BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phó
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Từ đó làm rõ kết quả thực hiện chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay
Giảng viên giảng dạy: NHÓM: 13
GV: Nguyễn Thị Tú Trinh
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại Học Công Thương TPHCM đã đưa bộ môn Tư Tưởng HỒ Chí Minh vào chương trình giảng dạy để chúng em có cơ hội tiếp thu kiến thức quý giá để hoàn thành bài tiểu luận này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến GV Nguyễn Thị Tú Trinh đã truyền đạt cho chúng em kiến thức bằng cả tất cả tâm huyết Thời gian học bộ môn của cô là khoảng thời gian tuyệt vời vì
em không chỉ được học lý thuyết mà còn nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế hữu ích Đây sẽ là hành trang để em có thể vững bước trên con đường đã lựa chọn ban đầu
Bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh không chỉ bổ ích mà còn có tính thực tế cao ngoài ra tạo
cơ hội cho em được học tập, nghiên cứu và tích lũy kiến thức để thực hiện bài tiểu luận hiểu thêm về ngành về công việc tụi em sẽ làm sau này Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Phần 1 MỤC LỤC
Phần 1 MỤC LỤC 2
Phần 2: PHẦN MỞ ĐẦU 4
Phần 3: PHẦN NỘI DUNG 5
3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 5
3.1 Vấn đề Độc lập Dân tộc 5
3.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc 6
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng Bạo lực cách mạng được coi là công cụ cần thiết để thay thế chế độ cũ bằng chế độ 8
4 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG 8
4.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi theo con đường của cách mạng vô sản 8
8
4.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo 9
4.3 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công – nông làm nền tảng 9
4.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 10
5 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SACH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10
5.1 Đánh Giá Việc Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Của Đảng 10
5.1.1 Quá trình thực hiện nhất quán chính sách dân tộc của Đảng 10
5.2 Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Của Đảng Đã Đạt Được Những Kết Quả Quan Trọng 11
5.2.1 Các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, từ chỗ đều bị áp bức bóc lột dưới sự đô hộ của thực dân đế quốc Pháp, Mỹ 11
5.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống 11
2
Trang 45.2.3 Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao dân trí trong
các dân tộc 11
5.2.4 Tổ chức Đảng, các Đoàn thể và chính quyền ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số 12
6 NHỮNG TỒN TẠI CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 12
6.1 Dân số tăng nhanh, rừng bị suy giảm 12
7 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 14
7.1 Mục tiêu 14
7.1.1 Mục tiêu chiến lược(mục tiêu lâu dài) 14
7.1.2 Mục tiêu cụ thể(trước mắt) 14
7.1.3 Những giải pháp chủ yếu 15
7.1.4 Chương trình 135 được thực hiện theo 2 giai đoạn với mục tiêu cụ thể như sau 16
7.1.5 Thực hiện tích cực chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 16
Phần 4: KẾT LUẬN 18
Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Phần 2: PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 5Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Trong số những giá trị cốt lõi mà tư tưởng của Người mang lại, vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc là một nội dung đặc biệt quan trọng, gắn liền với sự nghiệp giải phóng và phát triển của Việt Nam Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc rằng chỉ khi giải phóng được dân tộc khỏi ách thống trị và áp bức thì đất nước mới có thể vươn lên phát triển, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội để mang lại tự do và hạnh phúc thực sự cho nhân dân
Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế và chính trị toàn cầu, vấn đề dân tộc vẫn giữ vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững của đất nước Các chính sách dân tộc không chỉ nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các dân tộc thiểu số mà còn đóng góp vào việc củng cố sự đoàn kết toàn dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia và tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa các vùng miền Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, như bất bình đẳng trong phát triển kinh tế giữa các vùng dân tộc thiểu số hay khó khăn trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống
Trước những yêu cầu và thách thức mới, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc không chỉ mang giá trị
lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Tiểu luận này sẽ tập trung phân tích nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời đánh giá những kết quả và hạn chế trong việc thực hiện các chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách dân tộc, phù hợp với bối cảnh hiện đại và
xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế
Phần 3: PHẦN NỘI DUNG
4
Trang 6Đề tài: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Từ đó làm rõ kết quả thực hiện chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay.
3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
3.1 Vấn đề Độc lập Dân tộc
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng của các dân tộc Hồ Chí Minh khẳng định rằng độc lập và tự do là quyền bất khả xâm phạm của mọi dân tộc Ông đã nêu rõ mong muốn mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam về một nền độc lập trong bản yêu sách gửi Hội nghị Vécxây năm 1919 Tuy không được chấp nhận, nhưng đây là bước đầu tiên trong việc hình thành tư tưởng về quyền bình đẳng và tự do của các dân tộc thuộc địa Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, ông tuyên bố rằng Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập,
và toàn thể dân tộc quyết tâm bảo vệ quyền này
Độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng độc lập phải đi đôi với tự do và hạnh phúc của nhân dân Ông lấy cảm hứng từ học thuyết "Tam dân" của Tôn Trung Sơn, cho rằng dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc là mục tiêu của cách mạng Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các hoạt động nhằm cải thiện đời sống nhân dân, nhấn mạnh rằng "độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân Người bày tỏ tâm huyết rằng: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành."
Độc lập dân tộc phải là thật sự, hoàn toàn và triệt để Hồ Chí Minh khẳng định rằng độc lập không chỉ là việc không bị ngoại bang chi phối mà còn bao gồm quyền tự quyết về ngoại giao, quân đội và tài chính Trong bối cảnh sau Cách mạng Tháng Tám,
để bảo vệ độc lập vừa giành được, Người đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo nền độc lập
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều âm mưu chia cắt của thực dân Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự thống nhất của đất nước, khẳng định rằng "nước Việt Nam là một" Ông tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng và thống nhất Tổ quốc, thể hiện trong Di chúc rằng nhân dân sẽ vượt qua mọi khó khăn để đạt được điều đó Tư tưởng này là xuyên suốt trong hoạt động cách mạng của Người
Trang 73.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc cần đi theo con đường cách mạng vô sản Khi thực dân Pháp xâm lược, nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra nhưng thất bại do khủng hoảng
về giai cấp lãnh đạo và đường lối Hồ Chí Minh tìm kiếm con đường cứu nước từ phương Tây, nhưng nhận ra rằng cách mạng tư sản không thực sự mang lại tự do cho nhân dân
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng lớn đến Hồ Chí Minh, giúp Người nhận ra rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản mới mang lại hạnh phúc thật sự cho dân tộc
Năm 1920, sau khi đọc luận cương của Lênin, Người xác định rằng không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản
Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp Theo Hồ Chí Minh, trong bối cảnh Việt Nam, thứ tự thực hiện là giải phóng dân tộc trước, sau đó đến giải phóng xã hội, giai cấp và cuối cùng là giải phóng con người
Độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội, với chiến lược cách mạng hướng tới cộng sản
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chống đế quốc phải được ưu tiên hàng đầu, trong khi nhiệm vụ chống phong kiến sẽ được thực hiện dần Nét độc đáo trong tư tưởng của Người là nhấn mạnh việc "thâu hết ruộng đất của đế quốc" và chia cho nông dân nghèo mà chưa đề cập đến chủ trương "người cày có ruộng"
Về cách mạng giải phóng dân tộc Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải
do Đảng Cộng sản lãnh đạo Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản là yếu tố quyết định cho sự thành công của cách mạng, cần thiết để tổ chức và giác ngộ quần chúng Trong tác phẩm "Đường cách mệnh," Người khẳng định vai trò thiết yếu của Đảng trong việc tập hợp lực lượng cách mạng
Đảng Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân, vừa là đội tiên phong của toàn dân lao động Hồ Chí Minh khẳng định Đảng phải phục vụ lợi ích của cả dân tộc, đồng thời bổ sung vào lý luận mácxít về vai trò của Đảng trong bối cảnh thuộc địa
Cách mạng phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không chỉ của một hai người Ông cho rằng tất cả các giai cấp đều cần đoàn kết chống lại cường quyền
Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân, đặc biệt chú trọng vào công nhân và nông dân Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Người kêu
6
Trang 8gọi mọi người, không phân biệt giai cấp, tôn giáo hay đảng phái, đứng lên chống kẻ thù chung Người khẳng định rằng công nhân và nông dân là lực lượng chủ yếu và quyết định cho sự thành công của cách mạng
Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo
Cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc Quốc
