Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
3 bản chất cơ bản Bản chất chính trị:
+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân là chủ yếu.
+ Nhất nguyên chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo
+ Nhân dân lao động có quyền giới thiệu đại biểu tham gia bộ máy chính quyền; đóng góp ý kiến, tham gia công việc quản lý nhà nước…
+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
Bản chất kinh tế:
+ Dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.
+ Kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất; nâng cao đời sống của toàn xã hội; coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động.
Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội:
+ Lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới.
+ Kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại.
+ Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển cá nhân.
+ Dân chủ là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.
+ Kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội.
+ Khác với nền dân chủ tư sản thì nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.
Liên hệ với bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam, bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hội với tư cách công dân, tư cách của người làm chủ. Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ.
Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện thông qua 2 hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp.
Hình thức dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân “ủy quyền", giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra.
Những con người và tổ chức ấy đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân. Nhân dân bầu ra Quốc hội.
-Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức thông qua đó, nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội. Hình thức đó thể hiện ở các quyền được thông tin về hoạt động của nhà nước, được bàn bạc về công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư; được bàn đến những quyết định về dân chủ cơ sở, nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước từ Trung ương cho đến cơ sở.
*Bản chất chính trị ở Việt Nam là:
Bản chất giai cấp: Giai cấp công nhân
Cơ chế: Nhất nguyên
Bản chất nhà nước: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
*Bản chất kinh tế ở Việt Nam:
nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
*Bản chất chính trị ở Việt Nam là:
Bản chất giai cấp: Giai cấp công nhân Cơ chế: Nhất nguyên
Bản chất nhà nước: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
*Bản chất kinh tế ở Việt Nam:
- Mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
Các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
- Ngoài ra, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa
Nước ta cũng định hướng đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, với một số nội dung cốt lõi sau:
+ Làm rõ nội hàm/nhận thức về CNH-HĐH là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”.
+ Nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng coi việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị
+ Xác định nội dung và yêu cầu then chốt “phải khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương
+ Nhấn mạnh lộ trình, bước đi trong thực hiện CNH-HĐH đất nước phải có trọng tâm, trọng điểm và xác định các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển đặt trong mối quan hệ tổng thể với yêu cầu tập trung về nguồn lực
+ Nhấn mạnh yêu cầu trong thực hiện CNH-HĐH đất nước, "phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa cả truyền thống và hiện đại, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và giai cấp công nhân hiện đại; vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt Nam".