Đề Án thạc sĩ khoa học lâm nghiệp ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TRUNG BÌNH TẠI KHU VỰC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************
VŨ NGỌC KỶ VĂN
ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG
THƯỜNG XANH TRUNG BÌNH TẠI KHU VỰC
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ,
TỈNH ĐỒNG NAI
ĐỀ ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
-
VŨ NGỌC KỶ VĂN
ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG
THƯỜNG XANH TRUNG BÌNH TẠI KHU VỰC
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ,
Trang 3i
ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TRUNG BÌNH TẠI KHU VỰC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ,
Trang 4Vợ : Lê Kiều Trinh, sinh năm 1979
Con : Vũ Ngọc Kỷ Nguyên, sinh năm 2006
Vũ Phúc Nguyên Vương, sinh năm 2008
Trang 5iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Vũ Ngọc Kỷ Văn
Trang 6iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề án tốt nghiệp này, trước hết cho phép tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Minh Cảnh đã truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức vô cùng quý báu, hướng dẫn tận tình và giúp tôi có đủ kiến thức để nghiên cứu và thực hiện đề án này
Xin gửi lời tri ân đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp và đặc biệt là quý Thầy Cô giảng viên của Khoa Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực trong suốt quá trình học tập, công tác, thực hiện đề án tốt nghiệp, cũng như truyền nhiệt huyết, tình cảm để tôi thêm trân trọng và yêu quý ngành Lâm nghiệp
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa để tôi có thể hoàn thành đề án tốt nghiệp này
Trân trọng cám ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2023
Tác giả
Vũ Ngọc Kỷ Văn
Trang 7v
TÓM TẮT
Đề tài “Đặc điểm lâm học của trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại khu vực Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành trên các tiểu khu 178, 180 và 182 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2023 Thông qua phân tích định lượng các đặc điểm lâm học từ dữ liệu của 10 ô tiêu chuẩn tạm thời được bố trí điển hình với diện tích 1.000 m2/ô tiêu chuẩn ở trạng thái rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu Sử dụng các phần mềm Microsoft Excel
2010, Statgraphics Centurion XV.I và Primer 6.0 để xử lý và phân tích số liệu
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng: Mật độ bình quân lâm phần là 586 cây/ha; đường kính bình quân là 18,6 cm; chiều cao bình quân là 13,0 m; tiết diện ngang bình quân là 19,06 m2/ha và trữ lượng bình quân là 126,88 m3/ha Đã ghi nhận được 52 loài cây gỗ thuộc 46 chi, 34 họ (trong đó có 7 loài/họ ưu thế và đồng
ưu thế) Kết cấu mật độ, tổng diện ngang và trữ lượng gỗ của lâm phần tập trung ở những cây có đường kính dưới 25 cm; kế đến là ở những cây có đường kính từ 25 đến 40 cm và thấp nhất là ở những cây có đường trên 40 cm Hầu hết mật độ, tổng tiết diện ngang và trữ lượng gỗ của lâm phần tập trung ở những cây có chiều cao dưới 17 m Phân bố % số cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao lần lượt phù hợp với hàm phân bố khoảng cách và hàm phân bố chuẩn Chỉ số giàu có Margalef (d) về họ và loài cây gỗ tương ứng đạt ở mức trung bình (dhọ = 2,38 và dloài = 4,52) Chỉ số đa dạng Shannon - Wiener (H’) đạt ở mức thấp (H’ = 2,38) đối với họ và ở mức trung bình (H’ = 2,51) đối với loài Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được
23 loài có giá trị bảo tồn cao theo thứ tự ưu tiên là: Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Thiết đinh lá bẹ (Markhamia stipulata), Trám đen (Canarium tramdenum), Xương
cá (Canthium dicoccum); Chò chai (Shorea thorelii), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Máu chó (Knema pierrei) và Xoài rừng (Mangifera minutifolia) … Những thông tin của nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn, quản lý rừng và phương thức lâm sinh đối với trạng thái rừng trung bình (TXB) tại khu vực nghiên cứu
Trang 8vi
ABSTRACT
The research topic "Silvicultural characteristics of average evergreen leaved natural forest in the Tân Phú Forest Protection Management Board, Đồng Nai province" was conducted in subzones 178, 180, and 182 from June to November
broad-2023 Quantitative analysis of silvicultural characteristics was performed using data from 10 temporary standard plots, each with an area of 1,000 m², representing the average forest state in the research area Microsoft Excel 2010, Statgraphics Centurion XV.I, and Primer 6.0 software were used to process and analyze the data
The research results showed that the average stand density was 586 trees/ha, average diameter was 18.6 cm, average height was 13.0 m, average basal area was 19.06 m²/ha, and average volume was 126.88 m³/ha A total of 52 tree species belonging to 46 genera and 34 families were recorded (including 7 dominant and co-dominant species/families) Stand structure, total basal area, and wood volume were concentrated in trees with diameters below 25 cm, followed by trees with diameters ranging from 25 to 40 cm, and the lowest portion was found in trees with diameters above 40 cm Most stand density, total basal area, and wood volume were concentrated in trees with heights below 17 m The distribution percentage of trees according to diameter and height classes corresponded to the distance distribution function and the normal distribution function, respectively The Margalef richness index (d) for families and corresponding tree species reached an average level (dF = 2.38 and dS = 4.52) The Shannon-Wiener diversity index (H') was low for families (H' = 2.38) and at an average level for species (H' = 2.51) A total of 23 species with high conservation value were recorded in the research area, listed in order of priority: Dalbergia oliveri, Markhamia stipulata, Canarium tramdenum, Canthium dicoccum, Shorea thorelii, Dipterocarpus alatus, Knema pierrei, and Mangifera minutifolia, among others The information from this study serves as a scientific basis for proposing conservation measures, forest management, and silviculture techniques for the average forest state in the study area
Trang 9vii
MỤC LỤC
TRANG Trang tựa
Trang chuẩn y i
Lý lịch cá nhân ii
Lời cam đoan iii
Lời cảm ơn iv
Tóm tắt v
Abstract vi
Mục lục vii
Danh sách các chữ viết tắt x
Danh sách các bảng xi
Danh sách các hình xii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc rừng 6
1.1.1 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới 6
1.1.1.1 Về kết cấu loài cây gỗ 7
1.1.1.2 Về cấu trúc tầng thứ và phân bố số cây theo cấp đường kính 8
1.1.2 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam 10
1.1.2.1 Về kết cấu loài cây gỗ 11
1.1.2.2 Về cấu trúc tầng thứ và phân bố số cây theo cấp đường kính 12
1.2 Tổng quan nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ 15
1.2.1 Khái niệm đa dạng sinh học 15
1.2.2 Những nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ trên thế giới 16
1.2.3 Những nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ ở Việt Nam 17
1.3 Thảo luận chung 19
Trang 10viii
2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 21
2.1.1 Vị trí địa lý 21
2.1.2 Địa hình 21
2.1.3 Khí hậu và thủy văn 22
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng 23
2.1.5 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội 23
2.1.6 Hiện trạng tài nguyên rừng 25
2.1.6.1 Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú 25
2.1.6.2 Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng 27
2.2 Nội dung nghiên cứu 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Cơ sở phương pháp luận 28
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.3.2.1 Kế thừa số liệu 28
2.3.2.2 Phương pháp điều tra hiện trường 29
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 31
2.3.3.1 Tính toán các chỉ tiêu đặc trưng 31
2.3.3.2 Thống kê thành phần loài cây gỗ 31
2.3.3.3 Phân tích kết cấu họ và loài cây gỗ 31
2.3.3.4 Phân tích cấu trúc quần thụ 32
2.3.3.5 Xác định đa dạng họ/loài cây gỗ 36
2.3.3.6 Lập danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp 38
2.3.3.7 Đề xuất áp dụng các kết quả nghiên cứu 38
3.1 Các chỉ tiêu đặc trưng của trạng thái TXB 39
3.2 Thành phần loài cây gỗ 40
3.3 Kết cấu họ và loài cây gỗ 43
3.3.1 Kết cấu họ thực vật 43
3.3.2 Kết cấu loài cây gỗ 44
Trang 11ix
3.4 Cấu trúc quần thụ 46
3.4.1 Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính 46
3.4.2 Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao 48
3.4.3 Phân bố số cây theo cấp đường kính 49
3.4.3.1 Phân bố thực nghiệm N%/D1,3 của trạng thái TXB 49
3.4.3.2 Các đặc trưng thống kê về đường kính của trạng thái TXB 49
3.4.3.3 Phân bố N%/D1,3 của trạng thái TXB 50
3.4.4.1 Phân bố thực nghiệm N%/H của trạng thái TXB 52
3.4.4.2 Các đặc trưng thống kê về chiều cao của trạng thái TXB 53
3.4.4.3 Phân bố N%/H của trạng thái TXB 53
3.5 Đa dạng họ và loài cây gỗ 55
3.5.1 Đa dạng họ thực vật 55
3.5.2 Đa dạng loài cây gỗ 56
3.5.2.2 Các chỉ số đa dạng loài cây gỗ 56
3.5.2.3 Các loài cây gỗ cần được bảo tồn 58
3.6 Danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp 59
3.7 Đề xuất áp dụng các kết quả nghiên cứu 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 73
Trang 12x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nghĩa đầy dủ
C1,3 Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m
M, M% Tổng trữ lượng lâm phần, phần trăm tổng trữ lượng rừng
N, N% Mật độ (số cây), phần trăm số cây
OTC Ô tiêu chuẩn
Trang 13xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân
Phú 26
Bảng 2.2 Trữ lượng các loại rừng tại khu vực Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú 27
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cơ bản của trạng thái TXB tại khu vực nghiên cứu 39
Bảng 3.2 Phân bố các loài, các chi theo họ của trạng thái TXB 42
Bảng 3.3 Kết cấu họ thực vật của trạng thái TXB ở khu vực nghiên cứu 43
Bảng 3.4 Kết cấu loài cây gỗ của trạng thái TXB ở khu vực nghiên cứu 44
Bảng 3.5 Hệ số tương đồng về loài cây gỗ giữa những quần xã thực vật thuộc trạng thái TXB tại khu vực nghiên cứu 46
Bảng 3.6 Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính 46
Bảng 3.7 Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao 48
Bảng 3.8 Phân bố N%/D1,3 thực nghiệm của trạng thái TXB 49
Bảng 3.9 Tổng hợp các đặc trưng thống kê về đường kính 50
Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra mức độ phù hợp của phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm từ các hàm thử nghiệm phân bố N%/D1,3 51
Bảng 3.11 Phân bố N%/H thực nghiệm của trạng thái TXB 52
Bảng 3.12 Tổng hợp các đặc trưng thống kê về chiều cao 53
Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra mức độ phù hợp của phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm từ các hàm thử nghiệm phân bố N%/H 54
Bảng 3.14 Các chỉ số đa dạng họ cây gỗ của trạng thái rừng TXB 55
Bảng 3.15 Các chỉ số đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng TXB 56
Bảng 3.16 Danh lục những loài cây gỗ quý hiếm tại trạng thái TXB 60
Trang 14xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Phân bố số chi theo họ tại trạng thái rừng TXB 41
Hình 3.2 Phân bố số loài theo họ tại trạng thái rừng TXB 41
Hình 3.3 Kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng TXB 43
Hình 3.4 Kết cấu loài cây gỗ tại trạng thái rừng TXB 45
Hình 3.5 Biểu diễn mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính 47
Hình 3.6 Biểu diễn mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao 48
Hình 3.7 Phân bố N%/D1,3 từ các hàm thử nghiệm trạng thái TXB 51
Hình 3.8 Phân bố N%/D1,3 của trạng thái rừng TXB 52
Hình 3.9 Phân bố N%/H từ các hàm thử nghiệm trạng thái TXB 54
Hình 3.10 Phân bố N%/H của trạng thái rừng TXB 55
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các loài 58
Trang 15về rừng của con người ngày càng sâu sắc hơn, quan điểm và mục tiêu sử dụng rừng ngày một đúng đắn và toàn diện hơn, các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng cũng dần dần được hoàn thiện Tuy nhiên, những đổi mới và tiến bộ
về mặt khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực lâm học cũng chưa kịp thời và chưa đủ sức ngăn chặn nạn suy thoái rừng, sự suy giảm đa dạng sinh học… gây ra những nguyên nhân mang tính xã hội
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), 420 triệu
ha rừng đã bị chặt phá để sử dụng vào mục đích nông nghiệp từ năm 1990 - 2020 Theo đó, mức độ mất rừng đáng báo động và suy thoái rừng là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học (Tapchimoitruong.vn/, 2023)
Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016 -
2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283 ha Như vậy, trung bình mỗi năm mất đi 2.430 ha rừng Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Theo đó, một thực tế đang diễn ra là diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là gia tăng diện tích rừng sản xuất (vacne.org.vn/,2022)
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới mưa mùa, có tiềm năng to lớn trong việc khôi phục và phát triển rừng theo hướng ổn định, bền vững, có giá trị kinh tế và tính
Trang 162
ĐDSH cao Đó là những thuận lợi về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng cho phục hồi những hệ sinh thái rừng có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều loài cây, khác tuổi, nhiều tầng rừng Theo Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Việt Nam được công nhận là một trong 25 quốc gia có ĐDSH cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu Tuy nhiên, ĐDSH ở nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: khai thác trái phép và quá mức tài nguyên sinh vật; nạn cháy rừng; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường dẫn đến sự suy giảm nguồn tài nguyên ĐDSH (tainguyenvamoitruong.vn, 2023) Bên cạnh đó, diện tích rừng bị mất đi đã làm cho chất lượng rừng bị suy giảm cả về tổ thành các loài cây quý hiếm, có giá trị cũng như tổng trữ lượng gỗ của rừng Ngoài ra, nạn mất rừng diễn ra liên tục trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho nhiều khu rừng lớn bị chia cắt thành từng mảnh rừng nhỏ hoặc bị khai thác quá mức làm mất cấu trúc rừng, hoặc cấu trúc của rừng đã biến đổi theo chiều hướng xấu Vấn đề này cũng đã được Viện Nghiên cứu Môi trường Nông nghiệp Nông thôn chỉ ra rằng: thực tế rừng tăng diện tích, đồi núi trọc giảm dần, nhưng các năm qua nước ta vẫn bị lũ lụt tàn phá nghiêm trọng Rừng trồng phòng hộ chất lượng, số lượng chưa đảm bảo Rừng phòng hộ tự nhiên bị chặt phá, khai thác bừa bãi không duy trì được cấu trúc tự nhiên giảm thiểu khả năng phòng hộ (tainguyenvamoitruong.vn/, 2022) Chính vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, khôi phục những diện tích rừng hiện có bằng những biện pháp hữu hiệu nhất là bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, tái sinh nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng và trồng rừng hợp lý, nhằm hạn chế tốc độ suy thoái cả về số lượng
và chất lượng của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ và đó cũng
là những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quản lý và kinh doanh rừng Trong
đó, việc đề xuất các biện pháp quản lý rừng và phương thức lâm sinh là vấn đề sống còn trong việc sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng một cách ổn định, lâu dài và bền vững
Trang 173
Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú được chuyển đổi từ Lâm trường Tân Phú trước đây theo Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai Ngày 12 tháng 4 năm 2019 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định sáp nhập Ban Quản lý rừng phòng hộ 600 vào Ban Quản lý rừng phòng
hộ Tân Phú Theo Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 31/03/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú thì tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị
là 18.050,1 ha Đây là khu vực có tài nguyên ĐDSH khá phong phú và đa dạng Theo kết quả nghiên cứu của một số tài liệu cho thấy, bước đầu ghi nhận có 200 loài thực vật thuộc 51 họ, trong đó có trên 10 loài thực vật quý hiếm được ghi tên trong Danh lục đỏ thế giới (IUCN) và/hoặc Sách đỏ Việt Nam (2007) như: Gõ đỏ, Vên vên, Cẩm lai, Thành ngạnh đẹp… Hệ sinh thái đa dạng với các kiểu rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa
và rừng tre nứa thuần loài Trong phương án quản lý rừng bền vững của Ban Quản
lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 đã xác định, việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững là tiến tới quản lý bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng bền vững, đáp ứng các yêu cầu phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác
Để góp phần đạt được mục tiêu trên, giải pháp quản lý rừng hiệu quả, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, trong đó việc hiểu rõ đặc điểm cấu trúc rừng và tính ĐDSH thực vật được đặt lên thành mối quan tâm hàng đầu, bởi lẽ quản lý rừng bền vững là xu thế tất yếu của quản lý rừng hiện đại, mục tiêu này có thể đạt được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về đặc điểm cấu trúc rừng của các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp (Yu S.F., 2019) Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về những vấn đề cấp bách trong bảo tồn ĐDSH, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đề án này tập trung nghiên cứu, đánh giá đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên
lá rộng thường xanh trung bình tại khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, nâng cao
Trang 18hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề án đã xác định 2 mục tiêu cụ thể sau:
(1) Xác định kết cấu họ/loài cây gỗ, đặc điểm cấu trúc quần thụ đối với trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại khu vực nghiên cứu
(2) Phân tích tính đa dạng họ/loài cây gỗ đối với trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại khu vực nghiên cứu
Ý nghĩa nghiên cứu
Về lý luận, đề án cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm phát huy tốt chức năng phòng hộ và các chức năng khác của rừng, đồng thời bảo tồn và phát triển rừng tại lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Về thực tiễn, đề án là tư liệu góp phần bổ sung các thông tin về đặc điểm lâm học phục vụ vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên thực vật tại lâm phận khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nói riêng
và khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(i) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là những loài cây gỗ ở rừng tự nhiên
lá rộng thường xanh trung bình (TXB) có trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến
200 m3/ha theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018) thuộc lâm phận
Trang 195
Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) ở khu vực Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có diện tích là 2.685,84 ha, bao gồm 2.668,34 ha rừng phòng hộ đầu nguồn và 17,5 ha rừng sản xuất, phân bố tại các tiểu khu 167, 169, 173, 174, 176, 177, 178, 180, 182, 186 thuộc xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (Nguồn: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú)
(ii) Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Về nghiên cứu cấu trúc rừng: Cấu trúc rừng tự nhiên rất đa dạng và phức tạp,
đề án này chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng như: Kết cấu họ
và loài cây gỗ, đặc điểm cấu trúc quần thụ đối với rừng lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại khu vực nghiên cứu Đề án này chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây thân gỗ, không nghiên cứu cây bụi, dây leo và các loài cây phụ sinh khác, không nghiên cứu thành phần đất, đá mẹ ảnh hưởng đến việc hình thành trạng thái rừng
Về nghiên cứu đa dạng sinh học: Đề án tập trung phân tích đa dạng họ thực vật và đa dạng loài cây gỗ đối với rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) Thống kê những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp xuất hiện tại khu vực nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Đề án chỉ nghiên cứu ở trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình trên các tiểu khu 178, 180 và 182 tại khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
+ Phạm vi về thời gian: Từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2023
Trang 206
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau theo không gian và thời gian Cấu trúc của lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng
Tình hình nghiên cứu về cấu trúc rừng đã được các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đề cập từ những năm đầu của thế kỷ 20 nhằm xây dựng cơ sở khoa học
và lý luận phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau Nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng vẫn đang được áp dụng rộng rãi vào thực tế và đóng góp ngày càng to lớn trong việc xây dựng các mô hình lâm sinh đạt hiệu quả sản xuất cao Những nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ thành rừng, mật độ, dạng sống và tầng phiến của rừng Trên quan điểm hình thái của cấu trúc rừng thì hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ Các nghiên cứu điển hình về cấu trúc hình thái của rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều tác giả như: Davis T.A.W và Richards P.W (1933 - 1934), Cusen (1951), Baur G.N (1964), Richards P.W (1968), Odum E.P (1971), Rollet B (1971) tiến hành (trích dẫn bởi Thái Văn Trừng, 1978)
Baur G.N (1964) đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các biện pháp
Trang 217
