1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH LỖI VÔ Ý DO QUÁ TỰ TIN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM, PHÂN BIỆT LỖI VÔ Ý DO QUÁ TỰ TIN VỚI LỖI CỐ Ý GIÁN TIẾP.

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong, đều là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ xã hội nhất định. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Cố ý hoặc vô ý là hình thức lỗi của người phạm tội. Lỗi thể hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả nguy hiểm do hành vi của người đó gây nên. Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm.

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 3

I PHÂN TÍCH LỖI VÔ Ý DO QUÁ TỰ TIN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 3

1 Các khái niệm liên quan 3

1.1 Lỗi 3

1.2 Lỗi vô ý do quá tự tin 5

2 Biểu hiện của lỗi vô ý do quá tự tin 6

2.1 Về lý trí 6

2.2 Về ý chí 6

II PHÂN BIỆT LỖI VÔ Ý DO QUÁ TỰ TIN VỚI LỖI CỐ Ý GIÁN TIẾP 7

1 Phân biệt lỗi vô ý do quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp 7

2 Tác dụng của việc phân biệt lỗi vô ý do quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp 10

C KẾT LUẬN 11

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và mặt chủ quan Mặtkhách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt độngtâm lý bên trong của người phạm tội Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, bất cứhành vi phạm tội nào, dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặcbiệt nghiêm trọng thì giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bêntrong, đều là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại nhữngquan hệ xã hội nhất định Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổsung 2017 quy định, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trongBộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thươngmại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý Cố ý hoặc vô ý là hình thức lỗi của ngườiphạm tội Lỗi thể hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểmcho xã hội và đối với hậu quả nguy hiểm do hành vi của người đó gây nên Mặt chủquan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội vàmục đích phạm tội Trong đó, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm được quyđịnh trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm Việc thừa nhận lỗi nhưlà một căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc cơ bản, tiến bộtrong pháp luật hình sự Việt Nam Việc nghiên cứu về tính có lỗi và phân loại lỗigiúp ta hiểu biết rõ về từng loại lỗi qua đó là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sựsao cho phù hợp với từng loại lỗi Đồng thời cũng dễ dàng phân biệt sự giống vàkhác nhau giữa các hình lỗi, hạn chế sự nhầm lẫn khi phân biệt lỗi này với lỗi khác,giúp ta hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của tính có lỗi trong đời sống thực tiễn Chínhvì vậy, để phân tích, làm rõ, đánh giá toàn diện về lỗi vô ý do quá tự tin trong luậthình sự việt nam cũng như tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập và việc thực

hiện pháp luật sau này thì em xin phép được chọn đề số 2 “ Anh/chị hãy phân tíchlỗi vô ý do quá tự tin trong luật hình sự việt nam, phân biệt lỗi vô ý do quá tự tinvới lỗi cố ý gián tiếp.”

Trang 4

Lỗi trong luật hình sự, trước hết được hiểu là quan hệ giữa cá nhân ngườiphạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan những đòi hỏi củaxã hội đã được thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự Lỗi bao giờ cũng điliền với hành vi có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội và không thể nóiđến lỗi khi không có hành vi cụ thể có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xãhội

Sự phủ định chủ quan thể hiện bằng sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiệnxử sự khách quan gây thiệt hại cho xã hội và trái pháp luật hình sự

Trong trường hợp có lỗi, chủ thể có nhiều khả năng xử sự - khả năng xử sựcó tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội và khả năng xử sự phù hợp vớiđòi hỏi của xã hội Những khả năng này chủ thể đều có thể lựa chọn nhưng chủ thể

Trang 5

đã lựa chọn và thực hiện xử sự có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội.Như vậy, lỗi chỉ đặt ra cho những trường hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợpvới đòi hỏi của xã hội và chủ thể đã không lựa chọn khả năng này.

Với ý nghĩa là nội dung của lỗi, quan hệ giữa cá nhân người phạm tội vớixã hội luôn luôn được thể hiện và tồn tại là quan hệ tâm lí nhất định của chủ thể vớihành vi gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội Đó là mặt hình thức của lỗi Căncứ vào mặt hình thức này của lỗi có thể định nghĩa lỗi như sau:

Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại choxã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hìnhthức cố ý hoặc vô ý

Ví dụ: A chở B (say rượu) bằng xe gắn máy và trên đường đã để B rớtxuống đường gây chấn thương sọ não dẫn đến tử vong Hành vi của A là trái phápluật hình sự Đây cũng là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của A trong khicó khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái với phápluật hình sự (không chở B khi B đang say rượu) Vì vậy, trong hành vi gây ra hậuquả này, A có lỗi.

Là mặt hình thức của lỗi, quan hệ tâm lí ở đây gồm yếu tố lí trí và yếu tố ýchí Hai yếu tố này - một thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan, một thểhiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức là những yếu tố tâm lícần thiết của mọi hành vi của con người Trong hoạt động tâm lí, ngoài lí trí và ýchí còn có yếu tố tình cảm, nhưng tình cảm không có ý nghĩa quyết định trong việcxác định nội dung và hình thức lỗi Nó không phải là dấu hiệu trong cấu thành tộiphạm.

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố lí trí và ý chí trong nhữngtrường hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.Lỗi cố ý gồm hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Lỗi vô ý cũng gồmhai hình thức là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả Lỗi là nội dung biểu hiện củamặt chủ quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm Trong mọi cấu

Trang 6

thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu lỗi nói chung chỉ có thể là một loại lỗi – hoặc là cốý hoặc là vô ý

1.2 Lỗi vô ý do quá tự tin

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, lỗi vô ý doquá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gâyra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cóthể ngăn ngừa được.

Ví dụ: Báo Người lao động đưa tin:

Ngày 5/7/2009, Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã khởi tố vụ án,khởi tố bị can đối với ông Phan Tấn Nghĩa, cư trú tại ấp Thuận Nam, xã ThuậnThành về tội vô ý làm chết người Theo điều tra ban đầu, ông Phan Tấn Nghĩathường xuyên dùng bẫy điện để chống trộm, chống chuột, bảo vệ đàn vịt của mình.Khi làm việc này ông có thông báo rộng rãi với hàng xóm để mọi người biết vàtránh không bị điện giật Vào lúc 2h ngày 4/7, anh Nguyễn Minh Trung, người địaphương, ra đồng soi cá Khi đi ngang chòi vịt của ông Nghĩa, anh Trung vướng vàođường dây điện do ông Nghĩa gài sẵn Bị điện giật, anh Trung chết tại chỗ.

Như vậy, ông Nghĩa đã thực hiện hành vi làm chết người với lỗi vô ý vì quátự tin Bởi vì, khi làm hàng rào bằng dây điện ống Nghĩa biết rằng hành vi củamình có thể gây chết người, nhưng ông Nghĩa tin rằng mình đã nói cho mọi ngườibiết rằng hàng rào có điện thì sẽ không ai đi vào đó và sẽ không có ai bị điện giật,ông Nghĩa chỉ làm với mục đích là bảo vệ đàn vịt của mình Hậu quả anh Trungchết là nằm ngoài sự mong muốn của ông Nghĩa.

Xét về mức độ lỗi thì lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nguy hiểm hơn vô ý do cẩuthả Ở ví dụ trên, ông Nghĩa hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình cóthể gây hậu quả, từ đó, có thể lựa chọn cho mình xử sự khác, phù hợp với đòi hỏicủa xã hội (cụ thể ở đây là sẽ tìm biện pháp khác không gây chết người mà vẫn cóthể bảo vệ được đàn vịt) nhưng ông Nghĩa đã không làm vì ông tin rằng hậu quả

Trang 7

chết người sẽ không xảy ra Còn ở vô ý do cẩu thả, người phạm tội không nhậnthức được hành vi của mình là nguy hiểm, đồng thời không thấy được hậu quả củahành vi nên sẽ không có khả năng lựa chọn xử sự khác, phù hợp với quy định củapháp luật Nên hành vi của người phạm tội trong trường hợp này sẽ ít nguy hiểmhơn.

2 Biểu hiện của lỗi vô ý do quá tự tin

Có thể rút ra những dấu hiệu của trường hợp có lỗi vô ý phạm tội vì quá tựtin như sau:

2.1 Về lý trí

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,nghĩa là nhận thức được một phần nào đó tính chất nguy hiểm cho xã hội của hànhvi của mình Đây là điểm khác biệt đặc trưng của lỗi vô ý do quá tự tin so với cáchình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý do cẩu thả.

Người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm (có thể xảy ra) cho xã hội từhành vi của mình, nghĩa là người phạm tội dự đoán được trước hậu quả của hành vitừ mình có khả năng sẽ xảy ra Ở đây, người phạm tội không thấy trước được tínhtất yếu của hậu quả sẽ xảy ra mà chỉ thấy trước khả năng hậu quả có thể xảy ra.Thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quảlà người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra Đối với người phạm tộitrong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin khả năng hậu quả xảy ra và khả năng hậuquả không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khảnăng hậu quả không xảy ra khi quyết định xử sự Chính sự tin tưởng này thể hiệnngười phạm tội không nhận thức được một cách đầy đủ tính gây thiệt hại cho xãhội của hành vi.

Trang 8

2.2 Về ý chí

Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả thiệthại Sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trườnghợp có lỗi cố ý gián tiếp Nếu ở trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tộikhông mong muốn nhưng đã chấp nhận khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra khi lựachọn và thực hiện hành vi thì ở trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin, sự không mongmuốn hậu quả thiệt hại của người phạm tội gắn liền với việc người đó đã loại trừkhả năng hậu quả thiệt hại xảy ra Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin đã cânnhắc, tính toán và cho rằng hậu quả thiệt hại sẽ không xảy ra (hoặc có thể ngănngừa được) Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa trên căn cứ nhất định như tintưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kĩ thuật củamình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài khác

Ví dụ: Người lái xe tin rằng mình sẽ vượt qua đường sắt trước khi tàu đến;người đi săn thú tin rằng mình bắn trúng con thú, không để đạn lạc vào người .Sự tin tưởng này của người phạm tội tuy có căn cứ nhưng những căn cứ đó đềukhông chắc chắn Người phạm tội đã không đánh giá đúng tình hình thực tế Sự tintưởng của họ là sự tin tưởng quá mức so với thực tế Lỗi của người phạm tội trongtrường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã quá tin tưởng đó Người phạm tộivới lỗi vô ý vì quá tự tin do không thận trọng khi đánh giá, lựa chọn xử sự nên đãgây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội.

II PHÂN BIỆT LỖI VÔ Ý DO QUÁ TỰ TIN VỚI LỖI CỐ Ý GIÁNTIẾP

1 Phân biệt lỗi vô ý do quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp

Tiêu chíLỗi cố ý gián tiếpLỗi vô ý vì quá tự tin

Trang 9

Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi củangười khi thực hiện hành vi nguyhiểm cho xã hội tuy thấy trướchành vi của mình có thể gây rahậu quả nguy hại cho xã hội,nhưng cho rằng hậu quả đó sẽkhông xảy ra hoặc có thể ngănngừa được.

Về lý trí

Người phạm tội nhận thức rõtính chất nguy hiểm cho xã hội củahành vi mà mình thực hiện, thấytrước hành vi đó có thể gây hậuquả nghiêm trọng cho xã hội.

Người phạm tội nhận thứcđược tính chất nguy hiểm cho xãhội của hành vi của mình, thể hiệnở việc họ thấy trước hậu quả nguyhại cho xã hội mà hành vi củamình có thể gây ra.

Về ý chí

Người phạm tội không mongmuốn hậu quả xảy ra Nghĩa là hậuquả xảy ra không phù hợp với mụcđích phạm tội Tuy nhiên để thựchiện mục đích này, người phạm tộichấp nhận hậu quả nguy hiểm choxã hội mà hành vi của mình có thểgây ra.

Người phạm tội không mongmuốn hành vi của mình sẽ gây rahậu quả nguy hại cho xã hội Sựkhông mong muốn này thể hiện ởviệc người thực hiện hành viphạm tội cho rằng hậu quả khôngxảy ra hoặc ngăn ngừa được dựatrên sự cân nhắc, phán đoán trướckhi thực hiện hành vi Tuy nhiênhậu quả nguy hại cho xã hội đãxảy ra và nằm ngoài dự tính củahọ.

Trang 10

nhân gây rahậu quả

Ví dụ

A và B đã có mẫu thuẫn, xíchmích với nhau từ lâu Một hôm, ởngoài chợ, A và B lại tiếp tục cãinhau (A đang cầm dao) Do đangbực tức về chuyện gia đình, cộngthêm việc B gây chuyện với mình,A đã dùng dao đâm bừa vào B làmB chết Khi đâm, A nhận thứcđược hành vi của mình có thể dẫnđến chết người Nhưng do bực tứcnên A đã đâm B mà không quantâm đến kết quả sẽ như thế nào Akhông mong muốn B chết nhưng Bcó chết thì A cũng mặc.

A là thợ săn Trong một lần đisăn, A nhằm bắn một con thútrong rừng và tin rằng sẽ bắntrúng mà không để đạn lạc vàongười khác Nhưng A không hềbiết rằng B đang làm cỏ trong mộtkhu đất gần đấy Và khi A bắntrượt con thú, đạn đã trúng vào B.B đã tử vong Trong trường hợpnày A đã không biết sự có mặt củaB và A cũng không thấy trướcđược khả năng mình sẽ bắn vào B,làm B tử vong B tử vong là nằmngoài mong muốn của A.

Điểm khác biệt lớn nhất và qua đó có thể phân biệt được nằm ở lý trí củangười phạm tội thông qua việc trả lời câu hỏi người phạm tội “bỏ mặc, chấp nhậnhậu quả nếu nó xảy ra” hay chỉ là “tin rằng hậu quả không xảy ra” Chính bởi yếutố quyết định để có thể nhận định lại nằm trong ý thức chủ quan nên cách phân biệtchính xác nhất không chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội trong quá trình tốtụng, vào các biểu hiện khách quan như vị trí bị tấn công trên cơ thể người bị hại,mức độ của hành vi tấn công… mà còn phải kiểm chứng thông qua các biểu hiện rabên ngoài (biểu hiện tâm lý) của người phạm tội.

Dưới góc độ tâm lý, chúng ta có thể thấy diễn biến trong ý thức của ngườiphạm tội trong suốt quá trình thực hiện tội phạm như sau:

Trường hợp 1: Vô ý vì quá tự tin

Trang 11

Trong trường hợp này, trước khi bắt tay vào thực hiện tội phạm, ngườiphạm tội hình dung được cả hai khả năng, đó là (1) khả năng sẽ không xảy ra hậuquả và (2) khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở chỗ,thời điểm chính thức thực hiện hành vi, người phạm tội đã tự loại trừ khả năng xảyra hậu quả (khả năng 2), và trong ý thức chủ quan lúc này chỉ còn lại khả năng sẽkhông để lại hậu quả (khả năng 1), việc loại trừ này phụ thuộc vào nhiều yếu tốtrong đó có thể về chủ quan do người phạm tội tin tưởng vào khả năng, kinhnghiệm của mình, cũng có thể do đánh giá các yếu tố khách quan như thời gian, địađiểm, thời tiết, thậm chí tin tưởng vào chính “xử sự” của nạn nhân… Chính bởi sựloại trừ này nên người đó mới quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm Vì vậy, vềbiểu hiện tâm lý, nếu hậu quả thực tế xảy ra thật thì người phạm tội sẽ bị bất ngờ donằm ngoài tính toán của mình.

Trường hợp 2: Cố ý gián tiếp

Trong trường hợp này, trước khi bắt tay vào thực hiện tội phạm, ngườiphạm tội cũng hình dung được cả hai khả năng, đó là (1) khả năng sẽ không xảy rahậu quả và (2) khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm Tuy nhiên, điểm khác biệt sovới vô ý vì quá tự tin ở chỗ, thời điểm chính thức thực hiện hành vi và kể cả sau đó,người phạm tội vẫn hình dung trong ý thức của mình cả hai khả năng đều có thểxảy ra và sẵn sàng chấp nhận cả hai khả năng nếu thực tế nó xảy ra Do đó về biểuhiện tâm lý, nếu hậu quả thực tế xảy ra thật thì cũng đã nằm trong tính toán vàngười phạm tội hoàn toàn không bị bất ngờ.

2 Tác dụng của việc phân biệt lỗi vô ý do quá tự tin với lỗi cố ý giántiếp

Việc nghiên cứu về tính có lỗi và phân loại lỗi giúp ta hiểu biết rõ về từngloại lỗi qua đó là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự sao cho phù hợp với từngloại lỗi Đồng thời cũng dễ dàng phân biệt sự giống và khác nhau giữa các hình lỗi,hạn chế sự nhầm lẫn khi phân biệt lỗi này với lỗi khác, giúp ta hiểu sâu sắc hơn về

Ngày đăng: 15/07/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w