Chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể.Vi phạm pháp luật là hành vi xâm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: VI PHẠM PHÁP LUẬT
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang
Sinh viên thực hiện: Nhóm 8
1.Đặng Ngọc Mai Vy – 205040491 2.Lê Trường Vũ – 205121075 3.Trần Thanh Thảo - 205040225 4.Nguyễn Thành Trung - 205044396 5.Trần Khải Trí - 205050163 6.Trần Thế Thuận - 205240740 Lớp: 20D1NH-AT01
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
Trang 2M c l c u u
A MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích chọn đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
B NỘI DUNG 4
Chương: I PHẠM PHÁP LUẬT 4
1.Khái niệm vi phạm pháp luật: 4
2 Dấu hiệu vi phạm pháp luật: 4
3 Phân loại vi phạm pháp luật: 4
3.1 Vi phạm hình sự: 4
3.2 Vi phạm hành chính: 5
3.3 Vi phạm dân sự: 5
3.4 Vi phạm kỷ luật: 5
4 Chủ thể vi phạm Pháp luật 5
4.1 Khái niệm 5
4.2 Các chủ thể chính 6
5 Khách thể vi phạm Pháp luật 6
5.1 Khái niệm 6
5.2 Các khách thể chính 6
5.2.1 Các loại khách thể của tội phạm 6
5.2.1.1 Khách thể chung của tội phạm 6
5.2.1.2 Khách thể loại của tội phạm 7
5.2.1.3 Khách thể trực tiếp của tội phạm 7
Trang 36 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật 7
7 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật 9
CHƯƠNG II: Lý Luận Và Thực Tiễn 10
CÂU 1: Ví dụ các tình huống về các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật 10
8 Vi phạm pháp luật hình sự 10
8.1 Tình huống: 10
8.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 11
8.2.1 Về mặt khách quan 11
8.2.2 Mặt khách thể: 11
8.2.3 Mặt chủ quan: 11
8.2.4 Chủ thể vi phạm 11
9 Vi phạm pháp luật hành chính 12
9.1 Tình huống: 12
9.2 Cấu thành vi phạm pháp luật: 12
9.2.1 Mặt khách quan 12
9.2.2 Mặt khách thể 12
9.2.3 Mặt chủ quan 12
9.2.4 Mặt chủ thể vi phạm: 13
10 Vi phạm pháp luật dân sự: 13
10.1 Tình huống: 13
10.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 13
10.2.1 Mặt khách quan 13
10.2.2 Mặt khách thể: 13
10.2.3 Mặt chủ quan: 14
10.2.4 Mặt chủ thể: 14
11 Vi phạm kỷ luật nhà nước 14
11.1 Tình huống: 14
11.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 14
Trang 411.2.1 Mặt khách quan 14
11.2.2 Mặt khách thể 14
11.2.3 Mặt chủ quan: 15
11.2.4 Mặt chủ thể 15
CÂU 2: Lý luận và thực tiễn Tình huống thực tế? Giải pháp 15
11.3 Tóm tắt vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong: 15
11.4 Hội đồng xét xử tuyên án: 16
12 KẾT LUẬN 16
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng pháp luật ở đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng Rất nhiều bộ luật được xây dựng, được Quốc hội thông qua đã đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Và một trong những vấn đề quan trọng nhất trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật là nâng cao hiểu biết của người dân về các hành vi được xem là vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật, vì như chúng ta đã biết vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội và làm mất trật tự xã hội Do vậy, việc tìm hiểu về vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong xã hội Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục nhận thức đúng đắn cho người dân, nhóm em chọn đề tài: “Vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật” để nghiên cứu, hiểu biết sâu hơn về vi phạm pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân hiện nay
2 Mục đích chọn đề tài.
Mục đích của việc chọn đề tài này là làm sáng tỏ khái niệm thế nào là vi phạm pháp luật cũng như để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân về vi phạm pháp luận và để để tránh vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân để đảm bảo trật tự xã hội
3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này là làm sáng tỏ khái niệm thế nào là hành vi vi phạm pháp luật cũng như đường lối giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam Nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm cũng như các vấn đề lý luận để tránh vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân để đảm bảo trật tự xã hội và cho ví
dụ cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần phải giải quyết được những nhiệm
vụ cụ thể sau:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận như: Khái niệm vi phạm pháp luật và lý luận thực tiễn
Trang 63.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi cần tìm hiểu những vấn đề lí luận
cơ bản, thu thập số liệu thống kê của đối tượng và trình bày nội dung trong phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã làm những phương pháp sau:
Phương pháp nêu câu hỏi nghi vấn
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thống kê và so sánh
Phương pháp phân tích
Phương pháp đưa ra kết luận
Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
Trang 7B NỘI DUNG
Chương: I PHẠM PHÁP LUẬT
1.Khái niệm vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Hậu quả của vi phạm pháp luật là xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
2 Dấu hiệu vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật phải là hành vi thực tế của cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội
Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật
Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, bởi lẽ hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật Trong đó, năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường
Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể
Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ như: Quan hệ tài sản, quan hệ hôn nhân - gia đình…
3 Phân loại vi phạm pháp luật:
3.1 Vi phạm hình sự:
Hay còn gọi là tội phạm
Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
Trang 8Hành vi vi phạm này xâm phạm đến:
Độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức
Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…
3.2 Vi phạm hành chính:
Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính Hành vi này trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự Đồng thời, theo quy định của pháp luật hành vi có lỗi này phải bị xử lý hành chính
Vi phạm pháp luật hành chính diễn ra phổ biến hơn so với các loại vi phạm pháp luật khác
3.3 Vi phạm dân sự:
Là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản Cụ thể, chủ thể vi phạm trong trường hợp này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự
3.4 Vi phạm kỷ luật:
Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong các
cơ quan, tổ chức
Trang 94 Chủ thể vi phạm Pháp luật
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp, nghĩa
là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó Nếu chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân thì họ phải là người đã đạt được độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức xác lập , kiểm soát được hoạt động của bản thân Những người không có khả năng nhận thức hay điều khiển được hoạt động của bản thân thì không được coi là chủ thể vi phạm pháp luật Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, nhà chức trách, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chủ thể pháp luật khác
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật
5 Khách thể vi phạm Pháp luật
Khách thể vi phạm Pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật Những vấn đề về mặt khách quan , mặt chủ quan , chủ thể , khách thể của vi phạm pháp luật sẽ được làm rõ khi xem xét từng loại vi phạm pháp luật cụ thể Vì vậy, ở đây chỉ nêu những vấn đề chung nhất cấu thành vi phạm pháp luật
5.2.1 Các loại khách thể của tội phạm
Khoa học Luật hình sự dựa trên mức độ khái quát của các quan hệ xã hội đã chia khách thể của tội phạm thành ba loại: Khách thể chung của tội phạm, Khách thể loại của tội phạm, Khách thể trực tiếp của tội phạm Cụ thể:
Trang 101.1.1.1 Khách thể chung của tội phạm
Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
và được Luật hình sự bảo vệ Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây phương hại đến khách thể chung là một trong những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Chính vì vậy, thông qua khách thể chung, chúng ta có thể thấy được nhiệm vụ của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó Hay nói đúng hơn là thấy được chính sách hình sự của một quốc gia
5.2.1.1 Khách thể loại của tội phạm
Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại Khách thể loại có vai trò quan trọng về mặt lập pháp Nó là cơ sở để Bộ luật hình sự xây dựng các chương trong phần các tội phạm
Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan nhưng nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung vào một chương Thông qua việc xem xét các nhóm khách thể nhất định, chúng ta có thể đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi trực tiếp xâm hại đến một trong số các khách thể của nhóm
Việc sắp xếp các chương trong phần các tội phạm dựa theo khách thể loại là hết sức hợp
lý và khoa học Nếu chúng ta sắp xếp theo các cơ sở khác (chủ quan, chủ thể…)thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều tội phạm có bản chất rất khác nhau lại nằm cùng một chương Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm và việc xử lý chúng
Các tội phạm được quy định trong cùng một chương phần các tội phạm (có cùng khách thể loại) bao giờ cũng xâm hại đến khách thể loại của chúng Tuy nhiên, từng tội phạm trong một chương đó không phải luôn xâm hại cùng khách thể trực tiếp Điều đó có nghĩa là mỗi tội phạm
có khách thể trực tiếp riêng của nó
5.2.1.2 Khách thể trực tiếp của tội phạm
Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại (xâm hại) đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại của tội phạm
Trang 116 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật Nó gồm những yếu tố sau: Hành vi trái pháp luật:
Bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi hành vi trái pháp luật, nếu trong thực
tế không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức
cụ thể nào đó thì không có vi phạm pháp luật xảy ra
Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội:
Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều gây nguy hiểm và gây hại cho xã hội Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội
Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức
độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi trái pháp luật đó gây ra Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội: Thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra, nghĩa là, sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Nếu giữa hành vi trái pháp luật sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác
Ngoài ra, trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, phương tiện và cách thức vi phạm…
Ví dụ:
Anh A, 20 tuổi, sáng ngày 27/11 tại ngã 4 XX anh A lái xe gắn máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông, gây tại nạn khiến chị B bị chấn thương sọ não
Hành vi vượt đèn đỏ của anh A là hành vi trái pháp luật, trái với quy định của luật giao thông đường bộ và có lỗi do anh A có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các mối quan hệ được pháp luật bảo vệ
Hậu quả do hành vi của anh A gây ra là thiệt hại về người (chấn thương sọ não của chị B)
Hành vi vượt đèn đỏ của anh A với hậu quả chấn thương sọ não của chị B có mối quan hệ tất yếu với nhau Hành vi vượt đèn đỏ xảy ra trước, hậu quả chấn thương
sọ não của chị B xảy ra sau, nguyên nhân dẫn đến việc chị B bị chấn thương sọ não là do anh A vượt đèn đỏ
Thời gian vi phạm pháp luật: Sáng ngày 27/11
Trang 12Địa điểm vi phạm pháp luật: Ngã tư XX.
Phương tiện vi phạm pháp luật: Xe gắn máy
7 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
Là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật, nó gồm những yếu tố sau:
Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật:
Lỗi là trạng thái tâm lí của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả
do hành vi đó gây ra
Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội
Phụ thuộc vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể, khoa học pháp lý chia lỗi ra thành 2 loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý
Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp:
Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra
và mong muốn điều đó xảy ra
Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra những vẫn để mặc cho hậu quả đó xảy ra
Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả
Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
Lỗi vô ý vì quá cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó
Động cơ vi phạm:
Được hiểu là cái (động lực) thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Thông thường, khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể được thúc đẩy bởi động cơ nhất định nào đó như vụ lợi, trả thù, đê hèn,
Mục đích vi phạm:
Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình, chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật