Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống của bản thân... 8 -Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về vi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Giảng viên: Nguyễn Hương Ngọc Lớp học phần: LIT1054 5
Họ và tên: Đỗ Khánh Hòa
Mã sinh viên: 23031664 Ngành học: Tâm lý học
Hà Nội, 07 tháng 05 năm 2024
Trang 2- 1 -
ĐỀ BÀI Câu 1: Tại sao cần thiết kế cuộc sống? Anh/chị hãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey và tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống của bản thân
Trang 3- 2 -
MỤC LỤC
Câu 1: Tại sao cần thiết kế cuộc sống? Anh/chị hãy nêu hiểu biết của mình về
kế hoạch Odyssey và tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình 3
I Thiết kế cuộc sống 3
1 Thiết kế cuộc sống là gì? 3
2 Tại sao cần thiết kế cuộc sống? 3
II Kế hoạch Odyssey 4
1 Định nghĩa 4
2 Cách tạo lập kế hoạch Odyssey 4
III Tạo kế hoạch Odyssey cho bản thân 5
Cuộc sống 1: Quyết tâm – Chuyên gia tâm lý 6
Cuộc sống 2: Thợ bánh ngọt và tiệm bánh 7
Cuộc sống 3: Bà chủ phòng khám thú cưng 8
-Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống của bản thân 9
I Tư duy thiết kế 9
1 Định nghĩa 9
2 Các bước của quy trình tư duy thiết kế 9
-II Vận dụng quy trình tư duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống 11
Trang 43
Câu 1: Tại sao cần thiết kế cuộc sống? Anh/chị nãy nêu hiểu biết của mình về kế hoạch Odyssey và tạo lập một bản kế hoạch của riêng mình
I Thiết kế cuộc sống
1 Thiết kế cuộc sống là gì?
Thiết kế cuộc sống là việc lên kế hoạch cho các bước đi trong tương lai dựa theo mong muốn, sở thích và khả năng ta hiện có để xây dựng một cuộc sống
ý nghĩa và phù hợp với bản thân Thiết kế cuộc sống không phải việc tạo ra phần đời còn lại mà là việc thiết kế từng giai đoạn, nước đi trong cuộc sống
và dần dần điều chỉnh các giai đoạn đó phù hợp với sự phát triển của bản thân
2 Tại sao cần thiết kế cuộc sống?
a Thiết kế cuộc sống sẽ giúp ta định hướng được cuộc sống và dễ dàng đạt được mục tiêu đã đề ra
Việc lên kế hoạch cho các giai đoạn trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta có thể định hình rõ ràng hơn những gì quan trọng và ý nghĩa nhất trong cuộc sống của mình, từ đó viết ra một kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết và có quyết tâm để đạt được mục tiêu đã đề ra Điều này cũng giúp chúng ta nhìn rõ được các bước tiến lên phía trước của mình đang tiến đến đâu và sẽ không bị lung lay, lệch hướng ra khỏi mục tiêu ban đầu và dễ dàng thành công trong việc theo đuổi mục tiêu
b Thiết kế cuộc sống giúp ta học được cách quản lý thời gian tốt và hiệu quả hơn
Thiết kế cuộc sống giúp chúng ta xác định được những mục tiêu quan trọng và cần thiết và hình thành những mốc thời gian để hoàn thành mục tiêu,
từ đó biết cách phân bổ thời gian vào những công việc chúng ta coi là cấp bách hơn và tránh lãng phí thời gian vào những việc ít quan trọng
c Thiết kế cuộc sống tạo ra nguồn động lực mạnh mẽ và khơi dậy tinh thần
Trang 5- 4 -
Bằng cách thiết lập mục tiêu và đề xuất một kế hoạch để đạt được chúng, chúng ta có thể tạo ra một động lực mạnh mẽ để tiến lên phía trước và vượt qua những thách thức
d Thiết kế cuộc sống cũng có thể tăng sự tự tin và độc lập
Khi chúng ta đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã đề ra và sống đúng với giá trị và mong muốn của mình, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn và có khả năng tự lập trong mọi tình huống
II Kế hoạch Odyssey
1 Định nghĩa
Kế hoạch Odyssey là một trong những cách hiệu quả nhất để thiết kế cuộc sống được viết trong cuốn “Thiết kế một cuộc đời đáng sống” của Bill
Burnett và Dave Evans
Bắt đầu từ khái niệm “Odyssey years” của nhà bình luận xã hội David Brooks, có nghĩa là khoảng thời gian từ 20 đến 35 tuổi, khoảng thời gian để phát triển toàn diện của con người Bill đưa ra khái niệm “Odyssey plan” hay
“Kế hoạch của Odyssey” là kế hoạch về cuộc sống trong vòng 5 tới 10 năm tới, giúp con người có thêm tầm nhìn về cuộc sống Về cơ bản, đó là kế hoạch
về việc ta muốn sống thế nào trong tương lai
2 Cách tạo lập kế hoạch Odyssey
Khi tạo lập kế hoạch Odyssey, ta sẽ phải phác họa ra cuộc sống của mình trong 5 năm tới theo 3 phiên bản hoàn toàn khác nhau:
- Cuộc sống số 1 – Việc mà ta đang làm hoặc điều ta đã có sẵn trong đầu Đó
có thể là cải thiện cuộc sống hiện tại hoặc một ý tưởng ta đã ấp ủ bấy lâu nay
- Cuộc sống số 2 – Việc ta sẽ làm nếu bỗng dưng thất nghiệp hoặc nếu cuộc sống số 1 của ta đột ngột kết thúc vì lý do nào đó
- Cuộc sống số 3 – Việc ta sẽ làm hoặc cuộc sống của ta nếu tiền bạc hay hình tượng bản thân không còn là vấn đề
Với mỗi phiên bản của cuộc sống, ta đều cần phải xác định một số yếu tố sau:
Trang 6- 5 -
- Một khung thời gian rõ ràng, bao gồm các sự kiện về đời sống cá nhân và các sự kiện không liên quan đến công việc
- Tên của kế hoạch, gồm 6 từ có thể mô tả phần cốt lõi của kế hoạch
- 3 câu hỏi về kế hoạch đó
- Bảng đánh giá về:
+ Các nguồn lực: Thời gian, tiền bạc, kỹ năng, các mối quan hệ cần thiết để thực hiện kế hoạch này?
+ Sự thích thú: Mình cảm thấy yêu thích, hào hứng với kế hoạch của mình đến mức nào?
+ Sự tự tin: Bản thân mình có cảm thấy hoàn toàn tin tưởng hay còn lưỡng lự
về kế hoạch này?
+ Tính thống nhất: Kế hoạch này có ý nghĩa hay không? Có nhất quán với thế giới quan của mình hay không?
III Tạo kế hoạch Odyssey cho bản thân
Cuộc sống 1: Em luôn có mục tiêu đó là trở thành một chuyên gia tâm lý học Trước mắt, em muốn tốt nghiệp bằng xuất sắc cử nhân tâm lý học và có các giải thưởng về nghiên cứu khoa học để có thể đủ chỉ tiêu học vượt lên tiến
sĩ tâm lý học, rút ngắn thời gian theo đuổi mục tiêu
Cuộc sống số 2: Nếu vì một lý do nào đó em không thể theo đuổi ngành tâm lý được nữa, em sẽ nghỉ học tại trường và bắt đầu học làm bánh Làm bánh ngọt vốn là sở thích từ bé của em và em đã có sẵn những nền tảng về công việc này, nên nếu sau này không thể trở thành chuyên gia tâm lý, em sẽ phát triển một thương hiệu bánh ngọt của riêng bản thân mình
Cuộc sống số 3: Nếu tiền bạc không còn là vấn đề, em muốn theo học ngành thú y và trở thành một bác sĩ thú y Sau khi tốt nghiệp, em sẽ mở một phòng khám tư nhân và một trung tâm cứu trợ chó mèo trên toàn miền Bắc
Các cuộc sống trên được em lên kế hoạch và xác định các yếu tố như sau:
Trang 7- 6 -
Cuộc sống 1: Quyết tâm – Chuyên gia tâm lý
2024 2025 2026 2027 2028
- Có GPA
tích lũy trên
3.6
- Đạt học
bổng khuyến
khích học tập
- Có việc làm
thêm
- Có bằng lái
xe máy
- Học thêm
kỹ năng
chỉnh sửa
ảnh và video
- Tham gia
câu lạc bộ
bóng chuyền
USSH
- Giữ GPA tích lũy trên 3.6
- Đạt học bổng khuyến khích học tập
- Có giải thưởng nghiên cứu khoa học
- Học tiếng Đức
- Cùng bạn
bè đi Hải Phòng
- Tham gia đánh chính cho đội bóng chuyền của trường
- Thi IELTS lần hai (mục tiêu: 7.5)
- Tốt nghiệp với bằng xuất sắc
- Có bằng lái
ô tô
- Cùng gia đình đi du lịch Thái Lan
- Chuyển từ
ở trọ sang ở nhà riêng
- Duy trì việc học tiếng Đức
- Học chương trình tiến sĩ ngành tâm lý
- Tìm được công việc có liên quan đến ngành tâm lý
- Có bài báo khoa học được đăng tải
- Thi TELC
- Có một kênh truyền thông riêng (Tiktok hoặc Youtube) để chia sẻ lại những kiến thức đã được học và trải nghiệm của bản thân
- Có thêm một bài báo khoa học được đăng tải
- Đi du lịch Đức
- Câu hỏi:
+ Liệu tôi có thể đưa ra một bài nghiên cứu khoa học đủ xuất sắc không? + Liệu tôi có phù hợp để trở thành một nhà trị liệu hay không?
+ Liệu tôi có thể kiên trì theo đuổi ý tưởng này hay không?
- Thang đánh giá:
Thang đo
sự thích thú tính thống nhấtThang đo
Thang đo
sự tự tin
100
Thang đo
các nguồn lực
Trang 8- 7 -
Cuộc sống 2: Thợ bánh ngọt và tiệm bánh
2024 2025 2026 2027 2028
- Xin học
việc tại các
tiệm bánh
ngọt
- Tham gia
vào đội tuyển
bóng chuyền
nữ của thành
phố
- Cùng gia
đình đi du
lịch Đà Lạt
- Học thêm
kỹ năng
marketing và
sale
- Chinh phục thành công món bánh Croissant và Macaron
- Được làm thợ bánh tại thương hiệu Tous Les Jours
- Được tham gia vào đội bóng chuyền
nữ của tỉnh
- Mở tiệm bánh ngọt của riêng mình tại Lạng Sơn với món chủ đạo
là Croissant
- Học cách làm thêm những món bánh mặn
- Mở một kênh truyền thông riêng cho tiệm
- Được đi đánh giải bóng chuyền cho tỉnh
- Sáng tạo ra một menu món bánh mặn
- Phát triển tiệm bánh thành thương hiệu độc quyền
- Đi du lịch Chiangmai, Thái Lan
- Mở thêm chi nhánh mới của tiệm tại các tỉnh thành phố khác
- Mua được nhà cho riêng mình
- Cùng gia đình đi du lịch Đức
- Câu hỏi:
+ Liệu tôi sẽ có đủ vốn để tự mở một tiệm bánh không?
+ Liệu tiệm bánh của tôi có được mọi người yêu thích không?
+ Nếu giữa chừng tôi hết đam mê với việc làm bánh thì sao?
- Thang đánh giá:
Thang đo
sự tự tin
100
Thang đo
các nguồn lực
Thang đo
sự thích thú
Thang đo tính thống nhất
Trang 9- 8 -
Cuộc sống 3: Bà chủ phòng khám thú cưng
2024 2025 2026 2027 2028
- Theo học
ngành thú y
của Học viện
Nông nghiệp
Việt Nam
- Đạt học
bổng
- GPA tích
lũy trên 3.6
- Học IELTS
- Đạt học bổng
- Giữ GPA tích lũy trên 3.6
- Thi IELTS (mục tiêu:
7.5)
- Tìm được việc làm thêm
- Đi du lịch Hải Phòng cùng bạn bè
- Trở thành sinh viên được chọn của chương trình trao đổi sinh viên với trường đại học tại Đài Loan
- Thực tập tại công ty lớn
về thú y
- Tốt nghiệp sớm bằng cử nhân xuất sắc ngành thú y
- Mở một phòng khám thú y tư nhân
- Mở rộng phòng khám thành một cơ
sở spa và khách sạn cho thú cưng
- Mở trạm cứu hộ động vật ở Miền Bắc
- Câu hỏi:
+ Liệu trạm cứu hộ của tôi có thực sự giúp được những động vật bị bỏ rơi không?
+ Liệu tôi có đủ điều kiện để trở thành bác sĩ thú y hay không?
+ Liệu tôi phòng khám tôi mở có thể được mọi người tin tưởng?
- Thang đánh giá:
Thang đo
sự tự tin
100
Thang đo
các nguồn lực
Thang đo
sự thích thú
Thang đo tính thống nhất
Trang 10- 9 -
Câu 2: Trình bày dự định của anh/chị về việc vận dụng quy trình tư duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống của bản thân
I Tư duy thiết kế
1 Định nghĩa
Tư duy thiết kế là quá trình tìm hiểu nhu cầu, xác định vấn đề và tư duy để giải quyết các vấn đề đó một cách sáng tạo và tối ưu Tư duy thiết kế là một quy trình tuần hoàn, có thể được sử dụng lặp đi lặp lại với một mục tiêu, từ đó giúp ta tiếp cận vấn đề một cách sâu hơn và chi tiết hơn và tìm ra một giải pháp hữu dụng nhất để có thể giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất
2 Các bước của quy trình tư duy thiết kế
Một quy trình tư duy thiết kế sẽ bao gồm 5 bước: Thấu cảm – Xác định vấn đề – Lên ý tưởng – Tạo mẫu – Thử nghiệm
a Thấu cảm
Thấu cảm là giai đoạn đầu tên trong quá trình tư duy thiết kế, đây là quá trình thấu hiểu, đồng cảm với cảm xúc của người khác, là điều cốt yếu trong
tư duy thiết kế Thấu cảm cho phép nhà thiết kế hiểu được rõ hơn những vấn
đề mà đối tượng khách hàng đang trải qua Bước này giúp nhà thiết kế có được những thông tin cần thiết để sử dụng trong các giai đoạn tiếp theo của quy trình
b Xác định vấn đề
Sau bước thấu cảm chính là bước xác định vấn đề Ở bước này, nhà thiết
kế sẽ sử dụng những thông tin mình vừa thu thập được ở bước thấu cảm và phân tích, tổng hợp chúng lại để có thể xác định được trọng tâm vấn đề cần giải quyết
c Lên ý tưởng
Nối tiếp bước xác định vấn đề là bước lên ý tưởng Từ vấn đề đã được xác định ở giai đoạn trước, nhà thiết kế sẽ bắt đầu tạo ra các ý tưởng để giải quyết vấn đề đó Điều quan trọng ở bước này là nhà thiết kế không nên gò bó bản
Trang 11- 10 -
thân ở những quy tắc và ý tưởng thông thường, đừng giới hạn sự sáng tạo của bản thân mà hãy đưa ra càng nhiều ý tưởng và giải pháp càng tốt Những ý tưởng có thể kỳ dị, điên rồ nhưng biết đâu chúng sẽ có ích trong việc giải quyết vấn đề đó và làm tiền đề để phát triển một giải pháp tốt và độc đáo Có thể nói sáng tạo là điều quan trọng bắt buộc phải có ở giai đoạn này
d Tạo mẫu
Sau khi đã hình thành được ý tưởng và giải pháp, nhà thiết kế sẽ bắt tay vào hiện thực hóa các giải pháp đó qua các mô hình hay sản phẩm thử, từ đó nghiên cứu ra được đâu là giải pháp tốt nhất và tối ưu nhất để giải quyết vấn
đề Bước này sẽ giúp nhà thiết kế loại bỏ những giải pháp không khả thi trong thực tế và tập trung và các giải pháp có thể thực hiện được Bên cạnh đó, nhà thiết kế cũng có thể hiểu được giái pháp rõ hơn, nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp và có sự điều chỉnh cho phù hợp trước khi đưa
ra sản phẩm cuối cùng
e Kiểm tra
Đây là bước cuối cùng của quy trình tư duy thiết kế, là bước áp dụng sản phẩm vào thực tế và thu hồi ý kiến từ đối tượng sử dụng để tiếp tục cải tiến sản phẩm và có những thay đổi phù hợp nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất Bước này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần, cần phải liên tục thử nghiệm và tiếp nhận phản hồi của người sử dụng để đảm bảo sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện nhất và chất lượng nhất
Bên cạnh đó, khi đưa ra thử nghiệm mà nhà thiết kế thấy sản phẩm không phù hợp với thực tế, nhà thiết kế sẽ quay lại bước lên ý tưởng và bắt đầu tạo
ra một sản phẩm mới phù hợp hơn Quy trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi tạo ra được sản phẩm tốt nhất có thể đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
Trang 12- 11 -
II Vận dụng quy trình tư duy thiết kế để cải thiện một phương diện trong cuộc sống
Thiết kế một thời gian biểu và phương thức ôn tập thi kết thúc học phần
a Thấu cảm
Đầu tiên, khi nghĩ về những vấn đề mà bản thân đang gặp phải, em đã ngay lập tức nghĩ tới một vấn đề mà em luôn luôn gặp phải mỗi khi kỳ thi tới,
đó chính là việc ôn tập thi cuối kỳ Em tự nhận thấy rằng mỗi khi kỳ thi tới là
em luôn thiếu thời gian ôn tập, hầu như phải thức xuyên đêm trước ngày thi
để học Kết quả là hôm thi em luôn trong trạng thái mệt mỏi vì thiếu ngủ, không nhớ rõ được kiến thức và nhận lại được điểm số không như kỳ vọng của bản thân
Em tự đặt ra câu hỏi cho bản thân rằng:
“Có 1 – 2 tuần nghỉ để ôn tập kết thúc học phần nhưng tại sao mình vẫn
không có đủ thời gian để ôn tập?”
“Vấn đề nằm ở thời gian hay cách ôn tập của bản thân không phù hợp?”
“Làm thế nào để có thể cải thiện hiệu quả ôn tập mà không ảnh hưởng tới giấc ngủ?”
Sau một thời gian suy nghĩ, em đã trả lời cho ba câu hỏi như sau:
Có 1 – 2 tuần ôn thi nhưng em đã dành thời gian đầu để làm đề cương cho tất cả các học phần, có những môn đề cương rất dài, phải mất 3 – 4 ngày mới
có thể hoàn thành, vì vậy sau khi hoàn thành xong đề cương tất cả các môn thì
đã mất gần 2 tuần Vậy nên 2 tuần nghỉ đó chỉ là thời gian em dành để làm đề cương chứ không phải ôn tập
Trước giờ em chỉ ôn tập bằng cách đọc nhẩm và học thuộc và chưa thử những cách ôn tập mới, cách này tốn khá nhiều thời gian và chưa chắc nó đã
là cách phù hợp với em nhất
Trong khoảng thời gian ôn tập luôn phải dành thời gian cho giấc ngủ, không được thức nguyên đêm, nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới kết quả học tập của em