học, nhà tuyển dụng cũng như cựu sinh viên Căn cứ vào kết quả khảo sát và chương trình đào tạo được điều chỉnh, Khoa đề xuất Khoa quản lý môn học xây dựng (điều chỉnh) bản mô tả môn học và đề cương giảng dạy chi tiết phù hợp với chương trình đào tạo được điều chỉnh Bản mô tả môn học được ban hành sau khi được thông qua Hội đồng khoa học chuyên môn Khoa, Trường và được BGH Trường ký quyết định phê duyệt
Hội thoại 11: Thông tin chung 2
1) Thầy/Cô có biết sứ mạng và tầm nhìn của Trường mình không?
Vâng, tất nhiên tôi biết
Sứ mạng: HUB cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự
Tầm nhìn: HUB định hướng trở thành đại học đa ngành và nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành
2) Sứ mạng, tầm nhìn và triết lý giáo dục của khoa Thầy/Cô là gì? Thầy/Cô có biết đến không?
(xem trên website của Khoa)
3) Làm thế nào để Thầy/Cô biết được sứ mạng, tầm nhìn của Trường và của khoa mình?
Tất cả các thông tin này được công bố qua nhiều kênh khác nhau như: trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên website của Trường, website của khoa, các kênh truyền thông nội bộ khác
Hội thoại 12: Đội ngũ giảng viên
1) Có bao nhiêu giảng viên trong khoa của Thầy/Cô? / Bạn có biết tổng số giảng viên trong khoa của Thầy/Cô không?
Có tổng số ……giảng viên trong khoa tôi, bao gồm cả Trưởng khoa và Phó khoa
2) Trong số đó có bao nhiêu giảng viên có bằng thạc sĩ và bao nhiêu giảng viên có bằng tiến sĩ?
Khoa tôi có… Phó giáo sư, … Tiến sĩ và ….Thạc sĩ đang học nghiên cứu sinh
3) Tại sao bạn chọn trường đại học này? Có phải vì tiền lương? Hay vì những lợi ích gì mà HUB mang lại cho Thầy/Cô?
Là trường trực thuộc NHNNVN, trường của chúng tôi có được sự quan tâm sâu sát từ lãnh đạo cấp trên Thực tế, đây là địa chỉ đào tạo uy tín nhất về Tài chính và Ngân hàng ở phía nam Việt Nam, với điều kiện làm việc khá tốt và đặc biệt là sinh viên rất xuất sắc Như bạn biết, là một trường công lập, HUB không có thù lao cạnh tranh như các trường tư thục khác Tuy nhiên, giảng viên có tinh thần tự do học thuật rất cao, triển vọng tốt để phát triển chuyên môn nghề nghiệp và chúng tôi hoàn toàn có trách nhiệm với sự phát triển của trường và các bên liên quan
Hội thoại 13: Kết quả học tập mong đợi và bản mô tả chương trình đào tạo
1) Trong khoa Thầy/Cô, ai là người thiết lập chuẩn đầu ra chương trình: giảng viên hay lãnh đạo khoa?
Tất cả giảng viên trong khoa đều tham gia vào việc thiết lập chuẩn đầu ra Trên thực tế, chuẩn đầu ra được xây dựng trước hết dựa trên sứ mạng, tầm nhìn và triết lý giáo dục của Trường, của khoa và ngoài ra dựa trên ý kiến của giảng viên và các bên liên quan bao gồm cả nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên và chuyên gia…
2) Thầy/Cô có thường xuyên điều chỉnh kết quả học tập mong đợi không?
Gợi ý TL: Định kỳ sau mỗi 2 năm, khoa chúng tôi có sự thay đổi nhỏ đó là điều chỉnh đề cương môn học Định kỳ 4 năm 1 lần, chương trình đào tạo của chúng tôi có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thị trường tài chính vĩ mô và vi mô Theo đó, nếu cần thiết, chuẩn đầu ra của chương trình sẽ được điều chỉnh theo
3) Thầy/Cô có thể cho tôi biết ai là người chịu trách nhiệm xây dựng đề cương môn học và ai là người phê duyệt không?
PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ
Hội thoại 19: Thông tin chung
1) Xin giới thiệu về bản thân và Thầy/Cô đã làm việc cho HUB bao lâu rồi? Hãy cho chúng tôi biết nhiệm vụ của bạn tại đơn vị
Tên tôi là …… Tôi đang làm việc tại Phòng TCCB được 3 năm Tôi chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, thi đua và khen thưởng của Trường
2) Hướng phát triển nghề nghiệp của Thầy/Cô tại HUB là gì?
Tôi sẽ tham gia một số khóa đào tạo liên quan đến công việc của mình và phấn đấu ở vị trí cao hơn trong 3 năm tới
3) Thầy/Cô nghĩ HUB cần được cải thiện điều gì?
Tôi nghĩ HUB cần cải thiện mức lương nhân viên
Hội thoại 20: Tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm và nâng bậc (Phòng Tổ chức cán bộ)
1) Chính sách nào được trường theo đuổi liên quan đến việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên hỗ trợ trong các hoạt động giáo dục và nghiên cứu?
Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên hỗ trợ được quy định trong Luật viên chức và trong các quy định của HUB trên cơ sở đề xuất của đơn vị trực thuộc
2) Thầy/Cô có thể giải thích thêm về thủ tục (quy trình) tuyển dụng?
Các thủ tục (quy trình) tuyển dụng được thực hiện căn cứ trên Luật Giáo dục Đại học Việt Nam và quy chế tuyển dụng của HUB bao gồm vị trí ứng tuyển, phỏng vấn, thực hành giảng dạy và kiểm tra kiến thức chung đối với viên chức Việc tuyển dụng được thông qua Hội đồng tuyển dụng Hiệu trưởng sẽ ra quyết định tuyển dụng ứng viên đã vượt qua tất cả các vòng tuyển dụng
3) Việc tư vấn kế hoạch phát triển chuyên môn cho nhân viên hỗ trợ được thực hiện như thế nào?
Hàng năm, P., TCCB sẽ gửi mẫu cho các đơn vị đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Căn cứ vào những tiêu chuẩn nghề nghiệp tối thiểu và yêu cầu của vị trí công tác, nhân viên hỗ trợ sẽ đăng ký các khóa đào tạo
4) Trường làm gì để hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp?
Trường sẽ hỗ trợ tài chính cho các nhân viên hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo có liên quan để phát triển nghề nghiệp, công việc chuyên môn
Hội thoại 21: Tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm và nâng bậc (Phòng Tổ chức cán bộ)
1) Các yêu cầu tối thiểu để nâng bậc là gì?
Các yêu cầu tối thiểu để nâng bậc là đạt được trình độ cần thiết, dựa vào thâm niên, thi thăng hạng và được các đồng nghiệp khác tín nhiệm, v.v,
2) Trường sử dụng kênh nào để đánh giá nhân viên hỗ trợ?
Các ý kiển phản hồi định kỳ từ giảng viên và sinh viên, đánh giá từ đồng nghiệp và lãnh đạo phòng
3) Hệ thống đánh giá, xếp loại của bạn là gì?
Hệ thống đánh giá, xếp loại trong Trường có 2 cấp: Cấp phòng/khoa và cấp Trường Vào cuối năm học, dựa trên thành tích công việc và thành tích nổi bật, nhân viên hỗ trợ được xếp loại là: Không hoàn thành nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ và Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Người đạt thành tích cao cũng có thể được Hội đồng Thi đua và khen thưởng khen thưởng ở cấp độ cao hơn (Cấp độ Ngân hàng Nhà nước)
Hội thoại 22: Các phương tiện và thiết bị dạy và học (Phòng Quản trị tài sản)
Hệ thống lập kế hoạch, duy trì, đánh giá và cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng như cơ sở dạy và học, phòng thí nghiệm, thiết bị và công cụ, vv để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ được xây dựng và thực hiện
1) Cơ sở vật chất (như giảng đường, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm, phòng đọc và phòng máy tính) đáp ứng nhu cầu của sinh viên và nhân viên như thế nào?
Các phòng học được thiết kế với nhiều kích cỡ khác nhau để phục vụ cho nhu cầu khác nhau và phù hợp cho cả các môn học bắt buộc và tự chọn
2) Câu hỏi: Trường đại học có trang bị trang thiết bị đặc biệt để phục vụ mục đích giảng dạy ngoại ngữ không?
Có, chúng tôi có 14 phòng LAB được kết nối mạng nội bộ và mạng internet sử dụng cho việc học và thi ngoại ngữ trên máy tính
3) Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng được bảo trì như thế nào?
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nói chung được tiến hành bảo trì thường xuyên dựa trên kế hoạch hàng năm do Phòng Quản trị tài sản đề xuất và thực hiện
Hội thoại 23: Thư viện và nguồn tài liệu (Thư viện)
Hệ thống lập kế hoạch, duy trì, đánh giá và cải thiện các tài nguyên học thuật như tài nguyên thư viện, giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và học, cơ sở dữ liệu trực tuyến, vv để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ được thiết lập và thực hiện
1) Thư viện được trang bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu như thế nào?
Hệ thống thư viện có một số lượng đáng kể sách (sách in và sách điện tử), tạp chí khoa học (tạp chí in và tạp chí điện tử) và các tài liệu khác hỗ trợ nhu cầu học tập, nghiên cứu và tham khảo cho cả giảng viên, học viên, sinh viên
2) Làm thế nào để có thể truy cập và tiếp cận Thư viện?
Các tài liệu lưu trữ trong thư viện có thể dễ dàng truy cập trực tuyến, cho phép người học khai thác các tài liệu mới nhất có trong cơ sở dữ liệu trực tuyến, cả trong và ngoài trường
3) Thư viện có thường xuyên thực hiện khảo sát để thu thập ý kiến của người dùng không?
Hàng năm, thư viện đều tiến hành khảo sát thu thập ý kiến bạn đọc Ngoài ra phòng KT&ĐBCL còn thực hiện KS05, KS06 để lấy ý kiến của sinh viên và giảng viên về cơ sở vật chất, dịch vụ, trong đó có thư viện
Hội thoại 24: Cơ sở hạ tầng CNTT (CNTT)
Hệ thống lập kế hoạch, duy trì, kiểm soát và cải thiện các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng CNTT như máy tính, mạng, sao lưu, bảo mật và quyền truy cập để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ được thiết lập và triển khai
1) Phạm vi phủ sóng và băng thông Wi-Fi đáp ứng đủ nhu cầu của người học và nhân viên như thế nào?
PHỎNG VẤN SINH VIÊN, CỰU SINH VIÊN
1) Bạn có biết về sứ mạng của Trường/Khoa không? Biết được qua phương tiện nào?
Vâng, tôi có biết Sứ mạng của Trường/Khoa được phổ biến trên Website Trường/Khoa, trên các bảng đặt trong khuôn viên Trường/Khoa hoặc trong các buổi sinh hoạt đầu khóa của SV
2) Bạn có thấy quyền lợi của mình trong tuyên bố sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục của Khoa không?
Có, trong mỗi tuyên bố của Trường/Khoa đều hướng về người học, lấy người học làm trung tâm, để người học phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy
3) Làm thế nào bạn biết các thông tin về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình học tập từng học kỳ?