tế Cộng sản đôi khi xem nhẹ vai trò của cách mạng thuộc địa, cho rằng nó phải chờ đợi cách mạng vô sản ở các nước tư bản Tuy nhiên, Hồ Chí Minh khẳng định rằng cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trước, và có mối quan hệ bình đẳng với cách mạng
vô sản
Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng thuộc địa có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc Người nhấn mạnh rằng nếu các dân tộc thuộc địa đoàn kết, họ sẽ tạo thành một lực lượng khổng lồ có thể giúp đỡ cách mạng ở chính quốc Ông cũng lưu
ý rằng sự sống còn của chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào việc bóc lột thuộc địa
Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa sẽ hình thành một lực lượng cách mạng quyết liệt, khi được giác ngộ và tổ chức Hồ Chí Minh khuyến khích các dân tộc thuộc địa phải tự đứng lên giành quyền độc lập, nhấn mạnh rằng sự giải phóng chỉ có thể đạt được qua nỗ lực của chính họ
Thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945 và phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu vào những năm 60 chứng minh tính đúng đắn của luận điểm này, góp phần nâng cao giá trị lý luận và thực tiễn cho cuộc đấu tranh giải phóng
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng Bạo lực cách mạng được coi là công cụ cần thiết để thay thế chế độ cũ bằng chế độ
4 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG
4.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi theo con đường của cách mạng vô sản.
Con đường cách mạng đó được Hồ Chí Minh thể biện những nội dung sau:
Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết Theo Mác và Ăngghen con đường cách mạng vô sản ở châu Âu là đi
từ giải phóng giai cấp - giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng con người Còn theo Hồ Chí Minh thì ở Việt Nam và các nước thuộc địa phải là: giải phóng dân tộc -giải phóng xã hội - -giải phóng giai cấp - -giải phóng con người
Trong Chính cương vắn tắt Hồ Chí Minh nêu rõ: cách mạng tư sản dân quyền trước hết là phải lên đồ lên quốc và bọn phong kiến làm cho nước Nam được hoàn toàn
Trang 9độc lập Cũng theo Quốc tế cộng sản thì hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến phải được thực hiện đồng thời, khăng khít với nhau, nương tựa vào nhau, nhưng xuất phát từ một nước thuộc địa Hồ Chí Minh không có ai nhiệm vụ đó là nhất phải thực hiện ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân thì sẽ từng bước thực hiện Cho nên trong Chánh cương, người chỉ nêu ‘thâuhết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo’ mà chưa nêu ra rõ chủ trương ‘người cày có ruộng’ Đấy cũng là nét độc đáo sáng tạo của Hồ Chí Minh
4.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Về tầm quan trọng của tổ chức đảng đối với cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính đảng, đảng đó phải thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng và đưa quần chúng ra đấu tranh Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và rất chú trọng đến việc thành lập đảng cộng sản khẳng định vai trò to lớn của nó đối với cách mạng giải phóng dân tộc theo mục tiêu và con đường cách mạng vô sản
4.3 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công – nông làm nền tảng
Hồ Chí Minh viết: cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc việc của một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công, thương đều nhất
8
Trang 10trí chống lại cường quyền” Trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người khẳng định cái cốt của
nó là công – nông, “công nông là người chủ cách mệnh công nông là gốc cách mệnh”
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương cần vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị làm nô lệ trong một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do
Đảng cần có các chủ trương, chính sách tranh thủ vận động các tầng lớp nhân dân
vì mục tiêu chung Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với phú nông, trung, tiểuđịa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng tập trung
Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” Và trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”
4.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc Quan điểm này vô hình trung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Hồ Chí Minh đã phân tích: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”; “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”, nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là
“muốn đánh chết rắn đằn đuôi”
Vận dụng công thức của Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Hồ Chí Minh đã đi tới luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”
Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc và do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân