1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp thi Đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2020 2024 chủ Đề Đa dạng hóa hình thức sinh hoạt lớp Để giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh

46 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 62,71 MB

Cấu trúc

  • I. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Việt Yên số 2 (5)
    • 1. Ưu điểm (5)
    • 2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế (10)
      • 2.1 Giáo viên (10)
      • 2.2. Học sinh (11)
  • II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP (12)
    • 1. Biện pháp 1: Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề (13)
    • 2. Biện pháp 2: Sử dụng các trò chơi để tổ chức cho học sinh tham gia trong tiết (18)
    • 3. Biện pháp 3: Sử dụng một số câu chuyện trong chương trình “Quà tặng cuộc sống’’, “Bài học cuộc sống’’… (21)
    • 4. Biện pháp 4: Thiết kế các vở kịch theo chủ đề (23)
    • 5. Biện pháp 5: Sử dụng hình ảnh, những câu chuyện về một số nhân vật biết ước mơ và vươn lên trong cuộc sống (26)
    • 6. Biện pháp 6: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh (27)

Nội dung

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Với xu hướng hiện nay, việc giáo dục toàn diện học sinh đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm, gần gũi, chia sẻ, thấu hiểu tâm tư của học trò để từ đó nắm bắt được tâm lí từng học sinh và tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Để làm tốt điều đó đòi hỏi người thày phải là gương mẫu, là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Sự kết hợp giữa trí dục và đức dục phải luôn xong hành. Ngoài việc dạy học trên lớp thì các tiết sinh hoạt, ngoại khoá, hoạt động trài nghiệm cũng đóng trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản để từ đó có định hướng chính xác cho việc chọn nghề, hướng nghiệp trong tương lai. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm biết tổ chức giờ sinh hoạt lớp nhằm tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, năng động, không làm cho giờ sinh hoạt trở nên căng thẳng, nhàm chán. Các giờ sinh hoạt trong từng tuần phải có nội dung, hình thức đa dạng, lên kế hoạch cụ thể theo từng chủ đề cho từng tuần. Các chủ đề có nội dung phải gắn với nhu cầu, phù hợp với lứa tuổi, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của học sinh. Các em học sinh ở lứa tuổi đang giàu những suy nghĩ, ước mơ, thích khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên việc va chạm vào thực tế xã hội còn hạn chế. Các em chủ yếu sống trong vỏ bọc của gia đình, ít có sự va chạm với cuộc sống bên ngoài dẫn đến việc ứng xử, kinh nghiệm để giải quyết một số tình huống diễn ra trong cuộc sống mà các em gặp phải sẽ lúng túng, bị động dẫn đến việc dễ bị những đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo, thực hiện những hành vi tiêu cực. Những hành vi đó sẽ tác động làm nhân cách của các em phát triển lệch lạc, cuộc sống bế tắc, không có định hướng cho bản thân. Căn cứ vào lực học, sở thích, nhu cầu của xã hội là những yếu tố cơ bản để định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Bản thân các em phải là người định hướng chính cho lối đi của mình. Phải có cái nhìn đúng đắn cho việc chọn ngành, chọn nghề, không vì những ham muốn tức thời mà đưa ra những quyết định chưa phù hợp với bản thân. Với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiết sinh hoạt để tiết học trở nên mềm dẻo, tích hợp được nhiều nội dung giáo dục tới học sinh, khơi dạy được hứng thú, tìm toài, sự năng động để từng bước giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi đã đưa ra biện pháp: “Đa dạng hóa hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Việt Yên số 2 1. Ưu điểm Nhà trường quan tâm chú trọng đến công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức học sinh. Hàng năm nhà trường có tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường nhằm khuyến khích các thày cô tham gia để trao dồi thêm các kĩ năng chủ nhiệm. Trường THPT Việt Yên số 2 cũng đã thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày hội Stem, ngày hội thi gói bánh chưng... Các hoạt động nay đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện để các em phát huy năng lực và rèn luyện kĩ năng. VD: Một số hình ảnh về hoạt động giáo dục ở trường THPT Việt Yên số 2 Hình ảnh: Cuộc thi ngày hội STEM

Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Việt Yên số 2

Ưu điểm

Nhà trường quan tâm chú trọng đến công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức học sinh

Hàng năm nhà trường có tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường nhằm khuyến khích các thày cô tham gia để trao dồi thêm các kĩ năng chủ nhiệm. Trường THPT Việt Yên số 2 cũng đã thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày hội Stem, ngày hội thi gói bánh chưng Các hoạt động nay đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện để các em phát huy năng lực và rèn luyện kĩ năng.

VD: Một số hình ảnh về hoạt động giáo dục ở trường THPT Việt Yên số 2

Hình ảnh: Cuộc thi ngày hội STEM

Hình ảnh: Chương trình “Tuyên truyền pháp luật”

Hình ảnh: Tuyên truyền phòng, chống hút thuốc lá

Hình ảnh: Ngày hội “Thi gói bánh chưng”

Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

- Nội dung giờ sinh hoạt lớp còn sơ sài, nhàm chán

- Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cứ lặp đi lặp lại trong các tuần, các tháng Ngoài việc vào giờ nhận xét các vấn đề đã diễn ra trong lớp trong tuần qua, kết luận nội dung, xử lí học sinh vi phạm và thông báo nội dung hoạt động của tuần tiếp theo thì không có bất cứ hoạt động nào khác để học sinh bớt căng thẳng trong các giờ học văn hoá

- Một số giáo viên vẫn còn xa cách với học sinh, chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề xảy ra trong lớp Giáo viên chưa thật sự tâm huyết, sáng tạo, linh hoạt trong các công việc của lớp, còn lệ thuộc vào nhắc nhở, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, trông chờ, ỷ nại.

- Nhiều học sinh còn e dè, ngại gần gũi, chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư của mình với thầy cô

- Học sinh không có không gian để bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư của mình, không có “sân chơi” riêng sau những tiết học văn hoá căng thẳng.

- Các kĩ năng sống, xử lí tình huống của học sinh còn nhiều hạn chế.

- Học sinh không xác định rõ định hướng trong tương lai.

Năm học 2021-2022 tôi được giao chủ nhiệm lớp 10A9 với sĩ số 41 học sinh Tôi thấy rằng cơ bản các em học sinh của lớp có những hạn chế về kĩ năng sống Thông qua việc trao đổi trực tiếp với một số học sinh, phần lớn các em có cách sống nội tâm, ngại chia sẻ Với mục đích tìm hiểu mức độ biểu hiện kĩ năng sống của học sinh tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp chủ nhiệm 10A9 (năm học 2021-2022) về một số kĩ năng như:

+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân.

+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.

+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ.

+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử.

+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ KĨ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH

Kĩ năng nhận thức và đánh giá bản thân.

Kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.

Kĩ năng giao tiếp ứng xử

Kĩ năng hợp tác và chia sẻ

Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông

KẾT QUẢ PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ KĨ NĂNG SỐNG

Tên kĩ năng sống Tốt Khá T Bình Yếu

Kĩ năng nhận thức và đánh giá bản thân 4 9,7 17 41,5 17 41,5 3 7,3

Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc 7 17,1 11 26,8 13 31,7 10 24,4

Kĩ năng giao tiếp ứng xử 2 4,9 15 36,6 15 36,6 9 21,9

Kĩ năng hợp tác và chia sẻ 4 9,7 7 17,1 17 41,5 13 31,7

Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông 2 4,9 11 26,8 18 43,9 10 24,4

Kĩ n ăn g n hậ n th ức và đ án h giá b ản th ân

Kĩ n ăn g đ iều ch ỉn h và q uả n lí c ảm xú c.

Kĩ n ăn g g iao ti ếp ứ ng xử

Kĩ n ăn g h ợp tá c v à c hi a s ẻ.

Kĩ n ăn g t hể h iện tự ti n trư ớc đ ám đ ôn g

Nhìn từ kết quả của phiếu khảo sát ta thấy tỉ lệ học sinh tự tin thấy mình làm tốt các kĩ năng là rất thấp, phần lớn các em chọn ở mức trung bình, số lượng học sinh không tự tin để xử lí còn cao.

NỘI DUNG BIỆN PHÁP

Biện pháp 1: Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề

Tổ chức hoạt động cho học sinh theo chủ đề : Lòng yêu nước, thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình, tôn trọng sự khác biệt, bạo lực học đường, lòng biết ơn, kỹ năng giải quyết các xung đột trong cuộc sống, phòng chống cháy nổ

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về một số chủ đề hướng đến những ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm trong năm học: Toạ đàm về ngày phụ nữ Việt Nam, Tôn sư trọng đạo…

* VD1: Trong năm học 2022-2023 tôi đã áp dụng biện pháp đổi mới tiết sinh hoạt đối với lớp chủ nhiệm 11A9 vào tuần 3 với nội dung sinh hoạt theo chủ đề do các em học sinh tự tổ chức (thời gian 30 phút)

Chủ đề: Tọa đàm Kỉ niệm Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10

1 Ôn lại lịch sử ngày 20-10

2 Những câu chuyện về những nữ anh hùng trong thời chiến và những tấm gương người phụ nữ trong thời kì hiện đại.

- Tiểu phẩm kịch: Diễn viên (em Vân, Hoa, Đức, Thành…)

- Hát các bài hát về mẹ: trình bày em Đinh Quốc Bình.

Em Nguyễn Thị Vân đọc diễn văn ôn lại lịch sử ngày 20/10

Em Nguyễn Thị Thanh Hoa hăng say kể câu chuyện về chị Võ Thị Sáu

Em Đinh Quốc Bình với bài hát “Mẹ người phụ nữ của tôi”

*VD2: Tiết học tuần 5 với nội dung sinh hoạt theo chủ đề “Tuyên truyền phòng chống cháy nổ”

* VD3: Tuần 7 với nội dung sinh hoạt theo chủ đề

Chủ đề: Tuyên truyền phòng tránh bạo lực học đường

1 Vẽ tranh chủ đề “Nói không với bạo lực học đường ”: Tác giả (em Thắng, Tùng, Trang, Trung, Huyền…)

2 Phát biểu bài tham luận về vấn đề bạo lực học đường: em Vân

3 Văn nghệ: Hát bài “ Ngày ấy bạn và tôi ”

Tác phẩm của tổ 1 Tác phẩm của tổ 2

Tác phẩm của tổ 3 Tác phẩm của tổ 4

Sau phần thi hùng biện về bức tranh của từng tổ là phần đánh giá nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp và một số nhận xét của các em học sinh.

Biểu quyết kết quả của tổ 1 Biểu quyết kết quả tổ 2

Kết quả phần biểu quyết của tập thể lớp: giải nhất thuộc tổ 1, giải nhì thuộc về tổ 2, giải 3 thuộc về tổ 3,4.

Khép lại buổi tọa đàm “ Nói không với bạo lực học đường ” bằng tiết mục hát sôi động của tập thể

Tập thể 11A9 với bài hát “Ngày ấy bạn và tôi”

Biện pháp 2: Sử dụng các trò chơi để tổ chức cho học sinh tham gia trong tiết

+ Làm cho các em gắn bó, đoàn kết với nhau hơn.

+ Rèn luyện cho học sinh tính tự tin, bản lĩnh, hoà nhập, hoà đồng với mọi người Từ đó hạn chế được việc chơi theo nhóm, chia bè, chia phái.

Lựa chọn những trò chơi mang tính tập thể, đòi hòi tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

- Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

- Chia lớp thành nhiều nhóm

- Cách chơi: Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng Nhóm trưởng sẽ diễn tả hành động được mô tả trong bức tranh mà giáo viên đưa cho và các thành viên trong nhóm có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

*Trò chơi: Thi tìm những con vật có từ láy

- Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

- Chia lớp thành nhiều nhóm

- Cách chơi: Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, giáo viên đưa cho các bạn là "Tìm những con vật có từ láy"

Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm,

4 đội cùng thi 1 lượt, đại diện 1 thành viên của đội lên viết xong chạy về thì thành viên khác lên viết tiếp

Kết thúc thời gian đã định, đội nào viết được nhiều từ láy hơn là đội thắng cuộc.

- Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

- Chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm học sinh nam, 2 nhóm học sinh nữ.

- Cách chơi: Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành 2 đội Sau đó bên đội thì viết vế “ Nếu”, đội còn lại viết vế “ thì”

Ví dụ: Nếu mình học giỏi

Còn bên đội nữ thì viết vế thì

Ví dụ: Thì đói bụng

Sau đó giáo viên cho học sinh ghép 2 vế chọn ngẫu nhiên trong số các vế mà các đội đã viết ra.

*Trò chơi: Quả bóng tình yêu

- Mục đích: rèn luyện tính khéo léo, hợp tác.

- Cách chơi: Mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ mỗi cặp được phát các trái bóng Một bạn lấy bóng đặt vào giữa má của hai người và di chuyển về đích sao cho bóng không bị rơi và đến cặp khác trong đội tiến hành tiếp Sau khoảng thời gian quy định, đội nào đem về nhiều bóng hơn đội đó thắng cuộc.

Biện pháp 3: Sử dụng một số câu chuyện trong chương trình “Quà tặng cuộc sống’’, “Bài học cuộc sống’’…

+ Nội dung của câu chuyện để giáo dục cho học sinh về đạo đức, nhân phẩm, nhân cách làm người…

+ Thông qua những câu truyện có thể giúp học sinh tìm lại chính mình để hoàn thiện mình hơn.

+ Giáo viên cần sưu tầm những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh thực tế đang diễn ra.

+ Trong mỗi tuần học không thể tránh được việc có một số học sinh mắc lỗi Thay vì việc phê bình, kiểm điểm học sinh, giáo viên có thể chọn những câu chuyện mang tính giáo dục để thông qua đó nhắc nhở các em như: Thành công không bao giờ dễ dàng, Khoảng cách giữa thành công và thất bại, Giữ vững ước mơ, chép bài bạn, Bài học vô giá, Câu chuyện chiếc bình nứt …

+ Sau khi xem xong giáo viên cần đặt câu hỏi xoay quanh nội dung câu truyện để học sinh hiểu sâu sắc hơn đem đến tính giáo dục cao hơn.

Ví dụ : Tôi đã áp dụng cho buổi sinh hoạt tập thể của khối 10 Sau khi cho học sinh xem đoạn phim “ Câu chuyện chiếc bình nứt” giáo viên có thể đặt câu hỏi

- Sự khiếm khuyết có giá trị không?

- Hình ảnh chiếc bình nứt đại diện cho những ai trong cuộc sống?

- Nếu bản thân mình bị khiếm khuyết thì chúng ta thường có những hành động như thế nào?

- Việc chọn nghề phù hợp với bản thân?

+ Nội dung của những câu chuyện sẽ giúp các em tìm thấy bản thân trong đó, từ đó ý thức được việc làm sai trái của mình và có biện pháp để sửa sai.

+ Trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, thấy được những giá trị cao đẹp mà cuộc sống đem lại cho chúng ta.

Hình ảnh học sinh giơ tay trả lời câu hỏi sau khi xem xong đoạn phim

Hình ảnh: Học sinh tham gia chơi trò trong buổi toạ đàm

Biện pháp 4: Thiết kế các vở kịch theo chủ đề

Qua nội dung các vở kịch nhằm tăng cường giáo dục đạo đức học sinh.

+ Giáo viên lên kế hoạch cho từng tuần hoạt động theo chủ đề: Chống bạo lực học đường, Xây dựng tình bạn đẹp, Nói không với các tệ nạn xã hội, Sinh sản tuổi vị thành niên, Tình mẹ…

+ Giao nhiệm vụ cho từng tổ xây dựng kịch bản cho nội dung sinh hoạt theo chủ đề.

+ Sau kết thúc vở kịch, các nhóm phải nêu được nội dung mà vở kịch muốn truyền tải tới người xem, từ đó rút ra ý nghĩa của bài học.

+ Học sinh được hoá thân thành các nhân vật trong câu chuyện, được trải nghiệm thực tế các tình huống để từ đó ý thức được hành vi của mình.

+ Trang bị cho học sinh những tình huống xảy ra trong cuộc sống, giúp học sinh có thêm kiến thức, kĩ năng phòng tránh các tệ nạn trong xã hội.

*Ví dụ: Năm học 2023-2024 tôi đã áp dụng việc đổi mới ở các giờ sinh hoạt tại lớp chủ nhiệm 12A9.

Chủ đề: Kịch “ Sinh sản tuổi vị thành niên”

Chủ đề: Kịch “Tình mẹ”.

Biện pháp 5: Sử dụng hình ảnh, những câu chuyện về một số nhân vật biết ước mơ và vươn lên trong cuộc sống

Diễn giả Nick Vujicic Hiệp sĩ CNTT – Nguyễn Công Hùng

Thầy giáo: Nguyễn Ngọc Ký Bùi Ngọc Thịnh: Kỷ lục gia châu Á

+ Giúp học sinh hiểu biết thêm về cuộc sống, quá trình phấn đấu vươn lên của những nhân vật có cuộc đời bất hạnh.

+ Định hướng tương lại phù hợp với những khiếm khuyết của bản thân.

+ Giáo viên chiếu hình ảnh về những nỗ lực trong cuộc sống của các nhân vật: Diễn giả Nick Vujicic (cụt 2 tay, 2 chân), Nhân viên tiếp thị giỏi nhất nước mĩ - Bill Porter (bị bại não), Hiệp sĩ công nghệ thông tin - Nguyễn Công Hùng (Bị liệt toàn thân bẩm sinh), Thầy giáo - Nguyễn Ngọc Ký (Bị liệt hai tay và viết chữ bằng chân), Nguyễn Sơn Lâm - chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ (dị tật ở xương do ảnh hưởng của chất độc màu da cam), Đoàn Phạm Khiêm - Người soạn từ điển cho trẻ câm điếc (Câm điếc bẩm sinh), Bùi Ngọc Thịnh - Kỷ lục gia châu Á 12 tuổi chơi 7 nhạc cụ (Mù bẩm sinh)…

+ Đưa ra những thành tựu đạt được của các nhân vật.

+ Thông qua cuộc sống, sự nỗ lực để vượt lên chính mình của nhân vật giúp học sinh có thêm động lực để vượt qua rào cản tâm lí của bản thân, giám ước mơ và quyết tâm để đạt được ước mơ của mình.

Biện pháp 6: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Định nghề, hướng nghiệp trong thời đại hiện nay rất quan trọng đối với học sinh Vài năm trở lại đây, mỗi mùa thi Đại học đến phần lớn các thí sinh băn khoăn không biết chọn trường nào, ngành Một số khác chủ yếu đăng lý lựa chọn học các khối ngành kinh tế, trong khi đó nhân lực khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại đang thiếu hụt Sự chênh lệch trong việc phân bổ nhân lực trong các ngành trên là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh

THPT còn rất hạn chế dẫn đến việc các em học sinh chưa xác định rõ việc có đi học tiếp hay không Nếu đi học thì nên chọn ngành nào, trường nào cho phù hợp, chính điều này dẫn đến việc các em chọn bừa, chọn theo ý kiến của người khác, không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình. Để làm tốt định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của học sinh lớp chủ nhiệm 12A9 năm học 2023-2024 tại trường THPT Việt Yên số 2.

Bảng 1: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH SAU KHI

TỐT NGHIỆP Định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp %

Học tiếp cao đẳng hoặc đại học 36,5

Vừa đi học vừa đi làm 17,1

Nghỉ học để đi làm kiếm tiền 22

Chưa có dự định gì 12,2

Bảng 2: NHỮNG NGÀNH NGHỀ ĐƯỢC HỌC SINH LỰA CHỌN

Chưa biết chọn ngành nghề nào 39,07%

Kinh tế, thương mại, tài chính 26,4%

Bảng 3: MONG MUỐN VỀ CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LẠI

Có nhiều thời gian rỗi 2,04%

Phù hợp với khả năng ngành học 15,2%

Chọn hai phương án trở lên 51,4%

Hiện nay các em học sinh phổ thông chủ yếu lựa chọn nghề theo hứng thú, thử nghiệm và theo nguyện vọng của gia đình Các em chưa biết ngành nghề đó có thực sự phù hợp với năng lực học của bản thân hay không Việc làm này của các em dẫn đến việc có rất nhiều sinh viên đang học trong các trường đại học đều bỏ giữa trừng, một số thì khi ra trường tìm việc không đúng với ngành nghề mình đã được học, một số không tìm được việc làm Chính những điều này làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nguồn nhân lực trẻ

Bảng 4: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA HỌC SINH Định hướng hứng thú của học sinh 45,6%

Mong muốn của cha mẹ 7,8%

Tác động của bạn bè, người quen, thông tin đại chúng 3,1% Đã có sẵn đầu ra 1,2%

Do không có điều kiện học tiếp nên đi làm 0,87%

Học sinh muốn có được định hướng nghề nghiệp tốt phải hội tụ đủ ba yếu tố:

- Thứ nhất là đam mê, yêu thích để theo đuổi ngành nghề đó.

- Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân.

- Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn trong tương lại. Hàng năm trường THPT Việt Yên số 2 thường tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh dưới các hình thức:

+ Tổ chức buổi tọa đàm hướng nghiệp.

+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa.

+ Sử dụng công cụ giáo dục hướng nghiệp.

+ Kết nối cho học sinh giao lưu với học sinh cũ đã thành đạt.Vd: Một số hình ảnh về buổi tọa đàm hướng nghiệp

Thầy Hà Đình Sơn- Hiệu trưởng trường PTLC ICO School Hình ảnh: Kết nối cho học sinh giao lưu với học sinh cũ đã thành đạt

Em: Tạ Thuý Hạnh- cựu học sinh khoá 2001-2004 Chủ tịch hội đồng quản trị Worldlink

Em: Nguyễn Hữu Nam- cựu học sinh khoá 2004-2007 Giám đốc công ty gỗ, nhựa sinh thái Ecovina

Em: Lê Văn Tuân- Cựu học sinh khoá 2013-2016

Chủ kênh youtube Tuna Lee với hơn 1,3 triệu người đăng kí

Buổi nói chuyện nhằm giúp các em có thêm động lực, nỗ lực mỗi ngày để phấn đấu vươn lên, dù là nỗ lực nhỏ nhất đều có ý nghĩa, miễn sao các em xác định được mục tiêu của đời mình

GVCN lớp căn cứ vào tình hình học tập, thông qua phiếu điều tra nguyện vọng, ước mơ của các em đầu năm học để định hướng cách chọn nghề nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm. Đây là một số hình ảnh trong buổi Định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Sau phần định hướng cho học sinh, GVCN yêu cầu học sinh viết những nguyện vọng của mình lên tờ nhỏ giấy và đem dán lên bảng theo nhóm đã phân công GVCN căn cứ vào nội dung trong giấy của một số học sinh để phân tích sâu hơn về nguyện vọng của các em.

PHẦN C MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP

Minh chứng về hiệu quả của biện pháp trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong 2 năm học 2022-2023, 2023-2024.

KẾT QUẢ PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ KĨ NĂNG SỐNG

CỦA HỌC SINH LỚP 11A9 NĂM HỌC 2022-2023 Tên kĩ năng sống

Kĩ năng nhận thức và đánh giá bản thân 8 19,5 20 48,8 12 29,3 1 2,4

Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc 10 24,4 17 41,5 13 31,7 1 2,4

Kĩ năng giao tiếp ứng xử 5 12,2 22 53,7 12 29,3 2 4,8

Kĩ năng hợp tác và chia sẻ 11 26,8 13 31,7 16 39,1 1 2,4

Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông 9 22 17 41,5 12 29,2 3 7,3

Kĩ n ăn g n hậ n th ức và đ án h giá b ản th ân

Kĩ n ăn g đ iều ch ỉn h và q uả n lí c ảm xú c.

Kĩ n ăn g g iao ti ếp ứ ng xử

Kĩ n ăn g h ợp tá c v à c hi a s ẻ.

Kĩ n ăn g t hể h iện tự ti n trư ớc đ ám đ ôn g

KẾT QUẢ PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ KĨ NĂNG SỐNG

CỦA HỌC SINH LỚP 12A9 NĂM HỌC 2023-2024

Tên kĩ năng sống Tốt Khá T Bình Yếu

Kĩ năng nhận thức và đánh giá bản thân 15 36,6 21 51,2 5 12,2 0 0

Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc 13 31,7 23 56,1 5 12,2 0 0

Kĩ năng giao tiếp ứng xử 9 22 28 68,3 4 9,7 0 0

Kĩ năng hợp tác và chia sẻ 17 41,5 15 36,6 9 21,9 0 0

Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông 16 39 22 53,6 3 7,4 0 0

Kĩ n ăn g n hậ n th ức và đ án h giá b ản th ân

Kĩ n ăn g đ iều ch ỉn h và q uả n lí c ảm xú c.

Kĩ n ăn g g iao ti ếp ứ ng xử

Kĩ n ăn g h ợp tá c v à c hi a s ẻ.

Kĩ n ăn g t hể h iện tự ti n trư ớc đ ám đ ôn g

Minh chứng hiệu quả của biện pháp thông qua kết quả học tập, hạnh kiểm của lớp chủ nhiệm qua các năm học:

Lớp 10A9 (Năm học 2021-2022) Chưa áp dụng biện pháp

Lớp 11A9 (Năm học 2022-2023) Áp dụng biện pháp.

Lớp 12A9 (Kì 1 năm học 2023-2024) Áp dụng biện pháp

Lớp Biện pháp Sĩ số Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Tốt Khá Trung bình Yếu 0%

Minh chứng về kết quả sau khi định hướng nghề nghiệp cho học sinh:

Kết quả khảo sát đầu năm Định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp %

Học tiếp cao đẳng hoặc đại học 36,5

Vừa đi học vừa đi làm 17,1

Nghỉ học để đi làm kiếm tiền 22

Chưa có dự định gì 12,2

Họ c ti ếp ca o đẳ ng h oặ c đ ại họ c

Ng hỉ h ọc đ ể đ i là m ki ếm ti ền

Ch ưa có d ự đị nh gì

Kết quả sau khi tư vấn Định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp %

Học tiếp cao đẳng hoặc đại học 63,7

Vừa đi học vừa đi làm 12,8

Nghỉ học để đi làm kiếm tiền 0

Chưa có dự định gì 0

Họ c ti ếp ca o đẳ ng h oặ c đ ại họ c

Ng hỉ h ọc đ ể đ i là m ki ếm ti ền

Ch ưa có d ự đị nh gì

Sau khi thực hiện biện pháp “Đa dạng hóa hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh” năm học 2022- 2023, 2023-2024 tôi nhận thấy kết quả giờ sinh hoạt lớp có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng rất tích cực Những giờ sinh hoạt có đổi mới thực sự về hình thức tổ chức và nội dung khiến cho các em học sinh hết sức hào hứng, các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình bởi đây là giờ học mà các em cảm thấy thực sự được học thoải mái, đỡ căng thẳng mà vẫn lĩnh hội được rất nhiều tri thức và trên hết là các em được thể hiện mình, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, tinh thần đoàn kết, biết ganh đua lành mạnh.

Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Các biện pháp trên tôi đã triển khai thực hiện tại trường THPT Việt Yên số 2 và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực theo từng năm.

Việt yên, ngày 28 tháng 2 năm 2024

Ngày đăng: 17/11/2024, 23:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh: Cuộc thi ngày hội  STEM - Biện pháp thi Đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2020 2024  chủ Đề Đa dạng hóa hình thức sinh hoạt lớp Để giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh
nh ảnh: Cuộc thi ngày hội STEM (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w