Các thông tin trên được công khai trên Website Trường, Khoa, các bảng thông tin tại khoa, Brochure Giới thiệu chương trình, Bản mô tả chương trình đào tạo, cẩm nang sinh viên từng năm học, sinh hoạt đầu khóa, môn nhập môn ngành
4) CTĐT do Nhà trường cung cấp có phù hợp với thời kỳ hội nhập, đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức của quý Anh/Chị không?
Gợi ý TL: Để đáp ứng thời kỳ hội nhập, đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức sau khi 1 khóa học kết thúc, Trường đã tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo có lấy ý kiến phản hồi của SV/cựu SV
5) Sau khi tốt nghiệp bạn có tham gia khảo sát nào của Trường/Khoa không?
Có, tôi có tham gia khảo sát về tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp và khảo sát về chương trình đào tạo của Khoa
6) Theo bạn mục đích của Trường/Khoa mời bạn tham gia khảo sát đó là gì?
Theo tôi, mục đích của khảo sát đó ngoài việc để biết được tình trạng việc làm của
SV tốt nghiệp từ trường thì đó còn là căn cứ để trường có những điều chỉnh về chương trình đào tạo
7) Qua trải nghiệm trong công việc, cựu SV thấy chương trình đào tạo của Nhà trường như thế nào? Bạn có góp ý gì về chương trình đào tạo hay không?
Qua trải nghiệm trong công việc, tôi thấy chương trình đào tạo của nhà trường đã giúp tôi hình thành kiến thức nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, lòng yêu nghề, tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ suốt đời Các nội dung trong chương trình đào tạo khá phù hợp, cập nhật với thực tiễn công việc và nghiệp vụ chuyên môn Ý kiến góp ý của tôi với chương trình đào tạo đó là Trường/Khoa có thể thiết kế những học phần thực tế trong quá trình học mà không cần chờ đến năm cuối khi sinh viên đi thực tập
8) Bạn có được tham gia đánh giá chất lượng các hoạt động của Trường/Khoa không?
Vâng, có Chúng tôi tham gia đánh giá chất lượng các hoạt động của trường/Khoa thông qua các khảo sát của Nhà trường như là khảo sát về chất lượng giảng dạy môn học, khảo sát về chất lượng quản lý và phục vụ của các đơn vị trong trường, khảo sát về khóa học trước khi tốt nghiệp
9) Bạn có được tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của GV không?
Có Chúng tôi có nhiều cơ hội để đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các khảo sát môn học (được thực hiện cuối mỗi môn học) và khảo sát Khóa học (được thực hiện khi SV sắp tốt nghiệp)
10) Các bạn có biết được kết quả sau đánh giá không? Bạn biết được qua kênh nào?
Kết quả các khảo sát trên được công bố trên website của Phòng Khảo thí và ĐBCL
11) Các bạn có thấy chất lượng được cải thiện hơn qua từng năm không?
Có, tôi nhận thấy được điều đó Cơ sở vật chất của trường được trang bị đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, thắc mắc của sinh viên được giải đáp nhanh và rõ ràng hơn, thái độ làm việc của các phòng ban chuyên nghiệp hơn, tài liệu thư viện ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham khảo, học tập và nghiên cứu…
12) Theo bạn, phương pháp kiểm tra đánh giá của Trường/Khoa hiện nay như thế nào? Có điểm nào cần thay đổi?
Phương pháp kiểm tra đánh giá của Nhà trường về cơ bản đánh giá được năng lực của sinh viên, tuy nhiên, cần đa dạng phương pháp kiểm tra đánh giá hơn đối với đánh giá kết thúc học phần
13) Theo bạn, phương pháp đánh giá học phần của sinh viên hiện nay có chính xác không?
Hiện nay, chúng tôi được đánh giá qua điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần Trong đó, việc đánh giá cuối học phần là theo hình thức thi viết (Tự luận hoặc trắc nghiệm) Theo tôi, không có phương pháp nào là hoàn hảo, tuy nhiên, đó là phương pháp hiệu quả nhất tại thời điểm này Ngoài ra, việc đánh giá quá trình giữa môn học, tùy mỗi môn học, GV cũng có các hình thức đánh giá khác có thể là tiểu luận nhóm, tiểu luận cá nhân, thuyết trình nhóm, giải quyết tình huống, v.v
14) Các bạn có thể liên hệ ở đâu khi có sự thắc mắc về kết quả thi?
Khi có thắc mắc về kết quả thi, chúng tôi có thể xin phúc khảo bài thi tại Phòng KT&ĐBCL Sau một thời gian quy định, kết quả phúc khảo sẽ được công bố cho chúng tôi trên trang web của trường
15) Bạn được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh khi nghiên cứu, học tập không? Nếu có thì như thế nào?
Gợi ý TL: Để có thể ra trường chúng tôi phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh, vì vậy trong quá trình học tập các môn học, bên cạnh việc giới thiệu tài liệu tham khảo Tiếng Việt, GV còn giới thiệu tài liệu TA và trong quá trình nghiên cứu cho môn học chúng tôi cũng được khuyến khích tham khảo các nguồn tài liệu Tiếng Anh
16) Sau bao lâu từ khi tốt nghiệp bạn tìm được việc làm? (Cựu SV)
Tôi tìm được việc làm ngay khi hoàn thành xong chương trình học, thời điểm đó tôi chưa nhận được bằng tốt nghiệp Tôi được công ty nhận vào làm ngay khi tôi hoàn thành thời gian thực tập tại công ty này
17) Bạn có nhận được sự hỗ trợ nào trong tìm kiếm việc làm từ Trường và Khoa không? Bằng cách nào?
Gợi ý TL: Trường có cổng thông tin việc làm cho SV Trong đó, chúng em có thể tìm kiếm thông tin việc làm tất cả các ngành nghề ở các tỉnh thành Khoa cũng chia sẻ rất nhiều thông tin tuyển dụng qua trang web, email và qua các trang mạng xã hội của khoa Ngoài ra, hàng năm Trường có tổ chức ngày hội thực tập và việc làm cho sinh viên
18) Bạn cảm thấy như thế nào về không gian học, cảnh quan cũng như cơ sở vật chất của trường?
PHỎNG VẤN NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1) Anh/Chị có biết về sứ mạng của Trường không? Biết được qua phương tiện nào?
Tôi có biết sứ mạng của Trường qua website của Nhà trường
2) Anh/Chị có đóng góp vào sự phát triển của chương trình đào tạo không? Nếu có thì như thế nào?
Chúng tôi cùng với các chuyên gia được mời tham dự tọa đàm để hỏi ý kiến và tham gia khảo sát về việc điều chỉnh chương trình đào tạo hiện hành của Trường và xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo mới
3) Anh/Chị có biết thông tin về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình không? Qua phương tiện nào?
Tôi có biết các thông tin trên được công khai trên Website của Trường, của Khoa Theo tôi các nội dung của môn học, chuẩn đầu ra của chương trình hiện tại của Trường phù hợp với các vị trí việc làm tại các tổ chức tài chính, ngân hàng Sinh viên tốt nghiệp từ trường được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ
4) Theo Anh/Chị mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo được thiết kế có phù hợp với yêu cầu công việc của đơn vị?
Mục tiêu đào tạo, nội dung các môn học được nhà trường thiết kế phù hợp với công việc và nhu cầu thực tế Các sinh viên tốt nghiệp từ HUB được tuyển dụng vào Tổ chức của chúng tôi có thể đảm nhận ở các vị trí: ………… …
5) Khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp từ Trường ĐHNH? Anh/Chị có đề xuất gì để cải thiện tình hình không?
Quan thực tiễn quản lý, tôi thấy sinh viên tốt nghiệp từ HUB có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, nhiệt tình, tận tâm, say mê nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, có đạo đức và trách nhiệm, có tinh thần cống hiến Nhìn chung sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được công việc được giao
6) Kiến thức chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp từ trường hữu ích như thế nào cho đơn vị?
Sinh viên tốt nghiệp từ trường có vốn kiến thức chuyên sâu, cả kiến thức chuyên ngành và kiến thức nền tảng vững vàng, có kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết công việc với hiệu quả và tiến độ cao, có khả năng xây dựng kế hoạch chuyên môn, kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu, có kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
7) Sau khi tuyển dụng, các sinh viên tốt nghiệp có phải học thêm các khóa bồi dưỡng để có thể đảm nhận nhiệm vụ không?
Sau khi được tuyển dụng, trong 2 tháng thử việc, các em chịu khó tự nghiên cứu và học hỏi từ đồng nghiệp lâu năm, đa số sinh viên nắm bắt và đáp ứng được công việc được giao Chúng tôi chỉ bồi dưỡng thêm cho các em kỹ năng để vận hành hệ thống phần mềm riêng của tổ chức, các quy trình nghiệp vụ của hệ thống
8) Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp từ Trường làm việc tại đơn vị như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp từ Trường đáp ứng tốt các kỹ năng cần thiết cho mỗi vị trí, có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động với hiệu quả tối ưu, khả năng làm việc nhóm và hợp tác với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện công việc; kỹ năng giao tiếp và văn hoá ứng xử và có khả năng thích nghi khi tiếp cận các thông tin, hoàn cảnh
98 mới Đặc biệt, một số sinh viên có kỹ năng trình bày, truyền đạt kiến thức tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo
9) Theo Anh/Chị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp từ trường như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp từ Trường có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, đáng tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng
10) Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của SV tốt nghiệp từ trường như thế nào?
Có đáp ứng tốt công việc?
Sinh viên tốt nghiệp từ trường có thể sử dụng ngoại ngữ được đào tạo một cách lưu loát, hiệu quả trong công việc
11) Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc của sinh viên tốt nghiệp từ trường như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp thành thạo các công cụ tin học văn phòng và phần mềm phục vụ công tác chuyên môn
12) Nhà tuyển dụng lao động có tham gia khảo sát nào từ Trường/ Khoa không?
Hàng năm, chúng tôi đều tham gia khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động về chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ trường
13) Theo Anh/Chị mục đích của Trường/Khoa mời bạn tham gia khảo sát là gì?
Theo tôi được biết, mục đích của khảo sát ngoài việc để đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ trường, đó còn là cơ sở để giúp Trường đánh giá chương trình hiện tại và cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo theo xu thế thị trường và nâng cao chất lượng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội
14) Nhà trường có kết nối với các tổ chức/ doanh nghiệp không?
Hàng năm, trường mời đơn vị tôi cùng với các tổ chức/đơn vị khác tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên, chúng tôi cũng cung cấp thông tin tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp cho SV với Nhà trường Ngoài ra, để giúp sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, hàng năm, chúng tôi đều tiếp nhận nhiều đợt sinh viên tham gia kiến tập tại đơn vị chúng tôi Chúng tôi cũng đã lựa chọn được nhiều sinh viên ưu tú và tuyển dụng họ vào làm việc tại đơn vị tôi
15) Theo Anh/Chị Nhà trường cần tăng cường, cải tiến vấn đề gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (mục tiêu đào tạo, nội dung giảng dạy, khối lượng thực hành/ thực tập?)
Theo tôi, nhà trường cần tạo cơ chế thuận lợi và môi trường để sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp có thể tiếp xúc với nhau nhiều hơn Trong quá trình học, nhà trường thiết kế cho sinh viên tham gia thực hành theo chuyên môn đào tạo nhiều hơn Bắt đầu cuối năm thứ 3, sinh viên nên đi thực tập tại các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình công việc thực tế
SELF – ASSESSMENT REPORT
READING 1: Introduction to Quality Assessment
Assessment can be defined as a general term that embraces all methods used to judge the performance of an individual, group or organization Self-assessment is the process of critically reviewing the quality of one’s own performance at institutional, system or programme level
Quality assessment in higher education, therefore, can be defined as a diagnostic review and evaluation of teaching, learning, and outcomes based on a detailed examination of curricula, structure, resources and effectiveness of the institution, system or programme It aims to determine if the institution, system or programme meets generally accepted quality standards
Source: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Version 4.0
READING 2: AUN-QA Assessment Model at the Programme Level (Version 4.0)
Version 4.0 of the AUN-QA model for programme level assessment encompasses the following eight criteria (see Figure 1):
Figure 1 AUN-QA Assessment Model at the Programme Level (Version 4.0) The eight criteria of the model are grouped as shown:
Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version 4.0 and version 3.0
Figure 2 Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version 4.0 and version 3.0
Compare AUN-QA Assessment at the Programme Level version 4.0 and version 3.0 basically keep the essence and most of the content, but with a change in presentation, more logic and higher requirements.
READING 3: Introduction to Self – Assessment Report
The self-assessment must be finalized with a SAR Writing an effective SAR requires skills and time Some guidelines for writing an effective SAR are:
The report is the account of the self-assessment That is to say, the SAR is not just descriptive It is also analytical It includes an evaluation of the problems At the same time, it provides an indication of how the problems identified will be dealt with Use the diagnostic questions provided in each of the AUN-QA criteria to do this
Since it is a self-assessment, which is of the utmost importance for an external assessment team, it is important for the SAR to follow a specific format based on the AUN-QA criteria and checklist
Illustrate clearly what, where, when, who, and how the QA mechanisms or instruments are implemented and managed to fulfil the criteria This will help to piece all related information together
Focus on information and data (objective evidences) that directly address the criteria The report has to be concise and factual Provide trends and statistics to show achievement and performance The quantitative data require special attention The manner in which data is presented is important for the right interpretation of the data There is a clear need for standardisation of data such as student numbers, appointment of teaching staff, staff-to-student ratio, pass rates, etc
Self-assessment forms the starting point for improvement between the review committee and the faculty as well as a document for inter-collegial assessment When conducting a self-assessment, it is important to draw up an institution’s own standards and criteria, but it is also essential to take account of the criteria formulated by outsiders, such as an accrediting body When analysing an institution’s own quality, it is important to look for evidence on how far the criteria have been met If there are no formally formulated standards in the country or region, the standards as formulated in this manual may be used and taken as benchmarks
The SAR should be written or translated into a language (i.e., English) that is easy for external assessors to comprehend Provide a glossary of abbreviations and terminologies used in the report
Source: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Version 4.0
READING 4: Specification Requirements for SAR
- The report presents the correct structure as required by AUN The contents of a SAR consist of:
Executive summary of the SAR
Organisation of the self-assessment – how the self-assessment was carried out and who were involved?
Brief description of the university, faculty and department – outline the history of quality assurance, mission, vision, objectives and quality policy of the university followed by a brief description of the faculty and department
This section contains the write-up on how the university, faculty or department addresses the requirements of the AUN-QA criteria Follow the criteria listed in the self-assessment checklist
Part 3: Strengths and Weaknesses Analysis
Summary of strengths - summarise the points that the department considers to be its strengths and mark the points that the institution is proud of
Summary of Weaknesses - indicate which points the department considers to be weak and in need of improvement
Completed self-ratings as in Appendix A
Improvement plan – recommendations to close the gaps identified in the self-assessment and the action plan to implement them
Glossary and supporting documents and evidences
- The obligation to report truthfully and accurately quality assurance activities and quality assurance system of educational institutions and training programs;
- Focus on information and data directly related to Criterion
- SAR(s) should be written in English
- Abbreviations and terminologies used in the report should be provided
- In addition to the description, the report needs analysis
- Submission Period: 2 - 3 months before the assessment
- Maximum 50 pages (excluding appendices); A4 page with 12 font size
- The information should be available in a systematic manner as digital copy
- It is suggested that references made in SAR(s) should be able to be clicked and linked to the mentioned document.
READING 5: Specification Requirements for Evidence
The checklist(s) should be completed and submitted together with the SAR(s) Failure to comply with all requirements stated in the SAR Checklist might result in cancellation/postponement of the assessment
Name of the study programme provided in SAR Checklist will be applied in the AUN-QA assessment report and certificate and cannot be changed upon submission
Vital Appendices 9a – 9m shall be translated into English, as stated in the SAR Checklist no.9 shown:
SAR Checklist a Expected learning outcomes b Brief outline of all courses in the programme c Programme specification d Samples of course specification e Educational philosophy f Sample of examination papers g Sample of marking guides h Sample of rubrics especially for internship, project and thesis writing i Sample of academic and support staff appraisal forms j Sample of student evaluation k 1-page brief of each survey, tracer study report or minutes of meeting l Executive summary of academic and support manpower plan m Executive summary of training and development plan for academic and support staff
READING 6: Introduction to Ho Chi Minh University of Banking
Ho Chi Minh University of Banking (HUB) is one of the leading universities in training, research, and technology transfer in economic and finance - banking sectors in Vietnam Over the period of 45 years of establishment and development, the University has trained thousands of bachelors, masters, and PhDs for banking and economic sectors, which significantly contributes to the socio-economic development of the country
Currently, HUB offers 25 training programs including undergraduate programs, part-time, international dual degree, master's programs and doctoral programs (http://tuyensinh.hub.edu.vn/he-dao-tao/chuong-trinh-dao-tao- 101.html)
With these contributions to the banking sector and the economy of the country, HUB has been honorably awarded many noble prizes by the Vietnamese Party and State, including Third Class Independence Medal (2006), Third Class Labor Medal (1987), Second Class Labor Medal (1994) and First-class Labor Medal (2001), Second Class Independence Medal (2016) and other noble awards of the Government, many ministries, many people's committees of provinces and the State Bank of Vietnam
Mission: HUB provides society and banking industry with highly – qualify human resources, high – impact research along with consulting services and community services HUB creates an educational ecosystem, provides lifelong learning opportunities; thrives for holistic development for students, with creativity and a spirit of serving
Vision: HUB is oriented to become a multidisciplinary and interdisciplinary university in the group of prestigious universities in Southeast Asia HUB is a pioneer in the application of digital technology in training, research and in solving interdisciplinary problems
Educational Philosophy: Liberal education – Interdisciplinary – Experience
Liberal education: HUB creates an educational environment to help learners discover their own potential; acquire in-depth specialized knowledge of the discipline on the basis of comprehensive general knowledge; develop intellectual capacity and personal skills; shaping positive individual values; educationing students to become self-reliant, creative and responsible citizens
Interdisciplinary: HUB aims to train learners with interdisciplinary understanding to avoid biases in decision making, increase the ability to connect with experts, and widen their employment opportunities
Experience: HUB delivers an educational model of maturity through experience
Through experience, learners will have a deeper understanding of theory and form practical thinking, implementation capacity, thereby adapting and improving the environment
Core Value: Honesty and Integrity – Unity - Being the Pioneer
Honesty and Integrity: HUB values integrity in all actions; ensures consistency in our thoughts – words – actions
Unity: HUB takes the motto of unity for combined power; guarantees the harmonized interests among related parties for mutual development
Being the Pioneer: HUB is the pioneer in applying scientific and technological achievements to training, research, management and administration activities; creating and leading trends.
READING 7: Expected learning outcomes (PLOs)
An outcome-based education (OBE) can be described as a way in which a curriculum is defined, organised, and directed based on all the things that learners would learn and demonstrate successfully when they complete a study programme The focus of OBE is on the results of learning, where the knowledge, skills, and attitudes that learners are expected to master, are clearly identified and expressed as expected learning outcomes
Expected learning outcomes, which are formulated from the needs of stakeholders, form the starting point in the design of an academic programme
They are concerned with the achievement of the learner rather than the intention of the teacher, which are often written as aims, goals, or objectives of the programme Learning outcomes should be written in a way where learning is translated into observable and measurable results which can be demonstrated and assessed
Expected learning outcomes define the totality of information, knowledge, understanding, attitudes, values, skills, competencies, or behaviours a learner should master upon the successful completion of the curriculum (https://learningportal.iiep.unesco.org/)
(Source: Johnson Ong Chee Bin)
READING 8: Program Structure and Content
The program specification has been designed in compliance with the MOET's regulations on higher education, in line with the vision and mission of the University and the Faculty, to provide essential information regarding general information about the program, awarding institution, objectives of the program, PLOs, the teaching methods, program structure and the PLOs’ matrix, assessment
109 methods of student learning, career opportunities, learning opportunities and the availability of the program
The program specification has multiple purposes such as (1) the program presents detailed information about the program to help potential students understand the structure and content of the program at the University to compare and choice of their study, (2) being a reference for the lecturers and other staff to promote discussion and reflection on the new and existing program and to ensure that there is a common understanding on the expected learning outcomes of the programme It is also used as a reference point for internal review and monitoring of a programme’s performance; (3) being also an important source of information to help employers better understand the knowledge, skills, and attitudes that the University has equipped for students The employers could use it to decide suitable job positions for the faculty’s graduates or for their human resource strategies; (4) be used to collect feedback from newly graduated students for quality improvement as well as on the extent to which they achieve the PLOs Last but not least, the specification is also a source of information to help program reviewers and external evaluators understand the objectives of the program and PLOs In addition, the content of the program specification is the basic for designing the course specifications for teaching and learning Therefore, the specification is subject to constant review, revision and update to ensure its relevance
The information in the programme specifications usually includes the following items:
- Details of accreditation by professional or statutory bodies
- Name of the final award
- Expected learning outcomes of the programme
- Relevant benchmark reports, external and internal reference points, that may be used to provide information on programme learning outcomes
- Programme structure and requirements including levels, courses, credits, etc
- The date of writing the programme specifications
The information to be included in the courses specifications include the below:
- Course requirements such as pre-requisites, credits, etc
- Expected learning outcomes of the course in terms of knowledge, skills, and attitude
- Teaching, learning, and assessment methods that enable the expected learning outcomes to be achieved
- Course description, outline, or syllabus
- Date on which the course specification was written or revised
( Source: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Version 4.0)
READING 9: Teaching and learning approach
Based on the mission and vision of the University, Faculty all Faculty’s members discusses and agrees to build the educational philosophy of Faculty is
Comprehensive education builds a training environment that balances theory and practice, attitudes, skills, and knowledge
Liberal education is a teaching and assessing method that focuses on training open and systematic thinking
Practical education is the program and teaching method associated with the practice, consistent with the application orientation of the University
The academic staff diversely design the Faculty's teaching and learning methods to help students achieve the PLOs
Firstly, following the PLOs of International Economics, corresponding modules were identified and added in the curriculum Depending on each module, teaching and learning activities are designed to ensure compatibility with their CLOs and thereby contribute to the PLOs Academic department and academic staff are responsible for designing teaching and learning activities in the detailed course syllabus Most teaching and learning activities reflect the compatibility with the achievement of the CLOs and the PLOs The teaching and learning activities of the IEP are diverse and flexible, ranging from lectures, documents, presentations, group discussions, translation of policy documents and research papers, and debate of real situations which help students achieve the CLOs In each subject, students must perform various classroom activities (speaking, homework, presentation, assessment of other students, and self-assessment) and self-study Traditional methods such as lectures will help students understand the primary content of specialized theoretical and conceptual foundations In addition, the academic staff also apply modern methods such as requiring students to read study materials in advance; in class, students must discuss in groups, present and answer questions To meet the applied skills, students are required to participate in role- playing, solving real-life profile simulation situations, and performing exercises in the practical machine room In addition, academic staff also interact indirectly with students through University emails, forums such as social networks (Facebook, Zalo) and provide students with readings from prestigious magazines or links to teaching clips
Second, learners are guided and supported to have easy and complete access to teaching and learning activities at the Faculty right from the first days of the course Routine activities are organized from the University to the faculty level These activities are held annually at the beginning of each semester to help students access the curriculum and teaching activities at the Faculty The content
112 related to teaching and learning is discussed with the students to help them fully take the initiative in the study plan and grasp the requirements As a result, students can design their appropriate learning schedule In addition, right at the end of the general course, an introductory course is provided for all students, introducing them to the objectives, learning orientations for coming University-years
Third, the teaching activities of the academic staff are closely supervised by the Faculty Council and the Department Via academic activities such as meetings and group discussions, academic staff can exchange and share their experiences on selecting teaching and learning activities to meet the orientation compatibility with the PLOs The teaching activities are assessed via student surveys and feedback by the Dean's Council to improve teaching quality Faculty members are always encouraged to use various teaching methods to help students learn actively and creatively
Fourth, students' learning activities are expanded in many different forms, not only encapsulated in classroom sessions Students can exchange knowledge by participating in academic clubs, competitions, and professional skills within and outside the Faculty Students are encouraged to participate in extracurricular activities to achieve the learning outcomes focusing on the skills in curriculum, such as: (i) the University and Faculty organize scientific research activities such as research projects or professional seminars to support students to improve their professional skills such as collecting and processing information skills, presentation skill, persuading skill; (ii) students can participate in academic competitions such as University-level Scientific Research Project, Youth Union level, HUB young logistics talents, which are organized to create opportunities to promote their research skills, organizational skills, and teamwork; (iii) students are also joining clubs such as life skills, sports, and English to achieve the allotted achievement of communication skills and foreign language proficiency suitable for international working environments
Source: SAR of HUB’s International Economy Programme 2021
READING 10: Student Assessment
Student assessment is one of the most important element in higher education The outcome has a profound effect on student career It is, therefore, important that assessment be carried out professionally at all times and take into account the extensive knowledge that exists on testing and examination processes Assessment also provides valuable information for universities about the efficiency of teaching and learner support Student assessment is expected to:
- Be designed to measure the achievement of the expected learning outcomes
- Be fit for purpose, whether diagnostic, formative, or summative; have clear and published grading and marking criteria
- Be undertaken by people who understand the role of assessment in the students’ progression towards achieving the knowledge and skills associated with their intended qualification; where possible, not relying on the evaluation of just one examiner
- Take account of all the possible consequences of examination regulations
- Have clear regulations covering student absence, illness, and other mitigating circumstances
- Ensure that assessment is conducted securely in accordance with the university’s stated procedures
- Be subjected to administrative verification in ensuring the effectiveness of the procedures
- Inform students about the assessment being used for their programme, what examinations or other assessment methods they will be subjected to, what will be expected of them, and the criteria that will be applied to assess their performance
(Source: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0)
READING 11: Academic Staff Quality
The academic staff is the single most important learning resource available to most students It is crucial that those who teach have full knowledge and understanding of the subject that they are teaching, have the necessary skills and experience to communicate their knowledge and understanding effectively to
114 students in a range of teaching contexts, and can access feedback on their own performance
The University and Faculty have plans for academic staff establishment and needs for education, research, and services Plans for academic professional development are developed based on the vision and mission of the University and Faculty Deploying the strategy of the University, the Faculty develops an annual strategic plan for the Faculty with a focus on staff development
The University is a public university, the criteria for recruitment, selection for promotion and promotion are based on the Higher Education Law, the University Charter, the Law on Public Employees These legal provisions guide the University in the issuance of related institutional regulations These documents were already discussed and communicated to all staff of the university and was approved by the Rector
The university always creates conditions and encourages teachers to improve their professional and professional qualifications The university has policies to support for academic staff participating in learning to improve qualifications such as achieving certificates, diplomas in foreign languages, informatics; Tuition support for advanced training courses qualifications or to meet the needs of professional work
The competence of academic staff is evaluated objectively on a regular basis through 3 sources of information: (i) Evaluation of the completion of the lecturer's duties by Dean; (ii) Student feedback about the lecturer through surveys; (iii) Peer review through class observation
(i) Evaluation of the completion of the lecturer's duties by Dean: The task results of lecturers are evaluated according to Regulation No 2647/QD-DHNH on evaluation for the level of task completion of the officer's HUB Every 6 months and year, lecturers self-appreciate their performance (based on performance appraisal form), then the faculty will have a meeting, collect opinions from faculty
115 members, and the Dean will give the evaluation result These results will be sent to the Department of Personnel Affair for submission to the Rector for recognition Lecturers are graded on 3 groups of criteria: (1) Grading the implementation of general regulations, (2) Grading the professional performance, (3) Grading of community service
(ii) Student feedback about the lecturer through surveys: In each subject, students take a survey about the teaching process of the subject, and the survey results are compiled by the Department of Testing and Quality Assurance These results are sent to the dean to notify lecturers to improve teaching activities, and the dean also refers to evaluating the complete tasks of lecturers
(iii) Peer review through class observation: The Faculty plans class observation each semester The lecturers who observe the class will give suggestions to the observed lecturers on the content of the lesson, teaching methods, and teaching style
The evaluation criteria are communicated to academic staff via evaluation regulations of the University and internal annual spending of the University They are also evaluated on research outputs and other activities as assigned by the University and Faculty The evaluation results are reviewed and recognized by the Reward Council of the University.
READING 12: Student Support Services
Student Quality: Quality of output depends very much quality of input This means that the quality of the entering students is important Every year, based on the admission regulations issued by the MOET, the university builds an admission project for International Economics majors and sends it to the MOET for approval Admission policy and criteria are specified in the admission scheme, including objects, scope, method (direct admission and priority admission, admission based on high school exam results or admission based on the results of
116 the competency examination), criteria, quality-assurance threshold of input for each method, and conditions for receiving the application for admission University and faculties implement admission counseling through channels such as counseling sessions for admission, career guidance at localities or high schools, the university's and the faculties’ websites, the university's and the faculties’ fan page, the University's YouTube channel, brochures, and advertising publications In addition, since 2020, the Department of Admission Consultancy and Brand Development and the DAA will take the prime responsibility, and coordinate with the Faculties to organize live streams to bring admission information to relevant objects During each admission period, based on the actual situation, the university has adjusted the method of admission; admission target of each method, or organized additional admission to ensure the diversity of criteria and quality assurance Every change or adjustment is notified to the interested parties through various channels such as website, admission fan page, private live streams, etc
In order to monitor educational activities, the University and Faculty use the database system and training software for the credit-based system This database system is updated regularly by the Information Technology Management Office, allowing the University, the Faculty and academic staff to monitor students' academic progress systematically and strictly For software to monitor students' learning progress, students can use their accounts to register, modify or cancel courses; Student's learning results are also shown on the account of students and Department of Academic Affairs, Department of Student Affairs, Faculty and Class Advisor can also track student's learning results on this software Department of Student Affairs has the function of monitoring, assessing, disciplining, and rewarding students for their observance of training regulations; Department of Academic Affairs, Faculty and Class Advisor has the function of reviewing study results, informing learning results, and advising students on the register for courses in the next semester In addition, for students with weak or
117 poor academic results, each semester, Department of Academic Affairs will transfer the tentative list of Academic warnings to the International Economics Faculty to find out the cause, the University held a meeting of the Academic Warning Council, issuing academic warning notices and giving measures to coordinate between the faculty, other departments and related units to assist students in improving their academic results
Source: SAR of HUB’s International Economy Programme 2021
Support Staff: The quality of an academic programme depends very much on the interaction between staff and students However, academic staff cannot perform their roles well without good quality services provided by the support staff These are the persons who manage the libraries, laboratories, computer facilities, and other student services
The development strategy of support staff is part of the university's organizational and human resource development strategy Accordingly, the goal of the university is to develop a support team with professional qualifications to meet the needs of the job position, reduce the number and increase work productivity
The appointment of support staff is carried out by regulations of the State Bank Stemming from the policy on personnel, the requirements of the unit's tasks, and the source of support staff planning, the University will hold meetings to collect opinions and propose personnel to be appointed Before that, the personnel to be appointed must meet the standards of professional, experience, and some other standards such as age, health, current qualifications, and development potential
Training and professional development needs for support staff are identified through the annual registration of training and retraining needs Support staff can register their demand by category of annual training courses, retraining courses of the State Bank, or can register at the request of the job Based on the registration
118 of training and retraining needs, training and development strategies for support staff, and actual job position requirements, the University will issue a training plan The training and retraining plan is the basis for implementing training and professional development for support staff
There are two evaluation systems for the support staff: (1) Monthly evaluation from the head of the unit, (2) Year-end assessment from peers and relevant heads The year-end performance evaluation results are sent to individual support staff for reflection and future developmental plans.
READING 13: Facilities and Infrastructure
The school has 3 campuses (Ton That Dam, Ham Nghi, and Thu Duc) in which students of the Business Administration Program study mainly at Thu Duc Campus Thu Duc campus has 118 classrooms and lecture halls with a total floor area of 47.354 m 2 for students' learning The school is being completed and is about to be put into use Lecture Hall B with a total floor area of 23,358 m2, with the function of classrooms, self-study areas, and several other functions aimed at meeting the goal of expanding the training scale of the University The facilities for the Faculty's training are located in the area of the School and other facilities of the University are used for the students of the Faculty Normal classrooms have an average area of 85 square meters per room, with an average capacity of 80 seats with full equipment for teaching and learning: projectors, tables, and chairs, lighting systems, air conditioning, speakers, microphones, etc The classrooms can arrange tables and chairs flexibly depending on the needs such as presentations, group work, club activities In addition, to organize events, scientific seminars, academic competitions, the school has 02 auditoriums, one at Ton That Dam campus (100 seats) and the other one at Thu Duc campus (900 seats)
The university's library is located at the Thu Duc campus, located in a 4- storey building on an area of 2,567m2 It includes many areas with advanced and modern equipment such as: research room for lecturers; library operations room;
Vietnamese book floor; floors of foreign literature books, reference books, archived journals, theses, theses and scientific research works; Traditional room of the university The school's electronic library is located at http://library.hub.edu.vn/ The Library's electronic database includes specialized journal articles majors in Economics - Finance - Banking, theses, scientific research topics, and learning resources Links with external units such as Vietnamese and English e-book data (by Ho Chi Minh City General Publishing House and Gale Virtual Reference Library), Consortium Database of Vietnam Library of Science and Technology, Hanoi National University's Shared Database, Science and Technology Information Link of Ho Chi Minh City, Collection of Journal Database of Multidisciplinary electronic journals for universities, Thomson Reuters Database Collection to better meet the needs of data lookup, database connection to serve readers for learning and research of students and academic staff
The University has 14 LAB rooms, of which 4 rooms are equipped according to the standard of LAB room with full equipment such as cabins, headphones, Webcams, and other necessary software for practical courses in the curriculums The University has a specialized department, Department of Information Technology Management, which manages the entire infrastructure and IT system equipment, and takes responsibility for managing, operating, and ensuring the stable operation of the system The University has more than 600 personal computers for the LAB room system and more than 300 computers for departments All computers are connected to a high-speed internet system for practice activities and academic management All lecture halls, libraries, self- study areas are covered by a Wi-Fi system with the speed of 15 Mbps for students and unlimited for academic staff to ensure that students and academic staff can connect to the network and use it in the process of teaching, learning, and other activities
The University has regulations and rules on security and safety posted in the areas of the University as well as disseminated to all staff and students to ensure security throughout the campuses CCTV systems are also installed, and fire prevention and fighting (FPF) equipment are available at the campuses and dormitories Regulations on FPF have been issued There is a Steering Committee for FPF and FPF teams at the campuses The security team and FPF division are periodically trained with professional knowledge The university has an FPF plan, and at the same time assigns leaders to respond quickly to any problems In addition, the University also closely cooperates with local police units to regularly update the local security and safety situation
(Source: Summary from self-assessment reports of training programs)
READING 14: Output and Outcomes
The university has training plans, annual and semester reports, monitoring mechanism for collecting information from UIS software on annual dropout rates and graduation rates Annually, the university analyses the causes of dropout rates and graduation rates, and the Faculty does either The Faculty had a report and proposed solutions to the problem, reminded students of their studying progress according to the university’s plan Students’ dropout rates has decreased, and the graduation rate has also improved over the years thanks to implementing measures such as publishing information about the program, application of targeted quota in the university’s annual plan, early warning information on the credit system, academic warning indicated with completion levels, academic advising, dialogue with students who are warned
Instructing students to do academic research is one of lecturers' duties and an important part of the content of the program Academic research activities are organized at both HUB and Faculty levels to help students discover and acquire novel and in-depth knowledge, facilitating the achievement of expected outcomes
The University has a process of receiving feedback from stakeholders and closely monitors the improvement in accordance with the feedback
Feedback from lecturers and support staff Surveys are conducted to investigate lecturers' opinions about various aspects of their jobs Benefit policies, job satisfaction and working environment are openly discussed by lecturers and support staff
Feedback from students Students' opinions about relevant issues such as the quality of lecturers, support staff, teaching and assessment methods, facilities, academic research and expected learning outcomes are carefully listened to improve quality
Feedback from alumni The Faculty listens to alumni's opinions about their career opportunities after graduation, program job requirement fit and the level of PLO achievement of this program Alumni also provides information how employers and those in the labor market think of the program and its students Feedback from employers (Labor market) Surveys on employers focus on graduates' ability to meet job requirements Through surveys about the program, the University can determine students' level of achievement of the learning outcomes in terms of knowledge, skills and attitudes as well as employers' satisfaction with the education quality
Source: Summary from self-assessment reports of training programs
AUN-QA ASSESSMENT AT PROGRAMME LEVEL
Expected Learning Outcomes
1.1 The programme to show that the expected learning outcomes are appropriately formulated in accordance with an established learning taxonomy, are aligned to the vision and mission of the university, and are known to all stakeholders
1.2 The programme to show that the expected learning outcomes for all courses are appropriately formulated and are aligned to the expected learning outcomes of the programme
1.3 The programme to show that the expected learning outcomes consist of both generic outcomes (related to written and oral communication, problem-solving, information technology, teambuilding skills, etc) and subject specific outcomes (related to knowledge and skills of the study discipline)
1.4 The programme to show that the requirements of the stakeholders, especially the external stakeholders, are gathered, and that these are reflected in the expected learning outcomes
1.5 The programme to show that the expected learning outcomes are achieved by the students by the time they graduate
- What is the purpose of the study programme?
- What are the expected learning outcomes?
- How are the expected learning outcomes formulated?
- Do the expected learning outcomes reflect the vision and mission of the university, the faculty, and the department?
- Does the labour market set specific requirements for the graduates to meet?
- To what extent is the content of the programme tuned to the needs of the labour market?
- Are there well-defined job profiles?
- How are the expected learning outcomes made known to staff and students?
- Are the expected learning outcomes measurable? If Yes, how are they measured?
- To what extent have the expected learning outcomes been achieved?
- Are the expected learning outcomes reviewed periodically?
Expected Learning Outcomes
2.1 The specifications of the programme and all its courses are shown to be comprehensive, up-to-date, and made available and communicated to all stakeholders
2.2 The design of the curriculum is shown to be constructively aligned with achieving the expected learning outcomes
2.3 The design of the curriculum is shown to include feedback from stakeholders, especially external stakeholders
2.4 The contribution made by each course in achieving the expected learning outcomes is shown to be clear
2.5 The curriculum to show that all its courses are logically structured, properly sequenced (progression from basic to intermediate to specialised courses), and are integrated
2.6 The curriculum to have option(s) for students to pursue major and/or minor specialisations
2.7 The programme to show that its curriculum is reviewed periodically following an established procedure and that it remains up-to-date and relevant to industry
- Are the expected learning outcomes translated into the programme and its courses?
- What information is documented in the programme and course specifications?
- Are the courses specifications standardised throughout the entire programme?
- Are the programme specifications published and made available to stakeholders?
- Are the programme and courses specifications published online?
- What is the process for reviewing the programme and courses specifications?
- Does the content of the programme reflect the expected learning outcomes?
- How are the courses in the programme structured so that there is coherence and a seamless relationship from the basic to the specialised courses?
- Is there is a proper balance between the specific and the general courses?
- Is the content of the programme up-to-date?
- What is the explanation for the programme structure?
- Has the programme changed structurally over the last five to ten years? If so, why?
- Does the programme promote diversity, student mobility, and/or cross- border education?
- Is there a logical relationship among the basic courses, intermediate courses, and specialised courses?
- What is the duration of the programme?
- What is the duration and sequence of each course? Is it sequencing logical?
- What benchmarks are used in designing the programme and its courses?
- How are the teaching and learning methods and student assessment selected to align with the expected learning outcomes?
- Who is responsible for designing the curriculum?
- How are the academic staff and students involved in the curriculum design?
- What are the roles of the stakeholders in the design and review of the curriculum?
- How does curriculum innovation come about? Who takes the initiative? On the basis of what signals?
- Who is responsible for implementing the curriculum?
- When designing the curriculum, is benchmarking with other institutions done?
- In which international networks does the programme participate?
- With which institutions abroad do student exchanges take place?
- Is the programme recognized abroad?
- Is a structured quality assurance procedure in place?
- Who are involved in the internal and external quality assurance activities?
- Is there a curriculum committee? What is its role?
- Is there an examination committee? What is its role?
- How is the programme and its courses evaluated?
- Is the evaluation done systematically?
- How is research used to improve teaching and learning?
- How are students involved in evaluating the curriculum and its courses?
- How and to whom are the evaluation results made known?
- What actions are taken to improve the curriculum and its design process?
Teaching and Learning Approach
3.1 The educational philosophy is shown to be articulated and communicated to all stakeholders It is also shown to be reflected in the teaching and learning activities
3.2 The teaching and learning activities are shown to allow students to articipate responsibly in the learning process
3.3 The teaching and learning activities are shown to involve active learning by the students
3.4 The teaching and learning activities are shown to promote learning, learning how to learn, and instilling in students a commitment for life-long learning (e.g., commitment to critical inquiry, information-processing skills, and a willingness to experiment with new ideas and practices)
3.5 The teaching and learning activities are shown to inculcate in students, new ideas, creative thought, innovation, and an entrepreneurial mindset
3.6 The teaching and learning processes are shown to be continuously improved to ensure their relevance to the needs of industry and are aligned to the expected learning outcomes
- Is there an explicit educational philosophy shared by all the teaching staff?
- Is diversity of the learning environment promoted, including student exchanges?
- Is the teaching provided by other departments (e.g., for general courses) satisfactory?
- Are the teaching and learning methods used aligned with the expected learning outcomes?
- How is technology used in the teaching and learning activities?
- How is the teaching and learning approach evaluated? Do the chosen methods fit into the learning outcomes of the courses? Is there sufficient variety in the methods?
- Are there any circumstances that prevent the desired teaching and learning methods from being used (number of students, infrastructure, teaching skills, etc.)?
- Do the teaching and learning activities enhance life-long learning and help develop an entrepreneurial mindset?
- When do students come into contact with research for the first time?
- How are research methodologies introduced to students?
- How is the relationship between education and research expressed in the programme?
- How are research findings applied in the programme?
- How do students/ staff collaborate with industry for research?
- Is practical training a compulsory or optional part of the programme?
- How many credits are allocated to these activities?
- Is the level of the practical training and/or community service satisfactory?
- What benefits do communities gain from the service provided by the programme?
- What benefits do employers and students gain from the practical training?
- Are there any bottlenecks in the practical training? If so, what are the causes?
- How are students coached to do well in their practical training?
- How is the assessment for practical training done?
Student Assessment
4.1 A variety of assessment methods are shown to be used and are shown to be constructively aligned to achieving the expected learning outcomes and the teaching and learning objectives
4.2 The assessment and assessment-appeal policies are shown to be explicit, communicated to students, and applied consistently
4.3 The assessment standards and procedures for student progression and degree completion, are shown to be explicit, communicated to students, and applied consistently
4.4 The assessments methods are shown to include rubrics, marking schemes, timelines, and regulations, and these are shown to ensure validity, reliability, and fairness in assessment
4.5 The assessment methods are shown to measure the achievement of the expected learning outcomes of the programme and its courses
4.6 Feedback of student assessment is shown to be provided in a timely manner
4.7 The student assessment and its processes are shown to be continuously reviewed and improved to ensure their relevance to the needs of industry and alignment to the expected learning outcomes
- Is entry assessment carried out on new and transfer students?
- Is exit assessment carried out on departing (graduating) students?
- To what extent do the assessments and examinations cover the content of the courses and the programme (content validity)?
- To what extent do the assessments and examinations cover the objectives of the courses and of the programme as a whole (construct validity)?
- Is the assessment criterion-referenced?
- Are a variety of assessment methods used? What are they?
- Are the pass/fail criteria clear?
- Are the assessment/examination regulations clear?
- Are there safeguards in place to ensure objectivity?
- Are the students satisfied with the assessment procedures? What about complaints from students?
- Do clear rules exist for re-assessment and are students satisfied with these?
A special form of student assessment is the final project (dissertation, thesis, or project) This requires students to demonstrate their knowledge and skills and their ability to manipulate the knowledge in a new situation The following considerations are important:
- Do clear regulations exist for the final project?
- What criteria have been formulated to assess the final project?
- What does the preparation for producing the final project involve (in terms of content, methods, and skills)?
- Is the level of the final project satisfactory?
- Do any bottlenecks exist for producing the final projects? If so, why?
- How are students coached to do well in their final projects?
Academic Staff
5.2 The programme to show that staff workload is measured and monitored to improve the quality of education, research, and service
5.3 The programme to show that the competences of the academic staff are determined, evaluated, and communicated
5.4 The programme to show that the duties allocated to the academic staff are appropriate to qualifications, experience, and aptitude
5.5 The programme to show that promotion of the academic staff is based on a merit system which accounts for teaching, research, and service
5.6 The programme to show that the rights and privileges, benefits, roles and relationships, and accountability of the academic staff, taking into account professional ethics and their academic freedom, are well defined and understood
5.7 The programme to show that the training and developmental needs of the academic staff are systematically identified, and that appropriate training and development activities are implemented to fulfil the identified needs
5.8 The programme to show that performance management including reward and recognition is implemented to assess academic staff teaching and research quality
- Are academic staff members competent and qualified for their jobs?
- Are the competencies and expertise of the academic staff adequate for delivering the programme?
- What are the challenges that the university meet or encounter with regards to human resource, such as age distribution, difficulties in filling vacancies or
129 in attracting qualified academic staff? How does the university handle these challenges?
- How many Master’s and PhD degree holders are there among the academic staff?
- What policy is pursued with regard to the employment of academic staff, both in teaching and research?
- Is conscious effort made to involve professors in mentoring and/or training the junior or new academic staff?
- Is a policy in place with regard to involvement in seminars, supervision of final papers, practical training, or internship?
- Are academic staff members satisfied with the teaching load?
- Is the staff-to-student ratio satisfactory?
- What is the accountability of the academic staff in terms of roles, responsibilities, academic freedom, and professional ethics?
- What types of research activities are carried out by academic staff? Are these activities aligned to the vision and mission of the university and faculty?
- What is the level of research grants and how is it utilized?
- How is manpower planning for the academic staff carried out?
- Does the department have a clearly formulated staff management structure?
- Are recruitment and promotion criteria of the academic staff established?
- Is there a performance management system?
- What is the succession plan for key appointment holders?
- What are the career development plans for the academic staff?
- Are academic staff members satisfied with the HR policy?
- What is the future development of the HR policy for the academic staff?
- How are the academic staff members prepared for the teaching task?
- Is the teaching delivered by the academic staff supervised and assessed?
- Who is responsible for the academic staff training and development activities?
- What are the training and development processes and plans? How are the training needs identified?
- Do the training and development plans reflect the university and faculty mission and objectives?
- Is there a system to develop strategic and technical competencies of the academic staff?
- What are the training hours and number of training places for the academic staff per year?
- What percentage of payroll or budget is allocated for training the academic staff?
Student Support Services
6.1 The student intake policy, admission criteria, and admission procedures to the programme are shown to be clearly defined, communicated, published, and up-to- date
6.2 Both short-term and long-term planning of academic and non-academic support services are shown to be carried out to ensure sufficiency and quality of support services for teaching, research, and community service
6.3 An adequate system is shown to exist for student progress, academic performance, and workload monitoring Student progress, academic performance, and workload are shown to be systematically recorded and monitored Feedback to students and corrective actions are made where necessary
6.4 Co-curricular activities, student competition, and other student support services are shown to be available to improve learning experience and employability
6.5 The competences of the support staff rendering student services are shown to be identified for recruitment and deployment These competences are shown to be evaluated to ensure their continued relevance to stakeholders needs Roles and relationships are shown to be well-defined to ensure smooth delivery of the services
6.6 Student support services are shown to be subjected to valuation, benchmarking, and enhancement
- How is student intake monitored and analysed?
- What policy is pursued with regard to the intake of students? Does it aim to increase the intake or to stabilise it? Why?
- What measures are taken to influence the quality and the size of the intake?
- What effect does these measures have?
- How does the programme take into account the level of achievement of entering students?
Student Study Load and Performance
- Does the department have a credit-point system? How are the credit points calculated?
- Is the study load divided equally across and within each academic year?
- Can an average student complete the programme in the planned duration?
- What are the indicators used to monitor student progress and performance?
- Does the department have a monitoring system for recording study progress and following graduates (for example, tracer study)?
- How is the data of the monitoring system used?
- What role do the academic staff play in informing and coaching students and integrating them into the programme?
- How are students informed about their study plan?
- Is special attention paid to coaching first year students and underperforming students? If so, how does it work?
- Is specific support given to provide study skills for students with problems?
- Is separate attention paid to coaching of advanced students?
- Is assistance given in completing the final year project? Where can students who get stuck with their practical training or final project get help?
- How are students advised on problems concerning course options, change of options, interruption, or termination of study?
- How is information provided to students on career prospects?
- Are the reasons examined regarding students who take longer than expected to complete the programme?
- Are students satisfied with the support services provided?
- Are the support staff members competent and qualified for their jobs?
- Are the competencies and expertise of the support staff adequate?
- What difficulties are there in attracting qualified support staff?
- What policy is pursued with regard to the employment of support staff?
- Are support staff members satisfied with their roles?
- How is manpower planning of the support staff carried out?
- Are recruitment and promotion criteria for the support staff established?
- Is there a performance management system?
- What are the career development plans for the support staff?
Facilities and Infrastructure
7.1 The physical resources to deliver the curriculum, including equipment, material, and information technology, are shown to be sufficient
7.2 The laboratories and equipment are shown to be up-to-date, readily vailable, and effectively deployed
7.3 A digital library is shown to be set-up, in keeping with progress in information and communication technology
7.4 The information technology systems are shown to be set up to meet the needs of staff and students
7.5 The university is shown to provide a highly accessible computer and network infrastructure that enables the campus community to fully exploit information technology for teaching, research, service, and administration
7.6 The environmental, health, and safety standards and access for people with special needs are shown to be defined and implemented
7.7 The university is shown to provide a physical, social, and psychological environment that is conducive for education, research, and personal well-being
7.8 The competences of the support staff rendering services related to facilities are shown to be identified and evaluated to ensure that their skills remain relevant to stakeholder needs
7.9 The quality of the facilities (library, laboratory, IT, and student services) are shown to be subjected to evaluation and enhancement
- Are there sufficient lecture-halls, seminar rooms, laboratories, reading rooms, and computer rooms? Do these facilities meet the needs of students and staff?
- Is the library sufficiently equipped for education and research?
- Is the library accessible and within easy reach (location, opening hours)?
- Are there sufficient laboratory facilities?
- Do the laboratories meet the relevant requirements?
- Are sufficient teaching aids and tools available to staff and students?
- What hardware and software are made available to meet the needs of education and research?
- To what extent do the facilities and infrastructure promote or obstruct the delivery of the programme?
- Is the total budget for teaching aids and tools sufficient?
- How are the facilities and infrastructure maintained?
Output and Outcomes
8.1 The pass rate, dropout rate, and average time to graduate are shown to be established, monitored, and benchmarked for improvement
8.2 Employability as well as self-employment, entrepreneurship, and advancement to further studies, are shown to be established, monitored, and benchmarked for improvement
8.3 Research and creative work output and activities carried out by the academic staff and students, are shown to be established, monitored, and benchmarked for improvement
8.4 Data are provided to show directly the achievement of the programme outcomes, which are established and monitored
8.5 Satisfaction level of the various stakeholders are shown to be established, monitored, and benchmarked for improvement
- Does the programme have an efficient system to monitor the pass rates and dropout rates of students?
- What does the programme think of the pass rates? If not satisfactory, what measures are taken to improve the pass rates?
- What is the dropout rate? Are there explanations for the dropout rate?
- Does the department know where the dropout students go to?
- What does the department think of the average time to graduate?
- What measures have been taken to promote graduation and to shorten the average time to graduate?
- What effects do these measures have?
- Is the quality of the graduates satisfactory?
- Do the achieved standards match the expected standards?
- Do the graduates get jobs easily? What are the career prospects of the graduates over the last five years?
- What percentage of graduates are still unemployed one year after graduation?
- What percentage of graduates find a job within six months of graduation over the past five years? What percentage of graduates found a job within one year of graduation?
- What percentage of graduates are still unemployed one year after graduation?
- What types of research activities are carried out by the students? Are these activities aligned to the expected learning outcomes and the vision and mission of the university and faculty?
- What types of research activities are carried out by academic staff? Are these activities aligned to the vision and mission of the university and faculty?
- What is the level of research grants and how is it utilised?
- What is the number of research papers published? Are the research papers published in national, regional, and/or international journals?
- What mechanisms are available for staff to express their satisfaction or dissatisfaction about the programme, resources, facilities, processes, policies, etc?
- What indicators are used to measure and monitor the satisfaction level of staff?
- What initiatives are carried out to raise the satisfaction level of staff? Are they effective?
- Does the department know what students think about the courses, programme, teaching, examinations, etc?
- How does the department cope with the feedback and complaints from students?
- What is the opinion and feedback of the graduates about the competencies that they have acquired?
- How is feedback from the alumni used to improve the programme?
- Are employers satisfied with the quality of the graduates?
- Are there any specific complaints about the graduates?
- Are specific strengths of the graduates appreciated by the employers?
INTERVIEWING KEY
INTERVIEWING KEY FACULTY MEMBERS INCLUDING DEAN, VICE DEAN, PROGRAMME CHAIR AND SAR TEAM
Q: Could you introduce yourself and your responsibilities as the Dean/ Vice Dean?
A: My name’s………I am currently the Dean/Vice Dean of……… faculty
My major responsibilities involve five essential roles
Firstly, as a leader of faculty, I am responsible for providing recommendations and advice to the Board of Rectors on policies and procedures, in relation to the academic area;
Secondly, as a representative of faculty to the rest of the university, I am in charge of supervising, evaluating and supporting Departments/Schools in a manner that promotes excellence in instruction, scholarly and creative productivity and service at university;
Thirdly, doing administrative work as a faculty’s leader, my job involves coordinating the development of and implementing the faculty’s vision and mission; leading and coordinating faculty strategic planning and curriculum development toward achieving university goals;
My fourth responsibility is a manager of faculty resources It consists of leading the processes of faculty member selection and overseeing the processes of lecturers and staff selection and retention; leading and coordinating the governance of the faculty; coordinating the professional development of faculty administrators and staff; evaluating faculty administrators and staff in consultation with faculty members and staff; reviewing the Departmental/ school policies, procedures, and recommendations for appointment, salary, retention, tenure, promotion of faculty and ensuring that all policies are followed; evaluating overall Department/School productivity in instruction, research, and service responsibilities;
Finally, I am also a representative of the faculty and university to external bodies as developing, leading and encouraging cooperation with partners, fundraising in support of the faculty’s goals and the goals of its departments and programs, as well as outreach and public service efforts
Q: How are your Dean’s decisions on knowledge to teach explicitly and known to academic staff/ teaching staff of your faculty/ school?
A: Dean or Vice Dean do not make decisions on knowledge to teach explicitly and knowledge etc Our Scientific Council of Faculty decides such issues during its meeting and approved by the Rector Board
Q: What are functions of Scientific Council?
A: Our Scientific Council generates, analyzes, and integrates scientific knowledge and do as a consultative and decision making body in your faculty’s policy, such as training programs and training aim They provide a voice on policy and ethical issues affecting the science community, fostering debate and the exchange of ideas across the network or through meetings
In addition, Our Scientific Council conducts/performs plans to develop school’s/faculty’s training programs and scientific research activities by bringing together a range of disciplines and sectors to reflect the multi-disciplinary practice of science in today’s society
It provides opinions on the legal proposals and other provisions in connection with scientific research Moreover, it facilitates the processes of awarding, rewards, research grants and scientific research aids, and it evaluates scientific proposals
Q: How are the program and course specifications communicated and made available to the stakeholders?
A: The program specification and course specifications are communicated to all stakeholders via different channels such as faculty’s websites, faculty’s meetings, faculty scientific council’s meetings, training sessions for the lecturers, admission counseling session, orientation days and academic counseling sessions, students’ handbooks at the beginning of each school year A brief introduction of the program specification is also given to staff at faculty’s conferences
Q: How is the program specification revised and updated?
The course specification is reviewed, revised and updated together with the program specification periodically every two years and revised, updated every year if there are other changes, based on feedback from learners, lecturers, employers, and alumni Based on the survey results and the revised or new program, the course specifications are reviewed and revised accordingly The course specifications will be issued after being approved by the Academic Committees of the Faculty, the University and then approved by the Rector Board
DIALOGUE 4: Teaching and learning approach
Q: What is the educational philosophy of your program?
Q: How is it implied in your program?
A: The educational philosophy of HUB and the faculty, which focuses on discovering and developing leaners’ potential to the fullest, establishes the ELOs of the program Equipped with all-round knowledge and essential skills for study and research, students will be confident to work and continue learning to keep themselves updated The appropriate teaching approaches which have been applied flexibly in each subject to obtain these expected outcomes create a study – friendly environment for all students The interaction between the instructors and learners in this environment encourages a positive attitude towards life – long learning
Q: What the teaching methods are applied in your faculty?
A: Teaching and learning methods for each subject are combined with a variety of methods to ensure the achievement of the course objectives There are some main methods to deliver lessons and knowledge that are currently employed by faculty’s lecturers: lectures, documents, presentations, group discussions, translation of policy documents and research papers, and debate of real situations which help students achieve the CLOs In each subject, students must perform various classroom activities (speaking, homework, presentation, assessment of
139 other students, and self-assessment) and self-study Traditional methods such as lectures will help students understand the primary content of specialized theoretical and conceptual foundations In addition, the academic staff also apply modern methods such as requiring students to read study materials in advance; in class, students must discuss in groups, present and answer questions To meet the applied skills, students are required to participate in role-playing, solving real-life profile simulation situations, and performing exercises in the practical machine room Based on the fundamental knowledge, the above teaching activities will facilitate students to practice the skills and attitudes needed to synthesize new knowledge for themselves
Q: Do all teaching staff in your faculty share a common teaching and learning strategy?
A: Teaching staff are empowered to apply their own teaching strategies and methods
Q: How do you evaluate teaching and learning strategies?
A: Whether teaching and learning strategies are effective or not is reflected in the students’ attainment and satisfaction Such information can be achieved thanks to student’s learning results and feedbacks
Q: What are the learning outcomes of your faculty/school?
Q: Does the curriculum take into account/ reflect the mission, vision of the school?
A: Our learning outcome and course specification are completely in line with HUB’s vision, the vision
The program is not only designed in line with the mission and vision of HUB, faculty but also takes into consideration contribution of each individual course to the achievement of the expected learning outcomes
Q: How often does your faculty update/ review learning outcomes?
A: It is periodically reviewed and evaluated as to its effectiveness based on the feedback from various stakeholders such as lecturers, students, alumni, employers through surveys and questionnaires In addition, the Faculty also organizes seminars to invite experts, businesses, and lecturers to discuss and comment on learning outcomes and curriculum
Q: Are young lecturers/ teaching staff experienced enough to teach students?
INTERVIEWING TEACHING STAFF/ ACADEMIC STAFF/ FACULTY
DIALOGUE 9: Introduction to AUN – QA: Academic Staff Quality
1 Both short-term and long-term planning of academic staff establishment or needs (including succession, promotion, re-deployment, termination, and retirement plans) are carried out to ensure that the quality of academic staff fulfil the needs for education, research and service
2 Staff-to-student ratio and workload are measured and monitored to improve the quality of education, research and service
3 Competences of academic staff are identified and evaluated A competent academic staff will be able to:
Design and deliver a coherent teaching and learning curriculum;
Apply a range of teaching and learning methods and select most appropriate assessment methods to achieve the expected learning outcomes;
Develop and use a variety of instructional media;
Monitor and evaluate their own teaching performance and evaluate courses they deliver;
Reflect upon their own teaching practices; and
Conduct research and provide services to benefit stakeholders
4 Recruitment and promotion of academic staff are based on merit system, which includes teaching, research and service
5 Roles and relationship of academic staff members are well defined and understood
6 Duties allocated to academic staff are appropriate to qualifications, experience, and aptitude
7 All academic staff members are accountable to the university and its stakeholders, taking into account their academic freedom and professional ethics
8 Training and development needs for academic staff are systematically identified, and appropriate training and development activities are implemented to fulfil the identified needs
9 Performance management including rewards and recognition is implemented to motivate and support education, research and service
10 The types and quantity of research activities by academic staff are established, monitored and benchmarked for improvement
Q: Good morning Can you introduce yourself?
A: Good morning My name’s … and I’m a lecturer in Faculty of…
Q: How long have you worked here?
A: I have been working here for 5 years
Q: What course do you teach?
A: I teach … for third year students majoring in…
Q: In your faculty, who decides the course specification which covers comprehensive information such as course title and code, course coordinator and contact details, credits, course requirements, recommended books, study materials, the content of the course, its expected learning outcomes (in terms of knowledge, skill and attitudes) and assessment methods?
A: The Faculty Dean, Vice Dean, Heads of the department and lecturers are responsible for the content of the course specification
Q: What is the contribution of that course to the learning outcome of the program?
A: Our program is a combination of relevant subjects and activities to enable the achievement of educational goals and expected learning outcomes It includes three blocks of knowledge: general knowledge, specialized knowledge and graduation
The course I teach is in the block of specialized knowledge with the purpose of furnishing students with detailed and specialized knowledge of the career and helping them to transfer what they have learnt into professional skills such as practical analysis, critical thinking, problem-solving, planning and giving expert advice with professional quality
Q: How often do you revise the course specification?
A: The course specification is reviewed, revised and updated together with the program specification periodically every two years and revised, updated every year if there are other changes, based on feedback from learners, lecturers, employers, and alumni Based on the survey results and the revised or new program, the course specifications are reviewed and revised accordingly The course specifications will be issued after being approved by the Academic Committees of the Faculty, the University and then approved by the Rector Board
Q: Do you know the mission and vision of your university?
The mission: HUB aims to provide the society and banking industry with highly qualified workforce, influential research studies, strategic consultancy, and effective community services HUB also aims to create a purposeful educational
148 ecosystem to enrich lifelong learning skills and experiential opportunities as well as to fully develop talents with creativity and commitments
The vision: HUB strives to be one of the trusted multidisciplinary, interdisciplinary universities in the Southeast Asia HUB also aims to be the trailblazer in applying digitalization in academic training, research, and multidisciplinary experiences
Q: What about the mission, vision and educational philosophy of your faculty? Do you know it?
Q: How do you know about the mission, vision of your university and of your faculty?
A: All those information is distributed via many channels: on the mass media, the university’s website and other internal communication channels
Q: How many teaching staff/ faculty members are there in your department? / Do you know the total number of lecturers/ teaching staff in your faculty?
A: There are totally … teaching staff in my faculty, including Dean and Vice Dean
Q: How many of them have Master degrees and Doctoral degrees?
A: We have … Associate Professors, … PhD holders and … lecturers with master degrees who are currently in their PhD programs
Q: Why do you choose to work in this university? Is it because of salary? / What benefits does HUB offer you?
A: Our university is under the State Bank of Vietnam and received the deep attention from the superior agency In fact, this is the most reputable training university in Finance and Banking in the southern of Vietnam, with considerably
149 good working conditions and especially very excellent students As you may know, being a public university, HUB does not have a competitive remuneration system in comparison to that of private universities However, lecturers can enjoy high academic freedom, good prospects for professional development and we are quite accountable to the development of university and stakeholders
DIALOGUE 13: Expected learning outcomes and program specification
Q: In your faculty, who writes the learning outcomes: teaching staff or leaders of your faculty?
A: All lecturers in the faculty are involved in the establishment of learning outcomes In fact, the learning outcomes are built firstly based on the mission, vision, educational philosophy of the school and of the faculty and additionally based on the opinions from both faculty and stakeholders including employers, alumni, experts…
Q: How often do you revise the learning outcomes?
A: After every two years, our faculty revises course specification for small change Periodically every four years, the program is revised basing on the change of the macro and micro finance environment Then, if it is necessary, learning outcomes are modified accordingly
Q: Can you tell me who is responsible for building course syllabus and who is responsible for approving them?
A: Dean, Vice Dean, Heads of the department and lecturers are responsible for the content of the course syllabus Syllabus are revised and updated together with the program specification Based on the feedback from learners and demands of the labor market, course revision details are proposed by the lecturers and reviewed/ approved by the faculty Scientific and Educational Council
Q: How many courses do you teach?
A: I teach two courses for seniors
Q: How many hours a week do you teach?
A: Approximately 7 – 8 hours a week on average For this semester, for example,
I am in charge of two classes, four credits per course, delivering in 12-13 weeks
So in total I lecture 12 periods per week
Q: How many working hours do you have to do a year?
A: According to Vietnam’s Law on Higher Education, Circular 40/2020 of MOET and the University’s Regulation of internal expenditures, as a lecturers, it is my duty to work 1.760 hours a year to teach, research, support students and other tasks as assigned by the University and Faculty
Q: Is it too much for you?
A: Not at all because my teaching responsibility is just 270 hours a year
Q: What teaching methodology do you adopt?
A: I adopt a combination of a variety of methods but mainly use a student-centered approach to that design appropriate teaching and learning methods such as group discussion, presentation, problem-solving, to increase the autonomy for students
Q: Do you know the staff-to-student ratio in your faculty?
A: As far as I remember, it is about …
Q: How many students are there in your class?
A: My subject is a compulsory, not optional so student population in my class is enormous There are approximately 45-60 students in a normal class and 25-40 students in a high quality class
Q: How does it affect your teaching and assessment method?
A: Obviously, class management will be more troublesome for me, especially when student centered approach is applied However, the good point is that our facilities is quite suitable for interactive learning and teaching so pressure is remarkably released The trouble is assessment Because on-going or process assessment is preferably used to better assess students’ quality, my colleagues and
I spend a lot of time on these activities I wish we can have teaching assistants to help us with grading for every classes we teach
Q: Do you have to do research? What kind of research activities do you do?
INTERVIEW SUPPORT STAFF
DIALOGUE 19: General questions for each person
Q: Please introduce yourself and how long have you been working for HUB? Tell us your responsibility in your office
A: My name is … I have been working for Office of Personnel and Administration for 3 years I am responsible for Recruitment, Emulation and Reward of HUB
Q: What is your pathway for career development at HUB?
