Từ đó làm rõ vai trò của đạo đức và những hành động cụ thể của bản thân trong việc thựchiện đạo đức theo tấm gương của Hồ Chí Minh” là công trình do nhóm 8 nghiên cứu và thực hiệnvới sự
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: “Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạođức Từ đó làm rõ vai trò của đạo đức và những hành động cụ thể của bản thân trong việc thựchiện đạo đức theo tấm gương của Hồ Chí Minh” là công trình do nhóm 8 nghiên cứu và thực hiệnvới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Tú Trinh Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Phân tíchnội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Từ đó làm rõ vai trò của đạo đức và những hành động
cụ thể của bản thân trong việc thực hiện đạo đức theo tấm gương của Hồ Chí Minh” là trung thực
và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận cónguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào trong bài tiểu luận nhómchúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU V
1 Tính cấp thiết của đề tài V
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài V
3 Phạm vi nghiên cứu V
4 Phương pháp nghiên cứu VI
NỘI DUNG 1
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC 1
1.1 Khái niệm đạo đức 1
1.2 Vai trò của đạo đức 2
CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH 4
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức 4
2.1.1 Trung với nước, hiếu với dân 4
2.1.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 5
2.1.3 Thương yêu con người sống có tình có nghĩa 6
2.1.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 7
2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 8
2.2.1 Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức 8
2.2.2 Nêu gương về đạo đức 8
2.2.3 Xây đi đối với chống 9
2.2.4 Tu dưỡng đạo đức suốt đời 9
CHƯƠNG 3 Làm rõ vai trò đạo đức và những hành động cụ thể của bản thân trong việc thực hiện đạo đức theo tấm gương của Hồ Chí Minh 11
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đặt ra một tầm quan trọng không thểphủ nhận Không chỉ là việc khám phá và hiểu rõ về nguyên tắc đạo đức mà ông đề cao, mà còn là
cơ hội để áp dụng những giá trị này vào hành động cá nhân và xã hội Với sự cần thiết ngày càngtăng cao, việc này mang lại những ý nghĩa sâu sắc và to lớn
Nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh giúp chúng ta giữ gìn và truyền dạynhững giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống cho thế hệ hiện tại và tương lai Đồng thời, thông quaviệc hiểu rõ tư tưởng này, chúng ta có thể hướng dẫn hành vi cá nhân và xã hội theo đúng đạođức, xây dựng một cộng đồng tôn trọng, trách nhiệm và văn minh
Nghiên cứu cũng góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm cá nhân, giúp mỗi người hiểu rõhơn về vai trò của đạo đức trong hành xử hàng ngày Việc áp dụng những nguyên tắc đạo đức vàomôi trường làm việc không chỉ tạo ra một không gian tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển bềnvững của tổ chức
Từ việc hiểu rõ và áp dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ đóng gópvào sự phát triển xã hội mà còn xây dựng một tương lai tươi sáng, với một cộng đồng đoàn kết,văn minh và phồn thịnh Đó chính là lý do tại sao việc nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Hồ ChíMinh không chỉ cấp thiết mà còn đầy ý nghĩa và tầm quan trọng
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Nghiên cứu nhằm phân tích chi tiết tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, xác địnhvai trò của đạo đức trong hành động cá nhân và tìm hiểu cách áp dụng những giá trị đạo đức nàyvào cuộc sống hàng ngày
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm hướng tới cả những người quan tâm đến lịch sử,triết học đạo đức và những ai muốn nắm vững những nguyên tắc đạo đức để áp dụng vào thựctiễn
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tư liệu: Sử dụng phương pháp phân tích các tư liệu văn bản để hiểu
rõ tư tưởng và nguyên tắc đạo đức mà Hồ Chí Minh đề cao
Phương pháp so sánh: So sánh tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh với các triết lý đạođức khác để đánh giá và rút ra những kết luận sâu sắc
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC
1.1 Khái niệm đạo đức
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bàn nhiều về vấn
đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rấtsớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người Hồ Chí Minhnhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của ngườicách mạng Người coi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối.Người chỉ rõ cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục, thì cần nhớ rằng: “Trước mặtquần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúngchỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗicon người Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang.Người quan niệm, “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán.Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán” Theo Hồ Chí Minh, “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người cóđạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu:gian khổ, chất phác, kính trọng của công Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội
cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong”
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọithử thách “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt
rè, lùi bước , khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêmtốn”
Hồ Chí Minh thường nhắc lại tinh thần của V.I Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trítuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Trong Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một Đảngcầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cầnkiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngườilãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nóichung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cầnphải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xâydựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là mộtviệc rất quan trọng và rất cần thiết”
Trang 6Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước
đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôivới hành động và hiệu quả trên thực tế Người nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức baonhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình Hãy kiên quyết chốngbệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sảnxuất”
Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người Nếu đạo đức là tiêu chuẩncho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó Vì vậy, con người cần có cảđức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đạo đức thì vô dụng, thậm chí cóhại Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lựcphải thống nhất làm một Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng Người đòihỏi tài năng phải gắn chặt và đặt vững trên nền tảng đạo đức Hồ Chí Minh thường khuyên: “Dạycũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất quantrọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”
1.2 Vai trò của đạo đức
Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng mới đi được xa”, ngườicách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo đức làm nền tảng, làm cáicăn bản thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vai trò sức mạnh của đạo đứcđược Hồ Chí Minh nhìn nhận trên các bình diện:
- Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang Sự nghiệpcách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, làm chocon người Việt Nam từ nghèo đói trở lên đủ ăn, từ đủ ăn trở lên khá, từ khá trở lên giàu và giàu thìlại càng giàu thêm Sự nghiệp đó rất cao cả và nhân văn, đòi hỏi phải có những phẩm chất tươngứng
- Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của một xã hội, con người Người cóđạo đức là người cao thượng, một dân tộc, mặc dầu kinh tế còn lạc hậu, nhưng có được đạo đứccần, kiệm, liêm, chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc vănminh
- Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàncảnh, không dễ bị thay đổi trước nhũng xoay vần biến thiên của thời cuộc: Giàu sang không thểquyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục
- Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đức mới giũ vững được chủ nghĩaMác – Lênin, đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào cuộc sống Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí
Trang 7tuệ, đức và tài, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm lớn: Phải có đức để đi đến cái trí Vì khi có cáitrí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giácngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.
Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người Trong bài Đạođức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau,người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còntạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượt qua mọi thử thách
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinh viên cả “Đức,Trí, Thể, Mỹ” Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài là cực kỳ quan trọng, không có tài thì khôngxây dựng, phát triển được đất nước Đức bao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là vớigia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốc gia, dân tộc; học để làm việc, làm người, làm cán bộ
Trang 8CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức
2.1.1 Trung với nước, hiếu với dân
"Trung với nước, hiếu với dân" là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, chi phối và bao trùmmọi phẩm chất khác Khái niệm trung và hiếu đã tồn tại từ lâu trong tư tưởng đạo đức truyềnthống của Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất: "Trung với vua, hiếu vớicha mẹ" Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã nâng tầm và mở rộng nội dung của các phẩm chất này, biếnchúng thành: "Trung với nước, hiếu với dân" Sự thay đổi này đã tạo ra một cuộc cách mạng sâusắc trong tư duy đạo đức, phù hợp với bối cảnh thời đại mới Người từng ví đạo đức cũ như
"người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời", cho thấy tính lạc hậu của nó Đầu năm 1946,
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, trong thời đại mới, đạo đức cũng phải thay đổi theo: không chỉtrung thành với vua hay hiếu thảo với cha mẹ, mà quan trọng hơn là phải trung với nước và hiếuvới toàn dân, toàn đồng bào
Tư tưởng "trung với nước, hiếu với dân" của Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa giá trị yêunước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những giới hạn của truyền thống đó "Trung vớinước" nghĩa là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ
và phát triển đất nước Khi Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Baonhiêu quyền hạn đều của dân Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân", Người đãđảo lộn hoàn toàn quan niệm cũ về mối quan hệ giữa nước và dân Đảng và Chính phủ không còn
là giai cấp cai trị, mà là "đầy tớ nhân dân", phục vụ nhân dân, thay vì "quan nhân dân" áp bức, bóclột họ Quan niệm này khác biệt sâu sắc với những gì từng có trong lịch sử và là bước tiến lớntrong tư tưởng chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh Trong Thư gửi thanh niên (1965), Người đãviết: "Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân”, nhiệm vụ nàocũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" Đây không chỉ là lờikêu gọi hành động mà còn là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam, không chỉtrong cuộc đấu tranh cách mạng trước đây mà còn cho cả tương lai lâu dài
Hồ Chí Minh cho rằng, trung với nước phải luôn gắn liền với hiếu với dân Trung với nước
có nghĩa là yêu nước, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, suốt đời cống hiến và phấn đấu choĐảng, cho sự nghiệp cách mạng, với mục tiêu làm cho "dân giàu, nước mạnh" Hiếu với dân đòihỏi phải yêu thương, tin tưởng, gần gũi và học hỏi từ nhân dân, coi trí tuệ của dân là nguồn lựcquý giá, kính trọng nhân dân và luôn lấy dân làm gốc Người nhấn mạnh rằng cán bộ, lãnh đạo
Trang 9phải "hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân", yêu kính và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.Tuyệt đối không được mắc bệnh quan liêu, tự xem mình là "quan cách mạng", ra lệnh, hống háchvới dân.
2.1.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những nội dung cốt lõi trong đạo đức cách mạng,
là phẩm chất đạo đức phải được thực hành trong đời sống hằng ngày của mỗi người Vì thế, HồChí Minh luôn nhấn mạnh những phẩm chất này trong mọi bài viết và bài nói của mình, từ Đườngcách mệnh đến bản Di chúc Người chỉ rõ: "Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm,chính nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phục vụ lợi ích chochúng Ngày nay, chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính để cán bộ làm gương cho nhân dân, giúpnước, giúp dân." Với cách nhìn nhận như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư không chỉ lànhững giá trị đạo đức riêng biệt mà còn là biểu hiện cụ thể của phẩm chất "trung với nước, hiếuvới dân" mà Hồ Chí Minh luôn đề cao
Cần: Hồ Chí Minh coi "cần" là yếu tố quan trọng trong đạo đức của mỗi người, đặc biệt làvới cán bộ, đảng viên Theo Người, "cần" nghĩa là siêng năng, chăm chỉ, làm việc một cách có kếhoạch và nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được kết quả tốt nhất Cần cù, lao động chăm chỉ khôngchỉ là trách nhiệm đối với bản thân mà còn là nghĩa vụ đối với xã hội Người nhấn mạnh rằng,trong bất cứ công việc nào, sự chăm chỉ, kiên trì và có phương pháp đều là nền tảng để hoàn thànhtốt nhiệm vụ Cần còn bao hàm ý nghĩa tự lực, không trông chờ vào người khác, từ đó tạo ra giátrị cho bản thân và cộng đồng Người nhấn mạnh, lao động là "nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồnsống, nguồn hạnh phúc của chúng ta."
"Kiệm" trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản là tiết kiệm tiền bạc hay vật chất,
mà còn là tiết kiệm thời gian, công sức và nguồn lực của xã hội Người nhấn mạnh rằng, "kiệm"không có nghĩa là bủn xỉn, mà là sử dụng hợp lý và hiệu quả mọi nguồn lực, không lãng phí Đặcbiệt, đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu họ phải luôn biết tiết kiệm trong mọi mặt, từthời gian làm việc đến việc sử dụng nguồn lực quốc gia Người cảnh báo rằng, xa xỉ và hoang phí
là kẻ thù của sự phát triển, và chỉ có tiết kiệm mới giúp xã hội phát triển bền vững
Hồ Chí Minh đặt "liêm" vào vị trí đặc biệt trong hệ thống giá trị đạo đức của cán bộ, lãnhđạo "Liêm" là sự trong sạch, không tham lam, không vụ lợi cá nhân Đối với cán bộ, người lãnhđạo, "liêm" là đức tính vô cùng quan trọng, thể hiện sự ngay thẳng, trung thực trong công việc vàcuộc sống Người cảnh báo rằng, nếu cán bộ không giữ được sự liêm khiết, sẽ dễ sa ngã vào con
Trang 10đường tham nhũng, làm hại đến lợi ích của nhân dân và quốc gia Liêm cũng có nghĩa là phảisống trong sạch, không tham của cải, địa vị, hay danh vọng.
"Chính" trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là chính trực, thẳng thắn, không tà Ngườilãnh đạo phải biết phân biệt đúng sai, không bị khuất phục trước cám dỗ hay áp lực từ bất kỳ ai.Chính còn có nghĩa là ngay thẳng trong mọi quyết định, không lừa dối dân, không làm việc vì lợiích cá nhân Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng "chính" là nền tảng của sự tin cậy từ nhân dân, vì chỉkhi người lãnh đạo giữ vững sự chính trực, họ mới có thể thực sự phục vụ nhân dân và đất nước.Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, lãnh đạophải có "Chí công vô tư" nghĩa là luôn đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên lợi ích cá nhân.Người lãnh đạo không được thiên vị, không được để lợi ích cá nhân chi phối các quyết định củamình Mọi hành động đều phải hướng tới lợi ích chung của cộng đồng và quốc gia Hồ Chí Minhcảnh báo rằng, nếu cán bộ, lãnh đạo không giữ được tinh thần chí công vô tư, họ sẽ dễ bị tha hóa
và mất đi niềm tin của nhân dân Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu sự lương tâm là có dịp đúckhoét, có dịp “dĩ công vi tư” Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiên mẫu chodân
Hồ Chí Minh cho rằng: "Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vậtchất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ." Người nhấn mạnh rằng cần, kiệm,liêm, chính không chỉ là nền tảng của đời sống mới mà còn là cốt lõi của các phong trào thi đuayêu nước Để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, cần phải hội tụ đầy đủ các đức tính này
Hồ Chí Minh xem cần, kiệm, liêm, chính như bốn đức tính cơ bản, không thể thiếu của conngười, ví như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; "Thiếu một đức, thì không thể thành người"
2.1.3 Thương yêu con người sống có tình có nghĩa
Theo Hồ Chí Minh, người giàu cách mangg là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạngmới đi làm cách mạng Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn, trước hết
là dành cho những người nghèo khổ, mất quyền, bị áp bức, bóc lột không phân biệt màu da haydân tộc Bác cũng từng nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc là làm sao chonước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, aicũng được học hành” Đó cũng chính là một trong những yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Và nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đếncách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Tình thương người, yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nước là tư tưởng lớn là mục tiêuphấn đấu của Hồ Chí Minh Vì thế mà Bác cũng từng nói: “ Cả đời tôi chỉ có một mục đích phấn
Trang 11đấu cho quyền lợi của tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi ẩn nấp nơi núi non, hoặc
ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó”
Đặc biệt tình yêu thương con người và nhân dân của Bác còn thể hiện rõ hơn trong Di chúccủa Bác Bác căn dặn Đảng và Chính phủ phải thực hiện công việc đầu tiên trong việc hàn gắn vếtthương sau chiến tranh là "Đầu tiên là công việc đối với con người" Đầu tiên là đối với cán bộ,chiến sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong; đối với các liệt sĩ; với cha, mẹ, vợ, conthương binh, liệt sĩ; với phụ nữ, nông dân Cuối cùng là những nạn nhân của chế độ cũ
2.1.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng:
“ Quan sơn muôn dặm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em ”
Theo Người, tinh thần quốc tế trong sáng chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị ápbức, với nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức,bóc lột
Tháng 4/1953, trong thư gửi các đơn vị bộ đội được giao nhiệm vụ giúp bạn Lào tác chiến ởThượng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Giúp bạn là tự giúp mình
Theo Bác, giúp đỡ một dân tộc khác bảo vệ độc lập tự do của họ cũng chính là bảo vệ lợi íchcủa đất nước mình Ðây chính là một bước phát triển mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước.Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau Vì lẽ
đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới" Nếu tinh thầnyêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng có thể dẫn đến chủ nghĩa dântộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc "
Có thể nói, tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tìnhthương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp,giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thật sự cho con người
Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và xây dựngnên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, góp phầnvào những thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới