1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

[ Slide Thuyết Trình ] SỰ QUÁ TỰ TIN TRONG VIỆC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

18 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Quá Tự Tin Trong Việc Đầu Tư Chứng Khoán
Tác giả Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị C, Trần A, Nguyễn Phương Nhi, Đặng Phương
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh
Thể loại Slide Thuyết Trình
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,09 MB
File đính kèm Sự quá tự tin trong việc đầu tư chứng khoán.zip (1 MB)

Nội dung

Nhiều ý kiến cho rằng định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã về mức thấp và trở nên hấp dẫn, nhưng xu hướng hiện tại vẫn giảm, bởi giá trên thị trường chịu tác động của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là dòng tiền và tâm lý nhà đầu tư. Trong ngắn hạn, yếu tố tâm lý ảnh hưởng lớn đến diễn biến của thị trường, đặc biệt ở thị trường Việt Nam, nơi nhà đầu tư cá nhân chiếm đến hơn 80% giao dịch. Mà ở thời điểm hiện tại, tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan sau một thời gian dài downtrend với nhiều thông tin không tốt như: FED nâng lãi suất, NHNN tăng lãi suất điều hành, tỷ giá tăng, câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp... Có rất nhiều yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi và mục tiêu của nhà đầu tư. Trong số đó, ba yếu tố tâm lý phổ biến đó là tâm lý đám đông, tâm lý quá tự tin và tâm lý sợ thua lỗ.

Trang 1

SỰ QUÁ TỰ TIN TRONG VIỆC ĐẦU TƯ CHỨNG

KHOÁNG

Nhóm 2

Nguyễn Thị Thanh

Nguyễn Thị C

Trần A

Nguyễn Phương Nhi

Đặng Phương

Trang 2

1 Giới thiệu

1.3 Mục đích nghiên cứu

• Sự tự tin được cho là có nhiều lợi ích: dễ thành công, tăng khả năng thuyết phục, tạo động lực cho bản thân Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy việc tự tin quá mức đem lại một số tác động không tốt Barber and Odean, (2001), Aktas et al (2016)

• Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự tự tin quá mức về kiến thức tài chính cá nhân và ảnh hường sự tư tin quá mức khi so sánh với người khác tới các quyết định lựa chọn đầu tư của mình

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

• Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự tự tin quá mức tới lựa chọn đầu tư còn

ít, thiếu bằng chứng thực nghiệm, không có điểm tham chiếu thích hợp (so sánh với năng lực thực tế)

• Phương pháp đo lường chưa có sự tách biệt giữa các mức độ của sự tự tin, giữa sự tự tin và năng lực thực tế, giữa các đối tượng khác nhau (sinh viên và các chuyên gia), giữa các môi trường đo lường (phòng lab, giấy, website)

1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Trang 3

2 Tổng quan

• 111 sinh viên ngành kinh tế và kinh doanh

• 147 chuyên gia tài chính (quản lý, tư vấn viên, nhân viên ngân hàng)

• 3 môi trường: phòng thí nghiệm, trên giấy, website

• Nhân khẩu học: giới tính (nam, nữ), quốc gia (Hà Lan, Quốc tế)

• Mỗi đối tượng trả lời 20 câu hỏi về lĩnh vực đầu tư tài chính

• Tự ước lượng xác suất trả lời đúng của mình & so với trung bình người khác (dựa vào niềm tin)

• Không được nhận kết quả trả lời, lựa chọn dự án đầu tư

• Nhận kết quả về lợi nhuận đã đầu tư & cung cấp thông tin đặc điểm xã hội

2.1 Đối tượng & môi trường thực hiện nghiên cứu

2.2 Thiết kế thực nghiệm

• Đo lường sự tự tin: CBO = (số câu tin trả lời đúng - số câu thực tế trả lời đúng)/20

> 0 là tự tin quá mức và < 0 là thiếu tự tin

• Đo lường mức đầu tư: Lợi nhuận = Doanh thu + tiền trợ cấp – chi phí

2.3 Phương pháp đo lường

Trang 4

2 Tổng quan

• Cơ bản: 5 mức đầu tư khác nhau với chi phí & doanh thu tương ứng

=> Lợi nhuận chỉ tối đa khi chọn đúng mức đầu tư phù hợp với năng lực thực tế

• Khuyến khích mạnh: Lợi nhuận > 0 nếu chọn đúng và = 0 nếu chọn sai

=> Ưu đãi mạnh hơn giúp tạo động lực hình thành niềm tin đánh giá về kỹ năng của mình tốt hơn

