1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG CHUYÊN KHOA

76 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Xuất Phương Thức Lâm Sinh Cho Rừng Tự Nhiên Phục Hồi Sau Khoanh Nuôi Tại Rừng Phòng Hộ Phi Liêng Tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Lê Kiều Trinh
Người hướng dẫn TS. Phan Minh Xuân
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 599,75 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 MỞ ĐẦU (7)
    • 1.1. Đặt vấn đề (7)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (9)
  • Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Vị trí địa lý (10)
    • 2.2 Đặc điểm tự nhiên (11)
      • 2.2.1. Đặc điểm địa hình (11)
      • 2.2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn (11)
      • 2.2.3. Đặc điểm về đất đai (12)
      • 2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên (12)
    • 2.3. Hiện trạng tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng (13)
      • 2.3.1. Hiện trạng về sử dụng đất đai (13)
      • 2.3.2. Đánh giá về tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng (14)
    • 2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội (14)
      • 2.4.1. Dân số, dân tộc, lao động (14)
      • 2.4.2. Tình hình xã hội (15)
      • 2.4.3. Đặc điểm kinh tế (15)
      • 2.4.4. Kết cấu hạ tầng (16)
      • 2.4.5. Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội (16)
  • Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Nội dung nghiên cứu (19)
      • 3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng sau khoanh nuôi (19)
      • 3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng (19)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 3.2.1. Quan điểm và phương pháp luận (19)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (20)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (23)
      • 3.2.4. Phương pháp đề xuất giải pháp phục hồi rừng sau khoanh nuôi (0)
  • Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (31)
    • 4.1. Đặc điểm của rừng khi đưa vào khoanh nuôi và các biện pháp kỹ thuật đã tác động trong khoanh nuôi (31)
      • 4.1.1. Đặc điểm rừng khi đưa vào khoanh nuôi (31)
      • 4.1.2. Một số biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong quá trình khoanh nuôi (32)
    • 4.2. Đặc điểm thảm thực vật rừng sau khoanh nuôi tính đến thá ng 7/2011 (32)
      • 4.2.1. Tầng cây cao (32)
      • 4.2.2. Đặc điểm tái sinh rừng (45)
    • 4.3. Phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ tác động (56)
      • 4.3.1. Đối với rừng khoanh nuôi không thành công (58)
      • 4.3.2. Đối với rừng khoanh nuôi thành công (59)
    • 4.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật tác động cho rừng sau khoanh nuôi (60)
      • 4.4.1. So sánh hiện trạng rừng trước và sau khoanh nuôi (60)
      • 4.4.2. Đề xuất mô hình rừng mong muốn (61)
    • 4.5. Đề xuất giải pháp kỹ thuật tác động cho rừng sau khoanh nuôi (67)
      • 4.5.1. Xác định phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng (67)
      • 4.5.2. Đề xuất một số bảng tra lựa chọn phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng (71)
  • Chương 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ (74)
    • 5.1. Kết luận (74)
    • 5.2. Tồn tại (0)
    • 5.3. Khuyến nghị (76)

Nội dung

3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng sau khoanh nuôi ‑ Đặc điểm cấu trúc của rừng khi đưa vào khoanh nuôi và các biện pháp kỹ thuật tác động. ‑ Một số chỉ tiêu cấu trúc các trạng thái rừng sau khoanh nuôi: Mật độ, tổ thành và một số chỉ tiêu cấu trúc cơ bản khác. ‑ Một số quy luật kết cấu lâm phần (phân bố ND; HD…) 3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng ‑ Mật độ cây tái sinh ‑ Tổ thành loài cây tái sinh ‑ Quy luật phân bố số cây tái sinh theo chiều cao. ‑ Chất lượng cây tái sinh và các nhân tố ảnh hưởng. ‑ Tỷ lê ̣cây tái sinh có triển vong. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Quan điểm và phương pháp luận Phục hồi rừng là quá trình diễn thế đi lên của hệ sinh thái rừng. Quá trình này trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau, với những biến đổi tuần tự, theo xu hướng tái lập lại quần xã cao đỉnh khí hậu như đã từng xuất hiện trước đây trong thiên nhiên Rừng sau khoanh nuôi, về mặt tiến trình là rừng đã được khoanh nuôi và kết thúc giai đoạn khoanh nuôi. Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng khoanh nuôi dựa trên cơ sở các quy luật kết cấu, tái sinh, diễn thế tự nhiên và các đặc điểm có liên quan khác để đề ra các biện pháp tác động nhằm phục hồi rừng theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Vậy, khi đề xuất các giải pháp kỹ thuật đồng thời chú ý đến vấn đề gì? (1) Đặc điểm của đối tượng rừng: Tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối tượng khoanh nuôi như lịch sử hình thành, cấu trúc, tình hình tái sinh, điều kiện lập địa... mà có các giải pháp khác nhau. (2) Cơ sở về kinh tế: ảnh hưởng đến cường độ, mức độ tác động vào đối tượng khoanh nuôi. Nó quyết định đến ứng xử của người dân vào rừng, các giải pháp không những phục hồi rừng, phục hồi hệ sinh thái, môi trường mà còn làm tăng thu nhập của người dân. Có như thế, người dân mới gắn bó với rừng, chung sống với rừng và coi rừng là nguồn sống. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau khoanh nuôi được xác định chủ yếu dựa vào đặc điểm cụ thể của đối tượng rừng.

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Vị trí địa lý

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng – Lâm Đồng theo Quyết định số 450/QĐ – UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng còn lại là 13.208 ha Gồm có 16 tiểu khu và được phân bố trên địa bàn 4 xã Phi Liêng, Đạ K’Nàng – Huyện Đam Rông, Phú Sơn, Phúc Thọ - Huyện Lâm

Hà Cách thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà khoảng 30 km về phía Tây Bắc.

Bảng 2.1 Diện tích tiểu khu theo đơn vị hành chính

TT Hành chính xã – huyện Tiểu khu Diện tích (ha)

1 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 211 844

2 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 212 1324

3 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 213 1507

4 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 214 986

5 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 215 490

6 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 216 585

7 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 217 1249

8 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 218A 423

9 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 209B 824

10 Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông 210B 633

11 Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông 233 384

12 Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông 236 839

13 Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông 237 899

14 Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông 218B 543

15 Xã Phúc Thọ - huyện Lâm Hà 238 642

16 Xã Phú Sơn – huyện Lâm Hà 239 1036

- Toạ độ địa lý theo kinh tuyến trục 107 0 45’; hệ quy chiếu VN2000 như sau: Vĩ độ bắc: 530500 – 548130; Kinh độ đông: 1308900 – 1328200

- Tự cận ranh giới hành chính:

Bắc giáp: Xã Liêng S’Roh, xã Ro Men huyện Đam Rông Nam giáp: Xã Phúc Thọ, Xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà. Đông giáp: Xã Phú Sơn huyện Lâm Hà.

Tây giáp: Xã Đak Plao huyện Đak Nông tỉnh Đak Nông.

Đặc điểm tự nhiên

Thuộc địa hình sơn nguyên, nằm trong hệ thống các dãy núi cao đến trung, địa hình bị chia cắt bởi các dông và suối, thấp dần theo hướng Tây Bắc và Đông Nam, có độ dốc trung bình 20 0 , cục bộ nơi độ dốc lớn nhất là 40 0 , độ cao so với mặt nước biển 1400m, độ cao trung bình 1100m Địa hình chia thành 2 vùng chính:

Phía Đông bắc ở các tiểu khu 217, 218A, 209B, 210B thuộc đối tượng rừng phòng hộ và sản xuất dự trữ có địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều khe và suối lớn Độ dốc bình quân 30 0 , cá biệt có nơi > 45 0

2.2.2 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Nhìn chung, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình (với các đứt gãy bậc thềm), nên khí hậu trong khu vực có những đặc điểm đặc biệt so với vùng xung quanh mang nhiều nét của khí hậu á nhiệt đời với các đặc trưng chính sau:

Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, mưa nhiều và to từ tháng 7 đến cuối tháng 9 Mùa khô thường bắt đầu từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa bình quân năm 1400 – 1800 mm Độ ẩm không khí bình quân năm 85% lượng bốc hơi thấp: 898 mm.

Chế độ gió: Hướng gió Đông và gió Tây Thỉnh thoảng có sương muối xuất hiện vào tháng 12 hằng năm.

Mát quanh năm và khá ôn hoà, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 21,5 0 c, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất 30 0 c.

Hệ thống suối khá đa dạng và phức tạp:

- Suối Đạ Liêng Khương, Đạ Trang có hướng chạy Bắc Nam thuộc các tiểu khu 209B, 210B, 218A, có nguồn từ xã Liêng S’Roh đổ về.

- Suối Đạ Na Nour, Đạ Ria có hướng chảy Nam Bắc thuộc các tiểu khu

233, 238, 239 bắt nguồn từ Đèo Phú Sơn đổ về.

- Suối Đbo Deung, Đạ K’ Nang, Đạ No, Đạ Rouss có hướng chảy bắc nam thuộc các tiểu khu 211, 212, 214,215, 216.

Các nhánh suối trên đổ vào suối lớn Đạ K’Nang chảy hướng đông tây vào suối chính Đạ Truong thuộc tiểu khu 213 là ranh giới giữa xã Phi Liêng huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng và xã Đak Plao huyện Đak Nông tỉnh Đak Nông.

Ngoài ra còn có các suối nhỏ chằng chịt có nước quanh năm hoặc theo mùa và tụ thuỷ vào các suối lớn.

2.2.3 Đặc điểm về đất đai

- Theo bản đồ phân loại đất trong khu vực có 4 đơn vị phân loại đất như sau:

+ Đất đỏ vàng trên đá Macma axit chiếm tỷ lệ 46,5% diện tích tự nhiên. + Đất đỏ vàng trên đá Sa Phiến chiếm tỷ lệ 30,3% diện tích tự nhiên.

+ Đất xám trên đá Macma axit chiếm tỷ lệ 14,8% diện tích tự nhiên.

+ Đất thung lũng dốc tụ chiếm tỷ lệ 8.4% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung, đất đai tương đối tốt, còn mang tính chất đất rừng, có độ phì cao.

2.2.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

+ Diện tích rừng còn lớn, tập trung với trữ lượng cao, tài nguyên đất, tài nguyên nước đa dạng, phong phú là nền tảng thuận lợi cho việc sản xuất lâm, nông nghiệp.

+ Có vị trí địa lý và hệ thống đường giao thông thuận lợi, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước Trong những năm gần đây kinh tế xã hội phát triển theo hướng tích cực, đời sống người dân trong vùng đã được nâng cao về mọi mặt.

+ Cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, nhất là các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, tăng trường và phát triển chưa ổn định.

+ Tỷ lệ tăng dân số còn cao, chất lượng nguồn nhân lực, lao động thấp, phấn bố dân cư trong khu vực còn phân tán, tình trạng lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy của người dân địa phương diễn ra phức tạp.

Hiện trạng tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng

2.3.1 Hiện trạng về sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên: 13.208,00 ha Trong đó:

+ Đất có rừng: 11.043.34ha chiếm 83,61% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa có rừng: 412.00 ha, chiếm 3.12% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất nông nghiệp: 1.752,66 ha, chiếm 13.27% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích của Ban QLR PH Phi Liêng có độ che phủ của rừng tương đối lớn chiếm 83,6 % nên có khả năng cao trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, cảnh quan.

Rừng phòng hộ: Có diện tích 7.419,00 ha chiếm 56,17% diện tích tự nhiên.

+ Đối với diện tích đất có rừng: 6.168,81 ha chiếm 46,17 % diện tích tự nhiên, được bố trí cho việc Quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng trồng, khai thác lâm sản phụ lồ ô, tre nứa.

+ Đất chưa có rừng 179,00 ha chiếm 1,49% diện tích tự nhiên, được bố trí cho việc trồng rừng.

+ Đất nông nghiệp của người dân đang sản xuất 1.053,19 ha chiếm 7,97% diện tích tự nhiên.

Rừng sản xuất: Có diện tích 5.789,00 ha chiếm 43,83% diện tích tự nhiên.

+ Đối với diện tích đất có rừng: 4.874,53 ha chiếm 36,90 % diện tích tự nhiên, được bố trí cho việc Quản lý bảo vệ, khai thác gỗ chính rừng tự nhiên, khai thác rừng trồng và trồng lại rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng trồng, khai thác lồ ô, tre nứa, cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế.

+ Đất không có rừng: 215,00 ha chiếm 1,63% diện tích tự nhiên, được bố trí cho việc trồng rừng.

+ Đất nông nghiệp của người dân đang sản xuất 699,47 ha chiếm 5,30% diện tích rừng tự nhiên.

2.3.2 Đánh giá về tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng

Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, xác định rõ ràng theo số liệu rừng và đất lâm nghiệp trên thực địa theo quy hoạch 3 loại rừng Cơ bản hoàn thành việc phân định đất nông lâm nghiệp, điều chỉnh ranh giời đất lâm nghiệp cho các chủ rừng quản lý, đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng. Đất đai được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo định hướng lâm nghiệp xã hội, ưu tiên đầu tư cho quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi phát triển vốn rừng, giải khai thác, giữ vững vốn rừng hiện có, năng suất chất lượng rừng được nâng cao, tăng độ che phủ của rừng và tính đa dạng sinh học.

Đặc điểm kinh tế xã hội

2.4.1 Dân số, dân tộc, lao động

Khu vực nằm trong địa giới hành chính 4 xã, 2 huyện đó là xã Phi liêng, Đạ K’Nàng – Huyện Đan Rông, Phú Sơn, Phúc Thọ - Huyện Lâm Hà Là các xã thuộc vùng sâu vùng xa phần lớn là đồng bào dân tộc bản địa và dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến Thành phần dân tộc gồm có: K' ho, Chil, Mạ, Tày, Nùng, Mông, Kinh.

Tổng số hộ: 5,491 hộ; tổng số nhân khẩu 23,512 khẩu gồm:

Dân tộc kinh có 3,790 hộ chiếm 69,02% với 14,990 khẩu chiếm 63,75%. Dân tộc khác có 1,701 hộ chiếm 30,98% với 8,522 khẩu chiếm 36,25%. Tổng số lao động: 13,428 lao động chiếm 57,11 dân số, trong đó:

+ Lao động Nam có: 6,930 lao động chiếm 51,60% tổng số lao động

+ Lao động Nữ có 6,498 lao động chiếm 48,40% tổng số lao động.

Số người lao động trong độ tuổi lao động 13,428 người chiếm 57,11% dân số, chủ yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm 85%, còn lại là lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và lao động khác Tỷ lệ thất nghiệp và có việc làm không ổn định chiếm khoảng 5% Với nguồn nhân lực lao động tại địa phương nhiều nên việc thuê mướn, huy động về thực hiện các kế hoạch sản xuất của đơn vị rất thuận lợi, đảm bảo thường xuyên liên tục đạt hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây với sự quyết tâm của Đảng, chính quyền địa phương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, dự án thiết thực (Chương trình 135; Dự án 661; Thí điểm dịch vụ môi trường, chương trình tái định canh, định cư; giảm nghèo nhanh và bền vững…) đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi, ổn định, nâng cao đời sống của người dân về mọi mặt, dân cư vùng đồng bào dân tộc đã ổn định được cuộc sống, không còn cuộc sống du canh du cư như trước đây Các buôn làng hiện nay đã được định canh, định cư ổn định, cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, đất sản xuất được bố trí ổn định, số hộ giàu, hộ khá ngày một nhiều hơn, số họ nghèo giảm đi đáng kể, không có hộ đói Tình hình chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng ổn định và giữ vững Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn một số hộ nghèo cần được hỗ trợ giải quyết khó khăn.

Qua điều tra cho thất đời sống của người dân từng bước được nâng cao và ổn định.

- Số hộ giàu chiếm 15%, thu nhập >100triệu đồng/hộ/năm

- Số hộ khá chiếm 30%, thu nhập từ 50 – 100 triệu đồng/hộ/năm

- Số hộ đủ ăn chiếm 40%, thu nhập từ 30 -50 triệu đồng/hộ/năm

- Số hộ nghèo chiếm 15%, thu nhập

Ngày đăng: 18/10/2023, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các ODB trong OTC - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí các ODB trong OTC (Trang 21)
Bảng 3.1. Các tiêu chí phân chia rừng khoanh nuôi thành công theo mức độ     tác - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 3.1. Các tiêu chí phân chia rừng khoanh nuôi thành công theo mức độ tác (Trang 27)
Bảng 3.2.  Tiêu chí xác đinh các phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 3.2. Tiêu chí xác đinh các phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng (Trang 30)
Bảng 4.1: Đặc điểm rừng khi đưa vào khoanh nuôi năm 2000 - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.1 Đặc điểm rừng khi đưa vào khoanh nuôi năm 2000 (Trang 31)
Bảng 4.2: Công thức tổ thành tầng cây cao tính theo chỉ số IV% - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.2 Công thức tổ thành tầng cây cao tính theo chỉ số IV% (Trang 34)
Bảng 4.5: Phân bố số OTC theo mật độ tầng cây cao - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.5 Phân bố số OTC theo mật độ tầng cây cao (Trang 37)
Bảng 4.6: Nắn phân bố N/D1.3  theo hàm Weibull - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.6 Nắn phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull (Trang 38)
Bảng 4.7: Nắn phân bố N/Hvn bằng hàm Weibull - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.7 Nắn phân bố N/Hvn bằng hàm Weibull (Trang 40)
Bảng 4.8. Chất lượng tầng cây cao - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.8. Chất lượng tầng cây cao (Trang 41)
Bảng 4.10: Số lượng cây mục đích, cây ban và cây phi mục đích - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.10 Số lượng cây mục đích, cây ban và cây phi mục đích (Trang 45)
Bảng 4.12: Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.12 Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh (Trang 48)
Bảng 4.13: Mât đô ̣cây tái sinh và tỷ lê ̣tái sinh cây triển vọng - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.13 Mât đô ̣cây tái sinh và tỷ lê ̣tái sinh cây triển vọng (Trang 49)
Bảng 4.14: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.14 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao (Trang 51)
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của độ tàn che đến chiều cao và chất lượng cây tái sinh - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của độ tàn che đến chiều cao và chất lượng cây tái sinh (Trang 54)
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tỷ lệ cây tái sinh - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tỷ lệ cây tái sinh (Trang 55)
Bảng 4.18: Đặc điểm độ dày tầng đất OTC Vị trí OTC Độ dày tầng - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.18 Đặc điểm độ dày tầng đất OTC Vị trí OTC Độ dày tầng (Trang 56)
Bảng 4.20: Giải pháp tác động đối với rừng khoanh nuôi không thành công Loại - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.20 Giải pháp tác động đối với rừng khoanh nuôi không thành công Loại (Trang 59)
Bảng 4.21: Điểm của các OTC khoanh nuôi thành công Tổng điểm của điều - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.21 Điểm của các OTC khoanh nuôi thành công Tổng điểm của điều (Trang 60)
Bảng 4.22. So sánh trạng thái rừng trước và sau khoanh nuôi - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.22. So sánh trạng thái rừng trước và sau khoanh nuôi (Trang 61)
Bảng 4.24: Phân bố N-D lý thuyết của mô hình rừng mong muốn ở OTC5 - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.24 Phân bố N-D lý thuyết của mô hình rừng mong muốn ở OTC5 (Trang 63)
Bảng 4.25. Cẩm nang tra số cây cần bổ sung - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.25. Cẩm nang tra số cây cần bổ sung (Trang 66)
Bảng 4.26: Phương án kỹ thuật tối ưu, phù hợp và không phù hợp - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.26 Phương án kỹ thuật tối ưu, phù hợp và không phù hợp (Trang 69)
Bảng 4.28. Bảng tra các chỉ tiêu kỹ thuật của phương án CND tối ưu M0 - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.28. Bảng tra các chỉ tiêu kỹ thuật của phương án CND tối ưu M0 (Trang 71)
Bảng 4.27. Bảng tra lựa chọn giải pháp kỹ thuật tổng thể - BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG  CHUYÊN KHOA
Bảng 4.27. Bảng tra lựa chọn giải pháp kỹ thuật tổng thể (Trang 71)
w