A: I will take part in some training courses related to my job and try to get higher job position in the next years
Q: What do you think HUB need to be improved?
A: I need HUB need to improve the staff’s salary
DIALOGUE 20: Recruitment and selection criteria for appointment, deployment and promotion (Office of Personnel and Administration)
Q: What policy is pursued with regard to the employment of support staff in educational and research activities?
A: The recruitment standards for support staff are established in the Law on Public Employees and specified in the regulations of HUB on the basis of a proposal made by a direct subordinate unit or office
Q: Could you explain more about the recruitment procedure?
A: Recruitment procedures which are conducted based on Vietnam’s Law on Higher Education and HUB’s Recruitment regulations include application selection, interview, teaching demonstration and public employee examination The Rector will issue the hiring decision to employ applicants who have passed all the recruitment rounds
Q: How mentoring the plan for support staff’s professional development is carried out?
A: Annually, Department of Personnel Affairs send an application form to faculties and offices to know demands of trainings Based on minimum career standards and requirements of the position, support staff register for Training courses
Q: What does the university do to support the staff with their career profession?
A: The University will provide financial support for support staff who participate in relevant training courses for career progression
DIALOGUE 21: Recruitment and selection criteria for appointment, deployment and promotion (Office of Personal and Administration)
Q: What are the minimum requirements for promotion?
A: The minimum requirements for promotion are having necessary qualifications, seniority and being trusted by other colleagues and subordinates
Q: What channels do the university use to evaluate support staff’s job performance?
A: The periodical feedback from lecturers and students and the evaluation from colleagues and leaders
Q: What is your appraisal system?
A: The University’s appraisal system has 2 level: appraisal of Department/ Faculty and appraisal of by the Council on Emulation and Reward of HUB At the end of a school year, based on job completion and distinguished achievement, support staff are ranked as: Non - Job Completer, Job Completer, Good Worker and Model Worker High achievers may also be recommended for higher-level recognition (SBV– level) by the Council on Emulation and Reward of HUB
DIALOGUE 22: The teaching and learning facilities and equipment (Office of Facility Management)
System to plan, maintain, evaluate and improve the physical facilities and infrastructure such as teaching and learning facilities, laboratories, equipment and tools etc to meet the needs of education, research and service is established and implemented
Q: How the facilities (such as lecture-halls, seminar rooms, laboratories, reading rooms, and computer rooms) meet the needs of students and staff?
A: The classrooms are designed of various sizes to cater for the needs with all kinds and are suitable for both compulsory and optional subjects
Q: Do the university have the special equips to serve the purpose of teaching foreign languages?
A: Yes, we have 8 Labs, equipped with computers with local area network and internet connection for learning and computer-based exam of foreign languages
Q: How facilities and infrastructure are maintained?
A: The University maintains and upgrades the computer systems and other facilities
158 regularly based on annual plan suggested and performed by the Department of Facilities Management
DIALOGUE 23: The library and its resources (Library)
System to plan, maintain, evaluate and improve the academic resources such as library resources, teaching aids, online databases, etc to meet the needs of education, research and service is established and implemented
Q: How the library is equipped for education and research?
A: The library system has a considerable collection of books (print and e-books), periodicals (print and e-journals), and other library materials that support the demands of scholarship, research and instruction for both faculty and students
Q: How accessible and reachable is the library?
A: The library’s holdings are easily accessible online, allowing students to tap the latest intellectual resources contained in online databases, both on and off-campus
Q: What is the library’s open hours?
A: The library is open from 7:30 to 18:30 on Monday to Friday and 7:30 – 15: 30 on Saturday for students and teachers
Q: How often does the library conduct the survey to collect opinions of users?
A: The library conducts surveys annually and the Department of Testing and Quality Assurance regularly collects opinions from academic staff and learners about the quality of support services and facilities annually
DIALOGUE 24: The IT facilities (IT)
System to plan, maintain, audit and improve the IT facilities and infrastructure such as computers, networks, backup, security and access rights to meet the needs of education, research and service is established and implemented
Q: How the Wi-Fi coverage and bandwidth adequate meet the demands of students and staff?
A: Free wifi connection, with international bandwidth, is provided for teachers, students, and guests to meet the demands of teaching, studying and research
Q: How computers and networks are protected from viruses and hacking?
A: The university has established a server system, equipped with firewall and antivirus software
Q: What software the university have to support administrative activities?
A: In order to support administrative activities, HUB has introduced a range of software to ensure data consistency across the University such as management software for admission, training, educational testing, HR and finance – accounting
DIALOGUE 25: The standards for environment, health and safety
System to plan, implement, evaluate and improve the environment, health and safety and access to people of special needs is established and implemented
Q: What channels can the staff and students use to report a concern regarding campus facilities?
A: They can call the General Administration Office or Department of Facilities Management directly on emergency cases for the problems related to safety or facilities
Q: How staff and students are involved in the fire and safety, and emergency drills?
A: Every year, staff, lecturers and students have to take part in training courses on the procedure for fire prevention and fire-fighting organized by the fire prevention and fire-fighting office of Thu Duc District
Q: How often are the security and environmental sanitation of the campus being checked?
A: The General Administration Office perform inspection basing on plan and unexpected
Q: What services are provided by the university’s clinic?
A: The clinic provides consultation services, first aid and emergency care when needed
DIALOGUE 26: Student Recruitment and Admission (Office of Academic Affairs)
Plans, policies and communication for student admission to various programmes are established
Criteria to select quality students for each program are established
Procedures to monitor the implementation of the recruitment and admission of students are in place
Measures are established to monitor student recruitment and admission
Student recruitment and admission are improved to ensure that they remain relevant and effective
Q: What policy is pursued with regard to the intake of local and foreign students?
A: The admissions policies comply with the regulations of MOET and The State Bank of Vietnam, which are reviewed and adjusted every year
Q: How students are selected? Who selects them?
A: The student selection is based on the results of the national high school graduation exam which allows the university and the faculty to reach a wider range of potential applicants and select the most outstanding ones
Q: How students’ intakes are monitored and analyzed?
A: HUB designs and organizes a system focusing on the close cooperation between HUB’s academic and student support offices (Office of Academic Affairs, Office of Education Testing and Quality Assurance, Office of Student Affairs, Youth Union and Student Council) in monitoring student’s progress on different aspects with the advisors managed by faculty staff
Q: How are students advised on the choice of disciplines, changing subjects, suspension or dropout?
A: They can meet their academic advisors or contact the office of Academic Affairs via email, fan page, etc.
INTERVIEWING STUDENTS/ALUMNIS
Q: Do you know about the mission of the University/ Faculty? By which channel?
A: Yes, I do The mission of the University / Faculty is disseminated through the University / Faculty Website, Banners on the University campus or student’s orientation sessions
Q: Do you receive your rights in the mission, vision, educational philosophy of the Faculty?
A: Yes, of course All of them are directed towards learners, learner-centered, so that learners can develop their potential, creativity and thinking ability
Q: How do you know the information about the programme, the learning outcomes, the learning process each semester?
A: These information is published on the University/Faculty Website, Banners on the University/ Faculty, Programme Brochure, Programme Specification, Student handbooks, meeting with first-course students, Industry introductory course
Q: Do you conduct any survey of the University/Faculty after your graduation?
A: Yes, I conducted the survey of students’ employment after graduation
Q: What do you know the purpose of HUB’s survey?
A: In my opinion, the purpose of this survey is to know the employment status of students, it is also the basis for the University/ Faculty to adjust the training programme
Q: How do you (Alumni) evaluate the University's training program through your work experience? Do you have any suggestions about the training program?
A: Through my work experience, I feel that the university's training program useful to form a steady career knowledge, intensive professional skills, a spirit of learning and a lifelong learning The contents of the training program are quite appropriate and updated with practice
However, the training program’s the University/ Faculty should design practical sessions in the learning process without waiting until internship at the last year
Q: Do you conduct the assessment about the quality of the University / Faculty activities?
5 A: We conduct the assessment about the quality of the University / Faculty activities through surveys as survey of subjects, survey of students’ feedback on the quality of management and support units’ operations and Survey of students' feedback on the course
Q: Do you conduct the assessment about the quality of the teaching activities of lecturers?
A: Yes We conducted many surveys to evaluate the teaching activities of academic staffs through survey of course (at the end of each subject), Survey of students' feedback on the course (for final year students)
Q: Do you know the result of these surveys? How do you know?
A: These result of surveys are published on website’s the Department of Testing and Quality Assurance
Q: Do you recognize the quality improved over the years?
A: Yes, I feel that The University’s/Faculty’s facilities are equipped better for learning needs, more library materials for research needs
Q: In your opinion, how should the University/ Faculty improve about student assessment method?
A: The current student assessment method of the University has basically assessed the capacity of students, however, it is necessary to diversify the end-of-course assessment
Q: In your opinion, whether the current student assessment method of HUB is exact or not?
A: Each subject are currently assessed through the learning process and the final exam score The end-of-course assessment is in the form of written examination (Essay or multiple choice) In my opinion, the progress assessment should have
164 variety forms such as team essay, individual essay, group presentation, case study, etc
Q: Who will you contact if you have requests about exam results?
A: According to the university's regulations, when students have any questions on the end-of-course assessment results, we will send to the application to the Department of Testing and Quality Assurance After a certain time, the review results will be published to us on the University website.
Q: Are you encouraged to use English when learning and researching?
A: In order to graduate, we must achieve English output standard, therefore in the learning process, besides referencing by Vietnamese material, the lectures also introduce to students English material The researching is also encouraged to reference to English resources
Q: How long do you get a job after graduation?
A: I found a job as soon as I finished my studies, at that time I had not received the University Certificate I was accepted by the company as soon as I completed my internship at this company
Q: Did you receive any support in your job search from the University and Faculty? How?
A: HUB has a job portal for students In it, we can search for job information for all occupations in the provinces Faculty also shares a lot of recruitment information through the website, through social networking sites In addition, every year the University organizes internship and job fairs for students
Q: How do you feel about the University’s space, landscape and facilities?
A: Banking University of Ho Chi Minh City is one of the most beautiful University in Ho Chi Minh City with the airy space and beautiful landscape The classrooms
165 and library is spacious There is self-study area in each lecture hall The campus has many trees The University's facilities basically meet my needs
Q: Do you participate in extracurricular activities? How are these activities useful for you?
A: I have participated in a few extracurricular activities organized by Youth Union and the University’s clubs Besides getting the good ideological assessment results, I also get more confidence, equipped with some knowledge, soft skills, help me in learning process and working later
Q: Do you have any difficulty in looking up information and data at the library?
A : The school has instructions on how to find, exploit, and use learning materials, services and equipment at the Library for learners and publish information on the library's fan page and website, so it is very convenient for readers
Q: Which services do you get when studying at HUB?
A: HUB has student dormitories and the mini-supermarkets located in the dormitory building Students get health care all day by the clinic The HUB’s library is quiet to meet learning needs There are self-study area in each lecture hall; There is playground for exercise In addition, Youth Union, Students' Association also organize entertainment programs for students such as: film screenings, watching football, music shows.