Đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại khu vực Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 ÷ 26,70C, mức độ chênh nhau nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,20C; mùa khô có nhiệt độ dao động trong khoảng 30 ÷ 380C, các tháng có nhiệt độ cao là tháng 3, 4; mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 24,5 ÷ 28,80C, mát mẻ do cây cối xanh tươi phù hợp với tổ chức du lịch sinh thái; sự tăng giảm nhiệt độ trên địa bàn chịu tác động, bị chi phối và ảnh hưởng của sông La Ngà, sông Đồng Nai, hồ Trị An và hệ sinh thái rừng ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, diễn biến được thể hiện mùa khô ngày nắng nhưng chiều và đêm lại rất mát mẻ. - Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú ở khu vực huyện Định Quán có mạng lưới khe, suối tương đối nhiều và phân bổ khắp trên địa bàn như suối Trà My, Cái Bè, Dar Kadna, Dar rait, Dar Kaya, Da Keapria, Gianlai, La canh, Dar Benaye… Hệ thống các khe, suối này làm tăng mức độ chia cắt vào mùa mưa và gây gây khó khăn cho việc đi lại tuần tra bảo vệ rừng. Các xã có nguồn thu nhập thấp hơn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu thu nhập từ nông nghiệp, họ dựa vào rừng thu hái các sản phẩm từ rừng và làm rẫy, các khu vực dân cư sống trong rừng có đời sống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ văn hóa còn thấp vào các mùa khô các hộ kiếm sống vào các việc như đốt than, lấy củi, lấy mật ong rừng… Tỷ lệ hộ nghèo trong các xã như Phú Sơn, Phú Lập, Phú An, Núi Tượng… vẫn còn cao, đời sống khó khăn là nguyên nhân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của Ban quản lý.

Như vậy, có sự chênh lệch khá cao về diện tích sử dụng giữa các hộ, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xâm canh và nguy cơ xâm hại đến rừng; vì hầu hết người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, cuộc sống còn bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định, không có nhiều nghề phụ để tăng thu nhập và đất là yếu tố một phần quyết định đời sống của họ. Các mối đe dọa đến công tác bảo tồn tài nguyên rừng như: săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (song mây, quả cây ươi..) xâm lấn đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú để canh tác nông nghiệp, hủy hoại và làm suy thoái các sinh cảnh, chăn thả gia súc tại các khu vực giáp ranh của đơn vị, các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn phát triển mạnh, nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. % giữa mật độ của loài nghiên cứu i và tổng số mật độ của tất cả các loài; (ii) Tiết diện ngang tương đối (Gi%) là tỷ lệ % giữa tiết diện ngang của loài nghiên cứu i và tổng tiết diện ngang của tất cả các loài; (iii) Tần suất tương đối (Fi%) là tỷ lệ % giữa tần suất xuất hiện của một loài nghiên cứu i và tổng số tần suất xuất hiện của tất cả loài.

Bên cạnh đó, đề án cũng dựa vào kết quả các mô hình phân bố N/D1,3, N/Hvn của rừng tự nhiên trạng thái TXB tại khu vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ; dựa vào quy định về các biện pháp lâm sinh (Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 17/2022/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT), kết hợp với khảo sát tại hiện trường để đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh đối với trạng thái rừng nghiên cứu phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú nhằm phát huy tốt các chức năng của rừng theo hướng phát triển bền vững.

Bảng 2.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Theo Bảng 3.4 và Hình 3.4 cho thấy trong tổng số 52 loài cây gỗ bắt gặp tại 10 ô tiêu chuẩn điển hình của trạng thái TXB có 7 loài ưu thế và đồng ưu thế (tổng IVI% của những loài có trị số IVI%(i) ≥ 5% từ cao đến thấp và dừng lại khi ≥ 50%) tham gia vào công thức tổ thành loài bao gồm: Trường mật (Paviesia annamensis), Bồ an (Colona auriculata), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Bằng lăng ổi (Lagerstroemia crispa), Chò chai (Shorea thorelii), Côm tầng (Elaeocarpus dubius) và Săng dê (Cleistanthus sumatranus). Từ số liệu thu thập được ở 10 ô tiêu chuẩn của trạng thái TXB tại khu vực nghiên cứu có diện tích 1.000 m2/ô tiêu chuẩn, tác giả tiến hành chia tổ với khoảng cách tổ là 4 cm, ghép nhóm, tính tần số và kết quả phân bố thực nghiệm N%/D1,3. Phân bố Khoảng cách và phân bố Weibull có giá trị χ2tính < χ2bảng, do đó phân bố % số cây theo cấp chiều cao phù hợp với quy luật của các hàm phân bố này, trong đó hàm phân bố Khoảng cách có mức xác suất là lớn nhất (P = 0,9970), nghĩa là mức độ chênh lệch giữa % số cây thực nghiệm và lý thuyết là nhỏ nhất.

Trong đó có 1 loài ở mức rất nguy cấp (CR) là Cẩm lai (Dalbergia oliveri); 1 loài ở mức nguy cấp (EN) là Xoài rừng (Mangifera minutifolia); 4 loài ở mức sắp nguy cấp (VU) gồm Chò chai (Shorea thorelii), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Máu chó (Knema pierrei), Xương cá (Canthium dicoccum) và 16 loài ở mức ít nguy cấp (LR). TXB) thuộc nhóm IIA (thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam) là Cẩm lai (Dalbergia oliveri) với số lượng 1 cá thể, chiếm 0,17% trong tổng số cây gỗ đã bắt gặp. Nhìn chung có thể nhận định, tại trạng thái TXB ở khu vực nghiên cứu là sinh cảnh của 22 loài thực vật bị đe dọa ở mức toàn cầu; là sinh cảnh của 04 loài thực vật thuộc Sách đỏ Việt Nam gồm: Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Thiết đinh lá bẹ (Markhamia stipulata), Trám đen (Canarium tramdenum) và Xương cá (Canthium dicoccum), 04 loài sắp nguy cấp (VU) và nguy cấp (EN) thuộc Sách đỏ IUCN gồm Chò chai (Shorea thorelii), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Máu chó (Knema pierrei) và Xoài rừng (Mangifera minutifolia). Dựa trên kết quả phân tích đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai cùng với các nội dung quy định theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững, Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT để đề xuất các biện pháp bảo tồn ĐDSH, quản lý rừng và phương thức lâm sinh đối với trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình (TXB) tại khu vực nghiên cứu.

- Áp dụng bảo tồn nguyên vị (In-situ Convervation) đối với những loài thực vật nằm trong Danh lục sách đỏ thế giới của IUCN và/hoặc Sách đỏ Việt Nam 2007; những loài thực vật quý hiếm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ có xuất hiện tại khu vực nghiên cứu. (nhóm IIA); kế đến là ưu tiên bảo tồn 03 loài sẽ nguy cấp thuộc sách đỏ Việt Nam gồm Thiết đinh lá bẹ (Markhamia stipulata), Trám đen (Canarium tramdenum) và Xương cá (Canthium dicoccum); tiếp theo là ưu tiên bảo tồn 04 loài sắp nguy cấp (VU) và nguy cấp (EN) thuộc Sách đỏ IUCN gồm Chò chai (Shorea thorelii), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Máu chó (Knema pierrei) và Xoài rừng (Mangifera minutifolia). - Đối với những khu vực có mật độ thưa do cấu trúc tầng tán bị phá hủy trước đây có thể áp dụng biện pháp trồng bổ sung theo băng, theo rạch, theo đám hoặc những lỗ trống trong rừng bằng những loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao như Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Thiết đinh lá bẹ (Markhamia stipulata), Chò chai (Shorea thorelii), Dầu rỏi (Dipterocarpus alatus), Gừ đỏ (Afzelia xylocarpa), Vờn vên (Anisoptera cochinchinensis) … làm tăng tỷ lệ của chúng tham gia cấu trúc tổ thành loài của rừng tự nhiên trạng thái TXB tại khu vực nghiên cứu.

Hình 3.1. Phân bố số chi theo họ tại trạng thái rừng TXB
Hình 3.1. Phân bố số chi theo họ tại trạng thái rừng TXB