• Kiểm soát nỗi sợ mất mát: Chi phí bỏ ra là ngang nhau (220 xu), chọn đúng thì sẽ

có lợi nhuận

=> Giảm nỗi sợ mất mát nếu chọn sai, tránh niềm tin bị phụ thuộc vào nỗi sợ mất mát

• Rủi ro: Doanh thu tương đương dự án cơ bản tuy nhiên chịu tác động ngẫu nhiên,

biến động trên dưới 50 xu với xác suất bằng nhau

=> Khám phá xem liệu rủi ro có ảnh hưởng tới niềm tin hay không?

2.4 Các dự án nghiên cứu

Trang 5

3.1 Cơ sở lý thuyết

• Tự tin quá mức khiến mức đầu tư được chọn cao hơn - Campbell et al (2011)

• Dựa trên hàm doanh thu = R(s,i) Trong đó: đầu

tư (i), kỹ năng (s) Nhà quản lý không biết

chính xác kỹ năng của mình do đó mức đầu tư tối ưu phụ thuộc vào niềm tin của họ vào năng lực thực tế

3.2 Giả thuyết

• Giả thuyết H1: Với kỹ năng cố định, mức tự

tin càng cao thì mức đầu tư càng cao

• Giả thuyết H2: Bên cạnh giả thuyết H1, thiếu

tự tin lựa chọn mức đầu tư thấp

3 CSLT & giả

thuyết

Trang 6

4.1 Sự tự tin và năng lực thực tế

• So sánh với năng lực bản thân

• Số câu trả lời đúng của sinh viên ít hơn so với chuyên gia

=> Người có chuyên môn cao hơn thì kỹ năng cũng sẽ tốt hơn

• Hệ số CBO của cả chuyên gia và sinh viên đều dương và có ý nghĩa

=> Cả chuyên gia và sinh viên đều có phần tự tin quá mức

• Với môi trường phòng lab sinh viên và chuyên gia đều có mức tự tin gần nhau, khác biệt giữa các chuyên gia làm trên giấy và trên web đều không có ý nghĩa thống kê

=> Môi trường thí nghiệm ko ảnh hưởng tới mqh giữa tự tin quá mức và năng lực thực tế

• Thời gian trả lời không tương quan với số câu trả lời đúng và CBO

=> Thời gian trả lời không có tác động tới năng lực và mức độ tự tin

• So sánh với người khác

• 1/2 đối tượng tin năng lực của mình tốt hơn trung bình

• 63% ước lượng chính xác hiệu suất của mình so với người khác

4 Kết quả

nghiên cứu

Trang 7

• So sánh giữa đặc điểm đối tượng

• Nam hiệu suất cao hơn nữ, nam tự tin quá mức về năng lực bản thân ít hơn nữ, nhưng tự tin hơn khi so sánh với người khác cao hơn nữ

• Sinh viên nước Hà Lan trả lời nhanh hơn so với sinh viên quốc tế khác (tuy nhiên thời gian được chứng minh không ảnh hưởng tới sự tự tin)

• Sinh viên ngành kinh doanh đạt hiệu suất tốt hơn sinh viên ngành kinh tế

• So sánh sự lựa chọn đầu tư giữa các dự án

• Sinh viên phòng lab chọn mức đầu tư cao hơn ở DA cơ bản so với DA khuyến khích mạnh do họ ko thích thua lỗ, chọn đầu tư thấp hơn trong DA Khuyến khích mạnh

so với DA kiểm soát rủi ro do tâm lý ngại rủi ro Tuy nhiên không có khác biệt đáng kể giữa DA cơ bản và DA rủi ro

• Chuyên gia làm trên giấy ko có khác biệt giữa DA khuyến khích mạnh và DA kiểm soát mất mát

=> Nỗi sợ mất mát ảnh hưởng tới lựa chọn đầu tư và khác biệt về sự lựa chọn đầu tư giữa các dự án là vừa phải

4.1 Sự tự tin và năng lực thực tế

4 Kết quả

nghiên cứu

Trang 8

• So sánh giữa sự tự tin và kỹ năng

• Chuyên gia có kỹ năng cao hơn sinh viên

• Sinh viên tự tin quá mức cao hơn chuyên gia

• Hồi quy mô hình probit với biến giả là sự lựa chọn tối ưu = 1 và ngược lại = 0 theo biến kiểm soát là kỹ năng thu được kết quả hệ số kỹ năng đều dương và có ý

nghĩa đối với sinh viên

=> Người có kiến thức, kỹ năng cao hơn sẽ chọn mức đầu tư tối ưu hơn

4.2 Kiểm định dự đoán

• Dự đoán H1: Chia CBO thành 4 phần từ thấp tới cao, kết quả cho thấy:

• Sinh viên mức CBO1 chọn đầu tư dưới mức, CBO2 đầu tư chính xác, CBO3&4 đầu

tư quá cao

• Chuyên gia mức CBO1&2 chọn đầu tư dưới mức, CBO4 đầu tư quá cao, CBO3 đầu

tư tối ưu hơn

=> Tự tin quá mức tăng mức đầu tư, thiếu tự tin đầu tư thấp, tự tin vừa phải lựa chọn chính xác (trong khi đó kỹ năng ko ảnh hưởng tới mối quan

hệ này)

4.1 Sự tự tin và năng lực thực tế

4 Kết quả

nghiên cứu

Trang 9

• Dự đoán H1: Phân tích hồi quy biến phụ thuộc là mức đầu tư trung bình theo các

biến CBO, kỹ năng, đặc điểm đối tượng (tuổi, giới tính, quốc tịch,…) thu được kết quả

hệ số CBO đều dương có ý nghĩa trong các môi trường thí nghiệm khác nhau (phòng lab, giấy, web)

=> Tự tin quá mức xuất hiện bất kể môi trường thí nghiệm nào và tự tin càng cao thì đầu tư càng cao

• Hệ số kỹ năng nhỏ hơn đáng kể so với mức 1 ở cả học sinh và chuyên gia

=> Củng cố cho lựa chọn đầu tư bị tác động mạnh bởi sự tự tin quá mức nhưng

ít bị tác động bởi với kỹ năng

• Kiểm định & khắc phục đa cộng tuyến: Kết quả về tác động tự tin quá mức tới

đầu tư không thay đổi

=> Kết quả mô hình có thể được chấp nhận

4.2 Kiểm định dự đoán

4 Kết quả

nghiên cứu

Trang 10

• Dự đoán H2: Chia CBO thành 2 phần theo trung vị, nhỏ hơn trung vị là thấp, lớn hơn

trung vị là cao

• Sinh viên, hệ số CBO thấp có ý nghĩa thống kê còn hệ số CBO cao thì không có ý

nghĩa thống kê

• Chuyên gia làm trên giấy, hệ số CBO thấp không có ý nghĩa thống kê nhưng hệ số

CBO cao thì lại có ý nghĩa thống kê, chuyên gia làm trên web thì cả 2 hệ số này đều

có ý nghĩa thống kê

=> Tự tin quá mức dẫn đến lựa chọn mức đầu tư cao và thiếu tự tin dẫn đến

mức đầu tư thấp

4.2 Kiểm định dự đoán

4 Kết quả

nghiên cứu

• Kiểm định mối quan hệ đầu tư với tự tin quá mức khi so sánh với trung bình người

khác: Hồi quy đầu tư theo biến giả BtA (tin đầu tư tốt hơn trung bình), ta thấy hệ số BtA

dương và chỉ có ý nghĩa thống kê đối với sinh viên

=> Tự tin quá mức khi so sánh với trung bình người khác cũng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, tuy nhiên tác động ít mạnh mẽ hơn so với sự tự tin quá mức vào năng lực bản thân

Trang 11

• Kiểm định mqh kỹ năng với đầu tư: Khi loại bỏ tự tin quá mức chỉ dùng biến kỹ

năng thì R-square có giá trị nhỏ nhất so với các mô hình hồi quy trước đó

=> Quyết định đầu tư bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi niềm tin chứ ko phải kỹ năng

• Kiểm định mức độ rủi ro ảnh hưởng tới đầu tư: Đối tượng chọn 10 lựa chọn trong

2 phương án A an toàn, B rủi ro nhưng kỳ vọng cao hơn A, thực hiện hồi quy số lựa chọn ở các dự án khác nhau về số lượng lựa chọn an toàn, kết quả hệ số của số lựa chọn an toàn đều âm và lớn nhất với dự án rủi ro

=> Người ko thích rủi ro sẽ đầu tư ít hơn vào các dự án đầu tư mạo hiểm, ác cảm rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất đến lựa chọn đầu tư, hệ số tự tin quá mức ko

bị ảnh hưởng trong tất cả các mô hình

4.2 Kiểm định dự đoán

4 Kết quả

nghiên cứu

Trang 12

• Tác hại của tự tin quá mức

• Đối với nhà đầu tư cá nhân, tự tin quá mức dẫn đến đánh giá quá cao về cổ phiếu tốt và thời gian giao dịch, kết quả giao dịch quá mức và chịu chi phí giao dịch

nhiều hơn làm giảm lợi nhuận ròng (Barber và Odean, 2001) Đối với CEO tự tin quá mức dẫn đến đầu tư quá mức cho dự án mới, sử dụng ít vốn bên ngoài hơn nên thích tích trữ tiền mặt Malmendier and Tate (2005), phát hành ít vốn chủ sở hữu hơn, trả cổ tức ít hơn Deshmukh, Goel and Howe (2013), có xu hướng kiểm soát thao túng lợi nhuận nhiều hơn (Hribar and Yang, 2015)

• Lợi ích của tự tin quá mức

• Tự tin quá mức giúp cải thiện, giảm bớt tâm lý e ngại rủi ro Gervais and Goldstein (2007), nhà quản lý tự tin vừa phải sẽ được các giám đốc ưa thích hơn Gervais, Heaton and Odean (2011) và giảm tình trạng đầu tư dưới mức tối ưu do sự thiếu

tự tin Campbell et al (2011), kích thích đầu tư, tham gia vào các dự án đổi mới tích cực hơn Galasso and Simcoe (2011), tự tin quá mức cũng giúp vượt qua ác

cảm rủi ro đặc biệt trong các ngành mang tính rủi ro cao.

5.1 Thảo luận

5 Thảo luận &

kết luận

Trang 13

• Sử dụng bài kiểm tra phản ánh nhận thức CRT dựa trên lý thuyết hệ thống kép của Kahneman va Frederick (2002): Loại trừ những người tham gia có hầu hết lựa chọn trực giác, nghiên cứu vẫn tìm thấy kết quả không có gì thay đổi

=> Đảm bảo bài kiểm tra không dựa trên sự lựa chọn do trực giác (tư duy

nhanh) của người tham gia

• Từ môi trường nghiên cứu đến thực tế, đặc biệt là quyết định đầu tư từ nhỏ tới lớn đối với cả sinh viên và chuyên gia, theo thuyết song song Vernon Smith (1982), nếu sự tự tin quá mức dẫn đến đầu tư cao hơn trong thí nghiệm, thì nó cũng có thể xảy ra trong các tình huống thực tế khác: Tác giả kết luận giả thuyết song song hợp lý với kết quả của họ

=> Sự tự tin có tác động cùng chiều với lựa chọn đầu tư cũng có thể đúng

trong bối cảnh thực tế

5.2 Xác nhận kết quả

5 Thảo luận &

kết luận

• Không thể kiểm soát hoàn toàn môi trường thí nghiệm một cách khoách quan (gian lận, nói dối…)

=> Cho người tham gia cam kết trả lời trung thực

5.3 Hạn chế của nghiên cứu

Trang 14

• Tự tin cao hơn dẫn đến các mức đầu tư cao hơn, thiếu tự tin đầu tư ít hơn và không tối

đa hóa giá trị

• Tự tin vừa phải có xu hướng lựa chọn mức đầu tư chính xác và tối ưu hơn

• Hầu hết các đối tượng tham gia đều tự tin hơn khi so sánh với trung bình người khác

• Đối tượng có kỹ năng tốt hơn sẽ lựa chọn mức đầu tư tối ưu hơn

• Ác cảm rủi ro cũng có tác động tới đầu tư, người tham gia có sợ rủi ro cao hơn thường đầu tư ít hơn

• Đối với mẫu thí nghiệm cả sinh viên và chuyên gia, mối quan hệ giữa sự tự tin quá

mức và quyết định đầu tư được chứng minh không phụ thuộc vào trình độ kỹ năng và đặc điểm nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính,…)

5.4 Kết luận

5 Thảo luận &

kết luận

Trang 15

6 Liên hệ Việt Nam

• Bài nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019 với tiêu đề

Nghiên cứu hiện tượng tự tin thái quá của nhà đầu tư thông qua phương pháp thực nghiệm:

• Dựa trên diễn biến ghi nhận của TTCK Việt Nam qua từng thời kỳ từ năm 2000 –

2018 với nhiều phiên giảm “sốc”, các tác giả đặt ra giả thuyết về sự tồn tại của thiên lệch hành vi, cụ thể có thiên lệch tự tin thái quá của các nhà đầu tư

• Với 2 mẫu nghiên cứu bao gồm sinh viên chính quy Đại học Ngoại thương tại 2 học kỳ khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia có xu hướng đánh giá rằng mình có khả năng chiến thắng thị trường (đại diện bởi chỉ số

VN – Index), cụ thể là nhà đầu tư nghĩ mình có trình độ cao hơn so với mặt bằng chung

=> Các tác giả đã chứng minh rằng có sự tồn tại của thiên lệch tự tin thái quá của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

6.1 Thiên lệch tự tin thái quá đối với quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam

Trang 16

6 Liên hệ Việt Nam

Sự quá tự tin của nhà đầu tư Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất qua hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán như:

• Dự đoán chỉ số chứng khoán VN-Index dựa theo thị trường thế giới: khi NĐT

theo dõi thấy chỉ số Dow Jones hôm nay tăng điểm, thì họ sẽ tin rằng chỉ số VN-Index cũng sẽ tăng, nên họ sẽ quyết định mua vào cổ phiếu, dù thực tế chưa có một cơ sở khoa học nào cho mối liên hệ biến thiên cùng chiều giữa các thị trường

 

• Quyết định đầu tư dựa theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp: NĐT cá nhân quá

tin vào NĐT nước ngoài hay NĐT tổ chức có khả năng đánh giá đúng về sự phát triển của thị trường và việc NĐT nước ngoài hay NĐT tổ chức đưa ra quyết định mua bán chắc chắn được dựa trên một lý do đáng tin cậy nào đó Chính niềm tin này đã thúc đẩy các NĐT trong nước thực hiện các hành vi đầu tư theo NĐT nước ngoài, NĐT tổ chức. 

 

6.1 Thiên lệch tự tin thái quá đối với quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam

Trang 17

6 Liên hệ Việt Nam

• Quyết định mua bán dựa trên thông tin được tiết lộ: NĐT tin tưởng vào thông

tin được truyền từ người thân, bạn bè… hơn là thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng, vì họ tin rằng những thông tin đó cho họ một lợi thế sẽ thành công,

sẽ tác động đến quyết định đầu tư của họ

 

• Đầu tư không phân biệt cổ phiếu tốt, xấu: NĐT nghĩ rằng giá của một cổ phiếu

gắn chặt với sự thay đổi giá của các cổ phiếu khác mà không phân biệt được cổ phiếu tốt, xấu Với sự kiện đã xảy ra và ghi nhớ sẵn trong đầu, NĐT tin vào sự lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp với kinh nghiệm sẵn có đó (lĩnh vực làm việc, nơi sống, mối quan hệ…) chứ không phải lựa chọn dựa trên sự phân tích một cách thấu đáo, cụ thể

6.1 Thiên lệch tự tin thái quá đối với quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam

Trang 18

6 Liên hệ Việt

Nam

• Đối với các cơ quan quản lý, những nhà nghiên cứu và vận hành thị trường

• Cần chuẩn bị một số biện pháp phù hợp: ví dụ như tích cực nâng cao trình độ của nhà đầu tư, thiết lập những khuôn khổ giới hạn linh hoạt cho mức biến động giá của thị trường

• Nghiên cứu về tài chính hành vi: cung cấp cho những người làm chính sách một số giải pháp mới bằng cách dựa vào tâm lý và cách hành xử của con người để đưa ra quyết định hợp lý Có thể căn cứ vào nguyên tắc này để xây dựng giải pháp vĩ mô hợp lý cho việc điều hành thị trường chứng khoán Việt Nam

• Đối với góc độ các nhà đầu tư

• Tích cực nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng đầu tư: Các nhà đầu tư cần tích cực nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng đầu tư, đặc biệt là kiến thức về tài chính, kinh tế và phân tích kỹ thuật Việc nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng đầu tư sẽ đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt và hạn chế thiên lệch tự tin thái quá

• Tính toán cẩn thận rủi ro của các khoản đầu tư: Trước khi đầu tư vào bất kỳ một khoản đầu tư nào, các nhà đầu tư cần tính toán cẩn thận rủi ro của khoản đầu tư

đó để có cái nhìn khách quan hơn về khoản đầu tư và hạn chế đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm dựa trên sự tự tin quá mức

6.2 Phương pháp khắc phục

Ngày đăng: 07/06/2024, 12:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN