BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH---TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN DU LỊCH VĂN HOÁ VÀ DI SẢNĐỀ TÀI: NÊU VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆ
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khái quát về TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP.HCM) hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer
Save to a Studylist tâm văn hoá và giáo dục quan trọng tại Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam của đất nước Việt Nam, cách trung tâm thành phố
Hà Nội khoảng 1.730km tính theo đường bộ Ngoài ra trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nằm cách bờ biển Đông khoảng 50 km theo đường chim bay, khoảng cách không quá xa.
Với vị trí là tâm điểm của Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không Nhờ điều này mà thành phố đã giúp nối liền các tỉnh trong vùng và trở thành một cửa ngõ quốc tế cực kỳ quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông.
- Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An.
- Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang. b Lịch sử hình thành:
Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) ai cũng phải tự hào với một thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, sau đó được hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, bắt đầu đánh dấu cho sự ra đời của thành phố Khi người Pháp tiến vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập Dần dần thành phố nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất của nước Việt Nam Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, nổi bật nhất trong số những thuộc địa của thực dân Pháp Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn ở 1887 –
1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra ngoài Hà Nội).
Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam – một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương, sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức Đô Thành Sài Gòn Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM ), theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. c Tài nguyên du lịch:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Về khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam Bộ khác, Thành phố Hồ Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa) Trong năm, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít) Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp
Về địa hình: Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam Có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích Phần cao trên 10m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1m, nhiều nơi dưới 0m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).
Về môi trường: Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung, Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường rất lớn Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động.
Về thủy văn: Thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều Sông Sài Gòn là con sông lớn nhất, có 106 km chảy qua địa bàn thành phố, là nơi tiếp nhận các tàu biển có trọng tải trên 74,000 tấn và các tàu du lịch lớn Hệ thống sông từ thành phố lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cambodia đều thuận lợi Thành phố Hồ Chí Minh có đường bờ biển với chiều dài 15km có khả năng tổ chức loại hình du lịch sinh thái và du lịch thể thao biển.
Về động vật, thực vật: Chủng loại và số lượng động, thực vật tại thành phố được đánh giá vẫn còn rất hạn chế Vùng cửa sông Cần Giờ có trên 137 loài cá thuộc 39 họ và 13 bộ, cùng hàng trăm loài thủy sinh không xương sống, đặc biệt là các loài tôm và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ Vàm Sát là khu du lịch sinh thái với sân chim tự nhiên rộng 100 hecta và nhiều loài chim nước quý hiếm Ngoài ra, thành phố còn có khu Đầm Dơi, nơi tập trung hơn 100 con dơi quạ và khu bảo tồn động vật hoang dã.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
Sài Gòn – TP.HCM có quá trình hình thành và phát triển hơn 300 năm, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn là bức tranh mang đậm dấu ấn về bằng chứng vật chất và tinh thần phản ánh những giá trị lịch sử, văn hóa của Thành phố trong suốt quá trình khai phá, xây dựng, đấu tranh của các thế hệ cư dân ở vùng đất này Do đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa ở đây là việc làm cần thiết góp phần quan trọng trong giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta Và việc phát triển du lịch dựa trên những giá trị của di tích lịch sử văn hóa cũng là cách vừa để bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống yêu nước, quý báu của dân tộc, vừa là để thể hiện và ca ngợi tinh thần đó với bạn bè năm châu Các di tích lịch sử văn hóa của TP.HCM bao gồm nhiều loại: Các di tích lịch sử, các di tích kiến trúc nghệ thuật, các di tích khảo cổ, các bảo tàng và thắng cảnh có giá trị lịch sử.
Các di tích lịch sử - văn hóa: Địa đạo Củ Chi - Đền Bến Dược, Hội trường Thống Nhất, Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bưu điện thành phố, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng.
- Di tích khảo cổ: Lò gốm Hưng Lợi, Di tích mộ Chum Giồng cá vồ, Giồng Phệt ở Cần Giờ.
- Hệ thống bảo tàng: Với hệ thống 13 bảo tàng công lập, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với cả nước Ngoài các bảo tàng này, thành phố còn có nhiều bảo tàng khác do tư nhân lập ra, thu hút sự quan tâm của cả khách du lịch quốc tế và nội địa.
- Các ngôi chùa cổ: Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ, Chùa Xá Lợi, Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Linh Sơn,
- Các nhà thờ cổ: Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ Huyện Sỹ, Nhà thờ Chợ Quán, Nhà thờ Cha Tam,…
- Các khu du lịch, vui chơi giải trí: Đầm Sen, Suối Tiên, Bình Quới, Văn Thánh,
- Lễ hội tín ngưỡng: Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, Lễ hội Kỳ Yên đình Phú Nhuận, Lễ
Kỳ yên đình Bình Đông, Lễ hội miếu Ông Địa, Lễ Vu Lan,… d Kinh tế:
Một số điểm di sản văn hóa tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia bằng Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ngày 12 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966 Đây là một bảo tàng có quy mô lớn và hoành tráng nhất ở
TP Hồ Chí Minh tính đến thời điểm hiện tại Nơi đây luôn mở cửa tiếp đón khách tham quan để giúp du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về lịch sử cũng như ngày độc lập của Việt Nam b Địa đạo Củ Chi:
- Địa chỉ: đường tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
- Có thể nói Địa đạo Củ Chi là nơi để lại dấu ấn sâu đậm nhất với các du khách Điều mà hầu hết du khách đều cảm nhận được khi đến đây chính là cái khí thế hào hùng, kiên trung, bất khuất của dân tộc Việt Nam ta Để hiểu rõ hết quá khứ hào hùng của dân tộc bạn nên ít nhất một lần đến thăm nơi khiến cho quân giặc phải khiếp sợ trước trí thông minh của lực lượng vũ trang Việt Nam này Đến Địa đạo Củ Chi du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những đường hầm được thiết kế, bố trí vô cùng tinh vi và đầy thông minh Như được biết đây chính là yếu tố góp phần tạo nên thành công trong thời kỳ kháng chiến chống giặc Chẳng mấy khó hiểu khi các đường hầm ở đây được nhiều chuyên gia quân sự, kiến trúc sư hàng đầu thế giới nể phục. c Bảo tàng chứng tích Chiến Tranh Việt Nam:
- Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
- Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh chắc hẳn là nơi mà du khách không nên bỏ lỡ với những người yêu thích lịch sử Cho đến hiện tại, di tích lịch sử TP Hồ Chí Minh này vẫn còn lưu giữ rất nhiều vật dụng từ thời chiến tranh Vì thế khi đến đây, du khách không chỉ còn biết đến quá trình dựng nước giữ nước thông qua sách vở, tranh ảnh,… mà hoàn toàn có thể trực tiếp nhìn thấy những “chứng nhân” lịch sử Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam có trưng bày những cỗ xe tăng, phi cơ, máy bay trực thăng, đại pháo,… Đây đều là những “chiến sĩ” từng chinh chiến hết mình ngoài xa cơ để đẩy lùi quân giặc Đi sâu vào bên trong bảo tàng, du khách còn được tham quan qua hàng trăm, nghìn hiện vật thu nhặt hậu chiến tranh Ngoài ra, bất kỳ du khách nào khi đến bảo tàng đều sẽ được tận mắt nhìn thấy những loại vũ khí của quân ta lẫn quân giặc sử dụng trong thời chiến. d Bến Nhà Rồng:
- Địa chỉ: 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, Quận 4.
- Theo những con số thống kê cho thấy có hơn 90% bạn trẻ sinh sống tại TP Hồ ChíMinh đã từng đến thăm Bến Nhà Rồng ít nhất một lần Di tích lịch sử TP Hồ Chí Minh– Nơi từng in dấu chân bác Hồ luôn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan hàng năm Theo dòng lịch sử đây chính là nơi Bác đã chọn để ra đi tìm đường cứu nước, từ đó tạo nên một trang sử hào hùng cho dân tộc ta Ghé đến đây du khách có thể tự mình khám phá thêm về đặc trưng kiến trúc Việt Nam vào thời xưa.Điều tạo được ấn tượng với du khách tham quan chính là phong cách thiết kế truyền thống, tượng rồng sống động Đặc biệt, tại đây còn có rất nhiều mô hình phóng tác,khắc họa lại cảnh đời sống thời cơ cực của Việt Nam một cách rất rõ nét, do đó du khách đến tham quan có thể tự mình cảm nhận được mọi thứ đã trôi qua. e Nhà thờ Đức Bà:
- Địa chỉ: Công trường Công Xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Nhà thờ Đức Bà nằm tại khu vực trung tâm thành phố - Nơi đây luôn là địa điểm tham quan du lịch rất được yêu thích Địa danh này không chỉ nổi tiếng trong cộng đồng người Việt mà còn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ thực khách quốc tế Điểm thu hút của Nhà thờ Đức Bà bắt nguồn từ sự uy nghiêm, tráng lệ trong kiến trúc xây dựng. Hầu hết những ai lần đầu nhìn thấy đều vỡ òa vì sự kỳ công, tuyệt mỹ vì tòa nhà được xây dựng theo phong cách châu Âu – Romanesque độc đáo Điều đặc biệt ở đây chính là từng viên gạch đều được nhập khẩu từ Pháp 100%, và chúng vẫn được gìn giữ cho đến tận hôm nay.
THỰC TRẠNG KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA ĐỂ TẠO RA SẢN PHẨM DU LỊCH TIÊU BIỂU CỦA TUYẾN CITY TOUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA ĐỂ TẠO RA SẢN PHẨM DU LỊCH TIÊU BIỂU CỦA TUYẾN CITY TOUR THÀNH
Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên di sản vật thể, phi vật thể khá đa dạng và phong phú Trong đó, di sản văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của quốc gia, dân tộc, vùng miền Đây không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất hay con người địa phương, mà chính là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất truyền thống văn hóa Việt Nam, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Cách riêng là đối với Thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố trung tâm du hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan Vì nơi đây, có rất nhiều di tích, di sản văn hóa mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng
Các di tích được xếp hạng đều có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật; thể hiện sự tài hoa, trí sáng tạo, đức tính cần cù, tinh thần anh dũng hy sinh của nhân dân ta; là bằng chứng cho lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - TP HCM Vì vậy, đây là tài sản vô giá của quốc gia, là bản sắc văn hóa, nguồn lực của đất nước trong quá trình hội nhập, phát triển và cũng là nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM. Tuy nhiên, hiện nay, rất ít di tích nằm trong bản đồ du lịch của TP HCM Đây thực sự là điều đáng tiếc, bởi không chỉ làm giá trị lịch sử của di tích dễ bị lãng quên mà còn thiếu những điểm đến mới để du khách muốn quay lại khám phá thành phố Quan trọng hơn, học sinh không được học tập trực quan về một phần lịch sử - văn hóa nơi mình đang sống Theo Sở Du lịch TP HCM, trong năm 2019, khi chưa xuất hiện dịch Covid-19, tổng lượt khách quốc tế đến thành phố đạt hơn 8,6 triệu, khách du lịch nội địa đạt hơn 32,7 triệu lượt Tuy nhiên, du khách thường đến một vài điểm quen thuộc như: chợ Bến Thành, Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố , còn các di tích khác thì ít được biết đến.
Hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ một số thực trạng khai thác di sản văn hóa để tạo ra sản phẩm du lịch tiêu biểu của tuyển city tour Thành phố Hồ Chí Minh như:
Thứ nhất, số lượng di tích được khai thác còn hạn chế Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 185 di tích được xếp hạng nhưng chỉ có 40 di tích là thu hút du khách Các công ty lữ hành đều có các chương trình du lịch đặc trưng với City tour Thành phố Hồ Chí Minh như Sài Gòn di sản trăm năm, Theo dấu chân biệt đồng Sài Gòn, các chương trình Về Nguồn, Mặt khác, các chương trình này chưa có sự đa dạng về điểm đến do các di tích tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa được khai thác hết Nguyên nhân có rất nhiều khía cạnh như kinh phí, thủ tục pháp lý, nguồn nhân lực quản lý, dẫn đến các di tích không được khai thác đồng đều Một số di tích hầu như bị lãng quên do không thu hút du khách Từ đó, các di sản đó bị mất đi giá trị văn hóa, kinh tế tại địa phương chưa được tăng cao và các chương trình city tour tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa được tiêu biểu là sự tiềm năng để TP.HCM tập trung khai thác và phát triển du lịch di sản văn hóa còn rất lớn Thực tế khảo sát đã cho thấy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa còn rất nhiều vấn đề bất cập, chưa đồng bộ à Các sản phẩm du lịch văn hóa chưa đa dạng và hấp dẫn để thu hút du khách.
Thứ hai, khai thác không đúng những hàm lượng văn hóa chứa đựng trong di sản, xâm hại và làm biến tướng những giá trị của di sản Hiện nay di sản văn hóa đang trở thành một nguồn lực lớn, một tài nguyên nhân văn đầy tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, do vậy nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân đã tận dụng thế mạnh này để khai thác tốt đa giá trị kinh tế của di sản Tuy nhiên, trong không ít trường hợp do quá quan tâm đến phương diện kinh tế, đặt nặng mục tiêu lợi nhuận, nên đã đặt nhẹ công tác bảo tồn, chỉ cốt sao doanh thu càng nhiều càng tốt Bên cạnh đó là tình trạng lạm dụng, khai thác cạn kiệt di sản không tính đến đặc điểm, tính chất, tuổi thọ Có thể thấy nhiều di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể,nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức, chưa được sử dụng đúng mục đích
Thứ ba, nguồn vốn đầu tư để khai thác, trùng tu các di sản văn hóa để tạo ra sản phẩm tiêu biểu của tuyến city tour Thành phố Hồ Chí Minh hạn hẹp Do vẫn còn một số lượng di tích ở Thành phố Hồ Chí Minh bị xuống cấp trầm trọng, thiếu kinh phí để trùng tu, thiếu chuyên gia giỏi để tư vấn cho địa phương trong công tác trùng tu và bảo tồn Ở một số nơi vẫn có hiện tượng di tích bị xâm hại, sử dụng sai mục đích gây ảnh hưởng lớn tới di sản Nhưng chính quyền địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý di tích Bên cạnh đó, một số di tích bị lãng quên do không có nguồn phí để đầu tư khai thác như di tích Lò gốm Hưng Lợi (Quận 8), đình Tân Túc, Từ đó, dẫn đến các điểm đến không thu hút được du khách đến tham quan và mất đi giá trị văn hóa của di sản đó.
Thứ tư, sự quảng bá điểm đến của các di sản văn hóa chưa được đẩy mạnh Trong các công tác tuyên truyền truyền, quảng bá về hệ thống di sản văn hóa và giá trị di sản văn hóa tới cộng đồng nói chung và khách du lịch nói riêng của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế. Điển hình nhất là công tác truyền thông cho người dân, các điểm đến, chương trình văn hóa nghệ thuật trong các chương trình, tour của các công ty lữ hành với các tuyển City Tour Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế Số lượng các ấn phẩm giới thiệu về di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh còn ít, các chương trình giới thiệu di sản văn hóa địa phương trên các phương tiện truyền thông còn khiêm tốn Các sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu các sản phẩm du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa người dân, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý địa phương, vai trò tham gia của người dân đối với công tác quản lý di sản văn hóa còn hạn chế.Thứ năm, nguồn nhân lực trong công tác quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa bị thiếu.Hoặc đội ngũ cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa ở địa phương chưa đáp ứng yêu cầu Số lượng cán bộ quản lý được đào tạo bài bản còn ít,nhiều cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn tại điểm hoặc hướng dẫn viên theo tour, giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa vẫn còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hóa, lịch sử và ngoại ngữ Những điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng các chương trình tour và không làm nổi bật được các giá trị di sản văn hóa mà du khách cần được biết đến Có thể nói đó chính là nguyên nhân làm giảm sức hút của các di sản văn hóa đối với du khách trong và ngoài nước.
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆC KHAI THÁC DI DẢN VĂN HOÁ
Không gian cảnh quan, kiến trúc bị xuống cấp, bị xâm hại
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình, di tích văn hóa, lịch sử lâu đời, mang giá trị cao, nhưng do tác động của thời gian, thời tiết khắc nghiệt nên các điểm đến này đang bị xuống cấp trầm trọng, thậm chí bị xâm hại nghiêm trọng Việc này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát huy giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống của người dân nơi thành phố này.
Hai di tích đang được dư luận đặt sự quan tâm thời gian qua là khu di tích Lò gốm Hưng Lợi (quận 8) và Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố đình Tân Quy Đông (quận 7).
Với lịch sử tồn tại khoảng 300 năm gắn liền với lịch sử hình thành của mảnh đất Sài Gòn này nhưng di tích lò gốm Hưng Lợi hiện chỉ còn là một phế tích Dù được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1998 nhưng từ đó tới nay, di tích này gần như không được trùng tu, bảo quản hay tu bổ bất cứ hạng mục gì Thậm chí ở chiều ngược lại, không ít lần báo chí từng phản ánh những hộ dân xung quanh khu vực đã lấn đất đai, xâm phạm, xả rác, chất thải ra khu vực di tích Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, từ những năm 1996 - 1997, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các đợt khai quật di tích Lò gốm Hưng Lợi và phát hiện rất nhiều hiện vật quý có giá trị Chính nhờ đó mà lò gốm được công nhận là di tích cấp Quốc gia Tuy nhiên, khu vực này những năm qua có tốc độ đô thị hóa quá nhanh, người dân vô tình hay cố ý đã đào đất đá,gạch nung ở khu vực để sử dụng vào các mục đích khác khiến di tích bị xâm hại nghiêm trọng.Ngoài ra mưa nắng cũng khiến một phần di tích bị hư hỏng theo vì không được bảo vệ đúng cách.
Di tích đình Tân Quy Đông là ngôi đình có lịch sử trên 100 năm Năm 1852, để ghi nhớ công lao của người đã khai phá vùng đất này, vua Tự Đức đã phong sắc ”Thần” với tên của Thần là
“Thành Hoàng Bổn Cảnh Chính trực Đôn Ngư” Ngôi Đình được xây dựng để thờ cúng vị thần này kể từ khi có sắc phong của Vua cho đến nay Nhân dân trong vùng rất thành tâm, kính ngưỡng và thường tổ chức các lễ cúng tại đây Tuy nhiên, hiện di tích đình Tân Quy Đông đang xuống cấp rất nghiêm trọng, nhiều hạng mục hư hỏng nặng, có khả năng sụp đổ rất nguy hiểm.
Chung số phận với 2 di tích trên, cũng rất được người dân quan tâm, đó là di tích đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp) với tuổi đời hơn 320 năm Đây không chỉ là ngôi đình lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là cả vùng đất phương Nam Tuy nhiên, dù được công nhận là di tích Quốc gia từ năm 1998 nhưng chưa thể thành một địa điểm du lịch văn hóa lịch sử và dường như vẫn bị “lãng quên” giữa rất nhiều không gian khác Di tích này đang xuống cấp nghiêm trọng, khu vực hội sở thờ tiên sư, nhà tiền hiền, hậu hiền, nhiều cột, vách gỗ bị mối mọt đục rỗng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào Một số mái ngói bị bể, trời mưa dột tứ bề Ngoài ra, do đình nằm ở vị trí mặt đường nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng đình để buôn bán, đặt các loại vật dụng khác Mặc dù hiện ngôi đình vẫn giữ được giá trị lịch sử, văn hóa và bản sắc của thời điểm xây dựng nhưng việc bảo quản đình đang là vấn đề khiến nhiều người lo ngại.
Ngoài các di tích trên, Thành phố Hồ Chí Minh còn có rất nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp cần quan tâm đến Có thể kể đến đình Tân Túc, đình Thông Tây Hội, Trại giam Bệnh viện Chợ Quán cũng đang xuống cấp, hư hại ở những mức độ khác nhau.
Tiến độ trùng tu các công trình, di tích văn hóa, lịch sử xuống cấp nguyên nhân là do khó khăn nguồn kinh phí, việc phục hồi các di tích rất tốn kém về tài chính và thời gian vì không chỉ sửa chữa cho mới mà còn phải giữ nguyên vẹn kiến trúc, dấu ấn văn hóa, lịch sử như ban đầu. Ngoài ra cần phải thực hiện đúng các thủ tục, quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công… Trong khi đó, về chính sách, hiện chưa có cơ chế riêng tạo thuận lợi đối với việc tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn vốn xã hội hóa Dịch Covid 19 đã làm trì hoãn rất nhiều đến tiến độ trùng tu các di tích Do đó, việc trùng tu và tôn tạo các di tích là một nhiệm vụ cấp thiết đồng thời cũng là một bài toán nan giải, khó khăn trong việc lưu giữ, để duy trì và phát huy các giá trị truyền thống quý báu này,
Không chỉ có những di sản kiến trúc, Thành phố Hồ Chí Minh còn có những hàng cây tuổi đời đã lên đến hơn 100 năm Hiện nay, diện tích cây xanh tại thành phố hiện được đánh giá đang ở mức “nghèo nàn”, chỉ đạt 0,5m /đầu người, rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch phải đạt 6- 2 7m 2 /đầu người Thành phố Hồ Chí Minh đang bị thiếu hụt trầm trọng các mảng cây xanh Đó là chưa kể, Thành phố bắt đầu đối mặt với những thách thức khi khó có thể giữ lại tất cả những hàng cây xanh cổ thụ - vốn là biểu tượng văn hóa và cũng là ký ức của người Sài Gòn Cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh bị đốn hạ để phục vụ thi công các công trình, dự án Một ví dụ thực tế, tuyến đường Tôn Đức Thắng quận 1 từng có hàng cây xanh cổ thụ rợp bóng mát.Tuy nhiên, để phục vụ thi công cầu Thủ Thiêm 2 kết nối quận 1 và thành phố Thủ Đức, từ đầu năm 2018, hơn 200 cây xanh trên tuyến đường này đã bị đốn hạ và di dời Hơn 1300 cây xanh trên đường Mai Chí Thọ và tuyến đường gần sân bay cũng chịu chung số phận bị đốn hạ và di dời để phục vụ việc thi công các công trình giao thông trọng điểm Nhiều người dân rất bức xúc, tiếc nuối vì mất đi không gian xanh, mất đi hàng cây che bóng mát cho cả con đường dưới thời tiết nắng nóng của Sài Gòn, nhất là vào mùa hè Thiếu hụt cây xanh trầm trọng, cộng với khói bụi ô nhiễm, giao thông đông đúc càng làm cho khí hậu của thành phố càng thêm oi bức gây khó chịu cho người dân, đến du khách nước ngoài cũng than phiền vì việc này.
Điều kiện về địa hình, dân cư
Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP.HCM) là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, thành phố này nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện với tổng diện tích là 2.095 km2 Địa hình không phức tạp nhưng đa dạng, điều kiện thích hợp cho nhiều loại hình phát triển TP.HCM có hai đặc điểm địa hình chính: bị chia cắt bởi mạng lưới sông dày đặc cùng với địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây TP.HCM có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo do đó thành phố được phân chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), hiện nay do ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu trên toàn thế giới làm nhiệt độ nóng hơn, xuất hiện nhiều cơn bão dữ dội hơn TP.HCM cũng không thoát khỏi những cơn nắng gắt đến hơn 40 độ, những cơn mưa lớn diện rộng gây ngập úng đa phần diện tích của TP.HCM, mặc dù địa hình của TP.HCM có độ cao trung bình từ 5 tới 10 mét có vùng địa hình cao có độ cao trung bình từ 10 mét đến 25 mét nhưng cũng có những vùng địa hình trũng ở phía Tây Nam có độ cao dưới 1 mét và nơi thấp nhất có độ cao 0,5 mét nhưng TP.HCM vẫn ngập diện rộng khi đón những cơn mưa lớn từ đó cũng gây tác động đến một số địa hình ở TP.HCM như hiện tượng sạt lở ở các khu vực Bình Thạnh, TP Thủ Đức, Nhà bè…
TP.HCM hứng chịu những hiện tượng ngập lún, sạt lở gây nguy hiểm đến việc di chuyển các phương tiện giao thông ở trên đường bộ lẫn đường thuỷ ngoài ra còn làm mất mỹ quan đô thị. City tour tại TP.HCM là một chương trình du lịch thu hút rất nhiều khách nước ngoài lẫn khách trong nước kể cả người dân tại TP.HCM, nổi bật với City Sightseeing Saigon - tham quan TP.HCM bằng xe buýt 2 tầng; Tour Khám phá Cần giờ; Tour Địa Đạo Củ Chi do đó nếu địa hình không an toàn sẽ gây cản trở và làm du khách không thoải mái trong quá trình tham quan tại TP.HCM.
Dân cư ở TP.HCM phần đông chiếm tỉ lệ dân nhập cư từ khắp các tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài Tính đến ngày 01/06/2023, tổng dân số TP.HCM là gần 8,9 triệu người chiếm 8,34% dân số Việt Nam Do vậy, mật độ dân cư đông xảy ra nhiều tình trạng về ùn tắc giao thông, không có việc làm, không có thu nhập… dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như là ma túy, cướp giật, gây mất trật tự giao thông… những vấn đề đó chính là những điều quan ngại khi phát triển du lịch tại đây bởi những du khách họ sẽ cảm thấy không an toàn khi du lịch tại TP.HCM
TP.HCM là nơi giao lưu văn hoá tộc người, bởi nơi đây hội tụ đến (trong tổng số 53) dân tộc thiểu số Phần đông nhất chính là người Hoa với hơn 478,768 người, chiếm gần một nửa số người Hoa trong cả nước, ngoài ra còn có dân tộc Chăm, dân tộc Khmer, dân tộc Tày… các bản sắc dân tộc góp phần khiến TP.HCM có nền văn hoá trở nên phong phú và đa dạng nổi bật với các khách du lịch trong nước và quốc tế.
Khai thác di sản quá mức
Việc khai thác di sản văn hoá quá mức với mục đích phục vụ phát triển du lịch, xuất hiện những tác động tiêu cực đối với di sản văn hoá, vì vậy cần quan tâm đến vấn đề này để giảm thiểu rủi ro mà nó đem lại Những tác động tiêu cực được thể hiện chủ yếu ở các vấn đề sau: Mất bản sắc văn hoá của đô thị Sài Gòn: Thành phố Hồ Chí Minh nổi bật với bản sắc văn hoá đô thị, đô thị sông nước chính là bản sắc bị thay đổi nhiều nhất bởi sông Sài Gòn là giao thông đường thuỷ quan trọng nhất, cảng Sài Gòn là cửa ngõ thông thương với nước ngoài Hệ thống kênh rạch dày đặc là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hoá khác từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cảng Sài Gòn để xuất khẩu Chính vì thế,người ta xem thương cảng Sài Gòn từ góc độ lịch sử có thể coi là đặc điểm chủ yếu của đô thị
Sài Gòn Hệ thống kênh rạch làm nên cảnh quan sông nước Sài Gòn nổi bật những con sông, kênh rạch với những bến sông nổi tiếng sinh hoạt buôn bán, cảnh quan văn hoá đặc trưng: sông, bến chợ, phố chợ ven sông, làng ven sông, giao thông đường thuỷ, ghe thuyền, cầu qua sông… nhưng hiện tại để đáp ứng nhu cầu giao thông và mang lại vẻ đẹp hiện đại cho thành phố thì đại lộ Đông Tây được xây dựng để thỏa mãn điều đó và nó cũng mang lại sự biến mất của những dãy nhà phố buôn bán dọc hai bên sông - cũng đọc theo đại lộ, xuất hiện những tòa cao ốc mọc lên Từ đó, vẻ đẹp cổ xưa của “trên bến dưới thuyền” sầm uất mà hồi giữa thế kỉ
XX được ghi nhận là đã không còn nữa.
Phát triển không đều, khai thác không có kế hoạch, không kiểm soát đối với các tài nguyên văn hoá, không có tái đầu tư phát triển, không cân đối các sản phẩm Bảo vệ, gìn giữ và phát huy thiếu trọng điểm, thiếu lựa chọn: TP Hồ Chí Minh có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, di tích lịch sử căn cứ Rừng Sác - Cần Giờ, hội trường Thống Nhất, trụ sở UBND thành phố, Bưu điện thành phố,… Danh lam thắng cảnh của thành phố thu hút du khách như rừng ngập mặn Cần Giờ, hệ sinh thái dọc sông Sài Gòn… Ngoài ra, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được lưu trữ tại hệ thống bảo tàng được rất nhiều du khách biết đến như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh… Trong đó, hơn 536 nghìn hiện vật, tài liệu lưu giữ trong hệ thống bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố quản lý Không chỉ có di sản văn hóa vật thể, thành phố còn có các lễ hội, các loại hình nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Lễ hội Ðường hoa, Lễ hội Áo dài, Lễ hộiNghinh Ông Cần Giờ, nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương, hát bội… Là cửa ngõ kết nối, giao lưu văn hóa của cả nước và khu vực, TP Hồ Chí Minh có các loại hình nghệ thuật trình diễn khác đã đưa vào phục vụ du lịch như múa rối nước, múa lân sư rồng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc Một số làng nghề thủ công truyền thống như làng bánh tráng Phú Hòa Ðông, làng mây tre lá Thái Mỹ (Củ Chi), phố da giày, phố đông y,… cũng là điểm đến của du khách trong nhiều năm nay Việc phát triển du lịch góp phần quan trọng phục hồi và bảo tồn di sản văn hóa, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho doanh nghiệp mà cả cộng đồng sống chung quanh khu vực có di sản Tuy nhiên, với hệ thống di sản hiện có, đến nay thành phố chỉ mới khai thác hiệu quả một số di sản Nhiều di sản văn hóa khác chưa được khai thác hoặc khai thác những tính hấp dẫn của sản phẩm còn hạn chế, chưa thu hút du khách Theo Giám đốc Sở Du lịch thành phố Bùi Tá Hoàng Vũ, thực tế không phải di sản văn hóa nào cũng có thể đưa vào khai thác du lịch Vừa qua, Sở Du lịch phối hợp Trường đại học Kinh tế - Luật thực hiện Ðề án kiểm kê tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố cho thấy 111 trong số 258 tài nguyên du lịch văn hóa được đánh giá thì chỉ có 24 tài nguyên được đánh giá là có tiềm năng cao Với 172 di tích được xếp hạng của thành phố, nhưng chỉ có khoảng 40 di tích thật sự được du khách trong nước và quốc tế quan tâm, có nhu cầu tham quan du lịch (chiếm 23%) Việc các di sản phân bố không đồng đều ở các địa phương, một số nơi hạn chế về bến bãi, chỗ đậu xe, điểm diễn cố định cũng làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch di sản văn hóa Một số di sản còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách, thời gian mở cửa chưa phù hợp, cộng với nguồn nhân lực khai thác du lịch di sản hạn chế cả về số lượng và chất lượng cũng là rào cản để thành phố phát triển du lịch di sản văn hóa một cách xứng tầm Để du lịch di sản văn hóa ở thành phố thật sự phát triển, đòi hỏi ngành chức năng cần đánh thức các di sản có tiềm năng du lịch, mang đến cho các di sản một sức sống mới, đủ sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Di sản văn hóa thành phố cần được nhìn một cách tổng thể của một di sản đô thị, chứ không nên nhìn ở di sản riêng lẻ, có vậy thành phố mới có được chiến lược bảo tồn di sản, phát triển du lịch di sản văn hóa phù hợp.
Nhiều di sản văn hóa chưa được nhiều du khách biết đến và quan tâm
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 177 di tích đã được quyết định xếp hạng, trong đó 2 di tích lịch sử được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là Dinh Độc Lập và Địa đạo Củ Chi Tiếp đó là
56 di tích quốc gia, trong đó có 24 di tích lịch sử Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một vài di tích nằm trong bản đồ du lịch của thành phố Việc các di tích văn hóa lịch sử ít người lui tới, không được khai thác, bảo quản cũng là nguyên nhân khiến chúng dần dần bị lãng quên và xuống cấp như những năm qua Đây thực sự là điều đáng tiếc, bởi không chỉ làm giá trị lịch sử của di tích dễ bị lãng quên mà còn thiếu những điểm đến mới để tăng khả năng quay trở lại của khách du lịch đến khám phá Thành phố Hồ Chí Minh thêm nhiều lần nữa.
Ngoài các di tích, địa điểm tham quan đẹp thì Thành phố Hồ Chí Minh còn có những lễ hội đặc sắc, hấp dẫn Trên địa bàn thành phố hiện có 3 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Tết NguyênTiêu của người Hoa ở quận 5 và Lễ hội Khai hạ - cầu an tại Lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt quận Bình Thạnh Ba lễ hội này đều mang một màu sắc riêng, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều người dân địa phương và khách du lịch Lễ hội được chia thành hai không gian: lễ và hội Trong đó, phần lễ đã được thực hiện tương đối tốt, quan tâm đầu tư hơn qua từng năm.Còn phần hội, nơi tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn người dân vẫn chưa được phát triển đúng cách.
Không gian văn hóa chưa được mở rộng, phát triển về quy mô, hình thức nhưng giá trị và ý nghĩa của lễ hội thì chưa đủ sâu nên chưa thu hút được nhiều sự chú ý, tham gia của cộng đồng địa phương, khách du lịch Yếu tố quan trọng trong việc phát huy và phát triển các giá trị văn hóa này chính là sự tham gia thực hành và đóng góp của cư dân bản địa, tuy nhiên việc này còn đang bị hạn chế Theo đồng chí Trần Thế Thuận, bất cập và hạn chế lớn nhất trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là việc lập hồ sơ chưa quy định rõ vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn, phát huy giá trị, trong khi cộng đồng chủ thể nắm giữ di sản đóng vai trò quan trọng Điều này làm cho một số di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một; tính sáng tạo, lan tỏa giá trị của di sản trong cộng đồng bị hạn chế rất nhiều.
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ
Tết Nguyên Tiêu của người Hoa tại Quận 5
Giữa Nhà nước và cộng đồng địa phương vẫn chưa có sự kết nối chặt chẽ Bên cạnh đó, sự liên kết với các doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng chưa tốt Ngoài ra, để các lễ hội phát triển, lan tỏa còn phụ thuộc vào việc quy hoạch môi trường văn hóa, liên kết với nhiều bộ phận khác,chẳng hạn thông tin truyền thông; định hướng phát triển trong các sản phẩm…
Một số điểm đến có giá trị nhưng không phục vụ cho du lịch
Một số công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo, cò bề dày lịch sử lâu đời mang tính giá trị cao, tuy nhiên các điểm này lại thường được sử dụng vào các chức năng khác, không khuyến khích khách tham quan như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhà rường của linh mục Bá Đa Lộc nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục, các biệt thự cổ đã được cho thuê làm nhà hàng… cũng là điều khá đáng tiếc cho việc phát triển du lịch di sản thành phố hiện nay.
Ý thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng bán hàng rong lấn chiếm di tích, không chỉ gây cản trở lối đi,nhiều người bán hàng rong còn níu kéo, đeo bám mời mọc, chèo kéo mua đồ ăn nước uống,quà lưu niệm gây khó chịu cho du khách; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời Chẳng hạn như nhà thờ Đức Bà, trước khi được trùng tu, mặc dù nhà thờ đã treo những tấm bảng “Để bảo vệ di sản chung, xin đừng viết lên tường” nhưng cũng vô ích, trên những bức tường của nhà thờ là chi chít chữ ký, hình vẽ,những lời tâm sự yêu đương được viết bằng bút mực trắng, bút xóa xuất hiện ngày càng nhiều,làm mất đi vẻ cổ kính, tôn nghiêm nơi Vương cung thánh đường Hay nhà thờ Tân Định, vào khung giờ hành lễ, rất nhiều gánh hàng rong và những người vô gia cư đến xin tiền đứng tràn lan trước cổng, đứng kín khu vực vỉa hè trước cổng nhà thờ gây rối loạn trật tự và ùn tắc, gây khó chịu cho những người tham gia dự lễ và khách đến tham quan Mặc dù đã có các bác bảo vệ của nhà thờ ra để giải tán nhưng chỉ được một lúc, tình trạng này lại đâu vào đấy, một phần cũng vì người ra vào nhà thờ quá đông không thể kiểm soát toàn bộ.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ CÁC DI SẢN VĂN HOÁ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ CÁC DI SẢN VĂN HOÁ TRONG
Giải pháp tốt nhất để có thể bảo vệ các di sản văn hóa trong phát triển du lịch tại TPHCM đó là làm sao để hoạt động du lịch vừa phát triển nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vừa góp phần vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Muốn vậy, du lịch phải khai thác hợp lý di sản văn hóa thông qua các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tăng cường quảng bá điểm đến di sản văn hóa tại TPHCM
Du lịch càng thu hút được nhiều du khách đến với di sản thì các giá trị của di sản văn hóa càng được quảng bá một cách rộng rãi Vì vậy, để du lịch phát huy tốt các giá trị của di sản thì phải tăng cường quảng bá di sản.
Trong những năm qua, nhiều sáng kiến quảng bá di sản góp phần quảng cáo du lịch, thu hút du khách đến với di sản tại TPHCM như Lễ hội Áo dài (tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3 hàng năm), Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ (tổ chức vào dịp 14, 15, 16 tháng 8 âm lịch), Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật dân gian Việt Nam (tổ chức 1 tuần trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng Ba âm lịch hàng năm) Ngoài ra việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa cho du khách tham quan là một bước tiến lớn trong việc đẩy mạnh quảng bá Du lịch tại TPHCM.
Trong thời gian tới, chúng ta cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức quảng bá như xây dựng chuyên trang về di sản văn hóa nổi tiếng tại khu vực TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung, giới thiệu những giá trị di sản, các city tour, tuyến du lịch khai thác di sản trong nội thành TPHCM.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin hiện nay cần khai thác các trang mạng xã hội zalo, facebook, youtube, twitter,… vào việc quảng bá điểm đến di sản.
Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm du lịch để khai thác đầy đủ giá trị di sản
Thực tế, nhiều di sản văn hóa tại TPHCM đã được khai thác để phát triển du lịch nhưng chưa đầy đủ, cả về số lượng và chất lượng các giá trị của di sản Vì vậy, khai thác đầy đủ sẽ giúp các giá trị của di sản được phát huy tốt nhất Ví dụ như TPHCM có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch dọc các trục đường đặc sắc hoặc các nhánh sông ngòi nhưng vẫn chưa được chú trọng để khai thác Ngoài một số di tích nổi tiếng ở khu vực trung tâm (quận 1, quận 3, quận 5) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách, còn lại nhiều khu vực khác cũng có những di tích, địa điểm có giá trị văn hóa mà nếu thiết kế thành chuyến tham quan “one day” hay “two days”, liên kết với xe bus hoặc bus đường sông thì nhiều khả năng trở thành sản phẩm du lịch rất hấp dẫn.
Sản phẩm này trước hết tổ chức trong ngày cuối tuần và hướng đến đối tượng chính là khách nội địa, nhất là người dân thành phố Không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, những tour du lịch văn hóa này sẽ tăng thêm sự hiểu biết cho người dân, nhất là với trẻ em và thanh thiếu niên.
Di sản văn hóa là của cộng đồng địa phương, của dân tộc nên có sự kết nối với các di sản văn hóa khác trên địa bàn thành phố Vì vậy, các City Tour TPHCM cũng cần thiết kế nhiều chương trình trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị của nhiều di sản văn hóa khác nhau trên các địa bàn Ví dụ như Ngành du lịch nên phối hợp với các quận huyện, thành phố để tạo ra sản phẩm
“đặc sản” của từng khu vực (có thể liên quận nếu cùng những đặc trưng văn hóa), hoặc tour
“một con đường, một dòng sông” để tham quan các công trình kiến trúc, cảnh quan, thưởng thức ẩm thực theo một tuyến đường/sông nổi tiếng, độc đáo. Điều này không chỉ tăng thời gian lưu trú của khách, đáp ứng mục tiêu tăng lợi nhuận của ngành du lịch mà còn giúp du khách tìm hiểu sâu hơn, đa dạng hơn các giá trị của di sản văn hóa.
Thứ ba, giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho du khách và cộng đồng địa phương Để hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di sản thì phải nâng cao ý thức bảo vệ di sản cho cả du khách và cộng đồng địa phương với một số giải pháp sau:
– Tập huấn chuyên môn, thái độ ứng xử với di sản, với du khách tham quan cho cán bộ và nhân dân địa phương có di sản Các đối tượng tham gia khai thác du lịch tại di sản không chỉ cán bộ du lịch mà cả người bán hàng, dân địa phương, lái xích lô, xe ôm tạo ra hoạt động du lịch bền vững tại khu di sản văn hóa.
– Nâng cao ý thức bảo vệ di sản của du khách bằng việc tăng cường các bảng hướng dẫn, ngăn cấm các hành vi xâm hại di tích cho du khách, công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ di sản thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,…
Thứ tư, huy động nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho hoạt động trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích
Khai thác di sản trong du lịch phải gắn liền với công tác tu bổ, trùng tu tôn tạo di tích nếu không di tích sẽ bị hủy hoại, tàn phá bởi chính hoạt động du lịch của con người Chẳng hạn như trùng tu các di tích xuống cấp, mở rộng sức chứa của di tích bằng việc xây dựng thêm một số hạng mục kết cấu hạ tầng.
Muốn vậy, cần phải có nguồn kinh phí lớn mà kinh phí từ hoạt động thu vé tham quan là không đủ Ví dụ như việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà, công cuộc trùng tu có thể kéo dài đến năm 2027 do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan Vì đây là công trình của Pháp xây dựng nên vật tư và kỹ thuật cũng phải được nhập khẩu từ Châu Âu ngoài ra việc đại dịch Covid-19 ập tới và chiến sự tại Ukraine khiến chi phí trùng tu bị đội lên không ít nhưng may mắn thay chính các giáo dân, người dân tại TPHCM rất quảng đại, mặc dù đời sống khó khăn, nhưng mỗi năm chiến dịch bác ái Mùa Chay - Phục sinh thì đóng góp cho công trình này Hoặc các giáo dân ở hải ngoại, những ông cụ bà cụ những người ngày xưa đi nhà thờ này cũng gửi về như một số nơi khác Tuy vậy, đóng góp chủ yếu vẫn là giáo dân tại thành phố.
Ngoài nguồn thu vé tham quan, cần yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành có đưa khách đến tham quan di sản trích một phần lợi nhuận của mình đóng góp vào quỹ bảo tồn di sản Kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài cũng như sự đóng góp của cộng đồng địa phương, nhất là người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch tại di sản.