kỹ thuật lâm sinh áp dụng vào từng rừng mưa tự nhiên Nghiên cứu tìm hiểu những cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả, phân loại và đưa ra những khái niệm về dạng sống, về tầng phiến Ngoài ra còn biểu diễn các đặc trưng cấu trúc rừng mưa
và hình thái của chúng bằng những phẫu đồ rừng
Trong nghiên cứu về rừng tự nhiên nhiệt đới, vấn đề được đa số nhà lâm học quan tâm là thành phần loài cây gỗ, kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ Những thông tin về kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ là những cơ sở khoa học quan trọng để phân chia nhỏ kiểu rừng thành những kiểu QXTV Phương pháp phân tích
và đánh giá vai trò của các loài cây gỗ trong các QXTV là mối quan tâm hàng đầu trong lâm học và là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong các nghiên cứu về rừng Khi phân tích những đặc trưng lâm học của rừng, các nhà lâm học cần phải làm rõ những điều kiện hình thành (khí hậu, địa hình, địa chất, hoạt động của con người và sinh vật), kết cấu, cấu trúc và chức năng của những thành phần hình thành rừng (Richards P.W., 1952; 1968) Phân loại được cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để đánh giá và kiểm soát hệ sinh thái rừng (Gao T và ctv, 2014; Ruben Valbuena, 2015)
1.1.1.1 Về kết cấu loài cây gỗ
Cấu trúc rừng đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững tài nguyên rừng Trong đó, kết cấu loài cây gỗ hay cấu trúc tổ thành là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng; cấu trúc tổ thành khác nhau
sẽ dẫn đến sự khác nhau tương ứng về các đặc trưng cấu trúc khác của rừng Tổ thành lâm phần là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào
đó chiếm trong lâm phần Trong đó, tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây được gọi là hệ số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá mức độ ĐDSH, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng Vì vậy, nghiên cứu kết cấu loài cây gỗ hay cấu trúc tổ thành được xem như công việc đầu tiên và quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng
Khi nghiên cứu về rừng, nhiều nhà lâm học (Richards P.W., 1952; Baur G.N., 1964) cho rằng, mỗi kiểu rừng được hình thành từ những loài cây gỗ khác nhau
Trang 228
Trong phương pháp phân tích kết cấu loài cây gỗ, các nhà lâm học nhận định rằng, thành phần loài cây gỗ là một trong những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong QXTV Theo Nguyễn Văn Thêm (2002), kết cấu loài cây gỗ biểu thị thành phần loài cây gỗ và tỷ lệ của chúng trong QXTV Vì vậy, khi nghiên cứu về rừng, việc xác định kết cấu loài cây gỗ là nhiệm vụ quan trọng; và khi phân tích kết cấu loài cây gỗ nhà lâm học cần xác định chính xác tên loài cây và tỷ trọng mỗi loài cây Khi phân tích vai trò của các loài cây gỗ trong QXTV một số tác giả dựa vào 3 tham số là: mật độ tương đối (N%), tiết diện ngang thân cây tương đối (G%) và độ thường gặp tương đối (F%) hoặc độ ưu thế tương đối (D%) (Curtis and McIntosh, 1951) Một số tác giả khác khi tính chỉ số IV lại dựa vào 4 tham số: F%, N%, độ che phủ tương đối (W%) và thể tích thân cây tương đối (V%) (Kayama, 1961; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thêm, 2010) Một số tác giả chỉ sử dụng N% và G% để xác định độ ưu thế của các loài cây gỗ trong QXTV (Suratman M.N., 2012)
Mijan Uddin S.M and Misbahuzzaman K (2007) khi đánh giá đặc điểm cấu trúc rừng ở Vườn Quốc gia Dulhazara Safari – Bangladesh, kết quả tính toán theo chỉ số giá trị quan trọng (IV%) dựa vào 3 tham số là: mật độ tương đối (N%), tiết diện ngang thân cây tương đối (G%) và độ thường gặp tương đối (F%) cho thấy, họ Dầu là họ chiếm ưu thế lớn nhất và loài Dầu đỏ (Dipterocarpus turbinatus) là loài duy nhất chiếm ưu thế trong khu vực Ajayi S và Obi R.L (2016) khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài cây theo chỉ số giá trị quan trọng (IV%) được thực hiện tại phân khu Okwangwo thuộc Vườn Quốc gia Cross River, kết quả nghiên cứu đã xác định được 114 loài cây và 37 họ khác nhau, họ Leguminosae có số loài cao nhất (17) Trong đó, chỉ số giá trị quan trọng (IV%) được tính toán từ 3 chỉ tiêu: mật độ tương đối, độ ưu thế tương đối và tần số tương đối, qua đó xác định được loài cây
ưu thế của toàn bộ khu vực nghiên cứu
1.1.1.2 Về cấu trúc tầng thứ và phân bố số cây theo cấp đường kính
Cấu trúc tầng thứ của thảm thực vật biểu hiện ở sự tổ chức và sắp xếp các thành phần của chúng theo chiều đứng và ngang, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong QXTV với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh
Trang 239
trưởng và phát triển Với rừng tự nhiên, cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài cây tham gia trong tổ thành Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới
Để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ, phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và Richards (1933-1934) đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyana đến nay vẫn là phương pháp được đánh giá là có giá trị nhất về mặt nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn sản xuất để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều (trích dẫn bởi Thái Văn Trừng, 1978)
Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ cho đối tượng rừng tự nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, có tác giả cho rằng, ở kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ Ngược lại,
có nhiều tác giả lại cho rằng, rừng lá rộng thường xanh thường có từ 3 đến 5 tầng Tuy nhiên, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu tầng thứ rừng tự nhiên đều nhắc đến
sự phân tầng nhưng mới dừng lại ở mức nhận xét hoặc đưa ra những kết luận mang tính định tính; việc phân chia các tầng theo chiều cao cũng mang tính chất cơ giới, chứ chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới
Richards P.W (1952) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái Theo tác giả, một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ Tác giả đã phân biệt tổ thành loài cây gỗ trong rừng mưa thành hai loại: Rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây rất phức tạp
và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản Trong những lập địa đặc biệt thì
Trang 2410
rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ) Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất
về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây"
Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) là một đặc điểm cấu trúc lâm học rất quan trọng có liên quan tới dự báo sản lượng rừng được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu Khi rừng tự nhiên hỗn loài đã phát triển đến giai đoạn ổn định, thì phân bố N/D1,3 có dạng phân bố giảm theo hình chữ “J” ngược (trích dẫn bởi Đồng Sĩ Hiền, 1974)
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như Meyer (1934), đã sử dụng phương trình toán học có dạng đường cong giảm liên tục
để mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính, về sau gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer (trích dẫn bởi Đồng Sĩ Hiền, 1974) Naslund (1936 - 1937) đã xác lập luật phân bố Chiarlier kiểu A để nắn phân bố số cây theo cỡ kính của các lâm phần rừng thuần loài đều tuổi; Diatchenko Z.N sử dụng phân bố Gamma để biểu thị phân
bố số cây theo cỡ đường kính lâm phần Thông ôn đới; Loetsch F (1973) đã dùng hàm Beta còn J.L.F Batista và H.T.Z Docouto (1992) đã dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D1,3 khi nghiên cứu rừng nhiệt đới tại Marsanhoo – Brazin; Balley (1973) đã mô hình hoá cấu trúc thân cây với phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1,3) bằng hàm Weibull (trích dẫn bởi Nguyễn Minh Cảnh, 2018)
Rollet B (1971; trích dẫn bởi Phạm Ngọc Giao, 1995) đã mô tả cấu trúc hình thái rừng mưa bằng các phẫu đồ rừng, biểu diễn các mối tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực, tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực bằng các hàm hồi quy
1.1.2 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam
Rừng tự nhiên Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc Nghiên cứu cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp Tuy
Trang 2511
nhiên, cấu trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa dạng, nên ở đây chỉ
đề cập đến những đặc trưng cấu trúc có liên quan đến đề án, đó là: Cấu trúc tổ thành hay kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc tầng thứ và phân bố số cây theo cấp chiều cao, phân bố số cây theo cấp đường kính Những đặc trưng này thường được mô tả theo đơn vị lâm phần của Đồng Sĩ Hiền (1974), điển hình là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Trần Ngũ Phương (1970), Thái Văn Trừng (1978, 1999), Nguyễn Văn Trương (1983), Trần Văn Con (1991), Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996), Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú (1999), Vũ Mạnh (2016), Nguyễn Minh Cảnh (2018), Đỗ Văn Thông (2019), Phan Minh Xuân (2019)
Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam Thái Văn Trừng (1978) đã xây dựng hệ thống phân loại thảm thực vật rừng trên quan điểm sinh thái Ông chia rừng tự nhiên ở nước ta thành 14 kiểu thảm thực vật Vũ Đình Huề (1984) đã lấy kiểu rừng làm đơn
vị phân loại trên cơ sở 2 chỉ tiêu là trạng thái và loại hình xã hợp thực vật
Vũ Đình Phương (1988) đã dựa vào 5 nhóm nhân tố là nhóm nhân tố sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái rừng, khả năng tái tạo của rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng để phân chia các
lô khác nhau, phục vụ cho công tác điều chế rừng
1.1.2.1 Về kết cấu loài cây gỗ
Khi nghiên cứu về rừng, nhà lâm học quan tâm đến thành phần loài cây gỗ, vai trò và tính ổn định của chúng trong QXTV Vì thế, khi phân tích tổ thành rừng, nhà lâm học cần phải xác định chính xác tên loài cây và tỷ trọng của mỗi loài (Thái Văn Trừng, 1999)
Cấu trúc tổ thành đã được nhiều nhà lâm học trong nước đề cập trong các công trình nghiên cứu Nhiều tác giả khi nghiên cứu vấn đề này đều cho rằng, cấu trúc tổ thành là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng Thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất hoặc qua đó xác định tỷ lệ tổ thành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm loài cây phi mục
Trang 26Thái Văn Trừng (1999) đã xác định chỉ số IV% theo giá trị trung bình của ba tham số: N%, G% và V% (thể tích thân cây tương đối) Tham số V được đưa vào công thức tính chỉ số IV% là vì hai loài cây gỗ có cùng G, nhưng loài nào có H lớn hơn thì V lớn hơn Theo nguyên lý sinh thái học, loài nào có khối lượng hay V lớn hơn thì loài đó đóng vai trò sinh thái lớn hơn Vì thế, chỉ số IV% của Thái Văn Trừng (1999) được tính toán dễ dàng, ngay cả trường hợp chỉ có một ô mẫu Căn cứ vào biến động của IV% trong các QXTV, tác giả đã phân chia những QXTV rừng thành những quần hợp, ưu hợp và phức hợp
1.1.2.2 Về cấu trúc tầng thứ và phân bố số cây theo cấp đường kính
Sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau, nhưng nhìn chung đều có cùng một quan điểm là có sự phân tầng trong rừng tự nhiên nhiệt đới và sự phân tầng này cần phải được định lượng hóa thông qua các trắc đồ, công cụ toán học Phương pháp kinh điển được nhiều nhà khoa học sử dụng là vẽ phẫu đồ đứng mà điển hình là công trình của Richards P.W (1968) Bên cạnh đó các tác giả đã sử dụng các công
cụ toán học để mô phỏng cho quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao dùng để biểu thị quy luật kết cấu lâm phần theo chiều thẳng đứng Có nhiều dạng hàm toán học dùng để nắn phân bố lý thuyết theo phân bố thực nghiệm (N/H) Các tác giả sử dụng nhiều dạng hàm toán học (hàm phân bố lý thuyết) để nắn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) Tuy nhiên, việc sử dụng hàm nào là tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả và phụ thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu cụ thể Các
Trang 2713
hàm thường được dùng phổ biến là Weibull, Khoảng cách và phân bố chuẩn
Trần Ngũ Phương (1970) cho rằng, số tầng nhiều nhất trong đai rừng nhiệt đới mưa mùa ở Việt Nam là 5 tầng, kể cả tầng cây bụi và thảm tươi nhưng không tán thành việc phân tầng theo các cấp chiều cao Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu việc phân tầng mà không chỉ rõ giới hạn về cấp chiều cao thì việc phân tầng thứ chỉ mang tính chất định tính
Để định lượng chính xác cấu trúc và dự đoán động thái biến đổi của rừng theo thời gian, nhiều nhà lâm học đã áp dụng các mô hình toán học để mô phỏng cho quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) Theo kết quả nghiên cứu của Đồng Sĩ Hiền (1974) cho thấy, phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn không quy tắc
Thái Văn Trừng (1978) đã phân chia rừng nhiệt đới nước ta thành 5 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi thấp và trảng cỏ và
đã chỉ ra độ cao giới hạn cho các tầng nhưng cũng chỉ mang tính định tính Nguyễn Văn Trương (1983), khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng nhưng việc phân tầng theo cấp chiều cao lại được thực hiện một cách cơ giới
Một số tác giả khác như: Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996), Lê Sáu (1996), Trần Cẩm Tú (1999), Nguyễn Thành Mến (2005) đã nghiên cứu phân bố N/H nhằm để tìm tầng tích tụ tán cây Qua đó, các tác giả đều đi đến nhận xét chung
là phân bố N/H có dạng một đỉnh với nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và hàm Weibull
là thích hợp nhất để mô tả phân bố này
Sau này nhiều tác giả cũng đã áp dụng những mô hình toán học để mô phỏng cho quy luật phân bố N/H đối với rừng tự nhiên hỗn loài tại khu vực Bình Thuận,
Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Minh Cảnh (2018) đã mô phỏng quy luật phân bố N/H đối với rừng tự nhiên hỗn loài tại khu vực Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận bằng hàm phân bố Weibull và hàm phân bố chuẩn Đỗ Văn Thông (2019) đã mô phỏng quy luật phân bố N/H đối với rừng gỗ tự nhiên nghèo
Trang 2814
trên những lập địa khác nhau ở tỉnh Bình Thuận bằng hàm phân bố mũ Phan Minh Xuân (2019) đã mô phỏng quy luật phân bố N/H đối với kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới (Rkx) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng hàm phân bố khoảng cách cho cả ba trạng thái rừng nghèo, trung bình và giàu
Đối với phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3), xu hướng toán học thông qua việc sử dụng các hàm phân bố lý thuyết để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) cũng đã được rất nhiều tác giả quan tâm thử nghiệm (Đồng Sĩ Hiền, 1974; Nguyễn Văn Trương, 1983; Nguyễn Hải Tuất, 1982; 1986; Trần Văn Con, 1991; Lê Minh Trung, 1991; Bảo Huy, 1993; Trần Cẩm Tú, 1999; Nguyễn Thành Mến, 2005) Có rất nhiều hàm lý thuyết có thể mô tả được phân bố N/D1,3 của đối tượng rừng tự nhiên, nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong lâm nghiệp là các hàm Meyer, hàm Weibull và hàm Khoảng cách tùy theo trạng thái rừng và kiểu rừng
Những năm gần đây, nhiều tác giả cũng đã áp dụng những mô hình toán học
để mô phỏng cho quy luật phân bố N/D1,3 đối với rừng tự nhiên hỗn loài tại khu vực Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu Vũ Mạnh (2016) đã mô phỏng quy luật phân bố N/D1,3 đối với rừng Sao Dầu ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai bằng hàm phân bố mũ và hàm mật độ xác suất Beta Nguyễn Minh Cảnh (2018) đã
sử dụng hàm phân bố Weibull và hàm phân bố khoảng cách để mô phỏng quy luật phân bố N/D1,3 của rừng tự nhiên tùy theo địa điểm nghiên cứu cụ thể tại khu vực hoặc tùy theo từng trạng thái rừng Đỗ Văn Thông (2019) và Phan Minh Xuân (2019) cũng đã mô phỏng quy luật phân bố N/D1,3 đối với rừng gỗ tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tỉnh Bình Thuận và trong rừng kín thường xanh hơi
ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng hàm phân bố mũ
Trang 2915
1.2 Tổng quan nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ
1.2.1 Khái niệm đa dạng sinh học
Ða dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học (Công ước đa dạng sinh học, 1992)
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Lâm nghiệp, 1996)
Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật) (Kimmins J.P., 1998)
Đa dạng sinh vật là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất (Phạm Nhật, 2001)
Whittaker R.H (1975) và Sharma P.D (2003) phân biệt ba loại ĐDSH loài khác nhau đó là: (i) Đa dạng sinh học Alpha liên quan đến thông tin thành phần số lượng loài của một khu vực, hiện trường nghiên cứu cụ thể; (ii) Đa dạng sinh học Beta mô tả cho biết sự khác nhau về thành phần loài giữa 2 hiện trường nghiên cứu gần kề dọc theo một lát cắt, chỉ số Beta thấp khi thành phần loài của 2 hiện trường nghiên cứu có tính tương đồng cao và ngược lại, giá trị này đạt tối đa khi giữa 2 hiện trường nghiên cứu không hề có chung một loài xuất hiện (tương đồng là zero); (iii) Đa dạng sinh học Gamma được định nghĩa là mức độ gặp một loài bổ sung khi thay đổi địa lý trong các khu vực khác nhau của một kiểu cư trú Đa dạng này cho biết sự khác nhau về thành phần loài và các chỉ số ĐDSH của 2 khu hệ sinh sống,
cư trú lớn cách xa hay gần kề nhau
Các nhà sinh học định nghĩa ĐDSH là tổng số nguồn gien, tổng số loài và tổng số hệ sinh thái của một khu vực nhất định (Magurran A.E., 2004)
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) ĐDSH là tập hợp tất cả các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật, tính đa dạng và
Trang 3016
phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau
1.2.2 Những nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ trên thế giới
ĐDSH hiện nay đang ở mức báo động vì sự suy giảm của nó Huston (1994), Cannon và ctv (1998) cho rằng, sự đa dạng của các loài cây trong rừng là cơ sở để tổng hợp nên ĐDSH trong rừng nhiệt đới, bởi vì cây cung cấp nguồn tài nguyên và môi trường sống cho gần như tất cả loài cây khác trong rừng Sự đa dạng về loài cây trong rừng nhiệt đới khác nhau rất nhiều từ nơi này đến nơi chủ yếu là do sự thay đổi về địa sinh học, môi trường sống và sự xáo trộn (trích dẫn bởi Whitmore T.C., 1998)
Tính cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều công trình, chương trình nghiên cứu về ĐDSH Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Concentration of Dominance - Cd) được tính toán theo Simpson E.H (1949) Chỉ số giá trị quan trọng (Important Value Index - IVI) được các tác giả (Curtis và McIntosh, 1951) áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật Rastogi Ajaya (1999) và Sharma P.D (2003) đưa ra công thức tính tần số xuất hiện của loài trên các ô mẫu nghiên cứu
Connell J.H (1978) khi nghiên cứu về đa dạng thực vật của rừng mưa nhiệt đới, tác giả đã nhận thấy rằng đa dạng cao thường thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới được duy trì ở giai đoạn rừng ổn định Nếu không bị xáo trộn thêm nữa, sẽ tiến tới một quần xã cân bằng đa dạng thấp Điều này có thể không xảy ra nếu khí hậu thay đổi dần dần có lợi cho các loài khác nhau Sau khi bị rối loạn, kết cấu loài cây gỗ của quần xã thực vật rừng lại quay về trạng thái ban đầu Sự đa dạng cao của rừng nhiệt đới là do môi trường thay đổi liên tục Đa dạng cao tồn tại ở giữa những giai đoạn bị rối loạn Tuy nhiên, các khu rừng nhiệt đới thường xuyên bị xáo trộn nghiêm trọng đến mức có thể không bao giờ đạt được trạng thái cân bằng
Robert K.C và Jonathan A.C (1994) khi nghiên cứu ĐDSH đã hướng dẫn tính toán số lượng ô đo đếm ĐDSH bằng phương pháp ngoại suy Theo phương
Trang 3117
pháp này, số lượng ô đo đếm trong từng khu vực nghiên cứu được xác định dựa vào đường cong tích lũy loài (số loài tích lũy qua các ô đo đếm) Nếu số loài không tăng lên nữa thì số lượng ô đo đếm sẽ dừng lại; và ngược lại, nếu số loài còn tăng thì tiếp tục mở rộng số lượng ô đo đếm Gimaret - Carpentier C và ctv (1998) đã sử dụng những phương pháp phi tham số để phân tích đa dạng loài cây gỗ của rừng mưa Malaysia McIntosh và ctv (2001) đã sử dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu đa dạng thực vật của rừng ngập mặn và vùng cửa sông ở Ranong (Thailand)
Magurran A.E (2004) khi nghiên cứu định lượng ĐDSH, tác giả tập trung vào mô tả sự đa dạng về loài, bao hàm chủ yếu hai chỉ số ĐDSH là anpha (α) và bêta (β) Các mô hình về độ phong phú loài, các phương pháp ước lượng độ giàu có
và các phân tích thống kê về đa dạng cũng được trình bày một cách rõ ràng Theo
đó, mức độ đồng đều hoặc đường cong ưu thế loài được sử dụng để đánh giá về mức độ ĐDSH, đồng thời hướng dẫn cách lựa chọn các chỉ số ĐDSH phù hợp, đúng cho từng phạm vi nghiên cứu Bhat J.A và ctv (2020) đã tiến hành nghiên cứu
sự đa dạng về loài của thảm thực vật thân gỗ dọc theo độ dốc của dãy Tây Himalaya Kết quả cho thấy rằng, tại khu vực nghiên cứu có 81 loài thân gỗ (67 chi,
46 họ), độ phong phú của loài, chỉ số đa dạng Shannon-Wiener, đa dạng β và độ che phủ nền giảm mạnh khi độ cao tăng lên
1.2.3 Những nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ ở Việt Nam
Tại Việt Nam, một trong những quốc gia được đánh giá là có tính ĐDSH cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống loài đặc hữu có giá trị khoa học, kinh tế cao cùng nhiều nguồn gen quý, hiếm Cùng với những nghiên cứu về ĐDSH trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐDSH, góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn nguồn ĐDSH ở các kiểu rừng và các trạng thái rừng khác nhau trên phạm vi cả nước
Trần Ngũ Phương (1970) chia rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 đai với 8 kiểu rừng khác nhau
Đa dạng hệ thực vật được đề cập trong công trình nghiên cứu về Thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1978)
Trang 3218
Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2003) xuất bản 3 quyển Cây cỏ Việt Nam mô tả đầy
đủ có hình vẽ kèm theo về hệ thực vật rừng Việt Nam
Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004) đã thực hiện công trình nghiên cứu về ĐDSH ở Vườn Quốc gia Pù Mát Tác giả đã áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn điển hình để thu thập số liệu ngoài thực địa Đánh giá tính ĐDSH thực vật thông qua đánh giá thành phần loài, quần xã thực vật, giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa, dạng sống, yếu tố địa lý thực vật Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bảng danh lục thực vật; Đánh giá đa dạng thảm thực vật thông qua việc ghi nhận số lượng họ, chi, loài và số lượng cá thể trong mỗi ô; Tính chỉ số diện tích tán, độ tàn che chung cho toàn bộ ô tiêu chuẩn, mật độ cây, từ
đó xác định những loài ưu thế trong cấu trúc phân tầng của thảm thực vật
Sau này có nhiều nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ như Lê Quốc Huy (2005) đã sử dụng chỉ số IVI để phân tích đa dạng loài cây gỗ, cấu trúc không gian, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong những QXTV thuộc rừng thứ sinh Trong phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số ĐDSH thực vật, tác giả đã đưa ra một số phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ
số ĐDSH thực vật như chỉ số tương đồng, chỉ số ưu thế, chỉ số ĐDSH Shannon, Simpson, thành phần loài, số lượng cá thể, độ phong phú của loài Báo cáo đã cung cấp những cơ sở lý luận, công thức tính các chỉ số ĐDSH trong nghiên cứu định lượng
Trong những năm gần đây, một số tác giả cũng đã tiến hành đánh giá và phân tích đa dạng loài cây gỗ đối với rừng Sao Dầu ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai (Vũ Mạnh, 2016), rừng tự nhiên hỗn loài thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới và rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực Núi Ông thuộc tỉnh Bình Thuận (Nguyễn Minh Cảnh, 2018), rừng gỗ tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tỉnh Bình Thuận (Đỗ Văn Thông, 2019), rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Phan Minh Xuân, 2019) Theo đó, các nghiên cứu này đã sử dụng những phương pháp thu thập mẫu dựa theo những chỉ dẫn chung
Trang 3319
trong nghiên cứu lâm học và sử dụng phần mềm Primer 6.0 để tính toán các chỉ số ĐDSH như chỉ số phong phú Margalef (d), chỉ số đồng đều Pielou (J’), chỉ số ưu thế Simpson (D); chỉ số đa dạng Shannon (H’) và chỉ số Caswell (V) để đánh giá mức độ
đa dạng cho từng kiểu rừng, trạng thái rừng cụ thể
1.3 Thảo luận chung
Đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật là vấn đề được các nhà khoa học lâm nghiệp, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế
kỷ XX Tuy nhiên, do đối tượng rừng tự nhiên rất đa dạng, phong phú và phức tạp
về cấu trúc, tổ thành loài cây, tầng tán, khả năng sinh trưởng trên mỗi vùng địa lý khác nhau Vì thế, những nghiên cứu về đặc điểm lâm học nói chung hay đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật nói riêng là một vấn đề cần thiết để đề xuất được các biện pháp cho quản lý rừng, bảo tồn đa dạng thực vật, góp phần vào công tác quản
lý, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên thực vật rừng
Trong các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng, các tác giả thường tập trung làm rõ những điều kiện môi trường hình thành rừng, kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, quá trình tái sinh và diễn thế rừng Trong các phương pháp xác định cấu trúc tổ thành hay kết cấu loài cây gỗ, các tác giả chủ yếu dựa vào chỉ số giá trị quan trọng (IV%) để biểu thị cho vai trò của loài trong QXTV và chỉ số IV% được tính theo nhiều công thức khác nhau Ở đề án này, tác giả kế thừa phương pháp mô
tả và xác định kết cấu loài cây gỗ dựa vào chỉ số IV% đối với mỗi loài cây gỗ được xác định theo phương pháp của Curtis và McIntosh (1951) và tác giả không nghiên cứu quá trình tái sinh và diễn thế rừng Khi nghiên cứu cấu trúc quần thụ, các tác giả có xu hướng tìm ra các hàm phân bố thích hợp để mô phỏng cho quy luật phân
bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với tình hình rừng thực tế Tuy nhiên cho đến nay, những thông tin này vẫn cần tiếp tục được làm rõ đối với đối tượng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai Vì vậy đề án này sẽ kế thừa phương pháp của các tác giả đi trước, đó là sử dụng một số hàm phân bố lý thuyết đã được nhiều
Trang 34Trong các phương pháp nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ, các tác giả thường quan tâm đến thành phần loài và chỉ số phong phú về loài, chỉ số đồng đều
về độ phong phú của các loài và chỉ số đa dạng Từ sự hiểu biết về đa dạng loài cây
gỗ cho phép nhà lâm học tuyển chọn những loài cây gỗ đạt được những mục tiêu trong kinh doanh rừng Đây chính là các căn cứ, cơ sở khoa học quan trọng làm nền tảng cho việc nghiên cứu về tính đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại khu vực nghiên cứu mà đề án này
kế thừa khi phân tích đa dạng loài cây gỗ dựa theo những chỉ dẫn chung trong nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ Bên cạnh đó, đề án này còn tiến hành đánh giá
sự tương đồng giữa các loài và giữa các quần xã thực vật theo chỉ số tương đồng của Sorensen (1948) (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thêm, 2010) Ngoài ra, đề án này còn tiến hành lập danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp bắt gặp tại khu vực nghiên cứu để phục vụ công tác quản lý, theo dõi, cập nhật và tra cứu thông tin
Từ tổng quan trên đây, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Trang 3521
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Khu vực huyện Tân Phú: Phía Đông giáp xã Phú Sơn (huyện Tân Phú); Phía Tây giáp xã Núi Tượng (huyện Tân Phú); Phía Nam giáp xã Phú Trung, Thanh Sơn, Phú Xuân (huyện Tân Phú); Phía Bắc giáp xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú) và huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng)
Trang 3622
hình khu vực huyện Định Quán có độ chia cắt thấp nên thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch sinh thái miệt vườn
2.1.3 Khí hậu và thủy văn
Về khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 ÷ 26,70C, mức độ chênh nhau nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất
và lạnh nhất là 4,20C; mùa khô có nhiệt độ dao động trong khoảng 30 ÷ 380C, các tháng có nhiệt độ cao là tháng 3, 4; mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 24,5 ÷ 28,80C, mát mẻ do cây cối xanh tươi phù hợp với tổ chức du lịch sinh thái; sự tăng giảm nhiệt độ trên địa bàn chịu tác động, bị chi phối và ảnh hưởng của sông La Ngà, sông Đồng Nai, hồ Trị An và hệ sinh thái rừng ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, diễn biến được thể hiện mùa khô ngày nắng nhưng chiều và đêm lại rất mát mẻ Lượng mưa trung bình trên địa bàn tương đối cao so với các khu vực khác của tỉnh Đồng Nai Lượng mưa bình quân năm 1.795 mm, tập trung nhiều từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm Mùa khô hầu như không có mưa Độ ẩm trung bình năm là 79%, lượng bốc hơi trung bình năm 1.397 mm
số Bàu nước phân bố rải rác và khoảng 35 km sông La Ngà thường có nước vào mùa khô nên có thể hỗ trợ cung cấp nước cho việc chữa cháy rừng
- Ở khu vực huyện Tân Phú không có sông chảy qua, chỉ có các con suối
Trang 3723
nhỏ, hệ thống thường ngắn, lòng suối hẹp Chế độ thủy văn phân hóa theo mùa, những tháng kiệt thường là tháng 11 đến tháng 6 năm sau; các dòng suối rất cạn, những tháng kiệt thường không còn dòng chảy, thiếu nguồn nước phục vụ chữa cháy rừng khi có cháy xảy ra
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng
Với nguồn gốc từ Bazan phún xuất, trầm tích của Sa thạch, phiến thạch lượn sóng và bồi tụ của phù sa cổ Lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú gồm các nhóm đất chính: Nhóm đất xám, chủ yếu phát sinh trên nền đá Granite và phù sa cổ; nhóm đất đen hình thành trên hình thành trên đá Bazan, có nhiều đá lẫn; nhóm đất đỏ hình thành trên đá Bazan; nhóm đất gley hình thành trên nền phù
sa cổ và nhóm đất đá bọt hình thành trên đá bọt núi lửa
Phần lớn các diện tích đất trong lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú thường có đặc điểm nhanh bão hòa nước vào mùa mưa và khô kiệt nhanh trong mùa khô, đất dễ bị xói mòn rửa trôi nên gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, giá trị kinh tế của các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời làm tăng nguy cơ cháy rừng vào mùa khô
2.1.5 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2019 (trích Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú), tình hình kinh tế nông, lâm nghiệp của 10 xã có rừng trên lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú cho thấy, diện tích canh tác bình quân của các xã có sự chênh lệch nhau Các xã có diện tích canh tác bình quân cao là xã Phú An (bình quân 3,13 ha/hộ), xã Gia Canh (bình quân 2,7 ha/hộ), còn các xã có diện tích canh tác bình quân thấp như Phú Lập, Phú Xuân, Phú Sơn, Thanh Sơn và Phú Trung dưới 1 ha/hộ Như vậy, có sự chênh lệch nhau khá cao về diện tích đất sử dụng giữa các hộ, đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xâm canh và nguy cơ xâm hại đến rừng Một phần khác từ các hộ dân di cư từ nơi khác đến, nhập cư tại địa phương gặp nhiều khó khăn, cuộc sống bấp bênh, không ổn định, không có nhiều nghề phụ để tăng thu nhập và đất là một phần quyết định đời sống của họ
Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình cũng có
Trang 3824
sự chênh lệch khá lớn, chủ yếu nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Các xã trong vùng dự án có nhiều thay đổi về thu nhập, sự chênh lệch về thu nhập giữa các xã cũng tương đối cao, các xã có thu nhập cao như xã Núi Tượng (149.218 ngàn/hộ/năm), xã Phú An (134.289 ngàn/hộ/năm); xã có thu nhập thấp nhất là xã Thanh Sơn (56.702 ngàn/hộ/năm) Các xã có nguồn thu nhập thấp hơn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu thu nhập từ nông nghiệp, họ dựa vào rừng thu hái các sản phẩm từ rừng và làm rẫy, các khu vực dân cư sống trong rừng có đời sống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ văn hóa còn thấp vào các mùa khô các
hộ kiếm sống vào các việc như đốt than, lấy củi, lấy mật ong rừng… Tỷ lệ hộ nghèo trong các xã như Phú Sơn, Phú Lập, Phú An, Núi Tượng… vẫn còn cao, đời sống khó khăn là nguyên nhân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của Ban quản lý
Kết quả thống kê cho thấy, diện tích đất sử dụng bình quân trong một hộ là 1,72 ha Đất này có nguồn gốc là đất lâm nghiệp Diện tích bình quân bao gồm diện tích đất trồng cây nông nghiệp thuần túy và nông - lâm kết hợp Hộ có diện tích đất
sử dụng cao nhất là 15,32 ha; có hộ diện tích sử dụng đất rất ít, không có đất canh tác; các hộ có diện tích sử dụng đất từ < 1 ha chiếm tỷ lệ 36,25% Như vậy, có sự chênh lệch khá cao về diện tích sử dụng giữa các hộ, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xâm canh và nguy cơ xâm hại đến rừng; vì hầu hết người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, cuộc sống còn bấp bênh, thu nhập thấp và không
ổn định, không có nhiều nghề phụ để tăng thu nhập và đất là yếu tố một phần quyết định đời sống của họ Đặc biệt, đối với những hộ thuộc đồng bào dân tộc thiểu số như Hoa, Khơme, Mạ cuộc sống của họ khó khăn hơn nhiều so với những hộ gia đình định cư tại đây, do diện tích đất canh tác sử dụng bình quân ít, trình độ học vấn của họ thấp, trình độ kỹ thuật canh tác có nhiều hạn chế
Nhìn chung, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú có diện tích bị chia cắt, mật
độ dân cư sinh sống trên các xã còn khá cao, cuộc sống của người dân xung quanh Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú còn khó khăn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng còn thiếu đất canh tác Trong khi đó tài nguyên của Ban quản lý rừng phòng
hộ Tân Phú lại phong phú và có giá trị nên người dân đã có những hành vi vi phạm
Trang 3925
để mưu sinh hoặc để thu lợi, tạo ra sức ép rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đơn vị Nhận thức của người dân trong khu vực về lợi ích lâu dài từ rừng mang lại tuy có khá hơn trước đây nhưng vẫn còn thấp, hầu hết họ chỉ nhận thức được những lợi ích trước mắt nên gây khó khăn cho đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ rừng Các mối đe dọa đến công tác bảo tồn tài nguyên rừng như: săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài
gỗ (song mây, quả cây ươi ) xâm lấn đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng
hộ Tân Phú để canh tác nông nghiệp, hủy hoại và làm suy thoái các sinh cảnh, chăn thả gia súc tại các khu vực giáp ranh của đơn vị, các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn phát triển mạnh, nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nhờ có chính sách hỗ trợ cho các hộ nhận khoán sinh sống và canh tác nên thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng, hạn chế được tình trạng lấn chiếm rừng và đất rừng trái phép Bên cạnh đó, với thực trạng giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng phát triển sẽ nâng cao nhận thức của người dân trong vùng về mọi mặt trong đó có nhận thức tốt hơn về luật bảo vệ rừng, và những hoạt động về rừng, góp phần vào công tác bảo vệ rừng của đơn vị
2.1.6 Hiện trạng tài nguyên rừng
2.1.6.1 Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm
vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú
Tổng diện tích tự nhiên Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú hiện đang quản
lý là 18.050,1 ha (Bảng 2.1); trong đó:
- Phân theo mục đích sử dụng:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn là 15.277,98 ha
+ Rừng sản xuất là 15.277,98 ha
- Phân theo nguồn gốc hình thành:
+ Diện tích đất có rừng tự nhiên là 13.360,20 ha (trong đó rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình là 2.685,84 ha, chiếm 20,1% diện tích đất có rừng tự nhiên của đơn vị)
+ Diện tích đất có rừng trồng là 4.055,55 ha
Trang 4026
+ Diện tích đất chưa có rừng là 634,35 ha
Bảng 2.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú
- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có 4.055,55 2.031,69 2.023,86
II Rừng phân theo điều kiện lập địa 17.415,75 14.917,19 2.498,56
1 Diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng 251,9 96,13 155,77
2 Diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh 11,02 10,98 0,04
(Nguồn: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai năm 2021)