1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận này xin Được làm rõ vai trò của thể song thất lục bát trong việc thể hiện thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các khúc ngâm

58 5 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Có thể xem thể thơ là một phương tiện mạnh mẽ để truyền tải nhiều thông điệp và giá trị khác nhau trong văn hóa Việt Nam.Theo quan điểm của tác giả Phan Diễm Phương trong cuốn sách Văn h

Trang 1

Lời mở đầu

Kho tàng văn chương Việt Nam đã được kết tinh qua nghìn năm văn hiến của dân tộc

Là một nước láng giềng với nước lớn như Trung Hoa, dân ta đã tiếp thu học hỏi, chịuchi phối, ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc Văn chương cũng không nằm ngoàivòng tròn phạm vi đó Nhà văn, nhà thơ học chữ Hán, làm thơ Hán, đặc biệt là thơĐường luật có cho mình vị trí riêng trong kho tàng văn chương Việt Nhưng song songvới đó, nhân dân ta đã tự mình sáng tạo ra thể thơ riêng của bản thân, phát triển nó trởthành thể thơ của dân tộc Việt, đậm đà bản sắc Việt, tiêu biểu là lục bát, song thất lụcbát, thơ Nôm, Mỗi thể thơ đều có vị trí và ưu điểm của riêng mình, đứng ngang hàngvới thơ Đường luật tạo ra sự đa dạng cho kho tàng văn chương nước ta Nhưng ở đâychúng tôi muốn đề cập đến thể thơ song thất lục bát

Song thất lục bát là thể thơ do người Việt sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc Thể thơ đãkhông ngừng phát triển qua các thế kỷ, từ ngâm vịnh cho đến diễn tả thế giới nội tâmnhân vật trữ tình trong ngâm khúc, trở thành một thể hoàn chỉnh Từ kết cấu của thể,các yếu tố vần, thanh điệu, nhịp, điệp tạo ra nhịp điệu cho thể Tất cả cả yếu tố kết hợpvới nhau để tạo ra chức năng chính của thể thơ song thất lục bát chính là phơi trải tâmtrạng nhân vật trữ tình Kết hợp với ngâm khúc, thể loại trữ tình trường thiên tạo ra sựkết hợp hoàn hảo Khắc hoạ nên các nhân vật với thế giới nội tâm chuyển biến theotừng câu thơ, mở ra thế giới u buồn sầu muộn Song thất lục bát đóng vai trò quan

trọng trong biểu đạt thế giới nội tâm đó Tiểu luận này xin được làm rõ Vai trò của thể song thất lục bát trong việc thể hiện thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các khúc ngâm.

Bảng phân công công việc nhóm 2

Trang 2

STT Tên Công việc phụ

trách

Tự đánh giá

Nhóm đánh giá

-Tổng hợp word

-Soạn nội dụng IV Kết luận

100% 100% -Nộp bài

đúng hạn.

-Nội dung đầy đủ.

-Tham gia đóng góp trong công việc.

-Tổng hợp Word

100% 100% -Nộp bài

đúng hạn.

-Nội dung đầy đủ.

-Tham gia đóng góp trong công việc.

Trang 3

3 Nông Hoàng

Thảo Nghi

48.01.606.037

-Soạn nội dung I Phần 2: Các giai đoạn phát triển II.1.

Khái niệm ngâm khúc

-Thuyết trình 1: phần I

-

85%-90% -Nộp bài

đúng hạn.

-Nội dung đủ

5 Đỗ Nguyễn Thiên

Ý 48.01.606.084

-Soạn nội dụng II Phần

3 Nhạc điệu

-Thuyết trình 3: III.

đúng hạn.

-Tham gia đóng góp trong công việc.

Trang 4

thiếu, xơ xài.

7 Võ Thị Hồng

Thắm

48.01.606.057

-Soạn nội dung phần II.

2 Kết cấu

-Thuyết trình 2: II

đúng hạn.

-Nội dung đầy đủ

8 Trương Thị Thu

Thảo

48.01.606.061

-Trả lời câu hỏi

-Thuyết trình 4: Trả lời câu hỏi

đúng hạn -Nội dung đủ

Trang 5

I KHÁI QUÁT VỀ THỂ SONG THẤT LỤC BÁT

1 Sự hình thành thể song thất lục bát

1.1 Cơ sở hình thành

Thể thơ song thất lục bát trong văn học Việt Nam là một hình thức thơ truyền thốngđậm đà tình cảm và sâu sắc trong di sản văn hóa của dân tộc Những câu thơ này đanxen và đa dạng, như một sợi dây mềm mại nối kết những cảm xúc và những tưởngtượng của con người, tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc

Từ những giai đoạn thơ dân gian đầu đời, thể thơ song thất lục bát đã vượt qua thờigian, trải qua sự tìm tòi, đổi mới của các tác gia để lột xác hoàn thiện hơn và trở thànhmột phần không thể thiếu trong nền thơ ca nước nhà Với khả năng linh hoạt và đadạng, thể thơ này đã thể hiện tài năng cũng như sự sáng tạo của người Việt qua các thế

hệ, từ những lời thơ đơn sơ của nông dân đến những tác phẩm văn chương phức tạpcủa các nhà thơ danh tiếng Nhưng thể thơ song thất lục bát không chỉ đơn thuần làmột hình thức thơ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn và văn hóa ViệtNam Có thể xem thể thơ là một phương tiện mạnh mẽ để truyền tải nhiều thông điệp

và giá trị khác nhau trong văn hóa Việt Nam.Theo quan điểm của tác giả Phan Diễm

Phương trong cuốn sách Văn học dân tộc Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại dân

tộc Việt Nam đã có đủ điều kiện để tạo ra thể thơ đặc trưng mà không cần phải nhờnguồn gốc từ bất kỳ dân tộc nào khác như Trung Hoa, Chăm và những dân tộc khác.Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một quan điểm khác với những ý kiến muốn nhấn

mạnh tính chất "đặc biệt Việt Nam" của thể thơ này Phan Diễm Phương nêu rõ ba

điều kiện nội tại quan trọng cho sự hình thành của thể thơ này: Thứ nhất, là ngôn ngữ

- đó là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo nên tác phẩm thơ Ngôn ngữ của dân tộcViệt Nam đã đủ phong phú và đẹp đẽ để biểu đạt những ý tưởng và cảm xúc trong thểthơ

"Thiên thư tiểu khúc, đại lộ hữu tình, Lục Vân Tiên đây, đường xa cách trinh.

Lạc đường tìm bạn, đắc ý đàm tình, Tình nghĩa đôi ta, đẹp như mơ hồng."

(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

Thứ hai, xu hướng thẩm mỹ mang tính chất tâm lý - xã hội riêng của dân tộc Việt

Nam, trong việc xây dựng âm luật thơ ca Từ những câu văn vần cổ truyền ta đã thấy

có người Việt kết hợp việc sử dụng vần chân và vần lưng:

Trang 6

Thứ ba, sự gặp gỡ và tương tác với các dân tộc anh em có ngôn ngữ và văn hóa tương

đồng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Khi xét về ngôn ngữ riêng của một số dântộc như Tày, Mường, Thái nhìn chung cơ cấu hình thái và cơ cấu ngữ âm cũng giốngtiếng Việt ta là loại hình đơn lập âm tiết tính Chúng ta có thể xem đoạn thơ sau củadân tộc Tày - Nùng:

“ Tha vằn tẻ lồng rù pây giá

Pi bấu đảy tổn nả noọng lai

Se nọng tẻ au vài nửa láng

Mẻ thầu noọng đú táng lại rai”

( Mặt trời kia sắp lặn đằng tây Đừng giữ em ở đây lâu quá Trâu em kia phải trả về chuồng

Mẹ ở nhà chờ mong em đấy )

Trang 7

Trong văn hóa Mường cũng có thể thơ lục bát, nhà nghiên cứu Phùng Quỳnh trong bài

viết “Vài nhận xét đầu về hình thức thơ ca Mường” đã nêu lên trường hợp ông coi là

lục bát Mường:

“ Chim quen xỏn lại một canh

Tế con chim lả rắp rành cho môi”

( Chim quen dọn lại một cành

Để con chim lạ rắp rành chọi mồi )

Còn ở dân tộc Tày - Nùng lại có thể thất ngôn:

“ Tha vằn tè/ lồng rù/ pây giá

Pỉ pấu đảy/ tổn nả/noọng lai.”

Do yếu tố lịch sử và di cư nên các dân tộc Việt - Tày - Mường đã có sự giao lưu vềvăn hóa Điều này giúp thể thơ của người Việt Nam có thể tiếp xúc với các yếu tố đadạng và phong phú từ các dân tộc khác nhau, làm phong phú hơn nội dung và biểu đạttrong thể thơ của họ Với sự kết hợp của ba điều kiện này đã tạo ra thể thơ đặc biệt củadân tộc Việt Nam, không chỉ thể hiện sự đa dạng và độc đáo của văn hóa Việt mà cònthể hiện tinh thần giao lưu và đoàn kết với các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộcViệt Nam

Câu hỏi về nguồn gốc và sự sáng tạo của thể thơ song thất lục bát trong văn học ViệtNam luôn luôn là một vấn đề được các nhà nghiên cứu và nhà văn tranh luận suốtnhiều thập kỷ Mặc dù đã có nhiều quan điểm và luận điểm khác nhau, việc đánh giáthể thơ có phải là sự sáng tạo của người Việt hay không vẫn đương được giới chuyênmôn nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau Một số quan điểm cho rằng thể thơsong thất lục bát là sự kết hợp giữa thể thơ thất ngôn Trung Hoa và thể lục bát ViệtNam đã tồn tại từ trước đó và có ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển vănhọc Điều này tất nhiên dễ hiểu vì Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng

có lịch sử giao tiếp dài hơn hàng nghìn năm Điều này đã tạo điều kiện cho sự trao đổivăn hóa và văn học giữa hai quốc gia Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng thể thơsong thất lục bát thể hiện sự độc đáo và sáng tạo riêng của người Việt Trong cuốn

sách Văn học dân tộc Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại” của tác giả Phan Diễm Phương, Bùi Kỷ đã khẳng định đây là “lối văn riêng của ta mà Tàu không có” Sự

độc đáo này thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ, cách diễn đạt và thể hiện tinh thần

Việt trong thể thơ Trong cuốn sách Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn

Đức Tùng, nhà nghiên cứu Phương Lựu cũng đồng tình với quan điểm trên và khẳng

định “thể thơ song thất lục bát được hình thành trên cơ sở của thơ lục bát và thể bảy

Trang 8

chữ vốn có sẵn trong thơ ca nhân gian Việt Nam” Điều này cho thấy thể thơ này

không phải là một thể thơ hoàn toàn mới mà là sự kết hợp và phát triển từ các thể thơtruyền thống của dân tộc Từ đây, ta có thể kết luận thể thơ song thất lục bát hoàn toàn

là sản phẩm sáng tạo của dân tộc Việt Nam

Trong bài viết “Đi tìm ngọn nguồn của cặp thất ngôn trong thể song thất lục bát” tác

giả Phan Diễm Phương đã tiến hành cuộc phân tích sâu về cấu trúc âm luật của cặpthất ngôn Trung Hoa và cặp thất ngôn Việt Nam Bằng những cứ liệu so sánh trong bàiviết tác giả đã rút ra kết luận “ song thất lục bát hoàn toàn thể hiện bản sắc văn hóa

Việt Nam” Chúng ta cũng có thể tiến hành so sánh thử bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” và hai câu trích của “Chinh phụ ngâm”:

Thể thất ngôn Trung Hoa gieo vần theo quy tắc “nhất - tam - ngũ bất luận, nhị- tứ- lụcphân minh” theo một nguyên tắc bất di bất dịch

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu => BBT

Cặp thơ thất ngôn Việt Nam tương đối mềm dẻo, linh hoạt hơn:

câu 1 gieo vần ở các tiếng 3,5,7 theo lối TBT

câu 2 gieo vần ở các tiếng 3,5,7 theo lối BTB và các tiếng 1,2,4,6 theo lối tự do.

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, => TBT

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên => BTB

Trang 9

Qua phần so sánh trên ta có thể thấy rõ thể thất ngôn Trung Hoa gieo vần theo mộtquy tắc bất di bất dịch là “ nhất - tam - ngũ bất luận, nhị - tứ - lục phân minh” còn cặpthất ngôn Việt Nam tương đối mềm dẻo và linh hoạt hơn trong cách gieo vần Điềunày cũng chứng minh được cách gieo vần ở thể thất ngôn Trung Hoa và cặp thất ngônViệt Nam là hoàn toàn khác nhau Từ những luận điểm trên ta hoàn toàn có cơ sở đểxác định thể thơ song thất lục bát là hoàn toàn của Việt Nam, do người Việt sáng tạo,chan chứa văn chương với tâm hồn người Việt Từ đó ta sẽ đi sâu hơn tìm hiểu các cơ

sở hình thành nên thể song thất lục bát từ các cơ sở văn học dân gian và văn học viết

1.1.1 Văn học dân gian ( M.Ngọc )

Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ phong phú đa dạng và đã tồn tại trong nền vănhóa Việt Nam từ lâu đời mà điển hình là các bài ca dao, dân ca dân gian Ban đầu, thểthơ này thường được dùng để diễn đạt những tình cảm, triết lý và lời khuyên trongcuộc sống hằng ngày Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thơ ca dângian, thơ ca tôn giáo và thậm chí trong việc ghi chép và lưu trữ những kiến thức vănhóa truyền thống Hầu hết các sáng tác đều không biết tác giả là ai có thể là do mộthoặc một nhóm tác giả sáng tác Cũng như nhiều thể loại dân gian khác thể thơ songthất lục bát được lưu truyền và phát triển thông dụng bằng hình thức truyền miệng nên

có nhiều dị bản khác nhau Ví dụ như người dân sẽ mượn các bài hát, câu đố để thểhiện tâm tư tình cảm chính điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của song thất lụcbát

-Dạng song thất lục bát:

Thang mô cao/ bằng thang danh vọng Nghĩa mô trọng / bằng nghĩa chồng con Trăm năm nước chảy đá mòn

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

(Ca dao)

Trang 10

-Dạng đan xen hai câu thất ở giữa, đầu lục bát, đuôi lục bát:

Đêm qua nguyệt lặn về tây

Sự tình kẻ đấy người đây còn dài Trúc với Mai/Mai về Trúc nhớ Trúc trở về/ Mai nhớ Trúc không Bây giờ kẻ Bắc người Đông

Kể sao cho xiết tấm lòng riêng tư.

( ca dao )

Ta cũng có thể chỉ ra thêm những điểm giống nhau về cách gieo vần và cách ngắt nhịptrong ca dao, dân ca với thể thơ song thất lục bát

Đầu tiên ca dao, dân ca cũng sử dụng kiểu gieo vần chân và vần lưng:

“ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng.

Cách gieo vần trong những câu lục bát của ví dụ trên giống với cách gieo vần của thểlục bát, đây cũng là thể gieo vần được lựa chọn khi sáng tác tác phẩm song thất lụcbát

Thứ hai, cách ngắt nhịp ở câu thất trong ca dao dân gian thường được ngắt nhịp lẻtrước chẵn sau:

“ Ngắt bông sen/ còn vương tơ óng Cắt dây tình/ nào có dao đâu”

“ Mồ côi cha/ ăn cơm với cá

Mồ côi mẹ/ liếm lá đầu chợ”

Mô hình ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 này cũng được sử dụng phổ biến trong những câuthất trong thể song thất lục bát

Trang 11

Việc chứng minh song thất lục bát có mối liên hệ với thành ngữ tục ngữ nhân gian haykhông ta phải xét cả ba giai đoạn phát triển của song thất lục bát Đem chúng so sánhvới thành ngữ tục ngữ chỉ ra những điểm chung nhất quán.

Song thất lục bát trên con đường hình thành.

“ Xuân nhật tảo/ khai gia cát hội

Hạ đình thông/ xướng thái bình âm Tàng câu mở tiệc năm năm Miếu Chu đối việc chăm chăm tấc thành”

( Nghĩ hộ tám giáp ả đào - Lê Đức mao )

Song thất lục bát dần đi vào ổn định.

“Khói hơi hơi/ ngàn lau lác đác Non ba cần/ cò ác cùng bay Thu bao ảo não người thay

Đã chuông quán bắc lại chày thành nam’’

( tứ thời khúc vịnh - Hoàng Sĩ Khải )

Song thất lục bát trong thời kỳ rực rỡ.

“ Vẻ phù dung/ một đoá khoe tươi;

Nhuỵ hoa chưa/ mỉm miệng cười, Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung.

Áng đào kiểm đâm bông não chúng ’ ’

( cung oán ngâm - Đặng Trần Côn )

Một bài ca dao theo thể song thất lục bát

“Trời vần vũ/ mây giăng bốn phía Nước biển Đông/ sóng bủa tứ bề Làm sao trọn nghĩa phu thê

Đó chồng đây vợ đi về có đôi”

( ca dao )

Trang 12

Qua ba bài thơ ở ba giai đoạn phát triển khác nhau của song thất lục bát và bài ca daotheo thể song thất lục bát ta cũng có thể thấy rõ chúng điều được ngắt nhịp 3/4 vànhững điểm chung mà tác giả Phan Diễm Phương đã chỉ ra là hoàn toàn hợp lý Cácbài thơ theo thể song thất lục bát và điệu ca, ca dao theo thể song thất lục bát là cơ sở

quan trọng để hiểu về cấu trúc và nguyên tắc cơ bản của thể loại này Thứ nhất, thất

ngôn xuất hiện trong hình dạng của từng cặp, và mỗi cặp thơ này có mối liên hệ mật

thiết với nhau, tạo nên sự đồng nhất trong bài thơ Thứ hai, mỗi dòng trong cặp thơ

này được ngắt nhịp theo nhịp lẻ trước và chẵn sau có thể theo mẫu 3/2/2 hoặc 3/4 tạo

nên sự cân đối trong cấu trúc của bài thơ Thứ ba, dòng trên trong mỗi cặp thơ có vần

chân mang thanh trắc hợp với vần lưng mang thanh trắc và chúng gieo vào tiếng thứ

năm dòng dưới tạo ra sự nhất quán và âm hưởng trong bài thơ Thứ tư, tiếng thứ năm

dòng trên và tiếng thứ bảy dòng dưới đều mang thanh bằng giúp duy trì sự cân đối và

ổn định trong thể loại thơ này Cuối cùng, yếu tố quan trọng để tạo ra cặp thất ngôn

nằm chủ yếu ở phần nhịp chẵn của các dòng thơ, trong khi nhịp lẻ tương đối được tự

do hơn Tất cả những điều này cùng tạo nên một luật cơ bản và tối thiểu để tạo ra cặpthất ngôn trong thể loại thơ song thất lục bát và điệu ca ca dao theo thể song thất lụcbát, tạo nên cấu trúc và âm điệu đặc trưng của thể loại này

Ta có thể hình dung mô thức cơ bản của cặp thất ngôn theo mô hình sau:

(1) (2) (3) (4) [5] bằng (6) <7> vần - trắc

(1) (2) (3) (4) <5> vần - trắc (6) [7] bằng

Để có được những dòng song thất lục bát người viết đã dùng phương pháp cải biến tức

là thêm bớt số tiếng sao cho nội dung cơ bản của những câu đó không thay đổi mà âmluật của chúng vẫn được giữ nguyên mà lại có thể tạo ra được các dòng song thất lụcbát theo mô hình mô thức đã khái quát Cùng phương thức trên ta cũng có thể xácđịnh cặp thất ngôn có mối liên hệ như thế nào với thành ngữ tục ngữ nhân gian.Nhưng không phải thành ngữ tục ngữ nào cũng đủ điều kiện trở thành thể song thấtlục bát, cần đáp ứng đủ điều kiện của mô thức trên thì mới có thể trở thành cặp thấtngôn của thể song thất lục bát Chúng ta có thể đưa ra một số ví dụ về sự cải biến từthành ngữ tục ngữ trở thành cặp thất ngôn như sau:

biết thì thưa thì thốt Không biết thì/ dựa cột mà nghe

“ [ khuyên ai đó ] biết thì/ thưa thì thốt Không biết thì/ dựa cột/ mà nghe.

Trang 13

- Ăn như thuyền/ chở mã Làm/ như ả/ chơi trăng

“ [ ăn thì ] ăn/ như thuyền/ chở mã [ Làm thì]/ làm/ như ả/ chơi trăng”

Những ví dụ trên là những thành ngữ tục ngữ đã đáp ứng được đủ điều kiện các yếu tố

âm luật giống với mô thức cơ bản của cặp thất ngôn Nhưng không phải thành ngữ tụcngữ nào cũng có thể trở thành cặp song thất trong thể song thất lục bát Những câu cóthể cải biến phải đảm bảo các điều kiện sau:

Khởi đầu là những câu có thể ngắt thành hai vế sóng đôi nhau Các câu đó phải cónhịp chẵn ở cuối mỗi vế Vế trước có vần chân mang thanh trắc, hiệp với vần lưngcũng mang thanh trắc, gieo vào tiếng thứ ba, kể từ cuối về sau Tiếng thứ ba kể từ cuối

vế trước và tiếng cuối vế sau đều mang thanh bằng

Vậy thể song thất lục bát là thể thơ được hình thành trên những điều kiện cụ thể làtiếng Việt và văn hóa việt trong mối liên hệ rất mật thiết với văn vần dân gian của dântộc Việt

"Vì nghĩa tình nên chén rượu đầy Xuân về hoa nở thắm thêm ngày"

Trong ví dụ trên, ta có một cặp thất ngôn trong thể thơ song thất lục bát, tuân thủ cácyêu cầu cụ thể của thể loại này: Khởi đầu là những câu có thể ngắt thành hai vế sóng

đôi nhau: “Vì nghĩa tình nên” và “chén rượu đầy” Các câu đều có nhịp chẵn ở cuối

mỗi vế: Cả hai câu đều kết thúc bằng từ ngữ có 2 âm tiết Vế trước có vần chân mangthanh trắc, hiệp với vần lưng cũng mang thanh trắc, gieo vào tiếng thư ba, kể từ cuối

về sau: “nghĩa tình” và “chén rượu” đều có vần chân mang thanh trắc và vần lưng

cũng mang thanh trắc Tiếng thứ ba kể từ cuối vế trước và tiếng cuối vế sau đều mang

thanh bằng: “nghĩa tình” và “chén rượu” đều có tiếng thứ ba từ cuối mang thanh

bằng

Ví dụ trên thể hiện cách mà thể thơ song thất lục bát đáp ứng các yêu cầu về âm luật

và văn hóa Việt Nam Thể thơ này phát triển dựa trên nền văn vần dân gian và tiếngViệt, tạo nên một đặc trưng độc đáo của văn học và thơ ca Việt Nam

1.1.2 Văn học viết

Nền văn hóa văn học nước ta chịu ảnh hưởng sâu đậm từ nền văn hóa văn học TrungHoa do nhiều yếu tố như lịch sử, chính trị, vị trí địa lý, Phần lớn các sáng tác từ thế

Trang 14

kỷ X - XV điều phỏng theo khuôn mẫu Trung Hoa từ thể loại, thể tài, ngôn ngữ đếnhình tượng trong thơ ca Tuy các sáng tác được viết bằng chữ Hán nhưng vẫn mangđậm những nét rất riêng của dân tộc Việt Nam.

Thể thơ song thất lục bát không những bắt nguồn từ văn học dân gian mà còn là kếtquả tìm tòi, những nỗ lực phát triển thể loại của nhiều thế hệ nhà thơ mà bắt đầu làNguyễn Trãi Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra thể thơ Hàn luật (thất ngôn chen lục ngôn)dựa trên thi ca Trung Hoa Nếu như thơ Đường luật Trung Quốc ngắt nhịp hầu hết là4/3 thì trong thơ thất ngôn chen lục ngôn của Nguyễn Trãi ngoài cách ngắt nhịp 4/3 tacòn thấy nhiều câu ngắt nhịp 3/4, thậm chí trong cùng một bài thơ tồn tại cả hai cáchngắt nhịp trên

Lòng người Man xúc//nhọc đua hơi Chẳng cố nhân sinh//gửi chơi Thoi nhật nguyệt//đưa qua mỗi phút Áng phồn hoa//hộp mấy trăm đời Hoa càng khoe tót//tót thời rữa Nước chớ cho đầy//đầy ắt vơi (Quốc âm thi tập-Bài 85)

Lối ngắt nhịp 3/4 có thể vừa ảnh hưởng văn học dân gian vừa ảnh hưởng của văn họcTrung Hoa

Lạc hà dữ//cô lộ tề phi Thu thủy cộng//trường thiên nhất sắc (Vương Bột-Đằng vương tự cát)

Ngoài cách ngắt nhịp linh hoạt 4/3, 3/4 thì lối gieo vần trong Quốc âm thi tập cũngđáng lưu ý Trong thơ Đường luật chỉ có một kiểu vần chân - bằng Trong Quốc âm thitập lại có thêm kiểu vần lưng-trắc:

Tay ai thì lại làm nuôi miệng Làm biếng ngồi ăn lở núi non

(Bài số 149)

Trang 15

Sáng tác thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi là một tiền đề quan trọng trong quá trìnhxây dựng thi pháp Việt Nam và nó thể hiện một bước tiến trong việc phát triển vănhọc và thơ ca độc đáo của Việt Nam Cuộc vận động vần lưng trong thơ Nôm củaNguyễn Trãi là một đặc sắc nhưng chưa đi đến hoàn chỉnh nó đã làm cơ sở cho cáchhiệp vần chuẩn ở thể thơ song thất lục bát trong tương lai.

"Xuân hồi hương chảo lửa tròn Hùng địch xa trần đoạt mộng non

Võ tắc thiên hạ văn tài đại Tướng nhân khí thiên vạn sự tròn"

Trong đoạn trên, ta có thể thấy sự đặc sắc của cuộc vận động vần lưng trong thơ Nômcủa Nguyễn Trãi Các câu thơ được xây dựng với cấu trúc vần lưng, trong đó các câu

có vần đồng âm cuối cùng như “tròn - non” và “đại - tròn” Điều này tạo nên sự nhất

quán và điểm nhấn trong tác phẩm Đồng thời, cuộc vận động vần lưng trong thơ Nômcủa Nguyễn Trãi đã làm cơ sở cho cách hiệp vần chuẩn ở thể thơ song thất lục báttrong tương lai Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ phổ biến trong văn học ViệtNam, và cấu trúc vần lưng đã được áp dụng một cách chuẩn mực trong thể loại này

Ví dụ trên cho thấy cách Nguyễn Trãi đã áp dụng cuộc vận động vần lưng trong thơNôm tạo ra một đặc sắc đối với sáng tác của ông Đồng thời, cuộc vận động này đã trởthành cơ sở cho cách hiệp vần chuẩn ở thể thơ song thất lục bát đóng góp vào sự pháttriển và hoàn thiện của thể loại thơ này trong văn học Việt Nam

Cho đếnnay vẫn chưa có ai có thể chứng minh được thời gian ra đời chính xác của thểthơ song thất lục bát Nhưng sang thế kỉ XVI, văn học viết bắt đầu xuất hiện nhữngcâu thơ song thất lục bát đầu tiên Theo những ghi chép cổ nhất thì ta có thể lấy tác

phẩm “Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào” của Lê Đức Mao (1462 - 1529) là

dấu mốc đầu tiên vì đây là tác phẩm cổ nhất được viết theo thể song thất lục bát cònđược lưu lại, bài thơ được chép trong Lê tộc gia phả (A.1855) và Thần tích xã NhậtTảo Tuy nhiên bài thơ này vẫn chưa hoàn toàn được viết theo thể song thất lục bát vìxen giữa những câu song thất lục bát lại có thêm những dòng lục bát

“Ở núi Tản Châu tấp nập đông

Vũ trung tinh phiêu cảnh sơn hồng Nghĩ hộ tám giáp rừng xanh tốt Giải thưởng hát ả đào xuân trung Hỡi ai trách nỗi lòng trăm năm

Trang 16

Đương nhiên hoa trái sẽ thành quả Theo quan thời gian thì không đổi

Ma lực đa tình chẳng phôi pha”

Trong đoạn thơ trên, ta có thể thấy sự xen kẽ giữa các câu song thất và các câu lục bát.Điều này làm cho cấu trúc vần lưng chưa hoàn toàn đồng nhất và không tuân thủ cấutrúc chuẩn của thể thơ song thất lục bát Dù vậy bài thơ này vẫn đánh dấu một bướcphát triển quan trọng trong văn học Việt Nam và được xem là khởi nguyên của ba thểloại lớn gồm thơ, văn xuôi, văn biền ngẫu trong văn học trung đại Việc kết hợp cácthể thơ dân gian và bác học sẽ tiếp tục được phát huy tạo nên thể hát nói rất nổi tiếng.Lục bát và song thất lục bát sau đó đã được phát triển thành chuyên thể riêng, được sửdụng viết các tác phẩm trường thiên, thể loại thơ ca cao cả và trang trọng của văn họcViệt Đầu thế kỉ XVII, xuất hiện Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải tác phẩm này

đã đánh dấu mốc thể thơ song thất lục bát tương đối phát triển hoàn chỉnh

“Tiếng chuông đêm vọng ngân” - Tứ thời khúc vịnh

Dòng thơ trên là một ví dụ minh họa cho cấu trúc linh hoạt và sự phong phú của thểthơ song thất lục bát trong tác phẩm Tứ thời khúc vịnh Câu thơ này tuân theo quy tắc

cố định của thể thơ, với 7 âm tiết (Song Thất) và kết thúc bằng âm cuối “ân” (LụcBát) Sự lặp lại âm cuối “ân” trong câu thơ tạo ra một âm điệu nhẹ nhàng và êm dịu.Ngoài ra, từ ngữ và biểu đạt trong Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải cũng phảnánh sự phát triển và hoàn thiện của thể thơ Song Thất Lục Bát Tác phẩm này sử dụngngôn ngữ giàu hình ảnh và tài tình để miêu tả những khung cảnh tự nhiên và tình cảmcon người Điều này cho thấy sự sáng tạo và khả năng biểu đạt của nhà thơ trong sửdụng thể thơ này Từ Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải, chúng ta có thể thấy rằngthể thơ song thất lục bát đã trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện, trở thành mộthình thức biểu đạt văn học tinh vi và đa dạng Tác phẩm này đóng vai trò quan trọngtrong việc xác lập và củng cố sự phổ biến của thể thơ này trong văn học Việt Nam

Về sau khi thể thơ ngày càng phát triển, các tác gia đã sử dụng, nâng cao để rồi sángtạo nên những kiệt tác của dòng văn học chữ Nôm thời trung đại điển hình là nhữngtác phẩm như: “Chinh phụ ngâm” - Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm’’ - Nguyễn GiaThiều, “ Khóc Dương Khuê’’ - Nguyễn khuyến,

1.2 Tiền đề hình thành ( Thu Thảo )

Tiền đề hình thành thể thơ Song Thất Lục Bát ở Việt Nam xuất phát từ bối cảnh lịch

sử, chính trị và xã hội của đất nước Dưới đây là một số yếu tố đóng vai trò quantrọng trong quá trình hình thành và phát triển của thể thơ này:

Trang 17

Bối cảnh lịch sử:Thời kỳ Lê và Lê Trung Hưng đánh dấu một giai đoạn quan trọngtrong lịch sử Việt Nam và văn học cũng không ngoại lệ Trong thời kỳ Lê, Việt Nam

đã trải qua quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ phân chia và tranh đấu.Vua Lê Lợi đã đánh bại quân Minh và lập ra triều đại Lê, khôi phục độc lập và chủquyền cho đất nước Thời Lê Trung Hưng tiếp tục giai đoạn xây dựng quốc gia vàphát triển kinh tế, xã hội.Trong thời kỳ này, văn học Việt Nam đã phát triển đáng kểvới nhiều tác phẩm văn bản, bài thơ và tiểu thuyết phản ánh đời sống và tư tưởng củangười dân Thể thơ Song Thất Lục Bát đã xuất hiện và trở thành một phương thứcsáng tạo nghệ thuật phổ biến trong văn học Việt Nam, mang đến sự linh hoạt và tự dotrong sáng tác văn học Thể thơ này đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và tàinăng của các nhà thơ trong thời kỳ này

Thời kỳ Lê và Lê Trung Hưng là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, và

sự phát triển văn học trong giai đoạn này đã đóng góp quan trọng vào bản sắc văn hóa

và tư duy của quốc gia Thể thơ song thất lục bát đã tạo ra một sự đột phá trong cách

sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc thơ ca, mang lại sự tự do và sáng tạo cho các nhà thơ

Nó đã trở thành một phương tiện mạnh mẽ để phản ánh và thể hiện những tình cảm,suy nghĩ và quan điểm về cuộc sống và xã hội

Chính trị xã hội: Thời kỳ Lê Trung Hưng được đánh dấu bằng sự bất ổn chính trị và

tranh giành quyền lực Giai cấp thống trị bao gồm các quý tộc và các quan chức triềuđình tranh giành ảnh hưởng và quyền lực trong triều đình Điều này dẫn đến nhữngthay đổi thường xuyên trong lãnh đạo và bất ổn chính trị, tạo ra bầu không khí bất ổn

và xung đột Xã hội trong thời kỳ này có đặc điểm là có sự phân chia giai cấp rõ ràng.Tầng lớp quý tộc và các quan chức triều đình được hưởng các đặc quyền, sự giàu có

và tiếp cận giáo dục, trong khi phần lớn dân chúng, bao gồm cả nông dân và người laođộng phải đối mặt với nghèo đói và cơ hội hạn chế Sự phân chia xã hội rõ rệt này đãgóp phần gây ra căng thẳng xã hội và sự bất mãn giữa các tầng lớp thấp hơn Thơ songthất lục bát tạo nền tảng cho các nhà thơ thách thức các chuẩn mực xã hội và giảiquyết các vấn đề xã hội Thông qua tác phẩm của mình, các nhà thơ bày tỏ sự bức xúctrước tình trạng bất bình đẳng xã hội, nạn tham nhũng và hệ thống áp bức Họ thường

mô tả những khó khăn và đấu tranh mà người dân thường phải đối mặt, nêu bật sự cầnthiết của công lý và thay đổi xã hội Thơ song thất lục bát thường chứa đựng sự phêphán ngầm hoặc công khai đối với giai cấp thống trị, trong đó có giới quý tộc và quanlại triều đình Các nhà thơ đã sử dụng sự châm biếm, mỉa mai và ngụ ngôn để vạchtrần những khuyết điểm và thói đạo đức giả của những kẻ nắm quyền Bằng cách đó,

họ nhằm mục đích nâng cao nhận thức của quần chúng và khơi dậy ý thức tập thể.Thơ song thất lục bát còn đưa ra những hiểu biết sâu sắc về đời sống thường nhật củacon người thời Lê Trung Hưng Các nhà thơ miêu tả nhiều khía cạnh khác nhau củacuộc sống, bao gồm tình yêu, các mối quan hệ, thiên nhiên và cuộc đấu tranh của dân

Trang 18

gian Họ nắm bắt được cảm xúc, khát vọng và trải nghiệm của các cá nhân, mang đếncái nhìn thoáng qua về thân phận con người trong thời đại đó.

“Dân chúng đau khổ, cõi lòng mòn, Quan lại thì giàu sang vô độ.

Đây đất nước ta nơi nghèo khó, Tham nhũng, tiền bạc, nợ nần trời”

Qua các đoạn thơ này, những cảnh tượng nghèo khó, áp bức và nhục nhã được đưa ra

để phản ánh sự bất công và khủng bố của quan lại và quý tộc Thể hiện nội tâm và sựphản đối với những bất công và tham lam trong xã hội, qua những câu thơ chứa đựng

sự châm biếm và phê phán

Nhìn chung, thơ song thất lục bát đóng vai trò là phương tiện bình luận và phê bình xãhội Nó phản ánh những động lực chính trị và xã hội phức tạp của thời đại, làm sáng

tỏ những đấu tranh, khát vọng và những bất công trong xã hội Việt Nam Bằng cáchthể hiện sáng tạo của mình, các nhà thơ thời kỳ này đã góp phần hình thành ý thứccộng đồng và khơi dậy khát vọng cải tạo xã hội

Sự phát triển của văn học Việt Nam:So với các thể thơ truyền thống như Thất ngôn

tứ tuyệt và Lục bát, thể thơ Song Thất Lục Bát đã mang đến một cấu trúc linh hoạthơn Thay vì giới hạn bởi số lượng câu và vần điệu cố định, thể thơ này cho phép cácnhà thơ tự do thể hiện ý tưởng và suy nghĩ của mình một cách rộng rãi hơn

- Thất ngôn tứ tuyệt: Thể thơ này có cấu trúc gồm bốn câu, mỗi câu có năm chữ, vàvần điệu cố định

“Đồng cỏ hoa cỏ xanh Thuyền qua bến nước vàng Mây trắng mờ trong giăng Ánh trăng lấp lánh trên sông.”

- Lục bát: Thể thơ này có cấu trúc gồm sáu câu, mỗi câu có tám chữ, và vần điệu cốđịnh

“Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Trang 19

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

- Song Thất Lục Bát: Thể thơ này cho phép các nhà thơ tự do thể hiện ý tưởng và suynghĩ một cách rộng rãi hơn, không giới hạn về số lượng câu và vần điệu cố định

“Đường dài mòn mỏi, bước chân ngao ngán Xanh rừng phủ kín, chim hót vang trời Nắng vàng úa tàn, mưa nhè nhẹ rơi Cuộc đời đi qua, hạnh phúc trong tay.”

Thể thơ song thất lục bát đã mở ra khả năng thể hiện tình cảm và suy nghĩ của các nhàthơ một cách tự nhiên và sâu sắc hơn Với cấu trúc linh hoạt, các nhà thơ có thể thoảimái diễn đạt những trạng thái tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của mình Điều này làmcho thể thơ này trở thành một công cụ mạnh mẽ để khám phá và thể hiện tài năng sángtạo của các nhà thơ Và với cấu trúc linh hoạt, các nhà thơ có thể tự do sáng tác và thểhiện cá nhân hóa trong từng bài thơ Tạo ra sự đa dạng và phong phú trong văn họcViệt Nam, đồng thời khẳng định vị thế và tầm quan trọng của thể thơ song thất lục bát

Kết lại: từ bối cảnh lịch sử, chính trị, và xã hội phức tạp của thời kỳ Lê Trung Hưng,thể thơ song thất lục bát đã hình thành và trở thành một phần không thể thiếu trongphong cách văn học Việt Nam Thể thơ này không chỉ phản ánh sự phong phú và đadạng của cuộc sống xã hội, mà còn thể hiện tài năng và sáng tạo của các nhà thơ ViệtNam Với cấu trúc linh hoạt, thể thơ song thất lục bát đã tạo ra một không gian biểuđạt đa dạng cho phép những tác giả thể hiện suy nghĩ, tình cảm và ý tưởng của mìnhmột cách tự do Điều này đã làm cho thể thơ này trở thành một biểu tượng văn hóaquan trọng và góp phần làm giàu văn học Việt Nam Với ảnh hưởng và sự phổ biếncủa nó, thể thơ song thất lục bát đã trải qua thời gian và vẫn tồn tại đến ngày nay Nókhông chỉ là một phương thức biểu đạt văn học đặc trưng của Việt Nam mà còn là mộtphần quan trọng của di sản văn hóa và nghệ thuật của quốc gia

2 Các giai đoạn phát triển từ ngâm vịnh đến diễn tả nội tâm (Thảo Nghi)

2.1 Giai đoạn sơ khai (từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII)

Song thất lục bát có thể coi là thể thơ có mặt tương đối sớm trong thơ ca thành vănViệt Nam Trong giai đoạn này các tác giả sử dụng thể thơ song thất lục bát trong tácphẩm của mình có thể coi là sự ngẫu nhiên hoặc sẽ tùy thuộc vào sở trường của từngtác giả Những tác phẩm sử dụng thể thơ song thất lục bát trong thời kì này vẫn rất còn

Trang 20

ít và chưa khẳng định được những giá trị riêng của mình Trong đó, tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao được xem là tác phẩm đầu tay đánh dấu

sự hình thành thể thơ song thất lục bát

Làm hộ tám giáp bài văn thưởng cho cô đào giải gồm 9 đoạn và 128 câu thơ Được Lê

Đức Mao sáng tác để sử dụng trong tiệc thờ thần ở đình làng Đông Ngạc vào dịp lễhội cầu phúc đầu xuân Nhưng tác phẩm chỉ mang tính chất sơ khai, chưa bộc lộ đượcnhững nội tâm kín đáo của một nhân vật trữ tình cụ thể Trong tác phẩm chỉ mang tínhchất vịnh cảnh, ngợi ca những công đức của nhà vua:

“ Xuân nhật tảo, khai gia cát hội

Hạ đình thông xướng thái bình âm Tàng câu mở tiệc năm năm Miếu Chu đối việt chăm chăm tấc thành Hương dâng ngào ngạt mùi thanh Loan bay khúc múa, hoa quanh tịch ngồi

Ba năm vui vẻ ngày vui Tung ba tiếng chúc, gió mười dặm xuân”.

Ở đây là những câu hát vào dịp đầu xuân để nói lên sự yên bình của ngôi làng ĐôngNgạc với không khí tươi vui Mà cụ thể hơn ở đây đó là lời chúc thọ vua, cung kínhthần làng và cầu phúc vì nhờ có công ơn của vua mà ngôi làng mới được cuộc sống

ấm no, vui tươi, hạnh phúc Khi mùa xuân tới họ đều mở hội cùng nhau hát thái bình,quy mô; thể lệ; phép tắc; lề lối của cuộc hát đều đi vào nề nếp theo một khuôn mẫu

như trong bài thơ: Lễ xướng ca mở tiệc thờ thần Toàn bài hát đã toát lên tâm trạng hồ

hởi, vui tươi của người dân vì họ được sống trong cuộc sống bình yên, hạnh phúc

Trang 21

Từ đó, ta thấy được ở phương diện nội dung thì tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp thưởng hát ả đào vẫn thiên về khía cạnh vịnh cảnh thiên nhiên và ngợi ca những công đức mà

nhà vua ban lại chứ chưa đi sâu vào diễn tả nội tâm nhân vật

Đến với tác phẩm Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải ra đời đã đánh dấu một cột mốc mới cho thể thơ song thất lục bát Tứ thời khúc vịnh có một vị trí quan trọng và

thể thơ song thất lục bát đã có vị trí xứng đáng trên thi đàn dân tộc về phương diệnhình thức là chủ yếu

Tứ thời khúc vịnh là tác phẩm gồm 340 câu, kể về công việc theo phong tục tập quán

từng tháng trong năm, đồng thời qua đó ca ngợi vương triều tái lập thịnh trị tạo tháibình muôn thuở cho dân Ta xét về phương diện nội dung thì tác phẩm chỉ mang tínhchất ngợi ca Toàn bộ nội dung của tác phẩm đều là vịnh khung cảnh thiên nhiênnhưng cụ thể ở đó là sự ngợi ca công đức của vua, chúa Nhờ những vị quân vương đãcai trị và ban những điều tốt đẹp đến cho người dân nên từ đó người dân mới đượcsống trong cuộc sống yên bình, tốt đẹp

“ Gót lẫn đầu, đội ơn vị dục, Hoàng cực cho năm phúc tới dân, Bốn mùa được những mùa xuân, Trị dài Trịnh chúa, Lê quân muôn đời”.

Vào thời kì này thì thể thơ song thất lục bát chỉ mới được hình thành, vẫn đang cónhiều biến động xảy ra, có thể vì những lý do đó mà thể thơ chưa thể tạo nên những

âm hưởng riêng, thích hợp và tạo nét nổi bật với độc giả

Tóm lại, ta thấy được trong giai đoạn này hầu như đa số các tác giả đều sử dụng thểthơ song thất lục bát để sáng tác, nhưng trong thời kì này những tác phẩm đó chỉ thiên

về vịnh cảnh và mang tính chất ca ngợi, chủ yếu thể hiện niềm tin vững chắc vàotương lai đất nước, cuộc sống của người dân Không khí bao trùm ở giai đoạn này chủyếu là không khí vui tươi, nhộn nhịp Giai đoạn này chỉ nói về những nét chung chungnhư vịnh cảnh chứ chưa đi vào khai thác nội tâm nhân vật, đi sâu vào những khía cạnh

Trang 22

cá nhân của nhân vật trữ tình Tác giả Đặng Thanh Lê đã viết rằng: “ Các tác phẩm song thất lục bát của thế kỷ thứ XVIII đưa thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi kịch”, nên đề tài ngâm vịnh ở giai đoạn này không phù

hợp với hình thức diễn đạt của thể thơ song thất lục bát Tuy trong giai đoạn nàynhững tác phẩm đó chưa mang lại những thành tựu rực rỡ nhưng những sáng tác này

có thể coi là bước mở đầu sơ khai cho việc tìm ra nội dung hình thành và tiền đề pháttriển cho thể thơ song thất lục bát

2.2 Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII

Ở giai đoạn trước thì đó là thời điểm hơi sớm để hình thành những giá trị riêng cho thểthơ song thất lục bát, những tác phẩm thời đó đều chỉ mang tính vịnh cảnh thiên nhiên

và ngợi ca công đức của nhà vua Nhưng khi có sự xuất hiện của tác phẩm “Thiên nam minh giám” được sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, có dấu hiệu đầu tiên

chuyển biến so với giai đoạn trước, từ vịnh cảnh đến diễn tả nội tâm nhân vật

Tác phẩm ra đời vào khoảng đầu thế kỉ XVII, tức thời Nghị vương Trịnh Tráng ở ngôichúa, nêu lên những tấm gương sáng của nước ta từ họ Hồng Bàng đến buổi đầu LêTrung Hưng Tác phẩm gồm 938 câu thơ song thất lục bát dùng để ca vịnh lịch sử đấtnước, đặc biệt là nêu cao những tấm gương anh hùng cứu nước của các thời đại

Thiên nam minh giám đặc biệt chú tâm vào những sự kiện và nhân vật lịch sử Trực

tiếp bình luận, đánh giá những cột mốc lịch sử làm trung tâm Ở đây tác giả dựa vàonhững lập luận, suy luận sắc bén của mình để đưa ra những lời tán thưởng hay phê

phán đối với các nhân vật trong tác phẩm Bên cạnh đó, Thiên nam minh giám đã nói

về những con người cụ thể ở đây là những anh hùng lịch sử, những vẫn chỉ là nhữngnét khái quát chung chứ chưa đi vào những cảm xúc, tâm sự riêng của những nhânvật Tuy những khổ thơ có một nét giống về kết cấu ở thế kỉ XVIII – XIX nhưng vẫnchưa thực sự sâu sắc và chưa gây được nhiều ấn tượng đối với độc giả

“ Ghê thay loài dữ dám lờn giốngthiêng (B)

Dương phidại (T)bỏgiềngquân hậu

Trang 23

Lấy áo rồng lẩn giấu chotrai.

Ví dù Đinh gán Lênài, (B)

Sau về hạ địa cậyaigiữ mình?”

Ở đoạn này Dương Phi bị lên án là thông dâm với kẻ bề tôi hãm hại con mình Bà đãlàm rối loạn chữ nghĩa vua tôi Sau này bà lại được lên làm hoàng hậu Đây chính làvết nhơ mà ngàn năm sau người đời vẫn nguyền rủa

Ngoài ra, tác giả còn lên án rất nhiều nhân vật khác như: Cù Hậu, Cảo Nương, ChiềuHoàng,… Bên cạnh đó, ngoài việc lên án những người phụ nữ trong hậu cung thì tácgiả còn lên án những vị tướng lĩnh có công lớn trong việc dựng nên nước Trần:

“ Nọ Thủ Độ cậy công dấy nước, Quấy trong đời làm ngược ở cao.

Phụ vua gian hậu nhiều lèo, Công nhiều ắt có tội nhiều ắt cam”.

Đồng thời bên cạnh việc phê phán những người vì lợi ích cá nhân mà làm trái với

cương thường đạo lý, Thiên nam minh giám còn nêu gương sáng và đề cao vai trò của

những bậc anh hùng hào kiệt

“ Đấng tôn thất khá khen Quốc Tuấn, Đuổi giặc Nguyên nhiều bận ra tay…

Phạm Ngũ Lão đã nên danh tương, Chí hồng bằng mở lượng bể non…

Lời dám khoe đành lòng được trọn, Tay chưa hè khỏi quyển lược thao.

Trang 24

Ngâm thơ thỏa chí càng cao, Lâm ly Trương Tử ước ao Vũ Hầu”.

Từ những dẫn chứng trên, ta có thể thấy Thiên Nam minh giám đã đưa những tài liệu

lịch sử có từ những đời trước để đưa vào tác phẩm của mình, từ đó nêu lên đượcnhững tấm gương tốt xấu trong xã hội để cho người đời sau nhìn vào để biết và họctheo, tất cả những sự kiện ấy đều có những tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống

xã hội Thiên Nam minh giám ở giai đoạn này đã bộc phá được một nét khác biệt khi

sử dụng thể thơ song thất lục bát, không chỉ mang tính vịnh cảnh thiên nhiên mà còn

ca tụng chế độ cung đình, tán thưởng và lên án phê phán những nhân vật lịch sử,

không phải chỉ là từng ấy nhân vật mà hầu như tất cả các “nhân tài hiền lương hay bất chính”.

Với việc tác giả lựa chọn kiểu cấu trúc nào cho phù hợp cho việc diễn tả nội dung của

tác phẩm không phải là việc làm không có căn cứ Nhưng ở đây thì Thiên Nam minh giám vừa có nội dung là vừa ngợi ca vừa phê phán thì kiểu cấu trúc sẽ khác so với giai đoạn trước Các nhà nghiên cứu đánh giá “Thiên Nam minh giám trở thành một tác phẩm nặng về trữ tình, kiểu trữ tình vịnh sử” Từ đó, chúng ta thấy so với thời kỳ

trước, rõ ràng ở thời kỳ này khả năng biểu đạt của thể thơ song thất lục bát đã được

mở rộng ra Ở đây không chỉ chuyển tải nội dung trữ tình mà còn nhận thêm chứcnăng kể chuyện Điều đáng chú ý ở đây, có thể nhờ vào cảm nhận tinh tế của nhà thơ

thì tác giả Thiên nam minh giám đã nhận ra sự phù hợp giữa yêu cầu trang nghiêm,

đĩnh đạc của nội dung trữ tình vịnh sử với tính chất khá trang nghiêm, chậm rãi củathể thơ song thất lục bát mà từ đó đem chúng kết hợp với nhau

Chúng ta có thể thấy trong giai đoạn này, đã có sự xuất hiện của bước đầu chú ý đếnviệc diễn tả đời sống nội tâm của con người Tuy rằng ở giai đoạn này vẫn chưa thực

sự có sự chuyển biến vượt bậc đáng kể về mặt nội dung nhưng tác phẩm Thiên Namminh giám cũng được coi là dấu hiệu của thể song thất lục bát trong tiến trình phát

triển, từ đó tạo ra “sự thống nhất trong nội dung cảm hứng và hình thức biểu đạt của các tác phẩm song thất lục bát giai đoạn này đã hình thành nên một thể loại văn học – thể loại vịnh khúc”.

Trang 25

2.3 Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX

Thể thơ song thất từ khi hình thành từ giai đoạn sơ khai đến giai đoạn phát triển đã cónhiều chuyển biến tích cực Nhưng khi có sự xuất hiện của thể loại ngâm khúc, thể thơsong thất lục bát chuyển sang một giai đoạn phát triển rực rỡ hơn, có những chuyểnbiến mới mẻ không chỉ ở phương diện hình thức mà còn tập trung vào khía cạnh nội

dung Vì chỉ khi ở giai đoạn này thì thể thơ song thất lục bát mới tìm được “mảnh đất”

mà ở đó nó có thể phát huy khả năng trữ tình của mình một cách tốt nhất mà ở đây đó

là ngâm khúc

Thể thơ song thất lục bát ra đời trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ có nhiều biếnđộng Tình hình chính trị và nền văn hóa có những sự thay đổi rõ nét kéo theo quanniệm sáng tác của hầu hết các tác giả trong thời kỳ đều thay đổi, ở đó văn chươngkhông còn đề cao con người theo những chuẩn mực đạo đức phong kiến nữa mà lúcnày văn chương đã đi sâu vào khai thác những khía cạnh về nội tâm của nhân vật, từnhững tâm trạng và nỗi niềm riêng tư đến những khát vọng của con người cá nhân Vìthế, ngâm khúc là sự ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội và tâm lý thưởng thức của độc giả.Đồng thời nâng tầm thể thơ song thất lục bát lên một vị trí mới

Với những khoảng gian ban đầu khi mới xuất hiện thể thơ song thất lục bát với nhữngtiến trình phát triển rất đáng kể Nếu ở giai đoạn đầu thể thơ song thất lục bát tập trunghướng với tính vịnh cảnh và đi sâu vào những đề tài về thiên nhiên và lịch sử thì ở giaiđoạn này các tác phẩm lại mang đến một màu sắc mới lạ, nó tập trung vào những vấn

đề về cuộc sống của con người, đặc biệt ở đây là thân phận về người phụ nữ - nhân vậttrữ tình bộc lộ tâm trạng, cảm xúc về ước mong và hạnh phúc của mình

Với thể tài ngâm vịnh lịch sử ở thế kỉ XVII, thể thơ song thất lục bát đã phần nàochứng tỏ được những ưu thế riêng, nhưng ở đó vẫn chưa rõ ràng là điểm dừng cuốicùng của thể thơ Đến những năm 40 của thế kỉ XVIII, thể thơ song thất lục bát đãđược dùng trong những tác phẩm mang nội dung trữ tình bi thương, mới xuất hiện trênthi đàn dân tộc

Trang 26

Với một số ý kiến của các nhà nghiên cứu thì đây là giai đoạn mà thể thơ song thất lụcbát được hình thành hoàn thiện nhất trong những tác phẩm ngâm khúc Và để làm rõ

điều đó, chúng ta sẽ đi đến với tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn

– tác phẩm được đánh dấu mở đầu cho thể loại ngâm khúc trong thời kỳ lúc bấy giờ.Bao trùm toàn bộ tác phẩm là nỗi cô đơn, sầu muộn, đau buồn của người chinh phụkhi có chồng ra trận, khúc ngâm này tập trung khai thác hình ảnh người chinh phụ vớibao cung bậc cảm xúc, với bao nỗi niềm mong nhớ, bao cảm xúc phức tạp thay phiênhiện hữu trong người chinh phụ đã được đúc kết với 408 câu thơ song thất lục bát

Thật sự một điều mà mọi người ai cũng biết rằng, chiến tranh phi nghĩa chính là mộttội ác, những cuộc chiến tranh đã gây ra những cuộc ly tán chia lìa, đó là nguyên nhâncủa sự chờ đợi mòn mỏi, những khổ đau tan nát thậm chí là hiểu lầm tai hại; chẳng có

ai có thể quên đi hình ảnh người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, người vợ đơnđộc, lẻ loi vì xa chồng, các chiến sĩ nén nước mắt trước sự hi sinh của đồng độimình… đó chính là những hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra Vì thế mà hình ảnhchiến tranh xuất hiện xuyên suốt trong chiều dài lịch sử văn học Việt Nam

Đến với tác phẩm Chinh phụ ngâm thì hình ảnh chiến tranh đã được khắc họa ngay từ

Khi đôi vợ chồng trẻ vẫn đang có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc bên nhau thì đấtnước lại có chiến tranh, người chồng lúc đó phải lên đường tham gia chiến trận Ngườichinh phụ khi tiễn chồng đi rồi phải đối mặt với cuộc sống buồn tủi, cô đơn Ở đây,

Trang 27

thể thơ song thất lục bát với lối kiến trúc mỗi khổ gồm 4 câu đã diễn tả cung bậc tìnhcảm của người chinh phụ, nỗi niềm đó được thể hiện trong hai câu thất sau:

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”

Khi người chồng ra chiến trận, người chinh phụ phải chịu nhiều thiệt thòi, cuộc đờicủa nàng bây giờ sẽ là chuỗi ngày dài chìm trong “nỗi truân chuyên” Nhưng lúc đầu,nàng nghĩ rằng việc người chồng đi ra chiến trận sẽ mang lại niềm vinh dự lớn lao,nàng cảm thấy rất tự hào:

“ Áo chàng đỏ tựa ráng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in…”

Ở đây ta thấy nguyên âm “a” là âm vang, nó được lặp đi lặp lại khiến câu thơ nó kéo

dài hơn, ngân nga hơn, đó như là lời tự hào mà người chinh phụ nói về chồng mình

Cuộc sống chiến tranh phong kiến tranh giành quyền lực đã đẩy người dân vào cảnhkhốn cùng Cuộc sống không được bình yên, nhân dân đói khổ phiêu bạt, chiến tranhcướp đi tính mạng con người một cách không thương tiếc Người chinh phụ trong tácphẩm ý thức rất sâu sắc nỗi đau mà chiến tranh mang lại và khi mà người chồng đi rachiến trận, nàng phải đối diện với nỗi cô đơn, từ đó nàng thấm thía được cuộc đời củamình Nàng nghĩ rằng khi người chồng ra nơi chiến trận sẽ đầy rẫy những nguy hiểmrình rập, cuộc sống hết sức nhọc nhằn Cái khó khăn đó được nhấn mạnh trong khổthơ sau:

“ Non kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy mồ.

Hồn tử sĩ/ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu/ trăng dõi dõi soi’’.

Trang 28

Với cách ngắt nhịp 3/4 trong khổ thơ trên đã tô đậm thêm một chút nỗi lòng của ngườichinh phụ, từ đó thể hiện được cách gieo vần rất riêng trong thể thơ song thất lục bát.

Những lời than thở của người chinh phụ trước cảnh xa lìa, ngăn cách Chiến tranh tànnhẫn nỡ chia cắt những đôi vợ chồng trẻ Chiến tranh làm con người ta yêu nhaunhưng không thể đến được với nhau mà chỉ có thể thấy nhau trong nỗi nhớ Chiếntranh đã chôn vùi tuổi trẻ và nhan sắc tuổi xuân của người chinh phụ Càng đau khổ,người chinh phụ càng hối hận:

“ Án công danh trăm đường rộn rã Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi”

Chỉ vì hai chữ “công danh”, vì ham tước phong của vua chúa mà giờ đây mới lâm

vào cảnh xót xa như thế này Khi ngày ngày người chinh phụ càng trông ngóng thìngười chồng lại bặt vô âm tín Người chinh phụ đã hối hận vì khuyên chồng ra trận:

“ Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”

Người chinh phụ đã ý thức được rằng việc làm cho nàng đau khổ chính là chiến tranh

và công danh của chế độ phong kiến Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa nên cáicông danh kia cũng chỉ là phù phiếm, nó không phải là lý tưởng anh hùng và cũngkhông đáng để hy sinh oan uổng như thế Lời hối hận của người chinh phụ như đểthức tỉnh con người đừng chìm đắm trong bả công danh rồi rước về mình biết bao đaukhổ

Nếu như thời gian của một năm được tính bằng sự luân chuyển giữa các mùa thì thờigian của một ngày được tính bằng từng thời khắc:

“ Gà eo óc gáy sương nămtrống (T)

Hòe phất phơ rủbóngbốnbên

Khắc giờ đằng đẵng nhưniên (B)

Trang 29

Mối sầu dằng dặc tựamiền biển xa”.

Ở đây trống - bóng gieo vần trắc với nhau tạo ra một khoảng không gian vắng lặng màbên cạnh đó nó thể hiện sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi xa chồng Tiếp đến

vần bằng với các chữ bên - niên – miền tạo nên cảm thức về thời gian dài dằng dặc,

thời gian cứ đằng đẵng trôi đi Người chinh phụ phải chờ đợi người chồng trong mỏimòn, trông ngóng trong vô vọng Đối với người chinh phụ thì thời gian ấy trôi đi rấtlâu từ ban ngày đến ban đêm, những cảnh vật quanh đó đều trôi đi rất chậm chạp vànặng nề

Xuyên suốt tác phẩm là tâm trạng buồn tủi, nỗi cô đơn dài triền miên của người chinhphụ khi trông ngóng chồng mình đi chiến trận trở về Những khung cảnh quen thuộctừng ngày diễn ra của người chinh phụ đều thể hiện sự đợi chờ trong mòn mỏi:

“ Dạo hiên vắng thầm reo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin.

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đền có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

Hình ảnh người phụ nữ thật đáng thương biết bao khi phải chờ đợi tin người chồngnhưng lại chẳng có hồi âm gì cả Ở đây vần điệu trong đoạn thơ trên đã làm tăng thêm

sự gắn kết giữa các câu thơ Từ đó, nỗi sầu của người phụ nữ dược dâng cao hơn, tôđậm hơn và để lại nhiều tâm tư trong lòng người đọc Tuy ở đây người chinh phụbuồn khổ, héo sầu, có những lúc nàng như gục ngã, rã rời, tuyệt vọng, chẳng cần thiết

Ngày đăng: 01/10/2024, 18:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w