1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế Hoạch Bài Dạy Thi Đạt Giáo Viên Chủ Nhiệm Giỏi Cấp Tỉnh Chủ Đề 2 Khám Phá Bản Thân Tiết Sinh Hoạt Lớp Chia Sẻ kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng cảu bản thân

12 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khám Phá Bản Thân Tiết Sinh Hoạt Lớp: Chia Sẻ Kết Quả Thể Hiện Sự Tự Tin Với Những Đặc Điểm Riêng Của Bản Thân
Trường học Trường THPT
Chuyên ngành Hướng Nghiệp
Thể loại Kế Hoạch Bài Dạy
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 593 KB

Nội dung

SINH HOẠT LỚP: CHIA SẺ KẾT QUẢ THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN VỚI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA BẢN THÂN I.. Năng lực - Học sinh biết cách chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng củaKẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11 ( TIẾT THI ĐẠT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TỈNH CHU KỲ 2020-2024) Ngày soạn: 27/9/2024 Ngày dạy: 30/9/2024 Lớp dạy: ………………………… – Trường THPT …….. Giáo viên dạy: ……………………… . Trường THPT …….. CHỂ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN Tiết 3. SINH HOẠT LỚP: CHIA SẺ KẾT QUẢ THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN VỚI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA BẢN THÂN I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Học sinh biết cách chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. - Học sinh nhận diện và đánh giá được các đặc điểm riêng của bản thân và của các học sinh khác. - Chia sẻ được những cảm xúc và khó khăn gặp phải nếu có. - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình trước đám đông khi chia sẻ những kết quả thể hiện sự tự tin của bản thân. - Phát triển năng lực thảo luận và hoạt động nhóm trong quá trình chia sẻ và cùng giải quyết nhiệm vụ của nhóm. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống: chủ động tự tin, quyết định công việc, dám nghĩ, dám làm. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Học sinh chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị bài, làm việc nhóm, hoàn thiện các yêu cầu GV giao. - Trung thực và trách nhiệm trong quá trình hoạt động nhóm: Có trách nhiệm với những yêu cầu của GV và bạn bè giao cho. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Video, bài giảng điện tử. - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. - Dây cước, ghim. 2. Học sinh - Giấy A0, băng dính hai mặt, bút dạ, các ảnh, video thể hiện sự tự tin của bản thân. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TRƯỚC GIỜ HỌC Mục tiêu - Học sinh chủ động nghiên cứu và chuẩn bị các yêu cầu của giáo qua các câu hỏi khảo sát trên Goole forms. - Giáo viên biết được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh. Nền tảng sử dụng - Nhóm Zalo của lớp 11A3: nhắc nhở các nhiệm vụ học tập. - https://docs.google.com/forms Yêu cầu - HS nghiên cứu và chuẩn bị những yêu cầu của giáo viên. Nhiệm vụ và nội dung HS cần thực hiện được - Ghi lại các đặc điểm về sự tự tin và chia sẻ cách thực hiện và kết quả đạt được của bản thân.

Trang 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 11

( TIẾT THI ĐẠT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TỈNH

CHU KỲ 2020-2024)

Ngày soạn: 27/9/2024

Ngày dạy: 30/9/2024

Lớp dạy: ……… – Trường THPT ……

Giáo viên dạy: ……… Trường THPT ……

CHỂ ĐỀ 2 KHÁM PHÁ BẢN THÂN Tiết 3 SINH HOẠT LỚP: CHIA SẺ KẾT QUẢ THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN VỚI

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA BẢN THÂN

I MỤC TIÊU

1 Năng lực

- Học sinh biết cách chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày

- Học sinh nhận diện và đánh giá được các đặc điểm riêng của bản thân và của các học sinh khác

- Chia sẻ được những cảm xúc và khó khăn gặp phải nếu có

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình trước đám đông khi chia sẻ những kết quả thể hiện sự tự tin của bản thân

- Phát triển năng lực thảo luận và hoạt động nhóm trong quá trình chia sẻ và cùng giải quyết nhiệm vụ của nhóm

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống: chủ động tự tin, quyết định công việc, dám nghĩ, dám làm

2 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Học sinh chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị bài, làm việc nhóm, hoàn thiện các yêu cầu GV giao

- Trung thực và trách nhiệm trong quá trình hoạt động nhóm: Có trách nhiệm với những yêu cầu của GV và bạn bè giao cho

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên:

- Video, bài giảng điện tử

Trang 2

- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

- Dây cước, ghim

2 Học sinh

- Giấy A0, băng dính hai mặt, bút dạ, các ảnh, video thể hiện sự tự tin của bản thân

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TRƯỚC GIỜ HỌC

Mục tiêu - Học sinh chủ động nghiên cứu và chuẩn bị các yêu cầu của giáo qua

các câu hỏi khảo sát trên Goole forms

- Giáo viên biết được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh

Nền tảng sử

dụng

- Nhóm Zalo của lớp 11A3: nhắc nhở các nhiệm vụ học tập

- https://docs.google.com/forms Yêu cầu - HS nghiên cứu và chuẩn bị những yêu cầu của giáo viên

Nhiệm vụ và

nội dung HS

cần thực hiện

được

- Ghi lại các đặc điểm về sự tự tin và chia sẻ cách thực hiện và kết quả đạt được của bản thân

Thời gian hoàn

thành

Trước 10h ngày 29.9.2024

* Kết quả học sinh thực hiện khảo sát trên Goole forms được thể hiện qua ảnh sau:

Trang 3

Biểu đồ đặc điểm về tính cách

Biểu đồ đặc điểm về khả năng

Biểu đồ đặc điểm về sở thích, đam mê

Trang 4

Biểu đồ hoạt động học sinh đã tham gia khi thể hiện đặc điểm

riêng của mình

B TRONG GIỜ HỌC

I Phần 1: Sinh hoạt lớp (5 phút)

- Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt

- Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần

- Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần

II Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề

1 NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TRƯỚC TIẾT HỌC (3 phút)

a Mục tiêu:

- Nhận xét đánh giá về hoạt động của học sinh với các nhiệm vụ đã được giao trước tiết học

b Tổ chức thực hiện

Nhận xét: Giáo viên nhận xét việc tham gia hoạt động ở nhà

- Các em đã rất chủ động hoàn thành bảng nhiệm vụ mà cô giao về nhà

- Hầu hết các em đã nhận ra đặc điểm riêng của mình và thể hiện vào các hoạt động tương ứng

- Đã có một số bạn đạt được những kết quả nhất định, còn một vài bạn còn ngại thể thiện

và chưa đạt kết quả như mong muốn

2 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HỌC SINH XEM VIDEO VỀ CÂU CHUYỆN CỦA NICK VUJICIC (khoảng 5 phút).

a Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh khi trước khi tham gia các hoạt động

- Truyền được một thông điệp khuyến khích học sinh hãy luôn tự tin và không ngại thể hiện bản thân, dù họ khác biệt với những người xung quanh

b Tổ chức thực hiện:

Trang 5

- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu video câu chuyện của Nick Vujicic và yêu cầu học

sinh xem video và trả lời câu hỏi

Câu 1 Nhân vật trong đoạn video thể hiện tự tin với đặc điểm riêng nào của bản thân? Câu 2 Bài học từ nhân vật đó là gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh xem video và trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: GV gọi 2 học sinh đứng tại chỗ trả lời Gọi học sinh

khác có ý kiến, sau đó giải thích và tổng kết câu hỏi Giáo viên dẫn vào bài mới

3 HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ

- Trước khi đi vào hoạt động 1, GV phân tích kết quả học sinh chuẩn bị các câu hỏi khảo sát và chuẩn bị hoàn thiện các phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên Từ đó lấy cơ sở thảo luận và tổ chức hoạt động

Hoạt động 1 – Hoạt động cá nhân: Chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân (khoảng 12 phút)

a Mục tiêu:

- Mỗi học sinh đều chia sẻ được kết quả thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của mình trong một số trường hợp cụ thể

- Phát triển sự tự tin cá nhân: giúp học sinh nhận thức và chấp nhận bản thân, hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm riêng và đó là giá trị

- Tự tin hơn trong học tập và cuộc sống

- Khích lệ tinh thần học học hỏi

b Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ:

+ GV phát phiếu học tập số 1 bằng giấy A4 cho từng học sinh Yêu cầu hoàn thành các

nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1 trong 2 phút

+ Sau khi hoàn thành phiếu học tập của mình, HS đem ra treo vào sợi dây được giăng xung quanh lớp học

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, sau đó treo phiếu học tập đã hoàn

thành treo ra sợi dây

- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: GV gọi 3 học sinh ngẫu nhiên ra chỗ treo phiếu học

tập lần lượt chia sẻ kết quả của mình Gọi HS phát biểu cảm nhận về những chia sẻ của các bạn

Giáo viên tổng kết, nhận xét:

Trang 6

+ Giáo viên khích lệ và khen ngợi những chia sẻ của các em học sinh: Cô rất vui vì các

em đã dám chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin của mình Điều đó cho thấy các em rất dũng cảm Phần chia sẻ của các em rất rõ ràng và tự nhiên Điều đó chứng tỏ các em rất tự tin khi thể hiện trước mọi người

+ GV đánh giá tích cực về sự cố gắng: Mặc dù 1 vài em còn hơi ngại, nhưng việc các em dám đứng lên chia sẻ là một bước tiến lớn, cứ tiếp tục phát huy nhé

+ Gợi ý cải thiện, tạo động lực

Hoạt động 2 – Hoạt động nhóm: “Hành trình tự tin” (khoảng 15 phút)

a Mục tiêu:

- Tăng cường sự gắn kết: khi chia sẻ thành quả đạt được, các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy gần gũi, hiểu nhau hơn và tạo ra sự đoàn kết nội bộ

- Khuyến khích học hỏi lẫn nhau

- Tạo động lực cho những học sinh khác trong nhóm phát huy hết khả năng của mình

- Tạo sự thoải mái và hỗ trợ lẫn nhau: Các thành viên trong nhóm thoải mái bày tỏ ý kiến

và hỗ trợ lẫn nhau khi cần

b Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ:

GV cho lớp hoạt động theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm Giáo viên yêu cầu nhóm trao đổi tình huống hoặc câu chuyện khi thể hiện đặc điểm riêng mà mình đã vượt qua khó khăn và đạt được kết quả tốt của các thành viên trong nhóm đã chuẩn bị ở nhà Các nhóm hoạt động trong thời gian 3 phút

Sau đó đại diện nhóm chia sẻ câu chuyện (tình huống ấn tượng nhất của nhóm) đó trước lớp

- HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Mỗi học sinh sẽ viết ra một tình huống hoặc câu chuyện riêng của mình vào tờ giấy ở

nhà, sau đó đại diện nhóm dùng bút dạ tổng kết hoàn thiện các câu chuyện ấn tượng nhất của thành viên trên nhóm theo mỗi cách của các nhóm

- GV tổ chức báo cáo và thảo luận:

+ Khi hết giờ đề nghị tất cả các nhóm treo phiếu học tập lên bảng (nếu nhóm nào làm

bằng tờ giấy A0), nhóm nào có hình ảnh hoặc video thì chia sẻ hình ảnh Sau đó gọi đại diện 2 nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến Giáo viên nhận xét và đánh giá tổng kết GV động viên, khích lệ, gợi ý cải thiện, tạo động lực với các nhóm học sinh đã chia sẻ kết quả

Trang 7

Hoạt động 3 Kết luận (Khoảng 3 phút).

a Mục tiêu:

- Nhấn mạnh những bài học rút ra trong tiết học

- Khuyến khích học sinh tiếp tục phát huy sự tự tin và biết tôn trọng sự khác biệt

- Củng cố tinh thần hỗ trợ, đoàn kết giữa các thành viên trong lớp

b Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Giáo viên cầm chai nước đưa ra trước lớp và hỏi học sinh

(?) Theo các em nước có giá trị gì đối với chúng ta?

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: Gọi 1 – 2 em học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

Giáo viên hỏi tiếp: Giả xử chai nước đó đóng kín và không thể mở được nắp ra thì lúc đó chai nước còn giá trị như vậy không? Từ những câu trả lời và ví dụ đó giáo viên chốt và tổng kết bài

GV Chốt nội dung:

- Các em ạ, đặc điểm riêng của từng em sẽ tạo nên tính cách con người và giá trị riêng của bản thân Mỗi người sẽ có những đóng góp cho cộng đồng giá trị khác nhau

- Cũng như chúng ta, nếu cứ không dám thể hiện đặc điểm riêng của mình ra mà cứ đóng chặt lại thì cũng như cái chai nước không bao giờ mở được ra và khi đó chúng ta tự đánh mất đi giá trị của bản thân Vậy làm thế nào để giúp các bạn tự tin thể hiện điểm riêng của bản thân? Chúng ta phải cổ vũ, khích lệ, động viên bạn…

Qua buổi sinh hoạt này, cô muốn các em hiểu rằng tự tin không chỉ là việc biết mình giỏi điều gì, mà còn là biết cách chấp nhận và phát triển từ những gì mình đang có Đồng thời, hãy luôn tôn trọng sự khác biệt của mọi người xung quanh Mỗi người trong chúng ta đều đặc biệt theo cách riêng và sự đa dạng này sẽ giúp chúng ta học hỏi và phát triển tốt hơn."

"Tự tin là quan trọng, nhưng không chỉ để thể hiện cho riêng mình Hãy dùng sự tự tin đó

để hỗ trợ những bạn còn ngại ngùng hoặc chưa dám bộc lộ hết tiềm năng của mình Chúng ta cùng nhau phát triển thì lớp học của chúng ta sẽ trở thành một tập thể tuyệt vời hơn."

4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Khoảng 2 phút).

a Mục tiêu:

- Đưa ra hành động cụ thể để nhằm khích lệ, động viên học sinh tiếp tục phát huy sự tự tin về các đặc điểm riêng của bản thân

Trang 8

b Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Mỗi học sinh thực hiện một hoạt động cụ thể mà các em sẽ làm trong

tuần tới để tiếp tục phát triển sự tự tin của mình thể hiện trong gia đình hoặc trường học

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV gửi theo link Google Forms cho

GV

- GV tổ chức báo cáo và thảo luận: GV kiểm tra và nhận xét online trên Google Forms

hoặc zalo cá nhân, nhóm

C SAU GIỜ HỌC

a Mục tiêu:

- Học sinh phát huy được khả năng thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân một cách thường xuyên, tích cực

b Tổ chức thực hiện: GV giao cho mỗi học sinh một việc là: viết nhật kí cá nhân hàng

tuần ghi lại những trải nghiệm mà các em cảm thấy tự tin khi thể hiện các đặc điểm của mình Các em sẽ gửi vào đường links trên nhóm giáo viên đưa ra GV sẽ tổng kết theo tháng Có khen ngợi và nêu gương những bạn có ý thức phát triển và động viên những

em học sinh còn hạn chế, e ngại thể hiện sự tự tin của mình

PHỤ LỤC

Sự tự tin là gì?

Sự tự tin là một trạng thái tinh thần, là sự tin tưởng và đánh giá cao khả năng của bản thân mà không bị ảnh hưởng bởi sự nghi ngờ hay sự phê phán từ người khác Trong học tập, sự tự tin còn được hiểu là sự chủ động, sẵn sàng tham gia vào tất cả hoạt động để khám phá giới hạn bản thân, không ngần ngại học hỏi thêm nhiều kiến thức mới

Sự tự tin là nguồn năng lượng tích cực, giúp hình thành tư duy cởi mở và thái độ lạc quan trong mọi hoàn cảnh Đồng thời, đức tính này còn giúp tạo ra sự linh hoạt và sáng tạo trong học tập lẫn công việc, từ đó giúp chúng ta định hình cuộc sống một cách dễ dàng

Sự tự tin được biểu hiện như thế nào?

Trang 9

Sự tự tin là một đức tính cần có ở mọi đứa trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn học tập và phát triển Nhờ có phẩm chất này, các em có thể suy nghĩ và hành động quyết đoán, nắm bắt mọi cơ hội và thể hiện bản thân một cách tốt nhất

Trẻ tự tin luôn dễ dàng thể hiện cảm xúc và bày tỏ quan điểm với mọi người

Sự tự tin ở một đứa trẻ được biểu hiện thông qua 3 khía cạnh sau:

Trẻ sẵn sàng khám phá những điều mới

Nền tảng này xuất phát một phần từ trẻ, và một phần từ cách nuôi dạy con từ gia đình Nếu phụ huynh luôn khuyến khích, động viên con trải nghiệm những điều mới, con sẽ tin tưởng vào bản thân và phát triển việc tự học nhanh chóng Ngược lại, nếu gia đình thường cấm đoán và quá nguyên tắc, trẻ sẽ có xu hướng tự ti thiếu tự tin, ngại mắc lỗi và chỉ muốn ở trong vùng an toàn của mình

Không e ngại trước khuyết điểm của bản thân

Suy nghĩ tích cực luôn là “kim chỉ nam” của một đứa trẻ mang phong thái tự tin Trẻ tự tin sẽ không sợ đối diện với những điểm yếu hay sai lầm của mình Thay vào đó, các em chấp nhận nó như một phần của bản thân và sẵn sàng thay đổi, tìm kiếm phương án để khắc phục những khuyết điểm

Quyết tâm thực hiện mục tiêu đến cùng

Những đứa trẻ tự tin thường không dễ bỏ cuộc khi gặp thất bại Các em có sự tập trung cao, khả năng kiên trì và cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra dù khó khăn hay thử thách Những đứa trẻ tự tin có khả năng quản lý áp lực tốt do các em rất có lòng tin vào bản thân, không ngần ngại thử nghiệm, học hỏi từ thất bại, và xem đó như một cơ hội phát triển

Lợi ích của sự tự tin

Sự tự tin mang đến nhiều cơ hội cho trẻ lẫn trong học tập và cuộc sống, dưới đây là một

số lợi ích mà trẻ có thể đạt được thông qua việc xây dựng phẩm chất này:

Trang 10

Xây dựng tính tự lập: Sự tự tin giúp con trẻ phát triển tinh thần độc lập bằng cách tạo ra niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của mình Trẻ tự tin hơn thường không sợ thất bại và có lòng dũng cảm đối mặt với những thách thức Họ học cách tự quyết định, tự quản lý thời gian và công việc, từ đó xây dựng nên một tâm hồn độc lập và mạnh mẽ

Tăng khả năng tự quản lý: Sự tự tin giúp con trẻ phát triển khả năng quản lý cảm xúc và

áp lực Các em tự chủ, linh hoạt trong cách tiếp nhận và tăng kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng thời có khả năng đối mặt với những thách thức của cuộc sống một cách tích cực và hiệu quả

5 cách giúp phụ huynh rèn luyện sự tự tin cho con trẻ

Khuyến khích con tự lập: Hãy tạo cơ hội cho con tự quyết định trong khả năng

và giải quyết vấn đề một cách độc lập Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể để con thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình bằng cách cho con tham gia vào các cuộc trò chuyện và bày tỏ quan điểm cá nhân

Đánh giá cao những thành tựu của con: Phụ huynh cần dành những lời khen

cho những nỗ lực và cố gắng của con, dù là nhỏ nhất Nó có thể đến từ việc con hoàn thành bài tập, phụ giúp ba mẹ việc nhà, hay con đã giúp đỡ một ai đó Sự công nhận là phần thưởng xứng đáng về mặt tinh thần, giúp con dần hình thành sự

tự tin từ bên trong

Dám để con mắc lỗi: Bên cạnh việc hỗ trợ và động viên con trong quá trình học

tập, hãy cho con được phép sai lầm trong khuôn khổ Bởi kinh nghiệm được tích lũy từ những lần thất bại, con có thể học được nhiều bài học quý báu từ những lần

“chưa thành”, miễn là con dám làm, dám sai, dám thay đổi và trở thành phiên bản tốt hơn của ngày hôm qua

Có được trải nghiệm, con sẽ có tính tự lập và kiến thức để làm tốt hơn ở những lần sau Chính nhờ điều này, con sẽ dần trở nên tự tin và quyết đoán

Cùng con tìm ra sở thích cá nhân: Một năng khiếu sẵn có hay một khả năng

được rèn luyện chắc chắn sẽ giúp con ghi điểm trong mắt thầy cô, gia đình và bạn

bè Vì thế, cùng con khám phá ra sở trường của bản thân con cũng là cách xây dựng sự tự tin mà con cần có.Phụ huynh có thể cho con tiếp cận với các môn năng

Trang 11

khiếu về âm nhạc, thể thao, võ thuật hay nghệ thuật từ bé để phát hiện và phát triển tài năng sẵn có của con

Để con được giao tiếp và chia sẻ: khuyến khích con giao tiếp là cách hiệu quả để

thúc đẩy sự tự tin trong con Khi được giao tiếp tích cực và công bằng, con nhận thấy mình được lắng nghe và có tiếng nói, từ đó con sẽ mạnh dạn thể hiện ý kiến, cảm xúc cá nhân của mình.Việc này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp mà còn xây dựng sự tự tin nhất định trong học tập cũng như các mối quan hệ

cá nhân

Sự tự tin không chỉ là một kỹ năng, mà là một đức tính cần rèn luyện lâu dài, nhất là đối với trẻ nhỏ hay học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường Đây chính là khoảng thời gian các em tích lũy nhiều trải nghiệm để hình thành nhân cách về sau

Càng hiểu rõ lợi ích của đức tính này, cha mẹ sẽ dễ dàng đồng hành cùng con trong học tập cũng như nắm bắt được tâm lý trẻ nhỏ, giúp con xây dựng sự tự tin cần có

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

Em hãy chia sẻ kết quả thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân ghi vào bảng sau:

Đặc điểm sự tự tin Cách thể hiện sự tự tin Kết quả thực hiện

Ngày đăng: 17/11/2024, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w