Đặc điểm:- Ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, ra đời trước giai cấp tư sản - Chủ yếu xuất thân là nông dân và các tầng lớp lao động
Trang 1Đặc điểm:
- Ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp,
ra đời trước giai cấp tư sản
- Chủ yếu xuất thân là nông dân và các tầng lớp lao động khác
- Đối kháng với tư bản thực dân Pháo và bè lũ tay sai; liên minh với nông dân, trí thức
- Là lực lượng chính trị tiên phong lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Có thể khẳng định rằng GCCN VN hiện nay tăng nhanh về số lượng, nâng cao vềchất lượng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có mặttrong mọi thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân và thành phần kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài
- Hình thành đội ngũ công nhân tri thức: được đào tạo, có học vấn, được rèn luyệntrong thực tiễn, là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu gia cấp công nhân
Thời cơ và thách thức:
Trang 2Thời cơ
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đang đứng trước những thời cơ và cơ hội mới
từ sự phát triển kinh tế và công nghiệp Việc quốc gia chuyển từ mô hình nông nghiệpsang công nghiệp và dịch vụ tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới cho công nhân
Sự đầu tư vào các ngành công nghiệp mới, cùng với sự gia tăng của doanh nghiệpnước ngoài, có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm Ngoài ra, các chương trình đào tạo vàphát triển kỹ năng cũng mở ra khả năng nâng cao chất lượng lao động và cơ hội tiến
xa trong sự nghiệp
Tuy nhiên, để tận dụng những thời cơ này, cần có sự hỗ trợ và cam kết từ phía chínhphủ, doanh nghiệp, và cả tổ chức xã hội để đảm bảo rằng những lợi ích này đượcphân phối công bằng và bền vừng cho giai cấp công nhân
Thách thức:
Điều kiện làm việc, mức lương, quyền lợi lao động Sự đổi mới công nghệ và tự độnghóa cũng có thể tạo áp lực cho người lao động, đòi hỏi họ phải nâng cao kỹ năng đểđáp ứng yêu cầu mới của thị trường lao động Ngoài ra, vấn đề an sinh xã hội, nhưbảo hiểm y tế và hỗ trợ xã hội, cũng là những điểm quan trọng mà công nhân có thểphải đối mặt Để giải quyết những thách thức này, cần có sự hỗ trợ từ chính phủ vàcác tổ chức liên quan
Trang 32 Phân tích những biến đổi và khác biệt của giai cấp công nhân hiện đại ngày nay? Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam?
Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa MÁC - LÊNINmang giá trị khoa học và cách mạng mang ý nghĩa thực tiễn to lớn là tư tưởng xuyênsuốt quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân
Khác nhau:
Trang 4Hiện nay Thế kỉ XIX
Tầng lớp có tri thức và nền tảng kĩ thuật
lao động tiên tiến được đào tạo bài bản
liên tục
Đào tạo sơ sài lao động trên nền tảng thể lực màkhông có tri thức
Hao phí lao động chủ yếu là hao phí trí
thức Hao phí lao động là hao phí thể lực và cơ bắp
Có nhu cầu cao hơn về đời sống và tinh
thần đòi hỏi chất lượng hưởng thu cuộc
sống cao hơn
Nhu cầu tinh thần vật chất và chất lượng cuộc sốngthấp
Một phần nhỏ đã sở hữu tư liệu sản xuất
thông qua hình thức cổ phần hóa Hoàn toàn vô sản không sở hữu tư liệu sản xuất
Là những người cầm quyền và tiên
phong trong quá trình xây dựng các quốc
gia xã hội chủ nghĩa
Không có quyền hành trong chính trị quốc gia
Trang 53 Trình bày những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Tại sao nói Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
1.Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định
-Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệp trong phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại Vìthế, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sảnxuất hiện đại
-Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai cấp công nhân là lựclượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay mình,chuyển từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó
=> Giai cấp công nhân trở thành đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là lựclượng duy nhất có đủ điều kiện để tổ chức và lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triểnlực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng vững chắc xâydựng chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới, không còn chế độngười áp bức, bóc lột người
Thứ hai, do địa vị chính trị-xã hội của giai cấp công nhân quy định
-Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có được nhữngphẩm chất của một giai cấp tiên tiếp, giai cấp cách mạng: tính tổ chức và kỷ luật, tựgiác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng xã hội
-Những phẩm chất ấy của giai cấp công nhân được hình thành từ chính những điềukiện khách quan, được quy định từ địa vị kinh tế và địa vị chính trị-xã hội của nó
Trang 6trong nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tưbản đã tạo ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của nó.
-Giai cấp công nhân là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trìnhphát triển lịch sử
Đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của giai cấp công nhân.Hoàn toàn không phải vì nghèo khổ mà vì giai cấp công nhân là một giai cấp cáchmạng Tình trạng nghèo khổ của giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là hậu quảcủa sự bóc lột, áp bức mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản tạo ra đới với công nhân
Đó là trạng thái mà cách mạng sẽ xóa bỏ để giải phóng giai cấp công nhân và giảiphóng xã hội
Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định vai trò của giai cấp công nhân và sứ mệnhlịch sử to lớn của giai cấp công nhân ở nước ta
- Về kinh tế:
Giai cấp công nhân Việt Nam với số lượng đông đảo công nhân có cơ cấu nghềnghiệp đa dạng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp ở mọithành phần kinh tế, với chất lượng ngày một nâng cao về kỹ thuật và công nghệ sẽ lànguồn nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại-Về chính trị-xã hội:
Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì nhiệm vụ “Giữvững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán
bộ đảng viên” và “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suythoái về tư tưởng chính trị, dạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
Trang 74 Trình bày những nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Tại sao nói Đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Những nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân
- Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân ở cả số lượng và chất lượng: Nền sảnxuất vật chất hiện đại trên nền tảng của công nghiệp, kỹ thuật và công nghệ đangngày càng mở rộng quy mô, kéo theo đó là sự lớn mạnh về số lượng của giai cấp côngnhân
Chủ nghĩa Mác – Lênin còn chỉ rõ, để cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân đi đến thắng lợi, phải có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác do giai cấp công nhân thôngqua sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Giai cấp công nhân phải thành lập được 1 chính đảng là Đảng Cộng sản và phải cóđường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn, có khả năng tập hợp, đoàn kết rộng rãi vớitầng lớp lao động khác
Tại sao nói đảng cộng sản là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân?
Trang 8Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiệnthắng lợi sứ mệnh của mình :
Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị, là hình thức tố chức cao nhất, bộ phận tiên tiếnnhất của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉnam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung-dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩaMác - Lênin nói chung) với phong trào công nhân Sự ra đời của Đảng Cộng sản làmột tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Lãnh đạo chính trị và tổ chức: Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, được coi là lực lượng lãnh đạo chính trị và tổ chức có vai trò then chốt trongviệc tập hợp và lãnh đạo giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động Dưới sự lãnhđạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành cách mạng chính trị
để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóc lột, giành quyền lực
về tay giai cấp công nhân, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội
- Lý luận và tư tưởng: Đảng Cộng sản dựa vào lý luận và tư tưởng của chủ nghĩa
Mác - Lênin để nêu lên hoạt động của mình Đảng Cộng sản không chỉ cung cấp lãnhđạo chính trị mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, lý luậncách mạng Đảng giúp giai cấp công nhân có một đường lối chính trị rõ ràng và nhấtquán, từ đó định hướng các phong trào đấu tranh và các chính sách
Khả năng huy động và tập hợp lực lượng: Đảng Cộng sản có khả năng huy động,
tổ chức và tập hợp các lực lượng xã hội, bao gồm giai cấp công nhân và các tầng lớp
Trang 9- Định hướng và bảo vệ mục tiêu cách mạng: Đảng Cộng sản có nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển các mục tiêu cách mạng Trong nhiều trường hợp, Đảng phải đối mặt vớicác thách thức và phản kháng từ các lực lượng đối lập hoặc các thế lực bên ngoài Vaitrò của Đảng là duy trì sự ổn định, bảo vệ các thành quả cách mạng và điều chỉnh cácchính sách khi cần thiết
=> Đảng cộng sản là hạt nhân quy tụ lực lượng cách mạng, xây dựng khối liên minhgiữa các lực lượng cách mạng Đảng trở thành đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chínhtrị và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân
5 Phân tích nội dung kinh tế trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam?
Nội dung kinh tế
Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, giai cấp công nhân cũng
là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến nhất dựa trên chế độ công hữu về tưliệu sản xuất, đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất thuộc về xu thế pháttriển của lịch sử xã hội
Vai trò chủ thể của GCCN, trước hết là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất để sảnxuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của conngười và xã hội
Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi một quan hệ sảnxuất mới, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nềntảng, tiêu biểu cho lợi ích của toàn xã hội Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi íchchung của xã hội
Trang 10Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tưhữu Nó phấn đấu cho lợi ích chung của toàn xã hội Nó chỉ tìm thấy lợi ích chânchính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của cả xã hội.
rên thực tế, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lại ra đời từ phương thức phát triển rútngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Do đó, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
về nội dung kinh tế, giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giảiphóng lực lượng sản xuất (vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển trong quá khứ),thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hộichủ nghĩa ra đời
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải là lực lượng đi đầu thựchiện công nghiệp hóa, cũng như hiện nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế,yêu cầu mới đặt ra đòi hỏi phải gắn liền công nghiệp hóa với hiện đại hóa, đẩy mạnhcông nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.Giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện SMLS về kinh tế
GCCNVN phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lương đi đầu trong sự nghiệp đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây là vấn đề nổi bật nhất đối với việcthực hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho nước ta trở *thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền công nghiệp hiện đại, địnhhướng xã hội chủ nghĩa trong một, hai thập kỷ tới, với tầm nhìn tới giữa thế kỷ XXI(2050) đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà giai cấp công nhân là nòng cốt.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức,bảo vệ tài nguyên và môi trường
Trang 11minh công nông-trí thức để tạo ra những động lực phát triển nông nghiệp-nông thôn
và nông dân ở nước ta theo hướng phát triển bền vững, hiện đại hóa, chủ động hộinhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinhthái
>Như vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tạo ra sự pháttriển và trưởng thành không chỉ đối với giai cấp công nhân mà còn đối với giai cấpnông dân, tạo ra nội dung mới, hình thức mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả khốiliên minh công-nông- trí thức ở nước ta
6 Phân tích nội dung chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân? Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam?
Nội dung chính trị của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
GCCN cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hànhcách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóclột Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nềndân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làmchủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động
Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình, do mình làmchủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới,phát triển kinh tế và văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp quyền, quản lýkinh tế-xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân laođộng, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng vàmục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp côngnhân lãnh đạo sẽ xây dựng một nền dân chủ thực sự, nơi quyền dân chủ và làm chủcủa nhân dân lao động được đảm bảo Quyền lực chính trị sẽ thuộc về giai cấp công
Trang 12nhân và các tầng lớp nhân dân khác, đảm bảo một xã hội công bằng, bình đẳng và tiếnbộ.
Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam
Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì nhiệm vụ “Giữvững bản chất giai cấp công nhân của Đàng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán
bộ đảng viên” và “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trongnội bộ" là những nội dung chinh yếu, nổi bật, thể hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân về phương diện chính trị
Thực hiện trọng trách đó, đội ngũ cán bộ đảng viên trong giai cấp công nhân phải nêucao tinh thần trách nhiệm tiên phong, đi đầu, góp phần củng cố và phát triển cơ sởchính trị- xã hội quan trọng của | Đáng đồng thời giai cấp công nhân (thông qua hệthống tổ chức công đoàn) chủ động, tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làmcho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa để bảo vệ nhân dân- đó là trọng trách lịch sử thuộc về sứ mệnh của giai cấpcông nhân Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 3
7.Phân tích ba đặc trưng mà anh chị cho rằng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội? Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Thứ nhất, CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giảiphóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện
C.Mác và Ph Ăngghen dự đoán xã hội cộng sản sẽ là nơi mà sự phát triển tự do của
Trang 13V.I.Lênin bổ sung rằng mục tiêu của chủ nghĩa xã hội không chỉ là việc tước đoạt tưliệu sản xuất, mà còn tiến xa hơn với nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo nhucầu".
Xã hội cộng sản sẽ xóa bỏ sự phân chia giai cấp và tình trạng người bóc lột người,đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho sự phát triển của con người
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ
Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ, với mục tiêu xây dựng xãhội vì con người
Đây là chế độ dân chủ, trong đó nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ, và hệthống pháp luật ngày càng hoàn thiện để quản lý xã hội hiệu quả hơn
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản trong việcgiành lấy dân chủ, cho rằng dân chủ vô sản vượt trội so với dân chủ tư sản
Thứ ba, chủ nghĩa xã hội đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và cóquan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học như C.Mác,Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, vấn đề giai cấp và dân tộc có quan hệ mật thiết, và chỉ cóchế độ xã hội chủ nghĩa mới thực sự đảm bảo bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc.V.I.Lênin nhấn mạnh sự cần thiết của việc liên minh giữa giai cấp vô sản và quầnchúng lao động toàn thế giới để đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, nhằm xóa bỏ ápbức và bất bình đẳng dân tộc
Chủ nghĩa xã hội góp phần thúc đẩy hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội trêntoàn cầu
Cần làm gì để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay
Trang 14- Toàn đảng, toàn dân ta cân nêu cao tinh thần cách mạng tiến công
- Ý chí tự lực tư cường, phát huy mọi tiền năm và trí tuệ
Tận dùng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt 12 nhiệm vụ cơ bảnsau đây:
(1) phát triển kinh tế nhanh và bền vững:
- đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
- phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghiệp của các ngành,lĩnh vực
- xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất vàchuỗi giá trị toàn cầu
2) tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa
- nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch trong quản lýkinh tế, năng lực quản lý của nhà nước và năng lực quản trị doanh nghiệp
(3) đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhânlực
-đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghiệp
-phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệđối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước
4) xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 15-con người việt nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đấtnước và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
(5) quản lý tốt sự phát triển xã hội
Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội
Thực hiện tốt chính sách với người có công
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số, chất lượngcuộc sống của nhân dân
Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập
Xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn hóa, văn minh, an toàn
(6) khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
- bảo vệ môi trường
-chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phí với biến đổi khí hậu
(7) kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủnghĩa
-giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Củng cố, tăng cường quốc phòng,
an ninh Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc-xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại
(8) thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủđộng, tích cực hội nhập quốc tế
Trang 16-giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc
- nâng cao vị thế, uy tín của việt nam trong khu vực và trên thế giới
(9) hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân-không ngừng củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc và cácđoàn thể nhân dân
(10) tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhànước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh
-phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương
-đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liệu, tệ nạn xã hội vàtội phạm
11) xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cườngbản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, phát huy truyền thống đoàn kết, thốngnhất của đảng
-ngăn chặn, đẩy lủi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, coitrọng công tác bảo vệ đảng, bảo vệ chính trị nội bộ
-tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng; tiếp tục đổi mới phương thứclãnh đạo của đảng
(12) tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định vàphát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thịtrường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 17-thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổquốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập dân tộc; tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa đảnglãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
9.Phân tích điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội, Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?
Điều kiện kinh tế
Sự ra đời của CNTB là một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển mới của nhân loại
Sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất – sự ra đời của công nghiệp cơ khí( CMCN lần 2)
Mâu thuẫn với quan hệ sản xuất TBCN
Quan hệ sản xuất từ chỗ đóng vai trò mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển,ngày càng lỗi thời trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất
Điều kiện chính trị xã hội
Tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với chế độ chiếm hữu tư nhântrong chủ nghĩa tư bản
Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiện đại và giai cấp tư sản dẫn đến các cuộc đấutranh chính trị gay gắt
Sự trưởng thành về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân, cùng với sự ra đờicủa Đảng Cộng Sản, đóng vai trò tiên phong lãnh đạo cách mạng
Thực hiện bạo lực cách mạng, lật đổ chủ nghĩa tư bản, tiến lên chủ nghĩa xã hội vàcộng sản gây nên các cuộc cách mạng tư sản
Liên hệ với điều kiện ra đời của CNXH Việt Nam
Trang 18Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ , cuốn hút tất
cả các nước ở mức độ khác nhau.Nền sản xuất vật chất và đời sỗng xã hội đang trongquá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộcsống của các dân tộc
Những xu thế đó vừa tạo ra thời cơ phát triển nhanh cho các nước,vừa đặt ra nhữngthách thức gay gắt
Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mànhân loại đã đạt được dưới chế độ chủ nghĩa đặc biệt là về khoa học và công nghệ
10.Phân tích những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
1.Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giảiphóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện
2.Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ
3.Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
4.Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểucho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động
5.Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trịvăn hóa dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại
Trang 196.Chủ nghĩa xã hội đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữunghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
Liên hệ với CNXH ở Việt Nam
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,phát triển năm 2001) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với 8 đặc trưngtrong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội xã hội chủ nghĩa mànhân dân ta xây dựng
Một là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Hai là: Do nhân dân làm chủ
Ba là: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sảnxuất tiến bộ phù hợp
Bốn là: Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Năm là: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện
Sáu là: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúpnhau cùng phát triển
Bảy là: Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân dó Đảng Cộng sản lãnh đạo
Tám là: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
11.Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)
Trang 20Thời kỳ quá độ lên CNXH là giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội cũ (tư bản chủ nghĩahoặc các hình thái xã hội khác) lên xã hội xã hội chủ nghĩa Tính tất yếu của thời kỳnày bắt nguồn từ quy luật phát triển xã hội và điều kiện cụ thể của các quốc giaMâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Trong xã hội tư bản, có sự đối lập giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngàycàng cao và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân Mâu thuẫn này dẫn đến
sự kìm hãm phát triển xã hội, do đó cần một giai đoạn quá độ để thay thế quan hệ sảnxuất cũ bằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Vai trò của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân được xác định là lực lượng tiên tiến nhất, đại diện cho phươngthức sản xuất hiện đại và có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thayđổi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa
Sự ủng hộ của nhân dân: Người dân Việt Nam có truyền thống cách mạng, luôn tintưởng vào mục tiêu xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế
Trang 21Hội nhập quốc tế: Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập, tậndụng các nguồn lực quốc tế để phát triển đất nước.
Khó khăn:
· Chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội: Việt Nam vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa cácvùng miền và giữa nông thôn và thành thị, tạo ra thách thức trong việc phát triển đồngđều
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường: Trong quá trình quá độ, Việt Nam phải đối mặt vớithách thức cân bằng giữa phát triển nền kinh tế thị trường và duy trì định hướng xãhội chủ nghĩa
Tác động của toàn cầu hóa: Việt Nam phải đối phó với tác động tiêu cực từ quá trìnhtoàn cầu hóa, trong đó có nguy cơ mất bản sắc văn hóa và sự cạnh tranh kinh tế.Kết luận
Tóm lại, tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH là quá trình không thể tránh khỏi,xuất phát từ các mâu thuẫn nội tại trong xã hội tư bản Việt Nam có nhiều điều kiệnthuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình quá độ này
12.Vì sao nói Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan? Hãy nêu những khó khăn và thuận lợi?
I.Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếukhách quan bởi vì nó xuất phát từ những đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội đặc thù củaViệt Nam và xu thế phát triển của thời đại:
1.Bản chất của cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh với giai cấp nông dân vàcác tầng lớp nhân dân lao động khác, tiến hành chống đế quốc, phong kiến và tay sai,giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trang 222.Nguyện vọng của nhân dân: Nhân dân Việt Nam sau nhiều năm chịu ách áp bức,
bóc lột của thực dân, phong kiến khao khát một xã hội công bằng, dân chủ, không có
sự bóc lột, do đó chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với nguyện vọng của đại đasố nhân dân
3.Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường
lối đúng đắn, sáng tạo, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đã lãnhđạo nhân dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,tạo tiền đề cho quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4.Xu thế của thời đại: Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Mặc dù chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vàĐông Âu sụp đổ, nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội vẫn tiếp diễn
Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Khó khăn:
Xuất phát điểm thấp: Việt Nam xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong
kiến, lực lượng sản xuất rất thấp
Hậu quả chiến tranh nặng nề: Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều
thập kỷ, hậu quả để lại còn nặng nề
Tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều: Những tàn dư này cản trở sự phát triển
kinh tế - xã hội
Sự chống phá của các thế lực thù địch: Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách
phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc
Trang 23Thách thức từ hội nhập quốc tế: Cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại
và quá trình quốc tế hóa sâu sắc vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức gaygắt
Thuận lợi
Thời cơ từ cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại: Việt Nam có thể tiếp thu,
kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặcbiệt về khoa học và công nghiệp, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựngnền kinh tế hiện đại
Xu thế của thời đại: Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam
13.Phân tích đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế và chính trị? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?
Lĩnh vực kinh tế
Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lậptrên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất vớinhững hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó lànhững hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tấtyếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo
Lĩnh vực chính trị
Về phương diện chính trị, việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản thực chất làviệc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản,tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp
Trang 24Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dânchủ đối với nhân dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã thắngnhưng chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bạihoàn toàn.
Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới- giai cấp công nhân đã trở thành giai cấpcầm quyền, với nội dung mới- xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựngnhà nước có tính kinh tế, và hình thức mới- cơ bản là hoà bình tổ chức xây dựng.Liên hệ với Việt Nam:
-Đặc điểm kinh tế
Đổi mới kinh tế: Việt Nam đã khởi xướng chính sách Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điềunày giúp thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các thành phần kinh tế tư nhân, đồngthời vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Chính phủ đã đề ra các chương trình phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nông nghiệp, thúcđẩy sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, giảm tỷ lệ
nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với các thách thứcnhư ô nhiễm môi trường và bất bình đẳng xã hội
- Đặc điểm chính trị:
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo
tối cao, đảm bảo sự ổn định chính trị và định hướng cho phát triển kinh tế xã hội, đápứng nguyện vọng thiết tha của dân tộc, nhân dân, phản ánh xu thế phát triển của thời
Trang 25đại, phù hợp với quan điểm khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lênin.
-Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Việt Nam đang hướng tới xây
dựng một nhà nước pháp quyền, tuy nhiên, quá trình này gặp nhiều thách thức, baogồm việc bảo đảm quyền con người và sự tham gia của nhân dân trong các quyết địnhchính trị
Tăng cường dân chủ: Việt Nam đã thực hiện một số cải cách nhằm tăng cường sự
tham gia của người dân trong quản lý nhà nước, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế về tự
do ngôn luận và quyền biểu tình, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọnglớn của toàn Đảng, toàn dân
14 Trình bày những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? Theo anh/chị đặc trưng nào là bao quát nhất bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng?
1 Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
2 Do nhân dân làm chủ
3 Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ cônghữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
4 Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
5 Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện
6 Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhaucùng phát triển
Trang 267 Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
do Đảng Cộng sản lãnh đạo
8 Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
Đặc trưng bao quát nhất của bản chất XHCN mà Việt Nam xây dựng là:
Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêucủa CNXH ở Việt Nam, là mục tiêu cốt lõi của VN trong việc xây dựng một xã hộibền vững và đáp ứng nhu cầu của người dân.Đảm bảo mọi người đều có quyền bìnhđẳng và đối xử như nhau Hướng tới những giá trị công bằng cho mọi tầng lớp, mọingười dân, xây dựng xã hội Việt Nam thành một xã hội văn minh, hiện đại Điều này
sẽ giúp VN phát triển một cách bền vững và đóng góp tích cực vào sự phát triển củakhu vực và thế giới
15 Phân tích bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
3 bản chất cơ bản
Bản chất chính trị:
+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thôngqua đảng của nó đối với toàn xã hội, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân làchủ yếu
+ Nhất nguyên chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Trang 27+ Nhân dân lao động có quyền giới thiệu đại biểu tham gia bộ máy chính quyền; đónggóp ý kiến, tham gia công việc quản lý nhà nước…
+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dânrộng rãi, tính dân tộc sâu sắc
Bản chất kinh tế:
+ Dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.+ Kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất; nâng cao đờisống của toàn xã hội; coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động
Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội:
+ Lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo đốivới mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới
+ Kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại
+ Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ vănhoá, có điều kiện để phát triển cá nhân
+ Dân chủ là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khátvọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người
+ Kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội
+ Khác với nền dân chủ tư sản thì nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độcông hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kếtquả lao động là chủ yếu
Liên hệ với bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trang 28Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam, bảnchất dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ,giúp đỡ của nhân dân Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hộivới tư cách công dân, tư cách của người làm chủ Quyền làm chủ của nhân dân là tất
cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ
Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện thông qua 2 hình thức
dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp.
Hình thức dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân
dân “ủy quyền", giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra.Những con người và tổ chức ấy đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền làm chủ chonhân dân Nhân dân bầu ra Quốc hội
-Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức thông qua đó, nhân dân bằng hành động
trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội Hình thức đó thể hiện
ở các quyền được thông tin về hoạt động của nhà nước, được bàn bạc về công việccủa nhà nước và cộng đồng dân cư; được bàn đến những quyết định về dân chủ cơ sở,nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước từ Trung ương cho đến
cơ sở
*Bản chất chính trị ở Việt Nam là:
Bản chất giai cấp: Giai cấp công nhân
Cơ chế: Nhất nguyên
Bản chất nhà nước: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
*Bản chất kinh tế ở Việt Nam:
Trang 29nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm địnhhướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
*Bản chất chính trị ở Việt Nam là:
Bản chất giai cấp: Giai cấp công nhân
Cơ chế: Nhất nguyên
Bản chất nhà nước: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
*Bản chất kinh tế ở Việt Nam:
- Mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trườngnhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm địnhhướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
Các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốcdân Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theopháp luật
- Ngoài ra, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cánhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinhtế, góp phần xây dựng đất nước Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sảnxuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa
Nước ta cũng định hướng đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, với một số nội dung cốtlõi sau:
Trang 30+ Làm rõ nội hàm/nhận thức về CNH-HĐH là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàndiện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp vàdịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”.
+ Nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng coi việc đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị
+ Xác định nội dung và yêu cầu then chốt “phải khai thác và phát huy tốt nhất mọitiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương
+ Nhấn mạnh lộ trình, bước đi trong thực hiện CNH-HĐH đất nước phải có trọngtâm, trọng điểm và xác định các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển đặt trongmối quan hệ tổng thể với yêu cầu tập trung về nguồn lực
+ Nhấn mạnh yêu cầu trong thực hiện CNH-HĐH đất nước, "phải bảo đảm ổn địnhkinh tế vĩ mô; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơidậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huygiá trị văn hóa cả truyền thống và hiện đại, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam vàgiai cấp công nhân hiện đại; vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ trí thức và doanhnhân Việt Nam"
16 Vì sao nói dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay? Hãy liên hệ với bản thân trong việc xây dựng và phát huy dân chủ?
Dân chủ là mục tiêu của công cuộc đổi mới
Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, dân chủ là yếu tố không thể thiếu để đảmbảo quyền làm chủ của nhân dân Việc thực hiện dân chủ sẽ giúp nhân dân có quyềntham gia vào các quyết định liên quan đến đời sống xã hội, từ đó nâng cao tinh thần
Trang 31-Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và bản sắc dân tộc
Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc Dân chủ tạo điều kiện cho các giá trị văn hóa, truyền thốngcủa dân tộc được phát huy và bảo tồn, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo trong lĩnhvực văn hóa
-Đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội
Dân chủ giúp thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi của các nhómyếu thế trong xã hội Qua đó, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội phát triển vàhưởng lợi từ những thành quả của công cuộc đổi mới
Dân chủ là động lực của công cuộc đổi mới
-Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong sản xuất
Dân chủ thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khíchcác doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo Khi người dân vàdoanh nghiệp được tự do thể hiện ý kiến, nhu cầu của mình, họ sẽ tìm kiếm các giảipháp mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó góp phần vào sự phát triểnkinh tế nhanh và bền vững
Tăng cường sự đồng thuận và đoàn kết xã hội
Dân chủ giúp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra sự đồng thuận trong xãhội Khi người dân cảm thấy tiếng nói của mình được lắng nghe, họ sẽ tích cực thamgia vào các hoạt động xã hội, góp phần vào sự ổn định chính trị và an ninh quốc gia
Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân
Trang 32Dân chủ không chỉ là quyền làm chủ mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân Khiđược tham gia vào các quyết định chính trị và xã hội, người dân sẽ có ý thức hơntrong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, từ đó nâng cao chất lượngsống và sự phát triển của đất nước.
KẾT LUẬN
Dân chủ không chỉ là mục tiêu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước màcòn là động lực thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ xã hội Để thực hiện thành công côngcuộc đổi mới, cần đảm bảo và phát huy dân chủ, từ đó tạo ra một xã hội công bằng,văn minh, và phát triển bền vững
Liên hệ với bản thân trong việc xây dựng và phát huy dân chủ
1 Thực hành dân chủ
1.1 Đóng góp, tham gia vào quá trình xây dựng nhà nước thông qua đóng góp ý
kiến vào các quá trình đưa ra quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống nhândân theo Phương châm " dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra"
1.2 Nhân dân nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm
1.3 Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
1.4 Nâng cao phẩm chất đạo đức năng lực lãnh đạo của bản thân thông qua học tập
2 Học tập góp phần làm nên chủ nghĩa vn
2.1 Học tập giúp người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó tham gia
tích cực vào các hoạt động chính trị như bầu cử, giám sát và phản biện xã hội.2.2 Luôn nâng cao nhận thức chính trị , học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
và chủ nghĩa Mác Lê-nin
Trang 332.3 Biết trau dồi các kĩ năng hội nhặp trong thời kì đổi mới ,tiếp thu sự phát triển
để phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội
16 Trình bày phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Anh/chị hãy nêu trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
1.Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.2.Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước
3.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực
4.Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
Tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước
-Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; thực hiện một số nhiệm
vụ thuộc quyền hành pháp và tư pháp, quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạtđộng của Nhà nước
-Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiệnđại hóa Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chínhgây phiền hà cho tổ chức và công dân
Trang 34-Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách Đẩymạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
-Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạođức, năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý đất nước
-Xây dựng được cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm những người không hoàn thành nhiệm
vụ, vi phạm kỷ luật, đạo đức công vụ
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ cấp bách, lâudài của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta -Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranhchống tham nhũng
-Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ,phòng chống tham nhũng, động viên và khuyến khích toàn Đảng, toàn dân thực hànhtiết kiệm
*Trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Gương mẫu thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh và tuyên truyền, vận động mọi ngườinơi mình đang sinh sống và làm việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng vàpháp luật của nhà nước
- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ trật tựan- ninh xã hội tại địa phương
Trang 35- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn củanhững thế lực thù địch Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhànước
17 Phân tích bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? Liên hệ với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Bản chất chính trị
Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân (đảng Mác- Lênin)
mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện các quyềndân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và cáclợi ích của nhân dân
Chủ nghĩa mác-lênin chỉ rõ
Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giaicấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ đểthực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thựchiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân trong đó có giai cấp công nhân.Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo – yếu tố quan trọng để đảmbảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì, Đảng Cộng sản là đại biểu cho trítuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Với ý nghĩanày, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị Sự lãnh đạo củagiai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội về mọi mặtV.I.Lênin gọi là sự thống trị chính trị
Liên hệ
Xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng,dân chủ, văn minh, do nhân dân lao động làm chủ Dân chủ XHCN gắn liền với Nhà
Trang 36nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Như vậy, dân chủ XHCN nằm trong hệ mục tiêu của đổi mới, thểhiện bản chất ưu việt của CNXH.
Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa
Vừa có bản chất giai cấp công nhân, Vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâusắc Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giaicấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đanguyên; một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản)
18 Phân tích bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? Theo anh/chị đâu là điểm khác biệt nhất so với nền dân chủ tư sản?
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất:
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân,
sở hữu nhà nước, hoặc sở hữu tập thể Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng vàngăn chặn sự phân hóa giàu nghèo vốn là hệ quả của sở hữu tư nhân trong chủ nghĩa
tư bản
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Quan hệ sản xuất mới:
Quan hệ sản xuất trong xã hội chủ nghĩa được tổ chức dựa trên cơ sở công bằng vàbình đẳng, mọi người cùng tham gia lao động và phân phối theo năng lực và hưởng